Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 112 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
112
Dung lượng
1,39 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
LÊ TRƢỜNG GIANG
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KHU VỰC HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
LÊ TRƢỜNG GIANG
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KHU VỰC HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. TRẦN THỊ LAN HƢƠNG
Hà Nội – 2015
MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................ i
Danh mục bảng biểu.......................................................................................... ii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ .................................................................................. iii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1:LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................... 4
1.1.Tín dụng và rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng Thƣơng mại .................. 4
1.1.1.Tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại ............................................................ 4
1.1.2.Rủi ro tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại .................................................. 4
1.1.3.Phân loại rủi ro tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại ................................... 7
1.1.4.Nguyên nhân rủi ro tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại ........................... 12
1.2.Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại ...................................... 19
1.2.1.Khái niệm ............................................................................................... 19
1.2.2.Những nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng .............................. 19
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại ................ 27
1.3.1.Kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức ............................ 28
1.3.2.Kinh nghiệm của Citibank ..................................................................... 28
1.3.3.Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của tập đoàn ING ........................ 30
1.3.4.Bài học đối với Ngân hàng NNPTNT khu vực Hà Nội ......................... 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNGTHÔN KHU
VỰC HÀ NỘI ................................................................................................ 33
2.1. Khái quát về Ngân hàng NN&PTNT khu vực Hà Nội ............................ 33
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 33
2.1.2.Mô hình tổ chức ..................................................................................... 33
2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam trong thời
gian qua ........................................................................................................... 35
2.2. Khái quát về NHNo&PTNT trên địa bàn Hà Nội .................................... 37
2.2.1.Hệ thống NHNo&PTNT khu vực Hà Nội ............................................. 37
2.2.2.Một số kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội ........... 38
2.3. Hoạt động tín dụng NHNo&PTNT khu vực Hà Nội ............................... 45
2.3.1.Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội ...... 45
2.3.2.Hoạt động tín dụng NHNo&PTNT khu vực Hà Nội ............................. 46
2.4. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT khu vực
Hà Nội ............................................................................................................. 50
2.4.1.Quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội ................ 50
2.4.2.Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh NHNo&PTNT trên
địa bàn Hà Nội................................................................................................. 55
2.5. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT khu vực Hà
Nội ................................................................................................................... 59
2.5.1.Kết quả đạt đƣợc .................................................................................... 59
2.5.2.Hạn chế ................................................................................................... 61
2.5.3.Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội ...................................................................... 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2: ............................................................................ 70
CHƢƠNG 3:GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHU
VỰCHÀ NỘI ................................................................................................. 71
3.1.Định hƣớng phát triển kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam khu vực
Hà Nội trong thời gian tới ............................................................................... 71
3.2.Định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam trong thời
gian tới ............................................................................................................. 72
3.3.Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNPT&NT khu vực Hà
Nội ................................................................................................................... 73
3.3.1.Xây dựng chiến lƣợc rủi ro tín dụng và hoàn thiện chính sách tín dụng ..... 73
3.3.2.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng ...................................................................................................... 74
3.3.3.Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ...................................... 76
3.3.4.Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng ......................................... 76
3.3.5.Các giải pháp liên quan .......................................................................... 82
3.4.Kiến nghị ................................................................................................... 87
3.4.1.Kiến nghị với Hiệp hội nghề nghiệp ...................................................... 87
3.4.2.Kiến nghị với NHNN ............................................................................. 88
3.4.3.Kiến nghị với Chính phủ ........................................................................ 90
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Diễn giải
Basel
Hiệp ƣớc về giám sát hoạt động Ngân hàng.
CIC
Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nƣớc
NHNN
Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM
Ngân hàng Thƣơng mại
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TCTD
Tổ chức tín dụng
TMCP
Thƣơng mại cổ phần
Agribank
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Agribank
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam –
Hà Nội
khu vực Hà Nội
NHNo&PTNT
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
CHLB
Cộng hòa liên bang
RRTD
Rui ro tín dụng
QTRR
Quản trị rủi ro
QTRRTD
Quản trị rủi ro tín dụng
RRHĐ
Rủi ro hối đoái
RRTK
Rủi ro thanh khoản
RRHĐNB
Rủi ro hoạt động ngoại bảng
RRLS
Rủi ro lãi suất
QTTD
Quy trình tín dụng
CSTD
Chính sách tín dụng
i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số thứ tự bảng biểu
Trang
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT
34
Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.2: Số liệu nguồn vốn và dƣ nợ NHNo&PTNT khu vực Hà
43
Nộigiai đoạn 2012-2014
Bảng 2.3: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay củaNHNo&PTNT khu vực Hà Nội
45
giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.4: Tình hình phân loại nợ tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội
giai đoạn 2012 – 2014
ii
47
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Số thứ tự sơ đồ, biểu đồ
Trang
Sơ đồ 1.2: Rủi ro tín dụng trong mối quan hệ với các loại rủi ro khác
12
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam
35
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT Việt Nam
39
Biểu 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ tại
40
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012-2014
Biểu 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại
41
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012-2014
Biểu 2.3: Cơ cấu dƣ nợ theo loại tiền tệ tại
42
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012-2014
Biểu 2.4: Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian của
46
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012-2014
Biểu 2.5: Tỷ trọng cho vaytheo ngành kinh tế năm 2014
48
Biểu 2.6: Cơ cấu từng nhóm nợ trong tổng nợ xấu tại NHNo&PTNT
52
khu vực Hà Nội giai đoạn 2012 - 2014
iii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh
doanh chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, cùng với
việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là
lĩnh vực có rủi ro lớn nhất. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng
thƣờng rất nặng nề: làm tăng thêm chi phí của ngân hàng, thu nhập lãi bị
chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài
chính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng. Do đó, để
bảo đảm an toàn tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế
quốc tế thành công, NHTM phải có phƣơng pháp quản trị tốt rủi ro tín dụng
ngân hàng.
Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại
bỏ hoàn toàn rủi ro rín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để giảm
thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Đứng trên quan điểm quản lý toàn bộ
hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, một tỷ lệ tổn
thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng phải luôn đƣợc xác định trong chiến
lƣợc hoạt động chung. Khi ngân hàng kinh doanh với một mức tổn thất thấp
hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong lĩnh
vực quản trị rủi ro.
Tổng hợp các mối quan tâm trên, đồng thời nhận định thời gian tới rủi
ro tín dụng vẫn tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngân hàng và từ đó tác động
mạnh đến nền kinh tế, nên tác giả chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực Hà Nội” làm đề
tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị
rủi ro tín dụng của NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín
1
dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực Hà Nội.
Từ đó, đƣa ra các giải pháp để tiến tới chuẩn mựcquản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực Hà Nội
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, trong
đó chủ yếu là phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phƣơng
pháp cụ thể nhƣ:
- Hệ thống hóa các văn bản chính sách về quản trị rủi ro tín dụng của
các NHTM. Từ đó phân tích, nhận định về tác động của chính sách, cơ chế
với quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
khu vực Hà Nội
- Phân tích, thống kê, so sánh, gồm: so sánh theo chuỗi và so sánh chéo
để tính toán một số chỉ tiêu phản ánh nâng cao công tác quản trị rủi ro tín
dụng đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Hà Nội.
Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng để phân tích nâng caoquản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam khu vực Hà Nội
- Ngoài ra, đề tài sử dụng phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp tổng
hợp. Từ đó hệ thống, tổng hợp về những vấn đề liên quan đến việc nâng cao
hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam
khu vực Hà Nội.
- Một số mô hình phân tích quản trị rủi ro tín dụng, mô hình phân tích
nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM nhƣ mô hìnhmô hình SWOT
Nguồn số liệu nghiên cứu:
- Nguồn số liệu thứ cấp: số liệu báo cáo Tổng cục Thống kê Việt Nam,
NHNN, Agribank, các Bộ ngành, các Viện nghiên cứu, các tác giả trong và
ngoài nƣớc.
- Nguồn số liệu sơ cấp: thông tin, số liệu thu thập thông qua việc thu
thập số liệu của Agribank, các Ngân hàng Thƣơng mại
2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là phƣơng
thức quản trị rủi ro tín dụng tại 34 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp khu
vực Hà Nội trong ba năm trở lại đây từ năm 2012 đến 2014.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro
tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn khu vực Hà Nội.
- Đề xuất những giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp khu vực Hà Nội.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng (Không kể phần mở đầu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo):
Chƣơng 1: Lý luận và thực tiễn về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
Ngân hàng Thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực Hà Nội.
Chƣơng 3: Giải phápquản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn khu vực Hà Nội
3
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng Thƣơng mại
1.1.1. Tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại
Tín dụng trong NHTM là một trong những hoạt động kinh doanh chính
đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM. Bên cạnh đó rủi ro tín dụng luôn
song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro rín dụng
mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro
xảy ra. Đứng trên quan điểm quản lý toàn bộ hoạt động ngân hàng nói chung
và hoạt động tín dụng nói riêng, một tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động
tín dụng phải luôn đƣợc xác định trong chiến lƣợc hoạt động chung. Khi ngân
hàng kinh doanh với một mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất
dự kiến thì đó là sự thành công trong lĩnh vực quản trị rủi ro của NHTM
1.1.2. Rủi ro tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại
1.1.2.1.Khái niệm, đặc điểm và phân loại rủi ro tín dụng
1.1.2.2. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất của NHTM hoạt động tín dụng. Các khoản cho vay thƣờng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng tài sản có của NHTM, mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng, song
cũng tiềm ẩn rủi ro lớn.
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến mà
ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng vay không trả đầy đủ vốn và lãi
hoặc trả không đúng hạn hoặc không trả.
Nhƣ vậy, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả, hoặc không
trả đầy đủ, hoặc không trả đúng hạn gốc và lãi cho ngân hàng. Nói một cách
khác, rủi ro tín dụng là rủi ro mà bên vay trong một giao dịch không thực hiện
4
đƣợc theo thời hạn và điều kiện của hợp đồng làm cho ngƣời cho vay phải
gánh chịu tổn thất tài chính. Rủi ro tín dụng là rủi ro phức tạp nhất, quản lý
khó khăn nhất. Nó đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp đồng bộ, hữu
hiệu mới có thể hạn chế, ngăn ngừa bớt rủi ro, giảm tối thiểu những thiệt hại
có thể xảy ra.
Ngày nay, dù có rất nhiều hình thức kinh doanh mới trong hoạt động
ngân hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhƣng tín dụng vẫn là hoạt động kinh
doanh chủ yếu của các ngân hàng. Vì thế, ở tất cả các nƣớc, rủi ro tín dụng là
vấn đề đƣợc đặc biệt quan tâm không chỉ ở phạm vi các ngân hàng, mà trong
toàn nền kinh tế. Các ngân hàng luôn tìm cực đại lợi nhuận qua việc tìm kiếm
lợi tức cao nhất có thể ở các món vay và chứng khoán, đồng thời cố gắng
giảm thiểu rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay.
1.1.2.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có tính tất yếu, khách quan:
Trƣớc khi cho vay, ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố của ngƣời
vay sao cho độ an toàn là cao nhất. Nhìn chung, ngân hàng chỉ quyết định cho
vay khi thấy rằng rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, không phải bao
giờ ngân hàng cũng dự tính chính xác các vấn đề sẽ xảy ra. Khả năng hoàn trả
tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Nhiều
trƣờng hợp cán bộ tín dụng của ngân hàng không có khả năng thực hiện phân
tích tín dụng thích đáng. Mặt khác, do không thể có đƣợc thông tin cân xứng
về việc sử dụng vốn vay cho hoạt động kinh doanh của khách hàng đi vay
(ngƣời trực tiếp sử dụng tiền vay trong một khoảng thời gian dài), bất cứ một
khoản cho vay nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng
(không thu hồi vốn, thu hồi không đúng hạn, không đầy đủ…). Do vậy, trên
quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi,
là khách quan. Nhiều quan điểm nhất trí rằng, rủi ro tín dụng là bạn đƣờng
trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ.
5
Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp:
Tính chất đa dạng, phức tạp của rủi ro tín dụng biểu hiện rõ nhất ở các
hình thức của rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro giao dịch và rủi
ro danh mục.
Rủi ro giao dịch là rủi ro phát sinh trong quá trình ngân hàng xét duyệt
và cho vay, nó bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến hoạt động thẩm định và phân tích tín
dụng. Rủi ro bảo đảm là rủi ro xuất phát từ các tiêu chuẩn bảo đảm của khoản
tín dụng nhƣ các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, các loại tài sản đảm bảo
và mức độ an toàn của tài sản đảm bảo. Rủi ro nghiệp vụ là những rủi ro liên
quan tới các quá trình thao tác nghiệp vụ tín dụng từ việc xây dựng và thực
hiện các chính sách tín dụng, xem xét và quản lý danh mục cho vay đến việc
xếp hạng tín dụng và xử lý các khoản vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Rủi ro nội
tại chỉ xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của chủ thể đi vay hay của
ngành kinh tế. Rủi ro tập trung là rủi ro xảy ra khi mức dƣ nợ của ngân hàng
tập trung vào một số khách hàng, một số ngành kinh tế, một khu vực địa lý
hoặc một số hình thức cho vay.
Nhƣ vậy, có thể thấy rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ rất nhiều khâu
trong quá trình cấp tín dụng với tính chất đa dạng và phức tạp.
Rủi ro tín dụng có khả năng tạo phản ứng dây chuyền:
Không chỉ là vấn đề quan trọng của hệ thống ngân hàng trong nƣớc, rủi
ro tín dụng còn là mối quan tâm lớn của các hệ thống ngân hàng thế giới bởi
một đặc tính có tính quan trọng đối của rủi ro tín dụng là nó có tính lan truyền
nhanh. Hoạt động ngân hàng không chỉ giới hạn trong một nƣớc mà nó còn có
mối liên kết ra ngoài lãnh thổ. Nhƣ vậy, một khi có rủi ro tín dụng lớn xảy ra
thì không những các ngân hàng trong nƣớc bị ảnh hƣởng mà các ngân hàng
6
nƣớc ngoài cũng bị ảnh hƣởng theo, tuy mức độ ảnh hƣởng thấp hơn hoặc có
thể cao hơn.
Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 97 bắt đầu ở Thái
Lan không những làm tê liệt hệ thống ngân hàng của các nƣớc trong khu vực
và còn ảnh hƣởng tới các cƣờng quốc có nền kinh tế mạnh nhƣ Mỹ, Nhật
bản… Năm 2007, cuộc khủng hoảng trên thị trƣờng cho vay nhà đất dƣới tiêu
chuẩn ở Mỹ đã tác động tiêu cực đến thị trƣờng tài chính thế giới. Hàng loạt
các định chế tài chính ở Mỹ đã công bố những tổn thất nặng nề mà họ phải
gánh chịu xuất phát từ hậu quả của cuộc khủng hoảng này gây nên. Hơn thế
nữa, cuộc khủng hoảng này đã lan rộng sang một số nƣớc khu vực Châu Âu,
Nhật…
1.1.3. Phân loại rủi ro tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng, việc sử dụng cách phân loại
nhƣ thế nào là tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, mục đích quản lý. Đối với
ngân hàng việc phân loại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thiết kế
chính sách, quy trình, thủ tục và cả mô hình tổ chức nhằm đảm bảo nhận biết
đầy đủ các yếu tố làm phát sinh rủi ro và phân biệt trách nhiệm rõ ràng giữa
các bộ phận, giữa các khâu. Thực tế cho thấy, sự phân tách trách nhiệm càng
rõ ràng, càng cụ thể thì càng làm cho việc quản lý rủi ro hiệu quả.
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng đƣợc
phân chia thành các loại sau:
Rủi ro giao dịch (Transactiong rish):
Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay,
đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn,
rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
7
Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân
tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phƣơng án vay vốn có hiệu quả
để ra quyết định cho vay.
Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhƣ các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo,
hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và
kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục (Porfolio rish):
Rủi do danh mục là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân
hàng, đƣợc phân chia thành hai loại rủi ro là rủi ro nội tại (Intrinsic rish) và
rủi ro tập trung (Concentration rish).
Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang
tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.
Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách
hàng vay vốn.
Rủi ro tập trung: là trƣờng hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định, hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Theo hình thức tín dụng ta có thể đƣa ra một số loại rủi ro chủ yếu
nhƣ sau:
Rủi ro đối với tín dụng ngắn hạn:
Mục đích của tín dụng ngắn hạn là nhằm bổ sung vốn lƣu động tạm
thời thiếu cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh với thời hạn ngắn
8
(thƣờng dƣới 1 năm). Các khoản tín dụng ngắn hạn thƣờng đƣợc kiểm tra qua
tính toán hiệu quả đầu tƣ giản đơn và nhanh chóng, lãi suất cho vay thấp,
phƣơng pháp này dễ xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn ngắn hạn để
đầu tƣ trung và dài hạn, sử dụng sai mục đích, gây thiệt hại cho ngân hàng.
Rủi ro đối với tín dụng trung và dài hạn:
Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn là thời hạn thu hồi vốn dài, có
khối lƣợng lớn, vòng quay vốn chậm (từ 1 năm trở lên) chủ yếu cấp vốn để
mua tài sản cố định, cải tiến mở rộng sản xuất, đầu tƣ cho các công trình và
dự án lớn mà hiệu quả của công việc đầu tƣ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố
nhƣ biến động về chính trị, xã hội, thiên tai... Những yếu tố có thể tác động
tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả đầu tƣ. Những hoạt động tiêu cực gây ra
sự đình trệ, thất thoát vốn của doanh nghiệp, trì hoãn thời gian thu vốn của dự
án, từ đó gây ảnh hƣởng đến ngân hàng.
Rủi ro trong nghiệp vụ chiết khấu:
Chiết khấu là việc TCTD mua thƣơng phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn
khác của ngƣời thụ hƣởng trƣớc khi đến hạn thanh toán. Chiết khấu có thể
xảy ra rủi ro trong các trƣờng hợp sau:
- Thƣơng phiếu giả mạo;
- Ngƣời nhận trả không có khả năng trả nợ.
Rủi ro đối với tín dụng thuê mua:
Nói chung đây là một hình thức tín dụng có độ an toàn tƣơng đối cao vì
trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng thuê mua, tài sản cho thuê
vẫn thuộc quyền sở hữu của ngƣời cho thuê.
Theo hình thức quản lý thì rủi ro tín dụng bao gồm hai loại:
Rủi ro tín dụng có thể kiểm soát được:
Đối với rủi ro này ngân hàng phần nào dự đoán đƣợc chủ thể gây ra rủi
ro, ƣớc tính đƣợc mức độ ảnh hƣởng của rủi ro, đồng thời dự kiến đƣợc thời
9
gian phát sinh, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế ở mức thấp
nhất thiệt hại có thể xảy ra cho ngân hàng. Những rủi ro này thƣờng do tính
chủ quan của con ngƣời gây ra, có thể do khách hàng gây ra nhƣ kinh doanh
kém hiệu quả hoặc quản lý yếu kém, có thể do nguyên nhân từ phía ngân
hàng nhƣ không tuân thủ nguyên tắc cũng nhƣ quy trình thẩm định, năng lực,
đạo đức của cán bộ tín dụng…nhƣng thông thƣờng là do khách hàng gây ra
rủi ro này.
Rủi ro tín dụng không kiểm soát được:
Đây là loại rủi ro mà ngân hàng không thể dự đoán trƣớc đƣợc, không
biết chúng sẽ xảy ra vào thời điểm nào, cũng nhƣ không thể tính toán một
cách chính xác đƣợc những ảnh hƣởng thiệt hại mà chúng gây ra. Những rủi
ro này chủ yếu do những bất lợi về yếu tố tự nhiên nhƣ hạn hán, lũ lụt, mất
mùa, hoả hoạn, do những thay đổi cơ chế cũng nhƣ chính sách của nhà nƣớc.
Ngoài ra, còn nhiều hình thức phân loại khác nhau nhƣ phân loại theo
đối tƣợng sử dụng vốn vay thì có thể có 3 nhóm chính là rủi ro khách hàng
tổng thể, rủi ro khách hàng công ty hay tổ chức kinh tế, rủi ro quốc gia hay
khu vực địa lý; phân loại theo giai đoạn phát sinh thì bao gồm rủi ro trong
thẩm định, rủi ro khi cho vay, rủi ro trong quản lý thu hồi nợ; phân loại theo
sản phẩm tín dụng thì bao gồm rủi ro sản phẩm tín dụng nội bảng, rủi ro các
sản phẩm phái sinh....
1.1.3.1. Quan hệ giữa rủi ro tín dụng với các rủi ro khác trong kinh doanh
của
NHTM
Hoạt động ngân hàng là hoạt động trên lĩnh vực rủi ro, vì vậy hoạt động
ngân hàng vốn dĩ đã hàm chứa nhiều loại rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng là rủi
ro lớn nhất và nguy hiểm nhất. Nhƣng trong hoạt động ngân hàng thì bản thân
rủi ro tín dụng lại không hoàn toàn độc lập mà nó tác động qua lại với các rủi
ro khác nhƣ rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản...Chính vì vậy,
10
việc chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng mà không nói đến các loại rủi ro khác là
không đầy đủ và sẽ làm cho các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng trong thực
tế kém phát huy hiệu quả.
Các loại rủi ro có mối liên hệ với nhau rất phức tạp. Khi rủi ro tín dụng
xảy ra, khách hàng không trả đƣợc nợ rất có thể kéo theo rủi ro thanh khoản
do ngân hàng thiếu hụt tiền mặt để trang trải nghĩa vụ tài chính đến hạn. Đối
với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, việc các ngân hàng niêm yết
cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán, các thông tin của ngân hàng đòi hỏi
phải công khai minh bạch để công chúng giám sát, thì rủi ro tín dụng có liên
hệ chặt chẽ đối với rủi ro uy tín: khoản nợ xấu nếu không đƣợc quản trị một
cách chủ động sẽ dẫn đến không ổn định về lợi nhuận, từ đó làm giảm lòng
tin của công chúng. Nghiêm trọng hơn, tỉ lệ nợ quá hạn tăng cao sẽ gây tâm lý
hoang mang cho công chúng gửi tiền, dẫn đến khủng hoảng của cả hệ thống
ngân hàng, thậm chí cả nền kinh tế ở phạm vi quốc gia và khu vực. Hoặc
những rủi ro hoạt động gây ra bởi sự gian dối của nhân viên ngân hàng có thể
tạo ra các khoản vay không đảm bảo về hồ sơ, về chất lƣợng thẩm định... đều
có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng. Hoặc khi môi trƣờng chung của nền kinh
tế đi xuống, tình trạng ế ẩm hàng hoá, sức mua giảm, khách hàng vay suy
giảm khả năng trả nợ làm gia tăng tín dụng xấu; từ đó có thể thấy khi xảy ra
rủi ro kinh doanh thì có thể dễ dàng dẫn đến rủi ro tín dụng.
Nhƣ vậy, các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng vừa có tính độc lập,
vừa liên kết chặt chẽ với nhau, thậm chí có những nội dung trùng lên nhau.
Điều này có nghĩa là khi một loại rủi ro xảy ra sẽ kéo theo các loại rủi ro khác
xảy ra. Có thể hình dung mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong hoạt động
ngân hàng thông qua sơ đồ sau:
11
Sơ đồ 1.2: Rủi ro tín dụng trong mối quan hệ với các loại rủi ro khác
Rủi ro tín dụng
Rủi ro môi trƣờng
Rủi ro thị
trƣờng
Rủi ro kinh doanh
Rủi ro hoạt
động
Bên cạnh việc chỉ rõ các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau, thì các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan
hệ đó là quan hệ phi tuyến. Khi một loại rủi ro xảy ra, thì đồng loạt các rủi ro
khác cũng xảy ra và làm trầm trọng hơn nữa loại rủi ro ban đầu.
Tất cả các vấn đề nghiên cứu ở trên cho thấy: quá trình quản trị rủi ro
tín dụng cần phải đặt rủi ro tín dụng trong mối quan hệ tổng thể với các loại
rủi ro khác, chính sách và quy trình quản trị rủi ro tín dụng phải bao quát từ
khâu đầu đến khâu cuối của một khoản vay, hoặc xử lý rủi ro theo qui định,
trong mỗi khâu tác nghiệp phải có sự phát hiện rủi ro tiềm tàng gây ra rủi ro
tín dụng, để đánh giá, lƣợng hoá nhằm chủ động xử lý. Thực tế hoạt động của
các NHTM hiện đại đều có một hệ thống tập trung quản lý rủi ro hoạt động
ngân hàng, thay vì chỉ chú trọng quản trị riêng lẻ một loại rủi ro nào đó.
1.1.4. Nguyên nhân rủi ro tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại
Quản trị rủi ro tín dụng cần xác định những nguyên nhân cụ thể, chính
xác nguyên nhân gây ra rủi ro để có biện pháp hạn chế. Có rất nhiều nguyên
nhân gây ra rủi ro tín dụng, trong đó đƣợc chia ra làm ba loại sau:
12
1.1.4.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Thứ nhất: Do yếu tố con người
Con ngƣời ở đây chính là nhân viên ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín
dụng. Trình độ, phẩm chất cũng nhƣ đạo đức của cán bộ tín dụng ảnh hƣởng
rất lớn tới chất lƣợng của khoản vay, hay nói cách khác trình độ và đạo đức
của cán bộ tín dụng kém sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng. Trình độ của cán bộ tín
dụng kém hoặc cán bộ tín dụng có trình độ nhƣng cố tình làm sai vì một lý do
nào đó đƣợc thể hiện qua các khâu nhƣ:
Khâu thẩm định trƣớc khi cho vay: việc thu thập thông tin không
đầy đủ, xử lý thông tin kém dẫn đến nhận định sai lầm về đạo đức của ngƣời
đi vay (đối với cá nhân), đạo đức của chủ doanh nghiệp (đối với cho vay công
ty), tính khả thi của phƣơng án kinh doanh sẽ dẫn đến cho vay sai mục đích
hay sử dụng vốn vay không hiệu quả dẫn đến rủi ro tín dụng.
Khâu giải ngân: giải ngân không có chứng từ, giải ngân bằng tiền
mặt sẽ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Ngoài ra,
việc không hoàn thành các thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm
tài sản trƣớc giải ngân sẽ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng tài sản đó
đem thế chấp cho ngân hàng khác để vay vốn.
Khâu kiểm tra sau cho vay: buông lỏng trong khâu giám sát khách
hàng, không duy trì mối quan hệ thƣờng xuyên với khách hàng sẽ dẫn đến
tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, quay vòng vốn của ngân
hàng hay không kịp thời phát hiện các khoản nợ có dấu hiệu không có khả
năng thanh toán để tìm cách tháo gỡ. Thậm chí đến khi hết hạn cũng không
đốc thúc thƣờng xuyên dẫn đến tình trạng khách hàng dây dƣa không trả nợ.
Bên cạnh đó có nhiều dự án trung dài hạn có quy mô lớn, phức tạp.
Việc thẩm định cần các cán bộ tín dụng có chuyên môn cao, am hiểu về pháp
luật, thị trƣờng, định giá tài sản thế chấp (đặc biệt là các tài sản nhƣ tàu, máy
13
móc hiện đại). Cán bộ tín dụng do trình độ có hạn, không thể thẩm định,
không có khả năng theo dõi các khoản tín dụng đã cấp sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng.
Ngoài ra còn phải kể đến vấn đề cán bộ tín dụng bị khách hàng mua
chuộc, sẵn sàng giúp khách hàng vay đƣợc tiền trong khi biết là sai quy trình
của ngân hàng.
Thứ hai: do chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng là chính sách trong đó quy định rõ:
Vai trò trách nhiệm của từng bộ phận nhƣ: bộ phận giao dịch khách
hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận kiểm tra xét duyệt...
Các loại khách hàng và đối tác gồm: khách hàng công ty, khách
hàng cá nhân, các ngân hàng khác...
Sản phẩm tín dụng và các sản phẩm có độ rủi ro cao: sản phẩm của
ngân hàng gồm cho vay tiêu dùng, cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho
vay dài hạn. Các loại sản phẩm có độ rủi ro cao nhƣ: hạn mức không có thời
hạn cụ thể, các dạng cho vay liên tục, cho vay đảo nợ với lãi suất quá khứ.
Tuỳ từng mức độ rủi ro của sản phẩm mà quy định mức giá bán của sản phẩm
đó (lãi suất).
Quy trình tín dụng: là các bƣớc để có thể cấp tín dụng cho một
khách hàng. Bao gồm các khâu: thu thập hồ sơ, thẩm định khoản vay, quyết
định cho vay, các cấp phê duyệt, giải ngân, theo dõi và giám sát sau giải ngân,
thu hồi khoản vay.
Các quy định về tài sản thế chấp: quy định tài sản nào đƣợc phép
dùng là tài sản thế chấp tại ngân hàng (cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản,
động sản...) và tỷ lệ mức cho vay tối đa tƣơng ứng với từng loại tài sản thế
chấp, cầm cố.
Các quy định về giám sát và kiểm soát sau khi cho vay nhƣ quản lý
các hoạt động hàng ngày của khách hàng, liên lạc với khách hàng, kiểm tra
định kỳ tài sản thế chấp.
14
Chính sách tín dụng khoa học là chính sách đƣợc đề ra dựa trên mục
tiêu, chiến lƣợc của ngân hàng, quy chế cho vay của NHNN. Chính sách tín
dụng chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tất cả các nhân viên ngân
hàng, thống nhất là làm thế nào để cho ngân hàng đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận
cao nhất và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng nhất. Chính sách tín dụng không
rõ ràng cũng nhƣ không phù hợp với mục tiêu, chiến lƣợc của ngân hàng sẽ
dẫn đến rủi ro tín dụng.
Thứ ba: Kiểm soát nội bộ của NHTM chưa phát huy đúng tác dụng
Hệ thống kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng, quyết định sự thành
bại của một ngân hàng. Để hệ thống kiểm soát nội bộ đạt đƣợc mục tiêu mà
ngân hàng đề ra, đặc biệt là quản lý rủi ro thì phải đảm bảo các yếu tố sau:
Tạo đƣợc văn hoá quản lý rủi ro tại ngân hàng: văn hoá quản lý rủi
ro đƣợc hiểu là tất cả mọi thành viên ngân hàng đều nhận biết đƣợc rủi ro
tiềm ẩn tại bộ phận hoạt động của mình, có sự phân cấp phân quyền trong
công việc để đảm bảo công việc đạt đƣợc hiệu quả cao, tránh rủi ro khi để
một ngƣời thực hiện nhiều nghiệp vụ... Hiện nay, tại các NHTM Việt Nam,
hầu nhƣ chƣa có sự phân tách độc lập giữa bộ phận bán hàng (là những ngƣời
đi tiếp thị khách hàng, tiếp xúc và đàm phán với khách hàng), bộ phận quản
trị rủi ro (những ngƣời thực hiện các công việc nhƣ thẩm định, phân tích tình
hình thị trƣờng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, định giá tài
sản thế chấp, cầm cố...) và bộ phận tác nghiệp (giải ngân, theo dõi, giám sát
khoản vay, thu hồi nợ).
Xác định đƣợc mục tiêu của ngân hàng và các rủi ro tiềm ẩn để có
các biện pháp đánh giá nhằm quản lý rủi ro. Một trong những biện pháp là
xây dựng chính sách, quy trình đảm bảo thực hiện đƣợc kế hoạch đồng thời
giảm thiểu đƣợc rủi ro. Ngoài ra, để quản trị rủi ro một cách hiệu quả nhất,
các ngân hàng cần phải xây dựng đƣợc mô hình lƣợng hoá rủi ro, đƣa ra giới
hạn tối đa cho một khách hàng, một ngành, một lĩnh vực nào đó.
15
Hệ thống thông tin hiện đại để có thể đảm bảo các thông tin một
cách đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất. Nếu thông tin nghèo nàn thì việc so
sánh các chỉ tiêu trong cùng một ngành cũng nhƣ thông tin về tình hình tài
chính của cá nhân, doanh nghiệp đến vay ngân hàng là rất khó khăn. Điều này
là nguyên nhân dẫn đến nhận định sai lầm về khách hàng của cán bộ tín dụng,
gây ra rủi ro tín dụng.
Phải có bộ phận độc lập kiểm tra lại hoạt động kiểm soát ngân hàng
nhƣ bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng hay kiểm toán độc lập. Hiện
nay, nhiều ngân hàng chƣa tách bạch đƣợc bộ phận kiểm soát nội bộ và kiểm
toán nội bộ, vẫn chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc. Điều này sẽ dẫn đến
tình trạng kiểm soát nội bộ có thể vẫn làm theo sự điều khiển của Ban điều
hành ngân hàng, không hạn chế đƣợc rủi ro. Ngoài ra, bộ phận kiểm soát nội
bộ hiện nay hầu nhƣ chỉ phát hiện đƣợc rủi ro sau khi nó đã xảy ra rồi chứ
chƣa có biện pháp để ngăn ngừa, đề phòng rủi ro.
Thứ tư: ngân hàng chạy theo doanh thu
Trong thời kỳ tăng trƣởng nhƣ hiện nay, các ngân hàng ồ ạt tăng vốn
điều lệ. Điều đó đồng nghĩa với các chỉ tiêu về huy động, cho vay và lợi
nhuận là rất lớn, buộc các bộ phận của ngân hàng chạy theo doanh thu, do đó
một phần nới lỏng các quy định chặt chẽ của ngân hàng, dẫn đến rủi ro tín
dụng.
1.1.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Thứ nhất: khả năng quản lý, tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch
Do cạnh tranh trong cùng ngành: sự biến động và sức ép cạnh tranh
ngày càng cao, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay làm cho các doanh
nghiệp không có khả năng thích ứng kịp thời, dẫn đến kinh doanh thua lỗ, mất
khả năng thanh toán. Nếu không kịp thời tìm cách tháo gỡ, nợ có vấn đề sẽ trở
thành nợ quá hạn.
16
Hoạt động kinh doanh của khách hàng vẫn bình thƣờng, nhƣng bản
thân khách hàng bị một hoặc một số doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn quá
mức, dẫn tới việc mất khả năng thanh toán hoặc thậm chí phá sản.
Một số doanh nghiệp vốn tự có ít, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn
bên ngoài, nguồn vốn ngân hàng. Trong trƣờng hợp không huy động đƣợc
vốn hoặc huy động vốn bên ngoài với lãi suất cao sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tƣ nhiều lĩnh vực vƣợt quá
khả năng quản lý: khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy
mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tƣ vào tài sản vật chất chứ ít
doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy
giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh
doanh phình ra quá to so với tƣ duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá
sản của các phƣơng án kinh doanh đầy khả thi.
Thứ hai: sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ vay
Khách hàng sử dụng sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho
nguồn trả nợ trở nên bấp bênh, dẫn đến việc thanh toán gốc và lãi đúng hạn
rất khó xảy ra. Ngoài ra, còn có những trƣờng hợp khách hàng có tiền để
thanh toán cho ngân hàng nhƣng cố tình không thanh toán, sử dụng vốn để
quay vòng vào mục đích khác, rủi ro tín dụng xuất hiện.
1.1.4.3. Nguyên nhân khác
Nhóm nguyên nhân bất khả kháng:
Điều kiện tự nhiên: khi khách hàng của ngân hàng gặp phải sự biến
động bất thƣờng của tự nhiên nhƣ động đất, núi lửa, bão lũ... sẽ gây thiệt hại
cho các nghành sản xuất và dịch vụ, dẫn tới khách hàng bị mất vốn và tài sản,
gặp khó khăn trong kinh doanh, gây ra rủi ro tín dụng.
Môi trƣờng kinh tế: nền kinh tế có tính chu kỳ: tăng trƣởng, phát
triển, bão hoà, suy thoái. Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, quá trình sản
17
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi, khả năng trả nợ
ngân hàng là bảo đảm. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế bị suy thoái thì sức mua của
ngƣời dân giảm sút, tỷ lệ lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, đầu tƣ giảm sút,
khả năng sản xuất phát triển kinh doanh hầu nhƣ không có. Tất cả những điều
đó tác động xấu đến khả năng thu hồi vốn tín dụng ngân hàng. Không chỉ giới
hạn trong môi trƣờng kinh tế của một quốc gia mà các biến động về kinh tế tài
chính trên thế giới đều có sự tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Môi trƣờng pháp lý: hệ thống các văn bản pháp luật hiện nay chồng
chéo đã dẫn đến khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng.
Kẻ xấu lợi dụng khe hở luật pháp để lách luật, gây rủi ro cho doanh nghiệp và
cả ngân hàng. Ngoài ra, sự thay đổi về cơ chế, chính sách cũng có thể đặt
doanh nghiệp vào những tình huống khó khăn, kéo theo hoạt động tín dụng
của ngân hàng có nguy cơ thiệt hại. Ví dụ: khi nhà nƣớc thực hiện các chính
sách kinh tế vĩ mô thu hẹp chi tiêu của nền kinh tế nhƣ tăng các loại thuế đầu
vào, đầu ra trong thời kỳ các doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất dẫn đến
tình trạng là các doanh nghiệp phải tính toán lại giá cả, chi phí... gây thiệt hại
cho các doanh nghiệp, từ đó gián tiếp ảnh hƣởng tới ngân hàng.
Các nguyên nhân khác:
Vai trò quản lý của NHNN còn hạn chế: Hiện nay, việc giám sát,
thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động ngân hàng còn thiếu kiên quyết,
không dứt điểm, do vậy chƣa phát huy đƣợc tác dụng trong quá trình kiểm
soát rủi ro.
Do cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM với nhau về các
loại kỳ hạn và lãi suất cho vay.
Tóm lại, tất cả các nguyên nhân trên đều có thể dẫn đến rủi ro tín dụng.
Đứng trên giác độ ngân hàng, các nguyên nhân từ phía ngân hàng thì ngân
hàng có thể khắc phục để hạn chế rủi ro. Các nguyên nhân về phía khách hàng
18
thì để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng phải luôn dự đoán gắt gao, phân tích đánh
giá tìm biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Nguyên nhân bất khả kháng và nguyên
nhân khác thì ngân hàng phải luôn có dự phòng bù đắp rủi ro để có thể hạn
chế, giảm thiểu, từ đó bình ổn hoạt động của ngân hàng.
1.2.
Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm
Hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động tiền nhàn rỗi từ những
chủ thể thừa vốn để cho những ngƣời thiếu vốn vay với mục đích thu hồi
đƣợc tiền gốc và lãi cho vay vào một thời điểm nhất định trong tƣơng lai. Tuy
nhiên, cùng với thời gian, hoạt động cho vay của ngân hàng chứa đựng nhiều
rủi ro khiến ngân hàng không thể thu hồi gốc và lãi đúng hạn.
Bên cạnh đó, rủi ro và lợi nhuận là 2 mặt của một vấn đề, muốn có lợi
nhuận phải chấp nhận rủi ro, nếu không chấp nhận rủi ro sẽ không bao giờ thu
đƣợc lợi nhuận. Do đó, không phải có hay không có rủi ro, mà việc nâng cao
chất lƣợng quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc cả
trên lý thuyết và thực tiễn. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối
đa hoá lợi nhuận và duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể
chấp nhận đƣợc.
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro tín dụng một cách
khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa
và giảm thiểu những tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro
tín dụng.
1.2.2. Những nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng
Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng:
Chiến lƣợc quản trị rủi ro của ngân hàng là hệ thống các quan điểm, các
mục đích và mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng
một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của NHTM nhằm đạt đƣợc các mục
đích, mục tiêu đặt ra trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng.
19
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng biến động phức tạp, một chiến
lƣợc quản trị rõ ràng, chính xác trong dự báo đảm bảo cho bản thân các ngân
hàng có thể linh hoạt trong phòng ngừa và xử lý rủi ro có thể xảy ra. Nó góp
phần định hƣớng cho các hoạt động tín dụng trong tƣơng lai nhằm đảm bảo
mục tiêu an toàn và lợi nhuận cao. Chiến lƣợc này có thời hạn trong thời gian
dài, nó quyết định đến sự tồn tại của cả ngân hàng, là điều kiện tiên quyết
trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
Chiến lƣợc quản trị rủi ro tín dụng hợp lý phải xây dựng trên những căn
cứ:
Một là, nguồn vốn của ngân hàng bao gồm cả vốn huy động, và vốn
chủ sở hữu. Dựa vào quy mô nguồn vốn, ngân hàng có thể lựa chọn kỳ hạn
đầu tƣ, loại hình cho vay phù hợp.
Thứ hai, các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc, điều này ảnh
hƣởng đến nhu cầu tín dụng của thị trƣờng. Do đó, ngân hàng cần phải có sự
phù hợp thống nhất đối với các điều chỉnh vĩ mô của Chính phủ.
Thứ ba, các quy định của cơ quan quản lý, với các chính sách, văn
bản pháp quy đã đƣợc ban hành, các ngân hàng phát triển theo hƣớng chủ
động kinh doanh và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm trƣớc những hoạt động của
mình.
Thứ tư, thị trƣờng mục tiêu của ngân hàng, nguồn lực vật chất và
trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức là nhân tố tác động đến khả
năng hoạt động của ngân hàng trên những khu vực thị trƣờng nhất định.
Chính những nhân tố này sẽ phát huy lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị
trƣờng.
Thứ năm, căn cứ vào những phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động
kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, đây là những phân tích
20
mang tính chất kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội, điển hình là những phân
tích dự báo về tình hình tài chính tiền tệ nhƣ lãi suất, lạm phát...
Thứ sáu, căn cứ vào hệ thống các nguyên tắc quản trị rủi ro cụ thể:
chiến lƣợc quản trị rủi ro phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển và chính sách
tín dụng của ngân hàng trên cơ sở tuân thủ các quy tắc tín dụng đề ra.
Ngân hàng cần có một bộ phận quản trị rủi ro tín dụng riêng, hoạt động
độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong ngân hàng, đảm bảo sự độc lập
của nhà quản trị rủi ro trong việc nhìn nhận các rủi ro riêng của từng bộ phận
kinh doanh cũng nhƣ toàn cảnh rủi ro của ngân hàng.
Xây dựng chiến lƣợc quản trị rủi ro trên cơ sở ngân hàng thực hiện
phân cấp, phân quyền hợp lý, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích và
trách nhiệm trên cơ sở thực hiện toàn bộ danh mục cho vay cũng nhƣ đối với
từng khoản vay riêng lẻ. Xây dựng chiến lƣợc quản trị rủi ro phải đƣợc đặt
trong mối quan hệ với các loại rủi ro khác, phải đƣợc thực hiện đồng thời các
công việc nhƣ xác định, định lƣợng, giám sát và quản trị rủi ro tín dụng cũng
nhƣ thực hiện dự phòng rủi ro đủ để bù đắp tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.
Xây dựng và tổ chức bộ máy điều hành:
Để đƣa các chiến lƣợc, chính sách đề ra vào thực tế, ngân hàng phải
xây dựng một cơ cấu tổ chức hiệu quả trên các nguyên tắc đảm bảo sự minh
bạch, công khai, có xác định rõ vai trò và trách nhiệm trong cơ cấu và phân
tách nhiệm vụ trong triển khai hoạt động.
Sự minh bạch và công khai: các chính sách đƣa ra phải đƣợc cụ thể
hoá thành các văn bản rõ ràng và phổ biến cho tất cả các cán bộ thực thi.
Trong đó, phải nêu rõ chức năng, nghĩa vụ, quyền hạn của các cán bộ thực
hiện. Những quy định, quy trình tác nghiệp phải tuân thủ và hƣớng tới chiến
lƣợc phát triển tín dụng của Ban điều hành đã đề ra.
21
Xác định vai trò và trách nhiệm: xác định rõ ràng đảm bảo những
quyết định quan trọng liên quan đến các chiến lƣợc tín dụng, tính điểm tín
dụng và quản trị rủi ro tín dụng đƣợc đƣa ra bởi một tập thể có kinh nghiệm
và kiến thức phù hợp. Ngoài ra, việc xác định rõ trách nhiệm sẽ đảm bảo các
công việc đƣợc thực thi một cách tốt nhất và có thể kiểm soát đƣợc.
Việc phân tách nhiệm vụ: phân tách một cách hợp lý sẽ giảm thiểu
khả năng xảy ra các lỗi không thể phát hiện hoặc có sự không tuân thủ các
quy định đã đề ra. Việc này có thể đƣợc tiến hành bằng cách phân chia công
việc cho các nhân viên khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của quá trình
tín dụng cùng với tiến hành kiểm tra độc lập. Một quy trình tốt cần đảm bảo
việc phân tích tín dụng, giám sát tín dụng và kiểm tra tín dụng phải đƣợc phân
chia một cách độc lập theo sự phân nhiệm và tránh xung đột quyền lợi.
Nói chung, không có một mô hình, cơ cấu quản trị rủi ro nào đƣợc coi là
hoàn hảo. Vấn đề là ngân hàng lựa chọn xây dựng cơ cấu nhƣ thế nào để phù
hợp với đặc thù riêng của ngân hàng.
Quy trình quản trị rủi ro
Một quy trình quản trị rủi ro có 4 yếu tố: nhận diện và phân loại rủi ro,
định lƣợng rủi ro, quản lý rủi ro, giám sát rủi ro.
Nhận diện và phân loại rủi ro:
Để có một chƣơng trình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả thì bƣớc đầu
tiên là phải nhận biết và xác định đƣợc các loại rủi ro mà TCTD có thể gặp
phải thông qua phân tích đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ và các quy trình
hoạt động. Cơ sở để xác định rủi ro tín dụng hiệu quả là việc xác định rủi ro
hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong tƣơng lai. Sự phát triển ngày càng đa dạng của
các sản phẩm dịch vụ, công nghệ, thị trƣờng làm phát sinh nhiều loại rủi ro.
Trong phạm vi khả năng cho phép, ngân hàng không thể nhận diện đƣợc tất
cả các rủi ro. Tuy nhiên, ngân hàng cần phải nhận diện đƣợc những loại rủi ro
mang tính ảnh hƣởng trọng yếu tới hoạt động kinh doanh.
22
Nhận diện rủi ro bao gồm các bƣớc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi
trƣờng hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng,
nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo đƣợc những nguyên nhân tiềm ẩn có thể
gây ra rủi ro tín dụng.
Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập đƣợc bảng kê tất cả các dạng
rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phƣơng pháp: lập bảng nghiên
cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều
tra các hồ sơ đã có vấn đề. Kết quả phân tích sẽ cho ra những dấu hiệu, biểu
hiện, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu
hiệu để quản trị rủi ro hiệu quả.
Định lượng rủi ro:
Sau khi nhận định đƣợc các rủi ro, ngân hàng cần xem xét cụ thể hóa
dƣới những chỉ tiêu định lƣợng giúp Ban điều hành xác định đƣợc rủi ro cần
đƣợc ƣu tiên theo dõi và kiểm soát.
Trong bƣớc định lƣợng rủi ro, thông tin về thành phần và chất lƣợng tín
dụng là yếu tố quan trọng cho phép ngân hàng đánh giá đƣợc liệu ngân hàng
đã đáp ứng đƣợc chiến lƣợc rủi ro đã đề ra hay chƣa.
Rủi ro tín dụng có thể đƣợc định lƣợng bằng nhiều phƣơng pháp:
- Xác định hạn mức tín dụng cho từng khách hàng vay cụ thể: hạn mức
tín dụng cho khách hàng thể hiện sự định lƣợng rủi ro tín dụng tối đa mà ngân
hàng có thể sẵn sàng chấp nhận. Hạn mức tín dụng thƣờng đƣợc thiết lập theo
tổng thể bao gồm tất cả các rủi ro mà ngân hàng có đối với một khách hàng,
bao gồm rủi ro nội và ngoại bảng. Để hạn chế rủi ro tiềm tàng, nên đƣa ra hạn
mức tín dụng thấp với những khách hàng mà trƣớc đó ngân hàng chƣa có
quan hệ tín dụng và cần xem xét lại hạn mức trong thời gian thiết lập quan hệ
tín dụng dựa trên những kinh nghiệm và những thay đổi về đánh giá rủi ro.
- Áp dụng phương pháp chấm điểm rủi ro tín dụng: đây là một biện
pháp tƣơng đối khoa học khi định lƣợng rủi ro, không chỉ hỗ trợ cho quá trình
23
ra quyết định cấp vốn mà còn sử dụng để theo dõi khách hàng. Chấm điểm tín
dụng sử dụng các phƣơng pháp định lƣợng về tình hình hoạt động và đặc tính
của các khoản tín dụng trong quá khứ để dự đoán hoạt động tín dụng có
những đặc tính tƣơng tự trong tƣơng lai.
Bên cạnh việc đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản vay qua tình hình tài
chính và phi tài chính của khách hàng, việc đánh giá tài sản đảm bảo cũng cần
phải thực hiện tách biệt với một số tiêu chí nhất định. Tƣơng ứng tại mỗi tiêu
chí đánh giá có những khoảng điểm chuẩn để cán bộ đánh giá lựa chọn và cho
điểm. Sau khi cho điểm với từng tiêu chí theo bảng điểm lập sẵn, kết quả số
điểm nhân với trọng số để xác định tổng số điểm. So sánh tổng số điểm mà
các cán bộ đánh giá với thang điểm xếp hạng chuẩn, ngân hàng sẽ có sự đánh
giá tƣơng đối tổng quan về khách hàng vay.
Sự kết hợp giữa thang điểm rủi ro tín dụng và đánh giá tài sản đảm bảo
sẽ đƣợc kết hợp để đƣa ra quyết định cuối cùng của ngân hàng về mức độ rủi
ro của khoản vay.
Ngoài việc sử dụng cách xếp hạng trên trong giai đoạn ra quyết định
cấp vốn, trong khi theo dõi và quản lý tín dụng, bộ phận kiểm tra, giám sát tín
dụng có thể sử dụng hệ thống tính điểm để đánh giá mức độ rủi ro và xếp
nhóm đối với khách hàng vay. Thông qua hệ thống này, ngân hàng có thể xem
xét xếp loại khách hàng không chỉ tại thời điểm cấp tín dụng mà còn cập nhật
trong trƣờng hợp khách hàng có tình hình khả quan hơn hay xấu đi. Cán bộ
tín dụng phải có khả năng nhận biết đƣợc sớm và giải thích những dấu hiệu
giảm sút tín dụng để đƣa ra những cảnh bảo kịp thời.
- Lập dự phòng rủi ro tín dụng cho mục đích báo cáo tài chính: Lập dự
phòng thể hiện việc ngân hàng ƣớc tính tổn thất tín dụng trên tổng số dƣ nợ
cho vay hiện thời. Đây là tổn thất ƣớc tính dựa trên đánh giá một hay kết hợp
nhiều nhân tố rủi ro. Để có sự đánh giá chính xác, ngân hàng cũng cần phải áp
24
dụng một hệ thống xếp hạng nội bộ thích hợp. Về cơ bản hệ thống xếp hạng
có sự thống nhất với các tiêu chí đánh giá tính điểm tín dụng để xếp các
khoản vay vào nhóm rủi ro thích hợp.
Tóm lại, việc áp dụng phƣơng pháp định lƣợng rủi ro nhƣ thế nào tùy
thuộc vào khả năng, điều kiện cụ thể của từng ngân hàng. Trong mọi trƣờng
hợp, một yếu tố quan trọng để ngân hàng vận hành hiệu quả mô hình là phải xây
dựng hệ thống thông tin quản lý có tính ứng dụng cao và cập nhật thƣờng xuyên.
Quản lý rủi ro tín dụng:
Đây là bƣớc thể hiện rõ ràng nhất chiến lƣợc, tƣ tƣởng của ngân hàng
về quản trị rủi ro tín dụng. Bằng cách xây dựng một hệ thống các biện pháp,
công cụ quản lý tín dụng đƣợc văn bản hóa trong chính sách tín dụng, ngân
hàng đã cụ thể hóa các quan điểm, chiến lƣợc quản trị rủi ro vào các bƣớc tác
nghiệp cụ thể mà việc thực hiện đầy đủ các quy định trong chính sách sẽ hạn
chế tối đa rủi ro phát sinh.
Hoạt động cho vay trong ngân hàng luôn là một quá trình ra quyết định
và bao gồm rất nhiều vấn đề có thể phát sinh. Chính sách tín dụng đƣợc thiết
lập để đƣa ra những nguyên tắc chung nhằm áp dụng hƣớng dẫn trong từng
trƣờng hợp cụ thể. Chính sách tín dụng bằng văn bản là một nền tảng để quản
trị rủi ro tín dụng hiệu quả. Chính sách tín dụng đặt ra mục tiêu, tham số định
hƣớng tác nghiệp cho các phòng ban, bộ phận liên quan đến nghiệp vụ và
quản trị danh mục đầu tƣ. Chính sách tín dụng đƣợc xây dựng một cách khoa
học, thống nhất sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng,
tránh đƣợc các rủi ro trong kinh doanh. Việc xác định trƣớc về chính sách sẽ
góp phần làm giảm bớt sự thay đổi, đơn giản hóa và tiến hành nhanh các quá
trình ra quyết định.
Một chính sách tín dụng hoàn chỉnh sẽ củng cố sự nhất quán trong triết
lý cho vay và kinh doanh qua từng thời kỳ của ngân hàng cho dù có những
thay đổi về mặt quản lý và nhân sự. Bên cạnh đó, một chính sách tín dụng
25
hoàn chỉnh sẽ góp phần giảm thiểu những điểm không rõ ràng liên quan đến
việc cho vay, từ đó tăng cƣờng sự minh bạch trong các hoạt động và đảm bảo
sự khách quan trong việc đánh giá các cơ hội kinh doanh mới.
Một chính sách tín dụng phải đảm bảo sự kết hợp những nguyên tắc tín
dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trƣờng kinh tế.
Ngân hàng luôn phải thích ứng với môi trƣờng kinh tế biến đổi liên tục. Do
đó, để đạt hiệu quả tốt nhất, các chính sách tín dụng đã phê duyệt phải đƣợc
phổ biến kịp thời và đƣợc thực hiện bởi tất cả các cấp của ngân hàng theo
những quy trình thích hợp và phải đƣợc điều chỉnh định kỳ trong trƣờng hợp
tình hình thực tế có thay đổi. Mức độ phức tạp và phạm vi các chính sách phải
phù hợp với quy mô và tính chất các hoạt động của ngân hàng.
Nhìn chung, các chính sách và quy trình thực hiện cần đạt đƣợc những
mục tiêu sau:
- Duy trì tiêu chuẩn cấp tín dụng phù hợp: bao gồm những tiêu chuẩn đối
với danh mục tín dụng và với từng loại, nhóm khách hàng, sản phẩm thích hợp.
- Giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng: bao gồm rất nhiều vấn đề nhƣ
phân cấp thẩm quyền ra quyết định trong quá trình cho vay, những thủ tục, hồ
sơ tài liệu cần thiết, các chính sách về lãi suất, thời hạn cho vay, phân tích xử
lý những khoản cho vay có vấn đề...
- Đánh giá chính xác những cơ hội kinh doanh mới: phân tích về các
ngành, lĩnh vực có tiềm năng...
- Xác định và giải quyết những vấn đề tín dụng phát sinh: những quy
định, hƣớng dẫn cụ thể về các trƣờng hợp đặc biệt có thể phát sinh trong quá
trình cho vay.
Giám sát rủi ro tín dụng:
Theo dõi giám sát rủi ro tín dụng là việc thực hiện đầy đủ các hệ thống,
các thủ tục kiểm soát, nhờ đó Ban điều hành có thể theo dõi đƣợc mức độ rủi
ro của từng lĩnh vực kinh doanh.
26
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến
lƣợc và các chƣơng trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro.
Căn cứ vào mức độ rủi ro đã đƣợc tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và
khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau
nhằm giảm mức độ thiệt hại, có nhiều chọn lựa:
- Không làm gì bằng cách chủ động hay thụ động chấp nhận rủi ro: với
những khoản vay nhỏ thì chi phí cho việc phòng tránh đôi khi còn cao hơn
việc chấp nhận mức thiệt hại. Hoặc với xác suất rủi ro quá cao, ngân hàng né
tránh rủi ro bằng cách hạn chế hoặc từ chối cấp tín dụng.
- Với những khoản vay còn lại, khi đó các công cụ phòng chống rủi ro
đặc biệt hữu hiệu để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi
ro cũng nhƣ tổn thất. Các biện pháp bao gồm: ngăn ngừa rủi ro, bán nợ, phân
tán rủi ro và quản lý rủi ro thông qua công cụ phái sinh.
Ngoài ra, việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro là công cụ hỗ trợ
đắc lực cho công tác kiểm soát, quản trị rủi ro. Định kỳ và nội dung báo cáo
đƣợc áp dụng thích hợp cho từng đối tƣợng nhận báo cáo. Nếu báo cáo cho
Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc thì chỉ tập trung vào phần đánh giá
chung, tổng hợp rủi ro và chỉ nêu các rủi ro lớn nhất, các biện pháp, chiến
lƣợc. Định kỳ báo cáo có thể là tuần, tháng, quý. Nếu báo cáo cho lãnh đạo bộ
phận nghiệp vụ thì yêu cầu biểu bảng chi tiết hơn và thƣờng chỉ tập trung vào
một loại rủi ro. Định kỳ báo cáo hằng ngày và báo cáo tức thời.
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại
Hiện nay, công tác quản trị rủi ro đƣợc quan tâm rất nhiều trong hoạt động
ngân hàng tại các nƣớc trên thế giới. Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm quản trị
rủi ro ở một số nƣớc trên thế giới là việc hết sức cấn thiết.
27
1.3.1. Kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức
Một trong những hình thức bảo lãnh đƣợc áp dụng phổ biến và khá
thành công ở CHLB Đức là bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh. Ngân hàng bảo
lãnh ở Đức đƣợc thành lập và hoạt động theo Luật Công ty với chức năng chủ
yếu là bảo lãnh cho các DNVVN vay vốn ngân hàng trong trƣờng hợp các
doanh nghiệp này hoạt động tốt, nhƣng khi vay vốn không đủ tài sản thế chấp
và đề nghị ngân hàng bảo lãnh đứng ra bảo lãnh phần tiền vay thiếu tài sản
thế chấp. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng bảo lãnh là: kinh doanh chứng
khoán có giá, lệ phí 1% giá trị bảo lãnh và hoa hồng bảo lãnh hàng năm. Theo
quy định, khi có rủi ro trong cho vay thì ngân hàng bảo lãnh chịu 80%, ngân
hàng cho vay chịu 20%.
Để đƣợc bảo lãnh, các doanh nghiệp phải gửi toàn bộ hồ sơ xin vay đến
ngân hàng bảo lãnh. Sau khi thẩm định toàn diện dự án vay vốn và khả năng
trả nợ, hiệu quả kinh tế, giá trị tài sản thế chấp… nếu thấy phƣơng án vay vốn
tốt, nhƣng giá trị tài sản thế chấp nhỏ hơn tiền vay thì doanh nghiệp đƣợc
chấp thuận bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh có mối liên hệ chặt chẽ với Bộ Tài
Chính, Bộ Kinh tế để đƣợc hỗ trợ và bảo lãnh lại. Ngoài ra, còn có các đối tác
khác tham gia cấp vốn, tƣ vấn, quan hệ công việc và khách hàng xin bảo lãnh,
đó là ngân hàng tín dụng tái thiết, các NHTM và các quỹ tiết kiệm, các
DNVVN.
Ngân hàng bão lãnh ở CHLB Đức đã hỗ trợ tích cực cho các hoạt động
sản xuất – kinh doanh của các DNVVN, góp phần làm đa dạng hoá thị trƣờng
vốn ở nƣớc này và một vai trò quan trọng đối với hoạt động tín dụng của các
NHTM - đó là giúp các ngân hàng trong việc quản trị rủi ro tín dụng.
1.3.2. Kinh nghiệm của Citibank
Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh đƣợc đánh
giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã
28
tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Những thành công của Citigroup có
sự đóng góp không nhỏ của chính sách quản lý rủi ro của tập đoàn. Chủ tịch
tập đoàn Citigroup – Walter Wriston đã từng nói lên vai trò quan trọng của
hoạt động quản lý rủi ro nhƣ sau: “Toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân
hàng là quản lý rủi ro”.
Trong môi trƣờng hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một
khung quản lý rủi ro tín dụng, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng đƣợc
tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn
thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu
biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín
dụng. Khi những yếu tố này đƣợc hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân
hàng một văn hoá tín dụng hiệu quả.
Mô hình tín dụng thƣơng mại đƣợc tiêu chuẩn hoá và phải trải qua 3
giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện
giao dịch.
Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm:
hình thành chiến lƣợc và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng;
đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này, trách nhiệm của các bộ
phận tham gia đƣợc thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng nhƣ sau:
- Uỷ ban Quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ:
thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tƣ đối với ngân
hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Uỷ ban chính sách tín dụng.
- Uỷ ban Chính sách tín dụng (Credit Policy Committee) thực hiện các
nhiệm vụ: đặt ra hạn mức tínd dụng cùng với Uỷ ban Quản lý; xây dựng chính
sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tƣ và quản lý rủi ro tín dụng.
- Bộ phận quản lý rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập
ra chiến lƣợc kinh doanh; nhận định thị trƣờng mục tiêu và mức chấp nhận rủi
29
ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dƣ nợ rủi ro; theo dõi việc
hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà
đầu tƣ; theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ
khoản vay.
Mục tiêu của quy trình tín dụng hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt
động đạt hiệu quả cao, rủi ro đƣợc giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi
nhuận mục tiêu.
1.3.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của tập đoàn ING
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở từng ngân hàng không hoàn toàn
giống nhau vì nó tuỳ thuộc vào một loạt các yếu tố nhƣ trình độ phát triển,
tính chất hoạt động, các hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo ngân
hàng… Kinh nghiệm quản trị của rủi ro tín dụng của tập đoàn ING, tập đoàn
lớn hoạt động trên toàn cầu về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, hiện đang đƣợc
coi là đơn vị hàng đầu của Châu Âu về hiệu quả quản trị rủi ro nói chung,
trong đó có quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng:
Bộ máy độc lập, quản lý tập trung.
Rạch ròi về thẩm định quyết định tín dụng.
Xây dựng hạn mức tín dụng nội bộ và cho khách hàng.
Lƣợng hoá rủi ro tín dụng, chủ động đối phó.
1.3.4. Bài học đối với Ngân hàng NNPTNT khu vực Hà Nội
Qua kinh nghiệm của một số ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng,
có thể rút ra một số bài học cho các NHTM Việt Nam:
Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo lãnh,
các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cƣờng các biện
pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển
đầy đủ các thị trƣờng.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro độc lập, đảm bảo
tính độc lập giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng với cán bộ quản lý
30
rủi ro, cán bộ rủi ro. Cấp chi nhánh phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro
chuyên trách, đảm bảo chức năng quản lý rủi ro tín dụng phải đƣợc giao cho
một bộ phận hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh của ngân hàng và sẽ
không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro.
Ba là, thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hƣởng tác động đến
năng lực quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lƣợc, mục
tiêu và chính sách quản trị rủi ro.
Bốn là, thƣờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức
để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định
rủi ro tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bƣớc xây dựng đội ngũ
chuyên gia về quản lý rủi ro tín dụng vì theo kinh nghiệm của Citibank thì
không có phƣơng pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế đƣợc
kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn trong quản trị rủi ro.
Năm là, chú trọng hơn nữa đến việc đầu tƣ và nâng cấp hệ thống công
nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lƣờng rủi ro tín
dụng, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập
khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.
31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về rủi ro chủ yếu trong
kinh doanh ngân hàng, phân tích và luận giải những vấn đề về rủi ro tín dụng
trong hoạt động của NHTM và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM và kinh
nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng một số nƣớc trên thế giới, từ đó
rút ra bài học cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Hà
Nội, làm nền tảng cho việc nghiên cứu những vấn đề cụ thể để quản trị rủi ro
tín dụng tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội.
32
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHU VỰC HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Ngân hàng NN&PTNT khu vực Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1988 Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập
theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là
Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Ngày 15/10/1996,
đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Việt Nam ký
quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt
Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là
doanh nghiệp nhà nƣớc hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín
dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam. Ngày 30/01/2011
Thống đốc NHNN đã ký quyết định số 214/QĐ-NHNN chuyển đổi
NHNo&PTNT Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu.
NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng có mạng lƣới phục vụ rộng lớn
nhất gồm trên 2300 chi nhánh lớn nhỏ trên toàn quốc và chi nhánh tại
Campuchia với gần 40.000 cán bộ, viên chức và hiện có 8 công ty trực thuộc.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp
tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất
nƣớc, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiêp - nông thôn, Chủ
tịch nƣớc đã ký quyết định số 226/2003/QĐ/CTN ngày 07/05/2003 phong
tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
2.1.2. Mô hình tổ chức
Về cơ cấu tổ chức, hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam đƣợc tổ chức
thành 4 khối chính là khối ngân hàng, văn phòng đại diện, khối các đơn vị sự
nghiệp và các công ty trực thuộc.
33
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN
KIỂM SOÁT
BAN THƢ KÝ
HĐQT
TỔNG GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN
TRƢỞNG
ỦY BAN QUẢN
LÝ RỦI RO
KIỂM TOÁN
NỘI BỘ
CÁC PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
HỆ THỐNG
KTKSNB
HỆ THỐNG BAN
CHUYÊN MÔN
SỞ GIAO DỊCH
CHI NHÁNH
LOẠI 1, LOẠI 2
VĂN PHÕNG
ĐẠI DIỆN
ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP
C.TY TRỰC
THUỘC
CHI NHÁNH
PHÕNG
GIAO DỊCH
CHI NHÁNH
LOẠI 3
PHÕNG
GIAO DỊCH
34
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam
trong thời gian qua
NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài
sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng.
Tính đến tháng 12/2010, vị thế dẫn đầu của NHNo&PTNT Việt Nam vẫn
đƣợc khẳng định với trên nhiều phƣơng diện thể hiện ở một số chỉ tiêu về tài
sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt
Nam giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: tỷ VND
STT
1
-
Chỉ tiêu
Tổng tài sản
Cho vay khách
hàng
-
Tài sản cố định
2
Tổng nguồn vốn
3
Tiền gửi của
khách hàng
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận trước
thuế
Năm
Năm 2013
Năm 2014
2012
Thực
Thực % tăng Thực % tăng
hiện
hiện
trƣởng
hiện
trƣởng
405.588 485.078
19,6% 535.377
10,4%
290.495 362.857
24,9% 420.477
15,9%
12,7%
5.305
20,4%
405.588 485.078
19,6% 535.377
10,4%
298.448 329.095
10,3% 382.151
16,1%
3.910
4.405
18.737
19.843
5,9%
28.852
45,4%
2.498
2.396
-4,1%
2.423
1,1%
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012,2013,2014
của NHNo&PTNT Việt Nam)
35
Một số kết quả hoạt động kinh doanh đạt đƣợc trong 3 năm của
NHNo&PTNT Việt Nam thể hiện trên một số mặt nhƣ sau:
Quy mô tài sản, nguồn vốn:
Tổng tài sản, nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam đến 31/12/2014
là 535.377 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2013. Trong đó cho vay khách
hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và cũng là hoạt động chính,
mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng; tiền gửi của khách hàng chiếm tỉ
trọng lớn nhất trong các chỉ tiêu về nguồn vốn. Xét về quy mô tổng tài sản và
hệ thống mạng lƣới nhƣ trên thì hiện tại NHNo&PTNT Việt Nam là ngân
hàng lớn nhất trong số các NHTM tại Việt Nam.
Quy mô vốn chủ sở hữu:
Đến 31/12/2014, Vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt 28.852 tỷ đồng,
tăng 45,4% so với năm 2013. Năm 2013 tăng 5,9% so với năm 2012. Vốn chủ
sở hữu chiếm tỷ trọng từ 4,1% đến 5,4% trong tổng nguồn vốn của các năm
2012, 2013, 2014. Đây là tỷ trọng không cao nhƣng thể hiện ngân hàng đang
sử dụng các nguồn vốn huy động khác ở mức độ cao.
Lợi nhuận:
Năm 2014, tổng lợi nhuận trƣớc thuế đạt 2.423 tỷ đồng, tăng 1,1% so
với năm 2013, năm 2013 giảm 4,1% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự
thay đổi này là do năm 2013 là năm khủng hoảng kinh tế rộng khắp trên thế
giới mà ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế.
Ngoài ra, trong năm 2013 NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện 2 đợt giảm
lãi suất cho vay đối với khách hàng theo Nghị quyết 30/2010/NQ-CP của
Chính phủ và văn bản số 167/TB - NHNN của Thống đốc NHNN, tính chung
cả hai đợt giản lãi suất cho vay khách hàng ƣớc gần 4.300 tỷ đồng; mặt khác
kết quả kinh doanh của Công ty Cho thuê tài chính II – một công ty con - thua
lỗ lớn trên 3.000 tỷ đồng đã làm sụt giảm lợi nhuận trên báo cáo hợp nhất của
hệ thống.
36
2.2. Khái quát về NHNo&PTNT trên địa bàn Hà Nội
2.2.1. Hệ thống NHNo&PTNT khu vực Hà Nội
Hệ thống NHNo&PTNT khu vực Hà Nội hiện nay gồm 34 chi nhánh cấp 1
và các phòng giao dịch trực thuộc đƣợc phân bố đều trên khắp các quận huyện.
STT
Chi nhánh
STT
Chi nhánh
1
Sở Giao Dịch
18
Chi nhánh Hùng Vƣơng
2
Chi nhánh Long Biên
19
Chi nhánh Thủ Đô
3
Chi nhánh Hoàng Mai
20
Chi nhánh TP Hà Nội
4
Chi nhánh Hồng Hà
21
Chi nhánh Hoàn Kiếm
5
Chi nhánh Thăng Long
22
Chi nhánh Đống Đa
6
Chi nhánh Trung Yên
23
Chi nhánh Thanh Xuân
7
Chi nhánh Hà Thành
24
Chi nhánh Tây Hồ
8
Chi nhánh Tràng An
25
Chi nhánh Cầu Giấy
9
Chi nhánh Láng Hạ
26
Chi nhánh Tam Trinh
10
Chi nhánh Bách Khoa
27
Chi nhánh Hà Tây
11
Chi nhánh Mỹ Đình
28
Chi nhánh TX Sơn Tây
12
Chi nhánh Đông Hà Nội
29
Chi nhánh Mê Linh
13
Chi nhánh Bắc Hà Nội
30
Chi nhánh Từ Liêm
14
Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
31
Chi nhánh Gia Lâm
15
Chi nhánh Nam Hà Nội
32
Chi nhánh Đông Anh
16
Chi nhánh Tây Đô
33
Chi nhánh Sóc Sơn
17
Chi nhánh Tây Hà Nội
34
Chi nhánh Thanh Trì
37
Tổng nguồn vốn khu vực Hà Nội đến 31/12/2014 đạt 154.813 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 32,60% tổng nguồn vốn. Tổng dƣ nợ khu vực Hà nội đến
31/12/2014 đạt 73.332 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,40% tổng dƣ nợ toàn hệ
thống.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, một số chi nhánh có quỹ thu nhập
âm. Nguyên nhân là do: chi nhánh không thu đƣợc lãi đúng kỳ hạn; tỷ lệ nợ
nhóm 1 thấp, dự thu thấp, tỷ lệ thu lãi thực thu thấp. Tuy nhiên, cũng có nhiều
chi nhánh có quỹ thu nhập dƣơng và một số chi nhánh có quỹ thu nhập cao.
Công tác kiểm tra, kiểm soát tại các chi nhánh trên khu vực Hà Nội
luôn đƣợc coi trọng và thực hiện thƣờng xuyên theo đề cƣơng của Trụ sở
chính và đề cƣơng kiểm tra của Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi
nhánh. Qua các đợt kiểm tra, đã phát hiện một số chi nhánh có những sai sót
và chi nhánh đã tiếp thu kiến nghị của các đoàn kiểm tra và kịp thời sửa chữa.
Công tác tuyên truyền quảng cáo, đào tạo đều đƣợc các chi nhánh tại
Hà Nội quan tâm, tập trung đầu tƣ để nâng cao hình ảnh, vị thế của
NHNo&PTNT tại Hà Nội.
2.2.2. Một số kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội
2.2.2.1. Huy động vốn
Khu vực Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nƣớc, đồng thời
là địa bàn giữ vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn của toàn hệ
thống NHNo&PTNT Việt Nam, luôn chiếm tỷ trọng trên 30% tổng nguồn
vốn huy động. Nguồn vốn huy động trong những năm gần đây có nhiều biến
động: năm 2013 tăng mạnh, đạt 161.413 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2012;
năm 2014 nguồn vốn huy động lại giảm 6.600 tỷ đồng (giảm 4%) so với năm
2013.
38
Biểu 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ tại
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: tỷ VND
160
135.883
140
120
100
134.707
99.999
80
60
40
20
25.530
16.090
20.106
0
Năm 2012
Năm 2013
Nội tệ
Năm 2014
Ngoại tệ
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)
Năm 2014, nguồn vốn giảm là do những tác động của tình hình kinh tế
thế giới, giá cả các mặt hàng chủ yếu tăng cao, thị trƣờng tài chính - tiền tệ ngân hàng biến động phức tạp, đã làm ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, của doanh nghiệp và đời sống ngƣời dân trên địa
bàn Hà Nội.
Mức lạm phát tăng cao cùng các biện pháp kiềm chế lạm phát của Nhà
nƣớc, cộng với sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng để đảm bảo nguồn
vốn đã đẩy lãi suất huy động lên cao. Nhƣng lãi suất huy động của
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội không tăng mạnh bằng các NHTM cổ phần
trên cùng địa bàn, dẫn đến sự dịch chuyển khá lớn nguồn vốn sang các
NHTM khác, đặc biệt là NHTM cổ phần.
Tuy nhiên, các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội đã thƣờng xuyên bám sát
diễn biến lãi suất của các TCTD khác để điều chỉnh lãi suất huy động kịp thời
phù hợp với thị trƣờng, triển khai đồng bộ nhiều sản phẩm huy động vốn, tích
39
cực tuyên truyền quảng cáo tiếp thị, tặng quà khuyến mại cho khách hàng khi
gửi tiền, triển khai nhiều tiện ích hỗ trợ huy động vốn, giao chỉ tiêu huy động
và mức khen thƣởng cho các phòng. Từ đó, hạn chế đƣợc tình trạng khách
hàng rút tiền gửi sang ngân hàng khác và thu hút thêm khách hàng mới.
Cơ cấu vốn theo kỳ hạn:
Diễn biến tăng trƣởng nguồn vốn ở các kỳ hạn diễn biến tăng trƣởng khá
tốt trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2013 tăng nhanh so với năm 2012.
Nguồn vốn ngắn hạn tăng nhanh qua các năm, đặc biệt tăng nhanh năm
2013 với 92% so với năm 2012, chủ yếu do nguồn vốn có kỳ hạn dƣới 12
tháng năm 2013 tăng 135% so với năm 2012.
Nguồn vốn trung dài hạn năm 2013 tăng 1,7% so với năm 2012 nhƣng
năm 2014 lại giảm 10,8% so với năm 2013. Cơ cấu nguồn vốn năm 2014 có
sự dịch chuyển theo chiều hƣớng giảm nguồn vốn trung dài hạn là do nguyên
nhân: các khách hàng chuyển sang gửi kỳ hạn ngắn hạn để hƣởng lãi suất cao
hơn hoặc để chờ đợi sự thay đổi lãi suất mới.
Biểu 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: tỷ VND
80.000
70.000
60.000
50.000
40.000
30.000
20.000
10.000
0.000
69.545
68.359
53.697
38.171
62.067
54.378
38.367
24.894
22.836
2012
2013
2014
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)
40
Năm 2014, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 40% nguồn
vốn, tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng 35% nguồn vốn, tiền gửi
không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 25% nguồn vốn, từ đó góp phần duy trì tính ổn
định trong cơ cấu nguồn vốn.
2.2.2.2. Cho vay
Tình hình tăng trƣởng tín dụng tại Hà Nội phát triển khá nhanh qua các năm:
năm 2013 tăng 36% so với năm 2012, năm 2014 tăng 18% so với năm 2013.
Biểu 2.3: Cơ cấu dƣ nợ theo loại tiền tệ tại
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: tỷ VND
70
58.468
60
49.690
50
40
35.988
30
20
10
12.293
9.438
14.864
0
Năm 2012
Năm 2013
Nội tệ
Năm 2014
Ngoại tệ
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)
Năm 2014, khu vực Hà Nội tăng trƣởng tín dụng chậm lại là do nhiều
lý do:
Thứ nhất: khu vực Hà nội là thị trƣờng trọng điểm về thu hút tiền
gửi để hỗ trợ cho toàn hệ thống, đặc biệt để tài trợ vốn cho khu vực Nông
nghiệp nông thôn – là thị trƣờng truyền thống của NHNo&PTNT.
41
Thứ hai: do lạm phát tăng cao và áp lực thắt chặt tiền tệ của NHNN,
nên các ngân hàng bƣớc vào cuộc đua lãi suất, đẩy lãi suất huy động lên cao,
tƣơng ứng lãi suất cho vay tăng mạnh, làm giảm nhu cầu vay vốn của khách
hàng, đặc biệt cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân, hoặc các dự án kinh doanh
mà khách hàng chƣa cân đối đƣợc thu nhập khi lãi suất tăng cao.
Cơ cấu dư nợ:
Dƣ nợ ngắn hạn và trung hạn tăng qua các năm. Năm 2013 so với năm
2012: dƣ nợ ngắn hạn tăng 5.395 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 19%), dƣ nợ trung dài
hạn tăng 11.162 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 64%). Năm 2014 so với năm 2013: dƣ
nợ ngắn hạn tăng 9.976 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 30%), dƣ nợ trung dài hạn tăng
1.373 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 5%).
Biểu 2.4: Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian của
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: tỷ VND
50.000
43.245
40.000
33.269
30.000
20.000
27.874
28.714
30.087
17.552
10.000
0.000
2012
2013
Dƣ nợ ngắn hạn
2014
Dƣ nợ dài hạn
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)
42
Năm 2014, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội đã
tập trung đầu tƣ vào những mục tiêu trọng điểm sau:
Thực hiện, chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ theo hƣớng đầu tƣ có chọn
lọc, tập trung thu hồi nợ xấu, nợ đến hạn để quay vòng vốn, ƣu tiên cho nông
nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ, các
doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu bán ngoại tệ bán cho NHNo&PTNT
Việt Nam.
Thực hiện hạn chế cho vay đầu tƣ vào lĩnh vực bất động sản, chỉ
giải ngân đối với những dự án dở dang, các dự án đã cam kết bằng hợp đồng
tín dụng hoặc các dự án có tính khả thi cao. Gắn cho vay với huy động vốn và
phát triển các dịch vụ ngân hàng.
Đề xuất nhiều giải pháp xử lý dần nợ xấu nhƣ kiểm soát chặt chẽ
các khoản cho vay doanh nghiệp đối với chi nhánh có nợ xấu >5%.
Qua tình hình huy động vốn và cho vay tại các chi nhánh trên địa bàn Hà
Nội ta có bảng số liệu nguồn vốn và dƣ nợ nhƣ sau:
Bảng 2.2: Số liệu nguồn vốn và dƣ nợ NHNo&PTNT khu vực Hà Nội
giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: tỷ VND
STT
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
I
Nguồn vốn huy động
116.089
161.413
154.813
1
Ngắn hạn
47.730
91.868
92.745
2
Trung dài hạn
68.359
69.545
62.067
II
Tổng dƣ nợ
45.426
61.983
73.332
1
Ngắn hạn
27.874
33.269
43.245
2
Trung dài hạn
17.552
28.714
30.087
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)
43
Năm 2014, tổng nguồn vốn huy động giảm 4% so với năm 2013 (nguồn
vốn trung dài hạn giảm 10%) trong khi tổng dƣ nợ năm 2014 lại tăng 18% so
với năm 2013 (dƣ nợ trung dài hạn tăng 5%). Điều đó cho thấy năm 2014 cơ
cấu dƣ nợ không phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, dẫn đến rủi ro thanh khoản
cho các chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội. Nguyên nhân chủ yếu là
do:
- Khu vực Hà Nội còn có chi nhánh vi phạm kế hoạch, trong đó một số
chi nhánh chƣa chủ động cân đối đƣợc nguồn vốn đầu tƣ tín dụng để xảy ra
tình trạng không cân đối đƣợc nguồn vốn, không giải ngân dự án đã cam kết
ảnh hƣởng tới việc cân đối vốn của khu vực cũng nhƣ của toàn ngành.
- Các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội còn nhiều tồn tại sai sót trong việc
chấp hành các quy định, quy trình về cho vay dẫn tới rủi ro và nguy cơ tiềm
ẩn rủi ro trong đầu tƣ tín dụng. Tình trạng xử lý nợ quá hạn để che đậy nợ
xấu, vi phạm trầm trọng đạo đức nghề nghiệp đã và đang diễn ra ở nhiều chi
nhánh. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao, đặc biệt là các tháng đầu năm 2014, chủ yếu là
do chất lƣợng tín dụng của các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội giảm sút. Nợ
xấu của các chi nhánh tại địa bàn Hà Nội tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao
trong toàn hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu cao đã ảnh hƣởng không tốt đến tình hình
tài chính, có nguy cơ suy giảm năng lực tài chính và uy tín của NHNo&PTNT
Việt Nam.
- Có dấu hiệu suy giảm về đạo đức nghề nghiệp của một số Cán bộ đã
vi phạm quy trình nghiệp vụ. Cán bộ lãnh đạo ở một vài chi nhánh vi phạm
trong quản lý điều hành dẫn đến phát sinh các vụ việc vi phạm quy định về
cho vay gây nguy cơ mất vốn và giảm hiệu quả trong hoạt động kinh doanh,
đồng thời gây ảnh hƣởng tới uy tín của NHNo&PTNT Việt Nam.
Do vậy, các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội cần phải có các giải pháp để giảm
thiểu rủi ro tín dụng.
44
2.3. Hoạt động tín dụng NHNo&PTNT khu vực Hà Nội
2.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội
Tổng dƣ nợ cho vay tại khu vực Hà Nội tăng đều qua các năm. Năm
2012 dƣ nợ cho vay là 23.590 tỷ đồng. Năm 2013 so với năm 2012 dƣ nợ cho
vay tăng 11.244 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 48%); năm 2014 so với năm 2013 dƣ
nợ cho vay tăng 12.754 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 37%).
Bảng 2.3: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay của
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: tỷ VND
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Tổng dư nợ
45.426
61.983
73.332
Dƣ nợ cho vay
23.591
34.835
47.589
% Dƣ nợ cho vay
52%
56%
65%
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo cho vay doanh nghiệp của
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)
Dƣ nợ cho vay của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội luôn chiếm tỷ trọng cao,
từ 52% năm 2010 đến 65% năm 2014, tập trung chủ yếu các ngành thƣơng
mại, dịch vụ, công nghiệp. Có nhiều lý do:
Thứ nhất, Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nƣớc, đồng thời khối
lƣợng DNVVN tập trung tại Hà Nội rất lớn.
Thứ hai, hội nhập thành công cần một sự chuyển biến về chất, trong
đó sự thay đổi về cơ cấu thu nhập đóng vai trò quan trọng, tạo cơ hội đầu tƣ
vừa tạo thị trƣờng dịch vụ đa dạng, giảm chi phí kinh doanh trên một đơn vị
thu nhập.
45
Thứ ba, đƣờng lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng, Chính
phủ phấn đấu đƣa nƣớc ta thành một nƣớc công nghiệp sẽ thúc đẩy nhanh
việc chuyển đổi trong nông nghiệp, nông thôn. Thông qua tích tụ, tập trung
các hộ cá nhân sẽ đƣợc thay thế bởi những cơ sở sản xuất tập trung
Thứ tư, sự cạnh tranh giữa các NHTM cũng sẽ thúc đẩy việc mở
rộng thị phần, đa dạng thị trƣờng đầu tƣ, dịch vụ, đa dạng quan hệ khách hàng
nhằm hạn chế rủi ro, tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu.
Dư nợ cho vay theo ngành nghề:
Tỷ trọng thƣơng mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng chiếm vị trí áp
đảo (chiếm 85% tổng dƣ nợ cho vay). Cơ cấu theo ngành nghề hoàn toàn phù
hợp điều kiện và định hƣớng phát triển kinh tế của Hà Nội.
Biểu 2.5: Tỷ trọng cho vay theo ngành kinh tế năm 2014
6%
9%
37 %
48 %
Nông nghiệp
Ngành khác
Thương mại, dịch vụ
Công nghiệp, xây dựng
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo cho vay doanh nghiệp của
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)
2.3.2. Hoạt động tín dụng NHNo&PTNT khu vực Hà Nội
2.3.2.1. Tình hình nợ xấu và phân loại nợ
Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội đƣợc thực hiện theo Quyết định số
46
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN
ngày 25/4/2007 (sửa đổi bổ sung Quyết định số 493) của Thống đốc NHNN
Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng;
Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 của Hội đồng quản trị
về quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ
thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Bảng 2.4: Tình hình phân loại nợ tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội giai
đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: tỷ VND
31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014
Chỉ tiêu
- Tổng dƣ nợ
23.591
34.835
47.589
+ Nợ đủ tiêu chuẩn – Nhóm 1
18.659
25.567
35.523
+ Nợ cần chú ý – Nhóm 2
4.231
7.882
10.105
+ Nợ dƣới tiêu chuẩn - Nhóm 3
245
548
697
+ Nợ nghi ngờ - Nhóm 4
267
286
455
+ Nợ có khả năng mất vốn - Nhóm 5
189
552
809
Tổng dư nợ xấu
701
1.386
1.961
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ
2,97%
3,98%
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh
4,12%
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)
Trong cơ cấu phân loại nợ thì tỷ lệ nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2 chiếm trên
95% tổng dƣ nợ tại các năm, còn lại là nợ từ nhóm 3 trở xuống.
Mặc dù, tỷ lệ nợ xấu có diễn biến theo chiều hƣớng xấu, tăng dần theo
các năm. Nhƣng tỷ lệ nợ xấu của đối tƣợng khách hàng vẫn duy trì dƣới mức
quy định 5%.
Về cơ cấu của từng nhóm nợ trong tổng dƣ nợ xấu cũng có sự khác biệt
qua các năm. Năm 2014 thì dƣ nợ nhóm 5 lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong
47
tổng dƣ nợ xấu. Trong năm 2014, nhiều tập đoàn, công ty lớn, công ty đa
quốc gia đã phá sản, môi trƣờng kinh doanh còn nhiều khó khăn, do đó cần có
sự theo dõi, quản lý chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu để tránh dẫn đến khả năng mất vốn.
Biểu 2.6: Cơ cấu từng nhóm nợ trong tổng nợ xấu tại NHNo&PTNT khu
vực Hà Nội giai đoạn 2012 - 2014
100%
27%
39%
80%
42%
60%
38%
Nhóm 5
21%
23%
40%
20%
Nhóm 4
Nhóm 3
35%
40%
35%
0%
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội)
2.3.2.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu:
Nguyên nhân khách quan:
- Nền kinh tế bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng, nguồn vốn của ngân hàng gặp nhiều khó
khăn. Lãi suất huy động tăng mạnh, tƣơng ứng ngân hàng phải tăng lãi suất
cho vay để đảm bảo thu chi. Do đó, ảnh hƣởng đến những dự án mà các
doanh nghiệp đang triển khai, cũng nhƣ những dự án mới khó có thể đạt đƣợc
tỷ suất lợi nhuận cao để đảm bảo trả lãi ngân hàng.
48
- Tình hình kinh tế biến động bất lợi, giá cả nguyên vật liệu tăng nhanh,
ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sản phẩm sản xuất khó tiêu thụ, thị trƣờng xuất khẩu thu hẹp, một số
mặt hàng giảm giá lớn nhƣ sắt thép, vật liệu xây dựng…trong lĩnh vực xuất
khẩu thì nhiều doanh nghiệp không xuất khẩu hoặc xuất khẩu giá thấp nên
thua lỗ nhƣ các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, các doanh nghiệp xuất khẩu
hàng tiêu dùng khác...
Nguyên nhân chủ quan:
- Các khách hàng thƣờng có xu hƣớng sử dụng tiền nhàn rỗi đầu tƣ vào
những thị trƣờng sinh lời nóng nhƣ bất động sản hoặc chứng khoán. Khi những
thị trƣờng này biến động bất lợi thì những khoản đầu tƣ này thua lỗ nghiêm
trọng, ảnh hƣởng đến luồng tiền, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.
- Tồn tại trong quá trình thẩm định, phê duyệt cho vay, giải ngân món
vay nhất là các khoản vay thuộc thẩm quyền của chi nhánh và một số khoản
vay đƣợc nâng quyền phán quyết nhƣ:
+ Chƣa đảm bảo tính pháp lý của dự án đầu tƣ.
+ Chƣa thẩm định kỹ năng lực tài chính, xác định tính khả thi của vốn
tự có tham gia vào dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nhiều doanh nghiệp không đảm bảo tỷ lệ vốn tự có theo quy định.
+ Không chấp hành điều kiện giải ngân của cấp có thẩm quyền phê
duyệt khoản vay.
+ Chƣa bảo đảm về thủ tục bảo đảm tài sản, hồ sơ giải ngân chƣa đầy
đủ, chƣa hợp lệ, giải ngân thiếu chứng từ gốc, cho vay chuyển tiền thanh toán
lòng vòng...
+ Chƣa kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay, tình hình
hoạt động của tài sản đảm bảo nhất là tài sản bảo đảm đƣợc hình thành trong
tƣơng lai.
49
+ Định giá tài sản bảo đảm không đúng so với giá thực của tài sản bảo
đảm, thủ tục bảo đảm tiền vay không đảm bảo, cho khách hàng mƣợn tài sản
bảo đảm không thu hồi lại đƣợc…
- Với màng lƣới và quy mô tín dụng lớn, hệ thống kiểm tra, kiểm soát
chƣa thực sự phát huy hiệu quả, vai trò kiểm tra, kiểm soát của Trụ sở chính
còn hạn chế, tính kiểm soát, giám sát trong mỗi nghiệp vụ phát sinh tại chi
nhánh còn nhiều bất cập. Việc kiểm tra nghiêm cán bộ vi phạm qua kiểm tra,
thanh tra nên các sai sót vẫn tái phạm, tính kỷ luật trong việc chấp hành chế
độ tín dụng chƣa cao.
- Trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của một số lãnh
đạo chi nhánh còn thiếu chặt chẽ. Lãnh đạo chi nhánh không thực hiện kiểm
tra thực tế tại khách hàng và tài sản bảo đảm. Có trƣờng hợp vì che dấu tồn
tại, giảm nợ xấu…nên đã vi phạm các qui định về cho vay, thực hiện cho vay
đảo nợ trong một nhóm khách hàng.
- Công tác quản trị và đo lƣờng rủi ro của ngân hàng không tốt, đánh giá
khá lạc quan về nền kinh tế cũng nhƣ phƣơng án kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT khu
vực Hà Nội
2.4.1. Quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội
2.4.1.1. Chính sách tín dụng
Một chính sách tín dụng đƣợc quy hoạch tốt phù hợp quy luật khách
quan là điều kiện tiên quyết để quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chính
sách tín dụng phải thể hiện quan điểm và chiến lƣợc của ngân hàng, trên cơ sở
quy chế cho vay của NHNN là kim chỉ nam cho hoạt động của tất cả nhân
viên, lãnh đạo trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách tín
dụng càng đặc biệt quan trọng bởi các ngân hàng phải thích ứng với sự phức
tạp về môi trƣờng kinh doanh đầy mới mẻ, đối mặt với nhiều thách thức.
50
Để đảm bảo đƣa hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam phát
triển theo đúng định hƣớng, đạt đƣợc mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trƣởng
bền vững và kiểm soát đƣợc rủi ro cũng nhƣ tiến đến thông lệ quốc tế,
NHNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng chính sách tín dụng với những nội
dụng cơ bản sau:
Sản phẩm tín dụng: bao gồm toàn bộ các hình thức cấp tín dụng cho
mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà pháp luật nƣớc
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không cấm.
Một số lĩnh vực đầu tƣ chủ yếu: tập trung vốn trƣớc hết cho phát
triển nông nghiệp và nông thôn, phát triển cácdoanh nghiệp sử dụng nhiều lao
động để thúc đẩy sản xuất, bƣu chính viễn thông, giao thông vận tải, du lịch
và các khu công nghiệp trọng điểm.
Chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng: lựa chọn khách
hàng theo các yêu cầu: có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, thể nhân theo luật định,
có tình hình tài chính lành mạnh...các khách hàng chiến lƣợc, khách hàng có
chất lƣợng tốt đƣợc NHNo&PTNT Việt Nam xếp hạng theo hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ đƣợc hƣởng các chính sách khách hàng của
NHNo&PTNT Việt Nam, tùy mức xếp hạng mà khách hàng sẽ đƣợc hƣởng
những ƣu đãi hơn về các điều kiện về cấp tín dụng, nhằm mục tiêu không
ngừng mở rộng và phát triển đối với đối tƣợng khách hàng này
2.4.1.2. Về cơ cấu, mô hình quản trị rủi ro
Hiện tại, so với một số NHTM khác, NHNo&PTNT Việt Nam chƣa
xây dựng đƣợc bộ máy quản trị rủi ro tín dụng thực sự trong hệ thống. Không
có bộ phận quản lý rủi ro riêng biệt và độc lập tại từng chi nhánh. Mô hình
quản trị rủi ro tín dụng đƣợc lồng ghép chung trong mô hình quản trị rủi ro
chung của ngân hàng theo cơ cấu nhƣ sau:
51
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT Việt Nam
HỘI ĐỒNG QUẢN TRI ̣
BAN THƢ KÝ
BAN KIỂM SOÁT
HĐQT
HĐQT
TỔNG GIÁM ĐỐC
Ban Tín du ̣ng
Ban KHTH
Trung tâm
PN&XLRR
P.Thông tin và Phòng
ngƣ̀a rủi ro
Treasury
Ban Kiể m tra kiể m
soát nô ̣i bô ̣
P.Tổ ng hơ ̣p và
XLRR
Có thể thấy rằng, hiện nay hoạt động quản trị rủi ro của NHNo&PTNT
Việt Nam thực hiện một cách phân tán, không có chức năng độc lập, cơ cấu
quản trị rủi ro bao gồm:
- Hội đồng quản trị: đề ra chiến lƣợc quản trị rủi ro, xác định mục tiêu
quản trị rủi ro riêng;
- Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro: có chức năng tham mƣu cho
Hội đồng quản trị trong việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ
thống;
- Ban Tín dụng: đề ra các chính sách, quy chế tín dụng, tái thẩm định
các khoản vay vƣợt quyền phán quyết, kiểm tra việc thực hiện sổ tay tín
dụng..;
- Ban Kế hoạch tổng hợp: chịu trách nhiệm quản trị rủi ro về lãi suất,
thanh khoản;
52
- Ban Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: thực hiện quản trị rủi ro hoạt động
- Treasury: thực hiện chức năng quản trị rủi ro ngoại hối;
- Phòng thông tin phòng ngừa rủi ro: tổ chức xây dựng chiến lƣợc
phòng ngừa rủi ro, tổ chức khai thác thông tin lien quan đến hoạt động của hệ
thống trong kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, làm đầu mối
liên hệ với CIC và các cơ quan liên quan khác về công tác phòng ngừa rủi
ro...;
- Phòng Tổng hợp và xử lý rủi ro: dự thảo các cơ chế, quy chế, quy
trình nghiệp vụ về xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của hệ thống, là
đầu mối tiếp nhận hồ sơ của chi nhánh, công ty trực thuộc, là đầu mối làm
việc với các Bộ, ngành hữu quan về việc xử lý rủi ro trong toàn hệ thống.
2.4.1.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Trƣớc khi triển khai hệ thống IPCAS, NHNo&PTNT Việt Nam sử
dụng phƣơng pháp xếp loại nội bộ đối với DNVVN. Hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam giúp cán bộ tín dụng của các chi
nhánh hiểu chính xác nội dung các thông tin tài chính và phi tài chính để từ
đó nhập và lựa chọn các thông tin chuẩn nhằm đƣa ra kết quả xếp hạng khách
hàng đƣợc chính xác phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng nhƣ
làm căn cứ khi xét duyệt cho vay.
Việc điền thông tin tài chính của doanh nghiệp hoàn toàn dựa vào các
báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp. Các thông tin tài chính sẽ đƣợc
đánh giá thông qua một bộ chỉ tiêu gồm 14 chỉ tiêu tài chính (Chi tiết trong
phụ lục 1).
Thông tin phi tài chính sẽ đƣợc sắp xếp thành 5 nhóm chỉ tiêu:
- Khả năng trả nợ từ lƣu chuyển tiền tệ
- Trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ
- Quan hệ với ngân hàng
53
- Các nhân tố bên ngoài
- Các đặc điểm hoạt động khác
Sau khi triển khai hệ thống IPCAS, thì việc đánh giá mức độ rủi ro sử
dụng “Phƣơng pháp xếp loại tín dụng”. Kết quả cho ra 10 mức độ chất lƣợng
khoản vay (Chi tiết trong phụ lục 2).
2.4.1.4. Đo lường rủi ro
Bộ phận kiểm toán nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam hàng năm
cũng đã áp dụng phƣơng pháp chấm điểm rủi ro các chi nhánh, trong các chỉ
tiêu chấm điểm rủi ro có chỉ tiêu về hoạt động tín dụng
NHNo&PTNT Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc hệ thống theo dõi
cảnh báo sớm những rủi ro tín dụng theo từng thời điểm để có thể chỉ đạo
toàn hệ thống nhằm đƣa ra các biện pháp kịp thời ngăn chặn rủi ro tín dụng có
thể bùng phát. Những cảnh báo chƣa đƣợc làm thƣờng xuyên và có hệ thống,
thƣờng khi có dấu hiệu thì mới chỉ đạo thực hiện.
2.4.1.5. Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc thực hiện những biện pháp nhằm duy
trì rủi ro tín dụng ở mức độ kỳ vọng, giảm thiểu tổn thất rủi ro tín dụng và
không để ngân hàng rơi vào tình trạng đổ vỡ. Kiểm soát rủi ro tín dụng giúp
đảm bảo an toàn cho khoản tín dụng đã cấp của ngân hàng, đồng thời theo dõi
đƣợc mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.
NHNo&PTNT Việt Nam quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay
đƣợc tiến hành định kỳ hoặc đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần
tùy theo độ an toàn của khoản vay:
- Mở sổ theo dõi: cán bộ tín dụng mở sổ theo dõi các thông tin của
khoản vay theo hợp đồng tín dụng, bảng theo dõi nợ vay…
- Khai thác phần mềm điện toán: ngoài cách mở sổ theo dõi khoản vay,
cán bộ tín dụng thƣờng xuyên sử dụng phần mềm điện toán để theo dõi, quản
lý khoản vay.
54
- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.
- Kiểm tra, phân tích hiệu quả vốn vay, theo dõi, phân tích tình hình
thực hiện kế hoạch, tình hình tài chính và bảo đảm tín dụng của khách hàng;
đánh giá tiến độ thực hiện phƣơng án, phân tích hiệu quả tình hình tài chính.
- Kiểm tra các biện pháp bảo đảo tiền vay
- Rà soát tín dụng định kỳ, đột xuất.
Ngoài sự kiểm soát của tín dụng còn có sự kiểm soát của Ban Kiểm tra, kiểm
soát nội bộ, Ban Tín dụng doanh nghiệp, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi
ro.
2.4.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh
NHNo&PTNT trên địa bàn Hà Nội
2.4.2.1. Quy trình tín dụng
Theo quy trình tín dụng hiện nay tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội bắt
đầu khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi cán bộ tín
dụng tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng. Đối với khoản vay thì thƣờng giá
trị trong mức phán quyết của chi nhánh, do đó có thể tóm lƣợc các bƣớc sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ tín dụng hƣớng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về
khách hàng, các điều kiện vay vốn và tƣ vấn việc thiết lập hồ sơ vay. Cán bộ
tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ
vay vốn và yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
Bước 2: Báo cáo
Khách hàng đủ hoặc chƣa đầy đủ điều kiện, hồ sơ vay đều đƣợc cán bộ
tín dụng báo cáo lãnh đạo phòng.
Bước 3: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
Sau khi đã nhận đủ hồ sơ, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra hồ sơ
pháp lý của khách hàng; điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng,
55
kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm tiền vay và tiến hành chấm điểm và
xếp loại khách hàng theo quy định hiện hành.
Bước 4: Phê duyệt khoản vay
Trên cơ sở kết quả thẩm định, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định
cho vay trong đó nêu rõ, cụ thể kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá
phƣơng án/dự án đầu tƣ xin vay vốn của khách hàng cũng nhƣ các ý kiến đề
xuất đối với đề nghị của khách hàng. Sau khi hoàn thiện báo cáo thẩm định
cán bộ tín dụng kèm theo hồ sơ vay vốn trình Trƣởng phòng tín dụng.
Bước 5: Ký kết hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy
tờ và tài sản bảo đảm
Khoản vay đƣợc phê duyệt, trên cơ sở nội dung, điều kiện đã đƣợc
duyệt và mẫu hợp đồng, cán bộ tín dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp
đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp và trình Trƣởng phòng tín dụng kiểm
soát.
Cán bộ tín dụng thực hiện công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay,
đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định. Ngay sau khi hợp đồng bảo
đảm tiền vay có hiệu lực, cán bộ tín dụng lập biên bản bàn giao tài sản bảo
đảm và các giấy tờ về tài sản theo nội dung của hợp đồng.
Bước 6: Hồ sơ tín dụng và lưu giữ hồ sơ tín dụng
Cán bộ tín dụng lƣu hồ sơ tín dụng, các biên bản kiểm tra sử dụng vốn
vay và các tài liệu liên quan đến khoản vay.
Bước 7: Giải ngân
Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về
mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân. Cán bộ tín dụng khi xem xét chứng
từ giải ngân, nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình Trƣởng phòng tín dụng. Sau
đó, cán bộ tín dụng nhận chứng từ đã đƣợc lãnh đạo phê duyệt cho vay, nạp
vào máy tính các thông tin dữ liệu khoản vay. Cán bộ trực tiếp quản lý khoản
56
vay sẽ giải ngân cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết và các giấy tờ
chứng minh việc sử dụng tiền vay.
Bước 8: Kiểm tra, giám sát khoản vay
Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng mở sổ theo dõi khoản vay; kiểm tra
sau tình hình sử dụng vốn vay; kiểm tra phân tích hiệu quả vốn vay, tình hình
thực hiện kế hoạch, tình hình tài chính và khả năng trả nợ; kiểm tra các biện
pháp bảo đảm tiền vay và thu hồi nợ gốc lãi, xử lý phát sinh.
Bước 9: Tất toán khoản vay
Khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ tín dụng tiến hành tất toán khoản vay
và ra thông báo xuất ngoại bảng để trả hồ sơ đảm bảo cho khách hàng.
2.4.2.2. Phương pháp nhận diện, phân loại rủi ro
Việc nhận diện rủi ro các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn Hà
Nội chƣa đƣợc thực hiện tập trung từ một đầu mối mà do mỗi chi nhánh tự
thống kê, đánh giá.
Công tác nhận diện và phân loại rủi ro chƣa kịp thời, dẫn đến việc
các công văn chỉ đạo hạn chế tín dụng khi đã phát sinh nợ xấu hoặc tỷ trọng
cho vay khá lớn, gây lúng túng trong công tác điều hành tại các chi nhánh.
2.4.2.3. Công tác đo lường rủi ro
Những năm gần đây NHNo&PTNT khu vực Hà Nội đã quan tâm
chỉ đạo nhiều đến các biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng, cùng với nó là
các giới hạn về rủi ro tín dụng đƣợc quan tâm hơn.
Việc đánh giá phƣơng án vay vốn của doanh nghiệp đa số dựa trên
bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phƣơng án kinh doanh đƣợc
doanh nghiệp cung cấp. Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp không
minh bạch gây ra khó khăn trong việc thẩm định giá. Khi xét duyệt cho vay
việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính chƣa phản ánh đƣợc thực chất tình
hình tài chính của do doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính không
trung thực. Nhiều doanh nghiệp khi vay vốn gửi báo cáo tài chính cho ngân
57
hàng đều có kết quả kinh doanh lãi, trong khi thực chất lại là lỗ. Mà trên thực
tế các cán bộ tín dụng không thể kiểm tra tính khớp đúng của số liệu đƣợc
cung cấp, mặc nhiên thừa nhận những số liệu cung cấp, kể các các báo cáo kế
toán không đầy đủ, rõ ràng, chƣa đƣợc kiểm toán.
2.4.2.4. Công tác kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế rủi ro
Các chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội thực hiện việc kiểm
tra, giám sát khoản vay theo những quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội chủ yếu nhận tài sản thế chấp là bất
động sản, thực tế việc xử lý tài sản loại này gặp nhiều khó khăn, thời gian xử
lý chậm, làm phát sinh nhiều chi phí. NHNo&PTNT khu vực Hà Nội có thể
thỏa thuận để DNVVN tự bán tài sản, tuy nhiên khó khăn là ngƣời vay và
ngƣời thế chấp không phải là một, đôi lúc xảy ra xung đột về quyền lợi, dẫn
đến kéo dài thời gian xử lý. Có thể thấy rằng việc thanh lý tài sản để thu hồi
vốn của một số chi nhánh khu vực Hà Nội nhiều lúc cũng không thuận lợi.
Trong trƣờng hợp NHNo&PTNT khu vực Hà Nội khởi kiện để thu
hồi nợ cũng gặp nhiều trở ngại về thời gian, thủ tục, chi phí phát sinh. Do
NHNo&PTNT Việt Nam chƣa có công ty xử lý nợ, nên nếu việc thỏa thuận
không thành thì phải tiến hành khởi kiện. Công tác khởi kiện từ khi nộp đơn
đến khi bán qua đƣợc trung tâm đấu giá có thể kéo dài hơn 2 năm, đồng thời
mất chi phí tòa án, nhân sự để quản lý việc kiện tụng...gây nhiều tốn kém cho
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội.
2.4.2.5. Công tác báo cáo thống kê
Hiện nay, NHNo&PTNT khu vực Hà Nội đã có chƣơng trình xếp
loại khoản vay hàng ngày.
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội đã có cơ sở dữ liệu tập trung trên hệ
thống IPCAS (phần mềm hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do
World Bank tài trợ).
58
2.5. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT khu
vực Hà Nội
2.5.1. Kết quả đạt đƣợc
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT trên
địa bàn Hà Nội trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả khả quan.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói
riêng, trong thời gian qua đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trên nhiều
mặt. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm từ 80 đến 90% tổng thu nhập hàng
năm của các chi nhánh. Tuy nhiên, việc tăng trƣởng mạnh về tín dụng tại các
chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội không hề đi đôi với sự buông lỏng
quản lý. Có thể nói, chính những nỗ lực trong quản lý hoạt động kinh doanh
ngân hàng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng đã tạo nên những
thành công cho các chi nhánh trên địa bàn. Bên cạnh sự tăng trƣởng nhanh về
tín dụng thì công tác quản trị rủi ro cũng ngày càng hoàn thiện và góp phần
tạo nên kết quả kinh doanh tốt cho các chi nhánh. Có thể khái quát những kết
quả đạt đƣợc trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian qua trên
một số khía cạnh sau:
Ban hành kịp thời hệ thống các văn bản hướng dẫn, quy trình
nghiệp vụ tín dụng, và tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống
Trên cơ sở các văn bản quy định chung của Nhà nƣớc về hoạt động tín
dụng, NHNo&PTNT Việt Nam thông qua việc ban hành các văn bản hƣớng
dẫn về nghiệp vụ cho vay, bổ sung, sửa đổi những nội dung còn chƣa phù hợp
và bất cập trong quá trình áp dụng vào thực tiễn để quản lý tốt hơn hoạt động
tín dụng: Quyết định số 72/QĐ-HĐQT ngày 31/3/2002 về quy chế cho vay tại
NHNo&PTNT Việt Nam, Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT về quy chế đảm
bảo tiền vay, Quyết định số 1476/QĐ-TD ngày 29/5/2007 về việc hƣớng dẫn
xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, mua nhà ở kinh doanh bất động sản, Quyết
59
định số 2473/NHNo-TDHo ngày 09/8/2007 về hƣớng dẫn cho vay ứng trƣớc
tiền bán chứng khoán, Công văn số 1410/NHNo-TD ngày 23/5/2007 hƣớng
dẫn cho vay ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài,...
Kiểm soát mức dư nợ tín dụng
Tăng trƣởng tín dụng luôn là một mục tiêu và là chỉ tiêu định hƣớng
trong phát triển hoạt động ngân hàng. Hàng năm, căn cứ và kế hoạch tăng
trƣởng tín dụng chung của nền kinh tế theo hƣớng dẫn của NHNN, tình hình
thực hiện của năm hiện hành và dự kiến tình hình phát triển chung của năm kế
tiếp, NHNo&PTNT Việt Nam xây dựng kế hoạch tăng trƣởng tín dụng cho
năm tiếp theo đó. Kế hoạch tăng trƣởng tín dụng đƣợc xây dựng và giao cho
từng chi nhánh trong hệ thống và là một căn cứ để kiểm soát cũng nhƣ đánh
giá kết quả hoạt động tín dụng khi kết thúc năm tài chính. Việc quản lý chặt
chẽ mức tăng trƣởng tín dụng góp phần làm hạn chế những rủi ro phát sinh
trong hoạt động tín dụng, tránh hiện tƣợng tăng trƣởng nóng và vƣợt quá tầm
kiểm soát của ngân hàng.
Từng bước kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu
Trong hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu luôn là chỉ tiêu mà bất cứ một
ngân hàng nào cũng phải quan tâm và kiểm soát để đảm bảo sự an toàn và
lành mạnh của động tín dụng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này, trong
những năm qua, tỷ lệ nợ xấu của các chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Hà
Nội đã đƣợc quản lý ở mức độ nhất định, mặc dù sự biến động qua các năm
có sự thay đổi tăng giảm khác nhau song tỷ lệ này luôn khống chế ở dƣới mức
5% tổng dƣ nợ.
Trích lập được nguồn dự phòng rủi ro và từng bước xử lý các khoản
nợ rủi ro, tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro
Nguồn dự phòng rủi ro đƣợc xem nhƣ là một biện pháp an toàn thực
hiện trƣớc trong hoạt động tín dụng, mặc dù tại thời điểm trích lập dự phòng
rủi ro đối với một món vay có thể chƣa xảy ra rủi ro đối với món vay đó.
60
Xử lý các khoản nợ rủi ro trong các năm qua đã giảm dần và đƣợc thực
hiện một cách chặt chẽ hơn, định kỳ hàng quý tại các chi nhánh trên địa bàn
Hà Nội đã thành lập hội đồng xử lý rủi ro để xem xét, xử lý các khoản nợ rủi
ro theo phân cấp. Với các khoản nợ vƣợt mức phán quyết sẽ trình Hội đồng
xử lý rủi ro cấp Trung ƣơng quyết định.
Kiểm soát chặt chẽ hơn tài sản đảm bảo cho các khoản nợ vay của
khách hàng
So với trƣớc kia, trong những năm gần đây việc đánh giá, kiểm tra,
kiểm soát và quản lý tài sản đảm bảo đƣợc thực hiện tốt hơn và sát thực hơn.
Giá trị tài sản đảm bảo đƣợc đánh giá lại theo định kỳ và có cơ sở, căn cứ xác
thực hơn nhằm đảm bảo sự an toàn đối với các khoản dƣ nợ cho vay khách
hàng. Các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo đƣợc thu thập
và lƣu giữ đầy đủ. Đã thực hiện các biện pháp yêu cầu bổ sung tài sản đảm
bảo trong trƣờng hợp giá trị tài sản đảm bảo đƣợc đánh giá lại không đủ tỷ lệ
theo quy định trên dƣ nợ cho vay.
Trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ đã được
nâng cao
Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là một nhân tố ảnh
hƣởng không nhỏ đến rủi ro tín dụng. Vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn
và giáodục đạo đức nghề nghiệp luôn đƣợc các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội
đặc biệt quan tâm, hàng năm Trung tâm đào tạo của NHNo&PTNT Việt Nam
đã triển khai rất nhiều khóa đào tạo khác nhau, cho từng đối tƣợng khác nhau
nhằm đáp ứng đƣợc đòi hỏi về trình độ cũng nhƣ đạo đức trong hoạt động
ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro do năng lực yếu
kém của cán bộ ngân hàng gây ra.
2.5.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc quản trị rủi ro tín dụng vẫn còn
một số tồn tại nhất định nhƣ sau:
61
Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng chưa được hoàn thiện, hoạt động
riêng biệt và hiệu quả
Qua mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam cho
thấy: với việc quản trị rủi ro phân tán, các chi nhánh phải tự chịu trách nhiệm
về công tác quản trị rủi ro của mình trong các giới hạn hƣớng dẫn của
NHNo&PTNT Việt Nam soạn thảo dựa trên các quy định của NHNN. Chi
nhánh không có bộ phận quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng,
cá nhân không đƣợc phân công rõ ràng trong công tác quản trị rủi ro.
Nguyên tắc của một môi trƣờng tín dụng lành mạnh và theo thông lệ
quốc tế hiện hành yêu cầu phân tách các chức năng, nhiệm vụ nhƣ sau:
Marketing, đề xuất tín dụng, phê duyệt, lập hồ sơ, giải ngân, giám sát và rà
soát, quản lý thu nợ, quản lý nợ có vấn đề. Mặc dù, đã có nhiều chuyển biến
tích cực, song mô hình hiện tại của NHNo&PTNT Việt Nam vẫn thiếu sự
phân tách chức năng nhiệm vụ trong suốt quy trình: đề xuất tín dụng, phân
tích, phê duyệt, giải ngân và quản lý nợ có vấn đề. Một vấn đề nữa là thiếu sự
rà soát độc lập chất lƣợng tín dụng và cảnh báo sớm các khoản nợ dƣới mức
tiêu chuẩn.
Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa thực sự phát huy hiệu quả
Với hệ thống mạng lƣới và quy mô tín dụng rộng lớn cả về số dƣ nợ và
số lƣợng khách hàng, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chƣa thực sự phát
huy hiệu quả, vai trò kiểm tra, kiểm soát của Trụ sở chính còn nhiều hạn chế,
tính kiểm soát, giám sát mỗi nghiệp vụ phát sinh tại chi nhánh còn nhiều bất
cập. Việc kiểm tra mới chủ yếu là phát hiện và nêu các trƣờng hợp sai phạm,
chƣa có quy chế xử lý nghiêm cán bộ vi phạm qua kiểm tra, thanh tra nên các
sai sót vẫn tái phạm, tính kỷ luật trong việc chấp hành chế độ tín dụng chƣa
cao. Một số trƣờng hợp đƣợc kiểm tra nhƣng không phát hiện ra sai phạm.
62
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa được hoàn thiện
Hệ thống xếp hạng nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay đang
đƣợc áp dụng thực hiện đối với khách hàng là doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính
xác thực, khách quan của hệ thống xếp hạng tín dụng chƣa đƣợc kiểm
nghiệm. Công tác kiểm soát xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, nhiều chi nhánh vẫn che dấu nợ xấu.
Chưa ban hành văn bản dành riêng cho từng đối tượng khách hàng
NHNo&PTNT Việt Nam cũng đã định hƣớng từng đối tƣợng khách
hàng, do hiện nay đang tập trung hƣớng đến phát triển ngân hàng bán lẻ. Tuy
nhiên, NHNo&PTNT Việt Nam lại chƣa có quy chế cho vay riêng mà vẫn áp
dụng quy chế chung cho tất cả các khách hàng khác nhau. Hiện nay,
NHNo&PTNT Việt Nam chƣa ban hành văn bản, quy trình nào dành riêng
cho đối tƣợng này, cũng không tạo ra sự phân hóa rõ nét đối với các ngân
hàng khác trên địa bàn về thủ tục, lãi suất, sản phẩm dịch vụ. Trong khi, các
NHTM khác khi họ đã xác định từng đối tƣợng khách hàng cụ thể, thì họ đều
có những gói sản phẩm, hạn mức tín dụng lớn dành riêng cho từng nhóm
khách hàng khách nhau.
Mô hình tổ chức tín dụng tại các chi nhánh chưa có sự độc lập
Qua quy trình cho vay tại các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội cho thấy
cơ cấu tổ chức không có sự độc lập giữa chức năng bán hàng, tác nghiệp và
quản trị rủi ro trong mô hình tổ chức tín dụng. Một cán bộ tín dụng hầu nhƣ
quản lý khoản vay ở mọi khâu. Điều này mang đến lợi ích và tiện lợi cho
khách hàng, khách hàng đƣợc đơn giản trong việc giải trình hồ sơ, hồ sơ của
khách hàng đƣợc giải quyết nhanh chóng. Về phía cán bộ tín dụng thì họ cũng
dễ nắm bắt và hiểu hồ sơ của khách hàng, từ đó giám sát chặt chẽ khoản vay.
Tuy nhiên, điểm bất lợi là quyết định có thể thiếu yếu tố khách quan, thiếu sự
kiểm tra giám sát, thiếu cái nhìn vĩ mô đối với toàn bộ danh mục cho vay. Từ
63
đó, có thể xảy ra những lựa chọn bất lợi do trình độ, đạo đức của cán bộ tín
dụng kém, thiếu thông tin giám sát thƣờng xuyên, chủ quan trong đánh giá.
Kết quả là dễ dẫn đến nảy sinh nợ có vấn đề, ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín
dụng của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội.
Chưa có phương pháp nhận diện và phân loại rủi ro thống nhất
Mỗi chi nhánh có cách thức nhận diện, phân loại rủi ro riêng, dựa
vào kinh nghiệm, tình hình thực tế tại chi nhánh, và không theo chƣơng trình
cụ thể.
Bên cạnh đó, sự yếu kém của hệ thống tin học, thiếu các định nghĩa
chuẩn, khai báo thông tin không hệ thống làm cho bộ phận chịu trách nhiệm
quản trị rủi ro tín dụng không theo dõi kịp thời về mức độ rủi ro tín dụng tại
từng thời điểm.
Công tác đo lường rủi ro chưa đầy đủ, hiệu quả
Bộ phận Kiểm toán nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam hàng năm
đã áp dụng phƣơng pháp chấm điểm rủi ro các chi nhánh. Tuy nhiên, phƣơng
pháp này cũng chỉ phát hiện đƣợc rủi ro sau khi nó đã xảy ra. NHNo&PTNT
Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc hệ thống theo dõi cảnh báo sớm những rủi ro
tín dụng theo từng thời điểm để có thể chỉ đạo toàn hệ thống nhằm đƣa ra các
biện pháp kịp thời ngăn chặn rủi ro tín dụng có thể bùng phát. Những cảnh
báo chƣa đƣợc làm thƣờng xuyên và có hệ thống, mà khi có dấu hiệu thì mới
chỉ đạo thực hiện. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của
NHNo&PTNT Việt Nam chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu và nguyên tắc hoạt
động của kiểm soát nội bộ: “nhận dạng, đo lƣờng, đánh giá kịp thời phát hiện,
ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro”. Một bộ phận chƣa nhận thức đầy
đủ “hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời của các
hoạt động hàng ngày của TCTD”.
Mặc dù hệ thống đo lƣờng các rủi ro tín dụng luôn đƣợc vạch ra kế
hoạch hành động từ Trụ sở chính đến các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam
64
nhƣng kết quả vẫn còn mờ nhạt. Các chỉ đạo và sự hỗ trợ từ Trụ sở chính
cũng nhƣ hành động của chi nhánh để xử lý những sự cố rủi ro tín dụng còn
mang tính chất tình thế, chƣa liên tục, chƣa kiên quyết.
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội chƣa đánh giá đƣợc xác suất rủi ro
hay tổn thất dự kiến do chƣa có công cụ chuyên biệt, chỉ tiêu, số liệu thống kê
đầy đủ hay sử dụng mô hình riêng để đánh giá khoản vay.
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội chƣa đánh giá đƣợc rủi ro danh mục
đầu tƣ, do NHNo&PTNT khu vực Hà Nội chƣa sử dụng một mô hình xác
định rủi ro chuyên biệt nào, cũng nhƣ chƣa có số liệu thống kê đầy đủ về độ
tin cậy, đƣờng phân phối lời lỗ của danh mục đầu tƣ. Đây là thiếu sót quan
trọng, vì việc xác định rủi ro cấp độ danh mục đầu tƣ là tiêu chí mạnh mẽ để
các nhà lãnh đạo của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội có sự phân bổ chỉ tiêu
hợp lý, tránh cho vay những lĩnh vực, ngành nghề có độ rủi ro cao, khả năng
gây tổn thất lớn.
Công tác kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế rủi ro còn những hạn chế
Quy trình kiểm tra quá trình sử dụng vốn không đƣợc chú trọng,
kiểm tra kiểm soát chƣa chặt chẽ.
Một số chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Hà Nội không thực hiện
kiểm tra sau cho vay hoặc không thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm tra quá muộn
sau cho vay, không giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay, nguồn trả
nợ, luồng tiền để thu nợ dẫn đến bị nợ xấu
Công tác báo cáo thống kê còn nhiều bất cập
Số liệu báo cáo không kịp thời, thiếu chính xác làm ảnh hƣởng đến
công tác chỉ đạo điều hành tín dụng.
Chƣa có chƣơng trình báo cáo định kỳ, cụ thể đối với khoản vay.
Các dạng báo cáo tín dụng doanh nghiệp chƣa phân định rõ quy mô kinh
doanh.
65
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội đã có chƣơng trình xếp loại khoản
vay hàng ngày. Tuy nhiên, đây là dạng báo cáo mang tính định lƣợng thời
gian đến hạn/quá hạn chứ chƣa mang tính định tính, dự báo về khả năng tài
chính của doanh nghiệp.
Cơ sở dữ liệu tập trung tên IPCAS, tuy nhiên hệ thống quản lý, khai
thác thông tin phục vụ cho quản lý rủi ro trong toàn ngân hàng đối với tất cả
các lĩnh vực hoạt động kinh doanh còn hạn chế, chƣa mang tính hệ thống, đặc
biệt là rủi ro trong tín dụng.
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội
2.5.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Thứ nhất, sau khi triển khai IPCAS chƣa ban hành hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ: đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới những hạn chế trong
công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Thứ hai, thông tin thu thập không đầy đủ và đồng bộ: việc thu thập
thông tin để quản lý hoạt động tín dụng còn gặp rất nhiều khó khăn và tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Đối với khách hàng thì các thông tin chủ yếu về tình hình tài
chính đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, tuy nhiên,
các báo cáo tài chính mà ngân hàng thu thập đƣợc hầu hết chƣa qua kiểm
toán. Các thông tin thu thập đƣợc từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của
Ngân hàng Nhà nƣớc cũng còn nhiều hạn chế và không đầy đủ theo các yêu
cầu cần thiết.
Ngoài các thông tin từ phía khách hàng còn có các thông tin chung về
môi trƣờng kinh doanh, lĩnh vực, ngành nghề của khách hàng, các thông tin
về giá cả, thị trƣờng,... ở Việt Nam còn chƣa đầy đủ và chính xác để làm căn
cứ cho việc thẩm định cho vay cũng nhƣ đánh giá triển vọng của khách hàng.
Thứ ba, chƣa có bộ máy, quy trình quản trị rủi ro tín dụng thực sự,
trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chƣa đƣợc đề cao: NHNo&PTNT Việt Nam
66
chƣa xây dựng đƣợc quy trình quản trị rủi ro tín dụng thực sự, cũng nhƣ bộ
máy quản trị rủi ro tín dụng hoạt động độc lập và tới từng chi nhánh trong hệ
thống. Việc quản trị rủi ro tín dụng chỉ thể hiện dƣới dạng các văn bản hƣớng
dẫn chung về hoạt động tín dụng. Chƣa có các chiến lƣợc và chính sách quản
trị rủi ro tín dụng cụ thể cho từng thời kì. Còn nhiều bất cập giữa văn bản, chế
độ và thực tế phát sinh làm cho ngƣời thực hiện lúng túng, việc xử lý các vấn
đề phát sinh còn chậm chễ.
Trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của một số lãnh đạo
chi nhánh còn thiếu chặt chẽ. Lãnh đạo chi nhánh không thực hiện kiểm tra
thực tế khách hàng và tài sản đảm bảo. Có trƣờng hợp vì che dấu tồn tại, giảm
nợ xấu nên đã vi phạm quy định về cho vay, thực hiện cho vay đảo nợ trong
một nhóm khách hàng. Cá biệt có một số chi nhánh phân công ngƣời thân làm
công việc liên quan đến phê duyệt khoản vay nên tăng nguy có rủi ro trong
cho vay.
Thứ tư, ở một số chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, việc chấp hành các
hạn mức về cho vay còn chƣa tuân thủ triển để. Việc quản lý vốn vay không
chặt để doanh nghiệp quay vòng vốn, sử dụng vốn sai mục đích.
Thứ năm, việc bám sát doanh nghiệp của các cán bộ tín dụng ở nhiều
chi nhánh trên địa bàn Hà Nội còn nhiều hạn chế (việc giám sát thực địa
khách hàng ít đƣợc thực hiện, tổ chức đánh giá hoạt động kinh doanh, tài
chính của doanh nghiệp chƣa đƣợc làm thƣờng xuyên...), nên không nắm sát
đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh tình hình tài chính của doanh nghiệp, khi
doanh nghiệp gặp khó khăn, xảy ra rủi ro mới phát hiện ra.
Thứ sáu, công tác quản trị rủi ro tín dụng chƣa đƣợc tiến hành một
cách bài bản, nghiêm ngặt. Rủi ro tín dụng chƣa đƣợc xác định, đo lƣờng,
đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ, chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế
và yêu cầu hội nhập.
67
Thứ bảy, mặc dù có triển khai xây dựng chiến lƣợc và chính sách tín
dụng nhƣng thực chất chƣa thực sự quan tâm, chƣa tổ chức nghiên cứu để xây
dựng đƣợc một chính sách tín dụng hiệu quả.
Thứ tám, trình độ một số cán bộ còn hạn chế: trình độ cán bộ còn chƣa
đồng đều, có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Tỷ lệ cán bộ có trình độ trên
đại học dƣới 70%, nhiều cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Đặc biệt
là đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát còn thiếu cả về
số lƣợng và chất lƣợng.
Thứ chín, còn một bộ phận cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức nghề
nghiệp: chính sách đào tạo của NHNo&PTNT Việt Nam là hƣớng đến mục
tiêu xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức giỏi nghiệp vụ, chuẩn mực
trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, chu đáo
và tận tụy phục vụ khách hàng. Đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu
tố quan trọng nhất của một cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, còn một số cán bộ tín
dụng suy thoái về đạo đức, vụ lợi cá nhân nên cố tình vi phạm về quy định về
cho vay, vi phạm pháp luật dẫn đến không thu hồi đƣợc nợ, gây thất thoát
vốn, ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng.
2.5.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh kém
hiệu quả, giá thành sản xuất cao, doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn
vay ngân hàng nên gặp rủi ro cao. Thua lỗ kéo dài dẫn đến việc không hoàn
trả đƣợc các khoản công nợ, nhất là các khoản nợ vay ngân hàng.
Thứ hai, doanh nghiệp cung cấp thông tin không đầy đủ và trung thực
cho ngân hàng: một số doanh nghiệp cố tình cung cấp không chính xác thông
tin về tình hình hoạt động kinh doanh của mình đề làm hồ sơ xin vay vốn.
Đặc biệt là với những doanh nghiệp nhỏ, các thông tin trong hồ sơ xin vay
hoàn toàn do khách hàng lập, việc xác định tính chính xác của các thông tin
68
này không phải dễ dàng và có căn cứ xác đáng. Nhiều trƣờng hợp doanh
nghiệp vay vốn về nhƣng sử dụng không đúng mục đích vay ban đầu, doanh
nghiệp chủ động lập hồ sơ ảo để rút tiền của ngân hàng,…
Tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch gây ra khó khăn
trong việc thẩm định. Do vậy, khi xét duyệt cho vay, việc phân tích, đánh giá
tình hình tài chính của khách hàng chƣa phản ánh thực chất tình hình tài chính
của doanh nghiêp. Nhiều doanh nghiệp khi vay vốn gửi báo cáo tài chính cho
ngân hàng đều có kết quả kinh doanh lãi, tuy nhiên thực chất lại là lỗ. Tất cả
các yếu tố này đều làm tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng trong hoạt động
của ngân hàng.
2.5.3.3. Nguyên nhân khác
Sự biến động của thị trƣờng, thay đổi lãi suất, tỷ giá, ảnh hƣởng của các
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, những khó khăn của các doanh
nghiệp trong kinh doanh khi mất thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, biến động giá
cả thị trƣờng, do sắp xếp lại doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể, phá sản không
còn khả năng trả nợ.
Môi trƣờng pháp lý chƣa đầy đủ, chƣa đồng bộ: nguyên nhân này làm
kìm hãm hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng, chẳng
hạn nhƣ có rất nhiều tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị chuyên dùng chƣa
bắt buộc phải đăng ký sở hữu, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử
dụng đất và tài sản trên đất rất khó khăn... cho nên việc chấp nhận thế chấp
những tài sản đó chỉ mang tính hình thức. Tất cả những bất lợi về pháp lý đó
cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đều gây khó khăn trong công tác quản
trị rủi ro tín dụng đang thực thi tại các chi nhánh. Do vậy, các văn bản pháp lý
liên quan đến hoạt động ngân hàng cần đƣợc bổ sung, chỉnh sửa đồng bộ để
tạo một môi trƣờng pháp lý tốt cho hoạt động của các ngân hàng.
69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2:
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội đã xác định đối tƣợng doanh nghiệp là
khách hàng chủ đạo. Tuy nhiên, NHNo&PTNT khu vực Hà Nội lại chƣa có
định hƣớng quy trình, mô hình quản trị rủi ro tín dụng dành riêng cho đối
tƣợng khách hàng này. Mặt khác, việc tuân thủ quy trình quản trị rủi ro tín
dụng nhƣ theo sổ tay tín dụng cũng chƣa nghiêm túc, chƣa thiết lập đƣợc hệ
thống tiêu chí nhận dạng, đo lƣờng, kiểm soát các loại rủi ro trong tất cả các
lĩnh vực hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT khu vực Hà Nội, đặc biệt là
trong lĩnh vực tín dụng, đây là một trong những nguyên nhân hạn chế khả
năng cảnh báo, phòng ngừa và xử lý rủi ro có thể xảy ra... Tất cả những mặt
hạn chế này đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng của
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội. Chƣơng 3 sẽ trình bày những giải pháp, kiến
nghị để từng bƣớc hoàn thiện quy trình và nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro
tín dụng NHNo&PTNT khu vực Hà Nội.
70
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHU VỰC HÀ NỘI
3.1. Định hƣớng phát triển kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam khu
vực Hà Nội trong thời gian tới
Với phƣơng châm triết lý trong kinh doanh “Mang phồn thịnh đến với
khách hàng”, và với mục tiêu là tiếp tục giữ vững vị trí NHTM hàng đầu Việt
Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trƣờng quốc tế, NHNo&PTNT
Việt Nam đã đƣa ra định hƣớng phát triển đến năm 2015 nhƣ sau:
Giữ vững và củng cố thế chủ đạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn, tập trung đầu tƣ phát triển các phân khúc thị trƣờng đem lại hiệu quả
cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trƣờng đại học, cao đẳng…
Phát triển đủ 39 sản phẩm dịch vụ mới theo dự án Worl Bank trên
nền tảng công nghệ thông tin phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu
cầu hội nhập.
Phát triển thƣơng hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp Agribank,
từng bƣớc đƣa NHNo&PTNT Việt Nam trở thành “lựa chọn số một” đối với
khách hàng hộ sản xuất, DNVVN, kinh tế trang tại, hợp tác xã tại các địa bàn
nông nghiệp và nông thôn và là “ngân hàng chấp nhận đƣợc” đối với khách
hàng lớn, dân cƣ có thu nhập cao tại các khu đô thị, khu công nghiệp.
Lành mạnh hóa tài chính, thông qua việc cải thiện chất lƣợng tài
sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu cao, nâng cao hiệu quả
nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động.
Phấn đấu đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng việc thực hiện
đầy đủ các cam kết về xử lý nợ xấu và có cơ chế tăng vốn điều lệ.
Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện
theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững.
71
Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng
công nghệ ngân hàng, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên
nền tảng của hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nâng cao năng suất lao động. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển nguồn nhân
lực, tăng cƣờng đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự học để nâng cao trình độ
nghiệp vụ của nhân viên, tích cực áp dụng công nghệ thông tin, đào tạo từ xa.
Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân
hàng hiện đại, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Cải tổ công tác tổ chức và điều hành nhằm đƣa NHNo&PTNT Việt
Nam trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu
hàng đầu Việt Nam đóng vai trò chủ đạo chủ lực trên thị trƣờng tài chính
nông thôn.
3.2. Định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam trong
thời gian tới
Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tập trung, thống nhất và độc lập.
Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy trình, thủ tục quản lý
rủi ro phù hợp với chuẩn mực trong khu vực và quốc tế, giúp ngân hàng xác
định, đo lƣờng, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình
kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cho kết
quả phân loại nợ của một khách hàng dựa vào kết quả đánh giá của một thời
kỳ dài về các mặt hoạt động và lịch sử quan hệ của khách hàng với
NHNo&PTNT và các tổ chức tín dụng khác. Theo đó kết quả đánh giá và
phân loại nợ sẽ có độ chính xác cao hơn.
Cải tiến phƣơng pháp đo lƣờng, kiểm soát và hệ thống thông tin
phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công
tác quản trị rủi ro.
72
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống
thông tin ngành và thị trƣờng, bảo đảm tốt cho các yêu cầu:
- Quản lý và cảnh báo rủi ro tín dụng;
- Quản lý và cảnh báo rủi ro tín dụng tiêu dùng và tín dụng thẻ;
- Quản lý hạn mức tín dụng theo ngành và theo từng doanh nghiệp
trong toàn hệ thống;
- Quản lý và đôn đốc thu hồi những khoản nợ đã đƣợc xử lý rủi ro;
- Cung cấp định kỳ những bản phân tích, cảnh báo rủi ro ngành và thị trƣờng;
- Phục vụ các đơn vị thuộc hệ thống NHNo&PTNT khai thác thông tin
tín dụng nội bộ trong hệ thống.
Xây dựng hệ thống phân tích, chấm điểm khách hàng tập trung, làm
cơ sở trƣớc khi đƣa ra quyết định cấp tín dụng.
Tăng cƣờng công tác đào tạo để nâng cao nhân thức, vai trò của
công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng, chú trọng đến những kinh
nghiệm về quản lý rủi ro của những nƣớc tiên tiến và những nƣớc có điều
kiện kinh tế xã hội tƣơng đƣơng Việt Nam.
Tập trung dự báo và quản lý rủi ro đƣợc thiết lập nhƣ một bộ phận
độc lập, đảm bảo các loại rủi ro đƣợc đo lƣờng, giám sát một cách khách
quan, hợp lý và toàn diện.
3.3. Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNPT&NT khu
vực Hà Nội
Dựa vào thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại NHNo&PTNT khu vực Hà Nội mà một số giải pháp cần thiết đƣợc
đặt ra nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng cho NHNo&PTNT khu vực Hà
Nội. Cụ thể các giải pháp đƣợc đề cập dƣới đây:
3.3.1. Xây dựng chiến lƣợc rủi ro tín dụng và hoàn thiện chính sách tín dụng
NHNo&PTNT Việt Nam phải đề ra chiến lƣợc kinh doanh tín dụng
trên cơ sở phân tích tình hình kinh doanh hiện tại, đánh giá rủi ro liên quan
73
đến việc cho vay, cũng nhƣ khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Chiến lƣợc
này phải đƣợc Ban điều hành xem xét hàng năm, phải đƣợc lập kế hoạch xu
hƣớng tổng thể của hoạt động kinh doanh tín dụng.
Để đảm bảo đƣa hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam phát triển
theo đúng định hƣớng, đạt đƣợc mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trƣởng bền
vững và kiểm soát đƣợc rủi ro, cũng nhƣ tiến dần đến thông lệ quốc tế, chính
sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam cần phải hoàn thiện những nội
dung cơ bản sau:
- Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành
trong hoạt động tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt tín dụng từ khâu xét
duyệt tín dụng đến khâu kiểm soát.
- Phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động, quy mô, điều kiện, khả
năng và đặc điểm trong đơn vị, phù hợp vứi năng lực của ngƣời đƣợc phân
cấp, ủy quyền cũng nhƣ năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị đƣợc phân cấp.
- Doanh nghiệp là một trong những đối tƣợng khách hàng chủ lực của
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội. Doanh nghiệp có trình độ quản lý, chế độ tài
chính kế toán còn nhiều khó khăn. Do đó, NHNo&PTNT Việt Nam cần có quy
chế cho vay riêng cho đối tƣợng khách hàng này, và tạo sự phân hóa rõ nét đối
với các ngân hàng khác trên địa bàn về thủ tục, lãi suất, sản phẩm dịch vụ.
3.3.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro
tín dụng
NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng mô hình quản lý tín dụng tập
trung. Việc xây dựng mô hình này sẽ giúp NHNo&PTNT Việt Nam khai thác
thông tin tín dụng đƣợc đầy đủ, kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng từ
Trụ sở chính đồng thời giúp dự báo, phòng ngừa rủi ro từ xa. Đặc biệt, triển
khai một cách đồng bộ hệ thống phần mềm quản trị thông tin ngân hàng và phần
mềm tin học ngân hàng. Từ đó, mới đảm bảo dữ liệu đƣợc quản lý tập trung.
74
Trong mô hình quản lý tín dụng tập trung, Trụ sở chính thực hiện chức
năng quản lý và kiểm soát tín dụng trực tuyến thông qua hệ thống IPCAS.
Đây là một trong những điều kiện cần thiết để NHNo&PTNT Việt Nam thực
hiện tái cấu trúc ngân hàng theo mô hình ngân hàng hai cấp. Cũng theo mô
hình này, việc kiểm soát hạn mức cho vay đối với từng chi nhánh trong hệ
thống cũng đƣợc giải quyết đáng kể bao gồm: hạn mức cho vay theo ngành,
theo lĩnh vực hoạt động, hạn mức cho vay theo từng khách hàng cụ thể. Có
nhƣ vậy mới giảm thiểu đƣợc rủi ro có thể xảy ra khi các chi nhánh
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội hay toàn hệ thống NHNo&PTNT đầu tƣ quá
lớn vào một lĩnh vực sản xuất hay một khách hàng lớn.
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo
của ủy ban Basel thuộc ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) và tuân thủ các
thông lệ quốc tế, bộ máy tổ chức và quản lý rủi ro tín dụng phải đƣợc tách
bạch. Chức năng quản lý rủi ro tín dụng sẽ đƣợc giao cho bộ phận độc lập với
các đơn vị hoạt động kinh doanh của hệ thống NHNo&PTNT và sẽ không
tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro. Thay vào đó, bộ phận này sẽ quản lý và
giám sát rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng.
Để hạn chế tối đa rủi ro do việc không tách bạch các chức năng, nhiệm
vụ của quá trình cấp tín dụng, mô hình tổ chức tín dụng phải đƣợc xây dựng
theo hƣớng:
- Tại Trụ sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với
chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ
ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản
lý rủi ro tín dụng.
- Tại chi nhánh: để hạn chế rủi ro cần thiết có sự độc lập giữa các chức
năng mà một cán bộ tín dụng hiện nay đang thực hiện, phải tách các bộ phận
chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín
dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng…) và chức năng tác
nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).
75
3.3.3. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ theo hƣớng nhất quán
dựa trên các chỉ số tài chính và các nhân tố phi tài chính trung hoàn cảnh thực
tế hiện tại của ngân hàng theo loại hình doanh nghiệp cơ bản khác nhau nhằm
đánh giá các rủi ro liên quan tới khách hàng vay. Xây dựng hệ thống chấm
điểm tín dụng nội bộ sẽ giúp cán bộ tín dụng, ban lãnh đạo ngân hàng có cơ
sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu
khách hàng, xem xét dự án đầu tƣ, đánh giá, phân tích, thẩm định phê duyệt
hay từ chối. Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cũng cho phép lƣợng hóa
rủi ro tín dụng, đƣa ra các cảnh báo sớm và thực hiện trích dự phòng rủi ro tín
dụng dựa trên mức xếp hạng của khách hàng.
Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần phân biệt theo
từng nhóm khách hàng có đặc điểm hoạt động khác nhau nên cần có những
tiêu chí khác nhau. Khi xây dựng bảng điểm cần chú ý các chỉ tiêu tài chính,
lƣu chuyển tiền tệ, quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, tính khả thi của phƣơng
án kinh doanh… các yếu tố bên ngoài nhƣ triển vọng ngành, vị thế cạnh tranh
của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Tỷ trọng của
các chỉ tiêu này là khác nhau. Trong khi các khách hàng là doanh nghiệp Nhà
nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài các chỉ tiêu tài chính là rất
quan trọng, thì các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý và quá trình quan hệ
với ngân hàng lại quan trọng hơn, vì các báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp này không thực sự đáng tin cậy, không phản ảnh thực tế hoạt động của
doanh nghiệp.
3.3.4. Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng
3.3.4.1. Phương pháp nhận diện và phân loại rủi ro thống nhất
Xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến các dấu hiệu của
doanh nghiệp và thị trƣờng. Để nhận biết và ƣớc lƣợng tác động của những
76
dấu hiệu này, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ, nhạy bén và phải quan
tâm theo dõi sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố
cần lƣu ý đã đƣợc nêu trong phần những dấu hiệu của rủi ro tín dụng trong
chƣơng 1.
Cần có công tác dự báo diễn biến nền kinh tế, của từng ngành lĩnh vực
tác động đến ngân hàng, đến doanh nghiệp vay vốn. Từ đó, đƣa ra định
hƣớng, chính sách cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, cấp hạn mức cụ thể
để chủ động phòng tránh rủi ro, tránh những phản ứng quá chậm, gây lúng
túng trong công tác quản trị.
3.3.4.2. Công tác đo lường rủi ro
Xác định những rủi ro hiện tại và tƣơng lai trong các sản phẩm tín
dụng, các kênh tín dụng và hoạt động tín dụng của hệ thống NHNo&PTNT
Việt Nam theo các yếu tố tạo nên rủi ro tín dụng để có giải pháp hạn chế và
giảm thấp rủi ro tín dụng phù hợp.
Đo lƣờng rủi ro là điều mà tất cả những nhà quản lý ngân hàng rất quan
tâm, vì nếu đo lƣờng đƣợc thì việc phòng ngừa trở nên dễ dàng hơn. Đo lƣờng
rủi ro trong hoạt động ngân hàng đƣợc thể hiện trên 2 phƣơng diện:
Một là, đo lƣờng hay xác định số thiệt hại do rủi ro gây ra, phản ánh
hậu quả rủi ro đƣợc xác định khi rủi ro đã xảy ra. Số này có thể là số tuyệt
đối, hoặc số tƣơng đối theo các tiêu thức khác nhau nhƣ giá trị thiệt hại, số lần
bị rủi ro…Sau một thời gian nhất định, các con số phản ánh rủi ro trong kỳ có
thể nhƣ sau:
Tổng giá trị tài sản bị rủi ro kỳ báo cáo = Tổng giá trị tài sản bị thiệt hại rủi ro
mỗi lần trong kỳ
Tổng giá trị tài sản rủi ro trong kỳ x100%
Tổng % tài sản bị rủi ro trong kỳ =
Tổng giá trị các tài sản có sinh lời trong kỳ
77
Đây là 2 công thức xác định tài sản bị rủi ro đã xảy ra. Theo quan điểm
xác suất thống kê, chúng ta có thể lƣợng hóa đƣợc khả năng bị rủi ro của mỗi
loại tài sản có của ngân hàng.
Hai là, đo lƣờng khả năng bị rủi ro (xác suất bị rủi ro) dựa vào công
thức tính toán xác suất của một biến cố ngẫu nhiên theo quan điểm thống kê,
xác định xác suất rủi ro tín dụng ngân hàng nhƣ sau:
Số món cho vay bị rủi ro trong kỳ báo cáo x 100%
P rủi ro =
Tổng số lần cho vay trong kỳ báo cáo
Đồng thời, theo Basel II còn có thể tính xác suất rủi ro dự kiến, hay tổn thất
dự kiến EL (Expected Loss) theo khả năng vỡ nợ LGD (Los Given Default)
theo công thức sau:
EL = Giá trị khoản vay x PD x LGD
Theo các công thức này, nếu mỗi món cho vay coi nhƣ thực hiện một
phép thử và nếu có số liệu thống kê rủi ro đầy đủ, chúng ta có thể xác định
đƣợc một cách tƣơng đối chính xác xác suất bị rủi ro của tổng loại tài sản của
ngân hàng trong từng thời kỳ, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tƣ…
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng dƣới các giác độ:
- Trên cơ sở xác suất rủi ro đã tính toán, ngân hàng có thể xây dựng cơ
cấu lãi suất cho phù hợp đảm bảo kinh doanh có lãi. Bởi vì, lợi nhuận ngân
hàng thu đƣợc trên cơ sở lãi suất cho vay, lãi suất này phải đảm bảo chi trả
phần tiền lãi đi vay, chi phí quản lý ngân hàng, bù đắp đƣợc rủi ro và có lãi.
Đối với mỗi tài sản có của ngân hàng, nếu mức độ rủi ro cao, độ an toàn thấp
thì lãi suất của chúng phải cao hơn.
- Trên cơ sở xác suất rủi ro, ngân hàng có chiến lƣợc quản lý các tài sản
có và tài sản thích hợp, đảm bảo khả năng thanh toán.
78
- Dựa vào xác suất rủi ro của từng loại tài sản có, ngƣời ta xây dựng
các hệ số rủi ro của từng loại tài sản làm cơ sở tính hệ số an toàn vốn của
ngân hàng làm cơ sở để tính phí bảo hiểm cho từng loại tài sản.
3.3.4.3. Kỹ thuật, quy trình thu hồi nợ có vấn đề
Hiện tại, NHNo&PTNT Việt Nam đã có quy trình thu hồi nợ ban hành
theo sổ tay tín dụng, nhƣng việc thực hiện thƣờng không theo quy trình nhất
định. Một phần tâm lý ngƣời Việt thƣờng ngại va chạm với luật pháp, trừ
trƣờng hợp không còn cách giải quyết nào khác, bên cạnh đó còn do quy trình
khởi kiện mất nhiều thời gian, công sức và cả các chi phí kèm theo. Do đó, từ
trƣớc đến nay các khoản nợ có vấn đề thƣờng đƣợc xử lý theo hƣớng thỏa
thuận, để bên bảo lãnh bán tài sản thanh toán cho NHNo&PTNT Việt Nam,
nhƣng điều đó cũng mất nhiều thời gian, làm phát sinh chi phí lãi quá hạn khá
lớn. Khi số lƣợng khoản vay tăng lên, thì NHNo&PTNT Việt Nam cần triển
khai một quy trình xử lý, thu hồi nợ rõ ràng và cần phải tuân thủ chặt chẽ.
Các yếu tố cần quan tâm:
Khi phát sinh nợ có vấn đề, nợ quá hạn, các chi nhánh trong hệ thống
NHNo&PTNT cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng. Nếu do vấn đề khó khăn
thanh khoản tạm thời, có khả năng tiếp tục sản xuất kinh doanh, và đảm bảo
thanh toán cho ngân hàng thì có thể tiến hành gia hạn, cơ cấu nợ, thậm chí
cho vay thêm để cùng khắc phục với doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ thì phải
quản lý chặt chẽ khoản vay. Các chi nhánh NHNo&PTNT mau chóng xem
xét lại tình trạng pháp lý của tài sản, định giá theo giá trị thị trƣờng hiện tại.
Gia hạn cho doanh nghiệp một thời gian ngắn (1-2 tháng) để tự tìm ngƣời
mua tài sản. Nếu không đƣợc, các chi nhánh sẽ tiến hành phát mại xử lý tài
sản đảm bảo để thu hồi nợ. Trƣờng hợp nếu không thu đủ số nợ sau khi đã
phát mai tài sản và doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì chi nhánh có
thể yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
79
Đối với cho vay không có tài sản đảm bảo, thì ngay trong hợp đồng ban
đầu đã ràng buộc rõ các khoản thu chi phải tiến hành qua ngân hàng, nếu
không thanh toán đƣợc thì ngân hàng có quyền phong tỏa và thu hồi từ các
nguồn thu này.
Khởi kiện ra tòa:
Đây là bƣớc cuối cùng trong quy trình thu hồi nợ. Cần thành lập riêng
một ban thu hồi nợ, cũng nhƣ có nhân viên chuyên ngành luật phụ trách mảng
khởi kiện để thực hiện theo đúng luật, bổ sung hồ sơ đầy đủ trƣớc khi khởi
kiện.
Tài trợ nợ:
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội cần nghiên cứu triển khai các kỹ thuật
tài trợ rủi ro nhƣ các công cụ phái sinh tiền tệ. Sử dụng nghiệp vụ này cho
phép các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chuyển rủi ro sang những tổ chức
sẵn sàng chấp nhận rủi ro khác. NHNo&PTNT khu vực Hà Nội cũng nhƣ toàn
hệ thống NHNo&PTNT nên thực hiện nghiệp vụ hợp đồng quyền chọn tín
dụng (Credit Options).
3.3.4.4. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội cần thiết lập một cơ chế kiểm tra, kiểm
soát hoạt động tín dụng của mình một cách có hiệu quả để giám sát sự vận
động của vốn tín dụng từ khi cho vay đến khi thu hồi đƣợc hết nợ từ doanh
nghiệp.
Kết hợp việc kiểm tra kiểm soát nội bộ với việc đào tạo nghiệp vụ kiểm
tra quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp đối với cán bộ làm công tác
tín dụng nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro.
Để góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả đồng vốn tín dụng của
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội, cần phải có một chế độ kiểm tra kiểm soát
chặt chẽ từ khâu xem xét cho vay đến khi doanh nghiệp vay đã hoàn trả hết
80
nợ. Qua kiểm soát chặt chẽ có thể biết đƣợc việc cho vay có đúng mục đích
không. Ngoài ra, qua kiểm tra kiểm soát cũng có thể phát hiện ra các vƣớng
mắc về quy trình nghiệp vụ, từ đó có những nghiên cứu điều chỉnh sao cho
phù hợp với thực tiễn. Việc kiểm tra kiểm soát tín dụng phải đƣợc tiến hành
một cách thƣờng xuyên, rộng khắp.
Mặt khác, ngoài việc tăng cƣờng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ thì
việc giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng. Cụ thể,
nhƣ rà soát và phân tích báo cáo tài chính, việc này cần phải đƣợc tiến hành
thƣờng xuyên. Cán bộ tín dụng cũng phải thƣờng xuyên đi kiểm tra thực tế
doanh nghiệp, để từ đó có thể xác định đƣợc sự tồn tại và tình trạng thực tế
của tài sản bảo đảm, kiểm chứng lại chất lƣợng và tính chính xác của báo cáo
tài chính.
Giám sát tổng thể danh mục tín dụng, phân tích tổng thể danh mục tín
dụng nhằm phát hiện tập trung tín dụng, đánh giá chất lƣợng danh mục tín
dụng. NHNo&PTNT Việt Nam đã giao cho Ban Tín dụng doanh nghiệp, Ban
Kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện nhƣng hầu nhƣ chƣa đem lại hiệu quả
cao.
3.3.4.5. Công tác báo cáo thống kê
NHNo&PTNT khu vực Hà Nội cần triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp
thời các chế độ báo cáo thống kê, báo cáo thông tin tín dụng theo quy định
hiện hành của NHNN, nhằm đảm bảo các thông tin tín dụng của khách hàng
đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, liên tục, đảm bảo khai thác hiệu quả. Từ đó, tạo
điều kiện thuận lợi cho toàn hệ thống NHNo&PTNT trong việc cấp tín dụng
cho các khách hàng. NHNo&PTNT khu vực Hà Nội cần xây dựng chế độ
thông tin báo cáo liên tục, chính xác giữa các bộ phận trong ngân hàng, từ cấp
nhân viên đến lãnh đạo để đánh giá hiệu quả các biện pháp quản trị rủi ro
đang áp dụng, từ đó có biện pháp điều chỉnh nếu cần thiết.
81
3.3.5. Các giải pháp liên quan
3.3.5.1. Giải pháp nhân sự
Đội ngũ cán bộ có vai trò rất quan trọng trong mọi thời kỳ và nó càng
quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Nó quyết định đến sự thành công hay
thất bại của đơn vị. Đối với ngân hàng thì năng lực của đội ngũ cán bộ càng
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hiện nay, tại NHNo&PTNT khu vực Hà
Nội số lƣợng cán bộ tín dụng cũng tƣơng đối nhiều nhƣng năng lực vẫn còn
tồn tại một số hạn chế nhất định. Chính vì vậy, cần có những chính sách nhằm
nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhƣ:
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị,
điều hành:
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, năng lực quản trị điều
hành của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
tạo nên năng lực quản trị, điều hành của NHTM. Đội ngũ cán bộ quản trị,
điều hành mạnh không chỉ đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có
kỷ cƣơng, thống nhất mà còn biết phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi
ngƣời thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị và của cả ngân
hàng, tránh những rủi ro không đáng có trong kinh doanh. Vì vậy, cần không
ngừng bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, hiểu biết về pháp luật
và kiến thức về quản trị rủi ro ngân hàng để bộ máy ngân hàng hoạt động kinh
doanh có hiệu quả.
Sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ nhân viên nghiệp vụ:
Bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trƣờng của mỗi
ngƣời sẽ tránh đƣợc những rủi ro trong kinh doanh. Nâng cao kiến thức về
quản trị nguồn nhân lực đối với cán bộ quản lý và các cấp giúp ngân hàng sử
dụng đúng ngƣời, đúng việc, theo nguyên tắc “căn cứ công việc để bố trí lao
động”, hạn chế rủi ro kinh doanh góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro
ngân hàng.
82
Hạn chế rủi ro đạo đức của cán bộ:
Giải pháp này có tính xuyên suốt hoạt động tín dụng, tức là trƣớc, cả
trong và sau khi cho vay. Để hạn chế rủi ro tín dụng cần nâng cao trách nhiệm
cán bộ làm công tác tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ làm
công tác tín dụng. Nên có chế độ thƣởng phạt rõ ràng do cán bộ luôn đối mặt
với rủi ro, cần phải có chế độ tiền lƣơng đặc biệt để khuyến khích ngƣời làm
công tác tín dụng, tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Thƣờng xuyên
tuyên truyền, phổ biến tƣ tƣởng cho ngƣời làm tín dụng, để mọi ngƣời hiểu và
chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ.
Chuẩn hóa cán bộ tín dụng:
Cán bộ tín dụng có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của
ngân hàng, có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng đem đến rủi ro
cho ngân hàng. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong tín dụng ngay từ khâu tuyển
dụng cán bộ làm tín dụng cần phải chặt chẽ và có một số tiêu chuẩn sau:
- Phải đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trƣờng Đại học có
uy tín;
- Có khả năng ngoại ngữ, tin học, điều kiện cho phục vụ nghiên cứu
các tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong tính toán, thẩm định dự án…
- Có phẩm chất đạo đức: đây là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ
làm công tác tín dụng, quyết định vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh;
- Hiểu biết xã hội và có khả năng giao tiếp: yếu tố giúp cho khách hàng
và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng,
gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm
đƣợc nhiều thông tin về khách hàng phục vụ trong xử lý nghiệp vụ.
3.3.5.2. Hoàn chỉnh hệ thống thông tin
Thông tin trong hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
quản trị rủi ro tín dụng. NHNo&PTNT khu vực Hà Nội cần phải xây dựng hệ
83
thống thông tin phòng ngừa rủi ro, thông tin có tính cảnh báo rủi ro sớm. Để
xây dựng đƣợc hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, các chi nhánh
trên địa bàn Hà Nội cần phải không ngừng đổi mới và hiện đại hóa hệ thống
thu thập, xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị, đảm bảo cho Ban lãnh
đạo có thể tiếp cận đƣợc các nguồn thông tin tin cậy, có hệ thống một cách
nhanh chóng và thuận lợi.
Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định
giúp cho các chi nhánh NHNo&PTNT ra quyết định có đầu tƣ hay không.
Các thông tin từ phía doanh nghiệp cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính
xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do
doanh nghiệp cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin
về mọi vấn đề liên quan đến phƣơng án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt
khác, tổ chức lƣu trữ, thu thập các thông tin về doanh nghiệp, thông tin thị
trƣờng, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm
điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp… dựa trên việc sử dụng các phần
mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác, khách quan hơn về
doanh nghiệp vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho
vay và đầu tƣ. Bao gồm 2 dạng thông tin: thông tin thu thập bên ngoài và
thông tin quản trị trong nội bộ hệ thống NHNo&PTNT.
Thông tin bên ngoài về phía doanh nghiệp và thị trường:
Hiện nay, nguồn thông tin chính thức các chi nhánh NHNo&PTNT chủ
yếu lầy trên CIC. Tuy nhiên, nguồn thông tin CIC không đầy đủ, không thể
hiện hết đƣợc thực trạng tín dụng của doanh nghiệp tại Việt Nam cũng chƣa
có cơ quan nào cung cấp đƣợc thông tin và các chỉ tiêu thống kê phục vụ cho
việc phân tích, đánh giá và xếp loại doanh nghiệp cũng nhƣ khoản vay. Do
đó, cần thu thập thêm các thông tin không chính thức nhƣ uy tín của doanh
nghiệp qua đánh giá của bạn hàng, đối tác, hiệp hội mà doanh nghiệp là thành
84
viên để có cái nhìn toàn diện hơn. Các chi nhánh nên quan tâm đến việc mua
thông tin từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin tín dụng, thông tin chuyên
ngành, thông tin kinh tế, cũng nhƣ đặt hàng các đơn vị chuyên nghiên cứu,
thu thập thông tin để có cái nhìn rõ ràng, toàn cảnh khi cấp tín dụng. Bao gồm
các loại:
- Thông tin tình hình tài chính của doanh nghiệp: tình hình tài chính,
kinh doanh, quản trị của doanh nghiệp, vị thế và khả năng phát triển của
doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm đến năng lực, trình độ của đội ngũ lãnh đạo.
- Thông tin về môi trƣờng hoạt động kinh doanh, chiều hƣớng phát
triển ngành nghề.
Thông tin quản trị trong nội bộ NHNo&PTNT:
Cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, liên tục và cập nhật
kịp thời thông tin quan trọng giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp
tín dụng. Định kỳ, cán bộ quản lý khoản vay cần thông báo tình hình thực
hiện cam kết tín dụng, cũng nhƣ theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và báo cáo cho lãnh đạo. Để từ đó, bộ phận quản trị rủi ro có
phƣơng pháp xử lý, tránh tình trạng chỉ khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu mới
tìm hƣớng giải quyết.
Mặt khác, bản thân các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn Hà Nội
cũng cần nêu cao tinh thần minh bạch, công khai hóa thông tin làm cơ sở,
động lực cho việc giảm thiểu rủi ro. Việc minh bạch, công khai thông tin
không chỉ thực hiện với NHNN mà còn giữa các bộ phận trong ngân hàng.
3.3.5.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
Chú trọng đầu tƣ công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích
đánh giá, đo lƣờng rủi ro. Vì thế, các chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Hà
Nội phải nâng cao công tác giám sát khoản vay, tăng cƣờng ứng dụng công
nghệ tin học trong hoạt động ngân hàng nhằm cập nhật thƣờng xuyên mọi
85
biến động về các khoản dƣ nợ tại ngân hàng mình. Hệ thống NHNo&PTNT
cần đầu tƣ nâng cấp hệ thống máy móc tin học, truyền thông thích hợp, đồng
thời nâng cao chất lƣợng các công cụ đo lƣờng rủi ro và tiếp tục áp dụng các
công cụ đo lƣờng rủi ro mới.
- Công nghệ thu thập, phân tích và truyền đạt thông tin.
- Công nghệ phân tích, đánh giá, đo lƣờng rủi ro, cho biết chính xác các
trạng thái rủi ro khoản vay và danh mục để hệ thống NHNo&PTNT có chính
sách phòng ngừa kịp thời.
Đối với các phần mềm hiện sử dụng trong nội bộ NHNo&PTNT, cần
có kế hoạch bảo trì, nâng cấp hệ thống để đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu của
ngƣời sử dụng. Trung tâm công nghệ thông tin cần xây dựng và hoàn thiện
phần mềm hệ thống xếp hạng doanh nghiệp để liên kết các chƣơng trình với
nhau để số liệu đƣợc thống nhất và tập trung cao, thuận tiện trong quản trị, cụ
thể là:
- Tích hợp và liên kết phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ với phần
mềm đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo tiền vay, xác định mức dự phòng rủi
ro phải trích.
- Liên kết khách hàng giữa các kỳ chấm điểm với nhau để có thể theo
dõi việc khách hàng đổi hạng và nhóm nợ cũng nhƣ kiểm soát đƣợc các thông
tin của khách hàng biến động qua các kỳ khác nhau.
- Xây dựng chƣơng trình quản trị dòng tiền của khách hàng, của từng
loại sản phẩm.
- Xây dựng chƣơng trình phần mềm theo dõi và kiểm soát giới hạn tín
dụng theo ngành nghề.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng, sự phát triển kinh tế, ngành
nghề, lĩnh vực để tạo nguồn dữ liệu cho công tác phân tích báo cáo.
Việc đầu tƣ công nghệ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng nên đƣợc
tƣ vấn và thiết kế bởi một đơn vị cung cấp chuyên nghiệp các giải pháp tài
86
chính. NHNo&PTNT Việt Nam nên đặt hàng các công ty lớn trên thế giới
trong việc thiết kế các chƣơng trình riêng để phân tích, đánh giá rủi ro khoản
vay. Công nghệ đem lại kết quả chính xác, khách quan, giảm thiểu thời gian,
công sức cho cán bộ tín dụng khi quản lý số lƣợng lớn các khoản vay
3.3.5.4. Tăng cường mối quan hệ với các hiệp hội, ban ngành
Xây dựng mối liên kết với các hiệp, các hiệp hội làng nghề, hiệp hội
doanh nghiệp trẻ… nắm bắt thông tin về doanh nghiệp nhƣ tình hình sản xuất
kinh doanh, nhu cầu về vốn, dịch vụ, đồng thời chuyển tải thông tin về hoạt
động của các chi nhánh NHNo&PTNT, tạo ra mối liên hệ qua lại thƣờng
xuyên, xâm nhập lẫn nhau giữa các chi nhánh NHNo&PTNT. Thông qua các
hiệp hội, các chi nhánh tham gia cung cấp các dịch vụ đào, tạo ra sự đa dạng
về nguồn vốn, đặc biệt là vốn trung, dài hạn ngoại tệ đầu tƣ cho các dự án sản
xuất hàng xuất khẩu.
Mở rộng hợp tác, học tập kinh nghiệm về mô hình quản lý tín dụng,
đầu tƣ tại các TCTD trong khu vực và trên thế giới, tạo ra các cơ hội nhận tài
trợ về đào tạo, học hỏi kinh nghiệm. Kết hợp với các cơ quan chính quyền,
hiệp hội, hội doanh nghiệp, cơ quan quản lý kinh doanh, thuế để tập huấn
nâng cao quy trình quản lý cho các chủ doanh nghiệp.
3.4. Kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị với Hiệp hội nghề nghiệp
Thực hiện các liên kết nhỏ, theo từng khu vực giữa các chi nhánh
NHNo&PTNT và doanh nghiệp địa phƣơng trong việc phối hợp cung cấp
thông tin, đáp ứng các nhu cầu về vốn, dịch vụ. Đầu mối liên kết các doanh
nghiệp và các tập đoàn lớn trong và ngoài nƣớc về cung cấp nguyên liệu, gia
công chế biến, tạo thành chuỗi liên kết sâu rộng, giúp các doanh nghiệp có cơ
hội tiếp cận với nguồn lực tài chính, kiến thức kinh doanh.
87
3.4.2. Kiến nghị với NHNN
Có sự sửa đổi các quy định về xử lý tài sản đảm bảo, trích lập dự phòng
và xử lý rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế: xử lý tài sản cũng là một trở
ngại đối với ngân hàng khi họ chƣa đƣợc tự phát mại tài sản, nhất là khi
khách hàng không hợp tác và các cơ quan chức năng nhiều khi chƣa hỗ trợ
hiệu quả. Hay khi bán tài sản trên đất của doanh nghiệp nhà nƣớc, giá trị
quyền sử dụng đất thƣờng bị chính quyền địa phƣơng thu vào ngân sách nhà
nƣớc, không dùng để trả ngân hàng. Có trƣờng hợp Ủy ban Nhân dân Tỉnh
thu hồi đất đang thế chấp ngân hàng cho đơn vị khác thuê, chỉ đền bù giá trị
tài sản trên đất với mức thấp. Việc bán tài sản công khai chƣa có hƣớng dẫn
cụ thể vì tổ chức đấu giá liên quan đến giấy phép và quy định đấu giá. Do
vậy, nên sửa đổi theo hƣớng ngân hàng đƣợc tự bán tài sản đảm bảo, không
phụ thuộc cơ quan chức năng và cho ngân hàng cơ chế đặc biệt hoàn thiện thủ
tục pháp lý khi bán tài sản đảm bảo.
Quản lý cạnh tranh trong ngành ngân hàng: một trong những cam kết
quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO là hệ thống ngân hàng Việt Nam
sẽ phải mở cửa rộng hơn theo đúng lộ trình. Bên cạnh những cơ hội có thể có
đƣợc, thì hệ thống ngân hàng cũng sẽ phải đƣơng đầu với những thách thức
hết sức to lớn.
Việt Nam phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các NHTM
nƣớc ngoài có kinh nghiệm, có điều kiện tài chính, hiểu biết rõ luật pháp Việt
Nam. Việt Nam cũng sẽ phải bắt buộc thực hiện chính sách không phân biệt
đối xử giữa các ngân hàng trong nƣớc và ngoài nƣớc. Thực tế đó dẫn đến
cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc
đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
Tuy nhiên, là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm trong nền kinh tế,
ngành ngân hàng cần phải có quy định pháp lý hết sức chặt chẽ và hiện đại để
88
điều chỉnh các hành vi cạnh tranh rất đa dạng và liên tục thay đổi nhằm duy
trì môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho tất cả các TCTD.
Thực hiện áp dụng triển khai đồng bộ chính sách trích lập dự phòng rủi
ro trên cơ sở phân loại nợ theo điều 7- quyết định 493: Để đảm bảo thống nhất
một tiêu thức đánh giá, phân loại nợ đối với các tổ chức tín dụng, tránh có sự
khác biệt trong kết quả phân loại nợ giữa các TCTD. Từ đó, phản ánh đúng
danh tiếng cũng nhƣ thƣơng hiệu của các NHTM Việt Nam trên trƣờng quốc
tế, tạo một sân chơi chung khi ngành ngân hàng Việt Nam hội nhập với kinh
tế thế giới đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp NHNo&PTNT Việt Nam
cùng các NHTM khác khi quyết định bỏ vốn đầu tƣ tín dụng đối với khách
hàng đảm bảo đƣợc thống nhất theo một chuẩn mực quốc tế và an toàn,
NHNN cần có qui định cụ thể về việc triển khai đồng bộ chính sách trích lập
dự phòng rủi ro trên cơ sở phân loại nợ theo điều 7- quyết định 493. Chỉnh
sửa quyết định 493 chặt chẽ hơn về tính pháp lý, giải pháp kỹ thuật và chế tài
để buộc các NHTM Việt Nam đầu tƣ hơn và việc quản lý, giám sát chất lƣợng
tín dụng, đặc biệt là xếp hạng khách hàng theo sổ tay tín dụng. Quyết định
493 chƣa quy định chế tài để tạo động cơ buộc các TCTD thực hiện đánh giá
định tính trong quá trình phân loại nợ và chƣa hƣớng dẫn cụ thể đối với việc
xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
NHNN cần phát triển hệ thống thông tin tín dụng một cách nhanh
chóng, chính xác và phong phú theo hƣớng: cung cấp đánh giá xếp loại doanh
nghiệp dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau nhƣ: quy mô, khả năng thanh toán,
quan hệ tín dụng, hiệu quả sản xuất kinh doanh…thu thập thêm thông tin qua
các tổ chức quốc tế; tạo lập thông tin trên diện rộng, phối hợp với cơ quan
thuế, cơ quan kiểm toán và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố lập mã số thuế
của doanh nghiệp để các TCTD truy cập thông tin đƣợc dễ dàng.
Cần có biện pháp tuyên truyền để các ngân hàng hiểu rõ thêm về quyền
lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Đồng thời,
89
NHNN cần quy định chặt chẽ, cụ thể và bắt buộc các TCTD cung cấp tình
hình dƣ nợ, khả năng trả nợ, nợ xấu về CIC, và CIC cũng thông tin về các
khách hàng vay vốn có vấn đề.
Có hƣớng dẫn cụ thể cho các ngân hàng về nghiệp vụ phái sinh tín
dụng: đây là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro khá hữu hiệu đã
xuất hiện tại các thị trƣờng tài chính phát triển. Tuy nhiên, các NHTM ở Việt
Nam chƣa triển khai thực hiện công cụ này. Về mặt quản lý, NHNN cần có
những hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết về nghiệp vụ để các NHTM dần dần áp dụng
nhằm đa dạng hóa các công cụ hạn chế rủi ro trong hoạt động.
3.4.3. Kiến nghị với Chính phủ
Thực tiễn cho thấy, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đặc biệt
là quy mô tăng trƣởng tín dụng của nền kinh tế, đã vƣợt ra ngoài khả năng
kiểm soát các rủi ro tín dụng và năng lực đáp ứng yêu cầu về mặt thông tin tín
dụng toàn diện, chất lƣợng và kịp thời của CIC. Chính NHNN cũng cho rằng
tốc độ tăng trƣởng nhanh của tín dụng thì một cơ quan nhƣ CIC chƣa thể đáp
ứng đầy đủ đƣợc. Việc ra đời các Trung tâm thông tin tín dụng tƣ nhân có thể
bổ sung cho các Trung tâm tín dụng công bằng cách mở rộng diện thu thập và
lƣu giữ thông tin vay nợ sang nhiều loại đối tƣợng, công ty và cá nhân mà các
Trung tâm tín dụng công hiện nay không đảm nhận hết đƣợc.
Theo ngân hàng thế giới, các Trung tâm thông tin tín dụng tƣ nhân
đƣợc hình thành do những nhu cầu của thị trƣờng, thƣờng hoạt động tốt hơn
các Trung tâm thông tin tín dụng công trong việc hỗ trợ cho các giao dịch tín
dụng. Các Trung tâm thông tin tín dụng tƣ nhân sẽ thu thập thông tin từ nhiều
nguồn rộng rãi – các nhà cung cấp tín dụng thƣơng mại, ngƣời bán lẻ, tào án
và các công ty cung ứng dịch vụ - và các thông tin này có thời hạn lƣu trữ dài
hơn. Do đó, kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện quy chế để thành lập các
Trung tâm thông tin tín dụng tƣ nhân.
90
Hiện nay, do nhiều lý do: tâm lý của một số doanh nghiệp muốn tránh
thuế, sự quản lý yếu kém của cơ quan thuế, chế độ chứng từ hóa đơn chƣa
phù hợp gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp, trình độ và đạo đức của cán bộ
thuế... mà các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng có 2-3 hệ thống kế toán sổ
sách, một dành cho cơ quan thuế, một dành cho ngân hàng và một báo cáo
thực tế. Do đó, Chính phủ cần hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế
toán, báo cáo tài chính, chế độ hóa đơn để giúp các doanh nghiệp tuân thủ đầy
đủ, nâng cao tính chính xác cho báo cáo tài chính doanh nghiệp. Vừa tạo
nguồn thu ngân sách, giúp tăng cƣờng công tác quản lý số liệu thống kê
doanh nghiệp.
Phối hợp, kiến nghị Cơ quan Nhà nƣớc có liên quan nhƣ tòa án, bộ,
ngành, cơ quan địa phƣơng tạo điều kiện, cơ chế hỗ trợ quá trình thực hiện
các biện pháp xử lý nợ tồn đọng cho ngân hàng.
91
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Từ kết quả nghiên cứu lý luận, từ định hƣớng phát triển kinh doanh và
định hƣớng phát triển về quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam
trong thời gian tới, từ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng NHNo&PTNT khu
vực Hà Nội, tình hình phát triển của khu vực Hà Nội, để hạn chế rủi ro tín
dụng ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc, luận văn đã đƣa ra điểm
căn bản chính là NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng rõ chính sách hoạt
động, chính sách tín dụng cụ thể từng thời kỳ và có định hƣớng theo xu
hƣớng phát triển kinh tế xã hội, đồng thời phổ biến đến từng cán bộ tín dụng
để từ đó có định hƣớng cho vay hợp lý. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện mô hình
và quy trình quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo cấp tín dụng chặt chẽ, khách
quan, khoa học. Ngoài ra, cần hoàn thiện các yếu tố nhƣ đào tạo nhân sự, phát
triển công nghệ, xây dựng hệ thống thu thập phân tích thông tin... Chƣơng 3
đã trình bày một số giải pháp, kiến nghị nhằm từng bƣớc hoàn thiện hệ thống
quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực của quốc tế, nhằm đảm bảo an toàn tài
chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHNo&PTNT.
92
KẾT LUẬN
Thực tế trên thế giới đã xảy ra những cuộc khủng hoảng tài chính nhƣ
khủng hoảng tài chính của Châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan, khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt nuồng từ phố Walls của Mỹ... những
cuộc khủng hoảng này dù do nhiều nguyên nhân nhƣng căn bản nhất vẫn là
do hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng. Với những cƣờng quốc tài
chính lớn vẫn lâm vào khủng hoảng trầm trọng do khả năng đánh giá rủi ro
không chính xác, không có biện pháp đối phó trong trƣờng hợp khủng hoảng
xảy ra toàn diện. Ở Việt Nam, từ những vụ việc cho vay không đúng quy trình
gây thất thoát tài sản cho ngân hàng, đều xuất phát từ công tác quản trị rủi ro
tín dụng không hiệu quả, chặt chẽ. Điều đó cho thấy, trong điều kiện kinh tế
phát triển không ngừng, dù đã trải qua nhiều bài học kinh nghiệm, nhƣng hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng chƣa bao giờ là đủ. Với tác động sâu rộng và
mạnh mẽ của rủi ro tín dụng, tùy từng giai đoạn mức độ phát triển, mà ngân
hàng phải luôn củng cố hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng để ngân
hàng vừa kinh doanh có lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn tài chính cho bản thân
ngân hàng.
Trên cơ sở đó, luận văn đã trình bày sơ lƣợc về các dạng rủi ro mà ngân
hàng phải đối mặt trong quá trình hoạt động, tập trung phân tích kỹ về rủi ro
tín dụng và quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời, với phần phân tích
thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT khu vực Hà
Nội, luận văn đã đƣa ra các giải pháp để NHNo&PTNT khu vực Hà Nội nói
riêng và hệ thống NHNo&PTNT nói chung ngày càng hoàn thiện khả năng
quản trị rủi ro tín dụng, đồng thời luận văn cũng đƣa ra các kiến nghị với Hiệp
hội nghề nghiệp, với NHNN, với Chính phủ có các hƣớng giải pháp để tạo
điều kiện cho ngân hàng tăng cƣờng khả năng quản trị rủi ro.
Hy vọng rằng với việc ứng dụng một cách hiệu quả các giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng sẽ giúp cho NHNo&PTNT khu
93
vực Hà Nội nói riêng và hệ thống NHNo&PTNT phát triển vững mạnh hơn
trên con đƣờng hội nhập vào thị trƣờng tài chính khu vực và thế giới.
Với kiến thức thu nhận đƣợc từ nhà trƣờng, nghiên cứu thực tế, kinh
nghiệm làm việc của bản thân, sự tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ của TS. Trần
Thị Lan Hƣơng, em đã hoàn thiện luận văn với đề tài “Quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực Hà
Nội”.
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Thành Tự Anh, Huỳnh Thế Du, (Tháng 6/2005), “Cổ phần hóa trong quá
trình cải cách ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc Việt Nam”, Chƣơng trình giảng
dạy kinh tế Fulbright.
2. Hồ Diệu (1999), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê
3. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thƣơng mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
4. Phƣớc Hà, (ngày 23/10/2006) “ Giải pháp để ngân hàng hội nhập: Cổ phần
hóa”,Http://vietnamnet.vn/kinhte/2006.
5. Lê Hồng Hạnh,(2004), Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Phạm Thị Thu Hằng (2010), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của thủ đô Hà Nội,
Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội phát triển bền
vững Thủ đô văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt
Nam
7. Trần Huy Hoàng, (ngày 11/06/2007)”Những cơ hội và thách thức đối với hệ
thống
ngân
hàng
thuƣơgn
mại
Việt
Nam
trong
quá
trình
hội
nhập”,Http://www.kiemtoan.com.vn
8. Lê Minh Hƣng, (2/2007)”Hệ thống Ngân hàng Việt Nam bƣớc vào phát triển
9. Nguyễn Văn Hƣng (2011), Tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội: Vẫn còn
nhiều điểm nghẽn, NHNo & PTNT Việt Nam
10. Lƣu Thị Hƣơng (2002), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục
11. Huy Minh,(2007)”Tiến trình cổ phần hóa 3 NHTM NN trong năm 2007”, Tạp
chí Ngân hàng,(Số 11, tháng 6/2007)
12. Nguyễn Minh Phong (2011), Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vƣợt qua khó
khăn về tài chính, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội.
13. Hồng
Phúc,
(12/06/2006),“Ngân
Http://www.vnn.vn
hàng
Việt
Nam…thiếu
vốn”,
14. Nguyễn Đình Tự,(2006)“Cổ phần hóa các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc trong
phát triển thị trƣờng chứng khoán ở nƣớc ta” Tạp chí cộng sản (Số 4 tháng
2/2006)
15. Nguyễn Đình Tự (2004)”Một số vấn đề cổ phần hóa NHTM NN ở Việt Nam”,
Tạp chí Ngân hàng (Số 8/2004)
16. Mishkin F.S (1999), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trƣờng tài chính, Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật
17. Rose P.S. (2004), Quản trị Ngân hàng thƣơng mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội
18. Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp trung ƣơng, (7/10/2006) “Báo
cáo của Hội nghị về sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2006-2010 tổ
chức7/10/2006”
19. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2010), Bản cáo bạch,
Tạp chí ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
20. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Quy trình, quy chế
tín dụng
21. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Khu vực Hà Nội
(2009, 2010, 2011), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.
22. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, (2003)” Quyết định số 42/2003/QĐ-NHNN của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế trong
lĩnh vực ngân hàng”,http://www.luatvietnam.com.vn
23. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, (2005) Bàn về CPH NHTM Nhà nước, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội.
24. Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam, Báo cáo thƣờng niên các năm, 2000-2006.
25. Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam, Việnkinh tế học, (2003) Lịch sử Ngân
hàng Ngoại Thương Việt Nam, Vietcombank 1963-2003, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, Hà Nội.
26. Thủ tƣớng Chính phủ, (2004)” Chỉ thị số 11/2005/Ct-TTg ngày 30/03/2004 của
Thủ tƣớng Chính phủ về việc đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà
nƣớc theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 3, nghị quyết Trung ƣơng”(Khóa
IX). Http://www.luatvietnam.com.vn
27. Thủ tƣớng chính phủ,(2005)”Chỉ thị số04/2005/Ct-TTg ngày 17 tháng 03 năm
2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc đẩy mạnhCPH DNNN và NHTM Nhà
nƣớc”Http://www.luatvietnam.com.vn
28. Thủ tƣớng chính phủ, “Đề án phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2010 và định
hƣớng đến năm 2020”.Http://www.luatvietnam.com.vn
29. Thủ tƣớng Chính phủ, (2004)” Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11
năm 2004 củaThủ tƣớng Chính phủ về việc chuyển đổi công ty nhà nƣớc thành
công ty cổ phần”. Http://www.luatvietnam.com.vn
Tiếng Anh
30. Alberto and Pierola, Amurgo Pacheo, Martha Denisse (2008), Patterns of Export
Diversification in Developing Countries: Intensive and Extensive Margin, World bank policy
research Working Paper series, Vol. 4473.
31. Allen N.Berger và Loretta J.Mester (2001), effect of banking system of America by
changing tactics, competition and assigning Nation.
32. Barbara Casu, Philip Molyneux (2000), Wales University, compare merchandising
results of banking system of Europe.
33. Bert Scholtens (2000), competition, development and effect of banking system.
34. BOSTON CONSULTING GROUP (1963), Directional Policy Matrix
35. Drumaux (2000), Management, Solvay Business School.
36. IMF (2012), World economic Outlook Update: Global Recovery Stalls, Downside Risks
Intensify. Washington, D.C. 24/1/2012.
37. The Banker (2006), Top 200 Banks in Asia: Commentary, Analysis and listing, p45-53,
Sep/2006.
38. Ronald L. Welburn, November 2011. U.S. economic outlook(Amerraudi).
39. Stanford Research Institute (1970), SWOT analysis model. Menlo Park, California.
40. WB (2012), Global Economic Prospect: Uncertainties and Vulnerabilities. Volume 4,
January 2012. Washington, D.C, January 2012.
41. World Trade Organization (2005), understanding the WTO.
Các Website:
42. http://www.agribank.com.vn/
43..http://www.anz.com/vietnam/vn/about-us/our-company/ANZ-Vietnam/
http://www.sbv.gov.vn/
44.http://www.baomoi.com/No-luc-cua-NHTW-Singapore-vuot-khung-hoang-taichinh/126/3135035.epi
45. http://www.bidv.com.vn/
46.http://www.hsbc.com.vn/1/2/home
47.http://www.sbv.gov.vn/wps/postal/lut/p/04_SB8K8xLLM9MSS...
48.http://tinforex.com/tin-tuc/kinh-te-the-gioi/trung-quoc-thau-tom-taisan-ca-chau-au-lolang.html
49. http://www.v.ietcombank.com.vn/News/Vcb_News.aspx?ID=1298
50. http://www.vietinbank.com.vn/
http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3
n
51. http://www.mof.gov.vn
52.http://www.sbv.gov.vn
53. http://www.cic.org.vn
54. http://www.rating.com.vn
55. http://www.vneconomy.vn
56. http://www.cafef.vn
57. http://www.bloomberg.com
Phụ lục số 1
Chính sách tín dụng của Agribank
1.1. Nguyên tắc vay vốn
Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Phải hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo đúng quy định của Chính
phủ và của Ngân hàng nhà nƣớc, Agribank.
1.2. Điều kiện vay vốn
Khách hàng đƣợc Agribank cho vay khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Có dự án, phƣơng án khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ và phù
hợp với quy định của pháp luật.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Tại thời điểm cho vay không còn nợ xấu nội bảng (trừ nợ khoanh và
nợ thanh toán công nợ) tại bất cứ TCTD nào; không còn nợ đã đƣợc xử lý rủi
ro hạch toán ngoại bảng tại Agribank
Khách hàng phải gửi báo cáo tài chính và các thông tin cần thiết theo
yêu cầu của Agribank.
1.3. Những trƣờng hợp không đƣợc cho vay:
Các khách hàng xếp hạng tín dụng CC+, CC, CC-,
Khách hàng mà Ngân hàng Agribank không xác định quản lý đƣợc
nguồn trả nợ cho khoản vay đó.
1.4. Những nhu cầu vốn không đƣợc cho vay:
Để mua sắm những tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà
pháp luật cấm mua bán, chuyển nhƣợng, chuyển đổi.
Để thanh toán các chi phí thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.
Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của cá giao dịch mà pháp luật cấm.
Để trả nợ gốc, lãi vốn vay cho hệ thống Agribank hoặc các tổ chức tín
dụng, tổ chức tài chính khác trừ trƣờng hợp sau:
Lãi tiền vay phải trả trong thời hạn thi công, chƣa bàn giao và đƣa tài
sản cố định vào sử dụng đối vối khoản vay trung, dài hạn để đầu tƣ tài sản cố
định mà khoản lãi tiền vay đƣợc tính vào giá trị tài sản cố định đó.
Trả nợ nƣớc ngoài trƣớc hạn.
Để nộp thuế trực tiếp cho nhà nƣớc, trừ các loại thuế sau:
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất
khẩu, nhập khẩu.
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, khách hàng phải nộp để nhận
hàng nhập khẩu.
1.5. Mức cho vay
Căn cứ để xác định mức cho vay đối với một khách hàng:
Nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng;
Giá trị tài sản bảo đảm, loại tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm
tiền vay của khách hàng vay, bên thứ ba;
Khả năng nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam.
1.6. Thời hạn cho vay
Căn cứ để xác định và quyết định thời hạn cho vay:
Đề nghị và khả năng trả nợ của khách hàng.
Chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Thời hạn thu hồi vốn của dự án, phƣơng án.
Thời hạn hoạt động còn lại của khách hàng theo quyết định thành lập
hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
Khả năng nguồn vốn của Agribank.
1.7. Thể loại cho vay
Cho vay ngắn hạn: khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
Cho vay trung hạn: khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60
tháng.
Cho vay dài hạn: khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng.
1.8. Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay đối với từng khoản vay, từng khách hàng đƣợc xác định
theo nguyên tắc sau:
Không đƣợc thấp hơn mức lãi suất sàn do Tổng giám đốc quy định
trong từng thời kỳ.
Tùy thuộc vào thời hạn cho vay, mức độ rủi ro của từng khoản vay
trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo đảm tiền vay và
mức độ tín nhiệm của khách hàng ... đảm bảo trang trải đủ chi phí huy động
vốn, chi phí quản lý khoản vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi.
Đối với cho vay trung, dài hạn: áp dụng lãi suất theo phƣơng thức thả
nổi, đƣợc điều chỉnh theo lãi suất cơ sở nhƣng tối đa không quá 12 tháng.
Phụ lục số 2
Quy trình tín dụng của Agribank
Bƣớc 1: Phân tích, đánh giá trƣớc khi cho vay
Đây là bƣớc quan trọng nhất, là bƣớc đƣa ra các phân tích, đánh giá ảnh
hƣởng trực tiếp đến quyết định có cho vay hay không, ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín
dụng. Quá trình tiến hành phân tích trƣớc khi cho vay trải qua các giai đoạn sau:
- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Trong giai đoạn ban đầu này cán bộ tín dụng sẽ tìm hiểu hoạt động kinh
doanh của khách hàng, cấu trúc hoạt động và mục đích vay vốn của khách
hàng. Sau quá trình thảo luận ban đầu, các cán bộ tín dụng hƣớng dẫn khách
hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng tiến hành tìm hiểu, phân tích khách
hàng; thẩm định đánh giá khả năng tài chính, phân tích đánh giá tình hình
hoạt động kinh doanh của khách hàng đồng thời thực hiện phân tích tình hình
quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Cán bộ tín dụng xem xét, kiểm tra,
phân tích mức độ tin cậy của báo cáo tài chính và tiến hành phân tích tình
hình tài chính của khách hàng theo hƣớng dẫn cụ thể của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Mối quan hệ tín dụng giữa khách
hàng và Ngân hàng Agribank và các tổ chức tín dụng khác sẽ xem xét rất cẩn
thận để đảm bảo tính an toàn của khoản cho vay.
- Phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh
Mục tiêu của công việc này là đánh giá và đƣa ra kết luận về tính khả thi,
hiệu quả về mặt tài chính của phƣơng án, khả năng trả nợ, rủi ro có thể xảy
ra...
- Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Cán bộ tín dụng chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Agribank. Mức xếp hạng của
Ngân hàng Agribank gồm các mức: AA+, AA, AA-, BB+, BB, BB-, CC+,
CC, CC-. Mức xếp hạng tín dụng khách hàng trên giảm dần từ khách hàng có
mức xếp hạng cao nhất đến mức xếp hạng thấp nhất dành cho nhƣng khách
hàng mất khả năng trả nợ. Trên cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng Ngân
hàng Agribank sẽ đƣa ra các chính sách phù hợp với các nhóm khách hàng
nhƣ chính sách về lãi suất, tài sản bảo đảm, tiếp thị khách hàng ...
- Các biện pháp báo đảm tiền vay
Tùy thuộc vào tình hình tài chính, hạng tín dụng của khách hàng Chi
nhánh áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp. Cán bộ tín dụng sẽ xem
xét một số nội dung sau: kiểm tra tình hình thực tế của tài sản bảo đảm, thẩm
định tài sản, định giá tài sản bảo đảm....
- Lập tờ trình thẩm định cho vay
Sau khi thảo luận với cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ trình tờ trình
kèm theo hồ sơ vay vốn cho Trƣởng phòng tín dụng.
Bƣớc 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng
Sau khi khoản vay đƣợc phê duyệt, ngƣời có thẩm quyền của Ngân hàng
và khách hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng và các loại hợp đồng, giấy tờ liên
quan. Trong hợp đồng tín dụng có xác định rõ các nội dung sau: tên khách
hàng, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền cho vay, lãi suất, phí, thời hạn cho
vay... Đây là một cam kết xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên phù hợp
quy định của pháp luật.
Bƣớc 3: Giải ngân và kiểm soát tín dụng sau giải ngân
Sau khi hợp đồng tín dụng đƣợc ký kết, ngân hàng tiến hành giải ngân
cho khách hàng. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các
điều kiện giải ngân theo quy định và nội dung thỏa thuận trong Hợp đồng tín
dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, cam kết bảo lãnh; kiểm tra hóa đơn chứng
từ, hồ sơ liên quan phù hợp với quy định của pháp luật; đối tƣợng trên các hóa
đơn chứng từ liên quan so với đối tƣợng đề nghị giải ngân và đối tƣợng vay
vốn đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng; số tiền giải ngân đƣợc ghi trên
chứng từ rút tiền.
Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình
sử dụng vốn vay. Cán bộ tín dụng thƣờng xuyên theo dõi diễn biến dƣ nợ của
khách hàng, trạng thái nợ của hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng tiến hành
kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ (hàng tháng đối với khách hàng có
phát sinh giải ngân thƣờng xuyên trong tháng) và đột xuất (khi phát hiện
khách hàng có dấu hiệu rủi ro). Định kỳ 6 tháng/lần, cán bộ tín dụng kiểm tra
toàn diện tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng,
tiến độ thực hiện phƣơng án/dự án; kiểm tra thực trạng đánh giá lại tài sản bảo
đảm theo định kỳ và đột xuất khi cần thiết. Kết quả kiểm tra phải đƣợc lập
thành biên bản.
Bƣớc 4: Thu nợ hoặc đƣa ra phán quyết tín dụng mới
Cán bộ tín dụng theo dõi việc thu nợ theo từng hợp đồng tín dụng đã ký kết
cho từng dự án bao gồm các nội dung: theo dõi trả nợ gốc, lãi và các khoản
phí (nếu có). Chậm nhất 05 ngày làm việc trƣớc khi đến hạn trả nợ gốc, lãi
cán bộ tín dụng thông báo khách hàng thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn.
Trƣờng hợp phát sinh vấn đề nhƣ khách hàng không trả đƣợc nợ đúng kỳ hạn
thỏa thuận và có văn bản đề nghị cán bộ tín dụng xem xét, đề xuất điều chỉnh
kỳ hạn nợ, gia hạn nợ
[...]... luận và thực tiễn về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực Hà Nội Chƣơng 3: Giải phápquản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực Hà Nội 3 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tín dụng và. .. vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn khu vực Hà Nội - Đề xuất những giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp khu vực Hà Nội 6 Kết cấu của luận văn Luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng (Không kể... bao gồm rủi ro sản phẩm tín dụng nội bảng, rủi ro các sản phẩm phái sinh 1.1.3.1 Quan hệ giữa rủi ro tín dụng với các rủi ro khác trong kinh doanh của NHTM Hoạt động ngân hàng là hoạt động trên lĩnh vực rủi ro, vì vậy hoạt động ngân hàng vốn dĩ đã hàm chứa nhiều loại rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và nguy hiểm nhất Nhƣng trong hoạt động ngân hàng thì bản thân rủi ro tín dụng lại...4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là phƣơng thức quản trị rủi ro tín dụng tại 34 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp khu vực Hà Nội trong ba năm trở lại đây từ năm 2012 đến 2014 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề... tín dụng của ngân hàng trên cơ sở tuân thủ các quy tắc tín dụng đề ra Ngân hàng cần có một bộ phận quản trị rủi ro tín dụng riêng, hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong ngân hàng, đảm bảo sự độc lập của nhà quản trị rủi ro trong việc nhìn nhận các rủi ro riêng của từng bộ phận kinh doanh cũng nhƣ toàn cảnh rủi ro của ngân hàng Xây dựng chiến lƣợc quản trị rủi ro trên cơ sở ngân hàng. .. trí rằng, rủi ro tín dụng là bạn đƣờng trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ 5 Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: Tính chất đa dạng, phức tạp của rủi ro tín dụng biểu hiện rõ nhất ở các hình thức của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục Rủi ro giao dịch là rủi ro phát sinh trong quá trình ngân hàng xét duyệt và cho vay,... ngân hàng Quy trình quản trị rủi ro Một quy trình quản trị rủi ro có 4 yếu tố: nhận diện và phân loại rủi ro, định lƣợng rủi ro, quản lý rủi ro, giám sát rủi ro Nhận diện và phân loại rủi ro: Để có một chƣơng trình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả thì bƣớc đầu tiên là phải nhận biết và xác định đƣợc các loại rủi ro mà TCTD có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ và. .. nhận rủi ro, nếu không chấp nhận rủi ro sẽ không bao giờ thu đƣợc lợi nhuận Do đó, không phải có hay không có rủi ro, mà việc nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc cả trên lý thuyết và thực tiễn Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối đa hoá lợi nhuận và duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc Quản trị rủi ro tín dụng. .. và kiểm soát Trong bƣớc định lƣợng rủi ro, thông tin về thành phần và chất lƣợng tín dụng là yếu tố quan trọng cho phép ngân hàng đánh giá đƣợc liệu ngân hàng đã đáp ứng đƣợc chiến lƣợc rủi ro đã đề ra hay chƣa Rủi ro tín dụng có thể đƣợc định lƣợng bằng nhiều phƣơng pháp: - Xác định hạn mức tín dụng cho từng khách hàng vay cụ thể: hạn mức tín dụng cho khách hàng thể hiện sự định lƣợng rủi ro tín dụng. .. nghiệp vụ tín dụng từ việc xây dựng và thực hiện các chính sách tín dụng, xem xét và quản lý danh mục cho vay đến việc xếp hạng tín dụng và xử lý các khoản vay có vấn đề Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung Rủi ro nội tại chỉ xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của chủ thể đi vay hay của ngành kinh tế Rủi ro tập trung là rủi ro xảy ra khi mức dƣ nợ của ngân hàng tập trung vào một ... rủi ro tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn khu vực Hà Nội CHƢƠNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tín dụng rủi ro tín dụng Ngân. .. tín dụng quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn khu vực Hà Nội Chƣơng 3: Giải phápquản trị rủi. .. trạng quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn khu vực Hà Nội Từ đó, đƣa giải pháp để tiến tới chuẩn mựcquản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn