1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ví dụ về ra quyết định

6 2,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 33,59 KB

Nội dung

QUY TRÌNH QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ Chính phủ xin nâng trần bội chi năm 2014 lên 5,3% 1. Phân tích vấn đề và xác định mục tiêu của quyết định Phát hiện vấn đề Việc Chính phủ xin chỉ tiêu ngân sách trước Quốc hội cho năm tài khóa tiếp theo là việc làm thường niên. Đây là việc làm hết sức quan trọng liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, năm nay Chính phủ đang đề ra dự thảo nâng trần bội chi ngân sách từ 4,8% năm 2013 lên 5,3% năm 2014. Vấn đề xin nâng trần bội chi ngân sách năm 2014 lên 5,3% dựa trên tình hình thực tế khách quan của nền kinh tế xã hội, nhằm đáp ứng những nhu cầu tất yếu của đất nước. Chuẩn đoán nguyên nhân của vấn đề Vấn đề do Bộ tài chính chịu trách nhiệm xây dựng, lên kế hoạch sau đó trình Chính phủ để thảo luận, sửa đổi, góp ý kiến trước khi trình lên Quốc hội để xem xét thông qua. Đây là công việc thường niên, được thực hiện vào trước kì họp Quốc hội cuối năm. Việc Chính phủ đề xuất xin tăng bội chi ngân sách bằng 5,3% năm 2014 xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội năm 2013 cũng như dự đoán tình hình năm 2014 cùng với dự tính các số liệu, chỉ số kinh tế trong năm 2014. Song lý do chủ yếu theo nhận định của Chính phủ là yêu cầu đầu tư của cả nước là rất lớn, mức ngân sách tăng nhưng không đáp ứng được nhu cầu chi của nền kinh tế vì vậy dẫn đến tăng tỉ lệ bội chi. Thu ngân sách tăng do: • Kinh tế vẫn phát triển, tăng trưởng ở mức trên 5% nhờ nỗ lực rất lớn của toàn nền kinh tế trong điều kiện kinh tế toàn cầu suy thoái. • Rất nhiều các giải pháp hỗ trợ DN trong đó có giãn, lui một số thuế, một số biện pháp hỗ trợ khác nên thu ngân sách tăng. • Nghị quyết 11của Đảng là chỉ thị chấn chỉnh đầu tư công thì hàng loạt công trình trước đây đang đầu tư nay siết lại vì thế chi ngân sách tạm thời giảm nhưng khiến nhiều công trình rơi vào thiếu vốn, không đạt tiến độ. Nhu cầu chi tiêu công vẫn rất lớn, tăng thu không đáp ứng được tăng chi. Từ HN, TPHCM đến vùng sâu, vùng xa nhất thì đâu đâu cũng có nhu cầu đầu tư từ điện, đường, trường trạm, rồi đến nước, xử lý rác thải… Trong khi đó, lương vẫn phải tăng, đầu tư an sinh xã hội vẫn phải tăng. Trong chi 100 đồng thì năm 2013, chi cho đầu tư còn có 19 đồng. Trước đây chúng ta đầu tư tới trên 30 đồng, thậm chí 40 đồng, trong khi yêu cầu đầu tư thì rất lớn. Khi trình Quốc hội nâng mức bội chi ngân sách từ 4,8% lên 5,3%, Chính phủ đã xem xét đầy đủ các mối quan ngại. Khi Chính phủ làm chính sách, trước hết đều có sự tham mưu từ các cơ quan tham mưu, sau đó lấy ý kiến chuyên gia, ý kiến nhân dân qua báo chí. Nâng lên 5,3% là Chính phủ đã tính đầy đủ để đảm bảo mức trần nợ công. Còn câu chuyện sử dụng nguồn vốn ấy tiết kiệm hay không thì không chỉ việc nâng lên 5,3% mới quan tâm, mà kể cả không bội chi thì cũng phải quan tâm đến hiệu quả đầu tư. Trong bối cảnh đó, cứ bội chi 1% GDP thì tương đương, khoảng 40.000 tỷ đồng. Năm 2013 bội chi 4,8%, và tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 185.000 tỷ đồng, cộng với 45.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và một số khoản khác, là 230.000 tỷ đồng. Sang năm, để kinh tế tăng trưởng ở mức hợp lý khoảng 5,5%, nếu tốt thì khoảng 5,8-6%, vẫn phải có một phần đầu tư và tính toán tối thiểu thì cũng phải đầu tư khoảng ở mức 255.000 tỷ đồng. Cân đối tổng thu - tổng chi thì chúng ta buộc phải đề nghị tăng bội chi và dành toàn bộ phần bội chi này cho đầu tư Nếu theo đúng quy định thì bội chi ngân sách năm nay là 4,8%, Quốc hội đồng ý cho tăng mức bội chi lên 5,3%, cộng với toàn bộ thu từ tiền đất, cộng với một phần thu từ khoáng sản, một phần xổ số kiến thiết là phải chi cho đầu tư hết. Thế nhưng, vì thời gian qua chúng ta phải tháo gỡ khó khăn cho DN, phải giảm, giãn một số sắc thuế, do đó, đến bây giờ, tiền thu từ đất không dành được hết cho đầu tư mà phải dành cho chi sự nghiệp. Quyết định giải quyết vấn đề • Vấn đề có thể tự nó giải quyết hay không? Vấn đề yêu cầu về đầu tư cao không thể tự giải quyết mà cần có sự can thiệp của chính phủ. Nhu cầu về xây dựng các công trình cơ bản là rất lớn. Ở mọi địa phương, từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đến vùng sâu vùng xa đều cần đầu tư về điện, đường, trường, trạm, nước, xử lý rác thải… Nếu không có vốn thì không thể thực hiện được. Trong khi đó, việc thu hút các nhà đầu tư tư nhân lại rất khó khăn vì đòi hỏi về nguồn lực cao, lại chậm thu hồi vốn. Hình thức đầu tư hợp tác công – tư nhằm khuyến khích tư nhân cũng được áp dụng nhưng nhà nước vẫn phải hỗ trợ nhiều. Như vậy, chính phủ phải trực tiếp giải quyết vấn đề này. • Vấn đề có bức xúc, cần phải giải quyết ngay không? Các công trình đang bị dừng thi công vì thiếu vốn cần phải được hoàn thành, không thể bỏ dở gây ra lãng phí. Các địa phương cần phải trả nợ cho các doanh nghiệp (hơn 90.000 tỉ đồng) để dòng vốn trong các doanh nghiệp được lưu thông, thúc đẩy tăng trưởng. Cần nhiều vốn để xây dựng các công trình cơ bản như điện, đường, trường, trạm, nước, xử lý rác thải… ở các địa phương. Những năm qua đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như giãn, lui một số thuế và một số biện pháp hỗ trợ khác khiến cho mức tăng của thu ngân sách không đủ đáp ứng mức chi theo yêu cầu. Lương, đầu tư an sinh xã hội vẫn phải tăng để đảm bảo đời sống người dân. Như vậy, vấn đề thiếu vốn đầu tư không thể tồn tại lâu, cần phải giải quyết ngay. • Chi phí và lợi ích của giải quyết vấn đề?  Chi phí: Nâng trần bội chi, nếu không được thực hiện hiệu quả, sẽ có thể phản tác dụng vì nó đi kèm với nhiều nguy cơ. Những chi phí phải chịu: - Ngân sách nhà nước phải dành cho đầu tư công. Gia tăng nợ công. Nguy cơ lạm phát. Lợi ích: Giúp đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế Đảm bảo mức sống của người dân, củng cố niềm tin của dân vào chính phủ (tăng lương, đầu tư vào an sinh xã hội). Giải quyết vấn đề có khó khăn và phức tạp không?  - • Giải quyết vấn đề có tồn tại khó khăn và phức tạp. Trước hết, việc nâng trần bội chi hay không cần có sự tham mưu của các cơ quan tham mưu, ý kiến của các chuyên gia và ý kiến của người dân. Hơn nữa, việc này chỉ có thể thực hiện được khi được quốc hội thông qua. Khi thực hiện, chính phủ cần phải tính toán để đảm bảo mức trần nợ công, phải cân nhắc kĩ lưỡng việc đầu tư cho có hiệu quả để có tác động tích cực lên GDP đồng thời hạn chế được lạm phát. Với những nguy cơ như ở trên, đòi hỏi chính phủ phải hết sức thận trọng và khéo léo để cân bằng được các vấn đề này. • Có trách nhiệm giải quyết vấn đề không? Với nhiệm vụ và quyền hạn được quốc hội giao phó, chính phủ đương nhiên phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề này. Vì đây là việc quan trọng, có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và mức sống của người dân, gắn liền với niềm tin của nhân dân vào nhà nước và hiệu quả làm việc chính phủ. Mục tiêu của quyết định Cần phải đạt được những mục tiêu sau đây: - Giúp tăng trưởng kinh tế hợp lí Lương tăng, đảm bảo an sinh xã hội Đảm bảo mức trần nợ công Giữ lạm phát ở mức ổn định Hoàn thành các dự án còn đang dang dở Các địa phương trả nợ cho các doanh nghiệp Tiêu chí đánh giá - Tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5% Đảm bảo tăng lương 14 – 15% - Lạm phát được kiểm soát ở mức 7% Đầu tư hiệu quả Củng cố uy tín của chính phủ 2. Xác định các phương án quyết định • Phương án tích cưc: (phương án 1) Giảm mức tiền lương tối thiểu 100000đồng, dành được 21.000 tỷ để tăng thêm đầu tư cho năm 2014. Điều này giúp tăng cho đầu tư xã hội, cũng là yếu tố để duy trì chỉ số trượt giá đang theo đúng chỉ tiêu đặt ra của Quốc hội, dư địa tăng chỉ số này từ nay tới cuối năm chỉ còn 2,4%. Mặt khác, khó khăn lớn nhất của chúng ta là tốc độ tăng trưởng có nhưng không cao và quan trọng là hụt thu lớn, khả năng cân đối ngân sách khó. Phương án tình thế, lâm thời(phương án 2) : nâng trần bội chi năm 2014 lên 5,3% Để kinh tế tăng trưởng ở mức hợp lý khoảng 5,5%, nếu tốt thì khoảng 5,8 6%, phải có một phần đầu tư và tính toán tối thiểu là đầu tư khoảng 255.000 tỷ đồng. Cân đối tổng thu - tổng chi thì chúng ta buộc phải đề nghị tăng bội chi và dành toàn bộ phần bội chi này cho đầu tư. - Tăng đầu tư công vì từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến vùng sâu, vùng xa nhất thì đều có nhu cầu đầu tư, từ điện, đường, trường trạm, rồi đến nước, xử lý rác thải… - Đảm bảo tăng lương 14-15%, tăng đầu tư an sinh xã hội để đảm bảo mức sống của người dân - Bù cho phần mất cân đối thu chi trong năm 2014 • 3. Đánh giá và lưạ chọn phương án Dự báo ảnh hưởng của các phương án quyết định. - Ảnh hưởng từ phương án 1: + Tích cực: giúp tăng cho đầu tư xã hội + Tiêu cực: “lợi bất cập hại” vì đời sống của người lao động đang khó khăn sẽ tiếp tục khó khăn hơn. Điều chỉnh lương tăng 100.000 đồng hồi đầu tháng 7 vừa qua vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của cán bộ công chức. Việc tăng lương trong ba năm vừa qua khoảng 35% mới chỉ đủ bù đắp cho trượt giá, tiền lương chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của cán bộ công chức (mới đạt trên 60%). - - - Ảnh hưởng từ phương án 2: + Tích cực: bù cho phần mất cân đối thu của năm 2014 để tạo nguồn chi cho đầu tư phát triển nhằm mục tiêu tăng trưởng, kích thích thị trường, đảm bảo việc làm, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. +Tiêu cực: tăng bội chi sẽ làm tăng nhanh lạm phát, nhất là trong bối cảnh tại kỳ họp tới Chính phủ cũng sẽ đề nghị được phát hành thêm trái phiếu. Đánh giá các ảnh hưởng theo các tiêu chí. Phương án 1 : + Nếu chấp nhận phương án này thì mục tiêu tăng thêm một phần cân đối ngân sách đạt được nhưng lại không đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội + Đời sống cán bộ công nhân viên chức, đã khó khăn lại càng khó khăn thêm. + Phương án giảm lương là ko thực tế, thiếu thuyết phục. Phương án 2: +Việc tăng bội chi để bố trí ngân sách cho các công trình dự án đang dở dang nhằm sớm hoàn thành để phát huy hiệu quả là cần thiết. +Vừa tránh lãng phí vừa có khả năng tạo được nguồn thu cho ngân sách. Lựa chọn phương án tốt nhất Qua các đánh giá ảnh hưởng theo các tiêu chí, rõ ràng ta thấy phương án nâng trần bội chi năm 2014 lên 5,3% là phương án tối ưu hơn. Trong lúc khó khăn, chúng ta không nên giảm bớt tiền lương mà ủng hộ Chính phủ tăng bội chi ngân sách để bù cho phần mất cân đối thu của năm 2014 và góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. ... thải… - Đảm bảo tăng lương 1 4-1 5%, tăng đầu tư an sinh xã hội để đảm bảo mức sống người dân - Bù cho phần cân đối thu chi năm 2014 • Đánh giá lưạ chọn phương án Dự báo ảnh hưởng phương án định -. .. tốt khoảng 5 ,8 6%, phải có phần đầu tư tính toán tối thiểu đầu tư khoảng 255.000 tỷ đồng Cân đối tổng thu - tổng chi buộc phải đề nghị tăng bội chi dành toàn phần bội chi cho đầu tư - Tăng đầu... trưởng mức hợp lý khoảng 5,5%, tốt khoảng 5 , 8- 6%, phải có phần đầu tư tính toán tối thiểu phải đầu tư khoảng mức 255.000 tỷ đồng Cân đối tổng thu - tổng chi buộc phải đề nghị tăng bội chi dành

Ngày đăng: 10/10/2015, 21:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w