Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
138,5 KB
File đính kèm
CTPT mang non phan 2.rar
(25 KB)
Nội dung
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A
***
Hòa Bình, ngày 21 tháng 10 năm 2014
CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 6
I. Lời rao: ( Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội)
* Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non!
* Phi: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non!
* Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên
đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát
được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt)
* Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi. Và lời đầu tiên
cho phép Hồng Phi và Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn!
* Thư:
Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau:
1) “Mục Liên đội trường ta” sẽ giới thiệu đến các bạn kết quả cũng cố nhân sự
Đội Tự quản an toàn giao thông trước cổng trường.
2) “Mục điều bạn cần biết” sẽ giới thiệu đến các bạn ý nghĩa của ngày 20/10 –
ngày truyền thống của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam.
3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 5” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của
Bác về “Sự bình quyền người phụ nữ”.
* Phi: Mục “Liên đội trường ta”.
- Trong năm học 2014 – 2015, Liên đội tiếp tục duy trì hoạt động của Đội tự
quản ATGT trước cổng trường với 12 thành viên:
+ Bạn Lê Thị Nho – lớp 5/1 – Đội trưởng.
+ Bạn Nguyễn Thị Hồng Nhung – Lớp 4/1 – Đội phó.
+ Bạn Lê Thị Kim Phấn - Lớp 5/1 – Tổ trưởng tổ 1.
+ Bạn Đỗ Văn Chí Linh – Lớp 5/1 – Thành viên tổ 1.
+ Bạn Võ Văn Pháp – Lớp 5/1 – Thành viên tổ 1.
+ Bạn Võ Thị Cẩm Tú – Lớp 5/1 – Thành viên tổ 1.
+ Bạn Bùi Văn Phong – Lớp 5/1 – Thành viên tổ 1.
* Thư:
+ Bạn Nguyễn Văn Anh - Lớp 4/1 – Tổ trưởng tổ 2
+ Bạn Nguyễn Thị Kim Dung – Lớp 4/1 - Thành viên tổ 2.
+ Bạn Lê Minh Tân – Lớp 4/1 - Thành viên tổ 2.
+ Bạn Nguyễn Thị Kim Tiền – Lớp 4/1 - Thành viên tổ 2.
+ Bạn Lương Thị Hồng Cúc – Lớp 4/1 - Thành viên tổ 2.
* Phi: “Mục điều bạn cần biết”.
Ngày truyền thống của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 / 10 /1930
Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa
trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực
lượng lao động chính.
Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu
nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng.
*Thư: Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông
đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và
các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ.
Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có
12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính
quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia
lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho,
trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.
*Phi:
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên
của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan
trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải
tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho
phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
*Thư:
Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được
thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò
của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng
phụ nữ.
Từ khi ra đời đến nay, Hội đã thay đổi với nhiều tên gọi khác nhau cho phù
hợp với từng giai đoạn cách mạng. Đó là: Hội phụ nữ giải phóng (1930 - 1931); Hội
phụ nữ dân chủ (1936 - 1939); Hội phụ nữ Phản đế (1939 - 1941); Đoàn phụ nữ Cứu
quốc (1941 - 1945); Hội LHPN Việt Nam (từ 1946 đến nay). Từ đây phụ nữ Việt
Nam đã có tổ chức của riêng mình, có vị thế trong lịch sử dân tộc.
*Phi:
Những chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong suốt 30 năm đấu tranh gian
khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mãi mãi là thiên anh hùng ca bất
diệt trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong đó có công lao
đóng góp to lớn của phụ nữ.
Trong thời đại phát triển kinh tế thị trường và công nghệ ngày nay. Những
người phụ nữ lại bừng lên với khí thế cách mạng, hòa mình trên con đường phát triển
của dân tộc gắn liền với những nhiệm vụ, chủ trương đổi mới của Đảng.
Chúng ta vừa nghe xong nội dung buổi phát thanh măng non ngày 21/10/2014.
Sau đây xin mời quý thầy cô và các bạn cùng thư giản với ít phút âm nhạc qua bài hát
“Bài ca Phụ nữ Việt Nam – sáng tác Nguyễn Văn Tý” (Hát xong)
- Phi: Mục “Làm theo lời Bác”
Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng
non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về sự bình quyền phụ nữ, Trích: Trích : bài
nói chuyện tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi, 19-3-1964 Hồ Chí Minh toàn tập.
- Thư: Bác dạy: “…Để thật sự bình quyền, phụ nữ phải ra sức phấn đấu, chị
em phải cố gắng học tập. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không
học thì không tiến bộ, có quyết tâm thì nhất định học được...”
- Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi. Hồng Phi –
Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau !
Xác nhận của BGH
HIỆU TRƯỞNG
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A
TPT
***
Hòa Bình, ngày 28 tháng 10 năm 2014
CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 7
I. Lời rao: ( Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội)
* Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non!
* Phi: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non!
* Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên
đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát
được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt)
* Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi. Và lời đầu tiên
cho phép Hồng Phi và Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn!
* Thư:
Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau:
1) “Mục Liên đội trường ta” sẽ giới thiệu đến các bạn kết hoạt động trong tuần
9 và một số công tác trọng tâm trong tuần 10.
2) “Mục điều bạn cần biết” sẽ giới thiệu đến các bạn tóm tắt bài Nghị luận xã
hội "Có tài mà không có đức là người vô dụng".
3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 6” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của
Bác về “Học cái tốt”.
* Phi: Mục “Liên đội trường ta”. Đánh giá kết quả tuần 9
- Tổ chức buổi rèn luyện Ban phụ trách đội đợt 1 vào lúc 15 giờ ngày
23/10/2014 với các nội dung “Điều lệ Đội sửa đổi ngày 23/9/2013 và 7 yêu cầu người
đội viên”.
- Kiểm tra công tác vệ sinh và công tác trang trí lớp học; công tác trực và quản
lý khu vực nhà vệ sinh thuộc các lớp điểm chính.
- Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ kỹ năng đội viên tháng 10 với nội dung “Nút
dây” vào ngày 22/10/2014.
* Thư: Triển khai các hoạt động trong tuần 10
- Tiếp tục thực hiện Nuôi heo đất và phong trào trường xanh, sạch, đẹp.
- Kiểm tra công tác vệ sinh và trang trí lớp thuộc điểm phụ ấp 2.
- Sinh hoạt Sao Nhi đồng mẫu lớp 3/1.
- Họp Ban chỉ huy Liên đội tháng 11/2014.
- Phối hợp đón đoàn kiểm tra công tác y tế trường học.
* Phi: “Mục điều bạn cần biết”.
Nghị luận xã hội "Có tài mà không có đức là người vô dụng"
Để trở thành người có ích cho xã hội, chúng ta cần có những phẩm chất nào?
Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức cao cả? Trong một cuộc nói chuyện với
học sinh, những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội,
Hồ Chủ tịch đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có
tài thì làm việc gì cũng khó”.
* Thư: Câu nói của Hồ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con
người là “tài” và “đức”. Trong ý kiến của Bác, “tài” chính là tài năng, là kiến thức, là
hiểu biết, là kĩ năng, kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành
công việc của mình một cách tốt nhất; đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn,
những tình huống phức tạp.
*Phi: “Đức” chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là
những khát vọng “chân, thiện, mĩ…”. Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân
lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của
tập thể.
“Tài” và “đức” là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể
tách rời. Có “tài mà không có đức là người vô dụng”, bởi vì tài năng do không được
sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở
thành vô ích. Người ta không thể sống một mình, càng không thể tách rời gia đình,
bạn bè, giai cấp, dân tộc và đồng loại.
* Thư:Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu
ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của
người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài
mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những “vô dụng”
mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và
xã hội càng lớn.
* Phi: Nếu chỉ “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. “Có đức”,
tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít
ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài
năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc
rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.
* Thư: Giá trị của con người phải bao gồm cả “tài” và “đức”. “Đức” và “tài”
bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá
trình làm việc và cống hiến. Nhưng trong ý kiến của Hồ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của
“đức” được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Nếu thiếu “tài” người ta “làm việc
gì cũng khó” nhưng họ vẫn sống tốt, sống chân thật không gây thiệt hại cho mọi
người và họ cũng có thể cống hiến sức lao động, của cải… Còn thiếu đức thì họ có tài
ba đến đâu họ cũng chỉ nghỉ cho bản thân, làm điều càn quấy, sai trái, gây tổn thương
cho mọi người cho xã hội… Chính vì thế, thiếu “đức” con người trở thành “vô dụng”
và có khi họ bị mất luôn bản chất làm người.
*Phi: Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn
về vai trò quan trọng của “đức” trong phẩm chất của mỗi con người. Để trở thành
công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai, ngay từ tuổi học
sinh, chúng em phải không ngừng học tập, tu dưỡng. Như vậy mới có đủ “đức” và
“tài” – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mơ ước.. Các bạn vừa nghe
xong bài nghị luận xã hội "Có tài mà không có đức là người vô dụng ".
Sau đây xin mời quý thầy cô và các bạn thư giản với ít phút âm nhạc với bài
hát Bay cao tiếng hát ước mơ – Sáng tác Nguyễn Nam (mở nhạc – xong)
- Thư: Mục “Làm theo lời Bác”
Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng
non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về Học cái tốt, Trích: Bài nói chuyện với Bộ
đội, Công an và Cán bộ trước khi tiếp quản Thủ đô. Ngày 5 tháng 9 nǎm 1954.Tập 7,
Trang 346.
- Phi: Bác dạy: “… Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả,
khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái
là nhào xuống vực sâu. Mấy nǎm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức
tính tốt. Về xuôi nhất là về thành thị, sẽ có nhiều người phức tạp, nhiều thứ quyến rũ
mình vào thói xấu…”
- Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi. Hồng Phi
– Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau!
Xác nhận của BGH
HIỆU TRƯỞNG
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A
***
TPT
Hòa Bình, ngày 04 tháng 11 năm 2014
CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 8
I. Lời rao: ( Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội)
* Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non!
* Phi: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non!
* Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên
đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát
được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt)
* Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi. Và lời đầu tiên
cho phép Hồng Phi và Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn!
* Thư:
Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau:
1) “Mục Liên đội trường ta” sẽ giới thiệu đến các bạn kết quả hoạt động trong
tuần 11 và một số công tác trọng tâm trong tuần 12.
2) “Mục điều bạn cần biết” Nhằm tuyên truyền kỹ niệm 53 năm chiến thắng
Giồng Thị Đam – Gò Quảng Cung (26/09/1959 – 26/09/2014) chương trình phát
thanh măng non lần này xin giới thiệu đến các bạn chiến thắng Giồng Thị Đam – Gò
Quản Cung.
3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 7” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của
Bác về “Đạo đức cách mạng trong giáo dục”.
* Phi: Mục “Liên đội trường ta”. Đánh giá kết quả tuần 11
- Kiểm tra công tác vệ sinh và trang trí lớp học điểm phụ ấp 1. Kết quả lớp ½
chưa trang trí cây xanh, lớp 3+4/2 vệ sinh lớp học chưa tốt.
- Hướng dẫn học sinh điểm chính việc thu gom rác và bỏ rác đúng nơi quy
định.
- Dạy trống đội Chi đội 4/1. Bồi dưỡng đội nghi lễ Liên đội.
- Triển khai chương trình sinh hoạt Sao mẫu đến Phụ trách Sao và Sao nhi
đồng lớp 3/1.
* Thư: Triển khai các hoạt động trong tuần 12
- Tiếp tục thực hiện Nuôi heo đất và phong trào trường xanh, sạch, đẹp.
- Lựa chọn các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20/11. Phát động thi đua
dạy tốt, học tốt; Phong trào hoa điểm vàng; Phong trào Vỡ sạch chữ đẹp trong tuần.
- Tiếp tục dạy trống đội cho Chi đội 4/1 và bồi dưỡng đội nghi lễ Liên đội.
* Phi: “Mục điều bạn cần biết”.
Các bạn ơi! Ngày 26/09/1959, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân – tiền thân
Tiểu đoàn 502 tỉnh Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp), lần đầu ra quân đã đánh
thắng trận phục kích trên đồng nước tại Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung, bẻ gãy
cuộc hành quân cấp Trung đoàn của địch, diệt và bắt sống hàng trăm tên, thu nhiều
vũ khí, quân trang, quân dụng.
* Thư: Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung nằm phía hữu ngan sông Phú Hiệp,
cách trung tâm Huyện Tam Nông khoảng 12km đường chim bay. Mùa nước năm
1959, địch điều hai tiểu đoàn của Trung đoàn 43 thuộc Sư đoàn 23 bộ binh và một
giang lực gồm 03 tàu đến tỉnh Kiến Phong do tên Trung tá Trần Hoàng Quân chỉ huy
mở cuộc hành quân lớn tìm diệt quân giải phóng ở Đồng Tháp Mười.
*Phi: Khoảng 9 giờ sáng ngày 26/09/1959, ta phát hiện địch hành quân bằng
xuồng cặp theo Giồng Thị Đam. Quân ta chỉ có 42 tay súng trong tư thế chủ động, bí
mật. Đợi địch lọt sâu vào trận địa phục kích, ta bắt thần nổ súng khiến chúng vô cùng
bị động, rối loạn, khiếp sợ và đầu hàng quân giải phóng, ta bắt sống tù binh, thu dọn
chiến trường và băng đồng về Gò Quản Cung bổ sung vũ khí mới chuẩn bị trận địa
đánh địch đến ứng cứu.
* Thư: Đến 14 giờ, một Tiểu đoàn khác từ An Phong tiến về Gò Quản Cung để
cứu viện. Chúng cảnh giác đi thưa hơn, nhưng cũng xa vào trận địa phục kích của ta.
Khi đến gần ta nổ súng áp đảo, sau 10 phút tiêu diệt tóp đầu và tóp giữa, bọn đi sau
hoang mang tháo chạy.
Trong hai trân thắng tại Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung, ta tiêu diệt và bắt
sống gần 200 tên, thu hàng trăm súng các loại và nhiều quân trang, quân dụng. Bọn tù
binh được ta giáo dục, chăm sóc những tên bị thương, giao trả lại tất cả tư trang, cấp
xuồng và thả tất cả bọn chúng về quận lỵ Hồng Ngự.
* Phi: Trận đánh Giòng Thị Đam – Gò Quảng Cung có ý nghĩa rất quan trọng
về mặt quân sự, vì đây là trận mở màn và tập luyện chuẩn bị cho cuộc đồng khởi của
quân dân miền Nam năm 1960; là bài học kinh nghiệm quý của ta trong việc phối
hợp 3 mũi giáp công “chính trị - binh vận – quân sự”. Vì sau trận đánh này, với sự
tuyên truyền khéo léo của ta làm cho bọn binh lính địch rất hoang mang, giao động
và nhiều tên đào ngũ.
*Thư: Ngày nay Tỉnh ủy, ủy ban Nhân dân tỉnh đã xây dựng nơi đây cụm tượng
dài chiến thắng với quy mô lớn tại Giòng Thị Đam – Gò Quảng Cung để ghi dấu trận
thắng oai hùng năm xưa và để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau.
Các bạn vừa nghe chúng tôi mô tả sơ lại chiến thắng Giồng Thị Đam – Gò
Quản Cung. Sau đây xin mời các bạn thư giản với ít phút âm nhạc qua bài hát “ Đất
nước chon niềm vui – nhạc Hoàng Hà”
- Thư: Mục “Làm theo lời Bác”
Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng
non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về “Đạo đức cách mạng trong giáo dục”.
Trích: Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I. Ngày 12 tháng
6 nǎm 1956. Tập 8 - Trang 184.
- Phi: Bác dạy: “… Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông
mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài mà không có đức, tham ô
hủ hoá có hại cho nước. Có đức mà không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không
giúp ích gì được ai…”
”
- Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi. Hồng Phi
– Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau!
Xác nhận của BGH
HIỆU TRƯỞNG
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A
***
TPT
Hòa Bình, ngày 11 tháng 11 năm 2014
CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 9
I. Lời rao: ( Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội)
* Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non!
* Phi: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non!
* Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên
đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát
được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt)
* Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi. Và lời đầu tiên
cho phép Hồng Phi và Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn!
* Thư:
Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau:
1) “Mục Liên đội trường ta” sẽ giới thiệu đến các bạn kết quả hoạt động trong
tuần 11 và một số công tác trọng tâm trong tuần 13.
2) “Mục điều bạn cần biết” xin giới thiệu đến các bạn Chi bộ Đảng đầu tiên
của tỉnh Đồng Tháp
3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 8” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của
Bác về “Sự tiết kiệm”.
* Phi: Mục “Liên đội trường ta”. Đánh giá kết quả tuần qua
- Triển khai phong trào “Hoa điểm vàng”; phong trào “Tri ân thầy cô” chào
mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- Phát động tháng thi đua dạy tốt – học tốt trong toàn Liên đội.
- Tổ chức lao động sân trường vào ngày 6/11/2014 (điểm ấp 1) - 7/11/2014
(điểm chính).
- Sinh hoạt câu lạc bộ kỹ năng đội viên lần 2 vào ngày 8/11/2014.
- Họp Ban chỉ huy Liên đội tháng 11 vào ngày 8/11/2014.
- Phát động ủng hộ ngày vì người nghèo năm 2014 trong toàn Liên đội. Kết
quả ủng hộ: 300.000đ.
* Thư: Triển khai các hoạt động trong tuần 13
- Tiếp tục thực hiện Nuôi heo đất; phong trào trường xanh, sạch, đẹp; phong
trào “Vì Trường Sa thân yêu” và các phong trào chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- Tiếp tục bồi dưỡng các tiết mục văn nghệ mừng ngày 20/11.
- Sinh hoạt Chi đội 4/2 và 5/2.
* Phi: “Mục điều bạn cần biết”.
Xã Hòa An (nay là phường Hoà Thuận, thành phố Cao Lãnh) là vùng đất trù phú
giàu truyền thống Cách mạng và lòng yêu nước. Nơi đây - tại vườn mù u, Chi bộ Đảng đầu
tiên của tỉnh được thành lập.
Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân Tỉnh đã cho xây dựng bia Hòa An, với biểu tượng lá cờ
Đảng được cách điệu như một đóa sen nở xòe và như một cuốn sách ghi lại những trang sử
hào hùng của Đảng và nhân dân tỉnh nhà. Công trình khánh thành nhân kỷ niệm 105 năm
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/1995). Đảng bộ và nhân dân Hòa An
được nhà nước ta phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
*Thư: Từ đầu thế kỷ thứ XX, Hòa An đã có nhiều người sang Trung Quốc, Nhật tìm
đường cứu nước. Đặc biệt đầu năm 1927, đồng chí Lưu Kim Phong sang Quảng Châu dự
lớp huấn luyện hoạt động Cách mạng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Cuối năm 1928
tổ chức thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội Hòa An được thành lập.
Tháng 11/1929, tại vườn mù u của ấp Hòa Lợi, làng Hòa An, Chi bộ Đảng đầu tiên
của tỉnh được thành lập gọi là “Chi bộ Hòa An” hay “Chi bộ đặc biệt Cao Lãnh” gồm các
đồng chí Phạm Hữu Lầu, Ba Mảng, Giáo Sa, Tư Ý, Tám Thiện v.v.
*Phi: Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Chi bộ Hòa An trở thành
Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vừa ra đời, Chi bộ đã tổ chức, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi. Sự kiện
tiêu biểu là cuộc đấu tranh ngày 01/5/1930, nhân dân ta kéo đến nhà tên cai tổng Cần đấu
tranh đòi giảm tô, hoãn thuế…làm cho kẻ địch vô cùng hoảng sợ.
Ngày 03/5/1930, tổ chức cuộc đấu tranh trực diện với quận trưởng Cao Lãnh đòi
đình thuế, giảm tô, bỏ phạt vạ vô lý v.v.. Có hơn 4000 quần chúng tham gia, buộc địch phải
chấp nhận yêu sách và hoãn thu thuế.
* Thư: Qua những thăng trầm, dù bị thực dân Pháp khủng bố, nhiều đồng chí và
đồng bào bị bắt, tù đày; song Chi bộ Hòa An vẫn tồn tại và phát triển làm cơ sở cho việc
thành lập Tỉnh ủy Lâm thời của tỉnh vào trung tuần tháng 3/1945. Từ đó đến nay, Đảng bộ
Tỉnh nhà đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình, góp phần giải phóng
Miền Nam thống nhất Tổ Quốc và đang từng bước thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới,
xây dựng quê hương, đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quý thầy cô và các bạn vừa nghe xong nội dung giới thiệu về Chi bộ Đảng đầu tiên
của Tỉnh Đồng Tháp. Sau đây xin mời quý thầy cô và các bạn thư giản với ít phút âm nhạc
qua bài hát “Đồng Tháp quê Em”, sáng tác Vũ Đức Hạnh. (nhạc – xong)
* Phi: Mục “Làm theo lời Bác”
- Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh
măng non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về sự tiết kiệm, trích trong quyển Thực
hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, Tháng 5-1952, tập 6,
trang 485.
- Thư: Bác dạy: “…Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem
đồng tiền to bằng cái nống”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng
không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc.
Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần
dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết
kiệm là tích cực, chứ không phải tiêu cực…”
- Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi. Hồng Phi
– Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau!
Xác nhận của BGH
HIỆU TRƯỞNG
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A
***
TPT
Hòa Bình, ngày 18 tháng 11 năm 2014
CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 10
I. Lời rao: (Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội)
* Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non!
* Phi: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non!
* Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên
đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát
được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt)
* Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi. Và lời đầu tiên
cho phép Hồng Phi và Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn!
* Thư:
Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau:
1) “Mục Liên đội trường ta” sẽ giới thiệu đến các bạn kết quả hoạt động trong
tuần 13 và một số công tác trọng tâm trong tuần 14.
2) “Mục điều bạn cần biết” xin giới thiệu đến các bạn ý nghĩa ngày nhà giáo
Việt Nam 20/11.
3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 9” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của
Bác nói về “thầy cô giáo”.
* Phi: Mục “Liên đội trường ta”. Đánh giá kết quả tuần qua
- Tổ chức lao động thu gom rác vào cuối tuần với hơn 90 lượt học sinh tham
gia và thu được 1,5 kg ly nhựa.
- Phát động học sinh điểm chính đóng góp hoa mười giờ để Liên đội xây dựng
khu vườn Liên đội.
- Tống kết phong trào “Hoa đẹp dâng thầy” có 45 em đạt giấy chứng nhận Hoa
điểm vàng – Bạc – Đồng trong 02 tuần thi đua.
- Tổng kết phong trào “Tri ân thầy cô” có trên 150 lượt học sinh tham gia.
* Thư: Triển khai các hoạt động trong tuần 14
- Tiếp tục thực hiện Nuôi heo đất; phong trào trường xanh, sạch, đẹp; phong
trào “Vì Trường Sa thân yêu” và các phong trào chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- Tổ chức trồng hoa mừi giờ tại sân trường điểm chính.
- Phối hợp tổ chức giải cầu long chào mừng ngày 20/11.
- Phối hợp tổ chức buổi họp mặt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
* Phi: “Mục điều bạn cần biết”.
Mới ngày nào, chúng em bước vào mùa thu trong niềm vui của buổi tựu
trường. Thấm thoắt thoi đưa, mùa đông vội vàng gõ cửa. Chúng em lại rạo rực, náo
nức chờ đón ngày hội của các thầy cô. Những giờ học tốt, những bông hoa điểm
mười đỏ tươi trên từng trang vở. Đó chính là tấm lòng của chúng em kính dâng lên
các thầy cô- những người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em bay cao, bay xa.
Kính thưa quý thầy cô giáo và các bạn thân mến!
Ai nâng cánh cho em
Là thầy cô không quản ngày đêm.
Ai dạy dỗ chúng em nên người
Là thầy cô em ghi nhớ suốt đời!
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin hứa sẽ ra sức thi đua học tập tốt- rèn
luyện chăm, xứng đáng là con ngoan trò giỏi chàu Bác Hồ kính yêu.Rồi mai sau khôn
lớn, hành trang chúng em mang theo vẫn không quên công ơn dạy dỗ của thầy cô- Đó
là những bài học đầu tiên cho em vững bước vào đời.
* Thư: Kính thưa quý thầy cô giáo và các bạn thân mến!
Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày:" Quốc tế hiến chương các nhà giáo" được
tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta, những năm sau đó còn được tổ chức ở các vùng
giải phong ở miền Nam. Năm 1975 đất nước thống nhất, ngày 20-11 đã được tổ chức
rộng rãi trong cả nước, dần dần trở thành ngày của Nhà Giáo Việt Nam.
Với truyền thống "Tôn sư trọng đạo", ngày 20-11 hàng năm là ngày hội có tính
chất xã hội rộng lớn nhất ở nước ta. Bằng nhiều hoạt động bổ ích và phong phú, ngày
20-11 hàng năm là ngày biểu dương những người dạy hoc và nghề dạy học, củng cố
lòng yêu nghề của các nhà giáo; là dịp để học sinh và cha mẹ học sinh cùn toàn xã
hội thể hiện tình cảm biết ơn và tinh thần trách nhiệm đối với Nhà Giáo. Ngày 20-11
còn là ngày biểu dương tinh thần hữu nghị giữa các Nhà Giáo tiến bộ của các nước
trên thế giới.
* Phi: Do tính chất và mục đích của việc tổ chức ngày "Quốc tế hiến chương
các nhà giáo" 20-11 ở nước ta đã có những thay đổi cơ bản, thể theo nguyện vọng của
các nhà giáo và nhân dân, chấp nhận đề nghị Bộ Giáo Dục và Công Đoàn Giáo Dục
Việt Nam, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra quyết định
167-HĐBT với nội dung "từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày Nhà giáo Việt
Nam".
"Ngày Nhà giáo Việt Nam" đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982
tại Hội trương Ba Đình, Hà Nội.
Như vậy, ngày 20-11 hàng năm giáo giới tiến bộ thế giới vẫn kỉ niệm mang tên:
ngày" Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Còn ở nước ta, kể từ ngày 20/11/1982,
ngày hội của giáo giới Việt Nam có tên gọi riêng là:" Ngày Nhà giáo Việt Nam". Sau
đây, xin mời các bạn thưởng thức bài hát Bông Hồng Tặng Cô
(Môû nhaïc Bông Hồng Tặng Cô)
* Phi: Mục “Làm theo lời Bác”
- Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh
măng non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác nói về thầy cô, trích bài nói chuyện tại
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 21-10-1964. Hồ Chí Minh toàn tập.
- Thư: Bác dạy: “…Cô giáo, thầy giáo trong chế độ ta cần phải góp phần vào
công cuộc xây dựng XHCN. Phải có chí khí cao thượng, phải "tiên ưu, hậu lạc",
nghĩa là khó khăn thì chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Người
thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi
không đăng lên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy tốt là
những anh hùng vô danh...”
- Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi. Hồng Phi
– Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau!
Xác nhận của BGH
TPT
HIỆU TRƯỞNG
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A
***
Hòa Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2014
CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 11
I. Lời rao: (Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội)
* Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non!
* Phi: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non!
* Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên
đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát
được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt)
* Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi. Và lời đầu tiên
cho phép Hồng Phi và Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn!
* Thư:
Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau:
1) “Mục Liên đội trường ta” sẽ giới thiệu đến các bạn kết quả hoạt động trong
tuần 14 và một số công tác trọng tâm trong tuần 15.
2) “Mục điều bạn cần biết” xin giới thiệu đến các bạn ý nghĩa chiếc khăn
quàng đỏ.
3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 10” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của
Bác nói về “những lỗi lầm chính”.
* Phi: Mục “Liên đội trường ta”. Đánh giá kết quả tuần qua
- Tổng kết phong trào “Hoa điểm vàng”, phong trào “Tri ân thầy cô” chào
mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông vào buổi
SHDC ngày 17/11/2014 tại sân trường điểm chính.
- Tổ chức buổi họp mặt truyền thống chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11 vào ngày 20/11/2014.
* Thư: Triển khai các hoạt động trong tuần 15
- Tiếp tục thực hiện Nuôi heo đất; phong trào trường xanh, sạch, đẹp; phong
trào “Vì Trường Sa thân yêu”.
- Sinh hoạt Chi đội 4/1 và 5/1; Bồi dưỡng các đội nghi lễ Liên đội; Hướng dẫn
các lớp 1/1, 2/1, 3/1, 4/1, 5/1 chăm sóc vườn hoa mười giờ; Sinh hoạt Câu lạc bộ Mỹ
thuật tháng 11/2014. Chủ đề ngày 20/11.
* Phi: “Mục điều bạn cần biết”.
Các bạn ơi! Từ lâu, chiếc khăn quàng đỏ đã trở thành quan thuộc và là niềm tự hào,
vinh dự cho tất cả các bạn đội viên khi đến lớp học và sinh hoạt Đội. Thế nhưng đâu đó vẫn
còn có bạn sử dụng không đúng với ý nghĩa của nó. Ngày hôm nay Ban biên tập phát thanh
măng non sẽ giới thiệu đến các bạn về chiếc khăn quàng đỏ.
- Khăn quàng đỏ bằng vải màu đỏ, hình tam giác cân.
- Chiều cao bằng một phần tư (1/4) cạnh đáy
- Khăn quàng đội viên có kích thước tối thiểu: Chiều cao: 0,25 mét, cạnh đáy: 1mét.
Khăn quàng phụ trách có kích thước tối thiểu: Chiều cao: 0,3 mét, cạnh đáy: 1,2 mét.
* Thư:
- Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách
mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về
Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt
động của Đội.
* Phi:
- Mỗi lần thắt chiếc khăn quàng lên vai, đội viên phải luôn ý thức giữ gìn, trân trọng.
Thế nhưng, vẫn nhiều bạn dường như chưa có trách nhiệm lắm. Mỗi khi nhìn những chiếc
khăn quàng cái thì xộc xệch, cái thì thắt sai quy cách, mình thấy buồn lắm.
- Quả thật, nếu có để ý mới thấy, chiếc khăn quàng của đội viên trong nhiều trường
hiện nay đang bị dần mất đi sự thiêng liêng vốn có, thậm chí nó còn được trưng dụng vào
nhiều việc “trời ơi đất hỡi khác” của tuổi học trò.
* Thư: Nhận xét về điều này, rất nhiều đội viên cho hay: “Tại nhiều trường phổ
thông hiện nay, việc kết nạp Đội cho các học sinh chỉ hết sức bình thường và các bạn coi
việc vào Đội là đương nhiên chứ không phải là sự phấn đấu gì. Vì thế, các bạn không ý thức
được sự hiện diện của chiếc khăn quàng đỏ trên vai. Như lúc trước, để được vào Đội, Học
sinh phải là những học sinh giỏi và phải đạt được danh hiệu là cháu ngoan Bác Hồ”.
* Phi: Chủ tịch Hồ Chí Minh và rất nhiều các vị lãnh đạo cao cấp khác của Đảng và
Nhà nước đã từng có những hình ảnh rất đẹp với những chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai
bên các cháu học sinh.
Thế nhưng, những chiếc khăn quàng đỏ trên vai học sinh thời nay thật muôn hình
vạn trạng như thắt sai quy cách và khá luộm thuộm: Cái thì xoắn lại, dải cao dải thấp; cái thì
thắt “hồn nhiên” qua chiếc cổ cáo len to sù sụ, một dải trong cổ áo, dải khác lại nằm ngoài
cổ áo, cái thì biến mất sâu bên trong mấy lần áo khoác đồng phục...
* Thư: Hình ảnh “những đàn em đeo khăn quàng đỏ, nhịp bước tung tăng bước đi
hát hò, màu đỏ khăn em sáng cả ngã tư” đã là một hình ảnh rất thân thương mà Nhạc sĩ
Phạm Tuyên đã phổ thành nhạc và lưu truyền trong nhiều thế hệ. Thế nhưng, với nhiều thế
hệ học trò ngày nay, ý nghĩa của chiếc khăn quàng dường như đã mờ nhạt đi. Và có phải
chăng đây chỉ là chuyện “vặt”?
* Phi: Mục “Làm theo lời Bác”
- Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng non
sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác nói về những lỗi lầm chính, trích: Thư gửi Ủy ban
nhân dân các kỳ tỉnh, huyện và làng ngày 17-10-1945, tập 4, trang 57.
* Thư: Bác dạy: “…Những lỗi lầm chính là:
1. Trái phép - 2. Cậy thế - 3. Hủ hoá - 4. Tư túng - 5. Chia rẽ... - 6. Kiêu ngạo...
Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm, thì phải ra sức sửa chữa. Vậy
nên, ai không phạm những lầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho
thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa...”
* Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi. Hồng Phi
– Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau!
(Mở nhạc bài Khăn quàng đỏ - sáng tác Phạm Chu)
Xác nhận của BGH
HIỆU TRƯỞNG
TPT
[...]... hôm nay Ban biên tập phát thanh măng non sẽ giới thiệu đến các bạn về chiếc khăn quàng đỏ - Khăn quàng đỏ bằng vải màu đỏ, hình tam giác cân - Chiều cao bằng một phần tư (1/4) cạnh đáy - Khăn quàng đội viên có kích thước tối thiểu: Chiều cao: 0,25 mét, cạnh đáy: 1mét Khăn quàng phụ trách có kích thước tối thiểu: Chiều cao: 0,3 mét, cạnh đáy: 1,2 mét * Thư: - Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu... trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa ” * Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi Hồng Phi – Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau! (Mở nhạc bài Khăn quàng đỏ - sáng tác Phạm Chu) Xác nhận của BGH HIỆU TRƯỞNG TPT ... ngày nay, ý nghĩa của chiếc khăn quàng dường như đã mờ nhạt đi Và có phải chăng đây chỉ là chuyện “vặt”? * Phi: Mục “Làm theo lời Bác” - Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác nói về những lỗi lầm chính, trích: Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ tỉnh, huyện và làng ngày 17-10-1945, tập 4, trang 57 * Thư: Bác dạy: “…Những lỗi lầm... đỏ, đội viên tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt động của Đội * Phi: - Mỗi lần thắt chiếc khăn quàng lên vai, đội viên phải luôn ý thức giữ gìn, trân trọng Thế nhưng, vẫn nhiều bạn dường... bạn ý nghĩa chiếc khăn quàng đỏ 3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 10” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác nói về “những lỗi lầm chính” * Phi: Mục “Liên đội trường ta” Đánh giá kết quả tuần qua - Tổng kết phong trào “Hoa điểm vàng”, phong trào “Tri ân thầy cô” chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 - Tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông vào buổi SHDC ngày 17/11/2014 ... Vit Ngh Tnh, Ngh An, H Tnh cú 12.9 46 ch tham gia ph n gii phúng, cựng nhõn dõn u tranh thnh lp chớnh quyn Xụ Vit trờn 300 xó Ngy 1/5/1930, ng Nguyn Th Thp ó tham gia lónh o cuc u tranh ca hn... giai cp vi gii phúng ph n ng t ra: Ph n phi tham gia cỏc on th cỏch mng (cụng hi, nụng hi) v thnh lp t chc riờng cho ph n lụi cun cỏc tng lp ph n tham gia cỏch mng *Th: Chớnh vỡ vy m ngy 20/10/1930,... nhõn dõn Vit Nam anh hựng v nguyn phn u tr thnh on viờn on Thanh niờn Cng sn H Chớ Minh - i viờn eo khn qung n trng, sinh hot i v tham gia cỏc hot ng ca i * Phi: - Mi ln tht chic khn qung lờn