NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010 (Trang 43 - 45)

II. Các nhân tố trong ngành:

2.2.NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG

c. Các phương án chiến lược

2.2.NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG

2.2.1. Nghiên cứu và dự báo môi trường vĩ mô a. Môi trường toàn cầu

Đặc điểm của toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới:

- Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan được thúc đẩy chủ yếu bởi những tiến bộ của khoa học - công nghệ. Sự hợp tác giữa các quốc gia để phát triển kinh tế được nhấn mạnh và đa dạng hơn bao giờ hết với xu hướng hình thành kinh tế khu vực hoá, sự hình thành các hiệp ước quốc tế và liên minh kinh tế trên thế giới.

- Các công ty siêu quốc gia và các ngân hàng siêu quốc gia có quan hệ chặt chẽ với nhau, nương tựa vào nhau, là công cụ thao túng nền kinh tế thế giới của các nước TBCN phát triển.

43

- Xu hướng cải cách sở hữu trong lĩnh vực viễn thông: Hơn 100 năm qua, số lượng các công ty viễn thông được đầu tư bằng vốn tư nhân đã vượt quá số lượng các doanh nghiệp viễn thông nhà nước. Việc tư nhân hoá các công ty viễn thông lớn đang là xu thế chủ đạo, theo xu hướng cổ phần hoá. Thị trường điện thoại di động và Internet có tỷ lệ sở hữu tư nhân rất cao và hầu hết các công ty mới thành lập trong khu vực viễn thông đều là công ty tư nhân.

- Thương mại thế giới tăng lên nhanh có sự thay đổi về chất. Những hàng hoá, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, trong đó đặc biệt là tri thức về kỹ thuật và công nghệ, chiếm vị trí chủ chốt trong thương mại quốc tế, chiếm 70% trong tổng các sản phẩm buôn bán giữa các nước phát triển. Trong đầu thập niên thế kỷ XXI, thương mại dịch vụ tăng cao hơn mức tăng của thương mại hàng hoá 2,5 lần và hiện chiếm trên 40% tổng kim ngạch thương mại thế giới.

Cơ hội:

- Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168 nước thuộc tất cả các châu lục bao gồm tất cả các nước và các trung tâm kinh tế lớn của thế giới; là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ, có quan hệ thương mại với 160 nước và vùng lãnh thổ; các nhà đầu tư của trên 80 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

- Đã triển khai thực hiện tốt các cam kết về khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc ký kết và thực hiện các cam kết và hiệp định đa phương, song phương với các nước và các tổ chức khu vực và quốc tế đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân.

- Có thể tranh thủ được nguồn lực bên ngoài vừa triệt để phát huy nội lực tạo ra thế lực, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

- Về xu hướng cải cách sở hữu trong lĩnh vực viễn thông: Điều này làm nguồn vốn được sử dụng và khai thác hiệu quả, tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ viễn thông, từng bước tạo thế độc quyền bằng cách đi trước về mặt công nghệ để chiếm lĩnh thị trường.

Thách thức:

- Khi Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN, APEC, WTO, đây cũng là thách thức lớn đối với doanh nghiệp viễn thông vì phải tuân theo luật chơi chung, đặc biệt khi chính thức gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế với cam kết mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông, thời gian tới các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia đầy đủ hơn và thị trường viễn thông Việt Nam cạnh tranh ngày càng quyết liệt.

- Một số dịch vụ mà Việt Nam buộc phải có một số nhân nhượng phù hợp khi gia nhập WTO là dịch vụ vệ tinh cố định (VSAT), dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) và các dịch vụ gia tăng giá trị VAS được bán kèm, bao gồm cả dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ thuê kênh quốc tế, bán lại dịch vụ viễn thông nói chung, các dịch vụ Internet. Đòi hỏi, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch phát triển để chiếm lĩnh những mảng thị trường này trước, đảm bảo giữ vững thị trường và thế hợp tác chủ động sau này.

- Phải đẩy nhanh chuyển giao công nghệ, hiện đại hoá sản xuất, sản xuất các sản phẩm dịch vụ viễn thông có lợi thế so sánh; đào tạo nguồn nhân lực có trình độ nghiệp vụ cao, có kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành kỷ luật, khả năng tiếp thu và vận hành công nghệ mới.

- Sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế còn yếu so với yêu cầu và so với thế giới, trong khi đó lộ trình thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, WTO và các hiệp định quốc tế khác đang và sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn. Theo đánh giá so sánh các số liệu gần nhất 2004-2005, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh (BCI) của Việt Nam năm 2004/2005 đứng thứ 79/103, năng lực cạnh tranh quốc gia trong so sánh toàn cầu (GCI) mới đứng thứ 77/104. Ngay chỉ tiêu công nghệ thông tin là lĩnh vực tăng tốc của Việt Nam nhưng mới đứng thứ 68/102 nước.

b. Môi trường công nghệ

Vào đầu thế kỷ 21, sự xuất hiện xu hướng công nghệ viễn thông mới đã làm thay đổi cơ cấu thị trường và nhịp độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên toàn thế giới trong lĩnh vực viễn thông.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010 (Trang 43 - 45)