Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
2,76 MB
Nội dung
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN VĨNH CỬU
TRƯỜNG THCS THẠNH PHÚ
BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
HỌC SINH DỰ THI:
NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
LỚP: 8/1
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 1
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
BÀI DỰ THI:
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
- Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tỉnh Đồng Nai.
- Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Vĩnh Cửu.
- Trường Trung Học Cở Sở Thạnh Phú.
- Địa chỉ: Ấp 2, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
- Điện thoại: 0613865017 Email: thcsThanhphuvc@gmail.com
- Họ và tên học sinh: Nguyễn Thị Hồng Thắm
- Lớp:8/1
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 2
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
1.Tên tình huống:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIÚP BẠN
HIỂU BIẾT THÊM VỀ QUÊ HƯƠNG ĐỒNG NAI
TRONG TIẾT HỌC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ.
*Tình huống như sau:
Trong tiết học Hoạt Động Ngoài Giờ, tìm hiểu về chủ đề “Quê hương –Đất
nước”.Cô Huyền đặt câu hỏi cho bạn Lan:
“Em hãy cho cô biết một vài nét về Đồng Nai –Quê hương em?”.
Bạn Lan bối rối gãi đầu. Cô tiếp tục hỏi bạn Minh:
Bạn Minh cũng lúng túng, không biết câu trả lời.
Sau đó, cô đặt một câu hỏi nữa:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Dân ta phải biết sử ta”. Là thiếu niên học sinh
Đồng Nai, em biết những gì về nơi mình đang sống ? Các em có thể vận dụng kiến thức
liên môn nào để giới thiệu cho cô và các bạn biết về vùng đất Đồng Nai –Quê hương
em?”
Câu hỏi của cô khiến nhiều bạn trong lớp bối rối và lúng túng...
Theo bạn: Để hiểu và trả lời câu hỏi trên của cô, bạn cần phải làm gì?
2.Mục tiêu giải quyết tình huống:
*Để trả lời câu hỏi, giới thiệu phải đảm bảo các yêu cầu về:
- Nguồn gốc.
- Vị trí địa lí .
- Đặc điểm địa hình.
- Lịch sử đấu tranh.
- Hoạt động kinh tế.
- Con người Đồng Nai.
3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan dến việc giải quyết tình huống:
- Suy nghĩ đưa ra tình huống.
- Suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết tình huống.
- Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
+ Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Đồng Nai.
+ Đặc điểm địa lí, địa hình tỉnh Đồng Nai.
+ Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh
+Nét tiêu biểu của con người Đồng Nai.
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 3
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh;
- Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế;
- Giáo dục công dân – bài học về lòng yêu nước.
- Ngữ Văn – những người con tiêu biểu( nhà văn Lý Văn Sâm).
- Kỹ năng sống- kỹ năng lắng nghe, thu thập kiến thức, giải quyết tình
huống.
5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
* Tình huống:
Trong tiết học Hoạt Động Ngoài Giờ, tìm hiểu về chủ đề “Quê hương –Đất
nước”.Cô Huyền đặt câu hỏi cho bạn Lan:
“Em hãy cho cô biết một vài nét về Đồng Nai –Quê hương em?”.
Bạn Lan bối rối gãi đầu. Cô tiếp tục hỏi bạn Minh:
Bạn Minh cũng lúng túng, không biết câu trả lời.
Sau đó, cô đặt một câu hỏi nữa:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Dân ta phải biết sử ta”. Là thiếu niên học
sinh Đồng Nai, em biết những gì về nơi mình đang sống ? Các em có thể vận
dụng kiến thức liên môn nào để giới thiệu cho cô và các bạn biết về vùng đất
Đồng Nai –Quê hương em?”
Câu hỏi của cô khiến nhiều bạn trong lớp bối rối và lúng túng...
Theo bạn: Để hiểu và trả lời câu hỏi trên của cô, bạn cần phải làm gì?
a.Giải quyết tình huống:
- Qua câu hỏi của cô Huyền đã đưa ra ở tình huống trên, em đã hiểu nội
dung và giơ tay xung phong trả lời câu hỏi của cô để giúp đỡ các bạn.Em đã vận
dụng các kiến thức liên môn:Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Ngữ Văn,Kỹ
năng sống để trả lời câu hỏi như sau:
+Liên môn Địa lí:
*Đồng Nai thành lập đầu năm 1976, là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước
Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.903,940 km2, chiếm 1,76%
diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông
Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê đến đầu năm 2010 là 2.559.673
người, mật độ dân số: 386,511 người/km2. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực
thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa- là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của
tỉnh; Thị xã Long Khánh và 9 huyện:Long Thành;Nhơn Trạch; Trảng Bom;
Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 4
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
*Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng diểm phía Nam, Đồng
Nai tiếp giáp với các vùng sau:
- Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
- Đông bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng.
- Tây bắc giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
- Nam giáp với tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
- Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai.
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 5
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
Hai phần ba mặt đất của tỉnh Đồng Nai là đồi núi ,trong đó có núi Chứa
Chan cao 834m, núi Mây Tàu cao 700m, các đồi núi khác chỉ cao từ vài
chục tới vài ba trăm mét,…
,
Núi Chứa Chan
Các nhà địa lí cho rằng Đồng Nai có dáng dấp một vùng trung du.Nếu
có dịp đi các huyện, chúng ta sẽ thấy các quốc lộ, tỉnh lộ có nhiều khúc uốn
lượn, lên dốc xuống dốc khá ngoạn mục. Chỉ một phần vùng Long Khánh và
Nhơn Trạch mới có cánh đồng bằng phẳng, rộng lớn.
Tỉnh Đồng Nai có quĩ đất phong phú và phì nhiêu, gồm 10 nhóm đất
chính nhưng chủ yếu chỉ chia thành 3 loại chung: các loại đất hình thành
trên đá bazan, các loại đất hình thành trên phù sa cổ và các loại đất hình
thành trên phù sa mới.Trong tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông
nghiệp chiếm 49,1%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 30,4%, diện tích đất
chuyên dùng chiếm 13%, diện tích đất khu dân cư chiếm 2,1%, diện tích đất
chưa sử dụng chiếm 5.4%. Nhưng tiêu biểu trong đó là đất đỏ bazan, là nơi
cao su mọc rất tốt. Nếu có dịp từ Biên Hòa ngược theo Quốc lộ 1 ra huyện
Trảng Bom- Long Khánh-Xuân Lộc hoặc theo quốc lộ 20 lên Định QuánTân Phú, chúng ta hẳn sẽ thấy bạt ngàn rừng cao su (thời trước gọi là đồn
điền, nay gọi là nông trường) trải dài hàng chục km hai bên đường.
Rừng cao su ở Long Khánh
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 6
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
Hẳn nhiều lần chúng ta đã thấy cảnh công nhân tạo mủ.Mỗi sáng,một
công nhân cạo khoảng 300 cây trong 3 giờ, rồi đi gom mủ, giao nộp cho xe
tới thu trở về xưởng chế biến. Công việc bận rộn này diễn ra vào suốt năm,
dù trời mưa hay nắng. Hiện nay tỉnh Đồng Nai có trên 40000 ha cao su, diện
tích vào loại nhất nhì cả nước, bán nhiều mủ chế biến,mang về cho đất nước
nguồn ngoại tệ không nhỏ góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân
dân.
Tỉnh Đồng Nai có khí hậu cận xích đạo,thời tiết quanh năm nóng, nhiệt
độ trung bình 270C. Mùa mưa kéo dài từ tháng Năm đến hết tháng Mười,
cây cỏ ruộng vườn xanh tốt mượt mà, đó là mùa trồng tỉa. Mùa khô từ tháng
Mười một đến hết tháng tư năm sau, trời nắng nóng kéo dài, cây cỏ phần lớn
úa vàng, rụng lá. Muốn trồng trọt,phải tưới rất nhiều nước.
Vì nằm trong khu vực mưa nhiều,Đồng Nai có nhiều sông suối, lớn
nhất là sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên(tỉnh Lâm Đồng)
chảy qua tỉnh ta rồi đổ ra biển. Nước sông Đồng Nai ngọt lành, trong xanh
gần quanh năm, nên từ xưa đã có câu: “Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai”.
Sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai có ba nhánh lớn: sông La Ngà đổ vào sông Đồng Nai ở
gần nhà máy đường La Ngà,sông Bé đổ vào sông Đồng Nai tại Hiếu Liêm,
tại ngay phía dưới nhà máy thủy điện Trị An, sông Sài Gòn đổ vào sông
Đồng Nai ở ngã ba Nhà Bè.Tại thác Trị An, nhà máy thủy điện Trị An có
công suất hơn 300000kW, mỗi năm phát khoảng 2 tỉ kWh điện, tiết kiệm
300000 tấn dầu chạy máy phát điện. Hồ Trị An nuôi thả cá, hàng năm có thể
đánh bắt hàng ngàn tấn cá.
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 7
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
Nhà máy thủy điện Trị An
Trong những năm gần đây, mặc dù kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn
thách thức, tuy nhiên sản phẩm nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn tăng
13,32% so với những năm trước, trong đó, dịch vụ tăng 14,9%, nông lâm
nghiệp và thủy sản tăng 3,9%, công nghiệp và xây dựng tăng 14,2%. Với
những chính sách của Đồng Nai đã đưa nền kinh tế nơi đây hội nhập với
nước ngoài. Khu công nghiệp Biên Hòa 1 có diện tích hơn 300 ha, trước
đây có tên là khu kĩ nghệ Biên Hòa. Cho đến nay vẫn là khu công nghiệp
vào loại lớn nước ta, sản xuất những sản phẩm nhẹ như giấy, sợi len, khí
oxi,…, sản phẩm nặng như thép, dây điện, thiết bị điện…Khu công nghiệp
còn làm ra nhiều loại máy móc: máy nổ điêzen và máy phục vụ nông
nghiệp, catxet, acquy, quạt điện,…các vật liệu xây dựng :kính, gạch
men,ván ép, tôn,…;chế biến sản phẩm: sữa, đường, bánh kẹo, bột ngọt, cà
phê,…được bán rộng rãi khắp nơi.
Khu công nghiệp Biên Hòa 1
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 8
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
Nền nông nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuát the
hướng đa dạng hóa sản phẩm, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ trong
và ngoài nước. Ngành trồng trọt chủ yếu của Đồng Nai là cây ăn trái, lúa,
mía,… và được trồng trọt theo các vùng chuyên canh lớn, tạo ra sản phẩm
mang tính hàng hóa cao.
Nghành trồng trọt
phát triển ở Đồng Nai
Ngành chăn nuôi đã và đang phát triển theo hình thức chăn nuôi trang
trại, chuyển đổi giống mơi có năng suất cao,…tỉ trọng chăn nuôi trong cơ
cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có hướng tăng dần, trở thành nghề sản xuất
chính.
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 9
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
Nghành chăn nuôi phát triển ở Đồng Nai
Ngoài các ngành nông nghiệp, công nghiệp thì du lịch cũng là một
trong những nghành quan trọng của tỉnh. Số lượng khách du lịch tăng khá
nhanh, Đồng Nai đang thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng và phát triển
các khu du lịch, điểm du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch, nâng cao
chất lượng dịch vụ du lịch,…nhằm đưa hoạt động du lịch trong tương lai
gần, trở thành một nghành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Thác Giang Điền
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 10
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
Núi đá chồng
Suối Mơ
Văn Miếu Trấn Biên
Đồng Nai cũng có các đặc sản khiến du khách một khi đã thưởng thức thì
khó có thể quên được như:
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 11
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 12
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
+Liên môn lịch sử: Đồng Nai cũng là nơi có dấu ấn lịch sử vẻ vang và tiêu
biểu, Biên Hòa- Đồng Nai tự hào là nơi có bề dày lịch sử hơn 310 năm hình
thành và phát triển.
Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ. Nước Đại
Việt lúc bấy giờ chỉ từ Ải Nam Quan đến vùng Bắc Đèo Ngang (Quảng Bình
ngày nay). Việc mở rộng được bắt đầu từ khi có những giao tranh giữa Đại Việt
và vương quốc Chăm Pa láng giềng lúc bấy giờ. Nước Việt Nam lúc bấy giờ xảy
ra giao tranh giữa vua Lê- Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, lịch sử vẫn gọi là thời kì
Trịnh- Nguyễn phân tranh, đây là cuộc phân tranh tạo ra tình trạng cắt cứ trong
lịch sử Việt Nam. Cuộc sống của người dân đói khổ và lầm than. Điều này tạo ra
một làn sóng ồ ạt đầu tiên từ Bắc vào Nam, trong đó có làn sóng di dân của miền
Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sinh sống và tái lập nghiệp.
Người Việt di cư đến đâu thì khai khẩn và phá hoang lấy đất canh tác đến đó
tạo nên vùng đất trù phú. Ruộng lúa, hoa màu xanh tốt. Năm 1679, nhà Minh ở
Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi,
Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiếc thuyền, 3000 binh lính thân
tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa.
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 13
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
Miếu Trần Thượng Xuyên
Lúc bấy giờ đứng đầu nhà Nguyễn là Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận
họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù Phố ngày nay). Họ
biến Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai trở thành một thương cảng sầm uất và phát
triển. Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chương cơ Lễ Thành
Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai.
Nguyễn Hữu Cảnh
+Năm 1704, quan trấn thủ dinh Trấn Biên là Trương Phước Phan đã dùng
mưu tiêu diệt nhóm thực dân Anh lần đầu tiên xâm lược Côn Đảo (lúc ấy
thuộc dinh Trấn Biên).
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 14
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
+Văn miếu Trấn Biên đầu tiên ở Nam Bộ được xây dựng năm 1715 điều này
chứng tỏ lịch sử giáo dục ở Đồng Nai phát triển sớm so với toàn vùng Nam
Bộ.
Văn miếu Trấn Biên
+Sáng ngày 10/2/1859, khoảng 20 chiếc tàu chiến của Pháp và Tây Ban Nha
lần đầu tiên đánh Vũng Tàu (lúc ấy thuộc tỉnh Biên Hòa). Quan quân triều
đình dưới sự chỉ huy của thống chế Trần Đồng đã chiến đấu rất anh
dũng.Chiếm được bàn đạp này, quân Pháp đánh thành Gia Định rồi lần lượt
chiếm tất cả các tỉnh còn lại ở Nam Kì.
+Ngày 15/11/1936, công nhân ở nhà máy cưa Tân Mai (còn gọi là BIF) lần
đầu tiên đình công chiếm xưởng khiến viên thống đốc Nam Kỳ bối rối lo sợ
kiểu đình công này lan rộng ra các nhà máy khác của chúng.
+Đêm mùng 1 rạng ngày 2/1/1946, lực lượng vũ trang ta tổ chức tập kích
tỉnh lị Biên Hòa. Đây là trận đánh quy mô đầu tiên vào đô thị địch tạm
chiếm suốt trong hai thời kì kháng chiến.
+Tháng 5/1946,bộ đội vệ quốc đoàn Biên Hòa dùng súng bắn bị thương
chiếc máy bay khu trục- do viên quan tư không quân Barbier lái ở huyện
Tân Uyên. Chiếc máy bay này cố lết về và rơi cách thị trấn Long Thành 4
km. Đây là chiếc máy bay đầu tiên bị bắn rơi bằng súng bộ binh trong hai
thời kì kháng chiến.
+ Ngày 1/3/1948, chi đội 10 diệt đoàn xe tăng 59 chiếc của Pháp tại gần cầu
La Ngà. Đây là trận đánh giao thông lớn nhất cả nước thời đó, được Bộ
Tổng Tư lệnh thưởng huân chương Quân công hạng nhì.
+ Đêm 19/3/1948, trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên mở ra lối đánh đặc công
trong lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam.
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 15
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
Cầu Bà Kiên
+ Đồng Nai là quê hương của liệt sĩ Trần Văn Ơn hi sinh ngày 9/1/1950,
được truy tặng danh hiệu cao quý ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
NHÂN DÂN. Ngày kỉ niệm phong trào học sinh sinh viên toàn quốc khởi
đầu từ đó.
Anh hùng Trần Văn Ơn
+Đồng Nai cũng là quê hương của Trịnh Hoài Đức – danh nhân văn hóa,
Trịnh Hoài Đức tên thật là Trịnh An, sinh năm 1767 tại huyện Phước Chánh
(nay là Thành phố Biên Hòa). Cha ông qua đời khi ông mới 8 tuổi do chiến
tranh nên gia đình Trịnh An rời quê hương về làm ăn sinh sống ở Phiên Trấn
( Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ) là học trò chăm ngoan, đạo đức tốt, ông
được thầy yêu mến đặt cho tên mới là Trịnh Hoái Đức. Năm 1788, triều đình
Nguyễn mở khoa thi, Trịnh Hoài Đức đã đậu kì thi đó.Là người có đức, có
tài, làm quan cực phẩm song ông sống rất giản dị, ông là danh nhân văn hóa
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 16
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
Đồng Nai. Tháng 3 âm lịch 1825, ông qua đời tại Huế và được đưa về quê
hương để an táng.
Tượng đài Trịnh Hoài Đức
+Đêm 31/10/1964, lần đầu tiên quân giải phóng miền Nam pháo kích sân
bay Biên Hoà gây cho địch nhiều thiệt hại to lớn.Từ đó sân bay này và nhiều
sân bay khác ở miền Nam bị quân giải phóng bắn phá liên tục. Ngày
12/11/1964, Bác Hồ gửi điện khen quân dân Biên Hòa đánh giỏi. Bức điện
kết thúc bằng bốn câu thơ:
Uy danh lừng lẫy khắp năm châu
Đạn cối tuôn cho Mĩ bể đầu
Thành đồng trống thắng lay lầu Mĩ
Điện Biên Mĩ chẳng phải chờ lâu..
Sân bay Biên Hòa
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 17
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
Đồng Nai cũng là một trong những tỉnh phía nam có nhiều di tích được nhà
nước xếp hạng, nhiều di tích quốc gia. Hiện nay, Đồng Nai có tất cả 29 di
tích lịch sử được Nhà nước xếp hạng:Nhà xanh, Đài chiến sĩ, chùa Đại Giác,
đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, đền thờ Nguyễn Tri Phương, chùa Ông, Căn cứ
Khu ủy miền Đông Nam Bộ (Chiến khu Đ),…
Chiến khu D
+Liên môn Ngữ Văn: Ít ai biết rằng mảnh đất Đồng Nai là nơi sinh ra người
con ưu tú- nhà văn Lý Văn Sâm(1921-2000) ở làng Bình Long ( nay thuộc
xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu)
Từ nhỏ, ông đã ham mê đọc và say mê văn học,ông sáng tác truyện ngắn
Cây nhị sông Phố,truyện Đường rừng,…Cách mạng tháng Tám thành công,
Lý Văn Sâm tham gia công tác tuyên truyền ở địa phương. Nhưng sau này
ông bị địch bắt giam ở Biên Hòa. Sau đó, ông trốn về và lấy ngòi bút làm vũ
khí chiến đấu. Ông viết nhiều truyện ngắn như: Nắng bên kia làng, Sau dãy
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 18
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
Trường Sơn, Sương gió Biên thùy, Kon Trô,Trong cơn li loạn, Sóng vỗ bờ
xa, Thêm một ngọn đèn,…
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 19
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng như: phó tổng thư ký Hội Liên hiệp Văn
học nghệ thuật Việt Nam,Ủy viên Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt
Nam,Ủy viên Ban chấp hành hội Nhà văn Việt Nam.Sau này, vì bận công
tác Cách mạng nên ông ít sáng tác. Nhưng bao giờ cũng giữ cốt cách khiêm
nhường, tâm hồn đa cảm, phóng khoáng, nhân ái, khát vọng tương lai tươi
sáng, tự do, công bằng,…
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 20
Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai
+Liên môn Giáo dục công dân: Bài liên môn này đã giúp em hiểu rõ hơn
về Đồng Nai- quê hương em, gợi cho em những cảm xúc thật khó tả khi
nghĩ về các vị anh hùng đã hi sinh xương máu của mình giành lấy cho chúng
em những cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Em cảm thấy vô cùng tự hào khi
được là người con của mảnh đất Đồng Nai thân yêu. Là người học sinh,
cũng là những mầm non tương lai của đất nước, chúng em xin hứa sẽ cố
gắng học thật giỏi, rèn luyện thật tốt, luôn vâng lời thầy cô và cha mẹ để
xứng đáng là con ngoan trò giỏi -cháu ngoan Bác Hồ
+Liên môn Kỹ năng sống: Em đã vận dụng được một số Kỹ năng sống: kỹ
năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng thể hiện sự tự
tin. Từ đó giúp em nắm vững kiến thức, cò thể vận dụng những kiến thức
của các môn học để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học, trong các tình
huống gắn liền với thực tiễn.
b.Các tư liệu được sử dụng, các ứng dụng Công nghệ thông tin:
- Các nội dung trong sách giáo khoa đã học.
- Các tư liệu, hình ảnh thu thập trên Internet.
6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
- Giúp em và các bạn nắm vững kiến thức của bài học.
- Giúp em và các bạn nắm vững kiến thức của các môn đã học và hoàn cảnh
cụ thể, giải quyết được mọi tình huống trong thực tiễn, những vấn đề đặt ra
trong đời sống xã hội.
- Qua tình huống giúp em và các bạn rút ra được bài học về tình yêu quê
hương đất nước, lòng biết ơn những người có công giữ nước và dựng nước.
Học sinh dự thi
Nguyễn Thị Hồng Thắm
Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 21
[...].. .Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai Núi đá chồng Suối Mơ Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai cũng có các đặc sản khiến du khách một khi đã thưởng thức thì khó có thể quên được như: Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm Trang 11 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm Trang 12 Vận dụng kiến thức liên môn giúp. .. Trang 20 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai +Liên môn Giáo dục công dân: Bài liên môn này đã giúp em hiểu rõ hơn về Đồng Nai- quê hương em, gợi cho em những cảm xúc thật khó tả khi nghĩ về các vị anh hùng đã hi sinh xương máu của mình giành lấy cho chúng em những cuộc sống ấm no, hạnh phúc Em cảm thấy vô cùng tự hào khi được là người con của mảnh đất Đồng Nai thân... Thắm Trang 16 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai Đồng Nai Tháng 3 âm lịch 1825, ông qua đời tại Huế và được đưa về quê hương để an táng Tượng đài Trịnh Hoài Đức +Đêm 31/10/1964, lần đầu tiên quân giải phóng miền Nam pháo kích sân bay Biên Hoà gây cho địch nhiều thiệt hại to lớn.Từ đó sân bay này và nhiều sân bay khác ở miền Nam bị quân giải phóng bắn phá liên tục Ngày... năm châu Đạn cối tuôn cho Mĩ bể đầu Thành đồng trống thắng lay lầu Mĩ Điện Biên Mĩ chẳng phải chờ lâu Sân bay Biên Hòa Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm Trang 17 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai Đồng Nai cũng là một trong những tỉnh phía nam có nhiều di tích được nhà nước xếp hạng, nhiều di tích quốc gia Hiện nay, Đồng Nai có tất cả 29 di tích lịch sử được Nhà... lớn nhất cả nước thời đó, được Bộ Tổng Tư lệnh thưởng huân chương Quân công hạng nhì + Đêm 19/3/1948, trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên mở ra lối đánh đặc công trong lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm Trang 15 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai Cầu Bà Kiên + Đồng Nai là quê hương của liệt sĩ Trần Văn Ơn hi sinh ngày 9/1/1950, được... Thị Hồng Thắm Trang 13 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai Miếu Trần Thượng Xuyên Lúc bấy giờ đứng đầu nhà Nguyễn là Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù Phố ngày nay) Họ biến Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai trở thành một thương cảng sầm uất và phát triển Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chương cơ Lễ Thành Hầu... tác tuyên truyền ở địa phương Nhưng sau này ông bị địch bắt giam ở Biên Hòa Sau đó, ông trốn về và lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu Ông viết nhiều truyện ngắn như: Nắng bên kia làng, Sau dãy Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm Trang 18 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai Trường Sơn, Sương gió Biên thùy, Kon Trô,Trong cơn li loạn, Sóng vỗ bờ xa, Thêm một ngọn đèn,… Học... Đồng Nai Nguyễn Hữu Cảnh +Năm 1704, quan trấn thủ dinh Trấn Biên là Trương Phước Phan đã dùng mưu tiêu diệt nhóm thực dân Anh lần đầu tiên xâm lược Côn Đảo (lúc ấy thuộc dinh Trấn Biên) Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm Trang 14 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai +Văn miếu Trấn Biên đầu tiên ở Nam Bộ được xây dựng năm 1715 điều này chứng tỏ lịch sử giáo dục ở Đồng. .. Trường Sơn, Sương gió Biên thùy, Kon Trô,Trong cơn li loạn, Sóng vỗ bờ xa, Thêm một ngọn đèn,… Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm Trang 19 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng như: phó tổng thư ký Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam,Ủy viên Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam,Ủy viên Ban chấp hành hội Nhà văn Việt Nam.Sau... hương Đồng Nai Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm Trang 12 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm về quê hương Đồng Nai +Liên môn lịch sử: Đồng Nai cũng là nơi có dấu ấn lịch sử vẻ vang và tiêu biểu, Biên Hòa- Đồng Nai tự hào là nơi có bề dày lịch sử hơn 310 năm hình thành và phát triển Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ Nước Đại Việt lúc bấy giờ chỉ từ Ải Nam Quan ... 11 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm quê hương Đồng Nai Học sinh dự thi: Nguyễn Thị Hồng Thắm Trang 12 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm quê hương Đồng Nai +Liên môn. .. Nguyễn Thị Hồng Thắm Trang 20 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm quê hương Đồng Nai +Liên môn Giáo dục công dân: Bài liên môn giúp em hiểu rõ Đồng Nai- quê hương em, gợi cho em cảm xúc... Trang Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn hiểu thêm quê hương Đồng Nai CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC 1.Tên tình huống: VẬN