1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn của flavonoid cây kim ngân (lonicera japonica thunb , caprifoliaceae) kết hợp với alpha chymotrypsin và alpha amylase

49 566 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

BỘ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘINGUYỄN THỊ HỔNG VÂN NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM MẠN CỦA FLAVONOID CÂY KIM NGÂN Lonỉcera japonỉca Thunb, Caprìfolỉaceae KẾT HỢP VỚI a-CHYMOTRYPSIN V

Trang 1

BỘ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỔNG VÂN

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM MẠN CỦA

FLAVONOID CÂY KIM NGÂN

( Lonỉcera japonỉca Thunb, Caprìfolỉaceae)

KẾT HỢP VỚI a-CHYMOTRYPSIN VÀ a-AMYLASE

Người hướng dẫn : Th.s Lê Thị Diễm Hồng Nơi thực hiện : Bộ môn Sinh Hoá

Trường Đại học Dược Hà Nội

Thời gian thực hiện : 3/2007 - 5/2007

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đ ể có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc tới thầy giáo, GS- TS Nguyễn Xuân Thắng- chủ nhiệm bộ môn Hoá Sinh và cô giáo, ThS Lê Thị Diễm Hồng- giảng viên bộ môn Hoá Sinh

trường đại học Dược Hà N ội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận vãn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Hoá Sinh, các chị kỹ thuật viên của bộ môn Hoá Sinh và bộ môn Dược Lý đã quan tâm chỉ bảo tôi trong thời gian làm thực nghiệm

Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cha mẹ, người thân và bạn bè

đã luôn là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần cho tôi trong cuộc sống cũng như trong học tập.

Hà Nội, Ngày 15 tháng 5 năm 2007

Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Vân

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN 1 : TỔNG QUAN 3

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ V IÊM 3

1.1.1 Định nghĩa 3

1.1.2 Nguyên nhân gây viêm 3

1.1.3 Phân loại viêm 3

1.1.4 Các phản ứng xảy ra trong viêm 4

1.1.5 Những chất trung gian hoá học trong viêm 5

1.1.6 Sự thay đổi một số chỉ số huyết học và hoá sinh 6

1.2 VIÊM MẠN TÍNH 7

1.2.1 Khái niệm 7

1.2.2 Nguyên nhân 7

1.2.3 Đặc điểm 8

1.2.4 Viêm u hạt 9

1.3 ENZYM CHỐNG VIÊM 9

1.3.1 a - amylase 9

1.3.2 a - chymotrypsin 10

1.4 FLAVONOID VÀ TÁC DỤNG 11

1.4.1 Cấu trúc chung 12

1.4.2 Tác dụng sinh học 12

1.4.3 Úng dụng 14

1.5 Sơ LƯỢC VỀ CÂY KIM NGÂN VÀ FLAVONOID KIM NGÂN 15

1.5.1 Cây kim ngân 15

1.5.2 Flavonoid kim ngân 17

PHẦN 2 : THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u 19

Trang 4

2.1.NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u 19

2.1.1 Nguyên liệu 19

2 1 2 Súc vật thí nghiệm 2 1 2.1.3.Thiết bị dụng c ụ 21

2.1.4.Hoá chất thí nghiệm 21

2.1.5 Phương pháp nghiên cứu 22

2.1.6.Phương pháp xử lý số liệu 25

2.2.KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN X ÉT 26

2.2.1 Theo dõi tác dụng chống tăng sinh u h ạt 26

2.2.2 Theo dõi sự thay đổi một vài chỉ số huyết học và hoá sinh trong viêm mạn tín h 28

2.3 BÀN LUẬN 37

2.3.1 Về nguyên liệu và phương pháp 37

2.3.2 Về kết quả 38

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

ĐẶT VÂN ĐỂ

Viêm đã được biết đến từ lâu và cho tới nay nó vẫn là một hiện tượng phổ biến Rất nhiều bệnh lý thường bắt đầu bằng tình trạng viêm Tuỳ theo mức độ phản ứng của cơ thể mà viêm có thể được loại trừ hoặc có thể trở thành mạn tính

Yêu cầu điều trị bệnh lý viêm nói chung và viêm mạn tính nói riêng đã cho ra đời hai nhóm hoá dược chống viêm kinh điển là nhóm thuốc chống viêm có cấu trúc Steroid và thuốc chống viêm không có cấu trúc Steroid Trên thực tế chúng có hiệu quả chống viêm rất tốt, chỉ định điều trị rộng và được sử dụng phổ biến Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chúng bộc lộ một số tác dụng không mong muốn như: teo cơ, xốp xương, suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ chảy máu khi dùng liều cao hay kéo dài Khắc phục phần nào nhũng hạn chế đó, enzym chống viêm đã ra đời với những đại diện tiêu biểu như: oc- chymotrypsin, seưatiopeptidase, a-amylase, papain, bromelain Các enzym này thể hiện những ưu thế vượt trội của mình so với hai nhóm hoá dược trên là chống viêm khá hiệu quả mà không có hoặc có rất ít tác dụng phụ; nhưng phạm vi điều trị còn hẹp, chủ yếu được chỉ định trong các trường hợp chấn thương, phù nề

Trong khi đó, nguồn dược liệu của nước ta lại vô cùng đa dạng và phong phú Rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tác dụng chống viêm của dược liệu và cho thấy nhóm hoạt chất có tác dụng chống viêm xuất hiện phổ biến trong dược liệu là Flavonoid Nhóm chất này có trong kim ngân - một cây thuốc khá phổ biến ở nước ta Bản thân cây kim ngân cũng được dùng trong đông y như một vị thuốc chống viêm, thanh nhiệt, tiêu độc

Trang 7

Xuất phát từ tình hình và nhu cầu thực tiễn, chúng tôi tiến hành thực hiện

đề tài:

“ Nghiên cứu tác dụng chông viêm mạn của Flavonoỉd cây kim ngân

(Lonicera japonica Thunb., Caprifoliaceae) kết hợp

với a- chymotrypsỉn và a- amylase”

Đề tài trên được thực hiện nhằm mục tiêu:

1 Tìm hiểu tác dụng chống viêm mạn của Flavonoid cây kim ngân khi dùng đơn độc và khi kết hợp với enzym a-chymotrypsin, a-amylase trên mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng amian

2 Theo dõi một số chỉ số huyết học và hoá sinh để đánh giá tác dụng chống viêm mạn của Flavonoid kim ngân và Flavonoid kim ngân khi kết hợp với enzym a-chymotrypsin và a-amylase

Trang 8

PHẦN 1 : TỔNG QUAN

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỂ VIÊM

1.1.1 Định nghĩa

Từ điển Bách khoa Dược học định nghĩa: “Viêm là phản ứng tại chỗ của

cơ thể do các mô bị kích thích hoặc thương tổn Đó là một phản ứng phức tạp

của các mô liên kết và của tuần hoàn mao mạch ở nơi bị tác động, được biểu

hiện bằng các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và rối loạn chức phận.”[19]

1.1.2 Nguyên nhân gây viêm

• Nhiễm khuẩn: do vi khuẩn, ký sinh trùng tác động bởi độc tố, các sản phẩm chuyển hóa và các kháng nguyên

• Tác nhân vật lý, hoá học: đụng đập, vết thương, bỏng, bức xạ ion, những chất hoà tan gây hoại tử tế bào và tổn thương chất gian bào hoặc chất gây thực bào của BC đa nhân

Nguyên nhân bên trong:

• Do hoại tử tổ chức, xuất huyết, tắc mạch, rối loạn thần kinh dinh dưỡng.

• Thay đổi nội sinh chất gian bào

1.1.3 Phân loại viêm

Có nhiều cách phân loại viêm nhưng hai cách phân loại sau đây cho phép theo dõi và điều trị viêm thuận lợi:

- Theo nguyên nhân: có viêm vô khuẩn và viêm nhiễm khuẩn

- Theo diễn biến: có viêm cấp và viêm mạn

huyết quản, phù, xâm nhập BC đa nhân trung tính

Trang 9

+ Viêm mạn: diễn biến kéo dài, đặc trưng bởi các diễn biến:xâm nhập BC đơn nhân, phá huỷ mô, xơ hoá [16]

1.1.4 Các phản ứng xảy ra trong viêm

Sự xâm nhập của tác nhân gây viêm

- Phản ứng kháng nguyên - kháng thể

- Kích thích hoá học - vật lý

- Quá mẫn chậm qua trung gian lympho

- Sự xâm nhập của vi khuẩn

- Chấn thương và các yếu tố khác

Phản ứng tại chỗGiai đoạn

khởi đầu

- Các mô tổn thương giải phóng Histamin

- Toan hoá mô do chuyển hoá yếm khí

• Hưng phấn thần kinh giãn mạch

• Histamin, Polypeptid hoạt mạch, các thành phần bổ thể từ ổ viêm

• Tổn thương mô liên kết

Tăng độ nhớt máu, tăng tập trung hồng cầu, tăng thoát dịch giàu

Protein, tích luỹ dịch -* gây phù.

mô viêm do kích thích hoá ứng động

- Thực bào và thoát hạt: BC nuốt và tiêu huỷ đối tượng thực bào, giải phóng các sản phẩm chuyển hoá từ acid arachidonic

Trang 10

Hình 1: Sơ đồ các giai đoạn phản ứng của quá trình viêm

Khi phản ứng viêm xảy ra, tại ổ viêm và trong cơ thể xảy ra nhiều phảnứng trải qua các giai đoạn khác nhau, bao gồm các phản ứng tại chỗ của mạch máu, của tổ chức và có sự tham gia tích cực của các thành phần TB và thể dịch của cơ thể Các giai đoạn phản ứng có thể không được phân biệt rõ ràng vì chúng xen kẽ nhau và chuyển biến rất từ từ, có khi xảy ra song song Các giai

1.1.5 Những chất trung gian hoá học trong viêm

• Histamỉn: Tác dụng chủ yếu của Histamin là làm giãn động mạch và

tăng tính thấm mao mạch Nó có tác dụng hoá ứng động đối với BC ái toan.Khi viêm, Histamin tác dụng lên các tế bào đích qua các Receptor H|

• Serotonin: Trong viêm, serotonin tác động tương tự nhưng phức tạp

hơn Histamin: gây co thắt tiểu tĩnh mạch, làm giãn thụ động các mao quản khiến các tế bào tách rời nhau Vai trò của Serotonin được thực hiện thông qua

cảm giác đau mở đầu cho phản xạ đề kháng Serotonin tăng trong viêm

• Bradikinin: làm co cơ trơn, giãn mạch và gây đau.

• Prostaglandin: Phản ứng viêm luôn kèm theo sự giải phóng các

Prostaglandin Chúng có vai trò trong tiến triển viêm, sốt, đau, phù và tác dụng chủ yếu là giãn mạch

• Leukotrỉen:

lympho bào và ĐTB tăng sản xuất cytokin

nhưng lại co mạch vành

Trang 11

• Hệ thông bổ thể: được hoạt hoá theo cả hai con đường cổ điển và

nhánh Các yếu tố có nguồn gốc từ bổ thể ảnh hưởng tới nhiều hiện tượng

• Các globulin miễn dịch: là thành phần chính của hệ thống miễn dịch

và có thể là yếu tố khơi mào hoạt hoá hệ thống bổ thể

• Yếu tô hoạt hoá tiểu cầu (PAF) có khả năng gây nhiều hiện tượng

trong viêm: hoạt hoá mạnh BC đa nhân trung tính của người invitro, kích thích

BC nhanh bám vào tế bào nội mô vách huyết quản và phát động hiện tượng xuất ngoại BC đa nhân vào các khoảng gian bào

• Các cytokin chính gồm yếu tố ngoại tử u (TNFa), interleukin Tác

động quan trọng nhất của cytokin là tác dụng trên tế bào nội mô và BC, gây các phản ứng hệ thống của viêm Trong viêm, nồng độ cytokin ở ổ viêm tăng

c a o [25]

• Oxyd nitơ: gây giãn mạch, giảm kết tụ tiểu cầu [27]

• Gốc tự do oxy: tăng mạnh mẽ trong viêm khi đại thực bào bị phá huỷ

Chúng tạo điều kiện peroxyd màng TB, gây tăng tính thấm thành mạch, thúc đẩy thoái hoá acid arachidonic thành các chất trung gian hoá học gây viêm

1.1.6 Sự thay đổi một số chỉ số huyết học và hoá sinh

Trong viêm, nhiều chỉ số huyết học và hoá sinh máu thay đổi đáng kể Tuy nhiên, để phục vụ nội dung nghiên cứu chúng tôi quan tâm các chỉ số :

• S ố lượng bạch cầu: Tăng bạch cẩu là hiện tượng phổ biến trong viêm

Khi viêm, chỉ số này có thể lên tới 15.000 đến 20.000 đa số là tăng bạch cầu

đa nhân trung tính và lympho bào [16]

Trang 12

• Tỷ số AIG (Tỷ số Albumin/Globulin) được tính dựa trên phương pháp

điện di Bình thường, tỷ số này ở người vào khoảng 1,3- Trong viêm tỷ số A/G giảm rõ rệt do giảm Albumin, tăng Globulin

• Seromucoid: là một thành phần của Glycoprotein Seromucoid a,

Glycoprotein a 2 Trong viêm, đặc biệt là viêm cấp có sự tăng rõ rệt của

1.2.2 Nguyên nhân

Viêm mạn tính có thể xảy ra sau một viêm cấp tính trong những điều kiện cụ thể hoặc đến ngay từ đầu bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

I.2.2.I Các điều kiện đ ể viêm cấp chuyển thành viêm mạn

Đa số các trường hợp viêm mạn là do viêm cấp chuyển sang dạng mạn tính, hay gặp nhất ở: bệnh viêm gan cấp chuyển sang viêm gan mạn, viêm đường tiết niệu cấp chuyển sang mạn tính

Các điều kiện để viêm cấp chuyển thành viêm mạn là:

- Yếu tố gây viêm còn tồn tại (vi khuẩn không bị tiêu diệt hết, dị vật chưa loại trừ hết) hoặc tiếp tục tạo mới

- BC đa nhân trung tính và ĐTB tiếp tục tới ổ viêm nhưng không đủ sức loại trừ yếu tố gây bệnh mà chỉ duy trì được thế cân bằng (hay nói cách khác: BC tiếp tục chết tại ổ viêm)

Trang 13

- Có sự thâm nhiễm và tham gia của lympho bào tại ổ viêm và sự xâm nhập tế bào sợi non ở rìa ổ viêm [4]

1.2.2.2 Các nguyên nhân dẫn tới viêm mạn tính

Viêm mạn tính có thể đến ngay từ đầu mà không qua viêm cấp Các nguyên nhân dẫn đến viêm mạn tính bao gồm:

• Nhiễm trùng kéo dài bởi vi khuẩn ( như: trực khuẩn lao, xoắn khuẩn giang mai) và một số nấm

• Tiếp xúc kéo dài với tác nhân gây độc mạnh Các tác nhân này có thể

là tác nhân ngoại sinh như vật liệu trơ không phân huỷ được (bụi silic bị hítvào phổi gây bệnh silic) hoặc là tác nhân nội sinh như các thành phần lipid của huyết tương nếu tăng lên mạn tính có thể gây xơ vữa động mạch

• Các bệnh tự miễn dịch Các phản ứng miễn dịch chống lại chính mô của cơ thể chủ gây nhiều bệnh mạn tírứ^gọi là bệnh tự miễn dịch như: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ

1.2.3 Đặc điểm

Viêm mạn tính có những đặc điểm khác biệt với viêm cấp tính:

- Cũng có tiết dịch nhưng các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau không có hoặc không rõ rệt

- Chức năng của mô và cơ quan ít bị ảnh hưởng hoặc suy giảm chậm

- Hiện tưdng huy động BC vẫn còn nhưng không lớn Dấu hiệu tăng BC đa nhân trung tính không rõ rệt, thay vào đó là xâm nhập BC đơn nhân

- Tổn thương mô là một dấu hiệu đặc biệt của viêm mạn tính

- Cơ thể có đủ thời gian để huy động các biện pháp bảo vệ, cố gắng sửa chữa bằng thay thế bởi mô liên kết, tăng sinh các huyết quản nhỏ và đặc biệt là xơ hoá

Trang 14

1.2.4 Viêm u hạt

Viêm u hạt là một hình thái đặc biệt của viêm mạn tính trong đó loại TB chiếm ưu thế là ĐTB bị hoạt hoá và chuyển dạng thành tế bào bán liên [16]

bị chuyển thành dạng bán liên và được bao bọc bởi các BC đơn nhân, chủ yếu

là lympho bào

Có 2 loại u hạt:

trơ như: bông, giấy, amian, silic

mà ĐTB không tiêu hóa được như: trực khuẩn lao, tiểu phần lipid huyết tương

và a -chymotrypsin

1.3.1 a - amylase

Amylase là một enzym xúc tác cho phản ứng thuỷ phân tinh bột, glycogen và các polysaccarid Amylase được chia làm ba loại: a-amylase, p~ amylase, glucoamylase Trong đó a-amylase có vai trò quan trọng nhất

Trang 15

• Cấu trúc: a-amylase là một ẹlycoprotein cấu tạo bởi một chuỗi

polypeptid đơn với khoảng 496 acid amin Với bản chất là một protein, a- amylase cũng có những chuỗi xoắn a và chuỗi thẳng Ị3 và những cấu trúc thứ cấp này gắn chặt với nhau bằng liên kết hydro

• Vai trò của a - amylase:

a-amylase còn được gọi là 1,4 a- D-glucan glucanohydrolase có vai trò

phân cắt liên kết 1,4-glycosid ở giữa phân tử polysaccarid tạo thành dextrin

phân tử thấp Trong hệ thống tiêu hoá, a-amylase có trong nước bọt có tác dụng thuỷ phân tinh bột từ thức ăn [24]

• Úng dụng của a - amylase

- a-amylase được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm (làm bánh, lên men) Enzym này còn là một thành phần quan trọng trong các chế phẩm men tiêu hóa sử dụng theo đường uống để kích thích tiêu hoá

- a-amylase còn được chỉ định điều trị các trường hợp viêm đường hô hấp

và sưng phù tại chỗ, có trongOấc chế phẩm:

+ Mégamylase (của hãng Leurquin Mediolanum).

+ Maxilase (của hãng Sanoíi-Synthelabo).

1.3.2 a - chymotrypsin

• Cấu trúc: a- chymotrypsin có bản chất là một protein cấu tạo bởi 3

chuỗi polypeptid nối với nhau bằng hai cầu nối disulíur, chứa 241 acid amin

• Vai trò sinh học của CL- chymotrypsỉn:

Là một loại serin-protease, a-chymotrypsin có vai trò phân cắt liên kết peptid ở liền kề các acid amin có nhân thơm [24] Tác dụng chống viêm của a-chymotrypsin cũng đã được chứng minh qua một số công trình nghiên cứu

Trang 16

về enzym này Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy cơ chế chống viêm của a- chymotrypsin dựa trên một số tác dụng:

phóng Serotonin

Kìm hãm tiết leukotrien từ các BC đa nhân trung tính

Thúc đẩy quá trình hoạt hoá lympho T (đây mới chỉ là giả thiết dựa trên kết quả nghiên cứu: các chất ức chế a-chymotrypsin làm tăng nồng độ ion Ca++ và tăng tiết interleukin-2 từ lympho T) [13]

ứ ng dụng : a-chymotrypsin đựơc ứng dụng làm thuốc chống viêm,

giảm phù nề do chấn thương, viêm nhiễm, phẫu thuật Một số biệt dược chứa a-chymotrypsin là:

- Alphachymotrysin choay - dạng viên nén và ống tiêm

- Alphỉntern - dạng ống tiêm ( chứa a- chvmotrypsin và trypsin).

1.4 FLAVONOID VÀ TÁC DỤNG

Xuất phát từ những kinh nghiệm chữa bệnh dân gian bằng cỏ cây hoa lá, các nhà khoa học đã bắt tay vào tìm hiểu những cơ chế, tác dụng sinh học, tác dụng dược lý cụ thể của các dược liệu đó Đa số chúng được dùng để chữa một số bệnh thường gặp: mụn nhọt, mẩn ngứa, mày đay Ví dụ như: Kim ngân, Bồ công anh, Cúc hoa, Ké đầu ngựa, Núc nác Bằng những công trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng hầu hết các dược liệu trên đều chứa Aavonoid với hàm lượng đáng kể Một số Aavonoid đã được tách chiết, phân lập thành công và nghiên cứu trên súc vật về khả năng chống viêm Đây

là nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật và cũng là thành phần hay gặp trong dược liệu có nguồn gốc thực vật Cho đến nay có khoảng 4000 chất đã

Trang 17

1.4.1 Cấu trúc chung

Hợp chất Aavonoid được cấu tạo bởi khung cơ bản gồm 2 vòng benzen A

và B nối với nhau qua một mạch 3 cacbon

Người ta phân loại các Aavonoid dựa vào vị trí của vòng B (gốc aryl) và mức độ oxy hoá của mạch 3C

Theo cách này, ílavonoid được phân thành 3 nhóm :

là một nhóm hợp chất polyphenol có chũng một số đặc điểm cấu trúc tính chất hoá lý và có nhiều hoạt tính sinh học đáng chú ý Những Aavonoid có hoạt tính sinh học này được gọi là BioAavonoid Vai trò của chúng trong tế bào thực vật đã được nghiên cứu khá đầy đủ và chứng minh rằng các hợp chất polyphenol nói chung và các Bioflavonoid nói riêng có liên quan tới sinh trưởng, tính miễn dịch, tính chống chịu với những tác động bất lợi của ngoại cảnh, tới hô hấp và quang hợp [15]

Trang 18

Tác dung sinh học của BioAavonoid trong cơ thể sống dựa trên những khả năng:

- Tạo chelat với kim loại

- Phản ứng với gốc tự do

- Kìm hãm quá trình oxy hoá

- Tham gia vận chuyển điện tử

- Liên kết với nhiều enzym làm thay đổi hoạt tính enzym

Các tác dụng sinh học nổi bật của Flavonoid được biết đến là:

• Chống oxy hoá: Một trong những cơ sở sinh hóa quan trọng nhất để

ílavonoid thể hiện tác dụng sinh học là khả năng kìm hãm các quá trình oxy hoá dây chuyền sinh ra bởi gốc tự do hoạt động (mức độ kìm hãm tuỳ vào cấu trúc từng Aavonoid) Do bản chất cấu tạo polyphenol nên Aavonoid chịu tác

Secmiquinon<-» quinon Trong đó secmiquinon và quinon là những gốc tự do

hydroquinon Khi đưa vào cơ thể, Aavonoid sẽ sinh ra các gốc tự do (secmiquinon, quinon) bền vững hơn các gốc tự do sinh ra trong quá trình bệnh lý Các gốc tự do tạo bởi ílavonoid này sẽ trung hoà các gốc tự do hoạt động khiến chúng không thể tham gia vào dây chuyền oxy hoá tiếp theo [15]

• Bển thành mạch' Flavonoid có khả năng điều hoà, giảm tính thấm

thành mạch, chống lại hiện tượng thoát dịch ra khỏi lòng mạch Giả thiết cho rằng ílavonoid làm mất hoạt tính của enzym O-methyl transíerase (enzym phân huỷ adrenalin) nên kéo dài tác dụng co mạch của adrenalin Tác dụng bền thành mạch này được tăng cường khi kết hợp Vitamin c [9]

Trang 19

prostaglandin và leukotrien thông qua ức chế enzym cyclooxygenase và lipooxygenase, phospholipase A2.

• Flavonoid hoạt hoá enzym histaminase và ức chế giải phóng histamin,

ức chế hình thành trung gian phản ứng dị ứng nên có tác dụng chống dị ứng

[18]

• Tác dụng chống độc của Flavonoid thể hiện ở khả năng làm giảm

thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan khi một số chất độc được đưa vào cơ

Flavonoid, ngưỡng ascorbic được ổn định, đồng thời glycogen trong gan tăng

Sự tích luỹ glycogen có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chức năng giải

• Tác dụng chông ung thư của Flavonoid là một phát hiện mới và đang

được nghiên cứu ngày càng sâu Một số Flavonoid có tác dụng khi dùng ở liều cao có khả năng làm mất hoạt tính của virus do tác dụng chống sao chép

[11]

1.4.3 ứng dụng

Dựa trên tác dụng sinh học của Flavonoid và sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, các nhà nghiên cứu đã bào chế thành công nhiều chế phẩm có thành phần là Flavonoid Một số biệt dược có mặt trên thị trường hiên nay là:

• Daflon : chứa Piosmin chiết từ lá bạc hà, điều trị các chứng suy tuần hoàn tĩnh mạch bạch huyết, trĩ cấp

• Tanakan: chứa cao bạch quả, có tác dụng tuần hoàn máu não

• Cemaílavone chứa Flavonoid chiết từ các loài citrus, điều trị các chứngsuy tĩnh mạch

• Venosan: chứa Flavon Aesculi hippocastani điều trị trĩ, giãn tĩnh mạch

• Chophytol: chứa Cynara scolymus cao khô, có tác dụng lợi mật bảo vệ gan

Trang 20

• Legalon chứa Silymarin, có tác dụng bảo vệ TB gan và chức năng các cấu trúc xung quanh trong tế bào gan.

1.5 S ơ LƯỢC VỂ CÂY KIM NGÂN VÀ FLAVONOID KIM NGÂN 1.5.1 Cây kim ngân

• Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb., Capiíoliaceae, (họ Cơm cháy).

• Tên khác: Dây nhẫn đông, Booc kim ngần (Tày), chừa giang khằm (Thái).

• Đặc điểm thực vật:

Cây leo bằng thân quấn, lá hình trứng, mọc đối Hoa mẫu 5 mọc thành

ở dưới Nhị 5, thò ra đính ở họng tràng Bầu dưới Quả mọng hình cầu màu

+ Một số Carotenoid (s-caroten, p-cryptoxanthin, Auto xanthin)

+ Acid clorogenic và các đồng phân

+ Tinh dầu

Trang 21

+ Coumarin.

- Lá: chứa Loganin, Secologanin

- Cây: chứa Saponin và Tanin [2]

Tác dụng dược lý:

- Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc hoa kim ngân có tác dụng ức chế mạnh với một số vi khuẩn thuộc các chi Staphylococcus, Streptococcus, Shigella, Salmonella và một số virus [2]

- Tác dụng trên chuyển hoá: kim ngân tăng cường chuyển hoá chất béo

- Tác dụng trên đường huyết: nước sắc kim ngân làm tăng đường huyết

- Tác dụng chống choáng phản vệ: Năm 1996, Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Năng

An, Bùi Chí Hiếu (Hội nghị thuốc nam lần thứ 4, Hà Nội) đã báo cáo nước sắc kim ngân có khả năng ngăn chặn choáng phản vệ trên chuột lang

- Độc tính: theo Đỗ Tất Lợi và một số tác giả khác, cho chuột nhắt trắng uống nước sắc kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần lỉều điều trị ở người không ảnh hưởng đến các phủ tạng và sống sót 100% Điều này chứng

tỏ nước sắc kim ngân thực tế không độc

Liều dùng: ngày dùng 4-6g hoa hoặc 10-16g cành lá dưới dạng thuốc sắc,

hãm, cao, rượu, hoàn tán

Trang 22

1.5.2 FIavonoid kim ngân.

Flavonoid xuất hiện trong các bộ phận của cây kim ngân, nhưng nhiềunhất là trong hoa Phân tích Flavonoid kim ngân hoa bằng sắc ký lớp mỏng cho phép tách được 9 vết ílavonoid , chủ yếu là ílavon và ílavonol Một số Flavonoid đã được biết đến nhiều là: Luteolin, Scolymosid Trong đó,

Scolymosiđ là Flavonoid quan trọng nhất

Công thức hoá học của chúng như sau:

OH RO.

Tác dụng chống viêm của Flavonoid kim ngân hoa đã được khá nhiều nghiên cứu khẳng định và đây vẫn là một hướng nghiên cứu có rất nhiều triển vọng trong tương lai

Flavonoid có trong kim ngân với hàm lượng khá cao Viện nghiên cứu y

và lá có 0,7% Flavonoid Các Flavonoid này có tác dụng ức chế peroxydase, catalase và polyphenoloxydase huyết thanh người (tác dụng thanh nhiệt tiêu độc)

Theo một nghiên cứu khác thì Flavonoid chiết xuất từ hoa kim ngân với liều 0,45g/kg và 0,9g/kg có khả năng làm giảm các chỉ số cholesterol toàn

Trang 23

phần, triglycerid, LDL và tăng HDL trong huyết tương chuột cống trắng uống cholesterol Tác dụng này ở 2 liều là tương đương nhau [17]

Ngoài ra, Flavonoid chiết xuất từ kim ngân còn khá nhiều tác dụng có ý nghĩa khác đã và đang được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu

Trang 24

PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u

2.1.NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

2.1.1.Nguyên liệu

♦♦♦ Dược liệu

Kim ngân hoa: Là hoa phơi sấy khô của cây Kim ngân: Lonỉcera japonica Thunb., Caplifolỉaceae).

Hoa cây Kim ngân được thu hái ở xã Phụng Công, huyện Văn Giang,

tỉnh Hưng Yên và được Bộ môn Thực vật trường Đại học Dược Hà Nội định tên khoa học Nguyên liệu sau khi thu hái được nhặt bỏ tạp chất, phơi trong râm mát và sấy ở nhiệt độ 50 - 60°c đến khô

- Flavonoid kim ngân toàn phần:

Dịch chiết Flavonoid kim ngân toàn phần dùng trong thực nghiệm được chiết theo quy trình sau: Dược liệu sấy ở 50-60°C trong 1 giờ, tán nhỏ thành bột thô Sau đó cân 500g dược liệu, chiết hồi lưu cách thuỷ bằng cồn 80° (1,51

X 3 lần) Gộp các dịch chiết lại, cất thu hồi dung môi đến còn 50% thì cô cách thuỷ lấy cắn Hoà tan cắn trong 500ml nước cất, lọc loại tạp Dịch lọc lắc trong bình gạn với ether dầu hoả đến khi không còn màu Lấy dịch chiết nước đun cách thuỷ 15 phút để loại hết ether Tiếp tục chiết bằng cloroíorm trong bình gạn đến khi dịch chiết cloroíorm không còn màu Lấy dịch chiết nước đun cách thuỷ 15 phút để loại hết cloroform rồi tiếp tục chiết bằng ethyl acetat nhiều lần trong bình gạn Gộp các dịch chiết ethyl acetat lại, cô cách thuỷ cho hết dung môi thu được cắn ílavonoid toàn phần

Quy trình được mô tả trong hình 2 [11]

Ngày đăng: 08/10/2015, 14:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đàm Trung Bảo (1995), “ Cơ chế bảo vệ gan của Flavonoiđ\ Tạp chí dược học, 5, Tr. 27-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế bảo vệ gan của Flavonoiđ\
Tác giả: Đàm Trung Bảo
Năm: 1995
2. Bộ môn dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội (2001), Bài giảng dược liệu tập 1, Tr. 259-289, 304-307 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng dược liệu tập 1
Tác giả: Bộ môn dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội
Năm: 2001
3. Bộ mồn hoá sinh trường Đại học Y Hà Nội,(2003), Thực tập hoá sinh, NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tập hoá sinh
Tác giả: Bộ mồn hoá sinh trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2003
4. Bộ môn miễn dịch- sinh lý bệnh trường Đại học Y Hà Nội (2004), Sinh lý bệnh học, NXB Y học, Tr. 203-218 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý bệnh học
Tác giả: Bộ môn miễn dịch- sinh lý bệnh trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2004
5. Bộ môn miễn dịch - sinh lý bệnh Trường Đại Học Y Hà Nội (2006), Miễn dịch học , NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miễn dịch học
Tác giả: Bộ môn miễn dịch - sinh lý bệnh Trường Đại Học Y Hà Nội
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2006
9. Nguyễn Hoàng Hải (2001), Nghiên cứii tác dụng chống viêm của núc nác kết hợp với a chymotrypsin, Luận văn thạc sỹ dược học, tr. 1-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứii tác dụng chống viêm của núc nác kết hợp với a chymotrypsin
Tác giả: Nguyễn Hoàng Hải
Năm: 2001
10. Trần Lưu Vân Hiền (1992), Tính chất hoả lý và sinh học của Bioýlavonit chiết xuất từ cây kim ngân Lonỉcera dasystyla R., Luận án PTS y dược Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính chất hoả lý và sinh học của Bioýlavonit chiết xuất từ cây kim ngân Lonỉcera dasystyla R
Tác giả: Trần Lưu Vân Hiền
Năm: 1992
12. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương(2005), Xét nghiệm hoá sinh sử dụng trong lâm sàng, BXB Y học, Tr. 5-14, 45-50, 915-922 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xét nghiệm hoá sinh sử dụng trong lâm sàng
Tác giả: Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương
Năm: 2005
13. Nguyễn Thị Mai Hương (2006), Tổng quan về hoá sinh viêm và thuốc điều trị viêm, Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ 2001-2006, Tr. 1-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: quan về hoá sinh viêm và thuốc điều trị viêm
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hương
Năm: 2006
14. Đỗ Tất Lợi (1998), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1998
15. Đào Thị Kim Nhung (\996), Một số đặc tính hoá học và tác dụng sinh học của Flavonỉt trong cây thuốc thanh nhiệt Smilax gỉabra Roxb, Lactuca ìndica Linn, Lonicera ịaponica Thunb, Luận án Phó tiến sĩ Sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên, Tr 17-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (\996), Một số đặc tính hoá học và tác dụng sinh học của Flavonỉt trong cây thuốc thanh nhiệt Smilax gỉabra Roxb, Lactuca ìndica Linn, Lonicera ịaponica Thunb
16. Lê Đình Roanh, Nguyễn Đình Mão(1997), Bệnh học viêm và nhiễm khuẩn, NXB Y học, Tr. 1-132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học viêm và nhiễm khuẩn
Tác giả: Lê Đình Roanh, Nguyễn Đình Mão
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1997
21. Viện Dược liệu- Bộ y tế (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ thảo dược, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Tr. 142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ thảo dược
Tác giả: Viện Dược liệu- Bộ y tế
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2006
22. Vũ Đình Vinh, Đặng Hanh Phức, Đỗ Đình Hồ (1974), Kỹ thuật ỵ sinh hoá, Đại học Quân y, Tr. 207-239, 297-304 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật ỵ sinh hoá
Tác giả: Vũ Đình Vinh, Đặng Hanh Phức, Đỗ Đình Hồ
Năm: 1974
23. Bertam G. Katzung (1996), Basic and cỉincal pharmacoỉogy, 7th edition, vol 1, Appleton &amp; Lanee, Staníord, Conecticut, p. 304-324 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Basic and cỉincal pharmacoỉogy
Tác giả: Bertam G. Katzung
Năm: 1996
24. Daniel L. Purich, R. Donald Allison (2002), The enzyme re/erence, Academic Press, p. 78-79, 190-191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The enzyme re/erence
Tác giả: Daniel L. Purich, R. Donald Allison
Năm: 2002
25. Goodman &amp; Gilman (1996), The pharmacoỉogical basic o f therapeutics, 9th edition p. 617-655, 1470-1471 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The pharmacoỉogical basic o f therapeutics
Tác giả: Goodman &amp; Gilman
Năm: 1996
26. Harsh Mohan (2003), Text book of pathology, 5th edition, Jaypee, p. 133- 147 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Text book of pathology
Tác giả: Harsh Mohan
Năm: 2003
27. H. p. Rang et al (2003), Pharmacology, 5th edition, Churchill Livingston, p.217-239 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Pharmacology
Tác giả: H. p. Rang et al
Năm: 2003
28. J. B. Habome (1988), The Flavonoid: Advances in research since 1980, Chapman and Hall, London, p. 303-499 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Flavonoid: Advances in research since 1980
Tác giả: J. B. Habome
Năm: 1988

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w