Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 60 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
60
Dung lượng
1,34 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
QUÁCH NGỌC BẢO TRÂN
MSSV: 4104563
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã ngành: 52340201
Tháng 8 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
QUÁCH NGỌC BẢO TRÂN
MSSV: 4104563
(ĐT: 01658974868)
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HUỲNH THỊ TUYẾT SƯƠNG
Tháng 8 năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Trước hết, em xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền thụ kiến
thức cũng như kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống cho em. Đặc biệt, em
xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Huỳnh Thị Tuyết Sương đã hướng dẫn
và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, em xin gởi đến Ban Giám Đốc Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Sóc Trăng lời cảm ơn chân
thành về việc tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đợt
thực tập. Em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị phòng tín dụng, đặc biệt em
xin cảm ơn anh Nguyễn Hữu Minh, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em
rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu ở Ngân hàng. Song, em cũng
gởi lời cảm ơn đến gia đình đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng, em xin gởi đến quý thầy cô, gia đình cùng các cô chú, anh
chị tại Ngân hàng những lời chúc tốt đẹp nhất.
Cần Thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Quách Ngọc Bảo Trân
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Quách Ngọc Bảo Trân
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Sóc Trăng, ngày …. tháng …. năm …
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ..................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 3
2.1 Cơ sở lý luận................................................................................................ 3
2.1.1 Tín dụng ngân hàng ................................................................................. 3
2.1.2 Cho vay ngắn hạn..................................................................................... 4
2.1.3 Rủi ro tín dụng ......................................................................................... 5
2.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn...................................... 8
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 9
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG .... 9
3.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông thôn Việt
Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng ....................................................................... 10
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 10
3.1.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 11
3.1.3 Hoạt động chủ yếu của ngân hàng ........................................................ 14
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ......................................... 14
iv
3.3 Định hướng phát triển năm 2013 ............................................................. 17
Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG ..................................................... 18
4.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại chi nhánh 2010 – 06/2013 ........... 18
4.2 Phân tích hoạt động cho vay NH tại chi nhánh 2010 – 06/2013 ............ 22
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay NH ............................................................ 22
4.2.2 Phân tích tình hình thu nợ NH .............................................................. 27
4.2.3 Phân tích tình hình DN NH ................................................................... 32
4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu NH .............................................................. 37
4.3 Đánh giá tình hình cho vay NH của ngân hàng 2010 – 2012 ................. 41
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN
HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG ............................. 44
5.1 Những kết quả đạt được và những tồn tại trong hoạt động cho vay ngắn
hạn tại ngân hàng ............................................................................................. 44
5.1.1 Những kết quả đạt được......................................................................... 44
5.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân .............................................................. 44
5.2 Biện pháp nâng cao hoạt động cho vay ngắn hạn ................................... 45
5.2.1 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ................................................... 45
5.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định ............................................. 45
5.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các món vay ......................... 46
5.2.4 Một số biện pháp khác ........................................................................... 46
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 48
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 48
6.2 Kiến nghị ................................................................................................... 48
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương........................................................... 48
6.2.2 Đối với NHNo & PTNT VN ................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 50
v
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT VN chi nhánh
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012 ........................................................... 14
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT VN chi nhánh
tỉnh Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ........................................... 15
Bảng 4.1. Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT VN chi nhánh
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012 ........................................................... 19
Bảng 4.2. Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT VN chi nhánh
tỉnh Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ........................................... 20
Bảng 4.3. Doanh số cho vay NH theo đối tượng khách hàng 2010-2012 ... 22
Bảng 4.4. Doanh số cho vay NH theo đối tượng khách hàng 6 tháng đầu
năm 2012 và 2013 ........................................................................................ 22
Bảng 4.5. Doanh số cho vay NH theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 25
Bảng 4.6. Doanh số cho vay NH theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012
và năm 2013…. ............................................................................................ 25
Bảng 4.7. Doanh số thu nợ NH theo đối tượng khách hàng 2010-2012 ..... 28
Bảng 4.8. Doanh số thu nợ NH theo đối tượng khách hàng 6 tháng đầu năm
2012 và 2013 ................................................................................................ 28
Bảng 4.9. Doanh số thu nợ NH theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 ... 30
Bảng 4.10. Doanh số thu nợ NH theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012
và năm 2013 ................................................................................................. 30
Bảng 4.11. DN NH theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010-2012 ........ 33
Bảng 4.12. DN NH theo đối tượng khách hàng 6 tháng đầu năm 2012 và
năm 2013...................................................................................................... 33
Bảng 4.13. DN NH theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 ..................... 34
Bảng 4.14. DN NH theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ..... 35
Bảng 4.15. Nợ xấu NH theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010-2012 .. 37
Bảng 4.16. Nợ xấu NH theo đối tượng khách hàng 6 tháng đầu năm 2012 và
năm 2013...................................................................................................... 37
Bảng 4.17. Nợ xấu NH theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 – 2012 ............. 39
Bảng 4.18. Nợ xấu NH theo ngành kinh tế 6 tháng đầu 2012 và 2013 ....... 39
Bảng 4.19. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay NH 2010-2012 ................ 41
vi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng………11
Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới hoạt động NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng..13
Hình 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT VN chi nhánh
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013 ...................................................... 16
Hình 4.1. Tỷ trọng doanh số cho vay NH theo đối tượng khách hàng của
NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013 .................... 23
Hình 4.2. Tỷ trọng doanh số cho vay NH theo ngành kinh tế của NHNo &
PTNT VN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013 .................................... 26
Hình 4.3. Tỷ trọng doanh số thu nợ NH theo đối tượng khách hàng của
NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013 .................... 28
Hình 4.4. Tỷ trọng doanh số thu nợ NH theo ngành kinh tế của NHNo &
PTNT VN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013 .................................... 31
Hình 4.5. Tỷ trọng dư nợ NH theo đối tượng khách hàng của NHNo &
PTNT VN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013 .................................... 34
Hình 4.6. Tỷ trọng dư nợ NH theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT VN
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013 ...................................................... 35
Hình 4.7. Tỷ trọng nợ xấu NH theo đối tượng khách hàng của NHNo &
PTNT VN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013 .................................... 38
Hình 4.8. Tỷ trọng nợ xấu NH theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT VN
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-06/2013 ........................................................ 40
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM
:
Ngân hàng thương mại
NHNo & PTNT VN
:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
TCTD
:
Tổ chức tín dụng
DN
:
Dư nợ
NH
:
Ngắn hạn
Agribank
:
Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development.
VietGap
:
Vietnamese Good Agricultural Practices
GlobalGap
:
Global Good Agricultural Practices
viii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những hoạt động của các ngân hàng thương mại, cho vay là hoạt
động chủ yếu, trong đó cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn và đem
lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Trong những năm gần đây, các ngân hàng
thương mại đã mở rộng cho vay trung và dài hạn, song cho vay ngắn hạn vẫn
luôn là hoạt động chủ đạo vì nó đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tạm thời cho
người dân. Có thể nói, với những điều kiện của một nền kinh tế đang phát
triển như hiện nay, nhu cầu về vốn nói chung cũng như về vốn ngắn hạn nói
riêng ngày càng tăng. Do đó, việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn là yêu
cầu cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh
tỉnh Sóc Trăng là ngân hàng thương mại lớn của tỉnh, thu hút một số lượng lớn
tiền gửi và thực hiện nhiều hoạt động cho vay với số dư không nhỏ. Trong
hoạt động cho vay của mình, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất,
mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh. Tuy nhiên, trước sức ép cạnh tranh
ngày càng gay gắt như hiện nay, chi nhánh cũng cần có những chiến lược
riêng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của mình.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình
hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng” để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng từ năm
2010 đến tháng 6 năm 2013 để thấy rõ thực trạng cho vay và đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng.
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng theo đối
tượng khách hàng và theo ngành kinh tế từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.
1
- Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 20102012.
- Đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho
vay ngắn hạn của ngân hàng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng, Số 20B đường Trần Hưng Đạo
Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
1.3.2. Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
- Số liệu phân tích được thu thập từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Tín dụng ngân hàng
2.1.1.1. Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ
ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí
nhất định (Nguyễn Minh Kiều, 2007, trang 184).
2.1.1.2. Phân loại
Theo Nguyễn Minh Kiều (2007, trang 184-185) thì tín dụng ngân hàng
có thể phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại
khác nhau. Cụ thể:
a. Dựa vào mục đích cấp tín dụng
- Cho vay kinh doanh bất động sản là loại cho vay có liên quan đến việc
mua sắm và hình thành bất động sản.
- Cho vay sản xuất kinh doanh công thương nghiệp là loại cho vay để bổ
sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương
mại và dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất
như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng,...
- Cho vay tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của
cá nhân như mua sắm, trang trải các chi phí đời sống.
b. Dựa vào thời hạn tín dụng
- Cho vay ngắn hạn là loại những khoản cho vay có thời hạn đến 1 năm
và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động
và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
- Cho vay trung hạn là loại những khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm
đến 5 năm và chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải
tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian
thu hồi vốn nhanh.
3
- Cho vay dài hạn là loại những khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm và
chủ yếu được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở
rộng sản xuất có qui mô lớn.
c. Dựa vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
- Cho vay không có đảm bảo là loại cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản
thân khách hàng. Đối với những khách hàng có khả năng tài chính mạnh, quản
trị có hiệu quả... thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của khách
hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
- Cho vay có đảm bảo là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế
chấp, cầm cố hoặc bằng sự bảo lãnh của bên thứ ba. Loại cho vay này áp dụng
với những khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng.
d. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
- Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần
khi đáo hạn.
- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.
- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy
khả năng tài chính của mình để người đi vay có thể trả nợ bất kì lúc nào.
2.1.2. Cho vay ngắn hạn
2.1.2.1. Khái niệm
Cho vay ngắn hạn là loại những khoản cho vay có thời hạn đến 1 năm và
thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
2.1.2.2. Phương thức cho vay ngắn hạn chủ yếu
- Cho vay từng lần theo món là phương thức cho vay mà mỗi lần vay
vốn, khách hàng và TCTD thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp
đồng tín dụng (Thái Văn Đại, 2012, trang 47).
- Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay mà ngân hàng
và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong
thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh (Thái Văn Đại, 2012,
trang 48).
- Cho vay theo hạn mức thấu chi là phương thức cho vay mà TCTD thỏa
thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài
khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và
4
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (Thái
Văn Đại, 2012, trang 48).
2.1.3. Rủi ro tín dụng
2.1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực
hiện được các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng (Thái
Văn Đại, 2012, trang 87).
2.1.3.2. Biểu hiện của rủi ro tín dụng
Nợ xấu ngày càng cao thì đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theo
quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số
18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại
đúng thời hạn.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều
6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ từ 10 ngày đến 90 ngày.
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả
năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 điều
6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo quy định.
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
5
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (khoản 2 điều
6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản nợ từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều
6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ khanh, nợ chờ xử lý.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định (khoản 2 điều
6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Trong đó, nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5.
2.1.3.3. Hậu quả từ rủi ro tín dụng
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 88-89-90) thì rủi ro tín dụng có thể dẫn
đến những hậu quả:
a. Về phía ngân hàng
Khi rủi ro xảy ra thì những thiệt hại về mặt uy tín và vật chất của ngân
hàng là điều khó tránh khỏi vì ngân hàng là tổ chức trung gian tín dụng, vừa là
người đi vay, vừa là người cho vay.
Ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động, vì thế khi rủi
ro xảy ra, tức ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi cho vay đúng hạn
thì việc chi trả cho người gửi tiền không được đảm bảo. Như vậy, rủi ro tín
dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho
ngân hàng thua lỗ và có thể dẫn đến phá sản.
6
b. Về phí hoạt động kinh tế - xã hội
Kinh doanh ngân hàng có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế và xã hội,
đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy,
rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một ngân hàng, rồi tạo hiệu ứng dây
chuyền gây bất lợi trong lĩnh vực ngân hàng, chắc chắn khi đó sẽ tác động đến
tâm lý của dân chúng. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ hoạt
động kinh tế xã hội, làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, gây ra tình
trạng thất nghiệp.
2.1.3.4. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng
+ Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Khi khách hàng là cá nhân gặp phải những nguy cơ sau đây thường
không trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả gốc lẫn lãi như: thu nhập không ổn
định, bị sa thải, thất nghiệp, bị tai nạn lao động, hỏa hoạn, lũ lụt, sử dụng vốn
sai mục đích,....
- Khi khách hàng là doanh nghiệp không trả nợ đầy đủ gốc và lãi cho
ngân hàng thường gặp phải những trường hợp như: kinh doanh thua lỗ dẫn đến
mất khả năng tài chính, sử dụng vốn sai mục đích, thiếu kế hoạch về nguồn
vốn, những biến động thị trường cung cấp vật tư đầu vào của doanh nghiệp,...
+ Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Bản thân ngân hàng cũng tạo ra những tiềm ẩn về rủi ro tín dụng khi:
ngân hàng chạy theo lợi nhuận, vi phạm nguyên tắc cho vay, phân tích đánh
giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin sát thực, vi phạm về
đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng,...
+ Nguyên nhân từ điều kiện khách quan
Những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ điều kiện khách quan như:
khủng hoảng hay suy thoái kinh tế, rủi ro về chính trị, quân sự, lạm phát tăng
cao,....
+ Nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng
- Người bảo lãnh vay vốn gặp phải những tình huống chủ quan hay
khách quan đã được trình bày ở phần trên, dẫn đến không có khả năng thực
hiện cam kết của mình.
- Việc đánh giá tài sản thế chấp và cầm cố của người đi vay không chính
xác.
- Tài sản thế chấp và cầm cố không chuyển nhượng được.
7
- Tài sản thế chấp cầm cố gặp rủi ro như hỏa hoạn hoặc bị cấm lưu
thông.
- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về tài sản thế chấp cầm
cố nên không thể phát mãi được.
2.1.4. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 138-139) phân tích tín dụng ngắn hạn có
thể dùng các chỉ tiêu sau đây để phân tích:
2.1.4.1. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn
Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động NH vào cho vay
NH. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay NH của ngân hàng
với nguồn vốn huy động NH. Công thức tính:
DN NH
DN NH trên vốn huy động NH (lần) =
Vốn huy động NH
2.1.4.2. Chỉ tiêu nợ xấu ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng NH của ngân hàng.
Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng NH
của ngân hàng này cao. Công thức tính:
Nợ xấu NH
Tỉ lệ nợ xấu NH (%) =
*100%
DN NH
2.1.4.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng NH của ngân
hàng, phản ánh số vốn đầu tư NH được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số
lần vòng quay vốn tín dụng NH càng cao thì đồng vốn NH của ngân hàng
quay càng nhanh, luân chuyển liên tục và đạt hiệu quả cao. Công thức tính:
Doanh số thu nợ NH
Vòng quay vốn tín dụng NH (vòng) =
DN NH bình quân
Trong đó, DN NH bình quân được tính theo công thức sau:
DN NH đầu kỳ + DN NH cuối kỳ
DN NH bình quân =
2
8
2.1.4.4. Hệ số thu nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay NH của ngân hàng. Nó
phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay NH nhất định, ngân
hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn NH. Công thức tính:
Doanh số thu nợ NH
Hệ số thu nợ NH =
Doanh số cho vay NH
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập là số liệu thứ cấp, được lấy từ các bảng báo cáo tài chính
của NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-06/2013.
Ngoài ra, số liệu còn được lấy từ những tài liệu có liên quan tại ngân hàng và
các sách báo, tạp chí.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng kỹ thuật phân tích số tuyệt đối và tương đối qua các năm để
phân tích thực trạng hoạt động cho vay NH của NHNo & PTNT VN chi nhánh
tỉnh Sóc Trăng theo đối tượng khách hàng và theo ngành kinh tế từ năm 2010
đến tháng 6 năm 2013.
- Sử dụng các chỉ số tài chính nhằm đánh giá hoạt động cho vay NH của
NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng từ năm 2010 đến năm 2012.
- Sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm đề xuất giải pháp góp phần chất
lượng hoạt động cho vay NH của ngân hàng.
9
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG
3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng là một trong những chi
nhánh của NHNo & PTNT VN (Agribank). Chi nhánh NHNo & PTNT VN
tỉnh Sóc Trăng chính thức thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/04/1992.
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng
Tên viết tắt: Agribank Sóc Trăng
Địa chỉ: Số 20B đường Trần Hưng Đạo, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc
Trăng.
Khi mới thành lập, NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng nhận bàn giao 6
chi nhánh NHNo & PTNT VN huyện chi nhánh tỉnh Hậu Giang cũ (nay thuộc
địa bàn tỉnh Sóc Trăng) bao gồm: Vĩnh Châu, Kế Sách, Long Phú, Thạnh Trị,
Mỹ Xuyên, Mỹ Tú. Nguồn nhân lực của chi nhánh lúc đầu chỉ có 194 cán bộ
công nhân viên, trong đó có 59 cán bộ tín dụng. Về trình độ chuyên môn: đại
học chiếm tỷ trọng 33,71%, cao đẳng và bổ túc sau trung học chiếm 16,29%,
trung cấp chiếm 20,83%, số còn lại chưa qua đào tạo.
Từ ngày thành lập đến nay, NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng luôn
bám sát các định hướng của ngành, địa phương và xác định: “Nông thôn là thị
trường cho vay, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư”. Từ
đó, ngân hàng đề ra những định hướng hoạt động kinh doanh để theo kịp xu
thế hội nhập và phát triển của cả nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Trong những năm qua, ngân hàng đã không ngừng phấn đấu, mở rộng
nhiều lĩnh vực hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. Có thể nói, việc
kinh doanh của Agribank Sóc Trăng gặp nhiều thuận lợi nhờ sự uy tín lâu
năm, địa bàn tương đối rộng lớn, nhu cầu vay vốn của người dân không ngừng
tăng lên. Tuy nhiên, những năm gần đây, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên
xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng vật nuôi, cây trồng, làm ảnh hưởng đến
10
năng suất lao động của người dân. Bên cạnh đó, giá cả trên thị trường có nhiều
biến động làm nhiều ngành nghề kinh tế gặp không ít khó khăn. Từ đó cũng
ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng trong vấn đề cho vay và công tác thu
hồi nợ.
Với những thuận lợi và khó khăn trên, dưới sự lãnh đạo của Giám đốc
ngân hàng và chính quyền địa phương, toàn thể cán bộ công nhân viên của
ngân hàng đã ra sức đoàn kết phấn đấu khắc phục khó khăn và hoàn thành tốt
những chỉ tiêu đề ra, giúp hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng có
hiệu quả, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh ngày càng tốt đẹp.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC
PGĐ
PHỤ TRÁCH
Phòng Phòng
tín
NV và
KH
dụng
tổng
hợp
Phòng
kinh
doanh
ngoại
hối
PGĐ
PHỤ TRÁCH
Phòng Phòng
hành
điện
chính
toán
nhân
sự
PGĐ
PHỤ TRÁCH
Phòng
Phòng
Phòng
dịch vụ và kế toán kế toán
marketing và ngân kiểm tra
quỹ
nội bộ
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
(Chú thích: PGĐ: phó giám đốc, NV: nguồn vốn, KH: kế hoạch)
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
+ Giám đốc:
Lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động của ngân hàng, đề ra các chiến lược
hoạt động phát triển kinh doanh cũng như xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị,
tổ chức hoạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi... đến
người lao động theo kết quả hoạt động kinh doanh, phù hợp với chế độ khoán
tài chính và quy định khác của ngân hàng. Có thể nói, giám đốc là đầu não
quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hiệu
quả kinh doanh của đơn vị mình.
11
+ Phó giám đốc:
- Thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt
(theo văn bản ủy quyền của giám đốc) và báo cáo lại kết quả của công việc khi
giám đốc có mặt tại đơn vị.
- Bàn bạc, tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp
vụ của ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ Thủ trưởng.
- Giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc, đôn đốc việc
thực hiện đúng quy chế đã đề ra.
+ Phòng tín dụng:
- Giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ
vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình giám đốc ký hợp đồng tín dụng.
- Kiểm tra và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phương pháp phân
cấp tín dụng.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm
tra tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
+ Phòng NV và KH tổng hợp:
Lập KH kinh doanh toàn NH, tham mưu cho giám đốc về chiến lược và
định hướng kinh doanh.
+ Phòng kinh doanh ngoại hối:
- Khai thác, huy động các nguồn ngoại tệ, phát hành chứng từ có giá.
- Kinh doanh ngoại tệ (thu hồi, mua bán ngoại tệ…)
- Tín dụng (cho vay, bảo lãnh các đối tượng khách hàng, các doanh
nghiệp, bao gồm tín dụng ngắn, trung và dài hạn).
- Thực hiện các dịch vụ: chi trả kiều hối, tư vấn, ngân quỹ,… làm đại lý
mua bán chứng khoán.
+ Phòng hành chính nhân sự:
Phòng hành chính nhân sự tuy không có chức năng kinh doanh nhưng có
trách nhiệm về mặt quản lý nhân sự và các công việc khác nhau như: bảo vệ,
văn thư, đánh máy,…
+ Phòng điện toán:
- Quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả thông tin theo đúng
định hướng, mục đích, chức năng hoạt động của ngân hàng.
12
- Quảng bá thông tin về ngân hàng trên mạng Internet.
- Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu theo hướng hiện đại. Cập
nhật thông tin thường xuyên, tổ chức giới thiệu thông tin mới, thông tin
chuyên đề.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và phương
tiện, thiết bị được ngân hàng giao.
+ Phòng dịch vụ và marketing:
- Hoạch định chiến lược tiếp thị của ngân hàng.
- Thiết lập ngân sách marketing, trình ban lãnh đạo duyệt.
- Hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng.
+ Phòng kế toán và ngân quỹ:
Bao gồm cả quỹ tiết kiệm, kiểm tra chặt chẽ sự vận động của nguồn vốn,
bảo đảm vận động vốn đúng mục đích, an toàn và đạt hiệu quả cao, có trách
nhiệm theo dõi những tài khoản phát sinh từ hoạt động hằng ngày, chủ yếu là
về nghiệp vụ thanh toán kinh doanh trong và ngoài ngân hàng.
+ Phòng kế toán kiểm tra nội bộ:
Bao gồm các công việc sau: kiểm tra kiểm toán nội bộ tuyến cơ sở, giải
quyết các tranh chấp, đơn thư có liên quan đến nội bộ, quản lý các dự án đầu
tư xây dựng công trình.
HỘI SỞ TỈNH
CN
Cù Lao
Dung
CN
Thạnh
Phú
CN
Ba
Xuyên
CN
Thạnh
Trị
CN
Mỹ
Tú
CN
Kế
Sách
CN
Vĩnh
Châu
CN
Mỹ
Xuyên
CN
Châu
Thành
CN
Long
Phú
CN
Thành phố
Sóc Trăng
PGD
Ngọc
Tố
PGD
An
Trạch
PGD
Đại
Ngãi
PGD
Mê
Kông
CN
Ngã
Năm
CN
Trần
Đề
PGD
Khánh
Hưng
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới hoạt động của NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
13
3.1.3. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng
- Nhận tiền gửi của các TCTD, tổ chức kinh tế, nhận tiền gửi vào tài
khoản, nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, phát hành kỳ
phiếu, trái phiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Cho vay NH, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
- Dịch vụ thẻ ATM.
- Nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,
bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành.
- Cho vay xuất khẩu lao động.
- Dịch vụ thẻ ATM.
- Một số hoạt động khác như: mua bán vàng 3 chữ A cho công ty vàng
bạc đá quý, thực hiện chi lương qua thẻ ATM, đại lý bán vé máy bay, bảo
hiểm, chứng khoán,...
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
Giống như mọi tổ chức, doanh nghiệp khác, Agribank Sóc Trăng là tổ
chức kinh tế hoạt động kinh doanh với mục đích lợi nhuận, góp phần thu ngân
sách nhà nước, tăng thu nhập và gián tiếp thúc đẩy các ngành kinh tế khác
phát triển. Trong những năm qua, tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến phức
tạp nhưng chi nhánh vẫn luôn đáp ứng tốt nhu cầu vốn của khách hàng, đảm
bảo hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, góp phần ổn định đời sống người dân
và thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển. Để hiểu rõ hơn, ta tiến hành phân tích
kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 06/2013.
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh
Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
Chỉ tiêu
Tổng thu nhập
Tổng chi phí
Lợi nhuận
trước thuế
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
1.026.896 1.354.804 1.376.074
327.908
31,93
21.270
1,57
952.027 1.266.919 1.276.561
314.892
33,08
9.642
0,76
13.016
17,39
11.628
13,23
74.869
87.885
99.513
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
14
Số tiền
%
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT VN chi
nhánh tỉnh Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
So sánh
Số tiền
%
Tổng thu nhập
727.589
534.173
(193.416)
(26,58)
Tổng chi phí
638.354
508.177
(130.177)
(20,39)
89.235
25.996
(63.239)
(70,87)
Lợi nhuận trước thuế
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
- Thu nhập
Tuy tình hình kinh tế trong giai đoạn 2010-2012 gặp nhiều khó khăn
nhưng nhìn chung thì thu nhập ngân hàng Agribank Sóc Trăng qua 3 năm vẫn
tăng liên tục. Năm 2011 đạt 1.354.804 triệu đồng, tăng 327.908 triệu đồng (tức
31,93%) so với năm 2010. Đến năm 2012, thu nhập của ngân hàng tiếp tục
tăng lên 21.270 triệu đồng (tức 1,57%) so với năm 2011. Thu nhập ngân hàng
tăng liên tục qua 3 năm là do ngân hàng đã tập trung phát triển và đa dạng hóa
các loại hình sản phẩm dịch vụ, thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia
vay vốn. Điều này làm cho hoạt động tín dụng thu từ lãi của ngân hàng tăng
cao. Song, ngân hàng cũng đã cố gắng trong việc xử lý và thu hồi nợ tồn động
phát sinh, nâng cao chất lượng hoạt động và tăng thu nhập. Đến tháng 6 năm
2013, nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn vì vậy ngân hàng đã điều chỉnh
chính sách cho vay để giảm rủi ro nên hoạt động tín dụng của ngân hàng thu
hẹp, đồng thời lãi suất cho vay giảm. Chính vì điều đó đã làm thu nhập của
ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng giảm so với 6 tháng đầu năm
2012 (giảm 26,58%).
- Chi phí
Tổng chi phí của ngân hàng tăng cao trong giai đoạn 2010-2012. Đặc
biệt là năm 2011, tốc độ tăng của chi phí so với năm 2010 là 33,08%, tăng cao
hơn tốc độ tăng của thu nhập (31,93%). Năm 2012, tổng chi phí tiếp tục tăng
0,76% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình lạm phát trong giai đoạn
này tăng cao làm ảnh hưởng đến tâm lý của người gửi tiền, lạm phát năm 2011
lên tới 18,58%. Điều đó đã làm cho lãi suất huy động vốn tăng cao dẫn đến chi
phí trả lãi cũng tăng theo. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân
hàng trên cùng địa bàn cũng đẩy mặt bằng lãi suất huy động tăng lên.
15
Từ bảng số liệu cho thấy, tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 đạt 508.177
triệu đồng, giảm 130.177 triệu đồng (tức 20,39%) so với 6 tháng đầu năm
2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2013 gặp nhiều
khó khăn, mặt bằng chung của lãi suất giảm, chính vì thế ngân hàng cũng đã
giảm lãi suất huy động nhằm tiết kiệm chi phí giúp tăng lợi nhuận ngân hàng.
- Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ hết các khoản chi phí.
Vì vậy, quy mô và tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập và tổng chi phí ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.
Qua bảng 3.1 và bảng 3.2, ta thấy lợi nhuận của Agribank Sóc Trăng
tăng liên tục qua trong giai đoạn 2010-2012 và có xu hướng giảm ở 6 tháng
đầu năm 2013. Năm 2011 đạt 87.885 triệu đồng, tăng 13.016 triệu đồng (tức
17,39%) so với năm 2010. Đến năm 2012, lợi nhuận tiếp tục tăng 11.628 triệu
đồng (tức 13,23%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 20102012, thu nhập tăng cao hơn chi phí nên lợi nhuận tăng liên tục trong giai đoạn
này. Song, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 đạt 25.996 triệu đồng, giảm
63.239 triệu đồng (tức 70,87%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là
do thu nhập giảm nhiều hơn chi phí nên lợi nhuận ngân hàng giảm trong 6
tháng đầu năm 2013.
Hình 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT VN chi
nhánh tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013
Tóm lại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt kết quả tốt trong giai
đoạn 2010 – 06/2013. Có thể nói, đạt được những kết quả như những năm qua
chứng tỏ công tác quản lý thu, chi hợp lý và sự nỗ lực phấn đấu của tập thể
ngân hàng. Điều này rất thuận lợi cho ngân hàng phát triển trong tương lai.
16
Tuy nhiên, ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn để gia tăng thu
nhập và giảm thiểu chi phí. Bên cạnh đó, ngân hàng cần cố gắng phát huy hơn
nữa những thế mạnh của mình để có thể đứng vững trên thị trường, tiếp tục
giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong huy động vốn và cho vay trên địa bàn
tỉnh và phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng cũng như nhu
cầu phát triển của xã hội.
3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2013
Tiếp tục giữ vững và phát huy ưu thế là một Ngân hàng Thương mại Nhà
nước có vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ trên địa bàn. Thực hiện
tích cực các giải pháp theo chỉ đạo của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước góp
phần ổn định thị trường tài chính tiền tệ trên địa bàn và thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ mới đem lại nhiều tiện ích cho
khách hàng. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên
cơ sở đẩy mạnh và thực hiện văn hóa doanh nghiệp. Đáp ứng nhu cầu vốn hợp
lý và trong khả năng cân đối được tập trung cho lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp, nông thôn, thu mua lương thực, chế biến xuất khẩu, công nghiệp hỗ
trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao...góp phần thực hiện thành công
chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước. Tăng cường củng
cố và nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ
ngân hàng để tăng trưởng nguồn thu dịch vụ ngoài tín dụng. Thường xuyên
đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện
đại hóa, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Cụ thể:
Huy động vốn:
- Nội tệ: tăng 15% so với năm 2012. Trong đó, tiền gửi dân cư chiếm tối
thiểu 90,1% tổng nguồn vốn huy động nội tệ.
- Ngoại tệ: tăng 12% so với năm 2012. Trong đó, tiền gửi dân cư chiếm
tối thiểu 91% tổng nguồn vốn ngoại tệ.
Dư nợ:
- Nội tệ: Tổng dư nợ thông thường tăng 8% so với năm 2012. Trong đó,
tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm tối đa 18,8% tổng dư nợ.
- Ngoại tệ: Tổng dư nợ tăng 2% so với năm 2012. Trong đó, tỷ lệ dư nợ
trung dài hạn chiếm tối đa 2,7% tổng dư nợ.
Nợ xấu: tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 1,8%.
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ: 21 tỷ đồng.
17
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG
4.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
GIAI ĐOẠN 2010 – 06/2013
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh đem lại thu
nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại nói chung cũng như NHNo &
PTNT VN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
Qua bảng 4.1 và 4.2, ta thấy hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT VN
chi nhánh tỉnh Sóc Trăng tốt trong giai đoạn 2010-06/2013. Năm 2012, tuy
doanh số cho vay và doanh số thu nợ giảm so với năm 2011 cũng như so với 6
tháng đầu năm 2012, cả 2 khoản mục này đều giảm vào 6 tháng đầu năm 2013
nhưng dư nợ tín dụng lại tăng liên tục và nợ xấu có xu hướng giảm trong giai
đoạn 2010-06/2013. Cụ thể như sau:
- Doanh số cho vay
Doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng. Vì thế, doanh số cho vay tăng hay giảm phản ánh số
lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số
cho vay biến động không đều qua các năm. Nhìn chung, doanh số cho vay
ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (trên 93%) trong tổng doanh số cho vay. Do đặc
điểm kinh tế của tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế
hộ cá thể và có vòng quay vốn ngắn, do đó nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất
kinh doanh phần lớn là vốn lưu động. Vì thế nhu cầu cho vay vốn tại NHNo &
PTNT VN tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là vốn ngắn hạn. Bên cạnh đó, nguồn vốn
mà ngân hàng huy động được trong những năm qua chủ yếu là vốn ngắn hạn.
Song, để giảm bớt rủi ro về lãi suất khi cho vay trung và dài hạn, đồng thời để
dễ dàng hơn trong việc quản lý vốn vay của khách hàng, ngân hàng đã tập
trung đầu tư cho tín dụng ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn.
Qua bảng 4.1 và bảng 4.2, ta thấy năm 2011, doanh số cho vay đạt
13.876.775 triệu đồng, tăng 2.393.263 triệu đồng (tức 20,84%) so với năm
2010, trong đó doanh số cho vay NH tăng 2.075.522 triệu đồng. Nguyên nhân
là vào năm 2011, nhu cầu vay vốn của khách hàng gia tăng. Đồng thời, tình
hình lãi suất năm 2011 diễn biến khá phức tạp vì thế để hạn chế rủi ro, ngân
hàng đã chủ động tìm kiếm thêm khách hàng vay vốn, đặc biệt là vốn vay NH.
18
Bảng 4.1. Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Số tiền
Năm 2011
%
Số tiền
So sánh
Năm 2012
%
Số tiền
2011/2010
%
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
%
Doanh số cho vay
11.483.512
100 2.393.263
20,84 (2.424.626)
(17,47)
Ngắn hạn
10.922.844 95,12 12.998.366 93,67 10.911.897 95,28 2.075.522
19,00 (2.086.469)
(16,05)
56,67
(338.157)
(38,50)
100 2.214.974
20,93 (2.735.680)
(21,37)
9.703.363 96,43 2.007.028
20,06 (2.306.358)
(19,20)
207.946
35,79
(429.322)
(54,42)
100 1.078.112
17,75
1.389.166
19,42
Trung, dài hạn
560.668
100 13.876.775
4,88
878.409
100 11.452.149
6,33
Doanh số thu nợ
10.583.689
Ngắn hạn
10.002.693 94,51 12.009.721 93,84
Trung, dài hạn
100 12.798.663
540.252
100 10.062.983
4,72
580.996
5,49
788.942
6,16
359.620
Tổng dư nợ
6.074.378
100
7.152.490
100
8.541.656
Ngắn hạn
5.222.669 85,98
6.211.314 86,84
7.419.848 86,87
988.645
18,93
1.208.534
19,46
851.709 14,02
941.176 13,16
1.121.808 13,13
89.467
10,50
180.632
19,19
(9.407) (10,80)
(27.567)
(21,28)
14,14
(27.491)
(24,72)
(17.652) (61,35)
(76)
(0,68)
Trung, dài hạn
3,57
317.741
Tổng nợ xấu
87.073
Ngắn hạn
58.302 66,96
66.547 85,68
50.099 77,96
Trung, dài hạn
28.771 33,04
11.119 14,32
11.043 22,04
100
77.666
100
61.142
100
8.245
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
19
Bảng 4.2. Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh
Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
6 tháng đầu
năm 2012
Chỉ tiêu
Số tiền
6 tháng đầu
năm 2013
Số tiền
%
%
So sánh
Số tiền
%
Doanh số cho vay
6.144.276
Ngắn hạn
5.915.163 96,27 4.601.712 94,46 (1.313.451) (22,20)
Trung, dài hạn
229.113
100 4.871.413
3,73
269.701
100 (1.272.863) (20,72)
5,54
40.588
17,72
Doanh số thu nợ
5.631.533
Ngắn hạn
5.427.810 96,38 4.368.801 96,28 (1.059.009) (19,51)
Trung, dài hạn
203.723
100 4.537.626
3,62
100 (1.093.907) (19,42)
168.825
3,72
100 8.875.443
(34.898) (17,13)
Tổng dư nợ
7.665.233
100
1.210.210
15,79
Ngắn hạn
6.698.667 87,39 7.652.759 86,22
954.092
14,24
966.566 12,61 1.222.684 13,78
256.118
26,50
Trung, dài hạn
Tổng nợ xấu
63.300
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
100
54.910
100
(8.390) (13,25)
53.071 83,84
43.652 79,98
(9.419) (17,75)
10.229 16,16
11.258 20,02
1.029
10,06
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
Đến năm 2012, doanh số cho vay đã giảm xuống còn 11.452.149 triệu
đồng, giảm 17,47% so với năm 2011. Song, so với 6 tháng đầu năm 2012, khoản
mục này đạt 4.871.413 triệu đồng, giảm 20,72% ở 6 tháng đầu năm 2013.
Nguyên nhân là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong những năm
qua đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Do đó, các
doanh nghiệp cũng ngần ngại khi quyết định vay thêm vốn. Bên cạnh đó, nhiều
doanh nghiệp còn khó khăn trong việc tiêu thụ hàng tồn kho, song họ không có
nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên không có nhu cầu vay vốn. Thêm vào
đó là số doanh nghiệp đủ điều kiện để vay vốn từ ngân hàng cũng ngày càng ít
hơn. Điều này đã làm cho doanh số cho vay giảm trong năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013.
- Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay chỉ mới phản ánh được quy mô của hoạt động tín dụng
chứ chưa thể hiện được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cũng như chưa phản
ánh được thời hạn trả nợ của khách hàng là nhanh hay chậm. Việc khách hàng
luôn trả nợ vay cho ngân hàng đầy đủ và đúng hạn chứng tỏ khách hàng đã sử
20
dụng vốn vay đúng mục đích, giúp cho việc luân chuyển vốn ở ngân hàng được
dễ dàng hơn. Công tác thu hồi nợ này được đánh giá và thể hiện thông qua khoản
mục doanh số thu nợ của ngân hàng.
Nhìn chung, doanh số thu nợ có nhiều biến động trong giai đoạn 2010 –
06/2013. Năm 2011, doanh số thu nợ tăng 2.214.974 triệu đồng (tức 20,93%) so
với năm 2010. Điều này chứng tỏ công tác chỉ đạo thu hồi vốn của ngân hàng tốt.
Đến năm 2012, doanh số thu nợ giảm 2.735.680 triệu đồng (tức 21,37%) so với
năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, khoản mục này cũng có xu hướng
giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm 1.093.907 triệu đồng (tức 19,42%).
Nguyên nhân là doanh số cho vay trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
giảm, bên cạnh đó công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn vì
khách hàng làm ăn kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ ngân hàng đến khi
đáo hạn.
- Tổng dư nợ
Dư nợ tín dụng là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân mà chưa thu hồi lại
được. Nó là phần tài sản sinh lời lớn và quan trọng của ngân hàng. Tuy nhiên, dư
nợ càng cao thì rủi ro của ngân hàng cũng tăng lên. Do đó, cùng với việc tăng dư
nợ, ngân hàng cần phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ về hoạt động tín dụng
để đảm bảo mức rủi ro có thể chấp nhận được.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 06/2013, dư nợ của ngân hàng có xu
hướng tăng lên. Năm 2011, dư nợ tăng 1.078.112 triệu đồng (tức 17,75%) so với
năm 2010. Nguyên nhân là do doanh số cho vay cao hơn doanh số thu nợ vào
năm 2011 nên làm cho dư nợ cho vay tăng lên trong năm. Đến năm 2012, dư nợ
tăng 1.389.166 triệu đồng (tức 19,42%) so với năm 2011. So với 6 tháng đầu
năm 2012, khoản mục này tăng 1.210.210 triệu đồng (tức 15,79%) trong 6 tháng
đầu năm 2013. Mặc dù doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều giảm nhưng
doanh số cho vay vẫn cao hơn doanh số thu nợ nên làm cho tổng dư nợ tăng
trong giai đoạn này.
- Nợ xấu
Nợ xấu càng cao là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Theo Thái Văn Đại (2012)
thì “rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện
được nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng”. Vì vậy, nợ xấu
luôn là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt chú trọng quan tâm. Giải quyết tốt
vấn đề nợ xấu đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 06/2013, nợ xấu của ngân hàng có xu
hướng giảm. Năm 2011, nợ xấu giảm 9.407 triệu đồng (tức 10,80%) so với năm
21
2010. Năm 2012, nợ xấu tiếp tục giảm còn 61.142 triệu đồng, giảm 21,28% so
với năm 2011. So với 6 tháng đầu năm 2012, khoản mục nợ xấu giảm 8.390 triệu
đồng (tức 13,25%). Điều này cho thấy chất lượng quản lý tín dụng tại chi nhánh
ngân hàng đang có xu hướng tốt hơn, hầu hết các khoản cho vay đều được kiểm
soát chặt chẽ, công tác thẩm đinh món vay cũng như sự quan tâm chỉ đạo của ban
lãnh đạo ngân hàng thường xuyên đã giúp chi nhánh giảm được tỷ lệ nợ xấu
trong giai đoạn này.
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN
HÀNG AGRIBANK SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010 – 06/2013
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn
4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng
Việc nghiên cứu doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng
giúp ngân hàng đánh giá được đặc điểm của từng nhóm khách hàng, đồng thời
giúp ngân hàng phát triển thêm khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Bảng 4.3. Doanh số cho vay NH theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
Đối tượng
khách hàng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
2011/2010
Số tiền
2012/2011
Số tiền
%
%
Cá nhân, HGĐ
3.669.545
4.277.087
4.478.047
Doanh nghiệp
7.253.299
8.721.279
6.433.850 1.467.980 20,24 (2.287.429) (26,23)
Tổng cộng
607.542 16,56
200.960
4,70
10.922.844 12.998.366 10.911.897 2.075.522 19,00 (2.086.469) (16,05)
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
(Chú thích: HGĐ: hộ gia đình)
Bảng 4.4. Doanh số cho vay NH theo đối tượng khách hàng 6 tháng đầu 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Đối tượng khách hàng
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
So sánh
Số tiền
%
Cá nhân, HGĐ
2.341.041
2.401.719
60.678
2,59
Doanh nghiệp
3.574.122
2.199.993
(1.374.129)
(38,45)
Tổng cộng
5.915.163
4.601.712
(1.313.451)
(22,2)
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
22
Hình 4.1. Tỷ trọng doanh số cho vay NH theo đối tượng khách hàng
của NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013
Ngân hàng cho vay chủ yếu qua 2 nhóm đối tượng khách hàng: cá nhân, hộ
gia đình và các doanh nghiệp. Nhìn chung, doanh số cho vay NH theo đối tượng
khách hàng có nhiều biến động, trong đó tỷ trọng doanh số cho vay NH đối với
đối tượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay
trong giai đoạn 2010 – 2012. Tuy nhiên, doanh số cho vay NH đối với đối tượng
doanh nghiệp có xu hướng giảm trong khi doanh số cho vay NH đối với đối
tượng cá nhân và hộ gia đình có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 – 06/2013.
Đặc biệt, doanh số cho vay NH trong 6 tháng đầu năm 2013 đối với đối tượng
doanh nghiệp chiếm tỷ trọng còn thấp hơn doanh số cho vay NH đối với cá nhân
và hộ gia đình.
Cá nhân và hộ gia đình: Doanh số cho vay NH đối với đối tượng cá nhân
và hộ gia đình chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay NH (trên
32%) và có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Doanh số cho
vay NH năm 2010 đạt 3.669.545 triệu đồng, năm 2011 là 4.277.087 triệu đồng
(tăng 16,65% so với năm 2010), sang năm 2012 đạt 4.478.047 triệu đồng (tăng
4,70% so với năm 2011). So với 6 tháng đầu năm 2012, khoản mục này tăng
2,59% trong 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do số lượng doanh nghiệp
vẫn chưa nhiều, việc kinh doanh trên địa bàn tỉnh chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ
theo từng hộ gia đình hoặc cá nhân. Song, việc sản xuất kinh doanh của người
dân trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, nhu cầu mở rộng quy mô ngày càng tăng. Do
đó, Agribank đã đẩy mạnh cho vay, hỗ trợ vốn cho các đối tượng này để mở rộng
sản xuất kinh doanh góp phần tăng thu nhập. Bên cạnh đó, ngân hàng đã thực
hiện tốt Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn bằng việc đẩy
23
mạnh cho vay, hỗ trợ vốn để phát triển các ngành nghề ở nông thôn, cho vay các
chi phí sản xuất nông nghiệp, cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân
dân ở nông thôn.
Doanh nghiệp: Nhìn chung, doanh số cho vay NH đối với đối tượng doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 –
06/2013. Riêng năm 2011, doanh số cho vay NH đạt 8.721.279 triệu đồng, tăng
20,24% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm này các công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân,... đang có xu hướng phát
triển mạnh cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp
vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn để duy trì sản xuất kinh doanh. Những doanh
nghiệp này đa phần chỉ vay vốn NH nhằm hạn chế rủi ro lãi suất, điều này góp
phần làm tăng doanh số cho vay NH của ngân hàng. Sang năm 2012, doanh số
cho vay NH đối với đối tượng này có xu hướng giảm 2.287.429 triệu đồng (tức
26,23%) so với năm 2011. So với 6 tháng đầu năm 2012, khoản mục này giảm
1.374.129 triệu đồng (tức 38,45%) ở 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là
trong thời gian qua, thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công
ty nhà nước thành công ty cổ phần, các doanh nghiệp nhà nước đã đi lên cổ phần
hóa. Điều này đã làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn
tại ngân hàng. Song, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp làm
ăn kém hiệu quả, không có thị trường tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp phá sản.
Chính những điều trên đã làm cho doanh số cho vay NH đối với đối tượng khách
hàng này giảm.
4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế
Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cùng
với định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT VN và tình hình kinh
tế địa phương, Agribank Sóc Trăng đã mở rộng đầu tư tín dụng vào nhiều ngành
nghề khác nhau. Việc cho vay theo từng ngành nghề thể hiện mức độ đa dạng
hóa hình thức hoạt động của ngân hàng. Từ đó, giúp ngân hàng phân tán được
những rủi ro, đồng thời tập trung đầu tư vào những ngành nghề có xu hướng phát
triển trong tương lai.
Nhìn chung, doanh số cho vay NH theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2010
– 06/2013 có nhiều biến động. Tuy là ngân hàng nông nghiệp nhưng doanh số
cho vay NH đối với lĩnh vực nông – lâm – thủy sản lại chiếm tỷ trọng hầu như
thấp hơn 2 ngành còn lại trong cơ cấu doanh số cho vay NH. Để hiểu rõ hơn về
doanh số cho vay NH theo ngành kinh tế, ta có thể nhìn vào bảng 4.5 và bảng 4.6
sau đây:
24
Bảng 4.5. Doanh số cho vay NH theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
Ngành
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
2011/2010
Số tiền
2012/2011
%
Số tiền
24,75
(520.211) (21,52)
%
Nông-lâmthủy sản
1.937.634
2.417.126
1.896.915
CN & XD
4.767.719
3.450.042
2.366.393 (1.317.677) (27,64) (1.083.649) (31,41)
TM & DV
3.358.805
6.442.715
5.529.551
3.083.910
858.686
688.483
1.119.038
(170.203) (19,82)
Khác
Tổng cộng
10.922.844 12.998.366 10.911.897
479.492
2.075.522
91,82
(913.164) (14,17)
430.555
62,54
19,00 (2.086.469) (16,05)
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
(Chú thích: CN & XD: công nghiệp và xây dựng, TM & DV: thương mại và dịch vụ)
Bảng 4.6. Doanh số cho vay NH theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Ngành
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
So sánh
Số tiền
%
Nông-lâm-thủy sản
1.025.922
991.776
(34.146)
(3,33)
CN & XD
1.381.519
891.439
(490.080)
(35,47)
TM & DV
3.057.408
2.247.344
(810.064)
(26,50)
450.314
471.153
20.839
4,63
5.915.163
4.601.712
(1.313.451)
(22,20)
Khác
Tổng cộng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
Nông – lâm – thủy sản: Doanh số cho vay NH năm 2011 ngành nông –
lâm – thủy sản đạt 2.417.126 triệu đồng, tăng 479.492 triệu đồng (tức 24,75%) so
với năm 2010. Nguyên nhân là ngân hàng đã thực hiện tốt Nghị định
41/2010/NĐ-CP của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp nông thôn bằng việc đẩy mạnh cho vay, hỗ trợ vốn để phát triển các
ngành nghề ở nông thôn, cho vay các chi phí sản xuất nông nghiệp, cho vay tiêu
dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn. Sang năm 2012, khoản mục
này giảm 21,52% so với năm trước, còn 1.896.915 triệu đồng. So với 6 tháng đầu
năm 2012, doanh số cho vay ngành nông – lâm – thủy sản giảm 3,33% ở 6 tháng
đầu năm 2013. Nguyên nhân là vào giai đoạn này hiện tượng tôm chết hàng loạt
đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của tỉnh. Do vậy nhu cầu vay vốn để tái
25
đầu tư trong ngành thủy sản cũng đã hạn chế hơn nhiều. Điều này làm cho doanh
số cho vay NH đối với lĩnh vực nông – lâm – thủy sản giảm trong giai đoạn này.
Hình 4.2. Tỷ trọng doanh số cho vay NH theo ngành kinh tế của NHNo &
PTNT VN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013
Công nghiệp và xây dựng: Doanh số cho vay NH ngành công nghiệp và
xây dựng có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Năm 2011,
doanh số cho vay NH ngành công nghiệp và xây dựng đạt 3.450.042 triệu đồng,
giảm 1.317.677 triệu đồng (tức 27,64%) so với năm 2011. Đến năm 2012, khoản
mục này tiếp tục giảm còn 2.366.393 triệu đồng. So với 6 tháng đầu năm 2012,
doanh số cho vay NH ngành này giảm 490.080 triệu đồng (tức 35,47%) ở 6 tháng
đầu năm 2013. Sở dĩ khoản mục này giảm liên tục là do giá cả của nguyên vật
liệu xây dựng trong thời gian qua có nhiều biến động. Bởi vì đối tượng cho vay
của ngành này chủ yếu là giá trị các vật tư, nguyên liệu và các khoản chi phí khác
để khách hàng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của mình. Do đó, khi giá cả
tăng cao đã khiến các doanh nghiệp ngành công nghiệp và xây dựng gặp nhiều
khó khăn, và dẫn đến doanh số cho vay của ngành cũng bị sụt giảm.
Thương mại và dịch vụ: Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong
doanh số cho vay NH của ngân hàng. Chi nhánh thực hiện cho vay đối với ngành
thương mại và dịch vụ bao gồm các lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn,
các dịch vụ ăn uống, giáo dục,... Nhìn chung, doanh số cho vay NH của ngành có
xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2011, doanh số cho vay NH
đối với ngành này đạt 6.442.715 triệu đồng, tăng 91,82% so với năm 2010. Thực
hiện theo mục tiêu, phướng hướng nhiệm vụ của Đảng bộ thành phố Sóc Trăng
về chuyển dịch cơ cấu theo hướng “thương mại – dịch vụ, công nghiệp và nông
nghiệp”, ngân hàng đã đẩy mạnh việc cho vay đối với ngành này nên doanh số
26
cho vay NH đã tăng mạnh trong năm này. Bên cạnh đó, thương mại dịch vụ là
ngành mang lại nhiều lợi nhuận, ít rủi ro hơn với các ngành khác, đồng thời
thành phố Sóc Trăng là nơi tập trung đông dân nên ngày càng có nhiều người đầu
tư vào lĩnh vực này hơn, điều này đã góp phần làm cho doanh số cho vay NH
tăng lên. Bước sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, do tình hình khó khăn
chung của nền kinh tế, việc kinh doanh của nhiều khách hàng không được thuận
lợi, nhu cầu vay thêm vốn giảm làm cho doanh số cho vay của ngành cũng giảm
theo, tuy vậy nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay
NH.
Ngành khác: Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn
hạn. Hầu hết khách hàng của ngành kinh tế này vay vốn từ ngân hàng là dùng để
phục vụ nhu cầu của cá nhân như mua nhà, xe, máy móc thiết bị,… Năm 2011,
doanh số cho vay NH đối với ngành kinh tế này giảm 170.203 triệu đồng (tức
19,82%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm này, tình hình kinh tế
có nhiều biến động đã tác động đến đời sống người dân, hầu hết các kênh đầu tư
đều gặp nhiều khó khăn, đồng thời lãi suất tăng cao nên nhu cầu vay tiêu dùng
cũng rất hạn chế. Bước sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho
vay NH ngành này có xu hướng tăng do lãi suất giảm mạnh. Doanh số cho vay
NH ngành này tăng là một tín hiệu tốt trong việc mở rộng đầu tư tín dụng của
ngân hàng, có thể làm tăng thêm lượng khách hàng, góp phần mở rộng thương
hiệu, uy tín của ngân hàng trên nhiều lĩnh vực.
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn
Ngân hàng là tổ chức trung gian tín dụng giữa những người thừa vốn và
người thiếu vốn. Vì vậy, ngân hàng cần phải bảo đảm cân đối giữa việc tạo lập
vốn và sử dụng vốn nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh của mình đạt hiệu quả
cao. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì cần phải trả
cho ngân hàng 1 khoản chi phí nhất định, phần thu này giúp ngân hàng bù đắp
vào các hoạt động khác. Do đó, công tác thu hồi nợ và bảo vệ nguồn vốn là rất
quan trọng đối với ngân hàng.
Ta thấy, một ngân hàng có doanh số cho vay NH cao chưa hẳn là đạt hiệu
quả mà doanh số cho vay NH phải song song với doanh số thu nợ NH, đảm bảo ít
bị nợ xấu cũng như nợ quá hạn. Để thấy rõ công tác thu nợ NH của NHNo &
PTNT VN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua là tốt hay xấu, ta sẽ đi
vào phân tích tình hình thu nợ NH theo đối tượng khách hàng và theo ngành kinh
tế của ngân hàng. Qua đó có thể đề ra những biện pháp giúp công tác thu hồi nợ
của ngân hàng ngày càng tốt hơn.
27
4.2.2.1. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng
Như đã phân tích, ngân hàng cho vay chủ yếu qua 2 nhóm đối tượng khách
hàng. Doanh số cho vay NH theo 2 nhóm đối tượng này đều có nhiều biến động
không đều trong giai đoạn 2010 – 06/2013, điều này làm cho doanh số thu nợ NH
cũng chịu nhiều ảnh hưởng.
Bảng 4.7. Doanh số thu nợ NH theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
Đối tượng
khách hàng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
2011/2010
Số tiền
2012/2011
Số tiền
%
%
Cá nhân, HGĐ
3.349.779
3.902.190
4.017.043
Doanh nghiệp
6.652.914
8.107.531
5.686.320
1.454.617 21,86 (2.421.211) (29,86)
10.002.693 12.009.721
9.703.363
2.007.028 20,06 (2.306.358) (19,20)
Tổng cộng
552.411 16,49
114.853
2,94
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
Bảng 4.8. Doanh số thu nợ NH theo đối tượng khách hàng 6 tháng đầu 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Đối tượng
khách hàng
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
So sánh
Số tiền
%
Cá nhân, HGĐ
2.207.180
2.179.759
(27.421)
(1,24)
Doanh nghiệp
3.220.630
2.189.042
(1.031.588)
(32,03)
Tổng cộng
5.427.810
4.368.801
(1.059.009)
(19,51)
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
Hình 4.3. Tỷ trọng doanh số thu nợ NH theo đối tượng khách hàng của
NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013
28
Nhìn chung, doanh số thu nợ NH của đối tượng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ
trọng cao nhất trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Tuy nhiên, doanh số thu nợ NH
của đối tượng khách hàng này lại có xu hướng giảm trong khi doanh số thu nợ
NH đối với đối tượng cá nhân và hộ gia đình lại có xu hướng tăng.
Cá nhân, hộ gia đình: Doanh số thu nợ NH đối với đối tượng cá nhân, hộ
gia đình tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2011, doanh số thu nợ
NH đạt 3.902.190 triệu đồng, tăng 16,49% so với năm 2010. Sang năm 2012,
khoản mục này tăng lên 114.853 triệu đồng (tức 2,94%) so với năm 2011. Tuy
tốc độ tăng không lớn nhưng vẫn đảm bảo doanh số thu nợ NH năm sau cao hơn
năm trước. Điều này cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt công tác quản lý, thu
hồi nợ, đồng thời cho thấy khách hàng thuộc đối tượng khách hàng này đã thực
hiện khá tốt việc trả nợ vay của ngân hàng. So với 6 tháng đầu năm 2012, doanh
số thu nợ NH tuy có giảm ở 6 tháng đầu năm 2013, nhưng không đáng kể. Tuy
nhiên, việc thu hồi nợ đối với đối tượng khách hàng này tại ngân hàng tương đối
khó hơn các đối tượng khách hàng khác do những khách hàng đến vay vốn khá
phức tạp về mọi đối tượng cũng như lĩnh vực hoạt động. Vì vậy, ngân hàng nên
xem xét hết sức cẩn thận trước khi cho vay đối tượng này nhằm tránh rủi ro
không thu hồi được nợ cho chính ngân hàng.
Doanh nghiệp: Nhìn chung, doanh số thu nợ NH của đối tượng khách hàng
này có xu hướng biến động giống như doanh số cho vay NH trong giai đoạn
2010 – 06/2013. Năm 2011, doanh số thu nợ NH đạt 8.107.531 triệu đồng, tăng
1.454.617 triệu đồng (tức 21,86%) so với năm 2010. Nguyên nhân là trong năm
2011, nhiều doanh nghiệp làm ăn có lời nên có khả năng trả nợ cho ngân hàng
đúng hạn. Bên cạnh đó, cũng trong năm này, nhà nước có chính sách miễn giảm
thuế cho các doanh nghiệp, góp phần làm giảm chi phí tăng lợi nhuận của các
doanh nghiệp. Điều này cũng đã góp phần tạo điều kiện để các doanh nghiệp trả
nợ đúng hạn cho ngân hàng. Bước sang năm 2012, doanh số thu nợ NH giảm
29,86% so với cùng kỳ năm trước và so với 6 tháng đầu năm 2012, doanh số thu
nợ NH cũng giảm 32,03% ở 6 tháng đầu năm 2013. Trong giai đoạn này, nền
kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp không có thị trường tiêu thụ sản
phẩm, việc kinh doanh thua lỗ dẫn đến việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp
không ít khó khăn.
4.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Doanh số thu nợ NH theo ngành kinh tế cho thấy hiệu quả của việc phân tán
rủi ro trong việc đầu tư tín dụng NH của ngân hàng. Nhìn chung, hầu như các
ngành kinh tế đều có doanh số thu nợ tăng trong năm 2011 và giảm trong năm
2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
29
Bảng 4.9. Doanh số thu nợ NH theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
Ngành
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
2011/2010
Số tiền
2012/2011
%
Số tiền
8,10
(461.066) (24,22)
%
Nông-lâmthủy sản
1.761.108
1.903.676
1.442.610
CN & XD
4.635.917
3.617.791
2.192.493 (1.018.126) (21,96) (1.425.298) (39,40)
TM & DV
2.974.691
5.567.639
5.065.743
2.592.948
87,17
(501.896)
(9,01)
630.977
920.615
1.002.517
289.638
45,90
81.902
8,90
10.002.693 12.009.721
9.703.363
2.007.028
Khác
Tổng cộng
142.568
20,06 (2.306.358) (19,20)
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
Bảng 4.10. Doanh số thu nợ NH theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
821.559
824.196
2.637
0,32
CN & XD
1.267.634
961.871
(305.763)
(24,12)
TM & DV
2.916.348
2.140.395
(775.953)
(26,61)
422.269
442.339
20.070
4,75
5.427.810
4.368.801
(1.059.009)
(19,51)
Ngành
Nông-lâm-thủy sản
Khác
Tổng cộng
Số tiền
%
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
Nông – lâm – thủy sản: Năm 2011, cùng với việc tăng trong doanh số cho
vay đối với lĩnh vực này thì doanh số thu nợ NH cũng tăng 142.568 triệu đồng
(tức 8,01%) so với năm 2010. Doanh số thu nợ NH tăng là do người dân đã đẩy
mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực này. Đồng thời, việc áp
dụng tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap đã giúp họ xây dựng được thương hiệu và
tạo được thị trường tiêu thụ ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình
VietGap, GlobalGap sẽ tạo được niềm tin với nhà phân phối, người tiêu dùng và
cơ quan quản lý. Bởi vì VietGap và GlobalGap là những tiêu chuẩn về thực hành
tốt nông nghiệp trong quá trình sản xuất, thu hoạch và sau thu hoạch nhằm bảo
vệ môi trường, đồng thời đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm
bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. Điều đó đã giúp
việc tiêu thụ sản phẩm của họ trở nên thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn, và tất
yếu họ sẽ trả nợ sớm cho ngân hàng. Đến năm 2012, doanh số thu nợ NH ngành
30
nông – lâm – thủy sản giảm 461.066 triệu đồng (tức 24,22%) so với năm 2011.
Nguyên nhân là trong năm này, hiện tượng tôm chết hàng loạt đã ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ của nhiều hộ. So với 6 tháng đầu năm 2012, doanh số thu nợ NH
6 tháng đầu năm 2013 có tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, nếu so sánh với
doanh số cho vay NH thì ta thấy doanh số thu nợ NH của ngân hàng vẫn đạt kết
quả tốt trong giai đoạn 2010 – 06/2013.
Hình 4.4. Tỷ trọng doanh số thu nợ NH theo ngành kinh tế của NHNo &
PTNT VN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013
Công nghiệp và xây dựng: Đây là ngành có tỷ trọng doanh số thu nợ NH
cao nhất trong tổng doanh số thu nợ NH theo ngành kinh tế của ngân hàng năm
2010 (46,35%). Tuy nhiên, doanh số thu nợ NH của ngân hàng đối với ngành
kinh tế này có có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Năm
2011, doanh số thu nợ NH đạt 3.617.791 triệu đồng, giảm 21,96% so với năm
2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011, lạm phát tăng cao, giá cả nguyên,
nhiên vật liệu tăng cao, giá vàng và lãi suất biến động mạnh đã đẩy giá nhà và giá
đất tăng lên khiến các doanh nghiệp trong ngành gặp không ít khó khăn trong
việc tìm kiếm đầu ra. Song, việc trả nợ ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn vì
chi phí trả lãi quá cao. Bước sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, doanh số
thu nợ NH tiếp tục giảm mặc dù nhà nước đã đưa ra những chủ trương chính
sách để cứu vớt thị trường bất động sản nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thể
phục hồi hoàn toàn. Vì vậy, họ vẫn chưa thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Thương mại và dịch vụ: Nhìn chung, doanh số thu nợ NH của ngành này
chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2011 – 06/2013, riêng năm 2010, tỷ trọng
doanh số thu nợ NH của ngành này tuy có thấp hơn ngành công nghiệp và xây
dựng, nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng khá cao. Điều này cho thấy việc kinh doanh
31
mua bán của người dân trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, tạo điều kiện cho việc trả
nợ đúng hạn cho ngân hàng. Doanh số thu nợ NH đối với ngành kinh tế này đạt
5.567.639 triệu đồng vào năm 2011, tăng 2.592.948 triệu đồng (tức 87,17%) so
với năm 2010. Đó chính là nhờ sự nỗ lực phấn đấu trong công tác thu hồi nợ của
các cán bộ tín dụng ngân hàng cũng như nhờ sự cố gắng trong hoạt động kinh
doanh, buôn bán của các doanh nghiệp để có thể thanh toán nợ đúng hạn cho
ngân hàng. Bước sang năm 2012, doanh số thu nợ NH đạt 5.065.743 triệu đồng,
giảm nhẹ so với năm 2011, giảm 501.896 triệu đồng (tức 9,01%) và so với 6
tháng đầu năm 2012, doanh số thu nợ NH giảm 775.953 triệu đồng (tức 26,61%)
ở 6 tháng đầu năm 2013. Có thể nói, trong những năm qua ngành thương mại
dịch vụ khá phát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Do đó, áp lực cạnh tranh gay
gắt giữa những doanh nghiệp cũng khá cao, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh
doanh cùng loại hàng hóa dịch vụ hoặc cùng nhóm đối tượng khách hàng. Cũng
chính vì điều này đã khiến một bộ phận nhỏ doanh nghiệp kinh doanh không có
hiệu quả nên không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Ngành khác: Doanh số thu nợ của các ngành khác có xu hướng tăng liên
tục trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Cho vay đối với các ngành này chủ yếu là
cho vay tiêu dùng nên nguồn trả nợ chủ yếu là từ lương của người đi vay nên
việc trả nợ được nhanh chóng, thuận tiện và ít rủi ro. Bên cạnh đó, cán bộ tín
dụng cũng đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ nhằm tránh rủi ro nợ quá hạn, nợ
xấu làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng nên doanh số thu nợ đối với các
ngành kinh tế khác tăng đáng kể trong thời gian qua.
4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn
DN NH là chỉ tiêu không thể thiếu khi phân tích tín dụng NH của ngân
hàng. DN NH phản ánh rõ nét thực trạng và chính sách tăng trưởng tín dụng NH
của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, DN NH còn phản ánh
mức vốn mà ngân hàng đầu tư đối với hoạt động tín dụng NH và đóng góp vào
quá trình phát triển của ngân hàng.
4.2.3.1. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng
DN NH cả 2 nhóm đối tượng khách hàng luôn có xu hướng tăng liên tục
trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Đây là tín hiệu tốt để ngân hàng tiếp tục phát
triển việc cung ứng các dịch vụ cấp tín dụng NH của mình.
Cá nhân, hộ gia đình: Qua bảng 4.11 và bảng 4.12, ta thấy DN NH đối với
đối tượng khách hàng cá nhân và hộ gia đình có xu hướng tăng liên tục trong giai
đoạn 2010 – 06/2013. Năm 2011, DN NH đạt 2.688.011 triệu đồng, tăng 374.897
triệu đồng (tức tăng 16,21%) so với năm 2010. Đến năm 2012, khoản mục này
tiếp tục tăng thêm 435.303 triệu đồng (tức tăng 16,19%) so với năm 2011. So với
32
6 tháng đầu năm 2012, DN NH tăng 523.402 triệu đồng (tức 18,55%) ở 6 tháng
đầu năm 2013. Như đã phân tích, ta thấy doanh số cho vay NH cũng như doanh
số thu nợ NH đối với đối tượng khách hàng này tăng liên tục trong giai đoạn
2010 – 06/2013. Tuy nhiên, so với doanh số cho vay NH thì doanh số thu nợ NH
của đối tượng khách hàng này tăng chậm hơn và điều này đã góp phần làm DN
NH của ngân hàng tăng trong giai đoạn 2010 – 06/2013.
Bảng 4.11. DN NH theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
Đối tượng
khách hàng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011/2010
Số tiền
2012/2011
Số tiền
%
%
Cá nhân, HGĐ
2.313.114
2.688.011
3.123.314
374.897
16,21
435.303
16,19
Doanh nghiệp
2.909.555
3.523.303
4.296.534
613.748
21,09
773.231
21,95
Tổng cộng
5.222.669
6.211.314
7.419.848
988.645
18,93
1.208.534
19,46
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
Bảng 4.12. DN NH theo đối tượng khách hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Đối tượng khách hàng
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
So sánh
Số tiền
%
Cá nhân, HGĐ
2.821.872
3.345.274
523.402
18,55
Doanh nghiệp
3.876.795
4.307.485
430.690
11,11
Tổng cộng
6.698.667
7.652.759
954.092
14,24
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
Doanh nghiệp: DN NH đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp chiếm
tỷ trọng cao nhất trong tổng DN NH và có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn
2010 – 06/2013. Năm 2011, DN NH đạt 3.523.303 triệu đồng, tăng 613.748 triệu
đồng (tức 21,09%) so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho
vay NH và doanh số thu nợ NH đều tăng trong năm này nhưng tốc độ tăng của
doanh số thu nợ NH lại chậm hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay NH nên DN
NH trong năm này tăng. Sang năm 2012, DN NH tăng thêm 773.231 triệu đồng
(tức 21,95%) so với năm 2011. So với 6 tháng đầu năm 2012, DN NH 6 tháng
đầu năm 2013 tăng 430.690 triệu đồng (tức 11,11%). Trong giai đoạn này, như
đã phân tích, ta thấy doanh số cho vay NH giảm nhưng tốc độ chậm hơn doanh
số thu nợ NH vì vậy đã làm cho DN NH tăng lên.
33
Hình 4.5. Tỷ trọng dư nợ NH theo đối tượng khách hàng của NHNo &
PTNT VN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013
4.2.3.2. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Bên cạnh việc phân tích DN NH theo đối tượng khách hàng thì việc phân
tích DN NH theo ngành kinh tế sẽ cho thấy mức độ đầu tư tín dụng NH của ngân
hàng đối với từng ngành kinh tế. Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 06/2013,
DN NH của các ngành kinh tế có nhiều biến động tăng giảm. Trong đó, DN NH
của ngành thương mại và dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn
2010 – 06/2013. Để hiểu rõ hơn, ta xem xét bảng 4.13, bảng 4.14 và hình 4.6 sau
đây:
Bảng 4.13. Tình hình DN NH theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
Ngành
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010
Số tiền
%
513.450
2012/2011
Số tiền
%
Nông-lâmthủy sản
1.552.558
2.066.008 2.475.694
33,07
409.686
19,83
CN & XD
1.568.020
1.400.271 1.532.120 (167.749) (10,70)
131.849
9,42
TM & DV
1.731.513
2.606.589 3.158.172
50,54
551.583
21,16
253.862 (232.132) (62,64)
115.416
83,37
1.208.534
19,46
Khác
Tổng cộng
370.578
5.222.669
138.446
6.211.314 7.419.848
875.076
988.645
18,93
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
34
Bảng 4.14. Tình hình DN NH theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Ngành
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
So sánh
Số tiền
%
Nông-lâm-thủy sản
2.270.371
2.643.274
372.903
16,42
CN & XD
1.514.156
1.461.688
(52.468)
(3,47)
TM & DV
2.747.649
3.265.121
517.472
18,83
166.491
282.676
116.185
69,78
6.698.667
7.652.759
954.092
14,24
Khác
Tổng cộng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
Hình 4.6. Tỷ trọng dư nợ NH theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT VN
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013
Nông – lâm – thủy sản: Nhìn chung, DN NH ngành nông – lâm – thủy sản
có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Năm 2011, DN NH
đạt 2.066.008 triệu đồng, tăng 513.450 triệu đồng (tức tăng 33,07%) so với năm
2010. Trong năm này, doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ NH đều tăng
nhưng doanh số cho vay tăng cao hơn, điều này làm cho dư nợ NH tăng cao.
Năm 2012, DN NH tiếp tục tăng lên đạt 2.475.694 triệu đồng. So với 6 tháng đầu
năm 2012, DN NH tăng 372.903 triệu đồng (tức 16,42%) ở 6 tháng đầu năm
2013. Như đã phân tích, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, doanh số cho
vay và doanh số thu nợ NH đối với ngành đều giảm trong giai đoạn này, tuy
nhiên doanh số cho vay NH giảm ít hơn, điều này đã khiến DN NH của ngành
tăng lên.
35
Công nghiệp và xây dựng: Năm 2011, DN NH đối với lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng đạt 1.400.271 triệu đồng, giảm 167.749 triệu đồng (tức
10,70%) so với năm 2010. Tình hình lạm phát trong năm này tăng cao, thị trường
bất động sản đóng băng, nhiều dự án công trình xây dựng trì trệ, doanh nghiệp
làm ăn thua lỗ đã làm cho doanh số cho vay NH cũng như doanh số thu nợ NH
đối với ngành đều giảm. Doanh số cho vay NH giảm nhiều hơn doanh số thu nợ
NH là lý do dẫn đến dư nợ NH của ngành cũng giảm theo. DN NH năm 2012
tăng 131.849 triệu đồng (tức 9,42%) so với năm 2011. Không khác gì các ngành
kinh tế khác, do chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế nên doanh số cho vay NH
cũng như doanh số thu nợ NH của ngành công nghiệp và xây dựng đều giảm và
doanh số thu nợ giảm nhiều hơn đã làm cho DN NH đối với lĩnh vực này tăng
lên. So với 6 tháng đầu năm 2012, doanh số cho vay NH của ngành giảm nhiều
hơn doanh số thu nợ NH, điều này làm cho DN NH của ngân hàng đối với ngành
này có xu hướng giảm theo, giảm 52.468 triệu đồng (tức 3,47%) ở 6 tháng đầu
năm 2013.
Thương mại và dịch vụ: Trong giai đoạn 2010 – 06/2013, thương mại và
dịch vụ là ngành có DN NH chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DN NH theo
ngành kinh tế và có xu hướng tăng liên tục. Năm 2011, DN NH đạt 2.606.589
triệu đồng, tăng 875.076 triệu đồng (tức 50,54%) so với năm 2010. Như ta đã
biết, nền kinh tế nước ta đang hòa nhập với nền kinh tế thế giới nên ngành
thương mại ngày càng được chú ý nhiều hơn và có những bước phát triển không
ngừng. Vì thế, trong những năm qua, ngân hàng không ngừng mở rộng cho vay
đối với lĩnh vực này nhằm góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà. Bên cạnh đó, việc
thu hồi nợ của ngân hàng đối với ngành này cũng khá tốt. Doanh số cho vay NH
và doanh số thu nợ NH đều tăng cao, tuy nhiên doanh số cho vay NH tăng cao
hơn góp phần làm DN NH của ngân hàng tăng theo. Năm 2012, DN NH tiếp tục
tăng lên thêm 551.583 triệu đồng (tức 21,16%) so với năm 2011. So với 6 tháng
đầu năm 2012, DN NH tiếp tục tăng 517.472 triệu đồng (tức 18,83%) ở 6 tháng
đầu năm 2013. Trong giai đoạn này, tuy cả doanh số cho vay NH và doanh số thu
nợ NH đều giảm nhưng so với doanh số thu nợ NH thì doanh số cho vay NH vẫn
lớn hơn nên DN NH của ngân hàng đã tăng lên ở 6 tháng đầu năm 2013..
Ngành khác: Năm 2011, DN NH của các ngành khác giảm 232.132 triệu
đồng (tức 62,64%) so với năm 2010. Tình hình thu nợ cũng như thiện chí trả nợ
của các ngành khác luôn tốt. Tuy nhiên, năm 2011 tình hình lạm phát tăng, lãi
suất cao khiến cho người dân ít có nhu cầu vay vốn khiến cho doanh số cho vay
NH đối với các ngành khác giảm trong năm này. Chính điều đó đã làm cho DN
NH của các ngành cũng giảm theo. DN NH năm 2012 tăng 115.416 triệu đồng
(tức 83,37%) so với năm 2011 và DN NH 6 tháng đầu năm 2013 tăng 116.185
36
triệu đồng (tức 69,78%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Như ta đã biết, lãi suất
trong giai đoạn này có xu hướng giảm mạnh khiến doanh số cho vay NH đối với
các ngành khác, chủ yếu là nhu cầu cho vay tiêu dùng tăng lên đáng kể. Doanh số
cho vay NH tăng nhanh hơn doanh số thu nợ NH là lý do làm cho DN NH của
ngành tăng trong giai đoạn này.
4.2.4. Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn
Nợ xấu NH thể hiện chất lượng tín dụng NH của ngân hàng nên đây là vấn
đề luôn được các ngân hàng chú trọng quan tâm. Tuy nhiên, rủi ro nợ xấu trong
hoạt động tín dụng ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên, để giảm
thiểu rủi ro cũng như nâng cao chất lượng tín dụng NH cho mình thì chính ngân
hàng cần phải tìm ra được những nguyên nhân phát sinh nợ xấu cũng như những
biện pháp để thu hồi nợ tốt nhất.
4.2.4.1. Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng
Qua bảng 4.15 và 4.16, ta thấy nợ xấu NH theo từng nhóm đối tượng khách
hàng có nhiều biến động tăng giảm khác nhau. Trong đó, nợ xấu đối với đối
tượng doanh nghiệp có xu hướng giảm đáng kể.
Bảng 4.15. Nợ xấu NH theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
Đối tượng
khách hàng
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010
Số tiền
2012/2011
Số tiền
%
%
Cá nhân, HGĐ
25.733
28.782
41.837
3.049
11,85
13.055
45,36
Doanh nghiệp
32.569
37.765
8.262
5.196
15,95
(29.503)
(78,12)
Tổng cộng
58.302
66.547
50.099
8.245
14,14
(16.448)
(24,72)
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
Bảng 4.16. Nợ xấu NH theo đối tượng khách hàng 6 tháng đầu 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Đối tượng
khách hàng
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
So sánh
Số tiền
%
Cá nhân, HGĐ
45.371
35.999
(9.372)
(20,66)
Doanh nghiệp
7.700
7.653
(47)
(0,61)
53.071
43.652
(9.419)
(17,75)
Tổng cộng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
37
Hình 4.7. Tỷ trọng nợ xấu NH theo đối tượng khách hàng của NHNo &
PTNT VN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013
Cá nhân, hộ gia đình: Qua hình 4.7, ta thấy nợ xấu NH thuộc đối tượng
khách hàng này chiếm tỷ trọng khá cao và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010
– 2012. Nguyên nhân là do tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hầu hết các
hộ sản xuất nông nghiệp, thủy sản chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố khách
quan như thời tiết, dịch bệnh cũng như giá yếu tố đầu vào gia tăng. Nhiều hộ làm
ăn thua lỗ, mất khả năng trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ xấu tăng cao trong giai
đoạn này. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, tuy nợ xấu NH đối với đối tượng
khách hàng này có xu hướng giảm nhưng nó vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng nợ xấu NH của ngân hàng.
Doanh nghiệp: Năm 2011 do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế, lạm phát
tăng cao dẫn đến nợ xấu NH đối với doanh nghiệp tăng 5.196 triệu đồng (tức
15,95%) so với năm 2010. Bước sang năm 2012, tình hình nợ xấu của đối tượng
này giảm mạnh (giảm 78,12%) so với năm 2011. So với 6 tháng đầu năm 2012,
nợ xấu NH cũng giảm nhẹ ở 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do đối tượng
này dễ quản lý, đồng thời mỗi lần vay vốn họ đều có dự án kinh doanh rất chi tiết
và khả thi. Bên cạnh đó, nhằm giữ uy tín với ngân hàng cũng như khách hàng của
mình để việc kinh doanh thuận lợi về sau nên họ đã trả nợ đúng hạn.
4.2.4.2. Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế
Song song việc phân tích tình hình nợ xấu NH theo đối tượng khách hàng
thì việc phân tích tình hình nợ xấu NH theo ngành kinh tế cũng rất cần thiết. Điều
này giúp ngân hàng thấy được mức độ rủi ro trong từng ngành.
38
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 06/2013, nợ xấu của các ngành có xu
hướng giảm, chỉ riêng nợ xấu ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng
lên. Cụ thể:
Bảng 4.17. Nợ xấu NH theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
Năm
2010
Ngành
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010
Số tiền
Nông-lâm-thủy sản
2012/2011
Số tiền
%
%
33.408
33.090
26.845
(318)
(0,95)
(6.245)
(18,87)
CN & XD
470
12.300
8.393
11.830
2.517,02
(3.907)
(31,76)
TM & DV
11.480
9.035
4.340
(2.445)
(21,30)
(4.695)
(51,96)
Khác
12.944
12.122
10.521
(822)
(6,35)
(1.601)
(13,21)
Tổng cộng
58.302
66.547
50.099
8.245
14,14
(16.448)
(24,72)
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
Bảng 4.18. Nợ xấu NH theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Ngành
Nông-lâm-thủy sản
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
So sánh
Số tiền
%
34.837
25.802
(9.035)
(25,94)
CN & XD
4.549
5.528
979
21,52
TM & DV
5.350
3.412
(1.938)
(36,22)
Khác
8.335
8.910
575
6,90
53.071
43.652
(9.419)
(17,75)
Tổng cộng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
Nông – lâm – thủy sản: Đây là ngành chiếm tỷ trọng nợ xấu cao nhất trong
tổng nợ xấu NH của ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Nguyên nhân là
do đối tượng đầu tư thuộc ngành này chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố của
môi trường như thời tiết, dịch bệnh,…nên rủi ro khá cao. Tuy nhiên nhìn chung
trong giai đoạn này, nợ xấu NH của ngành có xu hướng giảm. Cụ thể vào năm
2010, nợ xấu NH đạt 33.408 triệu đồng. Năm 2011, nợ xấu NH giảm 318 triệu
đồng và đến năm 2012, tiếp tục giảm 6.245 triệu đồng. So với 6 tháng đầu năm
2012, nợ xấu NH giảm 9.035 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013. Sở dĩ nợ xấu
NH của ngành có xu hướng giảm là do ngân hàng đã kịp thời triển khai các chủ
trương, chính sách của Nhà nước, của ngành và địa phương, đặc biệt là ngân
hàng đã thực hiện tốt các quy chế cho vay đối với khách hàng, cơ chế đảm bảo
39
tiền vay, cơ cấu lại thời hạn và cho vay mới,… của Nghị định số 41/2010/NĐ-CP
của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Trong hoạt động cho vay của mình, chi nhánh tiếp cận với các doanh nghiệp, hộ
sản xuất có đủ điều kiện vay vốn, dự án có tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao,
đồng thời dựa vào tài sản đảm bảo tiền vay để tạo mối quan hệ ràng buộc trách
nhiệm của khách hàng trong quá trình vay vốn và sử dụng vốn vay. Điều đó đã
góp phần giúp ngân hàng hạn chế được nợ xấu NH.
Hình 4.8. Tỷ trọng nợ xấu NH theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT VN
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013
Công nghiệp và xây dựng: Nhìn chung, nợ xấu NH của ngành công
nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Đặc biệt,
trong năm 2011, nợ xấu NH của ngành tăng cao, tăng 2.517,02% so với năm
2010. Nguyên nhân là trong năm này, lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản
đóng băng, nhiều dự án xây dựng trì trệ, nhiều doanh nghiệp phá sản, đồng thời
chi phí trả lãi quá cao, nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ dẫn đến nợ
xấu NH của ngân hàng tăng cao. Bước sang năm 2012, nợ xấu NH đối với ngành
giảm đáng kể, giảm 31,76%. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã đẩy mạnh công tác
thẩm định, đánh giá các khoản vay đối với ngành này một cách cẩn trọng hơn.
Thương mại và dịch vụ: Nợ xấu của ngành thương mại và dịch vụ có xu
hướng giảm liên tục trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Năm 2011, nợ xấu NH đạt
9.035 triệu đồng, giảm 2.445 triệu đồng (tức 21,30%) so với năm 2010. Bước
sang năm 2012, nợ xấu NH tiếp tục giảm 4.695 triệu đồng (tức 51,96%) so với
năm 2011. So với 6 tháng đầu năm 2012, nợ xấu NH cũng có xu hướng giảm ở 6
tháng đầu năm 2013, giảm 1.938 triệu đồng (tức 36,22%). Nguyên nhân là việc
kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi nhờ việc tìm
40
hiểu kỹ thị trường, đẩy mạnh đầu tư, nâng cao chất lượng cũng như tạo ra sự
khác biệt trong sản phẩm dịch vụ. Chính vì điều này đã giúp các doanh nghiệp
thu hút được nhiều khách hàng và tạo ra lợi nhuận, giúp họ trả nợ đúng hạn cho
ngân hàng. Đây cũng là một tín hiệu tốt của ngân hàng trong việc cho vay đối với
lĩnh vực này.
Ngành khác: Nợ xấu NH đối với các ngành khác có xu hướng giảm trong
giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2011, nợ xấu NH của các ngành khác đạt 12.122
triệu đồng, giảm 822 triệu đồng (tức 6,35%) so với năm 2010. Năm 2012, tiếp
tục giảm xuống còn 10.521 triệu đồng. Nhìn chung, những người vay vốn đối với
nhóm ngành này thường có thu nhập ổn định nên việc trả nợ của họ rất khả quan.
4.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đánh giá tình hình cho vay NH của ngân hàng thông qua các chỉ số tài
chính kết hợp với việc phân tích trên sẽ cho thấy được những thành tựu mà ngân
hàng đã đạt được, đồng thời cũng tìm ra được những mặt tồn tại giúp ngân hàng
đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay NH.
Bảng 4.19. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị
tính
Năm
2010
1. Vốn huy động NH
Triệu đồng
2.801.134
2. Doanh số cho vay NH (DSCV NH)
Triệu đồng
10.922.844 12.998.366 10.911.897
3. Doanh số thu nợ NH (DSTN NH)
Triệu đồng
10.002.693 12.009.721
4. DN NH
Triệu đồng
5.222.669
6.211.314
7.419.848
5. DN NH bình quân
Triệu đồng
4.726.594
5.716.992
6.815.581
6. Nợ xấu NH
Triệu đồng
58.302
66.547
50.099
Lần
1,86
1,91
2,23
%
1,12
1,07
0,68
Vòng
2,12
2,10
1,42
%
91,58
92,39
88,92
Chỉ tiêu
DN NH/VHĐ NH = (4)/(1)
Nợ xấu NH/DN NH = (6)/(4)
Vòng quay vốn tín dụng NH = (3)/(5)
Hệ số thu nợ ngắn hạn = (3)/(2)
Năm
2011
Năm
2012
3.248.213 3.327.106
9.703.363
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng
- Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động NH của ngân hàng
vào hoạt động cho vay NH. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi
vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn NH của ngân hàng thấp,
41
ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không có
hiệu quả.
Qua bảng 4.19, ta thấy dư nợ NH trên vốn huy động NH đều lớn hơn 1 và
có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2010, với 1,86 đồng dư nợ
NH thì có 1 đồng vốn huy động NH tham gia. Năm 2011 thì 1 đồng vốn huy
động NH tham gia vào 1,91 đồng dư nợ NH. Đến năm 2012, với 2,23 đồng dư nợ
NH thì có 1 đồng vốn huy động NH tham gia. Điều này cho thấy, nhu cầu vốn
ngắn hạn trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn này là rất lớn và đang có xu hướng
tăng lên. Ta thấy, nguồn vốn huy động NH mặc dù có tăng lên nhưng vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải nỗ
lực nhiều hơn trong công tác huy động vốn của mình để có thể chủ động được
nguồn cung tín dụng ngắn hạn và giúp tăng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng NH của ngân hàng.
Nếu chỉ tiêu này quá cao thì chất lượng tín dụng NH của ngân hàng không đảm
bảo và nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng. Hiện nay, theo khuyến cáo của NHNN
thì tỷ lệ nợ xấu dưới 5% là mức có thể chấp nhận được.
Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ nợ xấu NH / DN NH đều được duy trì ở mức
thấp và có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2010, chỉ
tiêu này đạt 1,12%, năm 2011 giảm còn 1,07%, năm 2012 tiếp tục giảm còn
0,68%. Ta thấy DN tăng liên tục nhưng nợ xấu NH có xu hướng giảm, làm cho
chỉ tiêu nợ xấu NH trên DN NH cũng giảm liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012.
Điều này cho thấy chất lượng tín dụng NH của ngân hàng ngày càng tốt.
- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn
Vòng quay vốn tín dụng NH của ngân hàng có xu hướng giảm trong giai
đoạn 2010 – 2012. Năm 2010, 2011, 2012 vòng quay tín dụng NH lần lượt là
2,12; 2,10 và 1,42 vòng. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, tình hình kinh tế
gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản dẫn đến công tác thu hồi nợ của
ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn hơn, doanh số thu nợ NH giảm dẫn đến vòng
quay vốn tín dụng NH cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, điều này không cho thấy
rằng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng NH của ngân hàng kém hiệu quả bởi nếu so
với doanh số cho vay NH thì công tác thu hồi nợ của ngân hàng đạt khá tốt.
- Hệ số thu nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh công tác quản lý và thu hồi nợ của ngân hàng, cũng như
thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng.
42
Qua bảng 4.19, ta thấy trong giai đoạn 2010 – 2012, hệ số thu nợ NH của
ngân hàng khá cao (trên 88%). Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân
hàng đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó, thiện chí trả nợ của khách hàng cũng ngày một
tốt hơn. Năm 2012, hệ số thu nợ của ngân hàng đạt 88,92%, giảm so với năm
2011, nguyên nhân là do trong 2012, tình hình hoạt động của các đối tượng
khách hàng gặp nhiều khó khăn dẫn đến doanh số cho vay NH và doanh số thu
hồi nợ NH của ngân hàng đều giảm xuống, tuy nhiên doanh số thu nợ NH giảm
mạnh hơn doanh số cho vay NH nên hệ số thu nợ giảm trong năm này.
43
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG
5.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG
5.1.1. Những kết quả đạt được
Qua quá trình phân tích, ta thấy hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng
đạt được những thành tựu như sau:
- Ngân hàng đã thực hiện đúng hướng trong việc đầu tư tín dụng ngắn hạn
theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn cũng như theo chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa của
Đảng và Nhà nước.
- Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc nâng cao chất lượng
tín dụng ngắn hạn. Công tác thu hồi nợ và quản trị rủi ro của ngân hàng trong
hoạt động cho vay NH rất tốt. Trong đó, hệ số thu nợ khá cao trên 88%, tỷ lệ nợ
xấu có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Đặc biệt, nợ xấu của đối
tượng doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2010 – 06/2013.
5.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân
hàng cũng tồn tại những hạn chế sau:
- Nguồn vốn huy động còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay ngắn
hạn. Nguyên nhân do sự cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ khác trên địa bàn
tỉnh nên ngân hàng gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn. Song, do
thói quen sử dụng tiền mặt vì tâm lý lo sợ đồng tiền mất giá khi gửi vào ngân
hàng, điều này cũng làm cho việc huy động vốn gặp nhiều trở ngại.
- Vòng quay vốn tín dụng NH có xu hướng giảm dần mặc dù công tác thu
hồi nợ khá tốt. Đó cũng vì ngân hàng đã thực hiện chính sách hạn chế tín dụng
nhằm tránh rủi ro nợ xấu do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn.
- Nợ xấu tuy được khống chế ở mức thấp nhưng vẫn còn tồn tại, trong đó
nợ xấu ngành nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu
NH của ngân hàng. Nợ xấu ngành nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nợ xấu NH chủ yếu là do kết quả sản xuất của ngành này chịu ảnh
hưởng lớn từ yếu tố khách quan như thời tiết, dịch bệnh, giá cả trên thị trường có
44
nhiều biến động…điều này làm tăng rủi ro đối với hoạt động cho vay NH tại
ngân hàng.
- Doanh số cho vay, doanh số thu nợ đối với lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng có xu hướng giảm trong khi nợ xấu của ngành này lại có xu hướng tăng.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn chịu tác động bởi
những nguyên nhân khác như sau:
- Khách hàng còn sử dụng vốn sai mục đích, vì vậy công tác theo dõi của
cán bộ tín dụng gặp không ít khó khăn.
- Vẫn còn tồn tại một số khách hàng cung cấp thông tin thiếu hoặc không
trung thực cho ngân hàng.
5.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
NGẮN HẠN
5.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Nguồn nhân lực là nhân tố hết sức quan trọng để đạt được mục tiêu của
ngân hàng. Vì vậy, cần phải nâng cao phong cách phục vụ và trình độ nghiệp vụ
của cán bộ nhân viên trong ngân hàng nhằm giúp công tác huy động vốn đạt hiệu
quả hơn, đồng thời nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay
ngắn hạn. Cụ thể:
Thường xuyên mở các khóa đào tạo cũng như các lớp củng cố, đào tạo lại
nhằm giúp cán bộ tín dụng nắm được một cách tốt nhất những nghiệp vụ trong
ngân hàng.
Đảm bảo công tác tuyển dụng đúng quy trình, đúng yêu cầu công việc.
Đổi mới chính sách đãi ngộ cán bộ tín dụng.
5.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng
Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu vốn ngắn hạn của khách hàng ngày
càng gia tăng. Tuy nhiên, ngân hàng nên tiếp tục đầu tư tín dụng theo định hướng
của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, theo khả năng quản lý của cán
bộ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong hoạt động tín dụng, không chạy theo
doanh số. Do đó, thẩm định khách hàng là yếu tố hết sức quan trọng nhằm giúp
ngân hàng lựa chọn khách hàng để cho vay.
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ thẩm định cần phải tìm hiểu về
các thông tin và mục đích vay vốn của họ cũng như xem xét các phương án, dự
án đầu tư có mang lại hiệu quả kinh tế cao không, từ đó làm cơ sở để quyết định
cho vay một cách đúng đắn, đảm bảo chất lượng các khoản vay.
45
Mặt khác, công tác thẩm định cũng cần phải chú ý đến việc đánh giá tài sản
thế chấp, xác định mức độ rủi ro của tài sản được dùng để thế chấp vay vốn nhằm
đảm bảo an toàn vốn vay khi dự án kinh doanh không đạt mong muốn của người
đi vay.
5.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các món vay
Ngân hàng nên tăng cường kiểm tra chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của
khách hàng. Để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và không vi
phạm các điều khoản trong hợp đồng, cán bộ tín dụng nên xuống địa bàn theo
dõi, kiểm tra thường xuyên.
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng phải thường xuyên gửi giấy báo nợ để
nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn nhằm hạn chế việc chuyển nhóm
nợ cao hơn.
5.2.4. Một số biện pháp khác
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động để từng bước hiện
đại hóa ngân hàng. Đây cũng là cơ sở vững chắc để tạo niềm tin nơi khách hàng,
nhất là vấn đề huy động tiền gởi. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có thể quản lý
khách hàng của mình một cách chặt chẽ và hiệu quả nhất.
- Đối với lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, đặc biệt là ngành nông nghiệp,
ngân hàng nên cơ cấu lại dư nợ, đồng thời cần phân tích và đánh giá chính sách
trước khi cho vay để đảm bảo tăng doanh số và hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, ngân
hàng nên tổ chức một bộ phận giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng dự án vay vốn
cũng như tư vấn cho khách hàng về việc đánh giá, dự báo tình hình phát triển của
doanh nghiệp, tư vấn cho người nông dân nên trồng gì, nuôi gì,… để tránh tổn
thất do biến động giá cả thị trường nhằm giúp doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả
hơn. Điều đó giúp họ có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và cũng giúp
hiệu quả hoạt động tín dụng NH của ngân hàng cũng được nâng cao.
- Bên cạnh đó, khi đã phát sinh nợ xấu, ngân hàng phải phân tích kỹ và tìm
hiểu nguyên nhân để có hướng giải quyết phù hợp. Cụ thể như sau:
Nếu do nguyên nhân khách quan nên khách hàng không trả nợ được cho
ngân hàng, tùy trường hợp cụ thể để có thể đưa ra những giải pháp cụ thể như:
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, tư vấn cho khách hàng tiếp tục sản xuất
kinh doanh nếu thấy khách hàng vẫn còn có khả năng trả nợ, động viên khách
hàng tự phát mãi tài sản để trả nợ cho ngân hàng khi không còn phương án nào
khách. Nếu trường hợp xử lý tài sản quá khó thì đề nghị xử lý bằng nguồn dự
phòng rủi ro.
46
Nếu do nguyên nhân chủ quan thì ngân hàng cần phải kiên quyết thu hồi
nợ bằng mọi biện pháp. Chẳng hạn, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng dùng
nguồn vốn khác hoặc tự phát mãi tài sản để trả nợ. Nếu khách hàng không trả nợ
thì tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng như các cơ quan pháp
luật trong công tác thu hồi nợ xấu. Tuy nhiên, việc xét xử các vụ kiện dân sự
thường rất tốn nhiều chi phí và thời gian, đồng thời còn ảnh hưởng đến uy tín của
cả ngân hàng và khách hàng, nên ngân hàng cần phải xem xét thật kỹ trước khi
thực hiện xử lý nợ xấu bằng phương pháp này.
47
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2010 – 06/2013, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ nền kinh
tế cũng như áp lực cạnh tranh gay gắt trên địa bàn tỉnh nhưng nhìn chung, hoạt
động cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng vẫn đạt
kết quả khá tốt. Đó là nhờ sự nỗ lực của toàn thể nhân viên trong ngân hàng cũng
như sự hợp tác của khách hàng Agribank nên hoạt động cho vay ngắn hạn của
ngân hàng tăng trưởng khá ổn định và bền vững.
Những năm qua, nhờ thực hiện tốt chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ
phát triển nông nghiệp nông thôn, đồng thời thực hiện tốt chủ trương của Đảng
và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà ngân hàng đã có những định
hướng cho vay ngắn hạn phù hợp với tình hình đổi mới hiện nay, giúp nâng cao
hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng. Điều này thể hiện rõ qua
nhiều chỉ tiêu như đã phân tích. Chẳng hạn, dư nợ tín dụng ngắn hạn có sự tăng
trưởng qua các năm, tỷ lệ nợ xấu có những chuyển biến tích cực, tốc độ luân
chuyển vốn vay ngắn hạn tuy có giảm nhưng chất lượng tín dụng vẫn đảm bảo an
toàn, hệ số thu nợ ngắn hạn tại ngân hàng luôn ở mức cao.
Với những nỗ lực để kết quả đạt được như trên, ngân hàng đã khẳng định
được vị trí của mình trên địa bàn tỉnh cũng như tạo được uy tín với khách hàng.
Tuy nhiên, ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa để ngày càng nâng cao chất
lượng, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay ngắn hạn nhằm là chỗ dựa vững
chắc cho khách hàng cũng như là đối thủ đáng ngại của những ngân hàng trên
cùng địa bàn.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương
- Tăng cường cung cấp thông tin về khách hàng, giúp ngân hàng nắm được
tình hình kinh tế của những hộ gia đình nhằm đề ra hạn mức tín dụng một cách
phù hợp.
- Hỗ trợ ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn cũng
như trong quá trình thu hồi nợ.
- Phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn nhằm quản lý tốt tình hình
dịch bệnh trên địa bàn, hướng dẫn nông dân những phương án sản xuất đem lại
hiệu quả kinh tế cao.
48
6.2.2. Đối với NHNo & PTNT VN
- Tiếp tục đưa ra nhiều hình thức gửi tiền, có mức lãi suất hấp dẫn, nhiều
chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng khi tham gia gửi tiền tiết kiệm
với số tiền lớn, tham gia dự thưởng với những phần quà có giá trị lớn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với chi nhánh.
- Hỗ trợ tích cực cho chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực cũng như cơ sở hạ tầng, thiết bị kỹ thuật.
- Có chính sách khen thưởng đối với những cán bộ hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao.
49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
2. Nguyễn Thanh Duyệt và Thái Văn Đại, 2010. Giáo trình Quản trị ngân hàng
thương mại. Đại học Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại.
Đại học Cần Thơ.
4. Một số văn bản do chính phủ và NHNN quy định:
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
- Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN.
- Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
- Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ
phần.
50
[...]... lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng 1.2.1 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng theo đối tượng khách hàng và theo ngành kinh tế từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 1 - Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng. .. tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng để làm luận văn tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 để thấy rõ thực trạng cho vay và đề xuất giải... giá hoạt động cho vay NH của NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng từ năm 2010 đến năm 2012 - Sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm đề xuất giải pháp góp phần chất lượng hoạt động cho vay NH của ngân hàng 9 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG... hình thành và phát triển NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng là một trong những chi nhánh của NHNo & PTNT VN (Agribank) Chi nhánh NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng chính thức thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/04/1992 Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng Tên viết tắt: Agribank Sóc Trăng Địa chỉ: Số 20B đường Trần Hưng Đạo, Thành phố Sóc Trăng, ... lệ dư nợ trung dài hạn chi m tối đa 2,7% tổng dư nợ Nợ xấu: tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 1,8% Doanh thu từ hoạt động dịch vụ: 21 tỷ đồng 17 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG 4.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2010 – 06/2013 Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh đem... 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tín dụng ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định (Nguyễn... kinh tế đang phát triển như hiện nay, nhu cầu về vốn nói chung cũng như về vốn ngắn hạn nói riêng ngày càng tăng Do đó, việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn là yêu cầu cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng là ngân hàng thương mại lớn của tỉnh, thu hút một số lượng lớn tiền gửi và thực hiện... nhiều hoạt động cho vay với số dư không nhỏ Trong hoạt động cho vay của mình, cho vay ngắn hạn luôn chi m tỷ trọng lớn nhất, mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh Tuy nhiên, trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, chi nhánh cũng cần có những chi n lược riêng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của mình Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài Phân tích tình hình hoạt. .. nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng, Số 20B đường Trần Hưng Đạo Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng 1.3.2 Phạm vi thời gian - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013 - Số liệu phân tích được thu thập... VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong những hoạt động của các ngân hàng thương mại, cho vay là hoạt động chủ yếu, trong đó cho vay ngắn hạn thường chi m tỷ trọng lớn và đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại đã mở rộng cho vay trung và dài hạn, song cho vay ngắn hạn vẫn luôn là hoạt động chủ đạo vì nó đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tạm thời cho người dân Có thể nói, với ... chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn Từ lý trên, định chọn đề tài Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng để... 01658974868) PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài ngân hàng Mã ngành:... lượng hoạt động cho vay NH ngân hàng CHƯƠNG GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG