1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHU kỳ tế bào và sự PHÂN bào

13 419 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ của các hệ thống sống ở các cấp độ khác nhau từ cấp độ phân tử đến cấp độ sinh quyển.Các mối quan hệ đó rất phức tạp nhưng chặt chẽ và

Trang 1

ĐỀ TÀI : CHU KỲ TẾ BÀO VÀ SỰ PHÂN BÀO

A LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ của các hệ thống sống ở các cấp độ khác nhau từ cấp độ phân tử đến cấp độ sinh quyển.Các mối quan hệ đó rất phức tạp nhưng chặt chẽ và tuân theo những qui luật nhất định.Đây là môn khoa học mang tính lý thuyế gắn liền với thực tiễn,đòi hỏi người học phải liên hệ giữa lý thuyết với thực hành vận dụng.Muốn làm tốt khâu thực hành đòi hỏi phải nắm vững kiến thức

lý thuyết cơ sở ngay từ cấp độ bé nhất như phân tử, tế bào Trong chương trình Sinh học phổ thông , “Tế bào học ” là phần kiến thức cơ sở tương đối khó và đòi hỏi tính chính xác cao,bao gồm nhiều khái niệm Sinh học phức tạp và khó tiếp cận Chính vì vậy phương pháp dạy và học các nội dung này đóng một vai trò rất quan trọng ,đặc biệt là phương pháp phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh

Qua nhiều năm giảng dạy ở bậc Trung học phổ thông tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc dạy và học phần “Tế bào học ” nói chung và phần “Chu kỳ tế bào và sự phân bào ” nói riêng Bước đầu những kinh nghiệm này đã đem lại hiệu quả nhất định Đề tài “CHU KỲ TẾ BÀO VÀ SỰ PHÂN BÀO ” trình bày trong chuyên đề này với mong muốn giúp học sinh hiểu sâu về kiến thức lý thuyết phần tế bào học là cơ

cở vận dụng vào thực tiễn

B NỘI DUNG

I.CHU KỲ TẾ BÀO

1 Chu kỳ sống của tế bào.

Chu kỳ sống của tế bào là thời gian diễn ra kể từ thời điểm tế bào được hình thành nhờ phân bào của tế bào mẹ và kết thúc bởi sự phân bào để hình thành tế bào mới

Trang 2

Người ta chia chu kỳ tế bào ra hai thời kỳ chính:

* Gian kỳ(I):

Là thời kỳ giữa hai lần phân chia, thời gian này tế bào trao đổi chất, sinh trưởng

và chuẩn bị cho phân bào

* Thời kỳ phân bào(M):

Là thời kỳ tế bào mẹ phân đôi cho hai tế bào con

Trong các cơ thể đa bào các tế bào đã được biệt hoá khác nhau để thực hiện chức năng khác nhau nên thời gain kéo dài của chu kỳ tế bào có thể thay đổi, đặc biệt là pha gian kỳ Trung bình chu kỳ sống tế bào kéo dài 8-100 giờ

2 Gian kỳ.

Người ta chia gian kỳ thành ba giai đoạn hay ba pha dựa vào đặc điểm chức năng

a Pha G 1 (pha sinh trưởng):

* Thời gian pha G 1 :

G1 kéo dài từ ngay sau khi tế bào được tạo thành do phân bào, cho đến khi bắt đầu pha S là pha tổng hợp ADN Thời gian này tuỳ thuộc vào chức năng sinh

lý của tế bào Đối với tế bào ung thư thời gian của G1 bị rút ngắn rất nhiều Người ta còn gọi G0 là pha trong đó tế bào đi vào trạng thái thoái hoá

Vào cuối pha G1 có một điểm hạn định R, nếu tế bào vượt qua điểm R chúng tiếp tục đi vào pha S Nhân tố điều chỉnh R là protein không bền có tác dụng

Trang 3

kìm hãm Đối với tế bào biệt hoá thì tế bào không vượt qua điểm R mà đi vào quá trình biệt hoá

* Tổng hợp chất trong pha G 1 :

Trong pha G1 không có sự tổng hợp ADN, mà ADN được tổng hợp trong pha

S, vì vậy còn gọi pha G1 là pha trước tái bản

Trong pha G1 hàm lượng và số lượng NST là ổn định Trong pha G1 xảy ra sự tổng hợp các ARN và protein Ở cuối pha G1 tế bào tổng hợp một protein đặc trưng là cyclin A và nhanh chóng được tích luỹ trong nhân tế bào

b Pha S(pha tổng hợp).

Protein cyclin A cùng với protein kinase sẽ xúc tác tái bản ADN Được gọi là pha S vì trong pha này chủ yếu xảy ra sự tổng hợp ADN và nhân đôi nhiễm sắc thể Protein cyclin A tác động tới cuối pha S thì biến mất

Thời gia kéo dài pha S tương đối cố định 6-8 giờ

Sự tổng hợp ADN mới có cấu trúc và đặc tính giống với ADN cũ nên được gọi

là sự tái bản ADN Qua pha S hàm lượng ADN tăng lên gấp đôi

c Pha G 2 (pha sau tổng hợp).

Thời gian của pha G2 ngắn từ 4-5 giờ Trong pha G2 các ARN và protein tổng hợp chuẩn bị cho phân bào Cuối pha G2 một protein được tổng hợp là protein cyclin B và được tích luỹ trong nhân cho đến tiền kỳ phân bào Cyclin B có vai trò quan trọng trong sự tạo thành thoi vô sắc

3 Phân bào.

Tiếp theo pha G2 là thời kỳ tế bào mẹ phân chia tạo thành 2 tế bào con Người

ta phân chia 4 dạng phân bào sau:

a Trực phân(Amitosis):

Dạng phân bào này đặc trưng cho tế bào đã biệt hoá cao, các tế bào bệnh lý, các tế bào bị tác hại đang đi vào quá trình thoái hoá

Trong trực phân, nhân được nhân đôi một cách đơn gian, không xuất hiện NST cũng như thoi vô sắc vì vậy còn gọi là phân bào không tơ Nhiều khi nhân phân thành hai nửa không đều nhau, hoặc phân thành nhiều mảnh, mọc chồi

Tế bào chất có thể được phân đôi cùng với nhân hoặc không phân chia tạo thành các tế bào hai nhân hoặc nhiều nhân

b Nội phân bào(Endomitosis):

Trang 4

Là một dạng biến đổi của mitosis, trong đó NST được nhân đôi nhưng không phân chia về các tế bào con mà ở lại trong tế bào mẹ, do đó tạo thành tế bào đa bội(có số thể nhiễm sắc tăng cao nhiều lần)

Trong trường hợp các sợi nhiễm sắc được nhân đôi nhiều lần(do nhân đôi của ADN) nhưng số lượng NST không đổi sẽ dẫn đến hiện tượng đa sợi và thể nhiễm sắc đa sợi

c Phân bào nguyên nhiễm(Mitosis):

Phân bào nguyên nhiễm còn gọi là gián phân hoặc phân bào có tơ, là dạng phân bào chuẩn phổ biến cho tất cả các dạng tế bào, qua đó các tế bào có nguyên bộ NST như tế bào mẹ(2n)

d Phân bào giảm nhiễm(Meiosis):

Là dạng phân bào đặc trưng cho các cơ thể sinh sản hữu tính, qua đó các tế bào sinh dục(tinh nguyên bào và noãn nguyên bào) phân chia tạo ra các giao tử có

số lượng NST giảm đi một nửa(n)

II PHÂN BÀO NGUYÊN NHIỄM

Phân bào nguyên nhiễm là pha M của chu kỳ tế bào, tiếp ngay sau pha G2 Qua

M tế bào mẹ sau khi qua pha S trong đó bộ máy di truyền đã được nhân đôi, sẽ tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào có mang bộ máy di truyền giống hệt tế bào mẹ Hiện tượng nguyên phân là hiện tượng phân bào phức tạp đặc trưng cho tế bào nhân chuẩn

Tế bào nhân sơ bộ máy di truyền có cấu trúc đơn giản, chỉ là phân tử ADN dạng vòng, vì vậy phương thức phân bào đơn giản Trong pha S sau khi phân

tử ADN bám vào mesoxom(phần lõm của màng sinh chất) và tái bản tạo ra hai phân tử ADN con giống hệt nhau, mesoxom được phân đôi và mỗi phần mesoxom kéo theo mình một phân tử AND con Tiếp theo một màng được hình thành cắt đôi tế bào thành hai nửa, mỗi nửa có một phân tử ADN, kết quả

là hình thành 2 tế bào con có chứa ADN giống hệt nhau

1 Đặc điểm của phân bào nguyên nhiễm.

- Là dạng phân bào phổ biến ở sinh vật nhân chuẩn

Trang 5

- Kết quả của phân bào là hình thành 2 tế bào con có chứa số lượng NST giữ nguyên như tế bào mẹ

- Xuất hiện nhiễm sắc thể và phân chia nhiễm sắc về hai tế bào con

- Xuất hiện thoi phân bào, có vai trò định hướng các nhiễm sắc thể con di chuyển về hai cực tế bào

- Trong tiến trình phân bào màng nhân và hạch nhân biến mất và lại được tái tạo ở hai tế bào con

2 Các kỳ của phân bào nguyên phân.

Quá trình phân bào diễn ra theo 5 kỳ liên tiếp nhau bắt đầu thời gian tiếp theo pha G2 của gian kỳ và kết thúc khi hình thành hai tế bào con

Sự phân chia nhân là tiến trình phân đôi của nhân bao gồm 4 kỳ là: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối Còn sự phân chia tế bào chất(1 kỳ) là tiến trình phân đôi tế bào chất ở kỳ cuối

A.

B.

C.

D.

E.

a Kỳ đầu:

- Chất NST ở kỳ trung gian bao gồm hai

NST đơn dính với nhau ở tâm động, lúc này

NST trở nên xoắn và cô đặc lại

- Màng nhân và nhân con tiêu biến

- Hình thành bộ máy phân bào gồm có sao phân bào(ở thực vật không có sao phân bào) và thoi vô sắc đính vào tâm động của NST theo hướng vuông góc,

Trang 6

còn tâm động có vị trí đối mặt với hai sao ở hai cực, mỗi phía có một tâm động

b Kỳ giữa:

- NST xoắn, cô đặc và co ngắn tối đa, có hình dạng đặc trưng

- NST thể xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo

- Thoi vô sắc có hai loại: 1 loại liên tục chạy từ cực này đến cực kia, 1 loại chỉ chạy từ cực đến miền xích đạo

c Kỳ sau:

- Hai NST đơn trong NST kép tách nhau ra ở tâm động đi về hai cực tế bào Mỗi NST con mang một tâm động riêng đính vào thoi vô sắc

- Tất cả các NST con cùng tách khỏi nhau và cùng thời gian di chuyển về hai cực nhờ sự co ngắn của thoi vô sắc đính vào tâm động Tốc độ di chuyển về hai cực tế bào của NST khoảng 1 micromet/phút

d Kỳ cuối:

- Các NST con đã di chuyển tới hai cực của tế bào, dãn xoắn, dài ra và biến trở thành chất nhiễm sắc(NST dạng sợi mảnh)

- Thoi phân bào biến mất, hình thành màng nhân, hạch nhân được tái tạo, hình thành hai nhân con trong khối tế bào chất chung

e Phân chia tế bào chất:

Sự phân chia tế bào chất bắt đầu từ cuối kỳ sau hoặc đầu kỳ cuối và diễn ra suốt kỳ cuối

Ở tế bào động vật sự phân tế bào chất bắt đầu sự hình thành 1 eo thắt tại vùng xích đạo ở vùng giữa hai nhân con Sự hình thành eo thắt và lõm sâu vào tiến tới cắt đôi tế bào chất là do sự hình thành 1 vòng co rút ở vùng xích đạo được cấu tạo gồm vi sợi actin Mặt phẳng phân cắt tế bào chất thẳng vuông góc với trục của thoi phân bào

Đối với tế bào thực vật được bao bởi màng xenlulo làm cho tế bào không vận động được nên sự phân tế bào chất xảy ra bằng sự hình thành vách ngăn ở trung tâm xích đạo, vách ngăn phát triển dần ra ngoại vi cho đến khi liên kết với vách bao tế bào và như vậy phân tách tế bào chất thành hai nửa chứa nhân con Trên vách ngăn ngang còn hình thành cầu nối tế bào chất đặc trưng cho tế

Trang 7

bào thực vật Tham gia vào hình thành vách ngăn ngang có phức hệ golgi, mạng lưới nội chất và các sợi phân bào còn tồn dư lại ở vùng xích đạo

Ở kỳ cuối các bào quan như: Ty thể, lạp thể, mạng lưới nội chất…được phân

về hai tế bào con

3 Ý nghĩa của phân bào nguyên nhiễm.

- Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào, của cơ thể đơn bào cũng như các tế bào trong cơ thể đa bào

- Nguyên phân là phương thức sinh trưởng của các mô, các cơ quan trong cơ thể đa bào Các mô và cơ quan tăng khối lượng không chỉ do sự gia tăng tổng hợp các chất nội bào và gian bào mà chủ yếu do sự gia tăng số lượng tế bào do nguyên phân

- Phân bào nguyên nhiễm là phương thức qua đó tế bào mẹ truyền thông tin di truyền cho thế hệ tế bào con Thông tin di truyền trong ADN và NST được nhân đôi qua pha S(kỳ trung gian) và được phân về hai tế bào con ở kỳ sau, do

đó bảo tồn, giữ nguyên số lượng NST qua các thế hệ của nguyên phân

III PHÂN BÀO GIẢM NHIỄM

1 Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

a Sinh sản vô tính.

Sinh sản vô tính đặc trưng cho các vi khuẩn, các động vật đơn bào, nhiều động vật và thực vật Các hình thức sinh sản vô tính tuy đa dạng như: Phân đôi, nảy chồi, tái sinh…nhưng bản chất là hiện tượng phân bào nguyên nhiễm qua đó 1

cơ thể mẹ sinh ra những cơ thể con giống mẹ về mặt di truyền

Sinh sản vô tính là phương thức sinh sản đơn giản, cho phép tăng nhanh số lượng cá thể, nhưng đặc tính di truyền không được thay đổi qua nhiều thế hệ, điều đó không tạo nên đa dạng di truyền cho chọn lọc tự nhiên nên sức sống giảm

b Sinh sản hữu tính.

Sự xuất hiện sinh sản hữu tính là bước tiến hoá lớn của sinh vật Nó đảm bảo cho sự xuất hiện đa dạng di truyền bằng cách tập hợp hai gen của hai cá thể trong loài vào một cá thể mới, đồng thời tái tổ hợp lại gen của các thể ở thế hệ tiếp theo

Trang 8

Trong sinh sản hữu tính có sự xen kẽ thế hệ đơn bội và lưỡng bội Phân bào giảm nhiễm cho phép hình thành các giao tử và qua thụ tinh hình thành hợp tử (2n) phát triển thành cơ thể(nhờ nguyên phân, phân hoá tế bào, phân bố tế bào)

2 Cơ chế phân bào giảm nhiễm.

Phân bào giảm nhiễm gồm hai lần phân bào diễn ra liên tiếp nhau:

* Phân bào giảm nhiễm I: Gồm kỳ đầu I, kỳ giữa I, kỳ sau I, kỳ cuối I

* Phân bào giảm nhiễm II: Gồm kỳ đầu II, kỳ giữa II, kỳ sau II, kỳ cuối II

F.

G.

H.

I.

J.

K.

L.

Trang 9

N.

2.1 Phân bào giảm nhiễm I.

Đây là phân bào giảm nhiễm thực thụ vì qua lần phân bào I, hai tế bào con được tạo thành có số lượng NST đơn bội kép

a Kỳ đầu I.

Thời gian có thể kéo dài hàng ngày, hàng tháng, thậm chí hàng năm Kỳ đầu được chia làm 5 giai đoạn

* NST xoắn, co ngắn có mang tâm động, sắp xếp hình bó hoa và đính vào màng nhân

* NST sắp xếp có định hướng tạo điều kiện cho sự tiếp hợp cặp đôi của các NST tương đồng Cặp NST tương đồng là một cặp gồm 1 chiếc có nguồn gốc

từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ

* NST rút ngắn, dày to biểu hiện rõ cấu trúc kép Ở một số cặp NST tương đồng có thể xảy ra sự trao đổi chéo giữa hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng Mỗi NST lúc này gồm hai nhiễm sắc tử đính với nhau ở tâm động Một cặp tiếp hợp gồm hai NST tương đồng gọi là lưỡng trị hay tứ tử Sự trao đổi chéo xảy ra giữa các nhiễm sắc tử không phải là chị em, tức là trao đổi gen cho nhau giữa NST bố và mẹ, là quá trình được gọi là tái tổ hợp di truyền

* Sự phân ly của các cặp NST tương đồng, hai NST trong cặp tương đồng vẫn còn dính với nhau ở một vài điểm được gọi là điểm bắt chéo(là vùng mà ở đó hai NST tương đồng trao đổi gen cho nhau)

* NST xoắn lại và cô đặc dầy hơn Trong tứ tử thấy rõ 4 nhiễm sắc tử: trong đó

2 nhiễm sắc tử chị em vẫn dính với nhau ở tâm động còn hai NST không phải chị em có trao đổi chéo thì dính nhau ở điểm chéo Màng nhân, hạch nhân biến mất, xuất hiện thoi vô sắc và sao phân bào

b Kỳ giữa I.

- NST đóng xoắn và co ngắn tối đa

- (2n)NST kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo

- Các NST kép đồng dạng khác nguồn đứng đối diện nhau và ngẫu nhiên về vị trí ở hàng bên này hay bên kia

c Kỳ sau I.

Trang 10

Bộ NST(1n) kép ở mỗi hàng tách nhau ra đi về một cực của tế bào Mỗi cực tế bào có số lượng NST giảm đi một nửa

d Kỳ cuối I.

Sự phân chia tê bào chất diễn ra tạo thành hai tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST(1n) kép khác nhau về nguồn gốc Sau đó chuyển sang kỳ yên nghỉ thời gian rất ngắn, NST tháo xoắn màng nhân hình thành trở lại

2.2 Lần phân bào giảm nhiễm II.

Sau lần giảm phân I, hai tế bào con trải qua một kỳ chuyển tiếp rất ngắn, trong

đó không có sự nhân đôi của ADN và NST, rồi chuyển sang giảm phân II Lần giảm phân II là phân cân bằng và nó tương tự như nguyên phân và sự phân ly ở kỳ cuối II giống hệt nguyên phân, nghĩa là các yếu tố phân ly là hai cromatit trong NST kép tách khỏi nhau và di chuyển về hai cực tế bào Thời gian lần phân bào II chỉ chiếm 1-10%

* Kỳ đầu II:

NST đóng xoắn trở lại không nhân đôi

Màng nhân và nhân con tiêu biến, bộ máy phân bào được hình thành, thoi vô sắc đính vào NST ở tâm động và theo phương vuông góc với thoi vô sắc ở lần phân bào I

* Kỳ giữa II:

NST có cấu trúc kép điển hình tập trung trên mặt phẳng xích đạo

Bộ NST xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo đính vào thoi vô sắc Thoi phân bào hình thành hoàn chỉnh

* Kỳ sau II:

Hai cromatit trong từng NST kép tách nhau ra ở tâm động đi về hai cực của tế bào

* Kỳ cuối II:

NST đơn nằm gọn ở hai cực của tế bào, thoi vô sắc tiêu biến, màng nhân và nhân con xuất hiện Sự phân chia tế bào chất cũng diễn ra

Kết quả từ 1 tế bào (2n) qua giảm phân với hai lần phân bào(phân bào I và phân bào II) sẽ cho ra 4 tế bào con có bộ NST(1n)

3 Phân biệt phân bào nguyên nhiễm và giảm nhiễm.

- Đặc trưng cho tất cả các dạng tế bào - Đặc trưng cho tế bào sinh dục chín

Trang 11

- Tế bào con có bộ NST như tế bào

mẹ(2n)

- Gồm 1 lần phân bào

- Gian kỳ giữa hai lần nguyên nhiễm

có nhân đôi ADN và NST

- Kỳ đầu ngắn, không có tiếp hợp và

trao đổi chéo

- Kỳ sau: Yếu tố phân ly về hai cực là

hai cromatit trong 1 NST kép phân ly

khỏi nhau đi về hai cực của tế bào

- Phương thức sinh sản vô tính, vẫn

giữ nguyên gen không đổi qua các thế

hệ

trong thời kỳ tạo giao tử

- Tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ(1n)

- Phức tạp hơn, gồm hai lần phân bào

- Kỳ chuyển tiếp giữa phân bào I và phân bào II không có sự nhân đôi của ADN và NST

- Kỳ đầu I kéo dài, có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai NST tương đồng

- Kỳ sau I: Yếu tố phân ly là 1 NST phân ly khỏi lưỡng trị và di chuyển về hai cực tế bào

- Phương thức sinh sản hữu tính: Đảm bảo khâu tạo giao tử, nhờ tái tổ hợp di truyền tạo nên tính đa dạng trong gen qua các thế hệ

4 Sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật có xương sống.

a Sự hình thành giao tử đực(tinh trùng).

Các tế bào sinh dục trong tinh hoàn(tinh nguyên bào) phân bào nguyên nhiễm

ª Nhiều tinh nguyên bào khác, sau đó lớn lên hình thành tinh bào cấp I Tinh bào cấp I giảm phân, sau giảm phân I ª Tạo ra hai tế bào đơn bội gọi là tinh bào cấp II Tinh bào cấp II sau khi giảm phân lần II ª Tạo ra các tinh tử đơn bội(n) Các tinh tử trải qua quá trình biến thái để hình thành tinh trùng có đầu chứa nhân và đuôi để vận động

Ngày đăng: 14/10/2015, 09:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w