Trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu của thể kỷ XXI, gốm sứ Bình Dương bước vào thời kỳ mới: gốm sứ công nghiệp hiện đại, đổi mới về công nghệ, kết hợp các nguyên liệu, quy trình
Trang 1VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐỊA PHƯƠNG
Phan Anh Tú
Abstract:
Binh Duong province is one of the provinces located at the East of Southern Vietnam where the traditional handicraft villages have existed and developed, reflected cultural features very famous in both Vietnam and outside The pottery in Binh Duong is one of so long traditional handicrafts which has played a crucial part in life of Binh Duong communities after 300 years in forming and flouring The Binh Duong Ceramics not only contributes in economic development but also presents the characters of culture and history
of Binh Duong land
1 Dẫn nhập
Bình Dương là một tỉnh ở khu vực miền Đông Nam Bộ, vùng đất xưa - nay tồn tại
và phát triển mang đậm nét văn hoá làng nghề thủ công truyền thống, vang danh cả trong nước và ngoài nước Nghề gốm sứ ở Bình Dương là một những nghề thủ công truyền thống lâu đời, có vị trí quan trọng trong cuộc sống cộng đồng cư dân Bình Dương sau hơn 310 năm hình thành và phát triển Nghề gốm không những đóng góp vào giá trị sự tăng trưởng
Trang 22
kinh tế, mà còn sự thể hiện nét văn hóa, lịch sử truyền thống của vùng đất Bình Dương
2 Khái lược về dòng gốm Bình Dương
Ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XIX, gốm sứ Bình Dương là sự kết nối từ trong quá khứ của gốm tiền – sơ sử Nam Trung bộ cùng với sự phát triển gốm thủ công truyền thống của cư dân Việt – Hoa định cư trên vùng đất Thủ Dầu Một – Bình Dương Được thiên nhiên
ưu đãi, với nguồn nguyên liệu phong phú tại chỗ, gốm sứ Bình Dương cùng với gốm Sài Gòn, Biên Hòa hình thành nên một tam giác gốm sứ không chỉ nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Bộ mà còn ở các khu vực miền Tây, miền Trung và cả Campuchia với các loại sản phẩm như lu, khạp, hũ, vại, đặc biệt là các loại lu Các loại sản phẩm là gốm mỹ nghệ như chậu cảnh, đôn voi, tượng thị trường tiêu thụ chủ yếu là các trung tâm tỉnh lỵ, trung tâm huyện và các thành phố
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu của thể kỷ XXI, gốm sứ Bình Dương bước vào thời kỳ mới: gốm sứ công nghiệp hiện đại, đổi mới về công nghệ, kết hợp các nguyên liệu, quy trình kỹ thuật sản xuất, mẫu mã đa dạng hơn, men màu, trang trí mỹ thuật, đại điện là dòng sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ cao cấp Minh Long I Sản phẩm của Minh Long I có chất lượng cao, trên 15.000 mẫu mã, chủng loại, vừa mang phong cách hiện đại, vừa mang đậm nét truyền thống văn hóa dân tộc từ lũy tre làng, câu bé chăn trâu, những giá trị đạo đức, đến các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh Việt Nam được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng và đón nhận Với công nghệ và
kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đa dạng về mẫu mã Nghề gốm sứ hôm nay không những đạt về kỹ thuật trong sáng tạo đồ gốm sứ mà còn dùng
kỹ thuật, mỹ thuật biến những vật dụng hằng ngày thành những hiện vật có tính chất nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hoá Việt Nam
Hiện nay ở Bình Dương có ba trung tâm sản xuất gốm ở Chánh Nghĩa, Tân Phước Khánh và Lái Thiêu Theo dòng sản phẩm gốm truyền thống Bình Dương tạo nên các trường phái chính: Quảng Đông, Phúc Kiến và Triều Châu
Trang 33
- Trường phái Quảng Đông (lò Quảng): sử dụng men nhiều màu, hoa văn cách điệu, trang nhã… chuyên sản xuất tượng thờ và trang trí, các loại chậu, các đôn voi, siêu, nồi, hũ, thạp, đèn, nghiêm mài mực, bình xách nước, gốm xây dựng…
- Trường phái Triều Châu (lò Tiều): sử dụng men xanh trắng, nét vẽ đa dạng phong phú có tính nghệ thuật gợi cảm, chuyên sản xuất đồ gốm gia dụng: chén, đĩa, tô,… và các loại bình, gối, chậu kiểng…
- Trường phái Phúc Kiến (lò Phúc Kiến): sử dụng men màu đen, men da lươn, hoa văn trang trí sinh động và tạo dáng đẹp, chuyên sản xuất các loại như: chóe, lu, vại, hũ, vịm, kiệu, khạp, tỉn, cối đâm tiêu,…
Ở mỗi dòng gốm về cấu tạo hình dạng, kích thước, hoa văn trang trí, men màu, được thể hiện trên sản phẩm gốm đều mang một nét đặc trưng riêng, làm nên bản sắc chung của gốm sứ Bình Dương và tạo nên nét đặc thù riêng cho gốm Bình Dương so với gốm Biên Hòa, gốm Sài Gòn, trong khu vực và cả nước Đặc biệt, gốm men của Bình Dương đã tạo nên dòng gốm men nhiều màu bình dị, dân dã, sản phẩm đa dạng, phong phú, giản dị nhưng cũng trao chuốt, sinh động, thể hiện nét phóng khoáng của người Nam Bộ
3 Đặc điểm văn hóa của dòng gốm Bình Dương
Có rất nhiều ấn phẩm khác nhau viết về các loại hình sản phẩm gốm Lái Thiêu như
trong Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ của Trần Khánh Chương mô tả về phong cách gốm
Lái Thiêu (Bình Dương) mặc dù nó sản xuất ở Thủ Dầu Một hay Tân Phước Khánh, với các sản phẩm dân dụng trang trí hoa lam, trang trí vẽ trên men (nung qua lửa hai lần ở nhiệt độ thấp) với các hoa văn trang trí theo lối “tả thực” vẽ hoa, lá, hoa điểu, hoa điệp, liên - áp phong cảnh sơn thủy với ba màu chính: đỏ - tím (màu mã não), lam, lục, (xanh lá cây)… Tiêu biểu nhất là loại sản phẩm gốm hoa văn con gà, cây chuối nổi tiếng Bên cạnh các loại gốm trên, các lọ hoa chỉ dùng màu men phủ lên các sản phẩm: xanh lam, xanh lá cây, men nâu, men “lốm đốm”, tạo dáng giản dị, màu men tinh tế, không sử dụng hoa văn… của gốm Lái Thiêu Kỹ thuật gốm này được Trường Mỹ Thuật Biên Hòa và lò Thành Lễ của vùng Lái Thiêu tìm tòi từ năm 1960, về sau rất ưa dùng như các loại men giả cổ bóng mịn với các
Trang 44
màu lục, nâu nhạt, xám, vàng cam, ngọc bích, huyết dụ hay loại men thạch dụng với các màu xanh rêu, xanh, xanh chói bạc, nâu sản phẩm lò Thành Lễ trước năm 1975 1
Một tác phẩm khác viết về “Gốm Lái Thiêu tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh”, dựa vào loại hình, chức năng và đề tài trang trí của các sản phẩm đã chia các
sản phẩm gốm Lái Thiêu (Bình Dương) trưng bày tại bảo tàng thành ba nhóm: đồ gia dụng (bát, đĩa, vịm, chân đèn, bình, chậu, chén, khay trà, ống cắm, bình trà, thố, lọ hoa…); nhóm
đồ dùng trong thờ cúng (tượng thờ, bát nhang,…); và nhóm đồ trang trí (tượng người, tượng động vật, đôn, chân đèn cách điệu,…) Quyển sách cũng đưa ra nhận xét gốm Lái Thiêu đa dạng về sản phẩm, đặc sắc về đề tài trang trí thể hiện ý nghĩa phong phú như Long Vân, Long hàm Thọ, Phụng hàm Thư, Lưỡng Long tranh châu, Ngư Long hý thủy… Bên cạnh đó, biểu tượng mang ý nghĩa tốt lành và sức mạnh như: Ngư, Phúc, Hạc, Hổ cũng khá phổ biến Hoa văn trang trí trên gốm Lái Thiêu mang đậm yếu tố “tả thực” như hoa lá, hoa điểu, hoa điệp, liên áp, phong cảnh sơn thủy, cụm hoa lá, cây chuối, con gà… mang hơi thở của thiên nhiên Nam Bộ…2
Từ các nguồn tài liệu khảo sát về văn hóa dân gian, tín ngưỡng và lễ hội chùa Bà Bình Dương (Thủ Dầu Một), miếu Phước An (khu 7, phường Chánh Nghĩa), chùa Ông Bổn (Thị trấn Lái Thiêu), đình Bà Lụa (Thủ Dầu Một), miếu Quan Công (Tân Phước Khánh)… trên địa bàn tỉnh đều có ghi nhận sự tương quan mật thiết giữa nghề gốm, cộng đồng người Hoa và các tín ngưỡng thờ cúng tại những nơi này Đồng thời tại đây, còn lưu giữ hoặc mang dấu ấn, đường nét kiến trúc của những cổ vật gốm Bình Dương như tượng thờ, lư hương, bình chậu hoa, tượng trang trí, hoặc chí ít cũng có những chén bát dĩa gốm Bình
Dương đã và đang được dùng tại đây
Hiện nay, nghề gốm Bình Dương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có trên 284 lò gốm sứ, công nghệ hiện đại nung ga, nung điện được sử dụng, các cơ sở sản xuất chuyển đổi công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và thẩm mỹ sản phẩm đáp ứng cho thị trường xuất khẩu Bình Dương tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành nghề, trong đó đặt biệt là các lò gốm Từ đó sản phẩm gốm sứ Bình Dương đã đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sử dụng trong nước từ hàng
1 Trần Khánh Chương (2001, tr 185-195)
2 Khánh Hồng, 2007, tr.73-75
Trang 55
gia dụng bình dân cho đến hàng sứ men cao cấp Hệ thống các chợ, siêu thị, đại lý phân phối gốm sứ Bình Dương đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân trong cả nước Thương hiệu gốm Bình Dương/gốm Lái Thiêu có mặt hầu hết ở các tỉnh thành Một số thương hiệu lớn như Minh Long I, Cường Phát với sản phẩm đồ ăn, tách trà, đồ mỹ nghệ… dùng trong gia đình, nhà hàng, hay gốm bán sứ mỹ nghệ trang trí sân vườn như Phước Dũ Long, Kiến Hồng, Kiến Xương… nổi tiếng cả trong và ngoài nước Riêng gốm sứ xây dựng Việt Nam, theo số liệu gần đây, hàng năm trên 80% sản phẩm gạch ốp lát và sứ vệ sinh được tiêu thụ ở thị trường nội địa và đã đem đến sự hài lòng cho nhu cầu lựa chọn của người tiêu dùng, bởi vì chất lượng và mẫu mã đã khá cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại cùng loại 3
4 Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản gốm sứ Bình Dương
Hiện nay, toàn tỉnh Bình Dương có 284 lò/doanh nghiệp cở sở sản xuất gốm sứ tập trung ở Thuận An, Tân Uyên và Thủ Dầu Một Đây cũng là ba cái nôi ra đời của ngành gốm
sứ Bình Dương (gồm Chánh Nghĩa, Tân Phước Khánh và Lái Thiêu) Đó cũng chính là lý
do đưa đến việc tỉnh Bình Dương chiếm trên 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ trong cả nước 4
Ngành gốm sứ sử dụng nguồn lao động đáng kể, hiện có 11.000 lao động hoạt động trong lĩnh vực này Các thành phần kinh tế chính bao gồm: kinh doanh chiếm 95%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5% Sản phẩm gốm sứ xuất khẩu chiếm 80% ở các thị trường xuất khẩu chính là Úc, New Zealand, Hoa kỳ và Mexico; 20% tiêu thụ ở thị trường nội địa5
Bảo tồn phát huy ngành gốm sứ Bình Dương cần được xúc tiến kèm theo các chính sách phù hợp của tỉnh, cụ thể như sau:
- Thành lập Trung tâm đào tạo nghiên cứu và ứng dụng phục vụ ngành gốm sứ tỉnh
Bình Dương
Do tỉnh Bình Dương có nguồn lực nghệ nhân dồi dào, đa dạng, UBND tỉnh cần quy hoạch các nghệ nhân lão thành trong nghề, có kinh nghiệm nhằm đạo tạo công nhân có tay
3 Gốm sứ xây dựng Việt Nam phát triển và hội nhập
http://www.langnghevietjsc.com/index/gom%20su/tin%20tuc/thamluan4.html
4 Trích phỏng vấn ông Lý Ngọc Minh, ngày 16.11.2010
5 Trích tài liệu gỡ băng Hội thảo Festival gốm sứ Bình Dương
Trang 66
nghề cung cấp cho các cơ sở trong tỉnh Bên cạnh đó, Trường này có bộ phận nghiên cứu bảo tồn, sáng tạo các mẫu mã gốm sứ mang đặc trưng riêng Chiêu mộ bộ phận kỹ sư chuyên nghiên cứu về men màu và các kỹ thuật ứng dụng trong nghề gốm Trường đào tạo này góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm gốm sứ trong tỉnh Các chủ cơ sở/Doanh nghiệp có môi trường, cơ hội học tập, nâng cao chất lượng sản phẩm Nòng cốt của Trường này là các nghệ nhân lão thành, các kỹ sư hóa chất, men màu… nhằm bảo tồn và phát triển bền vững ngành gốm sứ
- Bảo tồn các lò gốm cổ:
Trên địa bàn tỉnh, theo kết quả nghiên cứu cho thấy Chánh Nghĩa là nơi có nghề gốm xưa nhất so với các nơi khác trong tỉnh Hầu hết những lò gốm xưa ở Bình Dương hiện nay đều sản xuất những sản phẩm bình dân như lu, vại, chén đá hoặc chén ông tiên… Về mặt thu nhập kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ do cơ chế tiêu dùng của thị trường Tuy nhiên, việc bảo tồn và duy trì loại hình gốm dân dụng (bình dân) cũng cần được sản xuất và bảo lưu Do đó, tỉnh cần có những quyết sách hợp lý để dòng gốm bình dân của Bình Dương vẫn được sản xuất
Đề nghị UBND tỉnh quy hoạch bảo tồn ba lò gốm kiểu lò ống có tuổi thọ xưa trên ở
ba trung tâm sản xuất gốm của Bình Dương có kết cấu nguyên vẹn nhất (Tân Phước Khánh, Chánh Nghĩa, Lái Thiêu) Các cơ quan hữu quan cần tạo điều kiện cho ba cơ sở này tiếp tục sản xuất kết hợp làm điểm tham quan du lịch làng nghề Đồng thời, UBND tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ về vốn và hoạch định chiến lược sản xuất cho các lò gốm Cụ thể chọn lò nào thì cần có sự phối hợp thẩm định của các chuyên gia nghiên cứu lò nung, gốm
sứ các ban ngành như: Sở Công Thương, sở Văn hóa, thể thao và Du lịch, Hiệp hội gốm sứ của tỉnh, Ban quản lý di tích, Bảo tàng tỉnh, để đưa ra sự chọn lựa tối ưu nhất
Ngoài ra, dọc theo hạ lưu sông Đồng Nai còn lưu giữ về nghề gốm tiền sử qua các di chỉ khảo cổ học như di tích Cù Lao Rùa, Dốc Chùa đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia
Và những lò gốm đầu tiên hình thành vào những năm 80 của thế kỷ XIX bên bờ sông và kinh rạch Lái Thiêu (rạch Tân Thới), rạch Bà Lụa và rạch Ông Tía (Thủ Dầu Một)… các sản phẩm gốm còn lưu lại trên các công trình văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như đình, chùa, miếu, nhà cổ Ban quản lý Di tích và Danh thắng Bình Dương có nhiệm vụ tiến hành khảo sát, lập hồ sơ khoa học trình xếp hạng di tích cấp Quốc gia và cấp Tỉnh
Trang 77
- Quy hoạch làng nghề sản xuất gốm sứ
Bình Dương có vị trí thuận lợi về tự nhiên, khí hậu và sông nước, các vườn cây ăn trái thuộc khu vực đồng bằng ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai đến các dãy núi như Núi Cậu, núi Châu Thới… đây sẽ là tiền đề quan trong cho việc phát triển các loại hình du lịch tham quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao…có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tương đối đa dạng từ các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ, danh lam thắng cảnh, đây là điều kiện thuận lợi trong việc khai thác các loại hình du lịch văn hóa
Trước tình hình di dời và ổn định sản xuất tại các khu vực như hiện nay tạo ra nhiều thay đổi đáng kể trong bức tranh làng nghề gốm đã được định hình từ xưa đến nay Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quản lý và các doanh nghiệp, mong muốn xúc tiến quy hoạch khu vực bảo tồn ngành gốm sứ của tỉnh Hưng Định được xem là khu vực còn số lượng cơ sở sản xuất lâu đời và mang tính tập trung, do đó nhà nước cần có chính sách kịp thời cần khoanh vùng bảo tồn đối với ngành gốm của tỉnh Theo nhận định của giới chuyên môn, theo tốc độ sản xuất hiện nay, khoảng 10 năm nữa Bình Dương dễ bị mai một ngành nghề thủ công gốm sứ6 Do vậy việc quy hoạch làng nghề gốm sứ của tỉnh là rất cần thiết và cấp bách
Du lịch làng nghề gốm: Bình Dương được xem là một trong những trung tâm phát triển nghề gốm nổi tiếng khu vực Đông Nam Bộ, với các thương hiệu gốm nổi tiếng trong
và ngoài nước như: Minh Long, Cường Phát, Nam Việt, Đại Hồng Phát…Từ những thương hiệu đó, Bình Dương đang khai thác làng nghề gốm để phục vụ khách đến tham quan tìm hiểu về gốm sứ với các điểm tham quan như: Trung tâm thương mại Minh Sáng Plaza, Lò lu Đại Hưng – một di tích cấp tỉnh, làng gốm Tân Phước Khánh…
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn 284 lò/cơ sở kinh doanh và sản xuất đồ gốm sứ ngoài ra dọc theo Đại lộ Bình Dương (quốc lộ 13 đi ngang tỉnh), có hàng chục cửa hàng, công ty, shwroom trưng bày và bán sản phẩm gốm sứ đa dang chuẩn loại, phong phú màu sắc… các thương hiệu như gốm sứ cao cấp Minh Long I, Cường Phát, Minh Long II,
6 Theo ông Lý Ngọc Minh, trích phỏng vấn ngày 16.11.2010
Trang 88
Kim Phát, Minh Phương, Thuận Phát, Minh Cường, Gốm 1/5…đã mang sản phẩm gốm sứ Bình Dương tiếp cận thị trường trong nước và trên thế giới
- Thành lập Bảo tàng gốm sứ Bình Dương:
Song song với quy hoạch làng nghề, việc thành lập bảo tàng gốm sứ tại Bình Dương cũng cần được triển khai, nhằm sưu tầm, trưng bày, giới thiệu những sản phẩm tiêu biểu của các dòng gốm sứ Bình Dương qua các thời kỳ, giới thiệu được những nét độc đáo của từng dòng gốm sứ Đồng thời công tác tổ chức các cuộc trình diễn, hội thảo chuyên đề, tổ chức lễ hội, và các khu tham quan du lịch làng nghề cũng cần được tính đến
5 Kết luận
Hơn 154 năm (1860 - 2014) hình thành và phát triển, nghề gốm Bình Dương tuy có lúc thăng trầm nhưng liên tục phát triển, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương Trong suốt chiều dài lịch sử 154 năm ấy, lưu dân người Việt, Hoa và các cộng đồng cư dân bản địa, đã chung lưng đấu cật, khai dựng cuộc sống cùng với sự giao thoa văn hóa nhiều miền để kết tinh thành bản sắc văn hóa đặc trưng của người Bình Dương, mà điển hình là các ngành nghề truyền thống Nét đẹp, văn hóa, trình độ cảm thụ
mỹ thuật và khả năng tạo dựng cuộc sống của người dân Bình Dương được thể hiện rõ trên các họa tiết của ngành thủ công truyền thống gốm sứ, đã chinh phục trái tim và trí tuệ của
nhiều người thuộc nhiều miền khác nhau trong nước và trên thế giới
Đặc biệt là nghề truyền thống gốm sứ Bình Dương với điều kiện thiên nhiên ưu đãi
về vị trí, địa hình, nguyên liệu, con người cần cù lao động đã đưa nghề gốm từ lúc hình thành, đã không ngừng phát triển trở thành một trung tâm gốm sứ nổi tiếng của vùng đất Nam kỳ Lục tỉnh Hiện nay ngoài các sản phẩm gốm truyền thống đa dạng như gốm dân dụng, gốm mỹ thuật, các lò gốm Bình Dương còn được bổ sung thêm bằng các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp như sứ cách điện… Tuy nhiên, kỹ thuật sản xuất nhìn chung vẫn còn bảo lưu những đặc điểm truyền thống kết hợp với một số công đoạn sử dụng máy móc như: mô tơ quay, máy bơm phun, một số công đoạn đã tự động hóa, nhưng sức người
và đôi bàn tay khéo léo vẫn là chính
Trang 99
Ngày nay Bình Dương là một trong các tỉnh thành nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam Trong giai đoạn hiện nay, để có thể hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới cùng với cả nước, Bình Dương đã và đang tiến hành thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tất cả các ngành nghề, trong đó đặc biệt là nghề gốm sứ Cùng với nông nghiệp, ngành gốm đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân, vùng đất này ngay từ khi mới được hình thành Đến nay, vị trí của ngành gốm Bình Dương không những không mất đi mà còn tăng thêm giá trị văn hóa tinh thần và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc qua những sản phẩm nghề thủ công truyền thống
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương (1930-1975), Nxb Chính Trị Quốc Gia - Hà Nội
2 Bùi Chí Hoàng (2007), "Bình Dương và những vấn đề khảo cổ học tiền sử",
Thông tin Khoa học Lịch sử số 9 Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương
3 Diệp Minh Cường (2003) Gốm men nhiều màu Lái Thiêu Nam Bộ Đất và
người, tập 2 Hội KHLS TP.HCM, NXB Trẻ, tr.411-415
tập 3 Hội KHLS TP.HCM, NXB Trẻ, tr.549-554
XX Kỷ yếu hội thảo
6 Huỳnh ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc (1997), Tượng gốm Đồng Nai - Gia Định
7 Hùynh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc Gốm Cây Mai Sài Gòn xưa NXb Trẻ,
66tr
8 Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, Nguyễn Đại Phúc Gốm Lái Thiêu,
Bảo tàng Mỹ Thuật, 2009, chương 3 Khai thác và phối liệu
9 Khánh Hồng (2007), Gốm Lái Thiêu tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh In trong: Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 20 năm hình thành
và phát triển (1987-2007), tr.73-75
10 Ngô Thị Phương Lan (2005) Sản xuất gốm sứ ở Lái Thiêu: sản xuất hộ gia đình
trong bối cảnh kinh tế thị trường Nam Bộ Đất và người, tập 3 Hội KHLS
TP.HCM, NXB Trẻ, tr.411-415
11 Ngô Thị Phương Lan(2002), Household production and maket economy: a
perspective from pottery production in Lai Thieu, South Vietnam M.A thesis,
Department of Anthropology University of Toronto, 79p
12 Nguyễn An Dương, Trường Ký, Lưu Ngọc Vang (1992) Gốm Sứ Sông Bé
NXB Tổng Hợp Sông Bé, 102tr
Trang 1010
13 Nguyễn Đức Thạch (1998), Đất sét, Nxb Đồng Nai
14 Nguyễn Minh Giao (2001) Sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp gốm
sứ tỉnh Bình Dương trong thời kỳ 1986 – 2000 Luận Văn Thạc Sĩ KHLS,
TP.HCM, 120tr
15 Nguyễn Sơn Dũng (1997) Làng nghề gốm Lái Thiêu, huyện Thuận An, Bình
Dương Luận văn Thạc sĩ văn hóa
16 Nguyễn Thị Hoài Hương Lò gốm Bình Đức (Sông Bé) NPHMVKCH, 1995
17 Nguyễn Thị Nguyệt (1997), "Gốm mỹ nghệ Biên Hòa thành tựu của văn hóa
Đồng Nai" Văn hóa nghệ thuật (số 5/1997), trang 42- 44
18 Nguyễn Trọng Pháp (2001), "Gốm Biên Hòa với đề tài Phật Giáo" Nguyệt San
Giác Ngộ (số 68) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, trang 36- 43
19 Phan An (1999) "Về các nghề thủ công ở Bình Dương" Thủ Dầu Một - Đất lành
chim đậu, Nxb Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh
20 Phan Đình Dũng, Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Yên Tri (2004) Gốm Biên Hòa,
Nxb Tổng Hợp Đồng Nai
21 Phí Ngọc Tuyến (2005), Nghề gốm ở Thành phố Hồ Chí Minh từ thế kỷ XVIII
đến nay Luận án tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Trường Đại Học Khoa Học Xã hội
và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh
22 Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Bình Dương, Sơ khảo về tín ngưỡng, lễ hội dân
gian và truyền thống tỉnh Bình Dương (1998), Xí nghiệp in Tỉnh Bình Dương
23 Thư Viện tỉnh Bình Dương, 2010 Thư mục gốm – sứ Bình Dương.344tr
24 Trần Khánh Chương (2001), Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ, Nxb Mỹ Thuật,
Hà Nội
25 Trần Nhất Tâm (chủ biên) (1998), Mỹ thuật Bình Dương xưa và nay, Hội văn
học Nghệ thuật Bình Dương
26 Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Trang trí Đồng Nai (1992), Giáo trình gốm Đồng
Nai (dùng để giảng dạy trong trường Mỹ Thuật Trang Trí)
27 UBND tỉnh Bình Dương, Quyết định số 4262/QĐ-UBND ngày 31/12/2008, v/v phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Bình Dương đến năm 2010
28 Võ Công Nguyên (1993), "Gốm mỹ nghệ trong gốm Đông Nam Bộ - sắc thái
văn hóa và ý nghĩa kinh tế", Tạp chí Khoa học Xã hội (số 17/1993), trang 82-
85