1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN: TIẾNG GÀ TRƯA XUÂN QUỲNH NGỮ VĂN 7

11 10,3K 100
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 125,5 KB

Nội dung

GIÁO ÁN HỘI GIẢNG TỈNH TIẾNG GÀ TRƯA GV; Giới thiệu bài: Các em ạ, trong cuộc sống, nhiều khi những tình cảm rộng lớn như tinh yêu quê hương, đất nước lại được bắt nguồn từ những điều gần gũi, bình dị và thân thuộc nhất đúng như nhà văn nổi tiếng người Nga Ilia Êrenbua đã viết : Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải Trường giang Vôn ga, con sông Von ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Cùng chung cảm xúc đó, nhà thơ Xuân Quỳnh đã tìm được cách nói của riêng qua bài thơ TGTrưa. Và các em sẽ đi tìm hiểu văn bản.

Trang 1

GIÁO ÁN HỘI GIẢNG TỈNH – 2014- MỚI

TIẾNG GÀ TRƯA

I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1 Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh

- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình

- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ

2 Kĩ năng:

- Đọc - Hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có dử dụng các yếu tố tự sự

- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản

3 Thái độ:

- Yêu thiên nhiên, quê hương,đất nước, giáo dục HS biết kính yêu và quý trọng bà

III PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp kết hợp thực hành,

- Kĩ thuật dạy học khăn trải bàn

IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 Ổn định :

2 Kiểm tra bài cũ :

Bài mới Hoạt động 1: Khởi động ( GV giới thiệu)

GV: Giới thiệu bài:

Các em ạ, trong cuộc sống, nhiều khi những tình cảm rộng lớn như tinh yêu quê hương, đất nước lại được bắt nguồn từ những điều gần gũi, bình dị và thân thuộc nhất

đúng như nhà văn nổi tiếng người Nga I-li-a Ê-ren-bua đã viết : Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải Trường giang Vôn ga, con sông Von ga đi ra bể Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc Cùng chung cảm xúc đó, nhà thơ Xuân

Quỳnh đã tìm được cách nói của riêng qua bài thơ TGTrưa Và các em sẽ đi tìm hiểu văn bản

Trang 2

BÀI 13 - Tiết 53, 54:

Đọc - Hiểu văn bản: “Tiếng gà trưa”

Xuân Quỳnh

G: Trong lớp mình cô biết có nhiều bạn yêu thơ và đặc biệt

là thơ Xuân Quỳnh Em nào lên bảng giới thiệu về nhà thơ

XQ cho cả lớp cùng nghe?

HS lên bảng:

Em xin chào các thầy cô giáo, chào các bạn!

Là một độc giả yêu thơ XQ, Em xin được chia sẻ cùng

thầy cô và các bạn những hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp,

phong cách thơ XQ như sau:

Trên màn hình là chân dung nhà thơ Xuân Quỳnh.

+ Xuân Quỳnh (1942) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà

Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ

hiện đại Việt Nam

+ XQ có1 gia tài thơ khá đồ sộ Ngay từ tập đầu tiên Tơ

tằm-Chồi biếc (in chung với Cẩm Lai) đến những tập cuối

cùng Sân ga chiều em đi, hay Hoa cỏ may, thơ Xuân Quỳnh

thường hướng về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời

sống gia đình và cuộc sống thường ngày, về tình yêu, tình

mẹ con, bà cháu… Và qua những đề tài bình dị đó XQ đã

gửi gắm bi những rung cảm, khát vọng của một trái tim phụ

nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm.Chính vì điều đó mà

XQ được mệnh danh là nhà thơ của hạnh phúc đời

thường

- Chính những đóng góp to lớn đó, năm 2001 Xuân Quỳnh

được truy tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ

thuật.

G: Bạn đã có những thông tin khá đầy đủ về XQ, em nào có

thể bổ sung thêm những hiểu biết của mình về nhà thơ?

- Em được biết đến nhà thơ XQ qua bài thơ “Chuyện cổ

tích loài nguời” bài thơ đã viết về tình mẫu tử thiêng

liêng

- Em rất thích ca từ 2 bài hát “Thuyền và biển” và “Thơ

tình cuối mùa thu” được phổ nhạc từ 2 bài thơ cùng

tên của XQ Cả 2 bài đều viết về tình yêu đôi lứa với

tình cảm nhẹ nhàng, đằm thắm, những cũng da diết,

thổn thức lòng người

I/ Giới thiệu chung:

1/ Tác giả:

Trang 3

GV: Các em ạ! Xuân Quỳnh ko chỉ là một nhà thơ giản dị,

gần gũi với đời thường mà XQ còn được mệnh danh là nhà

thơ của thế kỉ 20

? Vậy qua phần cung cấp thông tin của các bạn, em nắm

được những nội dung cơ bản nào về nhà thơ XQ?

- Vị trí nhà thơ: XQ là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ

hiện đại Việt Nam

- Phong cách thơ XQ: thơ Xuân Quỳnh thường hướng về

những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và

cuộc sống thường ngày, về tình yêu, tình mẹ con, bà cháu…

Chính vì điều đó mà XQ được mệnh danh là nhà thơ của

hạnh phúc đời thường

=>Ghi bảng:

GV: Hôm nay, cô và các em sẽ cũng tìm hiểu 1 bài thơ khá

tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh

? Bài thơ "Tiếng gà trưa" được sáng tác trong hoàn cảnh

nào?

- Bài thơ được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng

chiến chống Mĩ, được in lần đầu trong tập thơ "Hoa

dọc chiến hào " ( XB 1968 )

GV: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, lớp lớp thanh niên

đã từ biệt những gì thân thuộc nhất của tuổi thơ, của mái

ấm gia đình, của quê hương để lên đường ra trận Xuân

Quỳnh cũng ko đứng ngoài cuộc chiến đấu của toàn dân

tộc, mà bà đã đến những chiến trường ác liệt nhất để sống,

để sáng tác, sáng tạo Và bài thơ TGT được Xuân Quỳnh

viết trong cái bỏng rát của gió lào cát trắng tại chiến

trường Quảng Trị vào ngày 2/7/1965 Sau đó được in trong

tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968) Tập thơ được đánh

giá như là những bông hoa nở dọc chiến hào khói lửa bởi

những vần thơ trong trẻo, chứa đựng tình yêu đôi lứa, tình

yêu quê hương, đất nước.

Chiếu bài thơ

Các em quan sát vào bài thơ và cho biết

? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

- Thể thơ 5 chữ

G: Ở lớp 6 các em đã học 1 tiết thi làm thơ 5 chữ

? Hãy nhắc lại cách ngắt nhịp phổ biến khi đọc thể thơ này?

+ XQ là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

+ XQ được mệnh danh là

nhà thơ của hạnh phúc

đời thường

2 Văn bản:

- “Tiếng gà trưa” sáng

tác trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống

Mỹ

Trang 4

- 2/3 hoặc 3/2

? Hãy quan sát lên bài thơ, về mặt hình thức, thể thơ 5 chữ

ở bài thơ này có gì đặc biệt?

- Bên cạnh những câu thơ 5 chữ thì còn những câu chỉ có

3 chữ “Tiếng gà trưa”

- Có những câu thơ không được ngắt theo nhịp 2/3 hoặc 3/2 thông thường như câu Cục/cục tac/cục ta

G: Đó chính là sự sáng tạo của Xuân Quỳnh cho phù hợp với mạch cảm xúc Chính vì vậy khi đọc bài thơ này, các em cần lưu ý ngắt nhịp linh hoạt, và dể phù hợp với mạch cảm xúc Giọng đọc chậm, bồi hồi khi nhớ về kỉ niệm tuổi thơ Phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, lời tả của người chiến sĩ.Hai khổ cuối cần đọc với giọng truyền cảm, trữ tình.

Đọc

- HS đọc

- Nhận xét

- GV chỉnh sửa – (đọc mẫu.)

GV: Tiếp theo, cô và các em đi tìm hiểu một số từ khó

? Trong lời mắng yêu của bà với cháu:

" Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt."

Em hiểu thế nào là "lang mặt " ?

? Trong câu thơ " Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối " ?

Em hiểu "sương muối" là hiện tượng thời tiết như thế nào? (…….)

G: Còn các chú thích khác, các em tiếp tục tìm hiểu trong

SGK

? Qua phần soạn bài ở nhà và đọc văn bản các em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1/ Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? 2/ Nhân vật trữ tình trong bài thơ này là ai?

3/ Cảm xúc của nhân vật trữ tình được khơi gợi từ sự việc gì?

- PTBĐ: Biểu cảm- Miêu tả- Tự sự

- Người cháu, người chiến sĩ đang trên dường hành quân

- Từ sự việc: trên đường hành quân người chiến sĩ nghe tiếng gà nhảy ổ, âm thanh đó đã gọi dậy trong tâm hồn người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ và từ đó khắc sâu

Trang 5

thêm tình cảm với quê hương, đất nước

G: Như vậy bài thơ là cảm xúc thiết tha của người chiến sĩ

trê đường hành quân Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình

đi từ hiện tại, nhớ về quá khứ rồi trở lại hiện tại

? Căn cứ vào mạch cảm xúc đó, ta có thể chia bài thơ thành

mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung từng phần?

+ Bố cục: 3 phần

Phần 1: Âm thanh tiếng gà trên đường hành quân

Phần 2: Những kỉ niệm tuổi thơ

Phần 3: Những suy tưởng của người chiến sĩ

GV trình chiếu bố cục

GV: Mạch cảm xúc của người chiến sĩ đó đã được biểu hiện

cụ thể như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu chi tiết bài thơ

GV trình chiếu 7 câu thơ đầu

Gọi 1 học sinh đọc diễn cảm khổ thơ 1

? Từ hoàn cảnh sáng tác của bài thơ kết hợp với câu thơ mở

đầu "Trên đường hành quân xa" gợi nhắc cho em nhớ tới

thời điểm lịch sử nào của đất nuớc?

- Nước ta đang trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu

nước

G Câu thơ như đưa chúng ta ngược dòng thời gian về với

cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kỳ, ác liệt và vô cùng

gian khổ ủa dân tộc Vào thời điểm ấy, Hình ảnh những

đoàn quân nối tiếp nhau ra trận đã trở nên hết sức quen

thuộc Và nhân vật trữ tình trong bài thơ là 1 người chiến sĩ

trong số những đoàn quân ấy Trên đường hành quân, một

lần người chiến sĩ đã cùng đồng đội dừng chân chân bên

xóm nhỏ

? Trong phút dừng chân ngắn ngủi ấy, âm thanh nào đã thu

hút sự chú ý của người chiến sĩ ?

- "Tiếng gà ai nhảy ổ / Cục cục tác cục ta."

? Hỏi bồi: Đối với em, đó là âm thanh như thế nào ?

- Đó là âm thanh quen thuộc, bình dị trong cuộc sống đời

thường

GV: Đối với chúng ta, nhất là những ai đã từng sinh ra và

lớn lên ở nông thôn thì có lẽ tiếng gà nhảy ổ là một âm

thanh hết sức quen thuộc, gần gũi, bình dị của cuộc sống đời

thường

? Em nào có thể lí giải đc, Vì sao một âm thanh vốn rất gần

II Tìm hiểu văn bản:

1 Âm thanh tiếng gà trên đường ra trận:

Trang 6

gũi, bình dị ấy lại thu hút sự chú ý của người chiến sĩ

- Bởi có lẽ âm thanh ấy cũng đã rất quen thuộc với người chiến sĩ trong những năm tháng tuổi thơ;

- Có thể lúc này trong hoàn cảnh chiến tranh rất ít khi được nghe tiếng gà, âm thanh này như gợi lên cuộc sống thanh bình

GV: Sự lí giải của các em đều hợp lí Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, trên những chặng đường hành quân

xa, có lẽ âm thanh quen thuộc nhất với người chiến sĩ là tiếng bom rơi, đạn nổ, âm thanh của mất mát, đau thương; trong một khoảnh khắc yên tĩnh hiếm hoi của chiến tranh,

âm thanh tiếng gà trưa bất chợt vang lên đã trở nên quý giá

và thân thiết biết nhường nào Nó là âm thanh của sự sống,

nó gợi lên cuộc sống thanh bình, nó mang theo cả hình ảnh của quê hương, mang nặng tình hậu phương

? Vậy âm thanh của tiếng gà đã đem đến những cảm nhận

nào cho người chiến sĩ? Và được diễn tả qua những câu thơ nào?

- Cảm thấy nắng trưa xao động

- Cảm thấy bàn chân đỡ mỏi

- Thấy những kỉ niệm tuổi thơ ùa về

Thơ: Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

? Trong 3 câu thơ trên, từ nào được nhắc đi nhắc lại nhiều

lần?

- Từ "nghe "

? Tác dụng của sự lặp lại ấy?

- Nhấn mạnh cảm giác của người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà

G : Việc lặp lại từ " nghe " để nhấn mạnh cảm giác của

người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà đó chính là phép

tu từ điệp ngữ -> các em sẽ được tìm hiểu rõ hơn ở giờ sau

? Theo em, sự xao động của nắng trưa, việc đỡ mỏi của bàn chân, rồi sự ùa về của những kỉ niệm tuổi thơ chỉ có thể cảm nhận bằng cách nào?

- Bằng thị giác, xúc giác, cảm giác, bằng tâm hồn

G: Ở đây, tác giả dùng từ nghe tức là dùng thính giác để

cảm nhận những sự việc vốn chỉ có thể cảm nhận bằng thị giác, bằng tâm hồn

Trang 7

? Vậy là tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì các em

đã được học ở lớp 6?

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

G: và điệp ngữ cùng nghệ thuật ÂDCCG đã diễn tả thành

công sự tác động của âm thanh tiếng gà trưa đối với người

chiến sĩ trẻ đường hành quân ra trận Bây giờ cô và các em

cùng đi tìm hiểu cụ thể sự tác động đó

G: Trước hết âm thanh tiếng gà khiến người chiến sĩ

"nghe xao động nắng trưa "

? Em hiểu thế nào là "xao động" nắng trưa?

HS1: Nắng trưa như chuyển động, lay động như dịu bớt sự

gay gắt

HS: Trong câu thơ này, nắng trưa đã được cảm nhận qua

lòng người, sự xao động của nắng trưa hay chính là sự bồi

hồi xao xuyến trong tâm hồn người chiến sĩ

Hỏi bồi HS2: ? Vậy sự tác động đầu tiên của tiếng gà trưa

đến người chiến sĩ là gì? Ghi bảng

? Ngoài sự bồi hồi xao xuyến, người lính còn có cảm nhận

gì khi nghe âm thanh thân thuộc này?

- Tiếng gà giúp người chiến sĩ tạm quên đi những mệt mỏi

trên chặng đường hành quân xa, như tiếp thêm sức mạnh

tinh thần cho người chiến sĩ và những kỉ niệm tuổi thơ ùa về

trong kí ức

HS2:

Ghi bang

Gv: Bình- chốt: Khổ thơ là phút lắng lòng của người chiến

sĩ trên chặng đường hành quân Lúc dừng chân bên thôn

xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của

làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh

ấy

Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của

âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải

là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển

động theo chiều sâu của cảm xúc Đầu tiên là sự thay đổi

của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự

xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng

là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ

Dường như trong người chiến sĩ giờ đây không còn sự

Khiến người chiến sĩ thấy bồi hồi xao xuyến,

như được tiếp thêm sức mạnh và nhớ về những

kỉ niệm tuổi thơ

Trang 8

hiện diện của chiến tranh, cuộc chiến đã lùi xa, mọi gian

lao vất vả, mọi hi sinh mất mát cũng đã lùi xa Vẹn nguyện

trong anh lúc này là những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng,

ngọt ngào.=> Đó là những kỉ niệm nào?Cô và các em sẽ

cùng về với tuổi thơ của người chiến sĩ qua phần 2

GV trình chiếu phần 2:

HS đọc - TC

? Em thấy dòng thơ nào thường xuất hiện ở đầu các khổ

thơ?

- Dòng thơ " Tiếng gà trưa ")

? Theo em, việc lặp lại như vậy nhằm mục đích gì?

- Nhấn mạnh âm thanh tiếng gà trưa, đồng thời gợi ra

những kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ

GV: Đây chính là 1 dụng ý nghệ thuật của tác giả, điệp

ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ, như

một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc

của nhân vật trữ tình Mỗi lần lặp lại, nó không

chỉ mở ra một kỉ niệm mà còn gắn kết các kỉ

niệm của tuổi thơ

? Từ đó, em hãy cho biết tiếng gà trưa đã gợi

người chiến sĩ nhớ lại những hình ảnh, kỉ niệm

nào trong tuổi thơ?

HS1:

- H/a ổ trứng và những con gà mái mơ, mái vàng

- Một kỷ niệm thời thơ dại

HS 2:

- Hình ảnh người bà

- Niềm vui của tuổi thơ

GV: Bây giờ chúng ta cùng đến với một hình ảnh

cũng là nỗi nhớ đầu tiên của người cháu

? Hãy nhắc lại trong nỗi nhớ đầu tiên, người chiến sĩ

nhớ về hình ảnh nào? Ghi bảng

? Hình ảnh "ổ trứng" được hiện lên qua từ ngữ nào?

- Từ hồng: màu sắc ; những: số lượng

2 Những kỷ niệm tuổi thơ

- Hình ảnh những ổ trứng hồng và những con

Trang 9

- Đảo ngữ : từ " hồng " lên trước cụm từ " những trứng"

? Những từ ngữ và biện pháp đảo ngữ, giúp em hình dung

như thế nào về ổ trứng?

HS1: Em hình dung có rất nhiều trái trứng tròn trịa, xinh xắn, nổi bật bởi màu hồng được xếp đầy trên ổ rơm

HS2: Là một ổ trứng tròn trịa, đầy đặn, mỗi quả trứng đều

có màu hồng phấn xếp cạnh nhau, xung quanh là những sợi rơm vàng óng thơm mùi lúa mới trông thật đẹp mắt

? Vì sao hình ảnh đầu tiên người chiến sĩ nhớ đến là hình

ảnh "ổ trứng hồng" ?

- HS1: Anh rất thích hình ảnh này ……

- HS2: Ổ trứng là h/a gắn bó với những năm thánh tuổi thơ

G Chính vì những lí do đó mà hình ảnh " ổ trứng hồng " là

sự khởi đầu cho một chuỗi kỉ niệm tuổi thơ gắn bó bên người bà yêu quý, hình ảnh đó đã đi vào giấc mơ, khát vọng

và trở thành một mục đích chiến đấu của người chiến sĩ mà các em sẽ được tìm hiểu ở các khổ thơ sau

? Gắn liền với hình ảnh "ổ trứng hồng" là hình ảnh nào?

- Hình ảnh con gà mái mơ

con gà mái vàng

? Những con gà mái mơ, mái vàng được diễn tả qua từ ngữ,

hình ảnh nào?

- Từ " này "

- Tính từ: trắng, vàng, óng

- Hình ảnh: Khắp mình hoa đốm trắng

- Biện pháp so sánh: Lông óng như màu nắng

? Dựa vào các từ ngữ, hình ảnh và BPTT so sánh Bằng lời văn của mình, em hãy tưởng tượng và miêu tả lại những con

gà mái mơ, những con gà mái vàng?

- HS miêu tả

- Gv trình chiếu khổ thơ

Trong một không gian tràn đầy ánh nắng, trên sân nhà, đàn

gà đang nhặt thóc Trong đàn gà ấy có những con gà mái

mơ điểm trên mình những đốm trắng trông như những bông hoa; và kia là những con gà mái vàng, lông óng mượt, ánh lên trong nắng Nhìn đàn gà trông thật mỡ màng, đáng yêu.

? Từ "này" được nhắc lại 2 lần trong 2 câu thơ nhằm mục đích gì ?

- Như lời giới thiệu có tính chất liệt kê, như một cách

Trang 10

khoe đầy tự hào về những con gà mái vàng, mái mơ

nhà mình với 1 niềm vui, niềm hãnh diện

- Để lưu ý người đọc để người đọc chú ý vào h/a của

những con gà

? Để miêu tả những con gà nhà thơ đã sử dụng những tính từ

chỉ màu sắc và biện pháp tu từ so sánh đã có tác dụng như

thế nào?

+ Tác dụng: Gợi tả vẻ đẹp rất thực nhưng cũng rất nên thơ

của ổ trứng với những quả trứng hồng ấm áp, chứa đựng bao

nhiêu mơ ước tuổi thơ và cả những con gà mái mơ, con gà

mái vàng mang những màu sắc tươi sáng, sống động, tràn

đầy sức sống như chúng mới vừa đâu đây- sống động và gần

gũi

? Qua phần phân tích cách sử dụng từ ngữ và các biện

pháp tu từ, giúp em cảm nhận ntn về hình ảnh ổ trứng

hồng và những con gà mái mơ, mái vàng?

Ghi bảng

- Hiện lên chân thực, sống động, đẹp như 1 bức tranh

G: Ở đây ta nhận thấy nghệ thuật phối sắc của Xuân Quỳnh

rất tài tình Có màu hồng của trứng gà trong ổ Có sắc đốm

trắng của con gà mái hoa mơ Có lông óng như màu nắng

của con gà mái vàng Tất cả như hiện trước mắt người đọc,

thật vô cùng sống động và đẹp đẽ

? Theo em, vì sao những hình ảnh này chỉ hiện lên qua sự

hồi tưởng của người chiến sĩ mà nó lại chân thực và sống

động như vậy?

- Hình ảnh đó in sâu trong tâm trí người chiến sĩ

G: Và hẳn người chiến sĩ phải rất nhớ, rất yêu những hình

ảnh đó nên mới có thể vẽ bằng tâm tưởng của mình một

cách chân thực, sống động như vậy

? Qua đó, em hiểu được tình cảm gì của người chiến sĩ ?

- Tình yêu những con vật nhỏ bé, đáng yêu, nỗi nhớ những

hình ảnh vô cùng gần gũi bình dị -> Đó chính là sự khơi

nguồn cho 1 tình cảm rộng lớn hơn là tình yêu quê hương

đất nước

Qua phần tìm hiểu nội dung về âm thanh tiếng gà trưa và

h/a đầu tiên trong nỗi nhớ của người chiến sĩ

? Em nào thử đóng vai người chiến sĩ và nói lên những gì

hiện lên chân thực, sống động, đẹp như một bức tranh

Ngày đăng: 06/10/2015, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w