1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiệu quả các loại thuốc bơm vú để điều trị bệnh viêm vú trên bò sữa

77 887 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

DANH MỤC BẢNG 2 Thời gian mất màu của xanh Methylene và ước lương số vi khuẩn/ml 7 Đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn Staphylococcus aureus 29 9 Đặc tính sinh hóa đặc trưng của v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN THÚ Y

  

Luận văn tốt nghiệp NGÀNH THÚ Y

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC LOẠI THUỐC BƠM VÚ

ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA

Cần Thơ - 2013

Giáo viên hướng dẫn

PGS-TS TRẦN NGỌC BÍCH

Th.S NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THANH NGUYÊN

MSSV: LT11661 LỚP: THÚ Y LT K37

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN THANH NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC LOẠI THUỐC BƠM VÚ

ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA

Luận văn tốt nghiệp NGÀNH THÚ Y

Cần Thơ - 2013

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “ Đánh giá hiệu quả các loại thuốc bơm vú để điều trị bệnh viêm vú trên

bò sữa” ở hợp tác xã Nông Nghiệp EVERGROWTH Sóc Trăng, trại bò sữa Hiệp Hòa Đức Hòa Long An, hợp tác xã bò sữa Long Hòa Cần Thơ

Do sinh viên Nguyễn Thanh Nguyên thực hiện thời gian từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2013

Trần Ngọc Bích

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Nguyên

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn:

Thầy Trần Ngọc Bích đã hết lòng lo lắng, quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trưởng phòng Chăm Sóc Khách Hàng Công ty CP SXKD Vật Tư và Thuốc Thú Y Vemedim đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn Đồng gửi lời cảm ơn đến anh Huỳnh Minh Trí, anh Bùi Hoàng Huy, anh Võ Duy Thanh cùng tất cả các anh chị phòng vi sinh – Trung Tâm Nghiên Cứu & Phát Triển Công ty Vemedim đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô Bộ môn Thú Y – Khoa Nông Nghiệp & SHƯD trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu của đời mình

Cảm ơn các bạn lớp Thú Y LT K37 đã đồng hành, chia sẻ và động viên tôi trong suốt thời gian qua

Cần Thơ, tháng 12 năm 2013

Nguyễn Thanh Nguyên

Trang 6

TÓM LƢỢC

Đề tài “Đánh giá hiệu quả các loại thuốc bơm vú để điều trị bệnh viêm vú trên bò sữa” ở hợp tác xã Nông Nghiệp EVERGROWTH Sóc Trăng, trại bò sữa Hiệp Hòa Đức Hòa Long An, hợp tác xã bò sữa Long Hòa Cần Thơ Thời gian từ tháng 6 năm

2013 đến tháng 12 năm 2013 Đối tượng khảo sát là bò đang cho sữa, mẫu bệnh phẩm

là sữa, xác định viêm vú lâm sàng bằng phương pháp cảm quan và sờ nắn, xác định viêm vú cận lâm sàng (tiềm ẩn) bằng CMT Nuôi cấy phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Streptococcus spp, Pseudomonas aeruginosa

và làm kháng sinh đồ Kết quả Khảo sát hiệu quả của thuốc bơm vú điều trị bệnh viêm

vú trên bò sữa là thuốc Ceptifi for LC, CEQUIN for LC và SPECTRAMAST tỷ lệ khỏi bệnh viêm vú là 100%, còn MAMIFORT tỷ lệ khỏi bệnh là 63,64%, BiO- TETRAMAS

tỷ lệ khỏi thấp nhất là 33,33% Tỷ lệ bò bị viêm vú lâm sàng ở trại tập trung là 10,49%, ở hộ gia đình là 15,49% Tỷ lệ viêm vú cận sàng khảo sát bằng phương pháp CMT ở trại tập trung là 35,94%, CMT ở hộ gia đình là 20,21% Kết quả phân lập vi khuẩn trong 9 mẫu sữa thì vi khuẩn Staphylococcus tỷ lê cao nhất 100%, tiếp đến là E.coli là 66,67% thấp nhất là Pseudomonas aeruginosa là 11,11% Chưa phát hiện vi khuẩn Streptococcus spp Các loại vi khuẩn phân lập nhạy cảm với các kháng sinh: Ceptiofur, Cefquinome, Doxycycline, Florfenicol, Marbofloxacin, Norfloxacin và Enrofloxacin

Trang 7

MỤC LỤC

Trang duyệt i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Tóm lược iv

Mục lục v

Danh sách viết tắt ix

Danh mục bảng x

Danh mục hình xi

Danh mục sơ đồ xii

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2

2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 2

2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5

2.2 Đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lý của tuyến vú 6

2.2.1 Cấu tạo của nhũ tuyến 6

2.2.2 Sự phát triển của nhủ tuyến 7

2.2.3 Chức năng của nhũ tuyến 8

2.2.3.1 Sự tạo sữa 8

2.2.3.2 Sự thải sữa 10

2.3 Chức năng và thành phần của sữa 11

2.3.1 Chức năng của sữa 11

2.3.2 Thành phần của sữa 11

2.4 Các tính chất của sữa 11

2.4.1 Màu sắc 11

Trang 8

2.4.3 Độ pH của sữa 11

2.5 Định nghĩa viêm vú và phân loại bệnh viên vú ở bò sữa 11

2.5.1 Định nghĩa viêm vú 11

2.5.2 Phân loại bệnh viêm vú ở bò sữa 12

2.5.2.1 Phân loại theo sự biểu hiện của triệu chứng 12

2.5.2.2 Phân loại theo tính chất gây bệnh 12

2.6 Những yếu tố liên quan đến sự xuất hiện bệnh 12

2.7 Các nguyên nhân gây viêm vú 14

2.7.1 Vật chủ 14

2.7.2 Vi sinh vật gây nhiễm 14

2.7.2.1 Staphylococcus aureus 14

2.7.2.2 Streptococcus agalactiae 15

2.7.2.3 Escherichia coli 15

2.7.2.4 Pseudomonas aeruginosa 16

2.7.2.5 Môi trường 19

2.8 Các biến chứng của bệnh viêm vú 19

2.8.1 Teo bầu vú 19

2.8.2 Xơ cứng bầu vú 19

2.8.3 Bầu vú hoại tử 20

2.9 Thiệt hại do bệnh viêm vú gây ra 20

2.10 Phòng và trị viêm vú 21

2.10.1 Phòng bệnh viêm vú 21

2.10.2 Kiểm tra bầu vú 21

2.10.3 Tổ chức việc vắt sữa 21

2.10.4 Số lần vắt sữa 21

2.10.5 Tăng cường quản lý 21

2.10.6 Cách ly và điều trị gia súc mắc bệnh viêm vú 22

Trang 9

2.10.7 Điều trị bệnh viêm vú 22

2.10.8 Các phương pháp chuẩn đoán viêm vú trên bò sữa 22

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Nội dung nghiên cứu 24

3.2 Địa điểm và thời gian thực hiện 24

3.2.1 Địa điểm 24

3.2.2 Thời gian thực hiện 24

3.3 Phương pháp thí nghiệm 25

3.3.1 Đối tượng khảo sát 25

3.3.2 Mẫu bệnh phẩm 25

3.3.3 Thuốc điều trị 25

3.3.4 Dụng cụ và hóa chất 26

3.4 Phương pháp nghiên cứu 26

3.4.1 Điều tra cắt ngang 26

3.4.2 Phương pháp lấy mẫu 26

3.4.3 Phương pháp chẩn đoán 26

3.4.4 Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn 29

3.4.4.1 Vi khuẩn Staphylococcus aureus 29

3.4.4.2 Vi khuẩn Streptococcus spp 31

3.4.4.3 Vi khuẩn Escherichia coli 33

3.4.4.4 Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa 35

3.4.5 Kháng sinh đồ 37

3.4.6 Bố trí thí nghiệm điều trị viêm vú thể lâm sàng 38

3.4.7 Chỉ tiêu theo dõi 39

3.4.8 Phương pháp xử lý số liệu 39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40

Trang 10

4.1.1 Phương thức chăn nuôi .40

4.1.2 Phương thức vắt sữa .40

4.1.3 Tình hình vệ sinh .41

4.2 Tỷ lệ và mức độ bệnh viêm vú khảo sát trên đàn bò sữa .41

4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn 43

4.4 Kết quả kháng sinh đồ 44

4.5 Kết quả thử nghiệm thuốc 47

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50

5.1 Kết luận 50

5.2 Đề nghị 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

PHỤ LỤC .54

Trang 11

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

2 Thời gian mất màu của xanh Methylene và ước lương số vi khuẩn/ml

7 Đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn Staphylococcus aureus 29

9 Đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa 35

11 Tỷ lệ viêm vú cận lâm sàng khảo sát bằng phương pháp CMT (>2+) 42

12 Kết quả phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus spp,

Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa trên các mẫu sữa 43

13 Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus 44

14 Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa 45

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

6 Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa xem kính hiển vi điện tử 16

7 Mối quan hệ giữa các nguyên nhân gây bệnh viêm vú bò vi sinh

12 Staphylococcus aureus sinh men catalase 29

13 Staphylococcus aureus làm đông huyết tương thỏ 29

14 Streptococcus làm đục môi trường NaCl 6,5% 31

Trang 14

DANH MỤC SƠ ĐỒ

1 Quy trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus 30

2 Quy trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn Streptococcus spp 32

4 Quy trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa 36

Trang 15

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Mục tiêu chính của người chăn nuôi bò sữa là làm sao sản xuất ra nhiều sữa với chất lượng cao đáp ứng được tiêu chuẩn thu mua của các nhà máy chế biến sữa, từ đó tăng thu nhập cho bản thân mình Muốn đạt được mục tiêu này, người chăn nuôi phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn bò sữa với khẩu phần ăn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, quản lý chuồng trại, môi trường sạch sẽ, vệ sinh và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng cường sức khỏe và bảo vệ đàn bò sữa chống lại các tác nhân gây bệnh Trong quá trình phát triển chăn nuôi bò sữa, ngoài các yếu tố về giống, thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng, chuồng trại, thời tiết khí hậu Có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sữa thì tình hình bệnh lý tại bầu vú đã gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho người chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ cho người tiêu dùng vì sữa từ những thú nhiễm bệnh có thể là phương tiện lây truyền các vi khuẩn có hại cho con người

Bệnh viêm vú trên bò sữa là bệnh phổ biến trên phạm vi thế giới và gây tổn thất lớn, nó tồn tại ở bất cứ nơi nào có chăn nuôi bò sữa Bệnh thường gây ra bởi các vi

khuẩn như Staphylococcus spp, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp, E.coli,

Pseudomonas…Tuy nhiên, dù cho nguyên nhân nào đi nữa thì bệnh cũng gây thệt hại

đáng kể cho người chăn nuôi, làm giảm sản lượng sữa và chất lượng sữa Do đó, việc tiến hành chẩn đoán sớm để phát hiện kịp thời tình trạng viêm vú tiềm ẩn là hết sức cần thiết và quan trọng Nó góp phần giúp cho người chăn nuôi ngăn chặn và trị bệnh kịp thời để không dẫn đến tình trạng viêm vú lâm sàng gây tổn thất lớn về kinh tế và sức khoẻ của đàn bò cho sữa

Trước tình hình thực tế trên, được sự phận công của Bộ Môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, cùng với sự hỗ trợ của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Vật Tư Và Thuốc Thú Y Vemedim Chúng

tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả các loại thuốc bơm vú

để điều trị bệnh viêm vú trên bò sữa” ở hợp tác xã Nông Nghiệp EVERGROWTH

Sóc Trăng, trại bò sữa Hiệp Hoà Đức Hoà Long An, hợp tác xã bò sữa Long Hoà Cần Thơ

Mục tiêu đề tài:

+ Khảo sát tỷ lệ viêm vú bò sữa thể lâm sàng và cận lâm sàng (tiềm ẩn)

+ Khảo sát sự nhiễm vi sinh vật có trong sữa và thực hiện kháng sinh đồ nhằm đưa

ra khuyến cáo cho quá trình phòng trị đạt hiệu quả hơn

+ So sánh hiệu quả của các loại thuốc bơm vú để điều trị bệnh viêm vú trên bò sữa

Trang 16

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Các loại bệnh gây hại trên bò thì bệnh viêm vú rất quan trọng gây thiệt hại đến năng suất và chất lương sữa nên có rất nhiều tác giả trong nước nghiên cứu đến để trị bệnh làm giảm tỷ lệ bệnh và hạn chế những thiệt hại do gây ra sau đây là một số tác giả nghiên cứu:

Theo Nguyễn Ngọc Nhiên (1986), kiểm tra viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa bằng phương pháp CMT, kết quả bò viêm vú tiềm ẩn chiếm 24,20%, trong đó vi khuẩn

Staphylococcus aureus và Streptococcus spp chiếm chủ yếu trong các mẫu sữa viêm

Theo Trần Công Thành (1997), khảo sát viêm vú trên đàn bò sữa tại Đức Trọng – tỉnh Lâm Đồng bằng phương pháp CMT, kết quả bò viêm vú tiềm ẩn chiếm tỷ lệ 27,54%

Trong đó vi khuẩn được phân lập chủ yếu là Staphylococcus spp chiếm 33,06%,

Streptococcus spp chiếm 25% và E.coli chiếm 18,06%

Theo Nguyễn Văn Thành (1998), phân lập và thử kháng sinh đồ trên 82 mẫu sữa bò viêm vú, trong đó có 35 mẫu viêm vú lâm sàng và 47 mẫu viêm vú tiềm ẩn ở Quận 12,

Hóc Môn Kết quả phân lập: Staphylococcus aureus chiếm 68,29%, Streptococcus spp chiếm 39,02%, Pseudomonas chiếm 4,87%, E.coli chiếm 3,65% và 1,21% mẫu có sự hiện diện của Citrobacter Những loại kháng sinh có hiệu quả trong điều trị là

Cephalexin, Gentamycin, Norfloxacin

Theo Nguyễn Ngọc Điền (1999), khảo sát 87 hộ chăn nuôi bò sữa tại Quận 12, kết quả cho thấy trong 140 bò đang vắt sữa, có 102 bò viêm vú tiềm ẩn chiếm 42,50%, số thùy

vú viêm chiếm 25% Vi khuẩn phân lập từ mẫu sữa gồm Staphylococcus spp,

Staphylococcus aureus, Streptococcus spp Các vi khuẩn này nhạy cảm với kháng sinh

Cephalexin, Gentamycin, Norfloxacin

Theo Cù Hữu Phú (1999), đã kiểm tra 1679 mẫu sữa bò nuôi tại Ba Vì (Hà Tây) và ngoại thành Hà Nội bằng phản ứng CMT đã thấy 771 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 45,92%

Theo Trịnh Quang Phong và ctv (1999), bệnh viêm vú lâm sàng ở bò sữa biến động khá cao từ 10 – 22%

Nguyễn Ngọc Nhiên và ctv (1996 – 1999), cho rằng bệnh viêm vú lâm sàng biến động

từ 24,8 – 31,43%

Nguyễn Văn Phát và ctv (2004), khi sử dụng CMT để đánh giá tình trạng viêm vú tiềm

ẩn ở bò sữa nuôi tại Thành Phố Hồ Chí Minh cho kết quả 75,2% - 84,3% bò bị viêm

vú tiềm ẩn

Trang 17

Theo Nguyễn Ngọc Thanh Hà (2004), kiểm tra 683 mẫu sữa trên đàn bò sữa tại Thành

Phố Cần Thơ, trong đó có 142 mẫu dương tính với Staphylococcus aureus chiếm 22,26%, 55 mẫu dương tính với E.coli chiếm 8,62%, 37 mẫu dương tính với

Streptococcus agalactiae chiếm 5,8%

Theo Nguyễn Thị Hồng Châu (2004), khảo sát bệnh viêm vú trên đàn bò sữa tại thị xã Tân An, huyện Châu Thành và Thủ Thừa, tỉnh Long An Qua kết quả thử CMT cho thấy tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn khá cao: 49,46% số thùy vú khảo sát bị viêm ở mức độ từ 2(+) đến 4(+) Những loại vi khuẩn phân lập từ các mẫu sữa viêm vú lâm sàng là

Staphylococcus aureus chiếm 28,00%, Staphylococcus spp chiếm 31,50%, Streptococcus agalactiae chiếm 9,00%, E.coli chiếm 9,00%, Streptococcus khác

chiếm 12,25%, Pseudomonas chiếm 8,25%, Microccoccus spp chiếm 1,00%,

Corynebacterium spp chiếm 1%

Theo Lưu Quỳnh Hương và Trần Thị Hạnh (2004), tiến hành điều tra các chỉ tiêu vệ sinh vắt sữa ở 6 hộ chăn nuôi bò sữa thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội cho thấy: 100% các mẫu tăm bông bầu vú, dụng cụ chứa sữa, tay người vắt sữa có coliform 100% các mẫu không khí chuồng nuôi bị ô nhiễm vi sinh vật, chuồng cao nhất gấp 7 lần chỉ tiêu cho phép Phân lập vi khuẩn trong mẫu sữa cho thấy tỷ lệ nhiễm

Staphylococcus aureus từ 25 -75%, Staphylococcus môi trường 75-100%, trong khi đó Streptococcus agalactiae lại không nhiều (0 - 25%)

Theo Trần Thị Hạnh và Lưu Quỳnh Hương (2004), qua điều tra tình hình các chỉ tiêu vắt sữa bằng tay tại một số hộ chăn nuôi gia đình cho thấy mức độ ô nhiễm vi sinh vật vượt nhiều lần chỉ tiêu cho phép Sau khi đề ra một số biện pháp vệ sinh vắt sữa bằng tay áp dụng tại các hộ chăn nuôi trên Thu được kết quả: Các mẫu tăm bông lấy từ đầu

vú, tay người vắt sữa, dụng cụ chứa sữa cho thấy Staphylococcus aureus và

Streptococcus agalactiae không còn xuất hiện, số mẫu có Coliform giảm xuống còn

50% (trước là 100%) Các mẫu không khí trong chuồng cho thấy vi sinh vật giảm đi đáng kể, tuy nhiên cần áp dụng quy trình vệ sinh vắt sữa nghiêm ngặt và thường xuyên

để đạt kết quả tốt hơn Tổng số vi sinh vật trong 1ml sữa giãm đi rõ rệt, tỷ lệ các mẫu sữa không đạt tiêu chuẩn cho phép còn 20,8%, giảm 3 lần so với trước thực nghiệm (62,5%)

Chung Anh Dũng và ctv (2005), số liệu điều tra trên 4280 bò sữa nuôi ở 8 tỉnh thành

có chăn nuôi bò sữa trong 2 năm 2004 – 2005 cho thấy tỷ lệ bò bị viêm vú lâm sàng

là 12,3%, trung bình cứ 7 ca viêm vú tiềm ẩn, phát hiện qua máy đo viêm vú điện tử,

có một ca phát triển thành viêm vú lâm sàng Tỷ lệ bệnh viêm vú lâm sàng ở bò sữa trung bình là 12,3%, dao động từ 4,9% - 19,0% tùy khu vực Đây là những trường hợp bò bệnh viêm vú có một trong số các biểu hiện ra ngoài như: sữa tủa, tắt sữa, vú sưng nóng đỏ đau, vắt không đủ 4 thùy, sữa lợn cợn, sữa có mủ Đối với bệnh viêm

vú bò sữa, kết quả điều tra trong nước đã báo động tình trạng này Tỷ lệ bò bị viêm

Trang 18

31,43%(Nguyễn Ngọc Nhiên và ctv, 1996 - 1999), cao hơn nhiều so với các nước

khác (12%) Tỷ lệ bò viêm vú vào mùa mưa là 11,6% và mùa khô là 12,9%, sự sai khác không ý nghĩa (P>0,05) cho thấy không có ảnh hưởng rõ của mùa vụ lên tình trạng bệnh viêm vú bò sữa

Theo Sa Đình Chiến (2005), tỷ lệ viêm vú lâm sàng của bò sữa mới nhập vào địa bàn

Mai Sơn, Sơn La là 27,56%, viêm vú cận lâm sàng là 48,16%; Staphylococcus,

Streptococcus, E.coli là ba loại chính gây bệnh viêm vú bò sữa tại Mai Sơn, Sơn La

trong đó đặc biệt là Staphylococcus: Amoxicillin, Lincomycin, Ciprofloxacin,

Norfloxacin, Cephazolin, Neomycin, Tetracycline là những loại kháng sinh có hiệu quả điều trị cao đối với bệnh viêm vú tại nơi khảo sát

Theo Nguyễn Quang Tuyên và ctv (2007), điều tra 96 bò sữa nuôi tại Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ viêm vú khá cao (31.25%), cao nhất trong vòng một tháng sau khi đẻ (40,0%) và giảm dần theo các tháng cho sữa Bò bị viêm vú với tỷ lệ cao nhất là ở lứa thứ nhất (42,10%) và giảm dần theo các lứa tiếp theo, (29,03%) ở lứa thứ hai và 18,51% ở lứa thứ ba Tỷ lệ bò bị bệnh viêm vú cao nhất vào mùa hè (42,85%), tiếp đến là mùa thu (31,83%), mùa xuân là (27,27%) và thấp nhất là mùa đông (20,83%) Thử nghiệm phác đồ dùng chế phẩm Mastiject Fort cho tỷ lệ khỏi bệnh cao (85%) với liệu trình điều trị ngắn (2-3 ngày) so với các phác đồ khác

Theo Trương Quang, Đỗ Trung Đông, Trương Thái Hà (2008), kiểm tra sữa bằng phương pháp CMT trên 435 con bò tại huyện Gia Lâm và Quận Long Biên, Hà Nội

Đã phát hiện 39,77% số bò sữa được kiểm tra có phản ứng dương tính, trong đó 37,20% bị viêm một lá vú, 27,74% bị viêm hai lá vú, 21,97% bị viêm 3 lá vú và 17,92% bị viêm 4 lá vú Tỷ lệ một số loại vi khuẩn phân lập được từ các mẫu sữa của

bò bị viêm vú là: Streptococcus 85%; Staphylococcus 78,75%; E.coli 30% Có 90 – 100% số chủng vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus, E.coli phân lập được mẫn

cảm với Marbofloxacin, Ciprofloxacin và Cephalothin

Theo Phạm Bảo Ngọc và ctv (2008), nghiên cứu sự ảnh hưởng của viêm vú bò sữa tới năng suất và chất lượng sữa tại công ty giống gia súc Hà Nội và các hộ gia đình chăn nuôi bò sữa tại huyện Gia Lâm – Hà Nội Kết quả cho thấy sản lượng sữa giảm từ 5,223 xuống còn 3,210 kg/ chu kỳ Các mẫu sữa lấy từ vú bò bị viêm đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, vi khuẩn hiếu khí cao hơn nhiều so với mức độ cho phép Bò bị viêm vú ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa, các thành phần không mong muốn trong sữa không tăng lên (Na) và các thành phần mong muốn trong sữa lại giảm đi (Ca, P, K, Mg, chất béo thô) Chất lượng sữa giảm dần nếu mức độ viêm càng tăng Theo Nguyễn Minh Trí (2008), thực hiện tại trại chăn nuôi bò sữa Trung Tâm Giống Nông Nghiệp Thành Phố Cần Thơ, tỷ lệ bò viêm vú (52,78%), trong đó tỷ lệ bò viêm

vú tiềm ẩn (41,67%) Kết quả phân lập nhóm vi sinh vật có trong mẫu sữa viêm là

Staphylococcus aureus chiếm 47,06%, E.coli chiếm 21,57%, Streptococcus spp chiếm

Trang 19

17,65% Kết quả phân lập nhóm vi sinh vật có trong môi trường là Staphylococcus

aureus chiếm 82,50%, E.coli chiếm 70%, Streptococcus spp chiếm 42,50%

Theo Trần Thị Hạnh, Nguyễn Thị Loan, Ngô Chung Thủy (2009), điều tra 145 bò sữa đang khai thác tại trang trại quy mô trên 300 con, vắt sữa bằng tay, trong thời gian 6 tháng cho thấy: Bò mắc bệnh viêm vú lâm sàng chiếm 22,07% Tỷ lệ viêm vú lâm sàng cao nhất ở bò đẻ lứa đầu tiên và giảm ở bò đẻ các lứa tiếp theo Tỷ lệ viêm vú lâm sàng cũng cao nhất ở các giai đoạn vắt sữa dưới 1 tháng và thấp nhất giai đoạn trên 6 tháng Tỷ lệ bệnh viêm vú lâm sàng cao nhất vào mùa hè (26,32%) và thấp nhất vào mùa đông (12,66%) Kiểm tra viêm vú tiềm ẩn bằng phương pháp CMT cho thấy: Trong 115 mẫu sữa được kiểm tra có 48 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ (41,47%)

2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Có rất nhiều tác giả ngoài nước nghiên cứu về bệnh viêm vú trên bò trên bò sữa sau đây là một số tác giả điển hình:

Theo Pfizer (2002), khoảng 50% đàn bò ở Bắc Mỹ bị viêm vú tiềm ẩn ở các mức độ khác nhau

Theo Ahlner (2003), khảo sát 181 bò đang cho sữa tại Uruguay, kết quả tỷ lệ viêm vú

tiềm ẩn chiếm 42,20% Các loài vi khuẩn phân lập được là Staphylococcus aureus chiếm 34,30%, Streptococcus agalactiae chiếm 0,60%, Streptococcus uberis chiếm 3,90%, Streptococcus dysgalactiae chiếm 4,40%

Vi khuẩn từ môi trường bên ngoài như chuồng trại, chất độn chuồng, phân, nguồn nước, thiết bị chăn nuôi, dụng cụ vắt sữa… có cơ hội tiếp xúc với đầu vú xâm nhập vào bầu vú gây viêm vú (Alvaro Garcia, 2004)

Thức ăn nhiều vi trùng, nấm mốc gây bệnh ở hệ thống tiêu hóa như tiêu chảy, từ đó, vi khuẩn và độc tố theo máu đến bầu vú gây viêm vú, vi khuẩn và nấm mốc cũng tiết ra các độc tố ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch (Jaen Duval,1995)

Abdella và cộng sự (1996), Higgins và cộng sự (1997), cho rằng Staphylococcus

aureus có khả năng sản sinh một lượng lớn enzyme hyaluronidaza gây phân hủy acid

hyaluronic, nó gây ra sự phá hủy tổ chức tuyến vú làm cho lượng tế bào thân trong sữa tăng lên

Byaguraba et al (2004), khảo sát 60 hộ dân nuôi bò sữa ở Uganda, tổng số bò khảo sát

là 172 con bò đang cho sữa tương ứng với 688 thùy vú được lấy mẫu để kiểm tra tỉ lệ

bò thử CMT dương tính (61,3%), thùy vú viêm tiềm ẩn (60,07%) Qua phân lập mẫu

sữa cho thấy Pseudomonas aeruginosa (1,2%), Staphylococcus aureus (11,19%),

Staphylococci không đông huyết tương (30,5%), Streptococci (2%), E.coli (14,4%)

Trang 20

2.2 Đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lý của tuyến vú

Nhũ tuyến của gia súc cái là một tuyến ngoại tiết sản xuất sữa để nuôi con Nhũ tuyến

là biến thái của tuyến mồ hôi đặc trưng cho loài có vú Nhũ tuyến giữ vai trò quan trọng trong sự sinh sản Nhũ tuyến trong thời kỳ tiết sữa là một cơ quan có hoạt động biến dưỡng một cách tích cực do nó đã được cung cấp rất nhiều máu

2.2.1 Cấu tạo của nhũ tuyến

Nhũ tuyến được cấu tạo bởi 3 phần chính:

Nang tuyến: Là nơi tạo ra sữa Nó được cấu tạo bởi những tế bào tiết ra sữa có hình

dạng như những nang nối liền với hệ thống dẫn sữa

Hệ thống ống dẫn : Bao gồm một loạt các xoang và các ống phức tạp khởi điểm từ

nang tuyến đến ống dẫn nhỏ, ống dẫn vừa, ống dẫn lớn, bễ sữa của bầu vú, núm vú và cuối cùng là ống đầu vú

Các phần phụ : Bao gồm:

Tế bào biểu mô cơ : chúng nằm xen ở trong các nang tuyến ống dẫn sữa nhỏ ; cơ trơn bao bọc xung quanh ống dẫn sữa và bễ sữa Ngoài ra nó còn bao bọc xung quanh ống đầu vú Tế bào biểu mô cơ và cơ trơn có vai trò co thắt trong quá trình thải sữa

Màng nông màng sâu, mô liên kết và mô mỡ bao bọc toàn bộ tuyến vú, các mô này xuyên vào nhũ tuyến tạo nên thùy vú và nó có vai trò bảo vệ và giữ cho bầu vú có hình dạng đặc biệt

Hệ thống mạch máu : Bầu vú được hệ thống lưới mạch máu dày đặc bao bọc, hệ thống tĩnh mạch phát triển gấp nhiều lần so với hệ thống động mạch Vai trò của nó là đem các chất dinh dưỡng để tạo ra sữa và mang các chất cặn bã để thải ra ngoài, tĩnh mạch

vú nổi rõ bên ngoài, đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn bò sữa

Hệ thống thần kinh : Bầu vú là nơi có hệ thống thần kinh bao bọc dày đặc, do vậy bầu

vú rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài, phần trong của bầu vú có các thụ quan trong, bên ngoài có các thụ quan ngoài Vai trò của hệ thống thần kinh của bầu vú là truyền những xung động thần kinh trong quá trình tập luyện đầu vú cũng như là quá trình vắt sữa lên hệ thần kinh trung ương từ đó tạo ra những cảm giác đối với gia súc Các xung động này giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo sữa cũng như khai thác sữa

Trang 21

Hình 1 Cấu trúc bầu vú

Hình 1 Cấu trúc bầu vú

(http://agriculture.kzntl.gov.za/publications/production_guidelines/dairying_in_natal/dairy6_1.htm)

2.2.2 Sự phát triển của nhũ tuyến

Sự phát triển nhũ tuyến và các tổ chức tế bào tiết xảy ra trong các giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời của gia súc Kiến thức về sự phát triển của chúng trong từng giai đoạn rất quan trọng, để từ đó chúng ta cần tạo điều kiện cho sự sản xuất sữa tối đa của tế bào tiết và tối thiểu hóa sự suy giảm của nó

Sự phát triển của nhũ tuyến xảy ra trong 5 giai đoạn :

- Giai đoạn bào thai

- Giai đoạn từ sau khi sanh cho đến tuổi dậy thì

- Giai đoạn dậy thì

- Giai đoạn mang thai

- Giai đoạn cho sữa và khô sữa

Giai đoạn bào thai : Ngay trong thời kỳ phôi thai, nhũ tuyến được nhận dạng dưới

dạng những khối tế bào nằm dưới lớp biểu bì là mào nhũ tuyến Sự phát triển này tương tự ở các loài gia súc, lấy bò làm một ví dụ, ở giai đoạn bào thai tháng tuổi thứ sáu thì nhũ tuyến đã phát triển một cách tương đối hoàn chỉnh về mặt cấu trúc

Giai đoạn từ sau khi sanh cho đến tuổi dậy thì : Sự phát triển của bầu vú ở một mức

độ tương đương như sự phát triển của cơ thể và dần dần tạo nên hình dạng của bầu vú

Vách ngoà i

Trang 22

trưởng thành Hầu hết sự phát triển trong giai đọan này là sự phát triển của mô liên kết,

mô mỡ và sự gia tăng một ít tế bào tiết

Giai đoạn tuổi dậy thì : sự phát triển của bầu vú diễn ra rõ rệt trong giai đoạn này, nhũ

tuyến được kích thích để phát triển trong sự thích ứng với chức năng chuẩn bị có mang của gia súc Các kích thích tố quan trọng liên quan đến sự dậy thì bao gồm FSH, LH, estrogen, progesteron, … cứ mỗi chu kỳ động dục thì nhũ tuyến phát triển khá hơn chủ yếu là sự phát triển các ống dẫn Sự phát triển này do ảnh hưởng trực tiếp của 2 kích thích tố chính của noãn sào (estrogen và progesteron)

Giai đoạn mang thai : Sự phát triển nhũ tuyến trong giai đoạn này rất mạnh mẽ, kích

thước của bầu vú tăng trưởng được thấy một cách rõ rệt Các nang sữa không được tạo

ra trước đây, nhưng đến giai đoạn này chúng phát triển mạnh Sự gia tăng mạnh nhất của các tế bào tiết là ở giai đoạn tháng thứ 5 của sự có mang và sự hoạt động của tế bào tiết bắt đầu vào khoảng tháng thứ 8, thứ 9 của thời giai mang thai

Giai đoạn cho sữa và khô sữa : Sự phát triển của tế bào tiết tiếp tục gia tăng trong giai

đoạn đầu của thời gian cho sữa, tuy nhiên ở một mức độ thấp hơn so với giai đoạn có mang Sau sự cho sữa ở đỉnh cao thì các tế bào tiết bắt đầu giảm, chính vì vậy nó gây

sự giảm sữa dần dần đến giai đoạn khô sữa

Bò sữa được lên giống và phối lại từ 60 – 90 ngày sau khi đẻ và chúng sẽ có mang trong hầu hết thời gian cho sữa Sự có mang sớm sẽ có một ít ảnh hưởng đến năng suất sữa do tế bào tiết sữa mau chóng giảm do yêu cầu phân phối dinh dưỡng cho bào thai Sau 5 tháng của thời gian có mang, năng suất sữa và tế bào nang sữa sẽ giảm hơn so với những bò đang cho sữa mà không mang thai Thông thường ở những con bò cái cho sữa thì thời gian khô sữa là 60 ngày trước khi chúng đẻ lần kế

2.2.3 Chức năng của nhũ tuyến :

Trong một chu kỳ sữa, tính chất của sữa có nhiều biến đổi Vào lúc đầu kỳ, nhũ tuyến tiết ra sữa đầu (colostrum) hơi khác với sữa thường, dần dần trong các ngày sau, các tế bào nang tuyến chuyển hóa thành sữa thường Sản lượng sữa sản suất ra cũng tăng dần

Trang 23

vào những ngày đầu và đạt điểm cao vào tháng 1, 2 sau khi sanh Sau đó sản lượng sữa hơi giảm, đồng thời hàm lượng chất béo và protein hơi tăng một ít

Sản lượng sữa biến đổi tùy loài, cá thể và phụ thuộc các yếu sau đây :

Di truyền và dinh dưỡng : Các tính năng do di truyền về sản lượng sữa chỉ có thể khai

thác được hoàn toàn khi gia súc mẹ được nuôi dưỡng với khẩu phần đầy đủ; Trường hợp thiếu dinh dưỡng thì sản lượng sữa của gia súc cái cao sản sẽ bị giảm Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đối với những gia súc cao sản, mặc dù cho ăn với khẩu phần không đầy đủ nhưng sự phân tiết sữa vẫn được duy trì ở mức độ cao, nhưng hậu quả là

cơ thể sẽ bị xáo trộn nghiêm trọng: Gầy ốm, xốp xương …

Đối với gia súc cái có sản lượng sữa thấp mặc dù nuôi với thức ăn có chất lượng tốt, chế độ dinh dưỡng cao nhưng sản lượng sữa vẫn thấp và thức ăn dư thừa được chuyển hóa thành thịt và mỡ dự trữ Trong cùng một cơ thể, lượng sữa cũng có những biến động rất lớn cũng như trong cùng một loài Đối với những bò sữa bình thường, sản lượng sữa vào khoảng 3.000 lít trong 1 kỳ tiết sữa là 300 ngày, trong khi đối với bò cao sản có thể sản xuất lượng sữa gấp đôi với cùng thời gian

Tuổi tác: Tuổi cũng ảnh hưởng đến sản lượng sữa Gia súc cái nuôi trong điều kiện

dinh dưỡng và chăm sóc tốt thì cũng chỉ đạt được sản lượng sữa cao nhất vào những

kỳ cho sữa đầu tiên Sự phân tiết sữa sẽ giảm rõ rệt khi gia súc già (ở những kỳ cho

sữa cuối)

Hoạt động và làm việc: Nuôi thả bò tự do trên đồng cỏ để vận động từ đó kích thích hệ

thần kinh nội tiết kích thích quá trình phân tiết sữa tăng sản lượng sữa Trái lại nếu làm

việc khẩn trương, vận động nhiều quá sẽ làm giảm lượng sữa vì máu bấy giờ sẽ phân

bố đến các cơ, bắp thịt thay vì đến nhũ tuyến

Bệnh tật: Tình trạng sức khỏe gia súc cái là yếu tố quan trọng trong sự phân tiết sữa

Trong trường hợp gia súc bệnh sẽ làm giảm sản lượng một cách rõ rệt

Sự tuần hoàn máu: Yếu tố này góp phần tạo ra sản lượng sữa vì khi nhũ tuyến hoạt

động phân tiết mãnh liệt đòi hỏi phải được cung cấp một khối lượng máu khá lớn nên sau khi sinh, khối lượng máu đến tuyến vú gia tăng rất nhanh thay vì đưa đến tử cung

như trong giai đoạn mang thai

Trang 24

Hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết: Sự phân tiết sữa hay hoạt của nhũ tuyến nói

chung được kích thích bởi các kích thích tố của não thùy trước Các kích thích tố này cũng được điều khiển bởi hệ thần kinh Mặt khác, hệ thống thần kinh cũng tham gia vào quá trình phân tiết cũng như thải sữa, do đó hệ thần kinh ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng sữa của gia súc

Hình 2 Cấu trúc tuyến vú và nang tuyến

(nguồn:www.ag.ndsu.edu/pubs/ansci/dairy/as1129w.htm)

2.2.3.2 Sự thải sữa

Sự phân tiết sữa trong các tế bào nang tuyến là một tiến trình liên tục và sữa được tích lũy trong các hệ thống nang tuyến và trong các bể sữa Nhờ các sợi đàn hồi ở xung quanh núm vú ức chế không cho sữa chảy khỏi bầu vú Sự tiết sữa hay thải sữa là một tiến trình phức tạp gồm có sự phối hợp của của hệ thần kinh và nội tiết

Các yếu tố khơi mào sự tiết sữa tác dụng trực tiếp lên tuyến vú, Những kích thích ở bộ phận nhận cảm ngoài da của vú, từ đó những kích thích này truyền về tủy sống, gây ra phản xạ làm giảm những túi tuyến và ống dẫn sữa Đồng thời những kích thích về thị, khứu, thính giác (thí dụ: thấy bóng dáng quen thuộc, tiếng nói quen của người vắt sữa, tiếng động của dụng cụ đựng sữa, động tác nút vú, tiếng kêu của gia súc con …) tạo luồng thần kinh lên não  hạ tầng thị giác  não thùy sau kích thích sự tiết oxytocin

Mạch máu

Tế bào cơ

Tế bào biểu mô

Mô tuyến

Bể sữa

Nang tuyến

Ống tiết sữa

Trang 25

đưa vào máu Oxytocin tác dụng kích thích gây co bóp những hệ thống ống dẫn sữa, xoang sữa, bể sữa  thải sữa ra ngoài

Hai quá trình tiết sữa và thải sữa có quan hệ mật thiết với nhau Sữa tiết ra nhiều sẽ kích thích quá trình thải sữa và ngược lại sữa không thải ra được sẽ làm ngưng tiết sữa

2.3 Chức năng và thành phần của sữa

2.3.1 Chức năng của sữa

Sữa được tiết ra sau khi thú cái sinh đẻ Sữa là nguồn thức ăn trong suốt thời gian đầu lúc thú còn non và ngay sau khi sinh (Cholesterol) Sữa chứa đựng tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho duy trì và tăng trưởng Sữa được coi là thức ăn tổng hợp đủ dinh dưỡng dùng cho người lớn tuổi và trẻ sơ sinh ở nước kém phát triển là nguồn thức ăn chính và chế biến từ sản phẩm sữa cho các nước đang phát triển

2.3.2 Thành phần của sữa

Thành phần của sữa chủ yếu là nước (87,1%) còn lại gọi là vật chất khô gồm đường,

mỡ, đạm, khoáng chất Thành phần sữa có thể thay đổi tùy theo giống bò cái, chế độ dinh dưỡng, điều kiện nuôi dưỡng, môi trường, chuồng trại, tình trạng bệnh tật, sức khỏe bò cái bao gồm: sự khác nhau do tỷ lệ tăng trưởng thời còn nhỏ, khả năng và năng suất cho sữa, giai đoạn chu kỳ cho sữa; Do hệ thống tiêu hóa (sự hấp thu thức ăn); Do chế độ vắt sữa: bú sữa, vắt tay, vắt máy, thời gian, môi trường xung quanh; lứa

đẻ, bầu vú…

Sản lượng sữa được chứng minh là liên quan đến thể trạng và trọng lượng cơ thể, các tài liệu cho thấy cả hai về số lượng sữa (lít/ngày) và năng lượng (J/ngày) có liên quan đến sự phát triển của trọng lượng cơ thể Theo FAO (1982) tỉ lệ sản xuất sữa trên thế giới thì bò chiếm 91%, trâu 5,9%, cừu 1,7%, dê 1,6%

2.4 Các tính chất của sữa

2.4.1 Màu sắc: sữa bình thường có màu trắng đục, sữa bệnh sẽ biến màu, tùy tình trạng

bệnh sữa sẽ có màu hồng, đỏ, xanh, vàng lợn cợn

2.4.2 Tính ngưng tụ: Vắt sữa vào ống nghiệm 15-20ml, Để ở tủ ấm 370C trong 24-36 giờ sữa tốt sẽ ngưng tụ chậm hoặc không ngưng tụ, nếu có vi sinh vật sữa sẽ đông nhanh trước 6 giờ, cục sữa không đều đặn

2.4.3 Độ pH của sữa: Sữa bình thường pH = 6,5-6,7, nếu sữa bệnh sẽ tùy thuộc bệnh

mà pH sẽ tăng hay giảm (Nguyễn Thị Kim Đông, Nguyễn Văn Thu, 2010)

2.5 Định nghĩa viêm vú và phân loại bệnh viêm vú ở bò sữa

2.5.1 Định nghĩa viêm vú:

Bệnh viêm vú là phản ứng viêm của tuyến vú Bệnh viêm vú làm sữa biến đổi về lý

Trang 26

nặng thì bầu vú teo và mất khả năng tiết sữa, thú sẽ bị đào thải (Nguyễn Văn Thành, 2005)

Viêm vú là loại bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là nguyên nhân vật lý hoặc hóa học nhưng đa số là do nhiễm trùng (Schalm và ctv, 1971)

Viêm vú là phản ứng phòng vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây tổn thương mô của bầu vú, những tổn thương này có thể gây ra do tác động cơ học hay do các loại vi khuẩn (Emanuelson và Philipsson, 1984 ; Kaneene và Hurd, 1990 ; Miller và Dorn,

2.5.2 Phân loại bệnh viêm vú ở bò sữa

2.5.2.1 Phân loại theo sự biểu hiện của triệu chứng

Thể lâm sàng (có biểu hiện ra bên ngoài): Bò bị bệnh biểu hiện rõ triệu chứng ra bên

ngoài (bầu vú sưng, đỏ, nóng, đau), độ đồng đều của sữa thay đổi như sữa đóng cục, kết sợi, màu sắc của sữa thay đổi: sữa có máu, có mủ hoặc có màu cà phê Bò có cảm giác đau nên không cho vắt sữa Trường hợp nặng có thể có triệu chứng toàn thân như sốt cao, bỏ ăn

Thể tiềm ẩn: Theo Quinn (1994) viêm vú tiềm ẩn không có dấu hiệu của sự viêm

nhưng khi xét nghiệm sữa phát hiện sự nhiễm trùng của bầu vú, sự tăng số lượng bạch cầu và thay đổi tính chất của sữa

2.5.2.2 Phân loại theo tính chất gây bệnh

Viêm vú do lây nhiễm: Vi khuẩn truyền nhiễm gây viêm vú từ bò này sang bò khác trong lúc vắt sữa, thông qua tay người vắt sữa, khăn lau vú, máy vắt sữa bị nhiễm khuẩn (Alvaro Garcia, 2004)

Viêm vú do tác nhân môi trường: Vi khuẩn từ môi trường bên ngoài như chuồng trại, chất độn chuồng, phân, nguồn nước, thiết bị chăn nuôi, dụng cụ vắt sữa… có cơ hội tiếp xúc với đầu vú xâm nhập vào bầu vú gây viêm vú (Alvaro Garcia, 2004)

2.6 Những yếu tố liên quan đến sự xuất hiện bệnh

Có một số yếu tố tạo điều kiện cho bệnh viêm vú phát triển, đó là:

- Yếu tố di truyền: Có những giống bò mẫn cảm hơn đối với bệnh viêm vú (ví dụ:

giống bò Pio đỏ mẫn cảm hơn giống bò Pio đen)

Trang 27

-Cấu tạo bầu vú và núm vú: Những dây chằng nâng đỡ bầu vú không vững chắc; các

núm vú phình căng, gây khó khăn cho việc vắt sữa; lổ mở của núm vú bị đẩy vào trong

… là yếu tố làm cho bầu vú dễ bị viêm (Nguyễn Văn Thành, 2005)

- Tuổi của gia súc: với tuổi càng cao, sức đề kháng tự nhiên của gia súc càng giảm và

bò sữa càng có nguy cơ bị viêm vú

- Thời kỳ tiết sữa: trong thời gian hai tuần đầu tiên trước khi đẻ, bầu vú rất mẫn cảm

với viêm nhiễm Trong thời kỳ cạn sữa, bầu vú cũng mẫn cảm với vi khuẩn hơn, so với trong thời kỳ tiết sữa Bởi vì trong thời kỳ cạn sữa, có sự giảm tiết của protein

- Các vết thương: bản thân các vết thương tạo thành cửa xâm nhập của vi khuẩn vào

tuyến vú, đồng thời chúng làm giảm sức đề kháng tự nhiên của gia súc đối với tất cả các trường hợp viêm nhiễm

Nguyên nhân dẫn đến tổn thương thường là do các thao tác thô bạo lên núm vú (ví dụ: vắt sữa không đúng kỹ thuật), kẹt núm vú khi bò đứng dậy, vắt sữa khi bầu vú trống rỗng, không lau khô bầu vú cẩn thận sau khi rửa và dẫn đến nứt nẻ da bầu vú hoặc do

bị côn trùng đốt …

- Sức đề kháng của bản thân bầu vú: Bao gồm toàn bộ các thành phần, yếu tố ngăn cản

việc xâm nhập và phát triển của các mầm bệnh trong tuyến vú Đó là sự đổi mới liên tục của các tế bào biểu mô trong ống núm vú ; Sự có mặt của các acid amin trong niêm mạc ống núm vú (Các acid amin này có đặc tính làm kìm hãm vi khuẩn phát triển)

- Bản thân việc vắt sữa: đào thải ra một số lượng lớn vi khuẩn trong những vú bị viêm

có nguy cơ gây nên viêm vú nhiều hơn

Về mặt miễn dịch tế bào, khi có hiện tượng nhiễm khuẩn, số lượng các bạch cầu trung tính nhân lên một cách nhanh chóng Do bị thu hút bởi các chất từ tế bào tuyến vú tổn thương giải phóng ra, chúng di chuyển trong sữa và bắt đầu thực bào các vi khuẩn Các bạch cầu trung tính cũng sinh ra các chất như: Interleukine và Interferon, có tác dụng làm tăng tính thấm của các thành mạch và bằng cách này, làm tăng cường tiết sữa, kết quả làm loãng các độc tố do vi khuẩn sản sinh ra

- Người ta cũng thấy trong sữa có các chất như: Lactoferrine, Lactenine và

Lactoperoxidase Mỗi chất này có cơ chế tác động riêng, nhưng đều tiêu diệt hoặc ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Ví dụ, Lactoferrine chẳng hạn, nó được gắn với

các phân tử sắt và ngăn cản sự phát triển của E.coli, là loại vi khuẩn cần đến sắt để

nhân lên

Trang 28

2.7 Các nguyên nhân gây viêm vú

2.7.1 Vật chủ

Do bầu vú quá to và dài dễ gây xây xát, lỗ thông đầu vú to dễ rò rỉ (bò cao sản)…, là những điều kiện để bộc phát bệnh

2.7.2 Vi sinh vật gây nhiễm

Vi sinh vật là một vật thể rất nhỏ chỉ nhìn qua kính hiển vi, chúng sống trong các tổ chức, tế bào, cơ thể của động vật, một số ở dạng thực vật như nấm, mốc… ; dạng động vật như vi trùng, siêu vi trùng… ở giữa hai dạng trên như nguyên sinh vật

Có nhiều loại vi trùng gây bệnh viêm vú thường gặp như: Liên cầu trùng chiếm 86%,

tụ cầu chiếm 5,4%, trực trùng sinh mủ 2,7%, E.coli 1,2%, các loài vi trùng khác

3,75% Phổ biến nhất là liên cầu trùng gây viêm vú (Nguyễn Hữu Ninh – Bạch Đăng

Phong, 1979) Gây viêm vú truyền nhiễm cho bò sữa có 80% là do Streptococcus

agalactiae và Streptococcus dysgalactiae Bệnh lan truyền chủ yếu do người vắt sữa,

dụng cụ vắt sữa và ruồi, bệnh biểu hiện viêm vú, sưng tụ máu, sữa màu xanh lợn cợn máu, vú teo dần Hai nguyên nhân này quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng một loài gây bệnh nhưng sức đề kháng của cơ thể và tuyến vú con vật khác nhau nên có thể gây ra các thể viêm vú khác nhau Ngược lại, những vi trùng khác nhau khi tác động lên bầu

vú cũng có thể gây ra những triệu chứng giống nhau Ngoài những vi khuẩn đặc trưng trên, bệnh viêm vú cũng có thể xảy ra do trực khuẩn lao, virus gây bệnh lở mồm long móng…

2.7.2.1 Staphycoccus aureus ( tụ cầu khuẩn )

Hình 3 Khuẩn lạc Staphylococcus aureus trên môi trường MSA

Staphylococcus aureus là loại tụ cầu khuẩn gây bệnh mạnh nhất đối với tuyến vú Việc

viêm nhiễm thường có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài và người vắt sữa là tác nhân truyền bệnh chủ yếu Đây là vi khuẩn gram dương, có đường kính 0,7-1 μm, gồm nhiều cầu khuẩn gắn liền nhau tạo thành hình giống như chùm nho, không có lông, không nha bào, không có vỏ nhày, là vi khuẩn sinh mủ điển hình (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)

Trang 29

2.7.2.2 Streptococcus agalactiae

(a) (b)

Hình 4 Vi khuẩn Streptococcus agalactiae

(a): www sciencephoto.com (b): www microbiologiaudca.webnode.es

Streptococcus agalactiae là vi khuẩn gram dương, tác nhân gây bệnh duy nhất cần đến

mô tuyến vú để phát triển và nhân lên Chúng là những cầu khuẩn xếp thành chuỗi dài hay ngắn như chuỗi hạt, không di động Về cơ bản, việc lây truyền bệnh là do người vắt sữa Bệnh xảy ra khi hệ thống kháng viêm của tuyến vú không hữu hiệu và thường xảy ra trên toàn đàn

2.7.2.3 Escherichia coli

E.coli là trực khuẩn gram âm, hình gậy ngắn, hai đầu tròn, không bào tử (Nguyễn Vĩnh

Phước, 1977) Sau khi tấn công và gây viêm tuyến vú, E.coli sản sinh một số lượng

lớn nội độc tố gây thay đổi khả năng thẩm thấu của mạch máu, hậu quả gây sưng tấy, phù thủng, viêm vú cấp tính và tăng một số lượng bạch cầu trung tính đáng kể trong sữa

(a) Hình 5: Nuôi cấy khuẩn lạc E.coli (b)

(a) Khuẩn lạc E coli trên môi trường EMB (b) Khuẩn lạc E.coli trên môi trường MC

Trang 30

2.7.2.4 Pseudomonas aeruginosa (P.aeruginosa)

Trực khuẩn mủ xanh P.aeruginosa còn có tên là Pseudomonas pyocyaneus, Bacterium

pyocyaneum, Pseudomonas aeruginosa là vi sinh vật có độc lực thấp, thường tìm thấy

trong quá trình nung mủ ở bò, heo và trong các vết thương nhiễm trùng của người Trong tự nhiên vi khuẩn có trong đất, nước, không khí, sống hoại sinh ở da và niêm mạc, phân người và gia cầm (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)

Đặc điểm hình thái

P.aeruginosa có dạng hình que mỏng, Gram âm, kích thước 1,5 x 3 μm, hai đầu tròn,

đứng riêng từng đơn vị hoặc từng đôi, từng chuỗi ngắn và đôi khi còn tồn tại dạng hình

sợi, hình dấu phẩy, hình cầu P.aeruginosa chuyển động bằng tiêm mao, không sinh

bào tử và không có vỏ nhầy (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)

Đặc điểm nuôi cấy

P.aeruginosa là vi khuẩn hiếu khí và yếm khí không bắt buộc, mọc ở nhiệt độ từ 30 –

37oC, giới hạn nhiệt độ phát triển 5 – 42oC, pH thích hợp là 6,6 – 7,0

Môi trường nước thịt: đục đều, hình thành màng và cặn, canh trùng nhuộm màu xanh, màu vàng trở nên sậm khi lắc canh trùng Canh trùng già trở nên nhớt và thành sợi Loài này có khả năng tăng trưởng trên môi trường nghèo dinh dưỡng với khoáng và nguồn carbon như: acetate, pyruvate, succinate, glucose (Trần Linh Thước, 2005) Trên môi trường dinh dưỡng khuẩn lạc tròn, bóng, môi trường trở nên xanh Phát triển

trên môi trường SS (Shigella Salmonella), trên thạch máu gây dung huyết Canh khuẩn

đục đều có màu vàng sau đổi sang xanh, canh trùng già trở nên nhớt và có sợi (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001)

Trong môi trường dinh dưỡng dạng lỏng như NB, TSB, P.aeruginosa hình thành màng

và cặn, canh trùng già làm môi trường trở nên nhớt (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)

Hình 6: Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa xem kính hiển vi điện tử

http://www.pseudomonas.com/images/paeruginosa.jpg

Trang 31

Trên thạch: khuẩn lạc không tròn, bóng, dẹt, to, rìa không phẳng có dạng nhầy (Trần Linh Thước, 2005)

Trên môi trường thạch dinh dưỡng như TSA (Trypticase Soy Agar), NA (Nutrient Agar) khuẩn lạc hơi tròn, rìa không phẳng, trong óng ánh, môi trường xung quanh khuẩn lạc màu xanh, mùi trái cây (Carter G.R, 1978)

Môi trường thạch máu: có dung huyết Huyết thanh đông: tan chảy một phần sau 14 ngày Sữa: đông, sau đó pepton hoá

Đặc tính sinh hoá

Môi trường đường: chỉ có glucose bị phân giải, không sinh hơi Không hoàn nguyên methyl red, không sản sinh indol, H2S Phản ứng VP âm tính, phản ứng oxidase dương tính, làm tan chảy gelatin, khử nitrate thành các hợp chất khác như nitrite, ammonia (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)

Phản ứng Indole âm tính, citrate dương tính, VP âm tính, Methyl – Red âm tính, oxidase dương tính (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001)

P.aeruginosa là vi khuẩn duy nhất tiết ra pyocyanin Vì vậy bất cứ trực khuẩn Gram

âm nào tiết ra pyocyanin chính là P.aeruginosa (Botzenhart K và Ruden H., 1987)

Các tính chất hoá sinh thường được sử dụng trong lâm sàng gồm: urease (-), indol (-), H2S (-), citrate simmons, arginin dihydrolase và gelatinose (+); khử NO3- đến N2 Trên môi trường OF (Oxidation – Fermentation), nhiều loại cacbohydrate bị thoái hoá theo lối oxy hoá có sinh axit: glucose, manitol, glycerol, ethanol, arabinose, fructose

và galactose (Lê Huy Chính, 2007)

C chúng có thể sống hơn 6 tháng (Lê Huy Chính, 2007)

Độc tố

P.aeruginosa sản sinh nội độc tố và sinh ngoại độc tố exotoxin A, độc tố này giống với

độc tố gây bệnh bạch hầu, gây hoại tử cục bộ trên các cơ quan tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tế bào và gây bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)

P.aeruginosa tiết ra hai loại protein ngoại bào có vai trò trong độc tính của vi khuẩn

trong quá trình xâm nhiễm là elastase và alkaline protease

Elastase có liên quan nhiều đến độc lực của vi khuẩn, có tác dụng phân cắt lớp collagen, chia cắt các thành phần của IgG, IgA và các bổ thể, phá huỷ các màng fibrin

Trang 32

khuẩn xâm nhập Lecithinase có tác dụng phá vỡ cấu trúc có lecithin (Lê Huy Chính, 2007)

Tính kháng thuốc

P.aeruginosa kháng với nhiều loại kháng sinh Tính kháng thuốc thường được quy

định bởi các plasmid và các yếu tố di truyền có thể được lan truyền trong quần thể thông qua hiện tượng tải nạp và chuyển nạp tạo ra những dạng đột biến kháng thuốc

mới Sự kháng thuốc của P.aeruginosa đối với Cephalosporin thế hệ thứ ba và các

Aminoglycoside, Fluroquinolone đang gây khó khăn cho việc điều trị nhiễm trùng do

P.aeruginosa (Nguyễn Thị Hải Yến, 2008)

P.aeruginosa là vi khuẩn kháng thuốc phổ biến, do đó là một loài gây bệnh nguy hiểm,

chỉ còn một số ít kháng sinh có tác dụng với nó như: Fluoroquinolone, Gentamycin, và

Imipenem (Trần Linh Thước, 2005)

P.aeruginosa có được tính kháng thuốc cao là do cấu tạo của màng tế bào làm giảm

khả năng thấm của kháng sinh vào bên trong tế bào của vi khuẩn, một yếu tố khác là

do P.aeruginosa có mang plasmid – R có khả năng truyền gen kháng thuốc qua trung

gian plasmid

Theo Bonfiglio et al., (1998), P.aeruginosa kháng một số kháng sinh: meropenem

9,1%, ceftazidime 13,4%, carbenicillin 27,3%, ticarcillin/clavulanic acid 22,8%, amikacin 10,6% và ciprofloxacin 31,9%

Theo Hoàng Kim Tuyến et al., (2005), P.aeruginosa kháng mạnh cefoperazone và

nhóm aminoglycoside (65 – 70%) Kháng sinh thông dụng như ceftazidime cũng chỉ còn nhạy cảm khoảng 50%

Tính gây bệnh

P.aeruginosa là điển hình của loại vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ hội (opportunistic

pathogen) Vi khuẩn sống khắp nơi trong đất và nước, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, nó dễ dàng tấn công vào cơ thể gia súc Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, viêm da và viêm

xương sụn Ngoài ra, P.aeruginosa là nguyên nhân gây bệnh mủ xanh trong thiên

nhiên, vi khuẩn này được tìm thấy trong bệnh viêm phổi có hoại tử, bệnh viêm ruột có hoại tử của heo, abscess lá lách, gan của heo và bò, cũng có thể tìm thấy vi khuẩn trong bộ máy sinh dục và tinh trùng của bò đực giống mất khả năng sinh sản (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)

Trang 33

2.7.2.5 Môi trường

Do chuồng trại vệ sinh kém, không thoáng và thiếu ánh sáng, mật độ nuôi, chăm sóc quản lý không đúng kỹ thuật, dinh dưỡng không phù hợp Phương pháp vắt sữa, kỹ thuật vắt sữa không đúng, thời gian và số lần vắt, áp lực vắt không đảm bảo dễ gây ảnh hưởng đến bầu vú

Hình 7: Mối quan hệ giữa các nguyên nhân gây bệnh viêm vú bò vi sinh vật môi trường

(nguồn: WWW.ag.ndsu.edu/pubs/ansci/dairy/as1129w.htm ) 2.8 Các biến chứng của bệnh viêm vú

2.8.1 Teo bầu vú

Trong bệnh viêm vú, phần lớn tế bào vú bị tổn thương, cơ năng tiết sữa không phục hồi Thể tích thùy vú nhỏ hơn bình thường, khả năng tiết sữa của tuyến vú giảm hoặc mất hẳn Ngoài ra, sau khi bị teo các thùy vú lành phải tiết sữa bù nên thể tích lớn hơn

2.8.2 Xơ cứng bầu vú

Các chức năng sinh lý giảm mạnh, tổ chức tuyến vú bị teo đi Sờ vào thấy rắn hoặc ấn mạnh tuyến vú thấy những cục rắn hoặc rắn toàn bộ Sau khi vắt sữa thể tích thùy vú không giảm Lượng sữa giảm, nếu xơ cứng một phần tuyến vú thì sữa loãng màu xám

Trang 34

2.8.3 Bầu vú hoại tử

Bầu vú thối loét và phân giải do vi khuẩn gây hoại tử xâm nhập vào tuyến vú qua đường tiết sữa, vết thương hoặc mạch máu Lúc đầu bề mặt bầu vú có những đám bầm tím, cứng, đau, về sau loét và hoại tử có mủ Toàn bộ bầu vú sưng to, ấn vào thấy nước hồng chảy ra Hạch lâm ba vú sưng to, đau, có triệu chứng bại huyết

2.9 Thiệt hại do bệnh viêm vú gây ra

Khi bò cái cho sữa bị viêm vú lâm sàng thì tỷ lệ sữa giảm 10-30%, nếu viêm vú ở thể tiềm ẩn thì tỷ lệ sữa giảm 19%, thông thường tỷ lệ bò cái cho sữa bị mắc bệnh viêm vú tiềm ẩn chiếm khoảng 50% (Nguyễn Văn Thành, 2005)

Bệnh viêm vú gây tổn thất rất lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa Các thiệt hại liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau:

Làm giảm khoảng 10% sản lượng sữa do tuyến sữa bị tổn thương

Sau khi dùng kháng sinh điều trị cục bộ, trực tiếp vào bầu vú phải chờ đợi một thời gian trước khi vắt sữa đem bán

Sữa của bò bệnh không được bán cho đại lý Sữa chỉ được bán cho đại lý thu mua sữa sau 2-3 ngày kể từ ngày dứt điều trị (khi hàm lượng kháng sinh tồn dư trong sữa không còn)

Giảm 10-30% sản lượng sữa; giảm chất lượng sữa; tốn chi phí cho việc điều trị và công lao động; tốn chi phí cho việc loại thải bò hoặc bò bị chết (Hurley, 1997)

Tại Mỹ thiệt hại do bệnh viêm vú ước tính khoảng 184,40 USD/bò/năm

Bảng 1: Ƣớc tính thiệt hại do bệnh viêm vú bò tại Mỹ

Sản lượng sữa giảm

66,00 5,70 2,.60 0,10 4,10 1,50

(nguồn :www.ag.ndsu.edu/pubs/ansci/dairy/as1129w.htm)

Trang 35

2.10 Phòng và điều trị viêm vú

2.10.1 Phòng bệnh viêm vú

Phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại đến cơ thể con vật, nhất là bầu vú, cụ thể phải thực hiện các biện pháp sau đây:

2.10.2 Kiểm tra bầu vú:

Kiểm tra hàng ngày, phát hiện sự khác thường của bầu vú, của sữa để chẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời Chỉ những bò có bầu vú bình thường sau khi đẻ, mới được đưa vào vắt sữa

- Trình tự vắt sữa: Bò khỏe vắt trước, bò bệnh vắt sau Trên cùng một con viêm vú thì thùy vú lành vắt trước, thùy vú bệnh vắt sau

2.10.4 Số lần vắt sữa:

Bò cao sản, nên tăng số lần vắt trong ngày

2.10.5 Tăng cường quản lý:

Tránh để xây xát bầu vú (không chăn thả bò những nơi có lùm cây cao, có gai…) Nếu nhập bò mới cần cách ly theo dõi, nhất là khi bầu vú hoặc sữa không bình thường Làm cạn sữa: Bò trước khi đẻ phải được cạn sữa triệt để và chú ý thường xuyên vệ sinh và kiểm tra bầu vú, đầu vú bò trong giai đoạn này

Bò cái tơ cũng phải định kỳ kiểm tra vệ sinh bầu vú để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường

Sau khi đẻ: Làm tốt công tác hộ lý, nếu bị viêm nhiễm đường sinh dục phải điều trị kịp thời và dứt điểm

Vệ sinh chuồng trại: Chuồng trại phải sạch sẽ, khô thoáng và tiêu độc định kỳ Khi vắt sữa không được vắt tia sữa đầu xuống nền chuồng, tránh để vi trùng gây bệnh viêm vú

có điều kiện phát triển

Bố trí hố phân cách xa chuồng nuôi và nơi vắt sữa Nếu có điều kiện thì nên xây nơi vắt sữa riêng, không nên vắt ngay tại chuồng

Trang 36

2.10.6 Cách ly và điều trị gia súc mắc bệnh viêm vú:

Cách ly ngay gia súc bệnh để tránh lây lan

Điều trị phải đúng liều lượng, đúng phương pháp

Chú ý chế độ ăn uống phù hợp với bò viêm vú

Tiêu độc triệt để chuồng trại và phân rác nơi bò bệnh

Nếu bò bệnh kéo dài không chữa khỏi nên loại thải để tránh thiệt hại kinh tế

2.10.7 Điều trị bệnh viêm vú

Bò bị viêm vú phải được phát hiện sớm để điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh khỏi nếu điều trị trể có thể gây thiệt hạy nặng và mất khả năng sản xuất sữa gây thiệt hạy kinh tế cao

2.10.8 Các phương pháp chẩn đoán viêm vú trên bò sữa

Xác định viêm vú lâm sàng

*Kiểm tra bằng cảm quan

Sữa bình thường: Sữa có màu trắng đục, hơi vàng, không quá đặc cũng không quá loãng

Sữa không bình thường(sữa viêm): Sữa có màu hồng hay đỏ có lẫn máu, đóng cục, lợn cợn, có màu xanh của mủ

Xác định viêm vú tiềm ẩn (cận lâm sàng)

*Alcohol test

Vật liệu nghiêm cứu: cồn 750, ống nghiệm vô trùng

Phương pháp tiến hành: cho 3 ml cồn vào trong ống nghiệm sao đó cho tiếp 3 ml sữa vào trong ống nghiệm (tỉ lệ cồn và sữa là 1:1), lắc điều quan sát và đọc kết quả sau vài phút

-Nếu dung dịch cồn và sữa đồng nhất, không đóng vón lợn cợn thì phản ứng âm tính -Nếu có mãng bám lơn cợn trên thành thành ống nghiệm thì phản ứng dương tính

*Máy phát hiện viêm vú điện tử hay máy đo điện trở sữa

Nhấn công tắc khi không có sữa trong cốc đo, màn hình sẽ hiển thị số 1 0 , chứng

tỏ rằng pin đã được kết nối tốt với dụng cụ và không có thử nghiệm

Cầm cốc đo đặt ngay dưới núm vú của thùy vú muốn kiểm tra, vắt sữa trực tiếp vào cốc đo đến ngang vạch quy định trong cốc

Trang 37

Sau đó ấn công tắc và giữ trong 1-2 giây cho đến khi màn hình hiển thị 3 con số Nếu sử dụng loại máy không có điều chỉnh nhiệt độ, kết quả phải được ghi nhận ngay sau khi vắt sữa đầy cốc đo

Sau khi có kết quả nên nhả công tắc ra, đổ bỏ mẫu sữa và rửa sạch, tiếp tục thử mẫu sữa khác

*Methylene Blue:

Vật liệu nghiên cứu: Dung dịch Methylene 5%; ống nghiệm vô trùng

Phương pháp tiến hành: cho 10 ml sữa vào trong ống nghiệm tiếp đến cho 1 ml xanh Methylene 5% vào lắc điều và đọc kết quả sau mỗi khoảng 30 phút

Bảng 2: Thời gian mất màu của xanh Methylene và ƣớc lƣợng số vi khuẩn/ml sữa

Thời giam mất màu Số lượng vi

<500.000

Rất xấu Xấu Trung bình Tốt

IV III

II

I

Trang 38

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát tỷ lệ viêm vú bò sữa thể lâm sàng và cận lâm sàng (tiềm ẩn)

- Khảo sát sự nhiễm vi sinh vật có trong sữa và thực hiện kháng sinh đồ

- So sánh hiệu quả của các loại thuốc bơm vú để điều trị bệnh viêm vú trên bò sữa

3.2 Địa điểm và thời gian thực hiện

3.2.1 Địa điểm

Hợp tác xã nông nghiệp EVERGROWTH Sóc Trăng, trong trại bò sữa Hiệp Hòa Đức Hòa Long An, hợp tác xã bò sữa Long Hòa Cần Thơ

- Xét nghiệm CMT được thực hiện ngay trên từng thùy vú của bò sữa tại Hợp tác

xã, trang trại, nông hộ

- Nuôi cấy phân lập: Phòng vi sinh – Trung tâm nghiên cứu và phát triển, Công ty

CP SXKD Vật Tư và Thuốc Thú Y Vemedim

- Theo dõi kết quả điều trị trên bò viêm vú lâm sàng và tiềm ẩn ở mức CMT (2+), (3+) và (4+)

3.2.2 Thời gian thực hiện

Tháng 6/2013 - 12/2013

Hình 8: Trại chăn nuôi bò sữa tập trung Hình 9: Chăn nuôi bò sữa ở nông hộ

Ngày đăng: 09/10/2015, 23:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, NXB Hà Nội, pp 144-145 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi
Tác giả: Bùi Thị Tho
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2003
2. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (2001), Bệnh ở heo nái và heo con, NXB Nông Nghiệp, pp 52-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh ở heo nái và heo con
Tác giả: Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2001
4. Đỗ Ngọc Thúy, Darren Trott, Alan Fort, Kirsty Townsend, Cừu Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Xuân Huyên, Văn Thị Hường và Vũ Ngọc Quý (2002), Tính kháng kháng sinh của các chủng Escherichia coli phân lập từ lợn con tiêu chảy ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Khoa học Kỹ Thuật Thú y 10 (2): 21-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính kháng kháng sinh của các chủng Escherichia coli phân lập từ lợn con tiêu chảy ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Ngọc Thúy, Darren Trott, Alan Fort, Kirsty Townsend, Cừu Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Xuân Huyên, Văn Thị Hường và Vũ Ngọc Quý
Năm: 2002
5. Đỗ kim Tuyên (2009), Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam 2001-2009 và dự báo 2010-2020, Cục Chăn Nuôi. Lê Huy Chính (2007), Vi sinh vật Thú y, NXB Y Học, pp 7- 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật Thú y
Tác giả: Đỗ kim Tuyên (2009), Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam 2001-2009 và dự báo 2010-2020, Cục Chăn Nuôi. Lê Huy Chính
Nhà XB: NXB Y Học
Năm: 2007
6. Hoàng Kim Tuyến, Vũ Kim Cương, Đặng Mỹ Hương (2005), Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh phân lập tại bệnh viện thống nhất 2002-2005, Hội nghị khoa học 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh phân lập tại bệnh viện thống nhất 2002-2005
Tác giả: Hoàng Kim Tuyến, Vũ Kim Cương, Đặng Mỹ Hương
Năm: 2005
7. Huỳnh Kim Diệu (2010), Thú y cơ sở dược lý trong điều trị, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thú y cơ sở dược lý trong điều trị
Tác giả: Huỳnh Kim Diệu
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2010
8. Huỳnh Thị Mỹ Hạnh (2010), Tình hình viêm vú trên đàn bò sữa tại Thành Phố Cần Thơ và thử nghiệm hiệu quả điều trị của thuốc forloxin, amogen, penstrep, Luận văn tốt nghiệp đại học Thư viện khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình viêm vú trên đàn bò sữa tại Thành Phố Cần Thơ và thử nghiệm hiệu quả điều trị của thuốc forloxin, amogen, penstrep
Tác giả: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh
Năm: 2010
9. Huỳnh Văn Kháng (2001), Bệnh ngoại khoa gia súc, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh ngoại khoa gia súc
Tác giả: Huỳnh Văn Kháng
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2001
10. Lăng Ngọc Huỳnh (2007), Giáo trình cơ thể gia súc A, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cơ thể gia súc A
Tác giả: Lăng Ngọc Huỳnh
Năm: 2007
11. Lý Thị Liên Khai (1999), Kiểm soát vệ sinh thú y các sản phẩm động vật-an toàn thực phẩm, pp 169-173 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát vệ sinh thú y các sản phẩm động vật-an toàn thực phẩm
Tác giả: Lý Thị Liên Khai
Năm: 1999
12. Nguyễn Thanh Bảo (2006), Vi sinh vật Thú y, NXB Nông Nghiệp, pp 101-104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật Thú y
Tác giả: Nguyễn Thanh Bảo
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2006
13. Nguyễn Hoàng Can (2004), Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Escherichia coli gây viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa tỉnh Cần Thơ, Luận văn kỹ sư chăn nuôi Thú Y, Trường Đại học cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Escherichia coli gây viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa tỉnh Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn Hoàng Can
Năm: 2004
14. Nguyễn Ngọc Điền (1999), Điều tra tình trạng viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa nuôi tại quận 12 Thành Phố Hồ Chí Minh, Đề xuất phương án chẩn đoán và phòng trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra tình trạng viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa nuôi tại quận 12 Thành Phố Hồ Chí Minh, Đề xuất phương án chẩn đoán và phòng trị
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điền
Năm: 1999
15. Nguyễn Ngọc Thanh Hà (2004), Điều Tra Tình Hình Chăn Nuôi, Nuôi Cấy, Phân Lập Và Thử Kháng Sinh Đồ Một Số Loài Vi Khuẩn Gây Viêm Vú Tiềm Ẩn Trên Bò Sữa Thành Phố Cần Thơ, Luận Án Thạc Sĩ Khoa Học Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều Tra Tình Hình Chăn Nuôi, Nuôi Cấy, Phân Lập Và Thử Kháng Sinh Đồ Một Số Loài Vi Khuẩn Gây Viêm Vú Tiềm Ẩn Trên Bò Sữa Thành Phố Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thanh Hà
Năm: 2004
16. Nguyễn Đức Hiền (1999), Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật thú y và chăn nuôi trâu, bò dê, cừu, Chi cục thú y Cần Thơ, pp. 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật thú y và chăn nuôi trâu, bò dê, cừu
Tác giả: Nguyễn Đức Hiền
Năm: 1999
17. Nguyễn Thị Hồng (2007), Phòng và điều trị bệnh viêm vú trên đàn bò sữa, http://www.nongthon.net/apm/modules.php Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng và điều trị bệnh viêm vú trên đàn bò sữa
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng
Năm: 2007
18. Nguyễn Thị Kim Loan (2000), Khảo sát khả năng sản xuất sữa và tình hình bệnh viêm vú trên đàn bò sữa lai 1/2, 3/4, 7/8 Holstein Friesian ở khu vực An Phước thuộc Huyện Long Thành Tỉnh Đồng Nai, Luận văn Bác sĩ Thú Y, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sản xuất sữa và tình hình bệnh viêm vú trên đàn bò sữa lai 1/2, 3/4, 7/8 Holstein Friesian ở khu vực An Phước thuộc Huyện Long Thành Tỉnh Đồng Nai
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Loan
Năm: 2000
20. Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Phạm Bảo Ngọc (1999), Kết Quả Phân Lập Vi Khuẩn Từ Bò Sữa Bị Viêm Vú, Thử Kháng Sinh Đồ Và Điều Trị Thử Nghiệm, Tạp Chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú Y, tập VI (số 1), trang 43- 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết Quả Phân Lập Vi Khuẩn Từ Bò Sữa Bị Viêm Vú, Thử Kháng Sinh Đồ Và Điều Trị Thử Nghiệm
Tác giả: Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Phạm Bảo Ngọc
Năm: 1999
21. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (1994), Bệnh Sinh Sản Gia Súc, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh Sinh Sản Gia Súc
Tác giả: Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 1994
22. Nguyễn Văn Phát (1999), Điều Tra Bệnh Viêm Vú Trên Đàn Bò Sữa Khu Vực TP. HCM, Luận Án Thạc Sĩ Khoa Học Nông Nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều Tra Bệnh Viêm Vú Trên Đàn Bò Sữa Khu Vực TP. HCM
Tác giả: Nguyễn Văn Phát
Năm: 1999

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w