1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình vi khuẩn gây bệnh đường ruột

52 1,9K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Bài 6 VI KHUẨN GÂY BỆNH ĐƯỜNG RUỘT Mục tiêu học tập 1. Nắm được đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh chuyên biệt và khả năng truyền bệnh. 2. Nêu được phương pháp nhận định vi khuẩn. 3. Phòng ngừa và điều trị được một số bệnh đường ruột do vi khuẩn gây ra. Họ vi khuẩn đường ruột bao gồm nhiều giống: Escherichia coli, Edwardsiella, Citrobacter, Salmonella, Shigella, Enterobacter, Hafnia, Serratia, Proteus, Erwinia, Yersinia. Họ vi khuẩn đường ruột có một số tính chất chung như sau: - Trực khuẩn Gram âm, không sinh nha bào. - Phản ứng Oxydase âm tính. - Khử Nitrat thành Nitrit. - Sử dụng đường Glucose bằng cách lên men, có thể sinh gas hay không. - Di động hoặc không di động. Một số loài trong họ vi khuẩn thuộc họ đường ruột có pili. Người ta cho rằng pili giúp cho vi khuẩn trao đổi vật liệu vi truyền bằng cách tiếp hợp. Có một số sống cộng sinh ở ruột người như E.coli, còn các giống khác, loài khác chỉ xuất hiện khi bị bệnh. Một vài giống vi khuẩn gây bệnh chuyên biệt (obligate-pathogen-bacteria) thường gặp ở người như Salmonella, Shigella. Còn các giống khác gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi nhất định gọi là vi khuẩn gây bệnh cơ hội (E.coli, Proteus, Pseudomonas. Ngoài ra một số vi khuẩn khác không thuộc họ vi khuẩn đường ruột (Enterbacteriaceae) nhưng cũng gây bệnh đường ruột như Vribrio cholerae, Campylobacter. 1. CHI SALMONELLA Trước năm 1983, dựa vào phản ứng sinh hóa người ta chia Salmonella thành 3 loại: S.typhi, S.choleraesuis, S. enteritidis. Từ năm 1986 dựa vào kỹ thuật nghiên cứu DNA người ta xếp loại và đặt lại danh pháp gồm: S. enteritica, S. enteritica salamae, S. enteritica arizonae (3a), S. enteritica diarizonae (3b), S. enteritica houtenae, S.enteritica bongori. Tuy nhiên các nhà vi sinh lâm sàng vẫn quen gọi các Salmonella gây bệnh phổ biến và dựa vào kháng nguyên O - H để định danh. 1.1. Đặc điểm sinh học 1/52 1.1.1. Hình dạng Salmonella là trực khuẩn Gram âm, hiếu khí tùy ý. Hầu hết các Salmonella đều có tiêm mao xung quanh thân nên có khả năng di động, không có nang, không sinh bào tử. Kích thước trung bình 0,5-3 µm. 1.1.2. Nuôi cấy Salmonella phát triển được trên các môi trường nuôi cấy thông thường như Mac Conkey, EMB, SS, BSA, Hektoen, XLD. Trên môi trường rắn vi khuẩn mọc có 2 dạng khuẩn lạc: - Dạng S (Smooth): khuẩn lạc nhẵn, tròn, hơi lồi bóng, - Dạng R (Rough): khuẩn lạc nhăn, không đều dẹp, khô Trong canh cấy dạng S làm đục đều môi trường, dạng R phát triển tạo thành mảng tụ dưới đáy ống nghiệm. 1.1.3. Tính chất sinh hóa Không lên men lactose, tạo H2S, không tạo urease (phân biệt với chi Proteus), MR dương tính, VP (Vosges Prokauer) âm tính, Indol âm tính, Lysin dương tính (phân biệt với chi Shigella). Một số tính chất khác thay đổi tùy loài. 1.1.4. Sức đề kháng - Ở trong nước, đất, nước tiểu Salmonella có thể sống vài tuần. Ở rau quả: sống từ 5-10 ngày Đun 560C chết sau 1 giờ, đun sôi chết sau vài giây. Các thuốc sát trùng như acid phenic 5%, Chlor hoạt tính 0,5 mg/lít Salmonella bị diệt sau vài phút. 1.1.5. Cấu trúc kháng nguyên - Kháng nguyên thân (O): có hơn 60 yếu tố (týp) khác nhau và được đánh số 1, 2, 3, 4 - Kháng nguyên lông (H): là kháng nguyên của tiêm mao có thể có 1 dạng (phase 1) hay 2 dạng (phase 1 và 2), điều do vi khuẩn có gen H1 và H2. Phase 1 là phase đặc hiệu, phase 2 là phase không đặc hiệu. Ví dụ S. paratyphi A có 2/52 kháng nguyên H chỉ ở 1 dạng (phase 1), trong khi S.typhimurium có kháng nguyên H ở cả 2 dạng (phase 1 và 2). - Kháng nguyên bề mặt (Vi): bao bọc quanh vi khuẩn, phía ngoài kháng nguyên O. Kháng nguyên Vi do gen ViA, ViB qui định. Muốn xác định một vài loài Salmonella nào đó phải dựa vào kháng nguyên O, nhưng đôi khi có thể giống nhau giữa hai loài, do đó phải căn cứ vào phase đặc hiệu của kháng nguyên lông H để xác định. Một vài ví dụ để phân biệt về kháng nguyên của vài loài Salmonella: Kháng nguyên H Nhóm Tên vi khuẩn Kháng nguyên O Phase 1 Phase 2 A S.paratyphi A 1, 2, 12 a S.schottmuelleri 1, 4, 5, 12 b 1, 2 B S.typhimurium 1, 4, 5, 12 i 1, 2 S.typhi 9, 12, Vi d g, m D S.enteritidis 1, 9,12 1.2. Khả năng gây bệnh 1.2.1. Sốt thương hàn - phó thương hàn Bệnh do vi khuẩn Salmonella typhi (vi khuẩn thương hàn) hay S. paratyphi A, B, C (vi khuẩn phó thương hàn). Vi khuẩn xâm nhập qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn với số lượng 102-105 Salmonella mới gây bệnh.Vi khuẩn thương hàn qua đường tiêu hóa đến ruột non qua niêm mạc ruột đến các hạch bạch huyết ở ruột. Tại đây, chúng sinh sản nhanh, một phần vi khuẩn bị ly giải và phóng thích ra nội độc tố. Một số vi khuẩn vượt qua hạch bạch huyết vào máu gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Từ máu, vi khuẩn đến các cơ quan khác gây viêm, thông thường chúng đến cư trú tại bàng quang hoặc túi mật rồi trở lại đường tiêu hóa rồi theo phân ra ngoài môi trường. Thời gian ủ bệnh từ 7-10 ngày, bệnh nhân sẽ sốt, cảm giác lạnh run xen kẽ nhau. Sốt tăng cao trong 5-7 ngày (có thể tới 410C) và gây mệt lả, suy nhược, biếng ăn, có thể kèm theo gan, lách to. Nếu nhẹ, sau 3 tuần, triệu chứng sẽ giảm dần nhưng có thể có biến chứng như loét ruột gây chảy máu, thủng ruột đôi khi gây tử vong. 1.2.2. Ngộ độc thức ăn Nguồn gốc là do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn từ người hay thú thường do S.typhimurium, S.enteritidis. Thời gian ủ bệnh từ 8 – 48 giờ, bệnh nhân sẽ ói mửa, tiêu chảy, nhức đầu, sốt nhẹ. Bệnh thường khỏi sau 2 - 5 ngày. 3/52 Ngoài ra, vi khuẩn Salmonella có thể gây nên các tổn thương ngoài đường tiêu hóa như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, tổn thương khu trú ở phổi, xương. 1.3. Chẩn đoán vi sinh học 1.3.1. Bệnh phẩm: Tùy theo thời kỳ của bệnh mà lấy mẫu bệnh phẩm cho phù hợp. Các loại bệnh phẩm có thể là: máu (khi có sốt), phân, nước tiểu, dịch mật... 1.3.2. Cấy và phân lập vi khuẩn 1.3.2.1. Cấy máu: Trường hợp sốt thương hàn và nhiễm trùng huyết, cấy máu thực hiện ở tuần lễ đầu của bệnh cho tỉ lệ dương tính cao đến 90%. Tuần lễ thứ hai của bệnh, dương tính đạt 70% - 80%. Tuần lễ thứ ba, tỉ lệ dương tính đạt 40 - 60% và sau đó giảm rất nhanh do vi khuẩn trở về cố định tại ruột. Trường hợp bệnh nhân đã dùng kháng sinh thì lấy bệnh phẩm tủy xương. Việc cấy máu thường được thực hiện trên môi trường Conkey, EMB, (cho khuẩn lạc không màu vì lactose âm tính), SS, Hektoen, XLD (cho khuẩn lạc không màu có hoặc không có tâm đen vì sinh H2S), BSA (cho khuẩn lạc đen có ánh kim). Ủ ở 370C/24-48 giờ. Sau thời gian ủ chọn những khuẩn lạc nghi ngờ phù hợp với tính chất của Salmonella và cấy vào môi trường chuẩn đoán để xác định tính chất sinh hóa. Khi các tính chất sinh hóa phù hợp với Salmonella, làm phản ứng ngưng kết trên lame kính với các huyết thanh đa giá, đơn giá (các huyết thanh này đã biết Salmonella) để xác định loài, týp vi khuẩn mới phân lập được. 1.3.2.2. Cấy phân: Trường hợp sốt thương hàn cấy phân kết quả dương tính cao ở tuần lễ thứ 3- 4 khi chưa dùng kháng sinh. Trong ngộ độc thực phẩm, cấy phân ngay từ tuần đầu. Lấy mẫu phân tươi phần cuối bãi, nên cấy ngay, nếu không cấy ngay được thì phải cho vào môi trường bảo quản Cary-Blaire. Trong phân có nhiều loại tạp khuẩn phát triển nhanh làm cảng trở cho việc tìm kiếm vi khuẩn Salmonella gây bệnh, nên phải cấy tăng sinh vào môi trường lỏng tăng sinh Muller-Kauffmann Tetrathionate để ức chế tạp khuẩn. Sau đó từ môi trường tăng sinh cấy chuyển sang môi trường đặc phân lập chọn lọc sẽ có kết quả dương tính cao hơn. 4/52 Việc cấy phân cũng được thực hiện trên môi trường Conkey, EMB, SS, Hektoen, XLD, BSA. Khi đã tách biệt được mầm bệnh, tiếp tục chẩn đoán như cấy máu. 1.3.2.3. Cấy nước tiểu: Trong sốt thương hàn, mẫu cấy nước tiểu cũng được lấy để tìm Salmonella và cho kết quả dương tính tùy vào thời kỳ của bệnh và thường song song với kết quả dương tính của cấy phân. Vi khuẩn phân lập đượctừ máu, phân hay nước tiểu bệnh nhân, trôn với kháng huyết thanh trên lame sau vài phút sẽ có phản ứng ngưng kết. Dựa vào huyết thanh kháng kháng nguyên O, ta sẽ biết vi khuẩn thuộc nhóm nào. Tiếp theo phân biệt bằng huyết thanh kháng nguyên H. 1.3.3. Chẩn đoán huyết thanh. Thử nghiệm huyết thanh Widal là phản ứng ngưng kết thực hiện trong ống nghiệm để tìm kháng thể O và H của mầm bệnh thương hàn như S.typhi, S.paratyphi A B trong huyết thanh bệnh nhân nghi bệnh thương hàn. Nồng độ kháng thể gia tăng vào tuần thứ 2, 3. Kháng thể O xuất hiện vào ngày thứ 8, biến mất tháng thứ 3, kháng thể H xuất hiện vào ngày thứ 12 và tồn tại từ 6 tháng đến 1 năm. Thực hiện thử nghiệm 2 lần cách khoảng 7-10 ngày. Cách thực hiện là pha loãng huyết thanh bệnh nhân với một nồng độ vi khuẩn thương hàn chuẩn (1/200, 1/400, 1/600). 1.4. Phòng ngừa Bệnh do Salmonella trước kia đã gây ra những vụ dịch khá lớn. Nguồn lây lan do thực phẩm, nước uống bị nhiễm vi khuẩn, do đó: − Không mổ thịt khi súc vật bị ốm − Bảo quản tốt thực phẩm, ăn chín uống sôi, không để thực phẩm bị ô nhiễm. − Kiểm soát nguồn nước, xử lý tốt phân, rác. − Có chế độ kiểm tra sức khỏe định kỳ người tham gia sản xuất thực phẩm để phát hiện người lành mang vi khuẩn Salmonella. Chủng ngừa vắc-xin TAB (Typhi, Paratyphi A, B) trước khi đi vào vùng dịch. 1.5. Trị liệu 1.5.1. Sốt thương hàn- phó thương hàn 5/52 Biến chứng chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Tỷ lệ tử vong cao 10-15%. Trong trị liệu sử dụng kháng sinh kết hợp với bù nước làm giảm tỉ lệ tử vong. Kháng sinh thường dùng là chloramphenicol, ampicillin, Trimethoprim – sulfamethoxazole. Nhưng tình hình kháng thuốc ngày càng gia tăng nên cephalosporin thế hệ thứ 3 và fluroquinolon được sử dụng phổ biến nhất và tốt nhất nên làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp. Chú ý sử dụng kháng sinh liều tăng dần, tránh sử dụng kháng sinh cùng một lúc vì vi khuẩn chết nhanh sẽ phóng thích nội độc tố ồ ạt. 1.5.2. Ngộ độc thức ăn Cần chú ý bù nước và chất điện giải, điều trị các triệu chứng. Đa số không cần dùng kháng sinh vì có thể làm cho Salmonella chậm đào thải khỏi đường ruột. 2. CHI SHIGELLA Bệnh lỵ trực khuẩn được biết từ lâu. Nhưng đến năm 1898 nhà vi khuẩn học Shiga người Nhật nghiên cứu tỷ mỷ vai trò của mầm bệnh này. Sau đó nhiều loài trực khuẩn lỵ được phát hiện và chỉ có thể phân biệt chúng bằng các tính chất sinh hóa và phản ứng huyết thanh học. Tất cả các trực khuẩn lỵ được gọi chung là Shigella và tùy theo loài phân lập được mà có tên riêng như S.dysenteriae, S. flexneri, S.boydii, S.sonnei. 2.1. Đặc điểm sinh học 2.1.1. Hình dạng Trực khuẩn hai đầu tròn Gram âm, không di động, không nang, không sinh bào tử, dài 1-3 µm. 2.1.2. Nuôi cấy Hiếu khí, kỵ khí tùy ý. Mọc được trên các môi trường nuôi cấy thông thường như Mac Conkey, EMB, SS, Hektoen, XLD, BSA. Có thể phát triển được ở nhiệt độ 8-400C, thích hợp nhất là 370C với pH 6,8-7,2. Trên môi trường đặc, Shigella mọc thành khuẩn lạc nhỏ, tròn, hơi trong, môi trường lỏng làm đục đều môi trường. 2.1.3. Tính chất sinh hóa 6/52 Lên men đường Glucose không sinh hơi, trừ Shigella flexneri týp 6 có sinh gas, không sinh H2S và không sử dụng citrate. Hầu hết Shigella không lên men đường lactose, trừ Shigella sonnei nhưng chậm sau 2 ngày. Đa số lên men đường Mannitol, không di động, ure âm tính. 2.1.4. Kháng nguyên Shigella có kháng nguyên (O), một số có kháng nguyên (K), không có kháng nguyên (H) vì không có tiêm mao. Các kháng nguyên của Shigella khá gần với kháng nguyên của E.coli. Dựa vào kháng nguyên (O) và một số tính chất sinh hóa, người ta chia Shigella ra làm 4 nhóm. − Nhóm A: Shigella dysenteriae, không lên men đường manntol, có 10 serotýp. − Nhóm B: Shigella flexneri lên men mannitol, có 6 serotýp − Nhóm C: Shigella boydii, lên men mannitol, có 15 serotýp − Nhóm D: Shigella sonnei, lên men mannitol, chỉ có 1 serotýp Trong đó nhóm A gây bệnh nặng nhất. Ở Việt Nam, các nước đang phát triển thường gặp S.dysenteriae và S.flexneri. Trong khi đó ở Mỹ, Tây Âu thì hay gặp nhóm D. 2.1.5. Độc tố −Nội độc tố: là lipopolysaccharide của vách tế bào vi khuẩn, được phóng thích khi tế bào ly giải. Có thể góp phần kích thích thành ruột. −Ngoại độc tố: S.dysenteria 1 tiết một ngoại độc tố không bền với nhiệt, gọi là độc tố Shiga, tác động lên ruột lẫn lên hệ thần kinh trung ương. o Ở ruột, giống độc tố LT (Thermolabile toxin) của E.coli, gây tiêu chảy, đồng thời ức chế hấp thu đường và các acid amin ở ruột non. o Trên hệ thần kinh, giống 1 neutro toxin, gây biểu hiện lâm sàng trầm trọng có thể đưa đến tử vong. S.flexneri và S.sonnei cũng tiết độc tố tương tự S.dysenteria 1, được gọi là Shiga-like toxin nhưng số lượng ít hơn nhiều. 2.2. Khả năng gây bệnh Shigella gây bệnh lỵ ở người, là bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch. Nhiễm khuẩn Shigella chỉ giới hạn ở đường tiêu hóa. Chỉ cần số lượng nhỏ vi khuẩn 10-100 vi khuẩn đủ gây bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua đường tiêu hóa, vi khuẩn sẽ tấn công vào biểu mô niêm mạc ruột già, nhân lên với số lượng lớn, tạo những vết áp xe nhỏ li ti rồi hoại tử, làm ung loét và xuất huyết. Vi khuẩn cư trú tại ổ loét, một phần vi khuẩn theo phân ra ngoài, không xâm nhập vào máu. Shigella gây hội chứng lỵ với các 7/52 triệu chứng: đau quặn bụng, đi tiêu 10 - 20 lần/ngày, phân có nhiều chất nhầy và thường có máu. Triệu chứng bệnh do tác động của nội độc tố và ngoại độc tố. Nội độc tố là lipopolysaccarid của thành tế bào vi khuẩn, phóng thích khi tế bào bị ly giải. Độc tố Shiga-toxin do S.dysenteriae type 1 tiết ra tác động lên ruột và hệ thần kinh trung ương. Bệnh nhiễm Shigella thường tự giới hạn, nhưng ở trẻ em và người già, đôi khi có thể gây tử vong do mất nhiều nước và chất điện giải nhất là khi bị nhiễm do S.dysenteriae type 1. 2.3. Chẩn đoán 2.3.1. Bệnh phẩm Phân của bệnh nhân, bệnh phẩm được lấy trong thời kì đầu của bệnh và chưa sử dụng kháng sinh, lấy phân tươi chỗ có chất nhầy, có máu, hoặc có thể dùng tampon lấy ở trực tràng. Mẫu lấy xong nên cấy ngay vào môi trường phân lập, nếu chưa cấy ngay phải cho mẫu bệnh phẩm vào môi trường Cary-Blair và chuyển nhanh về phòng xét. 2.3.2. Phân lập Cấy phân lập giống như tìm Salmonella trong phân. Sau đó từ môi trường tăng sinh cấy chuyển sang môi trường đặc phân lập chọn lọc như Conkey, EMB, SS, Hektoen, XLD, BSA. Ủ ở 370C/24-48 giờ. Cần chú ý quan sát các khuẩn lạc không lên men đường lactose, không sinh H2S. Khi đã tách biệt được mầm bệnh, tiếp tục làm các phản ứng sinh hóa và ngưng kết với huyết thanh mẫu của nhóm, týp để định danh mầm bệnh xác định Shigella. 2.3.3. Phản ứng huyết thanh học. Thực tế không làm, vì khả năng miễn dịch của bệnh nhân trong bệnh lỵ rất yếu. Chỉ thật cần thiết, hoặc trong nghiên cứu mới làm: lấy huyết thanh vào ngày thứ 5-8 của bệnh và tuần thứ 3, có thể dùng phương pháp kháng thể huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên lấy từ phân. 2.4. Phòng ngừa Nhiễm Shigella từ thức ăn, nước uống bị nhiễm phân hay vệ sinh cá nhân và môi trường kém. Do đó, cần sớm cách ly bệnh nhân, khử trùng phân và nước thải, áp dụng biện pháp kiểm tra vệ sinh nguồn nước, thức ăn... Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh lỵ có hiệu quả như mong muốn. 8/52 Định kỳ kiểm tra sức khỏe của người tham gia công tác chế biến thực phẩm đề tầm soát người lành mang trùng Shigella. 2.5. Tri liệu Trị liệu cần chú ý bù nước và chất điện giải, chất dinh dưỡng để tránh suy kiệt cơ thể, đồng thời kết hợp sử dụng kháng sinh. Shigella là một trong những chủng đề kháng kháng sinh cao, vì vậy phải làm kháng sinh đồ, chọn kháng sinh thích hợp để điều trị. Các cephalosporin III, flouroquinolon vẫn còn tác dụng rất tốt đối với Shigella. 3. Chi ESCHERICHIA COLI E.coli sống cộng sinh ở ruột người và động vật máu nóng nhiều nhất ở ruột già và có vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái ruột. Vi khuẩn theo phân ra ngoài thiên nhiên, do đó thường thấy trong nước, đất, không khí. 3.1. Đặc điểm sinh học 3.1.1. Hình dạng Trực khuẩn Gram âm, dài ngắn tùy thuộc vào môi trường nuôi cấy, hai đầu tròn, di động, một số chủng có vỏ, không sinh bào tử. 3.1.2. Nuôi cấy Vi khuẩn kỵ khí tùy nhiệm. Nhiệt độ thích hợp từ 300C- 370C, tuy nhiên có thể tăng trưởng ở nhiệt độ từ 100C- 460C. Mọc dễ trên môi trường dinh dưỡng thông thường. Ở môi trường đặc mọc thành khuẩn lạc tròn hơi đục, môi trường lỏng vi khuẩn phát triển làm đục đều và tạo cặn ở đáy ống nghiệm, có mùi thối. 3.1.3. Tính chất sinh hóa E.coli có khả năng lên men được nhiều loại đường, sinh khí và khử nitrat thanh nitrit. Lactose (+), Glucose (+), Mannitol (+), H2S (-), Indol (+), Di động (+), Urê (+). Ngoài ra còn dựa vào phản ứng IMViC (tìm Indol, Methyl red, Vosges Proskauer và Citrate) để phân biệt giữa E.coli với các vi khuẩn đường ruột khác. 3.1.4. Sự đề kháng 9/52 E.coli sống ở ngoại cảnh từ 2 tuần đến 1 tháng, có khả năng chịu đựng các yếu tố lý hóa cao hơn các vi khuẩn gây bệnh (Salmonella, Shigella). Nhưng cũng dễ bị diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường, đun 550C chết sau 1 giờ, 600C chết sau 15 pút. 3.1.5. Cấu trúc kháng nguyên Kháng nguyên của E.coli phức tạp, có 3 loại kháng nguyên: − Kháng nguyên thân (O) là kháng nguyên chịu nhiệt, không bị hủy ở 1200C. − Kháng nguyên bề mặt (K) là một phức hợp kháng nguyên bao gồm kháng nguyên kém chịu nhiệt và hai kháng nguyên chịu nhiệt. − Kháng nguyên (H) là kháng nguyên kém chịu nhiệt. Dựa vào tính chất của kháng nguyên (O) người ta chia ra 163 type huyết thanh, kháng nguyên (K) có 94 type và kháng nguyên lông có 56 type. Bằng cấu trúc cơ bản của kháng nguyên, mỗi nhóm huyết thanh được đánh dấu bằng công thức kháng nguyên ví dụ nhóm huyết thanh O157:H7. 3.2. Khả năng gây bệnh. Nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và tiêu chảy. Một số chủng E.coli có khả năng sinh độc tố chịu nhiệt và không chịu nhiệt gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá nhất là ở trẻ sơ sinh với các type: − EPEC (Entero pathogenic E.coli): gây tiêu chảy ở trẻ em < 2 tuổi. − ETEC (Entero toxigenic E.coli): gây tiêu chảy nặng ở trẻ em và người lớn, có triệu chứng như tả. Nhóm E.coli này là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy ở những người du lịch. Gồm các chủng sinh ra độc tố không chịu nhiệt (LT- Heat Labile toxin), độc tố chịu nhiệt (ST- Heat Stable Toxin) hoặc cả hai độc tố (LT/ST). Độc tố (LT) bị phá hủy ở 600C/30’, trong khi độc tố (ST) có thể tồn tại khi đun 1000C/15 phút. − EIEC (Entero invasive E.coli): gây tiêu chảy nặng có thể không có máu hoặc có máu giống như bệnh lỵ do Shigella. − EHEC (Enterohemorrhagic E.coli): Bệnh tiêu chảy có thể diễn biến từ phân không có máu đến thể phân hoàn toàn có máu nhưng không chứa bạch câu. Tác nhân chủ yếu là E.coli O157:H7 gây ngộ độc thức ăn, thức uống đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc từ thịt heo, bò, sữa tươi đặc biệt thực phẩm lên men. 3.3. Chẩn đoán 10/52 3.3.1. Bệnh phẩm: phân, nước tiểu, dịch não tủy, máu… 3.3.2. Nuôi cấy: Nuôi cấy cổ điển: Trên môi trường chọn lọc chuyên biệt như Mac Conkey, EMB. Trên môi trường EMB E.coli phát triển thành khúm màu tím than ánh kim. Làm các thử nghiệm oxidase, di động, IMViC, lên men các loại đường, xác định chủng E.coli gây tiêu chảy. Nuôi cấy tế bào: Đối với những chủng E.coli liên quan đến tiêu chảy thuộc các nhóm EPEC, ETEC, EIEC, VTEC. Đối với VTEC cấy tế bào vero hay chọn khúm không lên men đường sorbitol để làm ngưng kết với kháng huyết thanh của những type thường gặp như E.coli O157: H7. 3.4. Phòng ngừa. E.coli theo phân ra môi ngoài và có thể gây thành dịch. Vì vậy phòng bệnh chủ yếu là tuân thủ nghiêm ngặt qui định vệ sinh. Xử lý phân và dụng cụ của bệnh nhân, khử trùng nguồn nước thải. Ăn chín uống sôi, chọn lựa thực phẩm an toàn. Giám sát và kiểm tra định kỳ nguồn nước sử dụng. Xác định chỉ số E.coli trong nước để xem nước có nhiễm bẩn do phân hay không. 3.5. Trị liệu Sử dụng kháng sinh và nên thử nghiệm kháng sinh đồ trước khi trị liệu. Tùy theo khả năng gây bệnh của từng chủng E.coli phân lập được cho từng trường hợp gây bệnh mà sử dụng kháng sinh cho thích hợp. 4. CHI VIBRIO CHOLERAE 4.1. Đặc điểm sinh học 4.1.1. Hình dạng Vi khuẩn tả có hình cong giống dấu phẩy nên thường được gọi là phẩy khuẩn tả (Vibrio comma ), thuộc họ Vibrionaceae, sau này được gọi là Vibrio cholerae. Hình thể 11/52 điển hình khi soi trực tiếp ở phân bệnh nhân kích thước chiều rộng 0,3µm, chiều dài 1,5-2 µm, Gram âm, di động nhanh nhờ một tiêm mao ở đầu, không có nang, không sinh nha bào. Do Robert Koch phân lập được tại Ai Cập năm 1884. 4.1.2. Nuôi cấy V.cholerae là loại vi khuẩn hiếu khí tùy nghi, nhưng ở môi trường có glucose thì vi khuẩn tăng trưởng được trong điều kiện kỵ khí. Phát triển ở nhiệt độ 370C mọc tốt trong môi trường kiềm (pH 8-9,5) và nồng độ NaCl cao 3%. Môi trường rắn phân lập phẩy khuẩn tả thích hợp nhất là TCBS (Thiosulfate-Citrate-Bile-Sucrose). Khi mọc cho khuẩn lạc tròn, trong, màu vàng đậm ở tâm (do vi khuẩn sử dụng Sucrose). 4.1.3. Tính chất sinh hóa Catalase dương tính, oxidase dương tính, lên men glucose không sinh hơi, lactose âm tính, mannitol dương tính, mannose dương tính, arabinose âm tính. Lysine, ornithine decarboxylase dương tính, argininine dihydrolase âm tính, làm chảy lỏng gelatin. Nếu xác định đúng V.cholerae phải báo cáo dịch. 4.1.4. Cấu trúc kháng nguyên Phẩy khuẩn tả có kháng nguyên thân (O) chịu nhiệt, và kháng nguyên (H) kém chịu nhiệt. Kháng nguyên O là lipopolysaccharides có tính đặc hiệu loài và týp, kháng nguyên lông (H) không đặc hiệu, chung cho cả giống Vibrio. Vi khuẩn tả được chia thành 3 týp huyết thanh: Ogawa, Inaba và Hikojima.Về mặt dịch tể học vi khuẩn tả có 2 týp huyết thanh sinh học: V.cholerae cổ điển và V.cholerae El Tor. Týp El Tor khác týp cổ điển là có khả năng sinh ra yếu tố làm tan huyết, ngưng kết hồng cầu gà, phản ứng VosgesProskauer dương tính và là tác nhân chính gây bệnh của hầu hết các vụ dịch tả hiện nay. 4.1.5. Sức đề kháng V.cholerae sống lâu ở nhiệt độ thấp, trong phân, trong đất sống đượcvài tháng, ở cá, ruột cá sống được 1-40 ngày, trong nước sống được vài ngày. Đun sôi 1000C chết trong chốc lát, 800C chết sau vài giây. Rất nhạy với thuốc trùng như Chlor hoạt tính nồng độ 1mg/1.000 ml nước chết trong 15 phút. 4.2. Khả năng gây bệnh 12/52 4.2.1. Cơ chế bệnh Bệnh tả xuất hiện ở người do V. cholera O1 hay O139 gây ra. Vi khuẩn vào cơ thể qua đường miệng gây bệnh với điều kiện: − Vi khuẩn thoát qua được hàng rào acid của dịch vị. Khi có 108-1010 phẩy khuẩn vào cơ thể mới có thể dẫn đến nhiễm trùng và phát bệnh, − Vi khuẩn phải có khả năng kết dính vào màng nhày biểu mô ruột. − Vi khuẩn phải tiết một độc tố ruột hoàn chỉnh. Hiệu quả sinh lý do tác động nội bào của độc tố có mức độ tùy thuộc vào sự cân bằng giữa số lượng vi khuẩn, sự sản xuất độc tố ruột, sự tiết dịch và sự hấp thu dịch trong ống tiêu hóa. Một cách tổng quát, môi trường kiềm lý tưởng cho sự tăng trưởng tiếp tục của vi khuẩn được hình thành, và dịch mất đi với dạng lượng lớn phân nước. Lượng nước mất đi, thì lúc đó nồng độ Natri bằng trong huyết tương, nồng độ Kali và Bicarbonate gấp 2 đến 5 lần. Hậu quả là bệnh nhân kiệt nước (mất nước đẳng trương), hạ kali máu (mất K+), và biến dưỡng toan (mất bicarbonate). Bệnh tả không phải là bệnh nhiễm khuẩn xâm lấn, độc tố ruột tác động tại chỗ không xâm hại thành ruột. Vì thế ít bạch cầu trung tính hiện diện trong phân. 4.2.2. Triệu chứng lâm sang Vi khuẩn tả xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa, chúng phải vượt qua hàng rào dịch vị của dạ dày có pH acid để xuống ruột non là nơi có pH thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển. Độ acid bình thường của dịch vị là một cản trở rất lớn đối với quá trình sinh bệnh của vi khuẩn tả. Đến ruột non, V. cholerae bám dính vào tế bào niêm mạc ruột nhờ có các yếu tố bám dính, vi khuẩn nhân lên và tiết ra độc tố ruột. Thời gian ủ bệnh 1- 4 ngày, bệnh xảy ra đột ngột với các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy dữ dội, mất 10-20 lít nước/ngày, phân giống nước vo gạo (rice-water), có những hạt lổn nhổn trắng lợn cợn, mùi tanh. Bệnh nhân xuất hiện giá lạnh, thân nhiệt hạ, co rút các cơ gây đau đớn toàn thân, mạch yếu, trụy tim mạch, vô niệu. Tình trạng cấp tính có thể gây chết trong vài giờ do mất nước, chất điện giải. Trong trường hợp nhẹ chỉ gây tiêu chảy bình thường, phân người bệnh là nguồn lây chính, ngoài ra, Vibrio còn có thể gây ngộ độc thức ăn. 4.3. Chẩn đoán 4.3.1.1. Mẫu bệnh phẩm 13/52 Bệnh tả là một bệnh cấp tính vì vậy cấy phân để phân lập vi khuẩn tả là phương pháp chẩn đoán tốt nhất, nên lấy sớm trong thời kì đầu của bệnh, trước khi dùng kháng sinh. Bệnh phẩm là phân, mảnh chất nhầy trong phân. Nếu chuyển đi xa cần môi trường chuyên chở Cary-Blaire, tránh bị khô. Trường hợp khẩn cấp, có thể soi tươi xem di động để kết luận trị liệu sớm. Cần các phương pháp chẩn đoán gián tiếp dùng phản ứng huyết thanh để xác định tiếp theo. 4.3.1.2. Phân lập và định danh: Nhuộm Gram. Cấy trực tiếp bệnh phẩm lên thạch hay phong phú trước khi cấy bằng cách cho vào nước pepton kiềm ủ ở 370C trong 6-8 giờ. Sau đó cấy chuyển sang môi trường thạch thiosulfate-citrate-bile-sucrose (TCBS). Sau khi ủ 370C/18giờ chọn khuẩn lạc màu vàng (sucrose dương tính). Chọn khuẩn lạc điển hình và xác định một số tính chất sinh hóa và khẳng định V.cholerae. Gần đây, phản ứng chuỗi polymerase (PCR) được dùng vào chẩn đoán vi sinh học có độ nhạy, độ đặc hiệu cao. 4.4. Phòng ngừa Nước là nguồn lây lan dịch bệnh quan trọng. Người mang mầm bệnh là nguồn lây khó phát hiện. Do đó, cần phải: − Làm sạch môi trường sống bằng các biện pháp như xử lý rác và nước thải theo đúng yêu cầu vệ sinh; kiểm tra vệ sinh thực phẩm; thực hiện ăn chín uống sôi và ở sạch ... − Giám sát dịch tể học, phát hiện nguồn bệnh sớm, kịp thời cách ly bệnh nhân. − Tiêm phòng vắc-xin là bắt buộc khi đến vùng có dịch. Hiện nay, có 2 loại vắc-xin sử dụng đường uống là vắc-xin sống giảm độc lực và vắc-xin chết. 4.5. Trị liệu Phải bù nước và chất điện giải kịp thời, uống dung dịch ORS hay truyền Lactat Ringer tùy theo mức độ mất nước. Theo dõi thể trạng bệnh nhân. Sử dụng kháng sinh chủ yếu là phòng dịch, như tetracyclin, doxycyclin… 5. Chi Campylobacter 14/52 Campylobacter thuộc họ Spirillaceae gồm có 3 loài là Campylobacter fetus, Campylobacter intestinalis, Campylobacter jejuni (theo phân loại của Bergey 1975). Giống này trước có tên là Vibrio vì có những đặc điểm về hình thể giống phẩy khuẩn. Tên Campylobacter có nguồn từ tiếng Hy lạp: Campylo: cong, bacter: que. Trong các loài Campylobacter, chỉ có Campylobacter jejuni gây bệnh cho người. Những năm gần đây, người ta thấy Campylobacter jejuni là một vi khuẩn hay gặp trong số những mầm bệnh gây tiêu chảy cấp tính ở người nhất là ở trẻ em. 5.1. Đặc điểm sinh học 5.1.1. Hình dạng Campylobacter jejuni có kích thước rất bé, mảnh 0,2-0,5 x 1,5-5 µm, có hình dấu phẩy nhọn ở hai đầu, khi hai con liền nhau có hình giống chữ S, hoặc như cánh chim hải âu, có một lông ở một đầu, di động rất nhanh, không sinh nha bào. 5.1.2. Nuôi cấy: Đòi hỏi điều kiện vi hiếu khí, phát triển tốt ở 420C. Cần môi trường nuôi cấy chọn lọc (thạch máu có kháng sinh). Trên môi trường đặc tạo thành khuẩn lạc nhỏ, dẹt (1-3 mm), ướt, có màu ghi xám, không làm tan máu, thường mọc lan theo đường cấy. 5.1.3. Tính chất sinh hóa Oxydase dương tính, catalase dương tính, phân hủy nitrat thành nitrit. Không lên men các loại đường glucose, lactose, sacarose, không sinh H2S. 5.1.4. Cấu trúc kháng nguyên Campylobacter có kháng nguyên thân (O) chịu nhiệt và kháng nguyên lông (H) không chịu nhiệt. Kháng nguyên thân (O) có khả năng ngưng kết hồng cầu, có 23 type huyết thanh. Kháng nguyên (H) được dùng trong phản ứng ngưng kết trên kính. 5.1.5. Sức đề kháng: Campylobacter jejuni có thể sống trong nước tới 5 tuần, ở 40C sống 1 tuần, đun 900C chết sau 15 phút. Chịu tác dụng của các kháng sinh như: Gentamycine, Erythromycine, 15/52 Chloramphenicol, Streptomycine, Neomycine, Tetracycline. Kháng lại Cephalosporin Colistin, Penicilline, Ampicilline, Vancomycine. 5.2. Khả năng gây bệnh Campylobacter jejuni vào ruột có thể do ăn uống thực phẩm, nước, sữa bị nhiễm vi khuẩn, có thể do tiếp xúc với động vật chủ yếu là gia cầm, gia súc như chó, mèo, bò, cừu, là những nguồn truyền bệnh đáng kể. Campylobacter jejuni sinh độc tố ruột giống độc tố ruột giống phẩy khuẩn tả, gây tiêu chảy cấp ở người đặc biệt ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh từ 2-10 ngày. Lúc khởi đầu thấy khó chịu, nhức đầu, đau mỏi khớp, sốt, đau bụng dưới có khi trầm trọng giống như viêm ruột thừa cấp. Tiêu chảy dội, phân toàn nước, lẫn đàm, máu. Sốt thường xuất hiện. Bệnh có khuynh hướng tự giới hạn trong vòng 3-5 ngày, cũng có thể kéo dài 1-2 tuần. 5.3. Chẩn đoán 5.3.1. Bệnh phẩm Dùng tăm bông vô trùng lấy phân từ trực tràng, cho vào môi trường bảo quản Caryblair và chuyển ngay về phòng xét nhiệm. 5.3.2. Nuôi cấy và phân lập Phân bệnh nhân được nhuộm trực tiếp tìm hình dạng cánh chim hải âu. Cấy vào môi trường phong phú chọn lọc: − Thạch máu Skirrow chứa vancomycin, polymycin B, trimethoprim. − Hoặc thạch máu Campy có chứa cephalothin và amphotericin B. Cấy xong ủ hộp thạch được ở nhiệt độ 420C/48 giờ, trong điều kiện vi hiếu khí (5%O2, 10% CO2). Sau thời gian ủ quan sát khuẩn lạc ướt, tròn, hơi lồi và trong giống như mắt cá. Chọn khuẩn lạc nghi ngờ xác định tính chất sinh hóa, Campylobacter jejuni sinh oxidase, catalase, khử nitrate và thủy phân hippurate. 5.4. Phòng ngừa Cần chú ý vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống. 5.5. Trị liệu 16/52 Trong trường hợp nhiễm trùng huyết hoặc tiêu chảy kéo dài nên dùng gentamycin. Trường hợp viêm ruột dùng neomycin, erythromycin. Thời gian trị liệu kéo dài 10-20 ngày. Chú ý nên làm kháng sinh đồ để tìm kháng sinh nhạy cảm với chủng mới phân lập. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Thanh và cộng sự. Vi sinh học –Trường Đại học Y Dược TP.HCM Khoa Dược, năm 2011. 2. Nguyễn Thanh Bảo và cộng sự. Vi khuẩn học- Bộ Y Tế, Trường Đại học Y Dược TP.HCM Khoa Y, năm 2011. 3. Trần Bình và cộng sự. Vi sinh Y học Sở Y Tế, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Y Tế TP.HCM, năm 2000. 4. B.Carbonnelle et all. Bacteriologie médicale. Techniques usuelles. 1987 Câu hỏi ôn tập 1. Đặc điểm chung của nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột 2. Đặc điểm vi khuẩn Salmonella và bệnh thương hàn 3. Nêu đặc điểm chi Shigella và bệnh lỵ 4. Nêu đặc điểm vi khuẩn Vibrio cholerae, vi khuẩn này gây bệnh gì, đặc trưng của bệnh? 5. Đặc điểm và khả năng gây bệnh của vi khuẩn E.coli. 6. Đặc điểm và khả năng gây bệnh của vi khuẩn Campylobacter jejuni 17/52 Bài 7 VI KHUẨN GÂY BỆNH QUA ĐƯỜNG KHÔNG KHÍ Mục tiêu học tập 1. Mô tả được đặc điểm hình thể các vi khuẩn gây bênh đường không khí. 2. Nêu được khả năng gây bệnh và cách truyền nhiễm. 3. Trình bày được các nguyên tắc điều trị bệnh nhiễm do vi khuẩn gây bệnh đường không khí. 1. Bệnh do STREPTOCOCCI Streptococci có ở khắp mọi nơi: đất, nước, không khí, có khả năng gây bệnh ở người, một số là những vi khuẩn cơ hội. Streptococci thuộc họ Streptococcaceae được phát hiện ở các tổ chức viêm quần và nhiễm khuẩn vết thương (T.Bilrote, 1874) trong nhiễm khuẩn huyết (L.Pasteur 1880), và phân lập từ mủ (F.Rosenbach, 1884) 1.1. Đặc điểm sinh học 1.1.1. Hình thể Vi khuẩn Gram dương, hình cầu hoặc bầu dục, kính thước khoảng 0,6-1 μm xếp thành chuỗi dài hay ngắn gọi là liên cầu. Streptococci là vi khuẩn hiếu khí hoặc kị khí tùy ý. Vi khuẩn không có tiêm mao, không sinh bào tử. 1.1.2. Phân loại: Có nhiều hệ thống phân loại Streptococci, nhưng có hai hệ thống được công nhận rộng rãi:  Phân loại theo sự huyết giải hệ thống phân loại này của J.H. Brown (1919) chia Streptococci thành 3 nhóm dựa trên sự huyết giải trên môi trường thạch máu: − Streptococci tan huyết dạng α: có sự phá hủy một phần hồng cầu trong môi trường nuôi cấy làm cho xung quanh khuẩn lạc vi khuẩn có màu xanh. 18/52 − Streptococci tan huyết dạng β: có khả năng phá hủy hoàn toàn hồng cầu làm cho xung quanh khuẩn lạc vi khuẩn có vòng trắng trong sáng. − Streptococci tan huyết dạng γ: không có khả năng tác động trên hồng cầu, vì vậy, xung quanh khuẩn lạc vi khuẩn không có sự thay đổi màu.  Phân loại theo Lancefield: Hệ thống phân loại theo Rebecca Lancefield đề nghị từ năm 1935 dựa trên sự khác nhau của thành phần carbohydrat C đặc biệt có tính kháng nằm trên thành tế bào. Theo hệ thống phân loại này Streptococci được chia thành các nhóm ký hiệu từ A đến O. Phần lớn vi khuẩn trong nhóm A gây bệnh cho người. Thường gặp nhất là S. pyogenes dựa trên cả về hình thể, tính chất miễn dịch học và khả năng huyết giải. 1.1.3. Nuôi cấy Streptococci là vi khuẩn hiếu khí hoặc kỵ khí tùy ý. Một vài loài sống yếm khí, nhiệt độ thích hợp là 370C (giới hạn nhiệt độ từ 100C-450C). Vi khuẩn mọc tốt trên môi trường có đường, máu, huyết thanh, pH 7,2-7,6. Ở canh thang đường, liên cầu khuẩn mọc tạo thành những hạt nhỏ ở đáy, ít khi đục đều môi trường. Trên các môi trường đặc, liên cầu khuẩn tạo thành khuẩn lạc bé, đục, màu xám hoặc trắng xám. Trên thạch máu tùy loài liên cầu có thể thấy vòng tan huyết khác nhau: tan huyết dạng α, tan huyết dạng β, tan huyết dạng γ. 1.1.4. Tính chất sinh hóa: Không làm chảy lỏng gelatin, không khử nitrat thành nitrit, làm đông sữa, làm tan fibrin, lên men đường glucose, lactose, saccharose, lên men đường maltose không ổn định. 1.1.5. Enzym và sinh độc tố: Liên cầu gây bệnh sinh ngoại độc tố (enteroxin) với những tác động khác nhau:  Streptokinase: (fibrinolysin) có khả năng làm tan sợi huyết fibrin do biến plasminogen trong huyết tương thành plasmin. Plasmin có tính làm tan sợi huyết và protein. Streptokinase có tính kháng nguyên mạnh tạo kháng thể là ASK (antistreptokinase).  Streptodonase có tác dụng thủy giải DNA. 19/52  Hyaluronase có tác dụng làm tan Hyaluronic (tạo liên kết ở mô liên kết) giúp vi khuẩn lan tràn dễ dàng. Hyaluronidase có tính kháng nguyên và tạo kháng thể ASH (anti strepto hyaluronidase).  Hemolysin Streptococci nhóm A, có hai loại hemolysin: o Streptolysin O: có tác dụng làm tan hồng cầu ở môi trường không có oxy. Có tính kháng nguyên mạnh, kích thích cơ thể tạo kháng thể ASO (anti streptolysi O). Định lượng kháng thể này giúp chẩn đoán bệnh do Streptococci nhóm A o Streptolysin S: Có khả năng ly giải hồng cầu, có tính kháng nguyên kém.  Độc tố gây ban đỏ (Erythrogenic toxin): có bản chất protein gây những nốt đỏ trong bệnh tinh hồng nhiệt.  DPNase (Diphosphopyridin Nucleotidase): có tác dụng giải phóng nicotinamid từ DPN. Enzym này có ở vài loài vi khuẩn Streptococci nhóm A có tác động độc đối với bạch cầu. 1.1.6. Cấu trúc kháng nguyên: Cấu tạo kháng nguyên của Streptococci rất phức tạp đa số các lọai kháng nguyên chiết xuất từ vách tế bào vi khuẩn. Nghiên cứu cơ bản về cấu trúc kháng nguyên của Streptococci dựa vào cấu trúc huyết thanh học và phân 4 phần kháng nguyên:  Kháng nguyên C: có trong vách tế bào vi khuẩn (cell wall). Lancefield đã vựa vào chất này để phân loại Streptococci thành các nhóm từ A-U.  Kháng nguyên T: Có bản chất là protein, bị hủy bởi acid và nhiệt, kháng nguyên này không liên quan gì đến độc tính của vi khuẩn.  Protein M: liên quan đến độc tính và tính miễn dịch của vi khuẩn. Dựa trên protein M, Griffith đã chia Streptococci nhóm A thành 60 týp khác nhau.  Kháng nguyên P: liên quan đến nucleoprotein cấu tạo phần lớn thân vi khuẩn. 1.1.7. Sự đề kháng: o Với nhiệt độ: đa số bị diệt ở 500C/30-60 phút. Với phương pháp khử Pasteur ở 620C/30 phút diệt được hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trong sữa. o Với hóa chất và kháng sinh: rất dễ bi hủy bởi các chất sát khuẩn thông dụng Streptococci tiêu huyết β nhóm A thường nhạy cảm với penicillin với liều thấp. 1.2. Khả năng gây bệnh. 20/52 1.2.1. Streptococci tan huyết dạng β nhóm A: là nguyên nhân gây nhiều bệnh nhiễm cấp tính chuyên biệt, không chuyên biệt và biến chứng hậu nhiễm Streptococci.  Bệnh nhiễm cấp tính không chuyên biệt: Bình thường gây viêm họng, nhiễm khuẩn ngoài da (chốc), gây nhiễm khi phỏng và có vết thương, gây viêm âm đạo, viêm vòi tử cung, viêm tai có thể đưa đến nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não tủy. Nếu lúc sinh dùng dụng cụ không được tiệt trùng có nhiễm Streptococci hemolyticus gây sốt hậu sản. Viêm màng trong tim: trạng thái cấp tính van tim bị hủy hoại nhanh chóng đưa đến suy tim trong vài ngày, vài tuần đưa đến tử vong. Trường hợp bán cấp thường xảy ra ở những bệnh nhân bị hư van tim bẩm sinh.  Bệnh nhiễm cấp tính chuyên biệt − Viêm quầng: là bệnh nhiễm khuẩn da và mô dưới da cấp tính do Streptococci − Bệnh tinh hồng nhiệt: bệnh nhiễm trùng cấp tính của amiđan hay nhiễm trùng da do Streptococci nhóm A. Thường sau 2-3 ngày bị bệnh nhiễm trùng ở họng hay ở trên da thì bệnh nhân có biểu hiện phát ban. Các ban đỏ nhạt hoặc đỏ tươi xuất hiện ở phía trên thân thể trước, sau đó lan ra tay, chân. Ban đỏ có ở cả trên mặt, nhưng xung quanh miệng thì có quầng trắng.  Biến chứng hậu nhiễm Streptococci Truyền nhiễm từ người này sang người khác do nước bọt hay nhiễm khuẩn da. Biến chứng hậu nhiễm có thể xảy ra thành dịch nhỏ, phần lớn ở trẻ em.  Thấp khớp cấp tính và viêm màng trong tim: Đây là phản ứng miễn dịch gây tai hại ở dịch hoạt và màng trong tim. Cơ chế là streptolysin O tạo kháng thể ASO. Phức hợp kháng nguyên - kháng thể này gắn lên dịch hoạt gây viêm. Hoặc streptolysin O có epitope như ở tế bào dịch hoạt màng trong tim nên kháng thể chống streptolysin O sẽ chống luôn dịch hoạt và màng trong tim gây viêm. Bệnh thường xảy ra sau khi bị viêm họng. Đây là một biến chứng gây tai hại ở dịch hoạt của khớp và màng trong tim gây viêm khớp và viêm màng trong tim.  Viêm cuộn tiểu cầu thận cấp tính: Bệnh thường xảy ra sau khi bị nhiễm khuẩn ngoài da. Bệnh xảy ra do phản ứng kháng nguyên - kháng thể ở cầu thận. Ở tình trạng cấp tính đi tiểu ra máu, phù, huyết áp tăng… có thể dẫn đến tử vong. Bệnh có thể trở thành mãn tính, cuối cùng suy thận. 1.2.2. Streptococci nhóm B. Gây bệnh ở cơ quan sinh dục hay đường tiểu. Điều trị bằng Penicillin G nhưng yếu, nên phối hợp Penicillin G với Gentamycin. 21/52 1.2.3. Streptococci tan huyết dạng α. Gồm S. viridans, S.salivarius, S.mitis, S.mutans. Cho huyết giải α, không tan trong mật và không bị ngăn chặn bởi optochin. Nhóm này có trong đường hô hấp nhất là ở miệng. Nếu ở miệng có tổn thương (nhổ răng), chúng vào máu gây viêm màng trong tim. 1.2.4. Streptococci không tan huyết (Streptococci nhóm D). Gồm S.feacalis, S.feacium, nằm trong nhóm Enterococcus sống cộng sinh trong ống tiêu hóa của người và thú. Gây bệnh nhiễm trùng cơ hội đường tiểu. Sự hiện diện của chúng trong nước có thể chứng minh nước bị nhiễm phân. Đặc điểm: chịu được 40% mật và tác động của natri azit và phát triển được trên môi trường nuối cấy thông thường. 1.3. Chẩn đoán − Xét nghiệm trực tiếp: lấy bệnh phẩm từ nơi nhiễm: mủ, máu, dịch tiết vết thương bề mặt, nước tiểu… trải trên lam kính, nhuộm soi dưới kính hiển vi có hình dạng chuỗi đặc trưng của vi khuẩn. Hoặc lấy bệnh phẩm rồi tiến hành phân lập trên thạch máu, tìm khóm nhỏ huyết giải β. − Xét nghiệm giáp tiếp: định lượng ASO, bình thường có hàm lượng 200µg/ml, nếu bệnh nặng tăng lên 800µg/ml. 1.4. Phòng bệnh − Phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh đường hô hấp và ngoài da do Streptococci nhóm A bằng penicillin G và erythromycin với liều thích hợp. − Áp dụng biện pháp phòng ngừa Streptococci đối với những người đã bị bệnh thấp khớp do Streptococci (dùng penicillin). − Diệt khuẩn Streptococci tiêu huyết β nhóm A ở những người mang mầm bệnh và hạn chế những người này tiếp xúc phòng mổ, phòng sanh, nhà trẻ… − Khử khuẩn thực phẩm đặc biệt nhất là sữa. 1.5. Điều trị: 22/52 Kháng sinh Penicillin G, Erythromycin hoặc có thể phối hợp Penicillin G với Gentamycin như trường hợp bệnh nhiễm trùng do Streptococci nhóm B. 2. Vi khuẩn gây bệnh lao (MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS) M. tuberculosis gây bệnh lao được Robert Koch tìm ra năm 1882 mặc dù bệnh lao đã được mô tả từ nhiều thế kỉ trước. 2.1. Đặc điểm sinh học 2.1.1. Hình thể Trực khuẩn lao hình que dài, mảnh dẻ hơi cong, dài 2 - 4 μm, ngang 0,2- 0,5 μm, đôi khi phân nhánh hay có dạng sợi. Vi khuẩn lao không di động, không sinh bào tử, dễ tập hợp với nhau thành đám trong môi trường lỏng. Vi khuẩn lao rất khó bắt màu thuốc nhuộm Gram nên thông thường dùng phương pháp nhuộm kháng acid – cồn.Vi khuẩn lao đề kháng với nhiều tác nhân vật lý, hóa học như chất tẩy, acid, base… 2.1.2. Tính chất cấy Vi khuẩn lao tăng trưởng rất chậm (2-3 tuần) do có thời gian thế hệ từ 15-22 giờ, so với các vi khuẩn thường khác từ 20-30 phút. Do đó việc nuôi cấy để nhận dạng vi khuẩn cần nhiều thời gian từ 4 đến 6 tuần. Để nuôi cấy vi khuẩn có thể sử dụng nhiều loại môi trường: môi trường rắn chọn lọc có chứa kháng sinh như carbenicillin, polymixin, trimethoprim, amphotericin B để diệt vi khuẩn và vi nấm. Một số môi trường chọn lọc và không chọn lọc có thể dùng nuôi cấy vi khuẩn lao: o Môi trường lỏng như môi trường Dubos o Môi trường rắn như Lowensten-Jensen. Thành phần chủ yếu của môi trường này chứa trứng, bột khoai tây, glycerol… Môi trường trứng có ưu điểm là thời gian lưu trữ dài thích hợp cho sự tăng trưởng chậm của vi khuẩn lao và cho tỷ lệ dương tính cao. Ngoài ra môi trường này còn dùng để giữ chủng vi khuẩn lao. Sau 2-4 tuần nuôi cấy trực khuẩn lao cho những khuẩn lạc xù xì (dạng R) giống như bông cải màu vàng lợt. 23/52 2.1.3. Sức đề kháng Trực khuẩn lao có sức đề kháng cao với các chất acid, cồn, base và các thuốc sát khuẩn phải có nồng độ cao và thời gian tiếp xúc lâu mới diệt được vi khuẩn. Trong rác ẩm ướt vi khuẩn lao sống được bốn tháng, trong nước dạ dầy vi khuẩn lao sống được 6 giờ, trong đờm khô sống 2 tháng, ở quân áo trong bóng tối sống được vài tháng. Tuy nhiên nhiêt độ, tia tử ngoại diệt được vi khuẩn dễ dàng. Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp diệt vi khuẩn sau 50 phút. Sữa bò có trực khuẩn lao phải đun 65-700C/30 phút diệt được vi khuẩn lao. 2.1.4. Cấu tạo hóa học Thành tế bào vi khuẩn đóng một vai trò rất quan trọng. Thành tế bào có thể gây nên phản ứng quá mẫn muộn, tạo ra khả năng chống lại sự nhiễm khuẩn. Các yếu tố của thành tế bào gồm: o Lipid: các mycobacteria rất giàu lipid bao gồm các acid béo (patty acid) và chất sáp (Waxes). Lipid thường liên kết với protein và polysaccharide. Thành phần lipid chiếm khoảng 40% của trọng lượng khô tế bào, có vai trò quan trọng về tính kháng acid-alcool của vi khuẩn. Những M.tuberculosis có yếu tố tạo thừng (cord factor), làm cho vi khuẩn khi mọc sắp xếp thành chuỗi song song và xoắn lại vào nhau. Như sợi thừng (serpentin cord). Yếu tố tạo thừng liên quan đến độc tính của vi khuẩn vì nó có tác dụng ngăn cảng sự di chuyển của bạch cầu. o Protein: có tác dụng gây hiện tượng mẩn cảm muộn và kích thích sinh kháng thể khi đưa vào cơ thể. o Polysaccharides: các type vi khuẩn lao khác nhau về thành phần polysaccharides. Chất này có thể gây nên hiện tượng quá mẩn tức thì và đóng vai trò như một kháng nguyên trong các phản ứng với huyết thanh bệnh nhân. 2.2. Khả năng gây bệnh 2.2.1. Các chất độc: M.tuberculosis không có ngoại độc tố. Tính độc là do các lipid trong đó chủ yếu là acid mycolic, có tác dụng bảo vệ vi khuẩn lao chống lại bạch cầu, gây độc cho cơ thể khi vi khuẩn bị chết. Một sản phẩm chuyển hóa quan trọng của vi khuẩn lao là chất Tuberculin. 24/52 Phản ứng Tuberculin: là phản ứng quá mẩn gây viêm tại chỗ. Nếu ta tiêm chất này vào trong da người đã bị nhiễm vi khuẩn lao sẽ xuất hiện quầng cứng đỏ (phản ứng dương tính), nếu tiêm trong da người chưa bị nhiễm vi khuẩn lao sẽ không thấy gì xảy ra (phản ứng âm tính). Ghi chú: − Phản ứng (+) : Đường kính ≥10 mm − Phản ứng (+/-) : Đường kính 5-9 mm − Phản ứng (-) : Đường kính < 5 mm Miễn dịch: Sự nhiễm khuẩn trong bệnh lao là nhiễm khuẩn nội bào. Mặc dù có sự thành lập kháng thể agglutinin, precipitin, opsonin…(các kháng thể có tác dụng trung hòa độc tố, hoạt hóa các tế bào thực bào) nhưng không có tác dụng bảo vệ cơ thể. Khi xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch tế bào được kích động với sự sinh sản của các tế bào lympho và hiện tượng hoạt hóa đại dịch bào. Các đại bạch bào được hoạt hóa sẽ làm tang các enzyme ly giải và các yếu tố tiêu diệt vi khuẩn khác để loại trừ các vi khuẩn sống. 2.2.2. Gây bệnh: Trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh lao, sự giảm sút sức đề kháng của cơ thể là một nguyên nhân quan trọng. Một người có thể nhiễm lao (có phản ứng dương tính với tuberculin) nhưng không bị bệnh lao. Nhưng nếu cơ thể bị suy giảm miễn dịch do một số yếu tố như suy nhược cơ thể do suy dinh dưỡng, lao động nặng, đái tháo đường, hút thuốc, bụi phổi…từ sơ nhiễm có thể trở thành mắc bệnh lao. Giai đoạn sơ nhiễm M. tuberculosis từ hạt bụi, hạt nước nhỏ…được hít vào phế nang, sau đó vào máu và sinh sản trong đại bạch bào. Các đại bạch bào và các lympho T sẽ được hệ thống miễn dịch đưa tới vị trí này. Các đại bạch bào liên kết với nhau làm thành của tế bào bị calci hóa và có những sợi bao quanh tế bào khổng lồ có vi khuẩn, đây là nang. Giai đoạn tiến triển Khi cơ thể suy nhược hoặc dưới tác động của các yếu tố bất lợi, vết thương phát triển tạo hang có mủ độc còn gọi là bã đậu (caseum). Hang có thể bị xơ cứng và nhốt vi khuẩn trong đó (lao xơ hay mạng tính). Trường hợp xấu, nang trở nên mềm, bã đậu được thải ra ngoài qua cuống phổi, đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm. 25/52 Ngoài phổi, vi khuẩn lao còn có thể khu trú tại nhiều tạng, cơ quan và gây bệnh như lao màng não, lao màng bụng, lao màng tim, lao hạch, lao xương, khớp, lao sinh dục – tiết niệu, lao ruột, thanh quản, lao da…Trong đó, lao màng não nguy hiểm dễ gây tử vong, lao xương – khớp để lai di chứng nặng nề. Người là tác nhân mang mầm bệnh, bệnh nhân có vết thương ở phổi chứa M. tuberculosis truyền nhiễm bằng những giọt nước bọt nhỏ khi ho, hay lây qua đường tiêu hóa. 2.2.3. Chẩn đoán Lấy mẫu: Trong bệnh lao phổi, lấy đàm vào buổi sáng khi thức dậy. Nếu không khạc được thì lấy chất nhờn từ cuống phổi do nuốt vào dạ dày bằng ống. Nếu nhiễm trùng màng não thì lấy dịch não tủy. Xét nghiệm vi khuẩn học: − Nếu là đàm sẽ nhuộm màu bằng phương pháp kháng acid – cồn. Nếu thấy vi khuẩn thì chắc chắn bị lao. − Nếu lấy từ dịch não tủy, cấy vào môi trường. Nếu không tìm thấy vi khuẩn có thể sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử PCR. Phương pháp này được áp dụng trong thời gian gần đây dựa trên độ phóng đại một đoạn gen đặc hiệu của M.tuberculosis là IS 6110 bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction). Sau đó nhận định bằng sắc ký điện di và so sánh với mẫu dương tính chuẩn. Phương pháp này có độ nhạy rất cao, có thể phát hiện được chỉ cần có một vi khuẩn lao trong bệnh phẩm. 2.2.4. Phòng ngừa Người là tác nhân gây mầm bệnh. Bệnh nhân có vết thương ở phổi chứ M. tuberculosis truyền nhiễm bằng những giọt nước bọt nhỏ khi ho, có khi do tay, vật dụng hay qua đường tiêu hóa. Chủng ngừa bằng BCG cho những người chưa tiếp xúc với vi khuẩn, nhất là trẻ sơ sinh. 2.2.5. Điều trị Các kháng sinh có tác động trên vi khuẩn lao gồm rifampicin, streptomycin, INH, ethambutol, PZA. Điều trị theo phác đồ 6 - 9 tháng hay 1 năm, tùy trường hợp và phải dùng phối hợp 3 tháng kháng sinh để tránh đề kháng. 3. Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu (CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE) 26/52 3.1. Đặc điểm 3.1.1. Hình thể Vi khuẩn bạch hầu hình que dài 2 – 6 μm, ngang 0,5 – 1 μm, có thể có dạng quả tạ với 2 đầu tròn và thường phình to ra hơn thân làm cho vi khuẩn có dạng hình chùy. Vi khuẩn xếp thành từng đám hình hàng rào, chữ V, X, Y…Vi khuẩn không di động, không có vỏ, không sinh bào tử. Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn Gram dương nhưng khi tẩy màu kéo dài dễ mất màu tím. Khi nhuộm với xanh methylen, chúng bắt màu không đều và có những chỗ bắt màu đậm hơn trông giống 1 chuỗi. Đôi khi thấy rõ sự nhuộm màu phân cực. 3.1.2. Nuối cấy C. diphtheriae hiếu khí, mọc tốt trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Khi mới phân lập vi khuẩn cần nhiều chất dinh dưỡng nên tốt nhất là dùng huyết thanh đông, thạch máu như thạch máu Kali tellurit hoặc môi trường Loeffler có huyết thanh. − Thạch máu Kali tellurit: ức chế sự phát triển của các vi khuẩn khác. Trên môi trường này có 3 loại khuẩn lạc: mitis, gravis và itermedius (khuẩn lạc có màu xám đen). − Thạch máu: khuẩn lạc vi khuẩn bạch hầu có tan huyết hoặc không. − Môi trường Loeffler có huyết thanh: vi khuẩn bạch hầu mọc rất nhanh so với trực khuẩn khác, sau 10-18 giờ có khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, bờ đều màu xám nhạt. 3.1.3.Tính chất sinh hóa Lên men một số loại đường nhưng không sinh hơi: glucose, mantose galactose, dextrin (đặc điểm để phân biệt với trực khuẩn giả bạch hầu vì hầu hết các trực khuẩn giả bạch hầu không lên men đường dextrin). Không lên men lactose, saccharose, mannit. Khử nitrat thành nitrit, không sinh H2S, sinh indol không làm chảy lỏng gelatin. Căn cứ vào một số tính chất nuôi cấy và độc lực người ta phân biệt 3 loại trực khuẩn bạch hầu: mitis, gravis và itermedius trong đó gravis gây bệnh nặng nhất. 3.1.4. Cấu tạo kháng nguyên 27/52 Chưa được biết rõ, có lẽ có một kháng nguyên không đặc hiệu chung cho cả nhóm (có nhiều ở loại gravis và itermedius, có ít ở loại mitis và một kháng nguyên đặc hiệu có nhiều ở mitis lại có ít ở 2 loại kia. 3.1.5. Sự đề kháng Có sức sống mạnh, sống lâu trong canh trùng nhiều tháng. Chịu được nhiệt độ 900C 1000C trong nhiều phút. Có sức đề kháng cao so với các vi khuẩn không nha bào khác đối với điều kiện ánh sáng, khô hanh và lạnh. Tuy nhiên dễ bị diệt bởi nhiệt và ánh sáng trong điều kiện ẩm 600C/15 phút. 3.2. Khả năng gây bệnh Trực khuẩn C. diphtheriae là tác nhân gây bệnh bạch hầu ở người do có khả năng sản xuất ngoại độc tố protein rất mạnh, tuy nhiên vi khuẩn chỉ cố định tại yết hầu thường gặp nhất là ở trẻ em. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng gặp nhiều về mùa lạnh, chủ yếu lây trực tiếp qua đường hô hấp khi bệnh nhi nói, ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra có thể lây gián tiếp qua áo quần của bệnh nhi. Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính, có thể gây thành dịch và tỷ lệ tử vong tương đối cao nếu không điều trị kịp thời. Vi khuẩn bạch hầu vào đường hô hấp, cư trú ở niêm mạc hầu. Vi khuẩn tạo thành màng giả chung quanh amygdal, phát triển ra vòm miệng rồi cuống họng và gây viêm hạch, đặc biệt nguy hiểm do tiết ra độc tố. Viêm thanh quản do bạch hầu đặc biệt nghiêm trọng, có thể gây tử vong do độc tố gây ngẹt thở. Bệnh có 2 biểu hiện chính là: Tại chỗ: nhiễm khuẩn và nhiễm độc. Sốt vật vã, khó thở. Màng giả màu xám xanh có thể lan nhanh khắp vòm hầu. Hạch dưới hàm vùng cổ sung to. Toàn thân: tình trạng nhiễm độc, biểu hiện lâm sàng từ nhẹ đến nặng và đưa đến các biến chứng sau: − Viêm cơ tim: nhịp tim không đều, nhịp nhanh hay chậm nghe mờ, có âm thổi bất thường. Biến chứng tim gặp ở 2/3 trường hợp − Viêm dây thần kinh ngoại biên. − Liệt vòm hầu: nói ngọng nốt khó. − Liệt cơ mắt: mất khả năng điều tiết, lé, − Liệt cơ tứ chi Vi khuẩn bạch hầu truyền từ người này sang người khác qua đường không khí khi người bệnh viêm thanh quản hay bệnh nhiễm nhưng không biểu lộ. 28/52 3.3. Chẩn đoán 3.3.1. Xét nghiệm trực tiếp Corynebacterium cộng sinh. Muốn khẳng định C.diphtheriae độc phải sử dụng các test in vitro và in vivo trên chuột. Có thể khảo sát hình dạng khuẩn lạc bằng cách nuôi cấy. Lấy bệnh phẩm bằng que ngoáy xung quanh màng giả ở amygdal, trải trên lam và nhuộm bằng xanh methylen. Tìm hình dạng đặc trưng của C.diphtheriae, nhưng chỉ có tính dự đoán. 3.3.2. Xét nghiệm gián tiếp: Thử độc lực: thử nghiệm in vitro và phản ứng huyết thanh, bằng phương pháp khuếch tán trong bản thạch: trong hộp petri có chứa thạch maltoselactat và 20% huyết thanh ngựa, đặt một miếng giấy lọc chứa kháng độc tố C.diphtheriae. Sau khi môi trường đặc lại, cấy vi khuẩn vuông góc với băng giấy tẩm kháng độc tố ủ 24 giờ. Nếu vi khuẩn sản xuất độc tố sẽ có kết tủa. 3.4. Phòng ngừa và điều trị Bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc-xin ngừa bạch hầu, thường được phối hợp với vắc-xin uốn ván và ho gà. − Trị liệu phối hợp kháng sinh và huyết thanh kháng độc tố bạch hầu SAD (Serum Anti Diphtheriae). − Có thể dùng kháng sinh như penicillin, nếu dị ứng dùng erythromycin, amoxicillin, clindamycin. 4. Não cầu khuẩn (NEISSERIA MENINGITIDIS) Neisseria meningitidis là tác nhân chỉ gây bệnh ở người, được phân lập từ dịch não tủy bệnh nhân bị viêm màng não. 4.1. Đặc điểm 4.1.1. Hình thể 29/52 Cầu khuẩn Gram âm hình hạt cà phê sắp xếp song cầu, đối mặt nhau bởi mặt lõm, đôi khi xếp dạng 4 vi khuẩn hoặc tụ lại. Vi khuẩn không sinh bào tử, không vỏ, không có lông, không di động. 4.1.2. Nuôi cấy N. meningitidis là loại vi khuẩn ái khí yếm khí tùy ngộ, không phát triển được trên các môi trường dinh dưỡng thông thường, mọc tốt trên môi trường có huyết thanh. pH 7,2-7,4, nhiệt độ thích hợp 360C-370C. Trên môi trường đặc tạo thành khuẩn lạc trong, ướt 2-3mm, ở canh thang huyết thanh vi khuẩn mọc đục và cặn ở đáy. 4.1.3. Tính chất sinh hóa Không làm chảy lỏng gelatin, không làm thay đổi môi trường sữa, lên men đường glucose và maltose, oxidase dương tính. 4.1.4. Sức đề kháng Cầu khuẩn màng não có sự đề kháng yếu, đun 600C chết sau 10 phút, dung dịch phenol 1% bị diệt sau 1 phút. Cầu khuẩn màng não rất nhạy cảm với môi trường lạnh. 4.2. Khả năng gây bệnh Gây bệnh ở người, não cầu xâm nhập qua mũi, hầu từ người bệnh bằng đường không khí. Từ mũi, hầu, vi khuẩn phân tán vào máu và đến nhiễm màng não tủy, gây viêm màng não mủ, đôi khi phóng thích nội độc tố do tiêu giải cầu khuẩn tạo ban đỏ. Viêm mũi hầu do não cầu tạo 2 dạng lâm sàng: − Viêm màng não tủy: não cầu từ máu xâm nhập màng nảo tủy gây viêm với những biểu hiện sốt cao, cứng gáy, ói mửa… − Dạng nhiễm khuẩn huyết: nặng, sốt cao, ban đỏ và đôi khi tạo sốc. 4.3. Chẩn đoán Lấy mẫu bệnh phẩm: Quệt cổ họng, máu, dịch não tủy, dịch khớp. Nhuộm Gram: cặn lắng dịch não tủy, quệt cổ họng, vật liệu lấy từ đốm xuất huyết đem nhuộm Gram sẽ thấy song cầu Gram âm hình hạt cà phê, nằm trong hay ngoài tế bào bạch cầu đa nhân. 30/52 Nuôi cấy: cấy bệnh phẩm lên thạch máu, thạch chocolate, có chứa các loại kháng sinh như Vancomycin, colistin, amphotericin B , trimethoprim. Ủ ở 370C trong điều kiện kỵ khí. Các phản ứng sinh hóa: oxidase dương tính, glucose , maltose dương tính. Phản ứng huyết thanh học: phát hiện kháng nguyên vỏ polysaccarit của não mô cầu (N.meningitidis) bằng phản ứng ngưng kết latex hay phản ứng ngưng kết hồng cầu. 4.4. Phòng ngừa − Thực hiện các biện pháp vệ sinh chống dịch chung: phát hiện sớm bệnh nhân, điều trị kịp thời và cách ly người bệnh. − Dùng vắc-xin phòng ngừa Meningococcus từ các serotyp C, B chứa polysaccharide đặc hiệu. 4.5. Điều trị. Nếu điều trị sớm có hiệu quả, dùng các kháng sinh qua được màng não tủy như cephalosporin III. 5. Phế cầu khuẩn: Streptococcus pneumonia 5.1. Đặc điểm Phế cầu khuẩn (Pneumococci) là vi khuẩn Gram dương sống trong họng người, có thể gây viêm phổi, viêm xoang, viêm họng… Vi khuẩn thường xếp dạng cặp đôi, có nang, đôi khi xếp dạng chuỗi khi nuôi trong môi trường lỏng. Nang của Pneumococci cấu tạo bởi polysaccharid và có tính kháng nguyên. Pneumococci dễ bị phân hủy bởi những chất hoạt động bề mặt như muối mật. 5.2. Nuôi cấy Pneumococci có năng lực trong yếu, không sống được trong thiên nhiên, cần môi trường phong phú nuôi cấy. Có thể dùng các môi trường: Brain Heart Infusion (BHI), thạch máu, thạch chocolate…Vi khuẩn hiếu khí nhưng tăng trưởng tốt trong điều kiện có 10% CO2 ở 370C. Trên môi trường thạch máu cho huyết giải α và phân biệt được 2 dạng khuẩn lạc: 31/52  Dạng S (Smooth): tròn đường kính khoảng 0,5-1mm, mặt bóng hơi lõm. Đó là những vi khuẩn có nang và có khả năng gây bệnh. Khi vi khuẩn mất nang sẽ mất độc tính.  Dạng R (Rough): bờ không đều, mặt gồ ghề, khô. Đó là những vi khuẩn không nang và không có khả năng gây bệnh. 5.3. Kháng nguyên  Kháng nguyên nang Nang cấu tạo bởi Pneumococci có tính chuyên biệt. Nhờ kháng nguyên nang có thể chia Pneumococci thành 85 serotype. Kháng nguyên nang gây miễn dịch chủ động và kháng thể có tính bảo vệ cao nên có thể dùng kháng nguyên làm vaccin.  Kháng nguyên thân Protein M: Tương tự như kháng nguyên M của Streptococci tuy nhiên không có ý nghĩa chống lại bệnh. Kháng thể được thành lập không có tác dụng bảo vệ như kháng thể của Streptococci. Carbohydrat C: có tính chuyên biệt cho loài. Đây là kháng nguyên của thành tế bào. Thành phần gồm bốn acid amin: lysin, serin, a. glutamic và alanine và bốn đường Dglucosamin, D-galactosamin, a. muramic và muramic acid phosphat. C-substance có thể kết tủa với β-globulin của serum (C-reactive protein), β-globulin này tăng nhiều trong hội chứng viêm nên dùng để đo hội chứng viêm. 5.4. Khả năng gây bệnh Nhờ có nang phế cầu khuẩn thoát khỏi sự thực bào và sinh sản nhanh tạo phản ứng viêm với nhiều bạch bào đa nhân và sợi huyết. Sự hiện diện của sợi huyết cho thấy tính chất trầm trọng của viêm màng phổi nhất là viêm ở mang não tủy vì fibrin ngăn chặn sự khuếch tán của kháng sinh và sự lưu chuyển của dịch não tủy. Từ tiêu điểm nhiễm khuẩn ở tai mũi họng, vi khuẩn phân tán vào tĩnh mạch và mạch bạch huyết, có thể gây viêm màng não tủy. Phế cầu khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp dưới (viêm phổi, phế quản, viêm phổi thùy và viêm màng phổi). Ngoài ra gây viêm tai-mũi-họng, xoang, tai, viêm màng não tủy. 32/52 5.5. Chẩn đoán  Lấy mẫu bệnh phẩm: bệnh phẩm là đàm, mủ, máu, nước não tủy, dịch khớp  Nhuộm Gram: có dạng cặp đôi, hình ngọn nến, có nang.  Nuôi cấy: trên môi trường thạch máu, thạch chocolate. Ủ ở 370C trong bình kỵ khí (5-10% CO2).  Thử nghiệm: o Tan bởi muối mật: vi khuẩn tan bởi muối mật. o Tính nhạy cảm với optochin: vi khuẩn nhạy cảm với optochin. o Lên men đường Inulin: phản ứng dương tính. o Thử nghiệm độc tính ở chuột: vi khuẩn có độc tính trên chuột. 5.6. Trị liệu Pneumococci nhạy cảm với nhiều loại kháng, nếu điều trị sớm khả năng phục hồi rất nhanh. Nhạy với penicillin G và nhiều kháng sinh khác như chloramphenicol, macrolid. Đề kháng với sulfamid và tetracyclin. 5.7. Dịch tễ học Mặc dù là vi khuẩn gây bệnh chuyên biệt nhưng chúng là vi khuẩn sống trong họng nên có thể gọi là vi khuẩn gây bệnh cơ hội (40-70% người khỏe có mang Pneumococci độc nhưng không gây bệnh do niêm mạc có khả năng đề kháng cao). Bệnh không gây dịch, thường là tự nhiễm vì vi khuẩn cộng sinh, xảy ra vào mùa lạnh. Trẻ em, người già, những người mắc bệnh viêm mãn tính như xơ gan, ung thư, suy giảm miễn dịch dễ nhiễm bệnh bởi phế cầu khuẩn (phải chủng ngừa). Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Văn Thanh và cộng sự. Vi sinh học –Trường Đại học Y Dược TP.HCM Khoa Dược, năm 2011. 2. Nguyễn Thanh Bảo và cộng sự. Vi khuẩn học- Bộ Y Tế, Trường Đại học Y Dược TP.HCM Khoa Y, năm 2011. 3. Trần Bình và cộng sự. Vi sinh Y học Sở Y Tế, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Y Tế TP.HCM, năm 2000. 4. World Health Organization. Identification of Streptococcus pneumoniae. Laboratory Methods for the Diagnosis of Meningitis caused by N. meningitidis, S. pneumoniae and H. influenzae. 1999. 27-30. 33/52 Bài 9 VI KHUẨN GÂY BỆNH NGOÀI DA Mục tiêu học tập 1. Mô tả được cấu trúc tổng quát của vi khuẩn. 2. Nêu được khả năng gây bệnh và cách truyền nhiễm. 3. Trình bày được các nguyên tắc điều trị bệnh nhiễm. 1. Tụ cầu khuẩn STAPHYLOCOCCUS AUREUS 1.1. Đặc điểm sinh học 1.1.1. Hình thể Hình cầu, đường kính khoảng 1µm, sắp xếp dạng chùm nho đặc trưng. S.aureus bắt màu Gram dương, nhưng có thể biến thành Gram âm khi canh cấy già. Không di động, không sinh bào tử. Có khả năng đề kháng với nhiệt độ, đề kháng tốt hơn vi khuẩn khác với những chất tẩy trùng, chịu được tác động của áp suất thẩm thấu. S.aureus có khả năng sản xuất men catalase là đạc điểm để phân biệt với Streptococci. Vi khuẩn cón có khả năng tiết ra β –lactamase nên đề kháng được các β – lactamin. 1.1.2. Nuôi cấy Mọc dễ dàng trên hầu hết các môi trường nuôi cấy thông thường, trong điều kiện hiếu khí, vi hiếu khí tùy nghi. Nhiệt độ thích hợp 370C, nhưng ở nhiệt độ 25-300C là tốt nhất tiết sắc tố carotenoid: ð-carotenoid và rubixanthene. Khi nuôi cấy ở 200C-240C trong môi trường giàu chất dinh dưỡng có thể cho những khuẩn lạc vi khuẩn màu vàng, tròn, lồi cao, trên thạch máu có thể cho huyết giải β hoặc γ. 1.1.3. Tính chất sinh hóa Phân hủy protein, gelatin, làm đông sữa, đông huyết tương? Khử nitrat thành nitrit, sinh urease, catalase, phosphatase, sinh ammoniac, H2S. Lên men đường glucose, maltose, saccharose, manitol, glycerin. Các tụ cầu gây bệnh có khả năng sinh men phân 34/52 hủy arginine. Người ta đã phát hiện mối liên hệ giữa hoạt tính men arginase và mức độ sinh anpha-toxin 1.1.4. Đề kháng Tụ cầu có sức chịu đựng cao đối với khô hanh, lạnh, đối với ánh sáng mặt trời và các chất sát khuẩn. Ở điều kiện khô, tụ cầu sống hơn 6 tháng, ở bụi sống 50-100 ngày, sự tan rã băng nhiều lần không làm chết tụ cầu. Tụ cầu có sức đề kháng cao với kháng sinh và có khoảng 70-80% kháng cùng lúc với 4-5 loại kháng sinh. Đun 800C chết sau 10-60 phút, đun sôi chết trong chốc lát. Dung dịch phenol 5% diệt tụ cầu sau 15-30 phút. Tụ cấu rất nhạy cảm với thuốc nhuộm analin, chủ yếu vert brilliant nên thường dùng để điều trị các bệnh viêm mủ ngoài da. 1.1.5. Cấu trúc kháng nguyên S.aureus chứa nhiều polysaccharide và protein có tính kháng nguyên và những chất khác quan trọng trong cấu trúc vách tế bào. Polysaccharide A được tách từ thành tế bào, là yếu tố độc lực được sản xuất từ các chủng gây bệnh như S.aureus. Polysaccharide B có ở tế bào các chủng tụ cầu không gây bệnh được sản xuất bởi S.albus. Polysaccharide C là kháng nguyên cá thể Kháng nguyên của nang: chỉ có ở một số loại S.aureus sản xuất mucoid, kháng nguyên chứa khoảng 70% carbohydrat (trong đó có khoảng 1/3 là glucosamine) nó có thể chống lại thực nào. Theo phân loại mới thì tụ cầu chia ra làm 3 loài: S.aureus. S.epidermidis, S. saprophiticus. 1.1.6. Độc tố và enzyme 1.1.6.1. Độc tố − Staphylosin: ngoại độc tố gây hoại tử mô. Là một hemolysin α, β, γ có ở những chủng vi khuẩn gây bệnh. Vết thương bị lở do tác dụng của độc tố loại này. − Leucocidin: diệt bạch bào đa nhân. − Exfoliatin: là loại ngoại độc tố gây tróc mảng da, có tính hướng da, tạo những vết bỏng. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em. − Enterotoxin: ngoại độc tố gây ngộ độc thức ăn hay viêm ruột cấp tính, chỉ có ở một vài chủng. Gây tiêu chảy vài ngày rồi hết. 35/52 − Độc tố gây hội chứng sốc. 1.1.6.2. Enzym − Coagulase: làm đông đặc huyết tương, đây là đặc điểm quan trọng nhất của tụ cấu (S.aureus có Coagulase (+) là gây bệnh). Enzym làm đông đặc fibrin, tạo ra một vách che chở vi khuẩn nằm, dùng chymotrypsin và tetracyclin thủy giải chất này. − Fibrinolysin:cũng có ở những chủng gây bệnh, nó thủy giải fibrin làm tan cục máu đông thành những cục nhỏ làm nghẻn mạch. − Hyluronidase:là enzyme thủy giải acid hyaluronic, giúp vi khuẩn lan tràn trong mô cơ thể. − β-Lactamase: phá hủy vòng β-Lactamin, được sản xuất bởi những chủng đề kháng. − Lipase: phá hủy lipid − Proteinase: phá hủy protein 1.2. Khả năng gây bệnh Vi khuẩn sống cộng sinh trên da, mũi họng của người. Thông thường chúng không nguy hiểm, nhưng chúng có thể gây bệnh khi vượt qua hàng rào bảo vệ của da, màng nhày, đó là khi lớp da bị tổn thương, nhổ răng, đau tai… S.aureus gây vết thương mưng mủ và hoại tử mô, đặc biệt máu nhiễm khuẩn có thể dẫn đến viêm phổi, viêm màng trong tim, viêm màng não, viêm tủy. − Vết thương trên da, dưới niêm mạc  S. aureus gây một bệnh trên da gọi là hội chứng bỏng da (bệnh Ritter). Da trở nên đỏ, nhăn nheo và dễ vỡ khi đụng phải với một vùng nhám xung quanh và sau đó tróc da.  Phổ biến hơn là bệnh chốc lở. Ở đây nhiễm trùng xảy ra ở bề mặt nông hơn, giống như một miếng băng gắn lên phía ngoài da. Bệnh chốc lở xuất hiện như những vết phồng rỉ nước vàng. Chốc lở có thể xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể nhưng thường thấy ở vùng xung quanh mũi và trên môi khi có sổ mũi. − Hội chứng sốc do độc tố: S. aureus sản xuất độc tố, gây sốt nhanh, nôn mửa và tiêu chảy, sau đó đau họng, đau cơ và phát ban rồi tróc da, nhất là trong lòng bàn tay và bàn chân. Huyết áp tăng đột ngột dẫn đến sốt và trụy tim. Hội chứng sốc là do vi khuẩn theo máu xuất hiện nhiều nơi trong cơ thể. 36/52 − Viêm tai - mũi - họng: viêm amygdal, viêm xoang. − Nhiễm khuẩn huyết: biến chứng từ việc không chữa trị các bệnh trên − Ngộ độc do thứ ăn: Do một số chủng tụ cầu sinh độc tố gây nên với các triệu chứng tiêu chảy nặng, buồn nôn dữ dội, nôn, đau bụng xuất hiện 2-3 giờ sau khi ăn, bình phục trong vòng 24 - 48 giờ. − Viêm ruột cấp tính: Thường gặp ở các bệnh nhân uống kháng sinh phổ rộng, trong thời gian dài dẫn đến diệt những vi khuẩn nhạy cảm ở ruột và làm phát triển chủng tụ cầu sinh độc tố gây nên chứng bệnh. 1.3. Chẩn đoán − Mẫu bệnh phẩm: mủ, dịch tiết niêm mạc, đờm, máu, chất nôn, thực phẩm. − Cấy vi khuẩn trên thạch máu: khuẩn lạc tròn, có thể cho huyết giải β hoặc γ, xem săc tố khúm. Lên men manitol. − Khảo sát dưới kinh hiển vi thấy vi khuẩn Gram dương xếp dạng chùm nho đặc trưng. − Làm phản ứng coagulase(+), catalase (+). 1.4. Điều trị Penicillin G, Cephalosporin. Nếu vi khuẩn đề kháng methicillin và cephalosporin thì dùng vancomycin. 2. Vi khuẩn gây bệnh phong (MYCOBACTERIUM LEPRAE) 2.1. Đặcđiểm sinh học. 2.1.1. Hình thể Hình que dài (8µm), mảnh, thẳng, đôi lúc hơi cong, không di động không sinh bào tử. Chúng hiện diện trong tế bào, đôi khi thấy tư do bên ngoài các hạch lympho. Vi khuẩn thường sắp xếp song song thành nhóm giống như các điếu thuốc trong gói thuốc lá. 2.1.2. Nuôi cấy Nuôi cấy L.lepre trên môi trường nhân tạo đều không thành công. 2.1.3. Sinh độc tố 37/52 2.1.4. Sức đề kháng Mycobacterium leprae là tác nhân gây bệnh phong (bệnh Hansen), được Gerhard Armauer Hansen tìm ra năm 1874. Đây là những trực khuẩn, bắt màu đỏ trong phương pháp nhuộm kháng acid – cồn. Vi khuẩn phong chưa nuôi cấy được ở môi trường trong phòng thí nghiệm. Người là tác nhân mang mầm bệnh. Bệnh lây qua những vết thương ở da do tiếp xúc với chất tiết từ vết thương bệnh nhân phong. Vi khuẩn tìm thấy rất nhiều trong dịch tiết từ nước mũi, vết thương dạng ác tính, dạng nhẹ ít vi khuẩn hơn. Bệnh lây truyền khá chậm trong vùng có dịch. Vi khuẩn thải ra có thể sống 1 – 2 ngày, mi ngày một người có thể thải ra 108 vi khuẩn. 2.2. Khả năng gây bệnh Mycobacterium leprae gây những thương tổn mãn tính ở biểu mô và dây thần kinh. Bệnh tiến triển chậm, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài 3 – 6 năm. Bệnh có 2 dạng: − Dạng nhẹ (dạng phong củ): dạng bệnh phong lành tính. Bệnh nhân ở dạng này có miễn dịch tế bào còn hoạt động ở mức độ nhất định. Bệnh khu trú tại chổ, tổn thương thường thấy ngoài da và niêm mạc, tổn thương thần kinh nhẹ. Trên da có những vết nâu, không nhạy cảm, bao quanh bởi một gờ hay những sần nhỏ. Có rối loạn thần kinh, nhưng nhẹ, bệnh tiến triển chậm (trung bình 18 năm). − Dạng ác tính (dạng phong u): Vi khuẩn thâm nhiễm biểu bì tạo nhiều cục cứng và lở ở da, và ở nhiều cơ quan như thần kinh, xương, cơ, làm co rút cơ, có thể gây rụng đốt ngón tay, chân gây tàn phế. Tổn thương tạo thành u cục lớn ngoài da, nhất là vùng vách mũi, tai làm khuôn mặt bị dị dạng. Tổn thương dây thần kinh làm mất cảm giác. − Dạng phong trung gian: Có những biểu hiện lâm sàng nằm giữa 2 dạng trên Vi khuẩn được tìm thấy rất nhiều ở dạng phong u, ít hơn ở dạng phong củ. Vi khuẩn hiện diện trong tế bào, khu trú trong tế bào chất, không xâm nhập nhân. Da và thần kinh ngoại biên là nơi cư trú và tăng trưởng của vi khuẩn. Bệnh phong, ngay cả dạng phong u tiến triển cũng phải mất nhiều năm mới đưa tới giai đoạn cuối là chết. 2.3. Chẩn đoán  Trực tiếp Bệnh phẩm: Nhầy mũi, dịch vết loét, sinh thiết các cục phong. Nhuộm ZeihlNeelsen tìm vi khuẩn nội bào Trích từ dịch mũi hoặc vết thương ở da hoặc làm sinh thiết và nhuộm kháng acid – cồn tìm dạng vi khuẩn nội bào.  Gián tiếp: 38/52 Tiêm dưới da bệnh nhân chất Lepromin (là chất lọc điều chế từ phong củ), sau 2448 giờ. Sẽ cho phản ứng tăng cảm kiểu chậm giống như phản ứng tuberculin: − Phản ứng ứng tính : dạng phong củ − Phản ứng âm tính : dạng phong u do không còn miễn dịch. Phản ứng này có thể cho phản ứng chéo với tuberculin. 2.4. Miễn dịch học Đáp ứng miễn dịch trong bệnh phong liên quan chủ yếu đến miễn dịch tế bào. Có những người bị nhiễm vi khuẩn nhưng không phát triển thành bệnh do miễn dịch tế bào đầy đủ. Khi miễn dịch tế bào suy giảm, bệnh sẽ xuất hiện và có những biểu hiện lâm sàng. Nếu còn đáp ứng miễn dịch tế bào một phần, biểu hiện lâm sàng ở trạng thái phong củ với ít tổn thương, ít vi khuẩn trong mô, ít vi khuẩn thải ra chất nhày, do đó ít lây nhiễm. Nhưng nếu miễn dịch tế bào suy giảmbiểu hiện lâm sàng ở dạng phong u, với nhiều chất tiết ở mũi, vết thương ngoài da, là nguồn lây nhiễm lớn cho những người xung quanh. Suy giảm miễn dịch trong bệnh phong chủ yếu liên quan đến tế bào lympho T. 2.5. Dịch tễ học Người là tác nhân mang mầm bệnh. Bệnh lây qua những vết thương ở da do tiếp xúc với chất tiết của vết thương người bị bệnh hủi. Vi khuẩn tìm thấy rất nhiều trong dạng u, dạng phong củ ít hơn. Ngoài da và thần kinh còn có thể tìm thấy vi khuẩn ở đường hô hấp trên, gan thận, lách và máu. Lây truyền khá chậm trong các vùng có dịch. Vi khuẩn thải ra có thể sống 1-2 ngày, mỗi ngày một người có thể thải ra 108 vi khuẩn. 2.6. Điều trị − Phải phát hiện bệnh sớm để điều trị. Có thể dùng các kháng sinh như rifampicin, dapson, clofazimin, sulfon. Phối hợp thuốc để tránh đề kháng thuốc. Hiện nay, bệnh nhân phong được điều trị theo phác đồ phòng chống phong quốc gia. − Chủng ngừa bằng vaccin BCG nhưng hiệu quả không ổn định. 39/52 Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Văn Thanh và cộng sự. Vi sinh học –Trường Đại học Y Dược TP.HCM Khoa Dược, năm 2011. 2. Nguyễn Thanh Bảo và cộng sự. Vi khuẩn học- Bộ Y Tế, Trường Đại học Y Dược TP.HCM Khoa Y, năm 2011. 3. Trần Bình và cộng sự. Vi sinh Y học Sở Y Tế, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Y Tế TP.HCM, năm 2000. 4. Madigan, Martinko and Parker. Brock Biology of Microorganisms. 9th edition, 2000. Câu hỏi ôn tập 1. Đặc điểm và khả năng gây bệnh của S.aureus 2. Đặc điểm và khả năng gây bệnh của M.leprae 40/52 Bài 10 VI KHUẨN GÂY BỆNH LÂY LAN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC Mục tiêu học tập 1. Nắm được các đặc điểm về hình thái vi khuẩn, cách lây truyền. 2. Trình bày được năng lực gây bệnh, triệu chứng bệnh và biến chứng. 3. Nêu được các phương pháp xét nghiệm xác định vi khuẩn. 4. Phòng ngừa và điều trị được một số bệnh đường sinh dục do vi khuẩn gây ra. 1. Vi khuẩn gây bệnh lậu (Neisseria gonorrhoeae) 1.1. Đặc điểm sinh học 1.1.1. Hình dạng Vi khuẩn gây bệnh lậu do Neisser phân lập năm 1879 từ mủ ở đường sinh dục của bệnh nhân, đó là cầu khuẩn Gram âm, xếp thành từng cặp nên còn gọi là song cầu và úp đối mặt nhau giống như 2 hạt cà phê úp lại. Bệnh lậu dạng cấp tính, số lượng lậu cầu thường rất nhiều và nằm trong bạch cầu đa nhân. Bệnh lậu dạng mạn tính, số lượng lậu cầu ít hơn thường nằm ngoài tế bào. Lậu cầu là tác nhân gây bệnh chuyên biệt chỉ có ở người, truyền nhiễm trực tiếp do quan hệ tình dục với người bệnh. 1.1.2. Nuôi cấy Vi khuẩn hiếu khí kỵ khí tùy nghi, chỉ mọc tốt trên các môi trường nhiều chất dinh dưỡng như thạch máu, thạch chocolate, thạch Muller-Hinton... Nhiệt độ thích hợp 350C360C, không mọc được ở nhiệt độ 250C và 420C. Sau 48 giờ cho khúm có đường kính khoảng 1,5mm với đặc tính: lồi, óng ánh, nhầy. Khúm có thể trong hay đục, không tiêu huyết. Lậu cầu khuẩn ít hoạt tính sinh hóa, lên men glucose. 1.1.3. Sinh độc tố Lậu cầu khuẩn không sinh ngoại độc tố. Khi tế bào vi khuẩn bị dung giải, nội độc tố được giải phóng ra, là chất độc đối với người và động vật thử nghiệm. 41/52 1.1.4. Cấu trúc kháng nguyên Cầu khuẩn lậu có cấu trúc kháng nguyên không đồng nhất và có thể thay đổi cấu trúc bề mặt in vitro và là tính chất được xem như để tránh sức đề kháng của ký chủ. Cấu trúc bề mặt kháng nguyên gồm: Pili giúp vi khuẩn bám vào tế bào ký chủ và chống lại thực bào. Protein I tạo những lỗ nhỏ ở bề mặt qua đó một số chất dinh dưỡng đi vào bên trong vi khuẩn. Mỗi chủng lậu cầu có một loại protein I riêng khác nhau về tính kháng nguyên. Protein II làm kết dính các tế bào lậu cầu trong khóm và gắn tế bào lậu cầu vào tế bào ký chủ. Protein II hiện diện ở khuẩn lạc đục, có hay không có ở khuẩn lạc trong. Protein III có ở tất cả các lậu cầu, kết hợp với Protein I làm thành những lỗ nhỏ trên bề mặt tế bào. Lipopolysaccharid (LPS) có ở màng ngoài lậu cầu. Độc tính của lậu cầu phần lớn do LPS, tác động như nội độc tố. Những Protein khác: Một số Protein khác có tính kháng nguyên nhưng vai trò gây bệnh ít được biết. 1.1.5. Sức đề kháng Nhiệt độ lạnh và khô, vi khuẩn lậu chết nhanh, do vậy không bao giờ giữ bệnh phẩm ở điều kiện lạnh. Ở 560C sống được 5 phút, với formol 0,1%, phenol 1% vi khuẩn chết sau 1-5 phút. Ở trong lớp mủ mỏng và điều kiện ẩm vi khuẩn sống được một ngày. 1.2. Khả năng gây bệnh Bệnh lậu phải được khảo sát ở cả hai phái, ở trạng thái cấp tính hay mạn tính. Bệnh lậu ở đàn ông thường có triệu chứng viêm niệu đạo cấp tính, viêm phần ngoài, chảy mủ, tiểu buốt, gắt, rắt. Thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày. Nếu không điều trị hết, bệnh lan vào đường sinh dục gây viêm nhiễm tinh hoàn, tuyến tiền liệt dưới dạng mạn tính. Bệnh lậu ở phụ nữ thường xảy ra âm thầm và mạn tính. Nơi nhiễm khuẩn đầu tiên là cổ tử cung, lan đến niệu đạo và âm đạo, tiết chất nhầy có mủ. Bệnh có thể gây biến chứng viêm ống dẫn trứng, một số vi khuẩn vào máu gây nhiễm lậu cầu lan tỏa. Lậu cầu có thể gây biến chứng ở khớp (viêm khớp do lậu), nhiễm khuẩn huyết (viêm nội tâm mạc hay viêm màng não tủy). Ở trẻ sơ sinh, có thể xảy ra viêm kết mạc do lậu cầu khi được sinh qua đường sinh dục của mẹ bị bệnh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây mù lòa. 42/52 1.3. Chẩn đoán 1.3.1. Mẫu bệnh phẩm Mũ , chất bài tiết từ đường sinh dục, dịch khớp 1.3.2. Làm tiêu bản nhuộm Gram Ở đàn ông, dạng cấp tính lấy mủ ở niệu đạo. Ở phụ nữ lấy dịch âm đạo, dịch các tuyến hay lấy ở cổ tử cung sau khi có kinh. Trải mủ, nhuộm Gram sẽ thấy cầu khuẩn dạng song cầu như 2 hạt cà phê nằm trong hay ngoài bạch cầu. Sự hiện diện song cầu khuẩn trong tế bào bạch cầu và vị trí lấy bệnh phẩm là 2 đặc điểm khẳng định người bệnh bị bệnh lậu. Ở phụ nữ hay người bệnh mạn tính, số lượng cầu khuẩn ít do đó nên lấy bệnh phẩm tại phòng thí nghiệm và cấy ngay lên môi trường phong phú. Ở đàn ông, nếu khảo sát mẫu bệnh phẩm không thấy vi khuẩn nên cấy mủ. 1.3.3. Nuôi cấy: Mẫu bệnh phẩm cấy lên môi trường chuyên biệt giàu dinh dưỡng và ủ ở 370C/48 giờ, trong điều kiện kỵ khí. Môi trường nuôi cấy thường MTM (Modified Thayer-Martin) hoặc NYC (New York city medium) có kháng sinh như Vancomycin 3µ/ml, Colistin 7µ/ml, Amphotericin 1µ/ml, Tremothoprim 3µ/ml. Sau thời gian ủ xác định tính chất sinh hóa: glucose (+), maltose (-), lactose (-), sucrose (-). 1.3.4. Huyết thanh học: Phản ứng chưa nhạy, chưa chính xác nên chưa thay thế phương pháp nuôi cấy truyền thống được. Hiện chỉ áp dụng trong thấp khớp do lậu. 1.4. Trị liệu Thuốc chọn lọc trước đây là penicillin, nhưng nay vi khuẩn đã kháng penicillin và nhiều loại kháng sinh khác. Với những vi khuẩn không tiết β-lactamase thì penicillin liều cao vẫn còn giá trị. Từ năm 1976 người ta đã phát hiện Gonococci tiết penicillinase gọi là PPNG (penicillinase-producing N.gonorrhoeae), có khuynh hướng ngày càng lan rộng. 43/52 Với chủng này có thể dùng tetracycline, spectinomycin, ceftriaxone, ciprofloxacin peflacine. Việc trị liệu bệnh nhân rất khó khăn. Chỉ kết luận bệnh nhân chữa khỏi hoàn toàn khi nuôi cấy 3 lần âm tính liên tiếp cách nhau 1 tuần lễ. 1.5. Phòng ngừa Bệnh lậu có khắp nơi trên thế giới, việc lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Do đó để phòng ngừa có hiệu quả tốt phải kết hợp y tế-xã hội. Điều trị một cách triệt để cho người mắc bệnh lậu. Vắc-xin ít có hiệu quả. Ngừa viêm mắt trẻ sơ sinh bằng dùng thuốc tra mắt pomade tetracycllin 1% hoặc erythromycin 0,5%. 2. Vi khuẩn gây bệnh giang mai (Treponema pallidum) Giống Treponema có nhiều loài và thường chia làm hai loài chính: − Loài không gây bệnh: chiếm đa số, ở nhiều nơi, Treponema genital sống ở đường sinh dục, Treponema microdentium sống ở hốc miệng và đường ruột. Trong loài này có Treponema reiteri đã được dùng làm kháng nguyên chẩn huyết thanh bệnh giang mai. − Loài gây bệnh: gồm có o Treponema pertenue: nguyên nhân gây bệnh ghẻ cóc. o Treponema pallidum : là tác nhân gây bệnh giang mai (syphilis) chỉ có ở người. Trong bài này chỉ giới thiệu Treponema palladium. Năm 1905, Schaudinn và Hoffman tìm thấy xoắn khuẩn ở vết loét bộ phận sinh dục người. 2.1. Đặc điểm sinh học 2.1.1. Hình dạng Hình lò xo gồm nhiều vòng xoắn lượn và đều sát nhau, thường có 8-14 vòng lượn, mềm dẻo, di động, kích thước rộng 0,1-0,3 µm, dài 5-15µm, không có nang, không tạo bào tử. Chúng có tiêm mao ở 2 đầu nhưng không di động bằng tiêm mao mà di động đặc trưng theo trục hoặc lắc ngang hay lượn sóng. Vi khuẩn giang mai khó bắt màu khi nhuộm Gram, bắt màu thuốc nhuộm Giemsa. 2.1.2. Nuôi cấy 44/52 Treponema palladium là loại kỵ khí tuyệt đối và rất khó nuôi, không nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo. Cách giữ chủng Treponema palladium tốt nhất là tiêm truyền xoắn khuẩn vào tinh hoàn thỏ. 2.1.3. Sự đề kháng Rất kém, chết rất nhanh sau khi ra khỏi cơ thể động vật. Các yếu tố lý hóa diệt dễ dàng. Ở 420C chết sau 30 phút, xà phòng và thuốc sát trùng thông thường bị diệt nhanh. Chịu được tác dụng của kháng sinh, chưa thấy hiện tượng kháng lại với penicillin. 2.1.4. Cấu tạo kháng nguyên − Kháng nguyên lipid: (cardiolipin) kháng nguyên không chuyên biệt, còn có thể tìm thấy ở tim của động vật có vú. − Kháng nguyên protein có 2 loại chuyên biệt chung cho Treponema và một loại kháng nguyên khác, có chuyên biệt ít nhiều cho T.pallidium − Kháng nguyên polyosid của vỏ, đặc trưng cho T.pallidium. 2.2. Khả năng gây bệnh Vi khuẩn được lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc quan hệ tình dục giữa người lành và người bệnh bị giang mai, khả năng lây truyền cao nhất lúc bệnh nhân bị giang mai ở giai đoạn I. 2.2.1. Giang mai mắc phải Vi khuẩn giang mai xâm nhập nhanh qua niêm mạc không bị tổn thương hoặc đã bị xây xát. Sau vài giờ vi khuẩn có ở hệ thống bạch huyết và vào máu rất nhanh. Bệnh diễn biến qua 3 thời kỳ. − Giang mai giai đoạn I: sau khoảng 3 tuần ủ bệnh, bệnh nhân xuất hiện các vết loét, trợt nông tại cơ quan sinh dục gọi là các săng, vài ngày sau thường có hạch thành chùm, nhỏ, rắn, không đau. Nguy hiểm hơn là 6 – 8 tuần sau, dù không điều trị, các hạch cũng biến mất. Huyết thanh chỉ dương tính sau 5 – 8 tuần mắc bệnh. − Giang mai giai đọan II: 6 – 8 tuần sau, có tổn thương ở da, niêm mạc lan tỏa khắp cơ thể gọi là đào ban giang mai do xoắn khuẩn giang mai theo máu đi khắp cơ thể. Đây là thời kì lây lan cho người tiếp xúc. 45/52 − Giang mai giai đoạn III: thường vào năm thứ 3 của bệnh, các tổn thương không lan tỏa như thời kì thứ II nhưng lại phá hủy cơ thể. Gồm có 3 thể: giang mai III lành tính, tạo các củ giang mai hay gôm loét; giang mai III tim mạch thường gây viêm động mạch chủ và giang mai III thần kinh gây tổn thương tủy sống, gây liệt toàn thân hay rối loạn tâm thần. Thời kì này ít lây. 2.2.2. Giang mai bẩm sinh Xoắn khuẩn giang mai có thể nhiễm vào thai nhi khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ. Xoắn khuẩn giang mai làm ngưng sự phát triển của thai nhi, đứa bé có thể chết trong bụng mẹ hoặc có thể chết ngay sau khi sinh. Trường hợp trẻ sinh ra bình thường nhưng có thể phát triển những dấu hiệu giang mai bẩm sinh trễ. Giang mai bẩm sinh trễ có triệu chứng lâm sàng xuất hiện sau 10 -20 năm. Với nhiều thai đổi về sinh lý, tâm thần và khiếm khuyết trí lực. Do vậy, cần thử máu kiểm tra theo dõi thai phụ ít nhất 3 lần, (tháng 4,6,8 của thai kỳ). Ngoài ra, bà mẹ bị giang mai cũng có thể truyền cho con khi sinh bé qua đường sinh dục mẹ. 2.3. Chẩn đoán 2.3.1. Xét nghiệm trực tiếp Phương pháp này chỉ áp dụng với giang mai giai đoạn I khi có nhiều vi khuẩn ở tổn thương săng giang mai. Phát hiện xoắn khuẩn giang mai trong dịch tiết trên bề mặt săng bằng kính hiển vi nền đen. Xét nghiệm này dễ sai do dùng kháng sinh bừa bãi làm vi khuẩn không còn hiện diện trong săng nữa. Tổn thương đầu tiên thường không đau, có thể xảy ra ở vùng khác hơn bộ phận sinh dục ngoài, hơn nữa sang tự lành nên thường được bỏ qua. Nhuộm thường ít làm vì không có giá trị chẩn đoán. 2.3.2. Xét nghiệm huyết thanh: Chẩn đoán chính xác thường dựa trên đáp ứng miễn dịch dịch thể của bệnh nhân gồm: xuất hiện các kháng thể không đặc hiệu và các kháng thể đặc hiệu kháng lại kháng nguyên chuyên biệt của xoắn khuẩn giang mai. Phản ứng huyết thanh giang mai có 2 loại: phản ứng không đặc hiệu (nontreponemal test) phản ứng đặc hiệu (specific treponemal test). Các phản ứng không đặc hiệu dựa vào hiện tượng trong quá trình của một số bệnh, kể cả giang mai, cơ thể sẽ có kháng thể không đặc hiệu kết hợp với các lipid lấy từ mô 46/52 các động vật. Phản ứng có thể dương tính với các bệnh khác như sởi, lupus… hay bất thường ở từng cá nhân. 2.3.2.1. Phản ứng phát hiện regain của xoắn khuẩn giang mai với bán kháng nguyên Cardiolipin-là lipid chiết xuất từ các mô bò. Kháng thể regain ở trong huyết thanh bệnh nhân xuất hiện sau tuần thứ hai hoặc tuần thứ ba của bệnh. Còn trong dịch não tủy thì sau tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 của bệnh. Để phát hiện regain bằng cardiolipin thường dùng 2 loại phản ứng sau:  Phản ứng lên bông (Floculation-test): Reagin có trong huyết thanh sẽ ngưng tập với cardiolipin có thể nhìn thấy được. Có 2 phản ứng thông dụng: VDRL và RPR − VDRL (Veneral Disearch Laboratory): kháng nguyên là cardiolipin có thể dùng trên phiến kính hay trong ống nghiệm, có thể dùng dịnh lượng được. − RPR (Rapid Plasma Reagin): kháng nguyên như trên, kết hợp với choline và các phân tử carbon nhỏ làm chỉ thị. Kết quả dương tính khi có các cụm kết phân tử carbon thấy được bằng mắt thường.  Phản ứng kết hợp bổ thể (Complement Fixation –test) gồm các phản ứng: B.W (Bordet Wassermann), phản ứng Kolmer. Cơ sở của phản ứng là regain có trong huyết thanh sẽ cố định bổ thể khi có mặt của “kháng nguyên” là cardiolipin. Chú ý: Reagin test: Kháng nguyên không phải là chất đặc hiệu, nên khi chẩn đoán cần phải làm hai phản ứng song song, một phản ứng thuộc phản ứng nguyên lý lên bông, và một phản ứng thuộc nguyên lý phản ứng kết hợp bổ thể. 2.3.2.2. TPI test (Treponema palladium Immobilization) Là phản ứng bất động xoắn khuẩn của Nelson và Mayer. Phản ứng đặc hiệu chính xác vi kháng nguyên là T.pallidium. Kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh bệnh nhân sẽ làm di động của xoắn khuẩn giang mai với sự có mặt của bổ thể, kháng thể này xuất hiện chậm hơn ”reagin” thường phải 40-45 ngày sau khi có vết loét. Chú ý: phải làm phản ứng TPI test trước khi dùng kháng sinh. 2.3.2.3. Phản ứng kháng thể huỳnh quang (FTA: Fluorescent treponema antibody) Phản ứng nhạy và đặc hiệu. Kháng nguyên xoắn khuẩn T.pallidium cho tiếp xúc với huyết thanh bệnh nhân. Nếu có kháng thể, xoắn khuẩn sẽ bị bọc bởi kháng thể, sau đó được phát hiện với huyết thanh kháng globulin miễn dịch của người đã gắn chất huỳnh quang. Kết quả được quan sát qua kính hiển vi nền đen với tia UV, sẽ thấy hiện tượng phát huỳnh quang nếu phản ứng dương tính. 47/52 2.3.2.4. Phản ứng kết hợp bổ thể với T.pallidium (Treponema palladium complement fixations- test): Kháng nguyên là những chất lọc từ “gôm” giang mai ở thỏ + huyết thanh bệnh nhân, phản ứng được thực hiện theo thường quy. Trong thực tế, người ta dùng rộng rải hai loại phản ứng: một phản ứng lên bông và phản ứng kết hợp bổ thể, với kháng nguyên là cardiolipin, tuy không đặc hiệu, nhưng tương đối dễ làm và cũng có một giá trị nhất định. Cần chú ý những trường hợp có thể gây dương tính giả như sốt cấp tính, bệnh phong, thấp khớp mãn, lao, sốt rét, phụ nữ có thai. 2.4. Phòng ngừa − Không có vắc-xin phòng bệnh đặc hiệu − Cơ bản là giải quyết tốt sinh hoạt, văn hóa đời sống lành mạnh. Phát hiện sớm và điều trị triệt để người mắc bệnh. 2.5. Điều trị Kháng sinh penicillin hiện nay vẫn còn là thuốc chọn lọc để điều trị bệnh giang mai. Tuy nhiên tác dụng điều trị phụ thuộc vào giai đoạn, bản chất bệnh, mối liên hệ giữa liều dùng và thời gian sử dụng. Sử dụng penicillin điều trị giang mai phải đạt nồng độ thích hợp trong máu duy trì một thời gian dài vì thời gian thế hệ xoắn khuẩn giang mai là 3033 giờ. Chính vì vậy người ta có khuynh hướng dùng penicillin chậm như procain penicillin G. Trong giang mai I và II, điều trị bằng penicillin luôn thành công. Trong giang mai trễ, tỉ lệ thành công giảm và cần tăng liều kháng sinh. Trong trường hợp quá mẫn penicillin, thì tetracyclin, erythromycin có thể được dùng để thay thế penicillin hoặc cho trẻ em. 3. Vi khuẩn gây bệnh hạ cam mềm: Haemophilus ducreyi Hạ cam mềm là bệnh nhiễm trùng có tính chất cấp tính, thường khu trú. Bệnh lây lan do quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng. Bệnh do trực khuẩn Haemophilus ducreyi, phát hiện năm 1889 do August Ducrey. Hiện nay bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới, kém phát triển, hiếm gặp ở các nước phát triển. 3.1. Đặc điểm sinh học 3.1.1. Hình thể 48/52 Trực khuẩn H. ducreyi có đặc điểm chung của chi Haemophilus mỏng manh, hình bầu dục 0,5x1,5-5 µm, Gram âm đậm ở hai đầu, xếp thành từng nhóm hay chuỗi dài, không sinh nha bào, không lông, không vỏ. 3.1.2. Nuôi cấy: Thuộc loại kỵ khí, hiếu khí tùy ý, không mọc trên môi trường dinh dưỡng thông thường, nuôi cấy được trên môi trường đặc biệt, giàu dinh dưỡng và có yếu tố phát triển như môi trường thạch máu, hoặc môi trường thạch chocolate...Trên môi trường thạch máu cho khuẩn lạc riêng lẻ, tròn, lồi và nhỏ. 3.1.3. Tính chất sinh hóa Trực khuẩn H.ducreyi không có men phân giải protein, lên men các đường glucose, lactose, saccharose, mannitol. 3.1.4. Sức đề kháng Nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh khác nhau, ở 550C chết sau 5 phút và các chất sát trùng nhẹ. 3.2. Khả năng gây bệnh Sau thời gian ủ bệnh ngắn 3-5 ngày, H. ducreyi gây một mụn mủ, thường tại bộ phận sinh dục, sau vài ngày trở thành vết loét gọi là săng hạ cam mềm (Soft chancre). Ở nam, thường tại mặt dưới dương vật. Ở nữ, thường tại âm hộ. Phân biệt với săng của giang mai: săng hạ cam mềm sưng, không cứng, gây đau đớn. Có hạch nhưng không bắt buộc, thường một bên và chỉ có một hạch. Sau đó hạch sưng to, nung mủ, tạo lỗ dò mủ, máu và tạo các săng mới. Biến chứng: đôi khi có thể dẫn đến biến chứng tạo những vết loét lớn, sâu, nhiễm trùng, gây viêm hạch,… 3.3. Chẩn đoán 3.3.1. Soi trực tiếp: Lấy dịch chỗ loét ở lớp sâu nhuộm Gram hoặc bleu methylene, dễ dàng phát hiện vi khuẩn Gram âm xếp thành chuỗi dài. 3.3.2. Nuôi cấy: 49/52 Trên thạch máu, phân lập canh trùng thuần khiết và xác định chúng bằng phản ứng ngưng kết với kháng huyết thanh đặc hiệu của bệnh nhân. 3.3.3. Tìm dị ứng trong da: Với kháng nguyên vi khuẩn hạ cam tiêm trong da sau 24-48 giờ xuất hiện nốt mụn có vòng thâm nhiễm. 3.4. Phòng bệnh − Kết hợp công tác xã hội y tế 3.5. Trị liệu − Ceftriaxone 250mg, IM 1 lần duy nhất. − Erythromycin 500mg x 3 lần /ngày x 7 ngày. Cotrimoxazol 480 mg x 3 lần/ngày x 7 ngày. Nếu hạch đã bị viêm, cần phải rút mủ. 4. Vi khuẩn gây viêm đường tiểu không phải lậu cầu Hiện nay tại các nước phát triển, viêm đường tiểu do lậu cầu đã giảm nhiều nhưng trong khi đó viêm đường tiểu do các vi khuẩn khác lại tăng lên. Gọi là viêm đường tiểu không do lậu cầu (NGU: Non-Gonococcal Urethritis) là từ chung để chỉ những bệnh nhân không nhiễm lậu cầu nhưng có nhiễm trùng đường tiểu, thường đặc trưng bởi viêm đường tiểu và thường có kèm theo sự tiết mủ. Các nguyên nhân chính của viêm niệu đạo không do lậu: − Chlamydia trachomatis: 30-50 % các trường hợp viêm đường tiểu không do lậu. − Ureaplasma urealyticum: khoảng 25 %. − Các nguyên nhân khác: 25%. 4.1. Chlamydia trachomatis: 4.1.1. Đặc điểm Vi khuẩn thuộc chi Chlamydia, kích thước tròn nhỏ 0,25µm, ký sinh nội bào bắt buộc. Trước kia, Chlamydia cùng với Rickettsia và Mycoplasma, được xếp vào nhóm trung gian “những vi sinh vật nhỏ”. 50/52 Chlamydia có chu kỳ sinh sản phức tạp. Sau khi xâm nhập vào tế bào, từ thể sơ khởi, vi khuẩn bị bọc trong không bào rồi thành thể ban đầu nằm trong tế bào chất. Vi khuẩn trong thể ban đầu to lên thành thể ẩn nhập, trong đó có nhiều thể sơ khởi. Sau đó thể ẩn nhập được phóng thích do tế bào vật chủ bị vỡ, các vi khuẩn ra ngoài và tiếp tục xâm nhập các tế bào mới. Do cách sinh sản đặc biệt, chỉ có một Chlamydiaceae và một chi Chlamydia mà thôi. 4.1.2. Khả năng gây bệnh C.trachomatis gây bệnh ở đường sinh dục, đường tiểu, ngoài ra còn có thể gây bệnh ở đường hô hấp và ở mắt. − Ở mắt gây bệnh đau mắt hột (Trachome), có thể: o Chỉ là đau mắt hột đơn giản, gây viêm kết mạc hột, bội nhiễm hay không, đôi khi gây thành dịch. o Có thể là đau mắt hột phức tạp, bệnh bị bội nhiễm, có thể dẫn đến viêm loét giác mạc và đui mù. − Ở đường hô hấp do Chlamydia từ mắt xuống. Triệu chứng: viêm tai, nghẹt mũi, viêm khẩu hầu. − Ở đường sinh dục trong các bệnh viêm đường tiểu không do lậu, C.trachomatis chiếm tỉ lệ cao nhất (30-50%). Ở đường sinh dục C.trachomatis gây bệnh hột xoài thường do serotype A-D. Triệu chứng là một vết loét nhỏ ở cơ quan sinh dục rồi hạch cùng bên sưng to lên. Nếu không điều trị sẽ vỡ mủ, vết thương sẽ như một vòi hoa sen, bội nhiễm nhiều lần gây nghẹt đường bạch huyết, biến chứng phù chân voi. Ở nữ giới: viêm đường tiểu, cổ tử cung, vòi Eustach. Ngoài ra nhiều trường hợp viêm nhiễm do C.trachomatis có thể lẫn cả với lậu cầu. 4.1.3. Chẩn đoán Bệnh phẩm phải lấy sâu trong đường sinh dục hay các chất tiết từ các cơ quan khác (mắt, đờm, dịch phổi,…). Xét nghiệm trực tiếp bằng phương pháp nhuộm Giemsa-Machiavello: thể sơ khởi màu tím, thể ban đầu màu xanh, thể ẩn nhập màu đậm, thể nhân tế bào màu tím sẫm. Ngoài ra có thể dùng dung dịch Lugol: thể ẩn nhập có màu nâu. Xét nghiệm gián tiếp kháng thể bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang. Nuôi cấy: trước kia nuôi cấy vào trứng gà lộn, hiện nay có thể áp dụng nuôi cấy tế bào. 51/52 4.1.4. Trị liệu: − Erythromycin 40 mg/kg/ngày. Doxycyclin 100 mg (1-2 v) x 10-20 ngày. 4.2. Ureaplasma urealyticum Vi khuẩn thuộc họ Mycoplasmataceae, gây bệnh viêm đường tiểu. Đây là một trong những vi khuẩn có kích thước nhỏ gây bệnh trên người, kích thước chỉ khoảng 0,15µm. Triệu chứng bệnh gây ra bởi Ureaplasma urealyticum khá giống bệnh do lậu cầu, nhưng chủ yếu gây tiểu khó, tiết mủ ít hơn. Ở nam giới, gây viêm đường niệu đạo. Ở nữ giới, gây viêm âm đạo, viêm vòi trứng. Bệnh lây nhiễm chủ yếu do quan hệ tình dục với nguồn bệnh. Một số biến chứng có thể xảy ra như ở nam: có thể bị vô sinh; ở nữ: có thể bị sẩy thai, đẻ non. Nuôi cấy vi khuẩn phải dùng môi trường phức tạp có 20% huyết thanh, dịch chiết men, β-lactamine hay polymycine B trong điều kiện có CO2. 4.3. Trị liệu Cần lưu ý Ureaplasma urealyticum là vi khuẩn không có thành tế bào nên penicillin không có tác động. Tetracyclin là thuốc khá hữu hiệu được lựa chọn, sau đó là macrolid, fluoroquinolon. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Thanh và cộng sự. Vi sinh học –Trường Đại học Y Dược TP.HCM Khoa Dược, năm 2011. 2. Nguyễn Thanh Bảo và cộng sự. Vi khuẩn học- Bộ Y Tế, Trường Đại học Y Dược TP.HCM Khoa Y, năm 2011. 3. Trần Bình và cộng sự. Vi sinh Y học Sở Y Tế, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Y Tế TP.HCM, năm 2000. 4. B.Carbonnelle et all. Bacteriologie médicale. Techniques usuelles. 1987 5. James N. Miller and Ellen Jo Baron. Streptococcal and Enterococcal Infection and Disease Medical Microbiology-Ashort Course. U.S.A 1994. 152-154. 6. H Keizo Matsumoto and Tsuyoshi Nagatake. Identification of Streptococcus pneumonia. Clinical Microbiology of Respiratory Infections. NagasakiUniversity, 1994, 31-32. 52/52 [...]... Đặc điểm chung của nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột 2 Đặc điểm vi khuẩn Salmonella và bệnh thương hàn 3 Nêu đặc điểm chi Shigella và bệnh lỵ 4 Nêu đặc điểm vi khuẩn Vibrio cholerae, vi khuẩn này gây bệnh gì, đặc trưng của bệnh? 5 Đặc điểm và khả năng gây bệnh của vi khuẩn E.coli 6 Đặc điểm và khả năng gây bệnh của vi khuẩn Campylobacter jejuni 17/52 Bài 7 VI KHUẨN GÂY BỆNH QUA ĐƯỜNG KHÔNG KHÍ Mục tiêu... các vi khuẩn gây bênh đường không khí 2 Nêu được khả năng gây bệnh và cách truyền nhiễm 3 Trình bày được các nguyên tắc điều trị bệnh nhiễm do vi khuẩn gây bệnh đường không khí 1 Bệnh do STREPTOCOCCI Streptococci có ở khắp mọi nơi: đất, nước, không khí, có khả năng gây bệnh ở người, một số là những vi khuẩn cơ hội Streptococci thuộc họ Streptococcaceae được phát hiện ở các tổ chức vi m quần và nhiễm khuẩn. .. bệnh 12/52 4.2.1 Cơ chế bệnh Bệnh tả xuất hiện ở người do V cholera O1 hay O139 gây ra Vi khuẩn vào cơ thể qua đường miệng gây bệnh với điều kiện: − Vi khuẩn thoát qua được hàng rào acid của dịch vị Khi có 108-1010 phẩy khuẩn vào cơ thể mới có thể dẫn đến nhiễm trùng và phát bệnh, − Vi khuẩn phải có khả năng kết dính vào màng nhày biểu mô ruột − Vi khuẩn phải tiết một độc tố ruột hoàn chỉnh Hiệu quả sinh... trọng của vi m màng phổi nhất là vi m ở mang não tủy vì fibrin ngăn chặn sự khuếch tán của kháng sinh và sự lưu chuyển của dịch não tủy Từ tiêu điểm nhiễm khuẩn ở tai mũi họng, vi khuẩn phân tán vào tĩnh mạch và mạch bạch huyết, có thể gây vi m màng não tủy Phế cầu khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp dưới (vi m phổi, phế quản, vi m phổi thùy và vi m màng phổi) Ngoài ra gây vi m tai-mũi-họng, xoang, tai, vi m... kháng 3 Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu (CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE) 26/52 3.1 Đặc điểm 3.1.1 Hình thể Vi khuẩn bạch hầu hình que dài 2 – 6 μm, ngang 0,5 – 1 μm, có thể có dạng quả tạ với 2 đầu tròn và thường phình to ra hơn thân làm cho vi khuẩn có dạng hình chùy Vi khuẩn xếp thành từng đám hình hàng rào, chữ V, X, Y Vi khuẩn không di động, không có vỏ, không sinh bào tử Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn Gram... Khả năng gây bệnh 20/52 1.2.1 Streptococci tan huyết dạng β nhóm A: là nguyên nhân gây nhiều bệnh nhiễm cấp tính chuyên biệt, không chuyên biệt và biến chứng hậu nhiễm Streptococci  Bệnh nhiễm cấp tính không chuyên biệt: Bình thường gây vi m họng, nhiễm khuẩn ngoài da (chốc), gây nhiễm khi phỏng và có vết thương, gây vi m âm đạo, vi m vòi tử cung, vi m tai có thể đưa đến nhiễm khuẩn huyết và vi m màng... trực tiếp qua đường hô hấp khi bệnh nhi nói, ho hoặc hắt hơi Ngoài ra có thể lây gián tiếp qua áo quần của bệnh nhi Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính, có thể gây thành dịch và tỷ lệ tử vong tương đối cao nếu không điều trị kịp thời Vi khuẩn bạch hầu vào đường hô hấp, cư trú ở niêm mạc hầu Vi khuẩn tạo thành màng giả chung quanh amygdal, phát triển ra vòm miệng rồi cuống họng và gây vi m hạch,... Cầu khuẩn màng não có sự đề kháng yếu, đun 600C chết sau 10 phút, dung dịch phenol 1% bị diệt sau 1 phút Cầu khuẩn màng não rất nhạy cảm với môi trường lạnh 4.2 Khả năng gây bệnh Gây bệnh ở người, não cầu xâm nhập qua mũi, hầu từ người bệnh bằng đường không khí Từ mũi, hầu, vi khuẩn phân tán vào máu và đến nhiễm màng não tủy, gây vi m màng não mủ, đôi khi phóng thích nội độc tố do tiêu giải cầu khuẩn. .. ẩm ướt vi khuẩn lao sống được bốn tháng, trong nước dạ dầy vi khuẩn lao sống được 6 giờ, trong đờm khô sống 2 tháng, ở quân áo trong bóng tối sống được vài tháng Tuy nhiên nhiêt độ, tia tử ngoại diệt được vi khuẩn dễ dàng Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp diệt vi khuẩn sau 50 phút Sữa bò có trực khuẩn lao phải đun 65-700C/30 phút diệt được vi khuẩn lao 2.1.4 Cấu tạo hóa học Thành tế bào vi khuẩn đóng... lớn đối với quá trình sinh bệnh của vi khuẩn tả Đến ruột non, V cholerae bám dính vào tế bào niêm mạc ruột nhờ có các yếu tố bám dính, vi khuẩn nhân lên và tiết ra độc tố ruột Thời gian ủ bệnh 1- 4 ngày, bệnh xảy ra đột ngột với các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy dữ dội, mất 10-20 lít nước/ngày, phân giống nước vo gạo (rice-water), có những hạt lổn nhổn trắng lợn cợn, mùi tanh Bệnh nhân xuất ... chung nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột Đặc điểm vi khuẩn Salmonella bệnh thương hàn Nêu đặc điểm chi Shigella bệnh lỵ Nêu đặc điểm vi khuẩn Vibrio cholerae, vi khuẩn gây bệnh gì, đặc trưng bệnh? ... khả gây bệnh vi khuẩn E.coli Đặc điểm khả gây bệnh vi khuẩn Campylobacter jejuni 17/52 Bài VI KHUẨN GÂY BỆNH QUA ĐƯỜNG KHÔNG KHÍ Mục tiêu học tập Mô tả đặc điểm hình thể vi khuẩn gây bênh đường. .. nhiều 2.2 Khả gây bệnh Shigella gây bệnh lỵ người, bệnh truyền nhiễm gây thành dịch Nhiễm khuẩn Shigella giới hạn đường tiêu hóa Chỉ cần số lượng nhỏ vi khuẩn 10-100 vi khuẩn đủ gây bệnh Sau xâm

Ngày đăng: 05/10/2015, 16:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w