1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vị trí và tầm quan trọng của vận chuyển trong nền kinh tế và tại các doanh nghiệp

21 1,9K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 155,5 KB

Nội dung

Ngày nay, trong nền kinh tế hiện đại, đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa mạnh của nền thương mại thế giới. Hàng hóa không còn được tiêu thụ chính tại nơi sản xuất ra nó, mà nó còn được tiêu thụ ở xa hoặc ở xa nơi sản xuất.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN, VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẬN CHUYỂN 4

1 Khái niệm 4

2 Đặc điểm của vận chuyển 4

3 Vị trí và tầm quan trọng của vận chuyển trong nền kinh tế và tại các doanh nghiệp 5

3.1 Đối với nền kinh tế 5

3.2 Đối với các doanh nghiệp 5

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CÁC QUYẾT ĐỊNH CƠ BẢN 6

1 Quyết định mục tiêu chiến lược vận chuyển 6

1.1 Mục tiêu chi phí: 6

1.2 Mục tiêu chất lượng dịch vụ khách hàng: 6

2 Quyết định thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển 8

2.1 Vận chuyển thẳng đơn giản 8

2.2 Vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng 8

2.3 Vận chuyển qua trung tâm phân phối 9

2.4 Vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng 10

2.5 Vận chuyển đáp ứng nhanh 10

3 Quyết định lựa chọn đơn vị vận tải 11

3.1 Chi phí vận chuyển: 11

3.2 Thời gian vận chuyển 11

3.3Độ tin cậy 11

3.4 Năng lực vận chuyển 11

3.5 Tính linh hoạt 12

3.6 An toàn hàng hoá 12

4 Quyết định phối hợp trong vận chuyển hàng hoá 13

4.1 Phối hợp vận chuyển căn cứ theo mật độ khách hàng và khoảng cách 13

Trang 2

4.2 Phối hợp vận chuyển theo quy mô khách hàng 13

4.3 Phối hợp vận chuyển và dự trữ hàng hoá 14

5 Hệ thống chứng từ vận chuyển hàng hoá 14

5.1 Hệ thống chứng từ trong vận chuyển nội địa 14

5.2 Hệ thống chứng từ trong vận chuyển quốc tế 14

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH THỰC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 16

1 Thực trạng về vận chuyển tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 16

2 Một số giải pháp 17

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

Với sự phát triển vượt bậc của kinh tế Việt Nam cũng như của toàn thế giới.Dòng chảy của nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm sẽ nhanh hơn và nhiềuhơn Song song với nó quá trình chuyên môn hóa vẫn không ngừng tiến bộ, đã và sẽxuất hiện nhiều hơn doanh nghiệp, tổ chức chỉ chuyên môn về vận chuyển

Nhìn thấy sự ảnh hưởng to lớn của vận chuyển đến sự phát triển của nền kinh tế

và tại các doanh nghiệp, nhóm 7 đã chọn đề tài: “Vị trí và tầm quan trọng của vậnchuyển trong nền kinh tế và tại các doanh nghiệp Phân tích các quyết định cơ bản vềvận chuyển trong quản trị logistics của doanh nghiệp Liên hệ quản trị vận chuyển tạicác doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu làm 3chương

Chương 1: Lý luận cơ bản, vị trí và tầm quan trọng của vận chuyển

Chương 2: Phân tích các quyết định cơ bản về vận chuyển trong quản trị logistics

Chương 3: Phân tích thực tế về vận chuyển tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Trang 4

2 Đặc điểm của vận chuyển

.Chúng ta đều biết, sản phẩm dịch vụ không thể hình dung hay sờ, nắm được nhưcác sản phẩm vật chất khác Mà có những đặc điểm riêng của nó như tính vô hình, tínhkhông đồng nhất (đối với các khách hàng khác nhau), tính không tách rời (sản xuất vàtiêu dùng đồng thời), tính dễ hỏng (không thể lưu trữ được), mà vận chuyển hàng hóa

là một sản phẩm như vậy Chính vì những lý do đó, khi khách hàng chọn mua sảnphẩm thì họ sẽ căn cứ chủ yếu vào minh chứng vật chất công ty cung cấp (chất lượngphương tiện, bến bãi…) Độ tin cậy đối với khách hàng khác và kinh nghiệm chínhbản thân họ Để từ đó khách hàng sẽ có một sự kì vọng về sản phẩm mà họ sắp mua:nhận hàng có đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng với số lượng và chất lượng trướckhi qua quá trình vận chuyển hay không

Vận chuyển tạo ra một phần giá trị gia tăng cho sản phẩm nếu hàng hoá được vậnchuyển đến đúng nơi, đúng lúc

Cũng như bao sản phẩm dịch vu khác, dịch vụ vận chuyển không thể lưu kho được.Trong khi nhu cầu vận chuyển lại dao động rất lớn Trong thời kì cao điểm thì các đơn

vị vận tải phải có nhiều phương tiện hơn gấp bội để đảm bảo phục vụ Ngược lại, khivắng khách vẫn phải tốn các chi phí cơ bản và khấu hao tài sản, duy tu bảo dưỡngphương tiện, chi phí quản lý… Bên cạnh đó, có những yếu tố doanh nghiệp không thểkiểm soát được như điều kiện thời tiết, giao thông… cũng tác động không nhỏ đếnchất lựơng dịch vụ Đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ và đưa ra những giải pháp hợp

lý để khai thác tối đa nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu

Trang 5

3 Vị trí và tầm quan trọng của vận chuyển trong nền kinh tế và tại các doanh nghiệp

3.1 Đối với nền kinh tế

Vận chuyển là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàncầu thông qua việc cung cấp nguyên liệu sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng hịtrường Nó đáp ứng được những cơ hội kinh doanh trong phạm vi toàn cầu do đó nóđóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội -GDP của một quốc gia

Ngày nay, quá trình tập trung hoá và chuyên môn hoá của sản xuất và tiêu dùngngày càng phát triển do đó việc khắc phục được cách biệt giữa nơi sản xuất và tiêu thụrất quan trọng Nhờ có vận chuyển mà quá trình lưu chuyển sản xuất kinh doanh từkhâu đầu vào đến khâu đầu ra được tối ưu hoá

Vận chuyển giúp mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chiphí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hoá chứng từ trong kinh doanh, đặc biệt trong buôn bán

và vận tải quốc tế

3.2 Đối với các doanh nghiệp

Quản trị vận chuyển sẽ giúp cho chiến lược marketing của doanh nghiệp thànhcông trong việc phân phối đủ rộng và đủ sâu để đáp ứng một cách hoàn hảo nhu cầucủa thị trường

Vận chuyển sẽ đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian: đúng nơi, đúng lúc Nó cung cấpnguyên vật liệu đến nơi sản xuất, cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng…Việcthực hiện quá trình vận chuyển sẽ tác động tới chi phí và trình độ dịch vụ khách hàngcũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 6

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CÁC QUYẾT ĐỊNH CƠ BẢN

1 Quyết định mục tiêu chiến lược vận chuyển

Trong doanh nghiệp khi tiến hành bất cứ hoạt động nào cũng đều phải đặt ra mụctiêu để hướng tới Trong hoạt động Logistics cũng vậy, chúng ta cũng cần phải đặt ramục tiêu nhằm tối thiểu hoá chi phí và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp Vậnchuyển là khâu quan trọng trong suốt quá trình logistics Do đó, nhà quản trị vậnchuyển cần đưa ra quyết định mục tiêu chiến lược vận chuyển sao cho phù hợp vớichiến lược của doanh nghiệp

1.1 Mục tiêu chi phí:

Là một trong những mục tiêu hàng đầu của vận chuyển Nhà quản trị phải đưa ranhững quyết định vận chuyển nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí của cả hệ thốnglogistics Chi phí phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt phụ thuộc hệ thống logistics nhằm

sử dụng các giải pháp để tối thiểu hoá tổng chi phí của cả hệ thống Điều này có nghĩa,tối thiểu hoá chi phí vận chuyển không phải luôn luôn liên quan đến tổng chi phílogistics thấp nhất Ví dụ như để tối thiểu hoá chi phí vận chuyển, người ta thường vậnchuyển với quy mô lớn, sử dụng phương tiện như đường sắt hay đường thuỷ Điều này

có thể tạo nên chi phí dự trữ cao hơn

Chi phí vận chuyển là lớn nhất có thể chiếm từ 1/3 đến 2/3 tổng chi phí trong hệthống logistics Do đó để giảm tới mức thấp nhất chi phí của cả hệ thống logistics thìđòi hỏi nhà quản trị cần phải có các quyết định vận chuyển sao cho chi phí vận chuyển

là thấp nhất để vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh mà không làm chi phí dựtrữ cao nhất

1.2 Mục tiêu chất lượng dịch vụ khách hàng:

Thể hiện năng lực đáp ứng nhu cầu khách hàng về thời gian, địa điểm, quy mô và

cơ cấu mặt hàng trong từng lô hang vận chuyển Trong vận chuyển hàng hoá, dịch vụkhách hàng được thể hiện ở hai khía cạnh đặc thù và quan trọng nhất, đó là thời gian

và độ tin cậy

Trang 7

Trong một chu kỳ thực hiện đơn đặt hàng, thời gian vận chuyển chiếm nhiều nhất,

và do đó tốc độ vận chuyển có liên quan đến việc đáp ứng kịp thời hàng hoá của kháchhàng, đến dự trữ hàng hoá của khách hàng Độ ổn định vận chuyển ảnh hưởng đến cả

dự trữ của người mua, người bán và những cơ hội, rủi ro trong kinh doanh Tuy nhiênbên cạnh việc đảm bảo tốt tính ổn định trong vận chuyển, chủ hàng cũng cần có được

sự linh hoạt trong môi trường kinh doanh đầy biến động, đáp ứng được nhu cầu kháchhàng

Nhằm đáp ứng thật tốt nhu cầu của khách hàng thì thời gian là quan trọng vì đápứng đúng lúc khách hàng cần Vận chuyển càng đến sớm thì thời gian đáp ứng nhu cầukhách hàng càng nhanh và chất lượng dịch vụ khách hàng càng tốt Thời gian vậnchuyển càng quan trọng thì mức độ ổn định của quá trình vận chuyển càng cao do đó

ổn định được khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng

Độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá thể hiện qua tính ổn định về thời gian vàchất lượng dịch vụ khi di chuyển các chuyến hàng Sự dao động trong thời gian vậnchuyển là khó tránh khỏi do những yếu tố không kiểm soát được như thời tiết, tìnhtrạng tắc nghẽn giao thông… Tuy nhiên dao động cần giảm đến mức thấp nhất trongquá trình di chuyển Trong vận chuyển sự dao động về thời gian giao, nhận hàng hoá

là không tránh khỏi do đó các doanh nghiệp cần chủ động có các biện pháp phòngngừa, giảm thiểu tới mức thấp nhất những ảnh hưởng từ bên ngoài tới thời gian vậnchuyển để quá trình vận chuyển diễn ra liên tục và ổn định hơn

Tốc độ và chi phí vận chuyển liên quan tới nhau theo hai hướng Thứ nhất, các đơn

vị vận chuyển có khả năng cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh hơn thì cước phí sẽ caohơn Thứ hai, dịch vụ vận chuyển càng nhanh, thời gian dự trữ trên đường càng giảm

Do đó, chọn phương án vận chuyển phải cân đối được tốc độ và chi phí vận chuyển.Thông thường các doanh nghiệp chọn mục tiêu chi phí khi vận chuyển bổ sung dự trữ,còn khi vận chuyển cung ứng hàng hoá cho khách hàng thì chọn mục tiêu tốc độ Tuỳthuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty mà các nhà quản trị lựa chọn mục tiêuvận chuyển cho phù hợp Không phải lúc nào cũng cần phải có đầy đủ cả mục tiêu chiphí và mục tiêu chất lượng dịch vụ khách hàng mà tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh,lợi thế của doanh nghiệp mà có thể theo đuổi từng mục tiêu riêng lẻ hoặc kết hợp cảhai mục tiêu

Trang 8

2 Quyết định thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển

2.1 Vận chuyển thẳng đơn giản

Với phương án này, tất cả các lô hàng được chuyển trực tiếp từ từng nhà cung ứngtới từng địa điểm của khách hàng Đó là những tuyến đường cố định và nhà quản trịlogistics chỉ cần xác định loại hình phương tiện vận tải và qui mô lô hàng cần gửi,trong đó có cân nhắc tới mức độ đánh đổi giữa chi phí vận chuyển và chi phí dữ trữhàng hoá

Hình 1: Sơ đồ vận chuyển thẳng đơn giản

Với phương án vận chuyển này, ta có thể xoá được các khâu kho trung gian, đầynhanh quá trình dịch vụ khách hàng và quản lí đơn giản Các quyết định vận chuyểnmang tính độc lập tương đối và có thể giảm được chi phí vận chuyển trong trường hợp

cự li ngắn do giảm được số lần xếp dỡ hàng hoá

Tuy nhiên, nếu qui mô lô hàng không đủ lớn thì phương án này sẽ làm tổng chi phívận chuyển tăng, do cước phí cao cộng với chi phí lớn cho việc giao nhận nhiều lônhỏ Do đó, nó chỉ phù hợp với những lô hàng có qui mô lớn hoặc vận chuyển nhữngmặt hàng cồng kềnh, trọng lượng lớn như máy giặt, tủ lạnh…

2.2 Vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng

Tuyến đường vòng là hành trình vận chuyển trong đó xe tải sẽ giao hàng từ mộtnhà cung ứng tới lần lượt nhiều khách hàng hoặc gộp các lô hàng từ nhiều nhà cungứng tới một khách hàng Việc phối hợp các lô hàng như vậy cho một tuyến đường củamột xe tải sẽ làm tăng qui mô lô hàng từ đó làm tăng hiệu suất sử dụng trọng tải xe

C

¸ c n h µ c u n g ø n g C¸c nhµ cung øng

§Þa ®iÓm kh¸ch hµng

Trang 9

Thiết kế tuyến đường vòng đặc biệt phù hợp khi mật độ khách hàng dày đặc, cho

dù khoảng cách vận chuyển là dài hay ngắn Phương án này phù hợp với những doanhnghiệp có mạng lưới kinh doanh rộng lớn với những lô hàng nhỏ

2.3 Vận chuyển qua trung tâm phân phối

Phương án này, các nhà cung ứng không vận chuyển trực tiếp tới địa điểm củakhách hàng mà vận chuyển thông qua một trung tâm phân phối trong một khu vực địa

lý nhất định Sau đó, trung tâm phân phối này chuyển những lô hàng tương ứng đếntừng khách hàng trên địa bàn hoạt động của mình

Hình 2: Sơ đồ vận chuyển qua trung tâm phân phối

Trung tâm phân phối tạo nên một khâu trung gian giữa nhà cung ứng và kháchhàng để thực hiện 2 nhiệm vụ: dự trữ và chuyển tải Sự hiện diện của trung tâm phânphối có thể giúp giảm chi phí của toàn bộ chuỗi cung ứng logistics khi các nhà cungứng ở xa khách hàng và chi phí vận chuyển lớn Các doanh nghiệp có thể đặt muanhững lô hàng lớn tại các nước có lợi thế cạnh tranh ở từng nhóm hàng khác nhau và

sử dụng trung tâm phân phối để dự trữ, phân lô và chuyển tải cho mạng lưới cửa hàngcủa mình Với phương án này mà cả 2 nguyên tắc vận chuyển: lợi thế nhờ quy mô vàlợi thế nhờ khoảng cách đã được triệt để khai thác

Như vậy, xác định một phương án vận chuyển hợp lí phải gắn liền với các quyếtđịnh chiến lược trước đó về qui hoạch mạng lưới các cơ sở logistics trong đó các trungtâm phân phối, kho bãi, phân xưởng sản xuất và cửa hàng bán lẻ

TT ph©n phèi

Trang 10

2.4 Vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng

Ở phương án này, người ta thường thiết kế tuyến đường vòng để vận chuyển từtrung tâm phân phối đến các khách hàng khi lô hàng theo nhu cầu của khách hàngtương đối nhỏ, không chất đầy xe tải Như vậy sẽ phải phối hợp nhiều lô hàng nhỏ vớinhau để khai thác tính kinh tế nhờ qui mô và giảm số lần vận chuyển không tải Còncác trung tâm phân phối được sử dụng để tập hợp các lô hàng lớn được vận chuyển từcác nhà cung ứng ở khoảng cách xa và dự trữ tại đó

Hình 3: Sơ đồ vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng

Tập đoàn Seven-Eleven (7/11) sử dụng phương thức vận chuyển này để đáp ứngnhanh chóng và hiệu quả các đơn hàng cho hệ thống cửa hàng tiện ích dày đặc củamình trên các đô thị lớn của các khu vực thị trường trọng điểm

2.5 Vận chuyển đáp ứng nhanh

Đây là phương thức vận chuyển phối hợp nhiều phương án kể trên để tăng mức độđáp ứng và giảm chi phí trong hệ thong logistics Trong từng tình huống khác nhau,chủ hàng sẽ phải quyết định các phương án vận chuyển phù hợp nhất Mục tiêu caonhất là đáp ứng yêu cầu về thời gian, địa điểm, khối lượng và cơ cấu hàng hoá vậnchuyển tới khách hàng Bên cạnh đó có cân nhắc đến chi phí tổng thể cho cả phươngtiện, dự trữ, bốc xếp và an toàn hàng hoá Phương án này đòi hỏi trình độ quản lí cao,

có khả năng phối hợp hiệu quả trong các tình huống phức tạp và có hệ thống thông tinnhạy bén, kết nối trực tiếp với các nhà cung ứng và mạng lưới khách hàng

TT ph©n phèi

Trang 11

3 Quyết định lựa chọn đơn vị vận tải

3.1 Chi phí vận chuyển:

Bao gồm nhiều khoản mục và cần cân nhắc đến tổng chi phí

- Cước vận chuyển: Chi phí lớn nhất và dễ nhận thấy nhất, tính bằng đơn vị tấn – km

- Chi phí tại bến (xe, cảng, tàu): phí thuê bãi, bốc dỡ chất xếp hàng hoá (có thể đượctính trọn gói, cũng có thể tính riêng ngoài cước vận chuyển)

- Phí bảo hiểm: tuỳ thuộc gái trị lô hàng và phương tiện giao thông

- Chi phí khác: phí hải quan…

3.2 Thời gian vận chuyển

- Tốc độ: đối với những quãng đường dài thì tốc độ của phương tiện vận chuyển quyết

định lớn nhất đến thời gian giao hàng

- Thời gian bốc dỡ và chất xếp hàng hoá sang phương tiện vận tải khác: có những đơnhàng mà để chuyển hàng đến đúng địa điểm yêu cầu, người ta cần sử dụng nhiềuphương tiện vận chuyển khác nhau và thời gian dừng lại để chuyển hàng này cũng cầnđược tính đến

3.3Độ tin cậy

Tính ổn định về thời gian và chất lượng dịch vụ chuyên chở hàng hoá trongnhững điều kiện xác định cũng ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn đơn vị vận tải.Những yếu tố tác động đến độ tin cậy là thời tiết, tình trạng giao thông, số lần dừng lạitrên đường, thời gian tập hợp và giao nhận hàng hoá trên đường Khả năng sai lệchthời gian vận chuyển là thước đo sự không chắc chắn của quá trình thực hiện vậnchuyển hàng hoá Nếu độ tin cậy thấp, thời gian vận chuyển không ổn định sẽ gây nêntình trạng hàng hoá không ổn đinh, khiến khách hàng bị thụ động trăng kinh doanh vàbuộc phải tăng dự trữ bảo hiểm cao hơn

3.4 Năng lực vận chuyển

Năng lực vận chuyển cho biết khối lượng hàng hoá và địa bàn hoạt động ,àđơn vị vận tải có thể chuyên chở được trong một khoảng thời gian nhất định thể hiểnqua số lượng phương tiện vận tải và các thiết bị đi kèm

Ngày đăng: 18/04/2013, 13:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Sơ đồ vận chuyển qua trung tâm phân phối - Vị trí và tầm quan trọng của vận chuyển trong nền kinh tế và tại các doanh nghiệp
Hình 2 Sơ đồ vận chuyển qua trung tâm phân phối (Trang 9)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w