Bản vị Jamaica

Một phần của tài liệu Hệ thống tiền tệ quốc tế (Trang 30 - 32)

5.

1. Hoàn cảnh lịch sử

Chế độ tiền tệ Jamaica ra đời trên cơ sở Hiệp định được ký kết giữa các nước thành viên IMF tại Jamaica vào những năm 1976-1978. Theo đó SDR (Special Drawing Right - Quyền rút vốn đặc biệt) là đơn vị tiền tệ quốc tế, được xác định thông qua rổ tiền tệ. Từ 1970 trở về trước thì 1 SDR bằng với 1 USD. Lúc đầu rổ tiền tệ bao gồm 16 đồng tiền

mạnh nhất nhưng hiện nay rổ tiền tệ chỉ gồm 5 đồng tiền mạnh của 5 quốc gia thành viên có thị phần xuất khẩu lớn nhất thế giới đó là 5 đồng tiền: USD, GBP, DEM, JPY và FRF. SDR không chỉ là đồng tiền dự trữ mà còn là loại tiền tệ định giá trong giao dịch quốc tế. Từ khi SDR được coi là một loại tiền tệ, giá trị của nó trở nên ổn định hơn bất kỳ giá trị đồng tiền nào đã tham gia vào SDR. Bản chất SDR làm cho nó trở thành một loại tiền tệ định giá hấp dẫn trong các hợp đồng tài chính và thương mại quốc tế trong môi trường bất ổn định của tỷ giá hối đoái.

5.2. Nguyên tắc hoạt động

Chế độ tiền tệ này vận hành theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Thừa nhận SDR là cơ sở của chế độ tiền của các nước. SDR trở thành một đơn vị tiền tệ tính toán quốc tế mới. Giá trị của nó được xác định theo phương pháp rổ tiền tệ, lúc đầu rổ tiền tệ gồm 16 đồng tiền mạnh nhất của thế giới. Hiện nay, tham gia “rổ tiền tệ” là 5 đồng tiền mạnh của những quốc gia có tiềm lực về kinh tế, tài chính. Như vậy, chế độ tiền tệ Jamaica thực chất là chế độ bản vị SDR.

- Các nước thành viên được tự do lựa chọn thi hành chế độ tỷ giá hối đoái mà không cần đến sự can thiệp của IMF.

- Thực hiện phi tiền tệ hoá vai trò của vàng. Không thừa nhận vàng trong chức năng là thước đo giá trị và là cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái của các đồng tiền quốc gia các nước.

Chế độ tiền tệ Gia-mai-ca đến nay vẫn chưa đi đến cùng của sự hoàn thiện. Một số nguyên tắc của chế độ tiền tệ ấy vẫn chưa được chấp hành triệt để, chưa trở thành hiện thực.

5.3. Chế độ Jamaica

Vào tháng 11 năm 1875, các nước công nghiệp đã họp nhóm tại Rambouillet để thỏa thuận sửa đổi các điều khoản của IMF nhằm hợp pháp hóa hoạt động cho chế độ tỷ giá thả nổi. Những chi tiết của "Sửa đổi lần Thứ hai các điều khoản của IMF" được soạn thảo tại cuộc họp hàng năm của IMF ở Kíngston, Jamaica vào tháng 1 năm 1976. Tại Kingston, các nước thành viên đã chính thức công bố hợp pháp hóa hoạt động cho chế độ tỷ giá thả nổi. Ngoài ra, để kết thúc sứ mệnh của giá vàng chính thức, Hội nghị đề ra mục tiêu tăng cường vị thế của SDR trong dự trữ quốc tế và công bố chính thức rằng SDR trở thành tài sản dự trữ quốc tế chính.

Sửa đổi lần Thứ hai các điều khoản IMF:

Sửa đổi lần Thứ hai các điều khoản của IMF có hiệu lực vào tháng 4 năm 1978, chính thức cho phép các thành viên quyền quyết định rộng rãi trong việc lựa chọn tỷ giá của

cũng định nghĩa vai trò của IMF là người trông nom Hệ thống tiền tệ quốc tế nhằm đảm bảo cho Hệ thống hoạt động hiệu quả. Cụ thể, IMF có vai trò:

...tiến hành giám sát chặt chẽ các chính sách tỷ giá của các thành viên, và có thể áp dụng các nguyên tắc cụ thẻ để chỉ dẵn tất cả các nước thành viên phù hợp với chính sách tỷ giá mà nước thành viên đã chọn.

Các thành viên có trách nhiệm cung cắp cho IMF những thông tin cần thiết để giám sát, và khi được yêu cầu thì phụ đạo cùng IMF về chính sách tỷ giá của mình. Những chỉ dẫn ban đầu của IMF bao gồm 3 nguyên tắc chính sau đây:

a) Mỗi thành viên phải tránh lợi dụng tỷ giá hay Hệ thống tiền tệ quốc tế để ngăn cản quá trình điều chỉnh tích cực của cán cân thanh toán, hoặc để kiếm lợi từ vị thế cạnh tranh không chính đáng so với các thành viên khác.

b) Mỗi thành viên cần can thiệp lên thị trường ngoại hối khi thấy xần thiết phải khôi phục lại trật tự, nếu không thị trường có thể tạm thời ngừng giao dịch.

c) Các thành viên phải tính tới lợi ích của các quốc gia khác có liên quan khi tiến hành can thiệp, bao gồm cả quốc gia có đồng tiền sử dụng vào can thiệp,

Một thực tế cần chú ý là. bên cạnh các nguyên tắc chỉ dẫn nêu trên, nhưng IMF thực sự không được trao quyền trừng phạt những quốc gia không tuân thủ các nguyên tắc này. Như vậy rõ ràng là, sửa đổi lần thứ 2 các điều khoản của IMF đơn thuần chỉ là sự thừa nhận chính thức điểm chấm hết cho Hệ thống Bretton Woods mà thôi.

Một phần của tài liệu Hệ thống tiền tệ quốc tế (Trang 30 - 32)