KHÁNG NGUYÊN, KHÁNG THỂ
Người soạn: PGS, TS. Võ Thị Chi Mai
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong, sinh viên có khả năng :
1. Phân biệt được kháng nguyên với epitope kháng nguyên.
2. Phân tích được tính đặc hiệu và tính sinh miễn dịch của kháng nguyên.
3. Nêu ra được các loại kháng nguyên: vi sinh vật, nhóm máu, HLA.
4. Vẽ và chú thích đầy đủ cấu trúc cơ bản của một phân tử kháng thể.
5. Phân biệt được các loại kháng thể: IgG, IgM, IgA, IgE, IgD.
6. Nêu ra được các nhiệm vụ của kháng thể.
I.
KHÁNG NGUYÊN (KN)
I.1. ĐỊNH NGHĨA
Kháng nguyên là một vật lạ đối với một cơ thể, khi tiếp xúc với hệ miễn dịch của cơ thể đó sẽ kích
thích tạo nên miễn dịch đặc hiệu chống lại kháng nguyên.
I.1.1. TÍNH ĐẶC HIỆU
Tính đặc hiệu của kháng nguyên là do những quyết định kháng nguyên, mà ngày nay gọi là
epitope, nằm trên bề mặt của kháng nguyên tạo thành. Một kháng nguyên có thể có nhiều lọai
epitope, và như vậy có thể có nhiều loại miễn dịch đặc hiệu chống lại nó.
I.1.2. TÍNH SINH MIỄN DỊCH
Độ mạnh của tính sinh miễn dịch của một phân tử kháng nguyên tùy thuộc nhiều yếu tố.
-
Trọng lượng phân tử
Cấu trúc phân tử
Tính lạ đối với cơ thể
Một kháng nguyên muốn sinh được miễn dịch đối với cơ thể thì ít nhất kháng nguyên đó phải
mang một epitope lạ đối với cơ thể.
I.2. PHÂN LOẠI: theo tương quan di truyền giữa KN và cơ thể nhận KN:
I.2.1. Kháng nguyên cùng cơ thể (autologous antigen)
I.2.2. Kháng nguyên đồng chủng (homologous antigen)
I.2.3. Kháng nguyên đồng loài (isoantigen)
I.2.4. Kháng nguyên khác loài (heterophil antigen)
I.2.5. Kháng nguyên không tiếp xúc (sequestered antigen)
I.3. KHÁNG NGUYÊN VI KHUẨN
-
kháng nguyên tiết
kháng nguyên nang (còn gọi là kháng nguyên K hay Vi).
kháng nguyên thân (còng gọi là kháng nguyên O).
kháng nguyên tiên mao (còn gọi là kháng nguyên H).
I.4. KHÁNG NGUYÊN NHÓM MÁU
Hệ A, B, O:
1
Bảng 1: Kiểu gen, kiểu hình của nhóm máu hệ ABO
Nhóm máu
Kiểu gene ABO
Kiểu gene H
Kháng thể
A
AA, AO
HH, Hh
anti B
B
BB, BO
HH, Hh
anti A
AB
AB
HH, Hh
O
OO
HH, Hh
anti A, anti B
O Bombay
AA, A, BB, B, AB
hh
anti A, anti B
Hệ RHESUS: Có rất nhiều kháng nguyên trong nhóm máu Rhesus, nhưng kháng nguyên D
sinh miễn dịch mạnh nhất. Máu Rhesus + với kiểu gen DD, Rhesus - có kiểu gene dd.
I.5. KHÁNG NGUYÊN MHC (KN phù hợp tổ chức chính)
Ở người kháng nguyên nầy còn gọi là kháng nguyên bạch cầu người (Human Leukocyte Antigen,
HLA)..
Về mặt miễn dịch học, HLA có hai loại kháng nguyên: Kháng nguyên lớp I, Kháng nguyên lớp 2.
I.6. KHÁNG NGUYÊN IDIOTYPE
Là kháng nguyên của các thụ thể kháng nguyên nằm trên bề mặt của các tế bào lympho.
II.
KHÁNG THỂ (KT)
II.1. Cấu trúc kháng thể
Kháng thể có bản chất hoá học là globulin, gồm 2 chuỗi nặng (H, heavy chain) và 2 chuỗi nhẹ (L,
light chain), có trọng lượng phân tử là 50.000 và 25.000, nối với nhau bằng các cầu nối disulfur.
Kháng thể có đầu Fab kết hợp đặc hiệu với một epitope kháng nguyên, đầu Fc có vai trò trong
phản ứng opsonin hóa, và là điểm gắn của bổ thể.
Về tính sinh kháng nguyên, chuỗi L mang kháng nguyên hoặc là Kappa () hoặc là lamda (),
chuỗi H có thể là (IgG), (IgM), (IgA), (IgE) hay (IgD).
II.2. Các loại kháng thể
Có 5 loại kháng thể mang tên theo kháng nguyên chuỗi H: IgG, IgM, IgA, IgE, IgD.
Cấu trúc IgG, IgE, IgD và IgA huyết thanh giống cấu trúc cơ bản. IgM có cấu trúc gồm 5 phân tử
cơ bản nối lại với nhau nhờ chuỗi J. IgA trong các dịch tiết gồm hai phân tử cơ bản nối kết với
nhau nhờ chuỗi J.
II.3. Vai trò của kháng thể
- Opsonin hoá: tăng cường khả năng thực bào.
- Trung hoà độc tố
-
Chống lại khả năng bám dính của vi khuẩn
- Lôi kéo và hoạt hoá bổ thể
- Ngưng kết vi khuẩn
- Gắn vào tiên mao của vi khuẩn
-
Hoạt hóa tế bào ái kiềm và dưỡng bào
-
Can thiệp vào quá trình biến dưỡng một số ký sinh trùng.
2
III.
MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG
III.1. CHỐNG VI KHUẨN NGOẠI BÀO
III.1.1. Cơ chế không đặc hiệu
Thực bào – Hoạt hóa bổ thể - Giải phóng cytokines.
III.1.2. Cơ chế đặc hiệu
Miễn dịch dịch thể là đáp ứng chính. Lympho B được hoạt hóa trực tiếp hoặc gián tiếp để
sản xuất KT đặc hiệu.
-
Trung hòa độc tố.
IgA tiết ngăn vi khuẩn bám niêm mạc.
Opsonin hóa.
III.2. CHỐNG VI KHUẨN NỘI BÀO
III.2.1. Cơ chế không đặc hiệu: thực bào.
III.2.2. Cơ chế đặc hiệu
Miễn dịch qua trung gian tế bào là đáp ứng chính.
III.3. CHỐNG VIRUS
III.3.1. Cơ chế không đặc hiệu:
Tăng sản xuất interferon – Tăng hoạt động tế bào NK (natural killer) – Đại thực bào, bổ thể.
III.3.2. Cơ chế đặc hiệu: Miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
3
... loại kháng nguyên: Kháng nguyên lớp I, Kháng nguyên lớp I.6 KHÁNG NGUYÊN IDIOTYPE Là kháng nguyên thụ thể kháng nguyên nằm bề mặt tế bào lympho II KHÁNG THỂ (KT) II.1 Cấu trúc kháng thể Kháng thể. .. nối disulfur Kháng thể có đầu Fab kết hợp đặc hiệu với epitope kháng nguyên, đầu Fc có vai trò phản ứng opsonin hóa, điểm gắn bổ thể Về tính sinh kháng nguyên, chuỗi L mang kháng nguyên Kappa... Rhesus, kháng nguyên D sinh miễn dịch mạnh Máu Rhesus + với kiểu gen DD, Rhesus - có kiểu gene dd I.5 KHÁNG NGUYÊN MHC (KN phù hợp tổ chức chính) Ở người kháng nguyên nầy gọi kháng nguyên bạch