Không chỉ thể hiện truyền thống qua cách xây dựng nhà cửa, văn hóa của người Hàn còn được thể hiện qua lối sống, nếp sinh hoạt trong gia đình.. Cả các phong tục gia đình cũng được kế thừ
Trang 11 Lý do chọn đề tài:
Đối với bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, ba yếu tố ăn – mặc - ở là những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống Hàn Quốc là một đất nước tự hào có truyền thống lâu đời thể hiện rõ nét trong cả ba yếu tố kể trên Trong đó, yếu tố ở có ít thay đổi nhất so với hai yếu tố còn lại Đặc biệt là ngôi nhà– nơi trú ẩn để đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt Vì vậy kiến trúc nhà ở của người Hàn có những nét phong cách độc đáo riêng phù hợp với khí hậu, địa hình mà không đất nước nào
có Đây cũng là một nét văn hóa nổi bật trong sinh hoạt của người Hàn Quốc
2 Nội dung
2.1Một số nét khái quát về điều kiện tự nhiên và nhà ở Hàn Quốc
Vị trí địa lý:là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Bắc Á Vị trí bán đảo nối liền đại lục và nhìn ra đại dương Hàn Quốc nằm ở nửa phần phía Nam của bán đảo Triều Tiên Phía bắc giáp bắc Triều Tiên, phía đông giáp biển Nhật Bản, phía nam giáp eo biển bắc Triều Tiên, phía tây giáp Hoàng Hải Biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên là hai con sông Áp Lục và Tuman Như vậy, bán đảo Triều Tiên là cầu nối giữa Đại lục và Nhật và là con đường giao lưu văn hóa toàn diện
Khí hậu: Hàn Quốc là một nước có khí hậu lạnh, mùa đông ở đây rất khắc nghiệt có nhiều tuyết, mùa hè thì rất nóng
Hàn Quốc có địa hình mang nét đặc trưng bởi hệ thống đồi núi đa dạng chiếm khoảng 70% diện tích lãnh thổ Những ngọn đồi thấp chủ yếu nằm ở phía Nam
và phía Tây và dần cao lên ở phía Đông và phía Bắc
Do vậy, mà nhà ở của người Hàn quốc có những nét đặc trưng thích hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây Thời tiền sử, các cư dân đầu tiên của bán đảo Triều Tiên sống trong các hang động, lều làm bằng đá Những ngôi nhà này đã có các chức năng cơ bản như bếp lửa, không gian để làm việc và ngủ Các nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại nhà tồn tại ở thời tiền sử Triều Tiên là nhà hầm, nhà gỗ
Trang 2và nhà sàn; nhưng cho đến nay, mới chỉ có những dấu tích của loại nhà hầm
là được tìm thấy Nhà hầm thường bao gồm một cái hầm sâu 20-150cm, có
vỏ và đất sét bao bọc xung quanh để trách gió mưa, hầu hết đều nằm ở trên đồi Nhà gỗ được cấu tạo bằng cách ghép những tấm gỗ lại với nhau Giữa các khe hở, người ta trét đất sét để ngăn gió Những căn nhà như vậy còn tìm thấy được ở vùng núi ngày nay Nhà sàn có nguồn gốc từ miền Nam, ban đầu được xây dựng để làm kho giữ lúa gạo Kiểu kiến trúc này vẫn còn tồn tại ở những ngôi nhà có hai gác và chòi canh đứng ở giữa các ruộng dưa
và vườn cây ăn trái Đến thời kỳ Tam quốc đã xuất hiện Ondol , hệ thống sưởi dưới sàn nhà rất độc đáo của người Hàn Thời kỳ này một số người vẫn sống trong nhà hầm, số khác thì sống ở nhà sàn Qua các thời kỳ sau đó, các loại nhà này đã phát triển lên thành Hanok, với sàn nhà hình vuông được chia thành nhà bếp và một phòng khác gợi nhớ lại hình ảnh nhà hầm thời tiền sử Với tinh thần coi trọng triết lý âm dương, ngôi nhà của người Hàn được thiết
kế và xây dựng phù hợp với tính cách giản dị, tự nhiên và hòa hợp với thiên nhiên Không chỉ thể hiện truyền thống qua cách xây dựng nhà cửa, văn hóa của người Hàn còn được thể hiện qua lối sống, nếp sinh hoạt trong gia đình Và tất cả những nét văn hóa truyền thống đó vẫn còn được truyền lại đến ngày nay Sau khi Hàn Quốc hoàn toàn mở cửa với thế giới bên ngoài, phong cách kiến trúc Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi phong cách kiến trúc phương Tây, đã thay đổi một cách nhanh chóng và đa dạng cả về phong cách.Tuy nhiên trong các ngôi nhà kiểu phương Tây vẫn còn một số đặc điểm của ngôi nhà Hàn Quốc xưa Cả các phong tục gia đình cũng được kế thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác, thể hiện sự hòa hợp giữa truyền thống và hiện đại trong nhà ở của người Hàn Quốc
Làng hanok nổi tiếng ở Hàn quốc
Trang 32.2 Đặc trưng văn hóa nhà truyền thống Hàn Quốc
2.2.1 Nhà ở truyền thống
2.2.1.1 Phân loại
Theo vùng miền: Nhà truyền thống của Hàn Quốc được gọi là Hanok
Hanok được thiết kế độc đáo, tùy theo ý thích của chủ nhân và phù hợp với khí hậu của từng vùng Hình dáng nhà có sự khác biệt giữa các vùng miền, như nhà ở vùng phía Bắc có khí hậu lạnh thì các phòng được xây thành cụm khít với nhau nhằm tránh gió lùa Nhà có hình chữ U, hình vuông hoặc hình chữ điền Nhà ở miền Nam nóng bức thì được làm theo kiểu hình chữ nhất hoặc chữ L để thông gió Nhà ở miền Trung thì có hình dáng giống như ký tự #
Theo địa vị: Vào thời kỳ tiền hiện đại, ở Hàn Quốc có 2 trường phái kiến trúc
chính, phụ thuộc vào quy mô xây dựng của từng tầng lớp xã hội khác nhau Trong
đó, phong cách Trung Hoa được thể hiện rõ nét khi xây dựng cung điện, đền đài, quan phủ Tầng lớp thượng lưu thường xây nhà lớn, có cấu trúc chắc chắn và được trang trí nhiều nhưng không được dùng những màu dùng để trang trí cho cung điện của nhà vua Những nhà này có mái lợp ngói có những nét cong uyển chuyển
và nổi bật với những mái chìa hơi cao hơn một chút., và ngói nhà cũng được trang trí Những ngôi nhà lợp mái ngói như thế này được gọi là Kiwajip Những nét đặc sắc thì lại nằm ở những ngôi nhà bình thường của người dân làm bằng gỗ với mái nhà được làm bằng đất sét hoặc rơm rạ, ít trang trí Những ngôi nhà có mái làm bằng rơm rạ thì được gọi là Chogajip Tuy nhiên dù là nhà của ai thì cũng không
có ngôi nhà bình thường nào rộng hơn 99 kan (một đơn vị tính chu vi giữa bốn cột chính được sử dụng để tính toán kích thước theo những kiến trúc truyền thống)
Trang 4Cấu trúc và kích cỡ nhà thay đổi tùy theo quy mô, quan hệ xã hội và sự giàu có của gia đình đó
2.2.1.2 Đặc điểm
*Vị trí, phương hướng: Theo truyền thống, nơi cư trú của người dân Hàn Quốc
thường được chọn dựa trên phong thuỷ Họ tin rằng bất kỳ hình thể xác định nào cũng đều sản sinh ra lực lượng vô hình của cái tốt và cái xấu Các nguồn năng lượng tiêu cực và tích cực (Âm - Dương) phải được đưa vào cân đối Khi lựa chọn một địa điểm để xây dựng nhà cửa, người ta có khuynh hướng xem xét
ý nghĩa đặc biệt của môi trường tự nhiên xung quanh Tiêu chí lựa chọn một địa điểm tốt để xây dựng là nơi đó có quang cảnh phù hợp giữa "núi và nước" Mối liên hệ này không chỉ dựa trên những quan điểm thẩm mỹ Thuật phong thuỷ đã dạy rằng con người sẽ không thể phát triển đúng đắn cả về trí tuệ và tình cảm cũng như sẽ không có một cuộc sống tốt đẹp nếu không có sự hỗ trợ của thiên nhiên Những nguyên tắc này được áp dụng khi chọn chỗ cư ngụ cho cả người sống và người chết Một công trình kiến trúc cần có vị trí cố định quay mặt về hướng nam (để đón ánh sáng mặt trời nhiều nhất có thể) và có một ngọn núi ở sau lưng Theo học thuyết Âm -Dương, lý tưởng nhất là ngọn núi đó phải có "những đôi cánh" ở
cả hai bên để nó có thể bao bọc cho công trình kiến trúc đó với một dòng suối chảy qua ở phiá trước Người ta luôn cố gắng để tránh việc các công trình xây dựng nhân tạo làm đổ vỡ cảnh quan địa hình thiên nhiên, vì như vậy cũng là phá vỡ sự hoà hợp với thiên nhiên Ngoài những nguyên tắc trên thì vị trí của ngôi nhà còn phụ thuộc vào đất đai, khí hậu, ảnh hưởng của gió và ánh nắng mặt trời v.v
*Cấu trúc: Văn hóa Hàn Quốc mang tính triết lý phương Đông sâu sắc Cuộc sống
gia đình được tôn trọng và bảo vệ Con người sống gần gũi và có quan hệ mật thiết với thiên nhiên Vì vậy mà nhà truyền thống của Hàn Quốc từ vật liệu xây dựng cho đến cấu trúc đều rất gần gũi với thiên nhiên và mang đậm triết lý Âm - Dương Yếu tố cân bằng Âm - Dương và ngũ hành phải đạt đến mức độ chuẩn mực Trong ngôi nhà truyền thống, người Hàn Quốc sử dụng hơn 80% nguyên vật liệu từ tự nhiên như đất sét, đất nung và gỗ Ngoài ra, người ta còn sử dụng đá, rơm rạ và giấy để xây dựng và trang hoàng cho ngôi nhà Những nguyên vật liệu này đều có thể tái chế và không gây ô nhiễm Điều này cho thấy từ xa xưa, người Hàn Quốc rất chú trọng đến vấn đề môi trường và đặc biệt dành sự tôn trọng lớn lao đối với thiên nhiên Một ngôi nhà truyền thống tiêu biểu gồm có: nền móng, cột, xà ngang,
tường, cửa, mái hiên, mái nhà v vv
Trang 5*Các nguyên vật liệu chủ yếu cấu tạo nên sự thân thiện với môi trường cho
ngôi nhà gồm:
Đá: dùng để làm nền móng cho ngôi nhà, thường thì người ta xây nền móng cao hơn so với mặt đất Đất sét có tác dụng bọc ngoài để giữ nhiệt, tránh hơi nóng mùa hè và khí lạnh của mùa đông, vì vậy mà người ta dùng đất sét để xây tường
Gỗ: dùng để làm cột, xà ngang, cửa, sàn nhà, mái hiên v vv Mái hiên với những đường cong uyển chuyển hơi uốn cao lên Độ dài của mái hiên có thể điều
chỉnh để kiểm soát lượng ánh sáng mặt trời đi vào nhà
Giấy (Hanji - một loại giấy được làm theo công thức đặc biệt của Hàn Quốc, tạo thành sợi từ nguyên liệu thô như vỏ cây dâu tằm): dùng để làm cửa, sàn nhà
Rơm: dung để làm mái nhà, tường
Những ngôi nhà truyền thống thường được xây dựng mà không cần sử dụng một chiếc đinh vít nào vì được ghép lại với nhau bằng các chốt gỗ Các thức như sau: Đầu tiên, người ta tạo khung và dựng cột bằng gỗ rồi làm gạch từ hỗn hợp đất và
cỏ để trát vào khung Sàn nhà được làm bằng đất cứng hoặc đá ở dưới, rồi trải một lớp giấy Hanji đã đánh bóng với dầu đậu Giấy Hanji còn được sử dụng để dán lên tường, mắc vào trong khung của cửa trượt và các xương sườn ngang của cửa sổ
Ưu điểm của loại giấy này là không thấm nước, ánh sáng có thể lọt qua nên khiến cho ngôi nhà đẹp và thoáng khí hơn Còn về các phòng thì hơi thấp, tương đối nhỏ, không có nhiều cửa sổ hay cửa ra vào > vì được xây để bảo vệ cho chủ nhân của
nó khỏi những yếu tố bên ngoài và tối đa hoá sự ấm áp khi sử dụng hệ thống sưởi Ondol vào mùa đông
Riêng đất sét và rơm thì người ta chủ yếu dùng làm mái nhà Ở những ngôi nhà của tầng lớp địa chủ, người ta thường làm mái ngói Ngói được làm từ đất sét nên phần mái nhà không bằng phẳng mà có độ dốc nhất định Kích thước và hình dạng của ngói ảnh hưởng đến góc của mái nhà và các góc được xác định bởi điều kiện thời tiết của từng vùng nhất định Hình dạng và kích thước khác nhau được sử dụng cho mỗi chỗ khác nhau của mái nhà Nếu góc độ được tính chính xác thì mái ngói sẽ dễ dàng cho việc thoát nước mưa Những đường cong của mái ngói cho thấy sự độc đáo trong kiến trúc Hàn Quốc Còn ở những ngôi nhà của tầng lớp thường dân thì
đa phần người ta lợp mái tranh - loại mái nhà được làm bằng các bó rơm bện chặt lại với nhau Những bó rơm này tuy mộc mạc, giản dị, nhưng lại có công dụng điều hoà khí hậu Ví dụ như vào mùa hè nắng nóng thì rơm có tác dụng cản
sức nóng gay gắt của mặt trời nhờ không hấp thụ nhiệt, vì vậy mà giữ được sự mát
mẻ cho ngôi nhà; còn vào mùa đông thì rơm có tác dụng cản khí lạnh bên ngoài
Trang 6nên mang lại sự ấm áp cho ngôi nhà Ngoài ra, đây là một loại chất liệu không thấm nước, dễ dàng tìm mua nên được sử dụng rộng rãi nhất
Một ngôi nhà truyền thống của Hàn Quốc được chia thành nhiều phòng, nhiều khu vực khác nhau tuỳ theo mục đích và đối tượng sử dụng, ví dụ như: sân, nhà bếp, phòng, chuồng ngựa, nhà vệ sinh, vv Không có sự phân biệt giữa phòng ngủ và phòng ăn Mặc dù trong nhà có nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau như ông bà,
bố mẹ, con cháu nhưng không gian giữa các phòng, các khu vực vẫn giữ được sự riêng tư nhất định Bên cạnh đó, nó không làm mất đi tính kết nối để các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng giao lưu với nhau Vì vậy, có thể nói rằng ngôi nhà này có cấu trúc mang tính chất mở Cấu trúc mở ở đây là không gian nối nhau giữa các phòng, các phòng thông ra hiên, ra sân và sân được trải rộng thông thoáng giữa bầu trời, tường được xây khá thấp, và ở nông thôn có những nhà thậm chí không xây kín cửa
Nhà riêng của tầng lớp thượng lưu thời đại Joseon thường được chia thành các khu vực cánh trong (anchae ) và cánh ngoài (sarangchae ) Cửa chính liên kết trực tiếp với Sarangchae, còn Anchae được xây phiá bên trong đằng sau dãy tường gắn liền với cửa trong, nhằm để nó không được nhìn thấy từ bên ngoài Cánh trong (anchae)
là khu vực phòng của nữ giới đặt ở phiá sau nhà và cũng là nơi tụ họp cả gia
đình Do vậy không có gì ngạc nhiên nếu ta thấy căn phòng này được trang bị một
tủ quần áo, chăn màn và các đồ dùng cá nhân khác Cánh ngoài (sarangchae) là khu vực phiá ngoài dành cho nam giới (thường là chủ gia đình), là nơi tiếp khách của cả nhà Theo quan niệm của họ thì một người quý phái có học và nổi tiếng không bao giờ nghĩ việc trang hoàng căn phòng của mình là cần thiết, vì vậy một vài vật dụng bằng gỗ đơn giản như bàn học, giá sách cũng là đủ cho căn phòng vốn chủ yếu được sử dụng cho việc đọc sách và đàm đạo học thuật Không gian mở liên kết các phòng với nhau trong một khu vực được gọi là đại sảnh (daecheong) , khoảng sàn gỗ rộng ở giữa này được gọi là maru Người ta thường sử dụng cái tên Daecheongmaru để chỉ không gian này Daecheong là không gian sinh hoạt của nhiều thế hệ cùng chung sống trong gia đình Maru là sàn bằng gỗ được làm
không chạm vào mặt đất để tránh độ ẩm và nhiệt độ trong suốt mùa hè, đặc
biệt, người ta còn cất giữ các loại ngũ cốc ở đây Sàn gỗ maru được làm thông
ra tận hiên giúp thông gió cho ngôi nhà Ngoài ra còn có Jangdokchae là một nơi phơi và lưu trữ các loại thực phẩm lên men đựng trong đồ sành sứ và đất sét
Jangdokchae nằm trong một khu vực gần nhà bếp sạch sẽ Vị trí này được chọn vì
có thể nhận được rất nhiều ánh nắng mặt trời và thông gió đủ để bảo quản thực phẩm Sadan là một ngôi đền nơi thờ phụng tổ tiên Nó được đặt trong khu vực trong cùng của nơi cư trú để tiếp nhận năng lượng của ngọn núi phiá sau nhà
Trang 7*Hệ thống sưởi Ondol
Bên cạnh đó, một số phòng còn có hệ thống sưởi dưới sàn Ondol - một hệ thống sưởi độc đáo của người Hàn Quốc và không giống bất cứ nơi nào trên thế giới Những ghi chép đầu tiên về hệ thống sưởi này từng được đề cập đến trong cuốn sách lịch sử ‘Cựu Đường Thư’ của Trung Quốc Ở phần viết về nước Goguryeo, một trong những đất nước nằm trên bán đảo Hàn Quốc xưa kia, có đoạn miêu tả:
“Người Goguryeo làm nền nhà bằng đất Họ tạo nên một hệ thống đường ngầm dưới nền nhà dẫn đến các phòng Khi đốt lửa ở miệng đường ngầm thì các căn phòng sẽ được sưởi ấm.” Qua đây, chúng ta có thể biết được người Hàn đã bắt đầu
sử dụng hệ thống sưởi sàn Ondol từ giữa thế kỉ thứ 7 Nhiệt độ tỏa lên từ hệ thống sưởi giúp xua tan khí lạnh và giữ nhiệt cho cơ thể con người trong mùa đông giá buốt Mặt khác, sau khi làn khói tan biến đi, không khí bị đốt nóng sẽ vẫn còn lưu lại trong ống khói, không khí này lại một lần nữa tiếp thêm nhiệt lượng cho ngôi nhà Chính vì cấu trúc nhà như vậy nên người Hàn dần hình thành văn hóa sinh hoạt trên sàn nhà
Trang 8Đầu tiên, hệ thống ondol được sử dụng ở miền Bắc, vùng phương Nam ấm áp hơn nên ondol thường được dùng với sàn nhà bằng gỗ Để tăng hiệu suất của hệ thống sưởi, người Hàn đã rất trí tuệ khi biết cách làm giảm độ ẩm của đất bằng cách xây sàn nhà cách mặt đất 3-5 bậc thang Điều này giúp cho sàn nhà tránh bị ẩm thấp và giữ được hơi ấm được lâu hơn Nhờ đó họ có thể tránh được cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông So với Phương Tây, người ta thường tránh tận dụng sàn nhà vì sự lạnh lẽo của nó, nên họ thích ngồi trên ghế và ngủ trên giường còn khi nhắc đến Hàn Quốc thì người ta thường đề cập đến văn hoá sinh hoạt trên sàn nhà Nhờ hệ thống sưởi ondol mà ban đêm người ta có thể trải chăn mền ra để ngủ mà vẫn có
đủ độ ấm và ban ngày thì kê bàn để cho sinh hoạt ăn uống Do đó người ta cần phải cởi giày trước khi vào nhà để giữ cho sàn nhà sạch sẽ nhất có thể Với hệ thống ondol, tầng gần lò sưởi được làm nóng và là khu vực nóng nhất khi nhóm lửa Người dân Hàn Quốc luôn luôn nhận thức được sự cần thiết phải kính trọng người già và do đó khu vực này thường được dành cho những người lớn tuổi trong gia đình Vào mùa hè, ngôi nhà được giữ mát bằng cách sử dụng hệ thống làm mát, sự chuyển động của không khí Nhà Hanok có tường và cửa ra vào ít Khi cánh cửa được đóng lại, nó sẽ trở thành một bức tường và khi nó được mở, những làn gió ùa vào để giữ cho không khí lưu thông khắp không gian sống Đó là lý do tại sao kiến trúc Hanok có thể giữ mát trong cái nóng của mùa hè Hệ thống sưởi sàn Ondol và khoảng sàn Maru là hai điểm đặc biệt của một ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc
Hệ thống sưởi sàn Ondol giúp sưởi ấm ngôi nhà vào mùa đông lạnh giá còn
khoảng sàn Maru lại giúp làm mát cho ngôi nhà vào mùa hè nóng bức Trong cùng một ngôi nhà nhưng lại sở hữu hai hình thái kiến trúc vô cùng hữu ích và độc đáo, điều này ta chỉ có thể bắt gặp trong ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc
Ondol cũng được sử dụng cho mục đích y tế Ngôn ngữ Hàn Quốc có cụm từ "làm nóng cơ thể", trong đó đề cập đến một ảnh hưởng được tạo ra khi người bệnh nằm
Trang 9trên sàn nhà ấm trong mùa đông lạnh Sự tác động như vậy rất có hiệu quả cho những người mệt mỏi hoặc bị bệnh, phụ nữ có thai và người già Cho đến ngày nay, người Hàn Quốc thích nằm ngủ trên sàn ondol vì họ để có thể tránh cảm lạnh hoặc một số bệnh khác
*Nghệ thuật trang trí
Thông thường người Hàn Quốc thích trang trí đơn giản hơn là sự tô vẽ khoa
trương, sặc sỡ Kiến trúc Hàn Quốc truyền thống hầu như không đề cao sự phô trương về quy mô cũng như cách thức trang trí Các căn phòng thường khá nhỏ và được trang trí giản dị Người ta ưa chuộng những họa tiết tự nhiên như những đường vân và màu sắc tự nhiên trên thớ gỗ Tiêu biểu cho quan điểm thẩm mỹ này
là kiến trúc Sarangchae Do ảnh hưởng từ tư tưởng Nho giáo nên một người quý phái và có học không bao giờ nghĩ việc trang hoàng căn phòng của mình là cần thiết vì thế trong phòng thường chỉ có một vài vật dụng bằng gỗ đơn giản, một bức tranh phong cảnh nhỏ vẽ bằng mực nước và vài thứ đồ gốm Những họa tiết được trang trí nhiều trên bìa sách, giấy dán tường là ánh chớp và hoa phong lan, bên cạnh đó còn có hoa cúc, cá, chim, mây, rùa, bướm…
• Cá: Vì cá là loại động vật đẻ nhiều trứng nên hình ảnh cá thường chứa đựng mong ước sinh được nhiều con Hình ảnh cá cũng thường được sử dụng để trang trí cửa hoặc là đồ gỗ trong nhà vì cá ngủ mà mắt vẫn mở nên nó sẽ như thần giữ cửa trong nhà giúp gia chủ đề phòng kẻ trộm Cuối cùng là vì cá sống trong nước
nên những kiến trúc công cộng thường dùng biểu tượng cá như là một biểu tượng
để phòng chống hỏa hoạn
• Cá chép: bắt nguồn từ truyền thuyết cá chép hóa rồng mà người ta thường sử dụng biểu tượng cá chép để thể hiện mong ước vượt qua các khoa cử và đỗ đạt làm quan
• Mười biểu tượng trường thọ gồm 10 vật như: sếu, rùa, hươu, nấm bất tử, cây thông, đá, nước, núi, mây, mặt trời
Trang 10• Cây mận thường nở hoa vào đầu mùa xuân sau khi chịu đựng một mùa đông dài giá rét nên chúng tượng trưng cho sự hồi xuân và tái sinh
• Quả lựu có nhiều hạt tượng trưng cho mong ước sinh được nhiều con
• Hoa sen là biểu tượng của Phật giáo Ý nghĩa của nó về mặt tinh thần là con người có thể vượt qua mọi nỗi đau của cuốc sống để đạt đến cõi niết bàn như bông hoa sen dù ở trong đầm lầy nhưng vẫn nở những bông hoa tuyệt đẹp và thơm ngát Hình ảnh hoa sen thường được tìm thấy ở những công trình Phật giáo
• Hình tam giác: Vì nó giống với hình ảnh con ve sầu có khả năng lột xác rồi “tái sinh” nên người Triều Tiên nghĩ hình tam giác là biểu tượng của linh hồn vĩnh cửu
• Tứ thần: Chu Tước (hướng nam), Bạch Hổ (hướng bắc), Huyền Vũ (hướng
đông), Thanh Long (hướng Tây)
Mặc dù rất ưa chuộng sự đơn giản và đơn sắc nhưng người Hàn Quốc lại trang trí mái hiên và sườn chính các cung điện và đền thờ theo nhiều màu sắc khác nhau thể hiện rõ nhất qua nghệ thuật Dancheong.Dangcheong là hình trang trí màu sắc trên nóc các tòa nhà và là những hình trang trí thể hiện vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật đích thực Dangcheong gồm có năm màu: đỏ, xanh, vàng, đen và trắng Bên cạnh chức năng trang trí, dangcheong còn được dùng vào những mục đích thực tế
Dangcheong được dùng để bảo vệ bề mặt tòa nhà và che đi những vết thô ráp trong chất liệu được sử dụng, đồng thời nhấn mạnh đặc điểm và thể hiện phẩm cấp của tòa nhà hay đối tượng nào đó Dancheong có ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống, bao gồm cả đền chùa bất kể chúng nằm ở Seoul hay các tỉnh khác
Như vậy ta có thể thấy nghệ thuật trang trí trong nhà ở của người Hàn Quốc tuy khá đơn giản nhưng rất đặc trưng bởi sự tinh tế và hòa hợp với tự nhiên qua các hình ảnh thiên nhiên mang tính biểu tượng cao Ngoài ra các các tư tưởng Phật giáo, Shaman giáo, Lão giáo và Nho giáo và đặc biệt là triết lí âm dương – ngũ hành đã ảnh hưởng rất nhiều đến các họa tiết và phong cách trang trí của người Hàn Quốc
2.2.2 Các yếu tố truyền thống ảnh hưởng đến nhà ở hiện đại
Nhà của người Hàn Quốc, kể cả cũ hay mới, đều được xây để bảo vệ chủ nhân của nó khỏi những yếu tố bên ngoài Trần hơi thấp, các phòng tương đối nhỏ và khôngcó nhiều cửa sổ hay cửa ra vào
Mục tiêu xây dựng chính: giữ ấm Một số phòng có sàn ondol, tức là sàn nhà được sưởi ấm từ bên dưới hệ thống sưởi này rất quen thuộc trong đời sống của người Hàn Quốc và thậm chí còn trở thành mốt Một số các ngôi nhà xây theo kiểu
phương Tây trong những năm gần đây có một số phòng được trang bị hệ thống