Tổng quan về hoạt động tín dụng tại chi nhánh 2010 – 06/2013

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 28)

GIAI ĐOẠN 2010 – 06/2013

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh đem lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại nói chung cũng như NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng nói riêng.

Qua bảng 4.1 và 4.2, ta thấy hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng tốt trong giai đoạn 2010-06/2013. Năm 2012, tuy doanh số cho vay và doanh số thu nợ giảm so với năm 2011 cũng như so với 6 tháng đầu năm 2012, cả 2 khoản mục này đều giảm vào 6 tháng đầu năm 2013 nhưng dư nợ tín dụng lại tăng liên tục và nợ xấu có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-06/2013. Cụ thể như sau:

- Doanh số cho vay

Doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì thế, doanh số cho vay tăng hay giảm phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay biến động không đều qua các năm. Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (trên 93%) trong tổng doanh số cho vay. Do đặc điểm kinh tế của tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ cá thể và có vòng quay vốn ngắn, do đó nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh phần lớn là vốn lưu động. Vì thế nhu cầu cho vay vốn tại NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là vốn ngắn hạn. Bên cạnh đó, nguồn vốn mà ngân hàng huy động được trong những năm qua chủ yếu là vốn ngắn hạn. Song, để giảm bớt rủi ro về lãi suất khi cho vay trung và dài hạn, đồng thời để dễ dàng hơn trong việc quản lý vốn vay của khách hàng, ngân hàng đã tập trung đầu tư cho tín dụng ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn.

Qua bảng 4.1 và bảng 4.2, ta thấy năm 2011, doanh số cho vay đạt 13.876.775 triệu đồng, tăng 2.393.263 triệu đồng (tức 20,84%) so với năm 2010, trong đó doanh số cho vay NH tăng 2.075.522 triệu đồng. Nguyên nhân là vào năm 2011, nhu cầu vay vốn của khách hàng gia tăng. Đồng thời, tình hình lãi suất năm 2011 diễn biến khá phức tạp vì thế để hạn chế rủi ro, ngân hàng đã chủ động tìm kiếm thêm khách hàng vay vốn, đặc biệt là vốn vay NH.

19

Bảng 4.1. Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh

2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 11.483.512 100 13.876.775 100 11.452.149 100 2.393.263 20,84 (2.424.626) (17,47)

Ngắn hạn 10.922.844 95,12 12.998.366 93,67 10.911.897 95,28 2.075.522 19,00 (2.086.469) (16,05) Trung, dài hạn 560.668 4,88 878.409 6,33 540.252 4,72 317.741 56,67 (338.157) (38,50) Doanh số thu nợ 10.583.689 100 12.798.663 100 10.062.983 100 2.214.974 20,93 (2.735.680) (21,37) Ngắn hạn 10.002.693 94,51 12.009.721 93,84 9.703.363 96,43 2.007.028 20,06 (2.306.358) (19,20) Trung, dài hạn 580.996 5,49 788.942 6,16 359.620 3,57 207.946 35,79 (429.322) (54,42) Tổng dư nợ 6.074.378 100 7.152.490 100 8.541.656 100 1.078.112 17,75 1.389.166 19,42 Ngắn hạn 5.222.669 85,98 6.211.314 86,84 7.419.848 86,87 988.645 18,93 1.208.534 19,46 Trung, dài hạn 851.709 14,02 941.176 13,16 1.121.808 13,13 89.467 10,50 180.632 19,19 Tổng nợ xấu 87.073 100 77.666 100 61.142 100 (9.407) (10,80) (27.567) (21,28) Ngắn hạn 58.302 66,96 66.547 85,68 50.099 77,96 8.245 14,14 (27.491) (24,72) Trung, dài hạn 28.771 33,04 11.119 14,32 11.043 22,04 (17.652) (61,35) (76) (0,68)

20

Bảng 4.2. Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu

năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 6.144.276 100 4.871.413 100 (1.272.863) (20,72)

Ngắn hạn 5.915.163 96,27 4.601.712 94,46 (1.313.451) (22,20) Trung, dài hạn 229.113 3,73 269.701 5,54 40.588 17,72 Doanh số thu nợ 5.631.533 100 4.537.626 100 (1.093.907) (19,42) Ngắn hạn 5.427.810 96,38 4.368.801 96,28 (1.059.009) (19,51) Trung, dài hạn 203.723 3,62 168.825 3,72 (34.898) (17,13) Tổng dư nợ 7.665.233 100 8.875.443 100 1.210.210 15,79 Ngắn hạn 6.698.667 87,39 7.652.759 86,22 954.092 14,24 Trung, dài hạn 966.566 12,61 1.222.684 13,78 256.118 26,50 Tổng nợ xấu 63.300 100 54.910 100 (8.390) (13,25) Ngắn hạn 53.071 83,84 43.652 79,98 (9.419) (17,75) Trung, dài hạn 10.229 16,16 11.258 20,02 1.029 10,06

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng

Đến năm 2012, doanh số cho vay đã giảm xuống còn 11.452.149 triệu đồng, giảm 17,47% so với năm 2011. Song, so với 6 tháng đầu năm 2012, khoản mục này đạt 4.871.413 triệu đồng, giảm 20,72% ở 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong những năm qua đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Do đó, các doanh nghiệp cũng ngần ngại khi quyết định vay thêm vốn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn khó khăn trong việc tiêu thụ hàng tồn kho, song họ không có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên không có nhu cầu vay vốn. Thêm vào đó là số doanh nghiệp đủ điều kiện để vay vốn từ ngân hàng cũng ngày càng ít hơn. Điều này đã làm cho doanh số cho vay giảm trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

- Doanh số thu nợ

Doanh số cho vay chỉ mới phản ánh được quy mô của hoạt động tín dụng chứ chưa thể hiện được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cũng như chưa phản ánh được thời hạn trả nợ của khách hàng là nhanh hay chậm. Việc khách hàng luôn trả nợ vay cho ngân hàng đầy đủ và đúng hạn chứng tỏ khách hàng đã sử

21

dụng vốn vay đúng mục đích, giúp cho việc luân chuyển vốn ở ngân hàng được dễ dàng hơn. Công tác thu hồi nợ này được đánh giá và thể hiện thông qua khoản mục doanh số thu nợ của ngân hàng.

Nhìn chung, doanh số thu nợ có nhiều biến động trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Năm 2011, doanh số thu nợ tăng 2.214.974 triệu đồng (tức 20,93%) so với năm 2010. Điều này chứng tỏ công tác chỉ đạo thu hồi vốn của ngân hàng tốt. Đến năm 2012, doanh số thu nợ giảm 2.735.680 triệu đồng (tức 21,37%) so với năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, khoản mục này cũng có xu hướng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm 1.093.907 triệu đồng (tức 19,42%). Nguyên nhân là doanh số cho vay trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 giảm, bên cạnh đó công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn vì khách hàng làm ăn kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ ngân hàng đến khi đáo hạn.

- Tổng dư nợ

Dư nợ tín dụng là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân mà chưa thu hồi lại được. Nó là phần tài sản sinh lời lớn và quan trọng của ngân hàng. Tuy nhiên, dư nợ càng cao thì rủi ro của ngân hàng cũng tăng lên. Do đó, cùng với việc tăng dư nợ, ngân hàng cần phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ về hoạt động tín dụng để đảm bảo mức rủi ro có thể chấp nhận được.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 06/2013, dư nợ của ngân hàng có xu hướng tăng lên. Năm 2011, dư nợ tăng 1.078.112 triệu đồng (tức 17,75%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh số cho vay cao hơn doanh số thu nợ vào năm 2011 nên làm cho dư nợ cho vay tăng lên trong năm. Đến năm 2012, dư nợ tăng 1.389.166 triệu đồng (tức 19,42%) so với năm 2011. So với 6 tháng đầu năm 2012, khoản mục này tăng 1.210.210 triệu đồng (tức 15,79%) trong 6 tháng đầu năm 2013. Mặc dù doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều giảm nhưng doanh số cho vay vẫn cao hơn doanh số thu nợ nên làm cho tổng dư nợ tăng trong giai đoạn này.

- Nợ xấu

Nợ xấu càng cao là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Theo Thái Văn Đại (2012) thì “rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng”. Vì vậy, nợ xấu luôn là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt chú trọng quan tâm. Giải quyết tốt vấn đề nợ xấu đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 06/2013, nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm. Năm 2011, nợ xấu giảm 9.407 triệu đồng (tức 10,80%) so với năm

22

2010. Năm 2012, nợ xấu tiếp tục giảm còn 61.142 triệu đồng, giảm 21,28% so với năm 2011. So với 6 tháng đầu năm 2012, khoản mục nợ xấu giảm 8.390 triệu đồng (tức 13,25%). Điều này cho thấy chất lượng quản lý tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đang có xu hướng tốt hơn, hầu hết các khoản cho vay đều được kiểm soát chặt chẽ, công tác thẩm đinh món vay cũng như sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng thường xuyên đã giúp chi nhánh giảm được tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này.

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010 – 06/2013

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Việc nghiên cứu doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giúp ngân hàng đánh giá được đặc điểm của từng nhóm khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng phát triển thêm khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Bảng 4.3. Doanh số cho vay NH theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Đối tượng

khách hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Cá nhân, HGĐ 3.669.545 4.277.087 4.478.047 607.542 16,56 200.960 4,70 Doanh nghiệp 7.253.299 8.721.279 6.433.850 1.467.980 20,24 (2.287.429) (26,23) Tổng cộng 10.922.844 12.998.366 10.911.897 2.075.522 19,00 (2.086.469) (16,05)

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng (Chú thích: HGĐ: hộ gia đình)

Bảng 4.4. Doanh số cho vay NH theo đối tượng khách hàng 6 tháng đầu 2012 và 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Đối tượng khách hàng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh

Số tiền %

Cá nhân, HGĐ 2.341.041 2.401.719 60.678 2,59

Doanh nghiệp 3.574.122 2.199.993 (1.374.129) (38,45)

Tổng cộng 5.915.163 4.601.712 (1.313.451) (22,2)

23

Hình 4.1. Tỷ trọng doanh số cho vay NH theo đối tượng khách hàng của NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 06/2013

Ngân hàng cho vay chủ yếu qua 2 nhóm đối tượng khách hàng: cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp. Nhìn chung, doanh số cho vay NH theo đối tượng khách hàng có nhiều biến động, trong đó tỷ trọng doanh số cho vay NH đối với đối tượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay trong giai đoạn 2010 – 2012. Tuy nhiên, doanh số cho vay NH đối với đối tượng doanh nghiệp có xu hướng giảm trong khi doanh số cho vay NH đối với đối tượng cá nhân và hộ gia đình có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Đặc biệt, doanh số cho vay NH trong 6 tháng đầu năm 2013 đối với đối tượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng còn thấp hơn doanh số cho vay NH đối với cá nhân và hộ gia đình.

Cá nhân và hộ gia đình: Doanh số cho vay NH đối với đối tượng cá nhân

và hộ gia đình chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay NH (trên

32%)và có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Doanh số cho

vay NH năm 2010 đạt 3.669.545 triệu đồng, năm 2011 là 4.277.087 triệu đồng (tăng 16,65% so với năm 2010), sang năm 2012 đạt 4.478.047 triệu đồng (tăng 4,70% so với năm 2011). So với 6 tháng đầu năm 2012, khoản mục này tăng 2,59% trong 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do số lượng doanh nghiệp vẫn chưa nhiều, việc kinh doanh trên địa bàn tỉnh chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình hoặc cá nhân. Song, việc sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, nhu cầu mở rộng quy mô ngày càng tăng. Do đó, Agribank đã đẩy mạnh cho vay, hỗ trợ vốn cho các đối tượng này để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng thu nhập. Bên cạnh đó, ngân hàng đã thực hiện tốt Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn bằng việc đẩy

24

mạnh cho vay, hỗ trợ vốn để phát triển các ngành nghề ở nông thôn, cho vay các chi phí sản xuất nông nghiệp, cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn.

Doanh nghiệp: Nhìn chung, doanh số cho vay NH đối với đối tượng doanh

nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Riêng năm 2011, doanh số cho vay NH đạt 8.721.279 triệu đồng, tăng 20,24% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm này các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân,... đang có xu hướng phát triển mạnh cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn để duy trì sản xuất kinh doanh. Những doanh nghiệp này đa phần chỉ vay vốn NH nhằm hạn chế rủi ro lãi suất, điều này góp phần làm tăng doanh số cho vay NH của ngân hàng. Sang năm 2012, doanh số cho vay NH đối với đối tượng này có xu hướng giảm 2.287.429 triệu đồng (tức 26,23%) so với năm 2011. So với 6 tháng đầu năm 2012, khoản mục này giảm 1.374.129 triệu đồng (tức 38,45%) ở 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là trong thời gian qua, thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, các doanh nghiệp nhà nước đã đi lên cổ phần hóa. Điều này đã làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn tại ngân hàng. Song, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, không có thị trường tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp phá sản. Chính những điều trên đã làm cho doanh số cho vay NH đối với đối tượng khách hàng này giảm.

4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cùng với định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT VN và tình hình kinh tế địa phương, Agribank Sóc Trăng đã mở rộng đầu tư tín dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau. Việc cho vay theo từng ngành nghề thể hiện mức độ đa dạng hóa hình thức hoạt động của ngân hàng. Từ đó, giúp ngân hàng phân tán được những rủi ro, đồng thời tập trung đầu tư vào những ngành nghề có xu hướng phát triển trong tương lai.

Nhìn chung, doanh số cho vay NH theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2010 – 06/2013 có nhiều biến động. Tuy là ngân hàng nông nghiệp nhưng doanh số cho vay NH đối với lĩnh vực nông – lâm – thủy sản lại chiếm tỷ trọng hầu như thấp hơn 2 ngành còn lại trong cơ cấu doanh số cho vay NH. Để hiểu rõ hơn về doanh số cho vay NH theo ngành kinh tế, ta có thể nhìn vào bảng 4.5 và bảng 4.6 sau đây:

25

Bảng 4.5. Doanh số cho vay NH theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng

(Chú thích: CN & XD: công nghiệp và xây dựng, TM & DV: thương mại và dịch vụ)

Bảng 4.6. Doanh số cho vay NH theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Ngành 6 tháng đầu

năm 2012 6 tháng đầu năm 2013

So sánh Số tiền % Nông-lâm-thủy sản 1.025.922 991.776 (34.146) (3,33) CN & XD 1.381.519 891.439 (490.080) (35,47) TM & DV 3.057.408 2.247.344 (810.064) (26,50) Khác 450.314 471.153 20.839 4,63 Tổng cộng 5.915.163 4.601.712 (1.313.451) (22,20)

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT VN tỉnh Sóc Trăng

Nông – lâm – thủy sản: Doanh số cho vay NH năm 2011 ngành nông – lâm – thủy sản đạt 2.417.126 triệu đồng, tăng 479.492 triệu đồng (tức 24,75%) so với năm 2010. Nguyên nhân là ngân hàng đã thực hiện tốt Nghị định 41/2010/NĐ-CP của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn bằng việc đẩy mạnh cho vay, hỗ trợ vốn để phát triển các

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)