Quyền rút vốn đặc biệt SDR

Một phần của tài liệu Hệ thống tiền tệ quốc tế (Trang 26 - 30)

SDR (Special Drawing Right) là đơn vị tiền tệ quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát hành, phân bổ cho các nước thành viên một lượng theo tỉ lệ phần đóng góp vốn của mình vào IMF. Đặc biệt, tuy SDR là một đơn vị tiền tệ nhưng nó hoàn toàn không có tính chất lưu thông mà chỉ có ý nghĩa tính toán.

4.1. Vai trò

SDR đóng vai trò là một bộ phận trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên. Đồng tiền này ra đời với mục đích là giảm thiểu những hạn chế trong việc sử dụng đồng đôla và

vàng là công cụ thanh toán quốc tế duy nhất. SDR ra đời đã bổ sung vào quỹ dự trữ tiền tệ thế giới, làm cho hoạt động thanh toán quốc tế được thông suốt hơn, đồng thời khiến cho thị trường hối đoái ổn định hơn.

4.2

. Sứ mệnh

Quyền rút vốn đặc biệt - SDRs được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ra năm 1969 theo đề nghị của 10 nước trong Câu lạc bộ Paris gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đức. Khi được khai sinh, SDRs là tài sản dự trữ có tính chất quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành viên. Tại thời điểm này hệ thống tỷ giá hối đoái cố định trong khuôn khổ Hiệp ước Bretton Woods đang tồn tại nên các nước tham gia hiệp ước phải đảm bảo dự trữ vàng hoặc tiền tệ mạnh để có thể sử dụng nó mua vào nội tệ khi cần thiết nhằm duy trì tỷ giá hối đoái. Với sự phát triển của thương mại và tài chính quốc tế, đến lúc đó nguồn lực dự trữ chủ yếu bằng vàng và USD của các quốc gia trở nên không đủ đáp ứng. SDRs ra đời cung cấp cho các quốc gia thành viên một nguồn lực bổ sung để có thể duy trì tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ. Quỹ tiền tệ quốc tế nhận tiền đóng góp (tương ứng là quyền biểu quyết) và sử dụng nguồn góp đó, cộng thêm với các tài trợ khẩn cấp đặc biệt để cho một số nước thành viên vay, nhằm ổn định cung cầu tiền tệ, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán ngắn hạn. Số tiền cụ thể mà mỗi quốc gia phải đóng góp được IMF xem xét quyết định căn cứ tình hình kinh tế của quốc gia đó. Trước ngày 1 tháng 4 năm 1978, cứ 5 năm một lần, IMF sẽ xem xét lại số tiền mà mỗi thành viên phải đóng góp (tăng lên hoặc giảm đi), từ ngày 1 tháng 4 năm 1978 trở đi, việc này được thực hiện 3 năm một lần.

SDRs có thể được sử dụng trong quan hệ tín dụng giữa các nước thành viên IMF với quỹ này cũng như trong thanh toán cán cân thương mại giữa các quốc gia.

Khi giải ngân, có thể quy đổi ra một loại tiền tệ mạnh nào đó như Đô la Mỹ, Euro, hoặc Yên Nhật,... tùy tình huống.

SDRs cũng được sử dụng trong một số thỏa thuận, công ước quốc tế như Công ước Warsaw về trách nhiệm vật chất của các hãng hàng không đối với hành khách, hành

lý, hàng hóa chuyên chở; sử dụng để tính toán cước bưu chính, viễn thôngquốc tế theo thỏa thuận giữa các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới (Universal Postal

Union), Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union).

Tuy nhiên nó chỉ là đơn vị qui ước, chỉ được sử dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông do vậy người ta không thể tiêu nó như các loại tiền tệ dùng trong lưu thông khác.

SDR ra đời sự kiện đánh dấu sự thay đổi của hệ thống tỷ giá hối đoái (TGHĐ) cố định sang TGHĐ linh hoạt hơn. Ngoài ra, SDR còn giảm thiểu việc sử dụng USD và vàng trong thanh toán quốc tế duy nhất. SDR ra đời đã bổ sung vào quỹ dự trữ tiền tệ thế giới, làm cho

quân gia quyền của các đồng tiền mạnh như đô la Mỹ, Bảng Anh, Euro và Yên Nhật. IMF tiến hành phân bổ đồng SDR cho các nước thành viên đồng thời cũng được chính phủ các nước thành viên hỗ trợ. Giá quy đổi theo đôla của SDR được niêm yết hàng ngày trên website của IMF. Giá này được xác định dựa vào số lượng giao dịch của 4 đồng tiền trên quy đổi ra đôla dựa theo tỷ giá hối đoái niêm yết vào buổi trưa mỗi ngày trên thị

trường tiền tệ London.

4

.3. Định giá SDR

Ban đầu, SDR được định giá cố định tương đương với 1 USD hay 0,888671 g vàng. Sau năm 1973 thì được định giá theo căn cứ 16 đồng tiền mạnh(chiếm ít nhất 1% giá trị thanh toán quốc tế. Hiện nay, SDR được tính trên rổ tiền tệ của 4 ngoại tệ mạnh: USD, GBP, Euro, JPY trong đó các đồng tiền đóng góp

USD: 0.6600 (41.9%) Euro: 0.4230 (37.4%) JPY: 12.1000 (9.4%) GBP: 0.1110 (11.3%) Đơn giản hơn:

1 SDR có giá trị tương đương tổng 0.66 USD + 0.42 Euro + 12.1 JPY + 0.11 GBP Do việc bãi bỏ tỉ giá hối đoái cố định và áp dụng tỉ giá thả nổi, cho nên tỉ giá của các đồng tiền thường xuyên biến động. Vì vậy, IMF công bố hàng ngày tỉ giá hối đoái của SDR.

Mặc dù việc tính toán để phân bổ SDRs nói chung được thực hiện 5 năm một lần nhằm đáp ứng nguồn lực dự trữ bổ sung trên phạm vi toàn cầu trong dài hạn nhưng từ khi ra đời cho đến nay, IMF mới quyết định phân bổ SDRs 2 lần. Lần thứ nhất trong giai đoạn 1970- 1972 với tổng số 9,3 tỷ USD, lần thứ hai trong giai đoạn 1979-1981 đưa tổng số đã phân bổ lên 21,4 tỷ USD. Trong điều kiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hiện nay, vai trò của SDRs với tư cách là tài sản dự trữ bổ sung rất hạn chế, nó chủ yếu phát huy tác dụng như một đơn vị tính toán. Năm 1997, IMF đã phê chuẩn đề nghị về khoản phân bổ đặc biệt và

một lần của SDRs để nâng tổng mức phân bổ lên gấp đôi (42,8 tỷ USD) do hơn 20% thành viên gia nhập IMF sau năm 1981 chưa từng được phân bổ SDRs. Cũng xuất phát từ thực trạng vai trò của SDRs đã bị hạn chế và một thực tế là tổng tài sản dự trữ của các quốc gia là khoảng 1,6 nghìn tỷ USD đang nằm ngủ trong khi nguồn lực nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đang thiếu hụt, năm 2001, nhà tài phiệt George Soros và nhà kinh tế học Joseph Stiglitz đã đưa ra đề nghị dùng các khoản phân bổ SDRs cho đầu tư phát triển. Trước hết, họ đề nghị Mỹ phê chuẩn quyết định của IMF năm 1997 rồi sau đó việc phân bổ SDRs sẽ được tiến hành hàng năm. Ngân sách này phần lớn sẽ do các nước phát triển đóng góp và chỉ sử dụng cho các chương trình được IMF phê duyệt. Những chương trình này tập trung cho cung cấp hàng hóa công cộng, cải thiện mối quan hệ giữa khu vực công cộng với khu vực tư nhân...ở các nước đang phát triển như sức khỏe cộng đồng, giáo dục, cải cách hệ thống pháp lý..., riêng

xóa đói giảm nghèo không nằm trong phạm vi chương trình. Chương trình sẽ được tiến hành không chỉ qua con đường chính phủ mà còn bởi các tổ chức phi chính phủ hay kết hợp giữa khu vực công cộng với khu vực tư nhân. Tuy vậy cho đến nay, tất cả mới chỉ dừng ở dự định và đề nghị.

Từ 1969 đến tháng 6 năm 1974, SDRs được định nghĩa bằng giá trị của USD và USD xác định theo giá trị so với vàng:

Từ 1969 đến ngày 17 tháng 12 năm 1971: 35 USD = 1 oz vàng.

Từ ngày 18 tháng 12 năm 1971 đến ngày 11 tháng 2 năm 1973: 38 USD = 1 oz vàng. Từ ngày 12 tháng 2 năm 1973 đến ngày 30 tháng 6 năm 1974: 42,22 USD =1oz vàng. Năm 1973, chế độ tỷ giá hối đoại cố định sụp đổ nên từ tháng 7 năm 1974 đến nay, SDRs được định nghĩa theo các điều kiện của một rổ tiền tệ, bao gồm các loại tiền tệ chính được sử dụng trong thương mại và tài chính quốc tế:

Từ tháng 7 năm 1974 đến ngày 31 tháng 12 năm 1980: rổ tiền tệ bao gồm 16 loại tiền mà mỗi loại chiếm tỷ trọng từ 1% trở lên trong thương mại quốc tế. Trong giai đoạn đầu (đến hết tháng 6 năm 1978, tỷ trọng này dựa trên số liệu thống kê từ năm 1968đến 1972, giai đoạn còn lại dựa trên số liệu thống kê từ năm 1972 đến 1976.

Từ năm 1981 đến 1999: các loại tiền tệ trong rổ là mác Đức, frăng Pháp, bảng Anh, yên Nhật, đô la Mỹ.

Từ 1999 cho đến nay: rổ tiền tệ gồm euro, bảng Anh, yên Nhật, đô la Mỹ.

Tỷ lệ mỗi loại tiền tệ tạo ra một XDR được chọn theo tầm quan trọng tương đối của nó trong thương mại và tài chính quốc tế. Việc xác định loại tiền tệ trong rổ SDR và tỷ lệ của nó do Ban lãnh đạo của IMF thực hiện sau mỗi 5 năm. Tỷ lệ của các loại tiền tệ trong giai đoạn từ 1981 tới 2010 là:

1981–1985: USD 42%, DEM 19%, JPY 13%, GBP 13%, FRF 13% 1986–1990: USD 42%, DEM 19%, JPY 15%, GBP 12%, FRF 12% 1991–1995: USD 40%, DEM 21%, JPY 17%, GBP 11%, FRF 11%

Ngày nay SDR ít được sử dụng như một tài sản dự trữ, mà chức năng chính của nó là sử dụng như một tài khoản tại IMF của các nước thành viên và một số tổ chức quốc tế khác, sử dụng như một đơn vị tính toán. Quốc gia nắm giữ SDR có thể đổi ra các đồng tiền khác theo hai cách:

-Thông qua thoả thuận trao đổi tiền với các nước thành viên khác.

-Thông qua một thành viên được chỉ định, có điạ vị đối ngoại cao để trao đổi với một thành viên khác có vị thế yếu hơn.

Ngoài ra, trong thương mại quốc tế, việc sử dụng SDR chỉ mang tính chất tính toán. Ví dụ: năm 2009 WB đã thông qua khoản tín dụng trị giá 235,2 triệu Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) tương đương khoảng 350 triệu USD cho Chương trình Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo (PRSC) 8 ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hệ thống tiền tệ quốc tế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w