1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của độ mặn lên các đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của luân trùng nước lợ (brachionus plicatilis)

12 492 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRÀ NHẬT LINH ẢNH HƢỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG VÀ SINH SẢN CỦA LUÂN TRÙNG NƢỚC LỢ (Brachionus plicatilis) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SINH HỌC BIỂN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN TS. TRẦN SƢƠNG NGỌC Cần Thơ, 2014 Ngƣời thực hiện: Trà Nhật Linh Mã số: 3108252 Địa chỉ e-mail: titanfrosttitan@gmail.com Số điện thoại: 01234949349 ABSTRACT This research was carried out to study the effect of different salinities on the growth and reproducing characteristics of brackish rotifer Brachionus plicatilis in order to perfect the mass producing metthod for use in aquaculture. Experiment had six treatments, individual rotifers which had been acclimated in different salinities were reared in 1 mL glass container with different salinity environtments (25‰, 20‰, 15‰,10‰, 5‰ and 0‰). Rotifers were fed with 2.106 cell/mL of condensed Chlorella sp. which also been accustomed to respected salinities. In 25‰ treatment, rotifers had the longest lifespan (202.24±28.14 hours) and the highest amount of egg produced (20.7±2 eggs/individual). On the contrary, 0‰ treatment has the shortest lifespan (148.94±16.84 hours) and the lowest fecundity (5.9±0.74 eggs/individual). Although effects of salinity were observed on many biological characteristics, the effects on fecundity only clearly show in low salinity treatments below 10‰, especially in 0‰ treatment. As a result, the 25‰ evironment were claimed as the best for rearing B. plicatilis. Key words: Brachionus plicatilis, salinity, effect, individual. Title: Effect of salinity on growth and reproductive biology of brackish rotifer (Brachionus plicatilis). TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của độ mặn lên các đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của luân trùng nước lợ Brachionus plicatilis nhằm hoàn thiện quy trình nuôi sinh khối loài này phục vụ cho nghề sản xuất giống. Thí nghiệm gồm có 6 nghiệm thức, một cá thể luân trùng đã được thuần hóa về độ mặn sẽ được nuôi trong cốc 1 mL có môi trường nuôi với các độ mặn lần lượt là 25‰, 20‰, 15‰,10‰, 5‰ và 0‰. Luân trùng được cho ăn bằng tảo Chlorella sp. cô đặc đã thuần hóa về độ mặn với mật độ 2.10 6 tế bào/mL. Trong điều kiện độ mặn 25‰, luân trùng đạt tuổi thọ (202,24±28,14 giờ) và sức sinh sản (20,7±2 trứng/con cái) là cao nhất. Ngược lại, nghiệm thức 0‰ cho sức sinh sản (5,9±0,74 trứng/con cái) và tuổi thọ (148,94±16,84 giờ) là thấp nhất. Dù ảnh hưởng của độ mặn thể hiện trên các đặc điểm sinh học của B.plicatilis nhưng các ảnh hưởng về sinh sản chỉ thể hiện rõ rệt khi độ mặn hạ xuống dưới 10‰, đặc biệt đối với nghiệm thức 0‰. Trong thí nghiệm, độ mặn 25‰ được cho là tốt nhất đối với B. plicatilis. Từ khóa: Brachionus plicatilis, độ mặn, ảnh hưởng, cá thể. 1 1 GIỚI THIỆU Luân trùng Brachionus plicatilis là thành phần thức ăn không thể thiếu của nhiều loài loài cá biển và giáp xác, với các đặc điểm nổi bật như kích thước nhỏ, bơi lội chậm chạp, sống lơ lửng trong môi trường nước,... làm cho luân trùng trở thành con mồi thích hợp cho ấu trùng các loài cá và giáp xác biển có kích thước miệng nhỏ (Snell et al., 1984). Ngoài ra, với tính ăn lọc không chọn lọc, khả năng sinh sản vô cùng nhanh và là loài rộng muối có thể sống trong khoảng độ mặn từ l‰ đến 97‰ (Epp và Winston, 1977; Walker, 1981) đã cho thấy được tiềm năng cũng như vai trò rất to lớn của B. plicatilis trong ngành nuôi trồng thủy sản thế giới nói riêng (Walker, 1981; Lubzens,1987, 1989) và Việt Nam nói chung. Nên việc hiểu rõ được các đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của luân trùng là rất quan trọng trong việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản hiện nay và trong tương lai. Tốc độ phát triển, khả năng sinh sản, tuổi thọ trung bình cũng như vòng đời của luân trùng chịu ảnh hưởng bởi chất lượng và số lượng thức ăn, điều kiện môi trường (Gilbert, 2003), trong đó yếu tố nhiệt độ, độ mặn, pH được xem là các yếu tố môi trường quan trọng và quyết định nhất, trong đó, độ mặn ảnh hưởng đến sức sống mạnh mẽ hơn yếu tố nhiệt độ (Fielde và ctv.,2000). Do đó, việc xác định các điều kiện tối ưu cho sự phát triển của luân trùng là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở đó, đề tài: “Ảnh hƣởng của độ mặn lên các đặc điểm sinh trƣởng, sinh sản của luân trùng nƣớc lợ (Brachionus plicatilis)” được thực hiện. 2 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm và có hệ thống điều hòa nhiệt độ. Nguồn nước được sử dụng là nước có độ mặn lần lượt là 25‰, 20‰, 15‰, 10‰, 5‰, 0‰, được pha từ nguồn nước máy và nước ót 100‰) được xử lý bằng javel (20-50 ppm), sục khí liên tục 24 giờ, sau đó được trung hòa bằng Thiosunfat Natri (Na2S2O3) trước khi đưa vào sử dụng. Luân trùng B. plicatilis có nguồn gốc từ Trung tâm nghiên cứu Artemia, Đại học Gent, Bỉ, được cho ăn tảo Chlorella cô đặc được thuần hóa đến các độ mặn tương ứng 25‰, 20‰, 15‰, 10‰, 5‰, và 0‰ với liều lượng cho ăn 2x106 tế bào/mL. Thí nghiệm được bố trí gồm 6 nghiệm thức, lặp lại 10 lần với độ mặn lần lượt là 25‰, 20‰, 15‰, 10‰, 5‰, và 0‰. Mỗi cá thể luân trùng sau khi nở từ 0 - 2 giờ được bố trí riêng vào cốc có chứa 1 mL nước nuôi. Luân trùng được quan sát mỗi 30 phút/lần dưới kính lúp (độ phóng đại được điều chỉnh trong lúc quan sát). Con cái sau khi sinh sản được chuyển đến cốc thủy tinh mới có điều kiện nuôi tương tự và đếm số lượng con non sinh ra. Nhiệt độ và ánh sáng được kiểm tra 2 lần mỗi ngày. Các thông số theo dõi: 2 Thông số liên quan đến sinh trƣởng - Tuổi thọ trung bình (giờ): Thời gian sống trung bình của Luân trùng. - Tốc độ lọc thức ăn – F ( l/con/giờ) được tính theo công thức của Stelzer (2006): F v(ln C0 ln Ct ) nt C0: Lượng thức ăn ban đầu (tế bào/ l) Ct: Lượng thức ăn tại thời điểm t (tế bào/ l) t : thời gian nuôi (giờ) n : số lượng luân trùng (con) v: thể tích nước nuôi ( l) - Tốc độ ăn – I ( tế bào/con/giờ): số tế bào tảo luân trùng sử dụng, xác định trong một khoảng thời gian (Ferrando et al., 1993): I F C0 .Ct C0: Lượng thức ăn ban đầu (tế bào/ l) Ct: Lượng thức ăn tại thời điểm t (tế bào/ l) F: tốc độ lọc ( l/con/giờ) Thông số liên quan đến sinh sản - Thời gian thành thục – Dp (giờ): từ lúc nở cho đến khi luân trùng thành thục lần đầu. - Thời gian phát triển phôi – De (giờ): từ lúc trứng được sinh ra cho đến khi nở. - Nhịp sinh sản: là khoảng thời gian giữa 2 lần sinh sản. - Sức sinh sản – Ro: số lượng trứng sinh ra từ 1 con cái trong suốt vòng đời. Thí nghiệm dừng lại khi luân trùng kết thúc vòng đời. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hƣởng của độ mặn lên các đặc điểm sinh trƣởng của luân trùng nƣớc lợ (B. plicatilis) Tuổi thọ: Tuổi thọ trung bình của luân trùng B. plicatilis dao động từ 148,94 – 203,31 giờ (Hình 3.1). Kết quả này phù hợp với nhận định của Dương Trí Dũng (2000), cho rằng tuổi thọ của luân trùng thường biến động theo loài, trong đó loài B. plicatilis là khoảng 6 - 8 ngày. Luân trùng ở nghiệm thức 15‰ có tuổi thọ trung bình cao nhất (203,31 giờ), ở nghiệm thức 0‰ có tuổi thọ trung bình thấp nhất (148,94 giờ). 3 250 Tuổi thọ trung bình (giờ) 202,24a 200 192,54a 203,31a 201,21a 153,19b 148,94b 150 100 50 0 25‰ 20‰ 15‰ 10‰ 5‰ 0‰ Hình 3.1: Tuổi thọ trung bình của luân trùng ở các độ mặn khác nhau. Tuổi thọ trung bình của luân trùng B. plicatilis ở nghiệm thức 25‰, 20‰, 15‰, 10‰ không khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng khác biệt có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức 5‰ và 0‰. Không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức 5‰ và 0‰. Từ kết quả trên cho thấy độ mặn từ 25‰ đến 10‰ thích hợp với luân trùng nên giúp chúng kéo dài thời gian sống hơn các nghiệm thức còn lại. Kết quả của Dhert (1996) cho rằng B. plicatilis ở nhiệt độ 25oC có tuổi thọ là 430 giờ (18 ngày) cho thấy vòng đời của B. plicatilis ở nhiệt độ 28oC trong thí nghiệm này thấp hơn nhiều, phù hợp với nhận định của Xi và Huang (2000): khi nhiệt độ tăng thời gian sống của luân trùng giảm. Điều này phù hợp với định luật Van’t Hoff là trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ càng tăng thì các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể sinh vật càng tăng kéo theo các hoạt động sinh sản, hô hấp tăng. Như vậy luân trùng phải tiêu hao nhiều năng lượng cho các hoạt động này làm cho tuổi thọ luân trùng thấp. Tương tự, trong điều kiện độ mặn không phù hợp, luân trùng phải tiêu hao năng lượng cho việc điều hòa áp suất thẩm thấu nên tuổi thọ sẽ giảm, thể hiện trong quá trình tiến hành thí nghiệm ở độ mặn 5‰ và 0‰ cho kết quả tuổi thọ thấp nhất, đặc biệt, nghiệm thức 0‰ có số cá thể kết thúc vòng đời trong khi vẫn còn mang trứng chiếm tỉ lệ cao (7/10 cá thể) cho thấy độ mặn này không thích hợp cho sự phát triển. Tốc độ lọc: Tốc độ lọc của luân trùng qua 5 nghiệm thức dao động từ 3,61 – 8,51 µl/con/giờ.Trong đó nghiệm thức 5‰ có tốc độ lọc cao nhất (8,51 µl/con/giờ), nghiệm thức 0‰ có tốc độ lọc thấp nhất (3,61 µl/con/giờ). 4 8,51a Tốc độ lọc (µl/con/giờ) 9 8,51a 8 7 5,74b 6 4,88c 5 4,52c 3,61d 4 3 2 1 0 25‰ 20‰ 15‰ 10‰ 5‰ 0‰ Hình 3.2: Tốc độ lọc thức ăn của luân trùng ở các độ mặn khác nhau. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệm thức 25‰ và 20‰, giữa nghiệm thức 10‰ và 5‰ (Hình 3.2). Theo Starkweather và Gillbert (1977) thì tốc độ lọc của luân trùng vào khoảng từ 0,5 – 50 l/con/giờ. Điều này cho thấy tốc độ lọc khác nhau là do điều kiện nuôi khác nhau. Tốc độ ăn: Tốc độ ăn của luân trùng B. plicatilis dao động từ 2.283 – 5.061 tế bào/con/giờ (Hình 3.3), trong đó, nghiệm thức nuôi ở 10‰ có tốc độ ăn lớn nhất (5.061 tế bào/con/giờ), nghiệm thức nuôi ở 0‰ có tốc độ ăn nhỏ nhất (2.283 tế bào/con/giờ). Tốc độ ăn ( tế bào/con/giờ) 6000 5061a 4582b 5000 4000 3126c 3165c 3513c 3000 2283d 2000 1000 0 25‰ 20‰ 15‰ 10‰ 5‰ 0‰ Hình 3.3: Tốc độ ăn của luân trùng ở các độ mặn khác nhau. Tốc độ ăn của luân trùng ở nghiệm thức 0‰ là 2.283±274 tế bào/con/giờ, khác biệt có ý nghĩa thống kê với cả 5 nghiệm thức còn lại (đặc biệt đối với nghiệm thức 10‰). Tốc độ ăn 5 giữa 3 nghiệm thức 25‰, 20‰ và 15‰ không có khác biệt ý nghĩa thống kê, nhưng mỗi nghiệm thức này khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức 10‰, 5v và 0‰. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Sương Ngọc và ctv. (2010) với B. angularis ở 28oC có tốc độ ăn là 10.471±678 tế bào/con/giờ, có thể do B. plicatilis có kích thước lớn hơn B. angularis. Theo Bogdan và ctv. (1980), luân trùng có kích thước càng nhỏ thì tốc độ lọc, tốc độ ăn càng lớn. Tốc độ lọc và tốc độ ăn trong thí nghiệm này khác so với các nghiên cứu trước đây ở các nhiệt độ thấp hơn như nghiên cứu trên Keratella cochlearis và Polyarthra spp. ở 3,5 – 25oC (Bogdan và Gilbert, 1982), B. calyciflorus và Synchaeta pectinata ở 12oC và 20oC (Stelzer, 2006). Điều này phù hợp với nhận định: khi nhiệt độ tăng trong khoảng thích hợp sẽ làm tăng trao đổi chất từ đó làm tăng tốc độ lọc, tốc độ ăn (định luật Van’t Hoff). Bogdan và Gilbert (1982) nhận định nhiệt độ là yếu tố đầu tiên gây ảnh hưởng đến tốc độ lọc theo mùa. 3.2 Ảnh hƣởng của độ mặn lên các đặc điểm sinh sản của luân trùng nƣớc lợ (B. plicatilis) Thời gian thành thục: Thành thục của luân trùng dao động từ 18,05 – 48,2 giờ (Hình 3.4). Nghiệm thức nuôi ở 0‰ có thời gian thành thục dài nhất (48,2±6,54 giờ) và nghiệm thức nuôi ở 10‰ có thời gian thành thục ngắn nhất (18,05±1,52 giờ). Thời gian thành thục (giờ) 48,2a 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 26,48b 25‰ 25bc 20‰ 22,58c 15‰ 18,05d 18,74d 10‰ 5‰ 0‰ Hình 3.4: Thời gian thành thục của luân trùng ở các độ mặn khác nhau. Ở nghiệm thức nuôi ở 0‰, thời gian thành thục kéo dài tới 48,2±6,54 giờ, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với cả 5 nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức nuôi ở 10‰ không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với nghiệm thức nuôi ở 5‰. Nghiệm thức nuôi ở 25‰ cũng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với nghiệm thức nuôi ở 20‰. Kết quả trên khác với kết quả nghiên cứu của Dhert (1996) trong điền kiện nhiệt độ 250C, thời gian thành thục của B. 6 plicatilis là 31,2 giờ. Nhìn chung thời gian thành thục có xu hướng theo độ mặn từ 25‰ đến 5‰, nhưng lại đạt cực đại ở độ mặn 0‰, chứng tỏ rằng môi trường nước ngọt bắt buộc luân trùng sử dụng nhiều năng lượng cho quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, từ đó làm chậm quá trình sinh trưởng và thành thục. Ngoài ra, thời gian thành thục của B. angularis ở 28oC trong thí nghiệm của Trần Sương Ngọc và ctv. (2010) là 11,95±1,69 giờ, thấp hơn có ý nghĩa so với tất cả các nghiệm thức, có thể do sự khác biệt về loài. Thời gian phát triển phôi: Thời gian phát triển phôi ở 6 nghiệm thức dao động từ 9,39 – 15,11 giờ (tương đương 0,4 – 0,63 ngày) ở nhiệt độ 28 – 290C. Nghiệm thức nuôi ở 0‰ có thời gian phát triển phôi dài nhất (15,11±0,55 giờ) và nghiệm thức nuôi ở 15‰ có thời gian phát triển phôi ngắn nhất (9,39±0,32 giờ) (Hình 3.5). 15,11a 16 Thời gian phát triển phôi (giờ) 14 12 11,22b 9,93c 9,39d 9,5d 9,42d 15‰ 10‰ 5‰ 10 8 6 4 2 0 25‰ 20‰ 0‰ Hình 3.5: Thời gian phát triển phôi của luân trùng ở các độ mặn khác nhau. Nghiệm thức nuôi ở 0‰ có thời gian phát triển phôi kéo dài 15,11±0,55 giờ, khác biệt ý nghĩa thống kê với 5 nghiệm thức nuôi còn lại. Không có sự khác biệt về thống kê giữa 3 nghiệm thức 15‰, 10‰ và 5‰. Thời gian phát triển phôi có xu hướng giảm khi độ mặn môi trường giảm từ 25‰ xuống đến 5‰, nhưng lại đạt cực đại ở 0‰ (15,11±0,55 giờ). Điều này thể hiện khi nuôi trong môi trường nước ngọt đã làm chậm thời gian phát triển của phôi luân trùng. So sánh với kết quả nghiên cứu của Ruttner và Kolirko (1972), thì thời gian phát triển phôi của luân trùng B. plicatilis nằm trong khoảng 0,6 – 1,3 ngày ở nhiệt độ từ 15 – 25oC. Điều này cho thấy rằng, luân trùng nuôi ở điều kiện nhiệt độ cao thì có thời gian phát triển phôi ngắn. Ngoài ra, thời gian phát triển phôi của B. angularis ở 25oC là 12,19±0,3 giờ (Trần Sương Ngọc và ctv.,2010), trong thí nghiệm của Walz (1987) thì thời gian phát triển phôi của B. angularis ở 25oC là 15,12±0,48 giờ và kết quả của Huang (1989) là 14,88 giờ cho thấy thời gian phát triển phôi còn bị ảnh hưởng bởi loài và dòng luân trùng. Theo Lonsdale 7 (1985), di truyền là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian phát triển phôi; giá trị dinh dưỡng trong tảo và khẩu phần ăn cho cá thể mẹ cũng là một nhân tố ảnh hưởng (Jensen, 2004). Ngoài ra, theo Sipáuba - Tavares (2002) ngoài yếu tố nhiệt độ, thời gian phát triển phôi của động vật nổi còn bị ảnh hưởng bởi mật độ thức ăn. Như vậy, tất cả các yếu tố: bộ gen, độ mặn, nhiệt độ, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, cũng như sự khác nhau về loại thức ăn, mật độ thức ăn đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trứng, và đây đó có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng trứng của luân trùng. Nhịp sinh sản: Nhịp sinh sản của luân trùng ở 6 nghiệm thức dao động từ 4,72 – 15,25 giờ (Hình 3.6). Nghiệm thức nuôi ở 0‰ có nhịp sinh sản kéo dài nhất (15,25±0,7 giờ). Nghiệm thức nuôi ở 25‰ có nhịp sinh sản ngắn nhất (4,72±0,46 giờ). 15,25a 16 Nhịp sinh sản (giờ) 14 12 10 7,93b 8 6 7,3b 6,34c 4,86d 4,72d 4 2 0 25‰ 20‰ 15‰ 10‰ 5‰ 0‰ Hình 3.6: Nhịp sinh sản của luân trùng ở các độ mặn khác nhau. Nhịp sinh sản ở nghiệm thức 15‰ và 10‰ không khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại. Nhìn chung, nhịp sinh sản có xu hướng kéo dài khi độ mặn giảm dần từ 25‰ xuống 0‰. Trong môi trường có độ mặn không phù hợp, luân trùng phải tiêu hao năng lượng cho quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu nên nhịp sinh sản kéo dài và luân trùng đẻ ít trứng hơn trong vòng đời, thể hiện rõ ở nghiệm thức 0‰ với nhịp sinh sản kéo dài nhất và lượng trứng sinh ra thấp nhất (5,9±0,74 trứng/con cái). Sức sinh sản: Sức sinh sản của luân trùng ở 6 nghiệm thức thí nghiệm dao động từ 5,9 – 20,7 trứng/con cái (Hình 3.7). So sánh với kết quả nghiên cứu của Ruttner và Kolisko (1972) thì sức sinh sản của luân trùng B. plicatilis ở nhiệt độ từ 15 – 25oC là 20 – 23 trứng/con cái, cao hơn nghiệm thức nuôi ở 25‰ có sức sinh sản cao nhất trong 6 nghiệm thức thí nghiệm (20,7±2 trứng/con cái), nghiệm thức nuôi bằng ở 0‰ có sức sinh sản thấp nhất (5,9±0,74 trứng/con cái). 8 Nguyên nhân chủ yếu là do nhịp sinh sản của từng nghiệm thức, nghiệm thức có nhịp sinh sản dài nhất sẽ có sức sinh sản thấp nhất và ngược lại, nghiệm thức có nhịp sinh sản ngắn nhất sẽ có sức sinh sản cao nhất. Sức sinh sản (trứng/con cái) 25 20,7a 20 19,3bc 19,2bc 20,1ab 18,6c 15 10 5,9d 5 0 25‰ 20‰ 15‰ 10‰ 5‰ 0‰ Hình 3.7: Sức sinh sản của luân trùng ở các độ mặn khác nhau. Luân trùng B. plicatilis ở nghiệm thức nuôi ở 25‰ có sức sinh sản cao nhất và không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với nghiệm thức nuôi ở 10‰, nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 5‰ và đặc biệt là với nghiệm thức 0‰. Số trứng trung bình luân trùng đẻ được trong suốt vòng đời ở nghiệm thức nuôi ở 0‰ là 5,9 trứng/con có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với cả 5 nghiệm thức còn lại. Nguyên nhân là do tuổi thọ trung bình của nghiệm thức này rất ngắn nhưng nhịp sinh sản thì rất dài (dài nhất trong 6 nghiệm thức thí nghiệm). Theo Yufera và ctv. (2004, được trích dẫn bởi Stelzer, 2006) trong điều kiện nuôi tốt con cái thuộc giống Brachionus có thể mang từ 3 - 4 trứng, theo Arimoro (2006) trong điều kiện môi trường thích hợp, một cá thể luân trùng cái có thể mang đồng thời 7 trứng. Trong quá trình thí nghiệm ghi nhận được lượng trứng con cái mang cao nhất là 5 trứng ở nghiệm thức 25‰, hiện tượng con cái mang nhiều trứng trong cùng một thời điểm bắt gặp phổ biến ở các nghiệm thức từ 25‰ đến 5‰ với số lượng trứng dao động từ 2 – 4 trứng. Nhưng đặc biệt ở nghiệm thức 0‰ hầu như không bắt gặp hiện tượng này, nguyên nhân là vì nhịp sinh sản kéo dài gần bằng với thời gian phát triển phôi (lần lượt là 15,11±0,55 và 15,25±0,7 giờ). Điều này thể hiện luân trùng ở nghiệm thức 0‰ luôn phải tiêu hao năng lượng cho quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu nên các quá trình sinh sản bị hạn chế. 9 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của độ mặn lên luân trùng B. plicatilis Nghiệm thức Tuổi thọ trung 25‰ 20‰ 15‰ 202,24±28,14 192,54±1 203,31±19, a bình (giờ) Tốc độ lọc tảo 4,88±0,53c (ml/con/giờ) Tốc độ ăn ( tế 3126±476c bào/con/giờ) 5,57 a 4,52±0,4 3 c 3165±57 2c Thời gian thành thục 26,48±3,68b 25±1,12bc 45 a triển phôi 11,22±0,6b (giờ) Nhịp sinh sản (giờ) Sức sinh sản (trứng/cá thể) 4,72±0,46d 20,7±2a 9,93±0,1 3c 6,34±0,4 6c 19,3±1,6 4 bc 5‰ 201,21±17 153,19±23,32 ,69 a 0‰ 148,94±16,8 b 4b 5,74±0,96b 8,51±0,73a 8,51±0,67a 3,61±0,4 3513±582c 5061±503a 4582±559b 2283±274d 22,58±2,00 18,05±1,5 c 2d 18,74±2,30d 48,2±6,54a 9,39±0,32d 9,5±0,24d 9,42±0,28d 15,11±0,55a 7,93±1,2b 7,3±0,88b 4,86±0,92d 15,25±0,7a 18,6±1,17c 5,9±0,74d (giờ) Thời gian phát 10‰ 19,2±0,92bc 20,1±1,91a b * Các trị số với các ký tự giống nhau để chỉ sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Luân trùng B. plicatilis đạt sức sinh sản và tuổi thọ cao nhất ở nghiệm thức 25‰. Ở 0‰, luân trùng có sức sinh sản thấp nhất, tuổi thọ ngắn nhất, thời gian thành thục và phát triển phôi dài nhất. Lượng tảo lọc và tốc độ lọc tảo cao nhất nhận được ở nghiệm thức 10‰ và 5‰. Thời gian thành thục và thời gian phát triển phôi ngắn nhất cũng thu được ở nghiệm thức 10‰ và 5‰. Nhìn chung, yếu tố độ mặn có ảnh hưởng rõ rệt lên các đặc điểm sinh học của luân trùng, và ảnh hưởng rõ rệt ở độ mặn 0‰, sức sống của luân trùng giảm theo sự giảm độ mặn (Fielde và ctv., 2000). Trong điều kiện nước ngọt (0‰), luân trùng biểu hiện nhiều đặc điểm bất lợi như: sinh sản kém, đẻ ít, bơi lội chậm chạp, lờ đờ, thời gian phát triển kéo dài, tuổi thọ ngắn,... đã cho thấy luân trùng B. plicatilis có khả năng thích nghi khá tốt với độ mặn từ 5 - 25‰ nhưng không thích nghi tốt với độ mặn thấp hơn (cụ thể là 0‰), thể hiện một phần về nguồn gốc của loài này là từ nước lợ. 4 KẾT LUẬN Độ mặn có ảnh hưởng lên các đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của luân trùng B. plicatilis. Song, ảnh hưởng lên các đặc điểm sinh sản chỉ thể hiện rõ rệt ở độ mặn dưới 10‰. Ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt nhận thấy ở độ mặn 0‰ với các đặc điểm như: tuổi thọ thấp, đẻ ít, bơi 10 lội yếu. Luân trùng B. plicatilis hoàn toàn có thể sinh trưởng và sinh sản trong khoảng độ mặn từ 25‰ đến 0‰ và tốt nhất là ở 25‰ với tuổi thọ và sức sinh sản cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bogdan K. G., J. J. Gilbert and P. L, Starkweather, 1980. In situ clearance rates of planktonic rotifers. Hydrobiologia. 73:73-77. Bogdan K. G. and J. J. Gilbert, 1982. Seasonal partterns of feeding by natural populations of Keratella, Polyartha, and Bosmina Clearance rates, selectivities, and contributions to community gazing. Limnol. Oceanorg., 27(5), 918-934. Dhert, P., 1996. Rotifers. In: P. Levens and P. Sorgeloos (eds). Manual on the production and use of live food for aquaculture. Published by Food and Agriculture Organization of the United National.61-99. D.S. Fieldera *, G.J. Purserb, S.C. Battaglene, 2000. Effect of rapid changes in temperature and salinity on availability of the rotifers Brachionus rotundiformisand Brachionus plicatilis. Aquaculture 189: 85-99. Epp, R.W., Winston, P.W., 1977. Osmotic regulation in the brackish-water rotifer Brachionus plicatilis. (Müller). J. Exp. Biol. 68, 151-156. Gilbert, J. J. & P. L. Starkweather, 1977. Feeding in the rotifer Brachionus calyciflorus. I. Regulatory mechanisms. Oecologia 28: 125–131. Huang, X, 1989. Observation on the egg and post-embryonic development time of some rotifers in lake Donghu Wuhan. Oceanologia et limnologia sinica. 20(2): 184-191. Lonsdale, D. J. and J. s. Levinton, 1985. Latitudinal differentiation in embryonic duration, egg size, and newborn survival in a Harpacticoid Copepod. Biol. Bull. 168: 419-431. Lubzens, E., 1987. Raising rotifers for use in aquaculture. Hydrobiologia, 147: 245-255. Lubzens, E., 1989. Rotifers as food in aquaculture. Hydrobiologia 186/187: 43-50. Pennington, W. (1941) Plankton as a source of food. Nature, 148, p314. FBA. Ruttner-Kolisko, A., 1972. The metabolism of Brachionus plicatilis (Rotatoria) as related to temperature and chemical environment. Dt. Zool. Ges. 65: 89-95. Sipaúba-tavares, L. H. and M. A. Bachion, 2001. Population growth and development of two species of Cladocera, Moina micrura, Diaphanosoma birgeiin laboratory. Braz. J. Biol., 62(4A): 701-711. Stelzer. C. P. 2006. Competiotion between two planktonic rotifer spieces at differnent temperature: an experimental test. Freshwater biology. 51:2178-2199. Trần Sương Ngọc, Lê Ngọc Hà, Nguyễn Thị Tý Nị, Vũ Ngọc Út, 2010. Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH lên một số chỉ tiêu sinh học và sinh sản của luân trùng nước ngọt (Brachionus angularis). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 14b: 109-116. Walker, K.F., 1981. A synopsis of ecological information on the saline lake rotifer Brachionus plicatilis. Müller 1786. Hydrobiologia 81, 159-167. Walz, N, 1987. Comparative population dynamics of the rotifers Brachionus angularis and Keratella cochlearis. Hydrobiologia. 147: 209-213. duration, egg size, and newborn survival in a Harpacticoid Copepod. Biol. Bull. 168: 419-431. Xi, Y. and X. Huang, 2000. Effect of temperature on the experimental population dynamics of Brachionus urceolaris. Oceanologia et Limnologia Sinica, 31:23-28. 11 [...]... khá tốt với độ mặn từ 5 - 25‰ nhưng không thích nghi tốt với độ mặn thấp hơn (cụ thể là 0‰), thể hiện một phần về nguồn gốc của loài này là từ nước lợ 4 KẾT LUẬN Độ mặn có ảnh hưởng lên các đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của luân trùng B plicatilis Song, ảnh hưởng lên các đặc điểm sinh sản chỉ thể hiện rõ rệt ở độ mặn dưới 10‰ Ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt nhận thấy ở độ mặn 0‰ với các đặc điểm như: tuổi... thức 10‰ và 5‰ Nhìn chung, yếu tố độ mặn có ảnh hưởng rõ rệt lên các đặc điểm sinh học của luân trùng, và ảnh hưởng rõ rệt ở độ mặn 0‰, sức sống của luân trùng giảm theo sự giảm độ mặn (Fielde và ctv., 2000) Trong điều kiện nước ngọt (0‰), luân trùng biểu hiện nhiều đặc điểm bất lợi như: sinh sản kém, đẻ ít, bơi lội chậm chạp, lờ đờ, thời gian phát triển kéo dài, tuổi thọ ngắn, đã cho thấy luân trùng. .. 20,1±1,91a b * Các trị số với các ký tự giống nhau để chỉ sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) Luân trùng B plicatilis đạt sức sinh sản và tuổi thọ cao nhất ở nghiệm thức 25‰ Ở 0‰, luân trùng có sức sinh sản thấp nhất, tuổi thọ ngắn nhất, thời gian thành thục và phát triển phôi dài nhất Lượng tảo lọc và tốc độ lọc tảo cao nhất nhận được ở nghiệm thức 10‰ và 5‰ Thời gian thành thục và thời gian... rotifer spieces at differnent temperature: an experimental test Freshwater biology 51:2178-2199 Trần Sương Ngọc, Lê Ngọc Hà, Nguyễn Thị Tý Nị, Vũ Ngọc Út, 2010 Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH lên một số chỉ tiêu sinh học và sinh sản của luân trùng nước ngọt (Brachionus angularis) Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 14b: 109-116 Walker, K.F., 1981 A synopsis of ecological information on the saline lake rotifer...Bảng 3.1: Ảnh hưởng của độ mặn lên luân trùng B plicatilis Nghiệm thức Tuổi thọ trung 25‰ 20‰ 15‰ 202,24±28,14 192,54±1 203,31±19, a bình (giờ) Tốc độ lọc tảo 4,88±0,53c (ml/con/giờ) Tốc độ ăn ( tế 3126±476c bào/con/giờ) 5,57 a 4,52±0,4 3 c 3165±57 2c Thời gian thành thục 26,48±3,68b 25±1,12bc 45 a triển phôi 11,22±0,6b (giờ) Nhịp sinh sản (giờ) Sức sinh sản (trứng/cá thể) 4,72±0,46d... rệt ở độ mặn dưới 10‰ Ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt nhận thấy ở độ mặn 0‰ với các đặc điểm như: tuổi thọ thấp, đẻ ít, bơi 10 lội yếu Luân trùng B plicatilis hoàn toàn có thể sinh trưởng và sinh sản trong khoảng độ mặn từ 25‰ đến 0‰ và tốt nhất là ở 25‰ với tuổi thọ và sức sinh sản cao nhất TÀI LIỆU THAM KHẢO Bogdan K G., J J Gilbert and P L, Starkweather, 1980 In situ clearance rates of planktonic rotifers

Ngày đăng: 12/10/2015, 22:50

Xem thêm: ảnh hưởng của độ mặn lên các đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của luân trùng nước lợ (brachionus plicatilis)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN