1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích cơ sở KH và ND, quan điểm của ĐCSVN về CNH,HĐH: CNH gắn với HĐH và CNH gắn vs phát triển tri thức, bảo vệ tài nguyên MT

10 771 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 91,5 KB

Nội dung

1.1.1 Lý luận Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, đã diễn ra từ lâu trong lịch sử xã hội cùng với cuộc cách mạng công nghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình nghiên cứu của mình, mặc dù Mác và Ăngghen không viết một chuyên luận nào về công nghiệp hoá, nhưng trong các công trình nghiên cứu của mình, các ông cũng đã đề cập đến cách mạng công nghiệp trong nền sản xuất tư bản như: trong đại công nghiệp, điểm xuất phát của cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất là tư liệu lao động, trước hết là máy công cụ. Máy móc thúc đẩy phân công lao động xã hội, giảm lao động cơ bắp và làm cho việc nâng cao trình độ học vấn trở thành bắt buộc đối với người lao động. Mác dự đoán: theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thật sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi phí mà chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và của tiến bộ kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất. Công nghiệp hoá đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp và Mác đã dự đoán công nghiệp hoá sẽ làm chuyển dịch lao động trong nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Theo Các Mác: “Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tác động của công nghiệp hoá có tính chất cách mạng hơn bất cứ nơi nào khác, hiểu theo nghĩa là công nghiệp lớn làm cho không còn nông dân nữa, tức là còn cái thành trì của xã hội cũ nữa, và thay thế nông dân bằng người làm thuê. Do đó mà ở nông thôn, những nhu cầu cải biến xã hội và cuộc đấu tranh giai cấp, được nâng lên ngang với trình độ ở thành thị” và “chỉ có nền công nghiệp lớn sử dụng máy móc, mới tạo cho nền kinh doanh nông nghiệp tư bản chủ nghĩa” .

1. Cơ sở khoa học 1.1 CNH – HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức 1.1.1 Lý luận Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, đã diễn ra từ lâu trong lịch sử xã hội cùng với cuộc cách mạng công nghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình nghiên cứu của mình, mặc dù Mác và Ăng-ghen không viết một chuyên luận nào về công nghiệp hoá, nhưng trong các công trình nghiên cứu của mình, các ông cũng đã đề cập đến cách mạng công nghiệp trong nền sản xuất tư bản như: trong đại công nghiệp, điểm xuất phát của cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất là tư liệu lao động, trước hết là máy công cụ. Máy móc thúc đẩy phân công lao động xã hội, giảm lao động cơ bắp và làm cho việc nâng cao trình độ học vấn trở thành bắt buộc đối với người lao động. Mác dự đoán: theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thật sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi phí mà chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và của tiến bộ kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất. Công nghiệp hoá đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp và Mác đã dự đoán công nghiệp hoá sẽ làm chuyển dịch lao động trong nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Theo Các Mác: “Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tác động của công nghiệp hoá có tính chất cách mạng hơn bất cứ nơi nào khác, hiểu theo nghĩa là công nghiệp lớn làm cho không còn nông dân nữa, tức là còn cái thành trì của xã hội cũ nữa, và thay thế nông dân bằng người làm thuê. Do đó mà ở nông thôn, những nhu cầu cải biến xã hội và cuộc đấu tranh giai cấp, được nâng lên ngang với trình độ ở thành thị” và “chỉ có nền công nghiệp lớn sử dụng máy móc, mới tạo cho nền kinh doanh nông nghiệp tư bản chủ nghĩa” . Sự tác động của công nghiệp tới lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp => sẽ làm cho công cụ lao động ngày càng tiến bộ hơn => dẫn đến năng suất lao động trong nông nghiệp tăng => khi đó đòi hỏi phải phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc phục vụ nông nghiệp và kéo theo nó là những ngành công nghiệp khác cũng phát triển. Theo Lênin: - Ngoài máy móc cần thay đổi cả những công cụ thô sơ phục vụ việc cày bừa đất đai tốt hơn, tăng năng suất lao động. - Công nghiệp là chìa khoá để cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu và phân tán trên cơ sở tập thể hoá… - Không chỉ tác động trực tiếp đến nông nghiệp, công nghiệp phát triển còn thúc đẩy các quá trình kinh tế khác, gián tiếp mở mang phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp hội nhập kinhtế thế giới. - Cách mạng công nghiệp tạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước, làm lưu thông hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tham gia vào phân công lao động Nhờ sản xuất bằng máy móc, việc khai thác tài nguyên, nguyên liệu, vận tải… được cơ khí hoá, làm cho của cải được sản xuất ra với khối lượng lớn và thuận lợi trong lưu thông, tạo ra thị trường rộng mở trên thế giới, điều đó tất yếu dẫn đến quốc tế hoá đời sống kinh tế và là xu hướng toàn cầu hoá. Thực tiễn a. Bối cảnh kinh tế thế giới Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới được phát triển theo hai xu hướng bao trùm là sự phát triển của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa kinh tế. 1.1.2 Sự phát triển của kinh tế tri thức - Phát triển kinh tế tri thức là xu hướng dựa trên trình độ rất cao của lực lượng sản xuất hơn hẳn so với kinh tế công nghiệp. - Tri thức khoa học và công nghệ, kỹ năng của con người là những yếu tố quyết định nhất của sản xuất và trở thành lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu. Những yếu tố đó trở thành nguyên nhân trực tiếp của mọi biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội thông qua việc tạo ra những ngành sản xuất mới với những công nghệ mới, phương pháp sản xuất mới, những vật liệu và nguồn năng lượng mới với những ưu thế vượt trội so với những công cụ, nguyên liệu, năng lượng và phương pháp truyền thống do nền kinh tế công nghiệp tạo ra. Trong nền kinh tế công nghiệp, cường độ lao động của con người đã được giảm nhẹ đáng kể nhờ sự trợ giúp của máy móc, thiết bị ngày càng hiện đại, để sử dụng chúng có hiệu quả, người lao động phải có sự hiểu biết về tính năng, tác dụng của máy móc đó và về quá trình sản xuất nói chung. Trong nền kinh tế tri thức, người lao động là người lao động trí óc, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất, sản phẩm của họ là những phát minh được ứng dụng ngay vào sản xuất. Tri thức khoa học và công nghệ là yêu cầu hàng đầu đối với người lao động. => Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại chính là bước quá độ chuyển nền kinh tế công nghiệp lên nền kinh tế tri thức. Xu hướng phát triển kinh tế tri thức đã và đang được diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở các nước công nghiệp phát triển. Do sức hấp dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xu hướng này mà nó đã và đang cuốn hút ngày càng nhiều nước đang phát triển. Đã có một số nước đang phát triển thành công nhờ phát triển theo xu hướng này. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế: Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng trong đó sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế vượt ra biên giới quốc gia, vươn tới quy mô toàn cầu, tạo nên sự gắn kết các nền kinh tế thành một nền kinh tế thế giới thống nhất. Bối cảnh của kinh tế thế giới đã và đang làm xuất hiện những cơ hội mới và thời cơ mới cho sự phát triển nhảy vọt của nước đi sau, tiến hành CNH muộn như Việt Nam. b. Bối cảnh kinh tế trong nước Quá trình CNH ở nước ta được thực hiện từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Hơn 50 năm qua, đường lối CNH đất nước đã có những điều chỉnh khá cơ bản theo sự phát triển của tư duy và điều kiện cụ thể. Thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1985 là thời kỳ CNH được thực hiện nhằm phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Quá trình CNH được thực hiện có kết quả ở miền Bắc vào những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960-1965). Sau khi đất nước được thống nhất, đường lối, chính sách CNH đó được thực hiện trên phạm vi cả nước với những điều chỉnh và bổ sung nhất định. Song, do việc duy trì khá lâu cơ chế kế hoạch hóa tập trung trong khi bối cảnh kinh tế trong nước và trên thế giới đã thay đổi, nên nước ta đã lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm 80. 1.2 CNH – HĐH gắn với bảo vệ môi trường Việt Nam hiện nay: - Ô nhiễm nguồn nước, không khí đang lan rộng không chỉ ở các KCN, khu đô thị, mà ở cả nhũng vùng nông thôn; - Đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm; biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra triều cường và những hậu quả khôn lường; - Thành quả phát triển của nhiều địa phương rong nhiều năm chỉ sau một đợt thiên tai có thể bị xóa sạch. Trước tình hình đó: - Ngày 15-11-2004, Bộ Chính trị có Nghị quyết 41- NQ/TW "Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước” đã khẳng định bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. - Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường. Nhận thức: CNH –HĐH là quá trình phát triển, đi lên của mỗi quốc gia, nhưng bên cạnh đó cần quan tâm đến vấn đề môi trường, không để các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế làm ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt, đời sống xã hội => CNH – HĐH gắn với bảo vệ môi trường là điều tất yếu. 2. Nội dung 2.1. Giải thích các khái niệm: - Công nghiệp hóa (CNH): Là quá trình chuyển đổi nền sản xuất từ lao động thủ công, kĩ thuật lạc hậu sang lao động có kĩ thuật cao (máy móc). Hay CNH còn là quá trình làm gia tăng tỷ trọng công nghiệp trong các ngành, các vùng và trong toàn bộ nền kinh tê quốc dân. - Hiện đại hóa (HĐH): Là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội. Vì vậy, CNH là một phần của quá trình hiện đại hóa. - Tài nguyên môi trường (TNMT): bao gồm tất cả các nguồn năng lượng, nguyên liệu, thị trường có trên trái đất và trong không gian mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình. 2.2. Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa: Cùng nhìn lại hoàn cảnh lịch sử nước ta trước quá trình công nghiệp hóa:  Trên thế giới: - Khoa học công nghệ phát triển rất mạnh mẽ, các thành tựu khoa học tiên tiến ra đời - Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ  Trong nước: - Nền KT nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển; sử dụng công cụ thô sơ, không có sự áp dụng các thành tựu tiên tiến trên thế giới vào sản xuất. - Chiến tranh kéo dài và hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề - Lũ lụt hạn hán xảy ra hàng năm, tàn phá của cải - Sự quản lý nhà nước đang yếu kém, thời kỳ bao cấp đang còn => Nền kinh tế nước ta bị tụt hậu so với thế giới. Điều đó đòi hỏi nước ta phải tiến hành công nghiệp hóa. Hơn nữa, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ khiến nước ta nếu không kịp thời tiến hành công nghiệp hóa thì sẽ bị bỏ lại phía sau. Đồng thời nước ta tận dụng được lợi thế của nước phát triển sau, tiếp thu được công nghệ mà không phải bỏ công sức ra để tìm tòi, phát minh. Vì vậy, Việt Nam muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển thì công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Từ đó, Đại hội X của Đảng nhận định: “ Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn”. Quan niệm này cho thấy nước ta cần phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong quá trình phát triển kinh tế. Quá trình ấy, không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kĩ thuật và công nghệ hiện đại. Quá trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, mà còn sử dụng kết hợp thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định. 2.3. Công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển luẹc lượng sản xuất. Nước ta thực hiện CNH-HĐH khi trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển, và đó cũng là lợi ích của các nước đi sau. Đại hội Đảng X đã chỉ rõ: đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phátt triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của CNH-HĐH. Như vậy, quá trình CNH-HĐH của nước ta phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ một nền kinh tế công nghiệp sang KTTT. Từ một trình độ thấp về kinh tế và kỹ thuật, muốn đi nhanh và phát triển theo hướng hiện đại cần kết hợp phát triển tuần tự với phát triển nhảy vọt. Theo đó, nền kinh tế nước ta phải phát triển theo mô hình “lồng ghép”: một mặt, phải phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp cơ bản; mặt khác, phải phát triển những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao. Vì thế, mạnh dạn đi ngay vào phát triển KTTT thì chúng ta mới có khả năng thay đổi phương thức và đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH, thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 mà Đảng ta đã đề ra. Do vậy, gắn liền CNH,HĐH với phát triển KTTT là con đường để giải quyết những vấn đề đó. Bởi, KTTT vừa có thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững do nó không dựa chủ yếu vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa có thể đảm bảo cho sự phát triển nhanh vì nó tạo ra sự bùng nổ về thông tin và sức sáng tạo của nguồn nhân lực. 2.4. CNH gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường: Sự phát triển nhanh, hiệu quả bền vững của đất nước có quan hệ chặt chẽ với bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Nếu môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt, rừng bị tàn phá, đất bị xói mòn và tình trạng sa mạc hoá, biến đổi khí hậu, nguy cơ nước biển dâng… làm thu hẹp không gian sinh tồn của con người chẳng những tác động tiêu cực đến cuộc sống hiện tại mà còn đe doạ sự phát triển của các thế hệ tương lai. Xuất phát từ yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, vấn đề bảo vệ, sử dụng tài nguyên và cải thiện môi trường tự nhiên được xác định. Quá trình CNH-HĐH đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết đối với môi trường. Chỉ tiêu tăng GDP gấp 2,2 lần trong 10 năm tới với mức tăng trưởng công nghiệp hằng năm 13% sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm ở các KCN và vùng đô thị; việc CNH-HĐH các ngành công nghiệp nặng gây ra những ảnh hưởng không thể bỏ qua với môi trường. Số liệu của Ủy ban KH-CN-MT của Quốc hội cho thấy, mới có 60 KCN có trạm xử lý nước thải tập trung (chiếm 42% số KCN đã vận hành). Mỗi ngày, các KCN thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải độc hại ra môi trường. Hầu hết các cụm, điểm, KCN chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường. Đẩy mạnh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là động lực lớn phát triển các làng nghề. Theo thống kê, cả nước có gần 1500 làng nghề và tạo ra 11 triệu việc làm thường xuyên và không thường xuyên. Tuy nhiên do sản xuất tự phát, sử dụng công nghệ lạc hậu nên phần lớn các làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Một cuộc khảo sát của Bộ Y tế tại 3 tỉnh Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên đã cho kết luận, hầu hết các làng nghề không có hệ thống xử lý nước thải và kiểm soát chất thải rắn. CHH-HĐH sẽ kéo theo đô thị hóa. Dân số đô thị năm 1996 là 19%, năm 2010 đạt 30% và dự kiến tăng lên 45% vào 2020. Đây thực sự là sức ép lớn về môi trường trong quản lý đô thị. Theo nghiên cứu của Bộ KH-CN, các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Việt Trì, Ninh Binh, Quy Nhơn, Nha Trang, Biên Hòa... là những tụ điểm phát thải các chất độc hại. Riêng Hà Nội, mỗi năm thải vào môi trường nước khoảng 3.600 tấn chất hữu cơ, 320 tấn dầu mỡ, hàng chục tấn kim loại nặng... => Đối với nước ta, tình trạng ô nhiễm môi trường và những nguy cơ do biến đổi khí hậu và nước biển dâng là những thách thức to lớn. Vì vậy, quá trình CNH cần phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường; chủ động đối phó với hiểm họa nước biển dâng; sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, phát triển kinh tế xanh là nội dung có tác động mạnh nhất đến phát triển bền vững, phải được thể hiện trong toàn bộ kế hoạch công nghiệp hóa của cả nước cũng như trong từng lĩnh vực, ở từng địa phương, đơn vị. 3. Nhận thức 3.1 CNH – HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức 3.1.1 Tính tất yếu CNH là một giai đoạn tất yếu của mỗi quốc gia. Đối với nước ta, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lên CNXH, nhất thiết phải trải qua CNH. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) giúp phát triển lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động. Đây là thời kỳ tạo tiền đề vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò của kinh tế nhà nước trong điều tiết sản xuất và dẫn dắt thị trường. Đồng thời, CNH-HĐH là động lực phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện tăng cường củng cố an ninh-quốc phòng và là tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế. 3.1.2 Đẩy mạnh CNH –HĐH gắn liền với kinh tế tri thức là vô cùng cần thiết, quan trọng để: * Thoát khỏi tình trạng lạc hậu - Đi lên CNXH từ 1 nền kinh tế lạc hậu so với các nước trên thế giới - Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” - Định hướng: năm 2020 VN cơ bản trở thành nước CN theo hướng hiện đại => cần đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá * Tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển cuẩ lực lượng sản xuất - Nước ta đi lên CNXH không qua Tư bản chủ nghĩa => kinh tế còn rất yếu kém => cần tăng cường đẩy mạnh CNH –HĐH với phát triền KTTT để nhanh chóng đuổi kịp các nước và thực hiện mục tiêu xây dựng XHCN * Rút ngắn quá trình CNH –HĐH bằng việc vận dụng KTTT Đề xuất - Đẩy nhanh quá trình xây dựng thị trường khoa học-công nghệ theo hướng mọi tri thức, công nghệ đều được trao đổi, mua bán, chuyển giao thuận lợi trên thị trường, được nuôi dưỡng bằng tinh thần cạnh tranh bình đẳng. - Sử dụng công cụ tín dụng và thuế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp bỏ qua các thế hệ công nghệ trung gian, đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao. - Tạo môi trường thuận lợi để các tập đoàn xuyên quốc gia không chỉ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mà còn xây dựng cả cơ sở đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực chất lượng cao, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp. - Khuyến khích du học sinh ra nước ngoài học tập và có chính sách đãi ngộ thích đáng để thu hút số du học sinh này về nước làm việc hay lập nghiệp. - Cần có một chiến lược phát triển khoa học-công nghệ với những bước đi thích hợp. Ở giai đoạn đầu, hướng về sự tiếp cận, tiếp thu, chuyển giao công nghệ mới, trong đó ưu tiên xây dựng các khu công nghệ cao cấp vùng để thu hút công nghệ mới. Hình thành một số cơ sở nghiên cứu-ứng dụng đủ sức tiếp thu, cải tiến công nghệ và sáng tạo công nghệ mới gắn sản xuất kinh doanh. Giai đoạn tiếp theo sử dụng cơ chế tài chính khuyến khích đối tác nước ngoài hợp tác với cơ sở trong nước trong phát triển công nghệ mới. Trên nền tảng đó, tạo ra năng lực nghiên cứu nội sinh giúp các nhà khoa học và cơ sở sản xuất trong nước tiến tới vận dụng và làm chủ những công nghệ và tri thức mới của nhân loại. 3.2 CNH –HĐH gắn với bảo vệ môi trường Sau 25 năm đổi mới, nước ta đã vượt qua ngưỡng nước nghèo vào 2010, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vượt bậc ấy, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về môi trường. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nước ta có gần 4000 cơ sở sản xuất, hơn 1500 làng nghề gây ô nhiễm, hơn 200 KCN cần được kiểm soát về khả năng gây ô nhiễm.  CNH –HĐH gắn với bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng bởi sự ô nhiễm môi trường ngày càng lộ rõ, tài nguyên kiệt quệ dẫn đến thay đổi cấu trúc và mô hình phát triển Thực tế hiện nay: có khoảng trên 70% máy móc thiết bị ở nước ta sử dụng công nghệ cũ; 70% đã khấu hao hết và gần 50% là máy móc cũ, hoặc vừa mới tân trang được nhập vào => thách thức vô cùng lớn đối với nhà nước VN Đề xuất: - Nhà nước cần sử dụng công cụ tài chính nhằm khuyến khích, đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ sạch; sản xuất và sử dụng năng lượng sạch; năng lượng tái tạo, sản phẩm không gây hại cho môi trường; tái chế và sử dụng các nguyên liệu còn hữu ích để tránh lãng phí. - Mọi dự án cần có báo cáo đánh giá tác động môi trường - Khắc phục khu vực môi trường ô nhiễm, suy thoái - Khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học - Nâng cao đội ngũ kiểm tra, quản lý. 3.3 Mức độ thực hiện CNH - HĐH 3.3.1 Thành tựu - Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn trong thời gian qua tạo ra thế và lực mới cho Việt Nam - Giai đoạn 1991 – 2011: + Trung bình tăng trưởng: 7.34% / năm + Quy mô kinh tế tăng 5.5 lần so với 1985; 2.1 lần so với 2001 - Giai đoạn 2011 – 2013 + GDP tăng trung bình 5,6% - Năm 2013: thu nhập bình quân đầu người 1960 USD/năm - Cơ cấu ngành có sự dịch chuyển tiến bộ. Thể hiện: Năm Nông sản nghiệp-Thủy Công dựng nghiệp-Xây Dịch vụ 1991 40,49% 23,79% 35,72% 2003 22,54% 39,46% 38% 2010 18,89% 38,23% 42,88% 2013 18,38% 38,31% 43,31%  Sau gần 30 năm đổi mới, tăng trưởng kinh tế: Kinh tế vĩ mô được duy trì; bảo đảm ôn định chính trị - xã hội, quốc phòng và an ninh. Ngoài ra là các thành tựu tiến bộ trong kinh tế, công bằng xã hội, phát triển nhân lực, khoa học và công nghệ. 3.3.2 Hạn chế - Nền kinh tế Việt Nam đang ở trình độ phát triển chậm, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp,có nguy cơ tụt hậu so với các nước khác có cùng điều kiện - Trong chiến lược CNH, HĐH thời gian qua đề ra quá nhiều mũi nhọn, nhưng lại thiếu trọng tâm, trọng điểm cần thiết cho từng giai đoạn, dẫn đến việc đầu tư bị dàn trải, kém hiệu quả trong điều kiện kinh tế và nguồn lực hạn hẹp. Chưa xác định các “điểm then chốt” để thực hiện “3 đột phá” chiến lược nhằm đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước. - Sự phát triển của các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn, như điện, cơ khí, tự động, vật liệu... còn thấp, chưa đủ khả năng để tham gia toàn cầu hóa và đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, các ngành kinh tế, dịch vụ khác. - CNH, HĐH chưa phát huy lợi thế của vùng, chưa có sức lan tỏa để thúc đẩy phát triển kinh tế và huy động các nguồn lực xã hội. - Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh nhưng chất lượng cung cấp dịch vụ kém, phân bố dân cư không đồng đều, chưa đáp ứng tốt cho công cuộc CNH, HĐH của đất nước. -Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày cao cao và đáng báo động. 4. Trách nhiệm - Phải tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng. - Tích cực học tập, tự học để nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, tay nghề. - Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh. -Tích cực xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, môi trường sinh thái trong lành, sạch sẽ, tích cực tham gia chống ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. -Nâng cao sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần với lối sống hoạt động lành mạnh. -Chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế; tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu; tham gia vào công tác ngoại giao nhân dân để nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế. - Chủ động tìm hiểu, tạo cơ hội đi du học, tiếp cận kiến thức và văn hoá thế giới cũng như các tiến bộ khoa học kĩ thuật trên thế giới để về góp ích cho nước nhà. - Hạn chế chảy máu chất xám. ... dựng sở sản xuất mà xây dựng sở đào tạo chỗ nguồn nhân lực chất lượng cao, thành thạo kỹ nghề nghiệp - Khuyến khích du học sinh nước học tập có sách đãi ngộ thích đáng để thu hút số du học sinh... nhiệm - Phải tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng sáng - Tích cực học tập, tự học để nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, tay... xuất, sản phẩm họ phát minh ứng dụng vào sản xuất Tri thức khoa học công nghệ yêu cầu hàng đầu người lao động => Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đại bước độ chuyển kinh tế công nghiệp lên kinh

Ngày đăng: 05/10/2015, 22:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w