1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình cung cấp điện Chương 8 Bù công suất phản kháng

9 755 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 180,12 KB

Nội dung

S P = ϕ cos 1 2.2 Ý nghĩa của bù công suất phản kháng: Bù công suất phản kháng hay nâng cao hệ số công suất cosφ của các thiết bị dùng điện có ý nghĩa rất lớn về kinh tế cũng như cải thi

Trang 1

CHƯƠNG VIII

BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG

1 Khái niệm chung:

1.1 Hệ số công suất (cosφ):

Hệ số công suất được định nghĩa là tỷ số giữa công suất tác dụng và công suất biểu kiến

S

P

=

ϕ

cos (1)

2.2 Ý nghĩa của bù công suất phản kháng:

Bù công suất phản kháng hay nâng cao hệ số công suất cosφ của các thiết bị dùng điện có ý nghĩa rất lớn về kinh tế cũng như cải thiện chất lượng điện năng

Xét một đường dây có một nút phụ tải như hình 2:

Từ bảng 1.1 ta nhận thấy các lợi ích đạt được khi bù công suất phản kháng:

1 Giảm được tổn thất công suất, tổn thất điện năng trong mạng điện

2 Giảm được tổn thất điện áp trong mạng điện

3 Tăng khả năng tải điện của dây dân

Trang 2

Bảng 1.1 Kết quả tính toán ∆ P , ∆ U , I , ∆ A trước và sau khi bù

Q P

P S

P t t

+

=

=

ϕ

2 2

) (

cos

b s

s

Q Q P

P S

P

− +

=

=

ϕ

ϕ cos cos >

U

Q P

P t

2

2 2 +

=

U

Q Q P

2

2

2 + ( − )

=

P

P < ∆

3

U

QX PR

=

U

X Q Q PR

U s + ( − b )

=

U

U < ∆

4

U

Q P

I t

3

2

2 +

=

U

Q Q P

3

)

2 + −

P

A = ∆

A

A < ∆

2 Các biện pháp nâng cao hệ số công suất cosφ:

Các biện pháp nâng cao hệ số công suất cosφ được chia làm hai nhóm chính:

* Nhóm sử dụng biện pháp nâng cao hệ số cosφ tự nhiên ( không dùng thiết bị bù)

* Nhóm sử dung biện pháp nâng cao cosφ bằng cách bù công suất phản kháng

2.1 Các biện pháp nâng cao hệ số công suất cosφ tự nhiên ( bù tự nhiên ):

* Thay đổi và cải tiến quy trình công nghệ để các thiết bị điện làm việc ở chế độ hợp lý nhất

* Thay thế động cơ không đồng bộ làm việc non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn

Khi làm việc động cơ không đồng bộ tiêu thụ một lượng công suất phản kháng bằng:

2 ) ( đm o pt

Q

Với: Qo - công suất phản kháng lúc động cơ làm việc không tải

Qđm - công suất phản kháng lúc động cơ làm việc định mức

kpt - hệ số phụ tải

Hệ số công suất động cơ được tính theo công thức:

pt đm

pt o đm o

k P

k Q Q Q S

P

.

) (

1

1 cos

2

− + +

=

=

Trang 3

Từ công thức trên thấy rằng khi động cơ làm việc non tải (kpt bé) thì cosφ thấp Các tính toán cho thấy rằng:

- Nếu kpt < 0,45 thì nên thay thế động cơ

- Nếu 0,45 < kpt < 0,7 → cần so sánh kinh tế - kỹ thuật

- Nếu kpt > 0,7 → không nên thay thế động cơ

* Giảm điện áp của những động cơ làm việc non tải:

Công suất phản kháng tiêu thụ của động cơ không đồng bộ tỷ lệ thuận với U2 theo biểu thức sau:

fV

U k Q

µ

2

( Với: k - hằng số; U - điện áp trên cực động cơ; µ - hệ số dẫn từ; f - tần số dòng điện; V - thể tích mạch từ )

Từ công thức (4) thấy rằng khi giảm U thì Q giảm rõ rệt do vậy cosφ được nâng lên Để giảm điện áp đặt vào đầu cực động cơ ta thường sử dụng biện pháp: đổi nối dây quấn stato từ ∆ → Y; thay đổi cách phân nhóm của dây quấn stato; thay đổi đầu phân áp của máy biến áp

* Hạn chế chạy động cơ không tải

Thống kê cho thấy đối với các máy công cụ, thời gian không tải chiếm đến 35-65% toàn bộ thời gian làm việc Do vậy hạn chế động cơ chạy không tải là một trong các biện pháp tốt để nâng cao cosφ của động cơ

* Dùng động cơ đồng bộ để thay thế động cơ không đồng bộ

Động cơ đồng bộ có ưu điểm là hệ số cosφ cao, khi cần thiết có thể phát công suất phản kháng vào mạng điện Khuyết điểm của động cơ đồng bộ là cấu tạo phức tạp và giá thành đắt

* nâng cao chất lượng sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng động cơ

* Thay thế các máy biến áp làm việc non tải bằng những máy biến áp có dung lượng nhỏ hơn

Máy biến áp thường tiêu thụ công suất phản kháng rất lớn Nếu hệ số mang tải của máy biến áp < 0,3 thì nên thay máy có công suất nhỏ hơn Trường hợp có nhiều máy biến

áp vận hành song song thì nên cắt bớt số lượng máy biến áp đưa vào vận hành trong thời gian non tải

2.2 Phương pháp bù công suất phản kháng để nâng cao cosφ ( bù nhân tạo ):

Phương pháp này sử dụng chủ yếu các thiết bị bù như: máy bù đồng bộ, tụ điện tĩnh…

1 Máy bù đồng bộ:

Máy bù đồng bộ là động cơ điện đồng bộ có kết cấu giảm nhẹ và không mang tải trên trục Máy có thể làm việc ở chế độ phát công suất phản kháng ( khi quá kích thích )

và tiêu thụ công suất phản kháng ( khi kích thích yếu ) Việc phát ra hay tiêu thụ công suất phản kháng được thực hiện bằng cách điều chỉnh kích thích của máy bù Máy bù

Trang 4

đồng bộ còn dùng để điều chỉnh điện áp và thường được đặt ở những điểm cần điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện

Hiện nay máy bù đồng bộ được chế tạo có công suất lên vài chục MVAr

Các ưu điểm chính của máy bù đồng bộ:

+ Có khả năng điều chỉnh trơn và tự động đối với giá trị công suất phản kháng phát ra

+ Độ bền điện động và nhiệt cao

+ Có thể phát hay thu công suất phản kháng

Các nhược điểm chính của máy bù:

+ Tổn thất công suất tác dụng đáng kể: 0,015-0,032kW/kVAr

+ Giá thành đắt, vận hành phức tạp

2 Tụ điện:

Tụ điện là loại thiết bị điện tĩnh, làm việc với dòng điện vượt trước điện áp, do đó

tụ điện có thể sinh ra công suất phản kháng Q cung cấp cho mạng điện Công suất mỗi tụ điện hạ áp thường vào khoảng 10 - 75 kVAr, tụ điện trung thế thường 100 - 200 kVAr

Để có dung lượng bù cần thiết cần phải đấu song song các tụ điện thành các bộ tụ Điện

áp định mức của tụ điện hạ áp thường là 220V, 400V và 440V; tụ điện trung áp thường là 8.6kV ( sử dụng ở lưới 15kV ), 12.7kV ( lưới 22kV )

Các thông số chính của tụ bù:

+ Dung lượng định mức (kVAr)

+ Điện áp định mức (kV)

+ Sai số điện dung (%)

+ Tổn thất điện môi (W/kVAr)

+ Dòng điện làm việc cức đại (A)

+ Điện áp thử nghiệm giữa hai cực và giữa cực với vỏ

Các ưu điểm chính của tụ bù:

+ Tổn thất công suất tác dụng bé ( 0,0025 – 0,005kW/kVAr)

+ Vận hành đơn giản

+ Giá thành thấp

+ Lắp đặt đơn giản, thuận tiện

Các nhược điểm chính của tụ bù:

+ Công suất phát ra phụ thuộc vào điện áp làm việc của tụ: Q = ω.CU2

+ Tuổi thọ ngắn ( 8-10 năm ) và độ bền kém ( dễ bị hư hỏng khi ngắn mạch và khi điện áp làm việc cao hơn điện áp định mức )

+ Công suất phản kháng phát ra theo bậc và không thể điều chỉnh nhuyễn được + Nhạy cảm đối với độ méo dạng của điện áp cung cấp

Trang 5

+ Khi đóng tụ điện vào mạng trong mạng sẽ có dòng xung, khi cắt tụ điện ra khỏi mạng, trên cực của tụ vẫn còn điện áp dư có thể gây nguy hiểm cho nhân viên vận hành

Tụ điện được dung rộng rãi nhất là ở các xí nghiệp trung bình và nhỏ Nếu dung lượng bù > 5000kVAr thì cần phải so sánh giữa tụ điện và máy bù đồng bộ

4 Xác định dung lượng bù:

Dung lượng bù được xác định theo công thức sau:

) ( tgϕ1 tgϕ2

P

Với: P - phụ tải tính toán của hộ tiêu thụ điện

tgφ1, tgφ2 - lần lượt là tg của góc pha trước và sau khi bù

α = 0,9 ÷ 1 - hệ số xét tới khả năng nâng cao cosφ bằng những phương pháp không đòi hỏi đặt thiết bị bù

5 Phân phối dung lượng bù:

5.1 Vị trí đặt thiết bị bù

Sau khi tính toán được dung lượng bù và chọn lựa loại thiết bị bù thì cần phải xác định vị trí đặt thiết bị bù sao cho hiệu quả kinh tế nhất Thiết bị bù có thể đặt ở phía điện

áp cao hay điện áp thấp theo nguyên tắc sao cho chi phí tính toán nhỏ nhất

Máy bù đồng bộ do có công suất lớn nên thường được đặt tập trung ở những điểm quan trọng của hệ thống điện Ở những xí nghiệp lớn, máy bù đồng độ thường được đặt ở phía điện áp cao của trạm biến áp

Tụ điện có thể được đặt ở mạng điện áp cao hoặc ở mạng điện áp thấp

* Tụ bù điện áp cao ( 6-22kV): Thường được đặt tập trung ở thanh cái của trạm biến áp trung gian hoặc trạm phân phối Nhờ vậy việc theo dõi vận hành dễ dàng và có khả năng thực hiện tự động hóa việc điều chỉnh dung lượng bù Ngoài ra ưu điểm của bù tập trung là tận dung được hết khả năng của tụ điện, do vận hành liên tục nên tụ điện phát

ra công suất bù tối đa Nhược điểm là không bù được công suất phản kháng ở mạng điện

áp thấp

* Tụ bù điện áp thấp (0,4kV): Có 3 hình thức bù hạ áp là bù tập trung, bù nhóm và

bù riêng lẻ

+ Bù tập trung: Bù tại thanh cái hạ áp của trạm biến áp phân xưởng

Ưu điểm: Giảm tổn thất công suất của máy biến áp, nâng cao cosφ, giảm công suất biểu kiến, nâng khả năng mang tải của máy biến áp, giảm tiền phạt do cosφ thấp

Khuyết điểm: Không giảm được tổn thất của trong mạng hạ áp

+ Bù nhóm: Các tụ điện được đặt tại tủ phân phối cung cấp Q cho nhóm thiết bị

Bù nhóm được dùng ở những nơi tiêu thụ Q lớn

Ưu điểm: Tăng khả năng mang tải của máy biến áp và khả năng tải của dây dẫn từ máy biến áp đến các tủ phân phối, giảm tổn thất côn suất trong máy biến áp và trên các tuyến dây nối từ máy biến áp đến tủ phân phối, giảm tiền phạt do cosφ thấp

Khuyết điểm: Các tụ điện nằm phân tán nên việc theo dõi khi vận hành không thuận tiện và khó thực hiện việc điều chỉnh dung lượng bù, không giảm được tổn thất của các tuyến dây nối từ tủ phân phối đến trực tiếp thiết bị

Trang 6

+ Bù riêng lẽ: Tụ điện được đấu nối trực tiếp ở đầu vào thiết bị, động cơ Bù riêng thường được áp dụng khi công suất động cơ đáng kể so với công suất của mạng điện

Ưu điểm: So với hai hình thức trên cho phép giảm tổn thất công suất và tổn thất điện áp ở cả bậc cuối của mạng điện

Khuyết điểm: Thường các tụ điện được đấu không có thiết bị đóng cắt, do vậy khi động cơ ngừng hoạt động thì mạng điện sẽ thiếu hụt một lượng công suất Q tương ứng với công suất tụ

Cần lưu ý khi động cơ tách khỏi lưới do tụ điện có tích điện và quá trình quá độ điện từ, động cơ không đồng bộ có thể trở thành máy phát không đồng bộ ( hiện tượng tự kích thích ) Lúc này điện áp đặt trên đầu cực động cơ đạt giá trị rất lớn gây nguy hiểm cho người và thiết bị Để tránh hiện tượng này, dung lượng bù tại đầu cực động cơ phải thoả điều kiện sau:

3 9 , 0 max o n b

Với: Io - dòng không tải của động cơ

Un - điện áp dây định mức của động cơ

5.2 Phân phối tối ưu dung lượng bù

1 Mạng hình tia

Q

Q b

Q 1

Q b1

Q 2

Q b2

Q n

Q bn

Hình 3 Phân phối dung lượng bù trong mạng hình tia

Trang 7

Xét mạng hình tia có n nhánh, tổng dung lượng bù là Qb, hãy phân phối dung lượng bù trên các nhánh sao cho tổn thất công suất tác dụng do công suất phản kháng gây

ra là nhỏ nhất để hiệu quả bù đạt kết quả lớn nhất

Giả sử dung lượng bù phân phối trên các nhánh là Qb1, Qb2, …, Qbn Phụ tải phản kháng và điện trở trên các nhánh lần lượt là Q1, Q2, …, Qn và r1, r2,…, rn

Tổn thất công suất tác dụng được tính theo biểu thức:

n bn n b

U

Q Q r

U

Q Q r U

Q Q

2

2 2

2 2 2 1 2

2 1

) (

)

+ +

− +

=

= f(Qb1, Qb2, …, Qbn) Với điều kiện ràng buộc về cân bằng công suất là:

φ(Qb1, Qb2, …, Qbn) = Qb1 + Qb2 + … + Qbn – Qb = 0

Để tìm cực tiểu của hàm nhiều biến ∆P, ta dung phương pháp nhân tử Lagrange, với nhân tử λ được chọn bằng:

2

2 U

L

=

λ

Với L là hằng số sẽ được xác định sau

Điều kiện để ∆P có cực tiểu là các đạo hàm riêng của hàm

F = f(Qb1, Qb2, …, Qbn) + λ φ(Qb1, Qb2, …, Qbn) đều triệt tiêu Do đó ta có hệ phương trình sau:

0 2 ) (

2

2 1 2 1 1

1

= +

=

U

L r U

Q Q Q

b

0 2 ) (

2

2 2 2 2 2

2

= +

=

U

L r U

Q Q Q

b

(7)

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

0 2 ) (

2

2

=

U

L r U

Q Q Q

F

n bn n

bn

Giải hệ trên, ta tìm được:

L = [(Q1+ Q2 +…+Qn) – (Qb1, Qb2, …, Qbn)]x( 1/r1 + 1/r2 +…+ 1/rn )-1

Có thể viết:

L = ( Q-Qb )Rt Thay L vào phương trình (7), ta tìm được dung lượng bù tối ưu của các nhánh:

tđ b

r

Q Q Q Q

1 1 1

=

tđ b

r

Q Q Q Q

2 2 2

Trang 8

-

tđ n

b n

r

Q Q Q

Để thuận tiện trong vận hành và giảm bớt thiết bị đóng cắt, người ta quy định nếu dung lượng bù của nhánh nào đó nhỏ hơn 30kVAr thì không nên đặt tụ điện ở nhánh đó nữa mà nên phân phối sang các nhánh lân cận

2 Mạng phân nhánh

Q

Q b

Hình 3 Phân phối dung lượng bù trong mạng phân nhánh

Mạng phân nhánh như hình.3 có thể coi là nhiều mạng hình tia ghép lại Ví dụ tại điểm 3 ta coi như có 2 nhánh hình tia r3 và (r3 + r34), tại điểm 2 có 2 nhánh, một nhánh r2

và một nhánh có điện trở tương đương của phần phía sau

Trong trường hợp này ta có thể tính dung lượng bù nhánh thứ n theo công thức sau:

n

tđđ bn n n n bn

r

R Q Q

Q

Với: Qn - phụ tải phản kháng nhánh thứ n

Qbn - dung lượng bù tại điểm n

Rtđn - điện trở tương đương của mạng từ điểm n trở về sau

6 Điều chỉnh dung lượng bù

6.1 Bù nền

Khi dung lượng bù nhỏ hay khi công suất phản kháng của phụ tải ít biến động thì

ta sử dụng phương án bù nền Các tụ bù được đóng thường trực vào mạng điện

6.2 Bù ứng động

Thực tế cho thấy công suất của phụ tải luôn thay đổi theo thời gian và trong trường hợp tải lớn ta chọn giải pháp bù ứng động Trong trường hợp này dung lượng bù

sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với công suất tiêu thụ phản kháng để hệ số công suất cosφ luôn đạt giá trị mong muốn

1 Điều chỉnh dung lượng bù theo nguyên tắc thời gian:

Trang 9

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đồ thị phụ tải Q hang ngày biến đổi theo một quy luật nhất định và người vận hành nắm rõ quy luật đó Dựa vào sự biến đổi của phụ tải phản kháng tụ điện được đóng hoặc ngắt ra khỏi mạng điện theo các thời khoảng định trước

2 Điều chỉnh dung lượng bù theo nguyên tắc điện áp:

Khi điện áp tại nút khảo sát tăng hoặc giảm, điều này được nhận biết thông qua các rơle điện áp, dung lượng bù được điều chỉnh để giá trị điện áp luôn nằm trong phạm

vi quy định Khi điện áp tại nút khảo sát giảm thấp, lúc này mạng điện thiếu công suất phản kháng → cần đóng thêm tụ điện vào mạng Ngược lại, cần phải ngắt bớt tụ điện Phương pháp này được áp dụng phổ biến do giải quyết được nhu cầu công suất phản kháng, nâng cao cosφ và ổn định điện áp của mạng điện

3 Điều chỉnh dung lượng bù theo nguyên tắc dòng điện:

Thông qua các rơle dòng điện, khi dòng điện phụ tải tăng thì ta đóng thêm tụ điện vào làm việc, ngược lại dòng phụ tải giảm ta ngắt bớt tụ điện ra khỏi mạng

4 Điều chỉnh dung lượng bù theo hướng công suất phản kháng:

Nguyên tắc này được áp dụng trong trường hợp trạm biến áp đứng độc lập ở cuối đường dây và xa nguồn

Ngày đăng: 03/01/2016, 20:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w