1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ví dụ về việc ra quyết định

10 5,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 36,89 KB

Nội dung

1 2 MỤC LỤC 3 Lời mở đầu Đại học Kinh tế quốc dân được xem là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam chuyên về đào tạo các khối ngành kinh tế. Thi đỗ và được học tập tại trường là một trong những mơ ước của nhiều bạn học sinh. Nguyễn Thu Lan là một học sinh như thế. Bằng sự cố gắng và lỗ lực của bản thân, Lan đã thi đỗ đại học KTQD năm 2012 và trở thành nữ sinh viên ngành TCNH khóa 54 của trường. Khác với hình thức đào tạo các khóa trước, K54 sẽ là khóa đầu tiên được áp dụng mô hình đào tạo theo tín chỉ kiểu mới. Điểm nổi bật của mô hình đào tạo này là tất cả các bạn sinh viên thi đỗ vào trường sẽ chưa được phân chuyên ngành ngay như khóa 53 trở về trước, mà tất cả các bạn sẽ phải lỗ lực học tập trong 1.5 năm đầu tiên. Theo đó nhà trường sẽ dựa vào kêt quả học tập cũng như điểm thi đại học để đánh giá xếp chuyên ngành. Đây được xem là thách thức quan trọng có tính quyết định với mỗi sinh viên. Thời hạn 1,5 năm đã hết.Nhà trường bắt đầu tổ chức phân chuyên ngành. Việc chọn chuyên ngành trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các bạn sinh viên. Đó cũng là vấn đề mà Thu Lan đang quan tâm. Chuyên ngành nào là phù hợp? Điểm của bạn có đủ để vào chuyên ngành mà mình kỳ vọng hay không? Bố mẹ, thầy cô khuyên mình vào chuyên ngành nào? Và chuyên ngành đó liệu có phù hợp với tình hình biến đổi kinh tế của thị trường hiện nay và tương lai hay không? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra mà Thu Lan cần phải có câu trả lời rõ ràng. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau phân tích các quyết định của Thu Lan để làm rõ được vấn đề một cách triệt để. 4 1. Phân tích vấn đề và xác định mục tiêu của quyết định. a. Phát hiện vấn đề: Theo kế hoạch xếp chuyên ngành của sinh viên khóa 54 trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bạn Nguyễn Thu Lan, một sinh viên của Viện Ngân hàng Tài chính đang đứng trước yêu cầu là phải chọn một chuyên ngành cho mình. Lan đang mẫu thuẩn giữa những sự lựa chọn để đạt được mục tiêu đã đề ra. Như vậy, tình huống trên đặt ra một vấn đề cần giải quyết của bạn Lan, đó là chọn chuyên ngành. Trong vấn đề này, Lan đã có cho mình một số cơ hội và thách thức. Về cơ hội, Lan đã biết được thông tin xếp chuyên ngành, điểm của tất cả sinh viên trong ngành tài chính-ngân hàng. Bạn có thể dựa trên một số phân tích để biết được mức điểm của mình thì sẽ xếp hạng bao nhiêu, và phù hợp với chỉ tiêu chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp theo nguyện vọng của mình như thế nào mà đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Trong khi lúc đầu, khi chưa biết điểm thì đưa ra quyết định là một việc rất khó khăn với mức điểm 24.5 như vậy. Về thách thức, để lựa chọn chuyên ngành yêu thích, Lan gặp phải một số rủi ro nhất định ảnh hưởng đến quyết định của mình. Như việc Lan có thể bị đẩy chuyên ngành xuống lớp mà mình không mong muốn. Mức độ an toàn đối với Lan cần phải xem xét kĩ lưỡng. b. Chẩn đoán nguyên nhân của vấn đề: Bắt đầu từ ngày 23/9/2013, Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã ra một thông báo về tổ chức xếp lớp chuyên ngành K54. Thông báo đã chỉ rõ lịch trình cụ thể của kế hoạch này. Về phía Lan, bạn khá bối rối trước việc cần phải ra quyết định vào chuyên ngành nào. Mạo hiểm vào chuyên ngành mình yêu thích và đang hot nhất hiên nay là TCDN hay chọn phương án an toàn là Ngân hàng với điểm số chia chuyên ngành của Lan là 24.65. 5 Do chỉ tiêu của chuyên ngành TCDN và Ngân hàng đều là 145, theo phán đoán bản thân lựa chọn phương án an toàn thì chắc chắn Lan vào được Ngân hàng. Nhưng theo mục tiêu và sở thích của Lan thì TCDN mới là vấn đề mà bạn quan tâm và cân nhắc. TCDN có chỉ tiêu là 145 sinh viên, trong khi đó, Lan muốn biết xếp hạng của mình trong ngành, so với những sinh viên khác, điểm số của Lan đang ở đâu, có hy vọng không. Vấn đề xuất hiện và chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân Lan. Giải quyết van đề là giải quyết đầu ra cho ba năm học đại học sắp tới của Lan. Hay nói cách khác, nó sẽ quyết định cả tương lai của Lan sau này.Nếu quyết định đúng đắn và chính xác, Lan sẽ được học chuyên ngành yêu thích và mong muốn của mình. Còn nếu không, quyết định sai lầm, Lan sẽ bị chuyển khoa, xuống những khoa thấp hơn còn chỉ tiêu theo nội dung đã thông báo của nhà trường. Thời hạn nộp phiếu đăng kí chuyên ngành khá là gấp rút, đòi hỏi Lan phải đưa ra những phân tích chuẩn xác và nhanh chóng để quyết định đúng đắn nhất. Như vậy, nguyên nhân của vấn đề được xác định bởi tính cấp bách và mong muốn cũng như nhu cầu của Lan. c. Quyết định giải quyết vấn đề: Vấn đề Lan đưa ra, tự nó không thể tự giải quyết được. Cần qua những suy nghĩ, phân tích cụ thể và chi tiết thì mới đưa ra đc quyết định đúng đắn. Trách nhiệm thuộc về một mình Lan, nếu không suy nghĩ, không phân tích mà chỉ lựa chọn theo các phương án đã có trước đó, thì chắc chắn lợi ích mà Lan đạt được không phải là tối đa. Vì vậy, Lan phải đưa ra quyết định trước tiên là phải giải quyết vấn đề này. d. Xác định mục tiêu của quyết định. Kết quả cần đạt được sau khi Lan giải quyết vấn đề đó là phải đưa ra được quyết định đúng đắn nhất, hiệu quả nhất, mang lại lợi ích và giá trị to lớn nhất. e. Xác định mục tiêu chí đánh giá. Để đạt được mục tiêu nêu ra, Lan cần xây dựng cho mình một hệ thống tiêu chí cụ thể, rõ ràng để thực hiện. Cụ thể như sau: 6 Tiêu chí đánh giá thứ nhất: Khả năng trúng tuyển. Chỉ tiêu của TCDN : 145. Lan đứng thứ 135. Chỉ tiêu của NH : 145. Lan đứng thứ 30. Nếu chọn TCDN Lan hoàn toàn có đủ khả năng được chọn. So với TCDN thì xếp hạng của Lan ở NH là khá cao. Tiêu chí đặt ra là Nhà trường có phân lớp trong chuyên ngành thành các lớp theo thang điểm bậc thang hay không. Nếu chia theo thang điểm bậc thang thì vào chuyên ngành ngân hàng lan sẽ được chọn vào lớp A. Nếu chọn TCDN thì Lan có thể phải vào lớp C. Tiêu chí thứ 2: Đặc thù môn học của 2 chuyên ngành. Nếu học chuyên ngành ngân hàng ngoài những môn cơ bản Về TCNH thì Lan sẽ được tìm hiểu thêm hai môn khác mà TCDN không được tìm hiểu là Maketting Ngân hàng và Định giá Bất động sản. Nếu học chuyên ngành TCDN thì Lan sẽ được trang bị thêm các môn học: Phân tích báo cáo tài chính, kiểm toán căn bản và kế toán tài chính. Tiêu chí thứ 3 : Chất lượng đào tạo. TCDN và NHTM đều là hai chuyên ngành kì cựu của ĐHKTQD, đều được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Tiêu chí thứ 4: Cơ hội việc làm. Theo khảo sát các anh chị khóa trước thì học TCDN hay Ngân hàng thì cơ hội làm việc hoàn toàn như nhau, học ngân hàng bạn hoàn toàn có thể làm trong các doanh nghiệp và ngược lại học TCDN thì bạn cũng hoàn toàn có khả năng làm cho các ngành liên quan đến ngân hàng. Nhưng hiện nay Mô hình hoạt động Doanh nghiệp khá phổ biến và đó là đòn bẩy quan trọng trong kinh tế. và cái nhìn khách quan hơn vẫn là TCDN. Tiêu chí thứ 5:sự yêu thích của bản thân Bạn Lan thích TCDN hơn là NH – đây cũng là xu hướng chung của các sinh viên ngành tài chính ngân hàng. 7 2. Xây dựng các phương án quyết định: Khảo sát nguyện vọng và chỉ tiêu. Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp Ngân Hàng Tài chính quốc tế Tài chính công Tài chính doanh nghiệp (tiếng Pháp) Thị trường chứng khoán Bảo hiểm Tổng cộng Nguyện vọng 184 98 80 42 7 4 1 418 Chỉ tiêu 145 145 50 50 30 45 50 515 a.Theo khảo sát, mức độ hấp dẫn của các ngành lần lượt là: 1. Tài chính doanh nghiệp 2. Ngân hàng 3 Tài chính quốc tế 4. Các ngành còn lại Kết quả khảo sát cũng gây nhiều bất ngờ bởi chuyên ngành tài chính quốc tế tuổi đời còn non trẻ nhưng cũng có sức hút rất lớn đối với những bạn sinh viên ở mức điểm khá trong ngành, gần tương đương với chuyên ngành ngân hàng. Còn lại thì chuyên ngành tài chính doanh nghiệp vẫn thể hiện sức hút rất lớn của mình với việc có nhiều nguyện vọng đăng kí học nhất. Về mặt chỉ tiêu, 2 chuyên ngành truyền thống được ưa chuộng vẫn có mức tuyển sinh cao nhất là tài chính doanh nghiệp và ngân hàng, chuyên ngành tài chính quốc tế dù có khá nhiều nguyện vọng đăng kí nhưng chỉ được phân 50 chỉ tiêu. Điểm xếp chuyên ngành được tính như sau: A = 2 x A1 + A2 8 A1= điểm thi đại học (có điểm ưu tiên, vùng,...) / 3 làm tròn tới chữ số thập phân thứ 2 A2 = điểm TBC của 8 môn xét chuyên ngành làm tròn tới 2 chữ số thập phân Trong 8 môn này nếu có môn nào bạn bỏ học, trượt,… thì tính là 0 hoặc điểm đạt được lần đầu b.Khảo sát điểm hiện thời: Điểm xét chuyên ngành (kí hiệu là A) trung bình là 23.97. Dựa theo số liệu về điểm và giả thiết các bạn lựa chọn theo lý trí,ta có dự kiến điểm chuẩn như sau: Trường hợp 1. Giả thiết các cá nhân lựa chọn theo thứ tự về điểm của mình trong ngành, thông tin lúc này là hoàn hảo, 145 người cao nhất chọn tcdn, 145 người tiếp theo chọn ngân hàng, 50 người tiếp nữa chọn tài chính quốc tế, điểm chuẩn dự kiến là: Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp Ngân hàng Tài chính quốc tế Trường hợp 2. Điểm chuẩn 24.55 23.07 22.40 Thực tế, có 2 % trong số 145 người điểm cao nhất sẽ chọn đăng kí Ngân hàng (tương đương với 3 người); với 145 người tiếp theo (xếp từ số 146 đến 290) có 28,28% có nguyện vọng đăng kí ngành tài chính quốc tế. Vậy lúc này điểm chuẩn có thể thay đổi như sau: Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp Ngân hàng Tài chính quốc tế Điểm chuẩn 24.55 22.7 22.5 9 Trường hợp 3. Ngành TCDN và NH có mỗi ngành 8 chỉ tiêu dành cho hệ cử tuyển, nếu 8 chỉ tiêu cử tuyển được tính trực tiếp vào số 145 chỉ tiêu thì số chỉ tiêu lúc này chỉ còn là 137 của TCDN và 137 của NH, điểm chuẩn dự kiến lúc này lại thay đổi như sau: Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp Ngân hàng Tài chính quốc tế Trường hợp 4. Điểm chuẩn 24.63 22.79 22.5 8 bạn cử tuyển được tính vào 145 chỉ tiêu chung của TCDN, có một số bạn do “nhầm lẫn” có điểm thấp hơn cũng được xếp vào TCDN. Nếu mỗi lớp nhầm 1 bạn, tức sẽ có 8 bạn “bị nhầm” nên chỉ tiêu chỉ còn lại 129. Điểm chuẩn lúc này thay đổi là: Chuyên ngành Điểm chuẩn Tài chính doanh nghiệp 24.76 Ngân hàng 22.85 Tài chính quốc tế 22.5 Bạn Lan lúc này sẽ không đủ khả năng vào TCDN. Nhưng khả năng xảy ra trường hợp này là rất thấp do nhà trường sẽ công bố công khai tất cả điểm của mọi sinh viên khi xét chuyên ngành. Có 2 phương án cho bạn Lan lựa chọn: đăng ký Tài chính doanh nghiệp hoặc đăng ký Ngân hàng. 3. Đánh giá, lựa chọn phương án tốt nhất: So sánh các phương án thông qua hệ thống tiêu chí để lựa chọn, ở đây ta sử dụng phương pháp cho điểm (thang điểm 10): Tiêu chí đánh giá: Do khả năng tìm được việc làm và chất lượng đào tạo của 2 chuyên ngành đều rất tốt (cùng của viện ngân hàng tài chính) nên ta tập trung vào 2 tiêu chí chủ chốt: 10 1. Khả năng đỗ 2. Mức độ yêu thích 2 tiêu chí này có mức độ quan trọng như nhau. Đánh giá điểm mỗi phương án như sau: Tiêu chí Lựa chọn TCDN Lựa chọn Ngân Hàng 1 8.5 10 Vậy nên chọn phương án đăng kí TCDN. 2 10 7 Tổng số điểm 18.5 17 ... lúc đầu, chưa biết điểm đưa định việc khó khăn với mức điểm 24.5 Về thách thức, để lựa chọn chuyên ngành yêu thích, Lan gặp phải số rủi ro định ảnh hưởng đến định Như việc Lan bị đẩy chuyên ngành... để định đắn Như vậy, nguyên nhân vấn đề xác định tính cấp bách mong muốn nhu cầu Lan c Quyết định giải vấn đề: Vấn đề Lan đưa ra, tự tự giải Cần qua suy nghĩ, phân tích cụ thể chi tiết đưa đc định. .. vậy, Lan phải đưa định trước tiên phải giải vấn đề d Xác định mục tiêu định Kết cần đạt sau Lan giải vấn đề phải đưa định đắn nhất, hiệu nhất, mang lại lợi ích giá trị to lớn e Xác định mục tiêu

Ngày đăng: 10/10/2015, 21:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w