KẾT QUẢ THU THẬP NGUỒN GEN LÚA HOANG DẠI TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM NĂM 2013

6 366 0
KẾT QUẢ THU THẬP NGUỒN GEN LÚA HOANG DẠI TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM NĂM 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong khuôn khổ của nhiệm vụ thường xuyên, năm 2013 Trung tâm tài nguyên thực vật đã tiến hành điều tra và thu thập nguồn gen lúa hoang dại tại một số tỉnh phía Nam, bao gồm Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang và Long An. Kết quả đã thu được 39 nguồn gen lúa hoang dại có số thu thập từ 201301001 đến 201301040. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 100% nguồn gen đều có nguồn gốc ruộng trũng ao đầm thuộc loại hình cây hoang dại, sinh sản bằng hạt giống. Ngoài ra kết quả còn cho thấy 95% các nguồn gen đã tồn tại trên 10 năm tại địa phương. Tất cả các nguồn gen sau thu thập đã được xử lý và bảo quản trong kho lạnh dài hạn thuộc ngân hàng gen cây trồng quốc gia. Nguồn gen lúa hoang dại là nguồn vật liệu quan trong, có giá trị, có khả năng chứa đựng nhiều tính trạng quý hiếm, rất cần được nghiên cứu, khai thác, sử dụng trong các chương trình cải tiến giống cây trồng ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai

KẾT QUẢ THU THẬP NGUỒN GEN LÚA HOANG DẠI TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM NĂM 2013 Lê Khả Tường TÓM TẮT Trong khuôn khổ của nhiệm vụ thường xuyên, năm 2013 Trung tâm tài nguyên thực vật đã tiến hành điều tra và thu thập nguồn gen lúa hoang dại tại một số tỉnh phía Nam, bao gồm Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang và Long An. Kết quả đã thu được 39 nguồn gen lúa hoang dại có số thu thập từ 2013-01-001 đến 2013-01-040. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 100% nguồn gen đều có nguồn gốc ruộng trũng ao đầm thuộc loại hình cây hoang dại, sinh sản bằng hạt giống. Ngoài ra kết quả còn cho thấy 95% các nguồn gen đã tồn tại trên 10 năm tại địa phương. Tất cả các nguồn gen sau thu thập đã được xử lý và bảo quản trong kho lạnh dài hạn thuộc ngân hàng gen cây trồng quốc gia. Nguồn gen lúa hoang dại là nguồn vật liệu quan trong, có giá trị, có khả năng chứa đựng nhiều tính trạng quý hiếm, rất cần được nghiên cứu, khai thác, sử dụng trong các chương trình cải tiến giống cây trồng ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Từ khóa: Lúa hoang dại, phía Nam, thu thập I.ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa hoang dại là nguồn vật liệu và cơ sở sinh học căn bản cho quá trình cải tiến khả năng chống chịu, chất lượng và năng suất giống lúa. Song nguồn gen này trong tự nhiên đang dần bị xói mòn và mất đị vĩnh viễn do áp lực của sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh ấy, Trung tâm tài nguyên thực vật trong khuôn khổ của đề tài “Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen thực vật nông nghiệp” đã tiến hành điều tra, thu thập được 40 nguồn gen lúa hoang dại từ các tỉnh Cà Mau, Long An, Cần thơ và Kiên Giang trong năm 2013. II.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 1.Vật liệu nghiên cứu Gồm 39 nguồn gen lúa hoang dại có nguồn gốc từ các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp 2.Phương pháp nghiên cứu 2.1.Phương pháp xác định địa bàn Căn cứ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm phân bố của các loài lúa tại các tỉnh, huyện và xã phường tại các tỉnh Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An và Tiền Giang, tiến hành phân tích, đánh giá, lựa chọn và quyết định các điểm điều tra, thu thập theo phương pháp của Trung tâm tài nguyên thực vật (PRC). Trên cơ sở đó đã xác định 2.2.Phương pháp thu thập số liệu Được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp nông dân và cán bộ chuyên môn trong vùng có kinh nghiệm. Tiêu chí thu thập thông tin được thực hiện theo phiếu “Điều tra, thu thập quỹ gen cây trồng” của PRC 2.3.Phương pháp thu và bảo quản mẫu giống Được thực hiện theo quy định hiện hành của PRC về khối lượng hạt, độ thuần và xử lý hạt. Toàn bộ nguồn gen sau thu thập đã được lưu giữ an toàn lâu dài trong ngân hàng gen cây trồng quốc gia 1 I. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của nguồn gen lúa khi thu thập Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của nguồn gen lúa lúc thu hoạch được thực hiện với các chỉ tiêu: Nguồn gốc phân bố, dạng mẫu khi thu, bản chất di truyền, phương thức sinh sản, thời gian tồn tại tại địa phương, địa hình phân bố và loại đất phân bố. Kết quả điều tra cho thấy 100% các mẫu thu thập có nguồn gốc từ ruộng trũng, ao đầm, dạng mẫu thu thập là hạt, thuộc loại hình cây hoang dại, sinh sản bằng hạt. Ngoài ra kết quả còn cho thấy 95% các mẫu đã tồn tại trên 10 năm tại các địa phương, trên 90 % các mẫu phân bố ở vùng bùn lầy (Bảng 1) Bảng 1. Kết quả thống kê đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống lúa hoang dại TT Chỉ tiêu nghiên Biểu hiện cụ thể Số mẫu Tỷ lệ Nguồn gen đại cứu diện 1 Nguồn gốc thu thập Ruộng trũng, ao đầm 40 100 2013-01-001 Nguồn gốc khác 0 0 2 Dạng mẫu lúc thập Hạt 40 100 2013-01-018 Dạng khác 0 0 3 Bản chất di truyền Hoang dại 40 100 2013-01-027 Bản chất khác 0 0 4 Phương thức Bằng hạt 40 100 2013-01-023 sinh sản Phương thức khác khác 0 0 5 Thời gian tồn tại Dưới 10 năm 2 5 2013-01-030 Trên 10 năm 38 95 2013-01-026 6 Địa hình phân bố Ao, đầm 40 100 2013-01-008 Địa hình khác 0 0 7 Phân bố trên đất Bùn lầy 37 92,5 2013-01-0025 Thịt nhẹ 3 7,5 2013-01-003 Đất khác 0 0 2. Kết quả thu thập tại tỉnh Đồng Tháp Nguồn gen lúa hoang dại được thu thập tại tỉnh Đồng Tháp gồm 11 nguồn gen, mang ký hiệu từ 2013-01-029 đến 2013-01-040. Trong đó có 2 nguồn gen được nông dân gọi là lúa hoang, số còn lại được gọi là lúa ma. Tuy nhiên nghĩa tiếng Việt và tên thường gọi là lúa dại. Số lượng nguồn gen lúa hoang dại thu được tại Đồng Tháp chiếm 27,5% so với tổng số thu thập (Bảng 2) Bảng 2. Danh sách nguồn gen lúa hoang dại thu từ tỉnh Đồng Tháp TT Số thu thập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 2013-01-029 2013-01-030 2013-01-031 2013-01-032 2013-01-033 2013-01-034 2013-01-035 2013-01-037 2013-01-038 2013-01-039 2013-01-040 Tên địa phương Lúa hoang Lúa ma Lúa ma Lúa ma Lúa ma Lúa hoang Lúa hoang Lúa ma Lúa ma Lúa ma Lúa ma Nghĩa tiếng Việt Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại 2 Tên thông thường Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Ngày thu 13.11.2013 13.11.2013 13.11.2013 13.11.2013 14.11.2013 14.11.2013 14.11.2013 15.11.2013 15.11.2013 15.11.2013 15.11.2013 3. Kết quả thu thập tại tỉnh Trà Vinh Nguồn gen lúa hoang dại được thu thập tại tỉnh Trà Vinh gồm 9 nguồn gen, mang ký hiệu từ 2013-01-001 đến 2013-01-009. Trong đó có 3 nguồn gen được nông dân gọi là lúa hoang, số còn lại được gọi là lúa ma. Tuy nhiên nghĩa tiếng Việt và tên thường gọi là lúa dại. Số lượng nguồn gen lúa hoang dại thu được tại Trà Vinh chiếm 22,5% so với tổng số thu thập (Bảng 3) Bảng 3. Danh sách nguồn gen lúa hoang dại thu từ tỉnh Trà Vinh Tên thông TT Số thu thập Tên địa phương Nghĩa tiếng Việt Ngày thu thường 1 2013-01-001 Lúa ma Lúa dại Lúa dại 04.11.2013 2 2013-01-002 Lúa ma Lúa dại Lúa dại 04.11.2013 3 2013-01-003 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 05.11.2013 4 2013-01-004 Lúa ma Lúa dại Lúa dại 05.11.2013 5 2013-01-005 Lúa ma Lúa dại Lúa dại 05.11.2013 6 2013-01-006 Lúa ma Lúa dại Lúa dại 05.11.2013 7 2013-01-007 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 05.11.2013 8 2013-01-008 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 05.11.2013 9 2013-01-009 Lúa ma Lúa dại Lúa dại 05.11.2013 4. Kết quả thu thập tại tỉnh Vĩnh Long Nguồn gen lúa hoang dại được thu thập tại tỉnh Vĩnh Long gồm 9 nguồn gen, mang ký hiệu từ 2013-01-010 đến 2013-01-018. Trong đó có 1 nguồn gen được nông dân gọi là lúa ma, số còn lại được gọi là lúa hoang. Tuy nhiên nghĩa tiếng Việt và tên thường gọi của 9 nguồn gen này là lúa dại. Số lượng nguồn gen lúa hoang dại thu được tại Vĩnh Long chiếm 22,5% so với tổng số thu thập (Bảng 4) Bảng 4. Danh sách nguồn gen lúa hoang dại thu từ tỉnh V ĩnh Long Tên thông TT Số thu thập Tên địa phương Nghĩa tiếng Việt Ngày thu thường 1 2013-01-010 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 05.11.2013 2 2013-01-011 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 05.11.2013 3 2013-01-012 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 05.11.2013 4 2013-01-013 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 05.11.2013 5 2013-01-014 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 06.11.2013 6 2013-01-015 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 06.11.2013 7 2013-01-016 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 06.11.2013 8 2013-01-017 Lúa ma Lúa dại Lúa dại 06.11.2013 9 2013-01-018 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 06.11.2013 5. Kết quả thu thập tại tỉnh Tiền Giang và Long An Nguồn gen lúa hoang dại được thu thập tại tỉnh Tiền Giang và Long An gồm 10 nguồn gen, mang ký hiệu từ 2013-01-019 đến 2013-01-028. Trong đó có 4 nguồn gen được nông dân gọi là lúa ma, số còn lại được gọi là lúa hoang. Tuy nhiên nghĩa tiếng Việt và tên thường gọi của 10 nguồn gen này là lúa dại. Số lượng nguồn gen lúa hoang dại thu được tại Tiền Giang và Long An chiếm 25 % so với tổng số thu thập (Bảng 5) 3 Bảng 5. Nguồn gen lúa hoang dại thu từ tỉnh Tiền Giang và Long An Tên thông TT Số thu thập Tên địa phương Nghĩa tiếng Việt thường 1 2013-01-019 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 2 2013-01-020 Lúa ma Lúa dại Lúa dại 3 2013-01-021 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 4 2013-01-022 Lúa ma Lúa dại Lúa dại 5 2013-01-023 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 6 2013-01-024 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 7 2013-01-025 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 8 2013-01-026 Lúa ma Lúa dại Lúa dại 9 2013-01-027 Lúa ma Lúa dại Lúa dại 10 2013-01-028 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại Ngày thu 07.11.2013 07.11.2013 07.11.2013 08.11.2013 09.11.2013 09.11.2013 10.11.2013 10.11.2013 11.11.2013 12.11.2013 6. Định hướng sử dụng nguồn gen lúa hoang dại Nguồn gen lúa hoang dại là nguồn vật liệu quan trong, có giá trị, có khả năng chứa đựng nhiều tính trạng quý hiếm, rất cần được nghiên cứu, khai thác, sử dụng trong di truyền chọn tạo giống theo những định hướng khác nhau như: Đánh giá di truyền, công nghệ sinh học, lai xa, lai gần, đột biến, chuyển gen, phân tích, đánh giá khả năng chống chịu, chất lượng, tiềm năng năng suất, v.v...Trung tâm tài nguyên thực vật luôn sẵn sàng hợp tác và chia sẻ thông tin về lúa hoang dại cho tất cả các cơ quan có chức năng nghiên cứu sử dụng nguồn vật liệu này vì mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, chống chịu và an toàn thực phẩm cho quốc gia. IV. KẾT LUẬN Trong khuôn khổ của nhiệm vụ thường xuyên, năm 2013 Trung tâm tài nguyên thực vật đã tiến hành điều tra và thu thập nguồn gen lúa hoang dại tại một số tỉnh phía Nam, bao gồm Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang và Long An. Kết quả đã thu được 39 nguồn gen lúa hoang dại có số thu thập từ 2013-01-001 đến 2013-01-040. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 100% nguồn gen đều có nguồn gốc ruộng trũng ao đầm thuộc loại hình cây hoang dại, sinh sản bằng hạt giống. Ngoài ra kết quả còn cho thấy 95% các nguồn gen đã tồn tại trên 10 năm tại địa phương. Tất cả các nguồn gen sau thu thập đã được xử lý và bảo quản trong kho lạnh dài hạn thuộc ngân hàng gen cây trồng quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Khả Tường, Vũ Văn Tùng (2013), Kết quả bảo tồn và lưu giữ nguồn gen thực vật nông nghiệp 2013, Trung tâm tài nguyên thực vật, 2014-06-10 2. Lê Khả Tường, Lã Tuấn Nghĩa, Trần Danh Sửu (2013), Bảo tồn và phát triển ngân hàng gen cây trồng quốc gia giai đoạn 2001-2012, Bộ nông nghiệp và PTNT, Kết quả nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT những năm đầu thế kỷ 21, NXBNN, Hà Nội, 2013 3. Lê Khả Tường, Lã Tuấn Nghĩa, Trần Danh Sửu (2013), Bộ khoa học và công nghệ, Tuyển tập báo cáo hội nghị đánh giá kết quả hoạt động khoa học công nghệ về quỹ gen giai đoạn 2001-2013 4. Báo cáo kết quả bảo tồn quỹ gen cây trồng (2008-2012), Trung tâm tài nguyên thực vật. 4 5. FAO, 1996. Global Plan of Action for the Conservation and Sustainable use of plant genetic Resources for Food and Agriculture and the Laipzig Declaration. Rome, FAO. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÂY LÚA DẠI Hình 1. Ruộng lúa hoang tại tỉnh Đồng Tháp, 2013 Hình 2. Ruộng lúa ma tại tỉnh Trà Vinh, 2013 5 Summary RESULTS OF RICE WILD GENETIC RESOURCES COLLECTION IN SOME SOUTHERN PROVINCE, 2013 Le Kha Tuong In the framework of annual tasks, year 2013 Plant Resource Center has conducted collected and surveys wild rice genetic resources in some wild rice genetic resources, including Dong Thap, Tra Vinh, Vinh Long, Tien Giang and Long An. Results were obtained 39 wild rice genetic resources with collected number from 2013-01-001 to 201301-040. The study results also showed that 100% genetic resources are the source of lowlying fields and lakes belong to wild-type plants, reproduction by seeds. In addition, the results also showed that 95% of genetic resources has existed for over 10 years in locals. After collecting All genetic resources were processed and stored in long-term cold storage in plant gene bank of the country. Wild rice genetic resources are important material sources, valuable, capable of containing many rare traits, need to be studied, exploited, used in the crop variety improving programs in Vietnam now and in the future Keyword: Collection, important material sources, wild rice 6 ... phương Lúa hoang Lúa ma Lúa ma Lúa ma Lúa ma Lúa hoang Lúa hoang Lúa ma Lúa ma Lúa ma Lúa ma Nghĩa tiếng Việt Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại Lúa dại. .. 2013- 01-020 Lúa ma Lúa dại Lúa dại 2013- 01-021 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 2013- 01-022 Lúa ma Lúa dại Lúa dại 2013- 01-023 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 2013- 01-024 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 2013- 01-025 Lúa hoang. .. 05.11 .2013 2013-01-007 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 05.11 .2013 2013-01-008 Lúa hoang Lúa dại Lúa dại 05.11 .2013 2013-01-009 Lúa ma Lúa dại Lúa dại 05.11 .2013 Kết thu thập tỉnh Vĩnh Long Nguồn gen lúa hoang

Ngày đăng: 09/10/2015, 08:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan