- Việt Nam vẫn bảo lưu được quyền kiểm soát Nhà nước đối với hạ tầng mạng
a. Những đặc điểm kinh tế chính của ngành viễn thông
Từ năm 1990 đến 2006, ngành viễn thông đã tăng trưởng với tốc độ từ 1,5-2 lần sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Ở tầm kinh tế vĩ mô, sự đóng góp của các dịch vụ viễn thông vào nền kinh tế nói chung đã tăng nhanh từ 1,8% năm 1990 lên 3,3% GDP toàn cầu năm 2006.
Châu Á, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đang đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai và vận may của ngành công nghiệp viễn thông. Không chỉ những khu vực khác đang nhìn về Châu Á để học hỏi mà các công ty công nghệ châu á cũng bắt đầu tìm vị trí cho mình trên sân chơi toàn cầu, kết hợp với sức mạnh của dịch vụ nội dung hấp dẫn, mô hình định giá cước sáng tạo và những công nghệ mới.
Theo báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2007 của ngành Bưu chính, Viễn thông cho thấy thị trường Bưu chính, Viễn thông tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Cả ngành đã hoàn thành mục tiêu phát triển máy điện thoại của kế hoạch 5 năm đề ra (35 máy/100 dân). Tính đến 30/6/2007 đã phát triển được trên 11 triệu máy điện thoại, bằng số máy điện thoại phát triển trong cả năm 2006, nâng tổng cố thuê bao toàn mạng lên 38,8 triệu máy, thuê bao di động chiếm 74%, mật độ điện thoại đạt 45,2 máy/100 dân, đạt tỷ lệ tăng trưởng 258% so với cùng kỳ năm ngoái. Toàn quốc có 4,52 triệu thuê bao Internet quy đổi, với 16,2 triệu người sử dụng, đạt mật độ 19,5%, tổng số thuê bao Internet băng rộng là 753.000.
Ngành viễn thông và công nghệ thông tin tiếp tục duy trì tốc độ phát triển từ 25 - 30% và công nghiệp điện tử bao gồm công nghiệp phàn cứng máy tính, công nghiệp điện gia dụng, chuyên dụng, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông phát triển ổn định với tốc độ trung bình 30%.
Biểu đồ 2.4 – Biểu đồ tăng trưởng thuê bao điện thoại theo năm
Biểu đồ 2.5 - Biểu đồ tăng trưởng thuê bao điện thoại theo tháng năm 2007
Biểu đồ 2.6 - Biểu đồ mật độ điện thoại tính trên 100 dân theo tháng năm 2007
Biểu đồ 2.7 - Biểu đồ tăng trưởng thuê bao Internet- Theo số thuê bao quy đổi Biểu đồ 2.8 - Biểu đồ tăng trưởng thuê bao Internet -Theo số người sử dụng
Biểu đồ 2.9 - Biểu đồ thị phần Internet ở Việt Nam - cuối năm 2006
Nguồn: Trung tâm thông tin bưu điện - Bộ Bưu chính, Viễn thông.
- Kỳ vọng vào sự phát triển của kết nối Internet băng rộng và dịch vụ viễn thông băng rộng di động là rất cao và được coi là hai lĩnh vực được chú ý nhất trong ngành viễn thông hiện nay. Các công ty viễn thông đang tập trung chú ý vào hai yếu tố chủ chốt để tăng số khách hàng sử dụng công nghệ số băng rộng di động:
+ Tạo ra một cơ chế giá cước hấp dẫn đối với việc truy cập dữ liệu
+ Đưa ra những ứng dụng mới nhất, hấp dẫn nhất để khai thác băng rộng lớn sẵn có.
- Công nghệ viễn thông số di động đang mở ra một thị trường nội dung di động rộng lớn. Số lượng thuê bao ĐTDĐ tăng trưởng nhanh đang tạo cho công nghiệp nội dung và dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông di động đem lại nhiều cơ hội lợi nhuận hơn.
- Rào cản xâm nhập thị trường đã bị xoá bỏ gần như hàng ngày bởi những nhà cung cấp nội dung sáng tạo đang tìm kiếm những ứng dụng mới nhất để cung cấp cho thị trường.
- Cuộc đua phát triển các ứng dụng mới nhất, hấp dẫn nhất: Nội dung và các ứng dụng mới tạo nên sự khác biệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ.
- Công nghệ viễn thông băng rộng: Ngành công nghiệp viễn thông đang chống lại xu hướng công ty truyền hình cáp cung cấp dịch vụ thoại bằng cách nâng cấp mạng lưới để hỗ trợ việc cung cấp triple play: cung cấp dịch vụ thoại, Internet băng rộng và dịch vụ video thông qua cùng một phương tiện. Hình thành ý tưởng xây dựng dự án dựa trên một đường cáp quang chạy thẳng đến nhà người tiêu dùng. - Phân khúc thị trường tốt - chìa khoá dẫn đến thành công: Có thể sẽ có sự chuyên biệt hoá hơn nữa khi các nhà cung cấp mạng cung cấp các dịch vụ cộng gộp 64
gồm thiết bị đầu cuối, nội dung được cá nhân hoá theo yêu cầu của khách hàng, các ứng dụng và một cách tính cước duy nhất nhắm vào một nhóm người sử dụng.
- Tác động của nội dung do người sử dụng tự tạo: Thị trường theo truyền thống được hình thành nhờ 2 yếu tố cung và cầu, trong đó nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ tạo ra giá trị mà người tiêu dùng sẵn lòng trả tiền để có giá trị đó. Nhưng trong thế giới số đang xuất hiện, chính bản thân người tiêu dùng cũng có thể tạo ra giá trị. Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng như SMS (tin nhắn) có lẽ là thành công lớn nhất của các công ty viễn thông trong việc thuyết phục người sử dụng tự tạo ra giá trị. Đặc tính mọi lúc mọi nơi của ĐTDĐ trở thành nền cho sự trao đổi nội dung, các nhà khai thác viễn thông sẽ phải chịu áp lực phải cung cấp các nội dung mới, hấp dẫn để phát triển khách hàng.
- Tập đoàn viễn thông Telenor (Nauy) công bố kết quả điều tra theo chiều sâu về thói quen sử dụng điện thoại di động và các dịch vụ viễn thông như dịch vụ truy cập internet trong giới trẻ Việt nam, đối tượng nghiên cứu tập trung vào thanh niên, cho thấy số tiền sử dụng cho cước điện thoại di động hàng tháng của thanh niên tại Hà Nội vào khoảng 300.000 đ/tháng, thường gửi 5-6 tin nhắn/ngày và thực hiện số điện thoại tương đương trong ngày đó.