Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 127 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
127
Dung lượng
3,28 MB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây tất cả những nội dung trong luận án “Nghiên cứu tuổi thọ và độ
tin cậy của vít me – đai ốc bi máy CNC trong điều kiện môi trường Việt Nam” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn của tập thể cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS Phạm Văn Hùng và PGS.TS Nguyễn Doãn Ý. Các số liệu, kết quả trong luận án là
trung thực, trích dẫn đầy đủ và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Hà Nội, ngày
Tập thể hƣớng dẫn
PGS.TS. Phạm Văn Hùng
tháng
năm 2015
Tác giả luận án
PGS.TS. Nguyễn Doãn Ý
I
Trần Đức Toàn
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ, góp ý, động viên và chia sẻ của mọi người. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành
cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo sau Đại học, Viện Cơ khí, Bộ môn Máy và ma sát
học – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã cho phép, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi đặc biệt trân trọng và biết ơn PGS.TS Phạm Văn Hùng, PGS.TS Nguyễn Doãn Ý
đã hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi những ý kiến vô cùng bổ ích và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi về mặt chuyên môn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Máy và ma sát học – Đại học
Bách Khoa Hà Nội đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu cũng như tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Lãnh đạo khoa cùng toàn bộ giảng viên
khoa Công nghệ Cơ khí – Trường Đại học Điện lực đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi được đi học và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những người đã chia
sẻ, động viên, giúp đỡ tôi, là nguồn động lực to lớn giúp tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận án này.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Tác giả luận án
Trần Đức Toàn
II
MỤC LỤC
MỤC LỤC .....................................................................................................................III
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... V
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHÍNH........................................................................ VI
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................................... X
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÍT ME – ĐAI ỐC BI ................................................. 5
1.1. Đặc điểm, vai trò của vít me – đai ốc bi ................................................................. 5
1.2. Phân loại vít me – đai ốc bi ..................................................................................... 8
1.2.1. Theo hình dáng và kết cấu.................................................................................. 8
1.2.2. Theo cấp chính xác ........................................................................................... 13
1.2.3. Theo công dụng ................................................................................................ 18
1.3. Các dạng hỏng vít me – đai ốc bi .......................................................................... 18
1.4. Các đặc trƣng, tính toán cơ bản của vít me – đai ốc bi ...................................... 20
1.4.1. Độ cứng chống biến dạng đàn hồi [38] ............................................................ 21
1.4.2. Tải tĩnh dọc trục danh nghĩa Coa [39] ............................................................... 21
1.4.3. Tải động dọc trục danh nghĩa Ca [39] ............................................................... 21
1.4.4. Tải dọc trục sửa đổi [39] .................................................................................. 22
1.4.5. Tuổi thọ vít me – đai ốc bi [39]........................................................................ 22
1.5. Vật liệu làm vit me – đai ốc bi............................................................................... 23
1.6. Môi trƣờng làm việc của máy công cụ CNC ....................................................... 24
1.6.1. Môi trường làm việc của máy CNC trên thế giới ............................................. 24
1.6.2. Môi trường làm việc máy CNC tại Việt Nam .................................................. 25
1.7. Tổng quan các nghiên cứu vít me – đai ốc bi ...................................................... 28
1.7.1. Một số nghiên cứu về vít me – đai ốc bi trên thế giới:..................................... 28
1.7.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................... 36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 37
CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT TUỔI THỌ VÀ ĐỘ TIN CẬY VÍT ME – ĐAI ỐC BI
TRÊN CƠ SỞ MÒN .......................................................................................................... 38
2.1. Tổng quan về mòn vật liệu:................................................................................... 38
2.1.1. Mòn theo thời gian ........................................................................................... 38
2.1.2. Ảnh hưởng các yếu tố cơ bản đến mòn ............................................................ 39
III
2.1.3. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-30 về thử nghiệm môi trường ................. 43
2.2. Tuổi thọ vít me – đai ốc bi ..................................................................................... 46
2.2.1. Tuổi thọ vít me – đai ốc bi theo lý thuyết ........................................................ 46
2.2.2. Tuổi thọ vít me – đai ốc bi trên cơ sở mòn ...................................................... 48
2.3. Lý thuyết độ tin cậy [6, 7, 11, 12] ......................................................................... 53
2.3.1. Đặc trưng độ tin cậy ......................................................................................... 54
2.3.2. Các chỉ tiêu xác định độ tin cậy ....................................................................... 54
2.3.3. Hàm phân phối sử dụng trong tính toán độ tin cậy: ......................................... 56
2.3.4. Xác định độ tin cậy trên cơ sở mòn [7] ............................................................ 57
2.4. Tuổi thọ và độ tin cậy của VMĐB ...................................................................... 59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 61
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP, HỆ THỐNG THIẾT BỊ THỰC NGHIỆM NGHIÊN
CỨU MÒN ......................................................................................................................... 62
3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm:....................................................................... 62
3.2. Thiết kế máy thí nghiệm........................................................................................ 62
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu của thí nghiệm .............................................................. 62
3.2.2. Thiết kế máy thí nghiệm................................................................................... 62
3.3. Tổ hợp máy thí nghiệm ......................................................................................... 74
3.4. Quy hoạch và tổ chức thực nghiệm ...................................................................... 77
3.4.1. Xác định các thông số thực nghiệm ................................................................. 77
3.4.2. Các thông số cơ bản của thực nghiệm .............................................................. 80
3.4.3. Tổ chức thực nghiệm và đo mòn ...................................................................... 81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................. 83
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ........................................ 84
4.1. Kết quả thực nghiệm, xây dựng hàm hồi quy ..................................................... 84
4.1.1. Thực nghiệm tạo mòn ...................................................................................... 84
4.1.2. Xây dựng hàm hồi quy ..................................................................................... 92
4.2. Tuổi thọ, độ tin cậy của VMĐB khi làm việc trong môi trƣờng Việt Nam. ... 103
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................... 106
KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN.......................................................................................... 107
KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 109
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ......................... 114
IV
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ISO:
International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn thế giới
RE:
Rotary Encoder – thước quang đo quay
LS:
Liner Scale – thước quang đo thẳng
VMĐB: Ball screw – “Vít me – đai ốc bi”
vg/ph:
Vòng/phút
QHTN: Quy hoạch thực nghiệm
V
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHÍNH
Ý nghĩa
Ký hiệu
Đơn vị
Góc tiếp xúc của bi
Độ (0)
Góc rãnh dẫn hướng bi
Độ (0)
l
Sai lệch dọc trục do biến dạng đàn hồi
m
Ph
Bước vít me danh nghĩa
mm
DW
Đường kính bi trong bộ truyền vít me – đai ốc bi
mm
Dpw
Đường kính đường tròn tạo bởi tâm các bi trong bộ truyền vít
me – đai ốc bi
mm
d1
Đường kính danh nghĩa trục vít me
mm
d2
Đường kính chân răng trục vít me
mm
D1
Đường kính bích đai ốc
mm
D2
Đường kính chân răng đai ốc bi
mm
D3
Đường kính đỉnh răng đai ốc bi
mm
L
Tuổi thọ (theo ISO)
Vòng
Lh
Tuổi thọ (theo ISO)
Giờ
Lr
Tuổi thọ khi vít me – đai ốc bi làm việc hai chiều (theo ISO)
Vòng
Lhr
Tuổi thọ khi vít me – đai ốc bi làm việc hai chiều (theo ISO)
Giờ
Lar
Tuổi thọ theo hệ số độ tin cậy (theo ISO)
Vòng
Lhar
Tuổi thọ theo hệ số độ tin cậy (theo ISO)
Giờ
n
Tốc độ quay của trục vít me
Vòng/phút
nm
Tốc độ tương đương của trục vít me – đai ốc bi
Vòng/phút
F
Tải dọc trục
Fm
Fma
N
Tải dọc trục tương đương khi bộ truyền vít me – đai ốc bi làm
việc một chiều
Tải dọc trục tương đương khi bộ truyền vít me – đai ốc bi làm
việc hai chiều
p
Áp suất pháp tuyến tại điểm tiếp xúc
v
Vận tốc trượt tương đối của cặp ma sát
VI
N
N
N/m2
(m/phút)
Ca
Tải động dọc trục danh nghĩa
N
Coa
Tải tĩnh dọc trục danh nghĩa
N
(t)
Tốc độ mòn theo thời gian
b
k
m
m/giờ
Tốc độ mòn VMĐB khi làm việc trong môi trường TCVN
7699-2-30 và có bôi trơn
Tốc độ mòn VMĐB khi làm việc trong môi trường TCVN
7699-2-30 và không bôi trơn
m/giờ
m/giờ
Hệ số tuổi thọ bổ sung khi vít me – đai ốc bi làm việc trong môi
trường TCVN 7699-2-30 và có bôi trơn
Hệ số tuổi thọ bổ sung khi vít me – đai ốc bi làm việc trong môi
trường TCVN 7699-2-30 và không bôi trơn
C
Sai số tích lũy vị trí đai ốc
m
ep
Chấp nhận sai số trong hành trình quy định
m
V300p
Vup
Độ rộng miền phân bố giá trị vị trí khi đai ốc dịch chuyển trên
đoạn 300 mm bất kỳ
Độ rộng miền phân bố giá trị vị trí đai ốc khi trục vít me quay 1
vòng ở trên đoạn bất kỳ
m
m
Uc
Lượng mòn dọc trục
m
[U]
Lượng mòn dọc trục giới hạn
m
Sai lệch vị trí dọc trục của đai ốc
m
Sai lệch vị trí dọc trục giới hạn
m
[]
Tuổi thọ VMĐB khi làm việc trong môi trường TCVN 7699-230 và không bôi trơn
Tuổi thọ VMĐB khi làm việc trong môi trường TCVN 7699-230 và có bôi trơn
Hệ số tuổi thọ giữa bôi trơn và không bôi trơn
VII
Giờ
Giờ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Nội dung
ep cho phép với bộ truyền cần độ chính xác định vị cao
ep cho phép với bộ truyền không yêu cầu độ chính xác định vị
cao
Trang
14
15
Bảng 1.3
Vup cho phép theo cấp chính xác
15
Bảng 1.4
V300p cho phép theo cấp chính xác
16
Bảng 1.5
V2p cho phép theo cấp chính xác
16
Bảng 1.6
Cấp chính xác cần thiết cho các trục máy của NSK
16
Bảng 1.7
Cấp chính xác cần thiết cho các trục máy của HIWIN
17
Bảng 1.8
Hệ số phụ thuộc độ chính xác
22
Bảng 1.9
Hệ số phụ thuộc xử lý khí khi nhiệt luyện thép
22
Bảng 1.10
Vật liệu và phương pháp nâng cao chất lượng bề mặt
23
Bảng 1.11
Tiếp xúc giữa hai vật rắn có biến dạng đàn hồi
29
Bảng 1.12
Hệ số ma sát trong vít me – đai ốc bi theo mô phỏng và ước tính,
so sánh
30
Bảng 2.1
Hệ số độ tin cậy
48
Bảng 2.2
Mô tả sai lệch vị trí đai ốc do biến dạng đàn hồi
51
Bảng 2.3
Các chỉ tiêu độ tin cậy lý thuyết và thực nghiệm
56
Bảng 2.4
Hệ số tuổi thọ thực nghiệm
60
Bảng 2.5
Hệ số tuổi thọ khi làm việc ở môi trường TCVN 7699-2-30 ứng
với các độ tin cậy
60
Bảng 3.1
Thông số kỹ thuật vít me – đai ốc bi
63
Bảng 3.2
Các biến của ma trận thí nghiệm
79
Bảng 4.1
Bảng tổng hợp lượng mòn dọc trục đo được trong các thí nghiệm
92
Bảng 4.2
Bảng tính các thông số Lh iso; ; Lh tn; m tại mỗi điểm đo (điểm
đích) của các thí nghiệm
93
Bảng 4.3
Bảng ma trận biến thí nghiệm
96
Bảng 4.4
Các giá trị hệ số tuổi thọ theo môi trường tại tâm quy hoạch
96
VIII
Bảng 4.5
Các giá trị hàm hồi quy thực nghiệm
97
Bảng 4.6
Bảng số liệu thí nghiệm mòn với hàm hồi quy tốc độ mòn
100
Bảng 4.7
Giá trị các biến vào, ra của hàm hồi quy mới
100
Bảng 4.8
Bảng kê các biến đã chuẩn hóa
101
Bảng 4.9
Các giá trị yi; ̅; ̂ của hàm hồi quy
102
Bảng 4.10
Các giá trị xác định độ lệch chuẩn của mk
104
Bảng 4.11
Khoảng giá trị mk ứng với các độ tin cậy thực tế
105
Bảng 4.12
Khoảng giá trị m ứng với các độ tin cậy thực tế
105
IX
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình
Nội dung
Trang
Hình 1.1
Hình ảnh về cấu tạo một số bộ truyền vít me – đai ốc
5
Hình 1.2
Hình ảnh một số bộ truyền vít me – đai ốc bi
5
Hình 1.3
Hình ảnh vị trí vít me – đai ốc bi trong máy CNC
6
Hình 1.4
Vị trí vít me – đai ốc bi trong bàn dao
7
Hình 1.5
Vít me – đai ốc bi loại có ren trái và loại có ren phải
8
Hình 1.6
Vít me – đai ốc bi loại có ren một đầu mối
8
Hình 1.7
Vít me – đai ốc bi loại có ren nhiều đầu mối
9
Hình 1.8
Đai ốc cho ren nhiều đầu mối
9
Hình 1.9
Vít me – đai ốc bi loại có rãnh hồi bi theo lỗ trên đai ốc
10
Hình 1.10
Vít me – đai ốc bi loại có rãnh hồi bi kiểu ống
10
Hình 1.11
Vít me – đai ốc bi loại có rãnh hồi bi giữa hai vòng ren kế tiếp
10
Hình 1.12
Vít me – đai ốc bi loại có kết cấu khử khe hở nhờ tấm đệm
11
Loại có hai rãnh bi, khoảng cách tăng (giảm) so với bước vít
Hình 1.13
11
khoảng
Hình 1.14
Khử khe hở bằng tăng kích thước bi
12
Hình 1.15
Kết cấu khử khe hở và đặt tải bằng lò xo
12
Hình 1.16
Thông số độ chính xác bước vít me
13
Hình 1.17
Rỉ sét bề mặt vít me – đai ốc bi
19
Hình 1.18
Tróc rỗ bề mặt làm việc vít me – đai ốc bi
19
Hình 1.19
Vít me – đai ốc bi bị cong trục vít me
19
Hình 1.20
Mòn đai ốc, mòn trục vít của VMĐB
20
Hình 1.21
Máy CNC làm việc trong môi trường có điều hòa không khí
24
Hình 1.22
Máy CNC làm việc trong điều kiện thông thường
25
Hình 1.23
Sự phân chia vùng khí hậu tại Việt Nam
26
Hình 1.24
Máy CNC làm việc trong một công ty cơ khí tại Việt Nam
27
Hình 1.25
Máy CNC trong sản xuất thường được làm việc trong nhà xưởng
thông thoáng với môi trường tự nhiên
X
28
Hình 1.26
Mô tả kiểu ma sát trong VMĐB
30
Hình 1.27
Lượng mòn, tải đặt trước phụ thuộc vận tốc và số hành trình
31
Hình 1.28
Ảnh hưởng tốc độ quay trục vít đến tải đặt trước
31
Hình 1.29
Mô hình hóa hệ Bi chặn – vít me – đai ốc và bi
32
Hình 1.30
Tải tác động lên bi trong bộ truyền vít me – đai ốc bi
33
Hình 1.31
Quan hệ tần số các bi vào tải, tốc độ quay n và đường kính bi DW
33
Hình 1.32
Thay đổi nhiệt độ trong bộ truyền vít me – đai ốc bi
34
Hình 1.33
Biến đổi nhiệt độ dẫn đến sai lệch vị trí đai ốc
34
Hình 1.34
Quan hệ tuổi thọ tương đối với mật độ nước trong chất bôi trơn
34
Hình 1.35
Phân phối tải trên các bi và khi một viên bi có lỗi kích thước
35
Hình 1.36
Mòn vít me – đai ốc bi
35
Hình 2.1
Sự phụ thuộc mòn vào thời gian t hay quãng đường ma sát L
38
Hình 2.2
Đồ thị nguyên tắc sự phụ thuộc lượng mòn vào vận tốc
39
Hình 2.3
Biểu đồ biến đổi nhiệt ẩm của không khí
42
Hình 2.4
Mô tả chu trình nhiệt ẩm
45
Hình 2.5
Giai đoạn tạo ổn định
45
Hình 2.6
Đồ thị đường cong mỏi
46
Hình 2.7
Hệ hai lò xo chịu tải
49
Hình 2.8
Quan hệ giữa mòn tổng cộng và mòn dọc trục
50
Hình 2.9
Mô hình hóa hệ vít me – đai ốc – bi trước và sau mòn
52
Hình 2.10
Tổng hợp sự phân phối thời gian
56
Hình 2.11
Các thể hiện mòn và mật độ phân phối mòn
57
Hình 2.12
Các thể hiện mòn tuyến tính và các mật độ f(U), f(t)
58
Hình 3.1
Sơ đồ nguyên lý cơ bản của máy thí nghiệm
63
Hình 3.2
Một số kích thước cơ bản của bộ truyền vít me – đai ốc bi
64
Hình 3.3
Sơ đồ điều khiển tủ nhiệt ẩm
65
Hình 3.4
Sơ đồ đặt tải lên vít me – đai ốc bi
66
Hình 3.5
Phương án I – Tạo tải nhờ tải trọng
67
Hình 3.6
Phương án II – Tạo tải nhờ hệ thống thủy lực có pittong-xilanh
tách rời sống trượt
XI
67
Hình 3.7
Phương án III – Tạo tải nhờ hệ thống thủy lực có pittong-xilanh
tích hợp sống trượt
68
Hình 3.8
Hệ thống tạo tải dọc trục
68
Hình 3.9
Phương án I – Đo dịch chuyển của đai ốc nhờ đồng hồ so
69
Hình 3.10
Phương án II.1 – Thân thước ghép nối với đai ốc bi di chuyển
70
Hình 3.11
Phương án II.2 – Đầu đọc ghép nối với đai ốc bi di chuyển
70
Hình 3.12
Hình ảnh hệ thống đo gá lắp với máy thí nghiệm, đặt bên ngoài
tủ nhiệt ẩm
71
Hình 3.13
Sơ đồ đo mòn tại B – mòn má trái ren
72
Hình 3.14
Sơ đồ đo mòn tại B – mòn má phải ren
72
Hình 3.15
Sơ đồ nguyên lý máy thí nghiệm
74
Hình 3.16
Hình ảnh mô phỏng tổng thể hệ thống thiết bị thí nghiệm
75
Hình 3.17
Hình ảnh tổng thể hệ thống thiết bị thí nghiệm – nhìn đằng trước
76
Hình 3.18
Hình ảnh tổng thể hệ thống thiết bị thí nghiệm – nhìn bên phải
76
Hình 3.19
Hình ảnh thiết bị đo thẳng LS có độ phân giải 1 xung/m
77
Hình 3.20
Hình ảnh thiết bị đo quay RE có độ phân giải 5000 xung/vòng
77
Hình 3.21
Các điểm quy hoạch thực nghiệm
78
Hình 3.22
Sơ đồ khối xác định hệ số tuổi thọ
81
Hình 4.1
Các vít me – đai ốc bi sau khi thí nghiệm
84
Đồ thị sai lệch vị trí tại các điểm và mòn dọc trục khi Fa =
Hình 4.2
3500(N) và n = 100(vg/ph), môi trường theo TCVN 7699-2-30,
85
không bôi trơn
Đồ thị sai lệch vị trí tại các điểm và mòn dọc trục khi Fa =
Hình 4.3
3500(N) và n = 100(vg/ph), môi trường theo TCVN 7699-2-30,
86
không bôi trơn
Đồ thị sai lệch vị trí tại các điểm và mòn dọc trục khi Fa =
Hình 4.4
3500(N) và n = 100(vg/ph), môi trường theo TCVN 7699-2-30,
87
không bôi trơn
Đồ thị sai lệch vị trí tại các điểm và mòn dọc trục khi Fa =
Hình 4.5
3500(N) và n = 100(vg/ph), môi trường theo TCVN 7699-2-30,
không bôi trơn
XII
88
Đồ thị sai lệch vị trí tại các điểm và mòn dọc trục khi Fa =
Hình 4.6
3500(N) và n = 100(vg/ph), môi trường theo TCVN 7699-2-30,
89
không bôi trơn
Đồ thị sai lệch vị trí tại các điểm và mòn dọc trục khi Fa =
Hình 4.7
3500(N) và n = 100(vg/ph), môi trường theo TCVN 7699-2-30,
90
không bôi trơn
Đồ thị sai lệch vị trí tại các điểm và mòn dọc trục khi Fa =
Hình 4.8
3500(N) và n = 100(vg/ph), môi trường theo TCVN 7699-2-30,
91
không bôi trơn
Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Đồ thị hệ số tuổi thọ VMĐB khi làm việc trong môi trường
TCVN 7699-2-30 và có bôi trơn
Đồ thị hệ số tuổi thọ VMĐB khi làm việc trong môi trường
TCVN 7699-2-30 và có bôi trơn
Đồ thị tốc độ mòn khi VMĐB làm việc trong môi trường TCVN
7699-2-30, không bôi trơn
Đồ thị tốc độ mòn khi VMĐB làm việc trong môi trường TCVN
7699-2-30, có bôi trơn
XIII
98
99
102
103
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng, sản phẩm của cơ khí được ứng dụng rộng rãi
trong hầu hết các các ngành kinh tế xã hội. Từ công nghiệp vũ trụ, công nghiệp khai thác
tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp hóa học, đến cả công nghiệp du lịch, đặc biệt là công
nghệ thông tin cũng đều phải sử dụng các sản phẩm, thiết bị, cơ cấu, máy móc cơ khí với
từng mức độ khác nhau.
Mới đây, ngày 11 tháng 4 năm 2014, phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện
chiến lược phát triển ngành Cơ khí. Thủ Tướng chính phủ nhấn mạnh: “Cơ khí là ngành
công nghiệp nền tảng, có vị trí quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Chính phủ rất quan tâm tới phát triển ngành Cơ khí, đặc biệt là Cơ khí chế tạo”.
Trong lĩnh vực chế tạo và gia công cơ khí chính xác, máy công cụ CNC là lựa chọn ưu
tiên hàng đầu hiện nay. Không chỉ có ưu thế về độ chính xác do máy CNC được trang bị hệ
thống đo kiểm, phản hồi và điều chỉnh tác động ngay trong quá trình gia công sản phẩm,
mà gia công CNC còn đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt do giảm thiểu thời gian gia công nhờ
tự động hóa cao các chuyển động phụ (cấp phôi, thay dao, bù dao,...), hoặc thực hiện đồng
thời nhiều nguyên công khác nhau.
Các chuyển động tịnh tiến dao hoặc phôi trong máy công cụ cần có các cơ cấu truyền
động từ động cơ đến cơ cấu chấp hành như: Vít me – đai ốc, bánh răng – thanh răng hoặc
tay quay – thanh truyền... Do vít me – đai ốc bi (VMĐB) có kết cấu khử khe hở, ma sát
nhỏ nên độ chinh xác truyền động và hiệu suất cao hơn. Vì vậy, VMĐB ngày càng được sử
dụng rộng rãi trong máy công cụ, đặc biệt là máy công cụ CNC và đem lại hiệu quả kinh tế
rõ rệt
Do độ chính xác VMĐB quyết định độ chính xác chi tiết được gia công nên trên thế
giới đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát các vấn đề liên quan tới cụm chi tiết VMĐB. Hiện
nay, tuổi thọ của bộ truyền này được ước lượng qua thời gian làm việc hoặc quãng đường
ma sát với độ tin cậy 90%. Tuổi thọ và độ tin cậy của VMĐB phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Tải, tốc độ, môi trường,... trong đó yếu tố môi trường nhiệt ẩm chưa được quan tâm nghiên
cứu nhiều. Đánh giá tuổi thọ và độ tin cậy VMĐB của máy công cụ CNC trên cơ sở mòn
trong điều kiện khí hậu Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực tế rất cao, do xu hướng thiết
kế, sử dụng VMĐB trong các bộ truyền động tịnh tiến chính xác ngày càng tăng và môi
trường làm việc của VMĐB tại Việt Nam là môi trường nhiệt đới ẩm. Mặt khác, bộ truyền
VMĐB hiện nay trong nước chưa sản xuất được và nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau,
1
vì vậy tuổi thọ và độ tin cậy phân tán trong khoảng rộng. Kết quả nghiên cứu về mòn của
VMĐB là cơ sở cho việc tính toán xác định tuổi thọ, độ tin cậy và kế hoạch bảo dưỡng, sửa
chữa, thay thế VMĐB trong điều kiện Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
-
Xác định ảnh hưởng của môi trường theo TCVN 7699-2-30 của Việt Nam đến tốc độ
mòn của VMĐB trong điều kiện có bổ sung chất bôi trơn và không bổ sung chất bôi trơn.
-
Xác định hệ số tuổi thọ trong công thức tính tuổi thọ VMĐB theo tiêu chuẩn ISO khi
làm việc trong môi trường TCVN7699-2-30 cùng các mức tin cậy đặt ra.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là VMĐB có mã hiệu: ISO 3408 – 16 x 05 x 222 – T7R4,
thường được sử dụng trong máy CNC cỡ nhỏ và trong các thiết bị cơ điện tử công nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
-
Môi trường thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm theo TCVN 7699-2-30
-
Tải và tốc độ quay của VMĐB được xác định theo cỡ máy CNC và điều kiện sử dụng,
cụ thể:
-
Tải “F”: Từ 2500 N đến 3500 N
Tốc độ quay trục vít me “n”: Từ 78 vòng/phút đến 100 vòng/phút
Các nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện không bổ sung chất bôi trơn, có kiểm
chứng với điều kiện bổ sung bôi trơn theo tiêu chuẩn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
-
Đưa ra phương pháp xác định mòn dọc trục của VMĐB.
-
Đưa ra được “hệ số tuổi thọ” bổ sung vào công thức tính tuổi thọ VMĐB theo ISO
3408 khi làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30.
-
Xác định được sự biến thiên hệ số tuổi thọ m theo độ tin cậy thực tế.
Ý nghĩa thực tiễn
-
Kết quả nghiên cứu có thể dùng để tham khảo và làm cơ sở khoa học cho việc xác
định tuổi thọ theo độ tin cậy của cụm VMĐB khi làm việc trong điều kiện khí hậu nhiệt
đới ẩm Việt Nam, từ đó có kế hoạch điều chỉnh, bảo dưỡng, thay thế phù hợp cho từng đối
tượng sử dụng có yêu cầu độ tin cậy khác nhau.
-
Phần lớn các máy công cụ CNC sử dụng VMĐB tại Việt Nam được nhập khẩu từ
nhiều nguồn khác nhau, có chất lượng khác nhau nên việc nghiên cứu ảnh hưởng khí hậu
2
nhiệt đới ẩm giúp người sử dụng có lựa chọn các thiết bị có tích hợp cụm VMĐB cho phù
hợp với điều kiện nhiệt ẩm ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm.
Nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu lý thuyết mòn, các yếu tố ảnh hưởng đến mòn, mối quan hệ giữa mòn và
độ chính xác, tuổi thọ của VMĐB.
Nghiên cứu thiết kế hệ thống đo, phương pháp đo, thiết kế hệ thống tạo tải, thiết kế
nguyên lý làm việc cho hệ thống thiết bị thí nghiệm.
Thực nghiệm:
Xây dựng Quy hoạch thực nghiệm, thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm.
Tổ chức thực nghiệm mòn cho VMĐB khi làm việc ở các điều kiện tải, tốc độ trong
điều kiện môi trường TCVN 7699 – 2 – 30.
Xử lý số liệu thực nghiệm, xây dựng và đánh giá hàm hồi quy với các công cụ, phần
mềm chuyên dụng cho tính toán, mô phỏng.
6. Nội dung luận án
Nội dung chính luận án bao gồm
Chƣơng 1: Tổng quan về vít me – đai ốc bi
Phân tích tổng quan về các dạng VMĐB thông dụng, vai trò của VMĐB trong máy
công cụ CNC và một số vấn đề liên quan tới VMĐB. Đánh giá các kết quả nghiên cứu đã
có của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan, đưa ra những vấn đề mà luận án sẽ tập
trung giải quyết.
Chƣơng 2: Lý thuyết tuổi thọ và độ tin cậy vít me – đai ốc bi trên cơ sở mòn
Trình bày các công trình nghiên cứu, tính toán của các nhà khoa học; Tiêu chuẩn có
liên quan và phục vụ cho hướng nghiên cứu của đề tài.
Chƣơng 3: Phương pháp, hệ thống thiết bị thực nghiệm và đo mòn
Sử dụng phương pháp thiết kế dạng modul để thiết kế nguyên lý và kết cấu máy thí
nghiệm; Quy hoạch thực nghiệm xác định phương pháp đo, sơ đồ đo sai lệch do mòn
Chƣơng 4: Kết quả thực nghiệm và đánh giá
Tổ chức thực nghiệm; Xử lý số liệu thực nghiệm; Xác định độ tin cậy, tuổi thọ VMĐB
trong điều kiện nhiệt ẩm Việt Nam; Xác định hệ số tuổi thọ khi làm việc trong điều kiện
TCVN 7699 – 2 – 30.
3
7. Các điểm mới của luận án
Luận án đã đưa ra được phương pháp xác định mòn dọc trục VMĐB trên thiết bị thử
nghiệm với điều kiện tải và tốc độ quay thay đổi, chịu tác động của môi trường theo TCVN
7699-2-30. Luận án đã đưa ra hệ số tuổi thọ bổ sung vào công thức tính tuổi thọ VMĐB
theo ISO 3408 khi làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30 và đồng thời xác định
được sự biến thiên hệ số tuổi thọ m theo độ tin cậy trong điều kiện nhiệt ẩm Việt Nam.
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÍT ME – ĐAI ỐC BI
1.1. Đặc điểm, vai trò của vít me – đai ốc bi
Bộ truyền VMĐB là một trong các loại của bộ truyền vít me – đai ốc, có tác dụng biến
chuyển động quay của trục vít thành chuyển động tịnh tiến của đai ốc và ngược lại, hiện
được sử dụng khá phổ biến trong các máy móc, thiết bị. Hình 1.1 thể hiện hình ảnh một số
vít me – đai ốc:
Đai ốc
Trục vít
a) Vít me - đai ốc thông thường (ma sát trượt)
b) Vít me – đai ốc bi
Hình 1.1 Hình ảnh về cấu tạo một số bộ truyền vít me – đai ốc [63]
Đặc điểm bộ truyền vít me – đai ốc bi:
Trong các loại vít me – đai ốc, VMĐB có đặc điểm khác biệt bởi ma sát trong các bộ
truyền vít me – đai ốc thông thường là ma sát trượt, còn ma sát trong VMĐB là ma sát tổng
hợp cả lăn và trượt [26]. Đặc điểm này làm cho hiệu suất bộ truyền cao hơn, mất mát do
ma sát ít hơn, đáp ứng rất tốt với yêu cầu khởi động nhanh và dừng chính xác.
Trong VMĐB có rãnh hồi bi, tạo điều kiện để các bi chuyển động tuần hoàn trong đai
ốc bi. Đặc điểm này làm cho tải trung bình đặt lên từng bi là tương đối đều nhau, không có
hiện tượng mòn cục bộ một hoặc một vài viên bi trong bộ truyền.
Bằng các biện pháp khử khe hở trong bộ truyền, đồng thời có kết cấu dạng modul, bao
gồm các chi tiết tiêu chuẩn, thuận lợi cho việc gia công, chế tạo và lắp ráp chính xác
VMĐB. Nhờ đó, VMĐB có độ chính xác truyền động cao hơn, được ứng dụng trong thiết
kế chế tạo máy CNC và mở rộng ra ngày càng nhiều lĩnh vực khác. Hình 1.2 thể hiện hình
ảnh một số VMĐB thông dụng.
Hình 1.2 Hình ảnh một số bộ truyền vít me – đai ốc bi [80]
5
Sử dụng VMĐB có các ưu điểm sau [1, 15]
-
Mất mát công suất do ma sát nhỏ, hiệu suất của bộ truyền 0,9;
-
Hệ số ma sát lăn phụ thuộc rất nhỏ vào vận tốc lăn của bi trong vùng làm việc. Điều
đó nâng cao khả năng chuyển động ổn định;
-
Khử khe hở và tạo sức căng ban đầu sẽ đảm bảo độ chính xác truyền dẫn cao hơn,
nhất là khi đảo chiều chuyển động.
Tuy nhiên, do đặc điểm cấu tạo mà VMĐB có những nhược điểm cơ bản:
-
Độ cứng chống biến dạng thấp hơn so với bộ truyền vít me – đai ốc khác cùng kích
cỡ.
-
Kích thước đai ốc lớn hơn so với bộ truyền vít me – đai ốc cùng thông số truyền động.
-
Khả năng chống quá tải thấp hơn so với các bộ truyền vít me – đai ốc khác.
Vai trò của vít me – đai ốc bi trong máy công cụ CNC
Các chuyển động phục vụ quá trình gia công cắt gọt trong máy công cụ nói chung,
máy CNC nói riêng đều bắt nguồn từ các động cơ điện quay. Khi cần truyền, biến đổi từ
chuyển động quay của động cơ sang tịnh tiến của bàn máy hoặc đầu trục chính,... để thực
hiện các chuyển động chạy dao (hoặc phôi), các cơ cấu vít me – đai ốc thường được lựa
chọn. Tuy nhiên, trong máy công cụ CNC – thiết bị điển hình về cơ điện tử hiện đại – yêu
cầu chuyển động tịnh tiến chính xác cao hơn, gia công linh hoạt và độ khó cao hơn,... Do
các ưu điểm nổi trội về đặc điểm cấu tạo của VMĐB, hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu trên
nên ngày càng được sử dụng rộng rãi, thay thế cho các loại vít me – đai ốc thông thường.
Hình 1.3 thể hiện vị trí và kết cấu VMĐB trong máy CNC, với chức năng thực hiện chuyển
động chạy dao.
Hình 1.3 Hình ảnh vị trí vít me – đai ốc bi trong máy CNC [64, 76]
6
Trong máy công cụ CNC, trục vít me thường được gá lắp cố định dọc trục với thân
máy, đai ốc được lắp cố định với bàn máy. Khi vít me thực hiện chuyển động quay nhờ hệ
thống truyền dẫn, làm cho đai ốc chuyển động tịnh tiến dọc trục vít me và đưa bàn máy
chuyển động theo. Lượng dịch chuyển của đai ốc (cũng như bàn máy) được tính theo góc
quay của trục vít me và có thể thay đổi nhờ động cơ Servo. Độ chính xác dịch chuyển bàn
máy phụ thuộc vào độ chính xác vị trí đai ốc trong VMĐB và độ chính xác của hệ thống
điều khiển, phản hồi.
Để thực hiện các chuyển động phức tạp, có thể lắp trên bàn máy một bàn máy khác,
bàn máy trên có chuyển động tịnh tiến tương đối so với bàn máy dưới nhờ VMĐB và
thường là chuyển động vuông góc. Hình 1.4 thể hiện vị trí và kết cấu VMĐB trong bàn
máy của một máy phay CNC
1
2
3
4
5
6
Hình 1.4 Vị trí vít me – đai ốc bi trong bàn dao [52]
Trên hình:
(1): VMĐB trục Y;
(2): Sống trượt bàn Y;
(3): VMĐV trục X
(4): Sống trượt bàn X
(5): Bàn trục Y;
(6): Thân máy.
Nhìn vào hình 1.4 cho thấy: Bàn trục Y (5) có thể chuyển động tương đối với thân
máy (6) theo phương của sống trượt bàn Y (2). Nếu gá lắp bàn máy trục (bàn gá phôi, bàn
gá đài dao, hay bàn trục X,...) với đai ốc của vít me – đai ốc bi trục X (3), lượng dịch
chuyển và độ chính xác dịch chuyển của bàn máy đó hoàn toàn được điều khiển và xác
định bởi (3) và (4).
Bàn máy trong máy công cụ CNC có tác dụng thực hiện những chuyển động chạy dao
(hoặc phôi) trong quá trình gia công. Chất lượng chuyển động của nó liên quan trực tiếp
đến chất lượng và độ chính xác gia công. Do đó, VMĐB chính là cụm chi tiết có ảnh
7
hưởng trực tiếp đến chất lượng quá trình gia công ( lượng dịch chuyển và độ chính xác
dịch chuyển của bàn máy).
VMĐB còn được ứng dụng trong những máy chuyên dụng khác hoặc những máy
không phải CNC. Những máy này cũng đòi hỏi độ chính xác truyền động cao, hiệu suất
làm việc lớn, ma sát nhỏ,... như: Máy đóng gói bao bì sản phẩm, dây chuyền công nghệ sản
xuất tự động, điêu khắc gỗ, …
1.2. Phân loại vít me – đai ốc bi
1.2.1. Theo hình dáng và kết cấu
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều hãng nổi tiếng cung cấp các loại VMĐB tiêu chuẩn
như: Thomson; Carry; Steinmeyer; Kurim; NSK; KSK; HIWIN; GTEN; TBI; NIKO,
SKF,… Mỗi hãng có những ký hiệu riêng, có sản phẩm theo tiêu chuẩn riêng, có sản phẩm
theo tiêu chuẩn chung. Tuy nhiên, có thể phân loại VMĐB như sau:
Phân loại theo chiều của ren vít
Theo cách phân loại này, có hai loại ren vít là ren trái và ren phải. Bộ truyền có ren
trái tuy được đề cập đến [33, 35, 60, 69, 70, 71], nhưng ít được sản xuất sẵn, đại trà. Có thể
mặc định VMĐB có ren phải. Hình 1.5 mô tả hai loại VMĐB có ren trái và phải.
Ren trái
Ren phải
Hình 1.5 Vít me – đai ốc bi loại có ren trái và loại có ren phải.
Phân loại theo số đầu mối ren:
-
Loại có ren một đầu mối: Là loại phổ thông và hiện được sử dụng khá rộng rãi. Ren
một đầu mối là loại truyền chuyển động với độ chính xác cao hơn so với ren nhiều đầu mối
bởi chế tạo đơn giản hơn và bước vít thường nhỏ hơn. Hình 1.6 mô tả ren một đầu mối
Hình 1.6 Vít me – đai ốc bi loại có ren một đầu mối [60]
8
Với lợi thế về khả năng thay đổi tốc độ nhờ động cơ servo và hệ số ma sát nhỏ hơn rất
nhiều so với các bộ truyền vít me - đai ốc ma sát trượt thông thường nên khi cần truyền
chuyển động với vận tốc lớn thì vẫn có thể dùng loại có ren một đầu mối và thay đổi tốc độ
nhờ động cơ servo mà không bắt buộc cần đến bộ truyền VMĐB loại có ren nhiều đầu
mối.
-
Loại có ren nhiều đầu mối: Là loại được chế tạo phức tạp hơn so với loại ren một đầu
mối. Do các mối ren khi được chế tạo đều có sai số bước và sai số tích lũy, nên cần sự
chính xác rất cao giữa khoảng cách các mối ren trên đai ốc và khoảng cách giữa các mối
ren trên trục vít me tại các tiết diện khác nhau. Hình 1.7 thể hiện hình ảnh VMĐB có ren
nhiều đầu mối
Hình 1.7 Vít me – đai ốc bi loại có ren nhiều đầu mối [60]
Loại VMĐB có ren nhiều đầu mối thường có góc xoắn vít lớn nên lực dọc trục tác
động lên các bi trong bộ truyền VMĐB có ren nhiều đầu mối nhỏ hơn so với loại một đầu
mối [25, 77], ưu điểm của bộ VMĐB có ren nhiều đầu mối là tỷ số truyền lớn hơn so với
loại một đầu mối.
Việc chế tạo phức tạp hơn so với đai ốc có ren một đầu mối có cùng độ chính xác.
Loại có ren nhiều đầu mối, cụm đai ốc có hai rãnh bi độc lập với nhau, không thay đổi tải
đặt trước. Bộ truyền kiểu này không được sử dụng rộng rãi. Hình 1.8 mô tả đai ốc cho ren
nhiều đầu mối
Đai ốc Rãnh hồi bi
Nắp chuyển hướng bi
Nắp chuyển hướng bi
Trục vít me
Hình 1.8 Đai ốc có ren nhiều đầu mối [60]
Phân loại theo kiểu hồi bi trên đai ốc:
-
Loại có rãnh hồi bi theo lỗ trên đai ốc: Rãnh hồi bi song song với đường tâm đai ốc.
Đường dẫn bi đến rãnh hồi bi được bố trí trên nắp của đai ốc. Kết cấu VMĐB loại có rãnh
9
hồi bi theo lỗ trên đai ốc được chỉ ra trên hình 1.9. Ưu điểm của loại này là rãnh hồi bi nằm
bên trong đai ốc nên gọn và tính công nghệ cao, phân phối tải đều hơn. Tuy nhiên, kích
thước đai ốc to hơn, hạn chế hành trình hơn so với VMĐB cùng cỡ.
Đai ốc
Máng đổi
hướng bi
Rãnh hồi bi
Trục vít me
Hình 1.9 Vít me – đai ốc bi loại có rãnh hồi bi theo lỗ trên đai ốc [60]
-
Loại có rãnh hồi bi kiểu ống: Là loại có phương án hồi bi phổ biến nhất hiện nay do
ưu điểm dễ chế tạo, sửa chữa và căn chỉnh, kích thước đai ốc không lớn. Ống hồi bi được
lắp vào đai ốc nằm trong giới hạn kích thước đường kính ngoài của đai ốc. Nhược điểm
của phương án này là phân phối lực trên đai ốc không đều, độ bền mòn của đầu ống thấp,
kẹp chặt ống có độ tin cậy không cao. Hình 1.10 thể hiện vít me – đai ốc bi loại có rãnh hồi
bi kiểu ống
Rãnh hồi bi
Trục vít me
Hình 1.10 Vít me – đai ốc bi loại có rãnh hồi bi kiểu ống [60]
-
Loại có rãnh hồi bi giữa hai vòng ren kế tiếp: Rãnh hồi bi được bố trí trên một máng
lót đặc biệt. Để đặt máng lót rãnh hồi bi, trên đai ốc có phân bố các hốc cách đều theo chu
vi và được thể hiện như hình 1.11. Kết cấu này khác với các kết cấu khác ở chỗ đường hồi
bi là đường nối hai rãnh kế tiếp nhau và có ưu điểm: Kích thước đường kính đai ốc nhỏ
hơn kích thước của bộ truyền vít me khác có cùng đường kính, không bị mòn nhanh, có độ
tin cậy cao, chiều dài rãnh hồi bi nhỏ.
Đai ốc
Máng đổi hướng bi
Trục vít me
Hình 1.11 Vít me – đai ốc bi loại có rãnh hồi bi giữa hai vòng ren kế tiếp [60]
10
Tuy nhiên, nhược điểm của kết cấu hồi bi giữa hai vòng ren kế tiếp là chế tạo phức
tạp, độ khó cao, nhất là khi gia công rãnh hồi bi trên chi tiết đai ốc. Đồng thời, mỗi viên bi
chỉ chuyển động tương đối với đai ốc trên một vòng ren nên tải phân bố trên đai ốc và vít
me sẽ khó đều và phụ thuộc độ chính xác phân bố các hốc bi trên chu vi đai ốc.
Phân loại theo cách đặt tải trước và khử khe hở:
-
Loại khử khe hở và đặt tải trước bằng tấm đệm: Loại này được đặt tải để khử khe hở
bằng cách ghép nối một tấm đệm vào giữa hai đai ốc. Khi muốn tải đặt trước là kéo, chiều
dày tấm đệm là dương; Khi muốn tải đặt trước là nén, chiều dày tấm đệm là âm.
Với chiều dày tấm đệm khác nhau cho phép thay đổi tải đặt trước làm thay đổi độ
cứng của bộ truyền VMĐB. Phương pháp này có kết cấu đơn giản hơn nhưng có nhược
điểm là điều chỉnh khó khăn. Hình 1.12 mô tả vít me – đai ốc bi loại có kết cấu khử khe hở
và đặt tải trước bằng tấm đệm.
Tấm đệm
Tấm đệm
Tải trước kéo
Tải trước kéo
Tải trước nén
Tải trước nén
Hình 1.12 Vít me – đai ốc bi loại có kết cấu khử khe hở nhờ tấm đệm [60]
-
Loại khử khe hở bằng cách dùng đai ốc có hai hệ thống rãnh bi, với khoảng cách rãnh
lớn (hoặc nhỏ) hơn so với bước vít là α: Kết cấu này đòi hỏi chế tạo phức tạp và chính xác
hơn loại có hai đai ốc. Trong thân đai ốc chế tạo hai hệ thống rãnh bi cách nhau một
khoảng Ph ± α, trong đó α đặc trưng cho tải đặt trước ứng với từng loại VMĐB. Loại này
có nhược điểm là khoảng cách giữa hai hệ thống rãnh bi là cố định nên việc chỉnh sửa, khử
khe hở hoặc thay đổi tải đặt trước là không thực hiện được. Kết cấu loại khử khe hở kiểu
này được thể hiện ở hình 1.13. (Ph là ký hiệu bước vít me).
Đai ốc bi
Ph
Ph±
Ph
Hình 1.13 Loại có hai rãnh bi, khoảng cách tăng (giảm) so với bước vít khoảng α [60]
11
-
Loại khử khe hở bằng cách tăng kích thước bi: Là loại cần độ chính xác chế tạo cao
hơn và yêu cầu lắp ráp khắt khe hơn. Kích thước không gian rãnh bi tạo bởi ren trên trục
vít và đai ốc được chế tạo nhỏ hơn hoặc bằng kích thước bi chịu tải làm cho viên bi tiếp
xúc cả hai má của rãnh trên trục vít và cả hai má của rãnh trên đai ốc. Đai ốc của VMĐB
loại này có kích thước nhỏ nhất so với các loại khác nhưng cũng là loại có độ cứng chống
biến dạng đàn hồi nhỏ nhất, thường được dùng trong các máy CNC đòi hỏi độ chính xác,
độ cứng không quá cao hoặc trong các tay máy, robot ... Hình 1.14 thể hiện kết cấu khử
khe hở bằng cách tăng kích thước bi
Đai ốc
Trục vít
Bi tạo khoảng cách
Đai ốc
Đai ốc
Ph
Ph
Bi chịu tải
Trục vít
Trục vít
Hình 1.14 Khử khe hở bằng tăng kích thước bi [60]
-
Loại khử khe hở và đặt tải bằng lò xo: Là loại dùng lò xo có tải đặt trước khá ổn định,
khả năng thay đổi tải đặt trước dễ dàng. Tuy nhiên độ đàn hồi của cụm đai ốc cao, sẽ có
chuyển vị lớn hơn khi tải tác động lớn. Bộ truyền này thường được sử dụng trong các máy
có tốc độ cao, tải nhỏ. Hình 1.15 thể hiện kết cấu VMĐB khử khe hở và đặt tải bằng lò xo
Đai ốc A
Lò xo
Đai ốc B
Lò xo
Đai ốc A
Tải ngoài
Hình 1.15 Kết cấu khử khe hở và đặt tải bằng lò xo [60]
12
Đai ốc B
1.2.2. Theo cấp chính xác
Theo cấp chính xác làm việc yêu cầu của máy, thiết bị cơ khí, cùng với tải làm việc và
tuổi thọ dự kiến, bộ truyền VMĐB được lựa chọn sử dụng phải phù hợp. ISO 3408 – 3 quy
định phân loại VMĐB theo cấp chính xác dựa vào lượng sai lệch vị trí đai ốc bi. Trong đó,
VMĐB được phân theo các cấp chính xác khác nhau: C0; C1; ... C10. Chữ số đằng sau
càng lớn thể hiện độ chính xác thấp dần [33, 35, 37, 60, 69-71].
Hình 1.16 thể hiện ý nghĩa các thông số hình học theo cấp chính xác của VMĐB cho
trong bộ tiêu chuẩn ISO 3408
Hình 1.16 Thông số độ chính xác của bước vít me [35]
Trên hình
lu:
Chiều dài đoạn ren vít me có ích; l:
C:
Giá trị sai số tích lũy bước vít;
Vup:
Miền giá trị đo thực của mỗi phép đo;
e:
Sai lệch vị trí của đai ốc;
V2πp:
Độ lệch khi đai ốc quay một vòng ren;
V300p:
Độ rộng miền phân bố giá trị vị trí khi đai ốc di chuyển trên đoạn 300 mm bất kỳ;
ep:
Chấp nhận sai số trong hành trình quy định.
Chiều dài trục vít me;
Xét một VMĐB, khi cho vít me quay, đai ốc tịnh tiến từ điểm bắt đầu (điểm O) đến vị
trí A mong muốn, cách O một khoảng OA. Theo danh nghĩa chỉ cần cho vít me quay số
vòng là
với Ph là bước vít danh nghĩa. Do sai số chế tạo, giá trị thực của bước
thường không bằng giá trị bước danh nghĩa (Ph) mà là (Ph ± p). Lúc đó đai ốc sẽ đi đến vị
trí cách A một khoảng OA ± p * n. Giá trị p * n = C là giá trị sai số tích lũy do bước vít,
cũng là lượng dịch chuyển cần bù cho bộ truyền VMĐB.
13
Khi thực hiện phép dịch chuyển, không chỉ có sai số tích lũy do bước vít mới ảnh
hưởng đến sai lệch vị trí của đai ốc. Trong quá trình làm việc, do vít me còn chịu tải, ma
sát,... gây bến dạng đàn hồi, làm cho giá trị sai lệch vị trí đai ốc không đúng bằng C mà là
C ± ep . Giá trị ep chủ yếu là phụ thuộc vào biến dạng đàn hồi và khe hở dọc trục, dấu “+”
hay “-” tùy theo chiều chuyển động của đai ốc.
ISO 3408 - 3 thể hiện các thông số đo và quy định cho giá trị của các thông số liên
quan tới độ chính xác VMĐB tùy theo cấp chính xác. Trong đó có quy định thống nhất về
điều kiện không tải khi đo. Trên hình 1.16 thể hiện ý nghĩa các thông số hình học theo cấp
chính xác quy định trong bộ tiêu chuẩn ISO 3408.
Các thiết bị đo và máy đo dù chính xác cỡ nào thì khi làm việc, bộ phận chuyển động
cũng chịu các lực gây rung động và ảnh hưởng đến tải tác động lên bộ truyền. Thực tế vị trí
thực của đai ốc sẽ không đúng bằng C + ep hay C– ep, giá trị vị trí thực của đai ốc sẽ khác
nhau giữa các lần đo và nằm trong khoảng “
theo chiều thuận hoặc “
đến
đến
” khi đai ốc đi
” khi đai ốc đi theo chiều ngược.
Giá trị Vup là do sai số phép đo, do rung động và các yếu tố ngẫu nhiên...
Khi chiều dài đoạn ren làm việc Lu càng lớn, đồng nghĩa với bộ truyền VMĐB sẽ có
độ cứng vững kém hơn, mất ổn định hơn, các biến dạng kéo – nén và uốn sẽ lớn hơn làm
cho sai lệch vị trí đai ốc nhiều hơn. Do đó khi chiều dài đoạn ren chịu tải khác nhau, giá trị
của C và ep cho phép ứng với cùng mức cấp chính xác cũng khác đi. Bảng 1.1 quy định
giá trị ep cho phép theo cấp chính xác của VMĐB và chiều dài đoạn vít me làm việc.
Bảng 1.1 ep cho phép với bộ truyền cần độ chính xác định vị cao [37]
Chiều dài đoạn ren
Mức tối đa Sai lệch cho phép ep (m)
làm việc Lu (mm)
Tiêu chuẩn cho từng cấp chính xác
>
≤
0
1
3
5
7
10
0
315
4
6
12
23
-
-
315
400
5
7
13
25
-
-
400
500
6
8
15
27
-
-
500
630
6
9
16
32
-
-
630
800
7
10
18
36
-
-
800
1000
8
11
21
40
-
-
1000
1250
9
13
24
47
-
-
1250
1600
11
15
29
55
-
-
1600
2000
-
18
35
65
-
-
2000
2500
-
22
41
78
-
-
2500
3150
-
26
50
96
-
-
14
3150
4000
-
32
62
115
-
-
4000
5000
-
-
76
140
-
-
5000
6300
-
-
-
170
-
-
Với những bộ truyền VMĐB làm việc có yêu cầu về độ chính xác vị trí không cao,
mức tối đa sai lệch cho phép được cho ở bảng 1.2
Bảng 1.2 ep cho phép với bộ truyền có không yêu cầu độ chính xác định vị cao [37]
Mức tối đa sai lệch cho phép ep (m)
Tiêu chuẩn cho từng cấp chính xác
0
1
3
5
7
10
Trong mỗi phép đo, lượng sai lệch giữa các kết quả đo do rung động và các yếu tố
ngẫu nhiên chỉ cho phép trong giới hạn nhất định. Nếu quá giới hạn này cần xem lại máy
và thiết bị đo. Bảng 1.3 cho biết lượng sai lệch do rung động và các yếu tố ngẫu nhiên giữa
các kết quả đo trong cùng một phép đo
Bảng 1.3 Vup cho phép theo cấp chính xác [37]
Lượng sai lệch kết quả đo Vup (m)
Chiều dài đoạn ren
làm việc Lu (mm)
Tiêu chuẩn cho từng cấp chính xác
>
≤
0
1
3
5
7
10
0
315
3,5
6
12
23
-
-
315
400
3,5
6
12
25
-
-
400
500
4
7
13
26
-
-
500
630
4
7
14
29
-
-
630
800
5
8
16
31
-
-
800
1000
6
9
17
34
-
-
1000
1250
6
10
19
39
-
-
1250
1600
7
11
22
44
-
-
1600
2000
-
13
25
51
-
-
2000
2500
-
15
29
59
-
-
2500
3150
-
17
34
69
-
-
3150
4000
-
21
41
82
-
-
4000
5000
-
-
49
99
-
-
5000
6300
-
-
-
119
-
-
Sai lệch Vup sẽ không có ý nghĩa khi có sự sai lệch cục bộ tại một hoặc một vài điểm
trong bộ truyền, vì vậy cần có sự đánh giá và cho phép đối với bất kỳ đoạn chiều dài đơn vị
nào của bộ truyền, để đảm bảo ý nghĩa cho khái niệm cấp chính xác của vít me – đai ốc bi.
15
Bảng 1.4 V300p cho phép theo cấp chính xác [37]
Tiêu chuẩn cho từng cấp chính xác
0
1
3
5
7
10
52a
210a
Giá trị cho phép V300p (m)
3,5
6
12
23
a: chỉ áp dụng cho bộ truyền vít me – đai ốc bi không yêu cầu độ chính xác vị trí cao
Bảng 1.5 V2p cho phép theo cấp chính xác [37]
Tiêu chuẩn cho từng cấp chính xác
0
1
3
5
7
10
-
-
Giá trị cho phép V2p (m)
3
4
6
8
Dựa vào tiêu chuẩn ISO, mỗi hãng có những quy định riêng về cấp chính xác cần thiết
cho các trục của máy CNC. Sau đây là bảng yêu cầu cấp chính xác cần thiết của vít me –
đai ốc bi sử dụng cho các trục của các máy NC, CNC của một số hãng:
Bảng 1.6 Cấp chính xác cần thiết cho các trục máy của NSK [60]
Cấp ứng dụng
Tiện
Phay
Trục
X
Cấp chính xác
0
1
2
3
Z
Khoan
Máy công cụ NC
Y
X
Y
X
Y
Z
Doa có bạc dẫn
X
Z
Trung tâm gia công
X
Y
Z
Z
Mài
Gia công tia lửa điện (EDM)
5
X
Y
X
Y
16
7
10
Z
Máy cắt dây
Máy cắt laser
X
Y
U
V
X
Y
Z
Bảng 1.7 Cấp chính xác cần thiết cho các trục máy của HIWIN [33]
Cấp ứng dụng
Tiện
Phay
Trung tâm gia công
Máy công cụ CNC
Doa có bạc dẫn
Khoan
Cấp chính xác
Trục
X
0
1
2
3
Gia công tia lửa điện
(EDM)
Y
X
Y
Z
X
Y
Z
X
Y
Z
X
Y
X
Máy cắt laser
6
Y
X
Y
Z
Máy cắt dây
5
Z
Mài
4
X
Y
U
V
X
Y
Z
17
7
8
10
1.2.3. Theo công dụng
Vít me – đai ốc bi dùng trong các máy cần chuyển động chính xác vị trí cao [37]
Loại này thường dùng trong các máy gia công CNC, máy và thiết bị đo. Do yêu cầu
độ chính xác cao nên ngoài việc đòi hỏi độ chính xác cao của từng chi tiết trong VMĐB,
kích thước bộ truyền cũng thường phải lớn, để giảm lượng biến dạng đàn hồi làm sai lệch
vị trí hoặc kết quả đo.
Vít me – đai ốc bi dùng trong các máy không yêu cầu độ chính xác vị trí cao [37]
Loại này thường dùng cho các tay máy, rô bốt, thiết bị công nghiệp không quá đòi hỏi
độ chính xác quá cao về vị trí mà công việc chủ yếu là mang tải và truyền chuyển động.
Trường hợp đặc biệt, có thể dùng VMĐB với cấp chính xác 7 cho trục Z máy khoan CNC
[60].
1.3. Các dạng hỏng vít me – đai ốc bi
Truyền động VMĐB khi làm việc, theo lý thuyết có thể gặp một số dạng hỏng sau [6]:
Hỏng do quá tải:
Khi tải trọng tĩnh lớn hơn giá tri tải trọng tĩnh cho phép, VMĐB sẽ bị hỏng dạng: vỡ
bi, biến dạng dẻo bề mặt làm việc, gãy, đứt trục; nứt, vỡ đai ốc,...
Hỏng do mỏi:
Khi chịu tải theo chu kỳ, mặc dù tải nhỏ hơn giá trị cho phép, nhưng do các vết nứt tế
vi xuất hiện kết hợp với sự đổi dấu ứng suất khi làm việc sẽ phát triển dần đến nứt, gãy
hoặc vỡ.
Hỏng do bị ăn mòn:
Dưới tác dụng của hóa học, môi trường
Hỏng do mài mòn:
Do tác dụng của tải (P), vận tốc (V) của chuyển động tương đối lăn và trượt.
Hỏng do mất ổn định:
Mặc dù tải tác động khá nhỏ so với giá trị cho phép cũng sẽ dẫn tới biến dạng, cong
vênh,... Trục vít me mất ổn định khi trục vít quá dài, hoặc có kết cấu không cứng vững (chỉ
hạn chế một đầu trục vít, đầu kia để tự do), ...
Thực tế, máy công cụ CNC là thiết bị gồm các chi tiết, cụm chi tiết có độ chính xác rất
cao, được trang bị các thiết bị tự động hóa hiện đại, tuổi thọ theo thiết kế hằng chục nghìn
giờ, nên máy CNC thường được trang bị các cơ cấu cảnh báo và phòng quá tải ở nhiều cấp
độ, do đó rất hiếm gặp VMĐB trong máy CNC bị hỏng theo trường hợp hỏng do quá tải
làm đứt, gãy, vỡ bi, hoặc do vít me mất ổn định. Dạng hỏng do vít me bị mất ổn định, chỉ
18
xuất hiện với máy CNC có kết cấu VMĐB không cứng vững, một đầu để tự do hoặc do
trong quá trình lắp đặt không đạt gây sai số. Chủ yếu VMĐB bị hỏng là do mỏi, và mòn do
ăn mòn, mài mòn.
Ở các nước công nghiệp phát triển cao như Mỹ, Đức, Nhật,... hỏng máy móc, thiết bị
được hiểu là khi máy không đạt độ chính xác gia công, khi đó máy, thiết bị sẽ bắt buộc
phải loại bỏ khỏi dây truyền sản xuất, hoặc chuyển đổi đối tượng, mục đích sử dụng, hoặc
coi là rác thải công nghiệp. Như vậy, mòn do ăn mòn, mài mòn là dạng hỏng chủ yếu của
các thiết bị, máy móc.
Dưới đây là một số hình ảnh về hỏng VMĐB:
Hình 1.17 Rỉ sét bề mặt vít me – đai ốc bi [29, 67]
Hình 1.17 thể hiện hình ảnh VMĐB bị rỉ sét bề mặt làm việc do bảo quản, sử dụng
trong điều kiện môi trường làm việc không tốt.
Hình 1.18 Tróc rỗ bề mặt làm việc vít me – đai ốc bi [48]
Hình 1.18 thể hiện hình ảnh VMĐB bị tróc rỗ bề mặt làm việc do mòn mỏi
Hình 1.19 Vít me – đai ốc bi bị cong trục vít me [65]
Hình 1.19 thể hiện hình ảnh VMĐB bị biến dạng (cong ) do kết cấu kém cứng vững.
19
Hình 1.20 Mòn đai ốc, mòn trục vít của VMĐB [61]
Như vậy, khái niệm tuổi thọ, hay hỏng là khi VMĐB không đủ độ chính xác cho phép
ở cấp chính xác ban đầu.
Mòn là nguyên nhân chủ yếu gây sai hỏng VMĐB. Khi lượng mòn đạt tới mức giới
hạn, sai số bộ truyền đạt mức tối đa cho phép là lúc bộ truyền VMĐB hết tuổi thọ của nó
và coi là hỏng.
Trên thực tế , tổng hợp mòn do ăn mòn (hóa học) và kết hợp với mài mòn (cơ học) là
dạng mòn của VMĐB: mòn cơ hóa, trong đó mòn oxy hóa là dạng mòn quan trọng nhất –
“là quá trình phá hủy dần dần bề mặt của chi tiết khi ma sát, do tương tác các lớp bề mặt
hoạt tính bị biến dạng dẻo với oxy không khí hay của dầu bôi trơn hấp thụ trên bề mặt.
Mòn oxy hóa thể hiện ở sự hình thành các lớp màng hấp thụ hóa học, của các hợp chất
hóa học giữa kim loại với oxy và bong tách của lớp màng ấy ra khỏi bề mặt ma sát. Mòn
oxy hóa là quá trình ổn định, cân bằng động giữa phá hủy và phục hồi các lớp màng oxyt,
đặc trưng cho điều kiện làm việc bình thường của cặp ma sát” [5].
Bộ truyền VMĐB khi chịu ảnh hưởng quá trình mòn sẽ giảm dần kích thước, dẫn đến
độ chính xác bị suy giảm, sai lệch vị trí tương đối của cặp ma sát tăng lên làm tăng va đập,
rung động. Khi áp suất tại điểm va đập lớn gây biến dạng dẻo bề mặt, chất lượng bề mặt
xấu đi dẫn đến ma sát và mòn tăng lên. Quá trình mòn chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi
trường bảo quản và sử dụng. Đó cũng chính là cơ sở để triển khai nghiên cứu luận án.
1.4. Các đặc trƣng, tính toán cơ bản của vít me – đai ốc bi
VMĐB là cụm chi tiết truyền động chính xác được thiết kế chế tạo có tiêu chuẩn hóa
cao, vì vậy dù có rất nhiều chủng loại vít me – đai ốc bi với các ký hiệu và nguồn gốc khác
nhau nhưng vẫn cơ bản giống nhau về các thông số hình học và các đặc trưng. Một số đặc
trưng cơ bản của bộ truyền VMĐB [1, 15]:
-
Truyền động chính xác cao;
-
Hiệu suất bộ truyền cao (>90%), mất mát do ma sát thấp;
-
Lực ma sát phụ thuộc rất ít vào vận tốc;
-
Có thể khử và điều chỉnh khe hở giữa vít me và đai ốc bi cả khi đảo chiều...
20
VMĐB theo tiêu chuẩn có các phương pháp tính là tương đối giống nhau. Một số
phương pháp tính cơ bản cho VMĐB:
1.4.1. Độ cứng chống biến dạng đàn hồi [38]
Độ cứng vững dọc trục cụm VMĐB được tính toán xác định theo từng chủng loại,
kích thước, vật liệu. Nhìn chung có thể xác định dựa trên công thức quy định như sau:
(1.1)
Trong đó:
RS:
Độ cứng vững của trục VMĐB đoạn chịu tải;
Rnu,ar:
Độ cứng vững của đai ốc bi.
Các giá trị RS; Rnu,ar phụ thuộc vào đặc điểm bộ truyền và được nêu trong [38]
1.4.2. Tải tĩnh dọc trục danh nghĩa Coa [39]
(1.2)
Trong đó:
:
Số bi chịu tải trên một vòng
i:
Số vòng bi chịu tải;
:
Góc tiếp xúc (độ, 0);
(
);
Đường kính bi (mm);
:
:
:
Đường kính vòng tròn tạo bởi tâm các viên bi (mm);
Góc rãnh bi (độ, 0);
:
Số bi không chịu tải;
;
√
;
;
;
: bán kính cong đối ứng (mm-1).
1.4.3. Tải động dọc trục danh nghĩa Ca [39]
(1.3)
Trong đó:
Tải động cho một vòng bi chịu tải,
[
( )
Cs: Tải động tối đa cho một vòng bi chịu tải trên trục (N);
Cn: Tải động tối đa cho một vòng bi chịu tải trên đai ốc (N);
CS = fC . (cos )0,86 . zl2/3 . DW1,8 . tan . (cos )1.3 ;
21
]
(N);
(
: hệ số về hình học,
(
)
);
;
(
;
(
;
;
)
)
;
;
.
1.4.4. Tải dọc trục sửa đổi [39]
Tải tĩnh sửa đổi C0am
C0am = C0a . fh0 . fac
(1.4)
Trong đó:
(
: hệ số phụ thuộc độ cứng cho tải tĩnh,
)
;
fac: hệ số phụ thuộc cấp chính xác.
Bảng 1.8 Hệ số phụ thuộc độ chính xác
Cấp chính xác
0, 1, 3 và 5
7
10
fac
1
0,9
0,7
Tải động sửa đổi Cam
Cam = Ca . fh . fac . fm
(1.5)
Trong đó:
hệ số phụ thuộc độ cứng cho tải động,
(
)
;
fm: hệ số phụ thuộc vào xử lý khí khi luyện thép.
Bảng 1.9 Hệ số phụ thuộc xử ký khí khi nhiệt luyện thép
Thép làm bi
fm
Nung nóng
1
Hút chân không
1,25
Nung nóng lại bằng điện
1,44
Nung nóng trong chân không
1,71
1.4.5. Tuổi thọ vít me – đai ốc bi [39]
Khi vít me – đai ốc bi làm việc một chiều:
Tuổi thọ tính theo số vòng quay:
(
)
(vòng)
Tuổi thọ tính theo giờ:
22
(1.6)
(h)
(1.7)
Trong đó:
Fm:
tải dọc trục tương đương
nm:
tốc độ quay tương đương
Khi vít me – đai ốc bi làm việc hai chiều:
Tuổi thọ được tính tương tự công thức 1.6 và 1.7 cho từng chiều (tải tương đương tính
riêng cho từng chiều) và tuổi thọ tổng hợp được tính theo công thức:
(
)
(vòng)
(1.8)
Trong đó:
L1; L2:
Tuổi thọ tính cho từng chiều, lần lượt là chiều 1 và chiều 2 (ngược lại)
1.5. Vật liệu làm vit me – đai ốc bi
Vật liệu làm vít me, bi, đai ốc đòi hỏi chịu được tải trọng tĩnh và va đập tương đối cao,
bề mặt chịu mòn cao, độ cứng HRC = 58 – 62. Để đạt được cơ tính tổng hợp cao nhất, vật
liệu làm VMĐB phải được nhiệt luyện tốt kết hợp với các biện pháp nâng cao chất lượng
bề mặt.
Mỗi hãng chế tạo sử dụng vật liệu và công nghệ luyện kim khác nhau, đặc biệt là
những sản phẩm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao bởi những sản phẩm này làm
nên thương hiệu và mang bản sắc riêng của hãng.
Độ cứng và một số vật liệu làm VMĐB được các hãng công bố [33, 60, 69, 70]:
Bảng 1.10 Vật liệu và phương pháp nâng cao chất lượng bề mặt
Hãng
TBI
Chi tiết
Vật liệu
Phƣơng pháp
xử lý bề mặt
Vít me
SCM450; S55C; CF53.
Tôi cảm ứng
58 – 62
Đai ốc
SCM415.
Thấm Cacbon
58 – 62
Bi
SUJ2.
≥60
Thấm Cacbon
Vít me
HIWIN
hoặc tôi cảm ứng
Đai ốc
Thấm Cacbon
58 – 62
58 – 62
62 – 66
Bi
NSK
Độ cứng
(HRC)
Vít me
SUS440C; SUS630.
Đai ốc
SUS440C; SUS630.
Thấm Cacbon
hoặc tôi cảm ứng
Thấm Cacbon
Bi
23
≥58
≥58
Steinmeyer
Cf53; 100Cr6; X20Cr13;
Vít me
Đai ốc
Bi
X90CrMoV18; X30CrMoN15-1
Tôi cảm ứng
; XD15W; X105CrMo17.
Quá trình hóa học
100Cr6; X30CrMoN15-1.
Vi sóng
102Cr6; X30CrMoN15-1;
Xử lý bề mặt
X105CrMo17.
≥ 58
≥ 58
≥ 58
1.6. Môi trƣờng làm việc của máy công cụ CNC
1.6.1. Môi trƣờng làm việc của máy CNC trên thế giới
-
Một số đặc điểm môi trường tại các nước có nền Công nghiệp phát triển:
Các nước có nền công nghiệp Cơ khí phát triển hầu hết ở Bắc Mỹ và Châu Âu và một
phần ở Châu Á (Nhật Bản, Đài Loan). Bắc Mỹ có khí hậu trải dài từ bắc đến nam: Hàn đới,
ôn đới, núi cao, hoang mạc và nửa hoang mạc, cận nhiệt đới và nhiệt đới; Khí hậu Châu âu
và Nhật Bản chủ yếu là ôn đới và khí hậu Đài loan là cận nhiệt đới [74]. Đặc điểm chung
của đa số khí hậu môi trường tại các nước này là sự biến động nhiệt độ trong ngày không
lớn.
-
Một số hình ảnh về môi trường làm việc của các công cụ CNC
Hình 1.21 Máy CNC làm việc trong môi trường có điều hòa không khí [54]
Hình1.21 là hình ảnh các máy CNC đang làm việc trong một nhà xưởng gia công cơ
khí. Có thể dễ dàng nhận thấy nhà xưởng này được trang bị điều hòa không khí để giữ ổn
định nhiệt độ và quạt trần để lưu thông không khí.
24
Hình 1.22 Máy CNC làm việc trong điều kiện thông thường [56]
Hình 1.22 cho thấy các máy CNC làm việc trong môi trường nhà xưởng công nghiệp
với nhiệt độ không có sự biến động lớn.
Rõ ràng VMĐB khi được sử dụng trong các máy, thiết bị hiện đại, có yêu cầu độ
chính xác cao, ở các nước công nghiệp phát triển đều được quan tâm và nghiêm túc chấp
hành các quy định bảo quản, sử dụng và luôn đặt trong môi trường có đối lưu, có điều hòa
không khí hoặc trong môi trường có nhiệt độ, độ ẩm ổn định, biến động thấp.
1.6.2. Môi trƣờng làm việc máy CNC tại Việt Nam
-
Một số đặc điểm khí hậu Việt Nam [11, 73, 74]
Lãnh thổ Việt Nam kéo dài theo phương kinh tuyến, giới hạn trong những vĩ độ từ
8030’ đến 230 22’ và kinh độ từ 1020 10’ đến 1090 21’ nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu
nhiệt đới. Do đặc điểm vị trí địa lý mà khí hậu ở Việt Nam phân thành ba vùng khí hậu
riêng biệt, miền Bắc mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm, Bắc Trung Bộ mang khí hậu nhiệt đới
gió mùa, miền Nam và Nam Trung Bộ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới Xavan. Đồng thời,
do lãnh thổ Việt Nam lại nằm ở phía đông nam của lục địa Châu Á, giáp với biển Đông
nên khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa mậu dịch thường thổi ở các
vùng có vĩ độ thấp.
25
Hình 1.23 Sự phân chia vùng khí hậu tại Việt Nam [59]
Miền khí hậu phía Bắc:
Miền Bắc Việt Nam là phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoành Sơn với khí hậu cận nhiệt
đới ẩm với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Tuy nhiên miền này có khí hậu mang đặc
điểm nổi bật là rất mất ổn định về thời gian bắt đầu - kết thúc của các mùa và cũng mất ổn
định về nhiệt độ.
Miền khí hậu Bắc Trung Bộ:
Miền Bắc Trung Bộ là lãnh thổ phía đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy
Hoành Sơn tới Phan Thiết. Đây là miền có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời là vùng
khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền bắc và miền Nam với Nam Trung Bộ.
Miền khí hậu phía Nam:
Miền Nam là phần lãnh thổ phía Nam Bộ và Tây nguyên, có khí hậu nhiệt đới Xavan với
hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao nhưng khí hậu ít
biến động.
Do địa hình nên nhiệt độ và biến đổi nhiệt độ của các vùng trong lãnh thổ Việt Nam
được phân hóa rõ rệt và có những đặc điểm rất riêng. Miền Bắc có bốn mùa Xuân, Hạ,
Thu, Đông do thường xuyên có sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa trong năm, giữa các
tháng, các ngày trong tháng và đặc biệt là biến đổi nhiệt độ trong ngày của miền Bắc là khá
26
lớn. Mức biến đổi nhiệt lớn nhất thông thường từ 8-100C, cá biệt có những ngày chênh lệch
nhiệt độ lên tới 150C. Độ ẩm tương đối của miền Bắc cũng biến động lớn (50% đến 100%),
trong đó khoảng tháng 3, 4 là thời điểm độ ẩm không khí cao nhất, có nhiều ngày độ ẩm
tương đối lên đến 100%. Miền Nam có khí hậu nhiệt đới Xavan nên nhiệt độ tuy cao
nhưng duy trì khá ổn định trong ngày, giữa các ngày trong tháng và giữa các tháng trong
năm. Miền Bắc Trung Bộ là vùng có khí hậu chuyển tiếp giữa hai vùng trên nên sự biến
đổi nhiệt độ chủ yếu diễn ra giữa các tháng trong năm, sự biến đổi nhiệt trong ngày khá
nhỏ (từ 30C50C)
Nhiệt độ trung bình tại các tỉnh ở Việt Nam cũng tăng dần theo vị trí địa lý, càng về
phía gần đường xích đạo, nhiệt độ trung bình càng tăng lên. Vị trí thường có nhiệt độ trung
bình thấp nhất ở Việt Nam là SaPa (khoảng 80C) đến Cà Mau, Cần Thơ (khoảng 260C).
Nhiệt độ trung bình ở Hà Nội – miền bắc Việt Nam khoảng (17-20)0C.
-
Các tiêu chuẩn thử nghiệm môi trường tại Việt Nam
Với địa hình phân bố phức tạp, khí hậu Việt Nam phân hóa rất rõ rệt từ bắc tới Nam
và từ Đông sang Tây, được thể hiện qua sự đa dạng về môi trường thử nghiệm cho bởi bộ
tiêu chuẩn quốc gia TCVN – Tuyển tập tiêu chuẩn quốc gia về thử nghiệm môi trường
TCVN 7699 – công bố năm 2007. Ví dụ: TCVN 7699-2-1: 2007 Thử nghiệm A: Lạnh;
TCVN 7699-2-11: 2007 Thử nghiệm Ka: Sương muối; TCVN 7699-2-13: 2007 Thử
nghiệm M: Áp suất không khí thấp; TCVN 7699-2-14: 2007 Thử nghiệm N: Thay đổi
nhiệt độ; TCVN 7699-2-18: 2007 Thử nghiệm R và hướng dẫn: Nước; TCVN 7699-2-30:
2007 Thử nghiệm Db: Nóng ẩm, chu kỳ (chu kỳ 12h + 12h); TCVN 7699-2-33: 2007
Hướng dẫn thử nghiệm thay đổi nhiệt độ,....
Hình 1.24 và 1.25 thể hiện điều kiện môi trường làm việc của máy móc, thiết bị công
nghệ cao, các máy CNC tại Việt Nam.
Hình 1.24 Máy CNC làm việc trong một Công ty cơ khí tại Việt Nam
27
Hình 1.25 Máy CNC trong sản xuất thường được làm việc trong nhà xưởng thông thoáng với môi
trường tự nhiên.
Qua thực tế khảo sát máy CNC cho thấy: Máy gia công CNC được sử dụng ở Việt
Nam hầu hết được đặt trong nhà xưởng có mức độ cách nhiệt, cách ẩm với môi trường
tương đối kém, không được quan tâm đúng mức sự ảnh hưởng môi trường đến độ chính
xác và khả năng làm việc của máy CNC, trừ trường hợp các máy CNC đặt trong các
trường đại học, cao đẳng.
1.7. Tổng quan các nghiên cứu vít me – đai ốc bi
1.7.1. Một số nghiên cứu về vít me – đai ốc bi trên thế giới:
Các vấn đề kỹ thuật mang tính phổ biến hầu như đã được nghiên cứu và công bố bởi
các nhà khoa học nghiên cứu độc lập và các hãng sản xuất vít me – đai ốc bi trên thế giới
như: Thomson, Kurim, NSK, SKF, Steimeyer, HIWIN,...
Theo lịch sử phát triển, VMĐB đã xuất hiện từ trước những năm 1960 nhưng chưa
được nghiên cứu, phát triển và sử dụng rộng rãi. Năm 1963, một trong những nhà khoa học
tiên phong khi nghiên cứu về VMĐB Levit GA với công trình nghiên cứu về sự tuần hoàn
trong bộ truyền VMĐB [49]. Trong nghiên cứu này Levit GA cho rằng chuyển động tương
đối giữa bi – bi; bi – rãnh bi trên trục và bi – rãnh bi trên đai ốc là chuyển động lăn không
trượt (không có sự trượt tương đối giữa bi và trục vít me, bi và đai ốc). Sau đó đã có nhiều
nhà nghiên cứu chỉ ra kết quả nghiên cứu trên là không đúng và không thực tế [26]. Do kết
quả nghiên cứu của Levit GA không ảnh hưởng nhiều đến các ứng dụng của VMĐB thời
đó nên nó vẫn được sử dụng trên thực tế.
28
Sau năm 1960, VMĐB đã được sử dụng nhiều hơn và có nhiều ứng dụng trong thiết bị
công nghiệp, đặc biệt đã được ứng dụng trong các máy công cụ điều khiển chương trình số
đầu tiên tại học viện kỹ thuật Massachusetts (Mỹ). Các nghiên cứu về VMĐB sau này [24,
66], đều khẳng định tiếp xúc giữa bi – rãnh trượt trong bộ truyền VMĐB có bản chất là
tiếp xúc Hertz – nhà khoa học người Đức Hertz đã công bố công trình nghiên cứu về tiếp
xúc của các vật thể rắn biến dạng đàn hồi. Mối quan hệ giữa tải, vật liệu và kích thước biến
dạng cũng như vết tiếp xúc, đồng thời chuyển động giữa bi - rãnh bi, bi – bi không chỉ là
lăn mà còn có cả quá trình trượt tương đối. Đó là một trong những cơ sở khoa học quan
trọng cho các nhà khoa học sau này khi nghiên cứu về tiếp xúc, biến dạng, mòn và các đặc
điểm khác của bộ truyền VMĐB.
)
(
(
∑
̅
Áp suất danh nghĩa
Tiếp xúc đường:
Áp suất danh nghĩa
Tiếp xúc điểm:
̅
Áp suất danh nghĩa
Tiếp xúc mặt:
̅
29
√
a=l;
√
√
√
√
√
(
a=l;
∑
)
√
√
√
√
√
∑
xúc
Dạng tiếp xúc
Mô tả
Kích thƣớc vết tiếp
áp suất vết tiếp xúc khi tái lập
)
Bảng1.11 Tiếp xúc giữa hai vật rắn có biến dạng đàn hồi [31]
Khi các cặp ma sát có chuyển động tương đối với nhau, dưới tác dụng của tải, các bề
mặt tiếp xúc giữa hai vật thể sẽ chịu biến dạng đàn hồi làm tăng diện tích tiếp xúc thực so
với danh nghĩa. Áp suất tại vết tiếp xúc giảm đi, tạo nên vết tiếp xúc có kích thước mới.
Bảng 1.11 trình bày sự hình thành vết tiếp xúc giữa một số dạng bề mặt, công thức tính
kích thước và áp suất tại vết tiếp xúc.
Tổng quan, trong các lĩnh vực nghiên cứu về VMĐB, có thể kể ra một số công trình
nghiên cứu sau:
Các nghiên cứu về ma sát trong bộ truyền VMĐB [24, 26, 55, 62, 66, 68], chỉ ra rằng
trong tiếp xúc giữa bi với các rãnh bi trên trục vít me và đai ốc có biến dạng đàn hồi, ma
sát giữa các bi với rãnh là tổng hợp ma sát trượt và ma sát lăn. Đây là dạng tiếp xúc Hertz.
Khi mô tả ma sát trong bộ truyền VMĐB, [24, 26, 66] mô tả ma sát trong bộ truyền như
những chiếc lông đàn hồi trong chiếc bàn chải, độ lệch của lông gây ra bởi hai mặt có
chuyển động tương đối làm tăng lên lực ma sát, được thể hiện ở hình 1.26
Hình 1.26 Mô tả kiểu ma sát trong VMĐB [24, 66]
Lực ma sát tạo ra từ việc “uốn – đàn hồi” của lông [66]:
(1.9)
Trong đó:
F:
lực ma sát;
:
độ cứng;
:
hệ số giảm chấn;
:
hệ số ma sát nhớt;
:
Vận tốc tương đối giữa hai bề mặt,
.
Bảng1.12 Hệ số ma sát trong vít me – đai ốc bi theo mô phỏng và ước tính, so sánh [55]
Mô phỏng
Ước tính
So sánh%
Hệ số ma sát tĩnh (fs)
0,4
0,4937
23,4
Ma sát khô (fc)
0,1
0,1019
1,9
Hệ số ma sát
Ma sát nhớt (fv)
Vận tốc bôi trơn giới hạn ()
1x10
-7
300
30
1x10
-7
258
11,9
14
Nghiên cứu về vận tốc bộ truyền VMĐB [19, 20, 28], cho thấy có sự ảnh hưởng từ
yếu tố vận tốc đến mòn. Theo đó, với tải đặt trước ban đầu 1470 (N), đặt tải dọc trục
588(N) chạy với vận tốc 31,4 (rad/s) 300 (vòng/phút) với 2.000 (hành trình) thì lượng
mòn dọc trục khoảng 10-9(m); lượng mòn lớn hơn khi tốc độ quay lớn hơn, lượng mòn
tương ứng tăng lên xấp xỉ số lần bằng số lần tăng của số hành trình; Tải đặt trước tương
ứng giảm dần tuyến tính theo số hành trình, tốc độ quay của trục vít càng cao thì tốc độ
giảm của tải đặt trước càng tăng. Hình 1.27 thể hiện mối quan hệ lượng mòn, tải, tốc độ và
số hành trình.
Tải đặt trước (N)
Lượng mòn dọc trục (m)
Tải đặt trước ban đầu: 1470(N)
Tải dọc trục: 588N
-10%Tải đặt trước
Mòn dọc
trục
Tải đặt
trước
Số hành trình
Hình 1.27 Lượng mòn, tải đặt trước phụ thuộc vận tốc và số hành trình [28]
Khi nghiên cứu quan hệ giữa vận tốc và tải đặt trước [20] cho thấy có sự liên quan của
hai yếu tố này. Theo đó, khi tốc độ quay của trục vít thay đổi, ảnh hưởng đến sự tăng, giảm
tải đặt trước tác dụng lên bộ truyền, tải đặt trước sẽ tăng lên với lượng tăng khoảng 0,5
(N/(vòng/phút)) và giảm cũng tương ứng với mức giảm như trên. Hình 1.28 thể hiện quan
Lượng tăng tả Fpr (N)
hệ tốc độ và tải đặt trước.
Tốc độ quay trục vít (vòng/phút)
Hình 1.28 Ảnh hưởng tốc độ quay trục vít đến tăng (giảm) tải đặt trước [20]
31
Khi nghiên cứu về biến dạng đàn hồi trong VMĐB [22, 25], chỉ ra sai lệch bộ truyền
(sai lệch vị trí đai ốc) ứng với đặc tính tải, vận tốc và kích thước bộ truyền, theo đó sai lệch
vị trí đai ốc do biến dạng đàn hồi sẽ tương đối tuyến tính với tải, vận tốc.
Lý giải cho việc này [22], hệ gồm vòng bi chặn, trục vít me, đai ốc và bi được mô
hình hóa như là hệ nối tiếp. Độ cứng của hệ sẽ phụ thuộc hệ số độ cứng của từng phần tử
và có dạng của hệ các lò xo nối tiếp.
∑
(1.10)
Trong đó:
K:
Độ cứng của cơ hệ;
Ki:
Độ cứng khâu thứ i của cơ hệ.
Hình 1.29 thể hiện việc mô hình hóa VMĐB.
Mô hình độ cứng
Mô hình
động lực học
Hình 1.29 Mô hình hóa hệ Bi chặn - vít me – đai ốc và bi [22]
Trên hình:
1: Động cơ;
2: Khớp nối;
3: Ổ bi chặn;
4: Thước quang đo góc
5: Trục vít me
6: Thước quang đo thẳng
7: Bàn máy
8: Đai ốc bi
9: Ổ bi đỡ
m: Tổng khối lượng các thành phần chuyển động
u: tín hiệu điều khiển
rm: Tỷ lệ phân phối khối lượng cho các thành phần có chuyển động quay và phải thỏa mãn (0 < rm < 1).
Keq: Độ cứng dọc trục tương đương
Ceq: Giá trị giảm chấn tương đương
Khi tải thay đổi, biến dạng từng phần tử là khác nhau nhưng tuyến tính với tải, nên
biến dạng tổng là tổng các biến dạng tuyến tính, sẽ vẫn tuyến tính với tải. Các điểm đầu và
điểm cuối của đai ốc trên hành trình là điểm có lực tác động bằng 0, đồng thời là giao điểm
của hai quá trình giảm lực và tăng lực, thay đổi chiều chuyển động, do đó sai lệch vị trí đai
ốc tại hai điểm này là bằng 0.
32
Góc tiếp xúc cũng ảnh hưởng tới biến dạng đàn hồi của bộ truyền [25, 77], khi góc
tiếp xúc tăng ( tăng) sẽ làm giảm tải nén tác dụng vào bi làm giảm biến dạng đàn hồi của
bi (tăng cứng, giảm biến dạng đàn hồi, sai lệch).
Nghiên cứu về rung động trong bộ truyền [19, 43, 46, 57] cho thấy nguyên nhân gây
rung động trong bộ truyền là quá trình thay đổi lực đột ngột tác dụng lên bi khi bi trong
Tải tác động lên bi
giai đoạn chuyển tiếp giữa rãnh bi trên trục ren vít và trong ống hồi bi - hình 1.30.
Thời gian
Hình 1.30 Tải tác động lên bi trong bộ truyền vít me – đai ốc bi [43]
Tần số bi vào tải
Trọng lượng bàn = 1000kg
tốc độ quay (vòng/phút)
Hình 1.31 Quan hệ tần số các bi vào tải, tốc độ quay n và đường kính bi DW [43]
Ứng với giá trị tốc độ quay và đường kính trục vít me nhất định, có thể điều chỉnh
được tần số lực thực tế tác động vào bộ truyền nhờ chọn lại đường kính bi của bộ truyền.
Tần số lực tác động không phải tần số cộng hưởng của bộ truyền bởi một phần của nó đã
gây ra sự sai lệch của hệ thống [43]. Mối quan hệ này được thể hiện trên hình 1.31.
Nghiên cứu về biến đổi nhiêt trong bộ truyền VMĐB [21, 44, 72, 79] chỉ ra sự tăng
nhiệt, tốc độ tăng giảm nhiệt ở các giai đoạn khi bộ truyền làm việc, có hay không có chất
bôi trơn, làm mát, và với các tải, chiều chịu tải, vận tốc khác nhau.
Nhiệt độ trong bộ truyền VMĐB sẽ tăng lên xấp xỉ 100C sau khoảng 40 phút, sau đó
ổn định. Tùy thuộc vào vị trí các điểm trên bộ truyền mà lượng tăng nhiệt độ là khác nhau.
33
Nghiên cứu được thực hiện dựa vào phương pháp phần tử hữu hạn trên mô trường ANSYS
[79]. Hình 1.32 thể hiện kết quả nghiên cứu sự thay đổi nhiệt độ trong bộ truyền VMĐB.
Nhiệt độ (0C)
Không làm mát
Điểm 1
Điểm 1
Điểm 2
Điểm 2
Điểm 3
Điểm 3
Điểm 4
Điểm 4
Thời gian (giây)
Hình 1.32 Thay đổi nhiệt độ trong bộ truyền vít me – đai ốc bi [79]
Thay đổi nhiệt độ làm cho vị trí đai ốc (bàn máy) sẽ sai lệch tương đối lớn so với vị trí
danh nghĩa [44]. Theo đó, sai lệch vị trí dọc trục của đai ốc có thể lên tới hằng trăm
micromet (sai lệch tăng theo chiều dài đoạn trục vít). Hình 1.33 mô tả kết quả của biến đổi
Sai lệch vị trí đai ốc
nhiệt độ (tăng) làm sai lệch vị trí dọc trục của đai ốc.
Máy tính
Đo được
Vị trí trên trục vít (mm)
Hình 1.33 Biến đổi nhiệt độ dẫn tới sai lệch vị trí đai ốc [44].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường tới tuổi thọ vòng bi. Khi xuất hiện nước
Tuổi thọ tương đối
trên bề mặt, tuổi thọ tương đối của vòng bi giảm đi rất lớn, được thể hiện ở trên hình 1.34.
Mật độ nước (phần triệu)
Hình 1.34 Quan hệ tuổi thọ tương đối với mật độ nước trong chất bôi trơn [41]
34
Theo đó, tuổi thọ tương đối giảm đi xấp xỉ 3 lần khi mật độ nước trong chất bôi trơn
tăng lên 4 lần [41]. Tỷ lệ này tương đối ổn định, tuyến tính.
Khi nghiên cứu sự phân bố tải cho các bi trong bộ truyền VMĐB khi một trong các bi
có lỗi kích thước [77]. Theo đó, tải đặt lên các viên bi có lỗi kích thước có thể tăng lên đến
2 lần nếu viên bi có kích thước lớn hơn và có thể không chịu tải khi viên bi có kích thước
nhỏ hơn. Khi VMĐB khi chịu tải nén, tải phân phối trên bi đầu tiên là lớn nhất, giảm dần
về phía xa ổ đỡ chặn trục vít me, tải đặt lên viên bi đầu tiên có độ lớn gấp 1,4 1,6 lần độ
lớn tải đặt lên viên bi cuối cùng. Khi vít me chịu tải kéo, tải phân phối trên các bi tương
đối đều hơn so với khi VMĐB chịu tải nén. Giá trị tải trên các bi gần nhau được phân phối
dạng chậu, các viên bi ở hai đầu sẽ chịu tải cao hơn so với các viên bi ở giữa, và tỉ lệ này
vào khoảng 1,15 lần. Hình 1.35 thể hiện sự phân phối tải trên VMĐB khi có lỗi kích thước.
Hình 1.35 Phân phối tải trên các bi và khi một viên bi có lỗi kích thước [77]
Khi nghiên cứu VMĐB có tải đặt trước, được bôi trơn và không bôi trơn. Theo đó,
mòn VMĐB khi được bôi trơn sẽ nhỏ hơn so với không bôi trơn, phụ thuộc chủ yếu vào tải
dọc trục và tốc độ quay của vít me – đai ốc bi [23]. Hình 1.36 thể hiện kết quả nghiên cứu.
VMĐB thường
Hiệu suất VMĐB
không bôi trơn
có bôi trơn
Góc Helix=5,44; Số viên bi: 44
(a) không dầu bôi trơn
(b) có dầu bôi trơn
1 + Tốc độ quay trục vít: 90 (vg/ph)
2 Tốc độ quay trục vít: 125 (vg/ph)
Góc Helix=5,44; Số viên bi: 44
1 + Tốc độ quay trục vít: 90 (vg/ph)
2 Tốc độ quay trục vít: 125 (vg/ph)
3 Tốc độ quay trục vít: 200 (vg/ph)
Dữ liệu thực nghiệm (mòn VMĐB)
Dữ liệu lý thuyết (Tải đặt trước 1800N)
3 Tốc độ quay trục vít: 200 (vg/ph)
Dữ liệu thực nghiệm (mòn VMĐB)
Dữ liệu lý thuyết (Tải đặt trước 1800N)
Lực dọc trục
Hình 1.36 Mòn vít me – đai ốc bi [23]
35
Lực dọc trục
Nhìn chung việc nghiên cứu, thiết kế những vấn đề kỹ thuật liên quan đến VMĐB đã
được các nước công nghiệp phát triển đặc biệt là Đức, Mỹ, Nhật, ... nghiên cứu và giải
quyết, cho ra các sản phẩm chất lượng cao, ổn định. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đề
cập đầy đủ vấn đề ảnh hưởng của môi trường, các điều kiện môi trường làm việc đến mòn,
sai lệch, cũng như tuổi thọ của VMĐB – điều này thể hiện ở việc tiêu chuẩn ISO về thử
nghiệm môi trường chưa có bản nào tương đương với môi trường theo TCVN 7699-2-30
hay IEC 60068-2-30.
1.7.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Máy công cụ CNC được đưa vào Việt nam từ những năm 90, nhưng những nghiên
cứu về cụm VMĐB còn khá khiêm tốn trong phạm vi hẹp. Năm 2006, một nhóm tác giả
trong nước đã nghiên cứu “Tính toán ứng suất và tuổi thọ trong truyền động vít me-bi”,
đưa ra các công thức tính tải trọng riêng, ứng suất và chu kỳ chịu tải trên bề mặt con lăn,
rãnh lăn theo độ bền mỏi và số chu kỳ cơ sở trong bộ truyền VMĐB [2]. Năm 2007, cũng
nhóm tác giả này đã nghiên cứu “ Xây dựng cơ sở tính toán truyền động vít me ma sát lăn
và chế tạo thử truyền động vít me ma sát lăn” và trên cơ sở kết quả thu nhận của đề tài,
nhóm tác giả trên đã tiếp tục đưa ra nghiên cứu “Phương pháp tính toán thiết kế và lựa
chọn truyền động vít me-bi” [3, 4]. Trong các nghiên cứu trên của cùng nhóm tác giả, các
công bố được đưa ra đều dựa trên cơ sở ma sát trong bộ truyền VMĐB là ma sát lăn – điều
này chưa đầy đủ - theo nhiều khoa học trên thế giới [ 24, 26,...]. Đồng thời, nội dung chủ
yếu mà các nghiên cứu trên đưa ra là các công thức tính toán kích thước và chọn bộ truyền.
Trong lĩnh vực nghiên cứu sự ảnh hưởng của mòn gây bởi các yếu tố nhiệt ẩm (nhiệt
độ, độ ẩm) của môi trường Việt Nam [11], mòn đường dẫn hướng ma sát lăn chịu ảnh
hưởng mạnh của khí hậu nhiệt đới ẩm. Thực nghiệm được thực hiện với ba mức tải 2kgf;
4kgf; 6kgf, ở một trong ba mức nhiệt độ 50C; 300C; 450C và một trong ba mức độ ẩm
RH51%; RH75% và RH99% đã cho thấy: giá trị tốc độ mòn có thể tăng lên đến 200% và
tương ứng tuổi thọ có thể giảm đi đến 50%;
Khí hậu Việt Nam được ghi nhận là khí hậu nhiệt đới ẩm, tuy nhiên lại phân hóa rất
phức tạp theo địa hình và biến đổi từ Bắc tới Nam. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm tại các
vùng khí hậu không chỉ đơn thuần là cộng cơ học các tác động riêng lẻ, sự đa dạng trong
bộ các tiêu chuẩn TCVN 7699 (kể trên) cũng đã nói rõ sự khác biệt này. Do đó, hoàn toàn
có thể khẳng định, trong các nghiên trong và ngoài nước hiện nay, chưa có nhà khoa học
nào nghiên cứu thực nghiệm về VMĐB khi làm việc trong điều kiện môi trường tiêu chuẩn
TCVN 7699 – 2 – 30.
36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1, qua nghiên cứu tổng quan về VMĐB: Vai trò, phân loại, các đặc
trưng cơ bản và tình hình nghiên cứu về VMĐB của các tác giả trong nước và trên thế giới
cho thấy:
-
Độ chính xác truyền động của cụm VMĐB ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác kích
thước và hình dáng hình học của sản phẩm khi gia công trên máy công cụ CNC cũng như
độ chính xác vị trí của thiết bị công nghiệp, thiết bị đo có sử dụng VMĐB.
-
Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác
truyền động và tuổi thọ của bộ truyền VMĐB như: Tải, tốc độ, rung động, ma sát, mòn, ...
nhưng chưa đề cập nhiều đến ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm (nhiệt ẩm) đến mòn VMĐB.
Một số công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt ẩm đến mòn của vật liệu nhưng với
điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tương đối ổn định, không có biến động nhiệt ẩm trong khoảng
thời gian tiến hành thực nghiệm. Hiện nay, TCVN 7699-2-30 được sử dụng trong các
nghiên cứu về ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm, chu kỳ - một kiểu môi trường khá đặc
trưng cho khí hậu miền Bắc của Việt Nam.
-
Cho đến nay Việt Nam chưa chế tạo được VMĐB thành phẩm. Các VMĐB nói riêng
và máy công cụ CNC nói chung đều được nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau. Môi
trường khí hậu Việt Nam có đặc thù “khí hậu nhiệt đới ẩm”, đồng thời việc sử dụng, bảo
dưỡng hiện nay đều dựa theo tài liệu kỹ thuật về VMĐB được nước ngoài công bố. Tuổi
thọ và độ tin cậy VMĐB trong điều kiện môi trường Việt Nam chưa được quan tâm nghiên
cứu nhiều.
-
Từ những vấn đề nêu trên, luận án lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu tuổi thọ và độ tin cậy
của vít me – đai ốc bi máy CNC trong điều kiện môi trường Việt Nam”. Đây là vấn đề cần
thiết, mới và phù hợp với chủ trương đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
cũng như hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.
37
CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT TUỔI THỌ VÀ ĐỘ TIN CẬY VÍT
ME – ĐAI ỐC BI TRÊN CƠ SỞ MÒN
2.1. Tổng quan về mòn vật liệu:
2.1.1. Mòn theo thời gian
Trong điều kiện ma sát mòn bình thường, sự phụ thuộc của mòn theo thời gian hoặc
quãng đường ma sát được chia thành thành ba giai đoạn cơ bản: Giai đoạn chạy rà, giai
đoạn mòn ổn định và giai đoạn mòn khốc liệt [5]. Hình 2.1 biểu diễn sự phụ thuộc của mòn
Lượng mòn
vào thời gian.
Quãng đường ma sát (thời gian)
Hình 2.1 Sự phụ thuộc mòn vào thời gian t hay quãng đường ma sát L [5]
Giai đoạn chạy rà là giai đoạn có tốc độ mòn giảm dần do ban đầu tiếp xúc thực nhỏ,
áp suất lớn gây biến dạng dẻo, các nhấp nhô bị phá hủy và đồng thời bị nén ép tạo thành
các bề mặt thứ cấp có tiếp xúc thực lớn hơn, khi áp suất riêng trung bình phù hợp với áp
suất riêng cho phép thì tốc độ mòn sẽ giảm đến một giá trị ổn định theo thời gian, quá trình
mòn lúc này chuyển sang giai đoạn mòn ổn định.
Giai đoạn mòn ổn định: giai đoạn này lượng mòn tuyến tính với thời gian hoặc quãng
đường ma sát. Với lượng mòn giới hạn được xác định trước có thể dự báo được tuổi thọ
làm việc của cặp ma sát
Giai đoạn mòn khốc liệt: Khi lượng mòn U đạt giá trị tới hạn, nó làm thay đổi rõ ràng
chế độ lắp ghép, tăng sai lệch hình dáng hình học của bề mặt tiếp xúc dẫn đến va đập của
các bề mặt ma sát và chuyển sang quá trình mòn khốc liệt, trạng thái hình học tế vi xấu đi,
nhấp nhô tăng lên làm tốc độ mòn ngày càng tăng mạnh.
“Trong giai đoạn mòn ổn định, thừa nhận quy luật mòn là tuyến tính” [5, 7]. Để
xác định được quy luật của giai đoạn này cần ít nhất giá trị của lượng mòn tại hai thời điểm
khác nhau, từ đó xác định được tốc độ mòn của giai đoạn mòn bình thường này.
38
2.1.2. Ảnh hƣởng các yếu tố cơ bản đến mòn
2.1.2.1. Ảnh hưởng của tải và vận tốc đến mòn
a. Sự phụ thuộc của cường độ mòn vào tải (áp lực) [5]
Đối với các bề mặt không được chạy rà, tải trọng riêng ảnh hưởng phi tuyến đến
cường độ mòn: I P(1.4 ...3), đặc biệt là với những bề mặt có diện tích tiếp xúc nhỏ. Đối với
bề mặt đã được chạy rà, độ sóng bề mặt làm giảm tính phi tuyến, cường độ mòn tỷ lệ với
tải trọng riêng. Trong trường hợp tổng quát, I P(1....3) là phù hợp với thực nghiệm.
b. Sự phụ thuộc của cường độ mòn vào vận tốc [5]
Tính chất và cường độ của quá trình mòn được quyết định trước hết do giá trị vận tốc,
Cường độ mòn
quan hệ I = f(v) là quan hệ cơ bản trong mối quan hệ với các thông số cơ học
Vận tốc
Hình 2.2 Đồ thị nguyên tắc sự phụ thuộc của mòn vào vận tốc [5]
Mối quan hệ có tính nguyên tắc giữa cường độ mòn I và vận tốc v được trình bày trên
hình vẽ cho thấy trong trường hợp tổng quát có ba giai đoạn điển hình:
I
- giai đoạn mòn ổn định cùng với mòn ôxy hoá trong chế độ ma sát bình thường
v'th ≤ v ≤ v"th
II
- giai đoạn mòn không bình thường với tróc loại 1, 0 < v< v'th
III - giai đoạn mòn không bình thường do tróc loại 2 và sự quá tải nhiệt trong vùng
tiếp xúc v > v"th
Tuỳ thuộc vào điều kiện ma sát, các trị số vận tốc giới hạn v'th, v"th có thể thay đổi,
làm cho giới hạn của miền ổn định và cường độ mòn bị thay đổi đi.
Hai yếu tố chính quyết định sự biến đổi quá trình ma sát và mòn của tác dụng cơ học
bên ngoài đó là: áp lực và vận tốc. Chúng xác định mức độ và gradian của biến dạng dẻo,
đàn hồi của nhiệt độ trong vùng ma sát, mức độ hoạt hoá kim loại và các hiện tượng dẫn
xuất khác. Nói cách khác là chúng quyết định dạng quá trình phá huỷ hay mòn chiếm ưu
thế.
Chấp nhận lý thuyết mỏi cho các dạng mòn khác nhau, cường độ mòn tuyến tính phụ
thuộc vào áp suất p trong vùng tiếp xúc
39
I=k.pm
(2.1)
Tốc độ mòn theo thời gian ( = ) và cường độ mòn tuyến tính (I) có mối quan hệ:
=v.I
(2.2)
Tổng quát, tốc độ mòn được xác định theo hàm số mũ [5]:
=k.pm.vn
(2.3)
2.1.2.2. Ảnh hưởng của rung động [5]
Tải trọng động tạo nên các biến dạng đàn hồi của vật liệu ở vùng tiếp xúc của các bề
mặt lắp ghép, đồng thời làm xuất hiện dòng điện cảm ứng thay đổi trong lớp biến dạng. Sự
thay đổi của từ thông tạo ra suất điện động cảm ứng trong khung (hình thành bởi các chi
tiết lắp ghép). Tính chất của lớp ôxyt và chất bôi trơn ảnh hưởng tới điện trở và thể hiện
trong vùng tiếp xúc là nguyên nhân của sự hoạt hóa bề mặt và sự phát triển mòn ôxy hoá.
Sự xâm thực và các quá trình điện hoá làm giảm tuổi thọ của các mối ghép rất nhiều. Hiện
tượng này gọi là hiện tượng điện động lực học của sự mòn.
2.1.2.3. Ảnh hưởng của vật liệu bôi trơn [5, 7, 33]
Vật liệu bôi trơn được chọn phải đảm bảo giảm ma sát, bảo vệ lớp bề mặt kim loại.
Vật liệu bôi trơn được lựa chọn theo tải và tốc độ chuyển động tương đối giữa trục vít, bi,
đai ốc. Nếu dùng đúng, ngoài việc giảm hệ số ma sát và bảo vệ bề mặt, nó còn giảm bớt
lượng tăng nhiệt độ trong VMĐB.
Khi tốc độ chuyển động lớn và tải nhỏ, nên chọn dầu có độ nhớt nhỏ, khi tốc độ
chuyển động thấp mà tải lớn thì nên chọn dầu có độ nhớt cao hơn.
Thông thường, sử dụng dầu có độ nhớt 32-68 cSt tại 400C (ISO VG 32 – 68) được
dùng cho bộ truyền VMĐB có tốc độ cao, dầu có độ nhớt đến 90 cSt (ISO VG 90) được
dùng cho các bộ truyền có tốc độ thấp [33].
2.1.2.4. Ảnh hưởng của môi trường [5, 7, 11]
Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm và biến đổi nhiệt ẩm
-
Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Trong quá trình ma sát, nhiệt độ các lớp bề mặt tăng lên dẫn đến hóa mềm bề mặt ma
sát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khuyếch tán kim loại. Sự khuyếch tán tăng lên khi đó
là ma sát giữa những kim loại dẻo thuần khiết và tăng lên nhiều khi độ biến dạng vật liệu
lớn [5].
Khi nhiệt độ xuống thấp, vật liệu có xu hướng co lại, lớp vật liệu bên ngoài sẽ co
nhiều hơn do không chịu cản trở của các lớp vật liệu liền kề với nó làm cho kích thước chi
tiết có xu hướng giảm về phía có vật liệu. Sự co kéo không đều do hình dáng, kích thước
40
và vật liệu của các chi tiết máy cũng giống như sự giãn nở không đều khi tăng nhiệt độ:
làm xuất hiện hiện tượng kẹt (tăng tải), hoặc tải va đập, do khoảng trống giữa các bề mặt
ma sát tương ứng là nhỏ đi, hoặc tăng lên. Cả hai hiện tượng này đều dẫn đến biến dạng bề
bặt nhiều hơn, chất lượng bề mặt kém đi, thuận lợi cho việc cào xước bề mặt trong quá
trình chuyển động gây mòn.
-
Ảnh hưởng của độ ẩm:
Độ ẩm không khí được biểu thị bằng hai đại lượng. Độ ẩm tuyệt đối được tính theo
lượng hơi nước có trong một đơn vị thể tích không khí (kg/cm3); Độ ẩm tương đối (RH %)
là tỷ số tính phần trăm giữa lượng hơi có thực trong không khí so với lượng hơi có trong
không khí bão hòa với cùng nhiệt độ.
Độ ẩm tương đối là đại lượng thể hiện lượng hơi nước có trong một đơn vị thể tích
không khí và nói lên khả năng hòa tan thêm hơi nước trong không khí so với mức tối đa.
Bởi vậy trong thực tế thường sử dụng khái niệm độ ẩm tương đối thay vì sử dụng khái
niệm độ ẩm tuyệt đối.
Khi lượng hơi nước trong không khí tăng lên, tiếp xúc với chất bôi trơn làm suy giảm
tính năng bôi trơn của chất bôi trơn. Lượng oxy trong không khí có cơ hội tiếp xúc với bề
mặt ma sát nhiều hơn tạo điều kiện cho việc hình thành lớp oxyt trên bề mặt. Lớp oxyt này
có cơ tính khác hẳn với cơ tính của lớp kim loại nền. Khi hai bề mặt ma sát tương tác với
nhau tại vị trí có lớp màng oxyt, ứng suất giữa lớp bề mặt và lớp kim loại nền có sự chênh
lệch lớn làm lớp màng oxyt dễ bị bong tróc, gây mòn vật liệu [5].
-
Tác động do biến đổi nhiệt độ và độ ẩm
Do các chi tiết trong máy, thiết bị có kích thước, yêu cầu kỹ thuật khác nhau nên
chúng thường được làm bằng các vật liệu khác nhau. Khi biến đổi nhiệt độ xảy ra, các chi
tiết có vật liệu và kích thước khác nhau sẽ có hệ số giãn nở (co) nhiệt khác nhau dẫn tới
hiện tượng biến đổi tăng tải trong các chi tiết máy (co, kéo), hoặc thay đổi đặc tính tải (tải
tĩnh trở thành tải động, hoặc xung,..), làm suy giảm tính năng kỹ thuật của máy.
Độ ẩm tương đối không khí cao có ảnh hưởng lớn hơn đến sự mài mòn chi tiết máy.
Thực tế cho thấy độ ẩm tương đối của không khí chỉ thực sự có ảnh hưởng đáng kể tới sự
tạo thành lớp oxyt trên bề mặt và ăn mòn các chi tiết máy khi chúng có giá trị từ 80% đến
100%. Khi ở vùng có độ ẩm tương đối cao, không khí tiếp xúc với bề mặt có chênh lệch
nhiệt độ khoảng > 50C sẽ rất dễ rơi vào vùng không khí quá bão hòa, dẫn đến hiện tượng
đọng sương (hơi nước ngưng tụ) trên bề mặt có tiếp xúc với không khí. Chênh lệch nhiệt
độ càng cao càng làm tăng lượng hơi nước ngưng tụ trên bề mặt, làm suy giảm tính năng
bôi trơn, thẩm thấu và oxy hóa bề mặt kim loại, gây bong, tróc, mòn khi có tải.
41
Hình 2.3 thể hiện biểu đồ biến đổi nhiệt ẩm của không khí ở áp suất 760 mmHg.
Hình 2.3 Biểu đồ biến đổi nhiệt ẩm của không khí [74]
Dựa trên số liệu của biểu đồ nhiệt ẩm Y-D của không khí ở mức áp suất khí quyển
760 mm Hg, khi nhiệt độ và độ ẩm cùng biến đổi với điều kiện RH < 80% hoặc t0 > 500C,
các tác động lên khả năng làm việc của máy, chi tiết máy chỉ đơn thuần là tổng toán học
từng tác động của nhiệt độ, độ ẩm (độ ẩm không khí không thể đạt mức bão hòa khi ở nhiệt
độ cao >500C). Khi độ ẩm tương đối trong môi trường ở mức cao (RH 80% RH100%) và
nhiệt độ dưới 500C, kết hợp với biến động nhiệt độ với tốc độ cao (khoảng 50C/giờ) làm
42
chênh lệch nhiệt độ giữa mối trường và bề mặt ma sát lớn, hơi nước trong không khí gặp
bề mặt có nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng nhiệt độ đọng sương sẽ ngưng kết trên bề mặt đó
(ngưng tụ nước trên bề mặt ma sát). Lượng biến đổi nhiệt độ và tốc độ biến đổi là cơ sở
xác định thời gian và lượng hơi nước đọng thành sương trên bề mặt.
Ở mức áp suất khí quyển khác, nhiệt độ giới hạn mà ở đó độ ẩm tương đối của không
khí có thể đạt mức bão hòa (RH 100%) sẽ thay đổi.
Sự có mặt của hơi nước ngưng tụ trên bề mặt vật liệu là kết quả của sự biến đổi có
điều kiện của cả nhiệt độ và độ ẩm không khí (khi nhiệt độ biến đổi với tốc độ cao, biên
độ lớn và kèm thêm độ ẩm tương đối của không khí cao) [18]. Hơi nước ngưng tụ có thể
xuất hiện tại mọi vị trí bề mặt thiết bị có tiếp xúc với môi trường, nếu bề mặt chi tiết được
bảo vệ bằng lớp dầu bôi trơn, nước thẩm thấu vào lớp dầu, gây biến tính và giảm khả năng
bôi trơn, bảo vệ của dầu và oxy hóa bề mặt kim loại.
Nhiệt độ biến đổi với biên độ lớn, tốc độ cao, kết hợp với độ ẩm tương đối của không
khí ở mức cao (RH 80%) dẫn đến các hiện tượng: Tăng tải, hoặc hay đổi đặc tính tải;
Xuất hiện đọng sương trên bề mặt ma sát. Đây là một môi trường khá khắc nghiệt nếu các
cặp ma sát làm việc ở điều kiện này.
Đặc biệt, với những chi tiết làm bằng vật liệu dễ oxy hóa bề mặt khi không được bảo
vệ, nguyên tử oxy trong nước khi nước tự phân tách sẽ oxyt hóa bề mặt, đồng thời tạp chất
do bụi bẩn trong không khí ngưng tụ trong các hạt sương chui vào giữa hai bề mặt tiếp xúc
có tác dụng như những hạt mài li ty làm trầy xước, bong tróc và mòn cặp vật liệu nhanh
chóng.
Sự khắc nghiệt của điều kiện môi trường miền Bắc với biến động nhiệt lớn, độ ẩm
tương đối cao, thể hiện qua TCVN 7699-2-30 và được ghi nhận bởi rất nhiều trường hợp
suy giảm độ chính xác của máy, thiết bị trên thực tế là cơ sở triển khai nghiên cứu đề tài.
2.1.3. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-30 về thử nghiệm môi trƣờng
* Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này để mô phỏng và xác định sự thích hợp của các linh kiện, thiết bị hoặc
các sản phẩm khác khi được sử dụng, vận chuyển, bảo quản trong các điều kiện có độ ẩm
cao kết hợp với sự thay đổi nhiệt độ theo chu kỳ và thường tạo ra sự ngưng tụ trên bề mặt.
* Yêu cầu kết cấu tủ thử:
Nhiệt độ tủ thử phải thay đổi theo chu kỳ trong khoảng từ 250C ± 30C đến nhiệt độ
giới hạn trên (phương án 1: 400C hoặc phương án 2: 550C) với dung sai và tốc độ thay đổi
quy định nếu thuộc đối tượng áp dụng.
43
Dung sai nhiệt độ tổng ±30C. Miền dung sai này là thích hợp để tính đến sai số tuyệt
đối của phép đo cũng như các thay đổi chậm về nhiệt độ và sự biến đổi nhiệt độ của không
gian làm việc. Có thể cần phải giữ dao động trong thời gian ngắn ở phạm vi ± 0,50C để duy
trì độ ẩm yêu cầu.
Độ ẩm tương đối trong không gian làm việc được duy trì trong các giới hạn theo các
giai đoạn và phương án được chọn.
Phải cẩn thận để đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm tại các điểm trong tủ thử phải nằm trong
giới hạn yêu cầu. Chú ý đến sự trao đổi nhiệt của không khí.
Nước ngưng tụ phải được xả ra liên tục từ tủ thử và không được sử dụng lại cho đến
khi nước được làm tinh khiết trở lại.
Phải đảm bảo rằng không có nước ngưng tụ rơi lên mẫu thử.
* Mức khắc nghiệt:
Có hai phương án quy định mức khắc nghiệt, phối hợp giữa nhiệt độ giới hạn trên và
số chu kỳ quyết định mức khắc nghiệt của thử nghiệm.
Mức khắc nghiệt thứ nhất: 550C
Số chu kỳ thử nghiệm 1; 2; 6.
Mức khắc nghiệt thứ hai: 400C
Số chu kỳ thử nghiệm 2; 6; 12; 21; 56.
* Mô tả chu kỳ 24h:
Giai đoạn tăng nhiệt:
“Nhiệt độ của tủ thử phải được tăng lên nhiệt độ giới hạn trên thích hợp mô tả trong
quy định kỹ thuật liên quan. Nhiệt độ giới hạn trên phải đạt được trong thời gian 3h ± 30’
với tốc độ nằm trong các giới hạn xác định bởi diện tích được tô đậm như hình 2a và 2b”
Sự ngưng tụ có thể xuất hiện trên mẫu trong giai đoạn tăng nhiệt độ này.
Giai đoạn ổn định nhiệt:
Nhiệt độ phải được duy trì trong các giới hạn quy định đối với nhiệt độ giới hạn trên
(± 20C) trong vòng 12h ±30’ tính từ khi bắt đầu chu kỳ.
Trong giai đoạn này, độ ẩm tương đối phải là 93% RH ± 3% RH, trong 15 phút đầu và
15 phút kết thúc, độ ẩm phải đạt từ 90% RH đến 100% RH.
Giai đoạn hạ nhiệt:
Chọn một trong hai phương án thích hợp cho mẫu thử - Chọn phương án 2 (hình 2b,
trang 191 của TCVN 7699-2-30:2007) do sự thích hợp với tất cả các loại mẫu [18].
Nhiệt độ phải được hạ xuống 250C ± 30C trong từ 3 đến 6 giờ. Độ ẩm tương đối không
được nhỏ hơn RH 80%.
Sau đó, nhiệt độ phải được duy trì ở 250C ± 30C với độ ẩm tương đối không được nhỏ
hơn 95% RH cho đến khi kết thúc chu kỳ 24h.
44
Sự kết hợp biến đổi từng yếu tố nhiệt độ, độ ẩm theo thời gian của chu trình 24 giờ
Độ ẩm tương đối (%)
được mô tả bởi hình 2.4
Nhiệt độ môi trường
Thời gian
Hình 2.4 Mô tả chu trình nhiệt ẩm [18]
* Giai đoạn tạo ổn định:
Để nhiệt độ đạt được ổn định 250C ± 30C cho chu trình đầu tiên bằng cách:
a) Đặt mẫu thử trong tủ riêng trước khi đưa vào tủ thử hoặc
b) Điều chỉnh nhiệt độ tủ thử đến 250C ± 30C sau khi đưa mẫu vào và duy trì mẫu ở mức
này cho đến khi mẫu đạt đến nhiệt độ ổn định.
Độ ẩm tương đối (%)
Giai đoạn tạo ổn định được thể hiện trên hình 2.5
Thời gian để độ ẩm RH% đạt từ
Nhiệt độ môi trường
95% đến 100% không quá 1 giờ
Hình 2.5 Giai đoạn tạo ổn định [18]
45
Trong quá trình ổn định nhiệt độ bằng cả hai phương pháp, độ ẩm tương đối phải nằm
trong các giới hạn quy định cho các điều kiện không khí tiêu chuẩn dùng trong thử nghiệm.
Sau giai đoạn ổn định, với mẫu ở trong tủ thử, độ ẩm tương đối phải được tăng lên
không nhỏ hơn RH 95% ở nhiệt độ xung quanh bằng 250C ± 30C.
2.2. Tuổi thọ vít me – đai ốc bi
2.2.1. Tuổi thọ vít me – đai ốc bi theo lý thuyết
Thông thường, tuổi thọ các chi tiết, kết cấu máy được xác định phụ thuộc yêu cầu và
điều kiện làm việc của chi tiết, kết cấu. Tuổi thọ được xác định theo độ bền: khả năng chịu
tải tĩnh; khả năng chịu tải động; mòn; mỏi (khi làm việc nhiều chu trình) hoặc Tuổi thọ
theo độ chính xác làm việc.
Đa phần các chi tiết máy, kết cấu đều được thiết kế, chế tạo để làm việc với độ chính
xác làm việc nhất định trong điều kiện tải động và phải làm việc nhiều chu trình, do đó bài
toán xác định tuổi thọ thường là bài toán tổng hợp xác định số chu trình làm việc khi chịu
tải mà độ chính xác làm việc vẫn ở trong một mức nhất định, gồm bài toán xác định độ bền
mỏi và bài toán xác định số chu trình làm việc ứng với mức tải, vận tốc để độ chính xác
làm việc của VMĐB ở từng cấp chính xác.
Trên cơ sở nghiên cứu, thống kê các thí nghiệm do mỏi, lập được đồ thị quan hệ ứng
suất với số chu kỳ thay đổi ứng suất N mà chi tiết, cụm chi tiết chịu được đến khi hỏng
[12]. Phương trình đường cong mỏi được viết dưới dạng:
mN = C
(2.4)
Trong đó:
Hằng số;
m:
Bậc của đường cong mỏi;
N:
Số chu kỳ thay đổi ứng suất;
:
Ứng suất.
Ứng suất
C:
Số chu kỳ thay
đổi Ứng suất
Hình 2.6 Đồ thị đường cong mỏi [12]
Với những cặp ma sát có tiếp xúc đàn hồi. Trong quá trình ma sát, thể tích lớp vật liệu
bề mặt chịu ứng suất biến thiên theo chu kỳ. Tác động mỗi chu kỳ không mất đi mà bị tích
lũy lại các hư hỏng, dẫn đến phá hủy. Tuy nhiên “số chu kỳ ma sát dẫn đến phá hủy vật
46
liệu hay bậc của đường cong mỏi phải xác định bằng thực nghiệm. Số mũ của thông số mỏi
trên thực tế đặc trưng cho tất cả quá trình hóa lý khi ma sát, hiện nay không tính toán được
mà phải xác định qua thực nghiệm. Thứ nhất: Thử nghiệm mòn; thứ hai: thí nghiệm trên
thiết bị đo tiếp xúc cục bộ cho vật liệu không tương tác cơ hóa với môi trường.
Khi thử nghiệm mòn, “sử dụng kết quả thử nghiệm mòn ở hiện trường và trong phòng
thí nghiệm để tổng hợp hoặc kiểm nghiệm lại các dữ kiện. Nhược điểm chủ yếu của
phương pháp này là số mẫu thử nghiệm ít, để có độ chính xác cao phải tốn nhiều thời gian
và kinh phí” [5].
Với bộ truyền VMĐB, tuổi thọ được xác định theo số chu trình làm việc khi đặt tải mà
vẫn đạt cấp chính xác nhất định, và được tính toán dựa trên vật liệu, kích thước, độ chính
xác, nhẵn bóng bề mặt, công nghệ xử lý bề mặt,... Các thông số này được tổng hợp và thể
hiện qua giá trị tải tĩnh cho phép Coa; giá trị tải động cho phép Ca và các hệ số tuổi thọ phụ
thuộc vào độ cứng bề mặt fh; cấp chính xác fac; quá trình nấu chảy vật liệu fm; được tính
toán và cho bởi nhà sản xuất trên cơ sở quy định về tuổi thọ các bộ truyền vít me bi trong
tiêu chuẩn ISO [35-39]
Tuổi thọ cho bộ truyền không được đặt tải trước [39]
Tuổi thọ cho bộ truyền làm việc một chiều
Tuổi thọ tính theo số vòng quay L (vòng)
(
)
Tuổi thọ tính theo giờ Lh (h)
(vòng)
(2.5)
(h)
(2.6)
Trong đó:
∑
: tốc độ quay tương đương của trục vít me;
nj : giá trị tốc độ trục vít me ở chế độ làm việc thứ j;
qj: tỷ lệ phần trăm trục vít làm việc ở tốc độ nj;
√∑
: tải tương đương;
Fj: giá trị tải dọc trục vít me ở chế độ làm việc thứ j;
qj: tỷ lệ phần trăm trục vít làm việc ở tốc độ nj và Fj.
Tuổi thọ cho bộ truyền làm việc hai chiều:
(
)
(vòng)
Trong đó:
L1,2: Tuổi thọ cho chiều 1 là L1 và chiều 2 là L2;
Fm1,2: Tải tương đương ở chiều 1 là Fm1 và chiều 2 là Fm2.
47
(2.7)
Tuổi thọ cho bộ truyền được đặt tải trước [39]
(
)
(vòng)
(2.8)
Fma(1) và Fma(2) là tải tương đương thực tế theo chiều 1 của đai ốc 1 và theo chiều 2 của
đai ốc 2 (theo mỗi chiều tương ứng có mỗi đai ốc làm việc và chịu tải nén)
Tuổi thọ cho các bộ truyền làm việc hai chiều [39]
(
)
(vòng)
(2.9)
(vòng)
(2.10)
Lar = Lr . far
(vòng)
(2.11)
Lhar = Lh . far
(h)
(2.12)
Tuổi thọ với hệ số độ tin cậy [39]
Theo đơn vị tính số vòng quay:
Lar = L . far
Hoặc với vít me – đai ốc bi làm việc hai chiều hoặc đặt tải trước
Theo đơn vị tính giờ “h”:
Bảng 2.1 Hệ số độ tin cậy
Độ tin cậy
far
90
1
95
0,62
96
0,53
97
0,44
98
0,33
99
0,21
2.2.2. Tuổi thọ vít me – đai ốc bi trên cơ sở mòn
Tuổi thọ của chi tiết, cụm chi tiết máy thông thường được xác định theo lượng mòn
cho phép [U]. Khi lượng mòn U đạt giá trị tới hạn, nó làm thay đổi chế độ lắp ghép, tăng
sai lệch hình dáng hình học của bề mặt tiếp xúc dẫn đến va đập của các bề mặt ma sát và
chuyển sang quá trình mòn không bình thường. Khi đó, trạng thái hình học tế vi xấu đi,
nhấp nhô tăng lên làm tốc độ mòn ngày càng tăng mạnh, kích thước tiết diện giảm làm ứng
suất xuất hiện trong các chi tiết máy tăng lên nhanh, khi đạt ch là lúc vật liệu bị chảy dẻo,
hoặc nứt gãy, phá hủy [5, 7].
Một thực tế là trong các máy có yêu cầu độ chính xác cao như máy công cụ CNC,
từng chi tiết máy được thiết kế và ấn định một cấp chính xác cho phù hợp với cấp chính
xác làm việc của toàn máy. Khi làm việc, các cặp chi tiết máy có chuyển động tương đối
(cặp ma sát) sẽ mòn, lượng mòn lớn dần, cùng với các yếu tố khác làm cho độ chính xác
máy giảm dần, sai số làm việc tăng dần. Khi sai số tăng đến giá trị cho phép (được xác
định theo cấp chính xác), là lúc máy không thực hiện được yêu cầu làm việc ban đầu ( yêu
48
cầu về độ chính xác). Như vậy, do mòn cùng một số yếu tố khác, độ chính xác máy suy
giảm và hết tuổi thọ của máy.
Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 3408 về VMĐB quy định cách tính tuổi thọ của từng bộ
truyền VMĐB cụ thể. Đồng thời cũng quy định sai lệch dọc trục cho phép tối đa của
VMĐB ứng với từng cấp chính xác. Do vậy, nếu tìm được mối quan hệ giữa sai lệch vị trí
với lượng mòn, cùng với việc xác định cụ thể các yếu tố ảnh hưởng tới sai lệch vị trí đai ốc
sẽ cho phép tính toán tuổi thọ VMĐB qua mòn.
VMĐB cùng với ổ đỡ chặn của nó khi chịu tải và chuyển động có thể được mô hình hóa
phục vụ tính toán, xác định vị trí đai ốc, giống như hệ đàn hồi gồm 3 chi tiết được mô tả
như 3 lò xo mắc nối tiếp (ổ chặn, trục vít, đai ốc) [22]. Khi trục vít me đứng yên tại một vị
trí góc quay, nếu đặt tải dọc trục lên đai ốc, vị trí đai ốc là tổng hợp vị trí ba chi tiết nối
tiếp: ổ chặn; trục vít; đai ốc, gồm kích thước ban đầu cùng lượng biến dạng đàn hồi.
Xét một chi tiết chịu biến dạng đàn hồi và mòn để xét ảnh hưởng của mòn đến thay đổi
lượng sai lệch vị trí khi chịu tải. Tiếp tục mô hình hóa chi tiết chịu tải và biến dạng đàn hồi
là hai chi tiết ghép nối tiếp như hệ hai lò xo nối tiếp, trong đó có một chi tiết (lò xo) có
chiều dài ban đầu đúng bằng lượng mòn (L02). Hệ lực F cân bằng cùng được sử dụng trong
các trường hợp chịu tải. Hình 2.7 mô tả hệ hai lò xo khi chưa chịu tải, khi chịu tải, khi từng
lò xo chịu tải:
Khi chưa mòn, chưa chịu tải
Khi chưa mòn, chịu tải
Khi mòn L02, chịu tải
Hình 2.7 Hệ hai lò xo chịu tải
Trên hình:
F-F:
hệ lực cân bằng;
:
L01:
kích thước còn lại sau mòn;
L02: lượng mòn
1:
biến dạng đàn hồi của L01;
2:
biến dạng đàn hồi khi chưa mòn
biến dạng đàn hồi của L02
Khi chi tiết chưa mòn, lượng biến dạng của hệ (t) khi chịu tải:
t =
(2.13)
Khi chi tiết mòn đi lượng L02, lượng biến dạng của hệ (s) khi chịu tải:
s = L02 + 1
49
(2.14)
Sai lệch chiều dài tổng của hệ trước và sau mòn lượng L02:
s - t = L02 + 1 - = L02 - 2
(2.15)
Lượng biến dạng đàn hồi của vật rắn là vô cùng nhỏ so với kích thước ban đầu của nó
(2 t)
(2.21)
Trong đó:
T:
Tuổi thọ của chi tiết (thời gian làm việc không hỏng);
t:
Thời gian làm việc của chi tiết được nghiên cứu.
Ứng với các trị số t cho trước sẽ có các xác suất làm việc không hỏng R(t) khác nhau.
R(t) còn được gọi là hàm tin cậy. Hàm tin cậy có những tính chất sau:
54
* 0 < R(t) < 1;
* R(0) = 0;
* R() = 1;
* R(t1) < R(t2) nếu t1 > t2 ( Hàm R(t) là hàm đơn điệu tăng)
-
F(t): Xác suất hỏng trong thời gian hoạt động (t)
Là sự kiện bù của sự kiện chi tiết không hỏng trong thời hạn t cho trước
R(t) + F(t) = 1
(2.22)
Như vậy, hàm F(t) là hàm phân phối tuổi thọ, thì
được gọi là hàm
mật độ phân phối tuổi thọ của chi tiết
-
(t): Cường độ hỏng
Là tỉ số giữa sự cố hỏng hóc trong một đơn vị thời gian với tổng số chi tiết máy được
sử dụng ở thời điểm này
(2.23)
Trong thống kê, cường độ hỏng là tỷ số giữa chi tiết hỏng trong một đơn vị thời gian
và số chi tiết trung bình đã làm việc không hỏng trước thời gian đó, với điều kiện chi tiết
hỏng không phục hồi hoặc thay thế.
̂
[
]
(2.24)
Trong đó:
-
n(t):
Số chi tiết hỏng trong khoảng thời gian làm việc t;
N0:
Số chi tiết thưc hiện thí nghiệm.
Nt:
Số lượng chi tiết không hỏng
ttb: Thời gian làm việc trung bình đến khi hỏng
Là giá trị trung bình thời gian làm việc của các chi tiết đến khi hỏng hoặc đến lần
hỏng đầu tiên – nếu là chi tiết phục hồi.
∫
(2.25)
Sử dụng chỉ số độ lệch tiêu chuẩn () để xác định mức độ biến thiên thời gian làm
việc của một nhóm chi tiết tới lần hỏng đầu, với tập các giá trị tuổi thọ thực nghiệm ti (i
=1,N0). Tuổi thọ trung bình được tính bằng:
∑
;
(2.26)
Độ lệch chuẩn của tuổi thọ:
√
∑
(2.27)
55
Trong đó:
:
Độ lệch chuẩn của tuổi thọ;
ti :
Tuổi thọ của chi tiết thứ i;
ttb:
Tuổi thọ trung bình đến hỏng.
Tóm tắt các công thức tính các chỉ tiêu xác định độ tin cậy, lý thuyết và thực nghiệm
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu xác định độ tin cậy lý thuyết và thực nghiệm
Độ tin cậy
Lý thuyết
Mật độ phân phối hỏng
Thực nghiệm
̂(t) =
f(t) =
̂ (t) =
R(t) = ∫
Xác suất không hỏng
̂ (t) = 1 -
F(t) = 1 – R(t)
Xác suất hỏng
̂
(t) =
Cường độ hỏng
Thời gian trung bình đến lần
hỏng đầu tiên
̂ = 1 =
ttb = 1 = ∫
∑
Thời gian tổng
Cặp ma sát
làm việc
ti
t1
tn
Không
làm việc
Thời gian
Hình 2.10 Tổng hợp sự phân phối thời gian [7]
2.3.3. Hàm phân phối sử dụng trong tính toán độ tin cậy:
Một số hàm phân phân phối sử dụng trong tính toán độ tin cậy thực nghiệm như: phối
chuẩn Gauss, phân phối Weibull, phân phối mũ, phân phối Logart chuẩn, phân phối
Gamma, .... Tuy nhiên, theo [7], tương quan độ tin cậy của chi tiết máy, máy do mòn, hầu
hết tuân theo phân phối chuẩn Gauss và phân phối Weibull.
Tập số liệu về lượng mòn tuân theo phân phối chuẩn Gauss:
Hàm mật độ phân phối:
(2.28)
√
56
Hàm tin cậy:
∫
Đặt
∫
√
∫
√
∫
(2.29)
(2.30)
(z) được xác định qua hàm Laplace bằng cách tra bảng [6]
Tập số liệu về lượng mòn tuân theo phân phối Weibull
Hàm mật độ phân phối:
(
(
)
)
(2.31)
Trong đó:
t:
tuổi thọ ngẫu nhiên, t > 0;
:
Tham số tỷ lệ của phân phối;
:
tham số kích thước của phân phối;
:
tham số vị trí của phân phối.
Hàm tin cậy:
(
(
)
)
(2.32)
2.3.4. Xác định độ tin cậy trên cơ sở mòn [7]
Chiều cao mòn được đặc trung bởi họ đường cong U(t), trong đó, mỗi đường cong
ứng với một điều kiện làm việc (tải, tốc độ).
Chiều cao mòn
Mật độ phân phối tuổi thọ
Hình 2.11 mô tả các thể hiện mòn và mật độ phân phối mòn
Mật độ phân phối mòn
Thời gian làm việc
Hình 2.11 Các thể hiện mòn và mật độ phân phối mòn [7]
57
Diện tích phần gạch chéo dưới đường [U] là sác xuất không xảy ra hỏng ở thời điểm
t1. Diện tích phần gạch chéo bên phải đường t = t1 là xác suất đề ở thời điểm t1 không xảy
ra hỏng, hoặc là xác xuất để tuổi thọ lấy giá trị không nhỏ hơn t1. Độ tin cậy của cặp ma sát
tại thời điểm tbk được xác định bằng xác suất làm việc không hỏng tính theo chiều cao
mòn hay theo thời gian làm việc:
R(t1) = P(U(t1) < [U]) hoặc R(t1) = P (T > t1)
Có hai cách xác định độ tin cậy trên cơ sở mòn là xác định độ tin cậy theo thời gian
hỏng do mòn và xác định độ tin cậy theo các thể hiện mòn. Khi xác định theo thời gian
hỏng, điều kiện cần thiết là có số liệu thống kê về thời gian hỏng. Việc tiến hành thực
nghiệm và thu thập các số liệu là quan trọng hàng đầu, nó liên quan đến độ chính xác của
các kết luận rút ra sau đó.
Có số liệu về thời gian làm việc đến hỏng thì mới xác định được luật phân phối của
chúng. Khi biết luật phân phối thì các chỉ tiêu độ tin cậy sẽ hoàn toàn được xác định. Tuy
nhiên, nhược điểm của cách này là nó không cho biết mối quan hệ giữa các tham số của
phân phối với các thông số kết cấu, cũng như các thông số làm việc của cặp ma sát, gây
khó khăn cho việc có thể đưa ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao độ tin cậy của chi
tiết. Do đó, đánh giá độ tin cậy theo thể hiện mòn sẽ là phương pháp thích hợp hơn [11].
Các đại lượng đặc trưng cho quá trình mòn thường là lượng mòn kích thước, tốc độ
mòn, thể tích mòn,... Xác định độ tin cậy theo các thể hiện mòn là tìm mối quan hệ hàm số
giữa các đặc trưng trên với thời gian khai thác. Trong đa số trường hợp, sau thời kỳ chạy rà
tốc độ của quá trình mòn có kỳ vọng và phương sai là các hằng số.
f(Ur)
Hình 2.12 Các thể hiện mòn tuyến tính và các mật độ f(U), f(t) [7]
58
Mòn tuyến tính được biểu diễn là:
U(t) = Ur + U’.t
(2.33)
Các chi tiết được xử lý bề mặt tốt, thời gian chạy rà quá ngắn so với toàn bộ thời gian
phục vụ nên khi có thể coi lượng mòn sau thời gian chạy rà Ur = 0. Khi đó:
U(t) = U’.t
(2.34)
Quá trình mòn ngẫu nhiên với thời gian liên tục được thừa nhận là phân phối chuẩn
Gauss. Xác suất không hỏng được tính bằng
∫
[ ]
(
√
[
]
)
(2.35)
Xác suất này có giá trị bằng diện tích phần hình dưới đường cong f(U) với các giá trị
giới hạn tương ứng (hình 2.12)
2.4. Tuổi thọ và độ tin cậy của VMĐB
Ảnh hưởng của môi trường theo TCVN 7699-2-30 tới tuổi thọ VMĐB bi thể hiện qua
hệ số tuổi thọ theo môi trường và tốc độ mòn khi làm việc trong môi trường này. Do vậy,
các thí nghiệm sẽ phải thực hiện ở điều kiện môi trường TCVN 7699 – 2 – 30. Ở điều kiện
môi trường này, mức độ ảnh hưởng đến tuổi thọ ở các chế độ làm việc (tải, vận tốc) sẽ
được thể hiện qua mỗi thí nghiệm.
Gọi lượng mòn đo được tại mỗi thí nhiệm là Uc i (i = 1,k; k là số thí nghiệm). tốc độ
mòn khi vít me bi làm việc trong môi trường TCVN 7699 – 2 – 30 tương ứng là:
(i = 1,k)
(2.36)
Tuổi thọ xác định trong mỗi thí nghiệm:
[ ]
(2.37)
Tương ứng hệ số tuổi thọ trong từng thí nghiệm:
(2.38)
Trong các công thức trên:
m:
Hệ số tuổi thọ theo môi trường;
Lh mt:
Tuổi thọ tính được trong mỗi thí nghiệm;
Lh iso:
Tuổi thọ theo ISO (xem phần 2.2.1);
[U]:
Lượng mòn dọc trục giới hạn;
Uc i:
Lượng mòn trong mỗi thí nghiệm;
t:
Thời gian mỗi thí nghiệm.
Độ tin cậy của tuổi thọ, cũng như độ tin cậy của hệ số tuổi thọ của vít me – đai ốc bi
khi làm việc trong điều kiện Việt Nam sẽ được xác định qua giá trị tuổi thọ tính được của
từng thí nghiệm, tuân theo quy luật phân phối chuẩn, được mô tả như sau:
59
Bảng 2.4 Hệ số tuổi thọ thực nghiệm
STT
Tải
(F)
Tốc độ
(n)
Môi
trường
Lượng mòn
đo được
Tuổi thọ thực
nghiệm
Tuổi thọ
theo ISO
Hệ số
tuổi thọ
1
F1
n1
TCVN
Uc 1
Lh mt 1
Lh iso 1
m1
2
F2
n2
TCVN
Uc 2
Lh mt 2
Lh iso 2
m2
...
...
...
TCVN
...
...
...
...
k
Fk
nk
TCVN
Uc k
Lh mt k
Lh iso k
mk
Dựa vào số liệu thu được, xác định hàm hồi quy thực nghiệm sự phụ thuộc hệ số tuổi
thọ theo môi trường “ ̂ ” và tính được kỳ vọng ( ̅ ), độ lệch chuẩn (
) của hàm ̂ .
Mòn tuân theo phân phối chuẩn Gauss, như vậy “m” cũng tuân theo phân phối chuẩn.
̂
Đặt biến
. Do tính đối xứng của hàm mòn, hàm laplace (z) cho phép xác định
đối số z của phân phối theo độ tin cậy R(t) dựa trên công thức R(t) = 0,5 + (z) [7].
Ứng với các độ tin cậy khác nhau, tra bảng Laplace để tìm được đối số z. Khoảng giá
̂
trị của m tính được:
(2.39)
Tuổi thọ VMĐB khi làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30 nhưng ở các điều
kiện làm việc (tải, tốc độ quay) khác được xác định theo công thức:
Lh mt = m . Lh iso
(2.40)
Tuổi thọ của VMĐB cho bởi công thức của ISO đạt ở mức 90%, theo mức tin cậy cao
hơn thì phải nhân thêm với hệ số độ tin cậy far [39]. Do dó, mức tin cậy thực tế của tuổi thọ
khi đã tính đến hệ số tuổi thọ có ảnh hưởng của môi trường TCVN 7699-2-30 là tích của
độ tin cậy theo công thức tính tuổi thọ của theo ISO và độ tin cậy của hệ số tuổi thọ thực
nghiệm khi làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30. Hệ số tuổi thọ khi làm việc ở môi
trường TCVN7699-2-30 ở các mức tin cậy được tính toán và thống kê ở bảng 2.5.
Bảng 2.5 Hệ số tuổi thọ khi làm việc ở môi trường TCVN 7699-2-30 ứng với các độ tin cậy
Mức tin cậy của
hệ số tuổi thọ thực nghiệm
– tiêu chuẩn Fisher –
m(95%)
I
Độ tin cậy của
công thức xác định tuổi thọ
(Lh theo ISO)
Độ tin cậy
thực tế
(%)
Hệ số tuổi thọ “m”
ứng với các độ tin
cậy
V
Độ tin cậy
far
II
III
IV = I . II
90
1
85,50
95
0,62
90,25
96
0,53
91,20
97
0,44
92,15
98
0,33
93,10
99
0,21
94,05
95
60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương 2, qua nghiên cứu tổng quan về mòn vật liệu, quy luật mòn thực
nghiệm; Các yếu tố ảnh hưởng tới mòn; Cơ sở xác định tuổi thọ vít me – đai ốc bi trên cơ
sở mòn và lý thuyết độ tin cậy đã rút ra được một số kết luận cơ bản:
-
Quá trình mòn cặp vật liệu nói chung và mòn VMĐB nói riêng theo thời gian hoặc
quãng đường ma sát có ba giai đoạn: Giai đoạn chạy rà, giai đoạn mòn ổn định (có lượng
mòn tuyến tính với thời gian và quãng đường ma sát) và giai đoạn mòn khốc liệt dần dẫn
tới phá hủy. Tuy nhiên, do được xử lý bề mặt tốt và là VMĐB thành phẩm nên giai đoạn
chạy rà của vít me – đai ốc bi có thời gian rất ngắn, có thể giả thiết bỏ qua giai đoạn này.
- Sai lệch vị trí dọc trục cho phép của đai ốc “± ep” được xác định theo cấp chính xác và
kích thước hình học của VMĐB. Lượng sai lệch này chủ yếu phụ thuộc vào mòn và chính
là lượng mòn dọc trục nếu đảm bảo các yêu cầu về ổn định của vận tốc và tải tác dụng.
- Tuổi thọ VMĐB theo lý thuyết (ISO 3408) được xác định theo tải dọc trục, tốc độ quay
trục vít me cùng các hệ số quy đổi khi làm việc với một số điều kiện nhất định. Tuổi thọ
VMĐB xác định theo thực nghiệm chính là tỷ số của sai lệch dọc trục cho phép và tốc độ
mòn dọc trục của VMĐB.
- Điều kiện môi trường TCVN 7699-2-30 đặc trưng cho môi trường nhiệt ẩm khắc nghiệt.
Do vậy, môi trường theo TCVN7699-2-30 là có ảnh hưởng lớn đến mòn khi thay đổi các
thông số chính: tải, tốc độ và bôi trơn.
-
Độ tin cậy thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá: Mật độ phân phối hỏng f(t); Xác suất
không hỏng R(t); Xác suất hỏng F(t); cường độ hỏng (t); và thời gian trung bình đến lần
hỏng đầu tiên ttb. Hàm phân bố tuổi thọ VMĐB tuân theo phân phối chuẩn là cơ sở để xác
định độ tin cậy của hệ số tuổi thọ VMĐB khi làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30.
61
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP, HỆ THỐNG THIẾT BỊ THỰC
NGHIỆM NGHIÊN CỨU MÒN
3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm:
Mục đích:
Thực nghiệm được thực hiện để xác định sự ảnh hưởng của tải dọc trục và tốc độ quay
của trục vít me tới tuổi thọ của VMĐB trên cơ sở mòn trong điều kiện môi trường theo
TCVN 7699-2-30. So sánh tuổi thọ xác định được từ thực nghiệm trong môi trường TCVN
7699-2-30 với tuổi thọ của VMĐB theo ISO để xác định hệ số tuổi thọ. Bổ sung hệ số tuổi
thọ vào công thức tính tuổi thọ của vít me – đai ốc bi của ISO khi làm việc trong môi
trường theo TCVN 7699-2-30.
Yêu cầu:
-
Thí nghiệm phải được thực hiện trong môi trường tuân theo TCVN 7699-2-30.
-
Thiết bị thí nghiệm phải tạo mòn và đo được sai lệch vị trí dọc trục của đai ốc bi do
mòn trong điều kiện môi trường tiêu chuẩn TCVN 7699-2-30.
-
Thiết bị thí nghiệm đảm bảo thay đổi tải dọc trục và tốc độ quay của trục vít me, có
sai số trong phạm vi 0% - 5%.
-
Hệ thống đo được bố trí hợp lý, phát hiện sai lệch vị trí đai ốc bi với độ chính xác phù
hợp, dễ dàng thay thế mẫu thử và không chịu ảnh hưởng của môi trường thử.
-
Điều kiện ma sát trong các thí nghiệm là không sử dụng chất bôi trơn để tăng mức độ
ảnh hưởng môi trường tới mòn và giảm thời gian thực nghiệm. Một thí nghiệm có sử dụng
chất bôi trơn tiêu chuẩn để so sánh với thí nghiệm không sử dụng chất bôi trơn, từ đó rút ra
sự ảnh hưởng của bôi trơn trong môi trường TCVN 7699-2-30.
3.2. Thiết kế máy thí nghiệm
3.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu của thí nghiệm
Đối tượng nghiên cứu của máy thí nghiệm là VMĐB tiêu chuẩn, thường được sử dụng
trong thiết kế, chế tạo máy CNC phục vụ gia công. Trong trường hợp nghiên cứu là
VMĐB dùng trong máy CNC cỡ nhỏ, có mã hiệu ISO 3408-16x05x222-T7R4
3.2.2. Thiết kế máy thí nghiệm
Máy thí nghiệm được thiết kế dạng modul, bao gồm các phần: Bộ truyền VMĐB; Hệ
thống tạo tải và dẫn động VMĐB; Hệ thống đo, phù hợp với thông số kỹ thuật của VMĐB
được chọn làm đối tượng nghiên cứu.
Sơ đồ nguyên lý cơ bản của máy thí nghiệm được thể hiện trên hình 3.1
62
Đo vị trí đai ốc
Đo góc quay
trục vít me
Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lý cơ bản của máy thí nghiệm
3.2.2.1. Lựa chọn các thông số kỹ thuật của vít me – đai ốc bi
Bộ truyền VMĐB được chọn nghiên cứu có mã hiệu ISO 3408-16x05x222-T7R4. Mã
hiệu trên theo quy định của ISO để xác định các thông số cơ bản của VMĐB: Đường kính
danh nghĩa d1 = 16; Bước ren Ph = 5; Chiều dài đoạn có ren trên trục vít me L = 222; Loại
VMĐB là T; Cấp chính xác VMĐB là 7; Ren phải; Số vòng bi trên trục vít me là 4.
Bộ tiêu chuẩn ISO 3408 không tiêu chuẩn hóa các kích thước lắp ghép và các kích
thước hình học cụ thể của từng chi tiết. Ứng với một mã hiệu quy định như trên, tùy vào
yêu cầu, khả năng công nghệ,... các hãng sản xuất các chủng loại VMĐB khác nhau với
các kích thước hình học cụ thể của từng chi tiết khác nhau (bán kính cong của rãnh ren vít,
đường kính tâm bi, số vòng ren đai ốc, ....). Do đó, các thông số kỹ thuật cần thiết khác
được xác định theo bộ truyền được lựa chọn và tiêu chuẩn của ISO. Bảng 3.1 thể hiện các
thông số kỹ thuật cơ bản của VMĐB dùng trong thực nghiệm.
Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật vít me – đai ốc bi
STT
Nội dung
Giá trị
Đơn vị
Ghi chú
1
Đường kính trục vít me
16
mm
d0
2
Bước vít me
5
mm
Ph
3
Chiều dài đoạn ren
222
mm
l1
4
Kiểu đai ốc (P hoặc T)
T
5
Cấp chính xác
7
C7
6
Chiều ren
R
phải
7
Số vòng ren làm việc
4
8
Đường kính bi
9
3,175
mm
DW
Đường kính lắp ghép đai ốc bi
28
mm
D
10
Dung sai đường kính đai ốc bi
g6
mm
11
Đường kính bích đai ốc
48
mm
12
Chiều dài đai ốc
42
mm
63
13
Chiều dày mặt bích đai ốc
10
mm
14
Đường kính tâm lỗ trên mặt bích
38
mm
15
Tải động dọc trục danh nghĩa Ca
765
kgf
16
Tải tĩnh dọc trục danh nghĩa C0a
1240
kgf
Hình 3.2 thể hiện một số kích thước cơ bản của bộ truyền VMĐB :
Hình 3.2 Một số kích thước cơ bản của bộ truyền vít me – đai ốc bi
3.2.2.2. Xác định các thông số kỹ thuật cơ bản của máy thí nghiệm
Xem phụ lục tính toán của luận án. Tải lớn nhất trong các thí nghiệm là 3500 N;
khoảng tốc độ quay của trục vít me là 79100 (vg/ph); Công suất động cơ dẫn động trục
vít me 1,0 (kW).
3.2.2.3. Thiết bị tạo môi trường
Thiết bị đảm nhận nhiệm vụ tạo môi trường thực nghiệm (tủ nhiệt ẩm) phải đảm bảo
yêu cầu sau:
-
Các cơ cấu chấp hành của tủ nhiệt ẩm được điều khiển có phản hồi. Thời gian lấy tín
hiệu phản hồi phải được chọn hợp lý theo yêu cầu và công suất làm việc của các cơ cấu
chấp hành.
-
Giá trị sai số của cảm biến nhiệt độ, độ ẩm phải được chọn hợp lý theo yêu cầu làm
việc và công suất các cơ cấu chấp hành, nhưng không được lớn hơn (hoặc bằng) dung sai
nhỏ nhất cho phép của nhiệt độ, độ ẩm môi trường theo TCVN 7699-2-30.
-
Không khí trong tủ phải được lưu thông
-
Tránh không để nước tụ trên bề mặt vật liệu rơi trực tiếp vào cảm biến nhiệt ẩm
Sơ đồ khối điều khiển nhiệt độ và độ ẩm tương đối của môi trường trong tủ nhiệt ẩm
BKM-NA2 theo môi trường tiêu chuẩn TCVN 7699-2-30 được biểu diễn ở hình 3.3.
64
Hình 3.3 Sơ đồ điều khiển tủ nhiệt ẩm.
65
Trong đó:
T:
Thời gian trong chu trình 24h
t:
Nhiệt độ thực trong tủ (do cảm biến phản hồi về)
t0:
Nhiệt độ đích
tmax, tmin:
Nhiệt độ max và min cho phép của mức danh nghĩa t0
RH:
Độ ẩm tương đối trong tủ (do cảm biến phản hồi về)
RH0:
Độ ẩm tương đối đích
RHmax, RHmin:
Độ ẩm tương đối max và min cho phép của mức danh nghĩa RH0
3.2.2.4. Hệ thống tạo tải dọc trục lên bộ truyền vít me – đai ốc bi [13, 14, 16]
Hệ thống tạo tải phải tạo tải có đặc điểm như khi VMĐB làm việc và khi đo mòn
trong điều kiện có tác dụng của tải dọc trục, nên hệ thống tạo tải phải đảm bảo tạo được hai
trạng thái:
Trạng thái khi làm việc:
-
Tải tác dụng lên đai ốc của VMĐB là tải dọc trục
-
Tải tác dụng lên đai ốc luôn được duy trì ổn định khi đai ốc dịch chuyển ở các vị trí
khác nhau trên hành trình và có giá trị bằng không “0” khi đai ốc ngừng dịch chuyển.
-
Tải tác dụng lên đai ốc theo cả hai chiều và có hướng phụ thuộc vào chiều chuyển
động của đai ốc.
Trạng thái khi đo:
Trục vít me cần được cố định tại các điểm định trước (theo vị trí góc quay của trục vít
me). Tải phải được duy trì ổn định trong quá trình đo.
Hình 3.4 mô tả sơ đồ đặt tải lên vít me – đai ốc bi
Hình 3.4 Sơ đồ đặt tải lên vít me – đai ốc bi
66
Để tạo được tải theo yêu cầu. Có một số phương án cho hệ thống tạo tải lên VMĐB:
Phƣơng án I: Tạo tải nhờ tải trọng
Hình 3.5 Phương án I – Tạo tải nhờ tải trọng
Đặc điểm của phương án I là tải đặt lên đai ốc rất ổn định – rất thuận lợi cho quá trình
đo đạc. Đồng thời, kết cấu hệ thống tạo lực đơn giản, dễ chế tạo, ít tốn kém. Tuy nhiên
nhược điểm của phương án này là rất khó khi thay đổi chiều tác dụng của tải trong một chu
trình chuyển động (nếu điều chỉnh đổi chiều tải bằng tay thì phải dừng máy nên rất tốn thời
gian, nếu dùng hệ thống tự động thì khá phức tạp, tốn kém). Đồng thời, để tải tác động lên
đai ốc là dọc trục thì việc gá lắp, điều chỉnh là khá khó khăn.
Phƣơng án II: Tạo tải nhờ hệ thống thủy lực có pittong – xilanh tách rời sống trượt
Hình 3.6 Phương án II – Tạo tải nhờ hệ thống thủy lực có pittong – xilanh tách rời sống trượt
Đặc điểm của phương án II là dễ dàng điều khiển đổi chiều tác dụng của tải, tải khá ổn
định. Kết cấu hệ thống thủy lực chủ yếu bao gồm các cụm chi tiết tiêu chuẩn nên thuận tiện
cho việc thiết kế chi tiết. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là khó gá lắp, điều
chỉnh cho tải tác động từ pittong lên đai ốc có phương dọc trục. Đồng thời, do có kết cấu
67
phức tạp, cồng kềnh nên cũng không thuận lợi cho việc gá lắp máy trong tủ môi trường –
nhất là khi tủ môi trường có kích thước hạn chế.
Phƣơng án III: Tạo tải nhờ hệ thống thủy lực có pittong - xilanh tích hợp với sống trượt
Hình 3.7 Phương án III – Tạo tải nhờ hệ thống thủy lực có pittong – xilanh tích hợp với sống trượt
Đặc điểm của phương án III là dễ dàng điều khiển đổi chiều tác dụng của tải; Tải ổn
định; Dễ dàng điều chỉnh để tải tác dụng lên đai ốc là dọc trục; Kết cấu máy nhỏ, gọn, dễ
tháo lắp – thuận tiện cho việc gá lắp máy thí nghiệm vào trong tủ môi trường.
Do đáp ứng tốt các yêu cầu khi làm việc của tải; dễ dàng chế tạo, gá lắp, căn chỉnh mà
phương án III được lựa chọn để thiết kế, chế tạo hệ thống tạo tải của máy thí nghiệm.
Hình 3.8 là hình ảnh hệ thống tạo tải dọc truc tác dụng lên VMĐB của thiết bị thí nghiệm.
Hình 3.8 Hệ thống tạo tải dọc trục
68
3.2.2.5. Hệ thống đo lường
Hệ thống đo lường phải đảm bảo đo được các dịch chuyển dọc trục của VMĐB (tịnh
tiến của đai ốc và quay của trục vít me), đồng thời phải có độ phân giải nhỏ hơn lượng mòn
dọc trục dự tính của VMĐB sau thời gian thí nghiệm ở điều kiện tiêu chuẩn. Độ phân giải
của thiết bị đo càng nhỏ, độ chính xác của thiết bị đo càng cao thì độ tin cậy số liệu đo
càng lớn, tuy nhiên giá thành lại rất cao. Do đó, có thể đảm bảo chất lượng phép đo bằng
cách sử dụng thiết bị đo có độ phân giải hợp lý và thực hiện nhiều lần một phép đo kích
thước.
Với độ phân giải hệ thống đo là 1m, có thể đo và nhận biết sai lệch vị trí của VMĐB
có cấp chính xác cao nhất C0 khi làm việc
Nếu chọn thiết bị đo có độ chính xác cao nhưng phương pháp gá đặt không đúng thì
kết quả đo sẽ rất thiếu chính xác. Do đó, việc chọn và lên phương án gá lắp thiết bị đo cũng
rất quan trọng.
Phương pháp đo quay phổ biến và phù hợp, cho độ chính xác cao hiện nay là đo bằng
thước quang đo quay – Rotary Encoder (RE). Với bước vít me 5mm, để có độ phân giải
1m, chọn RE có ký hiệu S48-8-5000VL của hãng LS’ để đo quay cho trục vít me trong
các thí nghiệm của luận án. Dưới đây là các phương án đo dịch chuyển tịnh tiến của đai ốc.
Phƣơng án I: Đo dịch chuyển đai ốc nhờ đồng hồ so.
RE
Hình 3.9 Phương án I – Đo dịch chuyển của đai ốc nhờ đồng hồ so
Đặc điểm của phương án I là sử dụng các thiết bị đo đơn giản, giá thành thấp. Tuy
nhiên, việc gá lắp đồng hồ so để đo được đúng điểm cần đo và phương dịch chuyển là rất
khó khăn. Đồng thời, đồng hồ so phải được tháo, lắp mỗi điểm đo và mỗi lần đo. Do đó,
phương án này không khả thi.
69
Phƣơng án II: Đo vị trí đai ốc nhờ thước quang đo thẳng – Liner Scale (LS)
Theo phương án này, sử dụng thước quang đo thẳng (LS) – có hai phần chính là thân
thước và đầu đọc – một phần ghép nối cố định với đai ốc, một phần ghép nối cố định với
thân máy. Chuyển động tương đối của đai ốc so với thân máy cũng sẽ là chuyển động
tương đối của đầu đọc và thân thước. Lượng dịch chuyển được số hóa, hiển thị trên màn
hình của thiết bị hiển thị (Readout) và kết nối với máy tính điện tử. Ưu điểm chính của
phương án này là thiết bị đo quang học có độ chính xác rất cao, có thể kết nối và lưu trữ dữ
liệu trên máy tính điện tử rất dễ dàng. Chọn LS của hãng “SINPO”, mã hiệu “JOXE-O”, độ
chính xác 0,001mm để đo chuyển động tịnh tiến của đai ốc.
Trong phương án II, có 2 phương án gá lắp LS với đai ốc bi và thân máy: Một là ghép
nối cố định thân thước với đai ốc bi, đầu đọc ghép nối cố định với thân máy; Hai là ghép
nối cố định thân thước với thân máy, đầu đọc ghép nối cố định với đai ốc bi. Các hình dưới
đây thể hiện hai phương án 1 và 2 của phương án II. Trong đó, hình 3.10 thể hiện phương
án II.1 ghép nối thân thước với đai ốc bi di chuyển, đầu đọc với thân máy; hình 3.11 thể
hiện phương án II.2 ghép nối đầu đọc với đai ốc bi di chuyển, thân thước với thân máy.
Đầu đọc cố định
Thân thước chuyển động
Hình 3.10 Phương án II.1 – Thân thước ghép nối với đai ốc bi di chuyển
Thân thước cố định
Đầu đọc chuyển động
Hình 3.11 Phương án II.2 – Đầu đọc ghép nối với đai ốc bi di chuyển.
70
Thực tế khi lắp đặt theo phương án II.1 cho thấy phương án này có nhược điểm đặc
biệt là gá lắp, điều chỉnh LS gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời thân thước có kích thước
lớn nên có ít hơn các phương án gá lắp LS.
Phương án II.2 cho thấy rất thuận lợi cho việc tháo lắp, căn chỉnh LS nên cho kết quả
đo chính xác hơn. Chọn phương án II.2 làm phương án bố trí, gá lắp thiết bị đo. Đây là
phương án được nhiều nhà khoa học trên thế giới sử dụng cho các nghiên cứu của mình
[19, 28, 46, 78]. Đồng thời, cũng là phương án gá đặt thiết bị đo thường thấy trong các máy
công cụ CNC có độ chính xác gia công cao.
Để loại bỏ ảnh hưởng của môi trường thực nghiệm đến hệ thống đo, đặt hệ thống đo
(LS và RE) ở bên ngoài tủ nhiệt ẩm.
Hình 3.12 là hình ảnh hệ thống đo được lắp với máy thí nghiệm để chạy thử, trước khi
gá lắp toàn bộ hệ thống vào trong tủ nhiệt ẩm.
Hình 3.12 Hình ảnh hệ thống đo ghá lắp với máy thí nghiệm, đặt bên ngoài tủ nhiệt ẩm
3.2.2.6. Phương pháp đo
Để xác định lượng mòn tại một điểm (theo góc quay trên trục vít me), phải xác định
được chính xác vị trí điểm đó khi đo. Trong hệ thống đo này, vị trí mọi điểm đo được xác
định theo góc quay so với một điểm chuẩn đặt trước. Vị trí điểm này được xác định cho
mỗi thí nghiệm.
Như phân tích ở 2.2.2. Lượng mòn dọc trục chính là lượng tăng lên của sai lệch dọc
trục. VMĐB làm việc hai chiều, do vậy lượng mòn tại mỗi điểm đo sau một khoảng thời
gian là tổng của lượng mòn hai phía của một điểm. Trong đó, lượng mòn mỗi phía được
xác định là hiệu của hai giá trị vị trí cùng phía của đai ốc sau hai lần đo, ứng với lúc bắt
71
đầu và kết thúc của khoảng thời gian đó. Sơ đồ đo mòn của VMĐB được thể hiện ở các
hình 3.13 và hình 3.14.
Hình 3.13 Sơ đồ đo mòn tại B – mòn má trái ren
Hình 3.14 Sơ đồ đo mòn tại B – mòn má phải ren
72
Trên hình:
A:
Điểm gốc 0 với cả LS và RE
B:
Vị trí đai ốc danh nghĩa khi bắt đầu từ A, quay vít me n vòng.
B1T: Vị trí thực của điểm B khi đo lần 1, đặt tải tác dụng hướng từ phải qua trái
B2T: Vị trí thực của điểm B khi đo lần 2 (sau khoảng thời gian 1 chu kỳ), tải tác dụng theo
hướng từ phải qua trái.
B1P: Vị trí thực của điểm B khi đo lần 1, đặt tải tác dụng hướng từ trái qua phải
B2P: Vị trí thực của điểm B khi đo lần 2 (sau khoảng thời gian 1 chu kỳ), tải tác dụng theo
hướng từ trái qua phải.
1T: Sai lệch vị trí đai ốc tại thời điểm đo lần 1, chiều của tải hướng từ phải qua trái
2T: Sai lệch vị trí đai ốc tại thời điểm đo lần 2, chiều của tải hướng từ phải qua trái
1T: Sai lệch vị trí đai ốc tại thời điểm đo lần 1, chiều của tải hướng từ trái qua phải
2T: Sai lệch vị trí đai ốc tại thời điểm đo lần 2, chiều của tải hướng từ trái qua phải
T: Sai lệch vị trí đai ốc giữa thời điểm đo lần 1 và đo lần 2, khi chiều của tải hướng từ phải
qua trái.
P: Sai lệch vị trí đai ốc giữa thời điểm đo lần 1 và đo lần 2, khi chiều của tải hướng từ trái
qua phải.
Theo hình 3.13, lượng mòn phía trái của điểm B sau thời gian làm việc “t” là hiệu của
sai lệch trước làm việc và sau thời gian “t”: T =(AB2T –AB) –(AB1T –AB) =AB2T - AB1T;
Tương ứng, lượng mòn phía phải của điểm B: P = AB2P – AB1P (hình 3.14). Lượng mòn
tại B sau thời gian làm việc “t”:
= T + P
(3.1)
Thực hiện đo mòn tại các điểm cách đều nhau có tải và tốc độ ổn định (theo số vòng
quay của trục vít me), loại bỏ những điểm quá độ (những điểm thuộc khoảng đầu và cuối
của hành trình đai ốc).
Các bƣớc thực hiện quá trình đo:
Bước 1: Chuẩn máy đo (chỉnh thông số tải và vận tốc về đúng thông số đầu vào thí
nghiệm)
Bước 2: Reset chuẩn 0 cho các thiết bị đo (chỉ thực hiện 1 lần duy nhất cho mỗi thí
nghiệm, khi lấy số liệu vị trí gốc, lúc bắt đầu thí nghiệm) – Điểm A.
Bước 3: Điều chỉnh góc quay trục vít me (qua thể hiện trên RE) về đúng vị trí đích cần
đo (n vòng so với A). Cố định trục vít me. Lưu lại số chỉ vị trí đai ốc thể hiện trên LS.
Bước 4: Đặt tải dọc trục lần lượt vào hai phía của đai ốc. Ghi lại số chỉ vị trí đai ốc
trên LS tại từng phía. (Thực hiện tổng cộng 20 lần bước 5. Lấy số liệu trung bình các lần).
Bước 5: Làm tương tự bước 3, 4 ở các điểm đích còn lại (“n + i”vòng).
73
3.3. Tổ hợp máy thí nghiệm
Tổng hợp các yêu cầu, kết hợp với thiết kế sơ bộ cho các phần (tạo lực, đo, tủ nhiệt
ẩm,...) Hình 3.15 mô tả sơ đồ nguyên lý máy được thiết kế thỏa mãn các vấn đề trên:
Hình 3.15 Sơ đồ nguyên lý máy thí nghiệm
Cấu tạo chung của máy:
(1): Hệ thống thủy lực tạo tải
(2): Tủ nhiệt ẩm
(3): Thiết bị chỉnh thông số vận tốc
(4): Bộ truyền vít me – đai ốc bi
(5): Hệ thống đo, đọc, ghi và xử lý số liệu.
Bộ truyền VMĐB (4) được dẫn động nhờ động cơ, qua cặp bánh đai răng (3) và trục
cardan. Đai ốc bi của (4) được ghép cố định với (1) tạo tải đặt lên đai ốc. Lực và tốc độ là
hai thông số đầu vào có thể thay đổi được nhờ hệ thống điều chỉnh của hệ thống thủy lực
và (3). (1) và (4) được đặt trong (2).
Dùng cùng lúc hai thiết bị đo và phản hồi vị trí đai ốc. Một là thước đo thẳng (LS) ký
hiệu JOXE-O độ phân giải 1 m/xung để phản hồi vị trí thực đai ốc qua hiển thị số, một là
phản hồi góc quay của trục vít me qua thước đo quay (RE) ký hiệu S48-8-5000VL độ phân
giải 5000 xung/vòng (tương đương 1m/xung) để từ số vòng quay và bước vít me (danh
nghĩa) sẽ xác định được lượng dịch chuyển của đai ốc. Cả hai tín hiệu từ hai thiết bị đo này
được đưa về thiết bị đọc, ghi rồi gửi đến máy tính điện tử để lưu trữ và phân tích số liệu.
Trên cơ sở nguyên lý máy thí nghiệm, thực hiện các thiết kế chi tiết cũng như các
công việc cụ thể và tiến hành thí nghiệm. Sau quá trình thiết kế nguyên lý là quá trình thiết
kế chi tiết, chế tạo và lắp đặt máy thí nghiệm. Các hình dưới đây mô tả kết quả mô phỏng
và chế tạo máy thí nghiệm. Hình 3.16 là hình ảnh về mô phỏng máy thí nghiệm (chưa có
hệ thống thủy lực).
74
75
Hình 3.16 Hình ảnh mô phỏng tổng thể hệ thống thiết bị thí nghiệm
Tủ tạo môi trường
(TCVN7699-2-30)
Tổng thể hệ thống thiết bị đang chuẩn bị thực hiện thí nghiệm được thể hiện trên hình
3.17 và hình 3.18
4
3
2
1
5
6
7
8
Hình 3.17 Hình ảnh tổng thể hệ thống thiết bị thí nghiệm – Nhìn đằng trước
9
3
Hình 3.18 Hình ảnh tổng thể hệ thống thiết bị thí nghiệm – Nhìn bên phải
Các bộ phân cơ bản:
(1): Máy vi tính
(2): Thiết bị đọc, truyền dữ liệu
(3): Thước đo thẳng (LS)
(4): Bộ điều khiển tủ nhiệt ẩm (5): Tủ nhiệt ẩm
(6): Thiết bị thí nghiệm
(7): Bộ truyền đai răng
(9): Thước đo quay (RE)
(8): Động cơ
76
Hình ảnh về các thiết bị đo LS, RE thể hiện trên hình 3.19 và hình 3.20.
Hình 3.19 Hình ảnh thiết bị đo thẳng LS: JOXE-O (SINPO) độ phân giải 1 xung/m
Hình 3.20 Hình ảnh thiết bị đo quay RE: S48-8-5000VL (LS’) độ phân giải 5000 xung/vòng.
3.4. Quy hoạch và tổ chức thực nghiệm
3.4.1. Xác định các thông số thực nghiệm
Trong thực nghiệm của nghiên cứu, số biến đầu vào là 2 (tải, tốc độ quay); Hàm mục
tiêu là hệ số tuổi thọ khi làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30. Thực hiện quy
hoạch thực nghiệm (QHTN) toàn phần dạng 2k (theo [8, 10]).
Để kiểm tra tính có nghĩa của các hệ số trong hàm hồi quy, cần phải làm các thí
nghiệm tại tâm quy hoạch [10]. Do đó phải làm thêm một thí nghiệm tại tâm quy hoạch.
Để có thể ghi nhận ảnh hưởng rõ nét của môi trường TCVN 7699-2-30 đến mòn, qua
đó xác định được tốc độ mòn và tuổi thọ của VMĐB, các thí nghiệm trên (2k + 1) được
thực hiện trong điều kiện không bôi trơn. Một thí nghiệm tại tâm, có bôi trơn sẽ được làm
thêm để so sánh ảnh hưởng của môi trường khi bôi trơn và không bôi trơn (hệ số )
Để kiểm chứng lý thuyết và thực nghiệm – giữa tuổi thọ tính được theo ISO (trong
môi trường và bôi trơn tiêu chuẩn) và thực nghiệm đo được (cũng trong cùng điều kiện
môi trường và bôi trơn tiêu chuẩn) – bố trí thí nghiệm tại tâm quy hoạch nữa được làm
thêm trong điều kiện môi trường và bôi trơn theo ISO.
77
Như vậy, với số biến đầu vào K = 2 Số thí nghiệm sẽ là ntn = 22 + 1 + 1 + 1 = 7.
Trong đó năm thí nghiệm đươc quy hoạch để tìm hàm hồi quy hệ số tuổi thọ theo môi
trường TCVN 7699-2-30, hai thí nghiệm còn lại: thí nghiệm số 6 để tìm hệ số tuổi thọ giữa
bôi trơn và không bôi trơn trong môi trường TCVN 7699-2-30; thí nghiệm số 7 để kiểm
chứng lý thuyết. Hình 3.21 thể hiện giá trị các biến đầu vào ở trong 5 thí nghiệm (các điểm
QHTN) tạo mòn.
Tốc độ quay
(vg/ph)
no
(Tải, N)
Fo
Hình 3.21 Các điểm quy hoạch thực nghiệm
Tuổi thọ VMĐB được xác định theo hai thông số chính: “tải” và “tốc độ quay của trục
vít me” [39]. Hệ số tuổi thọ khi làm việc trong môi trường theo TCVN 7699-2-30 là tỷ lệ
giữa tuổi thọ theo ISO và tuổi thọ khi làm việc trong môi trường theo TCVN 7699-2-30.
Do vậy, hàm mục tiêu hệ số tuổi thọ theo môi trường được xác định có dạng tổng quát:
̂
(3.2)
Trong đó:
̂
Hệ số tuổi thọ theo môi trường TCVN 7699-2-30, không bôi trơn;
F:
Tải (N);
n:
Tốc độ quay trục vít me (vòng/phút);
a0; a1; a2; a12: Hệ số hàm hồi quy thực nghiệm;
Lkh mt:
Tuổi thọ theo thực nghiệm (giờ);
Lh iso:
Tuổi thọ theo ISO (giờ).
78
Tính chọn giá trị cho các thông số thí nghiệm:
Tải dọc trục
( phụ lục 1)
Fmax = 3500 N
Fmin = 2500 N
Các giá trị của tải “F”:
F max =
3500 (N)
F0 =
3000 (N) = 0,5.(Fmax + Fmin)
F min =
2500 (N)
Tốc độ quay trục vít me
(phụ lục 1)
nmax = 100 vg/ph; nmin = 78 vg/ph
Các giá trị tốc độ quay của trục vít me “n”:
n max =
100 (vg/ph)
n0 =
89 (vg/ph) = 0,5.(nmax + nmin)
n min =
78 (vg/ph)
Mã hóa các biến F và n [8, 10], được hai biến mới X1 và X2 tương ứng như bảng 3.2
Bảng 3.2 Các biến của ma trận thí nghiệm
Biến tốc độ
Biến tải
Giá trị F
Mã hóa
Giá trị n
Mã hóa
F (N)
X1
n (vg/ph)
X2
1
F1 max = 3500
+1
n2 max = 100
+1
2
F1 (0) = 3000
0
n2 (0) = 89
0
3
F1 min = 2500
-1
n2 min = 78
-1
STT
Các điểm chia (điểm lấy số liệu):
Loại bỏ các điểm ở đầu và cuối hành trình bởi khi đai ốc dừng hoặc tăng tốc, tải và
vận tốc không ổn định nên lượng mòn cũng như sai lệch là phi tuyến. Theo [7, 17], lấy các
điểm chia thuộc giữa hành trình, cách mỗi đầu khoảng 40 (mm), lấy 12 điểm. Khoảng cách
giữa hai điểm lấy số liệu là 2.500 (xung) - đầu đo quay có độ phân giải 5.000 (xung/vòng).
Nhiệt độ, độ ẩm tương đối:
Trong các thí nghiệm từ 1 đến 6, thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm tương đối tuân theo
tiêu chuẩn thử nhiệt ẩm biến đổi chu kỳ TCVN 7699-2-30. Trong thí nghiệm thứ 7, do
ISO3408 không quy định về môi trường và chế độ bôi trơn, nên môi trường của thí nghiệm
này được lấy theo môi trường quy định trong ISO 230 – 2: Tiêu chuẩn về xác định độ
chính xác và khả năng lặp lại định vị của trục điều khiển số (200C; RH60%, có bôi trơn).
Thời gian cho mỗi thí nghiệm:
79
Thời gian cho mỗi thí nghiệm được xác định dựa theo quy định trong TCVN 7699-230. Theo đó, thời gian lấy mẫu là bội số của chu kỳ 24 giờ, và tùy thuộc vào mức độ khắc
nghiệt của thử nghiệm. Để xác định tốc độ mòn, từ đó tính được tuổi thọ VMĐB (hết tuổi
thọ là đến khi nó không đảm bảo độ chính xác cho phép). Tối thiểu cần xác định được
lượng mòn ở hai thời điểm trong giai đoạn mòn ổn định. Mặt khác, VMĐB là một trong
những cụm chi tiết có ảnh hưởng rất lớn đến độ chính gia công, do đó nó được chế tạo với
độ chính xác cao, được xử lý nhiệt, xử lý chất lượng bề mặt rất tốt, nên thời gian của giai
đoạn chạy rà có thể bỏ qua do rất ngắn và nằm trong khoảng thời gian 24 giờ đầu tiên. Do
đó, mỗi thí nghiệm sẽ được tiến hành với 2 chu trình nhiệt ẩm nối tiếp (48 giờ), 24 giờ lấy
số liệu một lần. Thời điểm lấy số liệu thứ hai (sau 24 giờ) và thời điểm lấy số liệu thứ ba
(sau 48 giờ) để xác định tốc độ mòn và tính tuổi thọ dự kiến của VMĐB.
Theo [37], bộ truyền VMĐB có cấp chính xác C7 thì sai lệch một phía cho phép được
xác định:
|
|
|
|
|
|
|
| (m)
(3.3)
Sai lệch tối đa cho phép (ứng với tuổi thọ tối đa) với bộ truyền C7:
[U] = max = 2 . ( ep7) = 2 . (31,2) = 62,4 (m)
(3.4)
3.4.2. Các thông số cơ bản của thực nghiệm
- Lực (tải) dọc trục:
Ứng với các giá trị X1(+); X1(0) và X1(-), các giá trị tải tương ứng là:
Fmax = 3500 (N);
F0
= 3000 (N);
Fmin = 2500 (N);
- Tốc độ quay trục vít me:
Ứng với các giá trị X2(+); X2(0) và X2(-), các giá trị tốc độ quay trục vít me tương ứng là
nmax = 100 (v/ph);
n0
= 89 (v/ph);
nmin = 78 (v/ph);
- Ma sát:
Không chất bôi trơn.
- Các điểm chia:
Lấy 12 điểm (theo [17])
- Nhiệt độ, độ ẩm tương đối:
TCVN 7699-2-30.
- Hàm hồi quy thực nghiệm:
̂
- Thời gian tổng cộng cho mỗi thí nghiệm: 48 giờ.
- Số lần lấy số liệu trong mỗi thí nghiệm: 3 lần (bắt đầu, sau 24h và sau 48h)
80
Sơ đồ xác định hệ số tuổi thọ khi làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30 được
thể hiện ở hình 3.22
Hình 3.22 Sơ đồ khối xác định hệ số tuổi thọ.
3.4.3. Tổ chức thực nghiệm và đo mòn
Trình tự tiến hành thí nghiệm:
Bƣớc 1: Lắp, cố định máy thí nghiệm vào trong tủ nhiệt ẩm, gá cố định động cơ, các gối
đỡ, trục trung gian.
Bƣớc 2: Lắp ráp, căn chỉnh, nối các thiết bị đo với các thiết bị đọc, truyền số liệu (readout)
và với máy thí nghiệm theo sơ đồ bố trí thiết bị đo hình 3.12 (thiết bị đo lắp ngoài tủ nhiệt
ẩm).
Bƣớc 3: Lắp bộ truyền VMĐB vào máy thí nghiệm ( nối trục vít me với khớp cardan được
dẫn động bởi động cơ, lắp bộ truyền đai, căng đai, nối vít me với RE).
Bƣớc 4: Kiểm tra điều kiện hoạt động của tủ nhiệt ẩm
Bƣớc 5: Kiểm tra các cữ hành trình, hạn chế hành trình.
Bƣớc 6: Khởi động hệ thống điều khiển tủ nhiệt ẩm, điều chỉnh cho nhiệt độ, độ ẩm trong
tủ về mức 250C và RH60% (môi trường yêu cầu của phép đo theo quy định tại TCVN
7011-2, tương đương ISO 230-2), giữ nguyên trong vòng 15 phút để tạo ổn định cho máy
thí nghiệm.
Bƣớc 7: Thực hiện các bước của quá trình đo – đo lần 1.
81
Bƣớc 8: Điều khiển tủ nhiệt ẩm để môi trường biến đổi theo quy định tại TCVN 7699-2-30
– phương án 2, với 1 chu kỳ (24h).
Bƣớc 9: Điều chỉnh tủ nhiệt ẩm để môi trường tủ về 250C và RH60%, giữ ổn định trong 15
phút
Bƣớc 10: Thực hiện các bước của quá trình đo – đo lần 2.
Bƣớc 11: Thực hiện lại bước 8, 9, 10 một lần nữa. Số liệu của bước 10 lần gần nhất là số
liệu đo lần 3.
Bƣớc 12: Dừng máy, tháo VMĐB ra khỏi máy thí nghiệm, chuẩn bị sẵn sàng cho thí
nghiệm tiếp theo với các VMĐB khác.
82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chương 3, từ mục đích và yêu cầu của nghiên cứu, qua thiết kế, chế tạo, lắp đặt
máy thí nghiệm, quy hoạch và tổ chức thực nghiệm đã cho thấy một số kết quả sau:
Máy thí nghiệm được thiết kế, chế tạo đạt yêu cầu kỹ thuật đề ra:
-
Điều khiển, điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm tuân theo TCVN 7699-2-30
-
Lực tác động lên đai ốc có sai số ±5%
-
Tốc độ quay của trục vít me có sai số ±5%
-
Máy thí nghiệm đo được vị trí đai ốc có độ chính xác tới 1m
Phương pháp bố trí, gá lắp thiết bị đo vị trí nêu trong luận án có độ tin cậy cao, độ
chính xác đo ≤ 1m, được nhiều nhà khoa học sử dụng trong nghiên cứu về biến dạng đàn
hồi, rung động, sai lệch tích lũy bước vít,... trong VMĐB
Độ chính xác của thiết bị đo hợp lý, phù hợp với đo mòn nhiều loại vít me – đai ốc bi
có cấp chính xác cao hơn (cấp C1, C3, C5)
Trong điều kiện không bổ sung chất bôi trơn và có kiểm chứng với điều kiện có bôi
trơn theo ISO, quy hoạch thực nghiệm đo mòn VMĐB với 7 thí nghiệm, sẽ cơ bản xác
định được ảnh hưởng thông số môi trường nhiệt ẩm theo TCVN 7699-2-30 tới tuổi thọ
VMĐB. Trong đó 5 thí nghiệm để xác định hệ số ảnh hưởng của yếu tố nhiệt ẩm không bôi
trơn, thí nghiệm thứ 6 được thực hiện để trên cơ sở so sánh với thí nghiệm 3 ở tâm quy
hoạch thực nghiệm nhằm xác định hệ số ảnh hưởng có bôi trơn so với không bôi trơn, thí
nghiệm thứ 7 để kiểm chứng với điều kiện ma sát có bôi trơn và môi trường theo ISO 230.
Hàm hồi quy thực nghiệm hệ số tuổi thọ theo môi trường TCVN 7699-2-30 được xác
định trên cơ sở bộ thông số đầu vào thí nghiệm (tải F và tốc độ quay trục vít me n) có dạng
̂ = a0 + a1 . F + a2 . n + a12 . F . n. Thời gian lấy số liệu 24h trong tổng 2 chu kỳ (48 giờ);
Lấy số liệu 3 lần: lúc bắt đầu làm việc, sau 24 giờ, sau 48 giờ.
83
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
4.1. Kết quả thực nghiệm, xây dựng hàm hồi quy
4.1.1. Thực nghiệm tạo mòn
Điều kiện chung cho các thí nghiệm:
- Máy thí nghiệm được vận hành trong tủ nhiệt ẩm BKM-NA2
-
Môi trường thực hiện các thí nghiệm theo TCVN 7699-2-30, phương án 2, mức khắc
nghiệt a (nhiệt độ giới hạn trên 400C)
- Thời gian thực hiện mỗi thí nghiệm 48 giờ (2 chu trình)
- Sau mỗi lần thí nghiệm sử dụng một VMĐB mới.
Hình 4.1 cho thấy hình ảnh các vít me – đai ốc bi trong các thí nghiệm theo quy hoạch
Hình 4.1 Các vít me – đai ốc bi sau khi thí nghiệm
Bảng tổng hợp các kết quả đo vị trí, sai lệch vị trí đai ốc và tính mòn dọc trục tại các
điểm chia, theo hướng di chuyển, ở các thí nghiệm được thể hiện ở phụ lục 3. Dưới đây là
các biểu đồ thể hiện sai lệch vị trí tại các thí nghiệm và giá trị lượng mòn dọc trục tính
được.
84
15.0
10.0
5.0
Bắt đầu làm việc - Sai lệch trái
Sau 1 chu trình - Sai lệch trái
Sau 2 chu trình - Sai lệch trái
Bắt đầu làm việc - Sai lệch phải
Sau 1 chu trình - Sai lệch phải
Sau 2 chu trình - Sai lệch phải
Mòn má trái T
(2448h)
2448h
20.0
024h
Sai lệch vị trí dọc trục của đai ốc (m)
25.0
Mòn “” sau
24h (2448h):
= T + P
= 6,95m
Vị trí điểm đích (theo góc quay RE)
0.0
-15.0
-20.0
2448h
024h
-10.0
Mòn má phải P
(2448h)
-5.0
-25.0
Hình 4.2 Đồ thị sai lệch vị trí tại các điểm và mòn dọc trục khi Fa = 3500(N) và n =100(v/ph), môi trường theo TCVN 7699-2-30, không bôi trơn
85
5.0
Bắt đầu làm việc - Sai lệch trái
Bắt đầu làm việc - Sai lệch phải
Sau 1 chu trình - Sai lệch trái
Sau 1 chu trình - Sai lệch phải
Sau 2 chu trình - Sai lệch trái
Sau 2 chu trình- Sai lệch phải
Mòn má trái T
(2448h)
10.0
2448h
15.0
024h
Sai lệch vị trí dọc trục của đai ốc (m)
20.0
Mòn “” sau
24h (2448h):
= T + P
= 4,7m
Vị trí điểm đích (theo góc quay RE)
0.0
-15.0
2448h
024h
-10.0
Mòn má phải P
(2448h)
-5.0
-20.0
Hình 4.3 Đồ thị sai lệch vị trí tại các điểm và mòn dọc trục khi Fa =3500(N) và n =78(v/ph), môi trường theo TCVN 7699-2-30, không bôi trơn.
86
5.0
Bắt đầu làm việc - Sai lệch trái
Bắt đầu làm việc - Sai lệch phải
Sau 1 chu trình - Sai lệch trái
Sau 1 chu trình - Sai lệch phải
Sau 2 chu trình - Sai lệch trái
Sau 2 chu trình- Sai lệch phải
Mòn má trái T
(2448h)
10.0
2448h
15.0
024h
Sai lệch vị trí dọc trục của đai ốc (m)
20.0
Mòn “” sau
24h (2448h):
= T + P
= 3,45m
Vị trí điểm đích (theo góc quay RE)
0.0
-15.0
Mòn má phải P
(2448h)
-10.0
2448h
024h
-5.0
-20.0
Hình 4.4 Đồ thị sai lệch vị trí tại các điểm và mòn dọc trục khi Fa=3000(N) và n =89(v/ph), môi trường theo TCVN 7699-2-30, không bôi trơn.
87
Sau 1 chu trình - Sai lệch trái
Sau 1 chu trình - Sai lệch phải
Sau 2 chu trình - Sai lệch trái
Sau 2 chu trình- Sai lệch phải
Mòn “” sau
24h (2448h):
= T + P
= 2,4m
Vị trí điểm đích (theo góc quay RE)
0.0
2448h
024h
-5.0
-10.0
Mòn má trái T
(2448h)
Bắt đầu làm việc - Sai lệch phải
Mòn má phải P
(2448h)
5.0
Bắt đầu làm việc - Sai lệch trái
2448h
10.0
024h
Sai lệch vị trí dọc trục của đai ốc (m)
15.0
-15.0
Hình 4.5 Đồ thị sai lệch vị trí tại các điểm và mòn dọc trục khi Fa =2500(N) và n =100(v/ph), môi trường theo TCVN 7699-2-30, không bôi trơn.
88
Sau 1 chu trình - Sai lệch trái
Sau 1 chu trình - Sai lệch phải
Sau 2 chu trình - Sai lệch trái
Sau 2 chu trình- Sai lệch phải
Mòn “” sau
24h (2448h):
= T + P
= 1,89m
Vị trí điểm đích (theo góc quay RE)
0
2448h
024h
-5
-10
Mòn má trái T
(2448h)
Bắt đầu làm việc - Sai lệch phải
Mòn má phải P
(2448h)
5
Bắt đầu làm việc - Sai lệch trái
2448h
10
024h
Sai lệch vị trí dọc trục của đai ốc (m)
15
-15
Hình 4.6 Đồ thị sai lệch vị trí tại các điểm và mòn dọc trục khi Fa =2500(N) và n =78(v/ph), môi trường theo TCVN 7699-2-30, không bôi trơn.
89
Sau 1 chu trình - Sai lệch trái
Sau 1 chu trình - Sai lệch phải
Sau 2 chu trình - Sai lệch trái
Sau 2 chu trình- Sai lệch phải
Mòn “” sau
24h (2448h):
= T + P
= 2,05m
Vị trí điểm đích (theo góc quay RE)
0
2448h
024h
-5
-10
Mòn má trái T
(2448h)
Bắt đầu làm việc - Sai lệch phải
Mòn má phải P
(2448h)
5
Bắt đầu làm việc - Sai lệch trái
2448h
10
024h
Sai lệch vị trí dọc trục của đai ốc (m)
15
-15
Hình 4.7 Đồ thị sai lệch vị trí tại các điểm và mòn dọc trục khi Fa =3000(N) và n =89(v/ph), môi trường theo TCVN 7699-2-30, có bôi trơn.
90
Bắt đầu làm việc - Mòn má phải
Sau 2 chu trình - Mòn má trái
Sau 2 chu trình - Mòn má phải
5.0
Mòn dọc trục
sau 48h:
= T + P
= 1,01m
Vị trí điểm đích (theo góc quay RE)
0.0
-5.0
-10.0
-15.0
Hình 4.8 Đồ thị sai lệch vị trí tại các điểm và mòn dọc trục khi Fa =3000(N) và n =89(v/ph), môi trường theo ISO 230-2, có bôi trơn.
91
Mòn má phải P
(2448h)
Bắt đầu làm việc - Mòn má trái
Mòn má trái T
(2448h)
048h
10.0
048h
Sai lệch vị trí dọc trục của đai ốc (m)
15.0
Quan sát các biểu đồ sai lệch vị trí tại các điểm và mòn trong các thực nghiệm cho thấy:
- Trong cùng điều kiện tải, tốc độ, môi trường, bôi trơn thì lượng mòn dọc trục trong thời
gian 24h đầu tiên xấp xỉ bằng lượng mòn dọc trục trong 24 giờ tiếp theo (24 48h)
- Mòn tại các vị trí điểm đích là tương đối đều - thể hiện sự lựa chọn vị trí điểm đích để đo
là đúng, hợp lý, máy thí nghiệm có độ chính xác cao, tạo ra tải và tốc độ ổn định.
- Lượng mòn dọc trục là đồng biến với tải dọc trục và tốc độ quay dọc trục, trong đó ảnh
hưởng của tải tới mòn lớn hơn so với ảnh hưởng của tốc độ
- So sánh giữa lượng mòn dọc trục trong thí nghiệm 3 và 6 với thí nghiệm 7 cho thấy môi
trường theo TCVN 7699-2-30 là khắc nghiệt, làm mòn tăng rất nhanh do xuất hiện hiện
tượng đọng sương lên bề mặt ma sát kể cả khi VMĐB được bôi trơn.
4.1.2. Xây dựng hàm hồi quy
Bảng thống kê mòn VMĐB khi làm việc trong các thí nghiệm ứng với các điều kiện
làm việc và môi trường khác nhau được cho ở bảng 4.1 dưới đây
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp lượng mòn dọc trục Uc đo được trong các thí nghiệm
Tên thí
nghiệm
Chế độ
làm việc
TN1
TN2
TN3
TN4
TN5
TN6
TN7
Fmax
nmax
Fmax
nmin
Fo
no
Fmin
nmax
Fmin
nmin
Fo
no
Fo
no
ko bôi
trơn
ko bôi
trơn
ko bôi
trơn
ko bôi
trơn
ko bôi
trơn
bôi trơn
bôi trơn
TCVN
7699-2-30
TCVN
7699-2-30
TCVN
7699-2-30
TCVN
7699-2-30
TCVN
7699-2-30
TCVN
7699-2-30
ISO230-2
40.000
6,9
4,7
3,4
2,4
2,0
2,1
1,0
42.500
6,9
4,5
3,3
2,3
1,9
2,0
1,0
45.000
6,8
4,7
3,5
2,4
2,0
2,0
1,0
47.500
6,8
4,5
3,6
2,4
1,9
2,2
1,1
50.000
6,7
4,7
3,4
2,3
1,8
2,1
1,0
52.500
7,1
5,0
3,5
2,5
1,9
2,0
1,0
55.000
6,9
4,9
3,6
2,4
1,8
2,0
1,0
57.500
7,1
4,8
3,5
2,5
1,8
2,1
1,0
60.000
7,1
4,6
3,4
2,5
1,8
2,1
1,0
62.500
7,2
4,6
3,4
2,3
1,9
2,1
0,9
65.000
6,9
4,5
3,4
2,4
2,0
2,0
1,1
67.500
7,0
4,9
3,4
2,4
1,9
1,9
1,0
Giá trị
trung bình
6,95
4,70
3,45
2,40
1,89
2,05
1,01
Mòn
điểm đích
92
Để xác định hàm hồi quy hệ số tuổi thọ theo môi trường TCVN 7699-2-30, chỉ lấy số
liệu trong các thí nghiệm đã được quy hoạch (5 thí nghiệm đầu).
Từ giá trị tải và tốc độ quay trục vít me trong mỗi thí nghiệm, tính được tuổi thọ “Lh”
theo công thức của ISO 3408 (công thức 2.6); Từ lượng mòn thực nghiệm sau 24 giờ, tính
[ ]
được tốc độ mòn
(theo [5]), qua đó xác định được tuổi thọ thực nghiệm
[ ]
[ ]
, và hệ số tuổi thọ theo môi trường
. Giá trị các thông số kể
trên được tính toán và thống kê ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 Bảng tính các thông số Lh iso; ; Lh tn; m tại mỗi điểm đo (điểm đích) của các thí nghiệm
Tên thí nghiệm
Chế độ
làm việc
Tuổi thọ theo ISO (Lh)
40.000
[ ]
42.500
[ ]
45.000
[ ]
47.500
Vị trí điểm đích ( Theo RE)
[ ]
TN1
TN2
TN3
TN4
TN5
Fmax; nmax
Fmax; nmin
Fo; no
Fmin; nmax
Fmin; nmin
ko bôi trơn
ko bôi trơn
ko bôi trơn
ko bôi trơn
ko bôi trơn
TCVN
7699-2-30
TCVN
7699-2-30
TCVN
7699-2-30
TCVN
7699-2-30
TCVN
7699-2-30
1643
2107
2932
4509
5781
0,2875
0,1958
0,1417
0,1000
0,0833
217,0
318,6
440,5
624,0
748,8
0,1321
0,1513
0,1502
0,1384
0,1295
0,2875
0,1875
0,1375
0,0958
0,0792
217,0
332,8
453,8
651,1
788,2
0,1321
0,1580
0,1548
0,1444
0,1364
0,2833
0,1958
0,1458
0,1000
0,0833
220,2
318,6
427,9
624,0
748,8
0,1340
0,1513
0,1459
0,1384
0,1295
0,2833
0,1875
0,1500
0,1000
0,0792
220,2
332,8
416,0
624,0
788,2
0,1340
0,1580
0,1419
0,1384
0,1364
93
50.000
[ ]
52.500
[ ]
55.000
[ ]
60.000
[ ]
62.500
[ ]
[ ]
65.000
67.500
Vị trí điểm đích (theo RE)
57.500
[ ]
[ ]
0,2792
0,1958
0,1417
0,0958
0,0750
223,5
318,6
440,5
651,1
832,0
0,1360
0,1513
0,1502
0,1444
0,1439
0,2958
0,2083
0,1458
0,1042
0,0792
210,9
299,5
427,9
599,0
788,2
0,1284
0,1422
0,1459
0,1329
0,1364
0,2875
0,2042
0,1500
0,1000
0,0750
217,0
305,6
416,0
624,0
832,0
0,1321
0,1451
0,1419
0,1384
0,1439
0,2958
0,2000
0,1458
0,1042
0,0750
210,9
312,0
427,9
599,0
832,0
0,1284
0,1481
0,1459
0,1329
0,1439
0,2958
0,1917
0,1417
0,1042
0,0750
210,9
325,6
440,5
599,0
832,0
0,1284
0,1545
0,1502
0,1329
0,1439
0,3000
0,1917
0,1417
0,0958
0,0792
208,0
325,6
440,5
651,1
788,2
0,1266
0,1545
0,1502
0,1444
0,1364
0,2875
0,1875
0,1417
0,1000
0,0833
217,0
332,8
440,5
624,0
748,8
0,1321
0,1580
0,1502
0,1384
0,1295
0,2917
0,2042
0,1417
0,1000
0,0792
213,9
305,6
440,5
624,0
788,2
94
Kỳ vọng
0,1302
0,1451
0,1502
0,1384
0,1364
̅
0,2896
0,1958
0,1438
0,1000
0,0788
̅̅̅̅̅̅̅
216
319
434
625
793
̅̅̅̅
0,1312
0,1514
0,1481
0,1385
0,1372
Trong đó:
k:
Tốc độ mòn khi không bôi trơn;
:
Tuổi thọ ở điều kiện môi trường TCVN 7699-2-30, không bôi trơn;
Hệ số tuổi thọ khi làm việc ở môi trường TCVN 7699-2-30, không bôi trơn.
:
Theo ISO 3408 – 5, tuổi thọ VMĐB ở các thí nghiệm 3, 6, 7 bằng nhau (2932 h). Như
vậy, với điều kiện môi trường tiêu chuẩn (200C, RH 60%, bôi trơn), lượng mòn sau 48h:
[ ]
Thí nghiệm số 7 để kiểm chứng thực nghiệm, được thực hiện trong môi trường 200C,
RH60%, đo sau 48 h, lượng mòn xác định được là 1,01 (m). Như vậy, với sai số rất nhỏ
(1,01 so với 1,02), có thể sơ bộ kết luận: Hệ thống thiết bị có độ tin cậy cao, phù hợp với
nghiên cứu mòn VMĐB.
4.1.2.1 Hệ số tuổi thọ khi làm việc ở môi trường TCVN 7699-2-30
Theo [8, 10] mã hóa biến F, n thành biến không thứ nguyên X1, X2
Đặt:
;
X1 max = (Fmax – F0)/F
= (F0 – F0)/F
X1 0
X1 min = (Fmin – F0)/F
;
=1
;
;
và X2 max = (Fmax – F0)/F = 1
= (Fmax – F0)/F = 0
=0
X2 0
= -1
X2 min = (Fmax – F0)/F = -1
Hàm hồi quy (3.2) lúc này trở thành
= a0 + a1.(F.X1 + F0) + a2.(n.X2 + n0) + a12.(F.X1 + F0) .(n.X2 + n0)
= (a0+a1.F0+a2.n0+a12.F0.n0)+X1.(a1.F+a12.F.n0)+X2.(a2.n+a12.F0.n) +a12.F.n.X1.X2
Đặt: b0 =
a0 + a1 . F0 + a2 . n0 + a12 . F0 . n0
(1)
b1 =
a1 . F + a12 . F . n0
(2)
b2 =
a2 . n + a12 . F0 . n
(3)
b12 =
a12 . F . n
(4)
̂
=
Hàm hồi quy cho biến mã hóa:
̂ = b0 + b1 . X1 + b2 . X2 + b12 . X1 . X2
Ma trận thí nghiệm được cho ở bảng 4.3
95
Bảng 4.3 Bảng ma trận thí nghiệm
No
X0
X1
X2
Y
Y.X0
Y.X1
Y.X2
Y.X1.X2
1
+
+
+
0,1312
0,1314
0,1314
0,1314
0,1314
2
+
+
-
0,1514
0,1519
0,1519
-0,1519
-0,1519
3
+
0
0
0,1481
0,1502
0
0
0
4
+
-
+
0,1385
0,1387
-0,1387
0,1387
-0,1387
5
+
-
-
0,1372
0,1394
-0,1394
-0,1394
0,1394
0,7116
0,0052
-0,0212
-0,0198
và
∑
Tổng
∑
Theo [8, 10], tính các hệ số b theo công thức
∑
∑
∑
∑
Với cùng giá trị tải và tốc độ, có thể coi mòn VMĐB tại các điểm lấy số liệu cách đều
nhau (theo góc quay trục vít me) là các thí nghiệm song song. Như vậy, số liệu của 12
điểm chính là số liệu của 12 lần lặp lại thí nghiệm. Tương tự, ở các điểm theo QHTN.
Giá trị trung bình của các thí nghiệm lặp tại tâm (thí nghiệm 3):
∑
̅
∑
Phương sai lặp tính theo công thức:
(
̅ )
√
Độ lệch chuẩn của các hệ số b:
Để tính Sb và
= 0,1481
, lập bảng các giá trị hệ số tuổi thọ tại tâm quy hoạch, được thể hiện
ở bảng 4.4
Bảng 4.4 Các giá trị hệ số tuổi thọ theo môi trường tại tâm quy hoạch
STT
Hệ số tuổi thọ
theo thực nghiệm
Giá trị trung bình ̅̅̅
(
- ̅̅̅ )2
1
0,1502
0,1481
4,35E-06
2
0,1548
0,1481
4,41E-05
3
0,1459
0,1481
4,87E-06
4
0,1419
0,1481
3,92E-05
5
0,1502
0,1481
4,35E-06
6
0,1459
0,1481
4,87E-06
96
7
0,1419
0,1481
3,92E-05
8
0,1459
0,1481
4,87E-06
9
0,1502
0,1481
4,35E-06
10
0,1502
0,1481
4,35E-06
11
0,1502
0,1481
4,35E-06
12
0,1502
0,1481
4,35E-06
∑
̅̅̅) =
(
1,63 . 10-4
Tính được:
∑
√
(
̅ )
√
Để đánh giá tính có nghĩa của các hệ số b0; b1; b2; b12, cần tính giá trị của chuẩn số
Student cho chúng
82,64
0,6
2,47
2,3
Với mức ý nghĩa p = 0,05, bậc tự do lặp lại f2 = 12 – 1 = 11, tra bảng có t0,05;11 = 2,2.
Như vậy, chỉ có hệ số b0 = 0,14; b2 = - 4,3.10-3; và b12 = -4.10-3 là có ý nghĩa ( > t0,05;11)
Phương trình hồi quy của biến mã hóa:
̂ = 0,14 – 4,3.10-3.X2 – 4.10-3. X1. X2
Tính phương sai dư [10]:
∑
̂
Trong đó: l là số hệ số (b0; b1; b2; b12) có nghĩa trong phương trình (l = 3).
Lập được bảng 4.5 để tính Sdư
Bảng 4.5 Các giá trị hàm hồi quy thực nghiệm
STT
X1
X2
y
̂ = 0,14 – 4,3.10-3.X2 – 4.10-3.X1.X2
1
+
+
0,1312
0,134106
8,39756.10-6
2
+
-
0,1514
0,150559
7,23589.10-7
3
0
0
0,1481
0,142332
3,37765.10-5
4
-
+
0,1385
0,142036
1,24333.10-5
5
-
-
0,1372
0,142628
2,98398.10-5
∑
Tính được:
̂
∑
̂
8,5171.10-5
̂
97
Chuẩn số Fisher được tính theo công thức:
Với f1 = N – l = 5 – 3 = 2: Bậc tự do dư
Giá trị tra bảng của chuẩn số Fisher khi mức có ý nghĩa p = 0,05 và f1 = 2; f2 = 11 là:
nghĩa là F < F0,05; 1; 11
F0,05; 1; 11 = 4,0
Như vậy mô hình tương hợp thực tế với mức tin cậy 95%.
Theo (1), (2), (3), và (4), tính được:
a0 = - 1,57.10-2;
a1 = 6,42.10-5;
a2 = 0,18.10-2;
a12 = 7,21.10-7
Hàm hồi quy thực nghiệm hệ số tuổi thọ theo môi trường TCVN 7699-2-30:
̂ = -1,57.10-2 +6,42.10-5.F + 1,78.10-3.n - 7,21.10-7.F.n (m/h)
(4.1)
Đồ thị thể hiện sự phụ thuộc hệ số tuổi thọ theo môi trường TCVN 7699-2-30 được
Hệ số tuổi thọ 𝑚
̂𝑘
cho ở trên hình 4.2
Hình 4.9 Đồ thị hệ số tuổi thọ VMĐB khi làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30 và không
bôi trơn.
Quan sát đồ thị hệ số tuổi thọ khi VMĐB làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30
và không bôi trơn cho thấy:
-
Hệ số tuổi thọ tuyến tính với từng thông số tải, tốc độ.
-
Nếu tải càng lớn thì ảnh hưởng của sự thay đổi tốc độ tới hệ số tuổi thọ càng lớn.
-
Hệ số tuổi thọ có thể đồng biến hoặc nghịch biến với tải, tùy thuộc vào tốc độ quay
của trục vít me.
98
Để tìm hệ số tuổi thọ trong môi trường TCVN 7699-2-30 với điều kiện có bôi trơn
“m”, có thể xác định qua hệ số tuổi thọ giữa điều kiện không sử dụng chất bôi trơn với có
sử dụng chất bôi trơn, cùng trong điều kiện môi trường TCVN 7699-2-30 ở tâm quy hoạch.
Thí nghiệm số 6 được thực hiện cũng trong môi trường TCVN 7699-2-30 nhưng có sử
dụng chất bôi trơn, so sánh với thí nghiệm số 3 (tâm quy hoạch) xác định được hệ số tuổi
thọ giữa có bôi trơn và không bôi trơn khi làm việc ở TCVN 7699-2-30 – hệ số “”.
(4.2)
Trong đó:
Uc K: Mòn ở thí nghiệm 3 (F0; n0; không bôi trơn)
Uc B: Mòn ở thí nghiệm 6 (F0; n0; có bôi trơn)
Hệ số tuổi thọ theo môi trường TCVN 7699-2-30 trong điều kiện có bôi trơn:
̂
̂ = -2,64.10-2 +1,08.10-4.F + 2,99.10-3.n – 1,21.10-6.F.n (m/h)
(4.3)
Đồ thị thể hiện sự phụ thuộc hệ số tuổi thọ theo môi trường TCVN 7699-2-30 được
Hệ số tuổi thọ 𝑚
̂
cho ở trên hình 4.3
Hình 4.10 Đồ thị hệ số tuổi thọ VMĐB khi làm việc trong môi trường TCVN7699-2-30 và có bôi
trơn.
Giữa hệ số tuổi thọ khi bôi trơn và không bôi trơn là hệ số = 1,68. Do đó các đặc
điểm và mối quan hệ phụ thuộc của hệ số tuổi thọ vào tải, tốc độ khi làm việc trong môi
trường theo TCVN 7699-2-30 và có bôi trơn giống như khi không bôi trơn.
99
4.1.2.2 Tốc độ mòn khi vít me – đai ốc bi làm việc ở môi trường TCVN 7699-2-30
Theo công thức (2.3), có thể biểu diễn tổng quát mối quan hệ giữa tốc độ mòn vào tải
và tốc độ quay trục vít me như sau:
(4.4)
Sử dụng bộ số liệu thí nghiệm của bảng 4.1 với đầu vào “F”, “n”, và hàm hồi quy là
tốc độ mòn (
trong môi trường TCVN7699-2-30 “ ”, có bảng số liệu 4.6:
Bảng 4.6 Bảng số liệu thí nghiệm mòn với hàm hồi quy tốc độ mòn
Biến đầu vào
Lượng mòn dọc trục
Uc (m)
Tốc độ mòn
(m/h)
100
6,95
0,290
3500
78
4,70
0,196
3
3000
89
3,45
0,144
4
2500
100
2,40
0,100
5
2500
78
1,89
0,079
STN
Tải
F (N)
Tốc độ
n (vg/ph)
1
3500
2
Logarit hai vế của (4.4), được:
ln() = ln(a0) + a1 . ln(F) + a2 . ln(n)
Đặt:
Y = ln();
A = ln(a0);
Z1 = ln(F);
Z2 = ln(n)
Hàm hồi quy tốc độ mòn trở thành:
Y = A + a1. Z1 + a2 . Z2
(4.5)
Bảng 4.7 thể hiện giá trị các biến vào, ra trong hàm hồi quy mới sau khi đổi biến
Bảng 4.7 Giá trị các biến vào ra của hàm hồi quy mới
Biến đầu vào
STN
Biến đầu ra
Z1
Z2
Y
1
8,1605
4,6052
-1,2393
2
8,1605
4,3567
-1,6305
3
8,0064
4,4886
-1,9397
4
7,8240
4,6052
-2,3026
5
7,8240
4,3567
-2,5415
Theo [10], đặt
̅
Trong đó:
̅
;
i = 1, 2,..., 5
;
J = 1, 2
̅:
Giá trị trung bình của các biến đầu ra Y
̅̅̅ ̅̅̅:
Giá trị trung bình của các biến đầu vào Z1; Z2
100
̅
√∑
√∑
;
(
̅)
Để chuyển từ quy mô tự nhiên sang quy mô chuẩn (chuẩn hóa tất cả các đại lượng
ngẫu nhiên Z). Bảng 4.8 là bảng kê các biến đã được chuẩn hóa.
Bảng 4.8 Bảng kê các biến đã chuẩn hóa
Biến đầu vào
STN
Biến đầu ra
0
Z
0
Z
1
Y0
2
1
0,9825
0,987
1,331
2
0,9825
-1,012
0,578
3
0,067
0,05
-0,017
4
-1,016
0,987
-0,716
5
-1,016
-1,012
-1,176
Từ công thức tính hệ số tương quan thực nghiệm [10]
∑
∑
(l > m;
Tính được:
;
;
{
Nhận được hệ phương trình chuẩn
Giải ra được:
A1 = 0,949;
A2 = 0,303.
Tính được hệ số phương trình 4.5:
̅
∑
̅
̅
̅̅̅
̅̅̅
Thay vào 4.5, được phương trình:
Y = -30,99 + 2,93 . Z1 + 1,26 . Z2
Theo [8], hệ số đánh giá chất lượng phương trình hồi quy
∑
∑
̂
Lập bảng 4.9 để tính hệ số R2
101
̅
̅
l, m, j = 1,2)
Bảng 4.9 Các giá trị yi; ̅; ̂ của hàm hồi quy
STN
Z1
Z2
yi
̂
1
8,1605
4,6052
-1,2393
-1,2916
0,2366
0,2902
2
8,1605
4,3567
-1,6305
-1,6051
0,0299
0,0218
3
8,0064
4,4886
-1,9397
-1,8900
0,0125
0,0261
4
7,8240
4,6052
-2,3026
-2,2767
0,2487
0,2752
5
7,8240
4,3567
-2,5415
-2,5902
0,6596
0,5829
1,1872
1,1961
̅
-1,778
∑
Tính được:
∑
̂
̅
̂
̅
̅
̅
Với a0 = eA = 3,475 . 10-14, thay vào phương trình 4.4 được hàm hồi quy tốc độ mòn.
Như vậy, tốc độ mòn khi VMĐB làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30 và
không bôi trơn:
(m/h)
(4.6)
Đồ thị thể hiện sự phụ thuộc tốc độ mòn vào các thông số tải “F” và tốc độ quay “n”
khi VMĐB làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30 và không bôi trơn được thể hiện
Tốc độ mòn k (m/h)
trên hình 4.3
Hình 4.11 Đồ thị tốc độ mòn khi VMĐB làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30 và không bôi
trơn
Quan sát đồ thị tốc độ mòn khi VMĐB làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30
và không bôi trơn, thấy:
-
Tốc độ mòn là đồng biến và phụ thuộc vào hai thông số chế độ làm việc: Tải, tốc độ
-
Sự phụ thuộc tốc độ mòn vào tải lớn hơn so với sự phụ thuộc mòn vào tốc độ
-
Khi tải càng lớn thì ảnh hưởng của tốc độ quay đến tốc độ mòn càng cao
-
Khi tốc độ càng lớn thì ảnh hưởng của tải đến tốc độ mòn càng cao
102
Sử dụng hệ số - hệ số tuổi thọ giữa có bôi trơn và không bôi trơn khi làm việc trong
môi trường TCVN7699-2-30, tốc độ mòn khi VMĐB làm việc trong môi trường TCVN
7699-2-30 và có bôi trơn:
(m/h)
(4.7)
Đồ thị thể hiện sự phụ thuộc tốc độ mòn vào các thông số tải “F” và tốc độ quay
“n” khi VMĐB làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30 và có bôi trơn được thể
Tốc độ mòn b (m/h)
hiện trên hình 4.3
Hình 4.12 Đồ thị tốc độ mòn khi VMĐB làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30, có bôi trơn
Giống như hệ số tuổi thọ, tỷ lệ giữa tốc độ mòn khi không bôi trơn và bôi trơn là 1,68.
Do đó các đặc điểm và mối quan hệ phụ thuộc tốc độ mòn vào tải và tốc độ khi VMĐB
làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30 và có bôi trơn giống như khi không bôi trơn.
4.2. Tuổi thọ, độ tin cậy của VMĐB khi làm việc trong môi trƣờng
Việt Nam.
Tuổi thọ và độ tin cậy là hai khái niệm không thể tách rời. Một số máy, thiết bị đòi hỏi
cao về độ chính xác và khả năng làm việc, không cho phép sự cố trong thời gian hoạt động
quy định thì ý nghĩa độ tin cậy và tuổi thọ càng được khẳng định. Khi đó cần phải tính toán
tuổi thọ các chi tiết, cụm chi tiết máy với các mức tin cậy lớn hơn, và hiện nay, các công
thức trong các tài liệu kỹ thuật đã công bố đều xác định ở mức độ tin cậy 90%, Công thức
tính tuổi thọ cho bởi ISO 3408 – 5 đã cập nhật và có tính tới hệ số độ tin cậy ở các mức
90%; 95%; ...; 99%. Tuy nhiên, khi làm việc ở các điều kiện môi trường khác nhau, mức
độ ảnh hưởng các yếu tố cơ bản đến tuổi thọ sẽ khác đi. Tuổi thọ VMĐB khi làm việc
103
trong các điều kiện môi trường khác nhau cần được bổ sung hệ số đặc trưng cho điều kiện
làm việc đặc biệt với mức độ tin cậy khác nhau. Như vậy, độ tin cậy và tuổi thọ của
VMĐB mới được giải quyết.
Với hệ số tuổi thọ
đã được QHTN để tìm hàm hồi quy, tuổi thọ VMĐB khi
làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30 được tính theo công thức:
- khi không bôi trơn
(4.8)
- khi có bôi trơn
(4.9)
Hoặc
Theo số liệu thực nghiệm được tổng hợp thể hiện trong bảng 4.9, đã xác định được
hàm hồi quy hệ số tuổi thọ theo môi trường TCVN 7699-2-30, không bôi trơn mk. Để xác
định độ tin cậy của mk cần tính độ lệch chuẩn của hệ số tuổi thọ VMĐB theo môi trường
theo TCVN7699-2-30 và không sử dụng chất bôi trơn. Bảng 4.10 thống kê các hệ số tuổi
thọ thực nghiệm để xác định độ lệch chuẩn
Bảng 4.10 Các giá trị xác định độ lệch chuẩn
̅̅̅̅)2
STN
Tên thí nghiệm
mk
1
TN1
0,1312
0,0001039
2
TN2
0,1514
0,0001002
3
TN3
0,1481
4,548E-05
4
TN4
0,1385
8,351E-06
5
TN5
0,1372
1,793E-05
(
̅̅̅̅
= 0,000275822
Độ lệch chuẩn hệ số tuổi thọ mk:
∑
*
̅̅̅̅ +
= 0,0083
(4.10)
Do độ tin cậy của thực nghiệm ở mức 95% (đáp ứng tiêu chuẩn Fisher với mức ý
nghĩa 0,05), vì vậy độ tin cậy thực tế của hệ số tuổi thọ “mk” kể trên sẽ là tích độ tin cậy
của thực nghiệm (95%) và độ tin cậy của tuổi thọ theo ISO.
Tra bảng Laplace để xác định hệ số zb ứng với các mức độ tin cậy [7]. Với độ tin cậy
95% của hàm hồi quy, zb=1,96
Khoảng giá trị của mk ứng với độ tin cậy 95%, được cho bởi công thức:
̂
̂
̂
(4.11)
104
Bảng 4.11 Khoảng giá trị
ứng với các độ tin cậy thực tế
Theo ISO
STT
Thực nghiệm
Thực tế
Độ tin
cậy
Hệ số
độ tin cậy
Độ tin
cậy
Hê số tuổi
thọ bổ sung
Độ tin cậy
Hệ số tuổi thọ theo
độ tin cậy
1
2
3
4
5=1*3
6=2*4
1
90%
far = 1,00
85,50
1,00.( ̂
)
2
95%
far = 0,62
90,25
0,62.( ̂
)
3
96%
far = 0,53
91,20
0,53.( ̂
)
92,15
0,44.( ̂
)
95%
97%
far = 0,44
5
98%
far = 0,33
93,10
0,33.( ̂
)
6
99%
far = 0,21
94,05
0,21.( ̂
)
̂
4
Tương tự, với =
= 1,68 tìm được từ (4.2), độ lệch chuẩn của hệ số tuổi
thọ khi có bôi trơn:
*
∑
̅
+
*
∑
̅̅̅̅ +
= 0,014
(4.12)
Khoảng giá trị của m ứng với với các độ tin cậy thực tế thể hiện ở bảng 4.12
Bảng 4.12 Khoảng giá trị m ứng với độ tin cậy thực tế
STT
Độ tin cậy thực tế
1
85,50
1,00 . ( ̂
)
2
90,25
0,62 . ( ̂
)
3
91,20
0,53 . ( ̂
)
4
92,15
0,44 . ( ̂
)
5
93,10
0,33 . ( ̂
)
6
94,05
0,21 . ( ̂
)
105
Hệ số tuổi thọ “m”
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Qua thực nghiệm và xử lý số liệu, kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng tải dọc
trục, tốc độ quay đến mòn và tuổi thọ VMĐB khi làm việc trong môi trường theo
TCVN7699-2-30 đã dẫn đến các kết luận sau:
-
Khi VMĐB làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30, công thức tuổi thọ theo ISO
cần bổ sung thêm hệ số tuổi thọ môi trường m: “Lh mt= m.Lh iso”. Trong đó hệ số tuổi thọ
môi trường khi có bổ sung bôi trơn là ̂ và được tính theo (4.3). Khi không bổ sung bôi
trơn, hệ số tuổi thọ môi trường là ̂ k và được tính theo (4.1).
-
Công thức tính tuổi thọ của ISO có mức tin cậy 90%, khi yêu cầu mức độ tin cậy cao
hơn thì phải nhân với hệ số độ tin cậy far [39]. Mức tin cậy của thực nghiệm là 95% (tiêu
chuẩn Fisher): Độ tin cậy thực tế m là 86% tương ứng với mức tin cậy 90% của ISO; Độ
tin cậy thực tế m là 94% tương ứng với mức tin cậy 99% của ISO.
-
Tốc độ mòn VMĐB khi làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30, khi không bổ
sung bôi trơn tính theo (4.6), khi có bổ sung bôi trơn tính theo (4.7). Trong đó, hệ số tuổi
thọ giữa có bổ sung bôi trơn và không bổ sung bôi trơn = = 1,68.
-
Với mức tin cậy từ 86% đến 94%, khi không bổ sung bôi trơn, hệ số tuổi thọ theo môi
trường của VMĐB “mk” tương ứng từ 1,00.( ̂
) đến 0,21.( ̂
); Khi có bổ sung bôi trơn, hệ số tuổi thọ theo môi trường của VMĐB “m”
tương ứng 1,00.( ̂
-
) đến 0,21.( ̂
).
So với VMĐB làm việc trong môi trường và bôi trơn theo quy định của ISO, VMĐB
làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30: Khi có bổ sung bôi trơn, lượng mòn tăng lên
khoảng 1/0,2374 4,21 lần; Khi không bổ sung bôi trơn, lượng mòn tăng lên khoảng
1/0,1413 7,08 lần. Tương ứng là tuổi thọ VMĐB lần lượt giảm đi 4,21 và 7,08 lần.
106
KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã thực hiện đầy đủ các nội dung nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra.
Những kết quả đạt được và đóng góp mới của đề tài cụ thể là:
-
Môi trường nhiệt đới ẩm của Việt Nam đặc trưng bởi TCVN 7699-2-30 có ảnh hưởng
rõ rệt tới tuổi thọ và độ tin cậy của VMĐB. Quy hoạch thực nghiệm với ước lượng chu kỳ
lấy mẫu 24h là phù hợp. Thiết bị thí nghiệm, hệ thống đo có độ chính xác và độ tin cậy đáp
ứng yêu cầu của quy hoạch thực nghiệm đo mòn VMĐB.
-
Khi VMĐB làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30, công thức tuổi thọ theo ISO
cần bổ sung thêm hệ số tuổi thọ môi trường m: “Lh mt= m.Lh iso”. Trong đó hệ số tuổi thọ
môi trường khi có bổ sung bôi trơn là “ ̂ ”, tính theo (4.3). Khi không bổ sung bôi trơn là
̂ k, tính theo (4.1).
-
Công thức tính tuổi thọ của ISO có mức tin cậy 90%, khi yêu cầu mức độ tin cậy cao
hơn thì cần bổ sung hệ số độ tin cậy far [39]. Với mức tin cậy của thực nghiệm là 95%: Độ
tin cậy thực tế m là 86% tương ứng với mức tin cậy 90% của ISO; Độ tin cậy thực tế m là
94% tương ứng với mức tin cậy 99% của ISO.
-
Trong môi trường theo TCVN 7699-2-30, tốc độ mòn VMĐB khi không bổ sung bôi
trơn tính theo công thức (4.6), khi có bổ sung bôi trơn tính theo công thức (4.7). Trong đó,
hệ số tuổi thọ giữa bổ sung bôi trơn và không bổ sung bôi trơn là = 1,68.
-
Với mức tin cậy từ 86% đến 94%: Khi không bổ sung bôi trơn, hệ số tuổi thọ theo môi
trường của VMĐB “mk” thay đổi tương ứng từ 1,00.( ̂
) đến 0,21.( ̂
); Khi bổ sung bôi trơn, hệ số tuổi thọ theo môi trường của VMĐB “m” thay đổi
tương ứng từ 1,00.( ̂
-
) đến 0,21.( ̂
).
So với VMĐB làm việc trong môi trường theo quy định của ISO, VMĐB làm việc
trong môi trường theo TCVN 7699-2-30: Khi có bổ sung bôi trơn, lượng mòn tăng lên
khoảng 4,21 lần; Khi không bổ sung bôi trơn, lượng mòn tăng lên khoảng 7,08 lần. Tương
ứng là tuổi thọ VMĐB lần lượt giảm đi 4,21 và 7,08 lần.
KHUYẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nhiệt ẩm biến đổi với biên độ và tốc độ lớn,
(TCVN 7699-2-30 - môi trường đặc trưng của khí hậu Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc Việt
Nam) có ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và độ tin cậy. Cần phải quan tâm đến ảnh hưởng của
môi trường:
107
-
Trong trường hợp chung, tuổi thọ và độ tin cậy tính toán theo tiêu chuẩn ISO khi
VMĐB làm việc trong môi trường có tác động nhiệt ẩm theo TCVN 7699-2-30 sẽ
bị suy giảm rõ rệt. Cần phải điều chỉnh bằng hệ số m để xác định chính xác hơn.
-
Có kế hoạch vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế phù hợp với điều kiện sử
dụng – điều kiện môi trường nhiệt ẩm.
-
Lắp đặt và vận hành máy trong điều kiện môi trường sản xuất đảm bảo không trong
phạm vi của TCVN 7699-2-30.
108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Bùi Quý Lực (2006) Hệ thống điều khiển số trong công nghiệp. Nhà xuất bản Khoa
học và kỹ thuật.
[2]. Lê Văn Uyển, Vũ Lê Huy (2006) Tính toán ứng suất và tuổi thọ trong truyền đông
VMĐB. Tuyển tập các bài báo khoa học Hội nghị khoa học lần thứ 20 – Đại học
Bách khoa Hà Nội.
[3]. Lê Văn Uyển, Vũ Lê Huy (2007) Phương pháp tính toán, thiết kế và lựa chọn truyền
động VMĐB. Tuyển tập công trình hội nghị Cơ học toàn quốc lần thứ VIII.
[4]. Lê Văn Uyển, Vũ Lê Huy, Trịnh Đồng Tính (2007) Xây dựng cơ sở tính toán truyền
động vít me ma sát lăn và chế tạo thử truyền động vít me ma sát lăn. Đê tài cấp Bộ
B2007-01-30.
[5]. Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Văn Hùng (2005) Ma sát học. Nhà xuất bản Khoa học và
kỹ thuật.
[6]. Nguyễn Doãn Ý (2004) Độ tin cậy trong thiết kế chế tạo máy và hệ cơ khí. Nhà xuất
bản Xây dựng.
[7]. Nguyễn Doãn Ý (2008) Giáo trình ma sát, mòn và bôi trơn Tribology. Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật.
[8]. Nguyễn Doãn Ý (2009) Xử lý số liệu thực nghiệm trong kỹ thuật. Nhà xuất bản Khoa
học và kỹ thuật.
[9]. Nguyễn Đắc Lộc, Ninh Đức Tốn, Lê Văn Tiến, Trần Xuân Việt (1999) Sổ tay Công
nghệ chế tạo máy – tập 1,2. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
[10]. Nguyễn Minh Tuyển (2005) Quy hoạch thực nghiệm. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ
thuật.
[11]. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2012) Nghiên cứu tuổi thọ và độ tin cậy của đường dẫn
hướng ma sát lăn máy công cụ CNC trên cơ sở mòn trong điều kiện khí hậu Việt
Nam. Luận án tiến sĩ kỹ thuật cơ khí.
[12]. Nguyễn Trọng Hiệp (2007) Chi tiết máy – Tập 1,2. Nhà xuất bản Giáo dục.
[13]. Phạm Đắp, Nguyễn Anh Tuấn (1983) Thiết kế máy công cụ - Tập 1,2. Nhà Xuất bản
Khoa học và kỹ thuật.
[14]. Phạm Văn Hùng, Nguyễn Phương (2007) Cơ sở máy công cụ. Nhà xuất bản Khoa
học và kỹ thuật.
109
[15]. Tạ Duy Liêm (1997) Máy công cụ CNC và Robot Công nghiệp. Nhà xuất bản Đại
học Bách Khoa.
[16]. TCVN 7011 – 1 (2007) Quy tắc kiểm máy công cụ - Phần 1 – Độ chính xác hình học
của máy.
[17]. TCVN 7011 – 2 (2007) Quy tắc kiểm máy công cụ - Phần 2 – Xác định độ chính xác
và khả năng lặp lại định vị của trục điều khiển số.
[18]. TCVN 7699 – 2 – 30 (2007) Thử nghiệm môi trường – Phần 2-30: Các thử nghiệm
– Thử nghiệm Db: Nóng ẩm, chu kỳ (chu kỳ 12h+12h).
Tiếng Anh
[19]. A. Kamalzadeh, K. Erkorkmaz (2007) Compensation of axial vibrations in ball
screw drives. Ann, CIRP 56 (1). pp.373 – 378.
[20]. A. Verl, S. Frey (2010) Correlation between feed velocity and preloading in ball
screw drives. CIRP Annals – Manufacturing Technology.
[21]. Adolf Frank, Fritz Ruech Thermal errors in CNC machine tools. Forcus: Ballscrew
expansion.
[22]. Amin Kamalzadeh, Daniel J.Gordon, Kaan Erkorkmaz (2010) Robust compensation
of elastic derformations in ball screw drives. International Journal of Machine Tools
& Manufacture.
[23]. C. C Wei, J. F. Lin, J.H Horng (2009) Analysis of ball screw with a preload and
lubrication. Tribology International 42. pp.1816-1831.
[24]. C. L. Chen, M. J. Jang, K.C. Lin (2004) Modeling and high-precision control of a
ball-screw-driven stage. Precision Engineering 28. pp.483-495.
[25]. C. W. Wei, J. F. Lin (2003) Kinematic ananlysis of the ball screw mechanism
considering variable contact angles and elastic deformations. ASME J.Mech.Des.
125 (4) 717-733.
[26]. Canudas de Wit, Olsson H, Astrom KJ, Lischinsky P (1995) A new model for control
of systems with friction. IEEE Trans Auto control 40(3) pp. 419-425.
[27]. Chin-Chung Wei, Ruei–Syuan Lai (2011) Kinematical analyses and transmission
efficiency of a preload ball screw operating at high rotational speeds. Mechanism
and Machine Theory 46. pp.880-898.
[28]. Chin-Chung Wei, Wei–Lun Liou, Ruei–Syuan Lai (2012) Wear analysis of the
offset type preloaded ball-screw operating at high speed. Wear 292-293. pp.111-123.
110
[29]. Cnczone.com
[30]. D. Mundo, H.S Yan (2007) Kinematic optimization of ball screw transmission
mechanisms. Mechanism and machine theory 42. pp.34-47.
[31]. FESTIGKEITSBERECHNUNG.
[32]. H. Weule, H. U. Golz (1991) Preload-Control in ball screw – A New Approach for
Machine Tool Building.
[33]. Hiwin Technologies Company (2000) Ballscrews technical information.
[34]. Huang, H.-T.T. and Ravani, B (1995) Contact stress Analysis in Ball Screw
mechanism Using he Tubular medial Axis Representation of Contacting Surfaces.
Azarm, S. et. al., eds., Advances in Design Automation, Vol.1 Proc. ASME Design
Engineering Technical Conferences, Sep. 17-20, Boston, 749-756.
[35]. ISO 3408-1-2006(E/F) Ball screw – Part1: Vocabulary and designation.
[36]. ISO 3408-2-1991(E) Ball screw – Part2: Nominal diameters and nominal – Metric
series.
[37]. ISO 3408-3-2006(E) Ball screw – Part3: Acceptance conditions and acceptance tests
[38]. ISO 3408-4-2006(E) Ball screw – Part4: Static axial rigidity.
[39]. ISO 3408-5-2006(E) Ball screw – Part5: Static and dynami axial load ratings and
operational life.
[40]. J. F. Cuttino, T. A. Dow, B.F. Knight (1997) Analytical and experimental
identification of nonlinerities in a single –nut preloads ball screw. ASME J.Mech.
Des. 119 (1) 15-19.
[41]. J.K. Lancaster. Areview of the influence of envirionmental humidity and water on
friction, lubrication and wear.
[42]. J. Neubrand, H. Weiss (1995) Dry rolling wear of different materials induced by a
non-uniform hertzian pressure ditribution. Surface and coatings technology 76-77.
pp.462-468.
[43]. Jerzy Z.Sobolewski. Vibration of the ball screw drive (2012) Engineering Failure
Analysis 241-8.
[44]. Josef Mayr, Jerzy Jedrzejewsky, Eckart Uhlmanm, M. Alkan Donmez, Wolfgang
Knapp, Frank Hartig, Klaus Wendt, Toshimichi Moriwaki, Paulshore, Robert
Schmitt, Chirstian Brecher, Timo Wurz, Konrad Wegener (2012). Thermal issues in
machine tools. CIRP Annals – Manufacturing Technology.
111
[45]. Jui-Pin Hung, James Shih-Shyn Wu, Jerry Y. Chiu (2004) Impact failure analysis of
re-circulating mechanism in ball screw. Engineering Failure Analysis 11. pp.561573.
[46]. K. Erkorkmaz, A kamalzadeh (2006) Hand bandwidth control of ball screw drives,
Ann, CIRP 55 (1). pp.393 – 398.
[47]. K.K Varanasi, S.A Nayfey (2004) Dynamics of lead-screw drives: low-order
modeling and experiments. ASME J.Dyn. Syst. Meas. Control 126 (2). pp.388 – 396.
[48]. Ks-kurim.cz
[49]. Levit GA (1963) Recirculating ball screw and nut units. Machines and tooling
XXXIV (4). pp.3-8.
[50]. Lin, M.C., Ravani, B., and Velinsky, S.A (1994) Kinematics of the ball screw
mechanism. Journal of Mechanical Design, Transaction of the ASME, 116/3:849-855
[51]. M. F. Zaeh, T. Oertli, j. Milberg (2004) Finite element modeling of ball screw feed
drive systems. Ann. CIRP 53 (1). pp.289 – 292.
[52]. Machineryselection.com
[53]. Markho PH (1988) Highly accurate formulas for rapid caculation of the key
geomatrical parameters of elliptic Hertzian contacts. ASME Journal of Tribology.
109. pp.640-647.
[54]. Milwaukeemachining.com
[55]. Min-Seok Kim, Sung-Chong Chung (2006) Friction identification of ball-screw
driven servomechanisms through the limit cycle analysis. Mechatronics 16. pp. 131140.
[56]. Mmsonline.com
[57]. Mohammad Asaduzzaman Chowdhury, Md. Maksud Helali (2006) The effect of
frequency of vibration and humidity on the coefficient of friction. Tribology
International 39. pp. 958-962.
[58]. Nakashima K, Tamaru Y, Takaguji K (2001) Ultraprecision positioning by preload
changes of lead screw. JSME International Journal Series C;44(3). pp.808-815.
[59]. Nchmf.gov.vn
[60]. NSK Motion and Control ( 2008) Precision Machine Components.
[61]. Nskeurope.com
[62]. Olaru D, Puiu GC, Balan LC, Puiu V (2006) A New Model to Estimate Friction
Torque in a ball Screw System. Product Engineering 3. pp.333-346.
[63]. Olympus-controls.com
112
[64]. Pixgood.com
[65]. Rbrsi.com
[66]. Ro PI, Shim W, Jeong S (2000) Robust friction compensation for submicrom-eter
positioning and tracking for a ball screw driven slide system. Prec Eng; 24. pp.16073.
[67]. Rotomek.com
[68]. Spath D, Rosum J, Haberkern a (1995) Kinematics, Frictional Characteristics and
Wear Reduction by PVD Coating on Ball Screw Drives. Annals of the CIRP
44/1:349-352.
[69]. Steimeyer Catalog Introduction.
[70]. TBI Motion Technology Co.,LTD (2012) Ball screw catalog.
[71]. Thomson (2014) Precision screw.
[72]. U. Heisel, G. Koscák, T. Stehle (2006) Thermography – based investigation into
thermarlly inducerd positioning errors of feed drives by example of a ball screw.
Ann, CIRP 55 (1) 423 – 426.
[73]. Vi.wikipedia.org/wiki
[74]. Voer.edu.vn
[75]. W.Y.H. Liew (2006) Effect of relative humidity on the unlubricated wear of metals.
Wear 260 720-727.
[76]. Weiku.com
[77]. Xuesong Mei, Maosaomi Tsutsumi, Tao Tao, Nuogang Sun (2003) Study on the
Load Distribution of the Ball Screw with Errors, Mechanism and Machine Theory,
Volume 38, Issue 11 pp.1257-1269.
[78]. Y. Altintas, A.Verl, C.Brecher, L.Uriarte, G.Pritschow (2011) Machine tool feed
drives. CRIP Annals – Manufacturing Technology 60. pp. 779-796.
[79]. Z.Z. Xu, X.J Liu, H.K. Kim, J.H.Shin, S.K.Lyu (2011) Thermal errors forecast and
performance evaluation for an air-cooling ball screw system. International Jounal of
Mechine tools and Manufacture. 51. pp.605-611.
[80]. Zjhaochen.com
113
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN
1. Phạm Văn Hùng, Trần Đức Toàn (2011) Nghiên cứu thiết kế thiết bị khảo sát mòn vít
me – đai ốc bi máy CNC dưới tác dụng của lực cắt. Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc
về cơ khí nhân dịp 55 năm thành lập trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. ISBN 978-604913-125-7. Trang 596-606. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ.
2. Phạm Văn Hùng, Trần Đức Toàn (2013) Nghiên cứu xây dựng hệ thống đo mòn trong
điều kiện nhiệt ẩm của vít me – đai ốc bi. Kỷ yếu Hội nghị khoa học và công nghệ toàn
quốc về Cơ khí. ISBN: 978-604-67-0061-6. Trang 488-496. Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật.
3.
Tran Duc Toan, Pham Van Hung (2014) Experimental instrument and estimation
method of axial wear of ball screw. PROCESSDINGS the 7th AUN/SEED – Net Regional
Conference on Mechanical and Manufacturing Engineering 2014 (RCMME-2014). ISBN
978-604-911-942-2 pp. 181-184. Bach khoa Publishing House.
4. Tran Duc Toan, Pham Van Hung (2014) Effects of temperature and humidity on wear
of ball screw. PROCESSDINGS the 7th AUN/SEED – Net Regional Conference on
Mechanical and Manufacturing Engineering 2014 (RCMME-2014). ISBN 978-604-911942-2 pp. 176-180. Bach khoa Publishing House.
5. Trần Đức Toàn, Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Văn Hùng (2015) Nghiên cứu đánh giá hệ
thống thiết bị thử nghiệm và đo mòn vít me – đai ốc bi trong điều kiện môi trường TCVN
7699-2-30. Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số 1 + 2 năm 2015, ISSN 0866 – 7056. Trang 200205.
6. Trần Đức Toàn, Phạm Văn Hùng (2015) Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nhiệt
ẩm đến tuổi thọ và độ tin cậy của vít me – đai ốc bi. Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số 1+ 2 năm
2015, ISSN 0866 – 7056. Trang 226-232.
114
[...]... vai trò của vít me – đai ốc bi Bộ truyền VMĐB là một trong các loại của bộ truyền vít me – đai ốc, có tác dụng bi n chuyển động quay của trục vít thành chuyển động tịnh tiến của đai ốc và ngược lại, hiện được sử dụng khá phổ bi n trong các máy móc, thiết bị Hình 1.1 thể hiện hình ảnh một số vít me – đai ốc: Đai ốc Trục vít a) Vít me - đai ốc thông thường (ma sát trượt) b) Vít me – đai ốc bi Hình 1.1 Hình... với điều kiện tải và tốc độ quay thay đổi, chịu tác động của môi trường theo TCVN 7699-2-30 Luận án đã đưa ra hệ số tuổi thọ bổ sung vào công thức tính tuổi thọ VMĐB theo ISO 3408 khi làm việc trong môi trường TCVN 7699-2-30 và đồng thời xác định được sự bi n thiên hệ số tuổi thọ m theo độ tin cậy trong điều kiện nhiệt ẩm Việt Nam 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÍT ME – ĐAI ỐC BI 1.1 Đặc điểm, vai trò của vít. .. nay, tuổi thọ của bộ truyền này được ước lượng qua thời gian làm việc hoặc quãng đường ma sát với độ tin cậy 90% Tuổi thọ và độ tin cậy của VMĐB phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tải, tốc độ, môi trường, trong đó yếu tố môi trường nhiệt ẩm chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều Đánh giá tuổi thọ và độ tin cậy VMĐB của máy công cụ CNC trên cơ sở mòn trong điều kiện khí hậu Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực... trong điều kiện Việt Nam 2 Mục đích nghiên cứu của luận án - Xác định ảnh hưởng của môi trường theo TCVN 7699-2-30 của Việt Nam đến tốc độ mòn của VMĐB trong điều kiện có bổ sung chất bôi trơn và không bổ sung chất bôi trơn - Xác định hệ số tuổi thọ trong công thức tính tuổi thọ VMĐB theo tiêu chuẩn ISO khi làm việc trong môi trường TCVN7699-2-30 cùng các mức tin cậy đặt ra 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên. .. sát trong VMĐB 30 Hình 1.27 Lượng mòn, tải đặt trước phụ thuộc vận tốc và số hành trình 31 Hình 1.28 Ảnh hưởng tốc độ quay trục vít đến tải đặt trước 31 Hình 1.29 Mô hình hóa hệ Bi chặn – vít me – đai ốc và bi 32 Hình 1.30 Tải tác động lên bi trong bộ truyền vít me – đai ốc bi 33 Hình 1.31 Quan hệ tần số các bi vào tải, tốc độ quay n và đường kính bi DW 33 Hình 1.32 Thay đổi nhiệt độ trong bộ truyền vít. .. trên đai ốc không đều, độ bền mòn của đầu ống thấp, kẹp chặt ống có độ tin cậy không cao Hình 1.10 thể hiện vít me – đai ốc bi loại có rãnh hồi bi kiểu ống Rãnh hồi bi Trục vít me Hình 1.10 Vít me – đai ốc bi loại có rãnh hồi bi kiểu ống [60] - Loại có rãnh hồi bi giữa hai vòng ren kế tiếp: Rãnh hồi bi được bố trí trên một máng lót đặc bi t Để đặt máng lót rãnh hồi bi, trên đai ốc có phân bố các hốc... cỡ Đai ốc Máng đổi hướng bi Rãnh hồi bi Trục vít me Hình 1.9 Vít me – đai ốc bi loại có rãnh hồi bi theo lỗ trên đai ốc [60] - Loại có rãnh hồi bi kiểu ống: Là loại có phương án hồi bi phổ bi n nhất hiện nay do ưu điểm dễ chế tạo, sửa chữa và căn chỉnh, kích thước đai ốc không lớn Ống hồi bi được lắp vào đai ốc nằm trong giới hạn kích thước đường kính ngoài của đai ốc Nhược điểm của phương án này là... dụng VMĐB trong các bộ truyền động tịnh tiến chính xác ngày càng tăng và môi trường làm việc của VMĐB tại Việt Nam là môi trường nhiệt đới ẩm Mặt khác, bộ truyền VMĐB hiện nay trong nước chưa sản xuất được và nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau, 1 vì vậy tuổi thọ và độ tin cậy phân tán trong khoảng rộng Kết quả nghiên cứu về mòn của VMĐB là cơ sở cho việc tính toán xác định tuổi thọ, độ tin cậy và kế hoạch... đai ốc thông thường Hình 1.3 thể hiện vị trí và kết cấu VMĐB trong máy CNC, với chức năng thực hiện chuyển động chạy dao Hình 1.3 Hình ảnh vị trí vít me – đai ốc bi trong máy CNC [64, 76] 6 Trong máy công cụ CNC, trục vít me thường được gá lắp cố định dọc trục với thân máy, đai ốc được lắp cố định với bàn máy Khi vít me thực hiện chuyển động quay nhờ hệ thống truyền dẫn, làm cho đai ốc chuyển động... tịnh tiến dọc trục vít me và đưa bàn máy chuyển động theo Lượng dịch chuyển của đai ốc (cũng như bàn máy) được tính theo góc quay của trục vít me và có thể thay đổi nhờ động cơ Servo Độ chính xác dịch chuyển bàn máy phụ thuộc vào độ chính xác vị trí đai ốc trong VMĐB và độ chính xác của hệ thống điều khiển, phản hồi Để thực hiện các chuyển động phức tạp, có thể lắp trên bàn máy một bàn máy khác, bàn máy ... truyền vít me – đai ốc bi Hình 1.3 Hình ảnh vị trí vít me – đai ốc bi máy CNC Hình 1.4 Vị trí vít me – đai ốc bi bàn dao Hình 1.5 Vít me – đai ốc bi loại có ren trái loại có ren phải Hình 1.6 Vít me. .. quốc gia TCVN 7699-2-30 thử nghiệm môi trường 43 2.2 Tuổi thọ vít me – đai ốc bi 46 2.2.1 Tuổi thọ vít me – đai ốc bi theo lý thuyết 46 2.2.2 Tuổi thọ vít me – đai ốc bi. .. trường Việt Nam chưa quan tâm nghiên cứu nhiều - Từ vấn đề nêu trên, luận án lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu tuổi thọ độ tin cậy vít me – đai ốc bi máy CNC điều kiện môi trường Việt Nam Đây vấn