1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊP Ở VIỆT NAM

28 1,7K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 256 KB

Nội dung

Cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình sản xuất không ngừng biến đổi, năng suất lao động không ngừng tăng cao.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỘT : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT

LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 5

I Các khái niệm về vấn đề tăng năng suất lao động 5

1 Khái niệm năng suất lao động 5

2 Phân loại năng suất lao động 5

2.1 Năng suất lao động cá nhân 6

2.2 Năng suất lao động xã hội 6

2.3 Mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội 7

3 Tăng năng suất lao động 7

3.1 Khái niệm tăng năng suất lao động 7

3.2 Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động 8

4 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động 9

4.1 Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật: 9

4.2 Chỉ tiêu NSLĐ tính bằng giá trị (tiền): 11

5 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nông nghiệp ở nước ta 12

5.1 Các yếu tố gắn liền với sự phát triển của khoa học kĩ thuật 12

5.2 Các yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người 12

5.3 Các yếu tố gắn liền với điều kiện tự nhiên 13

5.4 Các yếu tố cơ sơ vật chất- kỹ thuật của xã hội 13

PHẦN HAI: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 14

1 Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 14

1.1 Vai trò của sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 14

2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp của nước ta 15

3 Đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp 16

Trang 2

4 Thực trạng năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam.16

5 Vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạnnăm 2006-2010 21

6 Những hạn chế làm năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp củaViệt Nam thấp 24

PHẦN BA: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI 25

1.Giải pháp về chất lượng nguồn nhân lực 25

2 Giải pháp về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kĩ thuậtvào trong sản xuất 27

3 Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với tăng năng suất laođộng trong sản xuất nông nghiệp 27KẾT LUẬN 28

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình sản xuất không ngừng biếnđổi, năng suất lao động không ngừng tăng cao Đặc biệt trong thế kỉ của khoahọc công nghệ, quốc tế hoá, toàn cầu hoá, cùng sự khốc liệt của cạnh tranh thìnăng suất lao động lại càng trở thành vấn đề sống còn của mỗi doanh nôghiệp,mỗi ngành, mỗi quốc gia

Ở nước ta trong một thời gian khá dài vấn đề năng suất lao động đãkhông được quan tâm đúng mức nhất là trong sản xuất nông nghiệp dẫn đếnviệc hiệu quả đầu tư thấp, hiệu quả sản xuất thấp Để phù hợp với xu hướngphát triển của thời đại và với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp hóa, hội nhập nền kinh tế trong nước vào nền kinh tế thếgiới, tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề cấp thiết

Xuất phát từ thực tiễn trên, em xin chọn đề tài “NÂNG CAO NĂNG SUẤT

LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊP Ở VIỆT NAM”.

Mục đích nghiên cứu:

Hệ thống lại kiến thức đã học về năng suất lao động, phân tích thực trạngnăng suất lao động của Việt Nam trong những năm qua từ đó rút ra những giảipháp nhằm nâng cao năng suất lao động trong thời gian tới

Phương pháp nghiên cứu:

Dựa trên phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê,phương pháp so sánh

Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài của em gồm 3 phần:

Trang 4

Phần I: Lý luận chung về năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp.

Phần II: Thực trạng năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp ở Việt

Nam

Phần III: Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông

nghiệp ở Việt Nam

Do thời gian cùng với sự hiểu biết có hạn nên đề tài của em khó tránhkhỏi những thiếu sót Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và bạn đọc về đềtài này để giúp em hoàn thiện hơn vốn kiến thức, hiểu rõ hơn những vấn đề cầntìm hiểu

Em xin cảm ơn Ths Lê Huỳnh Mai đã giúp em hoàn thành đề tài này!

Trang 5

PHẦN MỘT : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT

LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

I Các khái niệm về vấn đề tăng năng suất lao động.

1 Khái niệm năng suất lao động.

Theo C.Mac thì năng suất lao động là “ sức sản xuất của lao động cụ thể

có ích” năng suất lao động thể hiện kết quả hoạt động sản xuất có ích của conngười trong một đơn vị thời gian nhất định

Theo quan điểm tuyền thống thì năng suất lao động là tỷ số giữa đầu ra vàđầu vào, là lượng lao động để tạo ra đầu ra đó Năng suất lao động được đobằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian Hoặc bằnglượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Theo quan điểm tiếp cận mới về năng suất lao động do Uỷ ban năng suất củahội đồng năng suất châu Âu đưa ra thì năng suất lao động là một trạng thái tưduy Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại Cómột sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngàyhôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay Hơn nữa nó đòi hỏi sự cố gắngkhông ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luônthay đổỉ, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương án mới Đó là sự tin tưởngchắc chắn trong quá trình tiến triển của loài người

2 Phân loại năng suất lao động

Năng suất lao động có thể được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau,thông thường người ta chia ra làm 2 loại là năng suất lao động cá nhân và năngsuất lao động xã hội

Trang 6

2.1 Năng suất lao động cá nhân.

Năng suất lao động cá nhân là hiệu quả sản xuất của cá nhân người laođộng trong một đơn vị thời gian Năng suất lao động cá nhân có vai trò rất lớntrong quá trình sản xuất Nó thường được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ laođộng Việc tăng hay giảm năng suất lao động cá nhân phần lớn quyết định đến

sự tồn tại của một doanh nghiệp, một ngành Tăng năng suất lao động cá nhân

có nghĩa là làm giảm chi phí lao động sống dẫn đến giảm giá trị cho một đơn vịsản phẩm

Năng suất lao động cá nhân chủ yếu phụ thuộc vào bản thân người laođộng như trình độ tay nghề, sức khoẻ, sự thành thạo trong công việc, tuổi tác vàcông cụ lao động mà người lao động đó sử dụng là công cụ thủ công hay cơkhí , là thô sơ hay hiện đại

2.2 Năng suất lao động xã hội.

Năng suất lao động xã hội là mức năng suất chung của một nhóm ngườihay của tất cả các cá nhân trong xã hội vì vậy có thể khẳng định năng suất laođộng xã hội là chỉ tiêu hoàn hảo nhất giúp chúng ta đánh giá chính xác thựctrạng công việc sản xuất kinh doanh, đánh giá năng suất lao động trong mộtngành cũng như phạm vi toàn xã hội

Năng suất lao động xã hội tăng lên khi và chỉ khi cả chi phí lao động vàlao động quá khứ cùng giảm, tức là đã có sự tăng lên của năng suất lao động cánhân và tiết kiệm vật tư, nguyên liệu trong quá trình sản xuất

Năng suất lao động xã hội không chỉ phụ thuộc vào công cụ lao động,trình độ của người lao động mà còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức lao động sảnxuất của người lao động, trong điều kiện tự nhiên, điều kiện lao động …

Trang 7

2.3 Mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động

xã hội

Năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội có mối quan hệmật thiết với nhau Tăng năng suất cá nhân dẫn đến tăng năng suất xã hội vàtăng năng suất lao động xã hội là bảng biểu hiện năng suất lao động cá nhân

Không phải lúc nào cũng có thể nói tăng năng suất lao động cá nhân dẫnđến tăng năng suất lao động xã hội vì việc hạ thấp chi phí lao động sống nêu rõđặc điểm tăng năng suất lao động cá nhân Hạ thấp cả chi phí lao động sống vàlao động quá khứ, nêu rõ đặc điểm tăng năng suất lao động xã hội, trong điềukiện làm việc với công cụ hiện đại, không thể tách rời lao động của hàng loạtngành đã tham gia vào sáng tạo ra công cu hiện đại đó Mặt khác, trong quản líkinh tế, nếu chỉ chú trọng đơn thuần tính theo năng suất lao động cá nhân sẽdiễn ra hiên tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, chất lượng sản phẩm Thực tế chothấy năng suất lao động của cá nhân tăng nhưng năng suất lao động của toànngành lai không tăng, thậm chí còn giảm Như vậy đã có sự thay đổi giữa laođộng sống và lao động quá khứ: lao động sống ngày càng có năng suất cao hơnthì đòi hỏi sự kết hợp với nhiều lao động vật hoá hơn

Như vậy, để năng suất lao động xã hội tăng lên thì năng suất lao động cánhân phải tăng lên và tiết kiệm lao động sống giảm nhanh hơn sự tăng lên củalao động quá khứ

3 Tăng năng suất lao động.

3.1 Khái niệm tăng năng suất lao động.

Tăng năng suất lao động là sự tăng lên của sức sản xuất, nói chung chúng

ta có thể hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, một sự thay đổi làm rútngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho sốlượng lao động ít hơn mà lại có được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn

Trang 8

3.2 Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động.

Đối với một chế độ trong xã hội

Trong xã hội tư bản, cùng với sự tăng năng suất lao động, lợi nhuận cũngtăng lên, giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề hơn, giai cấp công nhân bị bẩncùng hoá hơn Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản là tăng năng suất lao động gắnliền với tăng cường độ lao động

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa và hệ thống kinh tế xã hội quết định tất yếukhách quan của việc nâng cao năng suất lao động Mục đích sản xuất của chủnghĩa xã hội là thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của con người Nâng cao năngsuất lao động gắn liền với việc nâng cao sự thoả mãn của người lao động và tiếtkiệm thời gian lao động Vì vậy việc nâng cao năng suất lao động không chỉ làmối quan tâm của một bộ phận nhà lãnh đạo mà còn là vấn đề quan tâm của tất

cả người lao động Nâng cao năng suất lao động cũng có nghĩa là nâng cao đờisống vật chất tinh thần của chính bản thân người lao động

Trong quản lí kinh tế:

Trong phạm vi của một quốc gia, tăng năng suất lao động quốc gia tạo rasức mạnh kinh tế của đất nước và được xem như chỉ tiêu quan trọng đánh giátiêu chuẩn sống Tăng năng suất lao động quốc gia cũng là chỉ số so sánh giữacác quốc gia So sánh mức năng suất giữa các quốc gia cho thấy nước nào cósức mạnh kinh tế trên thế giới

Vì vậy, việc tăng năng suất lao động xã hội có ý nghĩa quan trọng đối vớimọi đất nước nhằm củng cố vị trí của nước mình trên trường quốc tế

Trong phạm vi một tổ chức, một đơn vị, trước hết tăng năng suất laođộng làm cho giá thành đơn vị sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng lên

Trang 9

Tăng năng suất lao động cho phép giảm được số người làm việc, do đódẫn đến việc tiết kiệm quỹ lương, đồng thời lại tăng tiền lương cho công nhân

do hoàn thành vượt mức sản lượng

Năng suất lao động cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng quy mô và tốc

độ của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cho phép giải quyết các vấn

đề tích luỹ và tiêu dùng

Đối với Việt Nam tăng năng suất lao động càng có ý nghĩa quan trọng.Bởi lẽ, năng suất lao động còn quá thấp, chưa khai thác hết tiềm năng đã là mộtnguyên nhân chủ yếu dẫn đến thu nhập quốc dân tính trên đầu người thấp.Muốn tăng trưởng, phát triển kinh tế và cải thiện mức sống, Việt Nam phải tìmmọi cách để nâng cao năng suất lao động Đó là cách để biến nước ta trở thànhnước công nghiệp hóa, hiện đại hoá, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh

4 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động.

4.1 Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật:

Chỉ tiêu này dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiệnmức năng suất lao động của một người lao động

Công thức tính:

W=

Trong đó: W: Mức NSLĐ của một người lao động

Q: Tổng sản lượng tính bằng hiện vật N: Tổng số người lao động

Ưu điểm:

Trang 10

Đánh giá trực tiếp được hiệu quả lao động.

Biểu hiện mức NSLĐ một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hưởngcủa biến động giá cả

Có thể so sánh được trực tiếp NSLĐ tại xí nghiệp, các đơn vị có cùngmột loại sản phẩm, hoặc có thể so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau khi cócùng một loại sản phẩm

Nhược điểm:

Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thểdùng làm chỉ tiêu tổng hợp cho nhiều loại sản phẩm Trong thực tiễn ít có doanhnghiệp nào chỉ sản xuất một sản phẩm có cùng qui cách phẩm chất

Không thể so sánh mức năng suất lao động giữa các ngành có loại sảnphẩm khác nhau, cũng như việc đo lường năng suất lao động của các doanhnghiệp, các ngành có chủng loại mặt hàng đa dạng

Chỉ tiêu này chỉ dùng để tính cho thành phẩm Sản phẩm dở dang khôngtính được nên không phản ánh đầy đủ sản lượng của công nhân Đặc biệt vớinhững doanh nghiệp có tỉ trọng tái chế phẩm lớn như doanh nghiệp đóng tầu,xây dựng cơ bản, thì chỉ tiêu này bộc lộ rõ nhược điểm trên Vì thế, việc dùngchỉ tiêu này bị hạn chế

Để khắc phục nhược điểm này, người ta phải dùng chỉ tiêu hiện vật qui đổi.Muốn vậy phải tính đổi nhiều loại sản phẩm sang một loại nào đó được chọn làđơn vị đo lường chung Khi qui định cần chú ý những đặc điểm về trong lượng,khối lượng, công suất…ví dụ: quy đổi sản lượng thực ra sản lượng thóc

Trang 11

4.2 Chỉ tiêu NSLĐ tính bằng giá trị (tiền):

Chỉ tiêu này dùng sản lượng tính bằng tiền (theo giá cố định) của tất cảcác loại sản phẩm của doanh nghiệp (hoặc ngành) sản xuất ra để biểu hiện mứcnăng suất lao động của môt công nhân (hay một công nhân viên)

Nhược điểm:

- Không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dùng vật tư rẻ

- Chịu ảnh hưởng của cách tính tổng sản lượng theo phương pháp côngxưởng Nếu sản phẩm hợp tác với nước ngoài nhiều cơ cấu sản phẩm thay đổi

sẽ làm sai lệch mức năng suất lao động của bản thân doanh nghiệp

Chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất vẫn không thayđổi hoặc ít thay đổi vì cấu thành sản xuất sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổimức và tốc độ tăng năng suất lao động

Trang 12

4.3 Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng thời gian lao động:

Chỉ tiêu này dùng lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sảnphẩm để biểu hiện năng suất lao động Giảm chi phí lao động cho một đơn vịsản phẩm dẫn tới tăng năng suất lao động

Công thức tính: L =

Trong đó: L: Lượng thời gian hao phí cho một đơn vị sản phẩm T: Là thời gian lao động đã hao phí

Q: Là số lượng sản phẩm

5 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nông nghiệp ở nước ta.

5.1 Các yếu tố gắn liền với sự phát triển của khoa học kĩ thuật

Đây là yếu tố cơ bản và có tác động mạnh nhất tới việc tăng năng suấtlao động Việc phân tích các yếu tố cho phép rút ra kết luận về tác dụng củatừng yếu tố với năng suất lao động phải đặc biệt chú trọng tới vai trò của khoahọc công nghệ, kĩ thuật Trình độ kĩ thuật của sản xuất biểu hiện thông qua tínhnăng của công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động,các quá trình công nghệ sản xuất Tính năng của công cụ sản xuất là thước đoquan trọng để đo trình độ kĩ thuật sản xuất Ngày nay ai cũng thừa nhận máymóc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động, sự phát triểncủa lực lượng sản xuất xã hội thường bắt đầu từ sự thay đổi của công cụ sảnxuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thaythế cho máy móc cũ

Trang 13

5.2 Các yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người.

Nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn của người lao động có ý nghĩa tolớn đối với tăng năng suất lao động Thực ra, đây là một yếu tố không thể thiếuđược Bởi lẽ, bản thân khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển với tốc độ nhanh,

sự sáng tạo đưa vào sản xuất của các loại công cụ này ngày càng hiện đại, đỏihỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn tương ứng, phải luôn học tậpnâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo, mà nếu thiếu những yếu tố nàyngười lao động không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt đượccác công nghệ hiện đại

Đi đôi với tiến bộ kĩ thuật, cần nâng cao trình độ quản lý con người Cóthể kể đến phân công và hiệp tác lao động, sự phân bố hợp lý lực lượng sản xuất

và nguồn nhân lực… đều là các yếu tố làm tăng năng suất lao động xã hội.Trong lịch sử, sản xuất máy móc tăng, phân công lao động phát triển bao giờcũng dẫn tới nâng cao năng suất lao động

5.3 Các yếu tố gắn liền với điều kiện tự nhiên.

Vai trò của tự nhiên là yếu tố khách qua không thể phủ nhận Thời tiết vàkhí hậu của nước ta khác với các nước ôn đới và hàn đới Do đó ở các nướckhác nhau có những thuận lợi, khó khăn khác nhau trong sản xuất Đặc biệttrong sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều từ điều kiện tự nhiên như

độ phì nhiêu tự nhiên của đất, của rừng, của biển dẫn đến sự chênh lệch của câytrồng, năng suất đánh bắt cá, năng suất tăng trưởng và khai thác rừng…

Con người đã có nhiều hoạt động nhằm hạn chế các tác động có hại của thiênnhiên đến sản xuất, tuy nhiên vẫn chưa khắc phục được hết Vì thế yếu tố môitrường, điều kiện tự nhiên vẫn là yếu tố quan trọng, cần phải đặc biệt quan tâmnhất là trong sản xuất nông nghiệp, khai thác, đánh bắt hải sản, trồng rừng…

Trang 14

5.4 Các yếu tố cơ sơ vật chất- kỹ thuật của xã hội.

Cơ sở vật chất của nền kinh tế quốc dân có ý nghĩa rất lớn đối với pháttriển sản xuất và tăng năng suất lao động Cơ sở vật chất kĩ thuật đó biểu hiệnthông qua các ngành năng lượng, cơ khí, luyện kim, hóa học, giao thông vận tải

và hệ thống thông tin Đó là các yếu gắn liền với sự phát triển của tư liệu sảnxuất mà bất cứ một nước nào muốn phát triển kinh tế cũng đều phải quan tâm

PHẦN HAI: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM.

1 Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

1.1 Vai trò của sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt đối với cácnước đang phát triển Giá trị nông nghiệp đóng góp vào nền kinh tế còn thấpnhưng không thể phủ nhận vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với tăng trưỏngkinh tế, sự phát triển của một quốc gia

1.1.1 Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho conngười, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất Trên40% số người trên thế giới đang tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp,đảm bảo vấn đề an ninh lương thực đang là một vấn đề cần được quan tâm Conngười có nhiều nhu cầu nhưng những nhu cầu sau chỉ xuất hiện khi nhu cầu đầutiên và cũng là nhu cầu cơ bản của con người được đảm bảo Đối với một quốcgia sản xuất nông nghiệp còn góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp ở nôngthôn, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất, đóng góp vào việc nâng cao tổngsản phẩm trong nước, xuất khẩu nông sản tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.Với lượng lao động đông đảo trong sản xuất nông nghiệp khi năng suất laođộng tăng lên đông nghĩa với việc lao động trong sản xuất nông nghiệp sẽ dư

Ngày đăng: 18/04/2013, 13:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc cho ngành nông nghiệp. - NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊP Ở VIỆT NAM
Bảng 2 Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc cho ngành nông nghiệp (Trang 19)
Bảng 3: Tổng sản phẩm, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng của ngành trong nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến năm 2010. - NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊP Ở VIỆT NAM
Bảng 3 Tổng sản phẩm, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng của ngành trong nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến năm 2010 (Trang 20)
Bảng 5 : Năng suất lúa, ngô của Việt Nam giai đoạn 2001 đến năm 2009. - NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊP Ở VIỆT NAM
Bảng 5 Năng suất lúa, ngô của Việt Nam giai đoạn 2001 đến năm 2009 (Trang 21)
Bảng 7 : Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước và của từng ngành giai đoạn 2006-2010. - NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊP Ở VIỆT NAM
Bảng 7 Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước và của từng ngành giai đoạn 2006-2010 (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w