Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
2,36 MB
Nội dung
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
MÔN: SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CHU KÌ TẾ BÀO
Họ và tên: Trần Thị Kim Thoa
Đơn vị: THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định
Chuyên đề: Chu kì tế bào
CHUYÊN ĐỀ: CHU KÌ TẾ BÀO
A. MỞ ĐẦU
Sinh học tế bào là phân môn đầu tiên được đưa vào nội dung dạy học trong
chương trình Sinh học trung học phổ thông. Có thể nói, phân môn này đã góp phần
quan trọng mang lại hứng thú, say mê cho các em học sinh khi mới bước chân vào
môi trường học tập mới. Nội dung sinh học tế bào về cơ bản dễ tiếp nhận và có
nhiều tài liệu tham khảo.
Trong cuốn “Tài liệu giáo khoa chuyên Sinh học trung học phổ thông- Sinh
học tế bào”, nội dung kiến thức được chia làm 5 phần. Đối với phần năm “ Chu kì
tế bào và sự sinh sản của tế bào”, quá trình nguyên phân và giảm phân là phần các
em học sinh đã được tìm hiểu tương đối kĩ từ cấp trung học cơ sở, còn phần điều
chỉnh chu kì tế bào là một nội dung mới và liên quan nhiều đến các ứng dụng trong
thực tế cuộc sống. Nhiều học sinh gặp nhiều bối rối khi học đến phần này.
Qua quá trình giảng dạy, tôi đã tóm lược một số nội dung cơ bản và tìm hiểu
một số thông tin bổ sung để các em học sinh có cơ sở nắm bắt kiến thức dễ dàng
hơn đồng thời có hứng thú tìm hiểu sâu hơn về phần chu kì tế bào. Do đó, tôi lựa
chọn viết chuyên đề “Chu kì tế bào”. Quá trình soạn thảo không tránh khỏi thiếu
sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để chuyên đề được hoàn
thiện hơn.
Chuyên đề: Chu kì tế bào
B. NỘI DUNG
* Chuyên đề “Chu kì tế bào” có những nội dung chính sau:
- Khái niệm về chu kì tế bào
- Các giai đoạn của chu kì tế bào
- Điều chỉnh chu kì tế bào
- Một số câu hỏi và bài tập liên quan
I. Khái niệm về chu kì tế bào
Chu kì tế bào: là thời gian diễn ra kể từ thời điểm tế bào được hình thành nhờ
phân bào của tế bào mẹ và kết thúc bởi sự phân bào để hình thành tế bào mới.
II. Các giai đoạn của chu kì tế bào
1. Kì trung gian
Pha
Pha G1
Pha S
Pha G2
Đặc điểm
Thời gian
Từ ngay sau khi tế bào con
Tiếp theo pha G1.
Tiếp theo sau
được tạo thành do phân bào Thời gian của pha
pha S, thời gian
đến khi bắt đầu pha S. Thời tương đối ổn định
thường ngắn
gian tùy thuộc vào chức
nhất trong 3 pha
Sự kiện
năng sinh lí của tế bào
Tế bào sinh trưởng mạnh,
Nhân đôi ADN và
Tổng hợp các
chính
tổng hợp các bào quan,
NST,
thành phần còn
protein, enzim, tiền chất tạo
lại chuẩn bị cho
điều kiện cho sự tổng hợp
phân bào đặc
ADN, NST
biệt là các protei
tubulin để tạo
thoi phân bào
2. Kì phân bào nguyên phân M
Chuyên đề: Chu kì tế bào
Kì phân bào nguyên phân thường là giai đoạn ngắn nhất trong chu kì tế bào gồm
phân chia nhân là phân chia tế bào chất. Sự phân chia nhân được chia thành 5 kì: kì
đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. Gối lên kì cuối cùng là giai đoạn phân chia tế bào chất
và kết thúc pha M.
a. Phân chia nhân
Kì
Đặc điểm
Màng nhân
Kì đầu
Hạch nhân dần
và hạch nhân giảm thể tích,
phân rã và biến
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Hạch nhân,
Hạch nhân và
Hạch nhân và
màng nhân đã
màng nhân đã
màng nhân dần
tiêu biến
tiêu biến
hình thành
Thoi phân bào
Các sợi tâm
Thoi phân bào
ở vị trí trung
động co ngắn
dần biến mất
mất. Màng
nhân đứt ra
thành nhiều
mảnh, bao gói
vào các không
bào bé phân tán
trong tế bào
chất
Bộ máy phân Các vi ống
bào
cùng các trung
Chuyên đề: Chu kì tế bào
tử dần sắp xếp
tâm, đính với
phối hợp với
theo trật tự
nhiễm sắc thể
sự kéo dài của
hình thành thoi
kép tại tâm
các sợi cực và
phân bào
động
hẹp lại của
thoi, di chuyển
nhiễm sắc thể
Nhiễm sắc
Chất nhiễm sắc
Các nhiễm sắc
về hai cực
Các nhiễm sắc
thể
đã được nhân
thể kép đính
tử chị em tách
thể con đã di
đôi, co ngắn
xếp thành 1
khỏi nhau trở
chuyển về hai
hình thành
hàng trên mặt
thành nhiễm
cực, dãn xoắn
nhiễm sắc thể
phẳng xích
sắc thể con, di
trở thành chất
kép gồm hai
đạo của thoi
chuyển về hai
nhiễm sắc
nhiễm sắc tử
phân bào, đính cực của tế bào
Các nhiễm sắc
chị em đính với với các sợi của
nhau ở trung
thoi phân bào
tiết
tại tâm động
b. Phân chia tế bào chất
pha
Đặc điểm
Thành phần tham
gia
Cơ chế
Phân chia tế bào chất ở tế bào
Phân chia tế bào chất ở tế
động vật
bào thực vật
Màng sinh chất, hệ vi sợi actin Phức hệ gongi, lưới nội chất,
Các vi sợi actin hình thành
vi ống cực của thoi còn tồ dư
Ở vùng trung tâm xích đạo
một vòng co rút ở xích đạo.
xuất hiện một vách ngăn
Chuyên đề: Chu kì tế bào
Khi vòng sợi actin co rút kép
ngang. Vách ngăn phát triển
theo phần màng sinh chất lõm
dần ra ngoại vi cho đến khi
thắt vào trung tâm, mặt phẳng
liên kết với vách bao tế bào
phân cắt tế bào chất thẳng góc
từ đó tách tế bào chất thành
với trục của thoi phân bào, khi hai nửa chứa nhân con
hai màng nối với nhau sẽ phân
tách tế bào chất thành 2 nửa,
mỗi nửa chứa 1 nhân con.
III. Điều chỉnh chu kì tế bào
III.1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu điều chỉnh chu kì tế bào
Nghiên cứu cơ chế điều chỉnh chu kì tế bào có tầm quan trọng trong nghiên cứu
sinh học sinh sản, nghiên cứu bệnh học đặc biệt là bệnh ung thư.
III. 2. Điểm chốt trong chu kì tế bào
a. Ý nghĩa của điểm chốt trong chu kì tế bào
Điểm chốt thể hiện cơ chế điều chỉnh theo mối liên hệ ngược trong chu kì tế
bào, nghĩa là sự hoàn thành quá trình trước là điều kiện phát động cho quá trình sau
b. Các điểm chốt trong chu kì tế bào ở động vật bậc cao
Điểm chốt
Đặc điểm
Thời điểm
Sự kiện kiểm tra
Điểm chốt G1
Điểm chốt G2
Điểm chốt M
Từ pha G1 sang
Từ pha G2 sang
Từ kì giữa chuyển
pha S
pha M
sang kì sau phân
bào
Kiểm tra các quá Kiểm tra các quá Kiểm tra các quá
Chuyên đề: Chu kì tế bào
trình ở G1 đã được trình cần hoàn tất: trình: tan rã màng
hoàn tất như quá sự nhân đôi AND, nhân, tạo thoi phân
trình tăng trưởng, co xoắn và tăng bào, các trung tiết
quá trình chuẩn bị xoắn của sợi nhiễm bám gắn nhiễm sắc
cho sự nhân đôi sắc, sự tạo thành thể vào sợi của thoi
ADN
các vi ống chuẩn bị
cho sự tạo thành
thoi phân bào
c. Điểm chốt trong chu kì tế bào ở nấm men
Nấm men có hai đối tượng nghiên cứu chu kì tế bào là Schizosaccharomyces
pompe phân chia theo kiểu phân đôi và dạng Saccharomyces cerevisiae phân chia
theo kiểu mọc chồi.
Trong một chu kì tế bào nấm men có một số điểm chốt khác nhau. Ở
Saccharomyces cerevisiae quan trọng nhất là điểm chốt ở pha G 1 gọi là điểm xuất
phát hay điểm khởi đầu S (start). Nếu nấm men thiếu chất dinh dưỡng, chúng sẽ giữ
tế bào tại điểm khởi đầu và đi vào trạng thái nghỉ mà không tiếp tục đi vào pha S.
Các nhân tố tín hiệu polipeptit cho sự ghép đôi của tế bào nấm men cũng giữ tế bào
tại điểm khởi đầu giúp tế bào nấm đơn bội có thể kết hợp với nhau chứ không đi
vào pha S. Điểm khởi đầu cũng là điểm kiểm soát kích thước tế bào. Trong kiểu
phân chia nảy chồi, tế bào nhỏ sau khi được tạo ra cần sinh trưởng lớn hơn tế bào
mẹ trước khi chúng có thể phân chia. Vì vậy tế bào con nhỏ hơn phải ở pha G 1 lâu
hơn và sinh trưởng nhiều hơn tế bào mẹ
Chuyên đề: Chu kì tế bào
Ở Schizosaccharomyces pompe, chu kì tế bào được điều hòa chủ yếu bằng cách
kiểm soát điểm chuyển tiếp từ G2 sang M.
III.3. Các nhân tố điều chỉnh chu kì tế bào
1. Hệ thống điều chỉnh chu kì tế bào
a. Khái niệm
Hệ thống điều chỉnh chu kì tế bào gồm các phức hệ sinh hóa tác động theo chu
kì, đó là các phức hệ protein hoạt động tương tác theo kiểu kích thích và ức chế,
phối hợp với các quá trình tiền thân cần thiết cho sự nhân đôi ADN và phân li của
ADN
b. Thí nghiệm chứng minh có sự tồn tại của các yếu tố tham gia điều chỉnh chu
kì tế bào
* Thí nghiệm trên noãn bào ếch
Tiêm tế bào chất của trứng ếch đã chín nhưng chưa thụ tinh vào các noãn bào
ếch đang bị ách lại ở pha G2 của giảm phân I, thì các noãn bào này sẽ chuyển vào
pha M để tiếp tục hoàn thành phân bào và trở thành tế bào trứng chín.
Như vậy, tồn tại trong tế bào chất của trứng ếch đã chín trên những nhân tố có
hoạt tính gọi là nhân tố phát động trứng chín- MPF. Nhiều thí nghiệm sau chứng
minh, MPF cũng là nhân tố phát động để tế bào vượt qua điểm chốt G 2 để tiến vào
M.
Chuyên đề: Chu kì tế bào
* Thí nghiệm tiến hành với các tế bào động vật có vú in vitro
Nuôi cấy in vitro chung các tế bào ở các giai đoạn khác nhau của chu kì, tạo điều
kiện cho chúng hòa hợp lẫn nhau bằng phương pháp lai tế bào xoma.
VD: đem các tế bào đang ở giai đoạn M nuôi chung với các tế bào ở giai đoạn G1
hoặc giai đoạn S hoặc giai đoạn G 2 thì các tế bào này dù ở giai đoạn nào của G
cũng đi vào pha M, thể hiện ở chỗ nhân của chúng có xu thế co ngắn lại giống như
nhiễm sắc thể của các tế bào đang ở giai đoạn phân bào.
c. Các thành phần của hệ thống điều chỉnh chu kì tế bào
Hệ thống điều chỉnh chu kì tế bào gồm 2 họ protein chủ yếu:
- Các kinaza phụ thuộc cyclin- Cdk :có tác dụng phát động các quá trình tiền thân
bằng cách gây photphorin hóa nhiều protein đặc trưng tại gốc serin và treonin
- Họ protein cyclin : kiểm tra hoạt tính photphorin hóa của Cdk. Khi cyclin liên kết
với Cdk thành một phức hệ thì Cdk ở trạng thái hoạt tính và khi cyclin tách khỏi
Cdk thì Cdk không có hoạt tính.
Bằng có chế tổng hợp và phân giải protein cyclin cùng với cơ chế tạo phức hệ và
giải thể phức hệ cyclin- Cdk tế bào điều chỉnh chu kì sống của mình. Có nhiều loại
Cdk và cyclin khác nhau, mỗi loại cần thiết cho các giai đoạn khác nhau của tế bào
2. Các nhân tố sinh trưởng
a. Thí nghiệm
Chuyên đề: Chu kì tế bào
Trong nuôi cấy các tế bào động vật in vitro mặc dù môi trường nuôi cấy có đủ
các chất dinh dưỡng cần thiets nhưng tế bào không sinh trưởng và sinh sản nếu như
không cho thêm vào môi trường nuôi cấy “chất huyết thanh” là dịch chiết từ máu
sau khi để máu ngưng kết
Kết luận: có những nhân tố sinh trưởng tác động lên chu kì tế bào giúp tế bào
vượt qua các điểm chốt
b. Phân loại nhân tố sinh trưởng
- Bản chất: Hiện nay, người ta biết được trên 50 chất có tác động như nhân tố sinh
trưởng. Các nhân tố sinh trưởng thường có bản chất là protein, một số là các
hoocmon steroid
- Theo phổ tác động:
+ loại đặc trưng rộng: loại tác động lên nhiều dạng tế bào . VD PDGF (nhân tố sinh
trưởng từ tiểu cầu), EPGR (nhân tố sinh trưởng biểu bì)
+ loại đặc trưng hẹp: như erytropoitein chỉ tác động kích thích sinh sản hồng cầu
c. Cơ chế tác động
Các nhân tố sinh trưởng tác động theo cơ chế gây hoạt hóa các gen, chủ yếu là
các gen mã hóa cho cyclin và Cdk
* Lưu ý: các nhân tố sinh trưởng tác động lên tế bào theo nhóm và rất đa dạng, có
thể kích thích hoặc ức chế sinh sản của tế bào tùy theo nồng độ và tùy trường hợp,
có thể tác động lên sinh sản, biệt hóa, di cư của tế bào trong cơ thể đa bào.
3. Các prtein ức chế (CKI)
a. Cơ chế tác động
Các protein ức chế tác động ức chế hoạt tính của các cyclin- kinaza trong phức hệ
MPF
b. Các lớp protein ức chế
- Lớp p21: đáp ứng lại sự hư hỏng của ADN ở tế bào động vật có vú, ức chế sự
tăng sinh tế bào trong phát triển phôi sinh
Chuyên đề: Chu kì tế bào
- Lớp p27: ức chế chu kì tế bào và điều chỉnh sự tăng sinh tế bào trong cơ thể ở giai
đoạn phôi thai
- Lớp p57: ức chế chu kì tế bào của các tế bào được biết hóa của đa số mô của cơ
thể trưởng thành
4. Các nhân tố khác ức chế sự phân bào
- Các chất hóa học hoặc các bức xạ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự phân
bào: sự nhân đôi ADN, sự tạo thành thoi phân bào, tác động lên nhiễm sắc thể, sự
phân chia tế bào chất …
- Các chất kháng sinh như actinomixin D, daunomixin, nogalomixin tác dụng liên
kết với ADN do đó ức chế sự tổng hợp ADN
- Các chất xicloheximit, puromixin ức chế sự tổng hợp protein bằng cách tác động
lên riboxom
- Các chất chống chuyển hóa chất ankyl, các thuốc nhuộm đều có tác động ức chế
hoặc làm sai lệch sự nhân đôi ADN dẫn đến ức chế sự phân bào
- Các chất có nguồn gốc từ thực vật như consixin, colcemit, podophilin,
vinblastin…đều có tác dụng ức chế sự tạo thành thoi phân bào, tế bào dừng lại ở kì
giữa tạo các nhân đa bội
III.4. Chu kì tế bào ở một số tế bào của cơ thể động vật
a. Các tế bào phôi sớm
Các tế bào phôi sớm thường có chu kì tế bào ngắn, chỉ khoảng 30 phút- 1 giờ.
Chu kì tế bào không có pha G 1, G2 mà chỉ gồm pha S luân phiên với pha M, các
nhân tố của G1 cần thiết cho sự nhân đôi ADN ở pha S cũng như các nhân tố ở pha
G2 được chuẩn bị sẵn và có trong tế bào chất của trứng.
b. Tế bào gan người
- Các tế bào thường dừng lại ở giai đoạn G1 , đi vào giai đoạn biệt hóa G0
- Tế bào ở phần gan bị cắt có thể trở lại pha G 1 , phân bào cho ra các tế bào gan
mới để tái sinh lại phần gan bị cắt
c. Tế bào limpho
Chuyên đề: Chu kì tế bào
- Ở giai đoạn biệt hóa G0
- Khi có kích thích của kháng nguyên, các tế bào limpho vượt qua giai đoạn G 1,
phân bào, sau đó biệt hóa cho ra các tế bào có chức năng miễn dịch như limpho B,
limpho T
d. Tế bào biểu mô da
- Tế bào trưởng thành đi vào pha G0
- Khi da bị tổn thương, các tế bào biểu mô da có thể trở về G 1 và phân bào tái tạo
da bị tổn thương.
e. Tế bào noron thần kinh
- Tế bào noron sau khi được biệt hóa chuyển vào giai đoạn G 0 thì chúng ở trạng
thái đó để thực hiện chức năng dẫn truyền xung thần kinh suốt đời
- Hiện nay có những phát hiện mới của khoa học về sự phân chia của tế bào thần
kinh
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Tim-thay-qua-trinh-cac-te-bao-than-kinh-moi-sinhra-thay-the-cac-te-bao-chet/40085226/188/ (Tìm thấy quá trình các tế bào thần kinh
mới sinh thay thế các thế bào chết)
http://ykhoa.net/yhocphothong/thankinh/55-28.html ( Phát hiện mới của ngành
thần kinh học: não người có khả năng tái tạo)
III.5. Sự chết theo chương trình của tế bào (Apotosis)
1. Vai trò của sự chết theo chương trình của tế bào
- Vai trò kiến tạo trong biến đổi hình thái: các tế bào chết theo chương trình là quá
trình bắt buộc quan trọng để tạo nên hình thái của các cơ quan bộ phận trong quá
trình phát triển phôi
Chuyên đề: Chu kì tế bào
(Sự chết theo chương trình ảnh hưởng đến phát triển chân ở phôi chuột)
- Điều chỉnh số lượng tế bào: Ví dụ trong sự phát triển của hệ thần kinh, sự chết
theo chương trình của tế bào điều chỉnh số noron tương ứng với số tế bào mục tiêu
mà các tế bào noron kết nối vào.
Ở các mô trưởng thành đang tăng trưởng hay co lại, sự chết theo chương trình
của tế bào được điều hòa chặt chẽ cân bằng với sự phân bào. VD: một phần gan
chuột bị lấy mất ở chuột trưởng thành, tế bào gan sẽ phân chia tăng số lượng bù cho
phần gan bị mất. Nếu chuột bị xử lí thuốc kích thích phân bào ở gan làm phình gan,
sau khi ngưng dùng thuốc, sự chết theo chương trình ở tế bào gan sẽ diễn ra mạnh
mẽ để gan trở về kích thước ban đầu.
- Kiểm soát chất lượng trong sự phát triển: sự chết theo chương trình của tế bào
giúp loại bỏ các tế bào không bình thường, sai chỗ, không hoạt động hay nguy
hiểm cho động vật. VD: trong hệ miễn dịch của động vật có xương, sự chết theo
chương trình loại bỏ các bạch cầu T và B do chúng không sinh các thụ thể đặc hiệu
hay loại trừ các bạch cầu bị hoạt hóa bởi sự nhiễm trùng sau khi chúng đã hỗ trợ
phân giải các vi sinh vật gây nhiễm.
2. Biểu hiện của sự chết theo chương trình của tế bào
Tế bào chết theo chương trình có những biến đổi hình thái đặc trưng: tế bào co
lại và cô đặc, khung xương tế bào gãy vụn, màng nhân tan rã, chất nhiễm sắc tụ lại
và gãy ra từng mảnh. Tế bào có dạng “phồng rộp”, các phần của tế bào được đóng
gói trong các túi, những túi này sau đó được nuốt bởi các tế bào chuyên hóa và
không để lại dấu vết. Cơ chế này giúp bảo vệ các tế bào lân cận không bị phá hủy
bởi các enzim tiêu hóa và những enzim khác của tế bào chết có thể bị rò rỉ ra ngoài.
Chuyên đề: Chu kì tế bào
Hình bên trái: tế bào bình thường
Hình bên phải: tế bào đang có biểu hiện chết theo chương trình
3. Cơ chế chết theo chương trình của các tế bào ở giun tròn Caenorhabditis
elegans
Sự chết theo chương trình của C. elegans được kích hoạt bởi các tín hiệu làm
hoạt hóa một chuỗi các protein gây ra sự chết của tế bào.
- Các thành phần tham gia chính:
+ hai gen ced-3 và ced-4 mã hóa cho các protein ced-3 và ced-4 là những protein
thiết yếu gây chết theo chương trình. Các protein này và các protein liên quan đến
sự chết theo chương trình luôn có sẵn trong tế bào nhưng ở dạng bất hoạt.
+ một protein nằm ở màng ngoài ti thể gọi là ced-9 là một chất điều hòa chính của
sự chết theo chương trình.
- Cơ chế:
+ Khi ced-9 ở trạng thái hoạt hóa, nó ức chế hoạt tính của ced-4, chương trình tự
chết bị ức chế (hình a)
+ Khi tế bào nhận được tín hiệu gây chết làm bất hoạt ced-9, mất khả năng ức chế
ced-4; ced-4 được hoạt hóa sẽ tiếp tục hoạt hóa ced-3- một proteaza. Ced-3 hoạt
hóa các nucleaza và proteaza khác dẫn đến các phản ứng trong quá trình tự chết của
tế bào (hình b)
Chuyên đề: Chu kì tế bào
Hình a
Hình b
Hình a: Không có tín hiệu gây chết theo chương trình
Hình b: Khi có tín hiệu gây chết theo chương trình
4. Cơ chế chết theo chương trình của các tế bào ở động vật có vú
Ở người và động vật có vú khác có nhiều con đường khác nhau gây nên hiệu
ứng tế bào chết theo chương trình. Mỗi con đường diễn ra phụ thuộc vào loại tế bào
và tín hiệu gây chết.
- Con đường liên quan đến các protein ti thể: các protein gây chết theo chường trình
có thể hình thành các lỗ phân tử trên màng ngoài ti thể làm cho nó bị rò rỉ và giải
phóng các protein thúc đẩy sự chết theo chương trình của tế bào, trong số này có
cytocrome c là thành phần của chuỗi chuyền electron. Quá trình tế bào chết theo
chương trình liên quan đến ti thể ở động vật có vú sử dụng các protein giống với
các protein ở giun tròn ced-3, ced-4 và ced-9.
Một trong các cơ chế đó được miêu tả dưới đây:
Chuyên đề: Chu kì tế bào
Màng ngoài ti thể tổng hợp protein Bcl- 2 trên bề mặt. Một protein thứ hai là Apaf1 sẽ liên kết vào Bcl-2. Khi một gốc oxi phản ứng mạnh tác động vào làm Bcl-2
giải phóng Apaf-1, một protein thứ ba là Bax sẽ thấm qua màng ti thể làm giải
phóng xytocrome C (Cyt C). Cyt C hình thành phức với Apaf-1 và Caspase 9. Phức
hệ này lần lượt hoạt hóa nhiều protease kích hoạt quá trình chết theo chương trình
của tế bào
- Con đường không liên quan đến protein ti thể: có sự hoạt hóa các enzim caspaza
và các enzim khác thực hiện chương trình tế bào tự chết mà không liên quan đến ti
thể.
III. 6. Tế bào ung thư và sự mất kiểm soát chu kì tế bào
Tế bào ung thư có sự rối loạn trong chu kì tế bào khiến chúng co khả năng
phân chia vô hạn nếu được cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng.
1. Một số gen liên quan đến sự phát triển của các tế bào ung thư
Các gen liên quan đến quá trình điều hòa sự sinh trưởng, phân chia tế bào trong
chu kì tế bào: các gen mã hóa các yếu tố sinh trưởng, các thụ thể của chúng và các
phân tử tham gia vào các con đường truyền tín hiệu giữa các tế bào. Sự đột biến ở
các gen này trong các tế bào xoma đều có thể dẫn đến ung thư.
a. Gen tiền ung thư
Gen tiền ung thư thường là các gen mã hóa cho các protein có vai trò thúc đẩy sự
sinh trưởng và phân chia bình thường của tế bào.
Chuyên đề: Chu kì tế bào
Tuy nhiên gen tiền ung thư sẽ biến đổi thành gen ung thư do một sự thay đổi di
truyền như:
+ sự di chuyển của AND trong hệ gen
+ sự khuếch đại của một gen tiền ung thư
+ các đột biến điểm xuất hiện trong một trình tự điều hòa hay ngay trong gen tiền
ung thư
Khi gen ung thư hình thành dẫn đến sự kích thích chu kì tế bào diễn ra một cách
không bình thường.
VD. Bcl- 2 là gen được xác định là dạng chung của ung thư bạch cầu ở người,
gây ra sản xuất dư thừa protein Bcl-2. Mức độ cao của protein Bcl-2 gây ra ung thư
bởi nó ức chế sự chết theo chương trình của tế bào
b. Gen ức chế khối u
Gen ức chế khối u mã hóa cho các sản phẩm làm ức chế tế bào phân chia, ngăn
cản sự sinh trưởng vô tổ chức của tế bào. Sản phẩm của các gen này- các protein ức
chế khối u có vai trò:
+ sửa chữa AND giúp tế bào tránh khỏi việc tích lũy các đột biến gây ung thư
+ điều khiển sự đính kết giữa các tế bào với chất nền ngoại bào của các tế bào khác
giúp các tế bào có sự định vị đúng trong tổ chức mô bình thường
+ thành phần của các con đường truyền tín hiệu trong tế bào có tác động ức chế sự
diễn tiến của chu kì tế bào.
Mọi đột biến làm giảm hoạt động bình thường của một protein ức chế khối u có
thể làm phát sinh ung thư.
VD: Gen p53 tổng hợp ra protein p53 có vai trò đáp ứng lại sự hư hỏng nặng của
ADN bằng cách tự chết để ngăn ngừa sự đột biến ADN có thể dẫn đến sự phát triển
các tế bào ung thư. Những tế bào chứa đột biến gen p53 ở cả hai alen sẽ vượt qua
G1 để vào S khi AND bị hư hỏng nhẹ và sẽ không tự chết đi khi AND bị hư hỏng
nặng. Trong trường hợp thứ hai, ADN bị hư hỏng nặng vẫn nhân đôi tạo ra đột biến
và tái sắp xếp lại AND dẫn đến phát triển ung thư
Chuyên đề: Chu kì tế bào
2. Giải pháp đối với bệnh ung thư hiện nay
- Hóa trị: sử dụng một số loại thuốc có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư
- Xạ trị: dùng các tia có năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư
Các phương pháp điều trị ngoài tác động lên tế bào ung thư còn tác động lên các
tế bào khác của cơ thể đặc biệt là các tế bào thường xuyên phân chia của cơ thể như
tế bào tạo máu máu, tế bào gốc lông, tóc, tế bào đường tiêu hóa…Do đó cơ thể có
thể có tình trạng thiếu máu, tiêu chảy, rụng tóc, giảm chức năng miễn dịch…
IV. Một số câu hỏi và bài tập liên quan
IV.1. Câu hỏi tự luận
Câu 1. Phân lập các tế bào ở các pha khác nhau trong chu kì tế bào, sau đó kết hợp
các tế bào để tạo thành các tế bào lai. Khi lai tế bào ở pha G 1, G2 với các tế bào ở
pha S thì các nhân G1, G2 có những biến đổi gì? Giải thích?
– Lai tế bào ở pha G1 với các tế bào ở pha S thì nhân G1 tiến hành nhân đôi ADN
=> do tế bào chất trong tế bào ở pha S chứa các nhân tố khởi động quá trình nhân
đôi ADN trong nhân G1
- Lai tế bào ở pha G2 với các tế bào ở pha S thì nhân G2 vẫn tiếp tục các quá trình
tiếp theo sau pha G2 mà không nhân đôi AND lần nữa.
=> nhân G2 đã nhân đôi ADN tế bào hình thành cơ chế ngăn cản sự tiếp tục nhân
đôi cho tới khi tế bào hoàn thành chu kì phân bào.
Câu 2.
a. Cho ba kiểu chu kì tế bào được mình họa theo sơ đồ sau:
- Kiểu A :
- Kiểu B:
- Kiểu C: .
……….
……………….
………….
Chuyên đề: Chu kì tế bào
Chú thích:
Pha G1
Pha G2
Pha phân chia nhân
Pha S
Pha phân chia tế bào chất
Cho biết kiểu phân bào nào là của tế bào biểu bì ở người, tế bào phôi sớm của ếch,
hợp bào của một loài nấm nhày? Giải thích?
b. Tại sao nguyên bào sợi ở da bình thường không phân chia nhưng khi bị thương
nó lại phân chia hàn gắn vết thương? Yếu tố nào kích thích các tế bào mô limpho
phân bào tạo ta các tế bào limpho B và T?
Đáp án
a. - Kiểu phân bào của hợp bào nấm nhày: A
=> Tế bào có phân chia nhân nhưng không phân chia tế bào chất tạo nên hợp bào
- Kiểu phân bào của tế bào biểu bì: C
Vì: Tế bào phân bào một cách bình thường, có đủ các pha trong phân bào
- Kiểu phân bào của tế bào phôi sớm của ếch: B
Vì: tế bào phôi sớm có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phân bào, bỏ
qua pha G1, G2
b. Khi bị thương ở da, các tiểu cầu vỡ ra giải phóng nhân tố sinh trưởng PDGF.
PDGF có tác dụng kích thích sự sinh sản của các nguyên bào sợi ở da. Các nguyên
bào sợi phân bào để hàn gắn vết thương.
- Sự có mặt của kháng nguyên đã kích thích tế bào của mô limpho phân bào để tạo
tế bào limpho B và T
Câu 3. Chu kì tế bào động vật bậc cao có những điểm chốt kiểm soát nào? Vai trò
của các điểm chốt đó?
Câu 4. Trong các pha của kì trung gian, đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột
biến gen và đột biến nhiễm sắc thể có hiệu quả nhất?
- Đột biến gen: tác động vào pha S
- Đột biến số lượng NST: tác động vào pha G2
Chuyên đề: Chu kì tế bào
- Đột biến cấu trúc NST: tác động vào các pha đều dễ gây đột biến
Câu 5. Trong chu kì tế bào, pha nào có biến động nhiều nhất về sinh hóa, pha nào
có biến động nhiều nhất về hình thái. Giải thích?
- Pha S có biến động nhiều nhất về sinh hóa: diễn ra sự nhân đôi ADN và NST
- Pha M có biến động nhiều nhất về hình thái: có sự phân chia 1 tế bào mẹ thành 2
tế bào con
Câu 6. Gen p53 tổng hợp protein p53 có vai trò ức chế tế bào người ở pha G 1 khi
có sự hư hỏng AND. Kết hợp nguyên nhân ở cột A với kết quả tương ứng ở cột B
và giải thích?
A
B
AND hư hỏng nhẹ
Phát triển ung thư
AND hư hỏng nặng, gen p53 hoạt động Tế bào ách lại ở pha G1
bình thường
AND hư hỏng nặng, gen p53 bị đột Tế bào tự chết theo chương trình
biến ở cả hai alen
Đáp án:
- AND hư hỏng nhẹ => tế bào bị ách lại ở pha G1
p53 thường tồn tại với lượng rất ít vừa đủ để bám vào yếu tố kiểm tra tương ứng
của AND và hoạt hóa sự phiên mã, Sự hư hỏng AND làm bền vững hóa p53, nồng
độ của chúng tăng cao kích thích sự phiên mã của gen mã hóa cho protein ức chế
CIP p21 là protein ức chế hoạt tính của phức hệ cyclin- kinaza. Kết quả làm tế bào
bị ách lại ở pha G1 cho tới khi AND hư hỏng được sửa chữa.
- AND hư hỏng nặng, gen p53 hoạt động bình thường => tế bào tự chết theo
chương trình
Protein p53 đáp ứng sự hư hỏng nặng của tế bào bằng cách tham gia hoạt hóa gen
dẫn đến sự tự chết theo chương trình của tế bào
-AND hư hỏng nặng, gen p53 bị đột biến ở cả hai alen => phát triển ung thư
Chuyên đề: Chu kì tế bào
Gen p53 bị đột biến không tạo sản phẩm hoặc sản phẩm không có chức năng
khiến tế bào vẫn vượt qua pha G 1 để vào pha S, AND hư hỏng nặng vẫn nhân đôi
tạo đột biến và tái sắp xếp AND dẫn đến nguy cơ cao phát triển ung thư
IV.2. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Điều nào sau đây không đúng về điểm khởi đầu ở tế bào nấm men
Saccharomyces cerevisiae?
A. Khi tế bào đi qua điểm khởi đầu, chúng chuyển sang pha S để thực hiện chu
trình phân bào
B. Điểm khởi đầu được kiểm soát bằng điều kiện dinh dưỡng của nấm men
C. Điểm khởi đầu nằm đầu pha M
D. Điểm khởi đầu được kiểm soát bằng kích thước của tế bào nấm men
Câu 2. Sự nảy chồi ở nấm men Saccharomyces cerevisiae bắt đầu khi nào?
A. Khi tế bào mẹ vượt qua điểm khởi đầu
B. Khi tế bào mẹ hoàn thành pha S
C. Khi tế bào mẹ chuẩn bị đi vào pha M
D. Khi tế bào mẹ kết thúc pha G2
Câu 3. Trong những chu chu kì phân bào đầu tiên của tế bào trứng mới thụ tinh ở
động vật bậc cao, đặc điểm nào sau đây không đúng:
A. tế bào phân chia nhanh, bỏ qua pha G1, G2
B. pha S được bỏ qua do tế bào chất có đủ các thành phần cần thiết
C. pha S diễn ra nối tiếp với pha M
D. các thành phần cần được tổng hợp ở pha G1 đã có sẵn trong tế bào chất
Câu 4. Hai yếu tố nào có vai trò quan trọng hơn cả trong chu kì tế bào ở nấm men
Saccharomyces cerevisiae
A. yếu tố tăng trưởng, kích thước tế bào
B. điều kiện dinh dưỡng, yếu tố tăng trưởng
C. yếu tố tăng trưởng, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
D. kích thước tế bào, điều kiện dinh dưỡng
Chuyên đề: Chu kì tế bào
Câu 5. Điều nào sau đây đúng khi nói về protein p53 trong chu kì tế bào ở động vật
người
A. khi ADN bị hư hại, p53 cho phép tế bào nhanh chóng vượt qua pha G1
B. protein p53 được cảm ứng rất nhanh khi tế bào phát hiện lỗi sai ở ADN
C. p53 ức chế tế bào ở pha G2 khi có sự hư hỏng ADN
D. Khi p53 không hoạt động, tế bào với ADN bị hư hỏng sẽ dừng lại ở pha G1
Câu 6: Điểm chốt pha G2 sẽ kiểm tra quá trình nào sau được hoàn tất hay chưa:
A. tổng hợp protein, ARN cần thiết cho pha S
B. nhiễm sắc thể đã gắn trên sợi thoi phân bào
C. ADN đã nhân đôi, các vi ống được tạo thành chuẩn bị cho sự hình thành thoi
phân bào
D. tế bào đã đạt kích thước nhất định
Câu 7. Phát biểu nào dưới đây mô tả về một tế bào đang ở pha S?
A. các cặp nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào
B. chất nhiễm sắc đang được nhân đôi
C. các nhiễm sắc thể được kéo về hai cực của tế bào
D. màng nhân và hạch nhân đã biến mất
Câu 8: Điều nào sau đây không đúng về điểm kiểm tra R ở tế bào động vật
A. nằm ở cuối pha G1
B. tương đương với điểm kiểm tra S ở tế bào nấm men
C. kiểm tra quá trình tổng hợp protein, ARN và các thành phần cần cho nhân đôi
ADN
D. kiểm tra sự tạo thành vi ống
Câu 9. Hợp chất conxixin ức chế quá trình nào sau đây trong chu kì tế bào
A. sự nhân đôi AND
B. sự trùng hợp các vi ống ở pha S
C. sự tạo thành các vi ống tubulin ở pha G2
Chuyên đề: Chu kì tế bào
D. sự di chuyển nhiễm sắc thể về hai cực tế bào
Câu 10. Điều nào sau đây là đúng khi nói về các nhân tố sinh trưởng tác động đến
chu kì tế bào
A. nhân hóa sinh trưởng kích thích sự phân chia của mọi tế bào
B. tác động của nhân tố sinh trưởng thường là gây bất hoạt các gen mã hóa cho các
cyclin và Cdk
C. nhân tố sinh trưởng có thể kích thích hoặc ức chế sự phân chia của tế bào tùy
theo nồng độ
D. nhân tố sinh trưởng đều cần các thụ quan màng đặc trưng
Câu 11. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự chết theo chương trình của tế bào
A. Sự chết theo chương trình là cần thiết trong quá trình phát triển cá thể
B. Tế bào đang tồn tại mạnh khỏe cũng có thể bị chết theo chương trình
C. Sự chết theo chương trình của tế bào chỉ diễn ra ở giai đoạn đầu phát triển cá thể
D. Một tế bào chết theo chương trình thường không ảnh hưởng đến sự tồn tại của
các tế bào lân cận
Câu 12. Phức hệ MPF không có đặc điểm nào sau đây:
A. Thành phần chính là hai họ protein cyclin và Cdk
B. Ở tế bào phôi sớm, phức hệ MPF không hoạt động ở những lần phân bào đầu
tiên
C. Phức hệ MPF hoạt động khác nhau ở các tế bào khác nhau
D. Phức hệ MPF chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh trưởng và các protein ức chế
Câu 13. Điều nào sau đây không đúng về giai đoạn G0:
A. Tế bào ở pha G0 không thể quay lại pha G1 để phân chia
B. Các tế bào ở pha G0 thường ở trạng thái biệt hóa thực hiện chức năng
C. Tế bào ở pha G0 có thể quay lại pha G1 để phân chia
D. Đa số các tế bào trong cơ thể người ở pha G0
Câu 14. Quá trình hình thành tế bào đa nhân từ tế bào 1 nhân có đặc điểm nào sau:
A. không có pha phân chia nhân ở pha phân bào
Chuyên đề: Chu kì tế bào
B. chu kì tế bào dừng lại ở pha S
C. không có pha phân chia tế bào chất ở pha phân bào
D. chu kì tế bào dừng lại ở pha G1
Câu 15. Tế bào có một số cơ chế để có thể tự chết- quá trình được gọi là chết theo
chương trình. Một trong những cơ chế đó được kích hoạt bởi các gốc oxy phản ứng
mạnh. Khi một gốc oxi phản ứng mạnh tác động vào làm Bcl-2 giải phóng Apaf-1,
một protein thứ ba là Bax sẽ thấm qua màng ti thể làm giải phóng xytocrome C
(Cyt C). Cyt C hình thành phức với Apaf-1 và Caspase 9. Phức hệ này lần lượt hoạt
hóa nhiều protease kích hoạt quá trình chết theo chương trình của tế bào. Khi tế bào
bị phơi nhiễm với các hợp chất chứa gốc oxy phản ứng mạnh, tế bào có thể có
những phản ứng dưới đây
a1. Tế bào biểu hiện một dạng đột biến của protein Apaf-1 luôn luôn liên kết với
Bcl-2
b1. Tế bào hoàn toàn không biểu hiện Bcl-2
c1. Tế bào biểu hiện mạnh một dạng Bcl-2 chỉ được chuyển đến màng sinh chất mà
không được chuyển đến màng ti thể
d1. Một chất làm tăng thời gian bán phân giải Bcl-2 được bổ sung vào tế bào
- Từ mỗi phản ứng trên, xác định số phận tế bào:
a. Tế bào kháng lại sự chết theo chương trình
b. Tế bào bị thúc đẩy sự chết theo chương trình
c. Không dự đoán được số phận tế bào
(Theo đề thi IBO 2012)
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
1
C
2
A
3
B
4
D
5
A
6
C
7
B
8
D
9
C
10
C
11
C
12
B
13
A
14
C
Đáp án câu 15.
a1
b1
c1
d1
Chuyên đề: Chu kì tế bào
a
b
b
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
a
Chuyên đề: Chu kì tế bào
Trên cơ sở tổng hợp phân tích nội dung một số tài liệu chuyên, chuyên đề đã
bước đầu tóm tắt các nội dung kiến thức cơ bản về phần “Chu kì tế bào” trong
chương trình Sinh học 10
Chuyên đề có bổ sung một số thông tin về cơ chế của quá trình chết theo
chương trình của tế bào, đề xuất một số câu hỏi, bài tập liên quan. Sự chết theo
chương trình của tế bào có mối liên quan chặt chẽ đến sự phát sinh ung thư- vấn đề
được quan tâm rất nhiều trong khoa học và y học.
Trong khoảng thời gian có hạn, chuyên đề còn có nhiều nội dung chưa thể
tìm hiểu sâu hơn, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và
đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
[...]... Các tế bào ở pha G0 thường ở trạng thái biệt hóa thực hiện chức năng C Tế bào ở pha G0 có thể quay lại pha G1 để phân chia D Đa số các tế bào trong cơ thể người ở pha G0 Câu 14 Quá trình hình thành tế bào đa nhân từ tế bào 1 nhân có đặc điểm nào sau: A không có pha phân chia nhân ở pha phân bào Chuyên đề: Chu kì tế bào B chu kì tế bào dừng lại ở pha S C không có pha phân chia tế bào chất ở pha phân bào. .. vào tế bào - Từ mỗi phản ứng trên, xác định số phận tế bào: a Tế bào kháng lại sự chết theo chương trình b Tế bào bị thúc đẩy sự chết theo chương trình c Không dự đoán được số phận tế bào (Theo đề thi IBO 2012) Đáp án câu hỏi trắc nghiệm 1 C 2 A 3 B 4 D 5 A 6 C 7 B 8 D 9 C 10 C 11 C 12 B 13 A 14 C Đáp án câu 15 a1 b1 c1 d1 Chuyên đề: Chu kì tế bào a b b C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ a Chuyên đề: Chu kì tế bào. .. tế bào ở các pha khác nhau trong chu kì tế bào, sau đó kết hợp các tế bào để tạo thành các tế bào lai Khi lai tế bào ở pha G 1, G2 với các tế bào ở pha S thì các nhân G1, G2 có những biến đổi gì? Giải thích? – Lai tế bào ở pha G1 với các tế bào ở pha S thì nhân G1 tiến hành nhân đôi ADN => do tế bào chất trong tế bào ở pha S chứa các nhân tố khởi động quá trình nhân đôi ADN trong nhân G1 - Lai tế bào. .. ở pha G2 được chu n bị sẵn và có trong tế bào chất của trứng b Tế bào gan người - Các tế bào thường dừng lại ở giai đoạn G1 , đi vào giai đoạn biệt hóa G0 - Tế bào ở phần gan bị cắt có thể trở lại pha G 1 , phân bào cho ra các tế bào gan mới để tái sinh lại phần gan bị cắt c Tế bào limpho Chuyên đề: Chu kì tế bào - Ở giai đoạn biệt hóa G0 - Khi có kích thích của kháng nguyên, các tế bào limpho vượt... có nguồn gốc từ thực vật như consixin, colcemit, podophilin, vinblastin…đều có tác dụng ức chế sự tạo thành thoi phân bào, tế bào dừng lại ở kì giữa tạo các nhân đa bội III.4 Chu kì tế bào ở một số tế bào của cơ thể động vật a Các tế bào phôi sớm Các tế bào phôi sớm thường có chu kì tế bào ngắn, chỉ khoảng 30 phút- 1 giờ Chu kì tế bào không có pha G 1, G2 mà chỉ gồm pha S luân phiên với pha M, các nhân.. .Chuyên đề: Chu kì tế bào - Lớp p27: ức chế chu kì tế bào và điều chỉnh sự tăng sinh tế bào trong cơ thể ở giai đoạn phôi thai - Lớp p57: ức chế chu kì tế bào của các tế bào được biết hóa của đa số mô của cơ thể trưởng thành 4 Các nhân tố khác ức chế sự phân bào - Các chất hóa học hoặc các bức xạ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự phân bào: sự nhân đôi ADN, sự tạo thành thoi phân bào, ... tế bào D kích thước tế bào, điều kiện dinh dưỡng Chuyên đề: Chu kì tế bào Câu 5 Điều nào sau đây đúng khi nói về protein p53 trong chu kì tế bào ở động vật người A khi ADN bị hư hại, p53 cho phép tế bào nhanh chóng vượt qua pha G1 B protein p53 được cảm ứng rất nhanh khi tế bào phát hiện lỗi sai ở ADN C p53 ức chế tế bào ở pha G2 khi có sự hư hỏng ADN D Khi p53 không hoạt động, tế bào với ADN bị hư hỏng... ở pha G2 với các tế bào ở pha S thì nhân G2 vẫn tiếp tục các quá trình tiếp theo sau pha G2 mà không nhân đôi AND lần nữa => nhân G2 đã nhân đôi ADN tế bào hình thành cơ chế ngăn cản sự tiếp tục nhân đôi cho tới khi tế bào hoàn thành chu kì phân bào Câu 2 a Cho ba kiểu chu kì tế bào được mình họa theo sơ đồ sau: - Kiểu A : - Kiểu B: - Kiểu C: ……… ……………… ………… Chuyên đề: Chu kì tế bào Chú thích: Pha... bằng kích thước của tế bào nấm men Câu 2 Sự nảy chồi ở nấm men Saccharomyces cerevisiae bắt đầu khi nào? A Khi tế bào mẹ vượt qua điểm khởi đầu B Khi tế bào mẹ hoàn thành pha S C Khi tế bào mẹ chu n bị đi vào pha M D Khi tế bào mẹ kết thúc pha G2 Câu 3 Trong những chu chu kì phân bào đầu tiên của tế bào trứng mới thụ tinh ở động vật bậc cao, đặc điểm nào sau đây không đúng: A tế bào phân chia nhanh,... enzim khác của tế bào chết có thể bị rò rỉ ra ngoài Chuyên đề: Chu kì tế bào Hình bên trái: tế bào bình thường Hình bên phải: tế bào đang có biểu hiện chết theo chương trình 3 Cơ chế chết theo chương trình của các tế bào ở giun tròn Caenorhabditis elegans Sự chết theo chương trình của C elegans được kích hoạt bởi các tín hiệu làm hoạt hóa một chu i các protein gây ra sự chết của tế bào - Các thành ... Chuyên đề Chu kì tế bào có nội dung sau: - Khái niệm chu kì tế bào - Các giai đoạn chu kì tế bào - Điều chỉnh chu kì tế bào - Một số câu hỏi tập liên quan I Khái niệm chu kì tế bào Chu kì tế. .. tế bào đa nhân từ tế bào nhân có đặc điểm sau: A pha phân chia nhân pha phân bào Chuyên đề: Chu kì tế bào B chu kì tế bào dừng lại pha S C pha phân chia tế bào chất pha phân bào D chu kì tế bào. .. phân bào, tế bào dừng lại kì tạo nhân đa bội III.4 Chu kì tế bào số tế bào thể động vật a Các tế bào phôi sớm Các tế bào phôi sớm thường có chu kì tế bào ngắn, khoảng 30 phút- Chu kì tế bào pha