Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
299,5 KB
Nội dung
CHUYÊN ĐỀ: PHI KIM
Phần I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài luôn là mối quan tâm lớn của mỗi quốc
gia. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và kinh tế xã hội,
việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự phát triển của quốc gia đang là
quốc sách hàng đầu không chỉ của các nước phát triển mà còn ở cả nhứng nước đang
phát triển trên toàn cầu.
Ở nước ta, từ những năm 60 của thế kỉ XX, các trường THPT chuyên đã được
thành lập với nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Học sinh ở các lớp như vậy
được tuyển chọn và có chế độ đào tạo riêng. Đối với học sinh chuyên Hóa, ngoài việc
học các nội dung theo chương trình quy định, các em còn phải học các chuyên đề đặc
biệt, những nội dung kiến thức chuyên sâu và được tiếp cận với những thí nghiệm
hiện đại. Các nội dung kiến thức được lựa chọn không những đáp ứng được yêu cầu
của nền giáo dục phổ thông mà còn nhằm phát huy được tối đa khả năng, rèn luyện tư
duy cho các em, kích thích sự sáng tạo, tạo dựng niềm say mê đối với Hóa học. Tuy
nhiên, hiện nay do áp lực của các kì thi học sinh giỏi, các bài tập được lựa chọn chủ
yếu phục vụ mục đích thi cử, chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh không cao,
đặc biệt việc phát huy tính tích cực của học sinh, năng lực nhận thức, năng lực giải
quyết vấn đề và sự sáng tạo còn hạn chế.
Với kinh nghiệm dạy chuyên một vài năm tôi nhận thấy rằng HS chuyên hóa
cần phải có kĩ năng tổng hợp lý thuyết hiểu sâu sắc lý thuyết để giải quyết các bài tập
từ đơn giản đến phức tạp trong các kì thi HSG.
Dưới đây tôi xin trình bày phần hóa phi kim lớp 10 gồm 2 chương: các nguyên
tố nhóm VIA và nhóm VIIA.
II. Mục đích
- Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản nhóm VIA và nhóm VIIA.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập có liên quan.
1
Phần II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÁC HALOGEN
I. Đại cương các nguyên tố halogen
1. Vị trí các nguyên tố halogen trong bảng tuần hoàn
- Các nguyên tố halohen thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn bao gồm các nguyên
tố: flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I) và atatin (At).
2. Cấu tạo nguyên tử
- Các nguyên tử halogen X đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns 2np5 chỉ còn
thiếu 1e nữa để đạt được cấu hình electron của khí hiếm. Do đó, các nguyên tử
halogen dễ dàng kết hợp thêm 1e tạo ra ion X - mang một điện tích âm hoặc tạo nên
một liên kết cộng hóa trị -X.
X + 1e → X- Các halogen là những phi kim điển hình có tính oxi hóa mạnh.
- Tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
- Ở trạng thái cơ bản các nguyên tử halogen có 1e độc thân:
↓↑
↓↑
ns2
↓↑
↓
np5
- Ở trạng thái kích thích các nguyên tử halogen từ clo đến iot do có phân lớp d còn
trống nên có thể tạo ra 3, 5 hoặc 7e độc thân, khi kết hợp với các nguyên tố có độ âm
điện lớn hơn có thể tạo ra các hợp chất với số oxi hóa +3, +5, +7.
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
Trạng thái kích thích 3
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
Trạng thái kích thích 2
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
↓↑
Trạng thái kích thích 1
↓↑
↓↑
↓↑
↓
ns2
np5
- Trong hợp chất với hầu hết các nguyên tố, các halogen có số oxi hóa -1. Flo không
có số oxi hóa dương vì nó có độ âm điện lớn nhất và chỉ có 1e độc thân. Các nguyên
tố từ clo đến iot có thể tạo ra hợp chất với số oxi hóa +1, +3, +5, +7.
2
II. Đơn chất
1. Tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường, flo là chất khí màu lục nhạt, có mùi khó chịu và rất độc. Clo là
chất khí màu vàng lục, mùi xốc và độc. Brom là chất lỏng màu đỏ nâu và gây bỏng
nặng, iot là chất rắn màu đen tím và có ánh kim.
- Phân tử halogen gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng một liên kết σ. Tuy nhiên
trong các phân tử Cl2, Br2, I2 ngoài liên kết σ còn có một phần liên kết π tạo nên bởi
sự che phủ của obitan d trống của các nguyên tử halogen này với obitan p có cặp
electron của nguyên tử halogen kia. Flo không có khả năng tạo thành liên kết π đó nên
năng lượng liên kết của F2 nhỏ hơn trong Cl2. Từ Cl2 đến I2 độ dài liên kết tăng nên
năng lượng liên kết giảm dần. Độ bền nhiệt của các halogen cũng biến đổi phù hợp
với chiều biến đổi của năng lượng liên kết.
- Trong các halogen rắn và lỏng, các phân tử X2 liên kết với nhau bằng lực Van de
Van. Lực này tăng theo chiều tăng của khối lượng và khả năng bị cực hóa của phân tử
halogen nên từ flo đến iot, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng lên.
- Do phân tử không phân cực nên các halogen ít tan trong nước. Khi làm lạnh dung
dịch nước, các halogen tách ra dưới dạng tinh thể hidrat X 2.8H2O. Đây là những hợp
chất bao được tạo nên nhờ sự xâm nhập của các phân tử halogen vào những khoảng
trống của những tập hợp gồm những phân tử nước liên kết với nhau bởi liên kết hidro.
- Các halogen tan nhiều trong dung môi hữu cơ như benzen, cacbon đisunfua, CCl4…
- Trong các dung môi không chứa oxi, iot cho dung dịch màu tím, chứng tỏ không có
sự sonvat hóa các phân tử đã tan. Còn trong các dung môi chứa oxi (ancol, axeton,
ete) iot bị sonvat hóa cho dung dịch màu nâu.
- Iot tan nhiều trong dung dịch KI do tạo phức:
I2 + I- → I3(màu nâu)
- Trong tinh bột, iot tạo ra dung dịch màu xanh thẫm do các phân tử iot tập trung vào
các vòng xoắn của mạch tinh bột, khi đun nóng mạch tinh bột duỗi ra nên màu xanh
biến mất.
2. Tính chất hóa học
Nhận xét:
- Do có 7e lớp ngoài cùng, có độ âm điện lớn nên các halogen là những nguyên tố có
tính oxi hóa mạnh.
- Từ flo đến iot, độ âm điện giảm dần, thế điện cực giảm dần nên tính oxi hóa giảm
dần.
- Flo mặc dù có ái lực electron bé hơn clo nhưng do năng lượng liên kết trong F 2 nhỏ
hơn Cl2 nên flo vẫn hoạt động hơn clo.
- Từ clo đến iot, ngoài tính oxi hóa còn có tính khử, tính khử tăng dần từ clo đến iot.
a. Tác dụng với kim loại
- Flo tác dụng với tất cả các kim loại. Clo phản ứng với hầu hết các kim loại. Brom và
iot phản ứng tương tự clo nhưng phản ứng xảy ra kém mãnh liệt hơn. Các kim loại
phản ứng với halogen tạo ra hợp chất với số oxi hóa cao nhất.
3
3F2 + 2Al → 2AlF3
3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3
I2 + Fe → FeI2 (FeI3 không bền)
b. Tác dụng với hidro
- Flo phản ứng nổ mạnh ngay ở nhiệt độ thấp (-2520C) và trong bóng tối:
F2 + H2 → 2HF
ΔH = -288,6 kJ/mol
- Clo phản ứng nổ khi được chiếu sáng hoặc đun nóng:
Cl2 + H2 → 2HCl
ΔH = -92,3 kJ/mol
- Brom tác dụng ở nhiệt độ cao hơn và không gây nổ:
t
Br2 + H2
ΔH = -35,98 kJ/mol
→ 2HBr
- Iot phản ứng thuận nghịch, cần chất xúc tác và đun nóng:
xt, t
→ 2HI
I 2 + H2 ¬
ΔH = 25,9 kJ/mol
c. Tác dụng với nước
- Thế điện cực chuẩn của oxi trong nước:
O2 + 4H+ + 4e → 2H2O
E0 = 0,81V
- Flo phản ứng mãnh liệt với nước giải phóng oxi:
2F2 + 2H2O → 4HF + O2
- Các halogen còn lại phản ứng với nước theo hướng khác:
X2 + H2O HX + HXO
- Từ clo đến iot cân bằng trên chuyển dịch dần sang trái.
- Nước clo có tính oxi hóa mạnh do HClO sinh ra là chất oxi hóa mạnh.
d. Tác dụng với muối của các halogen khác
- Halogen mạnh đẩy halogen yếu ra khỏi muối (khí flo khô có thể đẩy clo ra khỏi
muối):
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
e. Phản ứng với dung dịch kiềm
- Flo phản ứng với dung dịch kiềm tùy nồng độ mà tạo ra những sản phẩm khác nhau:
2F2 + 2NaOHloãng → OF2 + 2NaF + H2O
2F2 + 4NaOHđặc → O2 + 4NaF + 2H2O
- Clo, brom, iot tác dụng với dung dịch kiềm loãng, lạnh tạo ra hỗn hợp muối X - và
XO-. Khi tác dụng với dung dịch kiềm nóng tạo ra muối XO3-.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
t
3Cl2 + 6NaOH
→ 5NaCl + NaClO3 + 3H2O
f. Phản ứng với các chất khác
5Cl2 + Br2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
2NH3đ + 3Cl2 → N2 + 6HCl
I2 + AgNO3 → AgI + INO3 (trong ancol etylic khan)
3INO3 → I2 + I(NO3)3
3. Trạng thái tự nhiên
0
0
0
4
- Trong tự nhiên các halogen tồn tại ở dạng hợp chất.
- Flo tồn tại chủ yếu trong 2 khoáng florit CaF 2 (hoàng thạch), criolit (Na3AlF6), trong
mem răng và trong thành phần của xương động vật.
- Clo tồn tại chủ yếu dưới dạng muối ăn NaCl, khoáng xinvinit (KCl.NaCl), khoáng
cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O)…
- Brom có hàm lượng ít hơn flo và clo, đều có trong nước biển, muối mỏ.
- Iot có trong các khoáng của clo, trong các loại rong biển, rau cải biển, trong tuyến
giáp của người.
4. Phương pháp điều chế
a. Điều chế flo
- Flo là chất oxi hóa mạnh nhất trong các chất do đó phương pháp duy nhất để điều
chế flo là điện phân nóng chảy muối florua. Thực tế người ta điện phân nóng chảy
hỗn hợp KF + 3HF với catot bằng Cu, anot bằng Ni hoặc than chì.
dpnc
2HF
→ F 2 + H2
b. Điều chế clo
- Trong PTN, clo được điều chế bằng cách cho axit clohidric tác dụng với KMnO 4,
CaOCl2, MnO2, KClO3, K2Cr2O7…
MnO2 + 4HClđ → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O
- Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối
ăn có màng ngăn xốp:
dpdd
2NaCl + 2H2O
→ 2NaOH + Cl2 + H2
c. Điều chế brom
- Dùng clo đẩy brom ra khỏi dung dịch muối:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Chưng cất dung dịch đồng thời dùng không khí để lôi cuốn brom đi vào dung dịch
sôđa đến khi bão hòa:
3Br2 + 3Na2CO3 → 5NaBr + NaBrO3 + 3CO2
Sau cùng axit hóa bằng dung dịch axit sunfuric:
5NaBr + NaBrO3 + 3H2SO4 → 3Na2SO4 + 3Br2 + 3H2O
d. Điều chế iot
- Nguyên liệu chính để điều chế iot là nước khoan dầu mỏ và rong biển:
Cl2 + 2I- → 2Cl- + I2
5. Ứng dụng
- Flo được dùng để sản xuất một số polime như teflon chịu được nhiệt độ cao và bền
với hóa chất, sản xuất freon CF2Cl2 dùng trong các máy lạnh.
- Clo được sử dụng nhiều nhất. Dùng trong công nghiệp tẩy trắng vải sợi, giấy, sản
xuất nước Gia-ven, clorua vôi, tổng hợp các polime…
- Brom dùng để điều chế một số dẫn xuất chứa brom dùng trong công nghiệp dược
phẩm, phẩm nhuộm…
5
- Iot dùng để điều chế cồn iot (5% iot trong rượu), thuốc sát trùng, dùng để điều chế
một số dược phẩm khác.
III. Hidro halogenua. Axit halogen hidric
1. Tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường các hidro halogenua đều là các chất khí không màu, rất độc.
- Khoảng cách dX-H trong các phân tử HX tăng dần, năng lượng liên kết giảm dần từ
HF đến HI nên độ bền nhiệt giảm dần.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm dần từ HF đến HCl sau đó tăng dần từ HCl
đến HI. Do hiện tượng trùng hợp phân tử nhờ liên kết hidro.
nHF → (HF)n ( n = 2 – 6)
- Là các hợp chất có cực, các hidro halogenua tan nhiều ở trong nước. Trong dung
dịch nước các hidro halogenua tạo ra với nước những hỗn hợp đồng sôi có thành phần
xác định.
- Do có độ tan lớn nên các axit halogen hidric đặc đều bốc khói trong không khí ẩm,
hơi nước bị hấp thụ mạnh hidro halogenua tạo ra hạt sương mù.
- Khi tan trong nước các hidro halogenua tạo ra các dung dịch axit.
2. Tính chất hóa học
a. Tính axit
- Từ HF đến HI tính axit tăng dần, do từ flo đến iot độ dài liên kết H-X tăng, năng
lượng liên kết giảm, sự phân li ra cation H+ tăng, tính axit tăng.
- HF là một axit yếu do năng lượng liên kết HF rất lớn:
HF + H2O F- + H3O+
- Từ HCl đến HI là các axit mạnh, có đầy đủ tính chất của một axit: làm quỳ tím
chuyển sang màu đỏ, tác dụng với bazo, oxit bazo, muối, kim loại.
- HF có thể hòa tan thủy tinh theo phản ứng:
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
SiF4 + 2HF → H2SiF6
b. Tính khử
- Theo chiều giảm độ bền nhiệt của phân tử, tính khử của các hidro halogenua tăng
lên từ HF đến HI. HF không có tính khử, HCl thể hiện tính khử khi tác dụng với các
chất oxi hóa mạnh còn HBr, HI là những chất khử mạnh:
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
2HBr + H2SO4 đ → Br2 + SO2 + 2H2O
8HI + H2SO4đ → 4I2 + H2S + 4H2O
- Các dung dịch HBr, HI để lâu có màu vàng nâu vì bị oxi không khí oxi hóa giải
phóng halogen tự do.
3. Điều chế
a. Điều chế HF
- Cho CaF2 tác dụng với H2SO4 đặc nóng:
CaF2 + H2SO4 đặc nóng → CaSO4 + 2HF
b. Điều chế HCl
6
- Trong phòng thí nghiệm:
NaClr + H2SO4 đặc nóng → NaHSO4 + HCl ↑
NaClr + NaHSO4 → Na2SO4 + HCl
- Trong công nghiệp:
H2 + Cl2 → 2HCl
c. Điều chế HBr và HI
- Thủy phân muối bromua hoặc iodua của photpho:
PBr3 + 3H2O → H3PO3 + 3HBr
- Cho photpho đỏ ẩm tác dụng trực tiếp với brom:
2P + 5Br2 + 6H2O → 2HPO3 + 10 HBr
IV. Halogenua của các nguyên tố
1. Khái niệm:
- Halogenua là thuật ngữ để chỉ những hợp chất mà thành phần phân tử gồm nguyên
tử halogen và nguyên tử của nguyên tố khác.
2. Phân loại
- Bản chất liên kết trong phân tử halogenua phụ thuộc vào độ âm điện của nguyên tố
kết hợp mà biến đổi từ thuần túy ion đến gần như hoàn toàn cộng hóa trị. Tuy nhiên,
người ta thường chia thành 2 loại: halogenua ion và halogenua cộng hóa trị.
a. Halogenua ion
- Đa số các halogenua kim loại ở trạng thái oxi hóa +1, +2, +3 đều có đặc tính ion như
halogenua các kim loại kiềm, kiềm thổ.
- Với cùng một kim loại, mức độ cộng hóa trị của liên kết tăng từ F đến I.
- Với các kim loại đa hóa trị, halogenua ứng với mức oxi hóa bậc thấp của kim loại có
bản chất ion, ở bậc oxi hóa cao chiếm ưu thế là liên kết cộng hóa trị.
- Các halogenua ion có một số đặc tính:
+ Trạng thái rắn là tinh thể ion
+ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
+ Dẫn điện khi nóng chảy và khi tan trong nước.
+ Đa số dễ tan trong nước trừ: AgCl, AgBr, AgI, HgCl2, PbCl2, CuI…
- Khả năng hòa tan của muối phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Năng lượng mạng lưới tinh thể
+ Nhiệt hidrat hóa của ion
- Với các muối có bản chất ion hoàn toàn, độ tan của các muối halogenua của cùng
một kim loại tăng từ flo đến iot. Vì khi bán kính ion tăng lên thì năng lượng mạng
lưới giảm xuống.
- Nếu bản chất của liên kết cộng hóa trị bắt đầu có ảnh hưởng lớn thì độ hòa tan biến
đổi ngược lại. Ví dụ halogenua của bạc, thủy ngân.
b. Halogenua cộng hóa trị
- Các halogenua cộng hóa trị là những halogenua của các nguyên tố không kim loại,
phi kim và halogenua ứng với mức oxi hóa cao của kim loại.
- Các halogenua cộng hóa trị có mạng lưới tinh thể phân tử chỉ liên kết với nhau bằng
lực Van de Van.
7
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, điều kiện thường ở trạng thái rắn dễ bay hơi,
lỏng hoặc khí.
- Không dẫn điện khi nóng chảy và khi tan trong dung dịch.
- Tan trong dung môi không cực.
- Bị thủy phân trong nước:
SnCl4 + 6H2O H2[Sn(OH)6] + 4HCl
BiCl3 + 3H2O Bi(OH)3 + 3HCl
- Dễ bị trùng hợp như (BeCl2)n, (AlBr3)2…
3. Điều chế các halogenua
- Cho nguyên tố tác dụng trực tiếp với halogen.
- Cho kim loại tác dụng với axit.
- Khử nước của các halogenua ngậm nước bằng cách đun nóng các hidrat trong chân
không hoặc nhờ thionyl clorua:
CrCl3.6H2O + 6SOCl2 → CrCl3 + 6SO2 + 12HCl
- Cho oxit kim loại tác dụng với các hợp chất của halogen:
2BeO + CCl4 → 2BeCl2 + CO2
V. Các oxit của clo
- Clo tạo ra các oxit: Cl2O, ClO2, Cl2O3, Cl2O6, Cl2O7.
- Các oxit của clo đều không tạo ra trực tiếp từ phản ứng của clo và oxi, chỉ được điều
chế bằng các phương pháp gián tiếp. Là những chất thu nhiệt, không bền và có tính
oxi hóa mạnh.
1. Điclo oxit (Cl2O)
- Cl2O có cấu trúc góc, là chất khí màu vàng da cam, khi hóa lỏng có màu đỏ nâu.
- Dễ phân hủy tạo ra clo và oxi.
- Tác dụng mạnh với nhiều đơn chất và hợp chất:
4Na + Cl2O → Na2O + 2NaCl
- Tan trong nước tạo ra axit hipoclorơ:
Cl2O + H2O → 2HClO
Cl2O + 2NaOH → 2NaClO + H2O
- Điều chế:
2HgO + 2Cl2 → HgO.HgCl2 + Cl2O
2. Clo đioxit (ClO2)
- Là phân tử có góc, là chất khí màu vàng lục khi hóa lỏng có màu đỏ nâu.
- Kém bền, dễ bị phân hủy
- Dễ tan trong nước:
6ClO2 + 3H2O → HCl + 5HClO3
- Tan trong kiềm tạo ra hỗn hợp 2 muối clorit và clorat:
2ClO2 + 2OH- → ClO2- + ClO3- + H2O
- Trong môi trường axit tạo ra HCl và HClO3.
- Điều chế:
+ Cho H2SO4 loãng tác dụng với hỗn hợp KClO3 và H2C2O4.
2KClO3 + H2C2O4 + 2H2SO4 → 2KHSO4 + 2ClO2 + 2CO2 + 2H2O
8
+ Trong công nghiệp cho SO2 hoặc NO2 tác dụng với NaClO3:
NaClO3 + NO2 → NaNO3 + ClO2
3. Điclo heptaoxit (Cl2O7)
- Cấu tạo gồm 2 hình tứ diện chung đỉnh.
- Là chất lỏng, dạng dầu, không màu.
- Là chất oxi hóa nhưng tính oxi hóa kém nhất trong các oxit.
- Tan trong nước tạo ra axit pecloric.
VI. Các hợp chất khác
1. Các axit chứa oxi
- Các axit chứa oxi của clo gồm:
HClO
HClO2
HClO3
HClO4
axit hipoclorơ
axit clorơ
axit cloric
axit pecloric
- Theo chiều từ trái sang phải, tính axit tăng dần, tính oxi hóa giảm dần. Do khi số
nguyên tử oxi tăng thì số oxi hóa của nguyên tử trung tâm tăng lên, bán kính nguyên
tử giảm, mật độ điện tích dương trên nguyên tử trung tâm tăng làm liên kết Cl-O bến,
liên kết O-H kém bền nên khả năng phân li ra H+ tăng, tính axit tăng.
2. Nước Gia – ven
- Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp của 2 muối NaCl và NaClO được điều chế bằng
cách:
+ Điện phân dung dịch muối ăn không màng ngăn:
dpdd
→ NaClO + H2
NaCl + H2O
+ Cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH loãng điều kiện thường.
- Nước Gia-ven có tính oxi hóa mạnh: oxi hóa S2- → SO42-, Fe2+ → Fe3+, HCl → Cl2.
- Nước Gia-ven có tính tẩy màu là do CO2 trong không khí phản ứng với NaClO tạo
ra HClO, chất này đóng vai trò chủ yếu trong việc oxi hóa các chất màu:
NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO
3. Clorua vôi
- Là chất bột màu trắng ngà được coi là muối canxi hỗn hợp của axit hipoclorơ và
clohidric có công thức CaOCl2.
- Điều chế: cho clo qua huyền phù của Ca(OH)2 ở 300C:
Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O
- Trong không khí:
2CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + 2HClO + CaCl2.
- So với nước Gia-ven, Clorua vôi rẻ tiền hơn, có hàm lượng hipoclorit cao hơn, dễ
bảo quản, dễ chuyên chở hơn.
- Clorua vôi dùng để tẩy trắng vải, sợi, tẩy uế các hố rác, cống rãnh, xử lí chất độc,
tinh chế dầu mỏ.
4. Muối clorat
- Là muối của axit cloric HClO3.
- Điều chế bằng cách cho halogen tác dụng với dung dịch kiềm nóng:
3X2 + 6NaOHnóng → NaXO3 + 5NaX + 3H2O
9
+ Điện phân dung dịch halogenua nóng:
dpdd
→ NaXO3 + 3H2
NaX + 3H2O
t
- Quan trọng nhất là muối kali clorat KClO3 là chất kết tinh, không có màu.
- Khi đun nóng đến gần 4000C thì bị phân hủy:
400 C
4KClO3
→ 3KClO4 + KCl
0
- Trên 400 C thì giải phóng toàn bộ oxi:
2KClO3 → 2KCl + 3O2.
- Nếu có chất xúc tác là MnO2, Fe2O3, CuO…phản ứng xảy ra ở nhiệt độ nóng chảy.
- KClO3 rắn là chất oxi hóa mạnh: photpho bốc cháy khi tiếp xúc với kali clorat. Hỗn
hợp của KClO3, đường, lưu huỳnh và bột nhôm sẽ nổ khi đập mạnh.
t
2KClO3 + 3S
→ 2KCl + 3SO2
t
KClO3 r + 6HClđ
→ KCl + 3Cl2 + 3H2O
t
2KClO3 + 3C → 2KCl + 3CO2
- KClO3 được dùng làm thuốc pháo nổ, thuốc diêm, thuốc pháo hoa.
- Pháo hoa màu đỏ gồm: KClO3 + S + C + Sr(NO3)2.
- Pháo hoa màu xanh gồm: KClO3 + S + Ba(NO3)2.
0
0
0
0
0
10
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG HALOGEN
Câu 1. Trình bày đặc điểm cấu trúc nguyên tử của các halogen (bán kính nguyên tử,
năng lượng ion hóa, ái lực electron). Từ đặc điểm đó hãy cho biết trong hai khuynh
hướng phản ứng (oxi hóa – khử) của các halogen thì khuynh hướng nào là chủ yếu.
Câu 2. Dựa vào thuyết liên kết hóa trị hãy cho biết:
a. Mức oxi hóa đặc trưng của các halogen?
b. Tại sao các phân tử halogen đều có cấu tạo từ 2 nguyên tử.
Câu 3. Tại sao trong các hợp chất flo chỉ có số oxi hóa duy nhất là -1? Tại sao với
clo, brom, iot thì mức oxi hóa chẵn không phải là mức oxi hóa đặc trưng?
Câu 4. Năng lượng liên kết của các halogen (X – X) (kcal/mol) của các halogen có
giá trị sau:
F2
Cl2
Br2
I2
Kcal/mol
38
59
46
36
Câu 5. Phản ứng phân hủy phân tử thành nguyên tử X 2 → 2X của các halogen ở các
nhiệt độ sau:
F2
Cl2
Br2
I2
0
t (C)
450
800
600
400
Hãy giải thích sự thay đổi độ bền nhiệt của các phân tử halogen.
Câu 6. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các halogen có các giá trị sau:
F2
Cl2
Br2
I2
0
tnc ( C)
-223
-101
-7,2
113,5
0
ts ( C)
-187
-34,1
58,2
184,5
Nhận xét và giải thích?
Câu 7.
a. Tại sao halogen ít tan trong nước nhưng lại tan nhiều trong benzen?
b. Tại sao iot tan ít trong nước nhưng lại tan nhiều trong dung dịch KI?
Câu 8. Giải thích nguyên nhân, hình thành những tinh thể hidrat Cl 2.8H2O. Hidrat đó
có phải là hợp chất bọc không?
Câu 9. Hãy so sánh các đại lượng ái lực electron, năng lượng liên kết, năng lượng
hidrat hóa, thế tiêu chuẩn của flo và clo, từ đó giải thích:
a. Tại sao khả năng phản ứng của flo mạnh hơn clo?
b. Tại sao trong dung dịch nước flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo?
Câu 10. Lấy ví dụ chứng minh theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính dương
điện lại tăng?
Câu 11. Bằng phản ứng với hidro chứng minh tính oxi hóa của các halogen giảm dần
từ flo đến iot.
Câu 12.
a. Trình bày phản ứng khi cho các halogen tác dụng với nước.
b. Flo có khả năng oxi hóa nước giải phóng oxi còn các halogen khác thì không. Giải
thích?
Câu 13. Tại sao flo là chất oxi hóa mạnh nhưng Fe, Ni, Mg không bị ăn mòn?
11
Câu 14.
a. Viết phương trình phản ứng chứng minh tính khử của các halogen tăng dần .
b. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi sục clo dư vào dung dịch hỗn hợp kali
bromua và kali iotua.
Câu 15. Các phương pháp điều chế halogen trong phòng thí nghiệm:
a. Các phương pháp đó dựa trên nguyên tắc nào?
b. Điều kiện cụ thể của phản ứng?
c. Phạm vi ứng dụng của mỗi phương pháp.
Câu 16.
a. Bằng cách nào có thể thu được flo từ hidro florua?
b. Tại sao không thể điều chế flo bằng phương pháp điện phân dung dịch nước có
chứa ion florua?
c. Tại sao flo là chất oxi hóa mạnh nhưng tại sao khi điều chế flo bằng phương pháp
điện phân lại dùng cực âm bằng đồng hoặc thép.
Câu 17.
a. Độ bền nhiệt từ HF đến HI thay đổi như thế nào? Giải thích?
b. Hỗn hợp đẳng phí (hay hỗn hợp đồng sôi) là gì?
c. Tại sao các hidro halogenua lại bốc khói trong không khí ẩm?
d. Tại sao HF có khả năng tạo muối axit còn các axit khác thì không?
Câu 18. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. MnO2 + HCl →
b. KMnO4 + HCl →
c. Ca(OH)2 + Cl2 →
d. CaClO2 + CO2 →
e. HClO3 + HCl →
f. Ag + HClO3 →
g. Cl2O6 + H2O →
h. HClO4 + P2O5 →
Câu 19. Viết phương trình phản ứng khi cho kali clorat tác dụng với:
a. axit clohidric
b. axit sunfuric đặc
c. axit sunfuric loãng
d. kali pesunfat (K2S2O8)
e. axit oxalic
f. axit oxalic với axit sunfuric loãng.
Câu 20. Làm thế nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp
a. Hỗn hợp KClO3 và NaClO3.
b. Hỗn hợp gồm AgF và AgCl
12
CHƯƠNG II: CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM VIA
I. Đại cương về các nguyên tố nhóm VIA
I.1. Vị trí các nguyên tố nhóm VIA trong bảng tuần hoàn
- Nhóm VIA (còn gọi là nhóm Cancogen) gồm các nguyên tố: oxi (O), lưu huỳnh (S),
selen (Se), telu (Te) và poloni (Po).
I.2. Cấu tạo nguyên tử
Nguyên STT
Cấu hình
I1 (eV)
Độ âm Bán kính Bán kính
tố
electron
điện
nguyên tử ion X2(A0)
O
8
[He]2s22p4
13,614
3,44
0,66
1,40
2
4
S
16
[Ne]3s 3p
10,357
2,58
1,04
1,84
10
2
4
Se
34
[Ar]3d 4s 4p
9,75
2,55
1,17
1,98
10
2
4
Te
52
[Kr]4d 5s 5p
9,01
2,1
1,37
2,11
14
10
2
4
Po
84
[Xe]4f 5d 6s 6p 8,43
2,0
- Các nguyên tố nhóm VIA đều có 6 electron hóa trị với cấu hình electron lớp ngoài
cùng ns2np4 nên đều có khả năng nhận thêm 2e của các kim loại kiềm, kiềm thổ và
một số kim loại khác tạo nên hợp chất ion, trong đó chúng có số oxi hóa -2. Mức độ
ion của những hợp chất này giảm dần theo chiều giảm của độ âm điện. Do đó các
nguyên tố nhóm VIA đều thể hiện tính oxi hóa.
- Từ oxi đến poloni bán kính nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa giảm nên tính oxi
hóa giảm.
- Để đạt được cấu hình e của khí hiếm, các nguyên tố nhóm VIA còn có thể tạo 2 liên
kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác tạo ra hợp chất trong đó chúng có số oxi hóa
-2 hoặc +2.
- Từ S đến Po do có phân lớp d trống nên khi kích thích electron có thể chuyển từ
phân lớp ns, np lên nd tạo ra 4 hoặc 6e độc thân, khi kết hợp với các nguyên tố có độ
âm điện lớn hơn có thể tạo ra hợp chất với số oxi hóa +4, +6.
- Số oxi hóa chủ yếu của các nguyên tố nhóm VIA: -2, +4, +6.
- Từ oxi đến telu bán kính ion X2- tăng nên tính khử của các anion tăng.
Ngoài khả năng chung, các nguyên tử nguyên tố nhóm VIA (trừ O) có thể dùng
obitan d để lai hóa với các obitan s và p tạo nên hơn 4 liên kết với các nguyên tố khác
và cho những hợp chất trong đó chúng có số phối trí cao, selen và nhất là lưu huỳnh
thường còn dùng những obitan d trống để tạo liên kết π.
II. OXI – OZON – HIDRO PEOXIT
II.1. OXI
1. Tính chất vật lí
- Phân tử oxi O2 ở trạng thái khí, lỏng, rắn đều có tính thuận từ. Phân tử O2 có cấu tạo:
…
:O … O:
- Trong phân tử O2 có 1 liên kết 2e và 2 liên kết 3e.
13
- Ở điều kiện thường, oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong
nước, hơi nặng hơn không khí.
2. Tính chất hóa học
- Oxi là một phi kim điển hình, có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được nhiều đơn chất và
hợp chất.
a. Tác dụng với kim loại
- Oxi oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt)
O2 + 4Na → 2Na2O
2O2 + 3Fe → Fe3O4
t
4Al + 3O2
→ 2Al2O3
b. Tác dụng với phi kim
- Oxi có thể oxi hóa nhiều phi kim trừ các halogen:
t
S + O2
→ SO2
t
C + O2 → CO2
t
4P + 5O2
→ 2P2O5
c. Tác dụng với hợp chất
t
CH4 + 2O2
→ CO2 + 2H2O
t
2H2S + 3O2 dư
→ 2SO2 + 2H2O
• Phản ứng cháy trong oxi nguyên chất mãnh liệt hơn so với trong không khí vì
trong không khí một phần nhiệt đã được dùng để đốt nóng những phân tử nitơ không
tham gia phản ứng.
3. Trạng thái thiên nhiên
- Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trong thiên nhiên, trong khí quyển trái đất oxi có
thành phần theo khối lượng là 23,15%, trong vỏ trái đất là 49,13%.
4. Phương pháp điều chế
- Trong công nghiệp, oxi được điều chế bằng phương pháp chưng cất phân đoạn
không khí lỏng. Trước khi hóa lỏng, không khí được làm sạch bụi, hơi ẩm và khí
cacbonic. Nén không khí sạch dưới áp suất 100-200 atm rồi chia làm 2 phần: một
phần không khí nén được làm lạnh bằng cách giảm đột ngột áp suất, không khí lạnh
được dùng để làm lạnh phần không khí nén còn lại. Để tách riêng nitơ và oxi trong
không khí lỏng người ta dùng cột chưng cất phân đoạn.
- Trong phòng thí nghiệm: nhiệt phân các hợp chất giàu oxi nhưng kém bền với nhiệt:
KMnO4, K2Cr2O7, KClO3, KNO3…
t
2KNO3
→ 2KNO2 + O2
t
2KMnO4
→ K2MnO4 + MnO2 + O2
t
2KClO3
→ 2KCl + 3O2
II.2. OZON
1. Cấu tạo
O
0
0
0
0
0
0
0
0
0
O
O
14
- Ozon là phân tử có góc, trong mỗi phân tử O3 có hai liên kết σ và một liên kết π
không định chỗ.
2. Tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường, ozon là một chất khí có màu lam nhạt và có mùi đặc biệt. Ozon
là phân tử có cực nên tan nhiều trong nước hơn oxi 15 lần.
3. Tính chất hóa học
- Ozon có hoạt tính hóa học cao hơn oxi. Ozon có thể tác dụng với Ag, Hg.
2Ag + O3 → Ag2O + O2
- Có thể biến sunfua thành sunfat:
PbS + 4O3 → PbSO4 + 4O2
Và biến amoniac thành nitrit và nitrat:
2NH3 + 4O3 → 2HNO3 + 2H2O + 2O2
- Ozon oxi hóa rất mạnh trong môi trường axit cũng như trong môi trường bazơ và
mạnh hơn oxi. Ví dụ: oxi chỉ oxi hóa I- → I2 trong môi trường axit con ozon có thể oxi
hóa I- → I2 trong môi trường trung tính.
2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2
4. Ứng dụng
- Do có tính oxi hóa mạnh, ozon có thể giết chết các vi khuẩn trong không khí, cho
nên với nồng độ bé ozon có lợi cho sức khỏe con người, nhưng với nồng độ lớn ozon
trở nên có hại.
- Ozon dùng để diệt trùng nước uống ở thành phố.
- Trên tầng cao của khí quyển có cân bằng:
O3 O2 + O
Giữ cho nồng độ ozon không biến đổi.
- Trong những năm gần đây, các nhà khoa học phát hiện thấy một số khu vực tầng
ozon bị thủng. Nguyên nhân là do tác dụng của một số khí như freon, các oxit của
nitơ. Freon là các hợp chất floroclorocacbon như CF2Cl2, CFCl3 được dùng rộng rãi
làm chất đẩy trong bình phun, chất gây lạnh trong tủ lạnh, máy điều hòa, chất gây xốp
cho chất dẻo.
CF2Cl2 + hν → CF2Cl + Cl.
Cl + O3 → ClO + O2
ClO + O → Cl + O2
O3 + O → 2O2
Kết quả là O3 biến thành O2.
- Các khí NO và NO2 có trong khí thải của máy bay phản lực:
NO + O3 → NO2 + O2
NO2 + O → NO + O2
O3 + O → 2O2
Như vậy clo nguyên tử và NO được coi là chất xúc tác phá hủy ozon.
II.3. HIDRO PEOXIT (H2O2)
1. Cấu tạo phân tử
15
- Phân tử H2O2 có cấu tạo gấp khúc:
H
O
O
H
2. Tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường hidro peoxit là một chất lỏng không màu, có vị kim loại, sánh
như nước đường, tan vô hạn trong nước do tạo liên kết hidro với nước.
3. Tính chất hóa học
- Hidro peoxit là chất kém bền dễ bị phân hủy bởi nhiệt hoặc các chất xúc tác.
2H2O2 → 2H2O + O2
Bởi vậy để bảo quản hidro peoxit người ta để nơi râm mát và trong bóng tối.
- Khi tác dụng với dung dịch kiềm mạnh nó cho peoxit ngược lại khi cho peoxit tác
dụng với axit giải phóng H2O2.
H2O2 + Ba(OH)2 → BaO2 + 2H2O
BaO2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O2.
Điều đó chứng tỏ BaO2 là muối của axit H2O2.
- Hidro peoxit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử:
H2O2 + H2SO4 + 2KI → I2 + K2SO4 + 2H2O
PbS + 4H2O2 → PbSO4 + 4H2O
Phản ứng 2 dùng để phục hồi các bức tranh cổ vẽ bằng bột trắng chì
(2PbCO3.Pb(OH)2) lâu ngỳ bị đen lại do muối chì đã tác dụng với H 2S ngoài không
khí tạo ra PbS màu đen.
- Tính khử của H2O2 thể hiện khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như:
O3 + H2O2 → H2O + 2O2
2KMnO4 + 3H2SO4 + 5H2O2 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2 + 8H2O
3. Ứng dụng
- Dung dịch H2O2 3% dùng để sát trùng trong y học. Phần lớn H 2O2 dùng để tẩy trắng
len, lụa, giấy, mây tre…
- Trong công nghiệp, H2O2 được điều chế bằng phương pháp điện phân và phương
pháp antraquinol.
III. Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh
III.1. Lưu huỳnh
1. Tính chất vật lí
- Lưu huỳnh là chất tinh thể màu vàng. Lưu huỳnh tồn tại dưới hai dạng thù hình: lưu
huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
- Lưu huỳnh tà phương Sα có màu vàng, bền ở nhiệt độ thường, trên 95,50C chuyển
sang dạng đơn tà.
- Lưu huỳnh đơn tà, Sβ màu vàng nhạt, nóng chảy ở 119,20C, bền trên 95,50C, dưới
nhiệt độ đó chuyển sang dạng tà phương.
95,5 C
→ Sβ
Sα ¬
0
16
- Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà đều không tan trong nước, tan nhiều
trong dầu hỏa, benzen, cacbon đisunfua.
- Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà đều gồm những phân tử S8 dạng vòng.
- Sự biến đổi của lưu huỳnh theo nhiệt độ: khi đun đến nóng chảy, lưu huỳnh biến
thành một chất lỏng, trong suốt, linh động có màu vàng. Đến 160 0C lưu huỳnh nhanh
chóng có màu nâu đỏ và nhớt dần, đến 2000C, lưu huỳnh lỏng đặc quánh lại, có màu
nâu đen. Trên 2000C lưu huỳnh trở nên linh động và vẫn giữ màu nâu. Đến 444,6 0C
lưu huỳnh sôi tạo nên hơi có màu vàng da cam gồm những phân tử S 8, S6, S4. Ở 9000C
chỉ có các phân tử S2. Ở 15000C là các nguyên tử lưu huỳnh.
Nhiệt độ
Cấu tạo phân tử
Trạng thái
Màu sắc
0
< 119 C
S8 dạng vòng
rắn
vàng
0
119,3 C
S8 dạng vòng
lỏng, linh động
vàng
0
160 C
lỏng, nhớt
nâu đỏ
S8 → Sn
0
200 C
Sn, mạch hở
lỏng, đặc quánh lại
nâu đen
0
444,6 C
S8, S6, S4
hơi
vàng da cam
0
900 C
S2
hơi
vàng rơm
0
1500 C
S
hơi
vàng rơm
2. Tính chất hóa học
- Lưu huỳnh là nguyên tố tương đối hoạt động, ở nhiệt độ thường hơi kém hoạt động
nhưng khi đun nóng có thể tương tác với nhiều nguyên tố:
- Tác dụng với đơn chất:
Hg + S → HgS
t
Mg + S
→ MgS
t
→ H2S
H2 + S ¬
S + 3F2 → SF6
t
S + O2
→ SO2
Cnóng đỏ + 2S → CS2
- Tác dụng với hợp chất:
t
2KClO3 + 3S
→ 2KCl + 3SO2
t
2H2SO4 đặc + S → 3SO2 + 2H2O
t
6HNO3 + S
→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
- Tác dụng với dung dịch kiềm: lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm đặc nóng sẽ
tạo ra thiosunfat và sunfua:
6NaOH + 4S → 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O
Nếu lưu huỳnh dư sẽ phản ứng với sunfua tạo ra polisunfua:
0
0
0
0
0
0
17
Na2S + 4S → Na2S5
hoặc tan trong kiềm nóng chảy tạo ra sunfit:
3S + 6NaOHnc → 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O
3. Trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế
- Lưu huỳnh tồn tại ở dạng tự do trong lòng đất tạo thành mỏ tập trung chủ yếu ở các
vùng núi lửa như Xixili và Nhật Bản.
- Phần lớn lưu huỳnh tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng các hợp chất, phổ biến nhất
là các khoáng vật như pirit sắt (FeS2), cancopirit (CuFeS2), galen (PbS), blenđơ (ZnS).
Người ta khai thác lưu huỳnh chủ yếu từ mỏ lưu huỳnh tự do.
III.2. Hidro sunfua (H2S)
1. Cấu tạo
- Phân tử H2S có cấu tạo góc, với góc HSH = 92,20 là phân tử phân cực.
S
H
H
2. Tính chất vật lí
- Hidro sunfua là chất khí không màu, mùi trứng thối và rất độc. Hidro sunfua ít tan
trong nước.
3. Tính chất hóa học
- Trong dung dịch nước, axit sunfuhidric là một axit 2 nấc, rất yếu, yếu hơn axit
cacbonic:
H2S HS- + H+
Ka1 = 10-7
HS- S2- + H+
Ka2 = 10-14
- Khi tác dụng với dung dịch kiềm nó tạo nên 2 muối: sunfua và hidro sunfua.
- Hidro sunfua là chất khử mạnh. Nó có thể cháy trong không khí cho ngọn lửa màu
lam nhạt, khi dư oxi và ở nhiệt độ cao tạo ra sunfu đioxit:
t
2H2S + 3O2 dư
→ 2SO2 + 2H2O
và thiếu oxi hoặc ở nhiệt độ thấp giải phóng S:
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
+ Tác dụng với các chất khác:
t
SO2 + 2H2S
→ 3S + 2H2O
2HNO3 + H2S → 2NO2 + S + 2H2O
8HNO3 + H2S → 8NO2 + H2SO4 + 4H2O
H2S + I2 → S + 2HI
H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4
2KMnO4 + 5H2S + 4H2SO4 → 2KHSO4 + 2MnSO4 + 5S + 8H2O
4. Điều chế
- Trong phòng thí nghiệm: Cho sắt sunfua tác dụng với axit clohidric:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑
- Cho nước tác dụng với nhôm sunfua:
Al2S3 + 6H2O → 2Al(OH)3 ↓ + 3H2S ↑
0
0
18
III.3. Muối sunfua
1. Tính chất vật lí
- Dựa vào khả năng hòa tan trong nước và trong axit người ta chia sunfua kim loại
thành 3 nhóm:
+ Các sunfua tan được trong nước và phản ứng với nước như:
Na2S, K2S, CaS, BaS, Al2S3, Cr2S3, Fe2S3…
+ Các sunfua không tan trong nước nhưng tan trong axit như:
MnS, FeS, NiS, CoS, SnSβ…
+ Các sunfua không tan trong nước cũng không tan trong axit như:
CuS, Ag2S, CdS, HgS, PbS…
- Đa số các sunfua không tan đều có màu đặc trưng: ZnS trắng, CdS vàng, MnS hồng,
CuS đen, FeS đen, HgS đen, Bi2S3 đen.
2. Điều chế
- Cho kim loại tác dụng với lưu huỳnh:
t
Fe + S
→ FeS
- Các sunfua kim loại dễ tan có thể điều chế bằng cách cho H 2S tác dụng với dung
dịch kiềm:
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
- Các sunfua ít tan của các kim loại nặng có thể điều chế bằng cách cho amoni sunfua
tác dụng với dung dịch muối của kim loại:
(NH4)2S + Pb(NO3)2 → 2NH4NO3 + PbS ↓
- Sunfua kim loại kiềm, kiềm thổ còn được điều chế bằng cách dùng than khử muối
sunfat ở nhiệt độ cao:
t
Na2SO4 + 4C
→ Na2S + 4CO
3. Natri sunfua (Na2S)
- Natri sunfua là chất ở dạng tinh thể không màu, dễ tan trong nước. Trong nước bị
thủy phân mạnh cho môi trường kiềm, do đó có thể kết tủa muối của một số kim loại:
3Na2S + 6H2O + 2FeCl3 → 2Fe(OH)3 ↓ + 6NaCl + 3H2S ↑
- Để trong không khí bị oxi hóa thành thiosunfat:
2Na2S + 2O2 + H2O → Na2S2O3 + 2NaOH
- Natri sunfua được dùng làm chất khử khi điều chế các phẩm nhuộm. Trong công
nghiệp thuộc da, natri sunfua dùng để làm cho da động vật rụng hết lông.
III.4. Sunfu đioxit (SO2)
1. Cấu tạo
- Phân tử SO2 có cấu tạo gấp khúc với góc SOS = 119,5 0. Trong phân tử SO2, nguyên
tử S ở trạng thái lai hóa sp2, hai obitan lai hóa được dùng để tạo liên kết với 2 nguyên
tử oxi, còn 1AO lai hóa với cặp electron tự do. Một AO-p nguyên chất với 1e độc
thân tạo ra liên kết π với AO-p chứa electron độc thân của một trong 2 nguyên tử oxi.
Đây là một liên kết π không định chỗ. Sự rút ngắn mạnh độ dài liên kết S-O cho thấy
ngoài liên kết π kiểu p –p còn có một phần liên kết π kiểu p→d tạo nên bởi AO-p có
cặp electron tự do của nguyên tử oxi và AO-d trống của S.
0
0
19
..
S
..
S
O
O
O
O
2. Tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường sunfu đioxit là khí không màu, mùi hắc, rất độc, tan nhiều trong
nước.
3. Tính chất hóa học
a. SO2 là một oxit axit
- Dung dịch nước của SO2 có tính axit yếu:
SO2 + nH2O SO2.nH2O H3O+ + HSO3- + (n-2)H2O
- Tuy axit sunfurơ không tồn tại nhưng có hai loại muối ứng với axit 2 nấc đó là:
muối hidro sunfit chứa anion HSO3- và muối sunfit chứa SO32-.
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
- Chỉ sunfit của kim loại kiềm và hidrosunfit của kim loại kiềm, kiềm thổ mới tan
trong nước. Khi tan muối sunfit cho môi trường bazơ còn muối hidrosunfit cho môi
trường axit.
- Ở nhiệt độ cao, sunfit kim loại kiềm bị phân hủy:
t
4K2SO3
→ 3K2SO4 + K2S
2- Ion SO3 có cấu tạo hình chóp tam giác với nguyên tử S ở đỉnh còn 1 cặp electron tự
do trên obitan lai hóa. Chính vì vậy ion SO32- dễ cho cặp e đó để biến thành ion tứ
diện SO42- hoặc HSO3-.
b. Tính khử
- Do có cặp electron tự do nên SO2 và các ion sunfit đều có tính khử mạnh:
+ Trong không khí muối sunfit bị oxi hóa thành muối sunfat:
2Na2SO3 + O2 → 2Na2SO4
+ Tác dụng với các hợp chất: HNO3, KMnO4, H2O2…
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
H2O2 + SO2 → H2SO4
2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
c. Tính oxi hóa
- Khi tác dụng với các chất khử mạnh hơn, SO2 thể hiện tính oxi hóa:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
t
SO2 + 2H2
→ S + 2H2O
t
2Mg + SO2
→ 2MgO + S
4. Điều chế
- Trong phòng thí nghiệm: SO2 được điều chế bằng cách cho H2SO4 loãng tác dụng
với muối sunfit:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O
- Trong công nghiệp:
t
4FeS2 + 11O2
→ 2Fe2O3 + 8SO2
t
S + O2 → SO2
0
0
0
0
0
20
III. 5. Sunfu trioxit (SO3)
1. Cấu tạo
- Phân tử SO3 có cấu tạo hình tam giác đều, nguyên tử S ở trạng thái lai hóa sp 2, 3AOsp2 tạo thành liên kết σ với AO-3p của 3 nguyên tử O; 1AO-p nguyên chất của S có
1e độc thân tham gia tạo thành liên kết π với AO-p có 1e độc thân của 1 trong 3
nguyên tử O. Ngoài ra có một phần liên kết π kiểu p→d.
O
O
S
O
S
O
O
O
2. Tính chất vật lí
- Phân tử SO3 tồn tại ở trạng thái hơi. Khi làm lạnh hơi SO 3 ngưng tụ thành chất lỏng
dễ bay hơi (ts = 44,80C) gồm chủ yếu những phân tử trime mạch vòng (SO3)3.
- Hiện tượng dễ trùng hợp của các phân tử SO 3 mạch vòng hay mạch thẳng là do lưu
huỳnh dễ chuyển từ trạng thái lai hóa sp 2 sạng trạng thái lai hóa sp 3 đặc trưng hơn của
nó. Cũng chính vì vậy mà phân tử SO3 có khả năng kết hợp với phân tử của nhiều chất
như H2O, HF, HCl, NH3.
3. Tính chất hóa học
a. Sunfu trioxit là một oxit axit
- Với nước phản ứng mạnh liệt và tỏa nhiều nhiệt:
SO3 + H2O → H2SO4 ΔH = -89,12 kJ
- Khi cho SO3 vào nước có tiếng kêu xèo xèo giống như nhúng thanh sắt nóng vào
nước. Khi làm ngược lại sẽ gây nổ. Do có ái lực lớn với nước nên SO 3 có thể lấy nước
của một số hợp chất hữu cơ như xenlulozơ, đường và biến chúng thành than.
- SO3 kết hợp với HCl, HF tạo thành axit halogensunfonic
SO3 + HCl → HSO3Cl
b. Tính oxi hóa mạnh
- Tác dụng với halogenua giải phóng halogen:
SO3 + 2HBr → Br2 + SO2 + H2O
SO3 + 2NaI → Na2SO3 + I2
4. Điều chế
- SO3 là sản phẩm trung gian của quá trình sản xuất axit sunfuric:
V O , 450 C
→
2SO2 + O2 ¬
2SO3
III.6. Axit sunfuric (H2SO4)
1. Cấu tạo phân tử
- Phân tử H2SO4 có cấu tạo tứ diện lệch với nguyên tử S là trung tâm:
O
H
O
2
5
0
S
H
O
O 21
2. Tính chất vật lí
- Axit sunfuric là một chất lỏng nặng, sánh như dầu, không màu, không mùi, có khả
năng hấp thụ mạnh hơi nước nên được dùng để làm khô một số hóa chất.
- Khi tan vào nước H2SO4 tỏa nhiệt mạnh. Vì vậy để pha loãng axit sunfuric người ta
cho từ từ axit vào nước và khuấy đều, không làm ngược lại vì như thế nước sôi lên
đột ngột sẽ làm bắn tung tóe axit và có thể gây nổ. Lượng nhiệt phát ra nhiều khi cho
axit sunfuric vào nước là kết quả của quá trình hidrat hóa mạnh các phân tử H2SO4.
- Axit sunfuric rơi vào da gây bỏng nặng.
- Axit sunfuric đặc có thể hòa tan SO3 theo bất kì tỉ lệ nào tạo ra một loạt các axit
polisunfuric còn gọi là oleum:
H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3
oleum
O
O
O
H
O
O
O
S
S
S
O
O
n-1 O
O
H
3. Tính chất hóa học
a. Tính axit
- Axit sunfuric là một axit mạnh nên có đầy đủ tính chất của một axit:
Làm quỳ tím hóa đỏ.
Tác dụng với bazơ.
Tác dụng với oxit bazơ.
Tác dụng với muối.
Tác dụng với kim loại (đứng trước hidro trong dãy hoạt động)
b. Tính oxi hóa mạnh
- Tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) tạo ra hợp chất với số oxi hóa của KL
t
2Ag + 2H2SO4 đặc
→ Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
t
2Al + 6H2SO4 đặc
→ Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
t
3Zn + 4H2SO4 đặc → 3ZnSO4 + S + 4H2O
t
4Zn + 5H2SO4 đặc
→ 4ZnSO4 + H2S + 4H2O
- Một số kim loại Al, Fe, Cr thụ động với H2SO4 đặc nguội
- Tác dụng với phi kim:
t
C + 2H2SO4 đặc
→ CO2 + SO2 + 2H2O
t
2P + 5H2SO4 đặc
→ 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
- Tác dụng với hợp chất:
t
2HI + H2SO4 đặc
→ SO2 + I2 + 2H2O
t
2FeSO4 + 2H2SO4 đặc
→ Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O
t
H2S + H2SO4 đặc → S + SO2 + 2H2O
0
0
0
0
0
0
0
0
0
22
c. Tính háo nước
- Axit sunfuric đặc có thể lấy nước của một số hợp chất hữu cơ như đường,
xenlulozơ…và biến chúng thành cacbon:
H SO
C11H22O11
→ 12C + 11H2O
4. Sản xuất axit sunfuric
Phương pháp hiện đại để sản xuất axit sunfuric là phương pháp tiếp xúc:
- Sơ đồ điều chế:
H SO
+H O
O ,t
O , t , xt
FeS2
→ SO2
→ SO3 → oleum → H2SO4
- Vì phản ứng giữa SO2 và O2 xảy ra nhờ sự tiếp xúc giữa chất khí với chất rắn nên
gọi là phương pháp tiếp xúc. Phương pháp này cho phép sản xuất được H 2SO4 với độ
tinh khiết cao và nồng độ như ý muốn.
- Vì nước dễ tạo nên với SO 3 những hạt sa mù khó lắng xuống nên người ta không
dùng nước để hấp thụ SO3 mà dùng H2SO4 đặc hấp thụ SO3 tạo ra oleum.
Phương pháp buồng chì: khí SO2 được oxi hóa bằng oxi không khí với chất xúc
tác là hỗn hợp các khí NO, NO 2. Quá trình phản ứng không cho trực tiếp SO 3 hay
H2SO4 mà cho sản phẩm trung gian là nitrozoni hidrosunfat:
2SO2 + O2 + NO + NO2 + H2O → 2NOHSO4
- Dùng nước hòa tan sản phẩm này ở buồng làm bằng chì sẽ được axit sunfuric và hỗn
hợp khí NO, NO2.
2NOHSO4 + H2O → 2H2SO4 + NO + NO2
5. Ứng dụng
- Axit sunfuric được sử dụng rộng rãi nhất so với các axit khác, được xem là hóa chất
hàng đầu trong ngành công nghiệp hóa chất.
- Được dùng để điều chế các axit như HCl, HNO 3, H3PO4 và nhiều axit hữu cơ bằng
phương pháp trao đổi.
- Dùng trong công nghiệp sản xuất phân bón như: phân đạm, phân lân.
- Điều chế các hợp chất sunfonic hóa.
- Làm sạch các chất khí, dùng trong công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất
thuốc nổ, chế tạo ăc quy chì…
6. Muối sunfat
a. Tính tan
- Đa số các muối sunfat đều dễ tan trong nước và dễ kết tinh đồng thời dễ tạo ra dạng
ngậm nước.
- Một số muối khó tan như: CaSO4, SrSO4, PbSO4 ít tan, BaSO4 không tan.
- Các muối hidrosunfat thường tồn tại trong dung dịch nước, chỉ có hidrosunfat của
một số kim loại hoạt động như Na, K…mới tách ra ở trạng thái rắn.
b. Khả năng bị nhiệt phân hủy
- Chỉ có muối sunfat của kim loại kiềm là bền ngay cả khi nung nóng đỏ cũng không
bị phân hủy. Các muối sunfat khác đều bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit kim loại và
SO3, sau đó SO3 phân hủy tiếp thành SO2 và O2.
t
2CoSO4
→ 2CoO + 2SO2 + O2
2
2
0
2
4
0
2
0
23
4
2
t
(NH4)2SO4
→ NH4HSO4 + NH3
t
NH4HSO4
→ H2SO4 + NH3
t
H2SO4 → SO3 + H2O
t
3SO3 + 2NH3
→ 3SO2 + N2 + 3H2O
- Quá trình phân hủy của muối phụ thuộc vào độ bền của mạng tinh thể. Đối với các
ion có lớp vỏ 8e, mật độ điện tích càng lớn thì tác dụng phân cực càng mạnh (Mg 2+ >
Ca2+ > Ba2+), ion có lớp vỏ 18e có tác dụng phân cực mạnh hơn ion có lớp vỏ 8e.
Cation có tác dụng phân cực càng mạnh, muối càng kém bền. Đối với anion, anion
càng dễ bị biến dạng muối càng kém bền (Cl- < Br- < I-).
c. Điều chế muối sunfat
- Cho kim loại tác dụng với axit sunfuric đặc hay loãng.
- Cho axit sunfuric đặc tác dụng với các muối clorua, cacbonat, sunfit hay nitrat.
- Cho axit sunfuric tác dụng với bazơ.
- Muối hidrosunfat tạo ra khi cho muối sunfat tác dụng với axit sunfuric.
III. 7. Axit tiosunfuric (H2S2O3)
1. Cấu tạo
0
0
0
0
H
O
O
H
S
H
O
O
S
O
S
H
S
O
- Axit tiosunfuric: có cấu tạo tương tự axit sunfuric trong đó một nguyên tử oxi được
thay thế bởi một nguyên tử lưu huỳnh nên được gọi là axit tiosunfuric.
2. Tính chất
- Là hợp chất kém bền, axit tiosunfuric phân hủy dễ dàng theo phản ứng:
H2S2O3 → H2O + SO2 + S
nó có thể tách ra ở trạng thái tự do khi cho H2S tác dụng với axit closunfonic
HSO3Cl + H2S → H2S2O3 + HCl
- Axit tiosunfuric là một axit mạnh, muối tiosunfat của kim loại kiềm không bị thủy
phân khi tan trong nước.
- Ion tiosunfat [S2O3]2- có cấu trúc tứ diện giống như ion SO42-:
O
S
O
O
S
- Các muối tiosunfat bị oxi hóa dễ dàng bởi các chất như Cl2, Br2, HClO, KMnO4…
tạo ra H2SO4 hoặc muối sunfat.
24
4Cl2 + Na2S2O3 + 5H2O → 2NaHSO4 + 8HCl
Cl2 + Na2S2O3 + H2O → Na2SO4 + S + 8HCl
- Với các chất oxi hóa yếu như I2 nó biến thành natri tetrationat:
I2 + 2Na2S2O3 → Na2S4O6 + 2NaI
Một phương pháp định lượng dựa vào phương pháp này gọi là phương pháp
chuẩn độ iot.
- Trong môi trường axit các muối tiosunfat đều bị phân hủy:
S2O32- + 2H+ → SO2 + S + H2
Tuy nhiên phản ứng này không xảy ra ngay tức khắc mà một lúc sau S mới kết tủa.
- Quan trọng nhất trong các muối tiosunfat là Na 2S2O3 có nhiều ứng dụng trong thực
tiễn, trong kĩ thuật chụp ảnh, tráng phim ảnh, trong y khoa…Đây là chất ở dạng tinh
thể trong suốt không màu. Ở gần 1000C, nó mất nước và đến 2200C phân hủy theo các
phản ứng:
4Na2S2O3 → 3Na2SO4 + Na2S5
Na2S5 → Na2S + 4S
- Dung dịch Na2S2O3 có khả năng hòa tan các muối ít tan như AgCl, AgBr, AgI, HgI 2
nhờ tạo nên những phức chất tan được:
AgBr + 2Na2S2O3 → Na3[Ag(S2O3)2] + NaBr
- Bởi vậy natri tiosunfat là chất chính trong thuốc định hình dùng trong việc tráng
phim, in ảnh, nó có tác dụng rửa sạch AgBr hay AgCl còn lại trên phim ảnh và giấy
ảnh sau khi rửa bằng thuốc hiện hình.
- Để điều chế natri tiosunfat người ta cho không khí hay chất oxi hóa yếu oxi hóa natri
đisunfua:
2Na2S2 + 3O2 → 2Na2S2O3
- Cho lưu huỳnh tác dụng với dung dịch Na2SO3:
Na2SO3 + S → Na2S2O3.
25
BÀI TẬP CHƯƠNG PHI KIM
Bài 1. Cho 4,39 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một cốc chứa 430 ml dung dịch
H2SO4 0,5M (loãng). Sau khi phản ứng hoàn toàn, thêm tiếp vào cốc 0,6 lít dung dịch
hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn,
lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 13,04 gam chất rắn. Tính khối lượng
mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Bài 2. Đốt 40,6 gam một hợp kim gồm Al và Zn trong bình đựng khí clo dư thu được
65,45 gam hỗn hợp rắn. Cho hỗn hợp rắn này tan hết vào dung dịch HCl thì thu được
V lít H2 (đktc). Dẫn V lít khí này qua ống đựng 80 gam CuO nung nóng. Sau một thời
gian thấy trong ống còn lại 72,32 gam chất rắn và chỉ có 80% khí hidro tham gia phản
ứng. Xác định % khối lượng các kim loại trong hợp kim.
Bài 3. Nung m gam hỗn hợp A gồm KClO 3 và KMnO4 thu được chất B và khí O2 (lúc
đó KClO3 bị phân hủy hoàn toàn còn KMnO4 bị phân hủy một phần). Trong B có
0,894 gam KCl chiếm 8,312% về khối lượng. Trộn oxi thu được với không khí (chỉ
chứa O2 và N2) theo tỉ lệ thể tích 1:3 trong một bình kín thu được hỗn hợp khí C. Cho
vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí D gồm 3
khí, trong đó CO2 chiếm 22,92% về thể tích.
1. Tính m.
2. Tính % khối lượng mỗi chất trong A.
3. Thêm KCl và H2SO4 loãng dư vào B, đun nhẹ. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
Bài 4. Lấy 7,88 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại hoạt động X và Y có hóa trị không
đổi chia thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 nung trong khí oxi dư để oxi hóa hoàn toàn thu được 4,74 gam hỗn hợp 2
oxit.
- Phần 2 tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp HCl và H2SO4 loãng.
a. Tính thể tích H2 thu được ở đktc.
b. Tính giới hạn muối kim loại thu được.
c. Nếu X, Y là 2 kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp của phân nhóm chính nhóm II và
dung dịch chỉ chứa HCl. Tính % khối lượng mỗi muối clorua thu được.
Bài 5. X là một loại muối kép ngậm nước chứa muối clorua của kim loại kiềm và
magie clorua. Để xác định công thức của X người ta làm các thí nghiệm sau:
- Lấy 5,55 gam X hòa tan vào nước rồi đem dung dịch thu được tác dụng với lượng
dư dung dịch AgNO3 thu được 8,61 gam kết tủa.
- Nung 5,55 gam X đến khối lượng không đổi thì khối lượng giảm 38,92%. Chất rắn
thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch rồi
nung đến khối lượng không đổi thu được 0,8 gam chất rắn. Xác định công thức của X.
Bài 6. Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO3)2, Ca(ClO)2, CaCl2, KCl nặng 83,68 gam.
Nhiệt phân hoàn toàn A thu được chất rắn B gồm CaCl 2, KCl và một thể tích oxi vừa
đủ để oxi hóa SO2 thành SO3 để điều chế 191,1 gam dung dịch H 2SO4 80%. Cho chất
rắn B tác dụng với 360 ml dung dịch K 2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và
dung dịch D. Lượng KCl trong D nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl trong A.
a. Tính khối lượng kết tủa C.
26
b. Tính thành phần % khối lượng KClO3 trong A.
Bài 7. Cho 50 gam dung dịch X chứa 1 muối halogenua kim loại hóa trị II tác dụng
với AgNO3 dư thu được 9,40 gam kết tủa. Mặt khác, dùng 150 gam dung dịch X trên
phản ứng với dung dịch Na 2CO3 dư thì thu được 6,30 gam kết tủa. Lọc kết tủa nung
đến khối lượng không đổi, khí thoát ra cho vào 80 gam dung dịch KOH 14,50 %. Sau
phản ứng nồng độ KOH giảm còn 3,85%.
a. Xác định công thức của muối halogen.
b. Tính C% muối trong dung dịch X ban đầu.
Bài 8. Có 200ml dung dịch A gồm H2SO4, FeSO4 và một muối sunfat của kim loại M
hóa trị II. Cho 20ml dung dịch B gồm BaCl 2 0,4M và NaOH 0,5M vào dung dịch A
thì dung dịch A vừa hết H2SO4. Cho thêm 130 ml dung dịch B nữa thì được một
lượng kết tủa. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được
10,155 gam chất rắn và dung dịch sau khi đã loại kết tủa phải dùng 20 ml dung dịch
HCl 0,25 M để trung hòa.
a. Xác định tên kim loại M.
b. Xác định nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch A. Cho biết khối lượng mol
nguyên tử của M lớn hơn Na và hidroxit của nó không tan và không có tính lưỡng
tính.
Bài 9. Hòa tan 3,87 gam hỗn hợp kim loại M có hóa trị II, kim loại N có hóa trị III
vào 250 ml dung dịch chứa HCl 1M và H 2SO4 0,5M thì thu được dung dịch B và
4,368 lít khí đktc.
a. Chứng minh rằng trong B còn dư axit.
b. Tính khối lượng muối khan trong B.
c. Xác định tên 2 kim loại biết tỉ lệ mol của 2 kim loại trong B là 2:3. Biết M,N là hai
kim loại trong các kim loại sau: Mg, Cu, Fe, Ba, Cr, Al, Zn.
Bài 10. Điều chế HCl theo hai phương pháp:
- Phương pháp 1: Cho muối clorua tác dụng với H2SO4 đặc rồi hòa tan khí HCl vào
nước.
- Phương pháp 2: Tổng hợp từ hidro và clo.
Tuy nhiên cả 2 phương pháp này đều không dùng để điều chế HBr và HI. Hỏi:
a. Viết phương trình phản ứng cho cả 2 phương pháp.
b. Nêu nguyên tắc kĩ thuật cho cả 2 phương pháp để đạt hiệu suất cao nhất và giải
thích.
c. Tại sao không dùng 2 phương pháp trên để điều chế HBr và HI?
d. Cho biết phương pháp điều chế HBr và HI.
Bài 11. Hoà tan 88,2 gam hỗn hợp A gồm Cu, Al, FeCO 3 trong 250 ml dung dịch
H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml) khi đun nóng được dung dịch B và hỗn hợp khí. Cho hỗn
hợp khí này đi qua dung dịch brom (dư) sau phản ứng được dung dịch C. Khí thoát ra
khỏi bình nước brom cho hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 được
39,4 gam kết tủa ; lọc tách kết tủa rồi thêm dung dịch NaOH dư vào lại thu được 19,7
gam kết tủa. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch C được 349,5 gam kết tủa.
27
a. Tính khối lượng từng chất có trong hỗn hợp A.
b. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần cho vào dung dịch B để tách riêng ion Al 3+
ra khỏi các ion kim loại khác.
Bài 12. A là dung dịch H2SO4, B là dung dịch NaOH. Trộn 0,3 lít B với 0,2 lít A ta
được 0,5 lít dung dịch C. Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quỳ tím vào thấy có
màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quỳ tím đổi thành màu tím
thấy hết 40ml axit.
Trộn 0,2 lít B với 0,3 lít A ta được 0,5 lít D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm 1 ít quỳ
tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quỳ tím đổi
thành màu tím thấy hết 80ml xút.
1. Tính nồng độ mol của các dung dịch A và B.
2. Trộn VB lít NaOH vào VA lít H2SO4 ở trên ta thu được dung dịch E. Lấy V mol
dung dịch cho tác dụng với 100ml dung dịch BaCl2 0,15M được kết tủa F. Mặt khác,
lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100ml dung dịch AlCl 3 1M được kết tủa G.
Nung E hoặc G ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì đều thu được 3,262 gam
chất rắn. Tính tỉ lệ VB : VA.
Bài 13. Trong bình kín dung tích không đổi chứa 35,2x(g) oxi và 160x(g) khí SO 2, ở
136,5°C có xúc tác V2O5. Đun nóng bình một thời gian, đưa về nhiệt độ ban đầu, áp
suất bình là P'. Biết áp suất bình ban đầu là 4,5 atm và hiệu suất phản ứng là H%.
a. Lập biểu thức tính áp suất sau phản ứng P' và tỉ khối hơi d của hỗn hợp khí sau
phản ứng so với không khí theo H (coi M kk = 28,8).
b. Tìm khoảng xác định P', d ?
c. Tính dung tích bình trong trường hợp x = 0,25 ?
Bài 14. Đốt cháy trong oxi 8,4 gam hỗn hợp A gồm FeS 2 và Cu2S thu được khí X và
chất rắn B gồm Fe2O3 và Cu2O. Lượng khí X này làm mất màu vừa hết dung dịch
chứa 14,4gam brom. Cho chất rắn B tác dụng với 600ml dung dịch H 2SO4 0,15M đến
khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn và dung dịch C. Pha loãng dung dịch
C bằng nước để được 3 lít dung dịch D.
Biết rằng khi hòa tan Cu2O vào H2SO4 loãng thu được CuSO4, Cu và H2O.
a.. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A ?
b. Tính m ?
c. Tính pH của dung dịch D ?
Bài 15. Cho 3,0 gam hỗn hợp A (gồm Al và Mg) hòa tan hoàn toàn bằng H 2SO4
loãng, giải phóng 3,36 lít khí H2 ở đktc và dung dịch B. Cho B vào NaOH dư, lấy kết
tủa sạch nung tới khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Cho 1,5 gam A tác
dụng với dung dịch CuSO4 dư, cuối cùng thu chất rắn tạo thành cho tác dụng với
HNO3 đặc giải phóng V lít khí màu nâu (đktc).
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính m và V. Tính thành phần % (theo khối lượng) mỗi chất trong A.
28
29
[...]... lưỡng tính Bài 9 Hòa tan 3,87 gam hỗn hợp kim loại M có hóa trị II, kim loại N có hóa trị III vào 250 ml dung dịch chứa HCl 1M và H 2SO4 0,5M thì thu được dung dịch B và 4,368 lít khí đktc a Chứng minh rằng trong B còn dư axit b Tính khối lượng muối khan trong B c Xác định tên 2 kim loại biết tỉ lệ mol của 2 kim loại trong B là 2:3 Biết M,N là hai kim loại trong các kim loại sau: Mg, Cu, Fe, Ba, Cr, Al,... lỏng, rắn đều có tính thuận từ Phân tử O2 có cấu tạo: … :O … O: - Trong phân tử O2 có 1 liên kết 2e và 2 liên kết 3e 13 - Ở điều kiện thường, oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, hơi nặng hơn không khí 2 Tính chất hóa học - Oxi là một phi kim điển hình, có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được nhiều đơn chất và hợp chất a Tác dụng với kim loại - Oxi oxi hóa được hầu hết các kim loại... đen, Bi2S3 đen 2 Điều chế - Cho kim loại tác dụng với lưu huỳnh: t Fe + S → FeS - Các sunfua kim loại dễ tan có thể điều chế bằng cách cho H 2S tác dụng với dung dịch kiềm: H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O - Các sunfua ít tan của các kim loại nặng có thể điều chế bằng cách cho amoni sunfua tác dụng với dung dịch muối của kim loại: (NH4)2S + Pb(NO3)2 → 2NH4NO3 + PbS ↓ - Sunfua kim loại kiềm, kiềm thổ còn được... 5d 6s 6p 8,43 2,0 - Các nguyên tố nhóm VIA đều có 6 electron hóa trị với cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np4 nên đều có khả năng nhận thêm 2e của các kim loại kiềm, kiềm thổ và một số kim loại khác tạo nên hợp chất ion, trong đó chúng có số oxi hóa -2 Mức độ ion của những hợp chất này giảm dần theo chiều giảm của độ âm điện Do đó các nguyên tố nhóm VIA đều thể hiện tính oxi hóa - Từ oxi đến poloni... thuốc định hình dùng trong việc tráng phim, in ảnh, nó có tác dụng rửa sạch AgBr hay AgCl còn lại trên phim ảnh và giấy ảnh sau khi rửa bằng thuốc hiện hình - Để điều chế natri tiosunfat người ta cho không khí hay chất oxi hóa yếu oxi hóa natri đisunfua: 2Na2S2 + 3O2 → 2Na2S2O3 - Cho lưu huỳnh tác dụng với dung dịch Na2SO3: Na2SO3 + S → Na2S2O3 25 BÀI TẬP CHƯƠNG PHI KIM Bài 1 Cho 4,39 gam hỗn hợp gồm... nhiều đơn chất và hợp chất a Tác dụng với kim loại - Oxi oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt) O2 + 4Na → 2Na2O 2O2 + 3Fe → Fe3O4 t 4Al + 3O2 → 2Al2O3 b Tác dụng với phi kim - Oxi có thể oxi hóa nhiều phi kim trừ các halogen: t S + O2 → SO2 t C + O2 → CO2 t 4P + 5O2 → 2P2O5 c Tác dụng với hợp chất t CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O t 2H2S + 3O2 dư → 2SO2 + 2H2O • Phản ứng cháy trong... tan - Đa số các muối sunfat đều dễ tan trong nước và dễ kết tinh đồng thời dễ tạo ra dạng ngậm nước - Một số muối khó tan như: CaSO4, SrSO4, PbSO4 ít tan, BaSO4 không tan - Các muối hidrosunfat thường tồn tại trong dung dịch nước, chỉ có hidrosunfat của một số kim loại hoạt động như Na, K…mới tách ra ở trạng thái rắn b Khả năng bị nhiệt phân hủy - Chỉ có muối sunfat của kim loại kiềm là bền ngay cả... sunfit chứa anion HSO3- và muối sunfit chứa SO32- SO2 + NaOH → NaHSO3 SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O - Chỉ sunfit của kim loại kiềm và hidrosunfit của kim loại kiềm, kiềm thổ mới tan trong nước Khi tan muối sunfit cho môi trường bazơ còn muối hidrosunfit cho môi trường axit - Ở nhiệt độ cao, sunfit kim loại kiềm bị phân hủy: t 4K2SO3 → 3K2SO4 + K2S 2- Ion SO3 có cấu tạo hình chóp tam giác với nguyên tử S... (loãng) Sau khi phản ứng hoàn toàn, thêm tiếp vào cốc 0,6 lít dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 13,04 gam chất rắn Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu Bài 2 Đốt 40,6 gam một hợp kim gồm Al và Zn trong bình đựng khí clo dư thu được 65,45 gam hỗn hợp rắn Cho hỗn hợp rắn này tan hết vào dung dịch... ở đktc Bài 4 Lấy 7,88 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại hoạt động X và Y có hóa trị không đổi chia thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1 nung trong khí oxi dư để oxi hóa hoàn toàn thu được 4,74 gam hỗn hợp 2 oxit - Phần 2 tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp HCl và H2SO4 loãng a Tính thể tích H2 thu được ở đktc b Tính giới hạn muối kim loại thu được c Nếu X, Y là 2 kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp của phân ... từ clo đến iot a Tác dụng với kim loại - Flo tác dụng với tất kim loại Clo phản ứng với hầu hết kim loại Brom iot phản ứng tương tự clo phản ứng xảy mãnh liệt Các kim loại phản ứng với halogen... - Đa số halogenua kim loại trạng thái oxi hóa +1, +2, +3 có đặc tính ion halogenua kim loại kiềm, kiềm thổ - Với kim loại, mức độ cộng hóa trị liên kết tăng từ F đến I - Với kim loại đa hóa trị,... Halogenua cộng hóa trị - Các halogenua cộng hóa trị halogenua nguyên tố không kim loại, phi kim halogenua ứng với mức oxi hóa cao kim loại - Các halogenua cộng hóa trị có mạng lưới tinh thể phân tử liên