giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại agribank chi nhánh cần thơ

87 535 6
giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại agribank chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -----  ----- TRẦN THANH LONG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – ngân hàng Mã ngành: 52340201 12 – 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -----  ----- TRẦN THANH LONG MSSV: LT11050 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – ngân hàng Mã ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ LƯƠNG 12 – 2013 LỜI CẢM TẠ Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, cung cấp rất nhiều kiến thức quý báu cho em trong thời gian em được đào tạo tại trường. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Lương, giảng viên Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này. Em chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị đang làm việc tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Ngân hàng. Giúp em có thể tiếp cận với kiến thức thực tế, nhìn nhận vấn đề cụ thể hơn, chi tiết hơn và giúp em khái quát được kiến thức đã học tập tại nhà trường. Do giới hạn về kiến thức tiếp thu được nên đề tài của em không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, kính mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, các Cô, Chú, Anh, Chị làm việc tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Cần Thơ để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, xin chúc quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, cô Nguyễn Thị Lương cùng các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Cần Thơ thật nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Cần Thơ, Ngày..…tháng…..năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thanh Long i TRANG CAM KẾT Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, Ngày..…tháng…..năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thanh Long ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………… Cần Thơ, Ngày.….tháng…..năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) iii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………… Cần Thơ, Ngày.….tháng…..năm 2013 Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) iv NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………… Cần Thơ, Ngày.….tháng…..năm 2013 Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) v MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3.1 Giới hạn không gian.................................................................................. 2 1.3.2 Giới hạn thời gian ..................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 1.4 Lược khảo tài liệu ........................................................................................ 2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 4 2.1 Phương pháp luận ........................................................................................ 4 2.1.1 Hoạt động cho vay của NHTM ................................................................. 4 2.1.1.1 Hoạt động cơ bản của NHTM................................................................ 4 2.1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM .............................................................. 6 2.1.2 Những đặc điểm cơ bản trong cho vay mua nhà tại NHTM Việt Nam .... 8 2.1.2.1 Khái niệm cho vay mua nhà .................................................................. 8 2.1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của cho vay mua nhà ................................................ 9 2.1.2.3 Đối tượng cho vay ............................................................................... 10 2.1.2.4 Khoản vay ............................................................................................ 12 2.1.2.5 Lãi suất ................................................................................................. 12 2.1.2.6 Phương thức cho vay ........................................................................... 12 vi 2.1.3 Đặc điểm về rủi ro trong cho vay mua nhà ............................................. 15 2.1.4 Mở rộng cho vay mua nhà tại NHTM .................................................... 16 2.1.4.1 Khái niệm ............................................................................................. 16 2.1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh ........................................................................... 16 2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 18 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin – số liệu ............................................... 18 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 19 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................................................................................. 20 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................ 20 3.1.1 Vài nét về Agribank ................................................................................ 20 3.1.2 Vài nét về Agribank chi nhánh Cần Thơ ................................................ 21 3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ...................... 22 3.2.1 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 22 3.2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................ 22 3.2.1.2 Bộ máy tổ chức nhân sự ...................................................................... 23 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ................................................ 24 3.2.2.1 Phòng kế hoạch tổng hợp..................................................................... 24 3.2.2.2 Phòng kế toán ngân quỹ ....................................................................... 24 3.2.2.3 Phòng tín dụng ..................................................................................... 25 3.2.2.4 Phòng hành chính nhân sự ................................................................... 25 3.2.2.5 Phong kiểm tra kiểm soát nội bộ ......................................................... 26 3.2.2.6 Phòng kinh doanh ngoại hối ................................................................ 26 3.2.2.7 Phòng dịch vụ Marketing..................................................................... 27 3.2.2.8 Phòng điện toán ................................................................................... 27 vii 3.3 Sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Cần Thơ27 3.3.1 Sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 ................................................................................................... 28 3.3.2 Sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ..................................................................................................... 30 3.4 Khái quát tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Cần Thơ ....... 31 3.4.1 Khái quát tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ 2010 – 2012 ...................................................................................... 31 3.4.2 Khái quát tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ............................................................................. 33 3.5 Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013 ..................... 35 Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ ......................................... 36 4.1 Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà tại Agribank chi nhánh Cần Thơ theo thời hạn .................................................................................................... 36 4.1.1 Doanh số cho vay.................................................................................... 38 4.1.2 Doanh số thu nợ ...................................................................................... 39 4.1.3 Dư nợ cho vay ......................................................................................... 41 4.2 Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà tại Agribank Cần Thơ theo đối tượng vay ......................................................................................................... 42 4.2.1 Doanh số cho vay.................................................................................... 44 4.2.2 Doanh số thu nợ ...................................................................................... 46 4.2.3 Dư nợ cho vay ......................................................................................... 47 4.3 Đánh giá kết quả hoạt động cho vay mua nhà của Agribank chi nhánh Cần Thơ ................................................................................................................... 49 4.3.1 Vòng quay vốn tín dụng ......................................................................... 51 4.3.2 Dư nợ CVMN/Vốn huy động ................................................................. 51 viii 4.3.3 Hệ số thu nợ ............................................................................................ 52 4.3.4 Doanh số CVMN/Tổng doanh số cho vay KHCN ................................. 53 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA NHÀ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ .............................. 55 5.1 Hạn chế ...................................................................................................... 55 5.2 Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay mua nhà tại Agribank chi nhánh Cần Thơ ........................................................................................................... 55 5.2.1 Giải pháp phòng ngừa rủi ro ................................................................... 56 5.2.2 Giải pháp phát triển sản phẩm ................................................................ 59 5.2.3 Xây dựng chính sách cho vay phù hợp ................................................... 61 5.2.4 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng ......................................................... 63 5.2.5 Xem xét lại cách tính thu nhập của người vay ....................................... 64 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 65 6.1 Kết luận ...................................................................................................... 65 6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 65 6.2.1 Kiến nghị đối với chính quyền thành phố Cần Thơ ............................... 65 6.2.2 Kiến nghị đối với Agribank Hội sở ........................................................ 66 6.2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ............................... 66 ix DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 – 2012 ........................ 28 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ......... 30 Bảng 3.3 Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010 – 2012 ............................ 32 Bảng 3.4 Tình hình huy động vốn qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ............ 33 Bảng 4.1 Tình hình cho vay mua nhà theo thời hạn từ 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ....................................................................................... 37 Bảng 4.2 Tình hình cho vay mua nhà theo đối tượng vay từ 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ............................................................................. 43 Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay mua nhà từ 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 .......................................................................... 50 x DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ cho vay trả góp qua trung gian ............................................... 14 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ ......................................................... 22 Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank 2010 – 2012 ................ 28 Hình 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ................................................................................................................. 31 Hình 3.4 Cơ cấu huy động nguồn vốn huy động qua 3 năm 2010 – 2012 ...... 32 Hình 4.1 Doanh số cho vay mua nhà theo thời hạn 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013.............................................................................................. 38 Hình 4.2 Doanh số thu nợ cho vay mua nhà theo thời hạn 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ............................................................................. 39 Hình 4.3 Dư nợ cho vay mua nhà theo thời hạn 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ..................................................................................................... 41 Hình 4.4 Doanh số cho vay mua nhà theo đối tượng từ 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ....................................................................................... 44 Hình 4.5 Doanh số thu nợ cho vay mua nhà theo đối tượng từ 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ............................................................................. 46 Hình 4.6 Dư nợ cho vay mua nhà theo đối tượng từ 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013.............................................................................................. 47 xi xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BĐS: Bất động sản CVMN: Cho vay mua nhà CNVC: Công nhân viên chức DSCV: Doanh số cho vay DPRR: Dự phòng rủi ro HC&NS: Hành chính và nhân sự KH: Khách hàng KHCN: Khách hàng cá nhân KT&KSNB: Kiểm tra và kiểm soát nội bộ KH&TH: Kế hoạch và tổng hợp NHNN: Ngân hàng Nhà Nước NH NNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHTM: Ngân hàng thương mại TD: Tín dụng TDH: Trung dài hạn UBND: Ủy ban nhân dân VND: Việt Nam đồng XLRR: Xử lý rủi ro xiii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cầu khách quan đối với các quốc gia hiện nay. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Kể từ khi gia nhập WTO đến nay, nền kinh tế Việt Nam có những bước chuyển biến sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục qua các năm, tình hình chính trị ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào nước ta. Từ đó, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi thu nhập tăng cao kéo theo nhu cầu cải thiện đời sống, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao, và một nhu cầu nữa không thể thiếu đó là nhu cầu về nhà ở. Hiện nay, việc có một ngôi nhà riêng mua bằng vốn góp hiện là một giấc mơ khá xa với các gia đình công nhân viên chức, công nhân lao động… Theo khảo sát của Bộ Xây Dựng đến năm 2015 có khoảng 1,75 triệu người có nhu cầu mua nhà ở xã hội. Riêng tại thành phố Cần Thơ hiện có khoảng 17.000 người chưa có nhà ở. Nhu cầu ngày một nhiều, tình trạng đầu cơ khiến cho thị trường nhiều lúc bị lũng đoạn, giá bị đẩy lên cao nhanh chóng. Do đó nhà ở cho người dân tại các đô thị hiện nay là một toán rất nan giải. Đặc biệt là trong thời gian qua khi mà thị trường BĐS bị “đóng băng” kéo dài, giao dịch BĐS dường như chững lại. Đã có nhiều giải pháp nhằm “phá băng”, tìm ra lối thoát cho thị trường BĐS ổn định trở lại nhằm giải quyết nhanh chóng những nhu cầu thiết yếu đó cho người dân. Nắm bắt được nhu cầu cấp bách trên, các ngân hàng đã đưa ra gói sản phẩm cho vay mua nhà, là giải pháp tối ưu nhất giúp cho người dân có thể mua được nhà cho bản thân và gia đình mình. Hoạt động cho vay mua nhà tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng lại là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển lớn, là hoạt động mang lại mức lợi nhuận cao cho các NHTM nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, xuất phát từ nhu cầu nhà ở của người dân Việt Nam và cũng từ chính nhu cầu phát triển của mỗi ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để hạn chế được những rủi ro nhưng vẫn không ngừng phát triển nghiệp vụ cho vay mua nhà, đáp ứng triệt để nhu cầu của người dân chính là bài toán khó mà tất cả các NHTM đều muốn tìm ra đáp án tối ưu nhất. Trong quá trình thực tập tại Agribank – chi nhánh Cần Thơ hoạt động cho vay mua nhà của ngân hàng đã thu hút sự chú ý và quan tâm của em, cùng 1 với tính “nóng hổi” của thị trường nhà đất trong thời gian gần đây nên em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được các mục tiêu chung trên cần có các mục tiêu cụ thể như sau - Phân tích thực trạng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua nhà. - Đề xuất các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giới hạn không gian Đề tài nghiên cứu về sản phẩm cho vay mua nhà được thực hiện tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ. 1.3.2 Giới hạn thời gian Đề tài được thực hiện trong vòng 3 tháng từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013 với số liệu được thu thập tại ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Tình hình hoạt động kinh doanh, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và các vấn đề liên quan đến cho vay mua nhà tại ngân hàng. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Đề tài có sự tham khảo của các tài liệu sau: - Nguyễn Đỗ Thùy Uyên, 2008. Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ. 2 Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ. Đề tài tập chung phân tích về hoạt động tín dụng nói chung và đặc biệt tập trung phân tích về thực trạng tín dụng cho vay tiêu dùng để từ đó tìm ra các điểm mạnh của Ngân hàng cũng như đưa ra các giải pháp để hạn chế rủi ro thấp nhất. - Tác giả Thảo Linh, 2010. Những chặn đường vẻ vang của Agribank. Bản tin Tạp chí ngân hàng, tháng 04. Bài viết là diễn văn của Tổng giám đốc Nguyễn Thế Bình về quá trình hình thành và phát triển của Agribank tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn đã trãi qua, định hướng phát triển trong những năm sắp tới. Qua bài viết tác giả giúp người đọc hiểu được: bằng cách nào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trở thành NHTM số một Việt Nam về tổng tài sản và lợi nhuận. Đâu là yếu tố tạo nên sự thành công của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong 20 năm qua và cho chặn đường phía trước… Câu trả lời chính là sự lãnh đạo tài tình của Hội đồng quản trị, nguyên tắc điều hành và quản trị tốt, hoạch định chiến lược kinh doanh cho ngân hàng phù hợp và có hiệu quả, sự liên kết đồng tâm của nhân viên, có chính sách để khuyến khích nhân viên, nắm bắt nhu cầu để phục vụ tốt khách hàng… Qua bài viết tác giả cũng nhận thấy được Agribank có một chiến lược thận trọng – luôn duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Hoạt động cho vay của NHTM 2.1.1.1 Hoạt động cơ bản của NHTM - Khái niệm Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ và vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi. Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính – bao gồm cả công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, công ty bảo hiểm và các quỹ tương hỗ đều đang cố găng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, các ngân hàng đang cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh ( các tổ chức tài chính phi ngân hàng ) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào các quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác. Chính vì vậy, cách tiếp cận thận trọng nhất là xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp, khi đó “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Theo điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam (2010a), dưạ vào tính chất và mục tiêu hoạt động các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”. Theo Nghị định của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại khác với các loại hình ngân hàng khác ở chỗ “ Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước”. - Hoạt động cơ bản của NHTM Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu 4 gồm: huy động vốn, cho vay và đầu tư. ♦ Huy động vốn Huy động vốn là một trong những hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM . NHTM huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. NHTM được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Khi được Thống đốc ngân hàng nhà nước chấp thuận, NHTM được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá để huy động vốn. Hoặc, các NHTM có thể vay vốn của nhau và của tổ chức tín dụng nước ngoài. Trong ngắn hạn, các NHTM có thể vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định tại Điều 30 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các NHTM phải dự trữ với một tỷ lệ thích hợp trên tổng vốn huy động được để đảm bảo khả năng thanh toán. Bản chất của nguồn vốn mà ngân hàng huy động được là vốn đó thuộc các chủ sở hữu khác nhau. Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn. ♦ Cho vay Cho vay là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng trên nguyên tắc khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi vay trong một thời hạn nhất định. Hoạt động cho vay của NHTM nhằm đáp ứng đầy đủ vốn để đầu tư cho quá trình mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, tăng tốc độ chu chuyển vốn cho xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển bền vững. Để có đủ vốn cung cấp cho nền kinh tế, NHTM huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân chúng để cấp tín dụng cho người có nhu cầu. Do ngân hàng có trách nhiệm phải trả cả gốc và lãi của vốn huy động đúng hạn nên các ngân hàng yêu cầu khách hàng của mình phải trả đúng hạn các khoản tín dụng để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. ♦ Đầu tư Các ngân hàng đầu tư vào chứng khoán vì mục tiêu thanh khoản và đa dạng hoá tài sản để tránh rủi ro. Các chứng khoán ngân hàng thường nắm giữ thường là chứng khoán ngắn hạn, trung và dài hạn của chính phủ. Đó là các 5 chứng khoán có tính thanh khoản cao được giữ như một tài sản đệm cho ngân quỹ. Ngoài ra ngân hàng cũng nắm giữ các chứng khoán kém thanh khoản song thường có tỷ lệ sinh lời cao. Các chứng khoán này được ngân hàng nắm giữ đến ngày đáo hạn để thu lợi hoặc để thực hiện quyền kiểm soát hoạt động công ty.  Các hoạt động khác Ngoài ba hoạt động chính trên, ngân hàng còn thực hiện nhiều hoạt động khác, như hoạt động bảo lãnh, hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động cho thuê tài chính, cung cấp dịch vụ đại lý, dịch vụ uỷ thác và tư vấn, dịch vụ bảo hiểm, thực hiện bảo quản vật có giá và quản lý ngân quỹ… 2.1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM - Khái niệm Như đã trình bày ở trên, “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân vay nhằm đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Hoạt động cho vay của ngân hàng phải dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời cho ngân hàng. Các nguyên tắc đó gồm: Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn và lãi với thời gian xác định; Khách hàng phải cam kết sử dụng khoản vay theo đúng mục đích được thoả thuận với ngân hàng, không trái với các quy định khác của pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên; Ngân hàng tài trợ dựa phương án vay có hiệu quả. - Phân loại cho vay Có nhiều cách phân loại cho vay, để phục vụ cho đề tài nghiên cứu em xin đưa ra cách phân loại cho vay theo đối tượng khách hàng, theo thời hạn và theo phương thức cho vay. Theo đối tượng khách hàng, phân loại cho vay được chia làm: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng cá nhân là tất cả cá nhân có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân rất phong phú và đa dạng, như cho vay sửa chữa, mua nhà, cho vay mua ôtô, cho vay mua các thiết bị gia dụng có giá trị hoặc các nhu cầu tiêu dùng hay đầu tư khác. Phương thức cho vay có thể là 6 cho vay từng lần, cho vay trả góp hay cho vay qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng. Thời hạn cho vay linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính của khách hàng và kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng. Lãi suất cho vay thường xác định theo biểu lãi suất của ngân hàng và thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Tài sản đảm bảo cho khoản vay thông thường chính là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc các bất động sản, động sản, sổ tiết kiệm, các giấy tờ và các tài sản có giá khác phù hợp với tiêu chí của ngân hàng. Khách hàng doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khi doanh nghiệp đó thỏa mãn các điều kiện sau: doanh nghiệp được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập, tự chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của mình và nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật độc lập. Các pháp nhân là: doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác. Hình thức vay vốn đối với khách hàng doanh nghiệp rất phong phú như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng hoặc cho vay theo dự án đầu tư. Ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ hoặc ngoại tệ cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Theo thời hạn cho vay, khoản vay của khách hàng được chia làm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn dưới 1 năm. Các khoản cho vay này thường được sử dụng để bổ sung thiếu hụt vốn tạm thời của các doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Cho vay trung hạn gồm các khoản vay có thời hạn từ trên một năm đến năm năm. Cho vay trung hạn nhằm phục vụ nhu cầu mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn trên năm năm, nhằm tài trợ vốn cho mua tài sản cố định có giá trị lớn, xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn chậm. Theo phương thức cho vay, theo Nghị định số 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng có các phương thức cho vay sau: Cho vay từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng 7 đối với khách hàng. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng là nghiệp vụ cho vay theo đó ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Cho vay theo dự án đầu tư là phương án tài trợ vốn của ngân hàng cho khách hàng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Cho vay hợp vốn là hình thức một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Cho vay trả góp là hình thức cho vay, theo đó ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản cho vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức cho vay nhất định. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng là nghiệp vụ mà ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Cho vay theo hạn mức thấu chi là nghiệp vụ cho vay mà ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng đến một giới hạn nhất định và trong một khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. 2.1.2 Những đặc điểm cơ bản trong cho vay mua nhà tại NHTM Việt Nam 2.1.2.1 Khái niệm cho vay mua nhà Như đã trình bày ở trên ta có “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích 8 nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi ”. Như vậy, cho vay mua nhà là một thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng trên cơ sở hợp đồng tín dụng xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, theo đó ngân hàng sẽ cung cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu mua nhà của khách hàng, khách hàng cam kết sẽ hoàn trả cả gốc và lãi theo phương thức trả góp. Khách hàng không phải trả một số tiền quá lớn trong một thời gian ngắn mà chỉ phải trả góp hàng tháng với một phần gốc và lãi. Do đó, cho vay mua nhà giúp cho những người có thu nhập ổn định có thêm cơ hội để mua cho mình một ngôi nhà. Ngoài ra, hoạt động cho vay mua nhà mang lại thu nhập lớn cho các ngân hàng do mức lãi suất áp các ngân hàng áp dụng với hình thức này thường cao. 2.1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của cho vay mua nhà  Đối với khách hàng Với mức thu nhập thông thường từ lương tháng, để có đủ tiền mua nhà, không ít gia đình sẽ mất một khoản thời gian dài. Vậy, phải làm sao để có thể mua được một căn hộ chỉ với 20 -30% số tiền? Đó là vấn đề đặt ra đối với những người muốn mua nhà Nhờ có dịch vụ cho vay mua nhà trả góp mà những gia đình trẻ, những đối tượng có thu nhập ổn định nhưng chưa có đủ tiền mua nhà vẫn có thể đạt được ước mơ của mình. Như vậy, thay vì phải tiết kiệm trong một thời gian dài, mỗi tháng họ chỉ cần trích một phần số tiền thu nhập của gia đình để tích lũy trả góp cho ngân hàng. Có được ngôi nhà ước mơ, ổn định nơi ăn ở, sinh hoạt, khách hàng mới yên tâm lao động và làm việc, có động lực để tiếp tục sản xuất ra của cải xã hội, để nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân và gia đình.  Đối với nền kinh tế Trong khi thị trường BĐS đóng băng thì việc các ngân hàng tung ra các sản phẩm cho vay mua nhà trả góp là một yếu tố quan trọng để kích cầu thị trường BĐS, đẩy mạnh giao dịch. Hiện nay các ngân hàng còn liên kết với các Công ty kinh doanh nhà và Công ty bảo hiểm để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tiện ích nhất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Từ đó, giúp Nhà nước đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội: giảm thất nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, xóa đói giảm nghèo, … 9 Hoạt động cho vay mua nhà trả góp giúp khách hàng thỏa mãn tối đa nhu cầu của mình, hăng hái lao động sáng tạo, tạo ra của cải vật chất, làm tăng phúc lợi xã hội, phát triển nền kinh tế.  Đối với NHTM Hiện nay, cho vay BĐS thường chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục cho vay của các NHTM. Loại cho vay BĐS lớn nhất mà ngân hàng thực hiện đó là cho vay xây dựng nhà ở, thường chiếm khoản 60% các khoản cho vay BĐS. Do đó, cho vay mua nhà có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với các NHTM. Thông qua hoạt động cho vay mua nhà, ngân hàng gián tiếp thực hiện quan hệ hợp tác với các Công ty kinh doanh nhà, bất động sản. Đây là cơ hội tốt để ngân hàng có được một hệ thống thông tin phong phú và đa dạng về khách hàng đồng thời tạo thêm cơ hội thu hút thêm khách hàng là chính các công ty này. Thêm vào đó, cho vay mua nhà tạo thói quen cho người dân khi tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng. Đây là cơ hội giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ, tăng thêm nguồn thu từ các hoạt động giao dịch, nâng cao uy tính, tạo dựng hình ảnh của mình trong mắt khách hàng. 2.1.2.3 Đối tượng cho vay Đối tượng của cho vay mua nhà là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu mua nhà, đất để ở thực sự. Như đã trình bày ở trên, khách hàng cá nhân là những người đủ năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự. Khách hàng cá nhân được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, để phục vụ cho chuyên đề nghiên cứu của mình, em xin phân loại nhóm khách hàng cá nhân theo hai tiêu chí chính: theo tiêu chí thu nhập và theo tiêu chí nghề nghiệp. - Phân loại khách hàng theo tiêu chí thu nhập Nhóm khách hàng có thu nhập thấp: Đây là nhóm khách hàng có điều kiện sống khó khăn, khả năng tiết kiệm từ thu nhập hàng tháng là không có hoặc có ít. Do vậy, mong muốn sở hữu một căn hộ, cải thiện cuộc sống của họ rất khó thành hiện thực. Nhóm khách hàng này không phải là đối tượng khách hàng mà các ngân hàng hướng tới vì thu nhập của họ thấp và không ổn định để đảm bảo khả năng chi trả cho khoản vay mua nhà. Đảng và Nhà nước ta có chính sách nhằm đẩy mạnh việc xây dựng và cho thuê nhà với đối tượng có 10 thu nhập thấp. Để thực hiện được chính sách đó, mỗi địa phương cần có sự sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch đất và nhà ở đối với các hộ thu nhập thấp. Ví dụ, như Chương trình cho vay mua nhà đối với người có thu nhập thấp của UBND TP Cần Thơ, Dự án khu nhà ở thu nhập thấp của công ty địa ốc Hồng Loan tại Khu đô thị Nam Cần Thơ. Dự án hướng tới những người có thu nhập thấp với các căn hộ chung cư có diện tích nhỏ, những ai muốn tham gia dự án phải đặt cọc 1 triệu đồng và cam kết một vài điều khoản có giá trị trong khoảng 20 năm, mỗi tháng thành viên đó sẽ phải đóng thêm một khoản tiền cố định ( tuỳ theo khả năng và thu nhập của mình ). Chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các chương trình, dự án giải quyết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp. Nhóm khách hàng có thu nhập trung bình, khá: Đây là nhóm khách hàng tiềm năng mà các ngân hàng hướng tới. Nhu cầu vay tiền mua nhà để “an cư lạc nghiệp” của nhóm khách hàng này khá cao. Song với mức thu nhập trung bình của họ, để có một số tiền lớn mua nhà là rất khó. Nắm bắt được nhu cầu này, các ngân hàng đang đua nhau đưa ra các sản phẩm cho vay mua nhà trả góp cho khách hàng có thu nhập trung bình. Không cần phải có một số tiền quá lớn, khách hàng chỉ cần có khoảng 30% giá trị ngôi nhà, phần còn lại sẽ được ngân hàng cho vay. Khách hàng sẽ trả góp cả gốc và lãi khoản vay trong một thời gian dài. Như vậy, đối với các khách hàng có nguồn thu nhập ổn định, cho vay mua nhà trả góp tạo cho họ một cơ hội để “an cư lạc nghiệp ”. Các khoản tài trợ của ngân hàng cho đối tượng khách hàng này chủ yếu dành cho các căn hộ chung cư cũ, chung cư mới với diện tích nhỏ hoặc nhà riêng không quá lớn hoặc xa trung tâm thành phố. Nhóm khách hàng có thu nhập cao: Đây là nhóm khách hàng mà ngân hàng nào cũng muốn hướng tới. Nguồn trả nợ của họ chính là nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh mang lại. Nhu cầu của họ chủ yếu là các căn hộ chung cư mới, rộng gần trung tâm thành phố, nhà riêng có diện tích lớn hoặc các căn biệt thự. Giá trị tài trợ cho đối tượng khách hàng này thường lên tới hàng tỷ đồng, chính vì vậy thu hút đối tượng khách hàng này sẽ mang lại cho ngân hàng một khoản thu không nhỏ. - Phân loại khách hàng cá nhân theo tiêu chí nghề nghiệp. Người làm công ăn lương: Những người làm việc trong khu vực nhà nước hoặc tư nhân. Mức thu nhập của họ ổn định song phần lớn ở mức trung bình. 11 Người làm công việc kinh doanh riêng: Những người mà nguồn thu nhập của họ từ chính kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Thu nhập của họ tương đối ổn định. Người lao động tự do: Những người có công việc không ổn định, thu nhập thấp và thất thường. Chính vì vậy, thị trường mục tiêu trong cho vay trả góp mua nhà mà các ngân hàng hướng tới là nhóm khách hàng là nhân viên, công nhân viên chức và những người làm kinh doanh riêng. Họ có nhu cầu mua nhà để ổn định cuộc sống. Thu nhập của họ tạo điều kiện cho họ tích luỹ được một lượng vốn ban đầu và đảm bảo khả năng trả nợ sau này cho khách hàng. 2.1.2.4 Khoản vay Khác với hầu hết các khoản vay tiêu dùng, quy mô khoản vay mua nhà thường lớn hơn nhiều so với quy mô trung bình của các khoản vay tiêu dùng thông thường. Điều đó là do các căn nhà thường có giá trị lớn. Do vậy, trong cho vay tiêu dùng thì cho vay mua nhà góp phần đáng kể vào tỷ trọng tín dụng nói chung do số lượng món vay nhiều và quy mô món vay không hề nhỏ. Cho vay mua nhà thường có kỳ hạn dài nhất (có thể từ 10 đến 20 năm) trong danh mục cho vay của ngân hàng. Nhìn chung với khoản thời gian dài như trên thì loại hình cho vay này chứa đựng những nguy cơ rủi ro đáng kể bởi vì có nhiều vấn đề có thể xảy ra bao gồm cả những thay đổi tiêu cực trong nền kinh tế, trong lãi suất, sức khỏe của người vay, … 2.1.2.5 Lãi suất Do thời gian cho vay trả góp mua nhà dài, thường từ 7 – 20 năm nên lãi suất áp dụng đối với các khoản vay này thường được định giá cao ( vì đã bao hàm cả một phần bù rủi ro lãi suất ). Lãi suất có thể ổn định trong suốt kỳ hạn tín dụng ( lãi suất cố định ) hoặc biến đổi tuỳ theo thay đổi của lãi suất tham khảo hoặc của chỉ số làm cơ sở điều chỉnh lãi suất ( lãi suất thả nổi ) hoặc kết hợp cố định có điều chỉnh sau một khoảng thời gian xác định ( lãi suất hỗn hợp) . Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau để xác định cách tính lãi suất phù hợp với cả hai bên. Phần lớn các ngân hàng áp dụng lãi suất thả nổi hoặc lãi suất hỗn hợp để tránh rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi thị trường tài chính biến động theo hướng không có lợi cho ngân hàng. 2.1.2.6 Phương thức cho vay Các ngân hàng áp dụng hai phương thức cho vay mua nhà: cho vay mua 12 nhà trực tiếp với khách hàng và cho vay gián tiếp qua hình thức tài trợ cho các doanh nghiệp, các công ty xây dựng, công ty kinh doanh nhà để các doanh nghiệp này bán hàng trả góp.  Cho vay trực tiếp Ngân hàng tiến hành tài trợ trực tiếp cho khách hàng không qua trung gian. Đây là hình thức phổ biến tại các ngân hàng. Khách hàng trực tiếp tiếp xúc với các cán bộ ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Ngân hàng trực tiếp cho khách hàng vay vốn thông qua hồ sơ xin vay vốn mua nhà trả góp mà khách hàng nộp cho ngân hàng. Trong quá trình làm việc trực tiếp với khách hàng, cán bộ tín dụng và khách hàng trực tiếp thoả thuận về phương thức hoàn trả vốn vay sao cho phù hợp với thời hạn vay, lãi suất vay, phù hợp với tình hình tài chính của khách hàng. Các ngân hàng áp dụng thường áp dụng các phương thức hoàn trả vốn vay trong cho vay mua nhà trả góp như sau: - Khách hàng trả góp cho ngân hàng một số tiền cố định hàng tháng ( bao gồm cả gốc và lãi ) cho đến hết thời hạn vay. - Khách hàng trả góp hàng tháng với số gốc cố định, lãi trả theo dư nợ giảm dần và cùng kỳ với trả gốc. - Khách hàng trả gốc theo giai đoạn nhất định, trả lãi theo dư nợ giảm dần và cùng kỳ với kỳ trả gốc ( ví dụ thời gian trả gốc vay chia làm bốn giai đoạn: giai đoạn một khách hàng trả 15% gốc, giai đoạn hai, ba trả 30% gốc, giai đoạn bốn trả 45% gốc). - Khách hàng trả nợ gốc một lần vào cuối kỳ, trả lãi hàng tháng theo dư nợ thực tế. Hình thức cho vay trực tiếp có những ưu điểm sau: Ngân hàng có thể sử dụng trình độ, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của các cán bộ tín dụng để đánh giá khách hàng qua quá trình tiếp xúc trực tiếp, do đó khoản cho vay này thường có chất lượng cao hơn so với cho vay qua các doanh nghiệp bán lẻ. Quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng sẽ giúp xử lý tốt các phát sinh trong quá trình tín dụng, thoả mãn quyền lợi cho cả hai bên và nâng cao hình ảnh của ngân hàng với khách hàng. Tuy nhiên, hình thức cho vay này cũng có nhược điểm. đó là do cán bộ ngân hàng và khách hàng làm việc trực tiếp với nhau nên dẫn đến tốn nhiều thời gian và chi phí so với cho vay gián tiếp, nhiều khi gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng khi lượng khách hàng đến 13 đông.  Cho vay gián tiếp Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng. Hình thức này, ngân hàng cho vay qua các doanh nghiệp bán hàng mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Hình 2.1: Sơ đồ cho vay trả góp qua trung gian Ngân hàng (1) (3) (4) (2) Người tiêu dùng TC trung gian (4’) Chú thích: (1)_ Ngân hàng ký hợp đồng với các tổ chức trung gian ( công ty bán lẻ, công ty kinh doanh nhà, chủ dự án xây dựng chung cư...) về việc tài trợ một phần hoặc toàn bộ cho khách hàng mua nhà trả góp. (2)_ Doanh nghiệp ký hợp đồng bán nhà trả góp với khách hàng. (3)_ Doanh nghiệp tập trung hoá đơn mua nhà trả góp của khách hàng và nộp cho ngân hàng, chờ ngân hàng thanh toán. (4)_ Ngân hàng kiểm tra các hoá đơn, thanh toán tiền hàng cho các doanh nghiệp. (4’)_ Doanh nghiệp thu tiền trả góp hàng tháng của khách hàng và nộp lại cho ngân hàng. Hiện nay, hình thức cho vay trả góp qua của ngân hàng qua các tổ chức trung gian khá phổ biến. Hình thức này giúp ngân hàng kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, tăng doanh số dư nợ, tiết kiệm và giảm 14 các chi phí cho vay đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, hình thức này giúp hỗ trợ vốn cho người mua, tăng doanh số bán hàng. Đó là lý do tại sao ngày càng xuất hiện nhiều quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và các doanh nghiệp. Như Công ty địa ốc Hồng Loan đã liên kết với nhiều ngân hàng trong cho vay mua nhà trả góp như Agribank Cần Thơ, ACB; Công ty địa ốc Hoàng Quân liên kết với ngân hàng BIDV,… Tuy nhiên, hình thức cho vay này cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho các NHTM. Do các ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà thông qua các tổ chức trung gian nên ngân hàng không có sự lựa chọn và thiếu sự kiểm soát với khách hàng. Nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của mình để tăng lãi suất cho vay lại gây khó khăn cho khách hàng. 2.1.3 Đặc điểm về rủi ro trong cho vay mua nhà Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến của ngân hàng. Do thời gian cho vay dài, giá trị món vay lớn nên mặc dù sản phẩm này mang lại nhiều lợi nhuận song cũng chứa đựng không ít rủi ro cho ngân hàng. Một trong những rủi ro chính mà ngân hàng có thể gặp phải là rủi ro tín dụng, khi khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi, gây tổn thất cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi thu nhập thường xuyên của khách hàng bị ảnh hưởng do khách hàng bị mất việc, bị tai nạn, mất khả năng lao động, bị chết hoặc do tác động do sự suy thoái chung của nền kinh tế. Để đảm bảo ổn định cuộc sống cho khách hàng, đảm bảo cho thu nhập của ngân hàng khi khách hàng xảy ra sự cố ngoài ý muốn, các ngân hàng thường liên kết với các công ty bảo hiểm bán bảo hiểm cho khách hàng hoặc tư vấn khách hàng nên tự mua bảo hiểm cho khoản vay. Rủi ro lãi suất xảy ra khi lãi suất thay đổi ngoài dự tính dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. Do thời gian cho vay dài, các ngân hàng cần xác định lãi suất cho vay hợp lý để vừa không làm ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng vừa đảm bảo khả năng hoàn trả của khách hàng. Nếu mức lãi suất mà ngân hàng xác định sau một thời gian thấp hơn mức lãi suất trên thị trường thì thu nhập của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại. Để hạn chế rủi ro lãi suất, các ngân hàng thường áp dụng chế độ lãi suất thả nổi theo lãi suất tham khảo ( lãi suất huy động ), theo đó lãi suất trong cho vay mua nhà được xác định tuỳ theo sự biến động lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp lãi vay tăng, trong khi thu nhập không tăng, nhà đứng giá còn nợ ngân hàng 15 thì thúc ép phải trả hàng tháng khiến cho nhiều khách hàng mất khả năng trả nợ. Rủi ro đạo đức là khả năng khách hàng chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, cung cấp thông tin sai lệch, chây ì không chịu hoàn trả vốn cho hàng. Để giảm bớt rủi ro này, các cán bộ ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần phải có sự đánh giá chính xác về tư cách của khách hàng, có sự thẩm định lại những thông tin khách hàng cung cấp. Trong quá trình tín dụng, cán bộ ngân hàng thường xuyên đánh giá khoản vay, xác định những dấu hiệu bất thường của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời. 2.1.4 Mở rộng cho vay mua nhà tại NHTM 2.1.4.1 Khái niệm Mở rộng cho vay mua nhà (các khoản vay bất động sản) tại NHTM là sự gia tăng về quy mô, cơ cấu và tỷ trọng cho vay mua nhà trong tổng tài sản của ngân hàng. 2.1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh Các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng cho vay mua nhà gồm: số lượng khoản vay, doanh số cho vay, dư nợ và tăng trưởng dư nợ qua các năm và tỷ trọng cho vay mua nhà trong tổng dư nợ. - Số lượng khoản vay Số lượng khoản vay là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá kết quả mở rộng cho vay mua nhà trả góp tại NHTM. Chỉ tiêu này cao và tăng trưởng hàng năm chứng tỏ cho vay mua nhà của ngân hàng được mở rộng và thị phần của ngân hàng trên thị trường cho vay mua nhà cũng tăng. Ngược lại, chỉ tiêu này năm nay giảm so với năm trước chứng tỏ mục tiêu mở rộng cho vay mua nhà của ngân hàng không thực hiện được. - Doanh số cho vay mua nhà Doanh số cho vay mua nhà là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô các khoản cho vay mua nhà của ngân hàng đối với các khách hàng. Nó phản ánh tổng số lượng tín dụng mà ngân hàng đã cho vay mua nhà trả góp trong kỳ ( tháng, quý, năm ). Chỉ tiêu này phản ánh chính xác sự tăng trưởng về quy mô của hoạt động này qua các thời kỳ, qua đó phần nào đánh giá được xu thế của hoạt động cho vay mua nhà của ngân hàng. 16 - Dư nợ và tăng trưởng dư nợ cho vay mua nhà Dư nợ cho vay mua nhà là chỉ tiêu tích lũy phản ánh khối lượng tiền mà hiện ngân hàng đang còn cho vay phục vụ nhu cầu mua nhà của khách hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ cho vay = mua nhà năm nay Dư nợ CVMN + Doanh số năm trước CVMN năm nay - Doanh số thu nợ CVMN năm nay Dư nợ cho vay mua nhà năm nay cao hơn dư nợ cho vay mua nhà năm trước chứng tỏ doanh số cho vay mua nhà năm nay cao hơn doanh số thu nợ cho vay mua nhà năm nay, do đó ta có sự mở rộng cho vay mua nhà. Tăng trưởng cho vay mua nhà là chỉ tiêu tương đối, phản ánh tốc độ gia tăng tổng dư nợ cho vay mua nhà của năm sau so với năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVMN Dư nợ CVMN năm nay – Dư nợ CVMN năm trước = năm nay Dư nợ CVMN năm trước - Nợ xấu Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5, tương ứng với các loại Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1), Nợ cần chú ý (2), Nợ dưới tiêu chuẩn (3), Nợ nghi ngờ (4) và Nợ có khả năng mất vốn (5). Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3-5 được xem là nợ xấu. - Vòng quay vốn tín dụng 17 Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Dư nợ bình quân Trong đó: (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ) Dư nợ bình quân trong kỳ = 2 - Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn. - Dư nợ/ Vốn huy động (%) -Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa. - Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí. - Hệ số thu nợ (%) Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ (%) = x 100% Doanh số cho vay - Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH. - Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. - Tỷ lệ này càng cao càng tốt. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin – số liệu Sử dụng phương pháp bàn giấy (Desk research): phương pháp này có tên gọi xuất phát ở chỗ người nghiên cứu có thể ngồi tại bàn giấy của mình để tiến hành nghiên cứu mà không cần ra hiện trường. Muốn vậy người nghiên cứu phải sử dụng thông tin có sẵn khác nhau. Ở luận văn này, sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau: - Nguồn thông tin bên trong ngân hàng: là các số liệu và tài liệu do ngân hàng cung cấp như doanh số cho vay mua nhà qua các năm, doanh số thu nợ, dư nợ, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự ngân hàng,… - Nguồn thông tin bên ngoài: được thu thập được thu thập từ các loại sách báo, tạp chí, từ trang web của các ngân hàng như thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, … 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Sau khi được ngân hàng cung cấp và thu thập từ các nguồn bên ngoài, sẽ tiến hành phân loại, hệ thống, kiểm tra sau đó sử dụng phương pháp tỷ trọng, phương pháp so sánh để phân tích về thực trạng của khoản vay mua nhà tại ngân hàng.  Phương pháp tỷ trọng Xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét phân tích.  Phương pháp so sánh - Khái niệm Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dự trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. - Nguyên tắc so sánh  Tiêu chuẩn so sánh  Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh  Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua  Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành  Chỉ tiêu bình quân ngành 19  Các thông số thị trường  Các chỉ tiêu có thể so sánh được - Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian và thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh. - Các phương pháp so sánh  Phương pháp so sánh tuyệt đối (TS. Mai Văn Nam, 2008, 40) Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế F = Ft – F0 Trong đó: Ft là chỉ tiêu phân tích ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu phân tích ở kỳ gốc  43) Phương pháp so sánh tương đối (TS. Mai Văn Nam, 2008, 41 – Là kết quả của phép chia trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. F = (Ft – F0/ F0) x 100 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Vài nét về Agribank Thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 20 - Tổng tài sản: trên 617.859 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: trên 540.378 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng. - Tổng dư nợ: trên 480.453 tỷ đồng. - Mạnh lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, chi nhánh Campuchia. - Nhân sự: gần 40.000 cán bộ. Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác phát triển kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến với mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.043 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank là chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 – 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như: FAO vào năm 1991, Hội nghị APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hiệp hội Tín dụng Quốc tế vào năm 2001, Hiệp hội APRACA về thủy sản năm 2002,… Agribank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB)…tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD) v.v… Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt 21 Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3.1.2 Vài nét về Agribank – chi nhánh Cần Thơ Nằm trong mạng lưới NHNNo & PTNT Việt Nam, NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ được theo quyết định số 30/QDN ngân hàng ký ngày 12/01/1992 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ( tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Bank For Agriculture, viết tắt là VBA), hiện nay là Agribank chi nhánh Cần Thơ, là chi nhánh cấp 1 của NHNNo & PTNT Việt Nam ở Cần Thơ. Kể từ ngày 01/01/2004 NHNo & PTNT tỉnh Cần Thơ tách riêng thành NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ và NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang, hoạt động độc lập theo quyết định số 57/QĐ.  Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng: + Huy động vốn nội và ngoại tệ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu… + Cho vay vốn: Ngắn, trung, dài hạn bằng đồn Việt Nam và ngoại tệ với tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, lãi suất thỏa thuận. + Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, bào lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán… + Làm dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, cá nhân trong và ngoài nước. + Bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, các loại thẻ thanh toán, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ… Hiện nay nhu cầu về nguồn vốn để cải tạo và phát triển, nông thôn ngày càng cao và để đáp ứng kịp thời và góp phần đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng với thông điệp “AGRIBANK mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Hiện nay NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ đã mở thêm rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch. Cụ thể: có 2 phòng giao dịch trong nội ô Thành phố và 7 chi nhánh ở các huyện sau: Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, 22 Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh. NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ có trụ sở chính đặt tại số 3 đường Phan Đình Phùng Thành phố Cần Thơ. Số điện thoại (0710)823460. Fax: (0710) 820392 – 821370. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN 3.2.1 Cơ cấu tổ chức 3.2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 2 PHÓ GIÁM ĐỐC 1 P.DV & MARKETING P.ĐIỆN TOÁN P.KT& KSNB P.KINH DOANH N.HỐI P.TÍN DỤNG PHÓ GIÁM ĐỐC 3 P.KẾ TOÁN P.HC& NS P.KH &TH Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ Ghi chú: P. HC & NS: Phòng hành chính và nhân sự P. KT & KSNB: Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ P. KH & TH: Phòng kế hoạch và tổng hợp 3.2.1.2 Bộ máy tổ chức nhân sự Căn cứ quyết định số 1377/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 24/12/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị về việc ban hành quy chế về tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. 23 Chi nhánh NHNNo&PTNT Việt Nam ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động với nội dung như sau: Gồm Ban giám đốc và Các phòng nghiệp vụ tại Hội sở Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và các Phó giám đốc - Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng cũng là người quyết định cuối cùng trong kinh doanh, ký duyệt các hợp đồng tín dụng. - Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà ngân hàng cấp trên giao. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban, và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. - Được quyền quyết định, tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương, trừ lương đối với cán bộ trong đơn vị mình. - Phó giám đốc: có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành, tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực kế toán và ngân quỹ. Các phòng nghiệp vụ tại Hội sở Gồm trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên - Trưởng phòng phụ trách chung, trọng tâm chỉ đạo định hướng kế hoạch kinh doanh của đơn vị, điều hòa vốn. - Phó phòng và các nhân viên do Trưởng phòng phân công nhiệm vụ. - Bao gồm các phòng sau: + Phòng kế hoạch tổng hợp + Phòng kế toán + Phòng tín dụng + Phòng hành chính nhân sự + Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ + Phòng kinh doanh ngoại hối + Phòng dịch vụ Marketing + Phòng điện toán + Phòng giao dịch trực thuộc (2 phòng giao dịch) + Chi nhánh cấp 2 (7 chi nhánh ở quận, huyện) 24 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 3.2.2.1 Phòng kế hoạch tổng hợp - Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn. - Đầu mối tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo định hướng kinh doanh của ngân hàng. - Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý, lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định. - Chịu trạch nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối về vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy định quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn). - Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trực thuộc. - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại III. - Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 3.2.2.2 Phòng kế toán - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN Việt Nam và NHNNo&PTNT Việt Nam. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình ngân hàng cấp trên phê duyệt. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNNo&PTNT trê địa bàn. - Thực hiện các khoản nộp Ngân sách theo quy định - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tiền quỹ theo quy 25 định. - Quản lý sử dụng thiết bị thông tin toàn diện phục vụ kinh doanh theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam. - Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. 3.2.2.3 Phòng tín dụng - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng đề xuất chính sách ưu đãi với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư khép kín: sản xuất, chế biến, xuất khẩu và gắn liền với tín dụng sản xuất, lưu thông tiêu dùng. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xướng hướng khắc phục. - Giúp Giám đốc chi nhánh lãnh đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trên địa bàn. 3.2.2.4 Phòng hành chánh nhân sự - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. - Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phòng chống cháy nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNNo&PTNT Việt Nam. - Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. - Trực tiếp quản lý các con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chánh văn thư, phương tiện giao thông của chi nhánh. - Thực hiện các công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động. - Xây dựng quy định, lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn chi nhánh trực thuộc địa bàn. 26 - Đề xuất mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh NHNNo trực thuộc địa bàn theo quy chế tài chính của NHNNo&PTNT Việt Nam. - Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất, cử cán bộ nhân viên đi công tác, học tập trong nước và ngoài nước. - Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viên được quy hoạch đào tạo. - Đề xuât hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỹ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc NHNNo&PTNT Việt Nam. - Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ trực thuộc chi nhánh và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ quy định của Nhà nước, của NHNNo&PTNT Việt Nam. 3.2.2.5 Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ - Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra kiểm toán của NHNNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. - Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát. Tổ chức thực hiện kiểm tra kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra kiểm soát của NHNNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị kiểm toán nhằm đảm bảo vật chất trong toàn hoạt động kinh doanh ngay tại Hội sở và các chi nhánh phụ thuộc. - Tổ chức kiểm tra xác minh tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực chống tham nhũng, tham ô lãng phí, thực hiện tiết kiệm tại đơn vị. 3.2.2.6 Phòng kinh doanh ngoại hối - Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi,…) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. - Thực hiện công tác thanh toán thông qua mạng SWIFT của NHNNo. - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. - Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách 27 hàng nước ngoài. - Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, lập báo cáo theo quy định). 3.2.2.7 Phòng dịch vụ Marketing - Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới, đại lý và chủ thẻ. - Trực tiếp tổ chức và kiểm tra nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam. - Quản lý giám sát thiết bị đầu mối. - Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ trực thuộc địa bàn phạm vi quản lý. 3.2.2.8 Phòng điện toán - Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. - Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán, kế toán, thống kê hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động phục vụ các hoạt động kinh doanh. - Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. - Quản lý bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị tin học. 3.3 SƠ LƯỢC VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ Một tổ chức kinh tế được đánh giá hoạt động có hiệu quả, khi họ có thể tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Và Agribank Cần Thơ cũng như các ngân hàng khác – là doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tài chính tiền tệ - cũng hoạt động dựa trên tiêu chí này. Để đánh giá rõ hơn tình hình kinh doanh của Agribank Cần Thơ. Ta sẽ đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 2 giai đoạn. 28 3.3.1 Sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 Nhắc đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, không riêng gì ngân hàng, ta thường bắt gặp bộ ba chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Với những nỗ lực chính của mình, Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên của ngân hàng đã cùng nhau nỗ lực, cố gắng để có một kết quả kinh doanh tốt qua các năm như sau: BẢNG 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2010 – 2012 Năm Chỉ tiêu Doanh thu Chi phí Lợi nhuận 2010 574.696 520.190 54.506 2011 848.446 743.171 105.275 2012 875.852 816.416 59.436 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 273.750 47,6 27.406 3,2 222.981 42,9 73.245 9,9 50.769 93,1 -45.839 -43,5 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) 1000000 800000 600000 Doanh thu 400000 Chi phí Lợi nhuận 200000 0 2010 2011 2012 Hình 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank 2010 - 2012  Doanh thu Doanh thu trong thời gian qua tăng liên tục. Năm 2011, mặc dù lạm phát mức cao 18,13% (Theo số liệu của tổng cục thống kê) nhưng doanh thu vẫn tăng vượt trội so với năm 2010, đạt 848.446 triệu đồng, tăng vượt đến 47,6%. Doanh thu tăng mạnh chủ yếu đến từ thu nhập hoạt động tín dụng, thu lãi từ các khoản cho vay ngắn và trung, dài hạn tăng mạnh do trong năm này lãi suất cho vay còn khá cao gần 20%/năm. Ngoài ra, hai phòng giao dịch trực thuộc cũng hoạt động tốt, do đó đã góp phần đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng lên, trong đó phải kể đến hoạt động tín dụng. Vì vậy, trong giai đoạn này, tỷ lệ gia 29 tăng doanh thu lên đến hai con số (tăng 47,6%). Năm 2012, tuy doanh thu chỉ tăng 3,2%, tốc độ này không cao bằng tốc độ tăng trưởng năm 2011, nhưng doanh thu lại tăng cao vượt trội, đạt đến 875.852 triệu đồng. Năm này, Chính phủ liên tục đưa ra các chương trình hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, có tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và làm cho doanh thu của ngân hàng tăng trưởng mạnh.  Chi phí Ngân hàng là tổ chức tín dụng trung gian, là nhịp cầu nối tín dụng giữa nơi dư thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Do đó, bản thân ngân hàng không có vốn để cho vay, mà phải “đi vay để cho vay”. Vì vậy, chi phí chính là khoản tiền ngân hàng phải bỏ ra để có được nguồn vốn về để cho vay. Cụ thể, năm 2011 ngân hàng đã bỏ ra khoản 743.171 triệu đồng chi phí để có nguồn vốn cho vay, tăng 42,9% , tỷ lệ này rất cao so với năm trước. Nguyên nhân, vào ngày 5/11/2010, NHNN Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9% sau 10 tháng duy trì ở mức 8% đã mở đầu “cuộc đua” lãi suất huy động vốn VND nửa đầu năm 2011, lãi suất liên tục được điều chỉnh tăng dần, thậm chí tăng lên tới 18% vào các tháng cuối quý II năm 2011. Ngoài ra, để cân đối vốn ngắn hạn vào thời điểm cuối năm ngân hàng cũng phải vay trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất khá cao trong khoảng thời gian này vào khoảng 37,5%/năm. Vì vậy, chi phí ngân hàng phải bỏ ra trong năm 2011 rất cao. Năm 2012, chi phí chỉ tăng nhẹ so với năm 2011, chỉ tăng thêm 9,9% và đạt đến mức chi phí là 816.416 triệu đồng. Tình hình tăng trưởng chi phí tăng nhẹ, do thời gian này lạm phát được bình ổn và giảm mạnh xuống còn 6,81%, và trong năm 2012 Chính phủ và NHNN đã có những chính sách quyết liệt, kịp thời để điều hành các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô được thể hiện rõ qua 6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay trong năm 2012. Điều này, đã giúp ngân hàng giảm bớt phần nào áp lực lãi suất huy động và chi phí từ các khoản vay, mặc dù thực tế chi phí của ngân hàng vẫn còn cao.  Lợi nhuận Trong kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề là làm thế nào để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng quy định của NHNN và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của mình. Vì vậy, đối với nhà quản trị việc phân tích chỉ tiêu lợi 30 nhuận là rất quan trọng. Chỉ tiêu này không những phản ánh hiệu quả hoạt động của đơn vị mà còn ảnh hưởng lớn đến sự tin tưởng của các cổ đông cũng như khách hàng. Năm 2011 lợi nhuận của ngân hàng tăng 93,1% so với năm 2010, một con số đáng tự hào, một mức tăng đáng kể mặc dù chi phí của ngân hàng vẫn tăng khá cao trong năm này, nhưng mức tăng này vẫn thấp tốc độ tăng trưởng của doanh thu nên vẫn đảm bảo lợi nhuận cao cho ngân hàng. Với những nỗ lực cắt giảm chi phí và duy trì mức thu nhập tương đối tốt trong tình thế nhiều khó khăn, qua đó đã thấy được những cố gắng hoạt động của ngân hàng trong năm này. Mặc dù tổng doanh thu và chi phí của năm 2012 tại ngân hàng có tăng so với năm 2011, nhưng mức tăng không đáng kể vì đây là năm mà ngân hàng trải qua nhiều biến động bởi các yếu tố vi mô và vĩ mô làm cho việc kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều giải pháp để tăng doanh thu nhưng nhưng tốc độ tăng doanh thu vẫn thấp hơn tốc độ tăng của chi phí đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng năm 2012 giảm mạnh 43,5% so với năm 2011. Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào đây nói ngân hàng hoạt động không hiệu quả vì vào thời điểm năm 2012 nhiều ngân hàng thậm chí không thu được lợi nhuận, chưa nói đến có ngân hàng còn thua lỗ. Việc ngân hàng có thể thu về được lợi nhuận trong giai đoạn này là một thành tích đáng biểu dương. 3.3.2 Sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 BẢNG 3.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Doanh thu Chi phí Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 468.247 408.764 59.483 2013 406.875 345.162 61.713 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 Số tiền -61.372 -63.602 2.230 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) 31 % -13,1 -15,6 3,7 500000 400000 300000 Doanh thu 200000 Chi phí 100000 Lợi nhuận 0 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Trong sáu tháng đầu năm 2013, nền kinh tế dần đi vào ổn định và có những bước phát triển mới, hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu tăng trưởng trở lại nhưng sự phục hồi tăng trưởng chưa chắc chắn do cầu nội địa còn yếu và chi phí sản xuất còn cao, kết quả hoạt động của ngân hàng cũng chưa mấy khả quan hơn. Cụ thể, doanh thu sáu tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 406.875 triệu đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do thu lãi điều vốn từ các đơn vị thành viên và đơn vị phụ thuộc giảm mạnh. Thêm vào đó là do lãi suất giảm làm cho các khoản thu từ lãi cho vay cũng giảm theo. Tuy nhiên, lãi suất giảm cũng là điều kiện tốt để ngân hàng tiết kiệm chi phí huy động, cộng với nỗ lực trong việc cắt giảm các chi phí khác, ngân hàng đã giảm được một khoản chi phí đáng kể tương đương 63.602 triệu đồng, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm 2012. Mức giảm chi phí cao hơn mức giảm doanh thu đã giúp ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận cao hơn cùng kỳ năm trước, đạt 61.713 triệu đồng, tỷ lệ tăng 3,7%. Mặc dù lợi nhuận chỉ tăng nhẹ nhưng đã cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay cũng như tiếp tục hoàn thành mục tiêu lợi nhuận kế hoạch 2013. 3.4. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.4.1 Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 Trong hoạt động của NHTM việc tạo lập vốn cho ngân hàng được xem là vấn đề hàng đầu. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanhcủa mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. 32 BẢNG 3.3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1. Tổng nguồn vốn huy động 2. Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn 3. Phân theo tính chất nguồn vốn huy động - Tiền gửi của dân cư - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế khác 2010 Năm 2011 2012 1.842.044 2.148.699 2.912.837 334.589 1.507.455 250.594 1.898.105 1.478.503 363.541 Chênh lệch % 2012/2011 % 306.655 16,6 764.138 35,5 375.290 2.537.547 -83.995 390.650 -25,1 25,9 124.696 639.442 49,8 33,7 1.890.852 2.525.215 412.349 27,9 634.363 33,5 257.847 387.622 -105.694 -29,1 129.775 50,3 2011/2010 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng nguồn vốn của Agribank chi nhánh Cần Thơ huy động tăng nhanh qua các năm. Năm 2011 tăng 16,6% so với năm 2010, năm 2012 tăng 35,5% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ Agribank chi nhánh Cần Thơ có một chính sách huy động vốn rất hiệu quả, ngân hàng đã không ngừng nghiên cứu, tìm cách đưa ra nhiều hình thức huy động nhằm thu hút tối đa nguồn vốn từ các tầng lớp dân cư trong xã hội và tổ chức kinh tế. Trong cơ cấu vốn huy động ta thấy tiền gửi tiết kiệm dân cư luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn, năm 2010 tiền gửi dân cư chiếm 80,3% tổng vốn huy động, năm 2011 con số này là 88,0% và 86,7%. Trong khi đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế khác chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Điều này được thể hiện qua hình vẽ sau: 33 100 80 60 Các tổ chức KT khác 40 Dân cư 20 0 2010 2011 2012 Hình 3.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động qua 3 năm 2010 – 2012 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: tong những năm qua nguồn vốn huy động này tăng khá nhanh. Năm 2011 vốn huy động từ dân cư tăng thêm 412.349 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng thêm 643.363 triệu đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy Agribank Cần Thơ đã làm rất tốt nhiệm vụ huy động và tập hợp nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của xã hội để hình thành nguồn vốn cho vay trên cơ sở nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó Agribank nói chung và Agribank Cần Thơ nói riêng đã không ngừng triển khai các hoạt động như tăng lãi suất tiết kiệm, chương trình khuyến mãi “Gửi tiết kiệm bôc thăm trúng thưởng các phần quà hấp dẫn”, chương trình “Xuân may mắn cùng Agribank Western Union”, … để thu hút khách hàng. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Đó chính là các khoản tiền gửi của các doanh nghiệp nhằm mục đích thực hiện giao dịch gửi, rút tiền mặt tại Agribank Cần Thơ hoặc nhận, chuyển tiền gửi thanh toánhàng hóa, dịch vụ. Nhìn chung, qua 3 năm, nguồn vốn huy động này có nhiều biến động, năm 2011 tiền gửi các tổ chức kinh tế khác giảm 105.694 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tiền gửi các tổ chức kinh tế khác tăng 129.775 triệu đồng so với năm 2011. Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động nhưng đây là đối tượng được ngân hàng chú ý quan tâm và định hướng phát triển trong tương lai. Sở dĩ nguồn vốn này chiếm tỷ trong thấp là do hình thức thanh toán qua ngân hàng ở nước ta hiện nay đặc biệt là ở Cần Thơ vẫn chưa phổ biến vàcòn nhiều hạn chế so với một số nơi khác. Các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ vẫn chưa quen tin tưởng hẳn vào hình thức thanh toán qua ngân hàng. Trong nguồn vốn huy động từ tiền gửi thì hình thức tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong suốt 3 năm qua. Vì lãi suất tiêng gửi có kỳ hạn luôn cao hơn không kỳ hạn vì thế khách hàng chắc chắn sẽ chọn hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Một điểm nổi trội của nguồn vốn huy động có kỳ hạn là ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này so với nguồn vốn 34 huy động không kỳ hạn. Vì thế, ngân hàng cố gắng thu hút vốn này càng nhiều càng tốt. 3.4.1 Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Cần Thơ qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 BẢNG 3.4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 – 2013 Chỉ tiêu 1. Tổng nguồn vốn huy động 2. Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn 3. Phân theo tính chất nguồn vốn huy động - Tiền gửi của dân cư - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế khác Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng Chênh lệch 6 tháng 2012 2013 2013/2012 % 2.497.109 3.826.318 1.329.209 53,2 380.383 2.116.726 494.037 3.332.281 113.654 1.215.555 29,9 57,4 2.140.968 2.763.628 622.660 29,1 356.141 1.062.690 706.549 198,4 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) Qua bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn huy động tới 30/06/2013 đạt 3.826.318 triệu đồng, tăng 1.329.209 triệu đồng, tương ứng tăng 53,2% so với cùng kỳ năm 2012. Tiền gửi không kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2013 đạt 494.037 triệu đồng, tăng 113.654 triệu đồng, tương ứng tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2013 đạt 3.332.281 triệu đồng, tăng 1.215.555 triệu đồng, tương ứng tăng 57,4% so với cùng kỳ năm 2012. Có thể thấy tốc độ tăng của loại tiền gửi có kỳ hạn này là rất nhanh. Do người dân đã đầu tư đúng hướng, đúng mục đích, tạo khả năng sinh lời cho đồng vốn và ngân hàng đã đa dạng các hình thức huy động với những loại tiền gửi và thời hạn khác nhau, với lãi suất tương đối ổn định ở mức cao đã thu hút khá đông khách hàng gửi tiền, một mặt giúp cho khách hàng thu được một lượng tiền lãi ổn định, mặt khác đảm bảo cho họ thật sự an tâm về đồng vốn, dễ dàng nhận được cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định. 35 Tiền gửi không kỳ hạn: đối với khách hàng, mục tiêu gửi tiền loại này là để đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Mục đích lợi nhuận đối với loại tiền gửi này chỉ đóng vai trò thứ yếu. Đối với Ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2013 đạt 494.037 triệu đồng tăng 113.654 triệu đồng (tăng 29,9 % so với cùng kỳ năm trước). Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của loại tiền gửi không kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2013 cũng khá cao, nguyên nhân là do tình hình kinh tế những tháng đầu năm 2013 có nhiều biến động nhà đầu tư không muốn mạo hiểm và chờ đợi nền kinh tế ổn định. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế khác 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1.062.690 triệu đồng tăng 706.549 triệu đồng (tăng 198,4% so với cùng kỳ năm 2012) các chức kinh tế muốn hưởng lãi ngân hàng trong khi nguồn vốn đang nhàn rỗi đồng thời hạn chế rủi ro trong một thời gian nhất định. Có thể thấy tỷ trọng của loại hình này ngày càng tăng chiếm tới 27,8% điều này cũng nói nên uy tín của ngân hàng ngày càng được gia tăng. Tiền gửi dân cư : đạt 2.763.628 triệu đồng, tăng 622.660 triều đồng (tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là kết quả đáng khích lệ khẳng định vị thế của Agribank Cần Thơ trước tình hình kinh tế có nhiều khó khăn và lãi suất giảm mạnh. 3.5 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI 2013 - Nguồn vốn huy động tăng từ 15 - 16%, dự kiến cuối năm 2013 đạt 3.350 tỷ, trong đó khoảng 3.300 tỷ VNĐ và 2,5 triệu USD. Tỷ trọng TG dân cư từ 80% trở lên. - Dư nợ tăng 13- 14%, dự kiến cuối năm 2013 đạt 5.735 tỷ, trong đó khoảng 5.425 tỷ VNĐ và 15 triệu USD. Tỷ trọng dư nợ TDH khoảng 34%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. - Tăng thu dịch vụ từ 20% trở lên, nâng tỷ trọng lên trên 10%. - Lợi nhuận đạt từ 132 tỷ đồng trở lên, dự kiến hệ số lương đạt được >1,0. - Thu nợ XLRR đạt từ 25 -30%/ dư nợ đã XL, trích DPRR, XLRR TD theo quy định. 36 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ Các sản phẩm cho vay mua nhà thuộc một bộ phận nhỏ trong hoạt động tín dụng ngân hàng cụ thể là tín dụng tiêu dùng. Nhưng đây là sản phẩm phục vụ cá nhân, nhóm khách hàng cốt lõi của Agribank nói chung và Agribank Cần Thơ đang hướng tới để phục vụ tốt nhất. Do đó, hoạt động cho vay mua nhà cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nên thu hút nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong ngân hàng, nhằm ngày càng hoàn thiện hơn sản phẩm cho vay mua nhà này. Để hiểu rõ hơn tình hình cho vay mua nhà của ngân hàng, ta sẽ phân tích cụ thể hoạt động cho vay mua nhà theo thời hạn cho vay và hình thức đảm bảo. 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI AGRIBANK CẦN THƠ THEO THỜI HẠN Cho vay mua nhà phân loại theo thời hạn vay bao gồm vay ngắn hạn và vay trung, dài hạn. Trong đó, cho vay mua nhà ngắn hạn là những khoản vay của cá nhân với mục đích kinh doanh, mua đi bán lại kiếm lời trong thời gian ngắn, hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà, … Ngược lại, là món vay trung, dài hạn có giá trị cao như mua nhà để ở lâu dài, xây dựng nhà, … do đó cần khoản thời gian khá dài mới có khả năng hoàn trả được nợ vay. Sau đây là tình hình tín dụng cụ thể của hoạt động cho vay mua nhà theo thời hạn vay: 37 BẢNG 4.1: TÌNH HÌNH CHO VAY MUA NHÀ THEO THỜI HẠN TỪ 2010 – 2012, 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu DSCV Ngắn hạn Trung, dài hạn DSTN Ngắn hạn Trung, dài hạn DNCV Ngắn hạn Trung, dài hạn 2010 Số tiền Tỷ trọng 325.957 100,0 147.851 45,4 178.106 54,6 Năm 2011 Số tiền Tỷ trọng 302.317 100,0 129.090 42,7 173.227 57,3 2012 Số tiền Tỷ trọng 315.343 100,0 105.187 33,4 210.156 66,6 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ trọng trọng 129.350 100,0 171.891 100,0 51.606 39,9 54.537 31,7 77.744 60,1 117.354 68,3 266.692 88.586 178.106 100,0 33,2 66,8 304.130 149.319 154.811 100,0 49,1 50,9 263.377 108.839 154.538 100,0 41,3 58,7 140.362 60.003 80.359 100,0 42,7 57,3 140.101 44.398 95.703 100,0 31,6 68,4 280.336 112.436 167.900 100,0 40,1 59,9 278.523 92.207 186.316 100,0 33,1 66,9 330.489 88.555 241.934 100,0 26,8 73,2 267.511 83.810 183.701 100,0 31,3 68,7 362.279 98.694 263.585 100,0 27,2 72,8 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % -23.640 -18.761 -7,3 -12,7 13.026 -23.903 4,3 -18,5 42.541 2.931 32,9 5,7 -4.879 -2,7 36.929 21,3 39.610 50,9 37.438 60.733 14,0 68,6 -40.753 -40.480 -13,4 -27,1 -261 -15.605 -0,19 -26,0 -23.295 -13,1 -273 -0,18 15.344 19,1 -1.813 -20.229 -0,6 -18,0 51.966 -3.652 18,7 -4,0 94.768 14.143 35,4 16,9 18.416 11,0 55.618 29,9 77.692 42,3 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ, 2010,2011,2012, 6 tháng đầu 2013) 38 6T2013/6T2012 4.1.1 Doanh số cho vay 250000 200000 150000 Ngắn hạn 100000 Trung dài hạn 50000 0 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Hình 4.1: Doanh số cho vay mua nhà theo thời hạn 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Nhìn chung, doanh số cho vay mua nhà qua 3 năm có sự biến động không ổn định. Doanh số cho vay trung dài hạn của ngân hàng qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng cao cho thấy quy mô hoạt động cho vay mua nhà để ở của ngân hàng đang được mở rộng. Năm 2010, doanh số cho vay trung dài hạn là 178.106 triệu đồng, đến năm 2011 doanh số cho vay trung dài hạn là 173.227 triệu đồng, giảm 2,7% tương ứng (4.879) triệu đồng. Doanh số cho vay trung dài hạn của ngân hàng năm 2011 giảm là do nhiều biến động của nền kinh tế như: lạm phát hơn 18%, lãi suất cho vay còn ở mức cao, thị trường bất động sản chưa khởi sắc, người mua với tâm lý chờ giá giảm sâu. Kéo theo nhu cầu đối với tín dụng mua nhà cũng giảm. Bên cạnh đó, về phía Ngân hàng là việc xét duyệt điều kiện cho vay đối với thu nhập của khách hàng đi vay, theo cách tính của Ngân hàng là trích 30% trên tổng thu nhập của người vay nếu bằng hoặc lớn hơn số tiền nợ gốc và lãi phải trả hàng tháng thì mới đáp ứng điều kiện vay. Đối với thu nhập của người dân Cần Thơ hiện nay, đặc biệt là đối tượng lao động thu nhập thấp thì theo cách tính này sẽ có một bộ phận lớn khác hàng không đáp ứng được điều kiện này. Điều này, đã làm cho doanh số cho vay khách hàng của ngân hàng giảm và doanh số cho vay cũng thấp hơn so với các ngân hàng thương mại khác. Năm 2012, doanh số cho vay mua nhà trung và dài hạn tăng cao so với năm 2011. Cụ thể, doanh số cho vay trung dài hạn năm 2012 đạt 210.156 triệu đồng, tăng 36.929 triệu đồng tương đương 21,3% so với năm 2011. Nguyên nhân, do tình hình kinh tế năm 2012 tương đối ổn định hơn so với năm 2011, lãi suất cho vay cũng giảm thấp hơn, cộng thêm gói hỗ trợ lãi suất của chính 39 phủ. Ngoài ra, Theo các chuyên gia tài chính, hiện tại thị trường BĐS đã chạm đáy và là thời điểm vàng để khách hàng mua được nhà với giá hợp lý nên cũng làm tăng nhu cầu vay vốn. Hoạt động cho vay mua nhà ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổn doanh số cho vay. Doanh số cho vay mua nhà ngắn hạn giảm liên tục qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 là 147.851 triệu đồng; sang năm 2011 là 129.090 triệu đồng, giảm 18.761 triệu đồng tương ứng (12,7%); đến năm 2012 là 105.187 triệu đồng, giảm 23.903 triệu đồng tương ứng (18,5%). Nguyên nhân, do các năm trở lại đây thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, ngân hàng quan tâm nhiều đến rủi ro tín dụng, trong khi các khoản vay ngắn hạn để đầu cơ BĐS lại tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng, tốn nhiều chi phí nên ngân hàng hạn chế cho vay mua nhà ngắn hạn, dẫn đến doanh số của khoản vay này ngày càng thấp. Doanh số cho vay ngắn và trung dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, trong đó cho vay mua nhà trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, tổng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 đạt 171.891 triệu đồng, tăng 42.541 triệu dồng, tương ứng 32,9%, trong đó khoản vay trung dài hạn có tốc độ tăng mạnh nhất tới 50,9%. Để có được sự tăng trưởng như hiện nay, những tháng đầu năm 2013, Ngân hàng thực hiện chiến lược mở rộng tín dụng cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tăng cường công tác tiếp thị, thời gian ân hạn phù hợp… Ngoài ra, với các chương trình hỗ trợ lãi suất, lãi suất cho vay các tháng đầu năm cũng đã giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước cũng khiến cho nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng cao. 4.1.2 Doanh số thu nợ 200000 150000 Ngắn hạn 100000 Trung dài hạn 50000 0 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Hình 4.2: Doanh số thu nợ cho vay mua nhà theo thời hạn 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 40 Nhìn chung, hoạt động chính của cho vay mua nhà là cho vay trung dài hạn nên khoản thu nợ trung dài hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao và ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng của tổng doanh số thu nợ. Năm 2010, thu nợ ngắn hạn của ngân hàng là 88.586 triệu đồng; sang năm 2011 là 149.319 triệu đồng, tăng 60.733 triệu đồng, tương ứng tăng 68,6%. Năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn cho vay mua nhà tăng so với năm 2010 là vì các khoản vay có thời hạn ngắn nên việc thu hồi các khoản nợ này nhanh. Mức tăng của doanh số thu nợ cao hơn mức tăng của doanh số cho vay cho thấy hoạt động thu nợ của ngân hàng trong năm tốt. Thu nợ ngắn hạn năm 2012 là 108.839 triệu đồng, giảm 40.480 triệu đồng, tương ứng (27,1%). Doanh số thu nợ ngân hàng thấp hơn năm 2011 là do doanh số cho vay mua nhà của ngân hàng trong năm tăng trưởng thấp. Doanh số thu nợ cho vay mua nhà trung dài hạn qua 3 năm có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2010 là 178.106 triệu đồng; sang năm 2011 là 154.811 triệu đồng, giảm 23.295 triệu đồng, tương ứng (13,1%); đến năm 2012 là 154.538 triệu đồng, giảm 273 triệu đồng, tương ứng (0,18%). Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động cho vay phát triển vào khoản cuối năm nên các khoản nợ này thu nhiều vào các năm sắp tới. Bên cạnh đó là do có nhiều khoản vay trả nợ không đúng hạn cần cơ cấu lại thời hạn trả nợ do khách hàng không chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân hàng. Mặt khác, trong thời gian qua mặc dù công tác đào tạo, tập huấn đã được Agribank quan tâm, tăng cường. Tuy nhiên, việc đào tạo, trang bị các kỹ năng, tình huống thu hồi và xử lý nợ cần thiết cho đội ngũ cán bộ chưa được triển khai một cách đầy đủ và thường xuyên, cán bộ khi tác nghiệp phải tự mày mò nghiên cứu vận dụng phương pháp của mình vào công việc nên việc tự vận dụng phương pháp không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Doanh số thu nợ mua nhà trung dài hạn 6 tháng năm 2013 có sự gia tăng khá cao đạt 95.703 triệu đồng, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2012. Có được tỷ lệ tăng như vậy là do doanh số cho vay năm 2012 tăng mà các khoản cho vay trung dài hạn trong năm cũng tăng khá cao nên việc thu hồi nợ cũng tăng lên. Ngoài ra, Ngân hàng còn chấp hành tốt các nguyên tắc cho vay, vận dụng linh hoạt mềm dẽo trong các trường hợp cụ thể, cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác thu nợ làm cho doanh số thu nợ trung dài hạn tăng cao. Mặc dù, doanh số thu nợ trung dài hạn có sự tăng trưởng nhưng tổng doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm lại giảm 0,19%. Nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm mạnh của doanh số thu nợ ngắn hạn. Cụ thể, doanh số thu nợ ngắn hạn 6 tháng đầu 41 năm 2012 là 60.003 triệu đồng; 6 tháng đầu năm 2013 là 44.398 triệu đồng, giảm 15.605 triệu đồng, tương ứng 26,0%. Sở dĩ, doanh số thu nợ ngắn hạn giảm mạnh như vậy là do tồn đọng dư nợ ngắn hạn phát sinh vào các tháng cuối năm 2012 chưa đến hạn, mặt khác doanh số cho vay ngắn hạn trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng trưởng thấp. 4.1.3 Dư nợ cho vay 300000 250000 200000 150000 Ngắn hạn 100000 Trung dài hạn 50000 0 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Hình 4.3: Dư nợ cho vay mua nhà theo thời hạn 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Việc tăng giảm tổng dư nợ cho vay mua nhà phụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm của dư nợ cho vay mua nhà trung và dài hạn do cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ trung dài hạn là 167.900 triệu đồng; sang năm 2011 là 186.316 triệu đồng, tăng 18.416 triệu đồng, tương ứng 7,0%; đến năm 2012 là 241.934 triệu đồng, tương ứng 29,9%. Dư nợ trung dài hạn tăng mạnh qua 3 năm là do Chính phủ triển khai các chương trình hỗ trợ lãi suất, kèm theo các gói kích cầu thị trường BĐS, cùng với tình hình kinh tế cuối năm 2012 tương đối ổn định hơn. Bên cạnh đó, các doanh doanh nghiệp bất động sản cũng đang rất tích cực hợp tác với ngân hàng để đưa ra những chính sách hỗ trợ tài chính ưu việt cho khách hàng như chương trình hợp tác giữa Agribank và các công ty địa ốc Hồng Loan, Nam Long,… nên quy mô cho vay của ngân hàng tăng lên nhiều so với năm 2011 dẫn đến dư nợ dài hạn trong năm cũng tăng lên rất nhiều. Dư nợ ngắn hạn thì lại giảm liên tục qua các năm, năm 2011 có mức giảm mạnh nhất là 20.229 triệu đồng, tương ứng (18,0%), và tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2012 là 3.652 triệu đồng, tương ứng (4,0%). Nguyên nhân do doanh số thu nợ năm 2011 cao 68,6%, thị trường chứng khoán và vàng ấm dần lên vào những tháng cuối năm cũng làm cho thị trường nhà đất kém hấp dẫn giới đầu tư. 42 Qua biểu đồ, ta thấy tổng dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 phản ánh quy mô cũng như tình hình mở rộng tín dụng trong năm 2013. Cụ thể, tổng dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 362.279 triệu đồng, tăng 94.768 triệu đồng, tương ứng tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cả dư nợ ngắn và trung dài hạn đều tăng, đặc biệt là dư nợ trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn. Sở dĩ, có được sự tăng trưởng như vậy là do Ngân hàng tập trung mở rộng tín dụng cho vay mua nhà trung dài hạn, đặc biệt là gói kích cầu BĐS trị giá 30.000 tỷ dồng hỗ trợ cho vay mua nhà thu nhập thấp bắt đầu có hiệu lực trong khoản thời gian này, cộng với doanh số cho vay tăng làm cho dư nợ cũng tăng trưởng. Cùng với đó là các chính sách từng bước tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản của Ngân hàng Nhà Nước, nhất là khi nhu cầu nhà ở ngày một tăng. 4.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI AGRIBANK CẦN THƠ THEO ĐỐI TƯỢNG VAY Tham gia vay vốn tại ngân hàng có rất nhiều đối tượng trong xã hội, do lĩnh vực vay này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phân loại khách hàng giúp ngân hàng thấy được loại hình khách hàng nào có nhu cầu, quan hệ vay vốn với ngân hàng nhiều nhất, loại khách hàng nào thường có lịch sử vay vốn tốt,… để ngân hàng có thể tìm ra hướng đi tốt trong lựa chọ khách hàng xây dựng quan hệ tín dụng, xác định phương thức trả nợ, để hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Thông thường, do đặc điểm về nguồn trả nợ, phương thức trả nợ mà ngân hàng chia khách hàng làm 2 nhóm: Khách hàng tự doanh và Khách hàng Cán bộ, CNVC. Khách hàng Cán bộ, CNVC là những người làm công ăn lương trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp tư nhân,… có mức lương ổn định và hưởng đầy đủ các chế độ như bảo hiểm xã hôi, công đoàn theo quy định của Nhà nước, họ vay vốn tại Ngân hàng và thanh toán trên phần trăm lương hàng tháng, với những đối tượng này ngân hàng thường cho vay dưới hình thức bảo lãnh của cơ quan làm việc hoặc cho vay tín chấp dựa vào khả năng tài chính là tiền lương. Khách hàng tự doanh thường là cá nhân, hộ gia đình có cơ sở kinh doanh, hoặc buôn bán với quy mô nhỏ, hành nghề tự do, … Nguồn trả nợ của họ là thường dựa trên thu nhập do các hoạt động trên mang lại, kỳ trả nợ có thể là theo tháng, quý,… tùy thuộc vào tình hình kinh doanh buôn bán mà cán bộ xem xét và thỏa thuận. 43 BẢNG 4.2:TÌNH HÌNH CHO VAY MUA NHÀ THEO ĐỐI TƯỢNG VAY TỪ 2010 – 2012, 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012- 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu DSCV KH tự doanh KH CB, CNVC Năm 6 tháng đầu năm 2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ trọng trọng trọng trọng trọng 325.957 100,0 302.317 100,0 315.343 100,0 129.350 100,0 171.891 100,0 106.419 32,6 219.538 DSTN KH tự doanh KH CB, CNVC DNCV KH tự doanh KH CB, CNVC Số tiền % 6T2013/6T2012 Số tiền % Số tiền % -23.640 -7,3 13.026 4,3 42.541 32,9 27,5 46.001 35,6 39.997 23,3 -11.909 -11,2 -7.918 -8,4 -6.004 -13,1 67,4 207.807 68,7 228.751 72,5 83.349 64,4 131.894 76,7 -11.731 -5,3 20.944 10,1 48.545 58,2 266.692 100,0 304.130 100,0 263.377 100,0 140.362 100,0 140.101 100,0 37.438 14,0 -40.753 -13,4 -261 -0,19 67.009 25,1 109.027 35,8 82.936 31,5 46.101 32,8 34.971 25,0 42.018 62,7 -26.091 -23,9 -11.130 -24,1 199.638 74,9 195.103 64,2 180.441 68,5 94.261 67,2 105.130 75,0 -4.535 -2,3 -14.662 -7,5 10.869 11,5 280.336 100,0 278.523 100,0 330.489 100,0 267.511 100,0 362.279 100,0 -1.813 -0,6 51.966 18,7 94.768 35,4 194.293 30,8 71.330 69,2 207.193 31,3 Chênh lệch 2012/2011 86.592 86.043 94.510 2011/2010 25,6 74.811 74,4 255.678 22,6 71.230 26,5 79.837 22,0 -14.713 -17,1 3.481 4,9 8.607 12,1 77,4 196.281 73,5 282442 78,0 12.900 6,6 48.485 23,4 86.161 43,9 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ, 2010,2011,2012, 6 tháng đầu năm 2013) 44 4.2.1 Doanh số cho vay 250000 200000 150000 Khách hàng tự doanh 100000 Khách hàng CB, CNVC 50000 0 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Hình 4.4: Doanh số cho vay mua nhà theo đối tượng từ 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Khách hàng tự doanh thường là cá nhân, hộ gia đình có cơ sở kinh doanh, hoặc buôn bán với quy mô nhỏ, hành nghề tự do, … Nguồn trả nợ của họ là thường dựa trên thu nhập do các hoạt động trên mang lại, kỳ trả nợ có thể là theo tháng, quý,… tùy thuộc vào tình hình kinh doanh buôn bán mà cán bộ xem xét và thỏa thuận. Doanh số cho vay của ngân hàng đối với khách hàng tự doanh chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng do các khách hàng tự doanh thường khó đáp ứng điều kiện vay hơn nhiều so với Khách hàng là Cán bộ, CNVC; vì thu nhập hàng tháng kém ổn định hơn và thường không có bảo lãnh, đây cũng là những khó khăn khi nhóm khách hàng này muốn tiếp cận với vốn vay. Nhìn chung, qua 3 năm doanh số cho vay các khách hàng tự doanh có chiều hướng giảm. Cụ thể, doanh số cho vay mua nhà đối với khách hàng tự doanh năm 2010 là 106.419 triệu đồng, sang năm 2011 là 94.510 triệu đồng, giảm 11.909 triệu đồng, tương ứng (11,2)%, đến năm 2012 là 86.592 triệu đồng, giảm 7.918 triệu đồng, tương ứng (8,4%). Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm doanh số cho vay mua nhà đối với khách hàng tự doanh qua các năm là do lãi suất cho vay cao làm hạn chế số lượng khách hàng tự doanh đến vay vốn, ngoài ra nhóm khách hàng tự doanh khó tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng vì không đủ điều kiện vay vốn như tài sản đảm bảo và thu nhập tối thiểu. Mặt khác, Ngân hàng cũng khắt khe hơn trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay vốn để hạn chế rủi ro cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản trong bối cảnh hiện nay. Khách hàng Cán bộ, CNVC là đối tượng cho vay chính của ngân hàng, nhất là Cán bộ, viên chức Nhà nước, nhân viên các công ty, doanh nghiệp trên 45 địa bàn Thành phố Cần Thơ có nhu cầu vay vốn. nhìn chung doanh số cho vay khách hàng Cán bộ, CNVC có sự biến động tăng, giảm. Cụ thể, doanh số cho vay mua nhà đối với khách hàng Cán bộ, CNVC năm 2010 là 219.538 triệu đồng, sang năm 2011 là 207.807 triệu đồng, giảm 11.731 triệu đồng, tương ứng (5,3)%, đến năm 2012 là 228.751 triệu đồng, tăng 20.994 triệu đồng, tương ứng (10,1%). Tuy nhiên, xét về tiềm năng và so sánh với các ngân hàng khác thì hiện nay dư nợ của chi nhánh đối với nhóm khách hàng này vẫn còn thấp. nguyên nhân chính là do hiện nay mặc dù đã có những biện pháp thu hút tốt hơn trong chính sách cho vay bảo đảm không bằng tài sản thì còn thể hiện một số hạn chế mức cho vay tối đa quá thấp so với nhu cầu và đối tượng và giới hạn đối tượng vay chỉ đối với Cán bộ, CNVC làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, vì những thuận lợi mà nhóm khách hàng này mang lại ngân hàng cũng cần có những thay đổi trong chính sách nhằm mở rộng doanh số cho vay. Doanh số cho vay đối với khách hàng Cán bộ, CNVC trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao so với cùng kỳ năm 2012 cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng Cán bộ, CNVC tăng. Cụ thể, doanh số cho vay mua nhà đối với khách hàng Cán bộ, CNVC 6 tháng đầu năm 2013 là 131.894 triệu đồng, tăng 48.545 triệu đồng, tương ứng tăng 58,2% so với 6 tháng đàu năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng tốt của doanh số cho vay trong khi nền kinh tế bất ổn của ngân hàng là cuối năm 2012 là do trong những tháng còn lại của năm 2012 và đầu năm 2013, Chính phủ xác định chủ trương nhất quán là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, chính sách của ngân hàng cũng tập trung vào những nội dung chủ yếu đó. Trong đó, có chủ trương ưu tiên đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và cho vay có tác dụng kích cầu thị trường để giảm tồn kho cho doanh nghiệp như cho vay nhà ở,… Kết hợp giữa cho vay phát triển kinh tế với cho vay phục vụ mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội. từng bước tăng nguồn lực cho ngân hàng để thực hiện chương trình tín dụng chính sách để đảm bảo an sinh xã hội. Vì thế, ngân hàng đã thu hút được nhiều hơn khách hàng vay, thúc đẩy tăng trưởng doanh doanh số cho vay tăng cao hơn. 46 4.2.1.2 Doanh số thu nợ 200000 150000 Khách hàng tự doanh 100000 Khách hàng CB, CNVC 50000 0 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Hình 4.5: Doanh số thu nợ cho vay mua nhà theo đối tượng từ 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Nhìn chung doanh số thu nợ khách hàng tự doanh có tăng giảm qua 3 năm. Năm 2010, doanh số thu nợ đối với khách hàng tự doanh là 67.009 triệu đồng, sang năm 2011 là 109.027 triệu đồng, tăng 42.018 triệu đồng, tương ứng 62,7%, đến năm 2012 là 82.936 triệu đồng, giảm 26.091 triệu đồng, tương ứng (23,9%). Doanh số thu nợ đối với khách hàng tự doanh năm 2011 cao hơn doanh số cho vay, đó là do số nợ mà ngân hàng phải thu đối với khách hàng tự doanh năm 2010 cao. Năm 2012 doanh số thu nợ khách hàng tự doanh giảm trong khi doanh số cho vay đối tượng này lại tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do số nợ mà ngân hàng phải thu của khách hàng tự doanh năm 2011 chuyển qua thấp hơn, hoạt động cho vay đối với khách không phải CB, CNVC phần lớn là tăng nhiều vào các tháng cuối năm nên số nợ mà ngân hàng thu được từ khách hàng tự doanh thấp hơn so với năm 2011. Nhìn chung, doanh số thu nợ của khách hàng Cán bộ, CNVC chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động ngân hàng vì đây là đối tượng cho vay lớn của ngân hàng. Doanh số thu nợ đối với khách hàng Cán bộ, CNVC qua 3 năm có xu hướng giảm. Năm 2010, doanh số thu nợ đối với khách hàng Cán bộ, CNVC là 199.638 triệu đồng, sang năm 2011 là 195.103 triệu đồng, giảm 4.535 triệu đồng, tương ứng (2,3%), đến năm 2012 là 180.441 triệu đồng, giảm 14.662 triệu đồng, tương ứng (7,5%). Doanh số thu nợ khách hàng Cán bộ, CNVC có xu hướng giảm là do doanh số cho vay của ngân hàng trong năm tăng thấp, nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm, bên cạnh đó là tình hình kinh tế khó 47 khăn, lạm phát tăng, lương giảm cũng khiến cho khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ, làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng ngày càng thấp. Ngoài ra, một số khách hàng có thái độ chây ì, không hợp tác trong việc hoàn trả nợ vốn vay gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thu hồi nợ vay. Hiện nay, các chế tài mà Ngân hàng đang áp dụng đối với khách hàng vay vốn còn thiếu và chưa đủ mạnh. Qua 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ đối với khách hàng Cán bộ, CNVC tăng lên 105.130 triệu đồng, tăng 10.869 triệu đồng, tương ứng 11,5% so với 6 tháng đầu năm 2012.sự gia tăng này rất là đáng mừng, chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực để thu hồi các khoản cho vay của năm trước cộng với các khoản nợ tới hạn, quá hạn những tháng đầu năm nay làm cho doanh số thu nợ đến tính đến cuối tháng 6 tăng lên. Đạt được kết quả trên, là do công tác thẩm định khách hàng của chi nhánh trong thời gian vừa qua rất hiệu quả. Mặt khác, doanh số thu hồi nợ cao là do đối tượng khách hàng là Cán bộ, CNVC có thu nhập ổn định cao hàng tháng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng gặp không ít trở ngại trong công tác thu hồi nợ đối với khách hàng tự doanh do chịu tác động từ các yếu tố chủ quan của ngân hàng cũng như các yếu tố môi trường như kinh tế tăng trưởng kém, kinh doanh khó khăn cũng làm giảm đáng kể doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm nay, phần nhiều do khách hàng xin gia hạn nợ, giãn nợ tăng. Ngoài ra, những tồn tại trên còn bắt nguồn từ những nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, địch họa, cháy nổ, mất năng lực hành vi dân sự, …làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Cụ thể, doanh số thu nợ đối với khách hàng tự doanh 6 tháng 2013 là 34.971 triệu đồng, giảm 11.130 triệu đồng , tương ứng (24,1%) so với cùng kỳ năm 2012. 4.2.1.3 Dư nợ cho vay 300000 250000 200000 Khách hàng tự doanh 150000 Khách hàng CB, CNVC 100000 50000 0 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Hình 4.6: Dư nợ cho vay mua nhà theo đối tượng từ 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 48 Nhìn vào bảng phân tích ta thấy dư nợ cho vay tại chi nhánh chiếm số lượng lớn là nhóm Cán bộ, CNVC có xu hướng tăng dần. Dư nợ đối với khách hàng tự doanh năm 2010 là 85.847 triệu đồng, đến năm 2011 là 71.155 triệu đồng, giảm 14.692 triệu đồng, tương ứng (17,1%). Nguyên nhân, do lãi suất cho vay cao và tình trạng lạm phát làm hạn chế nhu cầu vay vốn phục vụ cho mục đích tiêu dùng của các khách hàng không phải CB,CNVC. Ngoài ra, thị trường BĐS diễn biến xấu làm cho nhu cầu vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực này của khách hàng tự doanh giảm, ngân hàng cũng hạn chế cho vay các đối tượng trên để tránh rủi ro tín dụng nên dư nợ cho vay khách hàng tự doanh năm 2011 thấp hơn 2010. Năm 2012 dư nợ cho vay đạt 73.381 triệu đồng, tăng 2.226 triệu đồng, tương ứng 3,1%. Sự ổn định của nền kinh tế và các chính sách kích cầu của Chính phủ cũng làm tăng nhu cầu vay vốn của khách hàng tự doanh nên cũng làm cho dư nợ tăng lên nhiều. Cũng trong thời gian này sau khi ngân hàng hạ lãi suất huy động xuống mức 12% nhiều người dân đã chuyển tiền gửi tiết kiệm sang bất động sản, vì lãi suất ngân hàng giảm gửi tiết kiệm không có lợi cộng với nỗi lo lắng tiền đồng đang ngày càng mất giá nên họ cũng quyết định chuyển sang nhà đất. Nhìn chung, dư nợ cho vay khách hàng Cán bộ, CNVC qua 3 năm tăng cao, cho thấy quy mô hoạt động cho vay đối với khách hàng Cán bộ, CNVC ngày càng mở rộng. Cụ thể, dư nợ cho vay mua nhà đối với khách hàng Cán bộ, CNVC năm 2010 là 261.391 triệu đồng, sang năm 2011 là 270.475 triệu đồng, tăng 9.084 triệu đồng, tương ứng 3,5%, đến năm 2012 là 316.130 triệu đồng, tăng 45.655 triệu đồng, tương ứng 16,9%. Nguyên nhân, dư nợ cho vay khách hàng Cán bộ, CNVC tăng cao, là do những tháng cuối năm 2011, ngân hàng đã có những đợt điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng làm tăng nhu cầu vay vốn. Đến năm 2012, nhờ vào chính sách kích cầu và hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, lãi suất cho vay trong năm thấp hơn năm 2011, nhu cầu về vốn cũng tăng nhiều làm cho tăng dư nợ cho vay của ngân hàng. Cùng với đó là sự phát triển của các loại hình dịch vụ trả lương qua thẻ, cho vay qua thẻ thông qua hạn mức thấu chi,… thì mối quan hệ hai bên ngày càng phát triển trong thời gian gần đây, nên các dịch vụ khác của ngân hàng cũng thu hút được sự chú ý đặc biệt là hoạt động cho vay mua nhà, xây dựng nhà,… và họ đã mạnh dạn hơn khi tìm hiểu và đặt vấn đề vay vốn với ngân hàng. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, dư nợ cho vay trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh so với 6 tháng cùng kỳ năm trước, và dư nợ cho vay Cán bộ, 49 CNVC cũng chiếm tỷ lớn trong tổng dư nợ cho vay. Đây cũng là xu hướng tất nhiên bởi vì: họ là những người có thu nhập tương đối cao và ổn định và số lượng ngày càng đông do trên địa bàn ngày càng xuất hiện nhiều công ty tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Cũng chính vì những lý do trên mà dư nợ cho vay đối với Cán bộ, CNVC chiếm tỷ lệ cao hơn khách hàng không phải CB, CNVC, và có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 343.012 triệu đồng, tăng 83.793 triệu đồng, tương ứng 32,3% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đối với nhóm khách hàng tự doanh: Do số lượng phòng giao dịch của chi nhánh cũng rất nhiều và nằm rãi rát trên địa bàn quận Ninh Kiều, Cái Răng,… Cùng với sự vững mạnh trong thương hiệu và uy tín, hoạt động lâu đời và nhiệt tình của cán bộ nhân viên ngân hàng nên cũng thu hút khá đông các cá nhân kinh doanh, hộ tự doanh,… có nhu cầu nhà ở tham gia vay vốn. Thể hiện qua mức dư nợ cho vay 6 tháng đầu năm 2013 là 78.747 triệu đồng, tăng 8.042 triệu đồng, tương ứng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. 4.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 50 BẢNG 4.3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TỪ 2010 – 2012, 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Đơn vị Chỉ tiêu 2010 2011 6 tháng đầu năm 2012 2012 2013 Vốn huy động Triệu đồng 1.842.211 2.148.699 2.912.837 2.497.109 3.286.318 Tổng doanh số cho vay KH cá nhân Triệu đồng 458.626 462.679 490.281 215.637 273.092 Doanh số cho vay mua nhà Triệu đồng 325.957 302.317 315.343 129.350 171.891 Doanh số thu nợ CVMN Triệu đồng 266.692 304.130 263.377 140.362 140.101 Dư nợ CVMN Triệu đồng 280.336 278.523 330.489 267.511 362.279 Dư nợ bình quân CVMN Triệu đồng 250.704 279.430 304.506 273.017 346.384 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,94 0,88 0,72 0,42 0,35 Dư nợ CVMN/Vốn huy động % 15,22 12,96 11,35 10,71 11,02 Hệ số thu nợ % 81,82 100,59 83,52 108,51 81,51 Doanh số CVMN/∑DSCV KHCN % 71,1 65,3 64,3 60,0 62,9 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ, 2010,2011,2012, 6 tháng đầu năm 2013) 51 4.3.1 Vòng quay vốn tín dụng Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, và cho biết thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng phụ thuộc vào doanh số thu nợ và dư nợ bình quân của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì thời gian thu hồi được nợ càng nhanh, làm giảm rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nếu năm 2010, vòng quay vốn tín dụng là 1,06 vòng thì đến năm 2011 tăng lên là 1,09 vòng, sang năm 2012 thì giảm xuống còn 0,86 vòng. Năm 2011, vòng quay tín dụng của ngân hàng tăng là do trong năm 2010 các khoản vay ngắn hạn nhiều vì thế doanh số thu nợ năm 2011 tăng lên đáng kể so với dư nợ bình quân nên làm tăng vòng quay vốn. Đến năm 2012, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng tiếp tục giảm, rủi ro trong hoạt động cho vay mua nhà của ngân hàng trong năm 2012 tiếp tục tăng lên. Đó là do trong năm 2012, khoản vay trung dài hạn của ngân hàng tăng lên rất nhiều nên thời gian trả nợ của khách hàng được kéo dài ra, làm doanh số thu nợ giảm, bên cạnh đó dư nợ trong năm tăng cao cũng làm cho dư nợ bình quân tăng lên, làm giảm vòng quay vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng trong 6 tháng đầu năm giai đoạn này có phần giảm thấp hơn cả năm. Vòng quay thay đổi cao nhất 0,51 lần trong 6 tháng đầu năm 2012 đến thay đổi thấp nhất là 0,40 lần trong 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân, vì phần lớn các khoản cho vay mua nhà của ngân hàng là các khoản cho vay trung dài hạn nên thời gian luân chuyển vốn của ngân hàng thường thấp. Cùng với đó là do giai đoạn đầu năm nên ngân hàng thường ít quan tâm trong công tác thu hồi nợ, cũng như cho phép khách hàng cơ cấu lại trả nợ, điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ hay gia hạn nợ vay khá nhiều. Do đó, làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn này khá nhiều. 4.3.2 Dư nợ CVMN/Vốn huy động Theo bảng số liệu, ta thấy được sự chủ động của ngân hàng trong hoạt động cho vay mua nhà. Mặc dù tỷ lệ có giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức trên 10%. Cụ thể, năm 2010 là 15,22%, sang năm 2011 là 12,96%, đến năm 2012 là 11,35%. Do huy động tốt nguồn vốn nên ngân hàng đã chủ động tốt trong việc sử dụng vốn vay, trong đó có hoạt động cho vay mua nhà cũng sử dụng một lượng vốn tương đối từ nguồn vốn huy động được. Và mặc dù tỷ trọng cho vay mua nhà vẫn thấp hơn tỷ trọng cho vay khác nhưng nó vẫn đang 52 nhận được sự quan tâm từ phía ngân hàng trong việc đầu tư nguồn vốn vào hoạt động cho vay mua nhà. Dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 thấp hơn chỉ số này của 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân, do tình hình nguồn vốn cũng như nhu cầu cho vay nhà ở trong những tháng đầu năm tương đối thấp. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2012, dư nợ cho vay trên vốn huy động xấp xỉ cả năm 2012 là do sau lạm phát tình hình tín dụng của ngân hàng khả quan hơn, trong đó có hoạt động cho vay nhà ở cũng tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm 2012. Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà Nước đã quyết định mở tín dụng cho lĩnh vực không khuyến khích cho vay, bao gồm tín dụng chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Trong đó, dư nợ BĐS cũng được mở với mọi loại hình vay, bao gồm vay để mua bán nhà ở đầu tư, đầu cơ, để ở, cho vay xây dựng BĐS để bán, tức là khách hàng sẽ có cơ hội để tiếp cận vốn vay của ngân hàng, điều này đã làm cho dư nợ CVMN những tháng đầu năm 2012 tăng cao. 4.3.3 Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số thu hồi nợ của ngân hàng càng cao sẽ càng tốt vì điều đó có nghĩa là rủi ro tín dụng trong ngân hàng trong năm càng thấp. Năm 2010, hệ số thu nợ của ngân hàng là 81,82%, sang năm 2011 hệ số thu nợ tăng lên 100,59%, đến năm 2012 hệ số thu nợ giảm xuốn còn 83,52%. Nhìn chung, hệ số thu nợ của ngân hàng luôn ở mức cao trong 3 năm , cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng trong cả 3 năm đều tốt, rủi ro tín dụng ngân hàng ở mức tốt. Năm 2011, hệ số thu hồi nợ của ngân hàng đạt 100,59%, cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng trong năm là rất cao, đó là do ngân hàng thực hiện thắt chặt tín dụng do ngân hàng chỉ thực hiện cho vay đối với khách hàng có tài sản đảm bảo, có uy tín, có phương án trả nợ tốt. Đến năm 2012, hệ số thu nợ giảm xuống còn 83,52% do ngân hàng trong năm mở rộng hoạt động cho vay. Hệ số thu nợ của ngân hàng trong năm giảm là do doanh số cho vay trung dài hạn tăng, đồng thời các khoản cho vay của ngân hàng tăng nhiều trong khoản thời gian cuối năm nên doanh số thu nợ của ngân hàng thấp hơn làm cho hệ số thu nợ của ngân hàng trong năm thấp hơn năm 2011. Bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy, đến nay hệ thống thanh toán của Agribank chưa đáp ứng được một cách đầy đủ và kịp thời các nhu cầu thanh toán của khách hàng. Việc yêu cầu thỏa thuận khách hàng chuyển thu nhập hàng tháng về tài khoản tiền gửi tại Agribank là không thực tiễn, vì thế khó 53 kiểm soát được dòng tiền của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng cố ý không trả nợ vay, chiếm dụng vốn để sử dụng cho mục khác, hầu như chưa có biện pháp hữu hiệu để chủ động ngăn chặn. Việc quản lý tình hình tài chính của khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn do chúng ta phải thường căn cứ vào số liệu do khách hàng cung cấp, việc số liệu cung cấp thường bị trễ và độ tin cậy không cao. Thông qua các con số của từng năm trong hệ số thu nợ, ta thấy công tác thu nợ trong 6 tháng đầu năm giai đoạn này cao xấp xỉ cả năm. Mặc dù vậy công tác thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn chưa có chuyển biến tốt. Cụ thể, tính đến hết tháng 6/2013, hệ số thu nợ là 81,51%, giảm 27,00% so với cùng kỳ năm trước. nhưng thông qua các con số của chỉ tiêu này, ta thấy công tác thu nợ trong giai đoạn này rất tốt, cho thấy ngân hàng có sự quan tâm chú ý đến các khoản nợ trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể, chứ không đợi đến gần hết năm ngân hàng mới ráo riết tiến hành công tác thu nợ. 4.3.4 Doanh số CVMN/ Tổng DSCV khách hàng cá nhân Trong 3 năm trở lại đây, tỷ trọng doanh số cho vay mua nhà so với tổng doanh doanh số cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank giảm liên tục nhưng tỷ trọng doanh số cho vay mua nhà so với tổng doanh số cho vay khách hàng cá nhân của toàn ngân hàng luôn chiếm một tỷ trọng khá cao. Cụ thể, năm 2010 chiếm 71,1%, sang năm 2011 giảm xuống còn 65,3%, đến năm 2012 còn 64,3%. Mặc dù, ngân hàng đã áp sụng các chính sách hỗ trợ từ chính phủ cộng với việc cắt giảm lãi suất nhưng do sức mua của thị trường bất động sản quá yếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của ngân hàng, thêm vào đó là các năm trở lại đây nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nên Agribank cũng như các ngân hàng khác đều tiến hành thắt chặt tín dụng, bất động sản đóng băng nên ngân hàng hạn chế cho vay mua nhà để giảm thiểu rủi ro. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì có sự tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm 2012. Có được sự tăng trưởng này, là do thị trường bất động sản nói chung và thị trường nhà ở nói riêng những tháng đầu năm 2013 đã có những diễn biến tích cực (Theo đánh giá của Bộ Xây Dựng, 2013). Cùng với đó là các hình thức hỗ trợ cho vay tích cực từ phía ngân hang như hỗ trợ lãi suất, khuyến mãi,…đã góp phần làm tăng tỷ trọng cho vay mua nhà so với toàn hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Tuy nhiên, hình thức cho vay này không chỉ mang lại một khoản lợi nhuận to lớn cho ngân hàng, mà nó cũng mang theo một rủi ro không kém vì chỉ căn cứ trên khoản thu nhập thực tế của khách hàng để cho vay. Tuy nhiên, thu nhập là một con số không ổn định, có 54 rất nhiều biến cố có thể xảy ra đối với nguồn thu của một cá nhân, chẳng hạn như nơi làm việc của họ bị phá sản, khách hàng gặp tại nạn, hoặc phạm tội bị cách chức, … Rõ ràng thu nhập không thể là căn cứ đảm bảo hoàn toàn khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng, nguyên nhân rủi ro tín dụng này còn có nguyên nhân từ chính ngân hàng như sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộ phận trong ngân hàng, cũng như giữa ngân hàng với các cơ quan khác. Vì thế, muốn phát triển sản phẩm cho vay mua nhà nói riêng và sản phẩm tín dụng cá nhân nói chung Agribank Cần Thơ cần tăng cường hơn nữa các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro của khoản tín dụng này, tăng cường công tác quản lý thu hồi nợ tín dụng, tăng cường các khâu thẩm định khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ và góp phần làm giảm nợ quá hạn của khoản vay này. 55 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA NHÀ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 HẠN CHẾ Từ quá trình tìm hiểu phân tích hoạt động cho vay mua nhà của Agribank Cần Thơ, ta vẫn còn thấy những điểm tồn tại bên cạnh những mặt mạnh mà ngân hàng đã đạt được, cụ thể: Với tiêu chí là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động cho vay mua nhà cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía Ban lãnh đạo ngân hàng, nhưng doanh số cho vay cũng như tỷ trọng của hoạt động cho vay mua nhà vẫn còn thấp so với mức độ đầu tư của ngân hàng. Thời gian cho vay còn ngắn, một mặt chưa mang tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Mặt khác còn gây khó khăn cho người vay khi áp lực trả hàng kỳ quá cao phần lớn chưa đáp ứng đủ. Lãi suất, phương thức thu nợ, thời gian giải quyết hồ sơ chưa thực sự mang tính cạnh tranh: lãi suất cho vay, thời gian giải quyết hồ sơ vay cũng là điều cần cân nhắc cùng với khả năng cho vay tối đa của ngân hàng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có các chương trình hỗ trợ thêm lãi suất năm đầu tiên như VIB, HDbank, Eximbank,… Bên cạnh đó, hoạt động Marketing chưa thật sự hiệu quả, sự phối hợp giữa các phòng ban chưa tốt, dẫn đến hiệu quả hoạt động chung của toàn chi nhánh chưa cao. Mặc dù có sự theo dõi giám sát thường xuyên của bộ phận xử lý nợ, nhưng tình trạng nợ quá hạn tại ngân hàng vẫn còn do chưa tăng cường các các chế độ bảo hiểm đối với các khoản vay mua nhà có thời hạn dài. Hệ thống công nghệ thanh toán của ngân hàng chưa đáp ứng được một cách đầy đủ và kịp thời các nhu cầu thanh toán của khách hàng. Các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu cho các cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi và xử lý nợ vay tín dụng còn thiếu kinh nghiệm, chưa được đầu tư đào tạo đầy đủ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 56 5.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA NHÀ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.2.1 Giải pháp phòng ngừa rủi ro CVMN là một trong những nghiệp vụ kinh doanh mang lại mức lợi nhuận cao cho ngân hàng, nhưng nó luôn tiềm ẩn nguy cở rủi ro lớn. Do vậy, hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất ngân hàng cần xây dựng nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro có hiệu quả và phù hợp với điều kiện của ngân hàng mình.  Rủi ro tín dụng Là khả năng không hoàn trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng khi khách hàng gặp các rủi ro về thất nghiệp, vi phạm pháp luật chịu mức án cao, các vấn đề về sức khỏe dẫn đến mất khả năng lao động, có thể là do doanh nghiệp bị phá sản hay liên quan đến kiện tụng… Ở Agribank Cần Thơ hiện nay có sự kết hợp với công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông Nghiệp (ABIC) phân phối thông qua hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam (Agribank) tạo nên tiện ích cho người vay khi sử dụng trọn gói dịch vụ Ngân hàng – Bảo hiểm. ABIC cung cấp sản phẩm “Bảo an tín dụng” cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình vay vốn của Agribank, trong trường hợp xảy ra các sự kiện thuộc phạm vi bảo hiểm, ABIC sẽ thay mặt người đi vay (trên cơ sở đã có ủy quyền của người được bảo hiểm) trả cho Agribank một khoản tiền nhất định được quy định trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Đây là một trong những biện pháp rất hữu hiệu để giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra. Ngân hàng cần tăng cường hợp tác với các công ty bảo hiểm và tìm kiếm thêm nữa các sản phẩm bảo hiểm thích hợp cho các khoản vay tiêu dùng của khách hàng, không chỉ khi khách hàng chết mới mới nhận được sự hoàn trả nợ từ phía các công ty bảo hiểm. Bên cạnh đó phải thường xuyên giải thích cho khách hàng hiểu và nắm rõ lợi ích của việc tham gia bảo hiểm và có thể xem đây là một điều kiện bắt buộc trong hồ sơ vay của khách hàng.  Rủi ro từ việc thiếu thông tin dữ liệu để thẩm định Thiếu thông tin về thị trường bất động sản và các thông tin về khách hàng là rủi ro lớn nhất trong việc định giá tài sản đảm bảo, đánh giá nguồn tài chính của khách hàng. Việt Nam hiện chưa có hệ thống dữ liệu tín dụng đáng tin cậy để thẩm định lịch sử tín dụng cá nhân. Các ngân hàng căn cứ chủ yếu vào bản khai của người đi vay và điều tra, thẩm định dựa trên các bản khai đó. 57 Rủi ro ở đây là ngân hàng không bao giờ được chắc chắn người vay có khai đúng không và thực sự đang có bao nhiêu khoản vay. Để có thể hạn chế loại rủi ro này ngân hàng phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính quyền quản lý, các cơ quan quản lý thu nhập của khách hàng (cơ quan bảo hiểm xã hội, nơi làm việc) trong việc quản lý các khoản thu nhập để trả nợ trong thời gian hợp lý. Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa tính liên kết giữa các ngân hàng, trao đổi thông tin về khách hàng với nhau nhiều hơn, tạo thuận lợi cho mỗi ngân hàng xem khách hàng có nhiều khoản vay nợ ở các ngân hàng khác không. Ngân hàng cần hợp tác và thúc đẩy các mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức kinh tế, các chủ đầu tư xây dựng để trao đổi thông tin, nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường bất động sản cũng như các thông tin về quy định pháp luật. Thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng có thể đưa ra các đánh giá chủ quan ban đầu về khách hàng và trao đổi các thông tin với khách hàng. Bên cạnh việc đơn giản hóa các thủ tục cho vay ngân hàng cần thẩm định hồ sơ vay vốn một cách thận trọng, xây dựng các phương pháp thẩm định hiệu quả. Xây dựng hệ thống tính điểm khách hàng cá nhân nhằm giảm bớt rủi ro, giúp cho việc ra quyết định cho vay nhanh chóng, chính xác. Hệ thống tính điểm cho khách hàng cá nhân được xây dựng căn cứ vào các thông tin về khách hàng như mức thu nhập, ngành nghề, trình độ học vấn, mức độ chi tiêu, sự ổn định về việc làm và nơi cư trú, số dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng, độ tín nhiệm của khách hàng qua các giao dịch trước đó.  Rủi ro từ sự biến động thường xuyên của thị trường bất động sản Việc thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình nền kinh tế, thị trường mang tính chu kỳ dẫn tới giá cả nhà đất biến động khôn lường làm giá trị tài sản thường xuyên biến động có thể gây thiệt hại cho khách hàng, từ đó dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Để hạn chế sự ảnh hưởng này ngân hàng phải có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng nghiên cứu thị trường và đặc biệt là khả năng phân tích và dự báo xu hướng của thị trường trong tương lai. Ngân hàng cũng có thể thuờ cỏc chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường hay về bất động sản để có thể định giá tài sản đảm bảo chính xác, định hướng 58 phát triển theo xu hướng nền kinh tế. Ngân hàng cần xây dựng các phương pháp định giá tài sản đảm bảo chính xác hơn, ngoài căn cứ vào hợp đồng mua bán, cần căn cứ vào giá cả thị trường và tham khảo giá của cơ quan quản lý, tổ chức định giá có uy tín. Ngân hàng phải thu thập, nắm bắt đầy đủ và chính xác nhất khung giá nhà đất của Nhà nước ban hành, nắm bắt được các thông tin về các khu vực quy hoạch, giải tỏa, đồng thời tăng cường tư vấn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về thị trường nhà đất, giá cả thị trường nhằm tránh việc rủi ro cho khách hàng khi vay vốn. Ngân hàng cần hạn chế cho các cá nhân và tổ chức vay vốn mua bất động sản với mục đích đầu cơ bởi khi giá cả biến động, giá trị tài sản giảm mạnh thì rủi ro vỡ nợ cho khách hàng là rất lớn. Vì vậy ngân hàng cần tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay.  Rủi ro xuất phát từ tính thanh khoản kém của bất động sản Tài sản đảm bảo trong CVMN chính là các bất động sản của người vay là loại tài sản có tính thanh khoản thấp, khó bán và giá trị biến động liên tục. Để hạn chế tránh rủi ro thì khâu thẩm định khách hàng phải thận trọng, hạn chế tối đa việc phải sử dụng biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo. Thẩm định chính xác nguồn thu nhập của khách hàng, mức độ ổn định của thu nhập và các chi phí của khách hàng, đánh giá đạo đức uy tín của khách hàng để xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Với các dự án phát triển bất động sản kinh doanh, phần thẩm định của khách hàng rất chặt chẽ và tập trung vào tính khả thi, mức độ sinh lời của dự án, tiềm lực tài chính, kế hoạch bán hàng… của đơn vị chủ dự án. Ngoài ra ngân hàng cần lập riêng một quỹ đầu tư bất động sản tạo điều kiện mở rộng quy mô cho vay cũng như bù đắp các thiệt hại khi rủi ro về thanh khoản xảy ra. Trên thực tế hạn mức tín dụng được các ngân hàng cung cấp thường không quá 50% của 70% giá trị thị trường bất động sản thế chấp. Nghĩa là, tỷ lệ tài trợ của ngân hàng với một khoản đầu tư bất động sản của cá nhân thông thường chỉ dừng lại ở mức 35% giá trị tài sản. Điều này là động lực thúc đẩy người sử dụng tín dụng thanh toán đầy đủ phần lãi thường xuyên do thiệt hại của họ có thể lên tới 65% giá trị tài sản. Trường hợp hi hữu phải phát mại tài 59 sản thỡ tớnh thanh khoản được đảm bảo chắc chắn nhờ mức định giá tài sản thế chấp khá thấp. Cũng vì nhà ở là tài sản rất lớn đối với người dân Việt Nam vì vậy mà họ sẽ tìm mọi cách để giữ được nhà như vay mượn của người thân, bạn bè để trả nợ ngân hàng.  Rủi ro về mặt đạo đức Khi khách hàng và cán bộ tín dụng liên kết với nhau che giấu thông tin, đưa ra các thông tin không đúng sự thật, đánh bóng khách hàng để chiếm đoạt nguồn vốn của ngân hàng. Để hạn chế rủi ro này ngân hàng phải luôn coi trọng công tác giáo dục phẩm chất của cán bộ tín dụng. Có chính sách tín dụng chi tiết rõ ràng, phân quyền phán quyết cụ thể, quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan tới công việc, thu nợ, xử lý nợ. Thực hiện đúng quy trình, nghiệp vụ từ khi xét duyệt cho vay tới khi tu hồi nợ, xử lý nợ. Luôn coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát tại ngân hàng, trong nội bộ các chi nhánh nên tổ chức các đoàn kiểm tra chéo lẫn nhau. Nâng cao chất lượng hiệu quả quản trị rủi ro. Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan tới công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người có năng lực và phẩm chất thực sự. Việc bố trí cán bộ tín dụng phải được chọn lọc và phù hợp với năng lực thực tế cũng như công việc được phân công. Coi trọng công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ từ nghiệp vụ chuyên môn tới phẩm chất đạo đức, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và đạo dức nghề nghiệp. Như vậy hoạt động CVMN chứa đựng những nguy cơ rủi ro rất lớn, bao gồm cả những rủi ro khó có thể kiểm soát như những rủi ro từ các quy định của pháp luật, cơ chế chính sách của nhà nước. Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần có chính sách tín dụng chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải. 5.2.2 Giải pháp phát triển sản phẩm  Tăng cường tính liên kết giữa các sản phẩm ngân hàng Trong quá trình cung cấp sản phẩm CVMN ngân hàng nên kết hợp sản phẩm CVMN với các sản phẩm khác của ngân hàng như dịch vụ gửi tiền, dịch vụ thanh toán qua tài khoản, dịch vụ thẻ hay trả lương qua ngân hàng…từ đó 60 thu hút khách hàng vay tiền mua nhà và còn thúc đẩy khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Ngân hàng có thể căn cứ một phần vào việc khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng thực hiện các hoạt động thanh toán, việc chi trả lương qua tài khoản, số dư tổng tài khoản tăng đều hàng tháng để xét duyệt khoản vay, hoặc khách hàng có thể cầm cố sổ tiết kiệm để vay tiền của ngân hàng. Việc khách hàng mở tài khoản tại một ngân hàng là mong muốn được vay tiền của ngân hàng trong tương lai và được sử dụng thêm các dịch vụ gia tăng khác của ngân hàng. Ngân hàng cần tăng cường mối quan hệ hợp tác với các cơ quan quản lý, các chủ đầu tư xây dựng nhà đất tìm khách hàng ngay từ gốc, và cũng giúp ngân hàng có nhiều thông tin về thị trường bất động sản, thực hiện phương thức cho vay ba bên: Chủ đầu tư xây dựng – ngân hàng – khách hàng. Khi đó sẽ thuận lợi hơn cho khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục mua nhà và nguồn tài chính nếu có sự bảo lãnh của ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng hạn chế rủi ro trong việc đảm bảo đúng mục đích sử dụng vốn của ngân hàng. Ngân hàng nên tích cực mở rộng hoạt động CVMN dưới hình thức tài trợ trọn gói, tham gia từ khâu xây dựng đến khâu bán nhà. Ngân hàng hỗ trợ một phần vốn cho các chủ đầu tư sẽ thúc đẩy nhanh tốc dộ xây dựng và cung cấp cho thị trường nhiều khu căn hộ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.  Đẩy mạnh công tác Marketing ngân hàng Trong xu thế nền kinh tế dịch vụ ngày nay, hoạt động marketing, xúc tiến, thiết lập kênh phân phối, cổ động truyền thông, quảng cáo và chăm sóc khách hàng có tác động rất quan trọng đến phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng cá nhân. Bởi lẽ đơn giản là tâm lý khách hàng cá nhân có thói quen bắt chước theo số đông, chịu tác động của quy luật bầy đàn trong tiêu dùng dịch vụ, nhất là những dịch vụ nhạy cảm như ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin. Vì vậy để có thể mở rộng quy mô CVMN, ngân hàng phải xây dựng được một chiến lược marketing có hiệu quả phù hợp với ngân hàng, nhằm mục đích giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm dịch vụ, các cơ chế, điều kiện cũng như quy trình nghiệp vụ tín dụng, đưa sản phẩm ngân hàng tiếp cận gần hơn với khách hàng. Hoạt động CVMN luôn chú trọng thời gian quan hệ với khách hàng lâu dài (một món vay mua nhà thường có thời gian từ 10 đến 30 năm). Do vậy việc có những chính sách cụ thể, chi tiết nhưng linh hoạt sẽ góp phần thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng, tạo niềm tin tưởng của khách hàng, 61 khách hàng sẽ hiểu sâu hơn về các đặc điểm lợi ích của sản phẩm CVMN cũng như các điều kiện vay vốn. Hoạt động theo mong muốn của khách hàng thì ngân hàng phải hiểu đối tượng phục vụ của mình. Do thông tin về khách hàng của ngân hàng không đầy đủ nên các ngân hàng cần phân khúc thị trường để xác định một cách hợp lý cơ cấu thị trường và khách hàng mục tiêu, từ đó tiến hành quảng bá giới thiệu sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra trên website của ngân hàng cần giới thiệu nhiều hơn về tiện ích của sản phẩm CVMN, các điều kiện vay vốn, hồ sơ cần thiết phải có, nên có thêm mục thông tin nhà đất, cung cấp thông tin về các dự án nhà chung cư mà ngân hàng liên kết cho vay, thông tin giá cả thị trường nhà đất… Và có thể thêm mục truy vấn tài khoản của khách hàng vay tiền mua nhà trong đó có các thông tin về tài khoản của khách hàng, tình hình trả nợ, ngày đến hạn trả lãi và gốc hàng tháng. Những thông tin này có thể giúp ích cho khách hàng có thể theo dõi tình hình trả nợ và chủ động thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên yếu tố con người là quan trọng nhất, quyết định sự thành công trong các chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng cần phải đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực marketing, chủ động tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường để đưa ra các chiến lược marketing phù hợp, để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ nhân viên ngân hàng luôn có thái độ phục vụ lịch sự, văn minh, tận tình hướng dẫn khách hàng, thể hiện được văn hóa kinh doanh riêng của ngân hàng. Ngân hàng thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng, gặp gỡ và tiếp xúc với khách hàng, phát phiếu thăm dò ý kiến, thu nhận các ý kiến đánh giá của khách hàng. Từ đó, ngân hàng có thể hiểu rõ hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với ngân hàng, giúp ngân hàng có thể có những biện pháp khắc phục những điểm còn thiếu sót, chưa phù hợp, hoàn thiện sản phẩm hơn và có thể cho ra đời nhiều sản phẩm mới thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, tăng cường mối quan hệ với khách hàng. 5.2.3 Xây dựng chính sách cho vay phù hợp  Xây dựng mức lãi suất hợp lý Lãi suất là một công cụ quan trọng để thu hút khách hàng. Vì vậy mà chính sách lãi suất phải hết sức linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng vay vốn. Với những khách hàng truyền thống, có quan hệ tốt với ngân hàng và 62 có khả năng về tài chính thì có thể được hưởng mức lãi suất ưu đãi thấp hơn. Tùy vào từng lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà ngân hàng đưa ra những ưu đãi về lãi suất cùng với những ưu đãi khác nhằm khuyến khích khách hàng tham gia sử dụng sản phẩm của ngân hàng nhiều hơn. Tùy vào từng trường hợp cụ thể như khách hàng đến vay vốn lần đầu tiên hoặc là khách hàng thứ 1000 thì ngân hàng có thể áp dụng các ưu đãi về lãi suất kèm theo một số hình thức khuyến mại khác, có thể giảm lãi cho những khách hàng đã sử dụng thêm nhiều sản phẩm của ngân hàng như trả lương qua tài khoản, có tài khoản thanh toán, gửi tiền tại ngân hàng … Ngân hàng cần đa dạng hóa các loại hình lãi suất tương ứng với từng thời hạn vay và tổng giá trị món vay. Đồng thời chính sách lãi suất phải mang tính cạnh tranh trên thị trường sao cho vẫn phù hợp với các nguồn lực của ngân hàng và phù hợp với cả khách hàng. Hiện tại, lãi suất cho vay mua nhà của Agribank là 12%/năm, mức lãi suất này còn khá cao so với các ngân hàng thương mại khác HDbank, VIB, Eximbank, các ngân hàng này áp dụng mức lãi suất ưu đãi đối với năm đầu tiên là 9%/năm. Vì vậy, sắp tới ngân hàng nên hạ lãi suất xuống cho phù hợp với thị trường hiện nay đồng thời tăng them tính cạnh tranh cho ngân hàng. Hiện nay trên thị trường các ngân hàng thường áp dụng hai cách tính lãi suất: tính lãi suất trên dư nợ thực tế hoặc tính lãi suất trên cơ sở số dư ban đầu. Hai cách tính này rất phổ biến trên thế giới và thực tế nó là một hình thức Marketing của các ngân hàng.  Tăng thời hạn vay vốn phù hợp, mang tính cạnh tranh Cần đa dạng hóa các thời hạn cho vay để đảm bảo các nguyên tắc tín dụng như khả năng hoàn trả, đảm bảo mục đích sử dụng vốn và có điều kiện đảm bảo khả năng trả nợ vay cũng cũng như tạo điều kiện kiểm tra theo dõi. Cho nên chi nhánh có thể xem xét, đánh giá đa dạng hóa các thời hạn vay phù hợp đối với nhu cầu và đối với đối tượng như: Tăng thời gian cho vay mua nhà: Thời gian cho vay mua nhà ở Agribank hiện nay dài nhất là 15 năm. Trong khi ở nước ta, người có thu nhập trung bình chiếm đa số bộ phận dân cư. Tiền gốc trả trong thời gian dài thì số tiền gốc trả hàng kỳ sẽ nhỏ đi giúp cho người có thu nhập trung bình đủ khả năng 63 vay tiền của ngân hàng do đó thời hạn cho vay có thể kéo dài hơn giúp tăng khả năng cạnh tranh và làm tăng số lượng khách hàng của ngân hàng. Do đó, Ngân hàng có thể nâng thời hạn cho vay lên 20 năm cho phù hợp với mặt bằng chung hiện nay của các ngân hàng khác như HDBank, MHB, Vietcombank,… Ngân hàng cũng nên kéo dài thời hạn trả nợ cho người vay tùy theo tuổi đời của khách hàng. Nếu tuổi đời người vay còn trẻ thì nên cho vay lâu hơn,…  Điều kiện cho vay linh hoạt Ngân hàng cần đưa ra các điều kiện vay dễ dàng hơn để có thể thu hút nhiều đối tượng khách hàng vay vốn hơn. Ngân hàng có thể linh hoạt hơn trong điều kiện khách hàng phải có hộ khẩu thường trú tại những địa bàn mà Agribank có trụ sở, chi nhánh hay phòng giao dịch. Ngân hàng nên áp dụng cho các đối tượng vay tuy không có đủ điều kiện về hộ khẩu nhưng ngân hàng chứng minh được các điều kiện tốt về tư cách pháp nhân, công ăn việc làm ổn định, về nguồn tài trợ cũng như về tài sản đảm bảo. Hơn nữa ngân hàng cần mở rộng phạm vi cho vay không chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các đô thị mà nên mở rộng tới các khu vực ngoại thành, các thị trấn ở vùng nông thôn, những nơi mà nhu cầu mua nhà cũng rất lớn. 5.2.4 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng Không ngừng nâng cao mức độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng phù hợp với tiềm lực tài chính của ngân hàng, đảm bảo xu thế chung của khu vực và quốc tế. Cần nhận thức rằng khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng thứ hai quyết định tới chất lượng sản phẩm dịch vụ, khả năng phát triển mở rộng của ngân hàng sau nhân tố con người. Việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng sẽ làm tiết giảm được về thời gian, lao động, phục vụ việc quản trị điều hành, tác nghiệp cũng như phục vụ khách hàng nhanh chóng thuận tiện hơn. Hệ thống công nghệ thông tin phải đảm bảo cho việc giao dịch được nhanh chóng thuận tiện với khách hàng, đảm bảo an toàn các thông tin của khách hàng. Trong những năm qua Agribank luôn là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin như dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS). Đây là dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ và 64 Agribank là Ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án này. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần triển khai thêm Công nghệ cơ sở hạ tầng hóa công khai (Public Key Infrastructure – PKI) cho ngân hàng và khách hàng, nhằm nâng cao chế độ bảo mật, đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng và của ngân hàng. Đây là một công nghệ đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới để kiểm tra xác thực người dùng đăng nhập vào hệ thống giao dịch, sử dụng chữ ký số để ký các giao dịch điện tử, email, mã hóa dữ liệu,… Đồng thời trên nền tảng công nghệ hiện đại là cơ sở để ngân hàng bứt phá phát triển bằng việc tung ra hàng loạt sản phẩm giá trị gia tăng mang hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt là các sản phẩm hướng tới khách hàng cá nhân như sản phẩm SMS Banking, thanh toán trực tuyến E – commerce, chuyển, nhận tiền Agripay,… 5.2.5 Xem xét điều chỉnh lại cách tính thu nhập của người vay Hiện nay, ngân hàng đang áp dụng cách tính điều kiện thu nhập trả nợ của người vay đối với món vay là 30% trên tổng thu nhập của cá nhân hoặc hộ gia đình. Giả sử, một món vay mua nhà ở xã hội trị giá 300 triệu đồng, thời hạn vay 10 năm, lãi suất vay là 12%/năm thì số tiền gốc và lãi (gốc và lãi chia đều cho mỗi kỳ trả) mà khách hàng phải trả hàng tháng là 4.304.128 đồng/tháng. Như vậy, thì cá nhân hoặc hộ gia đình muốn vay thì phải có tổng thu nhập hàng tháng là phải hơn 10 triệu đồng mới đáp ứng điều kiện vay vốn. Với cách tính như thế này thì hơi vượt qua khả năng của người lao động. Vì vậy, ngân hàng nên xem xét và điều chỉnh lại cách tính thu nhập, có thể tăng mức tính thu nhập trả nợ từ 30% lên 40% trên tổng thu nhập của người lao động, hiện nay theo số báo cáo của Tổng cục thống kê thì thu nhập bình quân đầu người của người dân ở TP. Cần Thơ là hơn 5 triệu đồng/người/tháng. Thiết nghĩ, nếu ngân hàng thay đổi cách tính như trên thì với thu nhập của cả 2 vợ chồng cùng đi làm thì khả năng đáp ứng được nguồn vốn vay cũng cao hơn. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua quan sát thực tế và phân tích vệ thực trang cho vay mua nhà tại Agribank Cần Thơ ta thấy rằng đây là sản phẩm được ngân hàng chú trọng và 65 có định hướng phát triển lâu dài trong tương lai. Tuy mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng cho vay mua nhà có tác dụng kích thích tiêu dùng trong xã hội, thúc đẩy thị trường BĐS, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đa dạng hó dịch vụ ngân hàng, phân tán rủi ro trong cho vay. Qua quá trình phân tích cũng cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay mua nhà rất có hiệu quả, lợi nhuận tăng qua các năm, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay đều tăng qua các năm, trong khi đó nợ quá hạn ngày càng giảm, đây là tín hiệu khả quan cho việc phát triển sản phẩm này trong tương lai. Mặc dù còn một số khó khăn, thách thức bên ngoài như những vấn đề đặt ra từ môi trường pháp lý, về quản lý nhà nước, về đối thủ cạnh tranh, biến động lãi suất,… và các nhân tố nội tại của ngân hàng như nợ xấu của các khoản vay mua nhà,… nhưng Agribank luôn tìm cách khắc phục các yếu điểm , tăng cường hơn nữa các mặt mạnh, tận dụng được các lợi thế, cơ hội bên ngoài để phát triển sản phẩm này. Năm 2014 và thời gian tới, thị trường tín dụng nhà ở Việt Nam dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh sôi động. Các NHTM cổ phần khác cũng đang tích cực tham gia thị trường này bằng nhiều chương trình hỗ trợ và ưu đãi. Với tư cách là ngân hàng được chọn để thực hiện chương trình mục tiêu của Chính phủ về hỗ trợ cho vay nhà ở đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội, Agribank Cần Thơ cần nỗ lực hơn nữa để thể hiện vị thế ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam so với các ngân hàng thương mại khác trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu của Chính phủ. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với chính quyền thành phố Cần Thơ Để hoạt động cho vay mua nhà ở các NHTM nói chung và Agribank nói riêng có điều kiện phát triển, rất cần sự quan tâm của Nhà nước, trước hết là về hệ thống chính sách pháp luật trong lĩnh vực này và lĩnh vực bất động sản. Đơn cử như việc tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện tối đa để người dân, nhất là người lao động có thu nhập thấp có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay. Như vậy nhu cầu vay để mua nhà hay ổn định cuộc sống tạm thời của người dân gặp phải rất nhiều khó khăn, kéo theo sự khó khăn đối với các NHTM. Muốn mở đường cho hoạt động này phát triển thực sự cần sự phối hợp đồng bộ của cơ quan Nhà nước các cấp. Với cấp quản lý Trung ương, có thể tiến hành các biện pháp tác động vào nền kinh tế vĩ mô để ổn định thị trường nói chung từ đó sẽ ổn định thị trường bất động sản và thị trường vay mua nhà. 66 Khi nền kinh tế ổn định, người dân có mức thu nhập ổn định cũng sẽ tạo được tâm lý yên tâm để đến với các dịch vụ ngân hàng. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực vay mua nhà và bất động sản cũng cần có sự điều chỉnh theo hướng minh bạch, thông thoáng để giảm thiểu các rủi ro cho hoạt động này. Nhất là thị trường bất động sản luôn có nhiều biến động và tranh chấp nên đòi hỏi sự quy hoạch và quản lý hết sức chặt chẽ mới phát huy được hiệu quả của hoạt động này. 6.2.2 Đối với Agribank Hội sở Về phía ngân hàng hội sở cần tăng cường phối hợp với các chi nhánh trong hệ thống Agribank để có những hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm. Đồng thời ngân hàng hội sở cần tăng thêm cho chi nhánh quyền chủ động sáng tạo trong kinh doanh để chi nhánh có thể xây dựng cho mình được những sản phẩm đặc trưng mang dấu ấn của chi nhánh. Mặt khác, thường xuyên tổ chức các chuyên đề tín dụng nhà ở cho các khách hàng. Dành riêng một khoản vốn nhất định để cấp tín dụng hỗ trợ nhà ở. Phải xác định được chiến lược phát triển chiến lược cho vay mua nhà tùy thuộc vào thị trường mục tiêu, khả năng, thế mạnh của chi nhánh mình. Từ đó xây dựng chính sách cho vay khoa học, phù hợp các quy luật kinh tế thị trường, quy luật cụ thể, chi tiết để hướng dẫn hoạt động cho vay mua nhà của chi nhánh theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả, ít rủi ro. 6.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ đối với hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với biến động của thị trường thông qua việc sử dụng hữu hiệu các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động, cho vay linh hoạt phù hợp với diễn biến của thị trường. Đổi mới chính sách tín dụng cho phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng, ban hành và áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế vào lĩnh vực ngân hàng nhằm phản ánh chính xác 67 chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế, từ đó giúp các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế và các khách hàng có căn cứ đánh giá đúng, giúp ngân hàng nhà nước thêm một công cụ hữu hiệu điều chỉnh hoạt động các ngân hàng thương mại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Cần Thơ: Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 1. Ths. Ngô Thị Thanh Trúc, 2006. Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế. Đại học Cần Thơ. 2. PGS.TS Nguyễn Văn Dờn, 2003. Tín dụng – Ngân hàng. TP.HCM: NXB 68 Thống kê. 3. Ths. Thái Văn Đại, 2003. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 4. Ths. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 2007. Bài giảng quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 5. Nguyễn Đỗ Thùy Uyên, 2008. Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học.Đại học Cần Thơ. 6. Tác giả Thảo Linh, 2010. Những chặn đường vẻ vang của Agribank. Bản tin Tạp chí ngân hàng, tháng 04. PHỤ LỤC 1 . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ---------------oOo-------------- BẢNG THEO DÕI LÃI SUẤT 69 %/Năm NGÀY ÁP DỤNG LS CƠ BẢN LS HUY ĐỘNG CAO NHẤT LS CVAY CAO NHẤT Lãi suất KKH Năm 2007 1/1/2007 8.25% 9.36% 15.00% 7/2/2007 16.20% 10/25/2007 9.60% Năm 2008 2/1/2008 8.75% 2/20/2008 10.20% 4/16/2008 11.00% 4/29/2008 12.00% 17.40% 5/19/2008 12.00% 15.00% 18.00% 6/11/2008 14.00% 16.00% 21.00% 6/16/2008 17.00% 6/30/2008 18.00% 7/22/2008 17.50% 20.50% 9/1/2008 20.00% 10/1/2008 17.00% 10/13/2008 16.90% 10/21/2008 13.00% 16.80% 19.50% 11/5/2008 12.00% 15.50% 18.00% 11/10/2008 15.00% 11/20/2008 14.40% 11/21/2008 11.00% 13.20% 16.50% 70 3.6 12/5/2008 10.00% 12.60% 12/10/2008 11.40% 12/20/2008 10.00% 15.00% 8.00% 12.75% 1/7/2009 8.00% 12.00% 1/21/2009 8.04% 12/22/2008 8.50% Năm 2009 2/1/2009 7.00% 7.08% 10.50% 2/16/2009 12.72% 2/25/2009 7.80% 3/5/2009 8.00% 6/23/2009 8.40% 9/10/2009 8.90% 10/5/2009 9.00% 10/23/2009 9.20% 11/27/2009 9.99% 12/1/2009 12/5/2009 8.00% 10.44% Năm 2010 1/12/2010 2/27/2010 12.72% 10.49% 3/15/2010 16.00% 4/14/2010 15.50% 4/15/2010 12.00% 4/22/2010 11.50% 7/6/2010 15.00% 71 7/9/2010 11.20% 7/27/2010 11.50% 10/15/2010 11.00% 10/18/2010 11/5/2010 14.50% 9.00% 11/8/2010 12.50% 15.50% 12/8/2010 13.50% 17.00% 12/13/2010 14.00% Năm 2011 1/20/2011 14.00% 3/15/2011 19.00% 3/31/2011 20.00% 8/31/2011 22.00% Năm 2012 22/02/2012 21.50% 13/03/2012 13% 11/4/2012 12% 28/05/2012 11% 20% 1/6/2012 11/6/2012 19 9% 17.5 11/7/2012 72 2 [...]... Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được các mục tiêu chung trên cần có các mục tiêu cụ thể như sau - Phân tích thực trạng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua nhà - Đề xuất các giải pháp mở rộng. .. CVMN/Tổng doanh số cho vay KHCN 53 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA NHÀ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 55 5.1 Hạn chế 55 5.2 Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay mua nhà tại Agribank chi nhánh Cần Thơ 55 5.2.1 Giải pháp phòng ngừa rủi ro 56 5.2.2 Giải pháp phát triển sản phẩm 59 5.2.3 Xây dựng chính sách cho vay phù hợp ... tập tại Agribank – chi nhánh Cần Thơ hoạt động cho vay mua nhà của ngân hàng đã thu hút sự chú ý và quan tâm của em, cùng 1 với tính “nóng hổi” của thị trường nhà đất trong thời gian gần đây nên em đã quyết định chọn đề tài: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Giải. .. nợ cho vay mua nhà Dư nợ cho vay mua nhà là chỉ tiêu tích lũy phản ánh khối lượng tiền mà hiện ngân hàng đang còn cho vay phục vụ nhu cầu mua nhà của khách hàng tại một thời điểm nhất định Dư nợ cho vay = mua nhà năm nay Dư nợ CVMN + Doanh số năm trước CVMN năm nay - Doanh số thu nợ CVMN năm nay Dư nợ cho vay mua nhà năm nay cao hơn dư nợ cho vay mua nhà năm trước chứng tỏ doanh số cho vay mua nhà. .. khoản vay là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá kết quả mở rộng cho vay mua nhà trả góp tại NHTM Chỉ tiêu này cao và tăng trưởng hàng năm chứng tỏ cho vay mua nhà của ngân hàng được mở rộng và thị phần của ngân hàng trên thị trường cho vay mua nhà cũng tăng Ngược lại, chỉ tiêu này năm nay giảm so với năm trước chứng tỏ mục tiêu mở rộng cho vay mua nhà của ngân hàng không thực hiện được - Doanh số cho vay mua nhà. .. Khái niệm Mở rộng cho vay mua nhà (các khoản vay bất động sản) tại NHTM là sự gia tăng về quy mô, cơ cấu và tỷ trọng cho vay mua nhà trong tổng tài sản của ngân hàng 2.1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh Các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng cho vay mua nhà gồm: số lượng khoản vay, doanh số cho vay, dư nợ và tăng trưởng dư nợ qua các năm và tỷ trọng cho vay mua nhà trong tổng dư nợ - Số lượng khoản vay Số lượng... nay, cho vay BĐS thường chi m tỷ trọng lớn trong khoản mục cho vay của các NHTM Loại cho vay BĐS lớn nhất mà ngân hàng thực hiện đó là cho vay xây dựng nhà ở, thường chi m khoản 60% các khoản cho vay BĐS Do đó, cho vay mua nhà có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với các NHTM Thông qua hoạt động cho vay mua nhà, ngân hàng gián tiếp thực hiện quan hệ hợp tác với các Công ty kinh doanh nhà, bất động. .. xuất các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giới hạn không gian Đề tài nghiên cứu về sản phẩm cho vay mua nhà được thực hiện tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Giới hạn thời gian Đề tài được thực hiện trong vòng 3 tháng từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013 với số liệu được thu thập tại ngân hàng từ năm 2010... soát hoạt động công ty  Các hoạt động khác Ngoài ba hoạt động chính trên, ngân hàng còn thực hiện nhiều hoạt động khác, như hoạt động bảo lãnh, hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động cho thuê tài chính, cung cấp dịch vụ đại lý, dịch vụ uỷ thác và tư vấn, dịch vụ bảo hiểm, thực hiện bảo quản vật có giá và quản lý ngân quỹ… 2.1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM - Khái niệm Như đã trình bày ở trên, Cho vay. .. lãi Do đó, cho vay mua nhà giúp cho những người có thu nhập ổn định có thêm cơ hội để mua cho mình một ngôi nhà Ngoài ra, hoạt động cho vay mua nhà mang lại thu nhập lớn cho các ngân hàng do mức lãi suất áp các ngân hàng áp dụng với hình thức này thường cao 2.1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của cho vay mua nhà  Đối với khách hàng Với mức thu nhập thông thường từ lương tháng, để có đủ tiền mua nhà, không

Ngày đăng: 07/10/2015, 10:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan