Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 68 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
68
Dung lượng
3,86 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM SINH HỌC
XÂY DỰNG BỘ MẪU VÀ BỘ HÌNH VẼ MỘT SỐ LOÀI
THUỘC LỚP CÔN TRÙNG (INSECTA)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành SƢ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Cán bộ hƣớng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
TS. NGUYỄN THANH TÙNG
LÊ THỊ SOL PHA
Lớp: Sƣ phạm Sinh – KTNN
MSSV: 3108091
NĂM 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM SINH HỌC
XÂY DỰNG BỘ MẪU VÀ BỘ HÌNH VẼ MỘT SỐ LOÀI
THUỘC LỚP CÔN TRÙNG (INSECTA)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành SƢ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Cán bộ hƣớng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
TS. NGUYỄN THANH TÙNG
LÊ THỊ SOL PHA
Lớp: Sƣ phạm Sinh – KTNN
MSSV: 3108091
NĂM 2014
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và
cá nhân, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
Ban chủ nhiệm khoa Sư phạm, quý thầy, cô bộ môn Sinh học, trường Đại
học Cần Thơ đã giảng dạy cho tôi nguồn tri thức quý báu trong suốt 4 năm đại học
và trong thời gian hoàn thành luận văn.
TS. Nguyễn Thanh Tùng, người thầy kính mến đã trực tiếp hướng dẫn đề tài
này. Thầy đã tận tình chỉ bảo, cung cấp tài liệu từ chuyên môn đến phương pháp,
động viên, đôn đốc và theo sát tôi trong quá trình làm luận văn.
Ths. Trương Trúc Phương, Cô vừa làm cố vấn tôi suốt 4 năm đại học, vừa
nhắc nhở, góp ý và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học và thực
hiện luận văn.
Ths. Phùng Thị Hằng đã giúp đỡ và tạo điều kiện kinh phí cho tôi xây dựng
bộ mẫu côn trùng.
Ths. Nguyễn Minh thành đã tạo mọi điều kiện cho tôi sử dụng phòng thí
nghiệm để học tập và làm việc. Bên cạnh đó, thầy còn chia sẻ và động viên tôi
trong quá trình làm luận văn.
Tất cả các anh, chị, bạn bè đã chia sẽ những kinh nghiệm, góp ý, và nhiệt
tình giúp tôi thu mẫu để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng là người thân trong gia định tôi, đặc biệt là mẹ và chị tôi đã lo
lắng và động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình làm luận văn.
Cần Thơ, tháng 5 năm 2014
Người thực hiện
Lê Thị Sol Pha
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
i
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
TÓM LƢỢC
Đề tài nghiên cứu “Xây dựng bộ mẫu và bộ hình vẽ một số loài thuộc lớp
côn trùng (Insecta)” được tiến hành từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 05 năm 2014.
Các mẫu côn trùng được thu từ nhiều địa phương khác nhau ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Kết quả cho thấy bộ mẫu côn trùng ở phòng thí nghiệm động vật – Bộ
môn Sư phạm Sinh học – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ gồm 87 loài
được xếp trong 10 bộ côn trùng. Ngoài ra, đề tài này còn cung cấp thêm bộ hình
vẽ cấu tạo giải phẫu 2 loài thuộc lớp côn trùng là: Gián nhà (Perirlaneta
americana) và Châu chấu (Oxya velox) được đề xuất sử dụng trong giảng dạy thực
hành môn động vật không xương sống. Bộ hình vẽ bao gồm 10 hình với 5 hình của
Gián nhà (Perirlaneta americana) và 5 hình của Châu chấu (Oxya velox): hình
dạng ngoài, bộ phụ miệng, tấm lưng, cấu tạo giải phẫu của con đực và con cái.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
ii
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
MỤC LỤC
CẢM TẠ ..................................................................................................................... i
TÓM LƢỢC ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... v
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................ v
CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU...................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................................ 2
CHƢƠNG II. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................... 3
1. Khái quát về tình hình sử dụng côn trùng trong giảng dạy môn động vật ............. 3
2. Đặc điểm chung của lớp côn trùng (Insecta) ......................................................... 3
3. Đặc điểm chẩn loại đến bộ các loài thuộc lớp côn trùng (Insecta) ........................ 6
3.1. Các kiểu đầu ............................................................................................. 6
3.2. Các kiểu râu đầu....................................................................................... 7
3.3. Các kiểu miệng ........................................................................................ 9
3.4. Các kiểu chân ngực ................................................................................ 11
3.5. Các dạng cánh ........................................................................................ 13
3.5.1. Cấu tạo cơ bản của cánh ........................................................... 13
3.5.2. Các dạng cánh ........................................................................... 13
3.6. Các kiểu lông đuôi ................................................................................. 14
4. Khóa phân loại các bộ côn trùng (Insecta)........................................................... 15
4.1. Hệ thống phân loại các bộ côn trùng (Insecta) ...................................... 15
4.2. Khóa định loại các bộ côn trùng(Insecta) .............................................. 16
5. Hiện tượng biến thái ở côn trùng (Insecta)
5.1. Biến thái không hoàn toàn ..................................................................... 22
5.2. Biến thái hoàn toàn ................................................................................ 23
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
iii
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
CHƢƠNG III. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 24
1. Phương tiện nghiên cứu ....................................................................................... 24
2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 24
2.1. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu ...................................................... 24
2.1.1. Phương pháp thu mẫu ............................................................... 24
2.1.2. Phương pháp xử lý mẫu ............................................................. 24
2.2. Phương pháp định loại ........................................................................... 26
2.3. Phương pháp giải phẫu .......................................................................... 27
2.3.1. Gián nhà (Perirlaneta americana) ............................................ 27
2.3.2. Châu chấu (Oxya velox) ............................................................ 28
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................... 29
1. Bộ mẫu lớp Côn trùng (Insecta) ở PTN động vật ................................................ 29
2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu một số loài thuộc lớp Côn trùng .......... 45
2.1. Đặc điểm cấu tạo của gián nhà (Perirlaneta americana) ...................... 45
2.1.1. Hình dạng ngoài ........................................................................ 45
2.1.2. Cấu tạo giải phẫu ...................................................................... 47
2.2. Đặc điểm cấu tạo của châu chấu (Oxya velox) ...................................... 50
2.2.1. Hình dạng ngoài ........................................................................ 50
2.2.2. Cấu tạo giải phẫu ...................................................................... 52
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 57
1. Kết luận ................................................................................................................ 57
2. Đề nghị ................................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 59
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
iv
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Danh sách các loài thuộc lớp Côn trùng (Insecta) .............................................. 29
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Cấu tạo ngoài cơ thể côn trùng (Insecta) .....................................................4
Hình 2: Cấu tạo trong cơ thể côn trùng (Insecta) ......................................................5
Hình 3: Các kiểu đầu của côn trùng (Insecta) ...........................................................6
Hinh 4: Các kiểu râu đầu ở côn trùng (Insecta) ........................................................7
Hình 5: Các kiểu miệng của côn trùng (Insecta).......................................................9
Hình 6: Các kiểu chân côn trùng (Insecta) ..............................................................11
Hình 7: Cấu tạo cơ bản của cánh côn trùng (Insecta) .............................................13
Hình 8: Một số dạng cánh của côn trùng (Insecta) .................................................13
Hình 9: Một số dạng lông đuôi của côn trùng (Insecta) .........................................14
Hình 10: Biến thái không hoàn toàn ở Châu chấu (Oxya velox) ............................22
Hình 11: Biến thái hoàn toàn ở bướm .....................................................................23
Hình 12: Vị trí ghim kim thông thường của 8 bộ thuộc lớp côn trùng (Insecta) ....25
Hình 13A: Các loài thuộc bộ Coleoptera (bộ Cánh cứng) ......................................32
Hình 13B: Các loài thuộc bộ Coleoptera (bộ Cánh cứng) ......................................33
Hình 13C: Các loài thuộc bộ Coleoptera (bộ Cánh cứng) ......................................34
Hình 13D: Các loài thuộc bộ Coleoptera (bộ Cánh cứng) ......................................35
Hình 14A: Các loài thuộc bộ Orthoptera (bộ Cánh thẳng) .....................................35
Hình 14B: Các loài thuộc bộ Orthoptera (bộ Cánh thẳng) .....................................36
Hình 15: Các loài thuộc bộ Diptera (bộ Hai cánh) .................................................37
Hình 16: Các loài thuộc bộ Mantodea (bộ Bọ ngựa) ..............................................37
Hình 17A: Các loài thuộc bộ Mymenoptera (bộ Cánh màng) ................................38
Hình 17B: Các loài thuộc bộ Mymenoptera (bộ Cánh màng) ................................39
Hình 18: Các loài thuộc bộ Blattodea (bộ Gián).....................................................39
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
v
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Hình 19: Các loài thuộc bộ Hemiptera (bộ Cánh nửa cứng) ..................................40
Hình 20A: Các loài thuộc bộ Lepidoptera (bộ Cánh vảy) ......................................41
Hình 20B: Các loài thuộc bộ Lepidoptera (bộ Cánh vảy) ......................................42
Hình 21A: Các loài thuộc bộ Odonata (bộ Chuồn chuồn) ......................................43
Hình 21B: Các loài thuộc bộ Odonata (bộ Chuồn chuồn) ......................................44
Hình 22: Các loài thuộc bộ Hermaptera (bộ Cánh da)............................................44
Hình 23: Hình dạng ngoài của Gián nhà (Perirlaneta americana) ♂ ....................45
Hình 24: Phần phụ miệng kiểu nhai nghiền của Gián nhà (Perirlaneta americana) .. .. 46
Hình 25: Cấu tạo giải phẫu của Gián nhà (Perirlaneta americana) ♂ ...................47
Hình 26: Tấm lưng của Gián nhà (Perirlaneta americana) ...................................48
Hình 27: Cấu tạo giải phẫu của Gián nhà (Perirlaneta americana) ♀ ...................50
Hình 28: Hình dạng ngoài của Châu chấu (Oxya velox) .........................................51
Hình 29: Phần phụ miệng kiểu gặm nhai của Châu chấu (Oxya velox)..................51
Hình 30: Cấu tạo giải phẫu Châu chấu (Oxya velox) ♂ ..........................................53
Hình 31: Tấm lưng của Châu chấu (Oxya velox) ....................................................54
Hình 32: Cấu tạo giải phẫu của Châu chấu (Oxya velox) ♀ ...................................55
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
vi
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Côn trùng (Insecta) xuất hiện cách đây 250 triệu năm, là lớp động vật thuộc
ngành chân khớp (Arthropoda), bao gồm 2 lớp phụ và khoảng 31 bộ khác nhau.
Côn trùng là lớp có nhiều loài nhất trong giới động vật, với khoảng 1 triệu loài đã
biết, chiếm đến 78% số loài của toàn bộ giới động vật trên trái đất. Ngoài sự đa
dạng về số loài, số lượng các cá thể trong mỗi loài cũng rất lớn (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2010; Nguyễn Viết Tùng, 2006).
Côn trùng là lớp động vật có vai trò quan trọng đối với đời sống con người và
trong tự nhiên. Trong tự nhiên, côn trùng có tầm quan trọng số một trong đa dạng
sinh học và trong cân bằng sinh thái (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Đối với con người,
côn trùng được xếp thành 2 nhóm: nhóm có lợi và nhóm có hại. Một số lượng lớn
các loài côn trùng có lợi cho con người như thụ phấn cho cây trồng, cung cấp thức
ăn, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, tạo chất dinh dưỡng cho cây cối qua việc
phân hóa các chất mục nát của động thực vật, phối hợp với sự hoạt động của vi sinh
vật để tạo ra các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, nhiều loài côn trùng đã được sử
dụng trong nghiên cứu khoa học và y học,… Vai trò thiên địch của côn trùng trong
việc hạn chế và tiêu diệt những loài gây hại cũng đã được biết và ứng dụng rất nhiều
trong những năm qua (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010). Thêm vào đó, nhiều loài côn
trùng gây thiệt hại lớn đến cây trồng hay trong kho vựa. Côn trùng còn là vật chủ
trung gian để truyền một số bệnh nguy hiểm cho con người và vật nuôi.
Côn trùng (Insecta) là một nhóm đối tượng không thể thiếu khi giảng dạy
thực hành động vật không xương sống nhưng cho đến nay phòng thí nghiệm Động
vật – Bộ môn Sư phạm Sinh học – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ chỉ
sử dụng đối tượng gián nhà (Perirlaneta americana) để giảng dạy giải phẫu và
chưa có phần nội dung định loại côn trùng. Chính vì thế, đề tài “Xây dựng bộ mẫu
và bộ hình vẽ một số loài thuộc lớp côn trùng (Insecta)” được thực hiện nhằm cung
cấp thêm bộ mẫu côn trùng sấy khô và hình ảnh về một số loài côn trùng phục vụ
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
1
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
cho giảng dạy các nội dung trên trong bài thực hành động vật không xương sống ở
Bộ môn Sư phạm Sinh học – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ nói chung
và cung cấp những dẫn liệu để phục vụ công tác biên soạn lại giáo trình thực hành
động vật học nói riêng.
2. Mục tiêu đề tài
Đề tài “Xây dựng bộ mẫu và bộ hình vẽ một số loài thuộc lớp côn trùng
(Insecta)” nhằm:
- Cung cấp bộ sưu tập mẫu một số loài thuộc lớp Côn trùng (Insecta) cho
phòng thí nghiệm Động vật – bộ môn Sinh học – khoa Sư phạm – trường Đại học
Cần Thơ.
- Cung cấp bộ hình vẽ cấu tạo giải phẫu của hai loài đại diện lớp côn trùng
là Gián nhà (Perirlaneta americana) và Châu chấu (Oxya velox).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
2
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
CHƢƠNG II
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Khái quát về tình hình sử dụng côn trùng trong giảng dạy môn động vật
Trong quyển sách “An introduction to the study of Insects” của Borror và
Delong (1969) xây dựng khóa định loại đến bộ của lớp côn trùng cũng như các
khóa định loại riêng cho từng bộ. Đặc điểm thích nghi, hình thái ngoài và cấu tạo
giải phẫu côn trùng được Hickman et al. (2007) đề cập đến trong quyển sách
“Animal diversity”. Trong tài liệu hướng dẫn thực hành của Hickman et al. (2003)
đã trình bày chi tiết cấu tạo ngoài của Châu chấu (Oxya velox) và cấu tạo giải phẫu
Gián nhà (Perirlaneta americana). Trong quyển sách “Collecting and preserving
insects and arachnids” mô tả các phương pháp thu mẫu, giết mẫu, bảo quản tạm
thời cũng như lâu dài các loài thuộc lớp côn trùng (Millar et al., 2000).
Các tài liệu thực hành trong nước của Hoàng Đức Nhuận (1967), Nguyễn
Mỹ Tín (2005), Đặng Ngọc Thanh và ctv. (2001), Thái Trần Bái và Nguyễn Văn
Khang (2009) sử dụng Châu chấu (Oxya velox) và Gián nhà (Perirlaneta
americana) như là hai đối tượng chính để giảng dạy thực hành trong lớp côn
trùng (Insecta). Bên cạnh đó, Nguyễn Viết Tùng (2006), Nguyễn Thị Thu Cúc
(2010), Trần Thái Bái (2009) đã trình bày đặc điểm chung về hình thái ngoài,
giải phẫu sinh lý, cũng như các đặc điểm chẩn loại của lớp côn trùng. Tùy theo
quan điểm của mỗi tác giả đã xây dựng nhiều khóa định loại đến bộ của lớp côn
trùng khác nhau.
2. Đặc điểm chung của lớp côn trùng (Insecta)
Côn trùng có cơ thể phân đốt dị hình từ 18 – 20 đốt, chia thành 3 phần: đầu
gồm 5 đốt, ngực có 3 đốt và bụng có số đốt thay đổi tùy theo nhóm nhưng không
quá 12 đốt (Thái Trần Bái, 2010; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
- Phần đầu là một khối, phía lưng của đầu có một đôi mắt kép, có khi còn có
thêm một đôi mắt đơn và 1 đôi râu (phần phụ) là cơ quan cảm giác cơ học và hóa
học. Phía bụng có miệng gồm 3 phần phụ miệng là 1 đôi hàm trên, 1 đôi hàm dưới
và 1 đôi môi dưới, ngoài ra miệng còn có môi trên. Hình thái của phần phụ miệng
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
3
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
thay đổi nhiều tùy thuộc vào cách lấy thức ăn của từng nhóm (Thái Trần Bái và
Nguyễn Văng Khang, 2009).
- Phần ngực gồm: ngực trước, ngực giữa và ngực sau. Mỗi đốt ngực mang
một đôi chân. Ở phần lớn côn trùng, đốt ngực giữa và ngực sau mang thêm mỗi đốt
một đôi cánh. Mỗi đốt ngực có 4 tấm kitin bọc ngoài: tấm lưng, tấm ngực và 2 tấm
bên (Thái Trần Bái và Nguyễn Văng Khang, 2009).
- Phần bụng gồm nhiều đốt chứa phần lớn nội quan. Mỗi đốt gồm tấm lưng
và tấm bụng, giữa các đốt nối với nhau bằng màng mỏng nên các đốt bụng có thể
co giãn được. Thường các đốt bụng mất phần phụ, chỉ còn lại dấu vết ở một số loài
côn trùng bậc thấp. Ở phía cuối có lỗ hậu môn, cơ quan sinh dục ngoài và lông
đuôi (Thái Trần Bái, 2010).
Hình 1: Cấu tạo ngoài cơ thể côn trùng (Insecta) (theo Nguyễn Viết Tùng, 2006)
Màu sắc giữ vai trò quan trọng trong đời sống sâu bọ, có thể là màu của các tế
bào sắc tố nằm trong mô bì hoặc trong tầng cuticun (màu sắc hóa học) nhưng cũng
có thể do các tia sáng phản xạ trên bề mặt các tấm mỏng của tầng cuticun hay của
vảy (màu sắc vật lý). Màu sắc vật lý được giữ nguyên sau khi sâu bọ chết, còn màu
sắc hoá học thì biến mất.
Cơ của côn trùng gần như tất cả là cơ vân, phát triển và chuyên hoá cao. Nhìn
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
4
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
chung cả cơ thể có thể có tới 1,5 – 2 nghìn bó cơ và ở các sâu bọ bay giỏi riêng cơ
chiếm tới 15 – 25% tổng trọng lượng cơ thể.
1
2
9
3
4
5
6
10
11
7
13
8
12
Hình 2: Cấu tạo trong cơ thể côn trùng (Insecta)
(Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Tập tin:Cấu tạo trong của châu chấu.gif)
1. Hạch não; 2. Hầu; 3. Diều; 4. Ruột tịt; 5. Tim; 6. Buồng trứng; 7. Trực tràng; 8. Hậu môn; 9. Lỗ
miệng; 10. Chuỗi thần kinh bụng; 11. Ruột sau; 12. Ống dẫn trứng; 13. Malpighi.
Hệ tiêu hoá có sơ đồ cấu tạo chung của chân khớp, tuy nhiên từng phần của
ống tiêu hoá (ruột trước, ruột giữa và ruột sau) có thể có các phần chuyên hoá riêng
phù hợp với nguồn thức ăn và cách lấy thức ăn của từng nhóm hoặc từng loài.
Hệ bài tiết: Cơ quan bài tiết quan trọng nhất ở sâu bọ là hệ ống Malpighi.
Ngoài ra tế bào thể mỡ, tế bào xoang bao tim cũng tham gia vào bài tiết chất bã,
hoạt động như thận tích trữ.
Hệ tuần hoàn: tương đối kém phát triển do một phần chức năng đã được hệ
ống khí đảm nhiệm. Máu của sâu bọ có hoặc không có màu, vàng nhạt hoặc xanh
nhạt, hầu hết không có sắc tố máu.
Cơ quan hô hấp của phần lớn sâu bọ là hệ ống khí. Số lỗ thở thay đổi theo
nhóm. Hô hấp qua da cũng còn giữ vai trò đáng kể ở một số sâu bọ ấu trùng và
trưởng thành sống trong đất ẩm hoặc trong mô thực vật.
Hệ thần kinh của sâu bọ có sơ đồ chung của chân khớp, được đặc trưng bằng
sự phát triển cao về tổ chức học của não, sự tập trung cao của hạch thần kinh bụng
và phát triển của hệ thần kinh giao cảm điều khiển nội quan.
Cơ quan thị giác ở côn trùng là mắt đơn và mắt kép. Có 2 loại mắt đơn: mắt
lưng và mắt bên. Mắt bên chỉ thấy ở sâu non còn mắt lưng có cấu tạo khác và có
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
5
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
thể có đồng thời với mắt kép ở giai đoạn trưởng thành. Mắt kép thường có một đôi,
gồm nhiều ô mắt.
Hệ sinh dục ở nhiều nhóm, đực và cái khác nhau về hình dạng, về màu sắc
hoặc về hoạt động sống, một số sâu bọ sống tập đoàn (kiến, mối, ong...) còn có
nhiều nhóm cá thể khác nhau về chức năng và hình thái: vua, chúa, thợ, lính...
- Cơ quan sinh dục đực gồm có đôi tuyến tinh dạng viên đơn giản hay nhiều
thuỳ, đôi ống dẫn tinh đổ vào một ống phóng tinh có nhiều tuyến phụ rồi tận cùng
bằng cơ quan giao phối đực.
- Cơ quan sinh dục cái gồm đôi tuyến trứng, thường có dạng búi ống, số
lượng biến đổi tuỳ loài, từ 1 tới hàng nghìn. Mỗi ống gồm có phần đỉnh là phần
sinh trứng, phần dưới là phần chứa trứng, chia làm nhiều ngăn. Các ống sinh trứng
tập trung vào 2 ống dẫn trứng, chập lại thành âm đạo đổ ra ngoài. Cạnh âm đạo còn
có túi giao phối thông với túi nhận tinh. Ngoài ra còn có thể có tuyến phụ.
3. Đặc điểm chẩn loại đến bộ các loài thuộc lớp côn trùng (Insecta)
3.1. Các kiểu đầu
Để thích nghi với các phương thức sinh sống khác nhau, cụ thể là cách lấy
thức ăn, vị trí của bộ phận miệng có sự thay đổi khiến hình dạng của đầu cũng biến
đổi thành 3 kiểu chính:
Hình 3: Các kiểu đầu của côn trùng (Insecta) (theo Nguyễn Viết Tùng, 2006)
1. Đầu miệng dưới; 2. Đầu miệng trước; 3. Đầu miệng sau
Đầu miệng dưới: là kiểu đầu phổ biến nhất với miệng nằm ở mặt dưới của
đầu. Ở kiểu đầu này trục mắt – miệng gần như vuông góc với trục dọc cơ thể.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
6
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Thường thấy ở côn trùng có kiểu miệng gặm nhai như các loài thuộc bộ Cánh
thẳng (châu chấu, dế), bộ Cánh cứng (xén tóc) v.v…
Đầu miệng trước: miệng nhô hẳn ra phía trước nên trục mắt – miệng gần
như song song với trục cơ thể. Kiểu đầu này thuận lợi cho những loài lao về phía
trước tấn công con mồi như bọ chân chạy (Carabidae) bọ hổ trùng (Cicindellidae)
(bộ Cánh cứng) v.v…
Đầu miệng sau: phần lớn côn trùng chích hút nhựa cây, có kiểu đầu mà trục
mắt – miệng với trục dọc cơ thể là một góc nhọn do miệng biến thành ngòi châm
kéo dài về phía sau đầu. Kiểu đầu này đặc trưng cho các loài thuộc bộ Cánh đều
(như ve, rầy, rệp) hay bộ Nửa cứng (như bọ xít) (Nguyễn Viết Tùng, 2006; Nguyễn
Đức Khiêm, 2006; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
3.2. Các kiểu râu đầu
Hình dạng và kích thước râu đầu thay đổi rất nhiều tùy loài côn trùng. Có
thể kể một số kiểu râu thường gặp như sau:
Hình 4: Các kiểu râu đầu ở côn trùng (Insecta) (theo Nguyễn Viết Tùng, 2006)
1. Râu hình sợi chỉ; 2. Râu hình chuỗi hạt; 3. Râu hình lông cứng; 4. Râu hình răng cưa; 5. Râu
hình lưỡi kiếm; 6. Râu chổi lông thưa; 7. Râu chổi lông rậm; 8. Râu hình lông chim; 9. Râu hình
răng lược; 10. Râu hình rẻ quạt mềm; 11. Râu hình dùi đục; 12. Râu hình dùi trống; 13. Râu hình
lá lợp; 14. Râu hình đầu gối; 15. Râu hình chùy; 16. Râu nhánh.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
7
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Râu sợi chỉ dài, mảnh, các đốt râu hình ống dài gần bằng nhau và càng
về cuối râu càng nhỏ dần, có loại râu sợi chỉ thô ngắn, thường gặp ở những
loài thuộc bộ Gián, bộ Cánh thẳng (Châu chấu, Sạt sành, dế…), bộ Cánh cứng
(xén tóc) v.v…
- Râu lông cứng râu thường rất ngắn, trừ 1 – 2 đốt ở phía gốc hơi to, các đốt
còn lại mảnh và ngắn như một sợi lông cứng như các loài thuộc bộ chuồn chuồn,
bộ Cánh đều (ve sầu) v.v…
- Râu chuỗi hạt gồm nhiều đốt hình hạt nhỏ nối tiếp nhau như chuỗi hạt,
thường gặp ở các loài thuộc bộ Cánh bằng (mối thợ), bộ chân dệt.
- Râu răng cưa gồm nhiều đốt hình tam giác, nhô góc nhọn về một phía
giống răng cưa ví dụ như râu của đom đóm, bổ củi thuộc bộ Cánh cứng.
- Râu lông chim có hai bên các đốt râu kéo dài giống lông chim như râu của
các loài thuộc bộ Cánh vảy (ngài tằm, ngài cước, ngài đực sâu róm v.v…).
- Râu chổi lông từ 1 – 2 đốt ở gốc râu, các đốt còn lại mọc đầy lông dài tỏa
tròn trông tựa chổi lông như râu của các loài thuộc bộ Hai cánh (muỗi đực).
- Râu đầu gối đốt chân râu khá dài cùng với phần roi râu tạo thành một hình gấp
đầu gối như râu của các loài thuộc bộ Cánh màng (ong mật, ong vàng, kiến v.v…).
- Râu dùi đục các đốt hình ống nhỏ dài nhưng lớn dần ở các đốt cuối trông
tựa dùi đục như râu các loài của bộ Cánh vảy (bướm).
- Râu dùi trống gần giống râu dùi đục, nhưng các đốt cuối phình to đột
ngột như râu một số loài thuộc bộ Cánh mạch.
- Râu hình chùy các đốt chân râu, cuống râu phình to kiểu quả chùy, như
râu của loài thuộc bộ Cánh đều (rầy nâu v.v…).
- Râu lá lợp các đốt râu biến đổi thành hình lá, xếp lợp lên nhau và có thể
co, duỗi được như râu họ bọ hung của bộ Cánh cứng.
- Râu nhánh khá ngắn với 2 – 3 đốt gốc phình to, trên đó mọc một nhánh nhỏ,
phân đốt có mang nhiều sợi lông cứng, kiểu râu này đặc biệt chỉ thấy ở một số loài
thuộc bộ Hai cánh (ruồi) (Nguyễn Viết Tùng, 2006; Nguyễn Đức Khiêm, 2006;
Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
8
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
3.3. Các kiểu miệng
Có thể phân thành hai kiểu miệng chính: miệng gặm nhai và miệng hút.
Miệng gặm nhai là loại miệng nguyên thủy, các kiểu miệng hút là từ kiểu miệng
gặm nhai biến đổi thành. Loại hình miệng hút chia làm nhiều kiểu như sau:
miệng gặm hút, miệng chích hút, miệng vòi hút, miệng giũa hút, miệng liếm hút
và miệng cứa liếm.
Md
Hd
Md
Md
Md
Hd
A
Hd
B
D
C
Hd
Hd
Md
Md
E
F
Hình 5: Các kiểu miệng của côn trùng (theo Thái Trần Bái, 2009; Hickman et al., 2007)
A- Kiểu vòi hút ; B- Kiểu nghiền liếm; C- Kiểu liếm hút; D- Kiểu chích hút; E- Kiểu nhai nghiền;
F- Kiểu gặm nhai; Hd: Hàm dưới; Md: Môi dưới.
- Miệng gặm nhai gồm môi trên, hàm trên, hàm dưới và môi dưới. Môi trên
là một mảnh cứng, ngay phía trên các chi phụ khác của miệng. Hàm trên gồm một
đôi xương cứng không phân đốt, nằm ngay phía dưới môi trên. Hàm dưới gồm một
đôi xương cứng, phân nhiều đốt và mang xúc biện hàm dưới. Môi dưới được chia
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
9
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
thành hai phần: cằm trước, cằm sau. Cằm trước mang đôi xúc biện môi dưới. Kiểu
miệng này thường gặp ở các bộ: bộ Hai đuôi, bộ Ba đuôi, bộ Đuôi bật, bộ Cánh
thẳng, bộ Cánh da, bộ Rận sách, bộ Chuồn chuồn, bộ Cánh cứng, bộ Cánh màng,
bộ Cánh bằng, bộ Cánh mạch, bộ Cánh dài, bộ Cánh úp. Kiểu miệng nhai nghiền
tương tự miệng gặm nhai, là kiểu miệng đặc trưng cho bộ Gián.
- Miệng gặm hút: thường gặp ở bộ Cánh màng điển hình là ong mật. Hàm
trên và môi trên của kiểu miệng này còn giữ theo kiểu miệng gặm nhai; hàm dưới
và môi dưới kéo dài ra; râu hàm dưới ngắn nhỏ. Lá ngoài hàm dưới kéo dài thành
hình lưỡi kiếm có tác dụng tách lật cánh hoa khi hút mật. Lá giữa môi kéo dài
thành vòi, phía cuối phình to hình cầu gọi là đĩa vòi.
- Miệng chích hút: thường gặp ở bộ Cánh đều (rệp, bọ rầy), bộ Cánh nửa
cứng (bọ xít), bộ Hai cánh (muỗi). Đặc điểm cơ bản của kiểu miệng này là các
phần của miệng đều kéo dài, môi dưới thành vòi có tác dụng bảo vệ miệng. Xoang
miệng và cuống họng hợp lại thành bộ phận bơm hút. Căn cứ vào nguồn lấy thức
ăn, miệng chích hút ở côn trùng được chia thành 2 kiểu chính là: miệng chích hút
thực vật và miệng chích hút động vật.
- Miệng hút: thường gặp ở bộ Cánh vảy. Đặc điểm cơ bản của kiểu miệng
này là 2 hàm dưới kéo dài và khi hợp lại thành một vòi dài, ở giữa tạo thành ống
dẫn thức ăn. Râu môi dưới phát triển. Các phần khác đều thoái hóa chỉ còn dấu vết.
- Miệng giũa hút: thường gặp ở bộ Cánh tơ. Đặc điểm cơ bản của kiểu
miệng này là môi trên, một phần hàm dưới và môi dưới tạo thành vòi, giữa vòi có
lưỡi và 3 ngòi nhọn, trong số đó 2 ngòi do 2 hàm dưới, 1 ngòi do hàm trên bên trái
kéo dài hình thành. Hàm trên bên phải thoái hóa, ống dẫn thức ăn do 2 hàm dưới
hình thành. Lưỡi và lá giữa môi dưới hợp thành ống dẫn nước bọt. Khi ăn, hàm trên
giũa rách biểu bì cây, 3 ngòi co giãn lên xuống để hút dịch qua vòi.
- Miệng liếm hút: thường gặp ở bộ Hai cánh (ruồi nhà). Đặc điểm cơ bản
của kiểu miệng này là hàm trên và hàm dưới thoái hóa. Môi dưới kéo dài thành
vòi ngắn, đầu mút môi dưới phình to thành 2 đĩa môi (còn gọi là đĩa vòi) hình
quả thận có tính đàn hồi. Môi trên và lưỡi hợp lại thành ống dẫn thức ăn, trong
lưỡi có ống tiết nước bọt.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
10
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Miệng cứa liếm: thường gặp ở Hai cánh (ruồi trâu). Đặc điểm cơ bản của
kiểu miệng này là 2 hàm trên và 2 hàm dưới phát triển hoạt động theo chiều ngang,
cứa rách da động vật cho chảy máu để đĩa vòi liếm và hút. Đoạn cuối môi dưới
phình to tạo thành đĩa vòi để liếm và hút chất lỏng. Môi trên và lưỡi tạo thành ống
dẫn thức ăn, trong lưỡi có ống dẫn nước bọt (Nguyễn Viết Tùng, 2006; Nguyễn
Đức Khiêm, 2006; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
3.4. Các kiểu chân ngực
Hình 6: Các kiểu chân côn trùng (Insecta) (theo Nguyễn Viết Tùng, 2006)
1. Chân chạy; 2,3. Chân giác bám; 4. Chân chải phấn hoa; 5. Chân bắt mồi; 6, 7. Chân đào bới; 8.
Chân kẹp leo; 9. Chân bơi; 10. Chân lấy phấn; 11. Chân nhảy.
Để thích nghi với môi trường sống vốn rất đa dạng, với những phương thức
sống khác nhau, chân côn trùng đã có hàng loạt biến đổi về cấu tạo để thực hiện
các chức năng khác nhau. Sau đây là một số kiểu chân phổ biến ở côn trùng:
- Chân bò là kiểu chân phổ biến ở côn trùng với đặc điểm các đốt chân có
cấu tạo đồng đều, thon gọn như chân của các loài thuộc bộ Cánh cứng (bọ rùa, xén
tóc…), bộ Cánh nửa cứng (bọ xít) v.v…
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
11
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Chân chạy: Tương tự như kiểu chân bò nhưng các đốt dài mảnh hơn giúp
côn trùng chạy nhanh, điển hình là chân các loài thuộc bộ Cánh màng (kiến), bộ
Cánh cứng (hổ trùng, bọ chân chạy…).
- Chân nhảy: như đôi chân sau của các loài thuộc bộ Cánh thẳng (dế mèn,
châu chấu) với đặc điểm đốt đùi to khỏe, đốt ống dài mặt sau có nhiều gai và cựa.
- Chân bơi: đây là kiểu chân của một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh
cứng (niềng niễng) hay bộ Cánh nửa cứng (bọ xít bơi ngửa). Đốt ống và đốt bàn
chân của đôi chân thường dài, dẹp, 2 mép bên có 2 hàng lông dài có thể cử động
được. Khi bơi, 2 hàng lông này vươn ra khiến đôi chân sau có hình dáng đôi mái
chèo quạt nước.
- Chân đào bới: điển hình là đôi chân trước của dế nhũi thuộc bộ Cánh
thẳng. Chân thường ngắn, to, thô với cấu tạo chắc khỏe, đốt ống phình rộng như
lưỡi xẻng, có thêm hàng răng cứng ở mép ngoài, kiểu chân này giúp côn trùng đào
hang trong đất dễ dàng.
- Chân bắt mồi: điển hình là đôi chân trước của các loài thuộc bộ Bọ ngựa.
Đặc điểm của kiểu chân này là đốt chậu rất dài, vươn ra phía trước để mở rộng tầm
hoạt động của chân. Đốt đùi rất phát triển, có rãnh lõm ở mặt dưới và 2 hàng gai
sắc nhọn ở 2 bên mép rãnh. Đốt ống cũng có 2 hàng gai và có thể gấp lọt vào rãnh
lõm của đốt đùi như kiểu dao nhíp.
- Chân kẹp leo: là kiểu chân rất đặc biệt chỉ thấy ở bộ Chấy rận. Ở kiểu
chân này, bàn chân chỉ có 1 đốt và mút cuối có một móng cong lớn. Khi móng
gập lại, hợp với mấu nhọn cuối đốt ống tạo nên một vòng khuyên ôm lấy sợi
lông, tóc của vật chủ.
- Chân giác bám: là kiểu chân trước của niềng niễng đực thuộc bộ Cánh
cứng. Các đốt bàn chân phình to xếp sít nhau. Mặt dưới hơi lõm tạo thành một giác
bám để có thể bám chắc vào mặt lưng trơn nhẵn của con cái khi ghép đôi.
- Chân lấy phấn: đây là kiểu chân đặc trưng của bộ Cánh màng như các loài
ong chuyên lấy phấn hoa (ong mật, ong bầu). Đốt ống chân sau phình rộng về phía
cuối song dẹp và lõm ở giữa, xung quanh bờ có lông dài tạo thành “giỏ” chứa phấn
hoa. Đốt gốc của đốt bàn chân cũng phình to, dẹp phẳng mặt trong có nhiều lông
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
12
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
cứng xếp thành hàng ngang như một bàn chải, có tác dụng chải gom phấn hoa dính
trên bề mặt cơ thể ong (Nguyễn Viết Tùng, 2006; Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
3.5. Các dạng cánh
3.5.1. Cấu tạo cơ bản của cánh
Với cấu tạo tương tự như một chiếc quạt giấy, cánh côn trùng tuy mỏng nhưng
khá vững chắc và có thể xòe ra, xếp lại dễ dàng. Cánh côn trùng có hình tam giác, có 3
cạnh và 3 góc. Cạnh phía trước gọi là mép trước cánh, cạnh phía ngoài gọi là mép
ngoài cánh và cạnh phía sau gọi là mép sau cánh. Góc cánh được tạo thành bởi mép
trước và mép sau cánh gọi là góc vai. Góc cánh được tạo thành bởi mép trước và mép
ngoài cánh gọi là đỉnh cánh, còn góc tạo thành bởi mép ngoài và mép sau cánh gọi là
góc mông. Những nếp gấp này chia mặt thành các khu như khu nách, khu đuôi, khu
mông và khu chính cánh (Nguyễn Viết Tùng, 2006; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Hình 7: Cấu tạo cơ bản của cánh côn trùng (Insecta) (theo Nguyễn Viết Tùng, 2006)
1. Mép trước cánh; 2. Mép ngoài cánh; 3. Mép sau cánh; 4. Góc vai; 5. Góc đỉnh; 6. Góc mông; 7.
Nếp gấp mông; 8. Nếp gấp đuôi; 9. Nếp gấp gốc; 10. Nếp gấp nách; 11. Khu chính cánh; 12. Khu
mông; 13. Khu đuôi; 14. Khu nách.
3.5.2. Các dạng cánh
1
3
2
4
Hình 8: Một số dạng cánh của côn trùng (Insecta) (theo Nguyễn Viết Tùng, 2006)
1. Cánh da; 2. Cánh màng; 3. Cánh nửa cứng; 4. Cánh cứng
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
13
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Cánh côn trùng có nhiều chức năng khác nhau nên cấu tạo cánh cũng biến
đổi theo phương thức thích nghi của từng loài. Nhiều loài côn trùng có kiểu cánh
màng, đó là loại cánh mỏng, nhẹ, trong suốt như cánh ong, ruồi, chuồn chuồn, ve
sầu. Nếu chất cánh dày hơn nhưng mềm thì đó là kiểu cánh da thường thấy ở ve
sầu bướm và cánh trên của châu chấu, bọ ngựa, dế, gián. Ở bộ cánh cứng, đôi cánh
của chúng rất dày và cứng như thường thấy ở các loài bọ hung, niềng niễng, xén
tóc. Ở các loài bọ xít, đôi cánh trên của chúng chỉ có nửa phía gốc dày và cứng, còn
nửa phía ngoài lại mỏng và mềm nên kiểu cánh này có tên gọi là cánh nửa cứng. Ở
nhóm ngài và bướm, chất cánh cũng mỏng như cánh màng, song trên bề mặt được
bao phủ dưới một lớp vảy nhỏ mịn như bột phấn nên có tên gọi là cánh vảy (hay
cánh phấn) (Nguyễn Viết Tùng, 2006; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
3.6 Các kiểu lông đuôi
Lông đuôi (Cercus) là chi phụ của đốt bụng cuối cùng được mọc từ mảnh
trên hoặc mảnh bên hậu môn. Lông đuôi côn trùng dài, mảnh và chia đốt như ở bộ
Phù du, bộ Rận sách hoặc thô ngắn, không chia đốt như Châu chấu ở bộ Cánh
thẳng. Chức năng chính của lông đuôi là cảm giác, song cũng có loài mang chức
năng khác. Như ở bọ Đuôi kìm, lông đuôi của chúng dùng để tự vệ dưới dạng 1 đôi
vọng kìm lớn. Các kiểu lông đuôi phổ biến ở côn trùng như: dạng gọng kìm (bộ
Cánh da), dạng sợi (bộ Rận sách), dạng phiến (bộ Gián), dạng mấu (bộ Cánh
thẳng) (Nguyễn Viết Tùng, 2006; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Hình 9: Một số dạng lông đuôi của côn trùng (Insecta) (theo Nguyễn Viết Tùng, 2006)
A. Dạng gọng kìm; B. Dạng sợi; C. Dạng phiến; D. Dạng mấu
1. Lông đuôi; 2. Bộ phận sinh dục ngoài; 3. Phiến lưng kéo dài thành lông đuôi giả.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
14
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
4. Khóa định loại các bộ côn trùng (Insecta)
4.1. Hệ thống phân loại các bộ côn trùng (Insecta)
Theo Nguyễn Viết Tùng (2006) trong hệ thống phân loại, lớp côn trùng
bao gồm 31 bộ, xếp trong 2 lớp phụ: lớp phụ không cánh (4 bộ) và lớp phụ có
cánh (27 bộ).
LỚP CÔN TRÙNG (Insecta)
A. Lớp phụ không cánh (Apterygota), gồm 4 bộ:
1. Bộ Đuôi nguyên thủy (Protura)
2. Bộ Đuôi bật (Collembola)
3. Bộ Hai đuôi (Diplura)
4. Bộ Ba đuôi (Thysanura)
B. Lớp phụ có cánh (Pterygota), gồm 27 bộ :
5. Bộ Phù du (Ephemeroptera)
6. Bộ Chuồn chuồn (Odonata)
7. Bộ Gián (Blattodea)
8. Bộ Bọ ngựa (Mantodea)
9. Bộ Cánh bằng (Isoptera)
10. Bộ Chân dệt (Embioptera)
11. Bộ Cánh úp (Plecoptera)
12. Bộ Bọ que (Phasmida)
13. Bộ Cánh thẳng (Orthoptera)
14. Bộ Cánh da (Dermaptera)
15. Bộ Rận sách (Psocoptera)
16. Bộ Ăn lông (Mallophaga)
17. Bộ Rận (Anoplura)
18. Bộ Cánh Tơ (Thysanoptera)
19. Bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera)
20. Bộ Cánh đều (Homoptera)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
15
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
21. Bộ Cánh cứng (Coleoptera)
22. Bộ Cánh Cuốn (Strepsiptera)
23. Bộ Cánh rộng (Megaloptera)
24. Bộ Bọ lạc đà (Rhaphidiodea)
25. Bộ Cánh mạch (Neuroptera)
26. Bộ Cánh dài (Mecoptera)
27. Bộ Cánh Lông (Trichoptera)
28. Bộ Cánh Vảy (Lepidoptera)
29. Bộ Cánh màng (Hymenoptera)
30. Bộ Hai cánh (Diptera)
31. Bộ Bọ chét (Siphonaptera)
4.2. Khóa định loại các bộ côn trùng (Insecta)
1. Không có cánh hoặc có cánh rất thoái hóa ............................................................ 2
- Có 2 đôi cánh hoặc 1 đôi cánh ............................................................................... 23
2. Không chân, tựa sâu non, đầu ngực hợp thành một, kí sinh bên trong cơ thể côn
trùng bộ Cánh màng (kiến, ong), bộ Cánh Đều, bộ Cánh thẳng, chỉ đầu ngực lộ ra
phía ngoài đốt bụng kí chủ .......................................... Bộ Cánh cuốn (Strepsiptera)
- Có chân, đầu và ngực không hợp thành một, không kí sinh bên trong cơ thể côn
trùng ........................................................................................................................... 3
3. Phần bụng, ngoài bộ phận sinh dục ngoài và lông đuôi ra còn có các chi phụ khác
.................................................................................................................................... 4
- Phần bụng, ngoài bộ phận sinh dục ngoài và lông đuôi ra không còn các chi phụ
khác ............................................................................................................................ 7
4. Không có râu đầu, phần bụng 12 đốt, trên đốt bụng thứ 1-3 ở mỗi đốt có một đôi
chi phụ ngắn nhỏ ..................................................... Bộ Đuôi nguyên thủy (Protura)
- Có râu đầu, phần bụng nhiều nhất 11 đốt ................................................................ 5
5. Phần bụng chỉ có 6 đốt hoặc ít hơn, đốt bụng thứ nhất có 1 ống bụng, đốt bụng
thứ 3 có bộ phận cài, đốt bụng thứ 4 hoặc 5 có bộ phận bật nhảy chẻ nhánh .............
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
16
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
...........................................................................................Bộ Đuôi bật (Collembola)
- Phần bụng nhiều hơn 6 đốt, không có chi phụ như nói trên nhưng có chi phụ thành
cặp dạng gai lồi hoặc dạng bong bóng ....................................................................... 6
6. Có một lông đuôi dài chia đốt hoặc đuôi kẹp cứng không chia đốt, không có mắt
kép ........................................................................................... Bộ Hai đuôi (Diplura)
- Ngoài 1 đôi lông đuôi, còn có 1 lông đuôi giữa chia đốt, có mắt kép .......................
........................................................................................... Bộ Ba đuôi (Thysannura)
7. Kiểu miệng gặm nhai ............................................................................................. 8
- Miệng kiểu chích hút hoặc liếm hút, vòi hút ......................................................... 18
8. Cuối bụng có 1 đôi lông đuôi (hoặc đuôi kẹp)....................................................... 9
- Cuối bụng không có lông đuôi............................................................................... 15
9. Lông đuôi thành dạng kìm cứng không chia đốt ....................................................
..........................................................................................Bộ Cánh da (Dermaptera)
- Lông đuôi không thành dạng kìm .......................................................................... 10
10. Đốt bàn chân thứ nhất của chân trước phình to đặc biệt có thể dệt tơ ...................
......................................................................................... Bộ Chân dệt (Embioptera)
- Đốt bàn chân thứ nhất của chân trước không phình to, cũng không thể dệt tơ ..... 11
11. Chân trước kiểu chân bắt mồi ....................................... Bộ Bọ ngựa (Mantodea)
- Chân trước không phải kiểu chân bắt mồi ............................................................. 12
12. Chân sau kiểu chân nhảy....................................... Bộ Cánh thẳng (Orthoptera)
- Chân sau không phải kiểu chân nhảy .................................................................... 13
13. Thân dẹt hình bầu dục dài, mảnh lưng ngực trước rất lớn thường che khuất phần
đầu .............................................................................................. Bộ Gián (Blattodea)
- Thân không phải hình bầu dục dài, đầu không bị mảnh lưng ngực trước che khuất
.................................................................................................................................. 14
14. Thân mảnh dài tựa dạng que hoặc hình lá cây ................. Bộ Bọ que (Phasmida)
- Thân không phải dạng que, thường sống có tính chất xã hội ....................................
............................................................................................ Bộ Cánh bằng (Isoptera)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
17
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
15. Bàn chân dưới ba đốt ......................................................................................... 16
- Bàn chân 4 hoặc 5 đốt ............................................................................................ 17
16. Râu đầu 3-5 đốt, kí sinh bên ngoài các loài chim hoặc thú ...................................
........................................................................................... Bộ Ăn lông (Mallophaga)
- Râu đầu 13-15 đốt, không có tính kí sinh ...................... Bộ Rận sách (Psocoptera)
17. Đốt bụng thứ 1 lồng vào ngực sau, giữa đốt bụng thứ 1 và thứ 2 thắt lại hoặc
thành dạng cuống .....................................................Bộ Cánh màng (Hymenoptera)
- Đốt bụng thứ 1 không lồng vào ngực sau và cũng không thắt lại .............................
....................................................................................... Bộ Cánh cứng (Coleoptera)
18. Thân phủ đầy lông vảy, miệng dạng vòi hút ...........Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)
- Thân không phủ lông vảy, miệng dạng chích hút, liếm hút hoặc thoái hóa .......... 19
19. Bàn chân 5 đốt .................................................................................................... 20
- Bàn chân dưới 5 đốt ............................................................................................... 21
20. Thân dẹt đứng ........................................................... Bộ Bọ chét (Siphonaptera)
- Thân không dẹt đứng ........................................................... Bộ Hai cánh (Diptera)
21. Cuối bàn chân có bọt bóng co giãn, móng rất bé ...................................................
....................................................................................... Bộ Cánh tơ (Thysanoptera)
- Cuối bàn chân không có bọt bóng ......................................................................... 22
22. Chân có 1 móng, thích nghi kẹp bám trên lông, tóc; kí sinh bên ngoài động vật
có vú ................................................................................... Bộ Chấy rận (Anoplura)
- Chân có 2 móng, nếu như có 1 móng thì chích hút trên cây, rất ít hoạt động hoặc
sống bất động, cơ thể hình cầu, dạng nắp vảy.v.v… thường tiết chất sáp ...................
......................................................................................... Bộ Cánh đều (Homoptera)
23. Có 1 đôi cánh ..................................................................................................... 24
- Có 2 đôi cánh ......................................................................................................... 32
24. Cánh trước hoặc sau biến thành dạng chùy thăng bằng ..................................... 25
- Không có chùy thăng bằng .................................................................................... 27
25. Cánh trước thành chùy thăng bằng, cánh sau to ....................................................
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
18
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
..................................................................................... Bộ Cánh cuốn (Strepsiptera)
- Cánh sau thành chùy thăng bằng, cánh trước to .................................................... 26
26. Bàn chân 5 đốt .................................................................. Bộ Hai cánh (Diptera)
- Bàn chân chỉ 1 đốt (rệp sáp đực) .................................. Bộ Cánh đều (Homoptera)
27. Cuối bụng có 1 đôi lông đuôi ............................................................................. 28
- Cuối bụng không có lông đuôi............................................................................... 30
28. Lông đuôi dài mảnh chia nhiều đốt (hoặc có thêm 1 lông giữa), cánh xếp đứng
trên lưng ....................................................................... Bộ Phù du (Ephemeroptera)
- Lông đuôi không chia đốt, đa số ngắn nhỏ, cánh xếp bằng trên lưng ................... 29
29. Bàn chân 5 đốt, chân sau không phải chân nhảy, cơ thể dài mảnh khảnh như que
hoặc dẹt rộng như chiếc lá ..................................................... Bộ Bọ que (Phasmida)
- Bàn chân dưới 4 đốt, chân sau kiểu chân nhảy..........................................................
..................................................................................... Bộ Cánh thẳng (Orthoptera)
30. Cánh trước chất sừng, miệng gặm nhai .................. Bộ Cánh cứng (Coleoptera)
- Cánh chất màng miệng không phải gặm nhai........................................................ 31
31. Trên cánh có các phiến vảy nhỏ ...............................Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)
- Trên cánh không có phiến vảy .................................... Bộ Cánh tơ (Thysanoptera)
32. Toàn bộ hay một phần cánh trước tương đối dày chất sừng hoặc chất da; cánh
sau chất màng ........................................................................................................... 33
- Cánh trước và cánh sau đều chất màng ................................................................. 40
33. Một nửa phía gốc cánh trước hoặc chất sừng hoặc da, một nửa phía ngọn cánh
chất màng .........................................................................Bộ Cánh nửa (Hemiptera)
- Nửa phía gốc cũng như nửa phía ngọn cánh trước đều đồng nhất hoặc một bộ
phận nào đó tương đối dày nhưng không như nói trên ............................................ 34
34. Miệng kiểu chích hút................................................. Bộ Cánh đều (Homoptera)
- Miệng kiểu gặm nhai ............................................................................................. 35
35. Cánh trước có mạch cánh ................................................................................... 36
- Cánh trước không có mạch cánh rõ rệt .................................................................. 39
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
19
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
36. Bàn chân dưới 4 đốt, chân sau kiểu chân nhảy hoặc chân trước kiểu chân đào
bới................................................................................ Bộ Cánh thẳng (Orthoptera)
- Bàn chân 5 đốt, chân sau không phải chân nhảy, chân trước cũng không phải chân
đào bới ...................................................................................................................... 37
37. Chân trước kiểu chân bắt mồi ...................................... Bộ Bọ ngựa (Mantodea)
- Chân trước không phải chân bắt mồi ..................................................................... 38
38. Ngực trước rất lớn thường che khuất một phần hoặc toàn bộ phần đầu ................
.................................................................................................... Bộ Gián (Blattodea)
- Ngực trước rất bé, đầu lộ ra ngoài, cơ thể hình que hoặc dạng phiến lá ...................
................................................................................................ Bộ Bọ que (Phasmida)
39. Cuối bụng có 1 đôi đuôi kìm, cánh trước ngắn bé không che hết 1/2 phần bụng .
..........................................................................................Bộ Cánh da (Dermaptera)
- Cuối bụng không có đuôi kìm, cánh trước nói chung tương đối dài che toàn bộ
hoặc một phần lớn bộ phận bụng .................................. Bộ Cánh cứng (Coleoptera)
40. Toàn bộ hoặc một phần mạch cánh có phủ các phiến vảy nhỏ, miệng kiểu vòi
hút hoặc thoái hóa ..........................................................Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)
- Trên cánh không có phiến vảy, miệng không phải kiểu vòi hút ............................ 41
41. Miệng kiểu chích hút.......................................................................................... 42
- Miệng kiểu gặm nhai, gặm hút hoặc thoái hóa ...................................................... 43
42. Môi dưới thành vòi chia đốt, mép cánh không có lông dài ...................................
......................................................................................... Bộ Cánh đều (Homoptera)
- Vòi không chia đốt, cánh rất hẹp, mép cánh có lông dài ...........................................
....................................................................................... Bộ Cánh tơ (Thysanoptera)
43. Râu đầu rất ngắn nhỏ không rõ ràng, dạng lông cứng ....................................... 44
- Râu đầu dài rõ ràng, không phải dạng lông cứng .................................................. 45
44. Cuối bụng có một đôi lông đuôi dài, mảnh chia nhiều đốt (hoặc có thêm một
lông đuôi giữa), cánh sau rất nhỏ ................................. Bộ Phù du (Ephemeroptera)
- Lông đuôi ngắn không chia đốt, cánh sau tương tự cánh trước ................................
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
20
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
....................................................................................... Bộ Chuồn chuồn (Odonata)
45. Đầu kéo dài xuống phía dưới thành dạng vòi ........................................................
........................................................................................... Bộ Cánh dài (Mecoptera)
- Đầu không kéo dài thành vòi ................................................................................. 46
46. Đốt thứ nhất của bàn chân phình to rõ rệt, có thể dệt tơ ........................................
......................................................................................... Bộ Chân dệt (Embioptera)
- Đốt thứ nhất của bàn chân không phình to rõ rệt, cũng không thể dệt tơ.............. 47
47. Cánh trước và cánh sau hầu như bằng nhau, gốc chân cánh có một đường ngấn
ngang vai (cánh rụng ở chổ ngấn này) ............................... Bộ Cánh bằng (Isoptera)
- Cánh trước và sau tương tự nhau hoặc rất khác nhau, đều không có ngấn ngang
vai ............................................................................................................................. 48
48. Mép trước của cánh sau có một dãy móc câu để móc lên cánh trước ...................
..................................................................................Bộ Cánh màng (Hymenoptera)
- Mép trước của cánh sau không có dãy móc câu .................................................... 49
49. Bàn chân 2-3 đốt ................................................................................................ 50
- Bàn chân 5 đốt ....................................................................................................... 51
50. Ngực trước rất lớn, cuối bụng có 1 đôi lông đuôi ..................................................
............................................................................................ Bộ Cánh úp (Plecoptera)
- Ngực trước rất bé tựa như cổ không lông đuôi ..........................................................
.......................................................................................... Bộ Rận sách (Psocoptera)
51. Mặt cánh phủ đầy lông rõ rệt, miệng hàm trên thoái hóa ......................................
.......................................................................................Bộ Cánh lông (Trichoptera)
- Mặt cánh không có lông rõ rệt, nếu có lông thì phân bố trên mặt cánh hoặc mép
cánh, miệng (hàm trên) phát triển ............................................................................ 52
52. Phần gốc cánh sau rộng hơn cánh trước, có khu mông phát triển lúc xếp cánh
khu mông gấp ngược. Đầu có miệng trước ................. Bộ Cánh rộng (Megaloptera)
- Phần gốc cánh sau không rộng hơn cánh trước, không có khu mông phát triển, khi
xếp cánh cũng không gấp ngược, đầu kiểu miệng dưới .......................................... 53
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
21
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
53. Phần đầu dài. Ngực trước hình ống rất dài, chân trước bình thường. Con cái có
ống đẻ trứng dạng kim kéo dài ra sau ......................... Bộ Bọ lạc đà (Rhaphidiodea)
- Phần đầu ngắn. Ngực trước nói chung không dài lắm. Nếu rất dài thì chân trước
kiểu chân bắt mồi giống bọ ngựa. Con cái nói chung không có ống đẻ trứng dạng
kim, nếu có thì kéo dài ra trước ở trên lưng .................Bộ Cánh mạch (Neuroptera)
4. Hiện tƣợng biến thái ở côn trùng (Insecta)
4.1. Biến thái không hoàn toàn
Đây là kiểu biến thái đặc trưng cho đa số các côn trùng thuộc các bộ Cánh
thẳng (Orthoptera), bộ Gián (Blattodea), bộ Bọ ngựa (Mantodea), bộ Cánh nửa
cứng (Hemiptera), bộ Cánh tơ (Thysanoptera)… Những côn trùng có biến thái
không hoàn toàn có quá trình phát triển qua ba giai đoạn: trứng, ấu trùng và trưởng
thành. Trứng nở ra ấu trùng có dạng gần giống với trưởng thành về hình thái và
sinh học. Sự khác biệt rõ ràng nhất là ấu trùng chưa có cánh và cơ quan sinh dục
phát triển chưa đầy đủ (Nguyễn Viết Tùng, 2006; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010;
Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2001).
Châu chấu trưởng thành
Giai đoạn phôi
Trứng
Lột xác
Ấu trùng
Lột xác
Ấu trùng
Lột xác
Lột xác
Ấu trùng
Lột xác
Ấu trùng
Hình 10: Biến thái không hoàn toàn ở Châu chấu (Oxya velox)
(Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Biến thái không hoàn toàn. gif)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
22
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
4.2. Biến thái hoàn toàn
Biến thái hoàn toàn đặc trưng cho nhóm côn trùng thuộc các bộ Cánh cứng
(Coleoptera), bộ Cánh vảy (Lepidoptera), bộ Hai cánh (Diptera), bộ Cánh màng
(Hymenoptera)… Ở những côn trùng có biến thái hoàn toàn, quá trình phát triển
qua bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Trứng nở ra ấu trùng có
những đặc điểm hình thái sinh học khác hẳn với dạng trưởng thành. Nhộng là giai
đoạn trung gian để biến đổi ấu trùng thành con trưởng thành (Nguyễn Viết Tùng,
2006; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010; Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2001).
Ấu trùng
Nhộng
Ấu trùng
Ấu trùng
Bướm trưởng thành
Trứng
Hình 11: Biến thái hoàn toàn ở Bướm
(Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Biến thái hoàn toàn. gif)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
23
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
CHƢƠNG III
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phƣơng tiện nghiên cứu
Thiết bị và dụng cụ thu mẫu và xử lý mẫu: máy ảnh kĩ thuật số, laptop, giấy,
vợt, lọ chứa mẫu, kim ghim, bọc nilon, hộp chứa mẫu.
Thiết bị và dụng cụ giải phẫu: kính lúp, ống đong, bộ đồ mổ (khay mổ, kéo,
kim ghim, kim mũi giáo, kim mũi nhọn, kẹp…), lọ chứa mẫu, giấy, bút chì, thước
kẻ, bút kĩ thuật.
Hóa chất: ethyl acetate, cồn 70o.
Mẫu vật: sưu tầm một số loài thuộc lớp côn trùng (Insecta), bộ hình vẽ giải
phẫu 2 loài đại diện: Gián nhà (Perirlaneta americana) và Châu chấu (Oxya velox).
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Phƣơng pháp thu mẫu và xử lý mẫu
2.1.1. Phương pháp thu mẫu
Đối với côn trùng không cánh sống trên cây hoặc trên mặt đất, dễ dàng thu
mẫu bằng tay. Đối với các loài có cánh bay trên không, sử dụng vợt lưới thông
thường để bắt mẫu. Miệng lưới làm bằng dây chì to và bẻ theo hình tròn, đường
kính 20 cm. Lưới may vợt là loại lưới mịn (kiểu vải mùng), chiều sâu của lưới vợt
40 cm tính từ miệng lưới đến đáy lưới. Cán vợt làm bằng tre có chiều dài 80 cm.
Mẫu được bắt lúc đang bay hoặc đang đậu (Millar et al., 2000).
Mẫu sau khi thu được trữ tạm thời trong chai, lọ hoặc bọc nilon, sau đó đem
về xử lý và tiến hành định loại tại phòng thí nghiệm Động vật – Bộ môn Sư phạm
Sinh học – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ.
2.1.2. Phương pháp xử lý mẫu
Chủ yếu xử lý trên mẫu sống, giết chết mẫu bằng cách tiêm thuốc mê ethyl
acetate vào phần ngực và bụng của côn trùng. Sau đó tiến hành ghim và căn mẫu.
Bàn căng mẫu sử dụng miếng mốp dày 3 cm, tùy theo mẫu lớn nhỏ mà cắt bàn
căng cho phù hợp (Bùi Hữu Mạnh, 1998).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
24
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Neuroptera
Hemiptera
Hymenoptera
Diptera
Blattodea
Coleoptera
Orthoptera
Lepidoptera
Hình 12: Vị trí ghim kim thông thường của 8 bộ thuộc lớp côn trùng (Insecta)
(theo Millar et al. 2000)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
25
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Kim ghim được ghim vào bộ phận ngực của côn trùng, tùy vào loài mà có vị
trí ghim ở ngực khác nhau. Châu chấu được ghim thông qua phần sau của lưng,
một chút về bên phải của đường giữa. Bướm và bướm đêm được gắn thông qua các
trung tâm của ngực, trong khi những con ong, ong bắp cày và ruồi được gắn qua
ngực nhưng một chút về bên phải của đường giữa. Bọ được ghim thông qua các lớp
vảy, một chút về bên phải của đường giữa, và bọ cánh cứng ghim qua cánh trước
phải, nằm giữa hai đầu của cơ thể (Millar et al., 2000).
Để chèn kim ghim vào thân côn trùng, giữ côn trùng ngay giữa ngón tay cái
và ngón trỏ của một bàn tay và ghim côn trùng khoảng 1/3 của kim ghim từ trên
xuống (Hickman et al., 2003). Sau đó, dùng kim cúc căng cánh (đối với bộ Cánh
vảy, bộ chuồn chuồn) và các chân của côn trùng. Mẫu được sấy khô ở nhiệt độ
khoảng 45 - 500C trong thời gian 24 – 48 giờ. Cuối cùng mẫu được gỡ cẩn thận cho
vào trong hộp gỗ có lót mốp và vải phía dưới, cho vào các hộp một ít long não để
bảo quản (Bùi Hữu Mạnh, 1998).
2.2. Phƣơng pháp định loại
Trong công việc phân loại côn trùng, tùy theo từng nhóm đối tượng, người
ta thường căn cứ vào một số đặc điểm hình thái bên ngoài để phân biệt chúng.
Riêng để phân loại đến bộ các loài thuộc lớp côn trùng, theo một số tác giả như:
Nguyễn Viết Tùng (2006), Nguyễn Thị Thu Cúc (2010), Hickman et al. (2003)
thường dựa vào một số chỉ tiêu như sau:
Cánh được phân thành 2 loại: côn trùng không cánh và côn trùng có cánh.
Đối với côn trùng có cánh, thường dựa vào hình dạng cánh hoặc tính chất: có mạch
cánh hay không có mạch cánh. Ngoài ra, chỉ tiêu phân loại có thể dựa vào số lượng
cánh: có 1 đôi cánh hoặc 2 đôi cánh.
Các kiểu râu đầu cũng là một trong những chỉ tiêu dùng để phân loại đến bộ
các loài côn trùng. Một số kiểu râu thường gặp như: râu hình sợi chỉ, râu hình
chuỗi hạt, râu hình lông cứng, râu hình răng cưa, râu hình lưỡi kiếm, râu chổi lông
thưa, râu chổi lông rậm, râu hình lông chim, râu hình răng lược, râu hình rẻ quạt
mềm, râu hình dùi đục, râu hình dùi trống, râu hình lá lợp, râu hình đầu gối, râu
hình chùy, râu nhánh.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
26
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Kiểu đầu ở côn trùng thường chia thành 3 kiểu chính: đầu miệng dưới, đầu
miệng trước và đầu miệng sau.
Miệng gặm nhai là kiểu miệng nguyên thủy nhất. Các kiểu miệng hút là từ
kiểu miệng gặm nhai biến đổi thành, có đặc điểm chung là các chi phụ đều kéo dài
để thích nghi cho việc lấy thức ăn. Loại hình miệng hút chia làm nhiều kiểu như
sau: miệng gặm hút, miệng chích hút, miệng hút, miệng giũa hút, miệng liếm hút
và miệng cứa liếm.
Các loài côn trùng có chân rất đa dạng. Một số kiểu chân phổ biến ở côn
trùng như: chân bò, chân chạy, chân nhảy, chân bơi, chân đào bới, chân bắt mồi,
chân kẹp leo, chân giác bám và chân lấy phấn.
Bên cạnh đó một số chỉ tiêu như: số đốt bàn chân, số đốt phần bụng, hình
dáng bên ngoài, có chi phụ hay không có chi phụ v.v… cũng được sử dụng để phân
loại chủ yếu đến bộ các loài thuộc lớp côn trùng.
2.3. Phƣơng pháp giải phẫu
2.3.1. Gián nhà (Perirlaneta americana)
Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv. (2001) giải phẫu Gián nhà (Perirlaneta
americana) thực hiện theo 5 bước:
Bước 1: gỡ phần phụ miệng của Gián nhà. Dùng kẹp nhỏ gở cẩn thận và
trình bày theo từng phần theo thứ tự: một môi trên, một đôi hàm trên, một đôi hàm
dưới, một môi dưới.
Bước 2: Dùng kéo cắt bỏ cánh rồi lách mũi kéo cắt hai đường dọc theo hai
bên tấm lưng từ đuôi lên đến đầu. Tới gần hết tấm lưng ngực trước, cắt một đường
ngang nối liền hai đường dọc (chú ý luôn luôn cầm chết mũi kéo lên trên).
Bước 3: Lột bỏ tấm kitin mặt lưng ghim sang một bên để quan sát ống tim.
Đồng thời cắm ghim qua các đốt đùi và cuối bụng, ghim Gián vào chậu mổ và đổ
nước ngập mẫu.
Bước 4: Gỡ các đám mỡ và khí quản màu trắng (chú ý gỡ cẩn thận kẻo đứt
cơ quan sinh dục) sau đó rửa sạch và đổ nước ngập mẫu.
Bước 5: Cuối cùng, gỡ và sắp xếp các nội quan để quan sát.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
27
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
2.3.2. Châu chấu (Oxya velox)
Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv. (2001) giải phẫu Châu chấu (Oxya velox)
gồm 5 bước:
Bước 1: gỡ phần phụ miệng của Châu chấu. Dùng kẹp nhỏ gỡ thận từng
phần theo thứ tự: một môi trên, một đôi hàm trên, một tấm hạ hầu, một đôi hàm
dưới, một môi dưới.
Bước 2: dùng kéo nhọn cắt hai đường dọc theo hai mé lưng, từ cuối bụng
đến mép trước của tấm lưng ngực trước và một đường ngang sát đầu. Chú ý lựa
mũi kéo để đường mổ nông chỉ đủ để cắt đứt lớp vỏ cơ thể, tránh không là hư nội
tạng.
Bước 3: Ghim mẫu vật xuống chậu có nước, dùng kẹp nhỏ lột mảnh lưng,
ghim sang một bên.
Bước 4: tháo gỡ bỏ màng bao tim, lớp màng bao các nội quan. Rửa sạch và
đổ nước ngập mẫu.
Bước 5: Cuối cùng, gỡ và sắp xếp các nội quan để quan sát.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
28
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
CHƢƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Bộ mẫu lớp Côn trùng (Insecta) ở phòng thí nghiệm động vật
Dựa trên kết quả phân tích, định loại các mẫu một số loài côn trùng thu được
và tổng hợp các mẫu côn trùng trong phòng thí nghiệm Động vật – bộ môn Sinh
học – khoa Sư phạm – trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu này đã thống kê được
87 loài được xếp trong 10 bộ thuộc lớp côn trùng (Insecta). Trong đó, bộ Cánh
cứng chiếm đa số với 31 loài, bộ Cánh da có số lượng loài ít nhất chỉ với 1 loài. Do
tài liệu nghiên cứu còn hạn chế nên vẫn còn một số loài chưa định danh được. Tất
cả các mẫu côn trùng được đề cập trong bảng 1.
Bảng 1. Danh sách các loài thuộc lớp Côn trùng (Insecta)
Stt
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
Tên khoa học
Tên Việt Nam
1. Bộ Cánh cứng (Coleoptera)
Batocera rufomaculata (DeGeer, 1775)
Palimna annulata (Olivier,1792)
Pachyteria dimidiata Westwood, 1848
Anthonomus grandis Boheman, 1843
Sagra femorata (Drury, 1773)
Aspidimorpha miliaris (Fabricius,
1775)
Epitrix hirtipennis (Melsheimer, 1847)
Synonycha grandis (Thunberg, 1781)
Coccinella transversalis Fabricius,
1781
Epilachna Admirabilis (Crotch, 1874)
Anomala chloroderma Arrow, 1913
Oryctes Rhinoceros (Linnaeus, 1758)
Adrasstus pallens (Fabricius, 1792)
Pterostichus vernalis Panzer, 1796
Cyclocephala sp.
Cybister japonicus Sharp, 1873
Protaetia opaca Burmeister, 1842
Strigoptera bimaculata (Linnaeus,
1758)
Rhizotrogus punicus Burmeister, 1855
Digitonthophagus gazella Fabricius,
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
Số lƣợng
mẫu
Xén tóc đục gòn
Xén tóc đục gỗ
3
4
1
4
Bọ kim loại
Miểng kiến
8
3
Bọ rùa khổng lồ
1
2
1
Quýt
1
6
9
3
3
3
1
2
3
Se đất
2
3
Bọ hung xanh
Kiến vương một sừng
Bổ củi
Bọ đậu đen
Niềng niễng
29
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.
48.
49.
50.
51.
52.
53.
54.
55.
56.
Trường Đại học Cần Thơ
1787
Stenaptinus insignis Boheman, 1848
Plocaederus ruficornis Newman, 1842
Xylotrupes gideon Guérin-Méneville,
1830
Rhynchophorus ferrugineus Olivier,
1790
Typ 1.
Typ 2.
Typ 3.
Typ 4.
Typ 5.
Typ 6.
Typ 7.
2. Bộ Cánh thẳng (Orthoptera)
Hexacentrus unicolor Serville, 1831
Oxya Velox (Fabricius, 1787)
Oxya chinensis (Thunberg , 1815)
Acrida willemsei Dirsh, 1954
Gryllotalpa africana Beauvois, 1805
Gryllus testaceus Walker, 1868
Brachytrupes portentosus Lichtenstein,
1796
Typ 8.
Typ 9.
Typ 10.
3. Bộ Hai cánh (Diptera)
Tachina sp.
Chrysomyia sp.
Typ 11.
4. Bộ Bọ ngựa (Mantodea)
Archimantis latistyla (Serville, 1839)
Mantis religiosa Linnaeus,1758
5. Bộ Cánh màng (Hymenoptera)
Sphex Funerarius Latreille, 1802
Macrophya diversipes (Schrank, 1782)
Apis mellifera Linnaeus , 1758
Apis andreniformis Smith, 1858
Xylocopa aestuans (Linnaeus, 1758)
Xylocopa latipes (Drury, 1773)
Parapolybia varia (Fabricius, 1787)
Typ 12.
Typ 13.
6. Bộ Gián (Blattodea)
Periplaneta fuliginosa Serville, 1839
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
30
Vằn hổ
Xén tóc hại xoài
Kiến vương hai sừng
2
1
4
Đuông dừa
1
1
2
1
1
1
1
2
Sạt sành
Châu chấu
Cào cào xanh
Châu chấu mũi phật
Dế nhũi
Dế cơm
Dế than
2
9
2
4
4
2
6
Dế mèn
1
2
2
Ruồi xanh
Mòng trâu
1
1
1
Bọ ngựa
Bọ ngựa xanh
1
3
Ong vò vẽ
Ong mật
Ong bầu ngực vàng
Ong bầu đen
Ong vàng bụng dài
2
2
2
3
3
3
1
1
1
1
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
57.
58.
59.
60.
61.
62.
63.
64.
65.
66.
67.
68.
69.
Periplaneta americana (Linnaeus,
1758)
7. Bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera)
Leptogorgia acuta Bielschowsky, 1918
Physopelta sp.
Physomerus grossipes (Fabricius, 1794)
Cletus bipunctatus Westeod, 1842
Tessaratoma papilosa (Drury, 1770)
Cyclopelta obscura Peletier etserville,
1828
Catacanthus Incamatus Duzee, 1918
Lethocerus indicus (Lepeletier &
Serville, 1825)
8. Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
Appias libythea (Fabricius, 1775)
Delias hyparete (Linnaeus, 1758)
Ariadne ariadne (Linnaeus, 1763)
Arhopala alea (Hewitson, 1862)
70.
71.
Papilio memnon linnaeus, 1758
Hypolimnas bolina (Linnaeus, 1758)
72.
Cethosia cyane (Drury, 1773)
73.
74.
75.
76.
77.
78.
79.
80.
81.
82.
83.
84.
85.
86.
87.
Trường Đại học Cần Thơ
Elymnias hypermnestra (Linnaeus,
1763)
Typ 14.
Typ 15.
Typ 16.
Typ 17.
9. Bộ Chuồn chuồn (Odonata)
Lyriothemis mortoni Ris, 1919
Neurothemis fluctuans (Fabricius,
1793)
Pantala flavescens (Fabricius, 1798)
Rhyothemis phyllis (Sulzer, 1776)
Trithemis aurora (Burmeister, 1839)
Ischnura senegalensis (Rambur, 1842)
Anax Junius (Drury, 1773)
Typ 18.
Typ 19.
10. Bộ Cánh da (Dermaptera)
Typ 20.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
Gián nhà
1
Bọ xít dài hại lúa
Bọ xít đỏ lớn
Bọ xít dài hại rau muống
Bọ xít gai
Bọ xít nhãn
Bọ xít nâu lớn
3
5
4
3
2
5
Cà cuống
1
1
Bướm hải âu sọc
Bướm tầm gửi thường
Thầu dầu thường
Bướm xanh óng rìa
thẳng
Bướm phượng lớn
Bướm giáp đen thường 4
đốm
Bướm giáp cánh ren
vạch trắng
Bướm cau thường
1
2
1
1
1
1
2
1
1
2
1
3
1
1
1
1
1
1
1
1
1
Đuôi kẹp
31
4
Tổng số loài: 199
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
BỘ COLEOPTERA (BỘ CÁNH CỨNG)
Đặc điểm chủ yếu của bộ này là từ cấu tạo của cánh: phần lớn côn trùng
thuộc bộ này có 2 cặp cánh, cặp cánh trước bằng chất sừng hoặc chất da cứng che
phủ cơ thể thành một dạng mai cứng, cặp cánh sau bằng chất màng và thường dài
hơn cặp cánh trước. Ngoài đôi cánh cứng điển hình vỏ cơ thể của chúng phần lớn
cũng hóa cứng. Miệng của các loài côn trùng thuộc bộ này là kiểu gặm nhai, hai
hàm trên phát triển. Mắt kép hình tròn, bầu dục hoặc hình quả thận và thường
không có mắt đơn. Râu đầu có nhiều biến dạng, có từ 10 – 11 đốt (ít khi vượt quá
11 đốt). Mảnh lưng ngực trước rộng. Bàn chân có từ 3 – 5 đốt. (Nguyễn Viết Tùng,
2006; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Dựa trên kết quả thống kê Bộ Cánh cứng bao gồm 31 loài. Trong đó có 24
loài đã định danh được là Batocera rufomaculata, Palimna annulata, Pachyteria
dimidiata, Anthonomus grandis, Sagra femorata, Aspidimorpha miliaris, Epitrix
hirtipennis, Synonycha grandis, Coccinella transversalis, Epilachna Admirabilis,
Anomala chloroderma, Oryctes Rhinoceros, Adrasstus pallens, Pterstichus
vernalis, Cybister japonicus, Proteatia opaca, Ptrigoptera bimaculata, Rhzotrogus
punicus,
Digitonthophagus,
Stenaptinus
insignis,
Plocaederus
ruficornis,
Xylotrupes gideon, Rhynchophorus ferrugineus. Bên cạnh đó, có 1 loài chỉ định
danh được đến giống là: Cyclocephala sp. và 7 loài chưa định danh được là Typ 1.,
Typ 2., Typ 3., Typ 4., Typ 5., Typ 6., Typ 7..
1
15 mm
2
10 mm
10 mm
3
Hình 13A: Các loài thuộc bộ Coleoptera (bộ Cánh cứng)
1. Batocera rufomaculata (DeGeer, 1775); 2. Palimna annulata (Olivier,1792); 3. Pachyteria
dimidiata Westwood, 1848.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
32
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
5 mm
4
3 mm
7
10 mm
11
13
3 mm
14
Trường Đại học Cần Thơ
8
5 mm
10
3 mm
5 mm
15
5 mm
6
5 mm
5
3 mm
9
10 mm
12
5 mm
16
10 mm
Hình 13B: Các loài thuộc bộ Coleoptera (bộ Cánh cứng)
4. Anthonomus grandis Boheman, 1843; 5. Sagra femorata (Drury, 1773); 6. Aspidimorpha
miliaris (Fabricius, 1775); 7. Epitrix hirtipennis (Melsheimer, 1847); 8. Synonycha grandis
(Thunberg, 1781); 9. Coccinella transversalis Fabricius, 1781; 10. Epilachna Admirabilis (Crotch,
1874); 11. Anomala chloroderma Arrow, 1913; 12. Oryctes Rhinoceros (Linnaeus, 1758); 13.
Adrasstus pallens (Fabricius, 1792); 14. Pterostichus vernalis Panzer, 1796; 15. Cyclocephala sp.;
16. Cybister japonicus Sharp, 1873.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
33
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
17
5 mm
10 mm
23
26
20
5 mm
5 mm
21
Trường Đại học Cần Thơ
18
5 mm
19
5 mm
24
5 mm
25
3 mm
27
5 mm
5 mm
3 mm
28
10 mm
22
Hình 13C: Các loài thuộc bộ Coleoptera (bộ Cánh cứng)
17. Protaetia opaca Burmeister, 1842; 18. Strigoptera bimaculata (Linnaeus, 1758); 19.
Rhizotrogus punicus Burmeister, 1855; 20. Digitonthophagus gazella Fabricius, 1787; 21.
Stenaptinus insignis Boheman, 1848; 22. Plocaederus ruficornis Newman, 1842; 23. Xylotrupes
gideon Guérin-Méneville, 1830; 24. Rhynchophorus ferrugineus Olivier, 1790; 25. Typ 1.; 26.
Typ 2.; 27. Typ 3.; 28. Typ 4.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
34
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
29
10 mm
Trường Đại học Cần Thơ
30
5 mm
10 mm
31
Hình 13D: Các loài thuộc bộ Coleoptera (bộ Cánh cứng)
29. Typ 5.; 30. Typ 6.; 31. Typ 7..
BỘ ORTHOPTERA (BỘ CÁNH THẲNG)
Bộ Cánh thẳng gồm những loài có cánh hoặc không có cánh, nếu có cánh thì
gồm 2 cặp cánh. Cặp cánh trước thường dài, nhiều mạch cánh, dày tựa chất da, cặp
cánh sau bằng chất màng và có khu mông cánh rộng. Râu đầu hình sợi chỉ, thường
rất dài và chia nhiều đốt nhỏ. Miệng kiểu gặm nhai phát triển. Có một số loài cánh
ngắn hoặc hoàn toàn không có cánh. Đốt bàn có từ 3 – 5 đốt (Nguyễn Viết Tùng,
2006; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Dựa trên kết quả thống kê Bộ Cánh thẳng bao gồm 11 loài. Trong đó có 8
loài đã định danh được là Hexacentrus unicolor, Oxya Velox, Oxya chinensis,
Acrida willemse, Gryllotalpa africana, Acrida willemse, Gryllus testaceus,
Brachytrupes portentosus. Bên cạnh đó, vẫn còn 3 loài chưa định danh được là Typ
8., Typ 9. và Typ 10.
32
20 mm
33
20 mm
34
5 mm
Hình 14A: Các loài thuộc bộ Orthoptera (bộ Cánh thẳng)
32. Hexacentrus unicolor Serville, 1831; 33. Oxya Velox (Fabricius, 1787); 34. Oxya
chinensis (Thunberg , 1815).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
35
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
35
39
10 mm
37
10 mm
20 mm
Trường Đại học Cần Thơ
40
36
20 mm
10 mm
38
15 mm
15 mm
41
Hình 14B: Các loài thuộc bộ Orthoptera (bộ Cánh thẳng)
32. Hexacentrus unicolor Serville, 1831; 33. Oxya Velox (Fabricius, 1787); 34. Oxya chinensis
(Thunberg , 1815); 35. Acrida willemsei Dirsh, 1954; 36. Gryllotalpa africana Beauvois, 1805;
37. Gryllus testaceus Walker, 1868; 38. Brachytrupes portentosus Lichtenstein, 1796; 39. Typ 8.;
40. Typ 9.; 41. Typ 10..
BỘ DIPTERA (BỘ HAI CÁNH)
Đặc điểm cơ bản của bộ này là chỉ có một cặp cánh duy nhất, đó là cặp cánh
trước bằng chất màng, còn cặp cánh sau thoái hóa rất nhỏ thành dạng hình chùy.
Miệng có nhiều kiểu: kiểu hút, kiểu chích hút, liếm hút và một ít loài miệng thoái
hóa không hoạt động. Râu đầu dài, chia nhiều đốt hoặc ngắn, có khoảng 3 đốt. Các
bàn chân đều có 5 đốt. Các loài thuộc bộ Hai cánh không có lông đuôi (Nguyễn
Viết Tùng, 2006; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Dựa trên kết quả thống kê Bộ Hai cánh bao gồm 3 loài. Trong đó có 2 loài
đã định danh được đến giống là Chrysomyia sp. và Tachina sp..Bên cạnh đó, vẫn
còn 1 loài chưa định danh được là Typ 11..
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
36
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
5 mm
42
5 mm
10 mm
43
44
Hình 15: Các loài thuộc bộ Diptera (bộ Hai cánh)
42. Tachina sp.; 43. Chrysomyia sp.; 44. Typ 11..
BỘ MANTODEA (BỘ BỌ NGỰA)
Đặc điểm chung của bộ Bọ ngựa là đầu linh hoạt, hình tam giác với mắt kép
lớn và 3 mắt đơn. Đốt ngực trước mọc dài và lớn. Cánh trước dày và hẹp, cánh
mỏng và xếp lại như cái quạt. Bộ phụ miệng kiểu gặm nhai. Chân trước nhiều gai
theo kiểu bắt mồi (Millar et al., 2000).
Dựa trên kết quả thống kê Bộ Bọ ngựa bao gồm 3 loài là Archimantis
iatistyla, Mantis religiosa và 1 loài chỉ định danh được đến giống là Mantis sp.
45
46
20 mm
20 mm
Hình 16: Các loài thuộc bộ Mantodea (bộ Bọ ngựa)
45. Sphex Funerarius Latreille, 1802; 46. Macrophya diversipes (Schrank, 1782).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
37
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
BỘ HYMENOPTERA (BỘ CÁNH MÀNG)
Đặc điểm chủ yếu của bộ cánh màng là miệng gặm nhai hoặc gặm hút. Râu
đầu thường có 10 đốt trở lên và thường rất dài. Có 2 đôi cánh bằng chất màng, cánh
trước thường lớn hơn cánh sau. Hệ thống mạch cánh thay đổi phức tạp, có loài
mạch cánh thoái hóa gần hết, thậm chí có loài không còn cánh. Bàn chân thường có
5 đốt, có 1 – 2 đốt chuyển (Nguyễn Viết Tùng, 2006; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Dựa trên kết quả thống kê Bộ Cánh màng bao gồm 9 loài. Trong đó có 7
loài đã định danh được là Sphex Funerarius, Macrophya diversipes, Apis mellifera,
Apis andreniformis, Xylocopa aestuans, Xylocopa laties, Parapolybia varia. Bên
cạnh đó, vẫn còn 2 loài chưa định danh được là Typ 12. và Typ 13..
10 mm
47
10 mm
52
10 mm
48
51
5 mm
50
10 mm
53
10 mm
5 mm
49
Hình 17A: Các loài thuộc bộ Mymenoptera (bộ Cánh màng)
47. Sphex Funerarius Latreille, 1802; 48. Macrophya diversipes (Schrank, 1782); 49. Apis
mellifera Linnaeus , 1758; 50. Apis andreniformis Smith, 1858; 51. Xylocopa aestuans (Linnaeus,
1758); 52. Xylocopa latipes (Drury, 1773); 53. Parapolybia varia (Fabricius, 1787).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
38
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
10 mm
54
Trường Đại học Cần Thơ
5 mm
55
Hình 17B: Các loài thuộc bộ Mymenoptera (bộ Cánh màng)
54. Typ 12.; 55. Typ 13..
BỘ BLATTODEA (BỘ GIÁN)
Những loài thuộc bộ Gián thường có cánh hoặc không cánh. Ở những loài
có cánh thì cánh to, che cả thân hình, cánh trước dày, cánh sau là màng, xếp li.
Thân dẹt hình bầu dục dài, mảnh lưng ngực trước rất lớn thường che khuất phần
đầu. Râu dài kiểu hình sợi chỉ. Phần phụ miệng là kiểu nhai nghiền điển hình.
Chân các loài thuộc bộ Gián thuộc kiểu chân chạy. Lông đuôi (cercus) ngắn,
nhiều phân đoạn. Ở bộ phận sinh dục ngoài của con đực thường có thêm một đôi
stylus (Millar et al., 2000).
Dựa trên kết quả thống kê Bộ Gián bao gồm 2 loài đã định danh được là
Periplaneta fuliginosa, Perirlaneta americana.
56
10 mm
57
10 mm
Hình 18: Các loài thuộc bộ Blattodea (bộ Gián)
56. Periplaneta fuliginosa Serville, 1839; 57. Periplaneta americana (Linnaeus, 1758).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
39
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
BỘ HEMIPTEA (BỘ CÁNH NỬA CỨNG)
Đặc điểm cơ bản nhất của những loài côn trùng thuộc bộ này là cấu tạo
của cánh, có 2 đôi cánh, một nửa cánh trước về phía gốc bằng chất sừng hoặc da
tương đối cứng, nửa phần còn lại bằng chất màng. Miệng kiểu chích hút hay vòi
chích. Râu đầu dài kiểu hình sợi chỉ, có từ 3 -5 đốt.. Mảnh lưng ngực trước
rộng, phiến mai phát triển, che khuất một nửa hoặc toàn bộ phần bụng. Chân
phần nhiều có dạng chân bò, một ít loài có chân bơi. Bàn chân có 2 – 3 đốt.
Những loài thuộc bộ này phần lớn cuối bụng không có lông đuôi (Nguyễn Viết
Tùng, 2006; Nguyễn Đức Khiêm, 2006; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Dựa trên kết quả thống kê Bộ Cánh nửa cứng bao gồm 10 loài. Trong đó có 9
loài đã định danh được là Leptocorisa acuta, Cletus bipunctatus, Tessaratoma
papilosa, Cyclopelta obscura,
Catacanthus Incamatus, Lethocerus indicus,
Chrysocoris stolli, Physomerus grossipes.
58
61
10 mm
59
10 mm
64
5 mm
10 mm
60
10 mm
63
5 mm
62
10 mm
65
20 mm
Hình 19: Các loài thuộc bộ Hemiptera (bộ Cánh nửa cứng)
58. Leptogorgia acuta Bielschowsky, 1918; 59. Physopelta sp.; 60. Physomerus grossipes
(Fabricius, 1794); 61. Cletus bipunctatus Westeod, 1842; 62. Tessaratoma papilosa (Drury, 1770);
63. Cyclopelta obscura Peletier etserville, 1828; 64. Catacanthus Incamatus Duzee, 1918; 65.
Lethocerus indicus (Lepeletier & Serville, 1825).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
40
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
BỘ LEPIDOPTERA (BỘ CÁNH VẢY)
Cơ thể và cánh, chân phủ đầy những lông vảy nhỏ như bụi phấn nên còn có
tên là bộ Cánh phấn. Miệng vòi hút, hàm trên thoái hóa chỉ còn một ít dấu vết hoặc
không còn, môi dưới không còn. Có 2 – 3 mắt đơn hoặc không có. Râu đầu có đủ
các hình dạng (sợi chỉ, hình lông chim, hình dùi đục, hình dùi trống). Chân dài
mảnh đốt chậu của chân to, đốt chuyển bé, đốt đùi ngắn hơn đốt chày, đốt chày có
cựa. Bàn chân có 5 đốt (Nguyễn Viết Tùng, 2006; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Dựa trên kết quả thống kê Bộ Cánh vảy bao gồm 12 loài. Trong đó có 8 loài
đã định danh được là Appias libythea, Delias hyparete, Ariadne ariadne, Arhopala
aida,
Papilio
memnon,
Hypolimnas
bolina,
Cethosia
cyane,
Elymnias
hypermnestra. Bên cạnh đó, vẫn còn 4 loài chưa định danh được là Typ 14., Typ
15., Typ 16. và Typ 17..
66
10 mm
68
10 mm
10 mm
67
10 mm
69
Hình 20A: Các loài thuộc bộ Lepidoptera (bộ Cánh vảy)
66. Appias libythea (Fabricius, 1775); 67. Delias hyparete (Linnaeus, 1758); 68. Ariadne ariadne
(Linnaeus, 1763); 69. Arhopala alea (Hewitson, 1862).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
41
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
20 mm
70
10 mm
72
10 mm
74
10 mm
76
Trường Đại học Cần Thơ
20 mm
71
10 mm
73
10 mm
75
10 mm
77
Hình 20B: Các loài thuộc bộ Lepidoptera (bộ Cánh vảy)
70. Papilio memnon linnaeus, 1758; 71. Hypolimnas bolina (Linnaeus, 1758); 72. Cethosia
cyane (Drury, 1773); 73. Elymnias hypermnestra (Linnaeus, 1763); 74. Typ 14.; 75. Typ 15.;
76. Typ 16.; 77. Typ 17..
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
42
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
BỘ ODONATA (BỘ CHUỒN CHUỒN)
Các loài thuộc bộ Chuồn chuồn có đặc điểm chung là cặp mắt kép lớn, râu
ngắn, hai cặp cánh dài trong suốt, gân cánh tương đối dài thích hợp để bay lượn.
Kiểu đầu miệng dưới. Bụng thon và dài, có 10 đốt, mỗi đốt đều có lỗ thở. Lông
đuôi ngắn và không chia đốt (Millar et al., 2000).
Dựa trên kết quả thống kê Bộ Chuồn chuồn bao gồm 9 loài. Trong đó có 7
loài đã định danh được là Lriothemis mortoni, Neurothemis fluctuans, Pantala
flavescens, Rhyothemis phyllis, Trithemis aurora, Ischnura senegalensis, Anax
Junius. Bên cạnh đó, vẫn còn 2 loài chưa định danh được là Typ 18. và Typ 19..
78
10 mm
10 mm
83
20 mm
80
10 mm
81
10 mm
79
20 mm
82
84
20 mm
Hình 21A: Các loài thuộc bộ Odonata (bộ Chuồn chuồn)
78. Lyriothemis mortoni Ris, 1919; 79. Neurothemis fluctuans (Fabricius, 1793); 80. Pantala
flavescens (Fabricius, 1798); 81. Rhyothemis phyllis (Sulzer, 1776); 82. Trithemis aurora
(Burmeister, 1839); 83. Ischnura senegalensis (Rambur, 1842); 84. Anax Junius (Drury, 1773).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
43
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
10 mm
85
10 mm
86
Hình 21B: Các loài thuộc bộ Odonata (bộ Chuồn chuồn)
85. Typ 18. ; 86. Typ 19..
BỘ HERMAPTERA (BỘ CÁNH DA)
Đặc điểm dễ phân biệt các loài thuộc bộ Cánh da là ở cuối bụng có lông
đuôi dạng gọng kìm cứng. Râu đầu ngắn hơn nửa phần chiều dài cơ thể. Cánh
trước ngắn, bằng da, không có gân cánh, cánh sau là màng tỏa ra theo hình tròn
với nhiều gân cánh và thường gấp lại phía dưới cánh trước. Miệng kiểu nhai
nghiền. Bàn chân gồm 3 đốt (Borror và Delong, 1969).
Dựa trên kết quả thống kê Bộ Cánh có 1 loài và vẫn chưa định danh
được là Typ 20..
10 mm
93
Hình 22: Các loài thuộc bộ Hermaptera (bộ Cánh da)
87. Typ 20..
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
44
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu một số loài thuộc lớp Côn trùng
2.1. Đặc điểm cấu tạo của gián nhà (Perirlaneta americana)
2.1.1. Hình dạng ngoài
Gián nhà (Perirlaneta americana) có cấu tạo gồm 3 phần: Đầu, ngực và
bụng. Đầu thuộc kiểu đầu miệng dưới với kiểu phụ miệng nhai nghiền điển hình.
Ngực mang 2 đôi cánh và 3 đôi chân. Phần bụng phân nhiều đốt, mỗi đốt có một lỗ
thở, dưới bụng mang phần phụ giao phối.
Mắt
Râu
Đầu
Ngực trước
Ngực
Cánh trước
Cánh sau
Bụng
Chân
Lỗ thở
Cercus
Stylus
Hình 23: Hình dạng ngoài của Gián nhà (Perirlaneta americana) ♂
- Đầu có một đôi mắt kép, một đôi mắt đơn, giữa hai mắt kép có một đôi râu
hình sợi. Phía dưới hốc râu là một mắt đơn rất nhỏ màu trắng. Phần phụ miệng
Gián nhà (Perirlaneta americana) là kiểu nhai nghiền điển hình. Bao gồm: môi
trên, đôi hàm trên, môi dưới và tấm hạ hầu. Môi trên là một phiến cuticun cứng,
hình chữ nhật, hai góc phía trước lượn tròn. Mặt trong của môi trên là một lớp
màng mềm, có nhiều cơ quan cảm giác hóa học. Một đôi hàm trên là một khối
cuticun cứng, màu đen, phần ngoài có răng nhọn, sắc, dùng để cắt thức ăn. Một
đôi hàm dưới gồm hai đốt: đốt gốc và đốt ngọn. Đốt gốc ngắn, khớp với đầu ở sau
khớp hàm trên, phía dưới gáy. Đốt ngọn có xúc biện hàm dưới và có nhiều cơ quan
cảm giác (cơ học hóa học). Môi dưới gồm cằm mang đôi xúc biện môi dưới, có
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
45
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
chức năng cảm giác và gồm 3 đốt. Hai nhánh lưỡi ở giữa và hai tấm bên lưỡi ôm
sát lưỡi. Phía dưới cằm còn có tấm dưới cằm lớn.
Môi trên
Hàm trên
Xúc biện
hàm dưới
Xúc biện môi
Tấm bên lưỡi
Lưỡi
Cằm
Đốt ngọn
Tấm dưới cằm
Đốt gốc
2 cm
Hình 24: Phần phụ miệng kiểu nhai nghiền của Gián nhà (Perirlaneta americana)
- Ngực gồm 3 đốt: ngực trước, ngực giữa và ngực sau. Ngực có cấu tạo bền
chắc vì mang cơ quan vận động là chân và cánh. Mỗi đốt ngực mang một đôi chân
và có 4 tấm: tấm lưng, tấm bụng và hai tấm bên. Tấm lưng là một phiến rộng che
phủ cả mặt lưng của phần ngực. Trên lưng đốt ngực giữa và đốt ngực sau, một đốt
có một đôi cánh. Cánh ngực giữa gọi là cánh trước, nhỏ nhưng dày, che phủ toàn
bộ phần ngực và bụng khi không bay. Cánh sau mỏng và rộng hơn cánh trước. Cấu
tạo gân cánh phức tạp, gồm nhiều gân dọc và ngang.
- Bụng Gián nhà (Perirlaneta americana) có 11 đốt, chỉ gồm tấm lưng và
tấm bụng, tùy theo giới tính đực cái, số tấm lưng và bụng có khác nhau. Các đốt
bụng nối với nhau bằng khoang màng mềm, nên bụng có thể co duỗi. Trên tấm
lưng thứ 8 của gián cái và tấm lưng thứ 9 của gián đực mang một đôi cercus phân
đốt nằm 2 bên. Riêng ở gián đực, trên tấm lưng cuối cùng, mang một đôi stylus là
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
46
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
phần phụ giao phối. Trên phần ngực và bụng của gián có 10 đôi lỗ thở nhỏ, nằm
dưới tấm lưng nơi tiếp với tấm bụng.
2.1.2. Cấu tạo giải phẫu
1
2
13
3
4
5
6
7
8
14
9
10
15
11
12
2 cm
Hình 25: Cấu tạo giải phẫu của Gián nhà (Perirlaneta americana) ♂
1. Tuyến nước bọt; 2. Túi nước bọt; 3. ống khí; 4. Diều; 5. Hạch thần kinh; 6. Mề; 7. Ống ruột
tịt; 8. Ruột giữa; 9. Malpighi; 10. Van Pylori; 11. Ruột sau; 12. Trực tràng; 13. Cơ; 14. Tuyến
tinh; 15. Tuyến phụ sinh dục đực.
Hệ tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, diều, mề, ruột giữa và ruột
sau mở ra hậu môn.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
47
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Thực quản ngắn, có thành mỏng, phần sau phình to thành diều, nơi chứa
thức ăn. Mề có thành cơ dày để nghiền thức ăn nên gọi là dạ dày nghiền. Ruột giữa
là nơi tiêu hóa thức ăn, tương đối dài và hơi uốn khúc. Nơi tiếp giáp của ruột giữa
và ruột trước có 8 ống ruột tịt (manh tràng) có chức năng tăng cường diện tích hấp
thu. Ruột sau bắt đầu từ phần có những ống Malpighi màu vàng. Thành ruột của
đoạn này hình thành van ngăn cách giữa ruột giữa và ruột sau gọi là van pylori.
Trực tràng là đoạn ruột cuối cùng phình to, có tác dụng tăng cường quá trình hấp
thu lại muối khoáng và nước từ phân trước khi thải ra. Đôi tuyến nước bọt nằm hai
bên thực quản bám vào diều, sát hai bên thành hầu. Tuyết có màu trắng, cấu tạo
hình chùm và gồm nhiều tế bào tiết khá lớn.
Hệ tuần hoàn của Gián nhà (Perirlaneta americana) nói riêng và Côn
trùng (Insecta) nói chung là hệ tuần hoàn hở, gồm một dãy ống tim trong suốt
nằm sát vào đường giữa tấm lưng. Đầu sau của ống tim kín, đầu trước hở và thu
nhỏ thành động mạch dẫn máu về đầu. Mỗi đốt cơ thể có hai bó cơ hình tam
giác, đỉnh bám vào mé tấm lưng.
Tấm lưng ngực trước
Cơ
Động mạch chủ
Ống tim
Cơ tam giác
2 cm
Hình 26: Tấm lưng của Gián nhà (Perirlaneta americana)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
48
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Hệ bài tiết trong cơ thể côn trùng chủ yếu do hệ thống ống Malpighi phối
hợp với ruột sau đảm nhiệm, ngoài ra còn có thể mỡ và tế bào bao tim cũng
tham gia vào quá trình bài tiết. Gián nhà có một số lượng lớn ống Malpighi ở
đoạn pylori của ruột sau. Ống Malpighi là những ống rất nhỏ, giống như những
sợi tơ màu vàng lục, một đầu kín, đầu kia thông với ruột sau ở đoạn pylori. Thể
mỡ của Gián nhà (Perirlaneta americana) màu trắng len lỏi khắp bên trong
xoang cơ thể.
Hệ hô hấp của Gián nhà (Perirlaneta americana) gồm các lỗ thở và cả một
hệ thống khí quản phân nhánh trong khoang cơ thể và bao bọc các nội quan. Các
ống khí chính to hơn, màu trắng đục, có thể dễ dàng quan sát trên thành ruột.
Hệ thần kinh gồm não, hạch thần kinh dưới hầu và chuỗi hạch thần kinh
bụng. Não và hạch thần kinh dưới hầu nhỏ nằm bên trong họp sọ, phía dưới đầu.
Từ mẫu giải phẫu quan sát được các hạch thần kinh nằm dưới bụng. Từ hạch thần
kinh dưới bụng phát đi các dây thần kinh vận động và cảm giác đến các phần cơ
thể, tạo nên chuỗi hạch thần kinh bụng.
Gián nhà (Perirlaneta americana) là động vật phân tính. Hình dáng ngoài đã
thể hiện sự sai khác giữa con đực và con cái. Con đực nhỏ hơn con cái, râu dài hơn
và cuối bụng có thêm một đôi stylus.
- Cơ quan sinh dục đực gồm một đôi tuyến tinh, nhưng khi quan sát
trên mẫu giải phẫu Gián nhà (Perirlaneta americana) chỉ nhìn thấy được
một tuyến tinh to màu trắng đục, tuyến tinh còn lại bị tiêu giảm, chỉ còn lại
một vết tích nhỏ (có thể quan sát được hoặc không) lẫn trong thể mỡ và các
nhánh khí quản. Hai ống dẫn tinh của hai tuyến tinh đổ vào một ống phóng
tinh rồi đỗ ra lỗ sinh dục ở đốt bụng thứ 9. Gốc ống phóng tinh, nơi gặp của
hai ống dẫn tinh có tuyến phụ sinh dục đực gồm nhiều lông nhỏ trắng xếp
thành một chùm hình nấm.
- Cơ quan sinh dục cái gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo, túi nhận
tinh và tuyến phụ sinh dục cái. Nhưng trên mẫu giải phẫu Gián nhà (Perirlaneta
americana) chỉ quan sát được hai buồng trứng, mỗi buồng có 8 ống trứng, ống
dẫn trứng nối với âm đạo và tuyến phụ sinh dục cái.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
49
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
1
2
12
3
4
5
6
Buồng
trứng
7
8
9
Ống trứng
10
Tuyến phụ
11
2 cm
Hình 27: Cấu tạo giải phẫu của Gián nhà (Perirlaneta americana) ♀
1. Tuyến nước bọt; 2. Túi nước bọt; 3. Diều; 4. Hạch thần kinh; 5. Mề; 6. Ống ruột tịt; 7. Ruột
giữa; 8. Malpighi; 9. Van Pylori; 10. Ruột sau; 11. Trực tràng; 12. Cơ; 13. Buồng trứng; 14.
Ống trứng; 15. Tuyến phụ sinh dục cái.
2.2. Đặc điểm cấu tạo của châu chấu (Oxya velox)
2.2.1. Hình dạng ngoài
Khi quan sát hình dạng ngoài của Châu chấu (Oxya velox) dễ dàng nhận ra
ngay những đặc điểm cơ bản của lớp Côn trùng (Insecta): cơ thể gồm 3 phần đầu,
ngực, bụng. Đầu mang râu, mắt và phần phụ miệng. Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi
cánh. Bụng dài, phân đốt, mang bộ phận sinh dục ngoài.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
50
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Râu
Đầu
Trường Đại học Cần Thơ
Ngực
Bụng
Cánh
Hậu môn
Mắt kép
Miệng
Lỗ thở
Chân
Hình 28: Hình dạng ngoài của Châu chấu (Oxya velox)
- Đầu có vỏ kitin cứng bao bọc, phía trước có đôi râu dài phân đốt. Châu
chấu (Oxya velox) có hai mắt kép lớn màu đen với ba mắt đơn: hai ở đỉnh đầu, phía
trên gốc râu, một ở chính giữa trán, giữa hai mắt kép. Phía dưới đầu là phần phụ
miệng kiểu gặm nhai gồm: môi trên, một đôi hàm trên, một đôi hàm dưới, môi
dưới và tấm hạ hầu.
Môi trên
Hàm trên
1
Tấm hạ hầu
2
3
6
4
5
5
7
Hàm dưới
2 cm
Môi dưới
8
Hình 29: Phần phụ miệng kiểu gặm nhai của Châu chấu (Oxya velox)
1. Đốt gốc; 2. Đốt ngọn; 3. Tấm nghiền trong; 4. Tấm nghiền ngoài; 5. Xúc biện hàm dưới; 6.
Cằm; 7. Lưỡi; 8. Xúc biện môi dưới.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
51
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Môi trên là một tấm cuticun cứng, hình chữ nhật, hai góc trước lượn tròn,
cạnh trước lượn khuyết ở chính giữa. Tấm hạ hầu nằm giữa xoang miệng, chia
xoang miệng thành hai ngăn: ngăn phía trước là xoang thức ăn, ngăn sau là xoang
nước bọt. Hàm trên là một khối cuticun cứng, màu đen, không phân đốt với nhiều
răng nhọn ở mép ngoài dùng để cắn và nghiền thức ăn. Hàm dưới gồm hai đốt: đốt
gốc ngắn, khớp với đầu ở phía dưới vùng gáy, sau hàm trên; đốt ngọn dài hơn
mang xúc biện hàm dưới 5 đốt ở phía ngoài và hai tấm nghiền ở phía trong. Môi
dưới gồm cằm, lưỡi và đôi xúc biện môi dưới, giống như xúc biện hàm dưới, xúc
biện môi dưới có chức năng cảm giác hóa học và cơ học.
- Ngực gồm 3 đốt: ngực trước, ngực giữa và ngực sau. Mỗi đốt ngực có một
đôi chân phân đốt. Đốt ngực giữa và đốt ngực sau mỗi đốt có một đôi cánh. Ngực
mang cơ quan vận động nên cấu tạo bền chắc, mỗi đốt đều có một tấm lưng, hai
tấm bên và một tấm bụng nối ghép trực tiếp với nhau. Tấm lưng ngực trước phát
triển có hình yên ngựa, che kín tấm bên và gốc cánh sau. Chân Châu chấu gồm 5
đốt: đốt gốc, đốt chuyển, đốt đùi, đốt ống và đốt bàn. Đốt gốc ngắn, khớp với tấm
bên. Đốt chuyển một đầu khớp với đốt gốc, một đầu khớp với đốt đùi. Đốt đùi dài,
mập, đầu trong khớp cứng với đốt chuyển, đầu ngoài khớp với đốt ống qua một
khớp động, nên có thể co duỗi linh hoạt. Đốt ống dài gần bằng đốt đùi, mé trong
đốt ống có nhiều gai nhọn, mọc thành 2 hàng so le. Đầu đốt ống là đốt bàn có 3 đốt
nhỏ, mỗi đốt nhỏ đều có tấm đệm ở mé dưới. Ngọn đốt bàn cuối cùng có hai vuốt
và giữa hai vuốt có tấm đệm.
- Bụng Châu chấu (Oxya velox) có 11 đốt. Các đốt bụng chỉ có tấm lưng và
tấm bụng phát triển. Các tấm bên chỉ là một màng mềm, trắng. Hầu hết các đốt
bụng không có phần phụ, trừ đốt bụng thứ 8 và 9 của con cái mang máng trứng, đốt
bụng thứ 9 của con đực mang bộ phận sinh dục ngoài và đốt 11 của cả con đực và
con cái có đôi cercus không phân đốt, có chức năng cảm giác. Hai mé của đốt bụng
thứ nhất, mỗi bên có màng tai hình elip là cơ quan thính giác.
2.2.2. Cấu tạo giải phẫu
Hệ tiêu hóa chiếm gần hết xoang cơ thể, gồm 3 phần: ruột trước, ruột
giữa và ruột sau.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
52
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
1
2
8
3
9
4
5
10
0
6
11
12
7
2 cm
Hình 30: Cấu tạo giải phẫu Châu chấu (Oxya velox) ♂
1. Diều; 2. Ruột tịt; 3. Tuyến nước bọt; 4. Ống khí; 5. Ruột giữa; 6. Malpighi; 7. Trực
tràng; 8. Hạch thần kinh; 9. Cơ; 10. Tuyến tinh; 11. Tinh nang; 12. Tuyến phụ sinh dục đực.
- Ruột trước gồm miệng hầu và đôi tuyến nước bọt. Sau xoang miệng là hầu,
tiếp theo là thực quản. Phần cuối thực quản phình to thành diều. Tiếp theo diều là
mề cơ quan nghiền thức ăn.
- Phần ruột giữa gần dạ dày tuyến là ruột tịt, đó là những ống nằm trên thành
ruột, che kín mề. Phần cuối của ruột giữa, nơi tiếp giáp với ruột sau có nhiều ống
bài tiết Malpighi nhỏ có màu vàng.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
53
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
- Ruột sau có ba đoạn khác nhau là: ruột hồi, ruột kết và trực tràng, nhưng
nhìn bên ngoài không phân biệt được ruột hồi và ruột kết. Trực tràng có 6 khía
lõm. Cuối cùng là hậu môn.
Hệ tuần hoàn của Châu chấu (Oxya velox) là hệ tuần hoàn hở, mạch nằm ở
lưng, kéo dài từ đầu thông qua phần ngực tới phần đuôi. Tim có cấu tạo hình ống
gồm nhiều ngăn ở mạch lưng. Máu không màu.
Cơ
Tim
2 cm
Hình 31: Tấm lưng của Châu chấu (Oxya velox)
Hệ hô hấp của Châu chấu (Oxya velox) gồm các lỗ thở, hệ khí quản và túi
khí. Hệ khí quản bám lên thành ruột và các nội quan bên trong cơ thể. Mỗi đốt cơ
thể có hai túi khí ở hai bên.
Hệ thần kinh gồm não, thạch thần kinh dưới hầu và chuỗi thần kinh
bụng. Não và hạch thần kinh dưới hầu nằm trong hộp sọ, phía dưới đầu. Từ
hạch thần kinh dưới hầu phát đi các dây thần kinh vận động và cảm giác đến
các phần phụ miệng, tuyến nước bọt và một đôi dây thần kinh về phía sau tạo
thành chuỗi thần kinh bụng.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
54
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Châu chấu (Oxya velox) là côn trùng phân tính. Con cái thường to hơn con
đực, có máng trứng, cuối bụng tròn. Con đực nhỏ cuối bụng thon gọn.
1
2
8
3
9
4
5
6
10
12
11
13
7
2 cm
Hình 32: Cấu tạo giải phẫu của Châu chấu (Oxya velox) ♀
1. Diều; 2. Ruột tịt; 3. Tuyến nước bọt; 4. Ống khí; 5. Ruột giữa; 6. Malpighi; 7. Trực tràng; 8.
Hạch thần kinh; 9. Cơ; 10. Túi trứng; 11. Buồng trứng; 12. Túi nhận tinh; 13. bó cơ.
- Cơ quan sinh dục đực gồm một đôi tuyến tinh to dính liền với nhau ở
trên thành ruột. Mỗi tuyến tinh gồm nhiều ống tinh cùng đổ vào ống dẫn tinh.
Hai ống dẫn tinh cùng đổ vào ống phóng tinh. Đoạn cuối của ống dẫn tinh phình
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
55
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
to thành túi chứa tinh hay còn gọi là tinh nang, với các tuyến phụ hình ống dài
quấn quanh tinh nang.
- Cơ quan sinh dục cái gồm 2 buồng trứng chia thành 2 cụm. Trứng được túi
trứng trong suốt bao bọc. Mỗi túi trứng có một dây chằng, các dây này xoắn lại với
nhau, tạo thành một dây chằng chung bám vào cơ thể. Các túi trứng cùng đổ vào
ống dẫn trứng. Hai ống dẫn của hai buồng trứng đổ vào âm đạo, thông với lỗ sinh
dục ở tấm bụng thứ 8. Thành âm đạo có một đôi tuyến phụ và một túi nhận tinh.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
56
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
CHƢƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây dựng bộ mẫu và bộ hình vẽ một số
loài thuộc lớp côn trùng (Insecta)” chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau:
- Thống kê được 87 xếp trong 10 bộ côn trùng, trong đó có 20 loài chưa
định danh được do thiếu tài liệu nghiên cứu, đồng thời đã chụp hình và mô tả đặc
điểm chung của 10 bộ và được đề xuất làm mẫu trong giảng dạy thực tập động vật
không xương sống.
- Đã vẽ hình minh họa cấu tạo giải phẫu, mô tả hình thái ngoài và cấu tạo
giải phẫu của hai loài thuộc lớp côn trùng là: Gián nhà (Perirlaneta americana) và
Châu chấu (Oxya velox), đã thấy có sự khác biệt so với mô tả của Đặng Ngọc
Thanh và ctv. (2001). Cơ quan sinh dục đực của Gián nhà (Perirlaneta americana)
gồm “một đôi tuyến tinh” nhưng trên mẫu giải phẫu chỉ thấy một tuyến màu trắng
đục, tuyến còn lại bị tiêu giảm chỉ còn lại vết tích nhỏ màu trắng. Đối với Châu
chấu (Oxya velox) theo Đặng Ngọc Thanh và ctv. (2001) cơ quan sinh dục cái gồm
buồng trứng, mỗi buồng trứng có 8 túi trứng chia thành 2 cụm. Nhưng trên mẫu
giải phẫu Châu chấu (Oxya velox) chỉ quan sát thấy mỗi buồng trứng có rất nhiều
túi trứng, mỗi túi trứng có một dây chằng xoắn lại với nhau và bám vào cơ thể.
- Trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng phương pháp xử lí tốt mẫu khô
các loài thuộc lớp côn trùng để có thể giữ mẫu còn nguyên vẹn, màu sắc vẫn giữ
lâu hơn và có thể định hình mẫu mà không làm cho mẫu bị gãy rụng.
2. Đề nghị
Giải phẫu thêm nhiều loài thuộc lớp côn trùng để thấy được những đặc điểm
về hình thái cấu tạo chung của lớp côn trùng cũng như các đặc điểm riêng biệt của
từng bộ côn trùng.
Nên thu mẫu ở tất cả các tỉnh ở ĐBSCL và lập sơ đồ phân bố thành phần các
loài trên khu vực (dựa vào mùa, số lượng và thành phần loài).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
57
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Tiếp tục định danh các cá thể chưa định danh được đến loài và mô tả các đặc
điểm chung đến họ của lớp côn trùng.
Khảo sát thành phần loài côn trùng cần được thực hiện liên tục trong thời
gian 1 năm vì đa số côn trùng có mật độ thay đổi theo mùa.
Nên tìm thêm các phương pháp bảo quản mẫu được lâu dài, vì đa số mẫu
côn trùng dễ bị hư hại.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
58
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Hữu Mạnh. 2008. Các loài bướm ngày Phú Quốc. Tổ chức Wildife At Risk,
TP. Hồ Chí Minh.
Bùi Hữu Mạnh và Nguyễn Vũ Khôi. 2008. Danh lục bằng hình ảnh các loài chuồn
chuồn Phú Quốc. Tổ chức Wildife At Risk, TP. Hồ Chí Minh.
Bùi Hữu Mạnh. 1998. Điều tra, phân loại bướm thuộc họ Nymphalidae và bước
đầu khảo sát một số đặc điểm sinh học, sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu – Phước Bửu. Luận án Thác sĩ. Nxb Đại học quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, Hồ Chi Minh, (7 -14).
Đặng Ngọc Thanh, Trương Quang Học, Đoàn Cảnh, Nguyễn Anh Diệp, Nguyễn
Vân Đình, Bùi Công Hiển, Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Miên, Nguyễn Văn
Quảng, Phạm Bình Quyền, Nguyễn Xuân Quýnh, Lê Đình Thái, Nguyễn Quý
Tuấn và Nguyễn Văn Vịnh. 2001. Hướng dẫn thực tập động vật không xương
sống. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, (119 – 178).
Hoàng Đức Nhuận. 1967. Thực tập động vật không xương sống. Nxb giáo dục, Hà
Nội, (105 – 122).
Lăng Cảnh Phú. 2009. Bài giảng thực tập côn trùng nông nghiệp. Nxb Đại học Cần
Thơ, Cần Thơ, (4 – 19).
Nguyễn Đức Khiêm. 2006. Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Nxb nông nghiệp,
Hà Nội, (12 – 76).
Nguyễn Mỹ Tín. 2005. Bài giảng thực tập động vật không xương sống. Nxb Đại
học Cần Thơ, Cần Thơ, (45 – 52).
Nguyễn Thị Thu Cúc. 2010. Giáo trình côn trùng đại cương. Nxb Đại học Cần
Thơ, Cần Thơ, (4 – 129).
Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen. 2004. Giáo trình côn trùng nông nghiệp – Côn
trùng gây hại cây trồng chính ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nxb Đại học Cần
Thơ, Cần Thơ.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
59
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36 – 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Nguyễn Viết Tùng. 2006. Giáo trình côn trùng học đại cương. Nxb Hà Nội, Hà
Nội, (14 – 157).
Thái Trần Bái. 2009. Động vật học không xương sống. Nxb Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội, (292 – 323).
Thái Trần Bái. 2010. Giáo trình động vật học. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,
(118 – 129).
Phillips, W.D. and Chilton, T.J. 1991. Sinh học tập hai. Nxb Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội, (175 – 194). (bản dịch Tiếng Việt)
Borror, D.J. and D.M. Delong. 1969. An introduction to the study of Insects.
Saunders college publishing, USA, (25 – 135).
Hickman, C.P., F.M. Hickman and L.B. Kats. 2003. Integrated principles of
zoology. McGraw – Hill Higher Education, London and New York, (255 –
247).
Hickman, C.P., L.S. Roberts, S.L. Keen, A. Larson and D.J. Eisenhour. 2007.
Animal diversity. McGraw – Hill Higher Education, London and New York,
(237 – 258).
Grimaldi, D. and M.S. Engel. 2005. Evolution of the insects. Cambridge university
press, Hong Kong.
Millar, I.M., V.M. Uys and R.P. Urban. 2000. Collecting and preserving insects
and arachnids. Biosytematics division, ARC – PPRI, South Africa, (6 – 78).
Pechenik, J.A. 2003. Biology of the invertebrates. McGraw – Hill Higher
Education, London and New York.
Ruppert, E.E., R.S. Fox and R.D. Barnes. 2003. Invertebrate zoology. Thomson,
Australia and Canada.
http://vi.wikipedia.org/wiki
`
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp
60
Bộ môn Sư phạm Sinh học
[...]... trong 2 lớp phụ: lớp phụ không cánh (4 bộ) và lớp phụ có cánh (27 bộ) LỚP CÔN TRÙNG (Insecta) A Lớp phụ không cánh (Apterygota), gồm 4 bộ: 1 Bộ Đuôi nguyên thủy (Protura) 2 Bộ Đuôi bật (Collembola) 3 Bộ Hai đuôi (Diplura) 4 Bộ Ba đuôi (Thysanura) B Lớp phụ có cánh (Pterygota), gồm 27 bộ : 5 Bộ Phù du (Ephemeroptera) 6 Bộ Chuồn chuồn (Odonata) 7 Bộ Gián (Blattodea) 8 Bộ Bọ ngựa (Mantodea) 9 Bộ Cánh bằng... thu mẫu và xử lý mẫu: máy ảnh kĩ thuật số, laptop, giấy, vợt, lọ chứa mẫu, kim ghim, bọc nilon, hộp chứa mẫu Thiết bị và dụng cụ giải phẫu: kính lúp, ống đong, bộ đồ mổ (khay mổ, kéo, kim ghim, kim mũi giáo, kim mũi nhọn, kẹp…), lọ chứa mẫu, giấy, bút chì, thước kẻ, bút kĩ thuật Hóa chất: ethyl acetate, cồn 70o Mẫu vật: sưu tầm một số loài thuộc lớp côn trùng (Insecta), bộ hình vẽ giải phẫu 2 loài. .. căn cứ vào một số đặc điểm hình thái bên ngoài để phân biệt chúng Riêng để phân loại đến bộ các loài thuộc lớp côn trùng, theo một số tác giả như: Nguyễn Viết Tùng (2006), Nguyễn Thị Thu Cúc (2010), Hickman et al (2003) thường dựa vào một số chỉ tiêu như sau: Cánh được phân thành 2 loại: côn trùng không cánh và côn trùng có cánh Đối với côn trùng có cánh, thường dựa vào hình dạng cánh hoặc tính chất:... đầu Hình dạng và kích thước râu đầu thay đổi rất nhiều tùy loài côn trùng Có thể kể một số kiểu râu thường gặp như sau: Hình 4: Các kiểu râu đầu ở côn trùng (Insecta) (theo Nguyễn Viết Tùng, 2006) 1 Râu hình sợi chỉ; 2 Râu hình chuỗi hạt; 3 Râu hình lông cứng; 4 Râu hình răng cưa; 5 Râu hình lưỡi kiếm; 6 Râu chổi lông thưa; 7 Râu chổi lông rậm; 8 Râu hình lông chim; 9 Râu hình răng lược; 10 Râu hình. .. dựa vào số lượng cánh: có 1 đôi cánh hoặc 2 đôi cánh Các kiểu râu đầu cũng là một trong những chỉ tiêu dùng để phân loại đến bộ các loài côn trùng Một số kiểu râu thường gặp như: râu hình sợi chỉ, râu hình chuỗi hạt, râu hình lông cứng, râu hình răng cưa, râu hình lưỡi kiếm, râu chổi lông thưa, râu chổi lông rậm, râu hình lông chim, râu hình răng lược, râu hình rẻ quạt mềm, râu hình dùi đục, râu hình. .. dưới Kiểu miệng này thường gặp ở các bộ: bộ Hai đuôi, bộ Ba đuôi, bộ Đuôi bật, bộ Cánh thẳng, bộ Cánh da, bộ Rận sách, bộ Chuồn chuồn, bộ Cánh cứng, bộ Cánh màng, bộ Cánh bằng, bộ Cánh mạch, bộ Cánh dài, bộ Cánh úp Kiểu miệng nhai nghiền tương tự miệng gặm nhai, là kiểu miệng đặc trưng cho bộ Gián - Miệng gặm hút: thường gặp ở bộ Cánh màng điển hình là ong mật Hàm trên và môi trên của kiểu miệng này còn... râu tạo thành một hình gấp đầu gối như râu của các loài thuộc bộ Cánh màng (ong mật, ong vàng, kiến v.v…) - Râu dùi đục các đốt hình ống nhỏ dài nhưng lớn dần ở các đốt cuối trông tựa dùi đục như râu các loài của bộ Cánh vảy (bướm) - Râu dùi trống gần giống râu dùi đục, nhưng các đốt cuối phình to đột ngột như râu một số loài thuộc bộ Cánh mạch - Râu hình chùy các đốt chân râu, cuống râu phình to kiểu... với bộ Cánh vảy, bộ chuồn chuồn) và các chân của côn trùng Mẫu được sấy khô ở nhiệt độ khoảng 45 - 500C trong thời gian 24 – 48 giờ Cuối cùng mẫu được gỡ cẩn thận cho vào trong hộp gỗ có lót mốp và vải phía dưới, cho vào các hộp một ít long não để bảo quản (Bùi Hữu Mạnh, 1998) 2.2 Phƣơng pháp định loại Trong công việc phân loại côn trùng, tùy theo từng nhóm đối tượng, người ta thường căn cứ vào một số. .. Trường Đại học Cần Thơ 21 Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 22 Bộ Cánh Cuốn (Strepsiptera) 23 Bộ Cánh rộng (Megaloptera) 24 Bộ Bọ lạc đà (Rhaphidiodea) 25 Bộ Cánh mạch (Neuroptera) 26 Bộ Cánh dài (Mecoptera) 27 Bộ Cánh Lông (Trichoptera) 28 Bộ Cánh Vảy (Lepidoptera) 29 Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 30 Bộ Hai cánh (Diptera) 31 Bộ Bọ chét (Siphonaptera) 4.2 Khóa định loại các bộ côn trùng (Insecta) 1 Không có cánh... đến bộ của lớp côn trùng khác nhau 2 Đặc điểm chung của lớp côn trùng (Insecta) Côn trùng có cơ thể phân đốt dị hình từ 18 – 20 đốt, chia thành 3 phần: đầu gồm 5 đốt, ngực có 3 đốt và bụng có số đốt thay đổi tùy theo nhóm nhưng không quá 12 đốt (Thái Trần Bái, 2010; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010) - Phần đầu là một khối, phía lưng của đầu có một đôi mắt kép, có khi còn có thêm một đôi mắt đơn và 1 đôi râu ... nội dung định loại côn trùng Chính thế, đề tài Xây dựng mẫu hình vẽ số loài thuộc lớp côn trùng (Insecta) thực nhằm cung cấp thêm mẫu côn trùng sấy khô hình ảnh số loài côn trùng phục vụ Chuyên... sách loài thuộc lớp Côn trùng (Insecta) 29 DANH SÁCH HÌNH Hình 1: Cấu tạo thể côn trùng (Insecta) .4 Hình 2: Cấu tạo thể côn trùng (Insecta) Hình 3: Các kiểu đầu côn trùng (Insecta). .. đầu côn trùng (Insecta) Hình 5: Các kiểu miệng côn trùng (Insecta) .9 Hình 6: Các kiểu chân côn trùng (Insecta) 11 Hình 7: Cấu tạo cánh côn trùng (Insecta) .13 Hình 8: Một