Hệ thống tiền tệ quốc tế

42 2.2K 65
Hệ thống tiền tệ quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hệ thống tiền tệ là chế độ tổ chức, lưu thông tiền tệ giữa các quốc gia dựa trên những thỏa ước và quy định ràng buộc giữa các quốc gia, có hiệu lực trong một không gian và thời gian nhất định. Các mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia nói riêng bằng cách này hay cách khác đều được biểu hiện thông qua các quan hệ tiền tệ. Từ đây đã hình thành nên hệ thống tiền tệ quốc tế, tập hợp các quy tắc, thể lệ và tổ chức nhằm tác động tới các quan hệ tài chính - tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. Do mỗi hệ thống tiền tệ quốc tế ra đời và chỉ vận hành có hiệu quả trong những điều kiện thích hợp về kinh tế, chính trị và xã hội nhất định nên khi những điều kiện này thay đổi sẽ dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ quốc tế. Cho đến nay đã có năm hệ thống tiền tệ quốc tế được sử dụng, bao gồm: chế độ bản vị vàng, bản vị đồng Bảng Anh, hệ thống Bretton Woods, hệ thống Jamaica, bản vị SDR và hệ thống tiền tệ Châu Âu.

Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế Hệ thống tiền tệ quốc tế Phần I. Khái quát về hệ thống tiền tệ Hệ thống tiền tệ là chế độ tổ chức, lưu thông tiền tệ giữa các quốc gia dựa trên những thỏa ước và quy định ràng buộc giữa các quốc gia, có hiệu lực trong một không gian và thời gian nhất định. Các mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia nói riêng bằng cách này hay cách khác đều được biểu hiện thông qua các quan hệ tiền tệ. Từ đây đã hình thành nên hệ thống tiền tệ quốc tế, tập hợp các quy tắc, thể lệ và tổ chức nhằm tác động tới các quan hệ tài chính - tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. Do mỗi hệ thống tiền tệ quốc tế ra đời và chỉ vận hành có hiệu quả trong những điều kiện thích hợp về kinh tế, chính trị và xã hội nhất định nên khi những điều kiện này thay đổi sẽ dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ quốc tế. Cho đến nay đã có năm hệ thống tiền tệ quốc tế được sử dụng, bao gồm: chế độ bản vị vàng, bản vị đồng Bảng Anh, hệ thống Bretton Woods, hệ thống Jamaica, bản vị SDR và hệ thống tiền tệ Châu Âu. Phần II: Hệ thống tiền tệ quốc tế I. Chế độ bản vị vàng Từ năm 1821 đến 1914, hấu hết các tiền tệ trên thế giới đều được quy đổi sang vàng. Kinh tế toàn cầu được kết nối thông qua việc sử dụng chung cơ chế quy đổi vàng, tiền. Nhóm 4 1 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế 1.1. Khái niệm Bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng. Trong quá trình phát triển, chế độ này tiến triển dưới hình thức của 3 chế độ khác nhau: bản vị tiền vàng, bản vị vàng thỏi và bản vị hối đoái vàng. 1.1.1. Chế độ bản vị tiền vàng Đồng tiền của một nước được bảo đảm bằng một trọng lượng vàng nhất định theo quy định của pháp luật với những yêu cầu như Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng, tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đỏi ra vàng theo tỉ lệ đó, và tiền vàng được lưu thông không hạn chế. Chế độ này được áp dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỉ XX. 1.1.2. Chế độ bản vị vàng thỏi Chế độ này cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không thành tiền, không lưu thông trong nền kinh tế mà chỉ dự trữ để làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài. Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh năm 1925, ở Pháp năm 1928 . 1.1.3. Chế độ bản vị vàng hối đoái Đây là chế độ quy định tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng. Muốn đổi ra vàng, cần phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng như USD, Bảng Anh . Chế độ này từng được áp dụng ở Ấn Độ năm 1898, ở Đức năm 1924, ở Hà Lan năm 1928 . 1.2.Nguyên tắc hoạt động Thứ nhất, dưới chế độ bản vị vàng các quốc gia ấn định giá trị đồng tiền của mình với vàng, hay nói cách khác là chính phủ ấn định giá vàng tính bằng tiền quốc gia, đồng thời sẵn sàng không hạn chế mua và bán vàng tại mức giá đã ấn định. Tỉ giá hối đoái giữa các đồng tiền của các quốc gia được xác định thông qua vàng Nhóm 4 2 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế Thứ hai, dưới chế độ bản vị vàng, xuất nhập khẩu vàng giữa các quốc gia được tự do hoạt động. Do vàng được chu chuyển tự do giữa các quốc gia với nhau nên tỷ giá trao đổi thực tế trên thị trường tự do không biến động đáng kể so với bản vị vàng. Thứ ba, dưới chế độ bản vị vàng, Ngân hang trung ương luôn phải duy trì một lượng vàng dự trữ trong mối quan hệ trực tiếp với số tiền phát hành, tức tiền do NHTW phát hành được “bảo đảm bằng vàng 100%” và tiền được chuyển đổi tự do không hạn chế ra vàng. 1. 3 . Tại sao lại là vàng? Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Các chính phủ sử dụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỷ giá quy đổi, v.v ) Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng hệ thống này đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Không như chế độ tiền luật định (không có vàng bảo đảm), đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền giấy. Cản trở này ngăn hiện tượng lạm phát do đánh tụt giá tiền tệ. Nó được tin rằng giúp loại bỏ được sự bất ổn hệ thống tiền tệ, đảm bảo sự tín nhiệm của tổ chức phát hành tiền tệ và khuyến khích hoạt động cho vay. Ở những nước không áp dụng bản vị vàng một cách triệt để như tuyên bố bảo đảm hàm lượng vàng nhưng phát hành tiền giấy nhiều hơn, trải qua các cuộc khủng hoảng tín dụng và trì trệ kinh tế. Ví dụ là sự hoang mang ở Hoa Kỳ năm 1819 sau khi Ngân hàng quốc gia thứ hai ra đời năm 1816. Vàng được lựa chọn bởi sự tinh khiết, không bị biến đổi theo thời gian, dễ dàng phân biệt, thẩm định nhờ màu đặc trưng, độ dẻo, âm thanh khi va chạm, khối lượng riêng lớn; vàng là một vật phẩm mà các nhà buôn lựa chọn làm thước đo giá trị - nó đã được chọn từ xa xưa là một dạng tiền và vật cất trữ của cải. Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới còn áp dụng bản vị vàng. Thay vào đó, tiền luật định được áp dụng, có nghĩa là Nhà nước áp đặt sử dụng đồng tiền do họ phát hành, yêu cầu nộp thuế, nhận trợ cấp, thanh toán của Chính phủ bằng đồng tiền đó. Ở một số định chế tài chính tư nhân, bản vị vàng vẫn được áp dụng. 1.4. Lịch sử phát triển Tính chất không ổn định của chế độ hai bản vị đã kìm hãm sự phát triển nhanh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản chưa có đủ điều kiện khách quan để thực hiện một chế độ bản vị đơn vàng, vì lượng vàng khai thác ra chưa thể đáp ứng yêu cầu lưu thông tiền tệ bằng vàng, do đó, phải đúc tiền bạc để đưa vào lưu thông. Nhóm 4 3 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế Mãi tới thế kỷ 18 sang thế kỷ 19, do công nghiệp khai thác vàng phát triển, các nước mới có đủ điều kiện chuyển từ chế độ hai bản vị sang chế độ bản vị vàng. Anh là nước có nền kinh tế và thương mại phát triển nhất lúc bầy giờ, là nước đầu tiên thực hiện chế độ bản vị vàng, spng cũng phải trải qua một hời kỳ chuyển tiếp lâu dài từ 1717 đến 1821. Pháp lệnh của nhà nước Anh công bố thực hiện chế độ bản vị vàng vào năm 1816 nhưng mãi tới năm 1821 mới được thi hành. 1.5.Tác động của tiền tệ được đảm bảo bằng vàng Sự cam kết duy trì khả năng chuyển đổi tiền ra vàng một cách chặt chẽ hạn chế quá trình tạo ra tín dụng. Tín dụng bởi các tổ chức ngân hàng dưới chế độ bản vị vàng đe dọa khả năng chuyển đổi của giấy bạc do họ phát hành và dẫn đến hậu quả là vàng bị rút ra khỏi các quỹ dự trữ của ngân hàng đó ngoài ý muốn. 1.5.1. Sự ổn định nhờ bản vị vàng Theo lý thuyết, bản vị vàng giới hạn quyền năng của chính phủ trong việc tạo ra lạm phát bằng cách bơm thêm tiền giấy vào lưu thông, mặc dầu vậy, có bằng chứng cho thấy trước Thế chiến thứ nhất, các nhà quản lý tiền tệ đã không mở rộng hay thu hẹp cung tiền ngay cả khi nước đó bị thất thoát vàng. Bản vị vàng tạo ra sự vững chắc của thương mại quốc tế do nó cung cấp một cơ cấu cố định tỷ giá tiền tệ. Sau các chế độ bản vị bạc mất giá liên tục của mười năm đầu thế kỷ 18, vàng được coi là sự thay thế tốt hơn và trở thành nguyên nhân, mục đích cho thương mại. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ 19, những lập luận chống lại bản vị vàng tạo ra xu hướng chính trị ở đa số các quốc gia công nghiệp nghiêng về những dạng tiền tệ dựa trên bạc, hoặc thậm chí là tiền giấy không thôi. Dưới chế độ bản vị vàng cổ điển quốc tế, những biến động về giá ở một quốc gia sẽ được điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ bởi cơ chế tự cân bằng thanh toán gọi là cơ chế dòng chảy giá cả-bản kim (bản kim ở đây là tiền xu vàng). Cơ cấu này như sau: Đầu tiên, khi giá một loại hàng hóa giảm xuống nhờ cung tăng vọt, tăng hiệu quả vốn, giảm giá đầu vào hoặc do cạnh tranh, người mua sẽ nghiêng về hàng hóa đó nhiều hơn những hàng hóa khác. Bởi sự ổn định tỷ giá tiền-vàng, người tiêu dùng ở các nước khác sẽ mua hàng hóa được định giá thấp nhất và vì thế, vàng sẽ chảy về các nước có nền kinh tế hiệu quả nhất. Lúc đó, quốc gia mới nhận luồng vàng đến phải tăng cung tiền tệ và chịu áp lực lạm phát vừa phải để bù lại việc giảm giá trước đó. Đồng thời, lượng tiền lưu hành ở các nền kinh tế kém hiệu quả bị giảm đi, vì vậy giá cả ở các nước này giảm xuống cho đến khi sự cân bằng được khôi phục. Các ngân hàng trung ương, với mục đích ngăn cản luồng vàng chảy đi, sẽ chống đỡ Nhóm 4 4 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế bằng cách tăng tỷ lệ lãi suất làm sao để đưa giá cả trở lại mức cân bằng quốc tế nhanh hơn. Về mặt lý thuyết, chừng nào còn duy trì bản vị vàng thì chừng đó hạn chế được lạm phát cao hoặc giảm phát ngoài tầm kiểm soát. Có một thời gian, người ta tin rằng các thị trường luôn luôn vận hành rạch ròi (xem nguyên lý Say). Sự giảm phát sẽ làm thay đổi giá của vốn trước tiên, có nghĩa là giá của vốn giảm và cho phép tăng trưởng nhanh hơn đồng thời giá cả về mặt dài hạn vẫn ổn định. Tuy nhiên, in trên thực tế, điều này lại không diễn ra mà tiền lương (giá của lao động), chứ không phải giá của tư bản, sẽ bị hạ xuống trước tiên. 1.5.2. Mô hình Mundell-Fleming Theo kinh tế học tân cổ điển, mô hình Mundell-Fleming diễn tả động thái của các đồng tiền trong chế độ bản vị vàng. Do giá trị tiền tệ được gắn liền với hàm lượng vàng, những yếu tố tự do còn lại để điều tiết thị trường vốn-tiền tệ là (1) tự do di chuyển luồng vốn và (2) chính sách tài chính, tiền tệ. Một lý do khiến đa số các nhà kinh tế học vĩ mô hiện nay không ủng hộ sự trở lại của bản vị vàng là mối quan ngại hai yếu tố trên không đủ để đối phó với suy thoái hoặc giảm phát lớn. Mundell lập luận rằng vì trong một nền kinh tế công nghiệp, một lượng lớn tư bản không linh động, chế độ bản vị vàng quốc tế hoặc thậm chí là chỉ ở một quốc gia có thể được tái lập. Vẫn theo ông, điều này sẽ cho phép ngân hàng trung ương một phạm vi tự do đủ để giảm thiểu tác động tiêu cực của chu kỳ kinh tế. Nó sẽ giảm tỷ lệ lãi suất ở pha suy thoái và tăng trở lại để kiềm chế tăng trưởng nóng. Milton Friedman không thống nhất ở điểm này, ông nêu ra các tác động bởi tiền tệ về mặt lượng sẽ gây ra giảm phát trong hệ thống đó và các quốc gia thành công sẽ nhận ra lợi ích thu được ít hơn là Mundell kỳ vọng, bởi luồng vàng di chuyển đến một quốc gia sẽ gây lạm phát ở nước đó. Cuộc tranh luận này tương tự cuộc tranh luận của Adam Smith và David Hume trong thế kỷ 18 về việc tăng lượng tiền tệ có phải là một mục tiêu đáng thực hiện hay không. Nhiều quốc gia chống lưng cho nền kinh tế bằng cách tích trữ vàng. Số dự trữ này không phải để bảo đảm giấy bạc được phát hành mà nó là tài sản bảo vệ tiền tệ khỏi tỷ lệ lạm phát cao. Những người cố súy cho vàng cho rằng không cần biện pháp này vì tiền tệ tự nó đã mang giá trị nội tại Bản vị vàng khi đó được khuyến khích bởi những người tin rằng một vật cất trữ giá trị ổn định là thành tố quan trọng nhất đối với sự an tâm trong kinh doanh. Nói chung thì ngày nay đại đa số các chính phủ và các nhà kinh tế không ủng hộ bản vị vàng, vì chế độ này thường cho thấy là không tạo đủ sự linh hoạt cho nguồn cung tiền tệ và chính sách tài khóa. Và lý do của việc này là ở chỗ nguồn cung cấp vàng mới (tức là nguồn cung cấp thêm tiền tệ dưới chế độ bản vị vàng) thì giới hạn và phải được sử dụng một cách căn cơ. Một quốc gia đơn lẻ không thể cách li nền kinh tế của nó với những biến động suy Nhóm 4 5 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế thoái và lạm phát của thế giới. Thêm vào đó, quá trình điều chỉnh thâm hụt chi tiêu ở một quốc gia có thể lâu dài và đau đớn khi mà tỷ lệ thất nghiệp gia tăng hoặc thụt lùi tốc độ phát triển kinh tế. Trong số những người phản đối mạnh mẽ, John Maynard Keynes nhấn mạnh vào điểm bản vị vàng dựa vào kim loại cứng nhắc. Những người ủng hộ trường phái của ông cho rằng bản vị vàng gây ra giảm phát, điều khiến suy thoái càng trầm trọng bởi người ta không muốn đầu tư khi giá cả giảm xuống, vì vậy mà xương sống của hoạt động kinh tế càng bị sức ép. Cũng theo họ, chế độ bản vị tước đi khả năng chống lại khủng hoảng kinh tế đó là khả năng tăng cung tiền tệ để thúc đấy kinh tế khôi phục. Trái lại, những tín đồ của bản vị vàng chỉ ra rằng kỷ nguyên công nghiệp hóa và toàn cầu hóa của thế kỷ 19 là bằng chứng của sự tính thực tiễn và ưu việt của chế độ bản vị vàng và nêu ra rằng nước Anh đã đi lên vị trí đế vương, cai trị gần một phần tư dân số thế giới và xây dựng đế quốc thương mại mà ngày nay là Khối thịnh vượng chung Anh. Những kẻ ky cóp vàng (goldbug) lấy nó là vật bảo vệ trước sự lạm phát giá cả hàng hóa và là biểu hiện cội nguồn của tài nguyên. Vì vàng có thể đổi ra bất kỳ đồng tiền nào, được chấp nhận ở mọi quốc gia trên thế giới, họ xem vàng là vật bảo đảm trước sự phiêu lưu của các ngân hàng trung ương trong chính sách tiền tệ và vàng là phương tiện chống rủi ro biến động tiền tệ. Với lập luận này, họ cho rằng cuối cùng thì chế độ vàng sẽ trở lại vì nó là vật mang giá trị ổn định duy nhất. Ngày nay, không nhiều nhà kinh tế học ủng hộ việc trở lại bản vị vàng trừ trường phái kinh tế học Áo và trường phát trọng cung. Tuy vậy nhiều nhà kinh tế lớn đồng tình với việc lấy kim loại là cơ sở của tiền tệ, đồng thời lập luận chống lại tiền luật định. Lý do mà có rất ít sự ủng hộ bản vị vàng đó là những hệ quả của sự tự điều chỉnh đó không được coi là thích đáng ở thế kỷ 20 và 21 . Vì vậy, bản vị vàng có xu hướng bị bãi bỏ khi các chính phủ nhận thấy việc bỏ qua nó có lợi ích hơn. Thực chất, bản vị vàng không có nghĩa là các quốc gia không thể chuyển sang tiền luật định khi có chiến sự hoặc trong các tình trạng khẩn cấp khác. Điều này vẫn xảy ra mặc dù vàng tăng giá trong các tình huống như vậy vì mọi người thường sử dụng vàng để tích trữ vì lo sợ rằng tiền luật định thường cho phép lạm chi và do đó thường dẫn tới lạm phát hoặc sử dụng tem phiếu. 1.6.Ưu điểm – Nhược điểm 1.6.1.Ưu điểm - Giúp cho thương mại và đầu tư thế giới phát triển và hưng thịnh. Điều này được chứng minh trong thời kì 1880-1914, với hàng rào thương mại vàng được gỡ bỏ hoàn toàn và kiểm soát ngoại hối và chu chuyển vốn ít khi được áp dụng cộng với việc không có một sự phá giá hay nâng cao giá nào giữa các đồng tiền của các quốc gia lớn trên thế giới đã giúp cho thị trường vốn quốc tế phát triển với trung tâm là London. - Khuyến khích phân công lao động quốc tế, giúp gia tăng phúc lợi thế giới. Trong chế độ bản vị vàng, các nhà đầu tư gần như được đảm bảo chắc chắn trước những rủi ro về Nhóm 4 6 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế tỉ giá, điều này khiến cho thương mại và đầu tư thế giới phát triển, luồng vốn lưu chuyển tự do giữa các quốc gia để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. - Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán vận hành trơn tru. Với cơ chế dòng vàng – giá cả như đã nêu trên, những bất cân đối trong cán cân thanh toán của các quốc gia sẽ tự động được điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Trong trường hợp các quốc gia tuân thủ những quy tắc của hệ thống, cơ chế dòng vàng – giá cả sẽ vận hành một cách trơn tru và hiệu quả. - Mâu thuẫn quyền lợi giữa các quốc gia ít khi xảy ra. Vì có sự tác động của cơ chế dòng vàng – giá cả nên những thâm hụt hay thặng dư trong cán cân thanh toán của một quốc gia được điều chỉnh một cách tự động theo quan hệ cung cầu phổ biến, do đó, trong thời kì này ít khi xảy ra những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các quốc gia. 1.6.2.Nhược điểm - Nền kinh tế thường xuyên phải trải qua sự bất ổn định vì cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế thông qua sự thay đổi mức giá cả, lãi suất, thu nhập và thất nghiệp. - Quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế phải trải qua thời kì kinh tế đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp cao; trong khi đó quốc gia có thặng dư cán cân thanh toán thì phải trải qua thời kì lạm phát. - Những mỏ vàng có thể phát hiện bất cứ lúc nào, do đó làm tăng lượng cung ứng tiền và có thể dẫn đến tình trạng lạm phát. Ngược lại, ở những quốc gia khan hiếm vàng thì sẽ bị hạn chế lượng cung ứng tiền, và trở thành nguyên nhân gây kìm hãm nền kinh tế. - Mặt khác, trong chế độ bản vị vàng không có những cơ chế ràng buộc các quốc gia phải tuân thủ các quy tắc của hệ thống nên trên thực tế, quy tắc về đảm bảo số tiền phát hành trên cơ sở lượng vàng dự trữ thường bị bỏ qua. - Với cơ chế điều chỉnh thông qua dòng vàng lưu chuyển tự do giữa các quốc gia và việc phát hành tiền dựa trên lượng vàng dự trữ khiến cho việc điều hành của NHTW kém linh động, vai trò của NHTW trong nền kinh tế cũng không rõ nét. II. Bản vị đồng Bảng Anh 2.1. Khái niệm Bảng Anh ( ký hiệu : £, mã ISO : GBP ) là đơn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Anh, bao gồm các lãnh thổ hải ngoại và thuộc địa. Ký hiệu của đồng bảng Anh ban đầu có 2 vạch trên thân (₤), sau này mới chuyển thành một gạch (£), ký hiệu này xuất xứ từ ký tự L trong LSD (tên viết tắt của các đơn vị trong hệ đếm 12 – librae, solidi, denarii, chuyển sang tiếng Anh là Pound, silling và pence). 2.2. Lịch sử lâu đời Đồng bảng Anh là đồng tiền lâu đời nhất còn được sử dụng sau khi một số quốc gia thuộc khối EU chuyển sang dùng đồng Euro (€). Nó là đồng tiền được lưu trữ trong các Nhóm 4 7 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế quỹ dự trữ ngoại tệ toàn cầu, mức phổ biến chỉ sau đồng đô la Mỹ và đồng Euro. Đồng bảng đứng thứ tư về khối lượng giao dịch ngoại tệ toàn cầu sau đồng đô la Mỹ, đồng Euro và đồng Yên Nhật. Các đồng bảng Anh được cho là đồng tiền tệ lâu đời nhất vẫn được sử dụng cho đến ngày hôm nay. Được giới thiệu bởi vua Henry II vào đầu năm 1158, song lúc đó, chúng chưa được gọi là “đồng bảng Anh” mà dùng “xu Tealby” làm đơn vị tiền tệ. Đồng Tealby cổ. Elizabeth I cùng nhóm cố vấn của bà đã đưa ra “đồng bảng Anh” như một đơn vị tiền tệ vào năm 1560-1561 để chống lạm phát, tuy nhiên, việc này lại phát sinh ra việc làm bạc giả gây cản trở giá trị của tiền tệ. Trước đồng bảng Anh, trong thời gian đầu thời kỳ Trung cổ, những đồng xu làm bằng bạc được sử dụng như một loại tiền tệ. Kể từ đó, đồng bảng vẫn giữ một vị trí ổn định bất kể các đồng tiền khác của Châu Âu thay đổi ra sao. Qua các khủng hoảng tài chính năm 1621, 1694-96, 1774 và 1797, đồng bảng vẫn vững vàng. Ngay cả những thời điểm khó khăn (khi Nội chiến nước Anh gây loạn lạc) cũng không làm đồng bảng mất giá. Có ý kiến cho rằng, nhờ đồng tiền vững giá trong nhiều thế kỷ, nước Anh xây dựng được nền tảng tài chính ưu việt, hệ thống tín dụng an toàn, uy tín trong suốt thế kỷ 18. Đồng bảng là đồng tiền chính thức của Ngân hàng Anh ngay khi nó được thành lập năm 1694. 2.3. Các hình in trên đồng Bảng Bảng Anh được phát hành dưới 2 dạng là tiền kim loại và tiền giấy. Nhóm 4 8 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế 2.3.1. Tiền kim loại Do xưởng đúc tiền hoàng gia phát hành bao gồm mệnh giá 1 xu, 2 xu, 5 xu, 10 xu, 20 xu, 1 bảng và 2 bảng. Có cả đồng 5 bảng nhưng ít được sử dụng. Trên đồng 1 xu có hình cổng thành Westminster Palace. Được phát hành ngày 15 tháng 2 năm 1971. Trên đồng 2 xu có hình biểu tượng của Huân tước xứ Wales. Được phát hành ngày 15 tháng 2 năm 1971. Nhóm 4 9 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế Trên đồng 5 xu có hình hoa Thistle, quốc hoa của xứ Scotland. Hiện tại phiên bản nhỏ hơn được phát hành tháng 6 năm 1990 (phiên bản lớn hơn được giới thiệu năm 1968, bị hủy năm 1990). Trên đồng 10 xu có hình một con sư tử, tượng trưng cho xứ England. Hiện tại phiên bản nhỏ hơn phát hành tháng 9 năm 1992 (phiên bản lớn hơn được giới thiệu năm 1968 song đã bị hủy vào năm 1993). Nhóm 4 10 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 [...]... đó, Anh đã thiết lập hệ thống tiền tệ quốc tế, lấy chính đồng bảng Anh làm đồng tiền chủ chốt Tại hội nghị Jenno, được Nhóm 4 15 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế nhiều nước ủng hộ và được Hoa Kì hậu thuẫn, hệ thống tiền tệ quốc tế với bảng Anh là đồng tiền chủ chốt đã ra đời Trong một nỗ lực lấy lại sự ổn định tiền tệ, bản vị vàng được khôi phục... trong thanh toán quốc tế duy nhất SDR ra đời đã bổ sung vào quỹ dự trữ tiền tệ thế giới, làm cho Nhóm 4 27 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế hoạt động thanh toán quốc tế được thông suốt hơn, đồng thời khiến cho thị trường hối đoái ổn định hơn SDR ra đời chủ yếu là để chống đỡ cho hệ thống tiền tệ Bretton Woods Tuy nhiên sau đó, hệ thống này đã sụp... 26 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế vàng là công cụ thanh toán quốc tế duy nhất SDR ra đời đã bổ sung vào quỹ dự trữ tiền tệ thế giới, làm cho hoạt động thanh toán quốc tế được thông suốt hơn, đồng thời khiến cho thị trường hối đoái ổn định hơn 4.2 Sứ mệnh Quyền rút vốn đặc biệt - SDRs được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ra năm 1969 theo đề nghị của 10 nước... Môn: Tài chính quốc tế đồng minh đã bắt đầu việc xây dựng một hệ thống tiền tệ quốc tế mới nhằm thúc đẩy các quan hệ tiền tệ và thương mại quốc tế • Hoàn cảnh ra đời : Năm 1944,một hội nghị Quốc tế gồm 730 đại biểu đến từ 44 quốc gia đã gặp nhau tại Bretton Woods- New Hampshire- Mỹ để xây dựng hệ thống tài chính thế giới sau chiến tranh, tránh nguy cơ tái diễn khủng hoảng kinh tế Tại đây, các nước... tiền quốc tế, nó chỉ còn là đồng tiền quốc gia Nhưng do vị thế tài chính của nước Anh trên thị trường quốc tế còn rất lớn, cho nên hiện nay GBP vẫn là đồng tiền có khả năng thanh toán mạnh trên thế giới Nhóm 4 18 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế 2.6 Giá trị của đồng bảng Năm 2006, thư viện của Hạ Nghị viện Vương quốc Anh phát hành một ấn bản thống. .. thể) đồng tiền của mình, sau khi Mỹ phá giá đồng $ lần thứ 2 Điều này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn trong việc cải tổ hệ thống Bretton Woods và sự sụp đổ của hệ thống bản vị $ này 3.7 Sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods Nhóm 4 23 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế Môn: Tài chính quốc tế *) Quá trình sụp đổ : - Chế độ bản vị đô la đã làm cho sự liên hệ giữa đồng tiền các... độ tiền tệ Jamaica ra đời trên cơ sở Hiệp định được ký kết giữa các nước thành viên IMF tại Jamaica vào những năm 1976-1978 Theo đó SDR (Special Drawing Right Quyền rút vốn đặc biệt) là đơn vị tiền tệ quốc tế, được xác định thông qua rổ tiền tệ Từ 1970 trở về trước thì 1 SDR bằng với 1 USD Lúc đầu rổ tiền tệ bao gồm 16 đồng tiền Nhóm 4 30 Lớp tài chính ngân hàng B_K11 Đề bài: Hệ thống tiền tệ quốc tế. .. ngoại hối, đồng thời thiết lập chế độ tiền tệ tự do chuyển đổi, nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các quan hệ thương mại và các quan hệ đối ngoại khác giữa các nước với nhau - Năm là, thiết lập một tổ chức tiền tệ quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ tiền tệ - tài chính quốc tế theo những nguyên tắc của chế độ tiền tệ Bretton-woods Chế độ tiền tệ Bretton-woods đã lấy USD làm chuẩn Thực... tế Môn: Tài chính quốc tế mạnh nhất nhưng hiện nay rổ tiền tệ chỉ gồm 5 đồng tiền mạnh của 5 quốc gia thành viên có thị phần xuất khẩu lớn nhất thế giới đó là 5 đồng tiền: USD, GBP, DEM, JPY và FRF SDR không chỉ là đồng tiền dự trữ mà còn là loại tiền tệ định giá trong giao dịch quốc tế Từ khi SDR được coi là một loại tiền tệ, giá trị của nó trở nên ổn định hơn bất kỳ giá trị đồng tiền nào đã tham gia... loại tiền tệ định giá hấp dẫn trong các hợp đồng tài chính và thương mại quốc tế trong môi trường bất ổn định của tỷ giá hối đoái 5.2 Nguyên tắc hoạt động Chế độ tiền tệ này vận hành theo những nguyên tắc cơ bản sau đây: - Thừa nhận SDR là cơ sở của chế độ tiền của các nước SDR trở thành một đơn vị tiền tệ tính toán quốc tế mới Giá trị của nó được xác định theo phương pháp rổ tiền tệ, lúc đầu rổ tiền tệ . khi n ớc Anh chuy n sang b n vị vàng. Ngay cả những lo n lạc của N i chi n nước Anh cũng không làm đồng bảng mất giá. Có ý ki n cho rằng nhờ đồng ti n. 50 bảng có hình John Houblon, người sáng lập Ng n hàng Anh và là thống đốc đầu ti n của ng n hàng Anh. Có cả ti n giấy mệnh giá 100 bảng, nhưng không lưu

Ngày đăng: 18/04/2013, 13:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan