Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng mạnh đạt

92 163 0
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng mạnh đạt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng mạnh đạt

ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA KINH TẾ VẬN TẢI BỘ MÔN VẬN TẢI KINH TẾ  ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MẠNH ĐẠT Hµ Néi - 2014 MỤC LỤC TRANG Lời mở đầu. 6 1 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Lý luận chung về tiền lương 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Đặc điểm 1.1.3. Bản chất, chức năng, vai trò và ý nghĩa 1.1.4. Nhiệm vụ công tác tiền lương và các khoản trích theo lương 8 8 8 8 9 1 1.1.5. Nguyên tắc tính lương 1.1.6. Chế độ tiền lương của nhà nước 1.1.7. Các hình thức trả lương 1.1.8. Quỹ tiền lương 1.2. Các khoản trích theo lương 0 11 12 14 17 1 8 1 1.2.1. Đối với quỹ BHXH 1.2.2. Quỹ BHYT 1.2.3. Kinh phí công đoàn 1.2.4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 1.3 Hạch toán lao động tiền lương 1.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.4.1 Kế toán tiền lương a - Chứng từ sủ dụng b – Tài khoản sử dụng 1.4.2 Kế toán các khoản trích theo lương a - Chứng từ sử dụng b – Tài khoản sử dụng CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN 8 21 21 21 23 25 25 25 25 29 29 29 LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MẠNH ĐẠT 3 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt 0 3 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp 0 3 2 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI 2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp… 2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Doanh nghiệp. 2.1.4 Vị thế của doanh nghiệp, thuận lợi và khó khăn 2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện công tác kế toán tại 0 32 33 4 0 42 công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt 2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng kế toán 2.2.3 Chế độ kế toán và chính sách kế toán áp dụng 2.2.4. Quy trình kế toán 2.3. Thực trạng công tác hạch toán kế toán tiền lương và các 43 43 44 45 46 47 khoản trích theo lương tại Công ty CP xây dựng Mạnh Đạt 2.3.1 Đặc điểm lao động của công ty 2.3.2 Tổng quan về kế toán tiền lương và các khoản trích theo 47 lương tại công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt 4 a - Chứng từ sử dụng 8 4 b – Tài khoản sử dụng 8 4 c – Quy trình ghi sổ 2.3.3 Các hình thức trả lương ở công ty CPxây dựng Mạnh Đạt 8 49 5 0 5 a – Lương thời gian b – Lương khoán 2.3.4 Các khoản trích theo lương ở công ty CP xây dựng Mạnh Đạt 2.3.5 Trả bảo hiểm xã hội cho người lao động 2.3.6 Tổ chức ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CP xây dựng Mạnh Đạt CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC 3 0 59 64 67 74 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MẠNH ĐẠT 8 3 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP XD Mạnh Đạt 8 3 3.2. Nhận xét chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP xây dựng Mạnh Đạt 8 3.2.1. Những ưu điểm về công tác kế toán tại Công ty 4 8 3.2.2. Những mặt hạn chế cần hoàn thiện. ……………………… 4 8 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế 6 8 toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty KẾT LUẬN. ……………………………………… 6 90 4 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO 1 2 3 4 Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn Bảo hiểm thất nghiệp BHXH BHYT KPCĐ BHTN 5 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI LỜI MỞ ĐẦU Trải qua hơn ba mươi năm đổi mới, đất nước Việt Nam đã có những bước chuyển mình khởi sắc. Từ một đất nước có nền kinh tế vận hành theo cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước định hướng theo xã hội chủ nghĩa. Trong xu hướng Việt Nam hội nhập kinh tế với khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp cần nắm vững và tiến hành những bước đi thận trọng và vững chắc để có thể vượt qua những khó khăn, thách thức cũng như nắm bắt được những cơ hội kinh tế giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Để tiến hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 3 yếu tố: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó yếu tố sức lao động là yếu tố có vị trí quan trọng. Sức lao động trong nền kinh tế thị trường được coi là một loại hàng hóa vì nó có hai điều kiện đảm bảo. Người lao động có quyền tự do về thân thể của mình có sức lao động vì không có vốn và tài sản gì khác ngoài sức lao động của mình. Họ phải cho thuê hoặc bán sức lao động cho người sử dụng lao động có vốn, có tài sản nhưng lại thiếu sức lao động để nhận lại được khoản thu nhập thông qua tiền lương, tiền công để có thể tồn tại, tái sản xuất sức lao động và nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Tiền lương và các khoản thanh toán cho người lao động dưới hình thức này hay hình thức khác là một vấn đề quan trọng cần được cân nhắc, giải quyết rõ ràng, cẩn thận và thỏa đáng. Chính vì vậy, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp nên trong quá trình thực tập 6 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI cũng như làm chuyên đề báo cáo tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của các cán bộ công nhân viên phòng Tài chính kế toán và sự định hướng, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần xây dựng Mạnh Đạt” cho đồ án tốt nghiệp của mình. Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, nội dung của đồ án gồm các phần sau đây : Chương I: Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô Giáo Ngân và các cán bộ phòng Tài chính kế toán Công ty đã giúp đỡ em hoàn thiện bản đồ án này. Sinh viên thực hiện 7 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Lý luận chung về tiền lương. 1.1.1. Khái niệm Trong kinh tế thị trường sức lao động trở thành hàng hóa, người có sức lao động có thể tự do cho thuê (bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động: Nhà Nước, chủ doanh nghiệp…) thông qua các hợp đồng lao động. Sau quá trình làm việc, chủ doanh nghiệp sẻ trả một khoản tiền liên quan chặt chẽ đến kết quả lao động của người đó. Khoản tiền đó được gọi là tiền lương. Ta có định nghĩa về tiền lương như sau: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng. Tiền lương trả cho người lao động được thực hiện theo chế độ tiền lương của Nhà nước quy định và gắn với yêu cầu quản lý lao động sẽ mang lại tác dụng nâng cao ý thức lao động, tăng cường thi đua lao động, kích thích người lao động nâng cao tay nghề và hiệu suất công tác. 1.1.2 Đặc điểm: Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa. Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động làm ra. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích công nhân viên phấn khởi, tích cực lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. 8 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI 1.1.3 Bản chất và ý nghĩa của tiền lương: a) Bản chất của tiền lương: Trong quá trình sản xuất với tư cách là hoạt động chân tay, trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động làm biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu thị hiếu của con người. Để đảm bảo liên tục quá trình tái sản xuất trước hết phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Nghĩa là sức lao động mà người công nhân bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động gọi là tiền lương. Vậy tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. b. Ý nghĩa tiền lương: * Đối với người lao động. - Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động, là phương tiện để duy trì sự tồn tại và phát triển cuộc sống của người lao động cũng như gia đình họ. - Ở một mức độ nào đó, tiền lương là một bằng chứng cụ thể thể hiện giá trị của người lao động, thể hiện uy tín và địa vị của người này trong xã hội và trong gia đình. Từ đó người ta có thể đánh giá được giá trị của bản thân mình và có quyền tự hào khi có tiền lương cao. - Tiền lương cũng là phương tiện để đánh giá mức độ đối xử của chủ doanh nghiệp đối với người lao động. * Đối với doanh nghiệp. - Tiền lương là khoản chi phí bắt buộc, do vậy muốn hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận các doanh nghiệp phải biết quản lý và tiết kiệm tiền lương. - Tiền lương cao là một phương tiện hiệu quả để thu hút người lao động có tay nghề cao và tạo ra lòng trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp. - Tiền lương còn là phương tiện kích thích người lao động và động viên người lao động rất có hiệu quả, tạo nên sự thành công và hình ảnh đẹp đẽ của doanh nghiệp trên thị trường. 9 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI * Đối với xã hội : - Tiền lương có thể ảnh hưởng quan trọng tới các nhóm xã hội và các tổ chức khác nhau trong xã hội. Tiền lương cao giúp cho người lao động có sức mua cao hơn và điều đó làm tăng sự thịnh vượng của cộng đồng nhưng mặt khác có thể tăng giá cả và làm giảm mức sống của những người có thu nhập không đuổi kịp mức tăng của giá cả. Giá cả tăng cao lại có thể giảm cầu về sản phẩm và dẫn tới giảm công việc làm. - Tiền lương góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân thông qua thuế thu nhập cá nhân và góp phần làm tăng nguồn thu của Chính phủ cũng như giúp chính phủ điều tiết được thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: - Tổ chức hạch toán và thu thập đầy đủ đúng đắn các chỉ tiêu ban đầu theo yêu cầu quản lý lao động, theo từng người lao động, từng đơn vị lao động. Ghi chép, phản ánh và tổng hợp số liệu về số lượng, thời gian và kết quả lao động của từng người, từng bộ phận một cách chính xác. - Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương vào các đối tượng hạch toán chi phí. - Hướng dẫn kiểm tra các nhân viên kinh tế phân xưởng và các phòng suất sử dụn ban liên quan đến thực hiện đầy đủ các việc hạch toán ban đầu về lao động tiền lương theo đúng quy định. - Lập báo cáo về lao động và tiền lương, tình hình trợ cấp BHXH kịp thời, chính xác. - Tham gia phân tích tình hình quản lý sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian và năng suất trên cơ sở đó đề suất các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệug lao động. 10 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI - Phân tích tình hình quản lý sử dụng quỹ tiền lương xây dựng phương án trả lương hợp lý nhằm kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.1.5. Nguyên tắc tính lương: Nghị định 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động (Có hiệu lực 05/10/2011) – (bãi bỏ Nghị định số 107/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động; Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam; khoản 3 Điều 7 Nghị định số 22/2011/NĐCP ngày 04 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung). Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 như sau: 1. Mức 2.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. 2. Mức 1.780.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. 3. Mức 1.550.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. 4. Mức 1.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV. 11 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Ví dụ: 1. Vùng I, gồm các địa bàn: - Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội; - Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng; - Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh; - Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; - Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; - Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 2. Vùng II, gồm các địa bàn: - Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội; - Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng; - Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương; ………… 1.1.6. Chế độ tiền lương của Nhà nước. a. Chế độ tiền lương cấp bậc. - Chế độ tiền lương cấp bậc là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào chất lượng, số lượng và điều kiện lao động khi họ thực hiện một công việc nhất định. Số lượng lao động thể hiện mức hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm. Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của công nhân. Nó được xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, gồm 3 yếu tố: Thang lương, mức lương và tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. 12 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Thứ nhất: Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân trong cùng một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo cùng trình độ lành nghề của họ. Một thang lương gồm có một số bậc lương và hệ số phù hợp với các bậc lương đó. - Bậc lương: là bậc phân biệt trình độ lành nghề của công nhân và được xếp từ thấp đến cao( bậc cao nhất của nước ta hiện nay là bậc 7). - Hệ số lương: là hệ số chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó được trả lương cao hơn người lao động làm ở những công việc được xếp vào mức lương tối thiểu bao nhiêu lần? Thứ hai: mức lương là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp với các bậc trong thang lương. Thứ ba: Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu trình độ lành nghề của công nhân ở một cấp bậc nào đó phải có sự hiểu biết nhất định về mặt lý thuyết và phải làm được những công việc nhất định trong thực hành. b. Chế độ tiền lương chức vụ. - Chế độ tiền lương này áp dụng cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp cũng như trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang khi họ đảm nhận các chức danh chức vụ của đơn vị mình. Nó có đặc điểm sau: + Mức lương được quy định cho từng chức danh, chức vụ của cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ và nhân viên có tính đến các yếu tố như : mức độ phức tạp của công việc, khối lượng công việc, điều kiện thực hiện công việc… + Mỗi chức danh, chức vụ đều quy định người đảm nhận. Nó phải có đủ các tiêu chuẩn bắt buộc về chính trị - văn hóa – chuyên môn đủ để hoàn thành chức vụ được giao. 13 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI + Mức lương theo chức vụ có chú ý đến quy mô của từng đơn vị, tầm quan trọng của từng vị trí và trách nhiệm của nó. Người nào làm việc nào, chức vụ nào thì hưởng lương theo chức vụ, công việc ấy. + Cơ sở xếp lương đối với viên chức Nhà nước là tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, đối với chức vụ quản lý doanh nghiệp là các tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp. 1.1.7. Hình thức trả lương: Chính sách tiền lương là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thường áp dụng phổ biến hình thức tiền lương như sau: - Tiền lương thời gian - Tiền lương sản phẩm. - Tiền lương khoán. a. Tiền lương theo thời gian: Hình thức này được áp dụng đối với những lao động làm công tác quản lý, làm công tác chuyên môn kỹ thuật, làm trong văn phòng. Đây là hình thức tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của họ. Lương thời gian có thể chia theo lương tháng, lương tuần, lương ngày và lương giờ. Mức lương tháng = = Thời gian làm Lương cơ bản Thời gian làm việc trong tháng * việc thực tế (1-1) trong tháng Hình thức trả lương này đơn giản, dễ hiểu, dễ tính và dễ quản lý. Tuy nhiên tiền lương mà người lao động nhận được không liên quan trực tiếp đến sự đóng góp lao động của họ trong một kỳ cụ thể, không khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có sự khuyến khích thực hiện công việc bằng các hình thức trả lương trả công theo thời gian đơn giản ( theo số ngày, giờ thực tế làm việc và mức tiền công, tiền lương ngày giờ của công việc, trả 14 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI công, trả lương theo thời gian có thưởng ( gồm tiền lương theo thời gian đơn giản cộng với tiền thưởng. tiền thưởng có thể tính cho tất cả các sản phẩm được sản xuất cũng như có thể được tính cho số sản phẩm vượt mức hoặc cho mức độ thực hiện công việc xuất sắc). b. Lương sản phẩm - Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động mà họ làm ra. Việc trả lương sản phẩm có thể trả theo nhiều hình thức khác nhau: lương sản phẩm trực tiếp giản đơn, lương sản phẩm gián tiếp, lương sản phẩm có thưởng, lương sản phẩm có thưởng lũy tiến, lương khoán....hình thức trả lương này kích thích được người lao động nâng cao năng suất lao động, tăng sản xuất… * Lương sản phẩm trực tiếp. Lương sản phẩm trực tiếp là hình thức lương trả cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra và đơn giá tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm. Đơn giá tiền lương là mức tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm được sản xuất ra. Đơn giá tiền lương 1SP sản = xuất ra Lương sản phẩm trực tiếp Mức lương giờ + 1SP xuất ra 1SP (1-2) Số lượng sản Đơn giá tiền = Số giờ định mức sản lương 1SP sản * xuất ra phẩm thực tế sản xuất ra của (1-3) công nhân Chế độ trả lương này tạo ra sự kích thích người lao động tăng sản lượng cá nhân nhưng không làm cho người công nhân quan tâm tới thành tích chung của 15 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI tập thể và quan tâm tới việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cũng như chất lượng sản phẩm. * Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp Hình thức trả lương này chỉ áp dụng cho những người lao động phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm như công nhân sửa chữa, phục vụ máy sợi, máy dệt trong nhà máy dệt, công nhân đìều chỉnh thiết bị trong nhà máy cơ khí… Đặc điểm của chế độ trả lương này là thu nhập về tiền lương của công nhân phụ lại tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính. Do đó đơn giá lương được tính: Lương cấp bậc của công nhân phụ (1-4) = Số máy phục vụ Mức sản lượng của lương * cùng loại công nhân chính Số lượng sản phẩm Lương sản Đơn giá tiền lương (1-5) = * thực tế sản xuất ra phẩm gián tiếp 1SP sản xuất ra của công nhân * Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng. Đơn giá Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả hơn. Theo chế độ trả lương này ngoài tiền lương theo mức sản phẩm trực tiếp công nhân còn được thưởng do việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. L(m*h) 100 Trong đó : Lth : Tiền lương sản phẩm có thưởng. Lth = L + (1-6) L : Tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định. m : % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng. 16 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI h : % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng. Yêu cầu cơ bản khi áp dụng chế độ tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng là phải quy định đúng đắn các chỉ tiêu, điều kiện thưởng và tỉ lệ thưởng bình quân. c. Chế độ trả lương khoán. Chế độ trả lương này được áp dụng chủ yếu trong xây dựng cơ bản và một số công việc trong nông nghiệp, trong công nghiệp thường dùng cho các công việc sửa chữa, lắp ráp các sản phẩm, máy móc thiết bị…áp dụng cho những công việc phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một đơn vị thời gian nhất định. Đơn giá khoán có thể được tính theo đơn vị công việc hoặc tính cho cả khối lượng công việc hoặc công trình. Tiền lương sẽ được trả theo khối lượng công việc mà công nhân hoàn thành ghi trong phiếu giao khoán. Chế độ này khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán. Tuy nhiên khi tính toán đơn giá phải hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ và xây dựng đơn giá chính xác cho công nhân làm khoán. Trên đây là các hình thức và chế độ trả lương chủ yếu thường được áp dụng trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế các phương pháp trả lương rất đa dạng, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể về tổ chức, kĩ thuật của các công việc và cũng như quan điểm quản lý của các doanh nghiệp. 1.1.8. Quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền lương trả cho người lao động mà doanh nghiệp quản lý sử dụng. Bao gồm : + Tiền lương trả theo thời gian, theo sản phẩm và lương khoán… + Lương trả cho người lao động ngừng việc để đi học, hội nghị, nghỉ phép năm, các khoản phụ cấp làm thêm ca, thêm giờ, làm đêm, phụ cấp độc hại, các 17 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng nghỉ việc theo mùa vụ, lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong quy định, các khoản tiền thưởng… Để phục vụ cho công tác phân tích kế toán tiền lương chia tiền lương thành hai loại tiền lương chính và tiền lương phụ : + Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ và bao gồm : tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo. + Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động thực hiện các nhiệm vụ khác: học tập, nghỉ phép, ngừng sản xuất, thưởng theo chế độ quy định. 1.2. Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ). Các khoản trích theo lương được tạo lập để hình thành các quỹ góp phần trợ giúp người lao động trong các trường hợp khó khăn tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động. Nó bao gồm: Quỹ Bảo hiểm xã hội, quỹ Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. 1.2.1. Bảo hiểm xã hội: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH). BHXH bao gồm các chế độ sau: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo quy định trên tiền lương, tiền lương của người lao động trong kỳ. a) Mức đóng BHXH: Hằng tháng, người lao động đóng BHXH với mức đóng bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. Người sử dụng lao động, đóng bằng 16% 18 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI trên quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của những người lao động với các mức cụ thể như sau: - 3% vào quỹ ốm đau thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ và thực hiện quyết toán với cơ quan BHXH theo quy định. - 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - 12% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. b) Căn cứ đóng BHXH: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà Nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung. Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động. c) Thanh toán trợ cấp BHXH: Việc chi trợ cấp BHXH chỉ áp dụng cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ BHXH và mức chi sẽ tùy thuộc vào tiền lương dùng để đóng quỹ trước khi nghỉ trợ cấp thời gian đã tham gia quỹ, số ngày nghỉ thực tế được hưởng trợ cấp và phần trăm trợ cấp theo Luật BHXH quy định. Để tính trợ cấp BHXH, kế toán cần thu thập, kiểm tra các phiếu chi nghỉ hưởng BHXH, các chứng từ khác có liên quan dựa vào các quy định của Nhà Nước về thanh toán trợ cấp BHXH. 19 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI + Đối với trợ cấp ốm đau: Người lao động chỉ được nghỉ hưởng trợ cấp BHXH khi nghỉ ốm đau, tai nạn có xác nhận của cơ quan y tế, nghỉ việc để thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa dân số, nghỉ việc trông con ốm đau. Số tiền trợ cấp được tính như sau: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ Trợ cấp ốm = đau phải trả Số ngày làm việc trong tháng theo quy định ( 26 ngày) Số ngày x nghỉ được x 75% hưởng Số ngày nghỉ tối đa được hưởng trợ cấp BHXH của từng lao động tùy thuộc vào thời gian đóng BHXH, tính chất công việc hay nơi làm việc của người lao động. Trường hợp số ngày nghỉ thực tế lớn hơn số ngày nghỉ tối đa được hưởng trợ cấp thì chỉ chi trả trợ cấp cho số ngày vượt trong một số trường hợp đặc biệt như chữa bệnh điều trị lâu dài hay thời gian đóng BHXH dài. + Đối với trợ cấp thai sản: Chỉ áp dụng cho lao động nữ có thai, sinh con thứ nhất, thứ hai khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp thai sản phải tính đến điều kiện lao động của lao động nữ. Mức trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ việc bằng 100% mức tiền đóng BHXH của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ, số tiền trợ cấp được tính như sau: Trợ cấp BHXH khi = nghỉ việc sinh con Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ sinh con 1.2.2. Bảo hiểm y tế: 20 x Số tháng nghỉ sinh con ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà Nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT. Quỹ BHYT là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng BHYT và các nguồn thu hợp pháp, được sử dụng để chi trả cho người lao động có tham gia đóng quỹ khi khám, chữa bệnh. Mức đóng BHYT: Hằng tháng tiền BHYT bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 (3%) và người lao động đóng 1/3 (1,5%). Đồng thời, mức tiền công, tiền lương tối đa để tính mức đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương tối thiểu. 1.2.3. Kinh phí công đoàn: Kinh phí công đoàn là khoản kinh phí sử dụng cho hoạt động công đoàn ở đơn vị cấp trên và trong toàn doanh nghiệp. Kinh phí công đoàn được hình thành do người sử dụng lao động đóng góp với mức trích 2% trên tổng quỹ tiền lương thực trả cho người lao động và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp, nơi có tổ chức công đoàn hoạt động Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm trích, nộp đủ kinh phí công đoàn mỗi quý một lần vào tháng đầu quý cho cơ quan công đoàn theo quy định của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp nộp nên tổ chức công đoàn cấp trên 50% quỹ KPCĐ, 50% giữ lại để chi cho hoạt động công đoàn cơ sở. 1.2.4. Bảo hiểm thất nghiệp: Theo Luật BHXH thì BHTN là hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó: 21 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam làm việc theo các hợp đồng lao động mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động tham gia BHTN bao gồm cơ quan Nhà Nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức khác, doanh nghiệp có sử dụng lao động từ mười người trở lên. a. Căn cứ đóng BHTN: Theo Điều 105 Luật BHXH thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN được tính như mức tiền lương, tiền công đóng BHXH (như Điều 94 của Luật BHXH). b. Mức trích BHTN: Theo Điều 102 Luật BHXH thì : - Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN. - Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN. - Hàng tháng, Nhà Nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần. c. Căn cứ hưởng BHTN: Theo Điều 81 Luật BHXH thì người được hưởng BHTN khi có đủ các điều kiện sau: - Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp. - Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH. - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định. d. Trợ cấp BHTN: Theo điều 82 luật BHXH - Mức trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công hàng tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. 22 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI - Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: + 3 tháng, nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN. + 6 tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN. + 9 tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới một năm bốn mươi bốn tháng đóng BHTN. + 12 tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn tháng đóng BHTN trở lên. 1.3. Hạch toán lao động tiền lương Tiếp nhận lao động là thời điểm bắt đầu của chu kỳ tiền lương và lao động. Đó là việc xem xét và ra quyết định tiếp nhận, phân phối công việc cho người lao động, quyết định phê chuẩn mức lương, phụ cấp; lập hồ sơ cán bộ nhân viên. Để quản lý lao động về mặt số lượng, các doanh nghiệp sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng lao động tiền lương lập (lập chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn căn cứ vào sổ lao động (mở riêng cho từng người lao động) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối với lao động. Muốn quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, cần phải tổ chức hạch toán việc sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Chứng từ sử dụng để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động sản xuất, trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng (hoặc trưởng các phòng ban) trực tiếp ghi rõ và để nơi công khai để công nhân viên chức giám sát thời gian lao động của từng người. Cuối tháng bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất. Theo dõi thời gian làm việc hoặc khối lượng công việc hoàn thành và tính lương và các khoản phải trả cho công nhân viên là giai đoạn tổ chức chấm công, 23 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI lập bảng kê và xác nhận khối lượng hoàn thành, tính lương và các khoản khác phải trả cho từng công nhân viên, từng tổ, đội, bộ phận liên quan, tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau, tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp. Mặc dầu sử dụng các mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này đều mang các nội dung cần thiết như tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn và chất lượng công việc hoàn thành... Đó chính là các báo cáo về kết quả như “phiếu giao, nhận sản phẩm”, “Phiếu khoán”, “Hợp đồng giao khoán”, “Phiếu báo làm thêm giờ”, “Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”, “bảng kê sản lượng từng người”. Chứng từ hạch toán lao động phải do người lập (tổ trưởng) kí, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, được lãnh đạo duyệt y (quản đốc phân xưởng, trưởng bộ phận). Sau đó các chứng từ này được chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng để tổng hợp kết quả lao động toàn đơn vị, rồi chuyển về phòng lao động tiền lương xác nhận. Cuối cùng chuyển về phòng kế toán doanh nghiệp để làm căn cứ tính lương, tính thưởng. Để tổng hợp kết quả lao động tại mỗi phân xưởng, bộ phận sản xuất, nhân viên hạch toán phân xưởng phải mở sổ tổng hợp do các tổ gửi đến, hàng ngày (hoặc định kỳ), nhân viên hạch toán phân xưởng ghi kết quả lao động của từng người, từng bộ phận vào sổ và cộng sổ, lập báo cáo kết quả lao động gửi cho các bộ phận quản lý liên quan. Phòng kế toán doanh nghiệp cũng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động để tổng hợp kết quả chung toàn doanh nghiệp. 24 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI 1.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.4.1: Kế toán tiền lương: a. Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công Mẫu số: 01a-LĐTL Bảng chấm công làm thêm giờ Mẫu số: 01b- LĐTL Bảng thanh toán tiền lương Mẫu số: 02 - LĐTL Bảng thanh toán tiền thưởng Mẫu số: 03- LĐTL Bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ Mẫu số: 06- LĐTL Bảng thanh toán tiền công nhân thuê ngoài Mẫu số: 07- LĐTL b. Tài khoản sử dụng: TK 334 - Phải trả công nhân viên Công dụng: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của công ty về tiền lương, tiền công,BHXH và các khoản phải trả khác về thu nhập của người lao động Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản như sau: Bên Nợ : - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc thu nhập của người lao động đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động. - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động. Bên có: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động. Số dư bên có : Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. 25 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 (nếu có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản phải trả cho người lao động. Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo hai nội dung: thanh toán lương và thanh toán các khoản phải trả khác thuộc thu nhập của người lao động. Tài khoản 334 – “ Phải trả người lao động” có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động - Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất tiền công và các khoản phải trả khác thuộc thu nhập của người lao động. 26 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TK 111, 112 TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI TK 334 Phải trả người lao động Ứng Thanh toán tiền lương TK 154, 241, 642 Tiền lương phải trả TK 138,141,3335,338 TK 3383 BHXH phải trả người lao động Khấu trừ vào lương TK 512 TK 335 trả lương, thưởng cho bằng SP, HH người lao động Phải trả tiền lương phép cho công nhân sản xuất TK 333 ( nếu trích trước) TK 353 Thuế GTGT Tiền thưởng phải trả ( nếu có) từ quỹ khen thưởng Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ hạch toán tiền lương 1.4.2: Kế toán các khoản trích theo lương: a. Chứng từ sử dụng: - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Mẫu số: 11- LĐTL - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Mẫu số: 10 - LĐTL b. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng Tài khoản 338 : Phải trả, phải nộp khác, để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp liên quan đến hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, TK này dùng để phản ánh tình hình trích lập quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tại doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 338: phải trả, phải nộp khác. 27 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Bên Nợ : - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. - Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ đã trả cho công nhân viên. - Các khoản chi về KPCĐ. Bên Có : - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí kinh doanh, khấu trừ vào thu nhập của người lao động. - Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù. Số dư có : Số tiền còn phải trả, phải nộp quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn đã trích chưa nộp; giá trị tài sản thừa còn chờ xử lý; doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ… Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ : Số dư bên nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù. Kế toán sử dụng 4 tài khoản cấp 2 của tài khoản 338 để hạch toán cho các khoản trích theo lương : - Tài khoản 3382 : Kinh phí công đoàn. Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị. - Tài khoản 3383 : Bảo hiểm xã hội. Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội ở đơn vị. - Tài khoản 3384 : Bảo hiểm y tế : phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định. - Tài khoản 3389: Bảo hiểm thất nghiệp: phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. 28 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TK 111, 112 TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI TK 338 Nộp cho cơ quan quản lý chi tiền trợ cấp BHXH TK 642, 154, 241 Trích theo tiền lương của LĐTT tính vào chi phí TK 334 TK 334 BHXH phải trả cho LĐ Trích theo tiền lương LĐ trong doanh nghiệp trừ vào thu nhập của họ TK 111, 112 TK 111, 112 Chi tiêu KPCĐ Nhận tiền trợ cấp tại doanh nghiệp BHXH Sơ đồ 1.2: Hạch toán các khoản trích theo lương 29 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MẠNH ĐẠT 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt. Tên công ty: Công ty cổ phần Xây dựng Mạnh Đạt Trụ sở chính: Số nhà 2, ngách 6, ngõ 9, đường Tô Hiệu, phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, TP Hà Nội. Số điện thoại: 04. 66 826 323 Mã số thuế: 0104369433 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp: Trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước ta nhận thấy đầu tư và phát triển Công ty cổ phần và cổ phần hóa doanh nghiệp là một trong những giải pháp cơ bản để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Công ty cổ phần Xây dựng Mạnh Đạt được hình thành từ một công ty TNHH có truyền thống về thi công xây lắp các công trình, cho thuê máy xây dựng, sau đó chuyển sang thành lập Công ty Cổ phần được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 01043697433 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 12 tháng 01 năm 2009, cấp bổ sung ngày 10 tháng 2 năm 2010. Công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt là doanh nghiệp trẻ, có đội ngũ cán bộ - công nhân viên giàu kinh nghiệm trong xây dựng cơ bản, nhiều người đã tham gia các công trình trọng điểm của đất nước.\ 30 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Cùng với sự phát triển chung của đất nước, Công ty cổ phần Xây dựng Mạnh Đạt đang từng ngày, từng giờ đổi mới, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cán bộ - công nhân viên và người lao động, góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Công ty đã và đang xây dựng nhiều công trình trong các lĩnh vuẹc kinh tế., chính trị, văn hoá, thể thao, khu công nghiệp trên địa bàn cả nước. Công ty đã từng bước tạo dựng cho mình một Thương hiệu và Uy tín trong việc xây lắp các dự án Khu đô thị mới và Khu công nghiệp đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn. Đi đôi với việc xây lắp, Công ty Cổ phần xây dựng Mạnh Đạt còn có một số máy móc thi công hiện đại, đời mới cho thuê: máy xúc, máy ủi, máy lu… Công ty Cổ phần xây dựng Mạnh Đạt có năng lực về đội ngũ cán bộ kỹ sư trẻ, năng động, sang tạo, có đội ngũ công nhan kỹ thuật lành nghề được đào tạo đúng chuyên ngành và các gian máy móc thiết bị thi công hiện đại. Mọi cán bộ - công nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm trong việc giám sát kỹ thuật, chỉ đạo thi công và quản lý kinh tế - kỹ thuật trong các công trình xây lắp đặc biệt là thi công hạng mục: Khoan cọc nhồi; ép cọc BTCT, ép từ Larsen, Các công trình Cầu, đường Ôtô, khu đô thị, khu công nghiệp… Với năng lực thực tế hiện nay về con người, máy móc thiết bị và uy tín của Công ty cổ phần Xây dựng Mạnh Đạt, chúng tôi khẳng định đảm bảo nhận thi công xây lắp các công trình đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng, tiến độ, an toàn và đáp ứng mọi yêu cầu của Quý khách hàng, Quý chủ đầu tư dự án. 31 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Khả năng tài chính: Công ty Cổ phần xây dựng Mạnh Đạt có thể huy động vốn để tham gia sản xuất kinh doanh khi có công trình cần tiến độ, nguồn vốn được huy động từ các Ngân hang uy tín, đặc biệt là số vốn lưu động hiện có của công ty có thể tham gia thi công các công trình vừa và nhỏ. 2.1.2. Đặc điểm các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt chuyên thi công, xây lắp các công trình: giao thông, thuỷ lợi, dân dụng và công nghiệp… Bên cạnh đó công ty còn chuyên cho thuê máy móc thi công như: Máy xúc, máy ủi, máy lu, máy khoan…. Ngành nghề kinh doanh: STT Tên Ngành nghề Mã NN 1 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng; 42 2 Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng; 431 3 Lắp đặt hệ thống điện; 43210 4 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà 4322 không khí; 5 Hoàn thiện công trình xây dựng; 43300 6 Xây dựng nhà các loại; 41000 7 Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện; 46495 8 Bán buôn sách báo, tạp chí, văn phòng phẩm; 46497 9 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, 46591 xây dựng; 10 Bán muôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dung trong 46592 mạch điện); 11 Bán buôn sắt thép; 46622 32 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI 12 Bán buôn xi măng; 46632 13 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; 4663 14 Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi; 46633 15 Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh; 46636 16 Vận tải hang hoá bằng đường bộ; 4933 17 Dịch vụ trang trí nội ngoại thất; 18 Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng; 19 Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh; 20 Hoạt động xây dựng chuyên dụng; 77302 43 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp: Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt được tổ chức theo mô hình kiểu trực tuyến - chức năng, từ Đại hội đồng cổ đông đến Giám đốc - người đại diện theo pháp luật có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty theo kế hoạch sản xuất kinh doanh. Bên cạnh và đằng sau Giám đốc là 02 phó Giám đốc giúp việc cùng các phòng ban chức năng quản lý nhất định. Đáp ứng yêu cầu của việc quản lý và sản xuất kinh doanh các phòng chức năng được tổ chức dưới sự quản lý của Ban Giám Đốc công ty và được bố trí theo sơ đồ quản lý sau: 33 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC CÔNG TY Phó Giám đốc phụ trách Phó Giám đốc phụ trách Kế hoạch - Kỹ thuật Kinh doanh - Nội chính Phòng Phòng Phòng tổ chức kế hoạch Tài chính hành chính kỹ thuật Kế toán Đội Đội Đội Xây lắp Xây lắp Thi công công trình công trình cơ giới, số 01 số 02 máy TC… 34 Xưởng SXVL XD, Cấu kiện BTĐS … ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI *. Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm 1 lần. Đại hồi đồng cổ đông quyết địng những vấn đề được luật pháp và điều lệ công ty quy định. Đặc biệt, đại hội đồng cổ đông sẽ thong qua các báo cáo tài chính hang năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát của công ty. * Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quýê định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợicủa công ty phù hợp với pháp luật Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hiện tại Hội đồng quản trị của công ty có 03 thành viên. Người đại diện của công ty là Giám Đốc công ty (Kiêm chủ tịch hội đồng quản trị). * Ban giám đốc: Ban Giám đốc gồm 01 Giám đốc (kiêm chủ tịch hội đồng quản trị) Là nơi ra các quyết định kinh doanh của công ty và ký kết các hợp đồng kinh tế, ra quyết định đến các phòng, ban trực thuộc và nhận được báo cáo trực tiếp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Người đại diện theo pháp luật phụ trách điều hành toàn bộ công ty: Ông: Trịnh Văn Mạnh (Kỹ sư, cử nhân Kinh tế) Và 02 Phó giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách tổng hợp về các nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh của công ty. + Phó giám đốc phụ trách nội chính: Bà: Lê Thị Kim Huệ (Cử nhân kinh tế) + Phó giám đốc phụ trách kế hoạch - kỹ thuật – kinh doanh: 35 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Ông: Trịnh Huy Hùng (Kỹ sư, cử nhân kinh tế) * Phòng Tổ chức – Hành chính (Biên chế có 03 người) a. Công tác tổ chức cán bộ: Tham mưu cho lãnh đạo về cơ cấu tổ chức, định biên trong từng giai đoạn cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của toàn công ty. - Xây dựng quy chế hoạt động, đánh giá doanh nghiệp - Xây dựng tiêu chuẩn, đề bạt, tổ chức thi tuyển nhân viên, cán bộ văn phòng, kỹ thuật. - Quản lý hồ sơ, đánh giá tổng hợp báo cáo. b. Công tác lao động tiền lương: - Xây dựng định mức lao động cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh. - Thẩm duyệt định mức lao động với cấp trên và hướng dẫn cho các đơn vị thi hành, thực hiện. - Thực hiện xây dựng kế hoạch đơn giá tiền lương hàng năm. - Theo dõi quản lý tiền lương, sổ lương, quy chế trả lương. c. Công tác chế độ chính sách đối với người lao động: - Bảo hộ lao động, an toàn lao động. - Chế độ chính sách và bảo hiểm xã hội. - Một số công tác khác thuộc chế độ với người lao động d. Công tác hành chính và quản lý điều động: - Xây dựng các nội quy, quy định hoạt động của các cơ quan văn phòng trong đơn vị công ty. - Xây dựng chi phí thường xuyên, tiếp đón khách của công ty hàng ngày. 36 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI - Tiếp nhận, chuyển giao công văn, văn bản đi - đến theo đúng quy định, quản lý hồ sơ lưu trữ tại công ty.., - Quản lý điều động xe ôtô con theo đúng quy định và xác nhận số km nhiên liệu tiêu thụ hàng tháng và thanh toán. - Phối hợp với địa phương trong công tác an ninh và các công tác khác bảo đảm an toàn tài sản, phương tiện của công ty… * Phòng kế hoạch - kỹ thuật: (biên chế có 03 người) a. Công tác tiếp cận thị trường và ký kế hợp đồng kinh tế: - Thu thập thong tin về đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, Chủ đầu tư, các Ban QLDA… - Tìm hiểu thông tin về giá, các chế độ chính sách. - Tham mưu cho lãnh đạo ký kết hợp đồng nhận thầu và đấu thầu đảm bảo đủ chi phí mà vẫn có lợi. b. Công tác giao nhiệm vụ cho các đơn vị (đội) sản xuất: - Xây dựng chỉ tiêu và tham mưu cho Giám đốc giao khoán cho các đơn vị có khả năng đảm bảo được nhiệm vụ. - Thường trực hội đồng khoán, theo dõi khối lượng hoàn thành. c. Công tác chỉ đạo. quản lý sản xuất kinh doanh: - Lập kế hoạch tiến độ hang tháng, quý cho từng đơn vị, từng công trình, dự án… - Lập kế hoạch nhu cầu về vốn cho các đơn vị và kiểm tra thẩm định cho vay vốn. - Lập kế hoạch và báo cáo sản lượng hàng tháng, quý, năm cho cơ quan quản lý cấp trên. - Lập hồ sơ khối lượng hoàn thành, đơn giá thanh quyết toán, hồ sơ hoàn công khi công trình kết thúc. 37 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI - Xây dựng kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch mua sắm MMTB phục vụ cho sản xuất. d. Công tác chỉ đạo và quản lý kỹ thuật: - Chỉ đạo, theo dõi và khai thác, sử dụng, quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa vật tư, máy móc, thiết bị… - Lập báo cáo về tình hình biến động vật tư, xe, máy móc thiết bị cuả các đội sản xuất về công ty. e. Công tác quản lý kỹ thuật chất lượng: - Ký kết với kỹ thuật các đơn vị sản xuất lập và thống nhất hồ sơ thiết kế thi công nội bộ. - Kiểm tra chất lượng vật liệu, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật. - Nghiên cứu hướng dẫn các quy trình, quy phạm kỹ thuật cho các đơn vị sản xuất. Phổ biến quy trình công nghệ, kinh nghiệm thi công… - Lập báo cáo tham mưu với lãnh đạo về tình hình kỹ thuật và chất lượng của máy móc thiết bị, vật tư của công ty. - Tham gia công tác đào tạo tay nghề cho công nhân thi nâng bậc. f. Công tác quản lý chất lượng và nghiệm thu nội bộ. - Cùng với các đội nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu khối lượng từng thời điểm, giai đoạn, hạng mục… - Kết hợp với hội đồng nghiệm thu nội bộ. - Lập hồ sơ khối lượng hoàn thành, đơn giá thanh quyết toán, hồ sơ hoàn công khi kết thúc công trình. - Cùng đội sản xuất nghiệm thu với cơ quan chức năng. * Phòng tài chính - kế toán (Biên chế có 05 người) Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ kế hoạch phòng tài chính - kế toán chuẩn bị cung ứng vốn đầu tư bằng cách lập kế 38 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI hoạch vay vốn ngân hàng và các nguồn vốn huy động khác. Kế hoạch thu hồi nợ, cung ứng vốn cho các đơn vị sản xuất. Quản lý tài chính và vốn theo đúng quy định của nhà nước. - Thu hồi vốn và đầu tư vào các công trình khi đã xong, các thủ tục thanh quyết toán với chủ đầu tư. - Công tác quản lý tài chính và nguồn vốn: Mọi nguồn vốn từ A khi thanh toán xong đều phải chuyển về tài khoản của công ty, qua phòng tài chính - kế toán trực tiếp quản lý. - Cho các đơn vị sản xuất vay vốn trong mức quy định tại hợp đồng giao khoán và phải tuân theo đúng quy chế công ty. - Hướng dẫn các đơn vị mở sổ sách theo dõi, cập nhật chứng từ, chi phí theo đúng quy chế, chế độ tài chính. Kiểm tra chứng từ của các đơn vị… khi hoàn thành công trình phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ. - Xử lý vi phạm trong chế độ kế toán, đối chiếu công nợ và thanh quyết toán tài chính với bên A, thu hồi vố nợ nhanh nhất khi công trình đã hoàn thành. - Lập báo cáo tài chính trình cơ quan cấp trên và các cơ quan có liên quan theo quy định. * Xưởng sản xuất vật liệu xây dựng Sản xuất cấu kiện BTĐS và gia công cơ khí (Biên chế có 15 người) - Sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cốt thép… * Đội sản xuất: Đội thi công xây lắp (Đội XLCT 1, Đội XLCT2, đội thi công cơ giới) - Đội sản xuất phải có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, và các chỉ tiêu giao khoán, tổ chức lãnh đạo và quản lý mọi mặt ở cấp đơn vị sản xuất. 39 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI - Phối hợp với các đơn vị xây dựng các phương án sản xuất sao cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty. - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quản lý vật tư, xe, máy móc thiết bị, lao đọng một cách có hiệu quả theo đúng quy định của công ty. - Đảm bảo đời sống tinh thần, vật chất và các chế độ chính sách cho người lao động: trả lương, thưởng (nếu có và các chế độ phải đúng, đủ cho người lao động… - Chịu trách nhiệm trước công ty về tiến độ, chất lượng khi thi công công trình. - Tổ chức quản lý tốt, phát huy tính chủ động sang tạo khi thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành các chỉ tiêu giao khoán của công ty. 2.1.4. Vị trí của doanh nghiệp, những thuận lợi và khó khăn: Do Công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt mới đi vào hoạt động từ năm 2009, các công trình còn đang thi công dở dang nên trong năm 2010 công ty có doanh thu chưa cao. *** Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xây dựng Mạnh Đạt: Qua nghiên cứu tình hình thực tế của Công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt, có thể khái quát một số thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động của công ty:  Thuận lợi:  Ngành nghề và mặt hàng kinh doanh của công ty khá đa dạng chủ yếu thuộc về lĩnh vực xây lắp. Đây là yếu tố quan trọng giúp công ty giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời đây cũng là tiền đề để công ty có thể mở rộng được thị trường thêm trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh. 40 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI  Đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty đã có sự cố gắng vì công việc, tinh thần, trách nhiệm…  Mối quan hệ của công ty với các bạn hàng tiếp tục được củng cố và phát triển, đặc biệt là các bạn hàng truyền thống trong các lĩnh vực xây dựng. Mối quan hệ giữa công ty với các bạn hàng được cải thiện theo chiều hướng thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của công ty.  Đối với công tác quản lý: Công ty đã ban hành các quy chế, quy định về quản lý, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh theo đúng quy định, đúng pháp luật, phù hợp với điều kệ, tổ chức hoạt động của công ty. Đã chú trịng bám sát diễn biến thị trường xây dựng… để chỉ đạo điều hành, cân đối giữa khả năng và nhu cầu đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giảm thủ tục hành chính không cần thiết, đặc biệt chú ý thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãnh phí… Bên cạnh những thuận lợi trên, Công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt cũng gặp không ít những khó khăn:  Khó khăn:  Chất lượng nguồn lao động chưa cao. Đội ngũ các bộ phận quản lý đông nhưng chưa mạnh, chưa tận tuỵ, còn thụ động, tính năng động, triển khai công việc còn yếu. Thu nhập chưa phản ánh đúng năng suất lao động, còn mang tính bình quân, chưa khuyến khích sự cống hiến và động viên lao động có tâm huyết.  Công tác đầu tư phát triển đa dạng hoá ngành nghề chưa được quan tâm đúng mực, còn gặp lúng túng và nhiều bất cập.  Công nợ của công ty – là một áp lực đối với công ty trong việc thanh toán tiền hàng cho Công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt. 41 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI 2.1.5. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh Bảng phân tích kết quả kinh doanh Doanh thu Năm 2010 Tiền % 13.900.450.00 100 Năm 2009 Tiền % 2.527.354.550 100 Giá vốn hàng bán 3 1.895.565.544 Chỉ tiêu 75 75 10.425.609.92 0 Lợi tức gộp Chi phí 3.474.840.083 quản 25 624.789.006 25 lý doanh nghiệp 3.135.256.806 22.56 2.095.787.659 83.2 Lợi tức thuần 339.583.277 2.44 (1.470.998.653) (58.4) Qua bảng phân tích trên cho thấy: Căn cứ cột tỷ trọng (%) thì: chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = lợi nhuận trước thuế (lợi tức gộp) / doanh thu = 25% (ở cả 2 năm). Chỉ tiêu này phản ánh: bình quân cứ 100đ doanh thu tiêu thụ trong kỳ thì có 25 đ lợi lợi nhuận trước thuế. Nhìn vào tình hình trên, so với năm 2009 thì năm 2010 doanh thu cuả công ty đã tăng nhiều, tuy nhiên tỷ lệ tăng doanh thu tương đương với tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán nên làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2010 cũng tăng tỷ lệ theo, chính vì vậy chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ở cả 2 năm đạt bằng nhau ở mức 25%. Vì năm 2009 công ty mới thành lập nên chi phí quản lý doanh nghiệp còn cao. Việc tăng lợi nhuận cho công ty có ý nghĩa rất lớn. Biện pháp ở đây là công ty nên tăng doanh thu, hạ thấp giá thành sản phẩm hoặc giá vốn hang bán bằng cách nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tận dụng công suất máy móc thiết bị, giảm các khoản chi phí thiệt hại cho sản xuất, tiết kiệm chi phí quản lý, những công trình đã thi công xong cần đẩy 42 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI nhanh công tác thanh quyết toán, thu hồi nợ của khách hàng để đảm bảo công tác tài chính công ty ổn định và đạt hiệu quả…. 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Xây dựng Mạnh Đạt 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán Cơ cấu tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần Xây dựng Mạnh Đạt: Cụ thể Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tài chính của Công ty như sau: Kế toán trưởng Kế toán tiền lương Kế toán TSCĐ Kế toán tiền mặtthanh toán Thủ quỹ Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tài chính Kế toán trưởng: Có chức năng lệp kế hoạch tài chính và tham mưu cho Hội đồng quản trị và ban giám đốc về tài chính kế toán Công ty, điều hành, quản lý, chỉ đạo các nhân viên cấp dưới thực hiện đúng chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán hiện hành. Kế toán trưởng còn giữ chức năng tổng hợp các phần hành kế toán, lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các thủ tục với Cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền. Kế toán tiền lương: Thực hiện các công tác kế toán về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, BHTN, KPCĐ. Kế toán TSCĐ: Thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực, hàng hoá, CCDC, tài sản cố định của Công ty. Kế toán tiền mặt – thanh toán: Có chức năng nhiệm vụ thực hiện các phần hành kế toán đối với các khoản liên quan đến tiền mặt và các khoản công nợ trong công ty. 43 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Thủ quỹ: chuyên về hoạt động thu, chi và kiểm kê quỹ tiền mặt của Công ty. 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng kế toán: - Chức năng: Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính; Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong Công ty; Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tư các dự án theo quy định. - Nhiệm vụ và quyền hạn: + Thực hiện công tác Tài chính trong Công ty: - Lập và xúc tiến kế hoạch huy động tài chính, đầu tư tài chính, cân đối các nguồn vốn phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ. - Xây dựng, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện quy chế tài chính và những quy định khác về chi phí áp dụng trong nội bộ Công ty. - Chủ trì và phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng quy chế về quản lý và chi tiêu các quỹ đúng quy định. + Thực hiện công tác Kế toán: - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng kế toán và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán: . Tiếp nhận chứng từ gốc phát sinh từ bộ phận, phòng ban lập chứng từ thanh toán, làm thủ tục thanh toán hoặc lập chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán. . Phát hành một số chứng từ theo mẫu bắt buộc của Nhà nước, như: Hoá đơn giá trị gia tăng, Giấy nộp tiền vào Ngân sách .... 44 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI . Lập các chứng từ hạch toán phản ánh quan hệ kinh tế giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc. - Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. - Tổ chức ghi sổ kế toán. - Lập báo cáo kế toán theo chế độ quy định, bao gồm: . Báo cáo kế toán của cơ quan Công ty. .Tổng hợp báo cáo kế toán của toàn Công ty. - Lập báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Công ty và Nhà nước. - Lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Nhà nước. - Tổ chức bộ máy kế toán: Căn cứ vào đặc điểm tổ chức SXKD của Công ty lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. - Xây dựng, phổ biến chế độ kế toán, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế toán. - Tổ chức hạch toán kế toán toàn công ty theo đúng Luật kế toán và các văn bản pháp lệnh hiện hành... - Lập kế hoạch thu chi trong năm. 2.2.3. Chế độ kế toán và chính sách kế toán áp dụng - Công ty CP xây dựng Mạnh Đạt sử dụng phương pháp kế toán theo hình thức nhật ký chung. - Các mẫu biểu về kế toán công ty áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng. - Công ty tính giá hàng tồn kho theo giá Nhập trước - Xuất trước. - Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 45 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI 2.2.4. Quy trình kế toán tại công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt Trên cơ sở lựa chọn hệ thống tài khoản, việc xây dựng hình thức sổ sách kế toán thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hệ thống hoá và xử lý thông tin ban đầu. Từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, khối lượng ghi chép lại các nghiệp vụ phát sinh là rất lớn, nên tổ chức hệ thống sổ sách hợp lý càng có vai trò quan trọng để cung cấp kịp thời thông tin và báo cáo định kỳ. Với hình thức sổ Nhật ký chung, các sổ kế toán sử dụng tại công ty đều là những sổ sách theo mẫu biểu quy định trong hình thức nhật ký chung. Đó là các sổ Nhật ký chung, bảng tổng hợp chi tiết, sổ chi tiết, sổ cái. Trình tự ghi sổ kế toán của công ty theo hình thức Nhật ký chung: - Sơ đồ: Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ quỹ Sổ chi tiết Sổ cái TK Bảng tổng hợp sổ chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Kiểm tra đối chiếu, kết chuyển 46 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc nhận được, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ đó và tiến hành phân loại. Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán định khoản và ghi chép vào Nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Những chứng từ liên quan đến những đối tượng cần thiết phải theo sõi quản lý chi tiết thì kế toán ghi vào sổ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, quý, năm kế toán cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Công ty không lập nhật ký đặc biệt. 2.3. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần xây dựng Mạnh Đạt. 2.3.1. Đặc điểm lao động của công ty Là Công ty chuyên về xây dựng công trình dân dụng, phá dỡ cho các dự án lớn nên lao động tại Công ty Cổ phần xây dựng Mạnh Đạt được phân hai loại như sau: Bộ phận văn phòng Công ty: Phụ trách công việc liên quan đến kế hoạch thực hiện dự án, kinh doanh, theo dõi, lập chứng từ sổ sách kế toán hàng ngày. Ở bộ phận này Công ty có 13 người. Bộ phận công nhân trực tiếp thi công do Công ty trả lương (hay gọi là công nhân Công ty): Bộ phận này thường làm việc theo đội. Hiện nay Công ty có 20 công nhân trực tiếp thi công chia làm 2 đội, do 2 đội trưởng chịu trách nhiệm quản lý đội viên, thực hiện việc chấm công. 47 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Biểu 2.3 Tình hình lao động tại Công ty CP xây dựng Mạnh Đạt Phân theo giới tính Nam Nữ Phân theo trình độ chuyên môn Trên đại học Đại học Cao đẳng, trung cấp Sơ cấp, lao động khác phân theo số lượng 25 8 Phân theo số lượng 0 10 12 11 2.3.2. Tổng quan về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. a - Chứng từ sử dụng: Kế toán tiền lương ghi chép, phản ánh, thu thập và tổng hợp các chứng từ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương: bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, phiếu báo làm thêm giờ, phiếu nghỉ hưởng BHXH, bậc lương của từng người, căn cứ vào chế độ chính sách lương của Nhà nước và chế độ chính sách của Công ty.. kế toán tiến hành tổng hợp và tính lương cho từng người, từng bộ phận sau đó tổng hợp cho toàn doanh nghiệp. b – Tài khoản sử dụng: * Tài khoản 334: Phải trả cho người lao động - Tài khoản này dùng để phản ánh các tài khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. c – Quy trình ghi sổ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MẠNH ĐẠT 48 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI B¶ng chÊm C«ng B¶ng TT l¬ng theo phßng ban B¶ng tæng hîp TT l ¬ng toµn c«ng ty Sæ chi tiÕt TK 334, 338 Sæ NhËt ký chung B¶ng ph©n bæ tiÒn l ¬ng vµ BHXH Sæ c¸i TK 334, 338 B¸o c¸o tµi chÝnh B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu số liệu 49 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI 2.3.3. Các hình thức trả lương ở công ty CP xây dựng Mạnh Đạt. a- Trả lương thời gian: Hình thức này được áp dụng đối với những lao động làm công tác quản lý, làm công tác chuyên môn kỹ thuật, làm trong văn phòng. Đây là hình thức tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của họ. Hạch toán tiền lương thời gian đối với bộ phận văn phòng. Tùy theo trình độ và chức vụ của mỗi cán bộ công nhân mà giám đốc quy định một mức lương cho từng người và được ghi cụ thể trên hợp đồng lao động. Trong đó tiền lương thực lĩnh được tính như sau: Lương Số công theo x Hệ số lương cơ bản x Mức lương tối thiểu = 26 ngày thời gian bảng chấm công Tổng thu nhập = Lương thời gian + Phụ cấp ăn ca Tiền phụ cấp cũng được tính theo số công làm trong tháng. Nghỉ ngày nào thì không được tính tiền phụ cấp ngày đó. Tiền lương thực lĩnh = Tổng thu nhập - Tạm ứng kỳ I - Các khoản trừ (BHXH, BHYT, BHTN) Tỷ lệ trích = Hệ số lương cơ bản x Mức lương tối thiểu x theo quy (BHXH, BHYT, BHTN) định Hệ số lương cơ bản được doanh nghiệp áp dụng theo thang bảng lương đã đăng ký với Sở lao động - Thương binh và xã hội Quận Hà Đông. Hệ số lương do danh nghiệp tự xây dựng theo văn bản hướng dẫn: công văn số 1974/LĐTBXH ngày 09/7/2003 “hướng dẫn đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp”, công văn số 2819/LĐTBXH ngày 15/9/2003 “Về một số chế độ và quyền lợi của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp”. Mức trích 50 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Ở mỗi bộ phận đều có người theo dõi ngày công làm việc của cán bộ công nhân viên trên Bảng chấm công. Hằng ngày, tổ trưởng (ban, phòng…) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào các ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ. Bảng chấm công được lưu tại phòng kế toán cùng các chứng từ liên quan. Phương pháp chấm công: Công ty thực hiện các phương pháp chấm công: chấm công ngày Nếu có trường hợp cán bộ công nhân viên chỉ làm một phần thời gian lao động theo quy định trong ngày vì lý do nào đó vắng mặt trong ngày thì người chấm công căn cứ vào thời gian làm việc của người đó để tính công cho người đó là 1 ngày hay 1/2 ngày. Trường hợp nghỉ phép thì phải báo trước thời gian nghỉ phép thì người chấm công sẽ đánh phép (P) vào bảng chấm công. Đối với bộ phận văn phòng và các Đội quản lý tổ sản xuất thì tiền phụ cấp ăn ca (01 bữa trưa) được công ty tính 15.000 đồng / ngày làm việc. Đối với các tổ công nhân trực tiếp sản xuất thì tiền ăn (phụ cấp) được tính 275.000 đồng / tháng chứ không tính theo ngày công làm việc như bộ phận văn phòng và các đội quản lý tổ sản xuất Cuối tháng 3/2011, kế toán tập hợp bảng chấm công ở bộ phận văn phòng, tổng hợp và lập bảng thanh toán lương. Căn cứ bảng chấm công của bộ phận văn phòng, tính lương thời gian bộ phận Văn phòng tại công ty CP xây dựng Mạnh Đạt. 51 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MẠNH ĐẠT b¶ng chÊm c«ng Bộ phận: Văn phòng công ty th¸ng 3 N¨m 2011 ngµy c«ng trong th¸ng Sè TT hä vµ tªn Chức vụ 1 2 3 4 5 C 7 N 8 9 10 11 1 2 C N 1 4 1 5 1 6 1 7 1 9 C N 2 1 2 2 2 3 2 4 2 5 2 6 C N 2 8 2 9 3 0 3 1 Số công hưởng lương thời gian Số công làm thêm giờ Số công hưởn g BHX H Tổng số công trong tháng 1 Trịnh Văn Mạnh GĐ x x x x x N x x x x x x N x x x x x N x x x x x x N x x x x 27 27 2 Trịnh Huy Hùng PGĐ x x x x x N x x x x x x N x x x x x N x x x x x x N x x x x 27 27 3 Lê Thị Kim Huệ PGĐ x x x x x N x x x x x x N x x x x x N x x x x x x N x x x x 27 27 4 Lê Thị Bích Hồng KTT x x x x x N x x x x x x N x x x x x N x x x x x x N x x x x 27 27 TQ x x x x x N x x x x x x N x x x x N N x x x x x x N x x x x 26 26 6 Hoàng Phương Chi KTV x x x x x N x x x x x x N x x x x x N ô ô ô ô x x N x x x x 23 7 Lê Phương Trang KTV x x x x x N x x x x x x N x x x x x N x x x x x x N x x x x 27 27 8 Bùi Minh Hồng KTV x x x x x N x x x x x x N x x x x x N x x x x x x N x x x x 27 27 KT x x x x x N x x x x x x N x x x x x N x x x x x x N x x x x 27 27 KT x x x x x N x x x x x x N x x x x x N x x x x x N N N x x x 25 25 NV x x x x x N ô ô ô ô ô ô N x x x x x N x x x x x x N x x x x 21 NV x x x x x N x x x x x x N x x x x x N x x x x x x N x x x x 27 27 NV x x x x N N x x x x x x N x x x x N N x x x x x x N x x x x 25 25 5 Vũ Thị Thuý 9 Nguyễn Văn Thông 1 0 Nguyễn Văn Hùng 1 1 Nguyễn Thị Lý 12 Thái Văn Hào 1 3 Thái Văn Vượng - Chấm thời gian: x - Nghỉ ốm: ô 4 6 Ngày 31 th¸ng 3 n¨m 2011 ngêi chÊm c«ng Phô tr¸ch bé phËn ngêi duyÖt (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) Ký, hä tªn) 52 27 27 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Mẫu số: 02-LĐTL (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Công ty CP xây dựng Mạnh Đạt Bộ phận: Văn phòng công ty BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 03 năm 2011 Lương thời gian S T T Họ và tên Chức vụ Hệ số lương Số côn g Số tiền A B 1 2 5 6 Các khoản phải khấu trừ vào lương Phụ cấp Tổng số Tạm ứng kỳ I 12 13 14 BHXH (6%) BHYT (1.5%) 15 16 BHTN (1%) Thuế TNCN phải nộp 17 Kỳ II được lĩnh Cộng Số tiền Ký nhận 18 19 C 1 Trịnh Văn Mạnh GĐ 3.25 27 4,556,250 405,000 4,961,250 263,250 65,813 43,875 372,938 4,588,313 2 Trịnh Huy Hùng PGĐ 3.01 27 4,219,788 405,000 4,624,788 243,810 60,953 40,635 345,398 4,279,391 3 Lê Thị Kim Huệ PGĐ 3.01 27 4,219,788 405,000 4,624,788 243,810 60,953 40,635 345,398 4,279,391 4 Lê Thị Bích Hồng KTT 2.75 27 3,855,288 405,000 4,260,288 222,750 55,688 37,125 315,563 3,944,726 5 Vũ Thị Thuý TQ 2.65 27 3,715,096 405,000 4,120,096 214,650 53,663 35,775 304,088 3,816,009 6 Hoàng Phương Chi KTV 2.34 23 2,794,500 345,000 3,139,500 189,540 47,385 31,590 268,515 2,870,985 7 Lê Phương Trang KTV 2.34 27 3,280,500 405,000 3,685,500 189,540 47,385 31,590 268,515 3,416,985 8 Bùi Minh Hồng KTV 2.34 27 3,280,500 405,000 3,685,500 189,540 47,385 31,590 268,515 3,416,985 9 Nguyễn Văn Thông KT 2.16 27 3,028,154 405,000 3,433,154 174,960 43,740 29,160 247,860 3,185,294 10 Nguyễn Văn Hùng KT 2.16 25 2,803,846 375,000 3,178,846 174,960 43,740 29,160 247,860 2,930,986 11 Nguyễn Thị Lý NV 1.99 21 2,169,865 315,000 2,484,865 161,190 40,298 26,865 228,353 2,256,513 12 Thái Văn Hào NV 1.86 27 2,607,577 405,000 3,012,577 150,660 37,665 25,110 213,435 2,799,142 13 Thái Văn Vượng NV 1.86 25 2,414,423 375,000 2,789,423 150,660 37,665 25,110 213,435 2,575,988 337 42,945,577 5,055,000 48,000,577 2,569,320 642,330 428,220 3,639,870 44,360,707 Cộng 31.72 Ngày 31 tháng 3 năm 2011 53 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP Người lập biểu (Ký, họ tên) TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 54 Giám đốc (Ký, họ tên) ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Ví dụ: Tính tiền lương tháng 3/2011 của chị Nguyễn Thị Lý theo như bảng chấm công là 21 công, hệ số lương là 1,99, phụ cấp 15.000 đồng/ngày. Lương thời gian Tổng thu nhập = 21 = x 1,99 x 1.350.000 2.169.865 26 = 2.169.865 đồng + 21 x 15.000 = 2.484.865 đồng Mức trích BHXH = 1,99 x 1.350.000 x 6% = 161.190 đồng Mức trích BHYT = 1,99 x 1.350.000 x 1,5% = 40.298 đồng Mức trích BHTN = 1,99 x 1.350.000 x 1% = 26.865 đồng Cộng các khoản trừ = 161.190 + 40.298 + 26.865 = 228.353 đồng Tiền lương thực lĩnh = 2.484.865 - 228.353 = 2.256.513 đồng . Đối với bộ phận quản lý đội và các tổ công nhân trực tiếp tham giam sản xuất, kế toán cũng căn cứ vào bảng chấm công để tính lương cho các bộ phận này vì công ty không trả lương theo hình thức “lương sản phẩm”, không có phụ cấp xăng xe, phụ cấp công trường và chi phí điện thoại - Điều này là một hạn chế của công ty. Vì đối với các tổ đội sản xuất công ty nên trả lương theo hình thức “ lương sản phẩm” để thể hiện đúng được sức lao động của từng người đã bỏ ra tương ứng với mức lương mà họ nhận được. Căn cứ vào bảng thanh toán lương bộ phận văn phòng kế toán lập phiếu chi lương cho bộ phận văn phòng: Dựa vào bảng thanh toán lương kế toán lập phiếu chi: 55 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Đơn vị: Công ty CP xây dựng Mạnh Đạt Địa chỉ: Số 2, ngõ 9/6 Tô Hiệu, HĐ, HN Mẫu số 02- TT( QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Số: 42 Quyển số: 25 Ngày 31 tháng 3 năm 2010 Số : PC22 Nợ TK 334 Có TK 111 Họ và tên người nhận tiền: Vũ Thị Thuý Địa chỉ : Thủ quỹ. Lý do chi: Chi lương bộ phận văn phòng tháng 3/ 2011 Số tiền: 44.360.707 đồng. Viết bằng chữ: Bốn mươi bốn triệu ba trăm sáu mươi nghìn bảy trăm linh bảy đồng./ Kèm theo : 01 Chứng từ gốc. Giám đốc tiền ( đã ký) Kế toán trưởng Thủ quỹ ( đã ký) ( đã ký) Người lập phiếu ( đã ký) Người nhận ( đã ký) ( đã nhận đủ số tiền ( viết bằng chữ): Bốn mươi hai triệu năm trăm mười Bộ phận qủn lý đội sản xuất và công nhân trực tiếp thi công do Công ty trả lương: Bảng chấm công được đội trưởng chấm rồi chuyển lên cho phòng kế toán văn phòng. Căn cứ vào bảng chấm công kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho từng tổ đội. . 56 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Căn cứ vào bảng chấm công của bộ phận quản lý SX tính lương thời gian bộ phận quản lý tổ SX1 tại Công ty cổ phần Xây dựng Mạnh Đạt. CÔNG TY CP XD MẠNH ĐẠT BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: QL SX 1 Tháng 03 năm 2011 Ngày trong tháng S T T Họ và tên Chức vụ 2 1 Số công hưởng lương thời gian Số công làm thêm giờ Số công hưởn g BHX H Tổng số công trong tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 1 2 1 1 3 4 1 5 1 6 1 7 1 8 1 9 2 0 2 2 2 3 2 4 2 2 5 6 2 7 2 8 2 9 3 0 3 1 Tæ trưởng x x x x x N x x x x x x x x x x x x x N N x x x x x x x x x x 28 28 x x x N x x x N x x x x x x x x x N x 27 27 N x x x x x x x x x 26 26 1 Nguyễn Hùng Cường 2 Nguyễn Hùng Việt KT1 x x x x x x x x x x N x 3 Nguyễn Tiến Thành KT2 x x N x x x x N x x x N x x x N x x x x 4 Trịnh Thị Huyền TKª x x x x x N x x x x x x N x x x x x x N x x x x x x N N x x x 26 26 5 Phạm Thành Trung BV x x x x N x x x x x x x x N x x x x x x x x x x x x x N x x x 28 28 6 Trịnh văn Cường TK N x x x x x x x x x x x N x x x x x N x x x x x x N x x x 28 28 x x x Cộng Ký hiệu: - Chấm thời gian: x Giám đốc (Đã ký duyệt) Ngày - Nghỉ ốm: ô Phụ trách bộ phận (Đã ký) 57 31 th¸ng 03 n¨m 2011 Người chấm công (Đã ký) ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Mẫu số: 02-LĐTL (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Công ty CP xây dựng Mạnh Đạt Bộ phận: Quản lý SX1 BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 03 năm 2011 Lương thời gian Họ và tên Chức vụ Hệ số lươ ng Số công Số tiền A B 1 2 5 6 1 Nguyễn Hùng Cường Tổ trưởng 2.34 28 3,402,000 2 Nguyễn Hùng Việt KT1 2.16 27 3,028,154 3 Nguyễn Tiến Thành KT2 2.16 26 2,916,000 4 Trịnh Thị Huyền TKê 2.01 26 2,713,500 5 Phạm Thành Trung BV 1.86 28 2,704,154 6 Trịnh văn Cường TK 1.86 28 2,704,154 163 17,467,962 S T T Cộng 12.39 Các khoản phải khấu trừ vào lương Phụ cấp Tổng số Tạm ứng kỳ I 12 13 14 500,0 00 350,0 00 350,0 00 350,0 00 350,0 00 350,0 00 2,250,0 00 BHXH (6%) BHYT (1.5%) 15 16 BHTN (1%) Kỳ II được lĩnh Thuế TNCN phải nộp Cộng Số tiền Ký nhận 17 18 19 C 3,054,154 1,000 ,000 600 ,000 600 ,000 400 ,000 300 ,000 500 ,000 37,665 25,110 213,435 2,340,719 19,717,962 3,400 ,000 1,003,590 250,898 167,265 1,421,753 14,896,209 3,902,000 3,378,154 3,266,000 3,063,500 3,054,154 189,540 47,385 31,590 268,515 2,633,485 174,960 43,740 29,160 247,860 2,530,294 174,960 43,740 29,160 247,860 2,418,140 162,810 40,703 27,135 230,648 2,432,853 150,660 37,665 25,110 213,435 2,540,719 150,660 Ngày 31 tháng 3 năm 2011 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Riêng đội lái máy, tiền lương được cố định, không chấm công: người thống kê đội lái máy lương thực tế là 4.500.000 đ + phụ cấp là 500.000 đ / tháng, còn các thợ lái máy lương 4 triệu đồng + phụ cấp 350.000 đ/tháng. Hệ số lương và tiền lương tính bảo hiểm theo quy định chung của công ty. 58 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Mẫu số: 02-LĐTL (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Công ty CP xây dựng Mạnh Đạt Bộ phận: Đội lái máy BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 03 năm 2011 S T T A Lương thời gian Họ và tên Chức vụ Hệ số lươ ng Số công Số tiền B 1 2 5 6 QLM 2.34 4,500,000 Các khoản phải khấu trừ vào lương Kỳ II được lĩnh Thuế TNCN phải nộp Cộng Số tiền Ký nhận 17 18 19 C Phụ cấp Tổng số Tạm ứng kỳ I 12 13 14 500,000 5,000,000 1,000,000 189,540 47,385 31,590 268,515 3,731,485 BHXH (6%) BHYT (1.5%) 15 16 BHTN (1%) 1 Lê Công Thành 2 Nguyễn Nho Quyền LM 2.16 4,000,000 350,000 4,350,000 600,000 174,960 43,740 29,160 247,860 3,502,140 3 Phan văn Lượng LM 2.16 4,000,000 350,000 4,350,000 1,000,000 174,960 43,740 29,160 247,860 3,102,140 4 Vũ Bá Quang LM 2.16 4,000,000 350,000 4,350,000 600,000 174,960 43,740 29,160 247,860 3,502,140 8.82 16,500,000 1,550,000 18,050,000 3,200,000 714,420 178,605 119,070 1,012,095 13,837,905 Cộng Ngày 31 tháng 3 năm 2011 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 59 Giám đốc (Ký, họ tên) b - Trả lương khoán + Đối với trường hợp tính lương khoán thì kế toán căn cứ vào hợp đồng giao khoán, bảng thanh toán khối lượng công việc hoàn thành, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành để tính lương khoán cho từng tổ, đội sản xuất. CÔNG TY CP XÂY DỰNG MẠNH ĐẠT CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------  ------- Số: 001/2011/HĐ-GK HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN TÊN CÔNG TRÌNH: CÇu §ång Doi ThÞ X· S¬n T©y · TP Hµ Néi Tên hạng mục, công việc : Gia công, lắp dựng cốt thép móng cột Hôm nay, ngày 10 tháng 01 năm 2011 tại văn phòng Công ty CP XD Mạnh Đạt Thành phần gồm có: I. BÊN GIAO KHOÁN (GỌI TẮT LÀ BÊN A) CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MẠNH ĐẠT Địa chỉ: Số 2, ngõ 9/6 Tô Hiệu,Nguyễn Trãi Điện thoại: 04.66 826323 1. Ông: Trịnh Văn Mạnh - Chức vụ: Giám đốc 2. Ông: Nguyễn Văn Thông - Chức vụ: CBKT II. BÊN NHẬN KHOÁN (GỌI TẮT LÀ BÊN B) 1. Ông: Đỗ Mạnh Tuấn - Chức vụ: Tổ trưởng Thuộc đơn vị: Công trình CÇu §ång Doi ThÞ x· S¬n T©y – TP Hµ Néi Số chứng minh: 1101020567 cấp ngày 18 tháng 06 năm 1986 Tại công an tỉnh Bắc Cạn. Hai bên thoả thuận hợp đồng với nội dung sau: 1. Khối lượng công việc, đơn giá, kế hoạch thực hiện: + Khối lượng, đơn giá: NỘI DUNG CÔNG VIỆC 1. GCLD cốt thép móng cột fi [...]... trừ vào thu nhập của họ TK 111, 112 TK 111, 112 Chi tiêu KPCĐ Nhận tiền trợ cấp tại doanh nghiệp BHXH Sơ đồ 1.2: Hạch toán các khoản trích theo lương 29 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MẠNH ĐẠT 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt Tên công ty: Công ty cổ phần Xây. .. Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động Bên có: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động Số dư bên có : Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động 25 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI Tài khoản 334 có thể... kiện nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước ta nhận thấy đầu tư và phát triển Công ty cổ phần và cổ phần hóa doanh nghiệp là một trong những giải pháp cơ bản để thúc đẩy nền kinh tế phát triển Công ty cổ phần Xây dựng Mạnh Đạt được hình thành từ một công ty TNHH có truyền thống về thi công xây lắp các công trình, cho thuê máy xây dựng, sau đó chuyển sang thành lập Công ty Cổ phần được cấp giấy chứng nhận... Phải trả tiền lương phép cho công nhân sản xuất TK 333 ( nếu trích trước) TK 353 Thuế GTGT Tiền thưởng phải trả ( nếu có) từ quỹ khen thưởng Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ hạch toán tiền lương 1.4.2: Kế toán các khoản trích theo lương: a Chứng từ sử dụng: - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Mẫu số: 11- LĐTL - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Mẫu số: 10 - LĐTL b Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng Tài khoản 338... viên hạch toán phân xưởng ghi kết quả lao động của từng người, từng bộ phận vào sổ và cộng sổ, lập báo cáo kết quả lao động gửi cho các bộ phận quản lý liên quan Phòng kế toán doanh nghiệp cũng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động để tổng hợp kết quả chung toàn doanh nghiệp 24 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI 1.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.4.1: Kế toán tiền lương: a Chứng... chính của họ và bao gồm : tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo + Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động thực hiện các nhiệm vụ khác: học tập, nghỉ phép, ngừng sản xuất, thưởng theo chế độ quy định 1.2 Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) Các khoản trích theo lương được tạo lập để hình thành các quỹ góp phần trợ giúp người lao động trong các trường hợp... thiết bị xây dựng; 19 Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh; 20 Hoạt động xây dựng chuyên dụng; 77302 43 2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp: Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xây dựng Mạnh Đạt được tổ chức theo mô hình kiểu trực tuyến - chức năng, từ Đại hội đồng cổ đông đến Giám đốc - người đại diện theo pháp luật có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty theo kế hoạch... tạo dựng cho mình một Thương hiệu và Uy tín trong việc xây lắp các dự án Khu đô thị mới và Khu công nghiệp đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn Đi đôi với việc xây lắp, Công ty Cổ phần xây dựng Mạnh Đạt còn có một số máy móc thi công hiện đại, đời mới cho thuê: máy xúc, máy ủi, máy lu… Công ty Cổ phần xây dựng Mạnh Đạt có năng lực về đội ngũ cán bộ kỹ sư trẻ, năng động, sang tạo, có đội ngũ công. .. các khoản phải trả cho người lao động của công ty về tiền lương, tiền công, BHXH và các khoản phải trả khác về thu nhập của người lao động Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản như sau: Bên Nợ : - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc thu nhập của người lao động đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động - Các khoản. .. bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất Theo dõi thời gian làm việc hoặc khối lượng công việc hoàn thành và tính lương và các khoản phải trả cho công nhân viên là giai đoạn tổ chức chấm công, 23 ĐỒ ÁN TỔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH GTVT HÀ NỘI lập bảng kê và xác nhận khối lượng hoàn thành, tính lương và các khoản khác phải trả cho từng công nhân ... TIN LNG V CC KHON TRCH THEO LNG TI CễNG TY C PHN XY DNG MNH T 48 N TT NGHIP TRNG H GTVT H NI Bảng chấm Công Bảng TT lơng theo phòng ban Bảng tổng hợp TT l ơng toàn công ty Sổ chi tiết TK 334,... tit) c dựng lp bỏo cỏo ti chớnh Cụng ty khụng lp nht ký c bit 2.3 Thc trng k toỏn tin lng v cỏc khon trớch theo lng ti Cụng ty C phn xõy dng Mnh t 2.3.1 c im lao ng ca cụng ty L Cụng ty chuyờn... k toỏn theo ch quy nh, bao gm: Bỏo cỏo k toỏn ca c quan Cụng ty .Tng hp bỏo cỏo k toỏn ca ton Cụng ty - Lp bỏo cỏo t xut theo yờu cu ca Lónh o Cụng ty v Nh nc - Lu tr ti liu k toỏn theo quy

Ngày đăng: 06/10/2015, 00:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Số: 001/2011/HĐ-GK

  • CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  • HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN

    • Hôm nay, ngày 10 tháng 01 năm 2011 tại văn phòng Công ty CP XD Mạnh Đạt

    • CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MẠNH ĐẠT

      • NỘI DUNG CÔNG VIỆC

      • STT

      • Số tiền

      • Cơ quan BHXH duyệt số trong kỳ

      • Céng

      • Phụ trách kế toán

      • Giám đốc BHXH

      • Thủ trưởng đơn vị

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan