Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
2,23 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM SINH HỌC
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TƢƠNG QUAN CHIỀU DÀI
TRỌNG LƢỢNG MỘT SỐ LOÀI CÁ KINH TẾ HỌ
CÁ BỐNG ELEOTRIDAE VÀ GOBIIDAE
Ở HUYỆN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành SƢ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Cán bộ hƣớng dẫn
ThS. ĐINH MINH QUANG
Sinh viên thực hiện
LÝ VĂN TRỌNG
Lớp: Sƣ phạm Sinh – KTNN. K36
MSSV: 3108108
NĂM 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM SINH HỌC
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TƢƠNG QUAN CHIỀU DÀI
TRỌNG LƢỢNG MỘT SỐ LOÀI CÁ KINH TẾ HỌ
CÁ BỐNG ELEOTRIDAE VÀ GOBIIDAE
Ở HUYỆN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành SƢ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Cán bộ hƣớng dẫn
ThS. ĐINH MINH QUANG
Sinh viên thực hiện
LÝ VĂN TRỌNG
Lớp: Sƣ phạm Sinh – KTNN. K36
MSSV: 3108108
NĂM 2014
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
CẢM TẠ
Trước hết xin tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường
Đại học Cần Thơ, Lãnh đạo Khoa Sư Phạm, Ban chủ nhiệm bộ môn Sinh học cùng
quý thầy cô bộ môn Sinh học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Minh Quang đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Anh Thư, thầy Nguyễn Thanh Tùng và
thầy Nguyễn Minh Thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn anh Diệp Anh Tuấn và các bạn Đặng Thị Phương
Trúc lớp Sư phạm Sinh – KTNN K36, bạn Lê Trần Đức Huy lớp Sinh K36, cùng
các em Ngô Nhã Lam Duy lớp Sinh – KTNN K37, em Nguyễn Thị Trà Giang lớp
Sinh K38 đã động viên và giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn chú Giang và thầy Miền Cù Lao Dung – Sóc Trăng
đã giúp tôi trong quá trình thu mẫu.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
i
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
TÓM LƢỢC
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi hội tụ, giao thoa giữa nước ngọt, mặn và
lợ đã tạo nên sự đa dạng thành phần loài thủy hải sản, đặc biệt là các loài cá bống
họ Eleotridae và Gobiidae. Trong thời gian gần đây, nguồn lợi thủy sản ở khu vực
này đang suy giảm đáng kể do khai thác quá mức. Vì vậy, nghiên cứu về đa dạng
loài cá bống trắng và đen được thực hiện ở Cù Lao Dung – Sóc Trăng từ tháng
08/2013 đến tháng 01/2014 để xác định thành phần loài và mối tương quan chiều
dài trọng lượng một số loài cá kinh tế thuộc họ cá bống Eleotridae và Gobiidae.
Kết quả thu được 603 cá thể, xác định được thành phần loài cá bống trắng và cá
bống đen ở Sóc Trăng gồm 28 loài thuộc 19 giống, 4 phân họ và 2 họ (Eleotridae
và Gobiidae). Các chỉ số sinh học: Shannon, Margalef và Pielou tương đối cao (d
= 3,4417, J’ = 0,9117, H ' = 2,5232), chỉ số ưu thế Simpson thấp ( λ = 0,0845) cho
thấy độ đa dạng về thành phần loài cá thuộc 2 họ Eleotridae và Gobiidae ở Sóc
Trăng tương đối phong phú, sự phân bố các cá thể tương đối đồng đều qua các
tháng, khả năng xuất hiện loài ưu thế rất thấp. Thành phần loài cá họ Eleotridae
và Gobiidae phong phú nhất vào tháng 8, ít nhất vào tháng 9; mùa mưa và mùa
khô tương đương nhau (27/28 loài); sinh cảnh sông đa dạng hơn bãi bồi ven biển.
Độ tương đồng ở tháng 8 và tháng 12 là cao nhất (77,09%); giữa mùa mưa và mùa
khô có độ tương đồng cao (86,2%); sinh cảnh sông và bãi bồi ven biển mùa mưa
(73,961%) cao hơn sinh cảnh sông và bãi bồi ven biển mùa khô (72,328%); vùng
cửa sông mùa mưa và mùa khô có độ tương đồng (86,189%) cao hơn bãi bồi ven
biển vào mùa mưa và mùa khô (84,281%). Mối tương quan chiều dài và trọng
lượng của 13 loài cá bống khá chặt chẽ, thuộc nhóm cá có sự tăng trưởng đồng bộ
(b ≈ 3).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
ii
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
MỤC LỤC
CẢM TẠ .............................................................................................................................. i
TÓM LƢỢC ....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .........................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... v
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................viii
CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................................. 2
CHƢƠNG II. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu ...................................................... 4
1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 4
1.2. Địa hình ................................................................................................................ 4
1.3. Khí hậu ................................................................................................................. 4
1.4. Sông ngòi .............................................................................................................. 4
1.5. Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................................... 5
2. Tổng quan về đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng ....................................... 5
2.1. Đơn vị hành chính và đặc điểm dân số ................................................................. 5
2.2. Đời sống kinh tế - xã hội ...................................................................................... 6
3. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 6
3.1. Phân bộ Gobioidei ................................................................................................ 6
3.2. Đặc điểm họ Eleotridae và Gobiidae .................................................................... 7
3.3. Sự đa dạng thành phần loài họ Eleotridae và Gobiidae ........................................ 8
4. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá ............................................................. 10
CHƢƠNG III. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 14
1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 14
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 14
2.1. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 14
2.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 14
3. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 15
3.1. Phương tiện ......................................................................................................... 15
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 15
3.2.1 Phương pháp thu mẫu cá .............................................................................. 15
3.2.2 Xử lý và bảo quản mẫu ................................................................................. 16
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
iii
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
3.2.3 Phương pháp định loại .................................................................................. 17
3.2.4. Phân tích mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng ............................ 19
3.2.5. Xác định chỉ số sinh học .............................................................................. 19
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 21
1. Cấu trúc thành phần loài và phân loại cá ở KVNC ................................................... 21
1.1.Danh sách các loài cá họ Eleotridae .................................................................... 22
1.2. Hình thái của 6 loài cá bống họ Eleotridae ......................................................... 23
1.3. Danh sách các loài cá họ Gobiidae ..................................................................... 27
1.4. Đặc điểm hình thái của 22 loài cá họ Gobiidae .................................................. 28
2. Độ đa dạng sinh học của các loài cá họ Eleotridae và Gobiidae ............................... 40
2.1. Đa dạng sinh học theo tháng............................................................................... 41
2.2. Đa dạng sinh học theo mùa................................................................................. 42
2.3. Đa dạng sinh học theo sinh cảnh ........................................................................ 44
3. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng một số loài cá thuộc họ Eleotridae và
Gobiidae......................................................................................................................... 48
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................... 50
1. Kết luận...................................................................................................................... 50
2. Đề xuất ....................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 51
PHỤ LỤC .............................................................................................................................
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
iv
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Ý nghĩa của tham số tăng trưởng (hệ số mũ) b ..................................................... 19
Bảng 2: Danh sách các loài cá họ Eleotridae ở Sóc Trăng ................................................. 22
Bảng 3: Danh sách các loài cá họ Gobiidae ở Sóc Trăng ................................................... 27
Bảng 4: Phương trình tương quan chiều dài và trọng lượng một số loài cá bống họ
Eleotridae và Gobiidae ở Sóc Trăng ................................................................................... 49
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
v
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Đặc điểm hình thái họ Eleotridae (Nelson, 2006) .................................................. 8
Hình 2: Đặc điểm hình thái họ Gobiidae (Nelson, 2006) .................................................... 8
Hình 3: Bản đồ thu mẫu ..................................................................................................... 15
Hình 4: Các số đo cá theo Daud et al., (2005) ................................................................... 18
Hình 5: Tỉ lệ % cá thể của các loài cá họ Eleotridae và Gobiidae..................................... 22
Hình 6: Tỉ lệ % cá thể các loài họ Eleotridae .................................................................... 23
Hình 7: Tỉ lệ số % cá thể của các loài cá họ Gobiidae ...................................................... 28
Hình 8: Đa dạng sinh học theo tháng ................................................................................ 41
Hình 9: Độ tương đồng thành phần loài cá họ Eleotridae và Gobiidae giữa các tháng .... 42
Hình 10: Độ đa dạng các loài họ Gobiidae theo mùa ........................................................ 43
Hình 11: Độ tương đồng về thành phần loài cá họ Gobiidae giữa các mùa ...................... 44
Hình 12: Độ đa dạng của các loài các họ Gobiidae theo sinh cảnh ................................... 45
Hình 13: Độ tương đồng thành phần loài cá họ Eleotridae và Gobiidae giữa các sinh cảnh 46
Hình 14: Độ tương đồng về thành phần loài theo tháng và sinh cảnh ............................... 47
Hình 15: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Trypauchen vagina ............... VIII
Hình 16: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Acentrogobius viridipunctatusVIII
Hình 17: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Glossogobius aureus ................ IX
Hình 18: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Glossogobius giuris .................. IX
Hình 19: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Glossogobius sparsipapillus ...... X
Hình 20: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Oryurichthys sp. ........................ X
Hình 21: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Stenogobius mekongensis ......... XI
Hình 22: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Stigmatogobius pleurostigma ... XI
Hình 23: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Boleophthalmus boddarti ....... XII
Hình 24: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Parapocryptes serperaster ..... XII
Hình 25: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Periophthalmodon schlosseri XIII
Hình 26: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Periophthamus chrysospilos XIII
Hình 27: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Eleotris melanosoma ............. XIV
Hình 28: Cá bống cát (Glossogobius aureus) ..................................................................... V
Hình 29: Cá bống đều (Trypauchen vagina) ...................................................................... V
Hình 30: Cá bống cát tối (Glossogobius giuris) ................................................................. V
Hình 31: Cá bống tròn (Aulopareia cyanomos).................................................................. V
Hình 32: Cá bống (Oxuderces dentatus) ........................................................................... VI
Hình 33: Cá bống vảy cằm (Aulopareia janetae) .............................................................. VI
Hình 34: Cá bống mít (Stigmatogobius pleurostigma) ...................................................... VI
Hình 35: Cá bống cát trắng (Glossogobius sparsipapillus) ............................................... VI
Hình 36: Cá kèo vảy nhỏ (Pseudapocryptes lanceolata) ................................................ VII
Hình 37: Cá bống xệ (Stenogobius mekongensis) ........................................................... VII
Hình 38: Cá bống lá tre (Acentrogobius viridipunctatus) ............................................... VII
Hình 39: Cá thòi lòi (Periophthalmodon scholosseri)..................................................... VII
Hình 40: Cá bống sao (Boleophthalmus boddarti) ......................................................... VIII
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
vi
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 41: Cá thòi lòi chấm cam (Periophthalmus chrysospilos) ..................................... VIII
Hình 42: Cá bống xệ vảy to (Oxyurichthys sp.) ............................................................. VIII
Hình 43: Cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) ....................................................... VIII
Hình 44: Cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus).......................................................... IX
Hình 45: Cá bống cấu (Butis humeralis) ........................................................................... IX
Hình 46: Cá bống trân (Butis butis) ................................................................................... IX
Hình 47: Cá bống lưng cao (Butis koilomaton) ................................................................. IX
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
vii
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
KVNC: Khu vực nghiên cứu
TL: Chiều dài tổng
SL: Chiều dài chuẩn
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
viii
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vùng trọng điểm
kinh tế của cả nước với diện tích tự nhiên 39.734 km2. ĐBSCL không chỉ là vựa
lúa lớn nhất của của cả nước mà còn là vựa cá tôm trù phú của Việt Nam. ĐBSCL
có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, có tiềm năng lớn nhất để phát
triển công nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
Trong nuôi trồng thủy sản, toàn vùng có diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, nước
mặn trên 685.800 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn/năm (Nguyễn Xuân Hiền, 2006).
Sóc Trăng là tỉnh ven biển ở ĐBSCL, nằm ở hạ lưu sông Hậu, có diện tích
đất tự nhiên khoảng 33.1176,29 ha (chiếm 8,33% diện tích tự nhiên của vùng
ĐBSCL). Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt, quanh năm được phù sa bồi đắp, làm cho đất đai màu mỡ thích hợp cho
việc trồng lúa, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản – và là vùng cung cấp các giống
lúa đặc sản cho vùng và các tỉnh lân cận cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới
(Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Sóc Trăng, 2012). Vùng này còn là nơi hội tụ,
giao thoa giữa nước ngọt, mặn và lợ đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú về
thành phần loài thủy hải sản của vùng (661 loài cá, 35 loài tôm trong đó có cả các
loài tôm hùm, tôm rồng, 23 loài mực). Ngoài ra, Sóc Trăng còn có nhiều tiềm năng
khác như phát triển du lịch sinh thái và phát triển cảng biển - góp phần thúc đẩy sự
phát triển của vùng cũng như cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân (Cục
Thống kê Sóc Trăng, 2012).
Hiện nay, do khai thác quá mức với nhiều phương tiện khác nhau, đặc biệt
là cào điện và siệt điện đã và đang làm cho nguồn lợi thủy sản bị suy giảm một
cách đáng kể và có nguy cơ cạn kiệt bao gồm cả họ cá bống trắng và bống đen, hai
họ cá có độ đa dạng loài cao thuộc phân bộ Cá Bống. Hai họ cá này phân bố rộng ở
cả môi trường nước ngọt, mặn và cả nước lợ, chúng có nhiều loài có giá trị kinh tế
cao như: cá bống tượng, cá bống cát, cá thòi lòi biển, cá kèo đồng nhưng sản lượng
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
1
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
của chúng cũng đang dần bị cạn kiệt (Mai Viết Văn, 2009). Mặc dù hai họ này có ý
nghĩa khá lớn góp phần cho việc phát triển kinh tế của vùng, nhưng hiện nay có ít
công trình nghiên cứu về đa dạng loài của hai họ cá này, đặc biệt là ở Cù Lao
Dung, Sóc Trăng, nơi có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát triển của các
loài thủy sản nói chung và cá nói riêng.
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cá và các động vật khác nói
chung, sự gia tăng về chiều dài và khối lượng cơ thể thường có mối liên hệ với
nhau (Trần Kiên, 1978). Mối tương quan chiều dài trọng lượng cá được sử dụng
như là một yếu tố biểu thị cho sự phân tích sự sinh tưởng của cá và nó có thể được
dùng để h trợ cho việc quản lý nghề cá (Gonzalez et al., 2004; Mahmood et al.,
2012; Froese và Pauly, 2012). Mối tương quan chiều dài và trọng lương cá còn
được sử dụng để ước lượng trọng lượng cá từ chiều dài đánh bắt hay quan sát được
(Froese, 1998). Thêm vào đó, hệ số tăng trưởng (b) hay còn gọi là độ dốc của
đường công tăng trưởng được sử dụng để ước đoán loại tăng trưởng của cá (Froese
và Rainer, 2006). Tuy nhiên, hiện nay, có khá ít nghiên cứu về tương quan chiều
dài và trọng lượng cá, đặc biệt là các loài cá bống thuộc hai họ Eleotridae và Gobiidae.
Vì vậy, đề tài “Thành phần loài và tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng
một số loài cá kinh tế họ cá bống đen (Eleotridae) và bống trắng (Gobiidae) ở
huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng” được chọn và thực hiện. Kết quả của đề tài
sẽ không những bổ sung những dẫn liệu về đa dạng loài cá bống cho vùng và cả
nước, bổ sung vào khoảng trống của khoa học về sự tăng trưởng và mối quan hệ
giữa chiều dài và trọng lượng một số loài cá bống thuộc hai họ (Eleotridae và
Gobiidae), mà còn cung cấp những dẫn liệu cần thiết giúp cho chính quyền địa
phương xây dựng chiến lược khai thác và bảo vệ hợp lý nguồn lợi thủy sản của vùng.
2. Mục tiêu đề tài
Định loại các loài cá bống họ Gobiidae và Eleotridae thu được dựa vào đặc
điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu.
Xác định sự phân bố (định tính) cá các loài cá bống họ Gobiidae và
Eleotridae theo hệ mùa, hệ sinh thái (sông và bãi bồi) ở khu vực nghiên cứu.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
2
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Xác định các chỉ số sinh học như: chỉ số đa dạng (Shannon), chỉ số ưu thế
(Simpson), chỉ số Chỉ số phong phú (Margalef) và chỉ số đồng đều (Pielou).
Thực hiện bộ mẫu ngâm bổ sung vào bộ sưu tập mẫu cá của phòng thí
nghiệm, phục vụ công tác dạy và học của giảng viên và sinh viên.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
3
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
CHƢƠNG II
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu
1.1. Vị trí địa lý
Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, là tỉnh ven biển thuộc khu vực
ĐBSCL, phía Bắc – Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Nam giáp biển Đông, phía
Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu. Sóc Trăng nằm
trải dài từ 90 14'40’’ đến 90 33'56” độ vĩ Bắc và 1050 49'37” đến 1060 19'01” kinh
Đông (Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Sóc Trăng, 2012).
1.2. Địa hình
Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, cao ở sông Hậu và
biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Độ cao trung
bình từ 0,5 m – 1 m so với mực nước biển (Lê Thông và ctv., 2011).
1.3. Khí hậu
Là khu vực mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt là
mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 11 – 4, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng
5 – 10, tập trung nhất từ tháng 9 và 10 với lượng mưa trung bình trong năm là 2100
mm/năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26 – 270C, độ ẩm là 84 - 85%, biên độ
nhiệt theo mùa trung bình 5 – 60C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1)
trong năm có thể xuống 23 - 240C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 4) có
thể lên đến 31 - 320C (Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Sóc Trăng, 2012). Điều
kiện khí hậu thuận lợi cho sinh hoạt và có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng
với nhiều loại cây trồng nhiệt đới, thêm vào đó với nền nhiệt, ẩm tương đối cao có
tác động mạnh đến thúc đẩy tăng trưởng sinh khối, tăng năng suất của các cây
trồng (Cục Thống kê Sóc Trăng, 2012).
1.4. Sông ngòi
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
4
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Sóc Trăng là khu vực có hệ thống sông ngòi chằng chịt với 2 cửa sông lớn
Trần Đề và Định An. Nơi đây chịu ảnh hưởng của thủy triều ngày lên xuống 2 lần,
mực thủy triều dao động từ 0,4 - 1 m. Chế độ thủy triều không chỉ gắn liền với các
hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương mà còn mang lại nguồn lợi
thủy hải sản phong phú bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm (661 loài cá, 35 loài tôm, 23
loài mực) (Cục Thống kê Sóc Trăng, 2012; Lê Thông và ctv., 2011).
1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Đất đai có độ màu mỡ cao thích hợp cho việc trồng lúa, cây
công nghiệp cũng như các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng. Ngoài ra, Sóc
Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung chạy dài ra
tận biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí mát mẻ, trong lành là điểm lý tưởng
cho việc phát triển du lịch sinh thái (Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Sóc
Trăng, 2012).
Tài nguyên rừng và biển: Sóc Trăng có nguồn tài nguyên rừng rất phong
phú với diện tích 11.356 ha với các loại cây đặc trưng cho vùng ven biển như:
tràm, bần, vẹt, đước, dừa nước được phân bố ở Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và
Cù Lao Dung.
Sóc Trăng có đường bờ biển dài 72 km với 2 cửa sông lớn là sông Hậu và
sông Mỹ Thanh, có nguồn thủy hải sản phong phú không những về số lượng mà cả
về chất lượng tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ
hải sản, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển (Sở Tài nguyên
và Môi Trường tỉnh Sóc Trăng, 2012).
2. Tổng quan về đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng
2.1. Đơn vị hành chính và đặc điểm dân số
Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 9 huyện, 1 thị xã, 1
thành phố), 109 đơn vị hành chính cấp xã, phường (Lê Thông và cộng sự, 2011).
Dân số: 1.307,4 ngàn người (năm 2011), mật độ 395 người/km2. Sóc Trăng là địa
bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng với người Chăm bản địa (Cục
Thống kê Sóc Trăng, 2012).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
5
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
2.2. Đời sống kinh tế - xã hội
Năm 2011 GDP của tỉnh đạt 12.587,3 tỷ đồng, tăng 6,34 lần so với năm
1992, bằng 10.874,3 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2012, GDP là 14.098,6 tỷ đồng, tăng
12% so với năm 2011. GDP bình quân đầu người năm 2011 (theo giá cố định
1994) là 881 USD, gấp 6,3 lần so với năm 1992 (Cục Thống kê Sóc Trăng, 2012).
Nông nghiệp và thủy sản: Nhờ có lợi thế về địa lý, điều kiện đất đai cũng
như nguồn nước tưới cho phép Sóc Trăng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.
Tuy nhiên, sản phẩm chủ lực của vùng là lúa với sản lượng năm 2010 xấp xỉ gần 2
triệu tấn, năng suất lúa tăng từ 5,1 tấn/ha lên 5,6 tấn/ha, diện tích cây đặc sản hành
tím tăng từ 4,6 nghìn ha lên gần 6,6 nghìn ha. Bên cạnh đó, thủy sản cũng là là
ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của vùng có thể phát triển ở cả 3 vùng sinh thái
nước ngọt, mặn, lợ. Năm 2010, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 168
nghìn tấn. Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 11.402,5 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu
thủy sản đạt 393,4 triệu USD chiếm 91% tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu của
tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Sóc Trăng, 2012).
Công nghiệp: Các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh tiếp tục phát triển,
nâng cao cả về chất lượng và số lượng như: tôm đông, chả cá, đường kết, gạch
nung. Năm 2011, sản lượng tôm đông lạnh là 50.359 tấn, đường kết 40.956 tấn,
gạch nung các loại 58.853 ngàn viên (Cục Thống kê Sóc Trăng, 2012).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh đã góp phần nâng cao phần nào chất
lượng cuộc sống của người dân. Bên cạnh những thuận lợi do điều kiện tự nhiên
của vùng mang lại, thì cũng có những khó khăn và thách thức đối với người dân
như: sự xâm nhập mặn vào mùa khô, các sông rạch giáp biển thì nhiễm mặn quanh
năm nên không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp. Trong những năm gần đây, ở
Sóc Trăng cũng thường xảy ra lốc xoáy gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất
của người dân (Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Sóc Trăng, 2012).
3. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Phân bộ Gobioidei
Phân bộ cá bống (Goboioidei) trên thế giới có số lượng loài tương đối phong
phú (khoảng 700 loài), phân bố rộng rãi khắp thế giới, sống ở các vùng biển cạn
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
6
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
ven bờ, các cửa sông và một số loài di cư vào nước ngọt hoặc sống hẳn trong nước
ngọt (Nguyễn Văn Hảo, 2005).
Phân bộ này có những đặc điểm nổi bật như: da thường được phủ vảy, đôi
khi da trần, không có vảy đường bên dọc thân, ở đầu có nhiều rãnh cảm giác rõ rệt.
Hai vây lưng có thể tách rời hoặc dính liền với nhau thành 1, có gai cứng không
điển hình; vây bụng đính ở ngực gồm 1 gai cứng và 4 - 5 tia vây. Hai vây bụng
thường dính liền nhau thành dạng đĩa hoặc hình phiễu, vây ngực đính cao và có
gốc vây phát triển. Đa số có kích thước nhỏ, kích thước tối đa là 50 cm, không có
bóng hơi (Nguyễn Văn Hảo, 2005). Phân bộ Cá Bống các tỉnh phía Bắc Việt Nam
với 2 họ, 3 giống và 7 loài (Mai Đình Yên, 1978). Khu hệ cá Vịnh Bắc Bộ có 4 họ:
Eleotridae (8 giống và 9 loài), Gobiidae (với 3 phân họ, 29 giống và 53 loài),
Periophthalmidae (3 giống và 3 loài) và Tanioididae (7 giống và 12 loài) (Nguyễn
Nhật Thi, 1991). Khu hệ cá nước ngọt Nam Bộ phân bộ Cá Bống có 5 họ:
Eleotridae, Gobiidae, Aporypteidae, Periophthalmidae và Gobioididae (Mai Đình
Yên, 1992). Phân bộ Gobioidei ở ĐBSCL (Việt Nam) xác định được 2 họ
(Eleotridae và Gobiidae) và 66 loài, chúng phân bố ở vùng biển, nước ngọt và nước
lợ (Trần Đắc Định, 2013). Nghiên cứu của Lindberg (1971) và Rainboth (1996)
xác định được phân bộ Cá Bống ở các vùng nội địa nước ta gồm 3 họ:
Odontobutidae, Eleotridae và Gobiidae.
3.2. Đặc điểm họ Eleotridae và Gobiidae
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo (2005) và Trần Đắc Định (2013), họ
Eleotridae có những đặc điểm nổi bật giúp phân biệt được họ cá này với các họ cá
khác (Hình 1):
1) 2 vây bụng tách biệt;
2) Không có đường bên; thân phủ vảy hoặc không có, có khi chỉ có một
phần thân phủ vảy;
3) 2 vây lưng tách biệt hoặc nối liền với nhau qua màng ở gốc vây, vây lưng
thứ nhất có 6-10 gai, vây thứ 2 có 1 gai và 6-15 tia vây;
4) Dài gốc vây lưng thứ 2 bằng hoặc ngắn hơn dài cuống đuôi; màng mang
không liên tục.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
7
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 1: Đặc điểm hình thái họ Eleotridae (Nelson, 2006)
Khi nghiên cứu họ Gobiidae thì Nguyễn Văn Hảo (2005) và Trần Đắc Định
(2013), tác giả cũng nêu lên những điểm nổi bật để phân biệt chúng với các loài cá
khác cũng như các họ cá có hình thái tương tự như họ Eleotridae (Hình 2):
1) Vây bụng dính liền tạo thành hình đĩa;
2) Không có đường bên; phần lớn không có bóng hơi; thân dẹp bên, phủ vảy
hoặc không;
3) 2 vây lưng tách biệt ở nhiều loài, vây lưng thứ nhất có đến 10 gai (thông
thường có 6 gai);
4) Dài gốc vây lưng thứ 2 dài hơn dài cuống đuôi.
Hình 2: Đặc điểm hình thái họ Gobiidae (Nelson, 2006)
3.3. Sự đa dạng thành phần loài họ Eleotridae và Gobiidae
Khi nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt và vùng cửa sông Việt Nam, Nguyễn
Văn Hảo (2005) đã mô tả và thống kê được 544 loài thuộc 228 giống, 57 họ với 18
bộ. Trong đó, họ Eleotridae gồm 7 giống với 13 loài và họ Gobiidae gồm 5 phân
họ, 40 giống với 86 loài. Điều này cho thấy Eleotridae và Gobiidae là hai họ cá lớn
trong phân bộ Gobioidei, với số lượng loài khá phong phú, đặc biệt là những loài
có giá trị kinh tế. Vì vậy, nhiều công trình nghiên cứu khảo sát sự đa dạng thành
phần loài cá thuộc hai họ cá này đã được thực hiện bởi người nước ngoài và các
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
8
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
nhà khoa học Việt Nam ở 3 miền, tiêu biểu như: Khu hệ cá ở cửa sông Thuận An
xác định được 164 loài thuộc 103 giống, 59 họ nằm trong 14 bộ. Trong đó, họ
Gobiidae với 5 giống chiếm 4,9% trong 103 giống (Nguyễn Hạnh Luyến (2012).
Nghiên cứu khác khu hệ cá cửa sông Bù Lu, thống kê được 154 loài thuộc 103
giống, 51 họ thuộc 14 bộ. Trong đó, họ Gobiidae 13 loài, Eleotridae 6 loài (Võ Văn
Phú và Trần Thụy Cẩm Hà, 2008). Khu hệ cá ở rừng cao muôn xác định được 73
loài thuộc 50 giống, 18 họ và 6 bộ cá khác nhau. Trong đó, họ Gobiidae gồm 8
loài, Eleotridae gồm 2 loài (Võ Văn Phú và ctv., 2012).
Khu hệ cá nước ngọt Nam Bộ (Việt Nam) xác định được 255 loài, 139
giống, 43 họ và 14 bộ. Trong đó, họ Eleotridae gồm 3 giống với 4 loài, họ
Gobiidae 14 loài và 10 giống (giống Pongonobius, Pseudogobius, Acentrogobius,
Oxyurichthys, Aulopareia, Brachygobius, Ctenogobius, Glossogobius, Oligolepis
và Stigmatogobius) (Mai Đình Yên, 1992). Khu hệ cá trên sông MêKông đã mô tả
và thống kê được 18 bộ, 65 họ và 217 loài. Trong đó, thành phần loài cá thuộc hai
họ Eleotridae và Gobiidae cũng tương đối phong phú (họ Eleotridae có 6 giống và
6 loài, họ Gobiidae có 34 giống và 50 loài) (Rainboth, 1996). Khu hệ cá ĐBSCL
xác định được 137 loài và 99 giống, họ Eleotridae và Gobiidae đều có 5 loài
(Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Trong khi đó, kết quả nghiên
cứu của Trần Đắc Định (2013) về khu hệ cá ĐBSCL thống kê được 322 loài và 77
họ, họ Eleotridae có 7 loài và 3 giống, Gobiidae có 59 loài và 32 giống, kết quả
nghiên cứu bổ sung thêm dẫn liệu đa dạng cho vùng và cả nước.
Thành phần loài cá ở một số nhánh sông, suối chính chảy vào sông Sài Gòn
thuộc tỉnh Bình Phước gồm 59 loài, xếp trong 40 giống, 20 họ, 8 bộ. Trong đó,
thành phần loài cá họ Eleotridae và Gobiidae tương đối hạn chế (Eleotridae 1 loài,
Gobiidae 3 loài), nguyên nhân có thể do điều kiện môi trường sống không thích
hợp với hai họ cá này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã bổ sung 8 loài cá mới cho
lưu vực sông Sài Gòn, trong đó có loài Oxyurichthys sp. thuộc họ Gobiidae (Tống
Xuân Tám và Nguyễn Thị Ngọc Chúc, 2011). Khu hệ cá ở hồ Dầu Tiếng, bước đầu
thu thập được 45 giống, 24 họ và 9 bộ. Trong đó, thành phần loài cá hai họ
Eleotridae và Gobiidae tương đối hạn chế (họ Eleotridae 2 loài, họ Gobiidae 2
loài), 1 loài có giá trị kinh tế là Oxyeleotris marmoratus (Tống Xuân Tám, 2007).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
9
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Kết quả điều tra về thành phần loài cá trên sông Hậu thuộc địa phận An phú
– An Giang, thống kê được 68 loài thuộc 29 họ trong 10 bộ. Trong đó, họ
Eleotridae gồm 1 loài (Eleotris fuscus), họ Gobiidae gồm 2 loài là Glossogobius
giuris và Stenogobius ocellatus (Đinh Minh Quang, 2008). Thành phần loài cá ở
huyện Thạnh Phú – Bến Tre gồm 86 loài thuộc 42 họ của 14 bộ; 13 loài thuộc họ
Gobiidae và 6 loài thuộc họ Eleotridae (Võ Thị Miền, 2012). Khu hệ cá ở đảo Phú
Quốc - Kiên Giang với 74 loài thuộc 31 họ; họ Gobiidae với 13 loài, Eleotridae với
3 loài (Mai Văn Hiếu, 2012). Khu hệ cá lưu vực sông Cổ Chiên và sông Hàm
Luông trên địa bàn huyện Mỏ Cày – Tỉnh Bến Tre gồm 77 loài cá thuộc 62 giống,
32 họ và 12 bộ chiếm 44,5% tổng số loài cá khu vực ĐBSCL (173 loài). Trong đó,
họ Gobiidae khá phong phú với 19 loài của 10 giống chiếm 16,12%, họ Eleotridae
thành phần loài hạn chế hơn chỉ có 3 loài của 2 giống chiếm 3,22% (Đinh Minh
Quang và ctv, 2009). Nghiên cứu của Võ Thành Toàn và Trần Đắc Định (2013) về
thành phần loài và mức độ phong phú của các loài cá họ Eleotridae trên sông Hậu
cho thấy thành phần loài họ cá này khá phong phú với 5 loài. Tuy nhiên, so với kết
quả nghiên cứu của Trần Đắc Định (2013) thì nghiên cứu này không tìm thấy loài
Butis butis và Bostrychus scalaris.
Thành phần loài cá, tôm ở khu vực Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng khá phong
phú với 74 loài thuộc 15 bộ , 34 họ; họ Gobiidae 13 loài, Eleotridae 3 loài (Nguyễn
Huỳnh Ngọc Châu, 2012). Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh Ngọc
Châu and Trương Hoàng Minh (2013) cho thấy thành phần loài tôm cá phân bố ở
khu ven biển huyện Cù Lao Dung – Sóc Trăng gồm 14 loài thuộc họ Gobiidae, 3
loài thuộc họ Eleotridae. Khu hệ cá rừng tràm Mỹ Phước – Sóc Trăn thống kê được
51 loài thuộc 21 họ, 8 bộ; họ Eleotridae 4 loài, Gobiidae 1 loài (Lê Kim Hương,
2012). Kết quả điều tra thành phần loài cá bống phân bố ở Sóc Trăng và Bạc Liêu
đã thống kê được 10 loài cá có giá trị kinh tế, trong đó họ Eleotridae có các 4 loài:
Eleotris balia, Butis butis, Oxyeleotris marmaratus, Oxyeleotris urophthalmus; họ
Gobiidae có 6 loài: Oxyurichthys sp., Oxyurichthys microlepis, Glossogobius
giuris,
Pseudapocryptes
lanceolatus,
Parapocryptes
serperaster
và
Boleophthalmus boddarti (Lê Thị Ngọc Thanh, 2010).
4. Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng cá
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
10
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Theo nhận định của Nikoski (1963), sinh trưởng của cá là quá trình gia tăng
về kích thước và khối lượng cơ thể. Tốc độ sinh trưởng của cá phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như điều kiện sống, đặc tính di truyền của loài. Quá trình này đặc trưng cho
m i loài cá, thể hiện qua mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá.
Trong việc phân tích sự sinh trưởng của cá và trong quản lý nghề cá, mối
tương quan chiều dài và trọng lượng được sử dụng như một yếu tố biểu thị
(Gonzalez et al., 2004; Mahmood et al., 2012; Froese và Pauly, 2000). Bên cạnh
đó, có thể ước lượng trọng lượng cá từ chiều dài đánh bắt hay quan sát được dựa
vào mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá (Froese , 1998).
Trong thời gian gần đây có một số nghiên cứu về sự tương quan này được
thực hiện bởi các nhà khoa học Việt Nam và người nước ngoài, tiêu biểu là của
một số tác giả như:
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống dừa phân bố ở
tỉnh Trà Vinh, xác định được mối tương quan chiều dài và trọng lượng của loài cá
này khá chặt chẽ. Trong đó, chiều dài dao động từ 49 – 120 mm, khối lượng từ 3 42,8 g. Sự tương quan chiều dài trọng lượng được thể hiện qua phương trình hồi
qui W = 0,0002L2,996, với R2 = 0,921. Kết quả cho thấy, sự tăng trưởng của loài cá
này khá đồng bộ (b = 3) (Nguyễn Minh Kha, 2011).
Theo nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Thanh (2010) về thành phần loài và đặc
điểm sinh học của một số loài cá bống kinh tế phân bố ở tỉnh Bạc Liêu và Sóc
Trăng, xác định được sự tương quan chặt chẽ chiều dài và trọng lượng của 20 loài
cá bống kinh tế ở Sóc Trăng và Bạc Liêu. Trong đó, cá bống tượng có sự tương
quan chặt chẽ nhất (R2 = 0,987), thấp nhất là cá kèo vảy nhỏ (R2 = 0,8696). Tuy
nhiên, nghiên cứu chỉ xác định phương trình tương quan chiều dài trọng lượng cá
nhưng chưa có nhận xét về sự sinh trưởng giữa các loài cũng như yếu tố ảnh hưởng
đến sinh trưởng của các loài.
Kết quả phân tích một số đặc điểm sinh học của cá thòi lòi
(Periophthalmodon schlosseri) cho thấy sự tương quan chiều dài và trọng lượng cá
giữa 2 địa bàn Sóc Trăng và Bạc Liêu khác biệt không lớn do sự tương đồng về
điều kiện tự nhiên giữa 2 khu vực. Điều này cho thấy sự tăng trưởng chiều dài và
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
11
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
khối lượng khác nhau trong từng giai đoạn cá phát triển, giai đoạn còn nhỏ cá tăng
trưởng về chiều dài hơn về khối lượng. Ngược lại, giai đoạn cá lớn tăng trưởng
nhanh về khối lượng hơn chiều dài. Như vậy, sự tương quan chiều dài và trọng
lượng của loài cá này ở Sóc Trăng và Bạc Liêu tương đối chặt chẽ (R2 > 0,7), lần
lượt được thể hiện qua phương trình hồi qui là W= 0,0759L1,4223, W= 0,1729L1,2961
(Trần Hoàng Vũ, 2011).
Kết quả phân tích đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng của cá bống lá tre
Acentrogobius viridipunctatus ở hệ đầm phá Thừa Thiên Huế, cho thấy sự tăng
trưởng về chiều dài và khối lượng của loài cá này có mối tương quan chặt chẽ với
nhau, chiều dài tăng thì khối lượng cũng tăng theo. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về
chiều dài và trọng lượng không đồng đều ở các giai đoạn sinh trưởng. Đặc điểm
này của cá phù hợp hợp với tính thích nghi nhiệt đới của các loài cá nhiệt đới. Kết
quả mối tương quan chiều dài và trọng lượng thể hiện qua phương trình hồi qui W=
3.0311 x 10-8L2,7573, R2 = 0,9603 (Lê Thị Nam Thuận và Tông Thị Nga, 2011). Kết
quả nghiên cứu của Trần Đắc Định và ctv (2011) về tập tính di cư của cá kèo
(Pseudapocryptes elongatus) phân bố ở ven biển ĐBSCL, xác định được phương
trình tương quan chiều dài và trọng lượng của loài cá này là W= 0,0003L2,2325, R2=
0,78, chiều dài của cá dao động từ 85 - 181 mm. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng
lại ở phương trình tương quan chiều dài và trọng lượng của cá, chưa nêu bật được
sự tương quan đó có chặt chẽ hay không và phụ thuộc vào những yếu tố nào.
Kết quả điều tra của Trần Trung Kiên (2013) về thành phần loài cá bống
(Gobiidae và Eleotridae) và một số đặc điểm sinh học của cá bống cát
Glossogobius sparispapillus Akihito & Meguro, 1976 phân bố ở vùng sinh thái ven
biển huyện Thạnh Phú - Bến Tre, cho thấy sự tăng trưởng chiều dài và trọng lượng
của loài này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ở giai đoạn đầu chiều dài tăng nhanh để
thích ứng với môi trường và chống chọi kẻ thù. Khi đã thành thục thì cá cần tích
trữ năng lượng để bước vào giai đoạn sinh sản nên sự tăng khối lượng diễn ra mạnh
hơn tăng chiều dài. Như vậy, sự tăng trưởng của cá bống cát ở khu vực nghiên cứu
phù hợp với quy luật tăng trưởng chung của loài và được thể hiện qua phương trình
hồi qui W = 0,0057L3,1506, với R2 = 0,9762.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
12
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Theo nghiên cứu của Lawson (2011) về mối tương quan chiều dài và trọng
lượng của loài Periophthalmus papilo ở khu hệ đầm phá Lagos ở Nigeria, cho thấy
sự tăng trưởng chiều dài và trọng lượng của loài này khá chặt chẽ (R2 > 0,7), có
nghĩa là chiều dài tăng thì trọng lượng cũng tăng. Kết quả xác định được giá trị hệ
số tăng trưởng b của cả quần đàn, ở con đực và con cái lần lượt là 2,5522; 2,8606
và 2,915. Giá trị R2 của cả quần đàn, con đực và con cái lần lượt là 0,9385; 0,9684
và 0,9784. Giá trị b và R2 giữa đực, cái và cả quần đàn khác biệt nhưng không đáng
kể (P > 0,05).
Kết quả phân tích mối quan hệ chiều dài và trọng lượng của loài
Periophthalmus barbarus (Linneaus 1766 ) trên sông New Calabar ở Nigeria, xác
định được sự tăng trưởng của loài cá này giữa các tháng với nhau, giữa mùa mưa
và mùa khô có sự khác mhau nhưng không đáng kể (P > 0,05); giữa chiều dài và
trọng lượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, chiều dài thân cá dao
động từ 4,1 – 11,2 cm (giá trị trung bình là 8,64 ± 1,27 cm), trọng lượng thân dao
động từ 0.70g - 39.62g (giá trị trung bình là 11.16 ± 7.29g) (Chukwu và Deekae,
2010).
Nghiên cứu của Khaironizam và Norma-Rashid (2002) về mối quan hệ
chiều dài và trọng của một số loài cá thuộc phân họ Oxudercinae (họ Gobiidae) ở
các vùng ven biển Selangor - Malaysia, xác định được hệ số tăng trưởng (b) trung
bình của 11 loài cá bống là 2,95 ± 0,302, và sự khác biệt hệ tăng trưởng b giữa các
loài cá không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tăng
trưởng của 11 loài cá ở khu vực nghiên cứu tương đối đồng bộ, chiều dài cá tăng
thì trọng lượng cá cũng tăng theo.
Kết quả các công trình nghiên cứu trên, cho thấy sự tăng trưởng chiều dài và
trọng lượng các loài cá bống có quan hệ mật thiết với nhau (R2 > 0,7; P < 0,05), và
tuân theo quy luật tăng trưởng chung của các loài cá khác (Trần Kiên, 1978). Tuy
nhiên, việc nghiên cứu về sự tương quan chiều dài và trọng lượng cá, đặc biệt là đối
với hai họ cá bống Eleotridae và Gobiidae vẫn còn hạn chế ở khu vực nghiên cứu.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
13
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
CHƢƠNG III
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài cá thuộc họ Gobiidae và họ
Eleotridae thu được ở khu vực nghiên cứu.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 08/2013 đến tháng 01/2014 bao gồm: thời
gian thu mẫu ngoài thực địa, thời gian phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm Động
vật, Bộ môn Sư phạm Sinh học, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ và thời
gian viết luận văn.
Các đợt thu mẫu ngoài thực địa:
- Đợt 1: tháng 08 – 11/2013 (mùa mưa)
- Đợt 2: tháng 12 – 01/2014 (mùa khô)
Thời gian phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm:
- Đợt 1: từ tháng 10 – 12/2013
- Đợt 2: từ tháng 01- 03/2014
Thời gian viết luận văn và báo cáo luận văn từ tháng 04/2014 đến tháng
05/2014.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng (Hình 4).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
14
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 3: Bản đồ thu mẫu
(Dấu mũi tên: khu vực thu mẫu)
3. Phƣơng tiện và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phƣơng tiện
Xô nhựa, cân điện tử, thước palme, bàn đo cá, kính lúp, máy ảnh, formol
công nghiệp 40%.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu mẫu cá
Việc thu mẫu được tiến hành dựa trên phương pháp của Phạm Nhật và ctv
(2003) (phụ lục 1), cụ thể:
Xác định nơi thu mẫu cá
Mẫu cá dùng để nghiên cứu về thành phần loài họ Gobiidae được thu ở hai
sinh cảnh: sinh cảnh sông Cồn Tròn (Xã An Thạnh 3) và sinh cảnh bãi bồi ven biển
ở hai sinh cảnh: sinh cảnh sông Cồn Tròn (Xã An Thạnh 3) và sinh cảnh bãi bồi
ven biển (Xã An Thạnh Nam) huyện Cù Lao Dung.
Nguyên tắc thu mẫu cá
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
15
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Thu tất cả những loài bắt gặp được thuộc họ cá Bống, thu số lượng lớn đối
với loài lạ.
Thu mẫu vào các mùa khác nhau, chia làm nhiều đợt để thu mẫu, thu nhiều
thời điểm trong ngày.
Thu mẫu bằng các phương tiện khác nhau: phạ đáy, đặt dớn, đăng lưới, vó,
chài và một số ngư cụ khác.
Cách thu mẫu
Trực tiếp đánh bắt hoặc đi cùng người dân theo yêu cầu.
Thu mua mẫu ở từ những người dân đánh bắt tại địa điểm thu mẫu.
Đặt thùng hoặc bình đựng cá ở những nơi có nguồn cá quan trọng, có kèm
theo phiếu hướng dẫn cách thu, hóa chất và các dụng cụ cần thiết.
Ghi nhãn mẫu và ghi nhật ký thực địa
Ghi nhãn bằng bút chì trên giấy bóng mờ không thấm nước.
Cá cần có đủ các thông tin sau: tên loài cá (tên khoa học, tên địa phương,
tên phổ thông), thời gian, địa điểm, ngày thu mẫu, người thu, phương tiện đánh bắt.
Trên cơ sở quan sát môi trường tự nhiện tại địa điểm thu mẫu, ghi chép lại
các thông tin về: thời tiết (nhiệt độ, nắng, mưa), hệ động thực vật thủy sinh ở
KVNC. Hoạt động khai thác và sử dụng các phương tiện sử dụng để đánh bắt của
ngư dân, vị trí của địa điểm đánh bắt, danh sách các loài cá ở KVNC được định
loại sơ bộ tại thực địa thông qua thông tin cung cấp của người dân.
Quan sát tập tính của cá tại môi trường sống, màu sắc cá lúc còn sống. Chụp
ảnh lại và ghi số thứ tự của ảnh.
3.2.2 Xử lý và bảo quản mẫu
Việc xử lý và bảo quản mẫu dựa trên phương pháp của Phạm Thanh Liêm
và Trần Đắc Định (2004) (phụ lục 1), cụ thể:
Làm chết mẫu vật (mẫu cá còn sống): cá được làm chết bằng cách thả trực
tiếp vào dung dịch formol 10% (được pha từ formol công nghiệp 40%).
Định hình mẫu vật: chất sử dụng định hình đối với cá là formol 10%. Đối
với cá có kích thước nhỏ thì ngâm trực tiếp vào dung dịch formol 10%.Còn đối với
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
16
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
cá có kích thước lớn hơn 0.5 kg thì dùng kim tiêm dung dịch formol định hình vào
ổ bụng cá và các cơ lớn khó ngấm dung dịch. Đối với các mẫu sử dụng để chụp ảnh
thì cần phải nhỏ formol nguyên chất lên các vây để các vây thẳng và đẹp. Sau đó cá
đã được xử lý formol được đặt lên bìa cứng và tiến hành chụp ảnh ngay.
Bảo quản mẫu vật: cá sau khi được định hình được trữ trong dung dịch
formol 10%. Lưu ý dung dịch ngâm cá luôn ngập, đảm bảo nồng độ.
3.2.3 Phương pháp định loại
Mẫu cá được định loại dựa vào phương pháp nghiên cứu của Pravdin I.F.
(1963), cụ thể:
Phân tích mẫu
Phân tích các đặc điểm hình thái bên ngoài của cá. Các số liệu mô tả được
trình bày bằng số liệu đo, đếm được cùng với khoảng biến động của nó. Các số liệu
này được ghi chép trong biểu mẫu phân tích cá (phụ lục 2).
Các chỉ số đo (mm): 10 chỉ số (hình 4). Các số đo được đo theo khoảng
cách hai điểm mút.
Chiều dài tổng
(TL)
Chiều dài chuẩn
(SL)
Chiều dài đầu
(HL)
Chiều dài gốc vây lưng 1
(D1L)
Chiều dài gốc vây lưng 2
(D2L)
Chiều cao lớn nhất của thân
(H)
Chiều cao cuống đuôi
(h)
Đường kính mắt
(O)
Khoảng cách 2 ổ mắt
(OO)
Các tỷ lệ % dùng trong định loại: H/L0; T/L0; O/T; OO/T.
Các chỉ số đếm: 5 chỉ số
Số tia vây lưng
(D)
Số tia vây ngực
(P)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
17
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Số tia vây bụng
(V)
Số tia vây hậu môn
(A)
Số vảy dọc thân
(LLS)
Các chỉ số đếm
Vảy dọc thân: đối với họ Cá Bống trắng (Gobiidae) và họ Cá Bống đen
(Eleotridae) không có vảy cảm giác thì đếm hàng vảy chạy dọc theo trục giữa thân
từ sau l mang đến gốc vây đuôi.
Số gai và số tia đơn hóa xương được ký hiệu bằng số La mã, số tia đơn
không hóa xương và số tia phân nhánh được ký hiệu bằng số Ả Rập.
Hình 4: Các số đo cá theo Daud et al., (2005)
Định loại mẫu
Tài liệu chính được dùng trong định loại là Cá nước ngọt Việt Nam - tập III
của Nguyễn Văn Hảo (2005).
Ngoài ra, một số tài liệu khác được dùng trong định loại như: Định loại cá
nước ngọt Nam Bộ (Mai Đình Yên, 1992), Định loại cá nước ngọt vùng Đồng
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
18
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Bằng Sông Cửu Long (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993), Mô hình
định loại cá nước ngọt Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trần Đắc Định, 2013), Phân
bộ cá Bống – Gobioidei - Động vật chí Việt Nam (Nguyễn Nhật Thi, 2000).
Trình tự các bậc họ, giống và loài được sắp xếp theo hệ thống phân loại của
fishbase (Froese và Pauly, 2012).
3.2.4. Phân tích mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng
Phương trình tương quan giữa chiều dài và trọng lượng thân cá theo công
thức của Huxley (Pauly, 1990).
W = aLb
Trong đó:
W : trọng lượng cơ thể cá (g)
L : chiều dài toàn thân cá (cm)
a : hằng số tăng trưởng ban đầu
b : hệ số tăng trưởng
Đặc điểm tăng trưởng của cá được thể hiện thông qua tham số tăng trưởng b
(Bảng 1) (Froese và Pauly, 2006).
Bảng 1: Ý nghĩa của tham số tăng trưởng (hệ số mũ) b
Tham số tăng trưởng
Ý nghĩa
b=3
Tăng đồng bộ cả chiều rộng, chiều cao (trọng lượng) và chiều dài
b>3
Tăng chiều rộng, chiều cao (trọng lượng) ưu thế hơn chiều dài
b 0,05).
Điều đó có thể kết luận rằng chỉ số ưu thế cũng khác nhau về mặt số liệu
nhưng không có ý nghĩa thống kê giữa hai mùa (Phụ lục 3 và 4.4.4).
Hình 10: Độ đa dạng các loài họ Eleotridae và Gobiidae theo mùa
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
43
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Chỉ số phong phú (d), chỉ số đồng đều (J’), chỉ số đa dạng (H’) và chỉ số ưu
thế Simpson ở mùa mưa và mùa khô khác biệt nhưng không có ý nghĩa về mặt
thống kê (P > 0,05).
Thành phần loài cá họ Eleotridae và Gobiidae giữa mùa mưa và mùa khô có
sự tương đồng khá cao khoảng 86,2% (Hình 11). Mùa mưa thu được 27/28 loài với
285/603 cá thể, mùa khô thu được 27/28 loài với 318/603 cá thể. Trong đó loài
Oxuderces dentatus chỉ thu được vào mùa khô và loài Cá lưỡi búa (Taenioides
gracilis) chỉ thu được vào mùa mưa. Tháng 8 có độ tương đồng so với tháng 12 là
77,09%, với tháng 11 là 71,52%, với tháng 1 là 70,23%, với tháng 10 là 72,94% và
với tháng 9 là 50,13% (Hình 11 và phục lục 4.3).
Hình 11: Độ tương đồng về thành phần loài cá họ Eleotridae và Gobiidae giữa các mùa
2.3. Đa dạng sinh học theo sinh cảnh
Chỉ số phong phú (d) trung bình ở cửa sông là 3,735 ± 0,56, cao nhất 4,443
(tháng 8), thấp nhất 2,956 (tháng 9) và bãi bồi ven biển là 2,674 ± 0,33, cao nhất
3,037 (tháng 8), thấp nhất 2,25 (tháng 11). Chỉ số phong phú (d) trung bình ở vùng
cửa sông cao hơn bãi bồi ven biển (P < 0,05) (Hình 12, phụ lục 3 và 4.5.1).
Chỉ số đồng đều (J’) trung bình ở cửa sông là 0,901 ± 0,017, cao nhất 0,93
(tháng 8), thấp nhất 0,884 (tháng 12) và bãi bồi ven biển là 0,929 ± 0,009, cao nhất
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
44
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
0,939 (tháng 8), thấp nhất 0,914 (tháng 9). Chỉ số đồng đều (J’) trung bình ở cửa
sông và bãi bồi ven biển khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) (Phụ lục 3 và 4.5.2).
Chỉ số đa dạng (H’) trung bình ở cửa sông là 2,469 ± 0,25, cao nhất 2,831
(tháng 8), thấp nhất 2,067 (tháng 9) và bãi bồi ven biển là 2,124 ± 0,218, cao nhất
2,408 (tháng 8), thấp nhất 1,778 (tháng 9). Chỉ số đa dạng (H’) trung bình ở cửa
sông và bãi bồi ven biển khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) (Phụ lục 3 và 4.5.3).
Chỉ số ưu thế nghịch 1 ' trung bình ở cửa sông là 0,911 ± 0,02, cao nhất
0,942 (tháng 8), thấp nhất 0,891 (tháng 9) và bãi bồi ven biển là 0,897 ± 0,017, cao
nhất 0,918 (tháng 8), thấp nhất 0,872 (tháng 9). Chỉ số ưu thế nghịch trung bình ở
cửa sông và bãi bồi ven biển khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Vì
vậy, chỉ số ưu thế cũng khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê giữa cửa
sông và bãi bồi ven biển (Phụ lục 3 và 4.5.4).
Hình 12: Độ đa dạng của các loài các họ Eleotridae và Gobiidae theo sinh cảnh
Thành phần loài họ Eleotridae và Gobiidae vùng cửa sông (xuất hiện 28/28
loài) đa dạng hơn vùng bãi bồi ven biển (chỉ xuất hiện 22/28 loài). Nguyên nhân có
thể do hoạt động khai thác quá mức, sử dụng phương tiện đánh bắt mang tính chất
hủy diệt như lưới rê, te đẩy (Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Sóc Trăng, 2012).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
45
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Thành phần các loài cá họ Eleotridae và Gobiidae giữa sinh cảnh sông Cồn
Tròn và bãi bồi ven biển có thể được chia làm hai nhóm: nhóm 1 gồm sinh cảnh bãi
bồi ven biển vào mùa mưa và bãi bồi ven biển vào mùa khô, nhóm 2 gồm sinh cảnh
sông vào mùa mưa và sông vào mùa khô (Hình 13).
Hình 13: Độ tương đồng về thành phần loài cá họ Eleotridae và Gobiidae giữa các sinh cảnh
Sinh cảnh vào mùa mưa và mùa khô đều có độ tương đồng trên 65%.
Trong đó, sinh cảnh bãi bồi ven biển vào mùa mưa và mùa khô có độ tương
đồng là 84,281%, sinh cảnh sông vào mùa mưa và mùa khô có độ tương đồng
là 86,189%, giữa sinh cảnh sông và bãi bồi ven biển mùa mưa có độ tương
đồng là 73,961% và giữa sinh cảnh sông và bãi bồi mùa khô là 72,328% (Phụ
lục 4.6). Có nghĩa là thành phần loài cá bống đen và trắng ở sông Cồn Tròn
vào mùa mưa và mùa khô có độ tương đồng cao hơn giữa mùa mưa và mùa
khô ở bãi bồi ven biển (ở sông vào mùa mưa thu được 27/28 loài với 195/603
cá thể, mùa khô thu được 27/28 loài với 215/603 cá thể còn ở bãi bồi vào mùa
mưa thu được 21/28 loài với 90/603 cá thể, mùa khô thu được 21/28 loài với
103/603 cá thể).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
46
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Thành phần các loài cá họ Eleotridae và Gobiidae ở khu vực nghiên cứu
theo tháng và sinh cảnh thì sự phân bố của các loài cá họ Eleotridae và Gobiidae
có thể được phân thành 8 nhóm: nhóm 1 (tháng 9_sông và tháng 9_bãi bồi),
nhóm 2 (tháng 10_bãi bồi), nhóm 3 (tháng 1_sông và tháng 1_bãi bồi), nhóm
4 (tháng 8_bãi bồi) và nhóm 5 (tháng 11_bãi bồi và tháng 12_bãi bồi), nhóm
6 (tháng 10_sông), nhóm 7 (tháng 11_sông) và nhóm 8 gồm tháng 8_sông và
tháng 12_sông) (Hình 14 và phục lục 4.7).
Hình 14: Độ tương đồng về thành phần loài theo tháng và sinh cảnh
Sinh cảnh sông vào tháng 8 và sông vào tháng 12 có độ tương đồng
cao nhất là 76,12%, sinh cảnh bãi bồi vào tháng 11 và bãi bồi vào tháng 12
có độ tương đồng là 70,07%, sinh cảnh sông vào tháng 1 và bãi bồi vào tháng
1 có độ tương đồng là 70,01%, sinh cảnh sông vào tháng 9 và bãi bồi vào
tháng 9 có độ tương đồng là 67,84%. Trong đó, sinh cảnh sông vào tháng 10
và bãi bồi vào tháng 11 có độ tương đồng thấp nhất là 27,81%, sinh cảnh
sông vào tháng 1 và bãi bồi vào tháng 9 có độ tương đồng là 27,2% và sinh
cảnh sông vào tháng 10 và bãi bồi vào tháng 9 có độ tương đồng là 28,38%
(Phụ lục 4.7).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
47
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
3. Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng một số loài cá thuộc họ Eleotridae
và Gobiidae
Tương quan chiều dài và trọng lượng của 13 loài cá bống thuộc họ
Eleotridae và Gobiidae khá chặt chẽ (tất cả trường hợp, R2 > 0,7, P < 0,05).
Trong đó, loài Periophthalmodon chrysospilos có sự tương quan chặt chẽ cao
nhất (R2 = 0,9673), loài Glossogobius giuris có sự tương quan chặt chẽ thấp
nhất (R2 = 0,7566). Giá trị hệ số tăng trưởng b của 13 loài cá bống thuộc hai
họ Eleotridae và Gobiidae dao động từ 2,7046 – 3,406, giá trị trung bình
(2,9073 ± 0,191). Kết quả cho thấy, sự tăng trưởng của 13 loài cá bống có sự
khác biệt và có thể chia thành 3 nhóm: nhóm 1 (b = 3) tăng trưởng đồng bộ cả
chiều dài, chiều rộng và chiều cao (trọng lượng) gồm 3 loài chiếm 23,08%
(Acentrogobius
viridipunctatus,
Periophthalmodon
schlosseri
và
Periophthamus chrysospilos); nhóm 2 (b > 3) tăng trưởng chiều rộng và chiều
cao ưu thế hơn chiều dài gồm 2 loài chiếm 15,38% (Glossogobius giuris và
Boleophthalmus boddarti) và nhóm 3 (b < 3) tăng trưởng chiều dài ưu thế hơn
chiều rộng và chiều cao có tới 8 loài chiếm 61,54% (Bảng 4 và phụ lục 7).
Trung bình hệ số tăng trưởng của13 loài cá bống thuộc hai họ Eleotridae và
Gobiidae gần bằng giá trị tăng trưởng đồng đều “3” (t-test, df = 12, P > 0,05).
Điều này cho thấy, sự tăng trưởng của 13 loài cá bống có sự tăng trưởng đồng
bộ và tuân theo quy luật sinh trưởng chung của nhiều loài cá khác. Có nghĩa là
trong quá trình sinh trưởng, sự gia tăng về chiều dài có quan hệ mật thiết với
trọng lượng của cá, chiều dài tăng thì trọng lượng cũng tăng (Trần Kiên,
1978). Sự tương quan chặt chẽ chiều dài và trọng lượng được thể hiện qua
phương trình hồi quy chung W = aL b (Bảng 4 và phụ lục 5).
Kết quả nghiên cứu này giống với kết quả nghiên cứu của Khaironizam
và Norma-Rashid (2002), Lê Thị Ngọc Thanh (2010) và của Nguyễn Hoài Anh
(2013). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này khác với kết quả nghiên cứu của
Trần Hoàng Vũ (2011) trên đối tượng cá thòi lòi (Periophthalmodon schlosseri),
sự tăng trưởng của loài cá này chủ yếu tăng về chiều dài và hạn chế về chiều cao
và trọng lượng. Sự khác biệt có thể do phương tiện, thời gian thu mẫu và cách
thức đánh bắt khác nhau, cũng như phạm vi nghiên cứu khác biệt nhau.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
48
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Bảng 4: Phương trình tương quan chiều dài và trọng lượng một số loài cá bống họ Eleotridae và Gobiidae ở Sóc Trăng
Chiều dài chuẩn (mm)
STT
Loài
Phƣơng trình SL & W
Min
Cỡ mẫu
Max
(n)
1
2
3
Trypauchen vagina
Acentrogobius viridipunctatus
Glossogobius aureus
W = 0.0146L2.8622, R² = 0.9282
69
165
210
2.9944
, R² = 0.9632
73
109
31
2.7046
, R² = 0.9377
58
168
32
74
199
325
W = 0.0264L
W = 0.0378L
3.406
4
Glossogobius giuris
W = 0.0052L
5
Glossogobius sparsipapillus
W = 0.0813L2.7091, R² = 0.8757
35
128
33
6
Oryurichthys sp.
W = 0.0825L2.7347, R² = 0.886
55
72
34
7
Stenogobius mekongensis
W = 0.0529L2.8234, R² = 0.8931
46
71
46
2.8135
21
44
36
89
130
250
92
165
121
8
9
Stigmatogobius pleurostigma
Boleophthalmus boddarti
, R² = 0.7566
W = 0.0776L
3.109
W = 0.0074L
, R² = 0.9213
, R² = 0.9103
2.8326
10
Parapocryptes serperaster
W = 0.0538L
, R² = 0.8223
11
Periophthalmodon schlosseri
W = 0.0446L2.969, R² = 0.9627
86
152
44
12
Periophthamus chrysospilos
W= 0.0264L2.9591, R² = 0.9673
56
81
34
13
Eleotris melanosoma
W = 0.0463L2.8774, R² = 0.9535
41
85
31
(Chú thích: SL là chiều dài chuẩn của cá, W là trọng lượng cá)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
49
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
CHƢƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Thành phần loài cá bống đen và trắng ở Cù Lao Dung – Sóc Trăng khá
phong phú gồm 28 loài thuộc 19 giống, 4 phân họ và 2 họ (Eleotridae và
Gobiidae).
Các chỉ số đa dạng sinh học: Shannon, Margalef và chỉ số đồng đều Pielou
tương đối cao (H’ = 2,5232, d = 3,4417, J’ = 0,9117), chỉ số ưu thế Simpson
thấp ( λ = 0,0845). Thành phần loài cá họ Eleotridae và Gobiidae phong phú nhất
vào tháng 8; mùa mưa và mùa khô tương đương nhau (27/28 loài); sinh cảnh sông
đa dạng hơn bãi bồi ven biển. Độ tương đồng ở tháng 8 và tháng 12 là cao nhất
(77,09%); giữa mùa mưa và mùa khô có độ tương đồng cao (86,2%); sinh cảnh
sông và bãi bồi ven biển mùa mưa (73,961%) cao hơn sinh cảnh sông và bãi bồi
ven biển mùa khô (72,328%); vùng cửa sông mùa mưa và mùa khô có độ tương
đồng (86,189%) cao hơn bãi bồi ven biển vào mùa mưa và mùa khô (84,281%).
Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của 13 loài cá bống thuộc hai họ
Eleotridae và Gobiidae khá chặt chẽ ở cả 13 đối tượng cá bống thu được ở KVNC,
thuộc nhóm cá có sự tăng trưởng tương đối đồng bộ (b 3) .
2. Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu sự đa dạng thành phần loài cá thuộc 2 họ Eleotridae và
Gobiidae ở các khu vực ven biển của Sóc Trăng và các tỉnh lân cận để cung cấp dữ
liệu cho các nghiên cứu tiếp theo, làm cơ sở để có chính sách quản lý bảo vệ nguồn
lợi thủy sản của vùng. Đặc biệt là đối với những loài cá có giá trị kinh tế cao.
Nghiên cứu các yếu tố vật lý và hóa học của môi trường nước ở vùng ven
biển Sóc Trăng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản
của vùng. Nhằm cung cấp thông tin cho các ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt,
lợ và mặn.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
50
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
Cục Thống kê Sóc Trăng. 2012. Sóc Trăng sau 20 năm tái lập – Một chặng đường
phát triển. Nhà xuất bản Cục Thống kê Sóc Trăng, 1-54.
Đinh Minh Quang, Phạn Thị Ngọc Thoa và Nguyễn Thị Lệ Kha. 2009. Dẫn liệu
bước đầu về thành phần loài cá lưu vực sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông
trên địa bàn huyện Mỏ Cày - Tỉnh Bến Tre. Hội thảo khoa học toàn quốc về
Sinh thái và Tài nghuyên sinh vật lần thứ 2. Nông nghiệp, 10, 712-725.
Đinh Minh Quang. 2008. Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá trên sông Hậu
thuộc địa phận An Phú – An Giang. Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Cần
Thơ, 10, 213-220.
Lê Kim Hương. 2012. Thành phần loài cá ở rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng.
Luận văn cao học, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.
Lê Thị Nam Thuận và Tông Thị Nga. 2011. Đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng
của cá bống lá tre Acentrogobius viridipunctatus ở hệ đầm phá Thừa Thiên
Huế. Tạp chí khoa học. Đại học Huế, 67, 153-163.
Lê Thị Ngọc Thanh. 2010. Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài
cá bống kinh tế ở tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng. Luận văn Cao học, Khoa Thủy
sản. Đại học Cần Thơ, 71.
Lê Thông, Nguyễn Minh Huệ, Lê Huỳnh, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Quý Thao, Nguyễn Thị
Sơn, Hoàng Phúc Lâm, Trần Ngọc Điệp và Thành Ngọc Linh. (2010). Việt Nam các
tỉnh và thành phố. NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội.
Mai Đình Yên. 1978. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. NXB
Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 339.
Mai Đình Yên. 1992. Định loại cá nước ngọt Nam bộ. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Hà Nội, 399.
Mai Văn Hiếu. 2012. Thành phần loài cá phân bố trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang. Luận văn cao học, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
51
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Mai Viết Văn. 2009. Thành phần loài khu hệ cá, tôm phân bố vùng vên biển Sóc
Trăng - Bạc Liêu. Chuyên đề nghiên cứu sinh, Đại học Cần Thơ, 47.
Nguyễn Hạnh Luyến. 2012. Đa dạng sinh học cá và đề xuất giải pháp khai thác, sử
dụng hợp lý nguồn lợi cá ở cửa sông Thuận An – Thừa Thiên Huế. Luận văn
thạc sĩ, Đại học Khoa học tự nhiên.
Nguyễn Hoài Anh. 2013. Thành phần loài cá bống (Gobiidae và Eleotridae) và
một số đặc điểm sinh học của cá bống sao Boleophthalmus boddarti (Pallas,
1770) phân bố ở ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Luận văn Cao học,
Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ, 51.
Nguyễn Huỳnh Ngọc Châu và Trương Hoàng Minh. 2013. Thành phần loài tôm cá
phân bố ở khu vực ven biển huyện Cù Lao Dung – tỉnh Sóc Trăng. Phần B,
thủy sản – Công nghệ sinh học. Tạp chí khoa học. Đại học Cần Thơ, 25, 239 – 246.
Nguyễn Huỳnh Ngọc Châu. 2012. Thành phần loài và phân bố các loài cá, tôm ở
khu vực Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Cao học, Khoa Thủy Sản,
Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Minh Kha. 2011. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống dừa phân
bố ở tỉnh Trà Vinh. Luận văn cao học, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ, 62.
Nguyễn Nhật Thi. 1991. Cá biển Việt Nam. Cá xương Vịnh Bắc Bộ. NXB Khoa
học kỹ thuật Hà Nội, 464.
Nguyễn Nhật Thi. 2000. Động vật chí Việt Nam - Phân bộ cá Bống Gobioidei.
NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 184.
Nguyễn Văn Hảo. 2005. Cá nước ngọt Việt Nam – Tập III. NXB Nông Nghiệp. Hà
Nội, 140-524.
Nguyễn Vũ Thanh, Nguyễn Đình Tứ và Nguyễn Xuân Dục. 2002. Đa dạng sinh
học của của quần xã tuyến trùng ở vùng biển ven bờ Miền Trung Việt Nam.
Tạp chí Sinh học. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 24(3), 6.
Nguyễn Xuân Hiền. 2006. Nguồn tài nguyên ĐBSCL. Tập san khoa học và công
nghệ quy hoạch thủy lợi. Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, 24 - 32.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
52
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Nikoski. 1963. Sinh học cá. Bản dịch của Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng, Mai
Đình Yên. Nhà xuất bản Đại học Hà Nội, 433.
Phạm Nhật, Vũ Văn Dũng, Đ Quang Huy, Nguyễn Cử, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn
Hữu Dực và Nguyễn Tiến Hiệp. 2003. Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát
đa dạng sinh học. NXB Giao thông vận tải, 267.
Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định. 2004. Phương pháp nghiên cứu sinh học cá.
Tủ sách Đại học Cần Thơ, 81.
Pravdin, I.F. 1963. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Nxb Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 247.
Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Sóc Trăng. 2012. Dự án quy hoạch bảo tồn đa
dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc
Trăng. Sở Tài Nguyên và Môi Trường, 169.
Tống Xuân Tám và Nguyễn Thị Ngọc Chúc. 2011. Điều tra thành phần các loài cá
ở một số nhánh sông, suối chính chảy vào sông Sài Gòn thuộc tỉnh Bình
Phước. Tạp chí khoa học. Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 27, 127-141.
Tống Xuân Tám. 2007. Nghiên cứu thành phần loài cá ở hồ Dầu Tiếng. Tạp chí
khoa học. Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 10, 62-72.
Trần Đắc Định, Võ Thành Toàn và Trần Thị Thanh Lý. 2011. Tập tính di cư của cá
kèo (Pseudapocryptes elongatus) phân bố ở ven biển ĐBSCL. Tạp chí khoa
học. Đại học Cần Thơ,18a, 56-64.
Trần Đắc Định. 2013. Mô tả định loại cá Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam.
Trung tâm khoa học & Công nghệ quốc gia. NXB Đại học Cần Thơ, 95-153.
Trần Hoàng Vũ. 2011. Một số đặc điểm sinh học của cá thòi lòi
(Periophthalmodon schlosseri) phân bố ở Sóc Trăng và Bạc Liêu. Luận văn
Cao học, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ, 93.
Trần Kiên, 1978. Sinh thái hoc động vật. NXB giáo dục. Hà Nội, 73.
Trần Trung Kiên. 2013. Thành phần loài cá bống (Gobiidae và Eleotridae)và một
số đặc điểm sinh học của cá bống cát Glossogobius sparispapillus AKIHITO
& MEGURO, 1976 phân bố ở vùng sinh thái ven biển huyện Thạnh Phú, tỉnh
Bến Tre. Luận văn cao học. Đại học Cần Thơ, 80.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
53
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Trịnh Kiều Nhiên và Trần Đắc Định. 2012. Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn
lợi hải sản ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí khoa học. Đại học Cần Thơ, 24b, 46-55.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương. 1993. Định loại cá nước ngọt vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tủ sách Đại học Cần Thơ, 361.
Võ Thành Toàn và Trần Đắc Định. 2013. Thành phần loài và mức độ phong phú
của các loài cá họ Eleotridae trên Sông Hậu. Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản
và Công nghệ Sinh học. Tạp chí khoa học. Đại học Cần Thơ, 73 (4), 189-198.
Võ Thị Miền. 2012. Thành phần loài cá phân bố ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Luận văn cao học, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.
Võ Văn Phú và Trần Thụy Cẩm Hà. 2008. Đa dạng thành phần loài cá ở hệ thống
sông Bù Lu thuộc huyện Phú Lộc – Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học. Đại
học Huế, 49, 111-121.
Võ Văn Phú, Nguyễn Hoàng Diệu Minh và Hoàng Đình Trung. 2012. Dẫn liệu
bước đầu về thành phần loài cá ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ –
Quãng Ngãi. Tạp chí khoa học. Đại học Huế, 73 (4), 189-198.
Vũ Trung Tạng. 2000). Cơ sở sinh thái học. NXB Giáo dục. Hà Nội.
Tiếng nƣớc ngoài
Chukwu, K. O. and S. N. Deekae. 2010. Length-weight relationship, condition
factor and size composition of Periophthalmus barbarus (Linneaus 1766 ) in
New Calabar River, Nigeria. Agricuture and Biology Journal of North
America. Department of Fisheries and Aquatic Environment, Rivers State
University of Science and Technology, Port-Harcourt Rivers State, Nigeria,
(7), 1069-1071.
Daud, S. K., S. S. MohammadiSirai and M. P. Zakaria. 2005. Morphometric
Analysis of Malaysian Oxudercine Goby, Boleophthalmus boddarti (Pallas,
1770). PertanikaJ. Trop. Agric. Sci, 28 (2), 121-134.
Froese, R. 1998. Length-weight relationships for 18 less-studied fish species.
Journal of Applied Ichthyology, 14 (1-2), 117- 118.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
54
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Froese, R. and D. Pauly. 2012. FishBase Retrieved 15th March, 2012, from
http://fishbase.org/Nomenclature/SynonymsList.php?ID=25082&SynCode=5
7013&GenusName=Parapocryptes&SpeciesName=serperaster.
Froese, R. and Rainer. 2006. Cube law, condition factor and weight–length
relationships: history, meta‐analysis and recommendations. Journal of
Applied Ichthyology, 22(4), 241-253.
Gonzalez Acosta AF, G. De La Cruz Agüero and J. De La Cruz Agüero. 2004. Length–
weight relationships of fish species caught in a mangrove swamp in the Gulf of
California (Mexico). Journal of Applied Ichthyology,20 (2), 154-155.
Lindberg, G. U. 1971. Families of the fishes of the world. A list and keys, 467.
Khaironizam, M. Z. and Y. Norma-Rashid. 2002. Length-weight Relationship of
Mudskippers (Gobiidae: Oxudercinae) in the Coastal Areas of Selangor,
Malaysia. Naga, WorldFish Center Quarterly, 25, 3 – 4.
Khalid Mahmood, Zarien Ayub, Muhammad and Ghazala Siddiqui. 2012. LengthWeight relationship and condition factor of Ilisha melastoma (Clupeiformes:
Pristigasteridae) Off Pakistan. Zarrien Ayub, Muhammad Moazzam &
Ghazala Siddiqui. Pakistan J. Zool, 44 (1), 71-77.
Lawson, E. O. 2011. Length-weight Relationships and Fecundity Estimates in
Mudskipper, Periophthalmus papilo (Bloch and Schneider 1801) Caught
from the Mangrove Swamps of Lagos Lagoon, Nigeria. Journal of Fisheries
and Aquatic Science 6 (3), 264-271.
Margalef, R. 1963. Information theory in ecology. General Systems: Yearbook of
the International Society for the Systems Sciences, 3, 1-36.
Nelson, J. S. 2006. Fishes of the world. John Wiley & Sons, New York. Wiley, 421-422.
Pauly, D. 1990. Length-converted catch curves and the seasonal growth of fishes.
Fishbyte, 8 (3), 33-38.
Pielou, ECJ. 1966. The measurement of diversity in different types of biological
collections. Journal of theoretical biology, 13, 131-144.
Rainboth, W.J. 1996. Fishes of the Cambodian Mekong: Food & Agriculture Org, 265.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
55
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Froese, R. and D. Pauly. 2000. FishBase 2000: concepts, design and data sources.
WorldFish.
Shannon, C. E. and W. Weaver. 1963 The mathematical theory of communication.
Univ. of Illinois Press, Urbana, 100 (914), 463-465.
Simpson, E. H. 1949. Measurement of Diversity. Nature. 3 West End Avenue,
Piner. Jan 29, 163, 688.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
56
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu hƣớng dẫn thu mẫu cá
1. Số lƣợng mẫu
Thu càng nhiều loại cá càng tốt (chú ý: có nhiều loại cá rất giống nhau).
M i loại cá thu từ 20-30 con (với cá nhỏ), 5-7 con với cá cỡ lớn (vừa chiều
dài của bình đựng mẫu).
2. Xử lí mẫu
Pha formol với tỉ lệ 1 formol pha với 7 nước sạch (dùng nắp bình để đong),
sau đó thả cá vào dung dịch. Đậy kín nắp.
Cá tươi và nguyên vẹn ngâm mẫu sẽ rất tốt. Bình đựng formol rất độc vì vậy
không được tái sử dụng.
3. Ghi nhãn
Ghi các thông tin (ghi bằng bút chì) về:
- Địa điểm thu mẫu;
- Địa điểm đánh bắt cá (tên sông, kênh, rạch, bãi bồi, xã, huyện);
- Ngày đánh bắt;
- Người đánh bắt hoặc người thu mẫu (họ và tên, tuổi, dân tộc, địa chỉ).
4. Vận chuyển mẫu
Đổ bỏ formol hoặc gắp riêng cá vào túi nilon để vận chuyển.
* Chú ý: Nếu bị formol bắn vào mắt hoặc vào tay thì rửa bằng nước sạch
nhiều lần, formol rất độc nên cần cất kĩ và đậy kín.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
I
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Phụ lục 2: Biểu mẫu phân tích cá
Số thứ tự:
Tên khoa học: Loài
Giống:
Phân họ:
Tài liệu định loại:…………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Tên phổ thông:
Tên địa phương:
Số mẫu nghiên cứu:
Địa điểm thu mẫu:
Ngày thu mẫu:
Ngày phân tích:
Người phân tích:
Mô tả:
n1
(cá thể 1)
n2
(cá thể 2)
n3
(cá thể 3)
n4
(cá thể 4)
n5
(cá thể 5)
L0 (mm)
H (mm)
T (mm)
O (mm)
OO (mm)
H/L0 (%)
T/L0 (%)
O/T
OO/T
D
D1
D2
A
P
V
L.1
Đặc điểm sai khác so với các tác giả khác:
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XII
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Phụ lục 3: Số lƣợng cá thể của các loài cá họ Eleotridae và họ Gobiidae qua các đợt thu mẫu (từ tháng 8/2013 đến tháng 1/2014)
Mùa mưa
Loài
Mùa khô
Sông Cồn Tròn
Bãi bồi ven biển
Sông Cồn Tròn
Bãi bồi ven biển
T8/2013 T9/2013 T10/2013 T8/2013 T9/2013 T10/2013 T11/2013 T12/2013 T1/2014 T11/2013 T12/2013 T1/2014
T. gracilis
3
0
3
0
0
0
0
0
0
0
0
0
T. nigrimarginatus
1
0
1
1
0
0
0
1
0
0
0
0
T. vagina
1
0
2
0
0
0
4
1
2
0
0
0
A. viridipunctatus
4
5
0
4
4
0
5
5
2
6
5
3
A. cyanomos
3
0
1
2
0
2
0
0
1
0
0
1
A. janetae
3
0
2
2
0
1
1
0
2
0
0
3
A. unicolor
2
0
1
0
0
0
0
3
1
0
0
0
G. aureus
3
1
3
3
1
2
5
7
0
4
7
0
G. giuris
6
1
4
5
0
4
1
7
3
0
6
2
G. sparsipapillus
5
1
6
0
0
0
4
3
8
0
1
1
B. sabanus
8
0
4
6
1
3
8
2
1
7
3
1
Oxyurichthys sp.
4
4
3
4
3
2
3
5
0
1
2
0
P. javanicus
8
4
2
0
0
0
17
10
5
0
0
0
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XIII
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
S. mekongensis
11
2
11
0
0
0
2
16
2
0
0
0
S. pleurostigma
10
1
1
7
2
1
8
2
5
2
2
4
B. boddarti
2
1
0
3
1
1
2
3
2
5
4
5
O. dentatus
0
0
0
0
0
0
0
1
1
0
0
0
P. serperaster
6
0
1
0
0
5
0
2
1
0
2
0
P. schlosseri
1
0
0
1
0
0
0
0
1
0
0
2
P.chrysospilos
4
0
0
8
0
0
1
2
4
2
2
5
P. variabilis
5
0
0
6
0
0
4
2
1
6
2
1
P. lanceolata
1
1
0
0
1
0
3
0
0
2
0
0
B. butis
2
1
1
0
0
0
1
1
1
0
0
0
B. humeralis
1
1
1
0
0
0
1
1
1
0
0
0
B. koilomaton
6
2
2
0
0
0
2
4
2
0
0
0
E. melanosoma
4
1
2
0
0
0
2
3
1
0
0
0
O. marmoratus
1
1
1
0
0
0
1
1
1
0
0
0
O. urophthalmus
6
2
3
3
0
1
3
4
3
1
2
1
Tổng
111
29
55
55
13
22
78
86
51
36
38
29
Tổng số cá thể thu được trong 6 tháng khảo sát là 603
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XIV
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Phụ lục 4: Độ đang dạng của các loài cá họ Gobiidae
4.1. Độ đang dạng sinh học của khu vực nghiên cứu
Sample
Mua
S
N
21
243
d
J'
3.4417
H'(loge)
0.9117
2.853
Lambda
1-Lambda'
8.962E-3
0.9155
4.2. Độ đang dạng sinh học theo tháng
Sample
S
N
d
J'
H'(loge)
1-Lambda'
T8/2013
21
143
4.030
0.9293
2.829
0.9391
T9/2013
11
34
2.836
0.8845
2.121
0.8752
T10/2013
16
66
3.580
0.9194
2.549
0.9226
T11/2013
15
103
3.021
0.9085
2.460
0.9096
T12/2013
17
108
3.417
0.9107
2.580
0.9197
T1/2014
17
70
3.766
0.9178
2.600
0.9267
4.3. Ma trận đồng dạng của thành phần các loài cá họ Gobiidae theo tháng
4.4. Độ đang dạng sinh học theo mùa
4.4.1. Two-Sample T-Test and CI: Chi so Margalef (d) theo mua
Two-sample T for Mua vs Kho
N
Mean
StDev
SE Mean
Mua
3
3.482
0.603
0.35
Kho
3
3.401
0.373
0.22
Difference = mu (Mua) - mu (Kho)
Estimate for difference:
95% CI for difference:
0.081
(-1.222, 1.383)
T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 0.20
P-Value = 0.856
DF = 3
4.4.2. Two-Sample T-Test and CI: Chi so Pielou (J') theo mua
Two-sample T for Mua vs Kho
N
Mean
StDev
SE Mean
Mua
3
0.9111
0.0235
0.014
Kho
3
0.91233
0.00486
0.0028
Difference = mu (Mua) - mu (Kho)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XV
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Estimate for difference:
Trường Đại học Cần Thơ
95% CI for difference:
-0.0013
(-0.0610, 0.0584)
T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -0.09
P-Value = 0.936
DF= 2
4.4.3 Two-Sample T-Test and CI: Chi so Simpson (1-Lambda') theo mua
Two-sample T for Mua vs Kho
N
Mean
StDev
SE Mean
Mua
3
0.9123
0.0332
0.019
Kho
3
0.91867
0.00860
0.0050
Difference = mu (Mua) - mu (Kho)
Estimate for difference:
95% CI for difference:
-0.0064
(-0.0915, 0.0788)
T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -0.32
P-Value = 0.778
DF= 2
4.4.4 Two-Sample T-Test and CI: Chi so Shannon (H') theo mua
Two-sample T for Mua vs Kho
N
Mean
StDev
SE Mean
Mua
3
2.500
0.357
0.21
Kho
3
2.5467
0.0757
0.044
Difference = mu (Mua) - mu (Kho)
Estimate for difference:
95% CI for difference:
-0.047
(-0.953, 0.859)
T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -0.22
P-Value = 0.844
DF= 2
4.5. Độ đang dạng sinh học theo sinh cảnh
4.5.1. Two-Sample T-Test and CI: Chi so Margalef (d) theo sinh canh
Two-sample T for Song vs Bai boi
N
Mean
StDev
SE Mean
Song
6
3.735
0.560
0.23
Bai boi
6
2.674
0.331
0.13
Difference = mu (Song) - mu (Bai boi)
Estimate for difference:
95% CI for difference:
1.060
(0.448, 1.673)
T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 3.99
P-Value = 0.004
DF = 8
4.5.2. Two-Sample T-Test and CI: Chi so Pielou (J') theo sinh canh
Two-sample T for Song vs Bai boi
N
Mean
StDev
SE Mean
Song
6
0.9009
0.0171
0.0070
Bai boi
6
0.92945
0.00872
0.0036
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XVI
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Difference = mu (Song) - mu (Bai boi)
Estimate for difference:
95% CI for difference:
-0.02853
(-0.04709, -0.00998)
T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -3.64
P-Value = 0.008
DF= 7
4.5.3. Two-Sample T-Test and CI: Chi so Simpson (1-Lambda') theo sinh cảnh
Two-sample T for Song vs Bai boi
N
Mean
StDev
SE Mean
Song
6
0.9111
0.0198
0.0081
Bai boi
6
0.8970
0.0174
0.0071
Difference = mu (Song) - mu (Bai boi)
Estimate for difference:
95% CI for difference:
0.0141
(-0.0103, 0.0385)
T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 1.31
P-Value = 0.223
DF = 9
4.5.4. Two-Sample T-Test and CI: Chi so Shannon (H') theo sinh canh
Two-sample T for Song vs Bai boi
N
Mean
StDev
SE Mean
Song
6
2.469
0.250
0.10
Bai boi
6
2.124
0.218
0.089
Difference = mu (Song) - mu (Bai boi)
Estimate for difference:
95% CI for difference:
0.345
(0.038, 0.652)
T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 2.54
P-Value = 0.032
DF = 9
4.6. Ma trận đồng dạng của thành phần các loài cá họ Gobiidae theo sinh cảnh
và theo mùa
4.7. Ma trận đồng dạng của thành phần các loài cá họ Gobiidae theo tháng và
theo sinh cảnh
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XVII
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Phụ lục 5: Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng
7.1. Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng của loài Trypauchen vagina
Hình 15: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Trypauchen vagina
7.2. Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng loài Acentrogobius viridipunctatus
Hình 16: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Acentrogobius viridipunctatus
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XVIII
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
7.3. Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng của loài Glossogobius aureus
Hình 17: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Glossogobius aureus
7.4. Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng loài Glossogobius giuris
Hình 18: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Glossogobius giuris
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XIX
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
7.5. Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng loài Glossogobius
sparsipapillus
Hình 19: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Glossogobius sparsipapillus
7.6. Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng loài Oryurichthys sp.
Hình 20: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Oryurichthys sp.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XX
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
7.7. Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng loài Stenogobius mekongensis
Hình 21: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Stenogobius mekongensis
7.8. Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng loài Stigmatogobius pleurostigma
Hình 22: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Stigmatogobius pleurostigma
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XXI
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
7.9. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Boleophthalmus boddarti
Hình 23: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Boleophthalmus boddarti
7.10. Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng loài Parapocryptes serperaster
Hình 24: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Parapocryptes serperaster
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XXII
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
7.11. Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng loài Periophthalmodon
schlosseri
Hình 25: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Periophthalmodon schlosseri
7.12. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Periophthamus chrysospilos
Hình 26: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Periophthamus chrysospilos
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XXIII
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
7.13. Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng loài Eleotris melanosoma
Hình 27: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Eleotris melanosoma
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XXIV
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Phụ lục 8
HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI CÁ BỐNG HỌ ELEOTRIDAE VÀ GOBIIDAE
THU ĐƢỢC Ở CÙ LAO DUNG – SÓC TRĂNG
Hình 28: Cá bống cát (Glossogobius aureus)
Hình 29: Cá bống đều (Trypauchen vagina)
Hình 30: Cá bống cát tối (Glossogobius giuris)
Hình 31: Cá bống tròn (Aulopareia cyanomos)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XV
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 32: Cá bống (Oxuderces dentatus)
Hình 33: Cá bống vảy cằm (Aulopareia janetae)
Hình 34: Cá bống mít (Stigmatogobius pleurostigma)
Hình 35: Cá bống cát trắng (Glossogobius sparsipapillus)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XVI
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 36: Cá kèo vảy nhỏ (Pseudapocryptes lanceolata)
Hình 37: Cá bống xệ (Stenogobius mekongensis)
Hình 38: Cá bống lá tre (Acentrogobius viridipunctatus)
Hình 39: Cá thòi lòi (Periophthalmodon scholosseri)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XVII
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 40: Cá bống sao (Boleophthalmus boddarti)
Hình 41: Cá thòi lòi chấm cam (Periophthalmus chrysospilos)
Hình 42: Cá bống xệ vảy to (Oxyurichthys sp.)
Hình 43: Cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XVIII
Bộ môn Sinh học
Luận văn tốt nghiệp đại học – Khóa 36 (2014)
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 44: Cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus)
Hình 45: Cá bống cấu (Butis humeralis)
Hình 46: Cá bống trân (Butis butis)
Hình 47: Cá bống lưng cao (Butis koilomaton)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – KTNN
XIX
Bộ môn Sinh học
[...]... dài trọng lƣợng một số loài cá kinh tế họ cá bống đen (Eleotridae) và bống trắng (Gobiidae) ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng được chọn và thực hiện Kết quả của đề tài sẽ không những bổ sung những dẫn liệu về đa dạng loài cá bống cho vùng và cả nước, bổ sung vào khoảng trống của khoa học về sự tăng trưởng và mối quan hệ giữa chiều dài và trọng lượng một số loài cá bống thuộc hai họ (Eleotridae và. .. thấy, sự tăng trưởng của loài cá này khá đồng bộ (b = 3) (Nguyễn Minh Kha, 2011) Theo nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Thanh (2010) về thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống kinh tế phân bố ở tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng, xác định được sự tương quan chặt chẽ chiều dài và trọng lượng của 20 loài cá bống kinh tế ở Sóc Trăng và Bạc Liêu Trong đó, cá bống tượng có sự tương quan chặt chẽ nhất... thấy thành phần loài tôm cá phân bố ở khu ven biển huyện Cù Lao Dung – Sóc Trăng gồm 14 loài thuộc họ Gobiidae, 3 loài thuộc họ Eleotridae Khu hệ cá rừng tràm Mỹ Phước – Sóc Trăn thống kê được 51 loài thuộc 21 họ, 8 bộ; họ Eleotridae 4 loài, Gobiidae 1 loài (Lê Kim Hương, 2012) Kết quả điều tra thành phần loài cá bống phân bố ở Sóc Trăng và Bạc Liêu đã thống kê được 10 loài cá có giá trị kinh tế, trong... chiều dài cá tăng thì trọng lượng cá cũng tăng theo Kết quả các công trình nghiên cứu trên, cho thấy sự tăng trưởng chiều dài và trọng lượng các loài cá bống có quan hệ mật thiết với nhau (R2 > 0,7; P < 0,05), và tuân theo quy luật tăng trưởng chung của các loài cá khác (Trần Kiên, 1978) Tuy nhiên, việc nghiên cứu về sự tương quan chiều dài và trọng lượng cá, đặc biệt là đối với hai họ cá bống Eleotridae. .. bộ cả chiều rộng, chiều cao (trọng lượng) và chiều dài b>3 Tăng chiều rộng, chiều cao (trọng lượng) ưu thế hơn chiều dài b ... ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƢ PHẠM BỘ MÔN SƢ PHẠM SINH HỌC THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TƢƠNG QUAN CHIỀU DÀI TRỌNG LƢỢNG MỘT SỐ LOÀI CÁ KINH TẾ HỌ CÁ BỐNG ELEOTRIDAE VÀ GOBIIDAE Ở HUYỆN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG... Thanh (2010) thành phần loài đặc điểm sinh học số loài cá bống kinh tế phân bố tỉnh Bạc Liêu Sóc Trăng, xác định tương quan chặt chẽ chiều dài trọng lượng 20 loài cá bống kinh tế Sóc Trăng Bạc Liêu... quan chiều dài trọng lƣợng số loài cá kinh tế họ cá bống đen (Eleotridae) bống trắng (Gobiidae) huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng chọn thực Kết đề tài bổ sung dẫn liệu đa dạng loài cá bống cho