Tổng hợp chương trình phát thanh măng non. phần 1. Tham khảo

11 793 1
Tổng hợp chương trình phát thanh măng non. phần 1. Tham khảo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A *** Hòa Bình, ngày 16 tháng 9 năm 2014 CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 1 I Lời rao: ( Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội) - Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! - Phi: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! - Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt) - Phi: Các bạn ơi, đây là CT PTMN lần đầu tiên trong năm học 2014 -2015 của LĐ trường ta Và lời đầu tiên cho phép Hồng Phi và Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn! - Thư: Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau: 1) “Mục Liên đội trường ta” sẽ gửi đến các bạn tóm tắt nội dung phong trào thu gom giấy vụn và quyên góp sách giáo khoa cũ 2) “Mục điều bạn cần biết” sẽ giới thiệu đến các bạn ý nghĩa của bản Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ viết năm 1969 3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 1” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về việc học của thiếu nhi - Phi: Mục “Liên đội trường ta” Các bạn ơi! Nhằm giáo dục cho đội viên và học sinh tinh thần tiết kiệm, ý thức xây dựng tổ chức đội, giáo dục nhân cách toàn diện cho đội viên nhi đồng Và tạo nguồn quỹ hỗ trợ thực hiện công trình măng non của Liên đội cũng như tặng sách giáo khoa cũ cho các bạn nghèo Liên đội trường ta đã phát động phong trào thu gom giấy vụn năm học 2014 – 2015 như sau: - Thư: + Thời gian: 21/08 – 25/9/2014 + Hình thức thực hiện: Đội viên – học sinh sẽ đóng góp về cho Liên đội các loại giấy, tập, sách, báo cũ… để bán gây quỹ thực hiện công trình măng non “ Tủ hồ sơ Chi đội” năm 2014 – 2015 Và quyên góp SGK cũ về Liên đội để xét tặng cho các bạn HS nghèo - Phi: Chỉ tiêu thực hiện + Khối 1 và 2 là 3kg trên 1 học sinh + Khối 3 là 4kg trên 01 học sinh + Khối 4 và 5 là 5kg trên 01 học sinh - Các bạn có thể tham gia nhiều hơn số lượng đưa ra - Thư: Mục “Điều bạn cần biết” Toàn văn bản Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa chữa năm 1969 10-5-1969 Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn Đó là một điều chắc chắn Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ, và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta - Phi: Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đời nhà Đường, có câu rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy” nghĩa là “người thọ 70, xưa nay hiếm” Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây Khi người ta đã ngoại 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp Điều đó cũng không có gì lạ - Thư: Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa? Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột - Phi: Chúng ta vừa nghe xong toàn văn bản Di chúc của Bác viết năm 1969 Sau đây xin mời quý thầy cô và các bạn cùng thư giản qua bài hát Ai yêu Bác Hồ chí minh hơn thiếu niên nhi đồng – sáng tác Phong Nhã! (Nhạc – xong) - Phi: Mục “Làm theo lời Bác” Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về việc học của thiếu nhi, trích trong “trích thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945” - Thư: Bác dạy: “…Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu …” - Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi Hồng Phi – Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau ! Xác nhận của BGH HIỆU TRƯỞNG TPT ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A *** Hòa Bình, ngày 23 tháng 9 năm 2014 CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 2 I Lời rao: ( Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội) * Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Phi: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt) * Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi Và lời đầu tiên cho phép Hồng Phi và Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn! * Thư: Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau: 1) “Mục Liên đội trường ta” sẽ gửi đến các bạn kết quả Đại hội Liên đội và tóm tắt nội dung phong trào nuôi heo đất Liên đội 2) “Mục điều bạn cần biết” sẽ giới thiệu đến các bạn ý nghĩa chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2014 3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 2” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về “Giáo dục ở Tiểu học” * Phi: Mục “Liên đội trường ta” Các bạn ơi! Vào lúc 13 giờ 30 phút, ngày 19/9/2014 Đại hội Liên đội Trường Tiểu học Hòa Bình A nhiệm kỳ 2014 – 2015 đã diễn ra Đại hội đã bầu ra 7 bạn vào Ban chỉ huy Liên đội nhiệm kỳ mới là: + Bạn Lê Thị Nho – làm Liên đội trưởng +Bạn Nguyễn Thị Hồng Nhung – Liên đội phó + Bạn Châu Thị Ngọc – Liên đội phó + Bạn Cao Hồng Phi, Phan Kim Xuyến, Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Trung Nguyên - ủy viên Ban chỉ huy Liên đội * Thư: Nhằm giáo dục cho đội viên và học sinh tinh thần tiết kiệm, ý thức xây dựng tổ chức đội, giáo dục nhân cách toàn diện cho đội viên nhi đồng Và Tạo nguồn quỹ hoạt động của Đội, giúp các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi, làm công tác xã hội Duy trì và nâng cao phong trào truyền thống của Liên đội Liên đội trường ta đã phát động phong trào Nuôi heo đất năm học 2014 – 2015 như sau: * Phi: - Thời gian: Từ ngày 19/8/2014 đến hết 18 tuần thực học của học kì I - Hình thức thực hiện: Mỗi chi đội - lớp sẽ nuôi một con heo đất dưới sự hướng dẫn và quản lý của giáo viên chủ nhiệm - Chỉ tiêu thực hiện + Đội viên, học sinh: ít nhất là 1000đ trên người trên tuần (có thể tham gia nhiều lần trên tuần) * Thư: Tổng kết thi đua + Căn cứ vào chỉ tiêu chọn ra 3 lớp vượt chỉ tiêu cao nhất theo thứ tự I – II – III - Giải thưởng được trích lại từ số tiền mà chính lớp đó thực hiện như sau: + 01 giải nhất: 40% của số tiền lớp mình tham gia nuôi heo đất + 01 giải nhì: 35% của số tiền lớp mình tham gia nuôi heo đất + 01 giải ba: 30% của số tiền lớp mình tham gia nuôi heo đất * Phi: Mục “Điều bạn cần biết” Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do ốt trây lia a khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng 9 hàng năm Chiến dịch đã thu hút sự tham gia của 130 quốc gia trên thế giới Việt Nam tham gia hưởng ứng Chiến dịch từ năm 1994 * Thư: Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn 2014: Vì một môi trường không rác Chủ đề của Việt Nam năm 2014 là “Hãy hành động vì một môi trường không rác” Nhằm nhấn mạnh vai trò của mỗi cá nhân trong các hoạt động chung của cộng đồng sẽ tác động lên toàn cầu, từ đó nâng cao nhận thức của cá nhân, của cộng đồng về trách nhiệm đối với môi trường, góp phần vào những nỗ lực vì môi trường toàn cầu * Phi: Để hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Thầy và trò Trường TH Hòa Bình A cần: - Biến nhận thức về bảo vệ môi trường thành ý thức tự giác và thể hiện bằng những hành động cụ thể, đồng thời huy động tối đa và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường - Thu gom rác thải, dọn sạch cảnh quan quanh trường học * Thư: Trồng nhiều cây xanh, không chặt phá rừng, cây xanh bừa bãi - Luôn có ý thức song song hành động “Thấy rác là nhặt” – “Trông 1 rừng cây trước khi đốn 1 cây” - Tuyên truyền và vận động một cách đa dạng, sáng tạo để mọi người, cộng đồng và người thân cùng thực hiện - Phi: Chúng ta vừa nghe xong nội dung chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2014 Sau đây xin mời quý thầy cô và các bạn cùng thư giản qua bài hát Không gian xanh – sáng tác Đức Hiệp! (Nhạc – xong) - Phi: Mục “Làm theo lời Bác” Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về việc Giáo dục ở Tiểu học, trích trong “trích thư Bác gửi ngành Giáo dục, tháng 10/1968” - Thư: Bác dạy: “…Tiểu học thì giáo dục các cháu thiếu nhi : yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn Phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các cháu…” - Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi Hồng Phi – Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau ! Xác nhận của BGH HIỆU TRƯỞNG TPT ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A *** Hòa Bình, ngày 29 tháng 9 năm 2014 CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 3 I Lời rao: ( Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội) * Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Phi: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt) * Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi Và lời đầu tiên cho phép Hồng Phi và Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn! * Thư: Nhằm hưởng ứng tuần lễ “Học tập suốt đời” năm 2014, chương trình phát TMN ngày hôm nay sẽ gửi đến quý thầy cô và các bạn nội dung: Dạy và học theo quan điểm học suốt đời: Bài viết này đề cập một số quan niệm về việc dạy - học trong thời đại mới và áp dụng nó vào giáo dục ở nước ta trong bối cảnh đương đại * Phi: Vậy chúng ta học để làm gì? Nhìn chung việc học được quan niệm là để hiểu biết và để làm Tuy nhiên học thật sự không chỉ để biết và để làm Trong xã hội đầy biến động ngày nay với sự toàn cầu hoá ngày càng tăng, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tăng vọt của thông tin, học để biết và làm trở nên hết sức cần thiết nhưng chưa đủ Làm sao một con người có thể hiểu biết hết tất cả những gì xung quanh và sử dụng lượng kiến thức thu được để tác động vào thực tiễn? * Thư: Cách duy nhất là học và cập nhật kiến thức suốt quãng đời để biết, để hiểu, để có thể giao tiếp với người khác, để hiểu chính mình, hiểu người khác, và để có thể tồn tại Và vì thế giới ngày càng xích lại gần nhau, mỗi cá nhân là một mắt xích trong xã hội và phụ thuộc lẫn nhau cho nên bản thân mỗi cá nhân không chỉ học cho riêng mình mà còn học cho cả cộng đồng, học lẫn nhau, và học để chung sống với nhau - Phi: THẾ NÀO LÀ MỘT NGƯỜI HỌC LÝ TƯỞNG TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI? Như đã đề cập bên trên, chúng ta đang sống trong một xã hội đầy biến động và mục tiêu học tập là để hiểu biết, để làm, để chung sống và để tồn tại Để làm được điều đó, người học hiện đại phải trở thành người học suốt đời, một cụm từ nghe đơn giản nhưng thực hiện được nó là cả một vấn đề nan giải Vậy đâu là những phẩm chất của một người học suốt đời? * Thư: Một người học suốt đời cần có óc nghiên cứu thể hiện ở lòng say mê việc học, sự tò mò, óc phân tích và khả năng định hướng cho việc học của mình, biết sử dụng các thiết bị công nghệ, đặc biệt là khả năng sử dụng máy vi tính Người học phải nắm được những nguyên tắc cơ bản đằng sau những kiến thức được học để có thể áp dụng vào những tình huống khác nhau chứ không chỉ đơn thuần ở những tình huống quen thuộc; có thái độ tốt đối với việc học và kỹ năng sắp xếp công việc hợp lý - Phi: VIỆC DẠY HỌC Ở NƯỚC TA NHƯ THẾ NÀO? Hơn 200 doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam năm nói rằng, họ phải tổ chức lại các khoá huấn luyện và đào tạo lại cho những sinh viên đã tốt nghiệp được chấp nhận vào làm việc và họ không tin tưởng vào chất lượng đào tạo của đại học Việt Nam Điều đó đặt một dấu chấm hỏi rất lớn cho việc dạy-học ở nước ta, chứ không phải chỉ riêng ở bậc đại học - Thư: Tạp chí Nhà Quản Lý cũng cho biết chỉ có 40 đến 50% sinh viên nước ta có thái độ tích cực đối với việc học, phần còn lại học chỉ để học chứ thật sự không đầu tư vào đó Một câu chuyện so sánh việc học ở châu Á và ở Mỹ như sau: cô giáo vẽ một con mèo lên bảng và yêu cầu học sinh cũng vẽ một con mèo để cuối buổi đem dán các bức tranh lên tường - Phi: Và điểm khác biệt ở hai nền giáo dục là: trên lớp học của Mỹ có một đàn mèo không con nào giống con nào, còn trong lớp học của châu Á, con mèo trên bảng của cô giáo đã tự động được… nhân bản vô tính thành nhiều con mèo khác Đó cũng là cách giáo dục mà chúng ta đang làm ngày nay Chả trách 80% số sinh viên Việt Nam được khảo sát có mức sáng tạo dưới mức chuẩn của thế giới - Thư: Trong việc dạy và học ở nước ta hiện nay, giáo viên vẫn là người ra quyết định, là nhân vật trung tâm của lớp học Kiến thức mà học sinh - sinh viên thu được là kiến thức một chiều, thiếu tương tác và mang đậm cách học chay - Kiệt: Chương trình học của ta mặc dù đang được cải tiến nhưng nhìn chung vẫn còn rất nặng, nhất là ở bậc phổ thông Kiến thức cái thì quá thừa, cái lại quá thiếu, thiếu tính thực tiễn khiến học sinh - sinh viên học mà không biết để làm gì (và thậm chí giáo viên đứng lớp cũng tự hỏi tại sao mình phải dạy kiến thức đó) - Phi: Về tài liệu học tập và tham khảo Có lẽ chúng ta không thiếu sách và những tài liệu loại này nhất là khi Internet đang trở nên phổ biến Vấn đề duy nhất là học sinh - sinh viên chưa tận dụng hết những tài nguyên này Sự phụ thuộc vào người dạy đã dẫn đến sự lười đọc, thậm chí chỉ là đọc giáo trình chứ chưa nói đến thư viện để đọc sách, dẫn đến sự lười định hướng cho việc học của sinh viên Internet được sinh viên ưa chuộng nhưng mục đích chính là để giải trí là nhiều - Thư: Vậy việc dạy và học trong thời đại mới thì người học phải được đặc biệt quan tâm Việc dạy cần hướng vào phát triển cá nhân sao cho cá nhân đó có thể áp dụng kiến thức thu được ở trường học bằng chính sự yêu thích của mình vào công việc ngoài đời; đồng thời trang bị cho người học cách học để họ có thể cập nhật kiến thức trong suốt quãng đời của họ, chứ không chỉ dừng lại sau khi tốt nghiệp đại học hoặc chỉ học khi đến trường học - Phi: Để làm được điều đó, những chính sách giáo dục cần phải lấy người học làm gốc, nghĩa là nên đi từ bên dưới lên chứ đừng áp đặt tất cả những suy nghĩ, chiến lược, mục tiêu của những người hoạch định chính sách lên người học Ngược lại, người học tự ý thức học là cho bản thân mình và chính mình là người biến kiến thức chưa khai phá thành tài sản của riêng mình - Thư: Chúng ta vừa nghe xong nội dung dạy và học theo quan điểm suốt đời Sau đây xin mời quý thầy cô và các bạn cùng thư giản với ít phút âm nhạc qua bài hát “Ngồi lại bên nhau – sáng tác Phạm Uyên Nguyên” (mở nhạc – hát xong) - Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi Hồng Phi – Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau ! Xác nhận của BGH HIỆU TRƯỞNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A *** TPT Hòa Bình, ngày 7 tháng 10 năm 2014 CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 4 I Lời rao: ( Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội) * Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Phi: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt) * Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi Và lời đầu tiên cho phép Hồng Phi và Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn! * Thư: Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau: 1) “Mục Liên đội trường ta” sẽ gửi đến các bạn kết quả Đại hội Chi đoàn Giáo viên và kết quả phong trào Thu gom giấy vụn 2) “Mục điều bạn cần biết” sẽ giới thiệu đến các bạn tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp” 3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 3” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về “Đức tính ca nhân” * Phi: Mục “Liên đội trường ta” - Vào lúc 13h 30, ngày 03/10/2014 Chi đoàn Trường đã tổ chức Đại hội Chi đoàn nhiệm kỳ 2014 – 2015 Kết quả: Cô Huỳnh Thị Kiều Linh được bầu làm Bí thư Chi đoàn; Thầy Nguyễn Hoàng Em được bầu làm Phó bí thư Chi đoàn; Cô Võ Thị Kim Nhung được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Chi đoàn * Thư: Cũng trong tuần qua, Liên đội đã tổng kết phong trào thu gom giấy vụn 2014, đấy là phong trào với mục đích thực hiện Công trình măng non Liên đội năm học 2014 – 2015 Kết quả tham gia 939.3 kg giấy các loại, bán với giá 1500đ/ 1 kg, thu được 1.409.000đ * Phi: “Mục điều bạn cần biết”.Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn Sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Từ năm 1925 đến 1926, Đại tướng tham gia phong trào học sinh ở Huế, năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng Năm 1930, Đại tướng bị địch bắt và kết án 2 năm tù Từng là biên tập viên các báo của Đảng: “Tiếng nói của chúng ta”, “Tiến lên”, “Tập hợp”, “Thời báo”, “Tin tức” - Thư: Tháng 6/1940, Đại tướng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Đầu năm 1941, Đại tướng về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng Tháng 12/1944, Đại tướng được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Từ tháng 5/1945, Đại tướng là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân - Phi: Tháng 8/1945, Đại tướng được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, Đại tướng được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Tháng 3/1946, Đại tướng là Chủ tịch Quân sự, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm Bí thư Quân ủy Trung ương Tháng 10/1946, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam Tháng 1/1948, Đại tướng được phong quân hàm Đại tướng Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam - Thư: Tháng 2/1951, Đại tướng được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị Từ tháng 9/1955 đến tháng 12/1979, Đại tướng là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tháng 9/1960, Đại tướng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị Tháng 12/1976, Đại tướng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị - Phi: Từ tháng 1/1980, Đại tướng là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng 4/1981 đến tháng 12/1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) Đại tướng liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII Ngày 24 tháng 9 năm 2009 Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhập viện Quân y 108 và nằm điều trị tại đây Ông qua đời tại Viện quân y 108, Hà Nội vào 18h09 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013 với 103 tuổi và được nhà nước Việt Nam tổ chức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2013 Ông được an táng tại Quảng Trạch, Quảng Bình theo ý nguyện của ông và gia đình - Thư: Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế Chúng ta vừa nghe xong nội dung buổi phát thanh măng non ngày 7/10/2014 Sau đây xin mời quý thầy cô và các bạn cùng thư giản với ít phút âm nhạc qua bài hát “Chiến thắng Điện Biên – sáng tác Đổ Nhuận” (mở nhạc – hát xong) - Phi: Mục “Làm theo lời Bác” Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về Đức tính cá nhân, Trích: Con đường giải phóng Tháng 12 nǎm 1940 Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh - Thư: Bác dạy: “…Đối với mình - Phải siêng nǎng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh…” - Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi Hồng Phi – Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau ! Xác nhận của BGH HIỆU TRƯỞNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A *** 2014 TPT Hòa Bình, ngày 13 tháng 10 năm CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 5 I Lời rao: ( Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội) * Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Phi: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Thư: ( Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt) * Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi Và lời đầu tiên cho phép Hồng Phi và Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn! * Thư: Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau: 1) “Mục Liên đội trường ta” sẽ giới thiệu đến các bạn kết quả cũng cố nhân sự Đội Tự quản vì màu xanh sân trường 2) “Mục điều bạn cần biết” sẽ giới thiệu đến các bạn ý nghĩa của ngày 15/10 – ngày thành lập Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam 3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 4” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về “Thanh niên Việt Nam” * Phi: Mục “Liên đội trường ta” - Trong năm học 2014 – 2015, Liên đội tiếp tục duy trì hoạt động của Đội tự quản vì màu xanh sân trường trường với 12 thành viên: + Bạn Lê Thị Nho – lớp 5/1 – Đội trưởng + Bạn Nguyễn Thị Hồng Nhung – Lớp 4/1 – Đội phó + Bạn Lê Trung Nhớ - Lớp 5/1 – Tổ trưởng tổ 1 + Bạn Lâm Hoàng Anh – Lớp 5/1 – Thành viên tổ 1 + Bạn Tôn Quốc Thịnh – Lớp 5/1 – Thành viên tổ 1 + Bạn Tôn Văn Thắng – Lớp 5/1 – Thành viên tổ 1 + Bạn Nguyễn Văn Thuận – Lớp 5/1 – Thành viên tổ 1 * Thư: + Bạn Trần Thành Được - Lớp 4/1 – Tổ trưởng tổ 2 + Bạn Cù Tấn Dĩ – Lớp 4/1 - Thành viên tổ 2 + Bạn Nguyễn Trọng Phúc – Lớp 4/1 - Thành viên tổ 2 + Bạn Trần Quang Diệu – Lớp 4/1 - Thành viên tổ 2 + Bạn Nguyễn Thái Kiệt – Lớp 4/1 - Thành viên tổ 2 * Phi: “Mục điều bạn cần biết” Ngày truyền thống của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam 15 / 10 /1956 Sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức đoàn kết, tập hợp thanh niên do đoàn thanh niên làm nồng cốt đã hoạt động liên tục và phát triển mạnh mẽ từ đó đến nay * Thư: Ngày 27/3/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 38 về việc thành lập nhà thanh niên và thể thao Cũng vào thời gian đó, ban thường vụ Trung Ương Đảng chỉ thị cho tổng bộ việt minh chuẩn bị thành lập Đoàn Thanh Niên Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam phục vụ sự nghiệp “ Kháng Chiến Kiến Quốc “ *Phi: Tháng 6/1946, tổng Đoàn Thanh Niên Việt Nam ra đời (gọi tắt là Đoàn Thanh Niên Việt Nam), sau đổi thành Liên Đoàn Thanh Niên Việt Nam – là một tổ chức rộng rãi của mọi tầng lớp thanh niên yêu nước tự nguyện đứng vào hàng ngủ của đoàn Với ý nghĩa mở rộng khối đại đoàn kết thanh niên, tăng thêm các thành viên tập thể của mặt trận, đoàn kết tập hợp thanh niên (ở vùng tự do và vùng mới giải phóng) đại hội đại biểu toàn quốc, liên đoàn Thanh Niên Việt Nam lần thứ 2 (từ ngày 8 đến ngày 15/10/1956 tại Thủ Đô Hà Nội) Đã quyết định thành lập Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam và coi đại hội này là đại hội thứ nhất thành lập hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam *Thư: Qua 45 năm cống hiến, xây dựng và trưởng thành, Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam đã lập nhiều chiến công, viết những trang vàng lịch sử dân tộc gắn liền với những địa danh, những gương oanh liệt của tuổi trẻ Việt Nam, ngày 15/10/1956 là ngày đánh dấu sự ra đời của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam và ngày này hằng năm là ngày truyền thống của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam Chúng ta vừa nghe xong nội dung buổi phát thanh măng non ngày 13/10/2014 Sau đây xin mời quý thầy cô và các bạn cùng thư giản với ít phút âm nhạc qua bài hát “Lên Đàng – sáng tác Lưu Hữu Phước & và Huỳnh Văn Tiến” (Hát xong) - Phi: Mục “Làm theo lời Bác” Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về thanh niên Việt Nam, Trích: Bài nói chuyện khi Bác đến thăm Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam toàn miền Bắc ngày 22-9-1962 - Thư: Bác dạy: “…Đảng, Chính phủ và Bác rất chú ý đến thanh niên Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên… Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm: - Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp - Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện "Gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người" - Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là người tài giỏi, không khoe công, không tự phụ ” - Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi Hồng Phi – Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau ! Xác nhận của BGH HIỆU TRƯỞNG TPT ... 2014 CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN I Lời rao: ( Nhạc hiệu Hành Khúc Đội) * Thư: ( Đọc nhạc hiệu) Chương trình phát măng non! * Phi: ( Đọc nhạc hiệu) Chương trình phát măng non! * Thư: ( Đọc nhạc hiệu) Chương. .. 2014 CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN I Lời rao: ( Nhạc hiệu Hành Khúc Đội) * Thư: ( Đọc nhạc hiệu) Chương trình phát măng non! * Phi: ( Đọc nhạc hiệu) Chương trình phát măng non! * Thư: ( Đọc nhạc hiệu) Chương. .. 2014 CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN I Lời rao: ( Nhạc hiệu Hành Khúc Đội) * Thư: ( Đọc nhạc hiệu) Chương trình phát măng non! * Phi: ( Đọc nhạc hiệu) Chương trình phát măng non! * Thư: ( Đọc nhạc hiệu) Chương

Ngày đăng: 12/10/2015, 21:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Thư: Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn 2014: Vì một môi trường không rác

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan