Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
1,43 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN ĐỨC HÀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN ĐỨC HÀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐINH VĂN THÔNG
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nhiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận nêu trong luận văn chƣa từng đƣợc
công bố ở bất cứ công trình khoa học nào khác, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh
tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nội.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học Kinh
tế, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đinh Văn Thông đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực , tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót , rất mong nhận đƣợc
những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên luận văn: Xây dựng Nông thôn mới ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Tác giả: Nguyễn Đức Hà
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Bảo vệ năm: 2015
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS Đinh Văn Thông
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng về xây dựng nông thôn mới ở
huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, luận văn đánh giá việc thực hiện Chƣơng trình
xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Quang giai đoạn 2011-2014, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2015 - 2020.
Đánh giá những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong Chƣơng trình MTQG
xây dựng nông thôn mới của huyện Bắc Quang giai đoạn 2011-2014, trên cơ sở
đó chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện
chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Quang.
Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh Chƣơng trình
MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020 theo hƣớng phát triển
nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Những đóng góp mới của luận văn:
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả đẩy mạnh Chƣơng trình MTQG xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020 theo hƣớng phát triển nông nghiệp, nông
thôn bền vững. Nhiệm vụ của tác giả luận văn là nghiên cứu, tìm ra những giải
pháp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của huyện, luận văn đã nghiên cứu
những nội dung nhƣ sau:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về nông thôn mới;
- Đánh giá thực trạng chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc
Quang giai đoạn 2011-2014;
- Cung cấp thêm những tƣ liệu về thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới, giúp các cơ quan của tỉnh, huyện nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện chính
sách xây dựng nông thôn mới một cách phù hợp.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc
Quang giai đoạn 2015-2020.
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt ............................................................................................... i
Danh mục bảng..................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ........................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............ 5
1.1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan trực tiếp đến đề
tài luận văn .................................................................................................. 5
1.1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề
cần được luận văn tiếp tục nghiên cứu, làm rõ .......................................... 6
1.2. Một số vấn đề lý luận chung về xây dựng nông thôn mới .................... 7
1.2.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới ............................................ 7
1.2.2. Sự cần thiết xây dựng mô hình nông thôn mới ................................. 9
1.2.3. Các nguyên tắc xây dựng nông thôn mới........................................ 12
1.2.4. Một số tiêu chí chủ yếu của mô hình nông thôn mới ...................... 13
1.2.5. Nội dung chủ yếu của mô hình nông thôn mới ............................... 16
1.3. Khái quát về thực hiện mô hình nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay 20
1.3.1.Chủ trương của Đảng về xây dựng mô hình nông thôn mới ........... 20
1.3.2. Một số kết quả chủ yếu về xây dựng mô hình nông thôn mới ......... 22
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 28
2.1. Phƣơng pháp luận: ............................................................................... 28
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu: ............................................................. 28
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................ 28
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: ............................................ 29
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu: ............................................................. 29
2.2.4. Phân tích số liệu: ............................................................................ 30
2.2.5. Phương pháp tổng hợp, khái quát hoá ........................................... 30
2.2.6. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: ............................................... 30
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích. .......................................................... 31
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BẮC
QUANG............................................................................................................... 32
3.1. Tình hình chung huyện Bắc Quang. .................................................... 32
3.2. Tình hình nông thôn huyện Bắc Quang trƣớc khi thực hiện chƣơng
trình xây dựng nông thôn mới. ............................................................................ 38
3.3. Thực trạng về xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Quang 04 năm
(2011 - 2014). ...................................................................................................... 41
3.3.1. Tình hình nông nghiệp. ................................................................... 41
3.3.2. Kết quả đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 2010-2014. ........ 46
3.4. Kết quả thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2011- 2014 trên địa bàn huyện Bắc Quang ................................................ 54
3.4.1. Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý .............................................. 54
3.4.2. Công tác tuyên truyền, vận động .................................................... 58
3.4.3. Về huy động nguồn lực.................................................................... 59
3.4.4. Kết quả thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới đến
năm 2014 .................................................................................................. 60
3.4.5. Một số nhận xét về chương trình NTM huyện Bắc Quang ............. 72
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN BẮC
QUANG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 ................................................................... 80
4.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu ....................................................... 80
4.1.1. Quan điểm ....................................................................................... 80
4.1.2. Định hướng ..................................................................................... 80
4.1.3. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 81
4.1.4. Các mục tiêu khác ........................................................................... 81
4.2. Nhiệm vụ và các giải pháp .................................................................. 83
4.2.1. Công tác quản lý, chỉ đạo Chương trình ........................................ 83
4.2.2. Công tác rà soát quy hoạch chi tiết ................................................ 83
4.2.3. Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư...................................... 83
4.2.4. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ................................. 85
4.2.5. Hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hoá, dịch vụ và phát triển hình thức
kinh tế tập thể ............................................................................................ 86
4.2.6. Phát triển văn hóa – xã hội và bảo vệ môi trường. ........................ 88
4.2.7. Củng cố hệ thống tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới. .............................................. 89
4.2.8. Huy động nguồn lực đầu tư và cơ chế sử dụng nguồn lực. ............ 89
4.2.9. Công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
người dân với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và NTM .............90
4.2.10. Từng bước nâng cao đời sống nông dân ...................................... 91
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 95
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1.
BCH
Ban chấp hành
2.
BCĐ
Ban chỉ đạo
3.
BCĐ CTMTQG
XDNTM
Ban chỉ đạo chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới
4.
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5.
CN-XD
Công nghiệp – xây dựng
6.
CTMTQG
Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia
7.
GDP
Tổng thu nhập quốc nội
8.
GTVT
Giao thông vận tải
9.
HĐND
Hội đồng nhân dân
10.
HTX
Hợp tác xã
11.
KTQD
Kinh tế quốc dân
12.
KT-XH
Kinh tế - xã hội
13.
MTQG
Mục tiêu quốc gia
14.
NLN
Nông lâm nghiệp
15.
NNNT
Nông nghiệp nông thôn
16.
NTM
Nông thôn mới
17.
PTDT
Phổ thông dân tộc
18.
PTDTBT THCS
Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
19.
PTDTBTTH&THCS
Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học
cơ sở
20.
PTNT
Phát triển nông thôn
i
21.
SX-KD
Sản xuất - kinh doanh
22.
TCN
Thủ công nghiệp
23.
TH
Tiểu học
24.
THCS
Trung học cơ sở
25.
THPT
Trung học phổ thông
26.
TM-DV
Thƣơng mại - dịch vụ
27.
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
28.
TTGDTX
Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên
29.
UBND
Ủy ban nhân dân
30.
VH-TT-DL
Văn hóa – thể thao – du lịch
31.
VH-XH
Văn hóa – xã hội
32.
XDNTM
Xây dựng nông thôn mới
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng
1
Bảng 3.1.
2
Bảng 3.2
Nội dung
Bảng cơ cấu sử dụng đất huyện Bắc Quang
Bảng Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu và cơ cấu
kinh tế huyện Bắc Quang năm 2011-2014
Trang
35
36
Bảng dân số, lao động trong các cơ sở kinh tế cá
2
Bảng 3.3
thể NLN và thủy sản phân theo xã, thị trấn đến
37
31/12/2013.
4
Bảng 3.4.
Kết quả rà soát tiêu chí NTM năm 2010
38
5
Bảng 3.5
Kết quả thực hiện các nguồn vốn
59
6
Bảng 3.6.
Kết quả đánh giá tiêu chí của các xã đến năm 2014
63
iii
MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài.
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lƣợc quan trọng trong
sự nghiệp CNH-HĐH. Nông thôn Việt Nam từ xƣa đến nay chiếm một vị trí
quan trọng, sống còn đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của cả nƣớc. Phát triển
nông thôn, cùng với phát triển nông nghiệp và nông dân, là vấn đề có tầm quan
trọng chiến lƣợc trong công cuộc đổi mới ở nƣớc ta hiện nay. Đến nay nƣớc ta
nay vẫn là nƣớc nông nghiệp, nông dân chiếm đa số (68,25%) và sống chủ yếu ở
nông thôn.
Bắc Quang là huyện cửa ngõ phía Nam của Hà Giang, nằm trên Quốc lộ 2
cách thành phố Hà Giang 60 km. Huyện có 23 đơn vị hành chính cấp xã (21 xã và 2
thị trấn, trong đó có 4 xã đặc biệt khó khăn). Địa hình phần lớn là đồi núi thấp xen
kẽ cùng với nhiều sông suối, ao hồ, huyện có tổng diện tích đất tự nhiên 109.873 ha,
chiếm 13,83% diện tích toàn tỉnh. Dân số toàn huyện 109.179 ngƣời, với 19 dân
tộc. Dân số trong độ tuổi lao động của huyện có trên 55.000 ngƣời, chiếm trên 50%
dân số toàn huyện. Kết cấu hạ tầng trung tâm huyện lỵ và trung tâm các xã đƣợc
quan tâm đầu tƣ ; 22/23 xã, thị trấn có đƣờng nhựa đến trung tâm xã, 100% thôn có
đƣờng ô tô đến trung tâm thôn. Hệ thống đƣờng giao thông thông suốt bốn mùa;
97% hộ gia đình sử dụng điện lƣới; 95% số xã có chợ nông thôn. Đây là một thuận
lợi của huyện trong việc triển khai xây dựng nông thôn mới tại 21/23 xã, đồng thời
cũng là điều kiện thuận lợi để công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trƣơng của
Đảng, Nhà nƣớc tới ngƣời dân đƣợc nhanh chóng, dễ dàng.
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới không chỉ là phát triển
kinh tế, quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, mà còn là xây dựng
và củng cố hệ thống chính trị, phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, v.v.. Chính sách xây dựng nông thôn mới,
1
nhất là chính sách quy hoạch nông thôn mới là những nhiệm vụ công tác mới
mẻ. Do vậy, trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, lúng
túng. Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới không chỉ là vấn đề
trƣớc mắt mà còn là vấn đề lâu dài, đòi hỏi tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp
ủy đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền, sự tham gia của cả hệ thống
chính trị, huy động mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện.
Hội nghị Trung ƣơng lần thứ bảy (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số
26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thủ tƣớng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009, về việc ban hành Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010,
về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 – 2020 là điều kiện chiến lƣợc quan trọng để nông nghiệp và nông
thôn phát triển toàn diện, nâng cao đời sông của nhân dân.
Qua kết quả rà soát trƣớc khi triển khai thực hiện chƣơng trình MTQG
XDNTM, đối chiếu với các tiêu chí cho thấy: Xã đạt 16/19 tiêu chí: 01 xã; Xã
đạt 10/19 tiêu chí; Xã đạt 9/19 tiêu chí: 01 xã; Xã đạt 8/19 tiêu chí; Xã đạt
7/19 tiêu chí: 03 xã; Xã đạt 6/19 tiêu chí; Xã đạt 5/19 tiêu chí: 04; Xã đạt 4/19
tiêu chí: 02 xã; Xã đạt 3/19 tiêu chí: 01 xã; Xã đạt 2/19 tiêu chí: 02 xã; Xã đạt
1/19 tiêu chí: 01 xã.
Nhƣ vậy, hầu hết các xã còn thiếu nhiều chỉ tiêu so với bộ tiêu chí, nhất
là cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng cần đòi hỏi có những giải pháp
đồng bộ, thiết thực để thực hiện có hiệu quả chƣơng trình MTQG XDNTM.
Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới ở nhiều địa phƣơng nói chung, huyện Bắc Quang nói riêng vẫn còn
khó khăn, chƣa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong việc huy động các
nguồn lực cho việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới. Cơ sở hạ tầng chƣa phát triển đồng bộ, một bộ phận nhân dân nhất
là vùng nông thôn đời sống còn gặp nhiều khó khăn :
2
Trong công tác quản lý cũng nhƣ các quy định, các hƣớng dẫn, các cơ
chế, chính sách cho tổ chức thực hiện của các sở, ngành tỉnh còn chậm. Dẫn
đến việc triển khai từ huyện đến cơ sở còn nhiều lúng túng không đồng nhất,
gây khó khăn cho các xã trong quá trình tổ chức thực hiện (nhƣ công tác quy
hoạch, chính sách hỗ trợ, cơ cấu tổ chức và quản lý Chƣơng trình...).
Chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan, đơn vị, địa phƣơng và công
tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị địa phƣơng trong việc tổ chức, triển
khai, thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới còn chƣa có sự thống
nhất chặt chẽ và đồng bộ.
Việc thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tuy đã đạt nhiều kết
quả xong còn nhiều khó khăn về nguồn vốn; sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp
chƣa đáp ứng yêu cầu đạt ra; một số mô hình xây dựng nông thôn mới chƣa rõ nét.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài làm Luận văn Thạc sĩ: Xây
dựng Nông thôn mới ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá việc thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở huyện
Bắc Quang giai đoạn 2011-2014, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục
đẩy mạnh Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020.
2.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Đánh giá những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong Chƣơng trình
MTQG xây dựng nông thôn mới của huyện giai đoạn 2011-2014, trên cơ sở
đó chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện
chƣơng trình ở huyện Bắc Quang.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh Chƣơng
trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020 theo hƣớng phát
triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
nông thôn, trực tiếp là quá trình triển khai thực hiện Chƣơng trình
MTQGXDNTM ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
- Thời gian: từ năm 2011 - 2014.
- Phạm vi: 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
* Câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để Chƣơng trình xây dựng nông thôn
mới huyện Bắc Quang trong thời gian tới đạt hiệu quả ?
4. Những đóng góp của luận văn.
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nông thôn mới.
Làm rõ thêm nội hàm của khái niệm mô hình nông thôn mới và sự cần thiết
xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá thực trạng chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở huyện
Bắc Quang giai đoạn 2011-2014.
- Cung cấp thêm những tƣ liệu về thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới, giúp các cơ quan của tỉnh, huyện nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện
chính sách xây dựng nông thôn mới một cách phù hợp.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc
Quang giai đoạn 2015-2020.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về xây dựng nông thôn mới.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Quang
Chƣơng 4: Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Quang
giai đoạn 2015-2020.
4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
1.1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan trực tiếp đến đề
tài luận văn
Xây dựng mô hình nông thôn mới là một một chủ trƣơng lớn của Đảng
và Nhà nƣớc . Điều này đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều ngành
,
nhiều cấp và nhiều giới. Vì vậy, đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều đề
tài và bài báo đã đƣợc công bố . Nô ̣i dung các bài viết có thể phân thành bố n
nhóm: Nhóm 1: gồm những bài nghiên cứu bố i cảnh và ý nghiã của sự
nghiệp xây dƣ̣ng nông thôn mới ; Nhóm 2: gồm những bài nghiên cứu nô ̣i
dung xây dƣ̣ng nông thôn mới ; Nhóm 3: gồm những công trình tổ ng kế t kinh
nghiê ̣m của thế giới và khu vƣ̣c về quá trình xây
dƣ̣ng nông thôn mới ; và
Nhóm 4: gồm nhƣ̃ng bài nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh tiến trình xây dƣ̣ng
nông thôn mới.
Những công trình nghiên cứu chung về xây dựng NTM, gồm có:
“Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nƣớc ta hiện nay”, đăng trên
www.tapchicongsan.org.vn thể hiện quan điểm về xây dựng bộ tiêu chí và
những nhân tố chính của mô hình nông thôn mới. Qua những hình dung ban
đầu về các tiêu chí của nông thôn mới, tác giả đã định nghĩa đƣợc thế nào là
nông thôn mới, và nhận định một nông thôn mới cần những gì.
“Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, sau hai năm thí điểm” của
PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (www.tapchicongsan.org.vn). Qua thực trạng xây
dựng nông thôn mới trên 11 xã thí điểm do trung ƣơng chỉ đạo tác giả đã đánh
giá những kết quả bƣớc đầu đáng ghi nhận, những khó khăn và hạn chế và đề
xuất định hƣớng thay đổi một số nội dung và phân vùng tiêu chí nông thôn
mới để phù hợp các vùng nông thôn hiện nay.
5
Bài “Một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện xây dựng nông thôn
mới ở nƣớc ta” của Thứ trƣởng Bộ NN-PTNT- Hồ Xuân Hùng
(www.nongnghiep.vn) nêu lên nội dung, chức năng của nông thôn mới và biện
pháp thực hiện các giải pháp của Chƣơng trình MTQG về Nông thôn mới .
Bài viết “Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nƣớc ta hiện nay”
(www.tapchicongsan.org.vn) thể hiện quan điểm hình dung những tiêu chí và
những nhân tố chính của mô hình nông thôn mới. Qua những hình dung ban
đầu về các tiêu chí của nông thôn mới, tác giả đã định nghĩa đƣợc thế nào là
nông thôn mới, và nhận định một nông thôn mới cần những gì.
Bài "Cú hích từ xây dựng nông thôn mới” (www.danviet.vn) viết về xã
Gia Phố (huyện Hƣơng Khê, Hà Tĩnh) là một trong 11 xã đƣợc Ban Bí thƣ
chọn làm điểm XDNTM từ năm 2009. Sau 5 năm triển khai, bộ mặt nông
thôn tại Gia Phố đã thực sự đổi thay.
Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng tiến hành từng tiêu chí của tỉnh Hà
Giang và huyện Bắc Quang để có thể đánh giá đƣợc hiệu quả và đƣa ra quan
điểm về xây dựng NTM đang đƣợc xây dựng tại địa phƣơng.
1.1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề
cần được luận văn tiếp tục nghiên cứu, làm rõ
Các công trình nêu trên đã tiếp cận vấn đề xây dựng mô hình NTM
dƣới nhiều khía cạnh khác nhau, với các cách tiếp cận khác nhau. Nhìn
chung, các công trình đều tập trung vào 11 xã đƣợc lựa chọn làm thí điểm xây
dựng NTM. Các công trình đều thống nhất khẳng định sự cần thiết phải xây
dựng mô hình NTM, đƣa ra một số điển hình trong phong trào này, trong đó
có xã Thụy Hƣơng (Chƣơng Mỹ, Hà Nội), Hải Đƣờng (Hải Hậu - Nam Định),
Gia Phổ (Hƣơng Khê - Hà Tĩnh), Tam Phƣớc (Phú Ninh - Quảng Nam), Tân
Hội (Đức Trọng - Lâm Đồng), Tân Lập (Đồng Phú - Bình Phƣớc), Định Hòa
(Gò Quao - Kiên Giang)...
6
Tuy nhiên, do chƣơng trình MTQG XDNTM là một đề án mới đƣợc bắt
đầu từ năm 2009, tiến trình thực hiện đề án này còn đang trong giai đoạn khởi
đầu, nên vẫn còn nhiều vấn đề chƣa có sự thống nhất cao độ, vì vậy các địa
phƣơng còn lúng túng trong quá trình triển khai. Vấn đề khái niệm mô hình
NTM, tiêu chí và nội dung xây dựng mô hình NTM,... đang là những vấn đề
còn có sự lý giải khác nhau giữa các tác giả.
Về xây dựng NTM tại huyện Bắc Quang tuy cũng đã có một số bài viết
trên báo địa phƣơng, báo cáo sơ kết, tổng kết đề cập, song chủ yếu là những
công trình nghiên cứu về mô hình này sau khi triển khai 2-3 năm. Từ đó đến
nay, tiến trình xây dựng NTM tại Bắc Quang vẫn tiếp tục vận động, vì vậy có
những số liệu và nhận định, đánh giá về thực trạng đã không còn đảm bảo tính
thời sự và thực tiễn nữa. Vì vậy, đòi hỏi phải tiếp tục có những công trình
nghiên cứu khác đầy đủ hơn và cập nhật thông tin kịp thời hơn.
Luận văn “Xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang” của tác giả sẽ cố gắng tìm hiểu và bổ sung những vấn đề lý luận và
thực tiễn đó.
1.2. Một số vấn đề lý luận chung về xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới
* Nông thôn (truyền thống)
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Nông thôn là vùng lãnh thổ của
một nước hay một số đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi
trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành
thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp”. Khái niệm nông thôn ở đây đƣợc
xây dựng dựa trên cơ sở khái niệm về thành thị. Nếu thành thị là một khu vực
có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con ngƣời xây dựng so với các
khu vực xung quanh nó, hay trung tâm dân cƣ đông đúc…” , hoặc là khu công
nghiệp, thƣơng mại-dịch vụ, thì nông thôn lại là khu vực có dân cƣ ít hơn, là
7
khu vực mà sản xuất nông nghiệp chiếm ƣu thê, môi trƣờng tự nhiên, hoàn
cảnh kinh tế… còn mang nặng tính truyền thống.
Theo Thông tƣ số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21- 08- 2009 của Bộ
nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nông thôn là vùng lãnh thổ không
thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp
hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”. Theo Thông tƣ này, khái niệm
nông thôn cũng đƣợc đƣa ra dựa trên khái niệm thành thị. Tuy nhiên trong
khái niệm này thì yếu tố dân cƣ lại không đƣợc đƣa ra.
Từ những khái niệm về nông thôn trên, có thể định nghĩa: Nông thôn là
vùng lãnh thổ trong đó đa số dân sinh sống bằng nghề nông. Tập hợp dân cư
này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong
một thể chế chính trị nhất định và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là
ủy ban nhân dân xã.
* Nông thôn mới
Nông thôn mới trƣớc hết nó vấn là nông thôn, song so với nông thôn
truyền thống nó có những điểm khác biệt. Theo Đề án xây dựng NTM quốc
gia, để một vùng nông thôn đƣợc gọi là NTM thì phải đƣợc xây dựng theo 5
nội dung sau:
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cƣ dân nông thôn
tăng nhanh;
- Hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại;
- Môi trƣờng xanh, sạch, đẹp;
- Bản sắc dân tộc đƣợc bảo tồn và phát huy;
- Trình độ ngƣời dân đƣợc nâng cao, hệ thống chính trị đƣợc củng cố.
Để xây dựng nông thôn với 5 nội dung đó, Thủ tƣớng Chính phủ cũng
đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới bao gồm 19 tiêu chí ( xem phần Phụ lục).
8
Có thể nói, xây dựng nông thôn đã có từ lâu tại Việt Nam. Có thời điểm
chúng ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấp thôn, nay chúng ta
xây dựng cấp xã. Nhƣng nông thôn chúng ta đang xây dựng theo mô hình
NTM có một số điểm khác biệt so với nông thôn truyền thống. Đó là:
Khác biệt trước hết, là chúng xây dựng theo tiêu chí chung cả nƣớc
đƣợc định trƣớc.
Khác biệt thứ hai, là xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm
vi cả nƣớc, không thí điểm, nơi làm nơi không, 9111 xã cùng làm.
Khác biệt thứ ba, là cộng đồng dân cƣ là chủ thể của xây dựng nông
thôn mới, không phải ai làm hộ, ngƣời nông dân tự xây dựng.
Khác biệt thứ tư, đây là một chƣơng trình khung, bao gồm 11 chƣơng
trình mục tiêu quốc gia và 13 chƣơng trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra
tại nông thôn.
Nhƣ vậy nông thôn mới vẫn là nông thôn, nhƣng có những đặc điểm
khác với nông thôn truyền thống, với năm đặc trƣng cơ bản nhƣ trên. Nói
cách khác, nông thôn mới là nông thôn văn minh, hiện đại, có sự phát triển
cao cả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
1.2.2. Sự cần thiết xây dựng mô hình nông thôn mới
Hiện nay nƣớc ta vẫn là một nƣớc nông nghiệp với hơn 70% dân số sống
ở nông thôn. Nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển
kinh tế của đất nƣớc
Xây dựng mô hình nông thôn mới một tất yếu khách quan trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Điều này là xuất phát từ những
lý do chủ yếu sau:
Thứ nhất, do yêu cầu nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời
dân nông thôn
9
Thu nhập của ngƣời dân nông thôn trong những năm gần đây đã tăng
nhƣng vẫn còn ở mức thấp.
Xây dựng nông thôn mới sẽ giúp ngƣời dân nông thôn phát triển kinh tế
gia đình, nâng cao thu nhập. Và xây dựng nông thôn mới còn để phát huy,
nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho ngƣời dân nông thôn. Vì vậy cần
phải xây dựng nông thôn mới để tăng thu nhập cho ngƣời dân, đảm bảo cuộc
sống của họ đƣợc nâng cao cả về lƣợng và chất.
Thứ hai, do yêu cầu hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội
tại các vùng nông thôn
Xây dựng cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng trong phát triển nông
thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn không những tạo điều kiện thuận lợi
để nâng cao đời sống, phát triển con ngƣời nông thôn mà còn góp phần giúp
phát triển kinh tế. Hiện nay, tại phần lớn các vùng nông thôn trên cả nƣớc
việc đầu tƣ cho phát triển cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Xây dựng nông
thôn mới đảm bảo xây dựng và phát triển hệ thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm
của nông thôn. Vì vậy phải xây dựng nông thôn mới để làng xã đƣợc sạch
đẹp, cơ sở hạ tầng đƣợc khang trang.
Thứ ba, do yêu cầu đƣa ngƣời nông dân sản xuất nhỏ, manh mún trở
thành ngƣời nông dân sản xuất hàng hóa lớn
Hiện nay, nƣớc ta vẫn là một nƣớc nông nghiệp, sản xuất của ngƣời dân
nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên sản xuất ở vùng nông
thôn nƣớc ta vẫn còn là sản xuất riêng lẻ và quy mô sản xuất nhỏ. Nhìn
chung, nông thôn Việt Nam còn chƣa tạo đƣợc những khu sản xuất tập trung
để nâng cao sản lƣợng, tiết kiệm sức lao động. Vì thế, phải xây dựng nông
thôn mới để đƣa ngƣời nông dân sản xuất nhỏ, manh mún trở thành ngƣời
nông dân sản xuất hàng hóa lớn. Ngƣời nông dân sản xuất hàng hóa lớn
không chỉ là ngƣời nông dân biết liên kết với ngƣời nông dân khác để mở
10
rộng quy mô sản xuất mà còn là ngƣời nông dân sản xuất có chuyên môn kỹ
thuật. Ngƣời nông dân sẽ đƣợc hƣớng dẫn, nâng cao trình độ, tay nghề của
mình, hƣớng tới sản xuất có kỹ thuật cho hiệu quả và năng suất cao, thay đổi
cách sản xuất, trồng cấy theo kinh nghiệm, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
nhƣ trƣớc. Phải xây dựng nông thôn mới để có thể cơ giới hóa nông nghiệp,
áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo giá trị kinh tế cao cho sản xuất
nông nghiệp.
Thứ tư, do yêu cầu rút ngắn khoảng cách phát triển của nông thôn so với
thành thị.
Ở nƣớc ta hiện nay, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị về thu
nhập, mức sống cũng nhƣ các điều kiện khác còn khá xa. Nếu thành thị là khu
vực có kinh tế phát triển, lao động trong khu vực này có nhiều việc làm và có
thu nhập cao thì nông thôn lại là khu vực chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thu
nhập thấp. Khoảng cách thu nhập cũng nhƣ các điều kiện khác giữa thành thị
và nông thôn quá xa không chỉ thể hiện sự phát triển không đồng đều mà còn
thể hiện sự bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo giữa hai khu vực này. Ở
nƣớc ta hiện nay, thu nhập của ngƣời dân thành thị cao hơn nhiều lần thu
nhập của ngƣời dân nông thôn.
Năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo của nông thôn cao gấp 2,5 lần thành thị, các
năm từ 2006 - 2008, khoảng cách này đã giảm, nhƣng đến nay tỷ lệ này vẫn ở
mức cao. Trên cơ sở triển khai đồng bộ có hiệu quả các chính sách, chƣơng
trình giảm nghèo, đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc giảm 1,82%/năm (từ 7,8% xuống còn 5,8-6%); riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo
giảm bình quân 5%/năm (từ 38,20% năm 2013 xuống còn 33,20% năm 2014),
đảm bảo theo kế hoạch đầu năm.
Xây dựng nông thôn mới sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát
triển sản xuất nâng cao thu nhập cho ngƣời dân nông thôn. Các điều kiện sinh
11
hoạt, dịch vụ y tế, văn hóa, xã hội... của nông thôn cũng đƣợc phát triển hơn.
Vì thế phải xây dựng nông thôn mới cũng nhƣ đẩy nhanh tiến trình xây dựng
nông thôn mới để rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tạo sự
phát triển đồng đều hơn giữa hai khu vực này.
Thứ năm, do yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc
Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc trong lĩnh vực kinh tế. Nhiều làng
quê ở nông thôn Việt Nam không còn duy trì nghề truyền thống do việc sản
xuất nhỏ lẻ, không tập trung. Xây dựng nông thôn mới khôi phục và phát triển
các làng nghề truyền thống vừa để phát triển kinh tế nông thôn, vừa để bảo
tổn văn hóa của địa phƣơng.
Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc trong lĩnh vực văn hóa – xã hội.
Xây dựng nông thôn mới giúp ngƣời dân có điều kiện để hình thành nếp sống
văn minh, văn hóa, phát triển văn hóa địa phƣơng. Mặt khác, nhiều khu di tích
lịch sử, nhiều công trình có giá trị lịch sử còn chƣa đƣợc ngƣời dân nông thôn
bảo tồn và phát triển.
Vì thế phải xây dựng nông thôn mới để phát triển nếp sống văn hóa,
văn minh cho ngƣời dân nông thôn cũng nhƣ bảo tồn và phát triển văn hóa
của dân tộc.
1.2.3. Các nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Nội dung xây dựng nông thôn mới hƣớng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc
gia đƣợc qui định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng
Chính phủ.
Xây dựng nông thôn mới phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới theo phƣơng châm phát huy vai trò
chủ thể của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng là chính, Nhà nƣớc đóng vai trò
định hƣớng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn xã đặt ra các chính sách, cơ chế
hỗ trợ và hƣớng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng ngƣời dân ở
12
thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
Thứ hai, đƣợc thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chƣơng
trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình hỗ trợ có mục tiêu, các chƣơng trình, dự
án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh
vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tƣ của các
thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cƣ.
Thứ ba, Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng
cƣờng phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công
trình, dự án của Chƣơng trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của
ngƣời dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
Thứ tư, đƣợc thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phƣơng (xã, huyện,
tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch ( trên
cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).
Thứ năm, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ
Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy
hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây
dựng nông thôn mới” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây
dựng nông thôn mới.
1.2.4. Một số tiêu chí chủ yếu của mô hình nông thôn mới
Ngày 16/4/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐTTg, ban hành "Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí,
đƣợc chia thành 5 nhóm. Dƣới đây xin đề cập một số tiêu chí cơ bản nhất.
* Quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển
13
Tiêu chí này thể hiện tính hợp lý trong sắp xếp, quy hoạch các khu vực
trong nông thôn. Một quy họach hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai
và tài nguyên khác, đảm bảo sự phát triển nông thôn theo hƣớng bền vững.
Tiêu chí này được thể hiện trên 3 mặt:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trƣờng.
- Quy hoạch phát triển các khu dân cƣ mới và chỉnh trang các khu dân cƣ
hiện có theo hƣớng văn minh, bảo tồn đƣợc bản sắc văn hóa tốt đẹp
* Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội là điều kiện quan trọng, làm nền tảng
cho sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Các chỉ tiêu chính về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của nông thôn mới là:
- 100% đƣờng trục xã đến ngõ xóm đƣợc bê tông hóa hoặc cứng hóa
- 85% chiều dài kênh mƣơng đƣợc kiên cố hóa
- 99% số hộ đƣợc sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn
- 100% số trƣờng học các cấp (từ Mầm non đến THCS) có cơ sở vật chất
đạt chuẩn quốc gia
- 100% số thôn có nhà văn hóa và khu thể thao
- 90% số hộ có nhà ở kiên cố
- Có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông và có mạng internet.
* Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất
- Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm cao hơn 1,4 lần so với mức bình
quân chung của tỉnh
- Tỷ lệ hộ nghèo dƣới 6%
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ
nghiệp nhỏ hơn 30%
14
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: lớn hơn 35%
- Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả
* Phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường
- Đạt Phổ cập giáo dục trung học
- 85% học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học trung học (phổ thông,
bổ túc, học nghề)
- 30% số ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế
- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia
- Trên 70% số thôn, bản đạt tiêu chuẩn làng văn hóa
- 85% số hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia
- Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng
* Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” và
các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
- An ninh, trật tự xã hội đƣợc giữ vững
Ngày 20/2/2013 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 342/QĐTTg sửa đổi 5 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại
Quyết định số 491/QĐ-TTg. Theo đó, 5 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới, gồm: tiêu chí số 7 về chợ nông thôn, tiêu chí số 10 về thu
nhập, tiêu chí số 12 về về cơ cấu lao động, tiêu chí số 14 về giáo dục và tiêu
chí số 15 về y tế. Cụ thể:
(i) Tiêu chí số 07 về chợ nông thôn đƣợc sửa đổi nhƣ sau: “Chợ theo
quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định”;
(ii) Tiêu chí số 10 về thu nhập đƣợc sửa đổi nhƣ sau: Nội dung tiêu chí:
Thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn (triệu đồng/ngƣời); Chỉ
tiêu chung cho cả nƣớc là năm 2012 phải đạt 18 triệu đồng/ngƣời, đến năm
2015 đạt 26 triệu đồng/ngƣời, và năm 2020 đạt 44 triệu đồng/ngƣời; Chỉ tiêu
15
cụ thể cho các vùng (theo phụ lục đính kèm). Chỉ tiêu cụ thể đạt chuẩn theo
từng năm giữa các giai đoạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối
hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn chi tiết; Các xã thuộc Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP đƣợc áp dụng mức của vùng Trung du miền núi phía
Bắc; Các xã đạt chuẩn phải có tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời của
xã không thấp hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời tối thiểu khu
vực nông thôn của vùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp
cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn chi tiết và công bố;
(iii) Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động đƣợc sửa đổi nhƣ sau: Tên tiêu
chí: Tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên; Nội dung tiêu chí: Tỷ lệ ngƣời
làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động; Chỉ tiêu chung và từng vùng: đạt
từ 90% trở lên;
(iv) Tiêu chí số 14 về giáo dục đƣợc sửa đổi nhƣ sau: Phổ cập giáo dục
trung học cơ sở;
(v) Tiêu chí số 15 về y tế đƣợc sửa đổi nhƣ sau: Nội dung: Tỷ lệ ngƣời
dân tham gia Bảo hiểm y tế; Chỉ tiêu chung cho cả nƣớc: đạt từ 70% trở lên;
Chỉ tiêu cụ thể cho các vùng: Đạt
1.2.5. Nội dung chủ yếu của mô hình nông thôn mới
1.2.5.1. Tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
Mục tiêu đầu tiên của xây dựng mô hình nông thôn mới là nhằm phát
triển kinh tế-xã hội nông thôn. Bởi vậy kinh tế nông thôn mới khác với kinh
tế nông thôn truyền thống ở các điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong nông thôn mới cao hơn nông
thôn truyền thống. Đó là do, trong nông thôn truyền thống nền kinh tế phụ
thuộc chủ yếu vào nông nghiệp- khu vực lạc hậu nhất của mọi nền kinh tế;
còn với nông thôn mới do việc áp dụng KHKT mới đi đôi với sự phát triển đa
dạng ngành nghề, nên kinh tế tăng trƣởng cao, và bền vững hơn. Việc khôi
16
phục các ngành nghề truyền thống và phát triển những ngành nghề mới tạo
nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Mặt khác nông
thôn mới mở rộng quy mô sản xuất, hƣớng tới sản xuất hàng hóa tạo ra những
sản phẩm có giá trị kinh tế cao tạo đà cho phát triển kinh tế nông thôn
Thứ hai, trong cơ cấu GDP của kinh tế nông thôn mới giá trị các ngành
công nghiệp và dịch vụ tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP, còn
tỷ trọng ngành nông nghiệp lại ngày càng giảm. Việc đào tạo lao động và
thành lập các làng nghề thủ công nghiệp, các khu công nghiệp mới làm
chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi
nông nghiệp. Qua đó không những làm tăng thu nhập cho ngƣời lao động mà
còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Thứ ba, thu nhập bình quân đầu ngƣời cao. Sự phát triển với tốc độ cao
trong nông thôn mới đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải gắn liền
với việc đảm bảo thu nhập, nâng cao đời sống của ngƣời dân. Đây cũng chính
là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn mới.
Không chỉ có những lao động đƣợc đào tạo nghề và sản xuất trong công nghiệp
mới nâng cao thu nhập, những ngƣời lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và
dịch vụ đƣợc tham gia các dự án sản xuất trên quy mô lớn hoặc đƣợc hỗ trợ
kinh phí để phát triển kinh tế gia đình. Bởi vậy, phát triển kinh tế nông thôn
mới sẽ tạo đƣợc sự đồng đều trong gia tăng thu nhập của các nhóm lao động
trong những lĩnh vực khác nhau. Thu nhập bình quân đầu ngƣời cao do các
ngành nghề sản xuất đều phát triển, không phải do một bộ phận lao động trong
một lĩnh vực có thu nhập cao hơn hẳn những lao động khác.
Thứ tư, thị trƣờng trong nông thôn mới mở rộng. Nếu kinh tế nông thôn
truyền thống là sự sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm hàng hóa sản xuất
chỉ giới hạn bởi thị trƣờng làng, xã thì kinh tế nông thôn mới sẽ có nền sản
xuất hàng hóa mở, hƣớng đến thị trƣờng cả nƣớc và hơn thế là thị trƣờng khu
17
vực và thế giới. Theo đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn cũng đồng bộ và hiện
đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lƣu buôn bán.
1.2.5.2. Xây dựng con người mới ở nông thôn
Việc xây dựng nông thôn mới không chỉ tập trung xây dựng hệ thống cơ
sở hạ tầng mà còn chú trọng xây dựng con ngƣời mới, hƣớng ngƣời dân đến
cuộc sống ngày càng lành mạnh và văn minh. Nông thôn mới cũng gắn liền
với ngƣời nông dân mới.
Con ngƣời của nông thôn mới có trình độ văn hóa và có trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao. Trình độ văn hóa cao chính là nhận thức và ý thức thực
hiện của ngƣời dân về nếp sống có văn hóa đƣợc thể hiện qua việc ngƣời dân
ở nông thôn mới nhận thức đầy đủ về quyền lợi cũng nhƣ trách nhiệm của
mình trong xây dựng nông thôn mới.
Nhân tố con ngƣời là nhân tố quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.
Bởi chính những ngƣời dân là những chủ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội. Chỉ
khi nào hình thành cho ngƣời dân tƣ duy về làm kinh tế, về văn minh, về văn
hóa… thì khi đó mới có thể phát triển nông thôn. Ngƣời nông dân biết làm
giàu, có cuộc sống văn minh là thể hiện tiêu biểu nhất cho diện mạo của một
nông thôn phát triển.
1.2.5.3. Phát triển môi trường bền vững
Môi trƣờng không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe của
ngƣời dân mà còn ảnh hƣởng đến sản xuất, canh tác của họ. Vì vậy môi
trƣờng là tiền đề quan trọng để xây dựng nông thôn mới. Nếu môi trƣờng
trong nông thôn truyền thống ô nhiễm nặng nề, thì trong mô hình nông thôn
mới, yếu tố môi trƣờng đƣợc xây dựng đảm bảo cho phát triển bền vững môi
trƣờng sinh thái.
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế xây dựng nông thôn mới, việc phát triển,
xây dựng các nhà máy công nghiệp đảm bảo vừa phát triển kinh tế nông thôn, vừa
18
đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng. Mặt khác, trong xây dựng nông thôn mới,
công tác bảo vệ rừng đầu nguồn cũng nhƣ tái sinh rừng cũng đƣợc chú trọng, vừa
đảm bảo phát triển môi trƣờng sinh thái, vừa chống đƣợc thiên tai.
1.2.5.4. Giữ vững sự ổn định chính trị
Trong nông thôn mới, ngƣời nông dân đƣợc phát huy tối đa quyền tự do
dân chủ, sống và làm việc theo pháp luật. Họ đƣợc tham gia thảo luận, bàn bạc
xây dựng nông thôn mới trong tất cả các hoạt động. Khi đã thống nhất giữa cán
bộ xã và ngƣời dân về triển khai thực hiện các nội dung thì ngƣời dân tham gia
đóng góp, xây dựng trong các công trình của xã và chủ động trong việc phát
triển kinh tế gia đình, hình thành nếp sống văn minh, hiện đại. Thay vì khẩu hiệu
dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra nhƣ trƣớc đây, nông thôn mới đƣợc xây
dựng dựa vào phƣơng châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân hƣởng thụ nhằm
phát huy quyền làm chủ của ngƣời dân. Điều này tạo nên sự gắn bó, liên kết chặt
chẽ giữa ngƣời dân và tổ chức Đảng, Chính quyền.
Trong nông thôn mới, yếu tố chính trị đƣợc đảm bảo trong sạch, vững
mạnh, có sự thống nhất và gắn bó chặt chẽ từ các cấp Đảng, Chính quyền, các
đoàn thể đến ngƣời dân.
1.2.5.5. Xây dựng nền văn hóa – xã hội phát triển cao
Nếu trong nông thôn truyền thống ngƣời dân còn sinh hoạt và sản xuất
theo thói quen lạc hậu thì ngƣời dân trong nông thôn mới là những ngƣời có ý
thức, thái độ tích cực cũng nhƣ trách nhiệm phát triển văn hóa cộng đồng.
Xây dựng nông thôn mới sẽ tạo điều kiện cho ngƣời dân hình thành nếp sống
mới – văn minh, hiện đại nhƣ việc có ý thức bảo vệ môi trƣờng, có ý thức xây
dựng làng văn hóa, khu dân cƣ tiến bộ… Ngƣời dân trong nông thôn mới là
những ngƣời đề cao tính cộng đồng, có sự tƣơng trợ lẫn nhau trong sản xuất
cũng nhƣ trong đời sống hàng ngày.
Văn hóa xã hội là một nhân tố quan trọng, là đặc trƣng để phân biệt giữa
nông thôn với thành thị và giữa các vùng nông thôn với nhau. Yếu tố khác
19
nhau giữa văn hóa thành thị và nông thôn đó chính là văn hóa truyền thống
của nông thôn, những phong tục, tập quán tốt đẹp. Trong nông thôn mới, văn
hóa truyền thống đƣợc khôi phục và phát triển. Điều này thể hiện qua việc
khôi phục những làng nghề truyền thống, tu bổ những di tích lịch sử hoặc
những công trình có giá trị lịch sử. Bên cạnh việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa
truyền thống, văn hóa xã hội trong nông thôn mới cũng đƣợc phát triển qua
việc tiếp thu những văn hóa mới, tiến bộ.
1.3. Khái quát về thực hiện mô hình nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay
1.3.1.Chủ trương của Đảng về xây dựng mô hình nông thôn mới
1.3.1.1 Mục tiêu và nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới
Trƣớc tính cấp thiết của việc đổi mới nông thôn, hƣớng tới một nông
thôn phát triển bền vững, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung Ƣơng
Đảng khóa X đã đƣa ra nghị quyết về xây dựng mô hình nông thôn mới.
Mục tiêu của Chƣơng trình này là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch
vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân
chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ;
an ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân
ngày càng đƣợc nâng cao; xây dựng nông thôn mới theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa. Theo đó, đến năm 2011 cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn
trên địa bàn cả nƣớc làm cơ sở đầu tƣ xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở để
thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Đây là một chƣơng trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an
ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Phát
triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao
thu nhập; Giảm nghèo và an sinh xã hội; Đổi mới và phát triển các hình thức tổ
20
chức SX có hiệu quả ở nông thôn; Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn;
Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cƣ dân nông thôn; Xây dựng đời sống văn
hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; Cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng
nông thôn; Nâng cao chất lƣợng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị
– xã hội trên địa bàn; Giữ vững an ninh, trật tự xã hội.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ
bảy Ban Chấp hành TW Đảng khóa X về nông nghiệp - nông dân - nông thôn
và Thông báo số 238-TB/TW ngày 7/4/2009 của Ban Bí thƣ TW Đảng về
Chƣơng trình thí điểm xây dựng mô hìnhNTM, nông thôn. Năm 2009, Ban
chấp hành Trung ƣơng đã thành lập Ban chỉ đạo CTXDNTM đã chọn mƣời
một xã thí điểm đó là: Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), Tân
Thịnh (Lạng Giang - Bắc Giang), Hải Đƣờng (Hải Hậu - Nam Định), Gia Phổ
(Hƣơng Khê - Hà Tĩnh), Tam Phƣớc (Phú Ninh - Quảng Nam), Tân Hội (Đức
Trọng - Lâm Đồng), Tân Lập (Đồng Phú - Bình Phƣớc), Định Hòa (Gò Quao
- Kiên Giang), Mỹ Long Nam (Cầu Ngang - Trà Vinh), Tân Thông Hội (Củ
Chi – TP.HCM) và Thụy Hƣơng (Chƣơng Mỹ - Hà Nội). Đây là 11 xã có
mức phát triển trung bình khá thuộc 11 tỉnh, thành phố, đại diện cho các vùng
khác nhau của đất nƣớc.
1.3.1.2. Đầu tư xây dựng nông thôn mới
Kinh phí để thực hiện xây dựng NTM thì 40% là do Ngân sách nhà
nƣớc, bao gồm hai khoản. Khoản 1 là các chƣơng trình mục tiêu quốc gia và
chƣơng trình có mục tiêu trên địa bàn nông thôn chiếm 23%. Ví dụ, chƣơng
trình xây dựng trạm y tế, trƣờng học, đƣờng nông thôn... Đây là những khoản
mà nếu không xây dựng nông thôn mới, chúng ta vẫn phải làm. Khoản 2 xuất
phát từ yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Nhà nƣớc bổ sung hỗ trợ thêm 17%
cho 8 nhóm nhƣ nƣớc sạch môi trƣờng, đƣờng liên thôn, xóm, giao thông nội
đồng, hệ thống kênh mƣơng...Phần kinh phí còn lại chiếm 60% là do địa
21
phƣơng tự huy động vốn. Trong tổng số 60% vốn các địa phƣơng phải huy
động có tới 30% vay ngân hàng; 20% do doanh nghiệp đầu tƣ, 10% còn lại
huy động từ sự đóng góp của dân. Trƣớc hết, ngƣời dân tự bỏ tiền ra để chỉnh
trang các công trình, đầu tƣ sản xuất trên chính mảnh đất của họ.
Để tạo điều kiện cho Chƣơng trình đƣợc triển khai thuận lợi tại các
vùng nông thôn, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để giúp nông dân
trong việc CDNTM nhƣ Nghị định 61/2010/NĐ-CP về thu hút doanh nghiệp
đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn. Nhƣng hiện nay mới thu hút đƣợc 1,63%
doanh nghiệp đầu tƣ vào khu vực này. Ngoài ra, còn có Nghị định
41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quỹ tín dụng cho nông dân vay để đầu tƣ
phát triển kinh tế cùng một số chính sách khác cho ngƣời nghèo nhƣ nhà ở xã
hội. Đặc biệt, nơi nào có thể khai thác quỹ đất thì có thể đấu giá, cho phép để
lại 70% giá trị để tạo nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
1.3.2. Một số kết quả chủ yếu về xây dựng mô hình nông thôn mới
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ƣơng, ngay trong những năm đầu
triển khai, CTMTQGXDNTM đã trở thành phong trào của cả nƣớc, các
nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới đƣợc xác định rõ trong nghị quyết đại
hội Đảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Ban Bí thƣ Trung ƣơng khóa X đã
trực tiếp chỉ đạo Chƣơng trình thí điểm xây dựng mô hình NTM cấp xã tại 11
xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền.
Bộ máy quản lý và điều hành CTXDNTM đã đƣợc hình thành từ Trung
ƣơng đến địa phƣơng. 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, 84,7%
huyện và 52% số xã trên toàn quốc đã thành lập đƣợc Ban Chỉ đạo. Các bộ,
ngành đã ban hành 25 loại văn bản hƣớng dẫn địa phƣơng về tổ chức bộ máy
quản lý, điều hành, quy hoạch nông thôn mới. Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cƣ gắn với xây dựng nông thôn mới”. Ngày 8-6-2011, Thủ
22
tƣớng Chính phủ đã chính thức phát động thi đua “Cả nƣớc chung sức xây
dựng nông thôn mới”.
Tổng vốn đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn trong 3 năm 2009-2011
chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tƣ phát triển từ nguồn ngân sách nhà nƣớc
và trái phiếu Chính phủ của cả nƣớc, trong đó đầu tƣ cho phát triển sản xuất
nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 37% tổng vốn đầu tƣ cho nông nghiệp, nông
thôn. Vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đƣợc ƣu đãi.
Doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn đƣợc ƣu tiên theo Nghị
định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Riêng năm 2011, Nhà nƣớc đã bố trí 1.600 tỉ đồng từ nguồn ngân sách
Trung ƣơng cho Chƣơng trình để tập trung vào 5 nội dung, gồm quy hoạch,
đào tạo, tuyên truyền, phát triển sản xuất và xây dựng một số hạng mục kết
cấu hạ tầng thiết yếu. Nhiều địa phƣơng còn chủ động bổ sung kinh phí từ
nguồn ngân sách địa phƣơng cho các xã để triển khai chƣơng trình và tự túc
ngân sách giai đoạn 2011-2015.
Với sự vào cuộc tích cực, khẩn trƣơng của các bộ, ban, ngành ở Trung
ƣơng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phƣơng và sự hƣởng
ứng của ngƣời dân nông thôn, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức nhƣng nông nghiệp, nông thôn đã vững vàng vƣợt qua khó khăn, duy trì
đƣợc tăng trƣởng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nƣớc.
Xin nêu một vài dẫn chứng và số liệu đƣợc thống kê bƣớc đầu nhƣ sau:
Năm 2010, nông nghiệp nƣớc ta đạt mức tăng GDP là 2,78%, sản lƣợng lúa
tăng thêm 1,17 triệu tấn (đạt 39,9 triệu tấn); sản lƣợng thịt các loại tăng 725
ngàn tấn, đạt 4,02 triệu tấn; tổng sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
tăng 990 ngàn tấn, đạt 5,12 triệu tấn; sản lƣợng muối tăng 340 ngàn tấn, đạt
1,18 triệu tấn; tỷ lệ che phủ rừng tăng 1,2%, đạt 39,5% diện tích. Tổng kim
ngạch xuất khẩu các loại nông, lâm, thủy sản đạt 19,53 tỉ USD (tăng 3,46 tỉ
USD so với năm 2008).
23
Giao thông nông thôn đƣợc coi là khâu đột phá trong xây dựng hạ tầng
nông thôn. Trong 2 năm, 2009 và 2010 đã huy động gần 33 ngàn tỉ đồng,
trong đó nhân dân đóng góp khoảng 11,2% và trên 24 triệu ngày công lao
động; các nguồn khác chiếm 14,4%; ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ 74,4% mở
mới và nâng cấp hơn 40 nghìn ki-lô-mét đƣờng; xây dựng khoảng 4.200 cầu
bê tông, cầu liên hợp, cầu dầm sắt, cầu treo, cầu gỗ và gần 50 nghìn cống. Hạ
tầng thƣơng mại ở nông thôn mở rộng, tăng nhịp độ và tần suất giao thƣơng.
Nâng cấp và mở rộng hệ thống điện, nâng tỷ lệ số xã lên 97,8% với 95,4% hộ
sử dụng điện. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin về cơ bản đã phát triển
đến các xã vùng sâu, vùng xa. Khoảng 70% số xã có điểm truy cập in-tơ-nét
công cộng và 97% số xã có điện thoại công cộng.
Cơ cấu kinh tế nông thôn có bƣớc chuyển biến tích cực. Công nghiệp và
dịch vụ đã chiếm xấp xỉ 60% cơ cấu kinh tế nông thôn. Trên 40 tỉnh hoàn
thành việc xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn. Số lƣợng làng
nghề tăng lên, hiện có trên 2.971 làng nghề theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn, nhất là
vùng khó khăn đƣợc tập trung ƣu tiên nhƣ xuất khẩu lao động nông thôn; tiếp
tục hoàn thiện cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho
nông dân thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp; Các chính sách và giải pháp xóa
đói giảm nghèo đƣợc triển khai đồng bộ trên cả 3 phƣơng diện: Giúp ngƣời
nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục,
dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nƣớc sinh hoạt; Hỗ trợ phát triển sản xuất
thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ƣu đãi, khuyến
nông - lâm - ngƣ, phát triển ngành nghề; Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu
cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đƣợc hƣởng ứng mạnh và đƣợc cộng
đồng quốc tế đánh giá cao.
24
Các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả đang đƣợc triển khai
mạnh mẽ. Đặc biệt, mô hình kinh tế trang trại theo đơn vị hộ nông thôn đang
có xu thế phát triển và tiếp tục là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực ở nông
thôn. Ngày càng xuất hiện những mô hình hợp tác xã đa dạng, mở ra triển
vọng mới.
Công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đào tạo
nguồn nhân lực và công tác khuyến nông ngày càng đƣợc coi trọng. Đội ngũ
cán bộ khuyến nông ở các địa phƣơng đƣợc bổ sung một số lƣợng lớn. Sau 1
năm, cả nƣớc đã đào tạo nghề cho 345.140 lao động nông thôn, tỷ lệ có việc
làm sau học nghề đạt khoảng 70%. Việc thí điểm dạy nghề gắn với giải quyết
việc làm và nâng cao mức sống ở 11 xã điểm xây dựng mô hình nông thôn
mới; mô hình dạy nghề gắn với doanh nghiệp bƣớc đầu thu đƣợc kết quả tích
cực. Việc huy động các nguồn lực, tăng mạnh đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc cho
nông nghiệp, nông thôn đƣợc đổi mới mạnh. ( nguồn “Xây dựng nông thôn
mới - những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tạp chí Cộng sản Điện tử , Báo cáo
Đề dẫn của PGS, TS Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ƣơng, sau 2 năm đã có 31/31 tỉnh,
thành các tỉnh phía Bắc kiện toàn xong bộ máy chỉ đạo cấp tỉnh. Trong đó, có
24/31 tỉnh, thành lập Văn phòng điều phối; 2/31 tỉnh thành lập Ban Quản lý xây
dựng nông thôn mới cấp tỉnh (tƣơng đƣơng cấp sở là Quảng Ninh và Hà
Giang). Đặc biệt, đã có 100% các huyện lập Ban Chỉ đạo, trong đó có 34%
huyện, thị xã đã thành lập tổ giúp việc, có 70% cấp xã đã thành lập Ban Quản
lý nông thôn mới và nhiều xã đã thành lập cả ban chỉ đạo thôn, bản. Một số địa
phƣơng đã kết hợp công tác kiểm tra xây dựng nông thôn mới vào chƣơng trình
hành động của Tỉnh ủy; chú trọng hơn việc huy động sự tham gia của các tổ
chức chính trị - xã hội nhƣ: Hội Nông dân đẩy mạnh sản xuất giỏi nâng cao thu
nhập; Đoàn thanh niên thực hiện vệ sinh môi trƣờng và Hội Phụ nữ đẩy mạnh
25
phong trào “5 sạch- 3 không” gắn với xây dựng nông thôn mới. Các công tác
tuyên truyền, đào tạo, tập huấn đã đƣợc chú trọng. Các địa phƣơng trong khu
vực đã tổ chức đƣợc hơn 20 nghìn hội nghị, dựng gần 80.000 panô, áp phích,
băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phƣơng
đã xây dựng chuyên mục nông thôn mới và phát sóng định kỳ trên đài truyền
hình địa phƣơng… Về công tác quy hoạch, đến cuối tháng 8/2012, toàn khu
vực đã có 64,4% xã phê duyệt xong đề án qui hoạch xây dựng nông thôn mới,
36% số xã đang gấp rút hoàn thành các thủ tục để trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Đối với việc lập Đề án xây dựng nông thôn mới, hiện toàn khu vực miền
Bắc đã có 2.436/5.855 xã (đạt 42%) phê quyệt xong Đề án. Tuy nhiên, vẫn còn
8/29 tỉnh đạt tỷ lệ phê duyệt Đề án rất thấp.
Một trong những nổi bật của các địa phƣơng khu vực phía Bắc đó là
giao thông nông thôn. Việc kiên cố hóa đƣờng giao thông nông thôn đã trở
thành các phong trào rộng khắp, toàn khu vực phía Bắc đã và đang triển khai
khoảng 4000 công trình với 12.000 km, trong đó tập trung chủ yếu ở miền núi
phía Bắc khoảng 50%, đồng bằng sông Hồng khoảng 35% và Bắc Trung Bộ
khoảng 15%. Nhiều địa phƣơng đã có những cách làm hay nên đã đẩy mạnh
đƣợc việc xã hội hóa công tác này nhƣ: Tuyên Quang, Ninh Bình… Về phát
triển sản xuất, các địa phƣơng trong cả nƣớc đã xây dựng đƣợc gần 5000 mô
hình sản xuất (nâng cao giá trị thu nhập từ 20-25%), nhiều tỉnh phát động
phong trào dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, hình
thành các sản phẩm chủ lực và mang tính chiến lƣợc của địa phƣơng. Ngân
sách Trung ƣơng đã hỗ trợ cho 30 tỉnh (trừ thành phố Hà Nội, Quảng Ninh) là
2.055,3 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới, các tỉnh đã có quyết định phân
bổ nguồn vốn ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ và đẩy mạnh công tác triển khai.
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, những khó khăn trong xây dựng
nông thôn mới đƣợc chỉ ra đó là:
26
- Việc tổ chức bộ máy thực hiện chƣơng trình ở nhiều tỉnh còn chậm .
Chất lƣợng của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới còn hạn
chế nhất là về kỹ năng và năng lƣ̣c lâ ̣p kế hoa ̣ch và giám sát kế hoa ̣ch
. Xuấ t
hiê ̣n tƣ tƣởng nóng vô ̣i, chạy theo thành tích của một số cán bộ điạ phƣơng.
- Công tác tuyên truyền chƣa thực sự sâu rộng, dẫn đến hiệu quả chƣa
cao; nhận thức của các cấp , các ngành và nhân dân vẫn chƣa đồng bộ , đa số
ngƣời dân hiể u chƣa rõ về XDNTM , còn hiểu đây là chƣơng trình đầu tƣ cho
xây dƣ̣ng cơ sở ha ̣ tầng.
- Công tác qui hoạch và xây dựng đề án nông thôn mới còn chậm, một
số địa phƣơng có tỷ lệ phê duyệt quy hoạch còn thấp.
- Công tác văn hoá- xã hội- môi trƣờng và huy động nội lực đóng góp
của ngƣời dân còn hạn chế.
- Vố n đầu tƣ cho sản xuấ t rấ t thấ p, chƣa có nhiều chính sách hỗ trợ cho
phát triển sản xuất.
- Bô ̣ tiêu chí do nhà nƣớc ban hành phức ta ̣p , dẫn đế n nhiề u điạ phƣơng
không thể đa ̣t chuẩ n . Hiê ̣n tƣơ ̣ng ly hƣơng của đô ̣i ngũ lao đô ̣ng trẻ đang diễn
ra phổ biế n ở nông thôn.
- Nông thôn còn phu ̣ thuô ̣c rấ t nhiề u vào yế u tố bên ngoài.
Nhƣ vậy, chƣơng trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới đã
đạt đƣợc nhiều thành công đáng kể sau gần ba năm thực hiện. Nhƣng bên
cạnh đó, trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới vẫn còn nhiều khó
khăn, bất cập.
27
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp luận:
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh; quan điểm chủ trƣơng đƣờng lối của của Đảng và Nhà nƣớc về xây
dựng nông nghiệp nông thôn; chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới. Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong đề tài là quan
điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để thấy rõ mối tƣơng quan các hiện
tƣợng kinh tế - xã hội trong trạng thái vận động. Nó cho phép phân tích, đánh
giá một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này
cho thấy mọi sự vật hiện tƣợng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà
chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tƣợng sự vật xung
quanh. Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới liên quan đến nhiều yếu
tố nhƣ các cơ chế chính sách của nhà nƣớc, sự phối hợp của các cơ quan có
liên quan, tác động về đặc thù vị trí địa lý tại địa bàn huyện...
Quá trình nghiên cứu thực trạng việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện Bắc Quang, luận văn sử dụng
các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, xử lý tài liệu; trên cơ
sở các báo cáo sơ kết, tổng kết của huyện; niên giám thống kê v.v... để đánh
giá kết quả và đề ra giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu:
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp và các tài liệu, tƣ liệu thu thập từ
nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau: Nghị quyết của BCH Trung ƣơng
Đảng, Chính phủ, các bộ ngành, tỉnh Hà Giang về phát triển nông nghiệp,
nông thôn, về chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Từ các sách,
báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học về vấn đề xây dựng
28
nông thôn mới; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Quang; Đề án
xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Quang giai đoạn 2010 – 2020; Báo cáo
công tác lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội hàng năm từ 2010
đến 2014 của Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện; Báo cáo 04 năm (2011 –
2014) của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Quang.
- Các tài liệu liên quan khác.
Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả
nghiên cứu có liên quan đến đề tài, dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác
giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tình hình triển khai Chƣơng
trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Quang.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chƣa qua xử lý, đƣợc thu thập lần đầu
và thu thập trực tiếp từ các đơn vị tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc
điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên
việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thƣờng phức tạp, tốn kém. Để khắc phục
nhƣợc điểm này, ngƣời ta không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của
tổng thể mà chỉ chỉ điều tra 1 số đơn vị gọi là điều tra mẫu.
Tuy nhiên trong năm 2010, chuẩn bị triển khai chƣơng trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện, 100% số xã (21/23 xã, thị trấn, trong đó
02 thị trấn không triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới) đã tiến hành
khảo sát, thu thập số liệu để xây dựng đề án về Chƣơng trình MTQG xây dựng
nông thôn mới. Do vậy, đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu:
Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính.
Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu
cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu.
29
2.2.4. Phân tích số liệu:
2.2.4.1. Phương pháp phân tổ:
Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo Bộ
tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phƣơng pháp phân tổ sẽ cho tác
giả sự nhìn nhận rõ ràng để có đƣợc những kết luận chính xác về chƣơng trình
xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Quang.
2.2.4.2. Phương pháp so sánh:
Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh kết quả thực
hiện xây dựng nông thôn mới qua các năm. So sánh là việc đối chiếu các chỉ
tiêu kinh tế - xã hội theo 19 tiêu chí đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung,
tính chất tƣơng tự nhau.
- Biểu hiện bằng số: Số tiền hay phần trăm.
- Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng:
+ So sánh các nhiệm vụ chỉ tiêu, kế hoạch.
+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau.
2.2.5. Phương pháp tổng hợp, khái quát hoá
Luận văn thực hiện phƣơng pháp tổng hợp, khái quát trên cơ sở các số liệu
thu thập, điều tra đƣợc từ đó đƣa ra đánh giá và những giải pháp cho việc nâng cao
hiệu quả triển khai Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của huyện Bắc Quang.
2.2.6. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:
Qua phƣơng pháp này giúp cho luận văn có đƣợc các thông tin chính
xác, mang tính hệ thống. Kết quả này sẽ giúp tác giả đƣa ra đƣợc các ý kiến
đóng góp sát với thực tiễn.
Trong đề tài áp dụng phƣơng pháp này để phỏng vấn các chuyên viên,
cán bộ lãnh đạo cấp huyện đến cấp cơ sở, cả ngƣời dân về quá trình triển khai
Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, về hệ thống quản lý số liệu, hệ thống
nhân lực quản lý chƣơng trình tại Ban chỉ đạo, tổ giúp việc Xây dựng nông
30
thôn mới cấp huyện, cấp xã. Ở đây học viên áp dụng phƣơng pháp phỏng vấn
cá nhân trực tiếp.
Nội dung phƣơng pháp: Trực tiếp gặp đối tƣợng đƣợc phỏng vấn theo
bảng câu hỏi soạn sẵn. Áp dụng khi hiện tƣợng nghiên cứu phức tạp, cần phải
thu thập nhiều dữ liệu, khi muốn thăm dò ý kiến đối tƣợng qua các câu hỏi
ngắn gọn và có thể trả lời nhanh đƣợc.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích.
- Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Kết quả xây dựng nông nông mới theo 19 tiêu chí
- Chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Bắc Quang.
31
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN BẮC QUANG
3.1. Tình hình chung huyện Bắc Quang.
Bắc Quang là huyện cửa ngõ phía Nam của Hà Giang, nằm trên Quốc
lộ 2 cách thành phố Hà Giang 60 km. Huyện có 23 đơn vị hành chính cấp xã
(21 xã và 2 thị trấn), 236 khu dân cƣ (222 thôn, 14 tổ dân phố). Trong đó có
04 xã, thị trấn thuộc vùng I; 15 xã thuộc vùng II; 04 xã thuộc vùng 3 (Đức
Xuân, Đông Thành, Đồng Tiến, Thƣợng Bình). Địa hình phần lớn là đồi núi
thấp xen kẽ cùng với nhiều sông suối, ao hồ. Huyện có tổng diện tích đất tự
nhiên 109.873 ha, chiếm 13,83% diện tích toàn tỉnh, trong đó diện tích đất
lâm nghiệp 69.238 ha, còn lại là đất khác. Bình quân diện tích đất trên một
đơn vị hành chính cấp xã là 4.777 ha. Dân số toàn huyện có 109.179
ngƣời/26.350 hộ. Mật độ dân số đạt 99 ngƣời//Km2 ; với 20 dân tộc (trong đó
dân tộc Tày chiếm 45,5%; dân tộc Kinh chiếm 27,6%; dân tộc Dao chiếm
15,5%, còn lại là các thành phần dân tộc khác...). Dân số trong độ tuổi lao
động của huyện có trên 55.000 ngƣời, chiếm trên 50% dân số toàn huyện.
Nhiệt đô trung bình 23,50 C chia thành 2 mùa rõ rệt ( mùa mƣa từ tháng 4 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau); lƣợng mƣa bình quân
hàng năm là 4.118,6mm/năm, chế độ nắng bình quân hàng năm
1.376,1h/năm; Nằm trên độ cao 900m so với mặt nƣớc biển, có nhiều tài
nguyên phong phú, có hệ thống sông ngòi chảy qua địa bàn thuận lợi cho phát
triển Thủy điện nhỏ, thổ nhƣỡng nhiều vùng phù hợp phát triển mạnh cây ăn
quả nhƣ cam, quýt...
Tính đến 31/12/2014, cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp chiếm 35,4%;
Công nghiệp - xây dựng 27,8%, Thƣơng mại - dịch vụ 36,8%. Tốc độ tăng
trƣởng kinh tế bình quân từ năm 2011 đến năm 2014 đạt 12,7%; Giá trị sản
32
phẩm bình quân đầu ngƣời đạt 29 triệu đồng/ngƣời/năm. Thu ngân sách trên
địa bàn đạt 110,8 tỷ đồng (trong đó thuế và phí đạt 65 tỷ đồng). Sản lƣợng
lƣơng thực có hạt đạt 57.650 tấn. Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 530
kg/ngƣời/năm. Giá trị sản xuất bình quân/1ha đất canh tác đạt 49,7 triệu
đồng/năm. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 64%.
Kết cấu hạ tầng trung tâm huyện lỵ và trung tâm các xã đƣợc quan tâm
đầu tƣ; 95% số xã có trụ sở xã, trạm y tế đƣợc xây dựng 2 tầng; 22/23 xã, thị
trấn có đƣờng nhựa đến trung tâm xã, 100% thôn có đƣờng ô tô đến trung tâm
thôn. Hệ thống đƣờng giao thông thông suốt bốn mùa; 97% hộ gia đình sử
dụng điện lƣới; 95% số xã có chợ nông thôn. Đây là một thuận lợi của huyện
trong việc triển khai xây dựng nông thôn mới tại 21/23 xã, đồng thời cũng là
điều kiện thuận lợi để công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trƣơng của
Đảng, Nhà nƣớc tới ngƣời dân đƣợc nhanh chóng, dễ dàng.
Bên cạnh những thuận lợi cũng còn những khó khăn nhất định: địa hình
địa lý chia cắt, tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nƣớc của một bộ phận nhân
dân còn phổ biến; kết cấu hạ tầng nông thôn chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ; sản
xuất nông nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ; sản phẩn hàng hóa tập trung theo
vùng chuyên canh còn ít v.v.. Nông nghiệp và nông thôn phát triển trong tình
hình mới không ổn định vì tốc độ đô thị hóa cao, nhiều quy hoạch bị thay đổi
nhất là quy hoạch Nông, lâm, thủy sản, quy hoạch sử dụng đất. Sản xuất nông
nghiệp phát triển không đồng đều ở các vùng, kém bền vững, sức cạnh tranh
hàng hóa thấp. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn chƣa
đƣợc quan tâm, nhiều nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một. Kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội nông thôn mặc dù đã đƣợc chú trọng đầu tƣ song chƣa đồng bộ,
thiếu tính chiến lƣợc. Đầu tƣ chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nƣớc.
Tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong nền KTQD thấp, nông dân chiếm tới
70% dân số toàn huyện, lao động trong độ tuổi (ở địa bàn nông thôn) chiếm tỷ lệ
33
cao (55%) và có vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH, nhƣng đời sống vật
chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao, tỷ lệ
thoát nghèo thiếu bền vững nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng xa
trung tâm. Mối quan hệ liên minh công- nông trong phát triển kinh tế nông thôn,
trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nông thôn chƣa rõ nét.
Kinh tế thế giới, trong nƣớc suy thoái, chậm phục hồi do đó nguồn lực đầu tƣ từ
ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn của huyện gặp nhiều khó khăn.
Việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
là nhiệm vụ công tác trọng tâm và cấp thiết ở địa phƣơng. Tuy nhiên, việc
thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Quang còn nhiều
hạn chế, khó khăn và lúng túng. Hơn nữa, vấn đề thực tiễn và lý luận vấn đề
trên càng đòi hỏi có sự nghiên cứu, từ đó có những giải pháp quan trọng, thậm
chí có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong việc thực hiện những nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng trong thời gian tiếp theo.
34
Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Bắc Quang
TT
II
1
2
3
4
II
1
2
3
4
5
6
III
Mục đích sử dụng đất
Tổng số
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hằng năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hằng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp có rừng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Rừng lâm nghiệp khác (tái sinh, chƣa tái sinh)
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở đô thị
Đất ở nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng – an ninh
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (khu
công nghiệp, kinh doanh sản xuất vật liệu, khoáng
sản, di tích danh thắng, đất chất thải...)
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo tín ngƣỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chƣa sử dụng
Đất đồi núi chƣa sử dụng
Núi đá không có rừng cây
Diện tích
(Ha)
109.837,69
97.665,75
16.318,5
8.095,0
4.963,82
563,00
2.578,18
8.223,5
76.906,21
47.828,8
23.047,4
6.030,01
784,19
3.656,85
4.643,99
1.078,26
142,14
936,12
1.564,73
26,33
130,27
87,40
Tỷ lệ %
100
88,98
14,85
7,37
4,51
0,51
2,35
7,48
70,00
43,53
20,98
5,49
0,71
3,33
4,23
0.98
0,13
0,85
1,42
0,02
0,12
0,08
1.320,73
0,29
81,18
1.919,53
1,20
0,00
0,07
1,75
7.563,95
7.074,35
134,52
6,88
6,44
0,12
Nguồn: Niên giám thống kê 2013
35
Qua nghiên cứu biểu cơ cấu sử dụng đất cho thấy, diện tích sử dụng cho
đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao 88,98%, đây cũng là điều kiện thuận lợi.
Bảng 3.2: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu và cơ cấu kinh tế
huyện Bắc Quang năm 2011-2014
Năm
T
T
2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Giá
trị
2011
Tỉ
lệ
(%)
2012
Giá
Tỉ lệ
Giá
trị
(%)
trị
2013
Tỉ
lệ
(%)
Tỉ
lệ
Giá
trị
2014
Giá trị
(%)
Tỉ
lệ
(%)
I
Tổng
GTSX
Tỷ đ 1.817
100
2.202
100
2.493
100
2.811
100
3.132
100
1
Ngành
NLN
Tỷ đ
769
42,3
918
41,69
1022
41
1073
38,2
1.100
35,4
2
CN – xây
Tỷ đ
dựng
478
26,3
587
26,66
534
25,4
571
26,7
870
27,8
3
TM-DV
Tỷ đ
570
31,4
697
31,65
837
33,6
987
35,1
1152
36,8
II
TNBQ/
ngƣời
Tr.đ
17,1
20,6
23
25,6
29
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Bắc Quang
Qua bảng báo cáo kết quả và cơ cấu kinh tế cho thấy, trong những năm
qua, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, huyện Bắc Quang đã dành đƣợc nhiều thành
tựu trên các lĩnh vực phát triển KT-XH, nhất là lĩnh vực nông nghiệp đã đƣợc
quan tâm đầu tƣ và phát triển nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng chính trong nền kinh tế;
chuyển dịch chậm do sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, việc ứng dụng tiến bộ khoa
học- kỹ thuật còn hạn chế; cơ sở vật chất còn bộc lộ nhiều yếu kém. Chính vì vậy
để kinh tế huyện nhà phát triển mạnh mẽ, nhất là lĩnh vực nông nghiệp thì cần đề
ra những giải pháp có hiệu quả, đầu tƣ mang tính chiến lƣợc để nông nghiệp phát
triển bền vững nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, là yêu cầu cấp thiết.
36
Bảng 3.3: Dân số, lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể NLN và thủy
sản phân theo xã, thị trấn đến 31/12/2013.
Đon vị tính: Ngƣời
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
23
Đơn vị
Dân số
Lao động
Tỷ lệ (%)
Thị trấn Việt Quang
13.260
2.344
17,67
Thị trấn Vĩnh tuy
3.684
900
24,42
Xã Tân Lập
2.320
1.317
56,76
Xã Tân thành
3.436
1.533
44,61
Xã Đồng Tiến
2.113
1.054
49,88
Xã Đồng Tâm
4.580
2.440
53,27
Xã Tân Quang
4.973
1.213
24,39
Xã Thƣợng Bình
1.827
942
51,55
Xã Hữu sản
2.633
1.282
48,68
Xã Kim Ngọc
4.294
1.964
45,73
Xã Việt Vinh
4.929
2.247
45,58
Xã Bằng Hành
4.519
2.434
53,86
Xã Quang Minh
9.247
4.749
51,35
Xã Liên Hiệp
3.758
2.075
55,21
Xã Vô Điếm
5.430
3.041
56,00
Xã Việt Hồng
2.463
1.296
56,67
Xã Hùng An
8.101
3.360
41,47
Xã Đức Xuân
2.078
1.169
56,25
Xã Tiên Kiều
3.662
2.133
58,24
Xã Vĩnh Hảo
4.853
2.498
51,47
Xã Vĩnh Phúc
7.333
3.547
48,37
Xã Đồng Yên
7.463
3.208
42,99
Xã Đông Thành
2.223
1.035
46,55
Tổng số
109.179
47.795
43,78
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Bắc Quang
Qua bảng 3.3 cho ta thấy, ngoài tỷ lệ lao động nông thôn tham gia các
hoạt động lao động tại các HTX, doanh nghiệp tƣ nhân, quốc doanh... Số lao
37
động trong các cơ sở kinh tế cá thể lĩnh vực NLN nghiệp và thủy sản vẫn
chiếm tỷ lệ 43,78% dân số, do đó việc đầu tƣ cho phát triển NLN cho các hộ
cá thể vẫn là bƣớc đi đúng đắn nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập
cho ngƣời lao động.
3.2. Tình hình nông thôn huyện Bắc Quang trƣớc khi thực hiện chƣơng
trình xây dựng nông thôn mới.
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện đã tập chung chỉ đạo
các ngành chức năng của huyện phối hợp cùng với UBND các xã hoàn thành
rà soát đánh giá thực trạng nông thôn mới theo bộ tiêu chí nông thôn mới của
quốc gia cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.4 : Kết quả rà soát tiêu chí NTM năm 2010
STT
Xã, thị trấn
Số tiêu
Nội dung tiêu chí đạt
chí đã đạt
Thuỷ lợi, Điện, Trƣờng học, bƣu
1
Đồng Yên
10
điện, thu nhập, y tế, giáo dục, văn
hoá, hệ thống tổ chức chính trị vững
mạnh, An ninh trật tự xã hội
Thuỷ lợi, Điện, Trƣờng học, cơ sở
2
Vĩnh Phúc
9
vật chất văn hoá, thu nhập, y tế, văn
hoá, hệ thống tổ chức chính trị vững
mạnh, An ninh trật tự xã hội
Điện, Bƣu điện, Thu nhập, hộ
3
Hùng An
8
nghèo, y tế, văn hoá, hệ thống tổ
chức chính trị vững mạnh, An ninh
trật tự xã hội
4
Vĩnh Hảo
8
Thuỷ lợi, Trƣờng học, Bƣu điện,
Thu nhập, y tế, văn hoá, hệ thống tổ
38
Ghi
chú
chức chính trị vững mạnh, An ninh
trật tự xã hội
Thuỷ lợi, Thu nhập, hộ nghèo, giáo
5
Quang Minh
8
dục, y tế, văn hoá, hệ thống tổ chức
chính trị vững mạnh, An ninh trật tự
xã hội
Trƣờng học, Bƣu điện, Thu nhập, y
6
Liên Hiệp
7
tế, Văn hoá, hệ thống tổ chức chính
trị vững mạnh, An ninh trật tự xã
hội.
Quy hoạch, Thuỷ lợi, Điện, Cơ sở
vật chất văn hoá, chợ nông thôn,
7
Tân Quang
16
Bƣu điện, Thu nhập, Hộ nghèo, Cơ
cấu lao động, hình thức tổ chức sản
xuất, Giáo dục, y tế, Văn hoá, hệ
thống chính trị xã hội vững mạnh
Thu nhập, Hộ nghèo, Y tế, Văn hoá,
8
Việt Hồng
6
hệ thống tổ chức chính trị vững
mạnh, An ninh trật tự xã hội.
Thu nhập, Y tế, Văn hoá, hệ thống
9
Tiên Kiều
5
tổ chức chính trị vững mạnh, An
ninh trật tự xã hội
Điện, Thu nhập, Cơ sở vật chất văn
10
Việt Vinh
7
hoá, Văn hoá, thu nhập, hệ thống tổ
chức chính trị vững mạnh, An ninh
trật tự xã hội
11
Tân Thành
7
Thuỷ lợi, Điện, Cơ sở vật chất văn
39
hoá, Bƣu điện, Y tế, hệ thống tổ
chức chính trị vững mạnh, An ninh
trật tự xã hội
Thuỷ lợi,Y tế, Văn hoá, hệ thống tổ
12
Hữu Sản
5
chức chính trị vững mạnh, An ninh
trật tự xã hội.
Thuỷ lợi, văn hoá, y tế, thu nhập, hệ
13
Vô Điếm
6
thống tổ chức chính trị vững mạnh,
An ninh trật tự xã hội
Văn hoá, y tế, hệ thống tổ chức
14
Đồng Tâm
4
chính trị vững mạnh, An ninh trật tự
xã hội
Văn hoá, Y tế, Bƣu điện, hệ thống
15
Bằng Hành
5
tổ chức chính trị vững mạnh, An
ninh trật tự xã hội
Thu nhập, Bƣu điện, Văn hoá, Y tế,
16
Kim Ngọc
6
hệ thống tổ chức chính trị vững
mạnh, An ninh trật tự xã hội
Văn hoá, Y tế, hệ thống tổ chức
17
Đông Thành
4
chính trị vững mạnh, An ninh trật tự
xã hội
Văn hoá, Y tế, An ninh trật tự xã
18
Đức Xuân
3
19
Thƣợng Bình
2
Y tế, Văn hoá
20
Đồng Tiến
1
Y tế
21
Tân Lập
3
Y tế,Văn hoá, An ninh trật tự xã hội
hội
40
Qua kết quả rà soát cho thấy, trƣớc khi triển khai thực hiện chƣơng
trình MTQG XDNTM, đối chiếu với các tiêu chí thì:
- Xã đạt 16/19 tiêu chí: 01 xã (xã Tân Quang).
- Xã đạt 10/19 tiêu chí: 01 xã (xã Đồng Yên).
- Xã đạt 9/19 tiêu chí: 01 xã ( xã Vĩnh Phúc).
- Xã đạt 8/19 tiêu chí: 03 xã (xã Vĩnh Hảo, Hùng An, Quang Minh).
- Xã đạt 7/19 tiêu chí: 03 xã ( xã Liên Hiệp, Tân Thành, Việt Vinh).
- Xã đạt 6 /19 tiêu chí: 03 xã ( xã Việt Hồng, Tân Thành, Kim Ngọc).
- Xã đạt 5/19 tiêu chí: 04 (xã Tiên Kiều, Bằng Hành, Hữu Sản, Vô Điếm).
- Xã đạt 4/19 tiêu chí: 02 xã ( xã Đồng Tâm , Đông Thành).
- Xã đạt 3/19 tiêu chí : 01 xã ( xã Đức Xuân).
- Xã đạt 2/19 tiêu chí : 02 xã ( xã Tân Lập, Thƣợng Bình).
- Xã đạt 1/19 tiêu chí : 01 xã ( xã Đồng Tiến).
Nhƣ vậy, hầu hết các xã còn thiếu nhiều chỉ tiêu so với bộ tiêu chí, nhất là
cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng cần đòi hỏi có những giải pháp đồng bộ,
thiết thực để thực hiện có hiệu quả chƣơng trình MTQG XDNTM
3.3. Thực trạng về xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Quang 04 năm
(2011 - 2014).
3.3.1. Tình hình nông nghiệp.
Phát huy thế mạnh về tiềm năng đất đai, khí hậu, huyện đã có chủ trƣơng
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng phát huy tiềm năng, lợi thế
của từng vùng. Chú trọng phát triển cây trồng có thế mạnh để hình thành vùng
sản xuất theo hƣớng hàng hóa chuyên canh tập trung (Vùng trọng điểm lúa
2.000 ha ở các xã Quang Minh, Bằng Hành, Việt Vinh, Vĩnh Phúc, Hùng An;
Liên Hiệp; vùng sản xuất lạc hàng hoá 1.200 ha ở các xã Đồng Yên, Vĩnh
Phúc, Đông Thành; vùng trồng chè nguyên liệu 3.300 ha ở Hùng An, Vĩnh
Hảo, Vĩnh Tuy, Tiên Kiều, Quang Minh, thị trấn Việt Quang. Vùng cam quýt
41
1.300 ha ở Vĩnh Hảo, Tiên Kiều, Việt Hồng, Đông Thành, Vĩnh Phúc. Vùng
rừng kinh tế tập trung ở Bằng Hành, Liên Hiệp, Tân Thành, Đông Thành, Vĩnh
Hảo, Thƣợng Bình).
Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào
sản xuất nông nghiệp (Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có 3.141 máy các loại
phục vụ sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất ngày
càng tăng, ƣớc đạt 40%). Các quy trình canh tác tiên tiến bƣớc đầu đƣợc áp
dụng vào sản xuất, nhƣ sản xuất rau an toàn trong nhà lƣới tại xã Tân Quang,
Vĩnh Phúc, ứng dụng kỹ thuật ghép cải tạo vƣờn tạp, sản xuất cam, chè theo
quy trình VietGAP đƣợc đƣa vào áp dụng. Các mô hình cánh đồng mẫu thâm
canh cao tiếp tục đƣợc duy trì và mở rộng về diện tích, số lƣợng, quy mô.
Năm 2014 toàn huyện có 535 cánh đồng thâm canh các loại, diện tích 4.472,6
ha tăng gấp 7 lần so với năm 2010 cả về số lƣợng và diện tích (vụ xuân 2014,
có 284 cánh đồng mẫu thâm canh cao, tổng diện tích 2.465 ha; vụ mùa 251
cánh đồng mẫu, diện tích 2.007,6 ha).
Mức đầu tƣ thâm canh trên tất cả các loại cây trồng đƣợc nâng cao một
bƣớc, tỷ lệ thâm canh lúa tăng từ 60% lên 85%; ngô tăng từ 60% lên 75 %;
lạc từ 65%, lên 85%, cây từ 60% lên 65%. Các chƣơng trình, đề án đƣợc triển
khai có trọng tâm trọng điểm, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp đƣợc triển khai có hiệu quả nhƣ : Đề án “Cánh đồng mẫu lớn”; Đề án
“Cánh đồng thâm canh theo quy trình bón vôi khử chua, bón phân cân đối; Đề
án phát triển trồng cây dong riềng từ năm 2013 - 2015; Đề án trồng lạc hàng
hóa; Đề án phát triển cây dƣợc liệu giai đoạn 2013-2015 ; Chƣơng trình Nghị
quyết số 11-NQ/TU, ngày 01-10-2012 của Tỉnh ủy "Về phát triển nông
nghiệp theo hƣớng hàng hóa giai đoạn 2012-2015, có tính đến năm 2020"
(ngô, chè và cam, quýt hàng hóa); Đề án Thôn tự chủ-Tự quản; Đề án phát
triển kinh tế tập thể giai đoạn 2014-2015 có tính đến năm 2020; Kế hoạch
42
phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2014-2015. Cơ cấu mùa vụ, công thức luân
canh cây trồng bƣớc đầu đƣợc bố trí hợp lý, diện tích trồng cây vụ đông ngày
càng đƣợc mở rộng (cây vụ đông năm 2014 toàn huyện là 2.000 ha trong đó:
ngô 550 ha năng suất bình quân 30,7 tạ/ha; sản lƣợng là 1.690,2 tấn, rau đậu
các loại: 1.450 ha năng suất 60 tạ/ha; sản lƣợng là 8.700 tấn).
Khai thác có hiệu quả đất đai vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh cải
tạo vƣờn đồi tạp, chuyển đổi các diện tích đất trồng cây có giá trị kinh tế thấp
sang trồng cây có giá trị kinh tế cao. Đã chuyển đổi đƣợc 1.765 ha vƣờn, đồi
tạp, chuyển đổi sang trồng cam, quýt 941,9 ha, chuyển đổi sang trồng chè
268,5 ha, trồng dong riềng 76,9 ha; trồng mía 119,3 ha; trồng rừng kinh tế
358,8 ha. Chuyển đổi 160 ha từ ruộng bấp bênh sang trồng lạc nâng hệ số sử
dụng đất từ 1,85 lần năm 2010, lên 2,05 lần 2015. Đến nay đã có 4.863 ha
diện tích cây hàng năm đạt giá trị sản phẩm trên 35 triệu đồng/vụ và 1.606 ha
đất canh tác đạt giá trị sản phẩm trên 100 triệu đồng/ha/năm. Trong đó: 1.112
ha cánh đồng thâm canh một vụ lúa, một vụ lạc tại xã Đồng Yên, Vĩnh Phúc;
44 ha cánh đồng 2 vụ lúa + ngô đông tại xã Quang Minh, Hùng An; 450 ha
cây ăn quả (cam, quýt tại Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Việt Hồng, Tiên Kiều).
Năng suất, chất lƣợng, sản lƣợng các loại cây trồng chính ngày càng
tăng. Năng suất lúa bình quân đạt 58,2 tạ/ha, tăng 3,3 tạ/ha so với năm 2010.
Năng suất ngô bình quân đạt 37 tạ/ha, tăng 5,2 tạ/ha so với năm 2010; năng
suất lạc bình quân đạt 27,9 tạ/ha, tăng 8 tạ/ha so với năm 2010; năng suất cây
cam, quýt bình quân đạt 10 tấn/ha, tăng 3,1 tấn/ha so với năm 2010.an ninh
lƣơng thực cho các xã vùng khó khăn đƣợc đảm bảo. Sản lƣợng lƣơng thực
năm 2014 ƣớc đạt 58.500 tấn, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời ƣớc đạt 530
kg/ngƣời/năm (tăng 32 kg so với năm 2010). Tổng giá trị sản xuất lĩnh vực
nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 1.590 tỷ đồng. Năm 2014, giá trị sản xuất
ngành nông, lâm, thủy sản đạt 1.590 tỷ đồng, năm 2015 ƣớc đạt 1.693 tỷ
43
đồng. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác tăng nhanh. Giá
trị bình quân/1ha đất canh tác năm 2014 ƣớc đạt 49,7 triệu đồng/ha, tăng 12
triệu đồng so với năm 2010. Thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn đạt 30
triệu đồng/1 lao động/năm, tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Tổng sản phẩm
nông, lâm thủy sản (giá trị tăng thêm) năm 2014 đạt 1.272 tỷ đồng, năm 2015
ƣớc đạt 1.336 tỷ đồng. Thu nhập bình quân từ sản xuất nông lâm nghiệp năm
2014 đạt 28,9 triệu đồng/1 lao động/năm; năm 2015 ƣớc đạt 30,03 triệu
đồng/1 lao động/năm.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm có sự chuyển dịch từ mục tiêu đảm bảo nhu
cầu trong huyện sang hƣớng sản xuất hàng hoá, phƣơng thức chăn nuôi thay
đổi dần từ chăn thả tự nhiên, nhỏ lẻ, phân tán tại các hộ gia đình sang phát triển
chăn nuôi tập trung theo hình thức gia trại hoặc trang trại tại các xã có điều
kiện thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện có 508 hộ chăn nuôi trâu bò
tập trung, trong đó có 473 hộ chăn nuôi trâu, bò với quy mô từ 5-10 con; 25 hộ
chăn nuôi với quy mô từ 10-20 con; quy mô chăn nuôi trên 20 con có 10 hộ;
toàn huyện có hơn 300 hộ chăn nuôi lợn thịt theo quy mô tập trung ở hộ gia
đình với số lƣợng từ 30-50 lợn thịt/lứa nuôi, kết hợp với làm bể khí biogas.
Diện tích trồng cỏ đƣợc nhân rộng, công tác phòng, chống dịch bệnh
cho đàn gia súc, gia cầm đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả. Tổng đàn gia
súc 129.532 con (trong đó đàn trâu 21.370 con; đàn bò 376 con; đàn lợn 94.266
con, đàn dê 13.520 con; gia cầm 924.120 con). Sản lƣợng chăn nuôi hàng hóa:
Lợn thịt đạt 4.179 tấn bằng 154,3 tỷ đồng; trâu đạt 1.055 tấn bằng 44,5 tỷ đồng;
dê đạt 68 tấn bằng 4,65 tỷ đồng; gia cầm đạt 1.453 tấn bằng 85,4 tỷ đồng.
Nuôi trồng thủy sản bƣớc đầu đƣợc chú trọng phát triển. Diện tích nuôi
trồng thủy sản 784,19 ha, sản lƣợng đạt 848 tấn, tăng 280 tấn so với năm 2010.
Giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi chiếm 19% cơ cấu ngành nông nghiệp.
44
Lâm nghiệp phát triển mạnh, bƣớc đầu khai thác có hiệu quả tiềm năng
đất đai, lao động và các nguồn vốn tham gia trồng, bảo vệ rừng, góp phần để
ngƣời trồng rừng làm giàu từ rừng. Diện tích rừng trồng mới 5 năm đạt
4.824,2 ha ha, khoanh nuôi bảo vệ 29.772,5 ha. Trong đó khai thác đƣợc
11.907 m3 gỗ, 38.016 tấn nguyên liệu giấy...nâng tỷ lệ che phủ rừng lên
63,5% năm 2015. Bƣớc đầu trồng khảo nghiệm cây cao su tại xã Kim Ngọc,
Vô Điếm và Đồng Tâm với quy mô hợp lý trƣớc khi phát triển nhân rộng.
Diện tích góp đất trồng cao su 1.457,18 ha (trong đó: Liên Hiệp 409,2 ha; Vô
Điếm 460,5 ha; Đồng Tâm 150,18 ha; Kim Ngọc 437,3 ha). Đến nay đã trồng
đƣợc 477,49 ha, (năm 2008: 0,5 ha; năm 2011: 252,55ha; năm 2012: 29 ha;
năm 2013: 76,73ha; năm 2014: 119,13 ha. Trong 477,49 ha cây cao su có
264,94 ha trồng bằng giống IAN 873; 212,55 ha giống Vân Nghiên 774, hiện
nay cây sinh trƣởng phát triển tốt, diện tích 0,5 ha trồng thử nghiệm năm 2008
dự kiến sẽ khai thác vào năm 2015.
Kinh tế nông thôn liên tục phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hệ
thống giao thông, thuỷ lợi, không ngừng đƣợc chú trọng đầu tƣ xây dựng, nâng
cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển sản xuất và xây dựng nông
thôn mới góp phần phát triển kinh tế, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời
sống nông dân đƣợc cải thiện hơn. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở khu vực
nông thôn tăng từ 5,3 triệu đồng năm 2010, lên 14,9 triệu đồng năm 2015.
Xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai tích cực, huy động đƣợc các
nguồn lực, tạo đƣợc sự đồng thuận trong nhân dân, bƣớc đầu đã phát huy hiệu
quả. Vùng nông thôn đã có nhiều thay đổi rõ nét nhờ triển khai đồng bộ các
tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, đã tập trung chỉ đạo lồng ghép
nguồn lực triển khai tại 5 xã điểm. Tổng nguồn kinh phí thực hiện chƣơng
trình giai đoạn 2010-2014 là 221,183 tỷ đồng. Đến nay đã có 2 xã đạt trên 12
tiêu chí, 3 xã đạt từ 8-10 tiêu chí (Vĩnh Phúc đạt 12/19 tiêu chí, Vĩnh Hảo đạt
45
13/19 tiêu chí; xã Hùng An đạt 10/19 tiêu chí và Quang Minh đạt 9/19 tiêu
chí, xã Đồng Yên đạt 8/19 tiêu chí. Hoàn thành công tác quy hoạch và xây
dựng đề án ở tất cả các xã.
Công tác tuyên truyền, vận động đƣợc thực hiện cả chiều rộng lẫn
chiều sâu, nhờ đó nhận thức của ngƣời dân đƣợc nâng cao, ngƣời dân xác định
đƣợc mình là chủ thể và chủ động tham gia thực hiện chƣơng trình, đóng góp
đƣợc nhiều tiền của, ngày công, hiến đất để xây dựng nông thôn mới. Đời
sống vật chất và tinh thần của nông dân đƣợc nâng cao. Thu nhập bình quân
đầu ngƣời của 05 xã điểm năm 2010 từ 12,18 triệu đồng/ngƣời/năm (Vĩnh
Phúc 13,6; Đồng Yên 13,5; Vĩnh Hảo 13,1; Hùng An 10; Quang Minh 10,8
triệu đồng/ngƣời/năm) lên 15 triệu đồng/ngƣời/năm vào năm 2014 (Vĩnh Phúc
15 triệu đồng/ngƣời/năm; Đồng Yên 16 triệu đồng/ngƣời/năm; Vĩnh Hảo 16,4
triệu đồng/ngƣời/năm; Hùng An 14 triệu đồng/ngƣời/năm; Quang Minh 13,6
triệu đồng/ngƣời/năm); giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 10,9% năm 2010 xuống còn
6,6% năm 2014 (Vĩnh Phúc 12,5%; Đồng Yên 15,1%; Vĩnh Hảo 13,1%;
Hùng An 4,4%; Quang Minh 9,4%) (Vĩnh Phúc 7,8%; Đồng Yên 5%; Vĩnh
Hảo 9,83%; Hùng An 3,3%; Quang Minh 7,3%). trẻ em đƣợc đến trƣờng
thuận lợi, hệ thống chính trị, an ninh trật tự đƣợc giữ vững.
3.3.2. Kết quả đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 2010-2014.
3.3.2.1. Xây dựng kết cấu hạ tầng
Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục nhận đƣợc sử hƣởng
ứng nhiệt tình của ngƣời dân, từ tham gia huy động đƣợc 31.184 lƣợt ngƣời,
trên 120.000 ngày công tham gia mở rộng, mở mới các tuyến đƣờng liên thôn,
sửa chữa các công trình công cộng; nhân dân hiến đƣợc 41.962 m2 đất để làm
đƣờng bê tông nông thôn, xây dựng trụ sở thôn, nhà văn hóa.
46
Nhân dân đã có nhận thức rõ nét về xây dựng NTM, đƣợc nhân dân ủng
hộ cao, quá trình triển khai đã có nhiều hộ tự nguyện tham gia hiến đất, đóng
góp ngày công lao động, ủng hộ bằng tiền, vật chất khác ...
- Công tác chỉnh trang khuân viên hộ gia đình, các xã tổ chức vệ sinh
hộ gia đình, di chuyển chuồng trại gia xúc ra xa nhà 10.460 hộ/21 xã, đồng
thời đã chú trọng cải tạo vƣờn tạp. Đến tháng 6 năm 2014, Hội Liên hiệp phụ
nữ huyện phối hợp với xã Quang Minh xây dựng 58 hộ gia đình thực hiện mô
hình “Nhà sạch - vƣờn đẹp”, đến hết năm 2014, Ban chỉ đạo đã gắn biển công
nhận mô hình nhà sạch vƣờn đẹp.
- Quy hoa ̣ch chung xây dƣ̣ng nông thôn mới nhằ m đa ̣t đƣợc sự đồng bộ
về hạ tầng cơ sở, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế , xã hội của xã và
của toàn huyện . Quy hoạch khu trung tâm xã đảm bảo sự liên hệ thuận tiện
đến các điểm dân cƣ trong xã và với bên ngoài
. Tháng 08/2012 đến tháng
12/2012 UBND huyê ̣n Bắ c Quang đã ra Quyế t đinh
̣ phê duyê ̣
t đồ án quy
hoach xây dƣ̣ng NTM của 10 xã: Quang Minh, Đồng Yên, Vĩnh Hảo, Hùng
An, Vĩnh Phúc, Liên Hiê ̣p, Tiên Kiề u , Viê ̣t Hồ ng, Bằ ng Hành, Đông Thành.
Tháng 03/2013, UBND huyê ̣n Bắ c Quang tiế p tu ̣c ra Quyế t đinh
̣ phê duyê ̣t đồ
án qu y hoach xây dƣ̣ng NTM của 10 xã: Tân Thành, Kim Ngo ̣c , Viê ̣t Vinh ,
Tân Lâ ̣p , Đồng Tâm , Hƣ̃u Sản , Đức Xuân , Đồng Tiến , Vô Điế m , Thƣơ ̣ng
Bình. Đến nay, 20/20 xã đã hoàn thành quy hoạch và thƣ̣c hiê ̣n xong công tác
cắ m mố c theo đồ án Quy hoa ̣ch Nông thôn mới đã đƣơ ̣c duyê ̣t và đã tiến hành
thanh quyết toán xong hoàn thành 100%; 20/20 xã ban hành quy chế quản lý
quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới. Tổ ng số vố n đầ u tƣ thƣ̣c hiê ̣n Quy
hoạch là 3,260 tỷ đồng.
- Giao thông : Huyện Bắc Quang xác định mục tiêu đến năm 2015 có
100% các tuyến đƣờng từ huyện đến trung tâm các xã đƣợc nhựa hóa và bê
tông xi măng. Trong những năm qua, huyện cùng với các ngành, các cấp tập
47
trung nhiều nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; tích cực vận
động nhân dân đóng góp công sức, tài sản để thực hiện chƣơng trình. Đến nay
hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã đạt đƣợc nhiều kết quả
tích cực, giao thông nông thôn không ngừng đƣợc nâng cấp, 20/21 xã có
đƣờng nhựa đến trung tâm xã, 97% thôn, bản có đƣờng ô tô đến trung tâm
thôn. Hệ thống đƣờng giao thông thông suốt bốn mùa. Tổng mức đầu tƣ cho
giao thông nông thôn giao đoạn năm 2011-2014 là 42,1 tỷ đồng, (trong đó:
Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ 25,7 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 16,4 tỷ đồng),
hoàn thành nâng cấp mặt đƣờng bê tông xi măng đƣợc tổng 60,27 km; Các
tuyến đƣờng bê tong sau khi thi công xong đều đƣợc nghiệm thu và đƣa vào
sử dụng theo đúng quy định. Ngoài ra trong năm 2014 các thôn, bản trên địa
bàn huyện đã huy động hàng ngàn ngày công để nạo vét cống rãnh, duy tu,
bảo dƣỡng đƣờng thôn bản đƣợc 772,8 km. Việc duy tu bảo dƣỡng đƣờng
giao thông nông thôn đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hàng tháng, hàng quý.
Việc thi công làm đƣờng bê tông đƣợc nhân dân rất ủng hộ và tham gia
tích cực theo phƣơng châm nhân dân làm nhà nƣớc hỗ trợ nên đã nâng cao
đƣợc ý thức tƣ chủ của nhân dân. Nhân dân trực tiếp tham gia thi công, đóng
góp tiền mặt hoặc hiến đất.
Tuy nhiên trong quá triǹ h thƣ̣c hiê ̣n do nguồ n vố n ha ̣n he ̣p nên viê ̣c
đầ u tƣ xây dƣ̣ng hê ̣ thố ng giao thông đƣờng bô ̣ còn gă ̣p nhiề u khó khăn, nhiề u
tuyế n đƣờng quan tro ̣ng bi ̣hƣ hỏng vẫn chƣa thể khắ c phu ̣c sƣ̉a chƣ̃a kip̣ thời.
Đời sống nhân dân còn rất khó khăn do đó việc đóng góp còn hạn chế chủ yếu
là đóng góp bằ ng ngày công lao đô ̣ng.
- Thủy lợi : Tổng số có 58 công trình và 38,3km kênh mƣơng đƣợc sửa
chữa, nâng cấp phục vụ tƣới cho 1.920,5ha. Tổng dự toán đƣợc duyệt là
68.372,7 triệu đồng. Các công trình sau khi hoàn thành bàn giao, nghiệm thu
48
đƣa vào sử dụng đảm bảo chất lƣợng, nhân dân đã chủ động đƣợc nguồn nƣớc
tƣới tiêu, góp phần tăng năng suất sản lƣợng trong sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống điện nông thôn : Xây dựng đƣợc 39 trạm biến áp kéo đƣờng
dây 35kv là 111,8 km; kéo đƣờng dây 0,4kv với chiều dài là 96,2 km tổng
công suất là 2040 KVA với tổng kinh phí là 150,072 tỷ đồng. Số hộ sử dụng
điện là 25.450 hộ; số hộ chƣa dụng điện là 778 hộ, đạt 97,2% số hộ dung
điện. Hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Quang có 9 thôn 100% chƣa có điện
lƣới quốc gia (thôn Phìn Hồ, thôn Nậm An, thôn Ngần Thƣợng xã Tân Thành;
thôn Pù Đồn xã Đồng Tiến; thôn Khuổi Thuối xã Đồng Tâm; thôn Khuổi Tát,
thôn Khuổi Én xã Thƣợng Bình; thôn Nà Bó xã Đức Xuân; thôn Thƣợng
Nguồn xã Hữu sản). Hiện nay đã có 14/21 xã đạt tiêu chí điện (Tân Quang,
Kim Ngọc, Việt Vinh, Bằng Hành, Quang Minh, Liên Hiệp, Vô Điếm, Việt
Hồng, Hùng An, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Đông Thành).
Việc cung cấp nƣớc sạch cho vùng nông thôn hầu hết chƣa đƣợc đầu tƣ,
hiện tại chỉ duy nhất thị trấn Việt quang là trung tâm huyện lỵ nhân dân đƣợc
sử dụng nguồn nƣớc sạch đã qua xử lý, còn lại các xã, thị trấn khác nhân dân
dùng hệ thống nƣớc giếng, giếng khoan, nƣớc lần từ các khe đồi, nƣớc sông
suối không đảm bảo vệ sinh.
- Hệ thống chợ : Đầu tƣ 580 triệu đồng để san ủi mặt bằng nâng cấp chợ
xã Quang Minh, bƣớc đầu phục vụ nhân dân có chỗ để xe và bán hàng. Xây
dựng mới chợ xã Đồng Tâm hiện nay đã phân bổ kinh phí 550 triệu đồng để tiến
hành xây dựng hạng mục: san ủi mặt bằng, xây kè, xây dựng công trình nhà vệ
sinh. Tuy nhiên về lâu dài cần xây dựng các nhà chợ để đảm bảo cho ngƣời dân
có chỗ họp chợ an toàn thuận lợi cho việc lƣu thông trao đổi hàng hóa. Hiện nay
có 2/21 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn (xã Tân Quang, xã Hùng An).
- Cơ sở vật chất ngành giáo dục : Triển khai thực hiện có hiệu quả việc
đổi mới công tác quản lý, huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đƣợc đến trƣờng;
49
chất lƣợng giáo dục luôn đƣợc nâng lên. Quy mô, mạng lƣới trƣờng, lớp phát
triển rộng khắp. Toàn huyện có: 92 trƣờng (MN có 28 trƣờng, TH có 30
trƣờng, THCS có 19 trƣờng, PTCS có 1 trƣờng, có 3 trƣờng
PTDTBTTH&THCS, 1 trƣờng PTDT bán trú TH, 1 trƣờng PTDTBT THCS,
1 trƣờng phổ thông cấp 2-3, 1 trƣờng PTDT nội trú cấp 2-3, 5 trƣờng THPT,
1 trƣờng TTGDTX, 01 trƣờng trung cấp nghề); có 211 điểm trƣờng mầm non
và tiểu học/... thôn, bản, tổ dân phố. Về cơ sở vật chất có tổng số có 427
nhà/1.621 phòng học, trong đó nhà xây 2 tầng đạt 36%, nhà cấp 4 đạt 52%,
nhà tạm chiếm 12%.kết hợp mọi nguồn lực để đầu tƣ cơ sở vật chất cho các
trƣờng vùng khó khăn, trƣờng mầm non mới chia tách, xây dựng trƣờng đạt
chuẩn quốc gia. Tổng số trƣờng đạt chuẩn quốc gia là 17 trƣờng, trong đó:
Bậc mầm non: MN Vĩnh Tuy, MN Quang Minh, MN Tân Quang; cấp tiểu
học: TH Vĩnh Phúc, TH An Tiến, TH Việt Vinh, TH Nguyễn Huệ, TH
Nguyễn Trãi, TH Kim Ngọc, TH Yên Long, TH Việt Vinh; Cấp THCS có:
THCS Nguyễn Trãi, THCS Nguyễn Huệ, THCS Hùng An, THCS Vĩnh Phúc,
THCS Quang Minh, THCS Đồng Yên. Số lƣợng trƣờng đã xây dựng và nâng
cấp: 7 trƣờng (trƣờng mầm non: 01 trƣờng; trƣờng TH: 3 trƣờng; trƣờng
THCS: 3 trƣờng) tại 05 xã Vĩnh Phúc; Quang Minh; Vĩnh Hảo; Đồng Yên;
Hùng An với tổng kinh phí là: 8.248,6 triệu đồng.
- Cơ sở vật chất y tế : Toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa khu vực
hạng II, 2 phòng khám đa khoa khu vực; 22/23 xã, thị trấn có trạm y tế và
phòng khám đa khoa khu vực đƣợc xây dựng kiên cố,với tổng số 298 giƣờng
dành cho bệnh nhân; Đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế đƣợc bổ sung về số
lƣợng, trình độ chuyên môn, y đức ngƣời thầy thuốc đƣợc nâng lên cơ bản
đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Công tác xã hội hóa dịch vụ
y tế có bƣớc phát triển khá, trên địa bàn huyện có 10 cơ sở khám, chữa bệnh
tƣ nhân và 54 quầy bán thuốc tân dƣợc.
50
- Cơ sở vật chất Văn hóa, thông tin, du lịch : 100% các xã có nhà văn
hóa, đảm bảo điều kiện để sinh hoạt văn hóa (năm 2010-2014, huyện hỗ trợ 7
xã làm 10 nhà văn hóa kiêm trụ sở thôn với tổng kinh phí 550 triệu đồng).
Chất lƣợng gia đình, khu dân cƣ, cơ quan văn hóa. Hàng năm, có từ 80% đến
85% tổng số gia đình trong toàn huyện đƣợc công nhận gia đình văn hóa; từ
83% đến 86% thôn, tổ dân phố đƣợc công nhận thôn, tổ dân phố văn hóa; có
từ 93 đến 96% số cơ quan, doanh nghiệp, trƣờng học đƣợc công nhận đơn vị
văn hóa. 100% các thôn, tổ dân phố đã xây dựng quy ƣớc nếp sống mới. Thiết
chế văn hóa cơ sở từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, cơ bản hoàn thành các tiêu chí
huyện điểm văn hóa. 232/236 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, chiếm 98,3%.
Có 324 đội văn nghệ quần chúng; 430 đội thể thao quần chúng và 1 đoàn
nghệ thuật bán chuyên nghiệp; 51 câu lạc bộ văn hóa, thể thao.
Công tác tôn tạo, phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn
hóa dân gian, văn hóa truyền thống các dân tộc, nghệ nhân dân gian gắn liền với
hoạt động du lịch và sinh hoạt cộng đồng. Trên địa bàn huyện đã đƣợc công
nhận 5 di tích (01 di tích lịch sử cấp quốc gia và 4 di tích văn hóa cấp tỉnh gồm:
Di tích lịch sử cấp quốc gia có Khu di tích lịch sử cách mạng tiểu khu Trọng
con, xã Bằng Hành. Di tích văn hóa cấp tỉnh: Di tích văn hóa Đền Trần Hƣng
đạo (xã Tân Quang) và Di tích văn hóa Đền Chúa Bà (thị trấn Vĩnh Tuy); Di tích
Văn hóa Bia đá (thôn Vĩnh Gia, xã Vĩnh Phúc) và di tích danh thắng hang tứ
Cung (xã Vĩnh Phúc). Hiện nay có 7 hội nghệ nhân dân gian chủ yếu hoạt động
trong công tác bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc ở các xã: Quang Minh, Liên
Hiệp; Thƣợng Bình; Tân Thành, Đồng Tiến; Vĩnh Hảo; Vĩnh Phúc. Hàng năm,
duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống quản lý tốt hoạt động tôn giáo, tín ngƣỡng
trên địa bàn Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày; lễ hội nhảy lửa của dân tộc Dao
và dân tộc Pà Thẻn; lễ hội cầu trăng của ngƣời Ngạn, lễ hội cúng thổ công và
cúng cơm mới của ngƣời La Chí. Lễ hội Chọi Trâu, lễ hội đấu ngựa (Bằng
51
Hành) và lễ hội chọi dê (Thƣợng bình). Lễ thức cấp sắc của tộc ngƣời Dao, gắn
với các loại hình du lịch sinh thái, tâm linh, lịch sử, du lịch cộng đồng nhƣ :
Làng nghề truyền thống sản xuất giấy bản dân tộc Dao thôn Thanh Sơn, Khu du
lịch sinh thái - Văn hóa tâm linh Tân Sơn, thị trấn Việt Quang; làng du lịch sinh
thái Nậm An; làng văn hóa du lịch thôn Khiềm bƣớc đầu thu đƣợc kết quả.
Huy động nhiều nguồn lực đầu tƣ thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở.
Trong 4 năm qua, ngân sách huyện đã đầu tƣ gần 17 tỷ đồng đầu tƣ cơ sở vật
chất văn hóa.
Mạng lƣới truyền thanh truyền hình, bƣu chính, viễn thông phát triển
mạnh, bao phủ trong toàn huyện. Internet đến trung tâm xã đạt 100%; điện thoại
bình quân đạt 60 thuê bao/100 dân; thue bao internet đạt bình quân 9 thuê bao/100
dân. Tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 98%, phủ sóng truyền thanh đạt 100%.
3.3.2.2. Các hình thức tổ chức sản xuất
Kinh doanh dịch vụ - thƣơng mại đã có bƣớc phát triển mạnh, góp phần tích
cực vào phát triển kinh tế, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập, tạo
việc làm cho xã viên và giảm nghèo; mặc dù quy mô sản xuất còn nhỏ nhƣng đến
năm 2014, các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, hoạt động các chợ đã đƣợc đầu tƣ
xây dựng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Trên
địa bàn có 23 chợ, trong đó có 19 chợ hoạt động tốt, 4 chợ hoạt động kém hiệu quả.
Nguyên nhân là khó khăn về đƣờng giao thông, dân cƣ không tập trung.
Tuy chịu nhiều ảnh hƣởng của lạm phát, suy thoái kinh tế, song số
lƣợng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, khách sạn, nhà hàng
tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển, xu hƣớng kinh doanh bán lẻ siêu thị gia
đình ở các khu trung tâm phát triển mạnh. Đến nay toàn huyện có 2.998 hộ
đăng ký kinh doanh; 209 doanh nghiệp HTX, 77 tổ hợp tác, tính đến tháng 9
năm 2014 (trong đó thành lập từ năm 2011-2014 có 38 doanh nghiệp, 19
HTX đăng ký mới và 853 hộ đăng ký kinh doanh mới, tăng 10 doanh nghiệp,
52
7 HTX, 647 hộ đăng ký kinh doanh so với năm 2010) với số vốn đăng ký
kinh doanh đạt 344.533 tỷ đồng, tăng 303.877 tỷ đồng so với năm 2010.
Trong đó có 6 siêu thị gia đình 5 siêu thị tập trung ở thị trấn Việt Quang, 1
siêu thị ở Tân Quang, có 116 nhà hàng, dịch vụ ăn uống; 19 nhà nghỉ, khách
sạn. Có 70 doanh nghiệp, 20 HTX, 1930 hộ kinh doanh có kê khai thuế, hoạt
động có hiệu quả, 25 HTX giải thể, 699 hộ nghỉ kinh doanh.
Mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, song các nhà máy thủy điện,
các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp tiếp tục đƣợc duy trì. Trên địa bàn hiện có
3 nhà máy thủy điện, 229 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 15 doanh
nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp và có 9 doanh nghiệp khai thác khoáng
sản. Sản xuất điện, xi măng, khai thác và chế biến quặng, sản xuất gạch, chế
biến chè khô, sản xuất ván bóc...Các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp đƣợc đầu
tƣ thiết bị, công nghệ đã góp phần tiêu thụ nông, lâm sản và tăng giá trị gia
tăng sản phẩm công nghiệp, thu hút và tạo nhiều việc làm cho lao động địa
phƣơng. Hiện có 105 xƣởng chế biến chè mini, 83 cơ sở chế biến gỗ bóc, 25
xƣởng sấy lá giang, 16 cơ sở sản xuất gạch không nung đã tạo việc làm và thu
nhập ổn định cho 1.850 lao động địa phƣơng.
3.3.2.3. Giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
Công tác xuất khẩu lao động đƣợc quan tâm thực hiện, tạo việc làm tăng
thu nhập cho ngƣời lao động. Nâng cấp trung tâm dạy nghề lên Trƣờng trung cấp
nghề; tổ chức tốt đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ
năm 2010-2014 mở đƣợc 231 lớp, đào tạo đƣợc 8.200 lao động, tạo việc làm mới
cho 2.000 lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 29% năm
2010 lên 40% vào năm 2015, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi
nông nghiệp giảm từ 57% năm 2010 xuống 49% năm 2015.
Trong những năm qua, ngành nghề nông thôn từng bƣớc đƣợc khôi
phục và phát triển, nhƣ dệt may, mây tre đan, dệt thổ cẩm, nghề Rèn, làm
53
giấy bản. Nhiều sản phẩm đến nay đã sản xuất theo xu hƣớng hàng hoá.
Ngành nghề nông thôn phát triển đã thu hút hàng nghìn lao động nông
nghiệp tham gia, làm thay đổi cơ cấu sản xuất, tăng thời gian sử dụng lao
động ở nông thôn.
Tóm lại: Trong những năm qua, nhờ có sự đổi mới về đƣờng lối phát
triển, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nên tốc độ phát triển kinh tế xã hội
tăng cao, hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc củng cố xây dựng mới. Ứng dụng
các tiến bộ khoa học công nghệ đã làm tăng năng suất, chất lƣợng cây
trồng, vật nuôi. Bộ mặt nông thôn và đời sống nhân dân có nhiều đổi mới
so với các thời kỳ trƣớc..
3.4. Kết quả thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2011- 2014 trên địa bàn huyện Bắc Quang
3.4.1. Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý
3.4.1.1. Việc ban hành các văn bản lãnh đạo của cấp ủy các cấp về tổ chức
thực hiện chương trình.
Ngay sau khi Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ trƣớng
Chính phủ đƣợc phê duyệt và theo văn ban chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh,
trong năm 2010 UBND huyện đã tiến hành thành lập Ban chỉ đạo, phê duyệt
Đề án XDNTM huyện giai đoạn 2010-2015, đồng thời chỉ đạo các xã thành
lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Ban giám sát, Ban phát triển thôn.
3.4.1.2. Đánh giá công tác lãnh đạo của cấp ủy các cấp trong việc tổ chức
thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Một số thành viên Ban chỉ đạo huyện, cấp ủy, chính quyền một số địa
phƣơng còn chƣa thực sự quan tâm, thể hiện trách nhiệm chƣa đầy đủ trong
triển khai chƣơng trình; coi đây là một chƣơng trình nhƣ những chƣơng trình
dự án khác, chƣa tính đếm đến sự toàn diện, yêu cầu đòi hỏi sự huy động tổng
lực trong tổ chức thực hiện; dẫn đến kết quả thực hiện chƣa cao, chƣa rõ nét.
54
3.4.1.3.. Kết quả thành lập, kiện toàn bộ máy và hoạt động của Ban Chỉ đạo
và bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo ở các cấp huyện, xã từ khi triển khai
Chương trình.
* Đối với cấp huyện: Kiện toàn Ban chỉ đạo huyện tại Quyết định số
3722-QĐ/HU ngày 12/03/2013 của Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ Bắc Quang
gồm có 44 thành viên. Do đồng chí Bí thƣ huyện ủy làm trƣởng ban, đồng chí
Chủ tịch UBND huyện làm phó ban thƣờng trực và 2 phó ban giúp việc gồm
Chủ tịch UB MTTQ huyện, Trƣởng phòng Nông nghiệp & PTNT. Giúp việc
trực tiếp cho Ban chỉ đạo có có cơ quan thƣờng trực (phòng Nông nghiệp &
PTNT) và Tổ giúp việc chuyên trách của Ban chỉ đạo; kiện toàn Tổ giúp việc
Ban chỉ đạo Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM huyện Bắc Quang gồm 17
thành viên. Tổ trƣởng là Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối NLN, Tổ
phó gồm lãnh đạo Văn phòng HĐND-UBND huyện, lãnh đạo phòng Nông
nghiệp & PTNT; các thành viên còn lại là lãnh đạo các ban xây dựng Đảng,
lãnh đạo và chuyên viên thuộc các cơ quan của UBND huyện.
* Đối với cấp xã: Các xã (21/21) đã kiện toàn Ban chỉ đạo của xã (do
Bí thƣ Đảng uỷ xã làm trƣởng ban); đồng thời kiện toàn lại Ban Quản lý để tổ
chức triển khai thực hiện chƣơng trình (do Chủ tịch UBND xã làm Trƣởng
Ban quản lý).
* Cấp thôn, bản: Các thôn đều có Ban phát triển thôn do (Trƣởng thôn
hoặc Bí thƣ chi bộ thôn làm Trƣởng ban)
3.4.1.4.. Cụ thể hóa của chính quyền các cấp đối với việc triển khai Chương
trình xây dựng nông thôn mới
- Ban chỉ đạo đã ban hành Kế hoạch số 22/KH-BCĐ, ngày 23/2/2012
về tuyên truyền Chƣơng trình xây dựng NTM huyện Bắc Quang; Ngày
09/04/2012 Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền
về công tác xây dựng NTM trên địa bàn huyện; Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện
55
đã xây dựng kế hoạch và tổ chức Hội thi Phụ nữ chung sức xây dựng nông
thôn mới: Từ ngày 23-27/4/2012 Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã phối hợp với
các xã tổ chức cuộc thi tại cụm.
- Ban Chỉ đạo đã ban hành các kế hoạch, hƣớng dẫn để thực hiện
chƣơng trình, trong đó có một số văn bản quan trọng nhƣ: Kế hoạch số 01KH/BCĐ ngày 25/03/2013 của Ban chỉ đạo xây dựng NTM về việc Đột phá
Chƣơng trình xây dựng NTM với chủ đề “Nhà sạch, vƣờn đẹp - làm đƣờng
giao thông nông thôn”; Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 08/04/2013 của Ban
chỉ đạo xây dựng NTM về việc Tuyên truyền Chƣơng trình xây dựng NTM
năm 2013; Kế hoạch số 98/KH-UBND về lồng ghép thực hiện các tiêu chí
xây dựng nông thôn mới năm 2013; Chƣơng trình số 02/CT-NCT, ngày
25/8/2013 v/v phối hợp thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giữa
ban đại diện ngƣời cao tuổi với cơ quan thƣờng trực phòng Nông nghiệp &
PTNT; Công văn số 04/CV-BCĐ, ngày 16/7/2013 v/v hƣớng dẫn UBND các
xã triển khai cắm mốc quy hoạch xây dựng nông thôn mới…
- UBND huyện đã cụ thể hóa Chƣơng trình số 02/CTr-UBND và Kế
hoạch số 12/KH-UBND ngày 13/01/2014 của UBND huyện về việc phát
động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và Chƣơng trình
MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2014. Ngày 14/01/2014, UBND huyện
đã tổ chức cho 21 xã ký kết giao ƣớc thi đua thực hiện nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới năm 2014; ngày 28/02/2014 các xã đã tổ chức ký giao ƣớc thi
đua cho 205 thôn; ngày 31/03/2014, 12.906 hộ gia đình đã ký kết với các
thôn. Ngoài ra còn ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo nhƣ: Kế hoạch
số 04/KH-BCĐ ngày 09/12/2013 về việc triển khai chƣơng trình xây dựng
nông thôn mới năm 2014; Kế hoạch số 05/KH-BCĐ ngày 24/12/2013 về việc
triển khai cắm mốc quy hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2014; Hƣớng
dẫn số 01/HD-BCĐ ngày 24/04/2014 về việc hƣớng dẫn các tiêu chí về “Nhà
56
sạch - vƣờn đẹp”; Kế hoạch số 01/KH-BCĐ về lồng ghép thực hiện các tiêu
chí xây dựng nông thôn mới năm 2014.
- Văn bản phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát,
đánh giá kết quả, chỉ đạo điểm nhƣ Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày
25/03/2013 của Ban chỉ đạo xây dựng NTM về việc Đột phá Chƣơng trình
xây dựng NTM với chủ đề “Nhà sạch, vƣờn đẹp - làm đƣờng giao thông nông
thôn”; Phƣơng án số 01/PA-BCĐ ngày 08/8/2014 của Ban Chỉ đạo xây dựng
nông thôn mới huyện. Tổ chức hội nghị sơ kết chƣơng trình MTQGXDNTM
hàng năm và giai đoạn năm 2010-2014.
3.4.1.5. Đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp trong
việc tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Trên cơ sở quyết định phân công nhiệm vụ của Ban chỉ đạo huyện các
thành viên đƣợc phân công theo từng lĩnh vực chuyên môn theo các tiêu chí.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đƣợc phân công phụ trách các xã. Ban thƣờng vụ
Huyện ủy ra quyết định phân công cụ thể cho các đồng chí ủy viên Ban
thƣờng vụ và ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ huyện phụ trách các xã từ việc
phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm cụ thể từ đó công tác chỉ đạo đã
khâu thành một mối xuyên xuốt từ huyện tới thôn bản, hộ gia đình các thành
viên đƣợc phân công nhiệm vụ thƣờng xuyên bám nắm cơ sở chỉ đạo tạo mọi
điều kiện giúp đỡ cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao đồng thời hàng
tháng hàng quý tổ chức giao ban báo cáo các khó khăn vƣớng mắc về Ban Chỉ
đạo để kịp thời tháo gỡ cho cơ sở.
3.4.1.6. Công tác kiểm tra, giám sát
Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện thƣờng xuyên chỉ đạo, kiểm tra
giám sát việc tổ chức thực hiện gắn với nhiệm vụ phát triển KT-XH, hàng
tháng, quý tổ chức giao ban, nắm tình hình để kịp thời chỉ đạo. Đồng thời lấy
kết quả thực hiện chƣơng trình hàng năm gắn việc đánh giá, kiểm điểm cán
57
bộ, nhất là ngƣời đứng đầu, do đó việc thực hiện chƣơng trình
MTQGXDNTM đạt nhiều kết quả.
3.4.2. Công tác tuyên truyền, vận động
Huyện đã tập trung chỉ đạo các tổ chức đoàn thể và các phòng ban
chuyên môn xây dựng kế hoạch tuyên truyền về các chủ trƣơng, chính sách;
tổ chức các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cƣ” gắn với xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua “Cả nƣớc
chung sức xây dựng nông thôn mới” .
Huyện cấp phát đĩa DVD tài liệu tuyên truyền, sổ tay hƣớng dẫn xây dựng
NTM, in bảng tiêu chí xây dựng NTM cho các xã và một số phòng ban liên quan
để tổ chức tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, ngƣời dân bằng nhiều kênh tuyên
truyền xây dựng nông thôn mới cho các xã trong huyện; cổ động trực quan (25 pa
nô, 15.000 tờ rơi, 450 băng zôn); truyền thanh (2.159 tin thời sự, 252 bài phóng
sự, 85 chuyên mục NTM); truyền hình (1.162 tin thời sự, 1.51 phóng sự và 75
chuyên mục NTM); Trung tâm VHTT&DL phối hợp cùng các xã tổ chức diễn
văn nghệ 60 buổi với 31.650 lƣợt ngƣời tham gia, chiếu phim lƣu động lồng ghép
chiếu video tuyên truyền về XDNTM tới 21 xã với 20.557 lƣợt ngƣời tham gia;
cầm tay chỉ việc 25 lớp với 865 ngƣời tham gia; tuyên truyền miệng 168 buổi với
12.470 lƣợt ngƣời tham gia; Huyện Đoàn tổ chức lễ ra quân (Tuổi trẻ chung tay
xây dựng nông thôn mới) 120 buổi với 12.500 lƣợt đoàn viên tham gia. Tổ chức
phát động thực hiện “nhà sạch, vƣờn đẹp - làm đƣờng bê tông nông thôn” tại 21
xã với 7.200 lƣợt ngƣời tham gia.
* Kết quả đạt đƣợc: Về cơ bản đã làm chuyển đổi về tƣ tƣởng và
nhận thức đƣợc nhân dân ủng hộ cao, quá trình triển khai đã có nhiều hộ tự
nguyện tham gia hiến đất, đóng góp ngày công lao động, ủng hộ bằng tiền,
vật chất khác.
Công tác chỉnh trang khuôn viên hộ gia đình, các xã tổ chức vệ sinh hộ gia
đình, di chuyển chuồng trại gia xúc ra xa nhà, đồng thời đã chú trọng cải tạo vƣờn
58
tạp. Chỉ đạo Hội LHPN huyện phối hợp với xã Quang Minh xây dựng thí điểm hộ
gia đình thực hiện mô hình “Nhà sạch - vƣờn đẹp” và đến nay Ban chỉ đạo đã gắn
1058 biển công nhận mô hình hộ “nhà sạch - vƣờn đẹp”.
Vận động nhân dân hiến đất làm đƣờng giao thông, xây dựng các công
trình, tham gia trực tiếp xây dựng nông thôn mới nhƣ mở đƣờng , làm đƣờng
giao thông, chỉnh trang khuôn viên... Kế t quả triể n khai cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng “toàn
dân đoàn kế t xây dƣ̣ng đời số ng văn hóa ở khu dân cƣ” thƣ̣c hiê ̣n tố t ; phong
trào “Chung sƣ́c xây dựng nông thôn mới” thu hút đƣợc sự quan tâm
, đồng
tình ủng hộ của nhân dân, cơ quan, đoàn thể.
3.4.3. Về huy động nguồn lực
- Tổng vốn thực hiện chƣơng trình: 211,183 tỷ đồng (trong đó nguồn
vốn ngân sách Nhà nƣớc trái phiếu Chính phủ 11,340 tỷ đồng; vốn Chƣơng
trình MTQG 24,815 tỷ đồng; Vốn tín dụng 15,1 tỷ đồng; vốn lồng ghép các
chƣơng trình, dự án khác 61,214 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 344 triệu đồng;
huy động nhân dân góp 167.672 ngày công công trị giá 98,370 tỷ đồng và
đƣơ ̣c 23.890m2 (đấ t nhân dân hiế n chủ yế u là đấ t nông nghiê ̣p, đấ t vƣờn).
Bảng 3.5: Kết quả thực hiện các nguồn vốn
TT
1
2
3
4
5
6
Nguồn vốn
Đơn vị Kết quả thực hiện
Tổng vốn thực hiện
Tr.
211.183
chƣơng trình MTQG
đồng
Nguồn vốn NSNN trái
Tr. đồng
11.340
phiếu Chính phủ
Vốn CT MTQG
Tr. đồng
24.815
Vốn tín dụng
Tr đồng
15100
vốn lồng ghép các chƣơng
Tr đồng
61,214
trình, dự án khác
Vốn doanh nghiệp
Tr. đồng
344
Huy động nhân dân góp
Tr .đ
98.370
Nguồn : Báo cáo của UBND huyện Bắc Quang
59
Ghi chú
3.4.4. Kết quả thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới đến năm 2014
3.4.4.1. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới.
Kết quả lập quy hoạch 20/20 xã hoàn thành, rà soát điều chỉnh công bố,
cắm mốc và ban hành quy định quản lý quy hoạch. Xã Tân Quang UBND tỉnh
quy hoạch trung tâm huyện lỵ Bắc Quang.
- Lập đề án nông thôn mới: Kết quả phê duyệt đề án xây dựng nông
thôn mới 21/21 xã hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới.
3.4.4.2. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân:
Năm 2011, BCH đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết về phát triển
nông nghiệp giai đoạn 2011-2015; UBND huyện đã ban hành nhiều kế hoạch,
phƣơng án, đề án để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hƣớng nâng cao
năng suất, chất lƣợng và giá trị sản phẩm trên đơn vị canh tác. Đặc biệt chỉ
đạo việc sản xuất theo quy hoạch vùng hàng hóa gắn với việc cơ giới hóa và
tiêu thụ sản phẩm
+ Đối với sản xuất lƣơng thực đã đƣa nhiều giống lúa, ngô có năng
suất, chất lƣợng, thời gian sinh trƣởng ngắn vào trồng, đồng thời đẩy diện tích
đất lúa lên thành 3 vụ ở một số khu vực có đủ điều kiện: nhƣ giống lúa Bắc
thơm số 7; Việt lai 20; ngô NK, ngô nếp... đặc biệt thực hiện đề án bón vôi
khử chua, bón phân cân đối và kế hoạch sản xuất ngô hàng hóa đã tạo ra các
cánh đồng thâm canh trong sản xuất lúa. Sản lƣợng lƣơng thực năm 2010 là
53.826 tấn đến năm 2013 là 57.658,3 tấn, sáu tháng đầu năm 2014 đạt
21.826,8 tấn; triển khai trồng cây vụ 3 năm 2010 đƣợc 465,6 ha, đến năm
2013 triển khai đƣợc 769,97 ha; dự kiến thực hiện năm 2014 là 2.000 ha.
+ Huyện đã triển khai đề án sản xuất lạc hàng hóa với giống lạc L14 có
năng suất cao vào đã đƣa sản xuất lạc năm 2010 diện tích từ 1.702 ha, năng
suất bình quân đạt 21 tạ/ha, sản lƣợng đạt: 3.568,9 tấn, đến năm 2013 diện
tích đƣợc 2.407,4 ha, năng suất bình quân đạt 29,17 tạ/ha, sản lƣợng lạc vỏ
60
đạt 7.022,3 tấn; sáu tháng đầu năm 2014 diện tích 1.914 ha, năng suất bình
quân đạt 32,1 tạ/ha, sản lƣợng lạc vỏ đạt 6.143,94 tấn,
+ Đối với cây lâu năm ngoài chỉ đạo mở rộng quy mô còn tập trung
phát triển theo chiều sâu để nâng cao giá trị, chất lƣợng của sản phẩm nhƣ chè
vietgap, cam vietgap...
ViêtGap trên cây cam sành: Trồng mới 5,0 ha cam sành theo tiêu chuẩn
VietGap tại xã Hùng An và Việt Hồng; diện tích chăm sóc theo quy trình
VietGap là 60 ha tại xã Vĩnh Hảo, Việt Hồng, Tiên Kiều, Đông Thành.
ViêtGap trên cây chè: Xây dựng vùng sản xuất chè búp tƣơi theo tiêu
chuẩn VieGap diện tích 500 ha tại xã Hùng An, thị trấn Vĩnh Tuy gắn với chế
biến theo tiêu chuẩn HACCP tại Công ty Cổ phần chè Hùng An và Công ty
TNHH Hoàng Long.
+ Chăn nuôi đã có nhiều cơ chế tạo điệu kiện cho phát triển, ngoài
chính sách của bỉnh đã ban hành, huyện còn xây dựng kế hoạch vận dụng cơ
chế đầu tƣ có thu hồi về con giống lợn nái Móng Cái, đực giống ngoại là 469
con để nhân ra sản xuất lợn thƣơng phẩm; triển khai mô hình nuôi lợn không
mùi tại 16 cơ sở chăn nuôi.
+ Triển khai đầu tƣ có thu hồi để tái đầu tƣ: Kết quả thực hiện tại 10 xã,
thị trấn với tổng lƣợng giống ngô các loại 710 kg (diện tích 47 ha); giống lúa
các loại 3.440 kg, phân bón các loại 174.182 kg (diện tích 316 ha), giống lạc
L14 là 33.143 kg (diện tích 207ha), tổng kinh phí ứng trƣớc đầu tƣ có thu hồi
2.748,5 triệu đồng.
+ Xây dựng các đề án, phƣơng án triển khai: Kế hoạch số 49/KHUBND ngày 01/4/2013 về “Kế hoạch triển khai thực hiện các đề án, phƣơng
án, nhiệm vụ trọng tâm thuộc lĩnh vực nông-lâm nghiệp năm 2013”; Kế hoạch
số 51/KH-UBND ngày 01/4/2013 về “Phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với
thâm canh trên địa bàn huyện Bắc Quang giai đoạn 2012-2015”; Đề án “Phát
61
triển sản xuất lạc hàng hoá tập chung giai đoạn 2012-2015”; Đề án “Phát triển
cây dong riềng huyện Bắc Quang giai đoạn 2012-2015”; Kế hoạch số 48/KHUBND ngày 01/4/2013 về “Phát triển cây dƣợc liệu trên địa bàn huyện giai
đoạn 2012-2015”; "Đề án xây dựng cánh đồng thâm canh".
+ Đào tạo tập huấn: Năm 2011 đã tập huấn đƣợc đƣợc 587 lớp với
19.977 lƣợt ngƣời tham gia; Năm 2012 triển khai tập huấn đƣợc 695 lớp với
33.456 lƣợt; Năm 2013 đã triển khai tập huấn đƣợc 690 lớp với tổng số
25.377 lƣợt ngƣời tham gia; Trong 6 tháng đầu năm 2014, hệ thống khuyến
nông các cấp đã triển khai tập huấn đƣợc 192 lớp với 6.685 lƣợt ngƣời tham
gia. Phối với trƣờng Trung cấp nghề của huyện mở 5 lớp dạy nghề cho lao
động nông thôn với 175 học viên.
62
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện tiêu chí của các xã đến năm 2014
Tiêu chí
TC
1
TC 2
TC 3
TC 4
TC
TC
TC
TC
TC
5
6
7
8
9
TC 10
TC 11
TC
TC
TC
TC
TC
12
13
14
15
16
TC 17
TC1
TC
8
19
Tổng
số
Tỷ
Nhà
STT
QH
Giao
Thủy
Thong
lợi
Điện
Tr
CS
Chợ
B
ở
Thu
H
học
VC
NT
điện
dân
nhập
nghèo
cƣ
LĐ
HT
có
TC
VL
SX
HT
GD
Y tế
VH
Môi
TC
OA
trƣờng
CT
XH
TX
tiêu
AN
chí
TT
đạt
XH
đƣợc
1
15
1
12
1
13
1
10
VM
Tên xã
1
Vĩnh Phúc
1
1
2
Quang Minh
1
1
3
Vĩnh Hảo
1
1
4
Hùng An
1
1
5
Đồng Yên
1
6
Đông Thành
1
7
Đồng Tâm
1
8
Đồng Tiến
9
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
Đức Xuân
1
1
1
10
Bằng Hành
1
11
Hữu Sản
1
12
Kim Ngọc
1
13
Liên Hiệp
1
1
1
1
1
1
1
1
1
10
1
6
1
8
1
1
6
1
1
5
1
1
9
1
1
6
1
1
8
1
6
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
63
1
1
1
1
1
1
14
Tân Lập
1
15
Tân Quang
1
16
Tân Thành
1
17
Thƣợng Bình
1
18
Tiên Kiều
1
19
Vô Điếm
1
20
Việt Hồng
1
21
Việt Vinh
1
TỔNG SỐ
21
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
0
8
1
1
4
2
2
1
19
6
64
1
1
1
1
1
1
5
1
1
16
1
1
7
1
1
1
6
1
1
1
1
8
1
6
1
7
1
1
9
11
20
1
1
1
9
20
Nguồn : báo cáo năm 2014 của UBND huyện Bắc Quang
1
1
1
1
1
1
1
1
6
1
1
4
9
1
1
17
18
1
- Đánh giá tại 5 xã điểm: Căn cứ vào Thông tƣ số 41/2013/TTBNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hƣớng
dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, kết quả cụ thể:
+ Xã Vĩnh Phúc đạt 15/19 tiêu chí 1 gồm Tiêu chí 1: Quy hoạch; Tiêu
chí 3: Thuỷ lợi; Tiêu chí 4: Điện; Tiêu chí 8: Bƣu điện; Tiêu chí 9: Nhà ở dân
cƣ; Tiêu chí 10: Thu nhập; Tiêu chí 11: Hộ nghèo; Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động
có việc làm thƣờng xuyên;Tiêu chí số 13: Hình thức tổ chức sản xuất; Tiêu
chí 14: Giáo dục; Tiêu chí 15: Y tế; Tiêu chí 16: Văn hoá; Tiêu chí số 17: Môi
trƣờng; Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh; Tiêu chí 19: An
ninh trật tự xã hội.
+ Xã Quang Minh đạt 12/19 gồm Tiêu chí 1: Quy hoạch; Tiêu chí 3:
thủy lợi; Tiêu chí 8: Bƣu điện; Tiêu chí 9: nhà ở dân cƣ; Tiêu chí 10: Thu
nhập; Tiêu chí 11: Hộ nghèo; Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng
xuyên; Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất; Tiêu chí 14: Giáo dục; Tiêu
chí 15: Y tế; Tiêu chí 16: Văn hoá; Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội.
+ Xã Vĩnh Hảo đạt 13/19 tiêu chí gồm Tiêu chí 1: Quy hoạch; Tiêu chí
3: Thuỷ lợi; Tiêu chí 4: Điện; Tiêu chí 8: Bƣu điện; Tiêu chí 10: Thu nhập;
Tiêu chí 11: Hộ nghèo; Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên;
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất; Tiêu chí 14: Giáo dục; Tiêu chí 15:
Y tế; Tiêu chí 16: Văn hoá; Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị vững
mạnh; Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội.
+ Xã Hùng An đạt 10/19 tiêu chí gồm:Tiêu chí 1: Quy hoạch; Tiêu chí
3: Thuỷ lợi; Tiêu chí số 8: Bƣu điện; Tiêu chí 9: Nhà ở dân cƣ; Tiêu chí 10:
Thu nhập; Tiêu chí 11: Hộ nghèo; Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm
thƣờng xuyên; Tiêu chí 14: Giáo dục; Tiêu chí 16: Văn Hóa; Tiêu chí 19: An
ninh trật tự xã hội đƣợc giữ vững.
65
+ Xã Đồng Yên đạt 10/19 tiêu chí gồm Tiêu chí 1: Quy hoạch; Tiêu chí 4:
Điện; Tiêu chí 8: Bƣu điện; Tiêu chí 10: Thu nhập; Tiêu chí 11: Hộ nghèo; Tiêu
chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất; Tiêu chí 14: Giáo dục; Tiêu chí 15: Y tế;
Tiêu chí 16: Văn Hoá; Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh.
- Đánh giá tại 16 xã còn lại: Chủ yếu duy trì, củng cố những tiêu chí đã
đạt đƣợc từa năm 2013 trở về trƣớc.
+ Các xã hoàn thành từ 3-5 tiêu chí gồm 06 xã: Đông Thành; Đức
Xuân; Thƣợng Bình; Đồng Tiến; Tân Lập; Hữu Sản.
+ Các xã đạt từ 5-9 tiêu chí gồm 09 xã: Vô Điếm; Tiên Kiều; Việt
Hồng; Việt Vinh; Kim Ngọc; Bằng Hành; Liên Hiệp; Tân Thành; Đồng Tâm.
+ Xã hoàn thành 16 tiêu chí: Xã Tân Quang (xã Tân Quang xây dựng
quy hoạch thành trung tâm huyện mới)
- Đánh giá chung về kết quả các hoạt động, sự thay đổi trong 4 năm
Trong những năm qua, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhƣng sản
xuất nông lâm nghiệp của huyện Bắc Quang đã có bƣớc phát triển khá toàn
diện và bền vững. Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất cho
ngƣời dân; chuyển từ phát triển theo chiều rộng lấy số lƣợng làm mục tiêu
phấn đấu sang nâng cao chất lƣợng, giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích
canh tác, đánh giá hiệu quả bằng giá trị và lợi nhuận. Đã có trên 1.600 ha đất
canh tác đạt giá trị sản phẩm trên 100 triệu đồng/năm. Bốn năm liên tiếp thực
hiện thành công về thâm canh tăng năng cây trồng: Nhờ thực hiện những giải
pháp đồng bộ trong thâm canh nhƣ bón vôi cải tạo đất; tăng mức đầu tƣ thâm
canh; chuyển đổi đƣa giống mới có năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất;
làm tốt công tác bảo vệ thực vật...
- Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Chỉ đạo thực hiện chuyển đổi
thành công những diện tích lúa không chủ động nƣớc, diện tích trồng các loại
66
cây có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng lạc, tạo đƣợc những vùng sản xuất lạc
hàng hóa tập trung.
- Sự chuyển biến về nhận thức của ngƣời nông dân trong sản xuất đã có
những thay đổi tích cực theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Toàn huyện hiện đã có
184 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp đạt mức thu nhập trên 100 triệu đồng.
Hiệu quả đầu tƣ cho sản xuất tập trung đã đƣợc thể hiện rõ nét, tác động tích
cực đến các hộ nông dân.
- Phong trào cải tạo vƣờn tạp đã đƣợc thực hiện trên diện rộng: Trong
những năm qua đã thực hiện chuyển đổi, cải tạo 1.500 ha vƣờn tạp sang trồng
cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, điển hình là các xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Hảo,
Tiên Kiều, Việt Hồng, Vĩnh Tuy.
3.4.4.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu:
Kết quả thực hiện các nội dung theo nguồn vốn phân bổ của chƣơng
trình thực hiện đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng cụ thể nhƣ sau: (năm 2011 thi
công đƣợc 12 km, tổng kinh phí là 2,7 tỷ đồng; năm 2012 thi công đƣợc 20
km, tổng kinh phí là 7,5 tỷ đồng; năm 2013 thi công đƣợc 12 km, tổng kinh
phí là 18,258 tỷ đồng; năm 2014 dự kiến thi công đƣợc 47 km, tổng kinh phí
14,553 tỷ đồng).
Đánh giá chung : Với các nguồn kinh phí đƣợc tỉnh hỗ trợ cùng với
vốn huy động của huyện đã đầu tƣ xây dụng đƣợc một số công trình nhƣ
đƣờng liên thôn, đƣờng liên hộ; đƣờng vào hộ; các hạng mục của hộ gia định
nhƣ chuồng trại, bể nƣớc, nhà tắm, nhà vệ sinh, láng bó nền nhà đã khẳng
định đƣợc sự đúng đắn của các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc cho nhân dân,
từng bƣớc thay đổi diện mạo của các khu dân cƣ, từ đó chất lƣợng cuộc sống,
sinh hoạt tại những khu vực đƣợc đầu tƣ hỗ trợ đã đƣợc cải thiện rõ dệt. Tuy
nhiên do nguồn ngân sách tỉnh cấp rất ít, khả năng tự chủ ngân sách huyện
cho chƣơng trình không có, điều kiện kinh tế của các hộ gia đình thấp, đa số
67
hộ dân là hộ nghèo nên kết quả đầu tƣ cho các hạng mục xây dựng cơ bản
thấp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân, rất nhiều hạng mục cơ sở
hạ tầng của các xã đặc biệt là xã điểm của tỉnh, huyện vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ,
tại một số thôn điểm nhân dân đã chuẩn bị xong vật liệu mà nhà nƣớc chƣa
cung ứng đƣợc xi măng dẫn đến thất thoát vật liệu và xảy ra tình trạng khiếu
nại của ngƣời dân.
3.4.4.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường
* Giáo dục : Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động trong các cơ
quan, đơn vị và mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ việc xây dựng cơ sở vật chất
của các trƣờng học đạt chuẩn quốc gia là một nhiệm vụ thiết thực, vừa mang
tính cấp bách, vừa mang tính chiến lƣợc lâu dài, nhằm hƣớng tới xây dựng
thành công mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Duy trì, giữ vững kết
quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại các xã.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
các cấp các ngành, gia đình và cộng đồng về chủ trƣơng, mục đích ý nghĩa
của việc huy động trẻ trong độ tuổi đến trƣờng. Tìm hiểu rõ nguyên nhân đối
với những trẻ trong độ tuổi chƣa đến trƣờng. Từ đó, đề ra biện pháp giúp đỡ,
vận động trẻ đến trƣờng. Huy động tối đa học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
tiếp tục học bậc trung học tại các trƣờng phổ thông trung học, bổ túc văn hoá
và học nghề.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho học sinh con hộ nghèo, học sinh
ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không
nơi nƣơng tựa, bị tàn tật khuyết tật, khó khăn về kinh tế, cha mẹ thuộc diện hộ
nghèo theo quy định của Nhà nƣớc, của Tỉnh.
* Y tế : Căn cƣ́ chỉ tiêu kế hoa ̣ch thƣ̣c hiê ̣n của tin̉ h giao về xã thực
hiện Bô ̣ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoa ̣n năm 2011- 2020 phân chỉ tiêu
theo chỉ tiêu hàng năm cụ thể năm
2012; 08 xã. Năm 2013; 06 xã và năm
68
2014; 06 xã đồng thời triển khai Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ta ̣i 5
xã điểm. Phòng y tế đã phối hợp với Trung tâm y tế huyện chỉ đạo 5 xã điểm
hoàn thành tốt tiêu chí số 15 Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.
* Văn hóa : Cải tạo, sửa chữa, làm mới 23/23 nhà văn hóa xã, thị trấn,
với số tiền khoảng 8 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện hỗ trợ 2,3 tỷ đồng, với
mức hỗ trợ 100 triệu đồng/nhà, diện tích trung bình 1500m2 /nhà. Làm mới
165 nhà văn hóa kiêm trụ sở thôn, tổ dân phố, nâng tổng số toàn huyện 223
nhà/236 thôn, tổ dân phố với số tiền đầu tƣ trên 5,5 tỷ đồng, ngân sách huyện
hỗ trợ bình quân 25 triệu đồng/nhà. Trang thiết bị các nhà văn hóa thôn từng
bƣớc đƣợc đầu tƣ. Cơ bản các thôn đều đã và đang quy hoạch mở rộng quĩ đất
để xây dựng khu thể thao thôn theo qui định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch. Các thôn đều xây dựng cổng thôn theo hình thức xã hội hóa. 100% xã, thị
trấn có tủ sách pháp luật; 100% thôn, TDP có sổ sách; 23/23 xã, thị trấn có
điểm bƣu điện văn hoá xã. Ngoài ra, huyện đã thu hút đƣợc 04 dự án lắp đặt
điểm truy cập internet công cộng theo Dự án của Quỹ Bill Media&Gates (gồm
Thƣ viện huyện, xã Vĩnh Phúc, xã Quang Minh, xã Tân Lập).
- Toàn huyện có 100% các thôn, tổ dân phố văn hóa đã xây dựng
hƣơng ƣớc, qui ƣớc văn hóa và niêm yết tiêu chí văn hoá; thực hiện tốt việc
thay đổi cổng biển làng văn hoá theo quy định. Phong trào Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa đƣợc triển khai rộng khắp, đến nay đã công nhận
đƣợc 199/236 thôn, tổ dân phố văn hoá, đạt 84,3%; gia đình đạt danh hiệu văn
hóa đạt 74,1% ; thực hiện 8 xã đạt danh hiệu xã Văn hóa.
* Bảo vệ môi trƣờng : Sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh theo chuẩn
quốc gia: đạt tỷ lệ 80%. Các cơ sở SX - KD có phƣơng án và xử lý chất thải
đạt chuẩn môi trƣờng tính đến tháng 7 năm 2014 đạt 35%, tăng 15 % so với
năm 2013. Đã bố trí, sắp xếp các tổ thu gom rác dân lập, đầu tƣ xe đổ rác giữ
gìn cảnh quan môi trƣờng nông thôn, đi đầu trong công tác này là các xã Tân
69
Quang, Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Kim Ngọc, Hùng An. Hàng năm trên địa bàn
tất cả các xã, thị trấn đều tổ chức các đợt ra quân trồng cây đầu năm mới, tổ
chức lao động cộng sản vào các dịp nghỉ lễ làm sạch đƣờng làng, ngõ xóm. Số
hộ sử dụng bioga trên địa bàn ngày càng tăng, đặc biệt là trên địa bàn các xã
Đồng Yên, Vĩnh Phúc. Trong quy hoạch nông thôn mới của các xã đã có quy
hoạch các bãi rác tập trung, cách xa khu dân cƣ, đảm bảo đủ diện tích và các
yếu tố về vệ sinh môi trƣờng. Hàng năm đều tổ chức các đợt ra quân làm sạch
môi trƣờng, nguồn nƣớc trên tất cả các xã, thị trấn. Tổ chức treo băng zôn,
khẩu hiệu tuyên truyền tại trung tâm xã, thị trấn.
*Đánh giá chung : Ý thức của nhân dân về chấp hành pháp luật, tham
gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng xanh, sạch, đẹp, tham gia các phong trào
thi đua yêu nƣớc dƣới hình thức tự nguyện đƣợc nâng cao. Các hình thức tổ
chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lễ hội, đình làng dần đƣợc khôi phục ngày
một đáp ứng nhu cầu nhân dân. Công tác tuyên truyền ngày càng đƣợc đầu tƣ
nâng chất, góp phần đƣa chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến
với nhân dân địa phƣơng.
- Thuận lợi : Ban chỉ đạo thƣơng xuyên quan tâm, phân công ngành
chuyên môn xuống cùng với xã trực tiếp hƣớng dẫn việc đôn đốc kiểm tra tiến
độ thực hiện việc sử dụng hệ thống trang thiết bị trƣờng học, y tế và các nội
dung cụ thể xây dựng gia đình văn hóa đảm bảo theo tiêu chí nông thôn mới.
- Khó khăn, nguyên nhân : Do nguồn kinh phí còn hạn chế nên chất
lƣợng, tỷ lệ lao động qua đào tạo và trƣờng học chƣa đạt chuẩn theo tiêu chí.
- Đề xuất giải pháp : Phòng Giáo dục và đào tạo trực tiếp hỗ trợ xã về
tiêu chí trƣờng học bao gồm: tổng hợp hệ thống các cơ sở vật chất, trang thiết
bị đảm bảo đạt chuẩn theo tiêu chí của nông thôn mới. Đồng thời tham mƣu
phân bổ nguồn kinh phí, giải pháp thực hiện để làm mới và nâng cấp hệ thống
trƣờng học của xã.
70
- Ban chỉ đạo chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tỉnh phối hợp cùng
các Sở, ngành liên quan giúp huyện, xã ra soát thực trạng tham mƣu, đề suất
với tỉnh phân bổ cấp kinh phí của chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới, để làm mới và nâng cấp hệ thống trƣờng học, trạm y tế của xã
đạt tiêu chí theo lộ trình.
3.4.4.5. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ
an ninh, trật tự xã hội
- Kết quả thực hiện các nội dung về hệ thống tổ chức chính trị xã hội
vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội theo tiêu chí. Trong những năm
qua, đơn vị đã tham mƣu cho UBND huyện tập trung chỉ đạo và có các giải
pháp cụ thể từng bƣớc thực hiện các nội dung trong tiêu chí số 18. Đơn vị đã
tham mƣu cho BCĐ cấp huyện hƣớng dẫn rà soát, đánh giá thực hiện Bộ Tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới (theo Thông tƣ số 41/2013 của Bộ
NN&PTNT); tiến hành rà soát, đề ra mục tiêu, giải pháp tổ chức thực hiện các
nội dung trong tiêu chí số 18 đến năm 2015.
- Đánh giá chung: Bằng nhiều hình thức nhƣ: Xây dựng kế hoạch đào tạo
chuyên môn, lý luận chính trị; phối hợp với Sở Nội vụ mở các lớp bồi dƣỡng
kiến thức quản lý nhà nƣớc, chuyên môn, nghiệp vụ theo chức đanh dảm
nhiệm; rà soát, xắp xếp đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn phù hợp
với vị trí công việc đang đảm nhiệm; đổi mới nội dung, hình thức phát động
các phong trào thi đua..., đến nay, các nội dung trong tiêu chí số 18 của các xã
đã cơ bản đạt yêu cầu đề ra. Năm 2010, chƣa xã nào có cán bộ đạt chuẩn, đến
nay, đã có 70% (16 xã) có cán bộ xã đạt chuẩn; 07 xã còn lại cán bộ, công
chức đang theo học chuyên môn. Cán bộ, công chức xã đã chủ động xắp xếp
thời gian, công việc tham gia đào tạo bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ để
nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng xử lý công việc.
71
- Hàng năm, tham mƣu cho UBND huyện tổ chức cho các xã ký kết giao
ƣớc thi đua; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đăng
ký các danh hiệu thi đua, xác định mục tiêu, giải pháp phấn đấu thực hiện...
3.4.5. Một số nhận xét về chương trình NTM huyện Bắc Quang
3.4.5.1. Những kết quả đạt được
- Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ huyện đến
cơ sở đã có một bƣớc trƣởng thành quan trọng; cán bộ, Đảng viên, nhân dân ở
nhiề u nơi đã nhận thức đầy đủ hơn về mục tiêu , ý nghĩa và tầm quan trọng về
công tác xây dựng NTM.
- Nghị quyết của Huyện ủy, UBND huyện và các xã trên địa bàn toàn
huyện và đã đƣợc các xã nghiêm túc triển khai thực hiện, đồng thời xây dựng
Nghị quyết, chƣơng trình, đề án, kế hoạch có hƣớng dẫn cụ thể tạo điều kiện
thuận lợi cho địa phƣơng tổ chức thực hiện;
- Công tác chỉ đạo điều hành có nhiều đổi mới, việc phân cấp triệt để
cho địa phƣơng quản lý thực hiện các tiêu chí đã tạo điều kiện các địa phƣơng
phát huy tính chủ động trong việc triển khai thực hiện Chƣơng trình. Các
chính sách đƣợc rà soát và xây dựng, đã dần tạo hành lang pháp lý để ngƣời
dân trở thành chủ thể thực hiện Chƣơng trình Xây dựng Nông thôn mới.
- Ban chỉ đạo và các ngành đã tích cực thực hiện chức năng hƣớng dẫn,
đôn đốc, kiểm tra các địa phƣơng thực hiện Chƣơng trình; Bám sát kế hoạch
của Tỉnh ủy, UBND tỉnh...về triển khai Chƣơng trình. Công tác kiểm tra,
giám sát các địa phƣơng triển khai Chƣơng trình đƣợc sâu sát hơn.
- Công tác tuyên truyền có nhiều đổi mới, nhiều cơ sở đã tổ chức tọa
đàm trực tiếp với nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân khu vực nông thôn bày
tỏ tâm tƣ nguyện vọng và đề xuất các biện pháp thúc đẩy thực hiện Chƣơng
trình; phát huy dân chủ. Công tác tuyên truyền các địa phƣơng cũng dần đi
vào chiều sâu, nhiều hình thức tuyên truyền đƣợc triển khai nhƣ: Sân khấu
72
hóa (kịch, tiểu phẩm), in ấn tờ rơi, sử dụng loa truyền thanh... Phong trào
"Chung sức xây dựng nông thôn mới” tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, nhân dân khu
vực nông thôn tiếp tục góp công, của trong công tác xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn; Phƣơng thức nhà nƣớc hỗ trợ vật liệu, nhân dân tổ chức thực hiện
tiếp tục phát huy hiệu quả, đƣợc nhân dân nhiệt tình hƣởng ứng. Nhiều tổ
chức, tầng lớp nhân dân tình nguyện đăng ký tham gia đóng góp nhân lực
chung sức xây dựng NTM đã tạo đƣợc nét riêng của Chƣơng trình NTM.
- Đến cuối năm 2014, toàn huyện đã có 2 xã đạt trên 12 tiêu chí, 3 xã
đạt từ 8-10 tiêu chí (Vĩnh Phúc đạt 12/19 tiêu chí, Vĩnh Hảo đạt 13/19 tiêu
chí; xã Hùng An đạt 10/19 tiêu chí và Quang Minh đạt 9/19 tiêu chí, xã Đồng
Yên đạt 8/19 tiêu chí. Hoàn thành công tác quy hoạch và xây dựng đề án ở tất
cả các xã. Phấn đấu năm 2015 xã Vĩnh Phúc đạt tiêu chí NTM.
- Nhận thức về xây dựng nông thôn mới đã có nhiều chuyển biến, các
địa phƣơng cũng đã xác định phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới.
- Công tác đào tạo cán bộ các cấp thực hiện Chƣơng trình Xây dựng
Nông thôn mới đƣợc triển khai đồng bộ ở các cấp, dần củng cố năng lực
chuyên môn và kỹ năng cho cán bộ trực tiếp tham gia, thực hiện Chƣơng trình.
- Ban chỉ đạo, UBND huyện, xã đã tiếp cận tốt công tác phân cấp thực
hiện Chƣơng trình; Đã chủ động xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai
Chƣơng trình, bám sát mục tiêu tỉnh giao, lựa chọn những phần việc thiết thực
phục vụ nhu cầu tại địa phƣơng trong Chƣơng trình Xây dựng Nông thôn
mới. Quan điểm, tƣ duy ”dự án” trong Chƣơng trình Xây dựng nông thôn mới
dần đƣợc loại bỏ; Chƣơng trình Xây dựng nông thôn mới đã dần trở thành
công cuộc của cả hệ thống chính trị, nhân dân và các tầng lớp xã hội ở khu
vực nông thôn của tỉnh.
Các phòng, ban, ngành phối hợp thƣờng xuyên lồng ghép các chƣơng
trình có hiệu quả thiết thực (nhƣ xóa nhà tạm , xây dựng trụ sở thôn , các mô
73
hình phát triển sản xuất , đạt phổ câ ̣p giáo du ̣c ; hệ thống chính trị đƣợc tăng
cƣờng củng cố và hoạt động có hiệu quả; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội đƣợc giữ vững...)
3.4.5.2. Những tồn tại, hạn chế
- Một bộ phận cán bộ và nhân dân nhận thức về Chƣơng trình xây dựng
nông thôn mới vẫn chƣa đầy đủ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành tuy đã có
chuyển biến nhƣng chƣa tích cực, còn tƣ tƣởng trông chờ vào đầu tƣ của nhà
nƣớc, chƣa chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện.
- Nguồn lực hỗ trợ thực hiện Chƣơng trình Nông thôn mới chƣa đáp
ứng với các mục tiêu đề ra, do đó các mục tiêu giao cho các địa phƣơng khó
hoàn thành theo tiến độ. Nhu cầu vốn thực hiện Chƣơng trình (bao gồm cả
nguồn vốn nợ đọng từ những năm trƣớc) lớn, nguồn lực của tỉnh chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu; Chƣa huy động đƣợc nhiều các hình thức đầu tƣ xã hội hóa
đầu tƣ cho hạ tầng khu vực nông thôn (nhƣ trƣờng mầm non tƣ thục, chợ
nông thôn, công trình cấp nƣớc tập trung...). Bên cạnh đó, một số địa phƣơng
việc dành nguồn lực đƣợc hỗ trợ chƣa bám sát với mục tiêu, nhiệm vụ
Chƣơng trình đề ra dẫn đến nguồn vốn phân bổ còn dàn trải, chƣa quan tâm
đến các công trình chuyển tiếp (đặc biệt các công trình trƣớc đây do tỉnh phê
duyệt, nay phân cấp cho cấp huyện tiếp tục bố trí nguồn lực triển khai).
Hiện có nhiều chƣơng trình MTQG với các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tƣ từ
ngân sách Nhà nƣớc đang đƣợc thực hiện trên địa bàn nông thôn, đều là
nguồn vốn đầu tƣ cho chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Các nguồn vốn
này đƣợc đầu tƣ qua các bộ, ngành Trung ƣơng, từ đó phân bổ về cho các sở,
ngành địa phƣơng (trừ phần vốn đối ứng của địa phƣơng). Cơ chế phân phối
vốn theo ngành dọc làm nảy sinh những khó khăn trong việc điều phối
chƣơng trình trên từng địa bàn; vì ngành nào cũng muốn sử dụng vốn đầu tƣ
có lợi cho ngành mình. Mức độ đầu tƣ vốn cho các chƣơng trình MTQG
74
không đồng đều, có chƣơng trình đƣợc đầu tƣ nhiều, có chƣơng trình đầu tƣ
ít, từ đó ảnh hƣởng đến kế hoạch điều phối vốn hàng năm của huyện.
Đối với nguồn vốn đầu tƣ cho các công trình xây dựng nhƣ: kiên cố
hóa trƣờng học, kiên cố hóa kênh mƣơng, phát triển đƣờng giao thông nông
thôn, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng trụ sở xã… thì dễ lồng ghép vì gắn
với từng công trình cụ thể. Đối với các nguồn vốn không gắn với các công
trình nhƣ: xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, dân số kế hoạch hóa gia
đình, phòng chống tội phạm… thì việc lồng ghép điều phối chung trong
nguồn vốn xây dựng nông thôn mới khó đảm bảo tính đồng bộ, mặt khác hiệu
quả sử dụng nguồn vốn này sẽ không cao nếu không đƣợc kiểm tra, giám sát
chặt chẽ.
- Trong công tác quản lý cũng nhƣ các quy định, các hƣớng dẫn, các cơ
chế, chính sách cho tổ chức thực hiện của các sở, ngành tỉnh còn chậm. Dẫn
đến việc triển khai từ huyện đến cơ sở còn nhiều lúng túng không đồng nhất,
gây khó khăn cho các xã trong quá trình tổ chức thực hiện (nhƣ công tác quy
hoạch, chính sách hỗ trợ, cơ cấu tổ chức và quản lý Chƣơng trình...)
- Tình trạng sử dụng đất nông nghiệp còn manh mún, việc dồn điền đổi
thửa diễn ra chậm; Hạ tầng kinh tế nông thôn còn thiếu, các công trình đƣờng
nội đồng, cứng hóa kênh mƣơng mới dừng lại ở mục tiêu làm giảm sự vất vả
cho ngƣời dân; Vệ sinh môi trƣờng có chuyển biến, nhƣng nhiều nơi còn
thiếu điều kiện vệ sinh gia đình, nƣớc sinh hoạt; nhiều địa phƣơng đã tổ chức
thu gom rác thải nhƣng thiếu các trung tâm xừ lý, đặc biệt là ở các vùng dân
cƣ tập trung.
- Việc giải ngân nguồn vốn hỗ trợ sản xuất còn chậm, việc hỗ trợ lãi
suất trong sản xuất nông nghiệp còn khó khăn.
- Một số nguồn hỗ trợ đầu tƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở một số địa
phƣơng triển khai chậm, chƣa huy động đƣợc đông đảo ngƣời dân vào cuộc.
75
- Việc xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm là cách làm đúng hƣớng của sản
xuất nông nghiệp song trong huyện chƣ có nhiều sản phẩm đăng ký chất
lƣợng theo quy định. việc phát triển sản xuất để có lƣợng hàng hóa phục vụ
cho tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lƣợng, uy tín ra thị trƣờng các địa
phƣơng triển khai còn nhiều hạn chế, chƣa huy động đƣợc nhiều doanh
nghiệp vào cuộc.
- Chế độ thông tin, báo cáo của thành viên Ban chỉ đạo và các địa
phƣơng còn chậm, chất lƣợng báo cáo kém, ít thông tin vì vậy ảnh hƣởng rất
lớn đến công tác tổng hợp, tham mƣu và điều hành Chƣơng trình.
- Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai :
Đội ngũ cán bộ, công chức xã thị trấn đƣợc tuyển dụng (bầu cử) trƣớc
thời điểm Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực, do đó một số cán bộ khi thôi
đảm nhiệm chức vụ bầu cử, bố trí sang công chức, việc xắp xếp trình độ
chuyên môn đúng với vị trí việc làm rất khó khăn (vì cấp xã, mỗi chức danh
công chức chỉ có 01 vì trí).
- Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công việc, hầu hết cán bộ, công chức
cấp xã hiện nay đều biết sử dụng vi tính (cá nhân tự học); nhƣng yêu cầu (tại
Thông tƣ 41/2013/TT-BNN&PTNT) yêu cầu phải có chứng chỉ trình độ A
(một trong nội dung của tiêu chí đạt chuẩn là không phù hợp.
3.4.5.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Nguyên nhân khách quan: Nhu cầu nguồn lực cho Chƣơng trình rất
lớn, trong khi điều kiện của Nhà nƣớc có hạn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ;
Chƣa huy động đƣợc nhiều tổ chƣ́c và doanh nghiê ̣p đầu tƣ hạ tầng khu vực
nông thôn (nhƣ trƣờng mầm non tƣ thục, chợ nông thôn, công trình cấp nƣớc
tập trung...). các huyện vùng sâu, vùng xa đa số là còn nghèo, việc huy động
trong dân và doanh nghiệp là khó khăn.
76
- Nguyên nhân chủ quan: Một số địa phƣơng việc dành nguồn lực
đƣợc hỗ trợ chƣa bám sát với mục tiêu, nhiệm vụ Chƣơng trình đề ra dẫn đến
nguồn vốn phân bổ còn dàn trải. Nhận thức trong một bộ phận cán bộ và nhân
dân về xây dựng nông thôn mới chƣa đƣợc toàn diện . Công tác thi đua , khen
thƣởng thực hiện Chƣơng trình chƣa kịp thời. Công tác đào tạo và tuyể n cho ̣n
cán bộ đặc biệt là cán bộ cấp xã thực hiện Chƣơng trình Xây dựng nông thôn
mới còn thiếu tính đồng bộ chủ yếu là kiêm nhiệm. Ban Chỉ đạo một số địa
phƣơng còn thiếu sáng tạo, chƣa vào cuộc tích cực quyết liệt, chỉ đạo chƣa cụ
thể, chƣa rõ việc do vậy chƣa tạo đƣợc chuyển biến sâu rộng ở địa phƣơng. Tổ
chức triển khai thực hiện một số chính sách còn lúng túng, không linh hoạt;
công tác kiểm tra, giám sát chƣa chủ động; công tác thi đua khen thƣởng
chậm đổi mới.
3.4.5.4. Một số kinh nghiệm
- Ban Chỉ đạo huyện, xã, cần tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục để thay
đổi nhận thức về Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ từ
huyện đến cơ sở; có phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ
đạo của huyện, của xã, của thôn với các nội dung công việc cụ thể; thƣờng
xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chƣơng trình để kịp thời chấn chỉnh
và tháo gỡ vƣớng mắc cho cơ sở; phải có bộ phận chuyên trách thì công tác
tham mƣu sâu sát hơn, chế độ thông tin báo cáo đầy đủ hơn.
- Công tác phối hợp với các cơ quan báo chí đã thực hiện tƣơng đối
đồng bộ và chặt chẽ, qua đó đã phản ánh đƣợc không khí chung tay xây dựng
nông thôn, cung cấp cho độc giả một cái nhìn sinh động, toàn cảnh trên nhiều
lĩnh vực, tại nhiều địa phƣơng; phản ánh đƣợc không khí phấn khởi, vào cuộc
với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, rộng rãi, thể
hiện đƣợc quyết tâm của Đảng, nhà nƣớc trong thực hiện một chƣơng trình
của Quốc gia, góp phần tạo nên những chuyển biến sâu sắc về nhận thức, khơi
77
dậy tiềm năng, nỗ lực vƣợt qua khó khăn; cổ vũ mạnh mẽ các cấp, các ngành,
các tổ chức đoàn thể, xã hội chung sức, đồng lòng trong công tác xây dựng
nông thôn mới.
- Việc phân công các đồng chí trong Ban Thƣờng vụ Huyện ủy phụ
trách cơ sở đã tạo nên sự lãnh đạo đồng bộ hơn, khích lệ đƣợc các địa phƣơng
và phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp trong công tác chỉ đạo cũng nhƣ huy
động đƣợc các nguồn lực cho Chƣơng trình.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là trong công
tác đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nếu làm tốt công tác này sẽ tạo động lực để ngƣời
dân hăng hái hơn tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Tiếp tục phát
động phong trào xây dựng đƣờng giao thông nông thôn; sử dụng có hiệu quả
nguồn lực đầu tƣ. Kết quả phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn là nhân tố quyết định đến thành công của chƣơng trình, do
đó công tác tuyên truyền vận động nhân dân phải đƣợc đặt lên hàng đầu, gắn
với thực hiện quy chế dân chủ công khai ở cơ sở.
- Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi đôi với đầu tƣ cho phát triển
sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế khu vực nông thôn.
- Đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ là
nhân tố quan trọng để thực hiện xây dựng NTM, cần phải đƣợc thực hiện
thƣờng xuyên và đồng bộ theo từng cấp.
- Công tác thi đua - khen thƣởng trong triển khai thực hiện Chƣơng
trình xây dựng nông thôn mới phải “Thực hiện việc khen thưởng công bằng,
kịp thời”. Việc khen thƣởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết
phong trào mới đƣa bình xét mà cần phải tiến hành hàng ngày; thực chất của
việc khen thƣởng nặng về yếu tố tinh thần.
Đề nghi ̣Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh phố i hơ ̣p
với các Sở , Ban ngành tham mƣu cho UBND tin̉ h hàng năm sớm ban hành
78
các văn bản hƣớng dẫn , các cơ chế, chính sách và phân bổ nguồn vốn , hỗ trợ
xi măng , kinh phí thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới và
của tỉnh cho các xã theo kế hoạch đăng ký để huyê ̣n triể n khai , thực hiện các
nội dung đảm bảo đúng tiến độ.
Đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tiêu chuẩn về trình độ tin học
không cần phải có chứng chỉ, nhƣng phải biết sử dụng máy vi tính (vì hiện
nay chủ yếu CB, CC làm việc trên máy tính). Nhƣ vậy, vừa là yêu cầu, vừa
tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tinh thần tự học, tự trang bị kiến thức kỹ
năng làm việc.
Đề nghị tỉnh sớm ban hành quy định chung về tiêu chí chấm điểm làm
căn cứ đánh giá, phân xếp loại hàng năm chính quyền xã đạt tiêu chuẩn
"Trong sạch, vững mạnh". Vì Quy định xã, phƣờng, thị trấn trong sạch vững
mạnh do UBND tỉnh Hà Giang ban hành kèm theo Quyết định số 31/TT-UB,
ngày 06/01/1998 đến nay nội dung không còn phù hợp.
Các thành viên, phòng, ban, ngành huyện trên cơ sở lĩnh vực đƣợc giao
phụ trách, chủ động đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện các nội dung; kịp thời
tham mƣu đề xuất các giải pháp, giải quyết những vƣớng mắc do ngành quản lý.
79
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN
BẮC QUANG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
4.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu
4.1.1. Quan điểm
- Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn có vị trí chiến lƣợc trong tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Bắc Quang
nói riêng, là cơ sở giữ ổn định chính trị và quốc phòng - an ninh địa bàn nông
thôn, là nền tảng cho nền kinh tế khi có biến động xấu. Tiềm năng, lợi thế khu
vực nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển chung của tỉnh.
- Triển khai thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới
(NTM) là nhiệm vụ trung tâm trong thực hiện NQ 26/TƢ, là nhiệm vụ trọng yếu
của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tính chất quan trọng và kết quả của xây
dựng NTM là tiền đề để huyện đạt đƣợc mục tiêu hoàn thành Chƣơng trình mục
tiêu Quốc gia về XDNTM giai đoạn 2010-2020 đã đề ra.
- Nghị quyết BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang và Huyện ủy Bắc Quang xác
định Xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực; chủ thể chính xây dựng nông thôn mới là nông hộ, dựa vào nội lực của
cộng đồng dân cƣ địa phƣơng là chính vì vậy mọi việc phải đƣợc dân biết,
dân bàn, dân làm, và dân đƣợc hƣởng thụ. Lấy dân chủ làm nguồn lực to lớn
bởi chỉ có dân chủ thì mới huy động đƣợc sức dân.
4.1.2. Định hướng
- Xây dựng nông thôn mới phải luôn luôn sáng tạo, không dập khuôn
máy móc, không trông chờ ỷ lại hoàn toàn vào ngân sách nhà nƣớc, xã hội
hóa trong xây dựng NTM trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi là phƣơng
châm hành động trong thực hiện Nghị quyết.
80
Tiếp tục triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đồng bộ ở tất
cả các xã trong huyện nhằm tạo sự công bằng, tạo lên phong trào thi đua giữa
các xã trong huyện.
Trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới là tập trung cho sản xuất, coi
đây là nền tảng nâng cao thu nhập, nâng cao trình độ sản xuất, thúc đẩy và thực
hiện các tiêu chí khác trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Lấy sự hài lòng của ngƣời dân ở nông thôn làm thƣớc đo hiệu quả của
chƣơng trình Xây dựng nông thôn mới.
4.1.3. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2015 có 01 xã đạt tiêu chí NTM ( xã Vĩnh Phúc)
- 04 xã điểm còn lại ( Hùng An, Đồng Yên, Vĩnh Hảo, Quang Minh)
đến năm 2020 phấn hoàn thành 19/19 tiêu chí và đạt tiêu chí xã NTM.
- 16 xã còn lại phấn đấu duy trì ổn định các tiêu chí đã đạt đƣợc, đồng
thời xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí không cần tiền hoặc cần ít tiền
làm trƣớc để mỗi năm các xã hoàn thành thêm 2-3 tiêu chí.
4.1.4. Các mục tiêu khác
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền phát hành định kỳ 1 tháng 1 lần về
bản tin xây dựng nông thôn mới nêu lên tấm gƣơng điển hình.
- Triển khai rộng rãi đề án Thôn Tự chủ - Tự quản, đảm bảo tất cả các
hộ dân có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất (những cây con ngắn ngày)
đều đƣợc vay vốn theo cơ chế đầu tƣ có thu hồi. Phấn đấu đến cuối năm 2015,
đối với 5 xã điểm về xây dựng nông thôn mới, có ít nhất 50% số thôn đƣợc
công nhận đạt 8 tiêu chí của thôn Tự chủ - Tự quản, các xã còn lại, mỗi xã có
ít nhất 2 thôn đƣợc công nhận.
- Từng bƣớc nhân rộng mô hình dồn điền gắn với cải tạo, chỉnh trang
đồng ruộng, đƣa tiến bộ khoa học, đƣa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp
và hình thành các Tổ hợp tác dịch vụ ở các thôn. Trong năm 2015, xã Quang
81
minh và xã Vĩnh Phúc hoàn thành đề án dồn điền của xã để phê duyệt, làm cơ
sở cho việc triển khai tiếp theo; thôn Minh Tâm xã Quang Minh và thôn Vĩnh
Ban xã Vĩnh phúc hoàn thành phƣơng án dồn điền trong toàn thôn. Các xã
trong vùng trọng điểm lúa, mỗi xã lựa chọn một thôn để làm điểm, vừa làm
điểm về dồn điền, vừa làm điểm về chỉ đạo sản xuất theo hƣớng 5 cùng (cùng
giống, cùng gieo cấy, cùng chăm sóc phòng trừ sâu bệnh, cùng thu hoạch).
- Triển khai thực hiện thí điểm mô hình trồng rau an toàn tại thôn Tân
Hùng xã Hùng An và thôn Minh Thành xã Việt Vinh.
- Triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi không mùi. Các hộ ở các thị
trấn, thị tứ, nơi dân cƣ tập trung chăn nuôi gia cầm hoặc không có điều kiện
kết hợp chăn nuôi lợn với nuôi thả cá hoặc làm Bioga thì khuyến khích sử
dụng đệm lót sinh học.
- Triển khai mạnh mẽ mô hình nhà sạch - vƣờn đẹp. Huyện bố trí ngân
sách để làm biển gắn cho các hộ đạt tiêu chí. Khuyến khích thành lập các câu
lạc bộ bảo vệ môi trƣờng nhƣ câu lạc bộ Cuộc sống xanh, câu lạc bộ Vì sức
khỏe cộng đồng và các hoạt động vì môi trƣờng xanh, sạch, đẹp, vv...
- Mở rộng việc liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ dân để trồng,
chăm sóc, thu hái nông sản đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nhƣ mô
hình của Công ty TNHH Hoàng Long liên kết với các hộ trồng chè ở các xã,
thị trấn: Vĩnh Tuy, Vĩnh Hảo, Hùng An để trồng, chăm sóc, thu hái chè theo
tiêu chuẩn VietGap. Tới đây sẽ mở rộng thêm đối với Cam sành, Lạc và một
số loại rau đậu thực phẩm khác.
- Ban Chỉ đạo các xã duy trì thƣờng xuyên, rộng rãi thứ 7 hoặc chủ nhật
hàng tuần ra quân lao động cộng sản.
- Củng cố cơ sở chính trị vững mạnh: Củng cố, nâng cao chất lƣợng
hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Đào tạo, bồi
dƣỡng để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, chi bộ và
các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, thôn bản.
82
4.2. Nhiệm vụ và các giải pháp
4.2.1. Công tác quản lý, chỉ đạo Chương trình
Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyê ̣n thƣờng xuyên quán triệt
và vận dụng sáng ta ̣o các Chỉ thị , Nghị quyết, các Chƣơng trình của Trung
ƣơng, của tỉnh vào điều kiện thực tế của huyện.
Tham mƣu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện phân công các phòng,
ban, ngành, đoàn thể căn cứ vào chức năng nhiệm vụ cùng với xã tổ chức triển
khai các nội dung đảm bảo hoàn thành các tiêu chí theo lĩnh vực chuyên môn
đúng lộ trình.
4.2.2. Công tác rà soát quy hoạch chi tiết
Tiếp tục tăng cƣờng công tác quản lý quy hoạch nông thôn mới đã
đƣợc UBND huyện phê duyệt , rà soát bổ sung điều chỉnh quy hoạch cho phù
hơ ̣p với phát triể n kinh tế xã hô ̣i của xã . Chị đạo các xã xây dựng cụm Panô
công khai quy hoạch đồ án xây dựng nông thôn mới tại trung tâm xã.
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát
triển các khu dân cƣ mới và chỉnh trang các khu dân cƣ hiện có theo hƣớng
văn minh, bảo tồn đƣợc bản sắc văn hóa tốt đẹp. Công bố quy hoạch và nhiệm
vụ thực hiện đề án tới các tầng lớp nhân dân, tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Hàng năm xem xét điều chỉnh chỉ tiêu, nội dung Đề án xây dựng nông
thôn mới huyện, giai đoạn 2010 – 2020 cho phù hợp với tình hình mới.
Thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu, một số nội dung cụ thể gắn với việc chỉnh
trang đồng ruộng, dồn điền- đổi thửa, xây dựng mô hình Nhà sạch vƣờn đẹp, Đề
án “thôn tự chủ, tự quản” theo chủ trƣơng của huyện và một số chỉ tiêu phát triển
KT-XH gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất nông thôn.
4.2.3. Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư
Rà soát, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù khuyến khích
đầu tƣ, huy động mọi nguồn lực vào lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn
để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.
83
Tham mƣu chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc rà soát, điều
chỉnh, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô hợp lý, trong đó tập trung
một số vùng có điều kiện thuận lợi với quy mô sản xuất lớn tập trung, ứng
dụng công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tập trung hỗ trợ về giống,
đào tạo kỹ thuật, vật tƣ, thiết bị phục vụ sản xuất và chế biến, bảo quản nông
sản, hạ tầng kỹ thuật các vùng sản xuất chăn nuôi, trồng trọt tập trung, dồn
điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản
phẩm nông sản. Các cơ chế, chính sách ban hành cần cụ thể, đồng bộ, sát thực
tế, thuận tiện và đơn giản trong tổ chức thực hiện; mức hỗ trợ phải đảm bảo
để khuyến khích doanh nghiệp và nông dân hăng hái đầu tƣ sản xuất, đúng
các quy định pháp luật hiện hành. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các mô hình
phát triển kinh tế có hiệu quả năm 2014. Tâ ̣p trung chỉ đa ̣o , vâ ̣n đô ̣ng, hƣớng
dẫn nhân dân phát triển chăn nuôi , trồ ng cấy theo mùa vụ , cải tạo vƣờn tạp ;
cải tạo rừng nghèo; Đẩy mạnh việc đƣa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp,
nhằ m tăng năng xuấ t lao đô ̣ng.
Tiếp tục tham mƣu chính sách thu hút, khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh
vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn, cụ thể:
- Chính sách về đất đai:
Đối với công tác giải phóng mặt bằng, Nhà nƣớc chịu trách nhiệm
GPMB, bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tƣ. Hiện ban xây dựng NTM đang
phối hợp cùng các sở ngành xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tƣ vào Khu
nông nghiệp Nam Quang, Việt Vinh..., có cơ chế miễn giảm tiền thuê đất để thu
hút phát triển công nghiệp, chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp.
- Đẩy mạnh thực hiện Chính sách về ứng dụng khoa học công nghệ
- Chính sách về tài chính, Ban chỉ đạo Xây dựng NTM tiếp tục đề nghị
hyện, tỉnh có cơ chế hỗ trợ lãi xuất, cho vay có thu hồi theo hƣớng tăng nguồn
84
vốn vay tín chấp, tăng mức hỗ trợ lãi xuất, kéo dài thời gian vay vốn hơn so với
quy định của Nhà nƣớc hiện nay, cũng nhƣ cơ chế cho vay theo Đề án thôn tự
chủ - tự quản. Tham mƣu cho huyện, tỉnh Ban hành phê duyệt danh mục dự án
kêu gọi thu hút đầu tƣ vào huyện giai đoạn 2015-2020. Thực hiện tốt việc cải
cáh thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến đầu tƣ.
Tiếp tục triển khai thực hiện Quỹ phát triển địa phƣơng đƣợc sử dụng
với mục đích thực hiện duy tu, bảo dƣỡng các công trình của thôn và thực
hiện các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình của địa phƣơng và khu vực,
góp phần từng bƣớc nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.
Ban Chỉ đạo tham mƣu cho Huyện ủy , UBND huyện tiế p tu ̣c chỉ đạo
lồng ghép các nguồn vốn tập trung vào các xã thực hiện xây dựng nông thôn
mới năm 2015 và những năm tiếp theo. Đồng thời tiếp tục tham mƣu cho Ban
Chỉ đạo huyện hỗ trợ nguồn vốn quỹ phát triển địa phƣơng, và nhân rộng mỗi
xã từ 3 - 4 thôn để xây dựng quỹ phát triển địa phƣơng năm 2015. Phấn đấu
đến năm 2020 có 90% số thôn có qũy phát triển thôn, đảm bảo hiệu quả, đúng
quy định.
4.2.4. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
Tập trung đầu tƣ theo hƣớng ƣu tiên quy hoạch chi tiết vùng, khu sản
xuất tập trung; quy hoạch cơ sở hạ tầng chung về thƣơng mại, văn hóa - thể
thao theo cụm xã
Hƣớng dẫn kỹ thuật, kiểm tra giám sát đôn đốc các đơn vị thi công đẩy
nhanh tiến độ tại các công trình chƣơng trình MTQG về xây dựng nông thôn mới
nhƣ: Làm đƣờng giao thông nông thôn, hệ thống kênh mƣơng, nhà văn hóa
thôn, chỉnh trang khuôn viên hộ gia đình...với phƣơng châm Nhà nƣớc và
nhân dân cùng làm. Trên cơ sở đăng ký chỉ tiêu và kế hoạch đầu điểm các
công trình của các xã, tập trung triển khai hoàn thành các chỉ tiêu đăng ký.
85
Hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông
nghiệp và các quy hoạch chuyên ngành; tập trung chỉ đạo, đầu tƣ kinh phí lập,
điều chỉnh, bổ sung hoàn thành các quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển
nông nghiệp, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch chăn nuôi, quy hoạch thủy sản,
quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch sản xuất tập trung quy mô
lớn… các xã, thị trấn thực hiện triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết của
địa phƣơng, phù hợp với các quy hoạch của Tỉnh và huyện; tổ chức thực hiện,
quản lý quy hoạch theo đúng quy định hiện hành. Các cơ quan chức năng tăng
cƣờng công tác kiểm tra, xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật đối với
các công trình, dự án thực hiện không đúng quy hoạch để đảm bảo tính thống
nhất của quy hoạch và sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Đầu tƣ xây
dựng, nâng cấp các công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng thông tin, giải trí, thƣ
viện để nâng cao mức hƣởng thụ văn hóa, tinh thần cho nông dân. Đặc biệt
chú ý đầu tƣ các công trình vui chơi lành mạnh cho trẻ em, các khu tập luyện,
thể dục thể thao cho nông dân, nhất là ngƣời cao tuổi.
4.2.5. Hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hoá, dịch vụ và phát triển hình thức
kinh tế tập thể
Tham mƣu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng các mô
hình hợp tác xã kiểu mới sản xuất theo chuỗi giá trị có hiệu quả ở nông thôn,
làm cầu nối kinh tế giữa nhà nƣớc và hộ dân sản xuất. Phát triển sản xuất
hàng hóa theo hƣớng phát triển nông thôn nội sinh từ nguồn lực cộng đồng.
Triển khai chƣơng trình, đề án trọng tâm, phát triển sản xuất các loại cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhƣ: Phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất
lƣợng cao, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, phát triển cây ăn quả
đặc sản, phát triển sản xuất hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao, phát triển
vùng chè chất lƣợng cao, chuyển đổi vƣờn tạp, rừng nghèo kiệt sang trồng
cây có giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, phát
86
triển chăn nuôi hàng hóa xa khu dân cƣ, phát triển nuôi trồng thủy sản… Các
chƣơng trình, đề án xây dựng phải có tính khả thi cao, đầu tƣ đồng bộ, phân
công rõ trách nhiệm trong tổ chức thực hiện để từng bƣớc hình thành và mở
rộng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung.
Tiếp tục bố trí nguồn lực đầu tƣ xây dựng một số cơ sở làm nhiệm vụ
nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn các loại giống cây trồng, vật nuôi,
giống thủy sản có năng suất cao, chất lƣợng cao để đƣa vào sản xuất. Đồng
thời hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất giống thƣơng phẩm đảm
bảo chất lƣợng theo quy định để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất đại trà, không
để nông dân thiếu giống tốt hoặc mua phải giống kém chất lƣợng.
Cấp ủy, chính quyền các cấp bố trí tăng thêm kinh phí hàng năm đầu tƣ
đào tạo, tập huấn, dạy nghề nông nghiệp kỹ thuật cao cho nông dân theo
hƣớng nông dân phải đƣợc học tập đầy đủ cả về kỹ thuật, quản lý sản xuất,
liên kết tổ chức thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm gắn với thực hành tại chỗ. Huyện
có thể đầu tƣ xây dựng một trung tâm đào tạo và thực hành sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao cho lao động nông nghiệp năm theo hƣớng Nhà nƣớc
đầu tƣ xây dựng toàn bộ hạ tầng và các công trình phục vụ giảng dạy; hỗ trợ
hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tƣ các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi,
thủy sản… ứng dụng công nghệ để nông dân thực hành tại chỗ.
Tiến hành rà soát, đánh giá hoạt động của các HTX nông nghiệp, thành
lập các tổ hợp tác để phân loại chất lƣợng, trình độ quản lý, điều hành của cán
bộ, trên cơ sở đó xây dựng đề án củng cố, nâng cao chất lƣợng hoạt động để
HTX nông nghiệp, tổ nhóm hợp tác phát huy vai trò làm chủ, thực sự là một
tổ chức kinh tế có vai trò thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở cơ sở. Hỗ trợ,
khuyến khích phát triển và thành lập mới các HTX chuyên ngành trồng trọt,
chăn nuôi, dịch vụ, thƣơng mại, vận tải, tiểu thủ công nghiệp… theo luật
HTX để tập hợp lao động nông thôn đoàn kết, hỗ trợ nhau sản xuất và tăng
87
khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Tiếp tục đầu tƣ, nâng cấp hệ thống chợ
đầu mối nông, lâm sản ở các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và vùng
phụ cận đô thị; hỗ trợ, nâng cấp xây dựng các chợ nông thôn, các cơ sở chế
biến nông, lâm sản, thực phẩm; đầu tƣ xây dựng trung tâm giao dịch và giới
thiệu hàng hóa nông sản, sản phẩm làng nghề chất lƣợng cao.
Khuyến khích phát triển sản xuất theo hƣớng tăng cƣờng hợp tác, liên
kết trong sản xuất, nhất là hợp tác trong sản xuất, ứng dụng công nghệ, xây
dựng thƣơng hiệu sản phẩm có thế mạnh và tiêu sản phẩm.
4.2.6. Phát triển văn hóa – xã hội và bảo vệ môi trường.
Ban Chỉ đa ̣o xây dƣ̣ng nông thôn mới chỉ đa ̣o các phòng ban, các ngành
chƣ́c năng chú tro ̣ng đẩ y ma ̣nh công tác chính sách
, xã hội, giải quyết việc
làm, giảm nghèo, công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng đƣợc quan tâm chỉ
đạo thƣờng xuyên. Chất lƣợng giáo dục, phổ câ ̣p giáo du ̣c đa ̣t chỉ tiêu theo kế
hoạch đề ra.
Đầu tƣ xây dựng, nâng cấp các công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng
thông tin, giải trí, thƣ viện để nâng cao mức hƣởng thụ văn hóa, tinh thần cho
nông dân. Đặc biệt chú ý đầu tƣ các công trình vui chơi lành mạnh cho trẻ em,
các khu tập luyện, thể dục thể thao cho nông dân, nhất là ngƣời cao tuổi. Đẩy
mạnh và nâng cao chất lƣợng phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng làng,
khu phố, cơ quan văn hóa. Đồng thời có các giải pháp hạn chế các tiêu cực
phát sinh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, giữ gìn và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản
vật thể và phi vật thể nông thôn. Chú trọng đầu tƣ phát triển du lịch cộng
đồng, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh nhƣ: làng văn hóa du lịch sinh thái,
cộng đồng thôn Tân Sơn, thị trấn Việt Quang, di tích lịch sử cách mạng tiểu
khu Trọng con, Chùa Thiên Ân, đền thời trần Hƣng Đạo (Vĩnh Tuy), đền
Trần (Tân Quang)...
88
4.2.7. Củng cố hệ thống tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng chƣơng trình và tổ
chức đào tạo, tập huấn kiến thức về quản lý và tổ chức thực hiện xây dựng
nông thôn mới cho hệ thống cán bộ cơ sở từ cấp bí thƣ chi bộ, trƣởng, phó
thôn trở lên. Nội dung, thời lƣợng kiến thức của chƣơng trình phải phù hợp
với thực tiễn và trình độ của cán bộ cơ sở, kết hợp giữa lý thuyết với tham
quan thực tế các điển hình ở trong nƣớc.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan từ huyện đến cơ
sở trên cơ sở Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Huyện ủy,
HĐND huyện về xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Quang giai đoạn 2010
đến năm 2020; các văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng và Tỉnh, chủ động xây
dựng kế hoạch triển khai xây dựng nông thôn mới theo từng tiêu chí thuộc
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, đơn vị mình và phối hợp tổ chức chỉ
đạo thực hiện. Đồng thời, thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc, kiểm tra, hƣớng
dẫn cơ sở thực hiện, định kỳ sơ kết hàng năm để đánh giá kết quả và đề xuất
các giải pháp thực hiện hiệu quả.
Các đơn vị quân đội, công an, lực trên địa bàn huyện lƣợng vũ trang
tăng cƣờng công tác huấn luyện, giáo dục chính trị tƣ tƣởng để nâng cao trình
độ, năng lực và sức chiến đấu của lực lƣợng; phối hợp cùng với chính quyền
các cấp xử lý, giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp phát sinh, giữ vững an
ninh chính trị ở nông thôn. Lãnh đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ về quốc
phòng và an ninh để đảm bảo giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn huyện.
4.2.8. Huy động nguồn lực đầu tư và cơ chế sử dụng nguồn lực.
Ngân sách nhà nƣớc ứng trƣớc cho các xã đăng ký về đích sớm so với Lộ
trình của tỉnh. Trọng tâm là đầu tƣ, hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
89
về kinh tế - xã hội nông thôn nhƣ: đƣờng giao thông, hệ thống thủy lợi, các công
trình y tế, giáo dục, văn hóa, nƣớc sạch nông thôn, xử lý môi trƣờng các làng
nghề chế biến nông lâm sản bị ô nhiễm nặng, xây dựng các cơ sở thu gom các
xử lý rác thải, hạ tầng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa, thực hiện các
chƣơng trình phát triển nông nghiệp, đào tạo nghề cho nông dân.
Uỷ ban nhân dân các cấp bố trí ngân sách hàng năm để hỗ trợ, khuyến
khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tƣ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ
nông sản hàng hóa khu vực nông thôn, đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và
dịch vụ, phát triển các làng nghề, các cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp để giải
quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho nông dân.
Vận động hƣớng dẫn các hộ gia đình nông dân tập trung nguồn lực đầu
tƣ phát triển sản xuất, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng mô hình nhà sạch - vƣờn
đẹp, xây dựng đƣờng thôn, xóm và các công trình văn hóa, xây dựng nếp sống
văn minh và giữ gìn cảnh quan môi trƣờng sạch đẹp. Đa dạng hóa các hình
thức đóng góp bằng tiền, bằng ngày công lao động, bằng vật tƣ, tài sản. Tích
cực vận động nhân dân hiến đất để mở rộng đƣờng giao thông, chỉnh trang
các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục…
4.2.9. Công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của người dân với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và NTM
Tăng cƣờng tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán
bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc
xây dựng nông thôn mới trong quá trình xây dựng và phát triển của huyện.
Ban chỉ đạo xây dựng NTM phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh xây dựng kế hoạch,
nội dung công tác tuyên truyền và tổ chức tuyên truyền, đồng thời làm cho
ngƣời dân hiểu và đóng vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, tạo sự
đồng thuận và nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác hăng hái tham
90
gia xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Tổ chức thực hiện tốt nội dung chỉ đạo của cấp ủy về công tác “Dân vận khéo
gắn với xây dựng NTM”; Tiếp tục thực hiện phong trào chung sức xây dựng
NTM nhằm huy động các tập thể, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp vật chất,
ngày công lao động… tham gia xây dựng NTM.
Tạo điều kiện cho các cơ quan thông tin, báo chí tuyên truyền, giới
thiệu các điển hình tiên tiến, phƣơng pháp hay, sáng kiến, sáng tạo trong xây
dựng nông thôn mới ở cơ sở, kịp thời phê phán những nơi triển khai thụ động,
kém hiệu quả, trông chờ vào sự đầu tƣ của Nhà nƣớc.
4.2.10. Từng bước nâng cao đời sống nông dân
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để tăng nhanh năng
suất, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp của
huyện, các ngành của huyện chủ động phối hợp với các trƣờng Đại học, các
cơ sở nghiên cứu khoa học của Trung ƣơng, của tỉnh tập trung đầu tƣ nghiên
cứu, hƣớng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến về giống, kỹ thuật
thâm canh cho nông dân ứng dụng vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm nông
nghiệp có chất lƣợng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời cải tiến
phƣơng pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến để tăng thêm giá trị thu nhập trên
một ha đất sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả thu nhập cho nông dân.
- Phát triển và mở rộng các khu, cụm công nghiệp và làng nghề để giải
quyết việc làm cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn
Tiếp tục đầu tƣ xây dựng mới và mở rộng các khu, cụm công nghiệp;
các làng nghề để giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động nông
thôn. Việc phát triển các làng nghề, cụm công nghiệp phải đi đôi với việc bảo
vệ môi trƣờng và khuyến khích đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao chất
lƣợng sản phẩm làng nghề.
91
- Phát triển hệ thống dịch vụ, thƣơng mại, du lịch để từng bƣớc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch
vụ, giảm dần tỷ trọng về nông nghiệp
Đầu tƣ, nâng cấp chợ nông thôn, thành lập, phát triển các hợp tác xã
dịch vụ về vận tải, xây dựng, tín dụng… để vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu của
nhân dân nông thôn vừa tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế và thu
hút chuyển dịch lực lƣợng lao động. Tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp
đầu tƣ xây dựng hạ tầng và các cơ sở dịch vụ về thông tin, văn hóa, y tế, giáo
dục để thúc đẩy tăng trƣởng về dịch vụ nông thôn.
- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với nông dân
Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, nhất là các
hộ nghèo, các hộ cận nghèo và các gia đình chính sách. Tăng đầu tƣ cho công
tác dạy nghề cho nông dân gắn với phát triển sản xuất hàng hóa để tạo ra
nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.
Tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội ở khu vực nông
thôn, hỗ trợ các hộ nghèo, các hộ cận nghèo phát triển sản xuất để thoát nghèo
bền vững, quan tâm hỗ trợ các gia đình chính sách, gia đình khó khăn. Thực
hiện thí điểm bảo hiểm sản xuất nông nghiệp để hạn chế thiệt hại và rủi ro cho
nông dân.
92
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu là đánh giá việc thực hiện Chƣơng trình xây dựng
nông thôn mới ở huyện Bắc Quang, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tiếp
tục đẩy mạnh Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020.
Luận văn đã giải quyết đƣợc một số vấn đề sau:
1. Luận giải những khái niệm cơ bản nhất về nông nghiệp, nông thôn,
nông thôn mới, đặc biệt đi sâu vào xem xét các tiêu chí trong chƣơng trình
xây dựng nông thôn mới.
2. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về nông nghiệp, phát triển nông nghiệp,
nông thôn bằng việc nêu và phân tích các quan điểm, các mô hình lý thuyết
của các nhà kinh tế và xã hội hay của các tổ chức. Trên cơ sở hệ thống hoá và
phân tích những quan điểm lý thuyết đã khẳng định rằng: Xây dựng nông
thôn mới là một hƣớng đi thích hợp đối với những quốc gia, vùng có xuất
phát điểm là nền nông nghiệp truyền thống, trong đó có huyện Bắc Quang.
3. Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây
dựng nông thôn mới của một số địa phƣơng tại Việt Nam đã rút ra bài học kinh
nghiệm về vấn đề này, đó là: xây dựng nông thôn theo hƣớng hiện đại và bền
vững là một xu thế tất yếu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế mỗi quốc gia và
mỗi địa phƣơng. Trong quá trình phát triển kinh tế, các địa phƣơng đều coi trọng
vai trò của nông nghiệp, nông thôn. Lấy nông nghiệp, nông thôn làm nền tảng để
ổn định xã hội, gia tăng tích luỹ cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tƣ, phát triển
công nghiệp hƣớng vào xuất khẩu làm tăng nhanh tiềm lực kinh tế cho đất nƣớc,
cũng nhƣ tăng mức sống của ngƣời nông dân.
4. Từ phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới huyện
Bắc Quang, tác giả đã rút ra kết luận: Ở một mức độ nhất định, chƣơng trình
xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Quang đã có sự chuyển biến theo chiều
hƣớng tích cực, đó là xây dựng nông thôn mới đang dần đi vào cuộc sống, cơ
93
sở hạ tầng nông thôn đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh; thu nhập bình quân và
lƣợng lƣơng thực bình quân đầu ngƣời có xu hƣớng ngày càng tăng, tỷ lệ đói
nghèo ngày càng giảm…Đây chính là sự biến đổi phù hợp với quy luật vận
động và phát triển của xã hội nói chung và của khu vực nông nghiệp, nông
thôn nói riêng. Tuy nhiên, xét về tổng thể, một số tiêu chí trong xây dựng
nông thôn mới huyện Bắc Quang chƣa đạt đƣợc, một số chỉ tiêu đã đạt đƣợc
nhƣng chƣa thực sự bền vững. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này đó là
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chậm, tỷ lệ lao động nông
nghiệp vẫn chiếm cao….
5. Nguyên nhân của tình trạng trên đƣợc lý giải hai nhóm nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó nguyên nhân
chủ quan là chủ yếu.
6. Từ phân tích thực trạng, kết hợp với kinh nghiệm của một số tỉnh về
xây dựng nông thôn mới. Luận văn đã đƣa ra môt số giải pháp chủ yếu nhằm
giải quyết tốt hơn nữa vấn đề này, trong đó nhóm giải pháp về cơ chế chính
sách đƣợc tác giả đặc biệt nhấn mạnh.
Thông qua nghiên cứu vấn đề trên, tác giả cũng nhận thức đƣợc rằng,
xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lƣợc và cấp bách, đặc biệt là đối
với những vùng trung du và miền núi - nơi có điều kiện sống còn gặp nhiều khó
khăn. Do vậy, việc đƣa ra giải pháp trên là chƣa đủ, chƣa thể bao quát hết. Nhƣng
dựa trên cơ sở nghiên cứu từ một địa bàn cụ thể, thì những giải pháp mà tác giả
đƣa ra có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng nông thôn mới cho huyện Bắc
Quang theo hƣớng hiện đại và bền vững.
94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ƣơng, 2008. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008,
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn. Hà Nội.
2. Hoàng Chí Bảo, 2004. "Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn". Hà Nội:
NXB Chính trị Quốc gia.
3. Nguyễn Sinh Cúc, 2003. “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới”. Hà Nội: NXB Thống kê.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991-2012. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI. Hà Nội: NXB. Chính trị
quốc gia - Sự thật.
5. Vũ Trọng Khải, 2004. “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tếxã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời
đại”. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.
6. Bùi Xuân Lƣu, 2004. “Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế”. Hà Nội: NXB Thống kê.
7. Vũ Văn Phúc, 2011. “Xây dựng nông thôn mới, những vấn đề lý luận và
thực tiễn”. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật.
8. Nguyễn Văn Sáu và Hồ Văn Thông, 2003. "Thực hiện Quy chế dân chủ cơ
sở và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay". Hà Nội: NXB
Chính trị Quốc gia.
9. Phan Xuân Sơn, 2002. "Các đoàn thể nhân dân trong đảm bảo dân chủ cơ
sở". Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
10.Phan Xuân Sơn và Lƣu Văn Quảng, 2005. "Những vấn đề cơ bản về chính
sách dân tộc ở nước ta hiện nay". Hà Nội: NXB Lý luận chính trị.
11. Lƣu Văn Sùng, 2003. "Mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta". Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
95
12.Văn Sự, 2013. “Xây dựng nông thôn mới: những giải pháp trọng tâm”.
Trang tin điện tử Quảng Nam.
13.Lê Đình Thắng, 1998. “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị quyết
X của Bộ Chính trị”, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
14.Chính Thu, 2014. "Hà Tĩnh là điểm sáng của cả nước trong xây dựng nông thôn
mới". Trang tin điện tử Hà Tĩnh 24h.
15. Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/6/2010, về phê duyệt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010-2020. Hà Nội.
16. Nguyễn Kế Tuấn, 2006. “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi”. Hà Nội: NXB Chính trị
Quốc gia.
17. Hồ Xuân Hùng (2011), “Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách
mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta”, Tạp chí Cộng sản (819), Tr. 46.
18. Ngô Đăng Thành (Chủ biên) (2010), Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê (tóm tắt) 2010
20. Thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT - Hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới
21. Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
22. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2003),Từ điển bách khoa Việt Nam (2003),
tập 3, Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
23. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2005),Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 4, Từ
điển Bách khoa, Hà Nội.
24. Mai Thị Thanh Xuân (2004), CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung
Bộ- qua khảo sát các tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh, Nxb CTQG, HN
96
* Các bài viết trên trang web:
25. “Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, sau hai năm thí điểm” của PGS.TS
Nguyễn Sinh Cúc (www.tapchicongsan.org.vn)
26. "Cú hích từ xây dựng nông thôn mới” (www.danviet.vn)
27. "Chuẩn" nào cho mô hình nông thôn mới?” http://www.ipsard.gov.vn/
28. “Đổi mới nông thôn “Lấy dân làm gốc” http://kientrucvietnam.org.vn
29. “ Khai thác mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới”,
http://www.ipsard.gov.vn/
30. “Một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta”
của Hồ Xuân Hùng, đăng trên www.nongnghiep.vn.
31. “Nhọc
nhằn
hành
trình
xây
dựng
nông
thôn
mới”,
http://www.hoinongdan.org.vn/
32. “Ngổn ngang xây dựng nông thôn mới” http://vietbao.vn/
33. “Nỗ lực để nâng cao thu nhập” http://danviet.vn/
34. “Phát huy vai trò làm chủ của nông dân trong xây dựng nông thôn mới”
http://www.baocantho.com.vn/
35. “Triển khai thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”
http://www.chinhphu.vn//
36. “ Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nƣớc ta hiện nay”
http://www.tapchicongsan.org.vn/
37. “Xƣơng sống của "Tam nông": Nhân rộng mô hình nông thôn mới ra cả nƣớc”
http://www.ipsard.gov.vn/
38. “11 xã thí điểm mô hình nông thôn mới: Hiệu quả từ những mô hình”
http://www.baomoi.com/
39. * Các trang Web:
40. http://www.chinhphu.vn//
41. http://www.kinhtenongthon.com.vn/
97
42. www.nongnghiep.vn.
43. www.nongthonmoihatinh.vn
44. http://www.nongdan.com.vn/
45. (www.tapchicongsan.org.vn)
46. http://vi.wikipedia.org
98
[...]... thôn mới Làm rõ thêm nội hàm của khái niệm mô hình nông thôn mới và sự cần thiết xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay - Đánh giá thực trạng chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Quang giai đoạn 2011-2014 - Cung cấp thêm những tƣ liệu về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, giúp các cơ quan của tỉnh, huyện nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới. .. nhằm xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Quang giai đoạn 2015-2020 5 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Quang Chƣơng 4: Một số giải pháp xây. .. trình xây dựng nông thôn mới còn chƣa có sự thống nhất chặt chẽ và đồng bộ Việc thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tuy đã đạt nhiều kết quả xong còn nhiều khó khăn về nguồn vốn; sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp chƣa đáp ứng yêu cầu đạt ra; một số mô hình xây dựng nông thôn mới chƣa rõ nét Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài làm Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng Nông thôn mới ở huyện Bắc Quang,. .. buôn bán 1.2.5.2 Xây dựng con người mới ở nông thôn Việc xây dựng nông thôn mới không chỉ tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng mà còn chú trọng xây dựng con ngƣời mới, hƣớng ngƣời dân đến cuộc sống ngày càng lành mạnh và văn minh Nông thôn mới cũng gắn liền với ngƣời nông dân mới Con ngƣời của nông thôn mới có trình độ văn hóa và có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao Trình độ văn hóa cao chính... Nhƣ vậy nông thôn mới vẫn là nông thôn, nhƣng có những đặc điểm khác với nông thôn truyền thống, với năm đặc trƣng cơ bản nhƣ trên Nói cách khác, nông thôn mới là nông thôn văn minh, hiện đại, có sự phát triển cao cả về kinh tế, văn hóa và xã hội 1.2.2 Sự cần thiết xây dựng mô hình nông thôn mới Hiện nay nƣớc ta vẫn là một nƣớc nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn Nông nghiệp, nông thôn có... nông thôn, trực tiếp là quá trình triển khai thực hiện Chƣơng trình MTQGXDNTM ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang - Thời gian: từ năm 2011 - 2014 - Phạm vi: 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới * Câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Quang trong thời gian tới đạt hiệu quả ? 4 Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nông. .. theo kế hoạch đầu năm Xây dựng nông thôn mới sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho ngƣời dân nông thôn Các điều kiện sinh 11 hoạt, dịch vụ y tế, văn hóa, xã hội của nông thôn cũng đƣợc phát triển hơn Vì thế phải xây dựng nông thôn mới cũng nhƣ đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới để rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tạo sự phát triển... ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí ( xem phần Phụ lục) 8 Có thể nói, xây dựng nông thôn đã có từ lâu tại Việt Nam Có thời điểm chúng ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấp thôn, nay chúng ta xây dựng cấp xã Nhƣng nông thôn chúng ta đang xây dựng theo mô hình NTM có một số điểm khác biệt so với nông thôn truyền thống Đó là: Khác biệt trước hết, là chúng xây dựng. .. thực hiện mô hình nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay 1.3.1.Chủ trương của Đảng về xây dựng mô hình nông thôn mới 1.3.1.1 Mục tiêu và nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới Trƣớc tính cấp thiết của việc đổi mới nông thôn, hƣớng tới một nông thôn phát triển bền vững, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung Ƣơng Đảng khóa X đã đƣa ra nghị quyết về xây dựng mô hình nông thôn mới Mục tiêu của Chƣơng... mô hình nông thôn mới là nhằm phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Bởi vậy kinh tế nông thôn mới khác với kinh tế nông thôn truyền thống ở các điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong nông thôn mới cao hơn nông thôn truyền thống Đó là do, trong nông thôn truyền thống nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp- khu vực lạc hậu nhất của mọi nền kinh tế; còn với nông thôn mới do ... nhiệm vụ nghiên cứu: Trên sở lý luận khảo sát thực trạng xây dựng nông thôn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, luận văn đánh giá việc thực Chƣơng trình xây dựng nông thôn huyện Bắc Quang giai đoạn 2011-2014,... thời Luận văn Xây dựng nông thôn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang tác giả cố gắng tìm hiểu bổ sung vấn đề lý luận thực tiễn 1.2 Một số vấn đề lý luận chung xây dựng nông thôn 1.2.1 Khái niệm nông. .. cứu, sở lý luận thực tiễn xây dựng nông thôn Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng xây dựng nông thôn huyện Bắc Quang Chƣơng 4: Một số giải pháp xây dựng nông thôn huyện Bắc Quang