Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 176 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
176
Dung lượng
3,48 MB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng yêu cầu về việc học tập cho học viên, sinh viên. Giáo trình
Truyền thông và Giáo dục sức khỏe được biên soạn cho các đối tượng học
viên, sinh viên Dược, Y, Điều Dưỡng.
Mục đích của giáo trình này là cung cấp cho người học các kiến thức cơ
bản, các nguyên tắc thực hiện và các kỹ năng Giáo dục và Nâng cao sức khỏe để
họ có thể áp dụng trong thực tiễn công tác nhằm góp phần cải thiện sức khỏe và
chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Giáo trình trình bày các cơ sở lý luận khoa học hành vi, mô hình sức khỏe,
những vấn đề giao tiếp, văn hóa ứng xử - kỹ năng giao tiếp làm việc giữa người
với người. Giới thiệu cách soạn thảo các bộ câu hỏi để thu thập thông tin. Giới
thiệu việc lập kế hoạch, đánh giá, các chỉ tiêu đánh giá một chương trình giáo
dục sức khỏe trong khi tiến hành giáo dục sức khỏe; các kỹ năng giao tiếp giữa
thầy thuốc với bệnh nhân, với thân nhân bệnh nhân, một cách tổng quát và cơ
bản nhằm giúp người học bổ sung kỹ năng thực hành sau khi đã học lý thuyết.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong
quá trình biên soạn. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý
bạn đọc và đồng nghiệp để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.
TM. NHÓM BIÊN SOẠN
ThS. PHẠM PHƢƠNG THẢO
ThS. LÊ MINH THUẬN
1
Mục lục
MỤC LỤC
1. GIÁO DỤC SỨC KHỎE VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE .................................... 4
2. KHOA HỌC HÀNH VI VÀ MÔ HÌNH SỨC KHỎE .......................................28
3. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ ..........46
4. VĂN HOÁ TRONG GIAO TIẾP .........................................................................59
5. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỨC KHỎE Ở VIỆT NAM ................................68
6. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN GIÁO DỤC SỨC KHỎE ...................78
7. LẬP KẾ HOẠCH, TRIỂN KHAI & LƢỢNG GIÁ GIÁO DỤC SỨC KHỎE .92
8. GIAO TIẾP &CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP ......................................................102
9. GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO CÁ NHÂN .......................................................114
10. GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NHÓM ...........................................................124
11. GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO CỘNG ĐỒNG ...............................................131
12. PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO SỨC KHỎE ...............137
14. ĐÁNH GIÁ MỘT CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE .................155
15. KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƢỜI DÂN ....................................................163
16. KỸ NĂNG TIẾP XÚC VỚI BỆNH NHÂN .....................................................168
2
Những chữ viết tắt
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
TRONG TÀI LIỆU
GDSK
: Giáo dục sức khỏe
NCSK
: Nâng cao sức khỏe
CSSKBĐ
: Chăm sóc sức khỏe ban đầu
KHGDSK
: Kế hoạch giáo dục sức khỏe
BVSK
: Bảo vệ sức khỏe
CSSK
: Chăm sóc sức khỏe
TT- GDSK
: Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
GOBIFFF
: Growth chart – Oralrehydratation - Breast feeding
– Immunication - Family planning - Food
supplement - Female promotion
TTTTGDSK
: Trung tâm truyền thông Giáo dục sức khỏe
KAP
: Knowledge - Attitude and belief - Practice
TVV
: Tham vấn viên
NVSK
: Nhân viên sức khỏe
3
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
GIÁO DỤC SỨC KHỎE
VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong, học viên có thể:
1. Nêu được định nghĩa GDSK và NCSK.
2. Trình bày được mục đích, bản chất của GDSK và NCSK.
3. Nêu được vị trí, vai trò của GDSK trong công tác CSSKBĐ.
4. Kể và phân tích được các nguyên tắc GDSK và NCSK.
5. Hiểu được cơ sở khoa học của GDSK và NCSK.
Khi nói đến nguyên nhân của bệnh tật, tử vong ta thường nghĩ ngay đến các
yếu tố sinh học vi trùng, vi rút, các rối loạn sinh học hoặc các yếu tố vật lý như
tai nạn, xe cộ, chết đuối, điện giật, phỏng...
Thế nhưng khi đi sâu hơn bằng cách đặt câu hỏi ―Nhưng, tại sao?‖ ta lần lần
thấy rằng vấn đề không đơn giản. ―Tại sao vi trùng lây lan được?‖ - ―Vì không
rửa tay trước khi ăn‖ - ―Nhưng tại sao không rửa tay trước khi ăn?‖ - ―Vì không
có nước rửa‖ - ―Nhưng tại sao không có nước rửa‖ - ―Vì không đóng giếng
khoan‖ - ―Nhưng tại sao không đóng giếng khoan?‖ - ―Vì không có tiền‖ ―Nhưng tại sao không có tiền?‖. Tiếp tục đặt câu hỏi ta thấy rằng quả thật có
những nguyên nhân sâu xa mang tính xã hội như thiếu nguồn lực, thiếu hiểu biết,
phong tục tập quán không phù hợp... Có thể nói các nguyên nhân sinh học và vật
lý là các nguyên nhân gần, nguyên nhân trực tiếp còn các nguyên nhân xã hội là
những nguyên nhân xa, nguyên nhân gián tiếp. Ngoài ra nếu để ý kỹ ta có thể
thấy giữa những nguyên nhân xa và nguyên nhân gần có một dạng nguyên nhân
trung gian khá đặc biệt đó là hành vi, là các hoạt động có mục đích của con người
trong đời sống. Như ví dụ trên thì đó là hành vi ―không rửa tay trước khi ăn‖,
―không đóng giếng khoan‖.
Một điều cũng cần nhắc đến đó là trong những thập niên gần đây, thế giới
chứng kiến sứ xuất hiện ngày càng nhiều của những bệnh không lây như tiểu
4
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
đường, tim mạch, ung thư, rối loạn tâm thần v.v... dẫn đến nhiều hậu quả rất trầm
trọng về mặt sức khỏe. Những bệnh này còn gọi là bệnh do lối sống (life-style
diseases) vì nguyên nhân/yếu tố ảnh hưởng của nó bắt nguồn phần lớn từ lối sống
thiếu vận động, ăn uống không cân đối các chất (thừa đường, thừa béo), những
thói quen không có lợi cho sức khỏe (hút thuốc, uống rượu v.v...) trong một bối
cảnh sống ngày càng căng thẳng. Một vấn đề nữa cũng đáng lưu ý đó là sự bùng
phát các các bệnh truyền nhiễm (communicable diseases) mới cũng như sự xuất
hiện trở lại của các bệnh truyền nhiễm cũ.
Lý do phần lớn cũng ở hành vi khi mà sự di động, giao lưu tăng cộng với
lối sống trở nên dễ dãi hơn ở một bộ phận lớn của dân số. Vì thế, việc thực hiện
những biện pháp giúp người dân thay đổi những hành vi có hại hướng đến những
hành vi có lợi là điều hết sức cấp bách hiện nay.
1. GIÁO DỤC SỨC KHỎE
1.1. Khái niệm GDSK
Từ khi lọt lòng và trong quá trình lớn lên con người đã chịu sự giáo dục từ
nhiều nguồn, nhiều người, nhiều phía. Có thể kể đầu tiên là gia đình bao gồm các
thành viên cha mẹ, anh chị em, cô dì chú bác... trong đó người mẹ đóng vai trò
rất quan trọng vì chính người mẹ là người gần gũi chăm sóc trẻ. Biết bao thói
quen vệ sinh có được từ mẹ như đi ngủ đúng giờ, rửa tay trước khi ăn, đánh răng,
rửa mặt... Và nếu trẻ được may mắn bước chân vào nhà trường thì thầy cô cũng
là người dạy dỗ nhiều điều từ việc đọc, viết, các môn khoa học và trong đó không
thể không kể những bài học về vệ sinh, về chăm sóc sức khỏe. Ở trường trẻ em
còn tiếp xúc với bạn bè, qua đó chúng ta có thể học được những thói quen tốt
nhưng cũng có khi nhiễm những thói quen xấu có hại cho sức khỏe. Và rồi cuối
cùng là xã hội (bên ngoài gia đình và nhà trường) nơi ta sống phần lớn quãng đời
và do đó cũng chịu nhiều ảnh hưỡng từ nó.
Nguồn thông tin từ xã hội rất đa dạng. Ta có thể nghe, xem, đọc, tiếp thu
thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, phát thanh,
báo chí, sách, bướm, pa nô, áp phích cũng như từ những người khác nhau như
nhân viên y tế, các vị lãnh đạo cộng đồng, lãnh đạo tôn giáo, các ban ngành đoàn
thể, các nhân viên sức khỏe cộng đồng kể cả bạn bè, lối xóm. Như vậy không chỉ
những nhân viên y tế hoặc những người chuyên làm công tác GDSK mà tất cả
mọi người đã và đang thực hiện việc GDSK cũng như đã từng được GDSK.
Tất cả những điều này nói lên rằng dù muốn hay không thì những thông tin,
tác động về sức khỏe vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở khắp mọi nơi. Là người
làm công tác GDSK ta cần nhận thức vai trò của mình không phải là người duy
nhất thực hiện việc GDSK mà chính là người khơi dậy, điều chỉnh dòng chảy
5
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
GDSK sẵn có trong cuộc sống. Nói một cách hình ảnh đó là người GDSK làm
công việc ―gạn đục, khơi trong‖ dòng chảy chứ không phải chảy thay.
Giáo dục sức khỏe cũng giống như giáo dục chung đó là quá trình tác động
nhằm thay đổi kiến thức , thái độ và thực hành của con người. Phát triển những
thực hành lành mạnh mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con
người.
Như vậy : GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo
dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các
vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân , gia đình, cộng đồng nơi họ
đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe
1.2. Định nghĩa GDSK
Có nhiều định nghĩa về GDSK:
Giúp quần chúng đạt được sức khỏe bằng các nỗ lực của chính họ.
Một hoạt động nhằm vào các cá nhân để đưa đến việc thay đổi hành vi.
Bao gồm những hoạt động nhằm thông tin, động viên và giúp đỡ quần
chúng chấp nhận và duy trì những hành vi có lợi cho sức khỏe, khuyến
khích cải thiện môi trường và bảo đảm đào tạo chuyên môn, nghiên cứu
khoa học cần thiết cho việc thực hiện các công việc kể trên.
Là một quá trình nhằm giúp nhân dân tự thay đổi những hành vi có hại
cho sức khỏe để chấp nhận thực hiện những hành vi tăng cường sức khỏe.
Có thể nhận thấy rằng định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo dục
sức khỏe là:
Kiến thức của con người về sức khỏe
Thái độ của con người về sức khỏe
Thực hành của con người về sức khỏe
Cũng từ định nghĩa trên cho thấy giáo dục sức khỏe là một quá trình nên
cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ
không phải là một công việc có thể làm một lần là xong. Vì vậy, để thực hiện
công tác giáo dục sức khỏe chúng ta phải có sự đầu tư thích đáng, hết sức kiên trì
thì mới đem lại hiệu quả cao.
1.3. Mục tiêu GDSK
Mục tiêu cơ bản của giáo dục sức khỏe là giúp cho mọi người:
Xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của họ.
Hiểu rõ những điều gì họ có thể làm được để giải quyết những vấn đề sức
khỏe, bảo vệ và tăng cường sức khỏe bằng những khả năng của chính họ
6
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
cũng như sự giúp đỡ từ bên ngoài
Quyết định những hành động thích hợp nhất để tăng cường cuộc sống
khỏe mạnh.
Ví dụ: Tây Nguyên là vùng có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao nhất nước. Một trong
những mục tiêu của chương trình phòng chống SDD của tỉnh Đaklak là
truyền thông giáo dục sức khỏe. Qua TT- GDSK, cộng đồng sẽ được cung
cấp các kiến thức cần thiết về phòng chống SDD. Điều đó có thể giúp họ
nâng cao thái độ kỹ năng thực hành cơ bản: về bữa ăn hợp lý, tận dụng nguồn
thức ăn giàu dinh dưỡng.
Giáo dục sức khỏe góp phần thực hiện một trong những quyền của con
người là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
GDSK là giúp
cho đối tượng
tự nguyện, tự
giác thay đổi
hành vi sức
khỏe của chính
mình.
Hình 1 :Tham vấn về KHHGĐ
2. NÂNG CAO SỨC KHỎE
Trước thập niên 80 người ta chỉ dùng thuật ngữ GDSK ( Health Education). Sau
đó không lâu Hội Giáo Dục Sức Khỏe Công Cộng đã cải tiến nhiều hoạt động trong
lĩnh vực này và gần đây các nhà GDSK đã đưa ra khái niệm rộng hơn là nâng cao
sức khoẻ : Nâng cao sức khoẻ (Health Promotion) là một quá trình làm cho mọi
người nâng cao sự kiểm soát các vấn đề sức khoẻ và cải thiện sức khoẻ của chính
bản thân họ.
Khi nói đến nâng cao sức khỏe, người ta không thể không đề cập tới y tế công
cộng. Bởi vì nâng cao sức khỏe và y tế công cộng san sẻ mục tiêu chung của việc cải
thiện sức khỏe.
Lĩnh vực y tế công cộng rộng hơn nâng cao sức khỏe trong các kỹ thuật,
chính sách, bảo vệ, kiểm tra, giám sát môi trường... cũng như các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe khác.
Nâng cao sức khỏe chịu trách nhiệm làm thay đổi những quá trình thuộc hành
7
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
vi sức khỏe xã hội, cải thiện hành vi sức khỏe cá nhân, thực hiện các biện pháp
sức khỏe công cộng.
Mọi người đều công nhận rằng những vấn đề sức khỏe có nhiều nguyên nhân
đa dạng và chúng tương tác lẫn nhau. Những nguyên nhân này có thể là những
hành vi sức khỏe cá nhân, những điều kiện môi trường, những chính sách y tế
không phù hợp , giảm các chương trình y tế hoặc các dịch vụ y tế .
Một ví dụ cụ thể về những nguyên nhân chết do ung thư phổi bao gồm: Hút
thuốc : thuộc hành vi sức khỏe cá nhân, ô nhiễm không khí thuộc yếu tố môi
trường, thiếu các chương trình y tế công cộng do đó các chương trimnhf kiểm tra
hút thuốc không được thực hiện, thị trường thuốc lá tự do vì thiếu chính sách
công cộng, sàng lọc và chuyển đi điều trị không đầy đủ do thiếu các dịch vụ y tế.
Việc giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có sự quan tâm đến những nguyên nhân này.
Can thiệp chỉ là một biện pháp tác động đến một nguyên nhân, nếu muốn các
chương trình y tế công cộng thành công cần phải tác động đến nhiều nguyên
nhân.
2.1. Hiến chƣơng Ottawa (1986)
Nâng cao sức khỏe: trong hiến chương Ottawa (1986) kêu gọi các quốc gia
thực hiện việc nâng cao sức khỏe nhấn mạnh đến việc tạo ra môi trường thuận lợi
cho các nỗ lực CSSK của cá nhân. Nền tảng của ý thức luận của nâng cao sức
khỏe có thể tóm tắt 5 diểm được rút ra từ hiến chương Otttawa như sau:
Sức khỏe phải được nhìn nhận một cách toàn diện như là một trạng thái
tích cực, nó là chất liệu để con người có thể đạt được mục tiêu tối hậu là cuộc
sống phong phú về xã hội và kinh tế.
Sức khỏe không thể đạt được cũng như bệnh tật không thể phòng ngừa và
kiểm soát trừ khi những bất tương xứng trong các quốc gia cũng như nhóm xã
hội đựợc giải quyết.
Một quốc gia khỏe mạnh không chỉ là một quốc gia có sự phân phối công
bằng các ngưồn lực mà là một quốc gia có cộng đồng chủ động tích cực tham gia
mạnh mẽ vào việc tạo ra những điều kiện cần thiết cho những con người khỏe
mạnh.
Sức khỏe không chỉ để một mình nhân viên y tế gánh vác mà cần có rất
nhiều dịch vụ công và tư cũng như các tổ chức khác tham gia sẽ làm sức khỏe trở
nên tốt hay xấu đi.
Sức khỏe của con người không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà ở bình diện
rộng hơn bị khống chế bởi môi trường vật lý, xã hội, văn hóa, kinh tế trong quá
trình sống. Vì vậy xây dựng ―Chính sách công cộng lành mạnh‖ được xem là trái
tim của nâng cao sức khỏe.
8
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
2.2. Định nghĩa
Có nhiều định nghĩa NCSK khác nhau. Mỗi định nghĩa đề cập đến một khía
cạnh của NCSK trong đó định nghĩa của Tổ chức sức khỏe Thế giới thể hiện một
mô hình tác động dựa trên sự khơi dậy tiềm năng của chính người dân.
―NCSK là sự kết hợp các tiến trình khác nhau với mục đích tạo nên hoàn cảnh
thuận lợi yểm trợ về môi trường, kinh tế, tổ chức và giáo dục giúp dẫn tới sức
khỏe‖.
Bruce G.Simons-Morton, Walter H.Greene, Nell Gottlieb (1995)
―Nâng cao sức khỏe là bất kỳ một sự kết hợp nào giữa giáo dục sức khỏe và các
yếu tố liên quan đến môi trường, kinh tế và tổ chức hỗ trợ cho hành vi có lợi cho
sức khỏe của các cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng‖
Coreen và Kreuter (1991)
―NCSK là một tiến trình làm cho nhân dân có khả năng tăng thêm sự kiểm soát
sức khỏe của họ và cải thiện nó‖
WHO
Như vậy, NCSK là một quan niệm tích cực do nhấn mạnh đến các nguồn
lực cá nhân, xã hội, chính trị. NCSK tác động rộng hơn GDSK, là kết quả của
một chiến lược chung điều hòa giữa ngưòi dân và môi trường, kết hợp sự lựa
chọn cá nhân với trách nhiệm của xã hội đối với sức khỏe cho cá nhân và cho cả
cộng đồng. NCSK không chỉ chú trọng đến hành vi lối sống mà bao gồm cả môi
trường sống và đường lối, chính sách lành mạnh tạo điều kiện cho sức khỏe, do
vậy nó có hiệu quả hơn chỉ làm GDSK.
Từ một số định nghĩa trên ta thấy rằng:
Nâng cao sức khỏe hướng tới hành động nhằm tác động lên các yếu tố
quyết định hay các nguyên nhân tạo nên sức khỏe. Do đó nâng cao sức khỏe
đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành ngoài ngành y tế, nó
phản ánh tính đa dạng của các điều kiện ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính
quyền ở cấp quốc gia và địa phương đều có một trách nhiệm duy nhất là
hành động một cách thích hợp và theo thời gian nhằm đảm bảo toàn bộ các
yếu tố môi trường nằm ngoài tầm kiểm soát của các cá nhân và nhóm người
có thể đem lại sức khỏe.
Nâng cao sức khỏe là sự kết hợp của y tế, giáo dục, kinh tế, chính trị nhằm
đem lại những thay đổi tích cực về thái độ, hành vi, xã hội, hay môi trường
dẫn đến sự cải thiện sức khỏe của nhân dân.
Từ những khái niệm và nhận định trên ta thấy rằng GDSK là một bộ phận
của nâng cao sức khỏe, nhằm nâng cao những hành vi có lợi cho sức khỏe, chúng
thường được dùng thay cho nhau, và trong nhiều hoàn cảnh chúng được dùng
chung với nhau (Glauz, Lewis, Rimer,1997). Khi đề cập đến việc nâng cao sức
khỏe cho mọi người dân trong cộng đồng cần đặc biệt lưu ý một số điểm sau:
9
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
Kế hoạch
đô thị
Chăm sóc
sức khỏe
Giáo dục
NÂNG CAO
SỨC KHỎE
Truyền
thông
Lao động
Công nghiệp
thực phẩm
Hình 2 : Sơ đồ quan hệ Nâng cao sức khỏe
* Thu hút cộng đồng tham gia
* Xây dựng các đường lối quần chúng hỗ trợ, ủng hộ, đặc biệt đó là vai trò ủng
hộ của phụ nữ, tạo khả năng cho các cá nhân và cộng đồng, có thể trù tính kiểm
soát sức khỏe và môi trường sống và làm việc thông qua giáo dục và việc được
trao quyền hành.
Hội nghị quốc tế về nâng cao sức khỏe, 17-19 tháng 11/1996, Ottawa, Ontario, Canada
nêu rõ:
Nâng cao sức khỏe phải thu hút toàn bộ dân chúng trong bối cảnh sống
hàng ngày của họ, hơn là chỉ tập trung vào những người có nguy cơ bị các
bệnh đặc biệt.
Nâng cao sức khỏe hướng tới hành động nhằm tác động lên các yếu tố
quyết định hay các nguyên nhân tạo nên sức khỏe. Nó đòi hỏi sự phối hợp
chặt chẽ giữa các ngành ngoài ngành y tế, chứng tỏ tính đa dạng của các
điều kiện ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nâng cao sức khỏe kết hợp các phương pháp hay cách tiếp cận khác nhau,
bao gồm truyền thông, giáo dục, luật pháp, các biện pháp tài chính, những
thay đổi về tổ chức, sự phát triển cộng đồng, các hoạt động tức thời ở điạ
phương, chống lại các mối nguy hiểm cho sức khỏe.
Nâng cao sức khỏe đặt biệt nhằm vào sự tham gia cụ thể và có hiệu quả của
quần chúng. Nó đòi hỏi sự phát triển cao của các kỹ năng xác định vấn đề
và ra quyết định của cá nhân cũng như của tập thể.
Nâng cao sức khỏe trước hết là một thể nghiệm về mặt xã hội và chính trị
chứ không phải chỉ là một dịch vụ y tế, mặc dù các nhà chuyên môn y tế giữ vai
trò quan trọng trong việc ủng hộ và tạo khả năng cho công tác nâng cao sức khỏe.
10
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
Ba nguyên tắc về phƣơng pháp thực hiện NCSK:
1. Tạo khả năng (Enable)
2. Trung gian hòa giải (Mediate)
3. Vận động ủng hộ (Advocate)
3. BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Giáo dục sức khỏe chính là quá trình dạy học có mối quan hệ qua lại 2
chiều. GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động
qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe và đối tượng được giáo
dục sức khỏe. ở đây vai trò của giáo dục sức khỏe là tạo những hoàn cảnh thuận
lợi cho mọi người tự giáo dục mình.
Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự học, quá trình đó diễn ra thông
qua sự nổ lực của người học ( đối tượng được giáo dục sức khỏe) với sự giúp đỡ,
tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy. Từ sơ đồ trên cho thấy mối quan hệ
giữa người làm giáo dục sức khỏe và đối tượng được giáo dục sức khỏe.
Người làm công tác giáo dục sức khỏe không chỉ dạy cho học viên của
mình mà còn học từ học viên của mình. Thu nhận thông tin phản hồi là vấn đề
hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức khỏe cần phải hết sức coi
trọng, để kịp thời điều chỉnh bổ sung những thông tin thiếu sót làm cho các
chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của cộng
đồng.
Giáo dục sức khỏe không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác , đầy đủ
về sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành
vi sức khỏe con người như là: nguồn lực hiện có, sự lãnh đạo của cộng đồng, hổ
trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe...Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và
chọn các hành động tăng cường sức khỏe thích hợp
Tóm lại: Giáo dục sức khỏe là một quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch đến tình cảm và lý trí của con người, nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe
có hại, giúp con người tự tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân và
cộng đồng.
4. VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GDSK TRONG CÔNG TÁC CSSKBĐ
4.1. Vị trí và mối liên quan của giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe
ban đầu.
Mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới cũng như của tất cả các thành viên là: ―
Sức khỏe cho mọi người‖. Mục tiêu này có thể đạt được chỉ khi tất cả các thành
11
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
viên trong cộng đồng cũng như cán bộ y tế cùng cố gắng nổ lực thực hiện trong
công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Trong những năm gần đây, vai trò của
GDSK nagỳ càngcó vị trí quan trọng công tác chăm sóc sức khỏe.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu được coi như một phương tiện hữu hiệu để đạt
được mục tiêu này. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đáp ứng những nhu cầu sức khỏe
thiết yếu của đại đa số nhân dân với giá thành thấp nhất có thể được. Thực hiện
chăm sóc sức khỏe ban đầu là trách nhiệm của các cán bộ y tế, của các cơ sở y tế
và cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng. Trong nội
dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, truyền thông và giáo dục sức khỏe có vị trí hết
sức quan trọng.
Trong thực tế, các cá nhân và gia đình chịu trách nhiệm về những quyết
định ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
Ví dụ: Một bà mẹ quyết định sẽ mua những loại thực phẩm nào cho gia
đình và chế biến như thế nào. Các gia đình quyết định khi nào thì đưa người nhà
đi khám chữa bệnh và đến cơ sở y tế nào là thích hợp.
Vì vậy, để giúp cho người dân có những quyết định đúng đắn có lợi cho sức
khỏe của họ, người dân cần phải được cung cấp những kiến thức cần thiết, huấn
luyện những kỹ năng và thực hành những điều có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy:
.
Quản lý
sức khỏe
BVSK
BM-TE &
KHHGĐ
Tiêm
Chủng
Dinh
dưỡng
Thanh khiết
môi trường
Cung ứng
thuốc thiết
yếu
GIÁO DỤC
SỨC KHỎE
Điều trị
bệnh thông
thường
Phòng chống
dịch bệnh
Kiện toàn
mạng lưới y
tế cơ sở
Hình 3 : Vị trí và mối liên quan của GDSK với CSSKBĐ ở Việt Nam
GDSK đã được tuyên ngôn Alma Ata (1978) coi như giải pháp hàng đầu để
thực hiện chiến lưọc sức khỏe toàn cầu.
12
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
Sau hội nghị Alma Ata, ngành Y tế Việt nam cũng đã đưa GDSK lên chức
năng số một của tuyến Y tế cơ sở trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban
đầu.
Trong chăm sóc sức khỏe ban đầu , Giáo dục sức khỏe giữ vị trí quan trọng
bậc nhất, bởi vì nó tạo điều kiện để chuẩn bị , thực hiện và củng cố kết quả
các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác
4. 2. Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe
Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe.
Góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người.
Nếu giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm tỷ lệ mắc bệnh , tỷ lệ tàn
phế và tỷ vong nhất là ở các nước đang phát triển
Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế. So với các giải pháp dịch vụ tế khác.
Giáo dục sức khỏe là một công tác khó làm và khó đánh giá kết quả , nhưng
nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất , nhất là ở tuyến
Y tế cơ sở.
Sau Hội nghị Alma-Ata, ngành Y tế Việt Nam cũng đã đưa GDSK lên chức
năng số một của tuyến y tế cơ sở trong 10 nội dung CSSKBĐ.
Trong CSSKBĐ, GDSK giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi vì nó tạo điều kiện
để chuẩn bị, thực hiện và củng cố kết quả các mặt công tác CSSKBĐ.
CHÍNH
QUYỀN
HỘI
NÔNG
DÂN
ĐOÀN
TNCS
HCM
HỘI CHỮ
THẬP ĐỎ
CÁC TỔ
CHỨC XH
KHÁC
MẶT TRẬN
TỔ QUỐC
Y TẾ
GIÁO DỤC
SỨC KHỎE
CÔNG
ĐOÀN
THÔNG TIN
CƠ QUAN
ĐẠI CHÖNG
HỘI
LHPN
Hình 4: Công tác y tế và GDSK với các tổ chức, ban ngành ngoài y tế
13
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
GDSK không thay thế được các công tác chăm sóc sức khỏe khác, nhưng cần
thiết để thúc đẩy những người sử dụng các dịch vụ y tế, cũng như thúc đẩy phát
triển chính sách các dịch vụ này. Trong thực tế nếu không làm tốt GDSK thì
nhiều chương trình y tế sẽ đạt kết quả thấp và không bền vững, thậm chí có nguy
cơ thất bại. So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, GDSK là một công tác khó
làm và khó đánh giá kết quả nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với
chi phí ít nhất, nhất là ở tuyến y tế cơ sở. Vì thế:
GDSK là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của hệ thống y tế, là một
chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế
từ trung ương đến cơ sở. Nó là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của một cơ
sở y tế.
GDSK là một hệ thống những biện pháp nhà nước, xã hội và y tế, chứ không
chỉ riêng ngành y tế chịu trách nhiệm thực hiện, nghĩa là cần thiết phải xã hội
hóa công tác GDSK.
Lồng ghép GDSK vào các chương trình y tế và các hoạt động CSSKBĐ và
vào các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương là phương thức
làm GDSK khôn khéo nhất, có hiệu quả nhất ở tuyến cơ sở.
5. NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GDSK
Giáo dục sức khỏe là một khoa học dựa trên cơ sở của rất nhiều các khoa học
khác nhau. Đó là khoa học hành vi, về cách ứng xử của con người đối với một sự
việc, một hiện tượng, một ý kiến, một quan điểm nào đó trong cuộc sống. Dựa
trên cơ sở khoa học thông tin truyền thông và giáo dục để đề ra các phương pháp
thông tin, truyền thông nhằm truyền tải những kiến thức, những thông tin. Thông
qua quá trình giao tiếp, giới thiệu những thái độ và niềm tin đúng đắn về các thói
quen giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho đối tượng, huấn luyện cho đối tượng thực
hành các kỹ năng giữ gìn sức khỏe (pha nước muối đường, cách cho trẻ bù nước
khi bị tiêu chảy, cách đánh răng đúng,…). Ngoài ra GDSK liên quan chặt chẽ với
khoa học nhân chủng học, khoa học tâm lý xã hội, tâm lý nhận thức, tâm lý giáo
dục, khoa học phổ biến của sự đổi mới, dịch tễ học,….
14
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
Hình 5: Thông tin đến công chúng qua phát thanh
5.1. Thông tin là gì?
Thông tin là những dữ liệu thô, hoặc các dữ liệu đã được xử lý, được phân
tích, được các cá nhân và tổ chức phổ biến thông qua sách báo, các báo cáo, các
kết quả nghiên cứu, các bảng biểu... Đồng thời thông tin còn là quá trình đưa
những dữ liệu đó đến người nhận (các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản
lý, công chúng...) để tạo, nâng cao nhận thức, giác ngộ và hiểu biết của họ.
Ví dụ: Những số liệu về sinh, chết, bệnh; về người đến, người đi; về số phụ
nữ trong tuổi sinh đẻ... là những thông tin. Việc thu thập những số liệu trên được
coi là quá trình thu thập thông tin. Quá trình thông tin đến người nhận diễn ra
như sau:
Thoâng tin
Hình 6: Quá trình thông tin (thông tin một chiều)
15
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
5.2. Truyền thông là gì ?
Truyền thông là tiến trình truyền đạt thông tin từ người này sang người
khác. Thông tin có thể là những kiến thức, quan điểm cũng có thể là những cảm
xúc, tình cảm, thái độ... Vấn đề quan trọng nhất của truyền thông là làm sao
truyền đạt được đúng thông tin muốn truyền đạt.
5.2.1. Các thành phần của một tiến trình truyền thông
Hình 7 : Quá trình truyền thông (thông tin hai chiều)
- Người gởi: chủ thể truyền thông tin đi, có thể là một người hay một tổ
chức.
- Người nhận: đối tượng nhận thông tin, có thể là một người, một nhóm
người hay một cộng đồng.
- Thông điệp muốn truyền đạt là những thông tin mà người gởi muốn người
nhận biết hoặc hiểu.
- Thông điệp: tất cả những gì mà người gởi thực hiện nhằm truyền đạt điều
mà họ mong muốn truyền đạt. Ví dụ: Lời nói, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, điệu
bộ v.v...
- Thông điệp nhận thức được: là ý nghĩa mà người nhận gán cho những điều
họ tiếp nhận. Giữa thông điệp muốn truyền đạt và thông điệp nhận thức được có
thể có sự khác nhau.
- Kênh: cách thức gởi thông điệp đi
- Đáp ứng: mọi phản ứng của người nhận đối với thông điệp. Đặc biệt Hồi
báo (Feedback) : những đáp ứng của người nhận mà người gởi nhận biết được.
16
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
Ngoài ra một sự thiếu vắng đáp ứng cũng có thể được xem như là một hồi báo.
- Hoàn cảnh: là toàn bộ những gì làm nền cho quá trình truyền thông giữa
người gởi và người nhận, bao gồm :
+ Hoàn cảnh vật chất: địa điểm, phòng, đồ đạc, số người tham dự, vật
cản giữa họ v.v... hoặc khó thấy hơn như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, ánh
sáng...
+ Hoàn cảnh tâm lý: mục đích của các thành viên truyền thông, vai trò,
quan hệ giữa những người này...
* Nhiễu: tất cả những gì thuộc về hoàn cảnh khiến cho giữa thông tin
muốn truyền đạt và thông tin được nhận thức khác nhau đáng kể.
5.2.2. Các yếu tố giúp truyền thông tốt
- Ngƣời nhận:
+ Tìm hiểu về các đặc điểm cá nhân của người nhận như sở thích, chuẩn
mực, giá trị, niềm tin...
+ Thăm dò xem người nhận đã biết gì về đề tài mình định truyền thông.
- Ngƣời gởi:
+ Có uy tín
+ Có khả năng lôi cuốn được sự chú ý.
- Thông điệp:
+ Có cấu trúc rõ ràng
+ Ngắn gọn
+ Lặp đi lặp lại.
- Kênh:
+ Phù hợp với người nhận (trình độ, văn hóa, sở thích...)
+ Trực quan tốt hơn không trực quan.
- Hồi báo:
+ Tận dụng mọi khả năng có thể để thu nhận hồi báo.
- Hoàn cảnh:
+ Cố gắng tạo hoàn cảnh vật chất thuận lợi: các yếu tố của môi trường
truyền thông
+ Cố gắng tạo hoàn cảnh tâm lý thuận lợi: chọn thời điểm phù hợp, thực
hiện tốt việc giao tiếp.
Qua định nghĩa về thông tin và truyền thông ta thấy rằng, nếu như thông tin
có thể diễn ra một lần thì truyền thông lại đòi hỏi phải liên tục. Thông tin không
đòi hỏi sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền tin và bên nhận, còn đối với truyền
thông thì đây là yêu cầu bắt cuộc.
17
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
Thông tin chỉ hạn chế trong thông tin và kiến thức, còn truyền thông mở ra
cả thái độ và tình cảm, kỹ năng. Thông tin chỉ đòi hỏi người ta tăng thêm kiến
thức, còn truyền thông đòi hỏi phải tạo được sự thay đổi về nhận thức và hành
động.
Hình 8: Cách thay đổi hành vi qua lợi ích nhà tắm cho gia đình
5.3. Giáo dục là gì ?
Giáo dục có thể được định nghĩa như một quá trình truyền thông được tiến
hành một cách hệ thống và có cấu trúc chặt chẽ giữa người truyền (giáo viên) và
những nhóm đối tượng đặc thù (học viên) nhằm khuyến khích về việc tìm hiểu và
phân tích thông tin để có những quyết định căn cứ trên những thông tin ấy, dẫn
đến những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành động.
Do đó muốn thực hiện truyền thông và GDSK thì người truyền thông (hoặc
nguồn truyền thông) phải xem xét: Đối tượng truyền thông của mình là ai (người
nhận)? Họ cần được truyền thông về vấn đề gì trong nhận thức và hành động
(hiệu quả), bằng những thông điệp gì? Thông qua những kênh hoặc phương
pháp, phương tiện nào và bằng cách nào nắm được phản ứng của đối tượng trước
những thông điệp chúng ta chuyển tới họ (phản hồi)?.
Mô hình truyền thông có thể tóm tắt bằng những từ sau đây:
+ Ai nói
+ Nói gì
+ Nói cho ai
+ Nhằm mục đích gì
+ Bằng con đường nào
+ Làm thế nào để biết hiệu quả
‘nguồn truyền’
‘thông điệp’
‘người nhận’
‘hiệu quả’
‘phương pháp’
‘phản hồi’
18
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
Các phần tử của mô hình truyền thông đều quan trọng và gắn bó mật thiết
với nhau. Thiếu bất kỳ phần nào thì quá trình truyền thông hoặc sẽ không diễn ra
hoặc nếu diễn ra sẽ không có hiệu quả. Song, trong các phần tử ấy thì đối tượng
là quan trọng nhất.
Muốn tiến trình truyền thông, giáo dục đạt hiệu quả thì người nói phải là
người có uy tín trong cộng đồng, lôi cuốn được sự chú ý của người nghe. Các
thông điệp phải có cấu trúc rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, lặp đi lặp lại nhiều lần.
Sẵn có điều kiện vật chất thuận lợi cũng như sẵn tâm lý hợp tác, tiếp nhận của
đối tượng.
Có 6 cách thể hiện thông điệp trong GDSK đó là:
Uy quyền
Đe dọa
Khuyến khích
Thông tin
Thân thiện
Khôi hài
Trong thực tế đã chứng minh rằng các thông điệp dùng cách nói uy quyền
hoặc đe dọa không có tác động vì người nghe sẽ né tránh chúng và nghĩ là không
liên quan đến mình. Cách nói khuyến khích, thông tin, thân thiện, khôi hài rất có
hiệu quả.
5.4 . Giai đoạn thay đổi hành vi
Mô hình này đặc biệt rất hữu ích trong giáo dục sức khỏe cá nhân và tham
vấn khi mà đối tượng đang ở vào một giai đoạn thay đổi nhất định. Ngoài ra nó
cũng có giá trị trong việc hoạch định một kế hoạch GDSK khi mà việc tìm hiểu
vị trí trong các giai đoạn thay đổi của cộng đồng là hết sức cần thiết để thiết kế
nội dung hoạt động và thông điệp của chương trình.
Thật vậy, hành vi mới không thể tự nhiên mà có ngay. Từ chỗ chưa biết,
chưa quan tâm về hành vi mới cho đến khi có hành vi mới là cả một quá trình dài
trải qua nhiều giai đoạn. Mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi sau đây tương
đối được nhiều người chấp nhận (Prochaska & Clementine, 1984):
1. Chưa quan tâm (Precontemplation): Các cá nhân ở giai đoạn này không
biết về các nguy cơ sức khỏe của hành vi hoặc nếu có biết nhưng chưa quan tâm
và không có ý định thay đổi hành vi.
2. Quan tâm (Contemplation): Các cá nhân ở giai đoạn này đã quan tâm
đến việc thay đổi hành vi nhưng chưa có kế hoạch cụ thể nào để thay đổi trong
một tương lai gần. Giai đoạn này có thể kéo dài rất lâu.
19
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
3. Sẳn sàng thay đổi (Ready to change): Họ đã có kế hoạch thay đổi hành
vi trong tương lai gần và có thể đã thực hiện một số bước ban đầu
4. Hành động (Action): Họ đã bắt đầu thay đổi hành vi.
5. Duy trì (Maintenance): Họ đã duy trì được sự thay đổi hành vi trong một
thời gian dài. Hành vi mới đã trở thành một phần của đời sống.
6. Thụt lùi (Relapse): Có thể xảy ra sự thụt lùi trở lại các giai đoạn trước.
Tuy nhiên sau đó có thể lại tiến lên các đoạn sau.
Chưa có ý
thức về
vấn đề
Có ý thức
về vấn đề
Mong
muốn giải
quyết vấn
đề
Tìm hiểu vấn
đề và học kỹ
năng
Giai đoạn
Giai đoạn
1
2
Giai đoạn
Thử thực
hiện hành
vi mới
Thực hiện
thành
công và
duy trì
hành vi
mới
Giai đoạn
Giai đoạn
4
5
3
Hình 9: Sơ đồ các bƣớc thay đổi hành vi
Bảng cung cấp những gợi ý về cách can thiệp để giúp chuyển giai đoạn:
Giai đoạn
Can thiệp giúp tiến lên giai đoạn cao hơn
Chưa quan tâm
Truyền thông tác động đến nhận thức, cảm xúc
ĐỂ HỌ NHÌN THẤY
Quan tâm
Phân tích lợi và bất lợi của hành vi
GIẢI TỎA RÀO CẢN
Sẳn sàng thay đổi
Khuyến khích
Khơi dậy
Huấn luyện kỹ năng
20
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
Giúp đỡ lập kế hoạch
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Hành động
Hỗ trợ phương tiện
Khen thưởng, khích lệ
Giúp đối phó với các vấn đề thực tế
HÀNH ĐỘNG
Duy trì
Tiếp tục hỗ trợ
Khích lệ
Trở thành một tấm gương cho người khác
SỐNG CÙNG VỚI HÀNH VI
Thụt lùi
Xác định các trở ngại
Củng cố các nỗ lực trước đó
Phát triển một kế hoạch mới
BẮT ĐẦU LẠI
6. NHỮNG NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
GDSK mang tính nguyên tắc của giáo dục học, xã hội học, y học và y tế công
cộng, do đó khi thực hiện GDSK cần tuân theo những nguyên tắc sau.
6.1. Nguyên tắc tính đại chúng
Những kiến thức y học phổ thông phải được phổ cập tới mọi người, để cho ai
cũng hiểu được, ai cũng làm được và phải được mọi người chấp nhận.
Đối tượng GDSK rất đa dạng, không thể cùng lúc chúng ta có thể làm thay
đổi hành vi sức khoẻ của tất cả mọi người với mọi vấn đề sức khoẻ . Việc
nghiên cứu đối tượng trong một đợt,hoặc một nội dung là việc làm hết sức
quan trọng cho phép ta đạt mục tiêu và hiệu quả của GDSK
Do đó, mọi nội dung, phưong tiện, phương pháp GDSK phải mang tính phổ
cập, phù hợp với từng loại đối tượng ( theo nhóm tuổi, trình độ văn hoá, địa
phương…)
Vấn đề sức khỏe chọn ưu tiên phải xuất phát từ nhu cầu BVSK bức thiết và
nguồn lực của cộng đồng và đáp ứng được những nhu cầu đó.
Nội dung để tiến hành GDSK phải trên sơ sở của việc chẩn đoán cộng đồng.
Nội dung đó phải mang tính chất đặc trưng cho cả thế giới, một quốc gia, một
tỉnh, một huyện, một xã trong từng giai đọan nhất định
Hoạt động GDSK mang tính chất lâu dài, do đó phải phát động phong trào
quần chúng rộng rãi, liên tục, trở thành loại hình hoạt động xã hội rộng lớnvà
21
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
không ngừng phát triển .
6.2. Nguyên tắc tính khoa học
Mọi nội dung GDSK phải có căn cứ khoa học. Phải điều tra nghiên cứu
toàn diện về xã hội học, tâm lý học, dịch tễ học, kinh tế, chính trị... của mỗi cộng
đồng và từng loại đối tượng.
Áp dụng những thành quả nghiên cứu khoa học mới nhất có thể thực hiện
được và mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân với chi phí ít tốn kém nhất.
Lựa chọn các phương pháp thông tin, truyền thông, giáo dục thật sự khoa
học và hiện đại, song phải dễ hiểu, đơn giản, dễ thực hiện đối với từng loại đối
tượng.
Bảo đảm tính hệ thống và lôgic trong việc lập kế hoạch và triển khai các
hoạt động GDSK thành một tổng thể từ đơn giản đến phức tạp được hoàn thành
trong một thời gian dài.
6.3. Nguyên tắc tính thực tiễn
Mỗi lý luận khoa học về BVSK đều phải góp phần tích cực giải quyết được
những vấn đề sức khỏe một cách thiết thực, mang lại hiệu quả cụ thể, đồng thời
được củng cố bằng thực tiễn.
Khi lập kế hoạch các hoạt động GDSK phải căn cứ vào các điều kiện hoàn
cảnh thực tiển, sử dụng được các nguồn lực sẳn có để giải quyết các vấn đề đặt ra
của thực tế .
Bằng các kết quả hành động thực tiễn của nhân dân trong việc cải thiện chất
lượng cuộc sống làm cơ sở để giáo dục, đánh giá và cải thiện toàn bộ hệ thống
GDSK.
Để phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, từng vùng, từng quốc gia,
GDSK phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ trình độ thấp đến trình độ cao.
6.4. Nguyên tắc tính trực quan
Mọi nội dung GDSK đều phải được minh họa hết sức cụ thể bằng những
hình tượng sinh động và gây ấn tượng sâu sắc.
Thật vậy, mọi yếu tố tác động đến con người trứoc hết trực tiếp vào các
giác quan. Tác động trực quan nhiều khi gây được ấn tượng mạnh, sâu sắc đến
tình cảm , niềm tin của mọi người, làm thay đổi hành vi sức khoẻ nhanh chóng và
bền vững.
Trong khi sử dụng phương tiện trực quan phải tạo được thuận lợi cho đối
tượng suy nghĩ và hành động để đạt những mục tiêu đã định. Tuy nhiên cần
tránh lạm dụng bất cứ nội dung gì cũng phải có phương tiện trực quan.
Bản thân người cán bộ y tế và các cơ sở y tế với toàn bộ những hoạt động
22
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
của mình là những mẫu hình trực quan có tác dụng giáo dục mạnh mẽ nhất đối
với nhân dân.
6.5. Nguyên tắc tính vừa sức và vững chắc
Nội dung và phương pháp GDSK phải thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của từng loại đối tượng sao cho họ có thể tiếp thu được.
Phải lặp đi lặp lại nhiều lần dưới nhiều hình thức và bằng nhiều biện pháp
khác nhau để củng cố nhận thức và thay đổi dần thái độ, hành động trở thành
những thói quen, nếp sống mới hàng ngày của đối tượng, tránh rập khuôn và
nóng vội.
6.6. Nguyên tắc lồng ghép
Lồng ghép là tiến trình qua đó 2 hoặc nhiều tổ chức cùng là việc với nhau
để thực hiện một công việc chung. Trong giáo dục sức khỏe, phối hợp với các
ban ngành đoàn thể để triển khai một dự án giáo dục sức khỏe cho cộng đồng là
hết sức cần thiết.
Lồng ghép trong GDSK là nhằm phát huy mọi nguồn lực sẳn có để đạt hiệu
quả cao trong quá trình GDSK, tránh được nhũng trùng lắp không cần thiết hoặc
bỏ sót công việc, tiết kiệm nguồn lực tránh lãng phí và nâng cao chất lượng công
tác GDSK.
Khi lồng ghép tốt có thể:
Đạt được những mục tiêu cụ thể của GDSK một cách hữu hiệu và giảm
thiểu tối đa những trở ngại.
Có thể phát hiện và đề xuất được những vấn đề trở ngại phát sinh trong quá
trình GDSK.
Xây dựng được mối quan hệ tốt giữa các tổ chức, cơ quan và cá nhân. Điều
phối được tài nguyên và các hoạt động nhằm đạt mục tiêu.
Thiết lập mối quan hệ thân hữu giữa người được GDSK với nhân viên y tế
và các thành phần khác tham gia GDSK kể các lãnh đạo chính quyền địa
phương.
7. HỆ THỐNG TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG, GDSK TẠI VIỆT NAM
7.1. Tuyến Trung Ƣơng
TTTTBVSK làm công tác tổ chức toàn hộ hệ thống tuyên truyền, lập kế
hoạch tuyên truyền cho toàn quốc, chỉ đạo các phương pháp luận, cung cấp tài
liệu ấn phẩm cho các địa phương cùng thực hiện, mở lớp truyền thông GDSK
cán bộ, nhận và sử dụng nguồn kinh phí viện trợ của các tổ chức quốc tế cho
GDSK (OMS, UNICEF).
23
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
Các viện chuyên khoa đầu ngành có phòng chỉ đạo ngành hướng dẫn các cơ
sở điều trị tuyến dưới các biện pháp phòng và điều trị bệnh thuộc ngành mình.
Vụ vệ sinh và môi trường chỉ đạo công tác vệ sinh phòng bệnh.
7.2. Tuyến tỉnh
Do TTTT các tỉnh, thành phố hoặc phòng nghiệp vụ y dược chỉ đạo công
tác GDSK, còn có các trạm chuyên khoa đầu ngành ở các bệnh viện tỉnh cũng
tham gia công tác này.
7.3. Tuyến quận, huyện
Do Trung tâm y tế quận, huyện chỉ đạo, lồng ghép vào các hoạt động của
các bộ phận cấu thành trung tâm.
7.4. Tuyến xã, phƣờng
Trạm trưởng và các cán bộ y tế khác trong xã, phường làm công tác này.
Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Hội chữ thập đỏ, các tổ chức quần chúng.
KẾT LUẬN
Nghị quyết Trung ương 4 ( khóa VII ) nêu rõ : Sức khỏe là vốn quý nhất
của mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới cũng như tất cả các thành viên khác là :
Sức khỏe cho mọi người( Health for People). Mục tiêu này chỉ có thể đạt được
khi tất cả mọi thành viên trong cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc thực
hành các hành vi sức khỏe lành mạnh và cải thiện môi trường sức khỏe tốt cho
cộng đồng.Với định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới : Sức khỏe là trạng
thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ bao
gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật. Từ định nghĩa trên, chúng ta nhận
thấy rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người bao gồm : xã hội,
văn hóa, kinh tế, chính trị, môi trường và sinh học. Giáo dục sức khỏe được dùng
những phương pháp và kỹ thuật học thích hợp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe
cho mọi người thông qua một loạt quá trình được sử dụng để thay đổi những yếu
tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Nâng cao sức khoẻ là một quá trình tạo điều kiện cho:
a. Người dân tăng khả năng kiểm soát sức khoẻ của bản thân.
b. Người dân có ý thức nâng cao những hành vi có lợi cho sức khoẻ.
c. Giảm sự bất công trong chăm sóc khoẻ cộng đồng.
24
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
d. Giảm gánh nặng cho người làm công tác GDSK .
e. Tất cả đều đúng.
2. Nâng cao sức khoẻ nhằm vào sự tham gia cụ thể và có hiệu quả của
quần chúng, nó đòi hỏi:
a. Kỹ năng xác định vấn đề và ra quyết định của cá nhân cũng như
của tập thể.
b. Điều kiện kinh tế của cá nhân.
c. Chính sách điều phối tài nguyên của cộng đồng.
d. Môi trường xã hội thuận lợi.
e. Sự đồng thuận của các cấp chính quyền
3. Nâng cao sức khoẻ chủ yếu thu hút sự tham gia của:
a. Những người có nguy cơ bị bệnh truyền nhiễm
b. Những người có nguy cơ bị bệnh mãn tính.
c. Những người có nguy cơ bị bệnh ác tính.
d. Những người bình thường trong bối cảnh sống hằng ngày.
e. a, b, c, d đúng
4.Nâng cao sức khoẻ là một thể nghiệm về:
a. Thể chế chính trị–xã hội của một quốc gia
b. Chính sách về đường lối y tế của một quốc gia
c. Chính sách xã hội của một quốc gia
d. Tính công bằng trong chăm sóc y tế
e. Tính nhân đạo
5. Để điều phối tài nguyên và các hoạt động trong chương trình GDSK
đạt hiệu quả, cần phải:
a. Chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên đúng phương pháp
b. Điều tra cộng đồng xác định vấn đề sức khoẻ thiết yếu.
c. Phối kết hợp nội dung, nguồn lực các chương trình y tế khác.
d. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực.
e. Tăng cường sự quan tâm của các nhà quản lý
6. Khi GDSK, phải lập đi lập lại nhiều lần dưới nhiều hình thức và bằng
nhiều biện pháp khác nhau là điều kiện để đạt được nguyên tắc:
a. Đại chúng
b. Khoa học
c. Vừa sức và vững chắc
25
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
d. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
e. a, b, c, d đúng
7. Khi thực hiện phối kết hợp tốt trong GDSK, người làm GDSK có thể:
a. Chia sẻ kiến thức y học phổ thông với các thành phần trong chu trình
b. Chia sẻ niềm tin và những giá trị mới trong lĩnh vực sức khoẻ
c. Đề xuất và phát hiện được những cản trở phát sinh trong quá trình
d. Đề xuất những biện pháp can thiệp khác
e. a, b, c, d đúng
8. GDSK là hoạt động
a. Truyền thông tin
b. Khuyến khích cải tạo môi trường.
c. Giúp đối tượng đạt được sức khỏe bằng nỗ lực của chính họ.
d. a, c đều đúng.
e. a, b, c đúng
9. Mục đích của GDSK là
a. Chia sẻ kiến thức, thái độ, thực hành về một vấn đề sức khỏe.
b. Động viên đối tượng tham gia các công tác xã hội.
c. Giúp đối tượng tự bảo vệ cuộc sống của mình.
d. Khuyến khích đối tượng góp tiền để ủng hộ quỹ y tế địa phương.
e. Tất cả đều đúng
10. GDSK để chia sẻ kiến thức, thái độ, kỹ năng thực hành nhằm giúp
cho mỗi người
a. Tự tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của chính mình và cộng
đồng.
b. Tự giác chấp nhận và duy trì lối sống lành mạnh
c. Biết sử dụng các dịch vụ y tế thích hợp.
d. Biết sử dụng các dịch vụ y tế thích hợp, tự giác chấp nhận và duy
trì lối sống lành mạnh.
e. Tất cả đều đúng.
11. Bản chất của GDSK là một quá trình :
a. Tuyên truyền, thông tin cho nhân dân các kiến thức y học phổ thông
để BVSK.
b. Thông tin những thành tựu mới về các vấn đề BVSK.
c. Thay đổi hành vi ứng xử để thích nghi với xã hội.
26
Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
d. Tác động có kế hoạch và mục đích vào lý trí tình cảm của đối tượng
để thay đổi hành vi sức khỏe.
e. a, b, c, d đúng
12. GDSK có vai trò to lớn trong công tác CSSK vì
a. Góp phần làm giảm tỉ lệ bệnh.
b. Góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong.
c. Là chỉ tiêu hoạt động quan trọng của y tế cơ sở.
d. Góp phần làm giảm tỉ lệ bệnh, giảm tỉ lệ tử vong.
e. Tất cả đều đúng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ môn Giáo dục sức khỏe & Tâm lý y học, Đại học Y Dược TP.HCM, Lưu hành
nội bộ. 2005.
Bộ Y tế - Khoa học hành vi và giáo dục sức khoẻ - NXB Y học - 2006
WHO (1994) Education for Health- A Manualon Health Education in Primary
Health Care, Geneva, 216 ps
John Hubley(2004) Communicating Health, An action guide to Health Education
and Health Promotion,
27
Giáo dục sức khoẻ
KHOA HỌC HÀNH VI
VÀ MÔ HÌNH SỨC KHỎE
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong, học viên có thể:
1. Nêu được các khái niệm cơ bản về khoa học hành vi.
2. Nêu được các lý thuyết, quan niệm về hành vi.
3. Trình bày được cấu trúc hành vi.
4. Trình bày được các mô hình sức khỏe.
5. Trình bày các cách phân loại hành vi.
1.
KHÁI NIỆM KHOA HỌC HÀNH VI
Mặc dù công tác Giáo dục Sức khỏe đã được thực hiện từ rất lâu nhằm giúp
cho người dân có được những hành vi, thói quen tốt có lợi cho sức khỏe cũng
như dự phòng dịch bệnh, việc nghiên cứu một cách khoa học về hành vi và các
phương pháp GDSK hiệu quả chỉ mới được thực hiện từ hơn 40 năm trở lại đây.
Tuy thời gian chưa dài nhưng những đóng góp từ nghiên cứu của các nhà khoa
học thế giới trong lãnh vực này đã góp phần hình thành một ngành khoa học mới,
một chuyên khoa mới, đó là Khoa học Hành vi và Giáo dục Sức khỏe. Hành vi
của con người trong đó có hành vi sức khỏe là một hoạt động hết sức phức tạp
chịu ảnh hưởng không chỉ bởi yếu tố sinh học mà còn bởi các yếu tố tâm lý, kinh
tế, văn hóa, xã hội. GDSK, là một hoạt động nhằm thay đổi hành vi, cũng hết sức
đa dạng và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, từng nhóm đối tượng riêng biệt.
Nói một cách vắn tắt Khoa học hành vi là hệ thống các lý thuyết thuộc các
môn khoa học xã hội Tâm lý học, Xã hội học, Nhân chủng học nhằm cố gắng
giải thích, kiểm soát và dự đoán hành vi người trong đó Khoa học Xã hội là
những môn khoa học nghiên cứu về những hiện tượng trong đời sống xã hội của
con người. Khác với khoa học tự nhiên nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên
tương đối hằng định, con người trong xã hội rất đa dạng với nhiều yếu tố chi phối
28
Giáo dục sức khoẻ
rất phức tạp. Ví dụ nước dù ở đâu vẫn là H2O, nhưng con người thì người thích
màu xanh, người thích màu đỏ v.v... Cho nên trong khoa học xã học không có
những định luật phổ quát (universal laws) đúng trong mọi trường hợp như trong
khoa học tự nhiên.
1.1. Khái niệm hành vi
Hành vi là một phức hợp những hành động chịu ảnh hưởng của các yếu tố
sinh học, môi trường, xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị. Hành vi nói một cách
đơn giản là những cách ứng xử hàng ngày của con người đối với một sự việc,
một hiện tượng, một ý kiến hay một quan điểm.
Hành vi bao gồm 5 thành phần:
Nhận thức
Thái độ
Hành vi
Niềm tin
Thực hành
Giá trị
Cách ứng xử của con người thể hiện ở 3 mức độ: Cá nhân, tổ chức và cộng
đồng. Xét về mặt sức khỏe thì có thể chia hành vi thành 3 nhóm:
+ Hành vi có lợi cho sức khỏe: Uống nước đun sôi, nuôi con bằng sữa mẹ,
ngủ mùng v.v..
+ Hành vi có hại cho sức khỏe: Ăn rau sống không rửa sạch, không rửa tay
trước khi ăn, hút thuốc lá v.v...
+ Hành vi không lợi không hại: Đeo vòng bạc ở cổ tay, cổ chân trẻ, ném răng
sữa của trẻ lên mái nhà v.v...
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi
Hành vi của con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài.
Yếu tố bên trong bao gồm:
Yếu tố sinh học: Đó là những phản xạ tự nhiên của con người, bản năng,
các điều kiện thể chất. Ví dụ bản năng đói ăn, khát uống, bản năng sinh dục,
tình trạng khỏe, mệt, cơn nghiện ...
Yếu tố tâm lý (tinh thần): chúng ta thường có những suy nghĩ và tình cảm
về thế giới xung quanh chúng ta. Những suy nghĩ và tình cảm ấy hình thành
từ kiến thức, niềm tin, thái độ và những giá trị chuẩn mực. Chúng có thể
giúp ta ứng xử theo cách này hoặc cách khác.
Kiến thức thường bắt nguồn từ kinh nghiệm, chúng ta cũng có thể tiếp thu
29
Giáo dục sức khoẻ
kiến thức thông qua những thông tin mà thầy giáo, cha mẹ, bạn bè, sách vở và
báo chí cung cấp (ví dụ: ngủ mùng tránh được bệnh sốt rét).
Niềm tin thường do cha mẹ, ông bà hoặc những người mà ta kính trọng
truyền đạt. Ở mỗi nước và mỗi cộng đồng có những niềm tin riêng của mình.
Niềm tin là một bộ phận của cách sống của con người. Niềm tin thường rất mạnh
nên rất khó thay đổi.
Thái độ phản ánh những gì ta thích hay không thích, chúng bắt nguồn từ
kinh nghiệm của chúng ta hoặc từ kinh nghiệm của những người gần gũi chúng
ta. Chúng khiến chúng ta thích thú với điều này hoặc cảnh giác với điều kia.
Có những giá trị quan trọng nhất đối với chúng ta. Những người trong một
cộng đồng thường nhất trí với nhau về nhiều giá trị và chuẩn mực xã hội. Ví dụ
muốn lấy con gái Chăm phải thuộc kinh Coran và phải nhập đạo Hồi v.v...
Yếu tố bên ngoài (môi trường bên ngoài) gồm:
Các ràng buộc xã hội, tương tác xã hội
Thành văn
: Do luật pháp, qui định, nội qui, điều lệ.
Bất thành văn : Quan hệ vợ chồng, cha mẹ, anh em và ảnh hưởng của
những người quan trọng đối với chúng ta. Chúng ta thường nghe và làm theo
những người mà ta cho là quan trọng trong cuộc sống của chúng ta như ông bà,
cha mẹ, thầy giáo, bạn bè thân thiết. Những phong tục, tục lệ, luật lệ trong tập
thể, trong gia đình chi phối suy nghĩ và hành động của chúng ta.
Các nguồn lực như phương tiện, tiền bạc, thời gian, lao động, dịch vụ, kỹ
năng và vật chất, địa điểm của nguồn lực cũng rất quan trọng.
Điều kiện tự nhiên: Môi trường, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, thời tiết
v.v...
Yếu tố chủ quan và khách quan luôn gắn bó với nhau trong quá trình thay đổi
hành vi.
2. KHÁI NIỆM SINH THÁI VÀ HÀNH VI CON NGƯỜI
Chúng ta cần nhận thức về sự ảnh hưởng của nhiều định chế lên việc hình
thành các chức năng xã hội của con người và các hệ thống này góp phần tạo ra
tình huống hoặc khó khăn cho cá nhân. Lý thuyết sinh thái đề cập đến các tương
tác hỗ tương, phức tạp và rộng lớn giữa cơ thể sống và môi trường xung quanh.
Môi trường được định nghĩa như một toàn thể các điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng, tác động và quyết định cuộc sống và sự phát triển của cá nhân ( bao gồm
gia đình, trường học, lối xóm, bệnh viện, truyền thông đại chúng…).
30
Giáo dục sức khoẻ
Hình 1 : Hệ thống tác động đến hành vi con ngƣời
Hệ thống sinh thái gồm hai ý tưởng : Môi trường sinh thái của cá nhân khi
cá nhân đó đang cố gắng để thích nghi với môi trường xung quanh; hệ thống khi
nhìn vào mối tương quan của những bộ phận khác nhau. Ta phối hợp hai chữ này
thành hệ thống sinh thái(Ecology systems). Để hiểu một người nào đó, chúng ta
phải hiểu thế giới rộng hơn, phải hiểu gia đình người đó, nhóm bạn cùng làm
việc, cộng đồng mà người đó đang tương tác. Hệ thống sinh thái của mỗi cá nhân
đều độc đáo.
Cha mẹ bị stress dẫn đến ngược đãi con cái hay cha mẹ thất nghiệp cũng
ngược đãi con cái.
Nếu người ta có việc làm thì sẽ giảm bớt những vấn đề xã hội.
Có bốn thành tố đối với mọi hệ thống :
Hành vi
Cấu trúc : bộ phận, ranh giới, tổ chức.
Văn hóa : vai trò, cách ứng xử (Mong đợi về vai trò, thể hiện vai trò, ý thức
về vai trò, sự linh động về vai trò, sự mơ hồ về vai trò, sự mâu thuẩn về vai
trò - Tôi muốn làm người cha tốt, một người chồng tốt, nhưng tôi làm
31
Giáo dục sức khoẻ
không được nên tôi bỏ luôn- Áp lực về vai trò – người mẹ phải đóng cả hai
vai khi người cha đi vắng - Co rút vai trò – bỏ cuộc, trẻ em nghèo bỏ học,
tự cô lập đối với người khác).
Diễn biến của hệ thống : ổn định hay không ổn định, vấn đề quản lý.
Thông thường, chúng ta hành động tương tác trong xã hội và quan tâm đến
phản ứng của người khác đối với mình.
Một phân tích về các thành tố của từng bên của giao diện giữa con người và
môi trường bắt đầu bằng sự phân tích các hành vi ứng phó của cá nhân. Các
hành vi ứng phó được xác định như là các hành vi hướng trực tiếp đến môi
trường, bao gồm những nổ lực của cá nhân nhằm thực hiện kiểm soát hành vi của
chính bản thân mình ( sử dụng ― cái tôi‖ một cách có mục đích ).
Có 3 loại hành vi ứng phó :
Hành vi ứng phó để tồn tại : ăn, ở, mặc, chăm lo sức khỏe…
Hành vi ứng phó để hội nhập : tham gia nhóm, câu lạc bộ, phát triển và duy
trì mối quan hệ giữa các cá nhân,…
Hành vi ứng phó để tăng trưởng và thành đạt : khả năng theo đuổi các hoạt
động tri thức và xã hội có ích cho chính mình và cho người khác. ( để tăng
trưởng và phát triển chức năng nhận thức, phát triển thể chất, kinh tế và khả
năng tình cảm ).
Các hành vi ứng phó của cá nhân phát triển trong suốt cuộc đời con người.
Thông thường các hành vi này được biểu lộ bởi cá nhân hay nhóm có liên quan
đến việc tích tụ các thông tin về chính họ hay để phản hồi đối với môi trường đặc
thù ( ví dụ như thông tin tiêu cực đeo đẳng và phản hồi từ gia đình và trường học
đối với đứa trẻ về các khả năng học tập của trẻ có thể tạo ra và kéo dài hoạt động
học tập yếu kém của trẻ).
Theo Albert Ellis : Hành vi ABC ( A = Bối cảnh kích thích, sự kiện tác động;
B = niềm tin – thái độ, cách nhìn vấn đề, cảm xúc chi phối phản ứng đối với sự
kiện; - , C = hậu quả của phản ứng ( hành vi được thể hiện ).
A
B
C
Ví dụ :
Niềm tin tự hủy hoại : ―Tôi phải thắng‖, ―Người khác phải tôn trọng tôi‖
Niềm tin gây hại : :Thật quá lắm rồi, tôi không chịu đựng được nữa đâu‖
Niềm tin ―luôn luôn‖ và ―không bao giờ‖: ―Mọi người luôn luôn chỉ trích
tôi‖, ―Tôi không bao giờ thành công trong việc gì cả‖.
32
Giáo dục sức khoẻ
Niềm tin không khoan dung người khác :‖Bạn ấy cố tình gây phiền phức
cho tôi‖
Niềm tin đổ lỗi : ―Tôi luôn đi học trễ vì xe hỏng‖.
Theo Rudolf Dreikurs, có 4 mục tiêu của hành vi sai trái :
1. Để có sự chú ý về mình vì tin là mình không có giá trị.
2. Để thể hiện quyền lực : chỉ để chứng tỏ nếu có thể làm được điều gì mình
muốn và bất chấp áp lực của người lớn ( không nghe lời, làm ngược lại điều
phải làm… )
3. Để trả thù : để làm tổn thương người làm tổn thương mình ( đánh lại, chọc
giận…)
4. Để thể hiện một sự bất lực nào đó nhằm muốn được bị loại để không còn ai đòi
hỏi gì ở mình nữa ( trốn, ngủ, làm hỏng, …)
3. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT HỌC TẬP CỔ ĐIỂN (Classical learning
theories)
Đây là một trường phái tâm lý học giải thích về hành vi chỉ dựa trên những
quan sát hành vi thấy rõ (overt behaviors) hơn là dựa vào những quá trình nhận
thức diễn ra bên trong não hay là những hành vi không thấy rõ (covert
behaviors). Có nghĩa là những gì mà chúng ta đo lường qua quan sát được. Có 2
luận thuyết hành vi:
Điều kiện hóa cổ điển (Classical conditioning) (1)
Điều kiện hóa từ kết quả (Operant conditioning) (2)
3.1. Điều kiện hóa cổ điển
Luận điểm cơ bản là hành vi trong đó có hành vi sức khỏe là kết quả của
quá trình thành lập của phản xạ có điều kiện. Đây là giải thích khoa học của các
hành vi lặp đi lặp lại hay thói quen.
Ví dụ: Từ nhỏ một người được nhắc nhở đánh răng mỗi buổi sáng cho đến
khi trở thành thói quen cứ sáng thức dậy là đi đánh răng, nếu không sẽ cảm thấy
khó chịu.
Mô hình cơ bản là S
S (stimulate)
R
: Kích thích
R (response, result) : Đáp ứng, kết quả.
Hoàn cảnh áp dụng Thường áp dụng cho đối tượng trẻ em hoặc đối tượng sống
1
2
Hành vi S -->R , Watson 1912
Hành vi mới, Skinner
33
Giáo dục sức khoẻ
hoặc làm việc tập trung có điều kiện lặp đi lặp lại hành vi dưới sự kiểm soát.
3.2. Điều kiện hóa từ kết quả
Xét một người nào đó có những hành vi do ngẫu nhiên hoặc đột khởi. Sau
đó người ấy có những cảm nhận về kết quả của hành vi. Kết quả này có thể là dễ
chịu, trung tính hoặc khó chịu. Nếu cảm nhận là dễ chịu người đó sẽ có khuynh
hướng tái lập hành vi đó, ngược lại nếu khó chịu sẽ có khuynh hướng tránh hành
vi đó đi.
Mô hình cơ bản là R
H
S
(3)
Đặc biệt đối với những hành vi sử dụng chất gây nghiện có một động lực
kép khiến người nghiện bị thôi thúc mạnh mẽ phải tiếp tục hành vi đó là họ phải
thực hiện hành vi để có được những khoái cảm do chất gây nghiện mang lại đồng
thời để tránh những khó chịu do không sử dụng gây ra.
Tuy nhiên việc xây dựng liệu pháp hành vi trên lý thuyết hành vi như vậy là
không chính xác. Theo trường phái hành vi mới sau này đã đưa yếu tố trung gian
“H” vào công thức, bởi vì bất cứ hành vi nào của con người cũng tìm thấy động
cơ, mục đích bên trong ở dạng tiềm ẩn hoặc phơi bày.
Hoàn cảnh áp dụng Thường áp dụng đối với những hành vi mà tác hại đối
với sức khỏe không thấy ngay.
4. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH KINH TẾ HÀNH VI SỨC KHỎE
Con người được xem là một sinh vật hay một con người kinh tế (economic
man) tức là mong muốn và tìm cách đạt được hiệu năng cao nhất với phí tổn thấp
nhất. Chính vì vậy mà đứng trước một hành vi sức khỏe mới hoặc đơn giản là
việc sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ sức khỏe con người thường sẽ suy xét
cân nhắc giữa phí tổn và lợi ích.
Phí tổn hay những thiệt hại là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc cân
nhắc. Những phí tổn mà người bệnh và thân nhân người bệnh bỏ ra không chỉ
đơn thuần là về vật chất mà còn có thể là những phí tổn về tinh thần. Có thể nêu
ra những loại phí tổn như sau:
Trực tiếp
Tính được
Không
được
3
Gián tiếp
Chi phí để chẩn Chi phí thăm nom, chăm sóc của
đoán, điều trị, phục người thân, mất giờ công lao động
hồi.
của bệnh nhân, người thân
tính Đau đớn của người Lo buồn của người nhà bệnh nhân
bệnh
Hành vi mới, Skinner
34
Giáo dục sức khoẻ
Lợi ích, còn gọi là tính hiệu dụng (utility), của hành vi sức khỏe hoặc của
sản phẩm sức khỏe cũng là một yếu tố quan trọng. Đối với một người, tính hiệu
dụng phụ thuộc vào chủ quan của người đó nên tính hiệu dụng của cùng một
hành vi hay sản phẩm ở những người khác nhau có thể không giống nhau.
Ví dụ: cũng là thuốc được cho không, có người rất quý nó, có người lại xem
thường nó.
Từ những điều nêu trên có thể suy ra một số biện pháp thúc đẩy hành vi sức
khỏe từ góc độ kinh tế:
Bù giá bằng cách giảm thuế hay tài trợ cho một đơn vị sản xuất sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ sức khỏe nhằm làm giảm giá thành để thúc đẩy người
dân tiêu thụ.
Ví dụ: Chính quyền có thể giảm thuế cho các công ty sản xuất sữa để họ giảm
giá thành, điều tiết kinh phí từ các nguồn khác qua bù cho bộ phận cung ứng dịch
vụ y tế để giảm giá dịch vụ hoặc cung cấp miễn phí dịch vụ.
Thêm quà khích lệ (Incentives) để bù đắp phần nào những phí tổn về mặt vật
chất hoặc tinh thần.
Lưu ý: phí tổn cơ hội (Opportunity Cost) là giá trị mà lẽ ra đã có được nếu không
thực hiện một hoạt động nào đó.
Ví dụ: Người bệnh đến Trạm Y Tế để lãnh thuốc miễn phí, thật sự họ đã
mất một khoản tiền mà lẽ ra trong thời gian đó họ có thể kiếm được. Do đó khái
niệm miễn phí phải được mở rộng bao gồm không thu tiền cộng với phần giá trị
bù lỗ cho phí tổn cơ hội. Như bù tiền hoặc tặng quà cho những người đến trạm
lãnh thuốc.
Giáo dục sức khỏe để giúp người dân nhận thức được những lợi ích của hành
vi hoặc sản phẩm sức khỏe và hướng dẫn những cách thức để giảm bớt những
phí tổn
Ví dụ: dùng thuốc nội hoặc các phương tiện chăm sóc sức khỏe tự làm ra, chi
phí thấp.
Hơn nữa cần giúp cho người dân thấy bản thân hoạt động GDSK là một dịch
vụ y tế miễn phí cung cấp những thông tin giúp đem lại sức khỏe.
5. MÔ HÌNH NIỀM TIN SỨC KHỎE ( HEALTH BELIEF MODEL)
Đây là một mô hình thuộc trường phái Tâm lý học nhận thức trong đó các
quá trình nhận thức của con người đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải hành
vi. (4)
4
J.Piager
35
Giáo dục sức khoẻ
Theo mô hình này con người quyết định thực hiện một hành vi phòng bệnh
hay không, sẽ tùy thuộc vào nhận thức:
Thứ nhất là nhận thức về mối đe dọa của bệnh. Trong đó có nhận thức về
mức độ trầm trọng của bệnh, về mức độ cảm nhiễm bệnh và cuối cùng là các
nhắc nhở dưới nhiều dạng (thấy người khác bệnh, nhắc nhở của y tế...)
Thứ hai là nhận thức về những lợi ích và những trở ngại trong việc thực
hiện hành vi.
Mô hình này dẫn đến một cách tiếp cận giáo dục sức khỏe thông qua những
thông tin về sự nguy hiểm của bệnh bên cạnh việc phân tích lợi hại và thường
xuyên nhắc nhở.
Hạn chế của học thuyết này là việc xem trọng nhận thức mà quên đi các
yếu tố cơ bản khác trong chuỗi hệ thống quyết định thay đổi hành vi được xây
dựng trên lý thuyết hoạt động (Leonchiev, Phạm Minh Hạc,...)
Hoàn cảnh áp dụng Dành cho đối tượng có trình độ học vấn khá, có khả
năng suy nghĩ, lý luận.
6.
MÔ HÌNH NIỀM TIN SỨC KHỎE MỞ RỘNG (TRIANDIS)
Đây là một mô hình mở rộng của mô hình Niềm tin - Sức khỏe. Theo mô hình
này, hành vi đại đa số trường hợp xuất phát từ ý định (intention), còn ý định là
kết quả của 2 nhóm yếu tố:
Cảm xúc tình cảm (Affective factors) gọi đơn giản là Tình.
Nhận thức (Cognitive factors) gọi đơn giản là Lý.
Tình ở đây là những cảm xúc, tình cảm thúc đẩy hoặc cản trở ý định thực hiện
hành vi.
Ví dụ: Một bệnh nhân lao dù yếu mệt, chịu đựng tác dụng phụ của thuốc
nhưng vì cái tình đối với sự ân cần, quan tâm của nhân viên y tế đã cố gắng đến
Trạm Y Tế để được tiêm chích và uống thuốc.
Lý hay còn gọi là nhận thức ở đây lại được chia thành 2 nhóm
- Yếu tố Xã hội chủ quan (Subjective social factors) là cảm nhận chủ quan của
một người rằng họ nên hay không nên thực hiện hành vi, bắt nguồn từ yếu tố xã
hội khách quan.
Đó có thể là những chuẩn mực của xã hội (ví dụ người lớn tuổi thì không
được ăn mặc lố lăng) hoặc của nhóm (ví dụ trong nhóm phụ nữ tiến bộ có chuẩn
mực chỉ sinh từ 1–2 con).
Cũng có thể đó là những niềm tin (beliefs) phổ biến trong cộng đồng, trong
nhóm đã được nhập tâm (internalized), ví dụ trẻ bị sởi phải cữ ăn.
36
Giáo dục sức khoẻ
Ngoài ra có thể là những giá trị (values) (ví dụ ―sức khỏe là vàng‖, Công,
Dung, Ngôn, Hạnh ở phụ nữ) hoặc là vai trò (roles) (cha mẹ phải chăm lo cho
con cái, con cái phải vâng lời cha mẹ…)
- Yếu tố suy xét bản thân, cân nhắc lợi hại(Perceived consequences)
Cũng là nhóm yếu tố quan trọng. Nhận thức về kết quả của hành vi bao
gồm cả lợi và bất lợi có thể có được do nghiệm bản thân, kinh nghiệm tiếp xúc
hoặc kiến thức.
Ví dụ: Nhận thức về kết quả của việc tập thể dục có thể có sau một số lần
tập cảm thấy sảng khoái, cũng có thể do hiểu biết rằng tập thể dục sẽ giúp tim,
phổi làm việc tốt hơn dẫn đến tăng cường sức khỏe.
Cũng nên nhấn mạnh rằng đây là kết quả mà mỗi cá nhân nhận thức được.
AIDS với kết quả là cái chết có thể được nhận thức rất khác nhau. Đối với người
có gia đình hạnh phúc trọng lượng của cái chết sẽ rất khác với một người nghiện
ma túy bị gia đình ruồng bỏ, sống tứ cố vô thân không có ngày mai.
Nhận thức về kết quả này lại có thể thay đổi theo thời gian khi kinh nghiệm
sống nhiều hơn, nhận thức đầy đủ hơn.
Môi trƣờng xã hội
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Kiến thức
Kinh nghiệm
Yếu tố xã hội chủ quan
Suy xét về lợi hại
YẾU TỐ BÊN TRONG
Ý định
Cảm xúc, tình cảm
Bản năng, Thói quen
Trạng thái cơ thể
Nguồn lực, môi trƣờng TN-XH
HÀNH VI SỨC KHỎE
Sơ đồ các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi
(Mô hình Triandis đã đơn giản hóa)
37
Giáo dục sức khoẻ
Phân tích về các yếu tố tác động đến cái Muốn có lợi trong việc tiếp cận giáo
dục sức khỏe
Tác động vào Tình cảm đòi hỏi một thái độ đúng, một quan hệ có tình hơn
là một quan hệ kẻ cao người thấp hoặc đổi chác.
Tác động vào cái Nhận thức bên ngoài đòi hỏi ta phải khơi dậy và liên hệ
những yếu tố xã hội chủ quan sẵn có với những hành vi sức khỏe ta muốn nhắm
đến
Ví dụ: Vận động người cha không hút thuốc trong gia đình để tránh cho con
cái khỏi sự hút thuốc thụ động, làm tròn vai trò người cha.
Thêm vào đó ta lưu ý không chỉ tác động đến một cá nhân mà cả một nhóm,
một cộng đồng nhằm tạo ra những chuẩn mực, những giá trị phổ biến của cộng
đồng có liên quan.
Tác động vào cái Nhận thức bên trong một kỹ năng truyền thông tốt, cách
tiếp cận chia sẻ, thảo luận giúp nhận thức đầy đủ hơn về lợi, hại dựa trên cách
suy nghĩ của chính từng cá nhân. Nên chú ý rằng không ai giống ai, mỗi người có
những tính cách, nhận thức, văn hóa khác nhau đòi hỏi ở người giáo dục viên
một sự thấu cảm và hiểu để có thể đạt được cách tiếp cận, nội dung truyền thông
thích hợp nhất.
Bước chuyển tiếp từ Ý định đến Hành vi cũng rất quan trọng đòi hỏi nhiều điều
kiện hỗ trợ cần thiết như
+ Điều kiện bên trong:
Tình trạng thể chất
Tình trạng nhận thức: ý chí (self-control), quan niệm về khả năng của bản thân
(self-esteem)
Trạng thái cảm xúc: căng thẳng, vui, buồn …
+ Điều kiện bên ngoài:
Các nguồn lực (tiền), vật lực (phương tiện), nhân lực (người giúp sức), thời gian.
Điều kiện tự nhiên: môi trường sinh thái.
Điều kiện xã hội: môi trường pháp lý, văn hóa.
Việc tạo những điều kiện bên ngoài thuận lợi để biến Ý định thành Hành động
chính là một phần trong hoạt động Nâng cao Sức khỏe (Health Promotion).
Hoàn cảnh áp dụng
Đây là một mô hình mang tính tổng hợp nên phạm vi ứng dụng của nó rất
rộng. Tùy từng loại hành vi và nhóm đối tượng mà ta có thể đi sâu tác động vào
từng nhóm yếu tố chuyên biệt, khi đó có thể phối hợp thêm với các mô hình khác
38
Giáo dục sức khoẻ
7.
MÔ HÌNH HỌC TẬP XÃ HỘI (SOCIAL LEARNING THEORIES)
Đây là tập hợp nhiều lý thuyết của nhiều tác giả khác nhau trong đó nổi bật
nhất là Albert Bandura. Các lý thuyết này giải thích hành vi của con người như là
kết quả của một quá trình học tập của các cá nhân thông qua bắt chước, tự tiếp
nhận, chọn lọc thông tin và thực hiện theo nhu cầu, khả năng riêng của mỗi
người.
Một trong những lý thuyết này là học tập thông qua quan sát
(Observational Learning) trong đó Bandura phân biệt 4 giai đoạn:
Chú ý: Giai đoạn cá nhân chú ý và nhận ra hành vi trong môi trường.
Lưu giữ trong trí nhớ: Giai đoạn cá nhân lưu giữ thông tin về hành vi trong
trí nhớ.
- Thực hiện: Giai đoạn cá nhân lập lại hành vi qua hành động.
- Động cơ (Nhu cầu bắt gặp đối tượng): Giai đoạn cá nhân thu nhận kết quả
từ hành vi đã thực hiện hoặc hình dung đang thực hiện trong đó có kết quả
tốt hoặc xấu, từ đó sẽ thúc đẩy tiếp tục hoặc ngăn trở thực hiện hành vi.
Kết quả có thể ở 3 dạng:
-
Trực tiếp: Lợi ích hoặc tổn thất vật chất (tiền…), cảm giác trực tiếp, phản
ứng của người xung quanh …
- Nhận thức gián tiếp: Xuất hiện khi tưởng tượng mình đang thực hiện hành
vi.
- Nhận thức do tự suy nghĩ: Những ý nghĩ mà cá nhân tự suy nghĩ và nhận
thức.
Ví dụ: Có thể hành vi gây ra những khó chịu nhưng cá nhân nghĩ rằng đó là một
chứng tích của sự can trường.
-
Đây cũng là cơ sở cho một mô hình thay đổi hành vi gọi là mô hình ―Kiến
thức-thái độ-hành vi đảo ngược‖ (Reversed KAP), tức là hành vi đi trước, sau đó
mới đến thái độ và cuối cùng là kiến thức có được do tự tìm hiểu thêm.
Đây cũng là cơ sở của mô hình ―Làm mẫu hành vi‖ (Behavior modeling).
Trong mô hình này người ta thường bắt chước theo những người mà họ hâm mộ
hoặc có uy tín đối với họ. Sau khi làm mới thấy thích để làm tiếp hoặc không
thích và ngưng.
Hoàn cảnh áp dụng: Đây là mô hình thay đổi hành vi thường áp dụng trong
bối cảnh bùng nổ thông tin với các đối tượng không có nhiều thời gian để suy
nghĩ, đặc biệt mô hình này thích hợp với trẻ em và trẻ vị thành niên.
8. MÔ HÌNH TIẾP THỊ XÃ HỘI (SOCIAL MARKETING)
Xuất phát từ cơ sở phân tích kinh tế của hành vi sức khỏe cùng với việc áp
dụng các thành tựu của ngành Tiếp thị thương mại (Commercial marketing) mà
39
Giáo dục sức khoẻ
người ta đã đề xuất và áp dụng mô hình Tiếp thị xã hội (Social marketing) để
thúc đẩy sự thay đổi hành vi.
Nguyên tắc chính của Tiếp thị xã hội đó là thay vì chỉ khuyên hoặc yêu cầu
đối tượng tự thực hiện một hành vi thì cần phải hướng đến việc hỗ trợ, thúc đẩy
để đối tượng có thể thực hiện được. Cụ thể đó là phải nghiên cứu và đáp ứng tốt
4 yếu tố của tiếp thị thương mại mà người ta thường đề cập là 4 chữ P theo viết
tắt của tiếng Anh, đó là:
8.1. Product (sản phẩm)
Cụ thể là hành vi gì mình muốn đối tượng có được. Phải tìm hiểu về sở
thích, các niềm tin, tập quán có liên quan v.v... để có thể nghiên cứu hỗ trợ. Nếu
mục đích của chương trình GDSK là muốn giảm thiểu hoặc làm mất đi một hành
vi cũ thì không chỉ đơn thuần là bảo người ta ngưng đi mà nên vận động người ta
thực hiện những hành vi khác thay thế.
8.2. Price (giá)
Phí tổn mà đối tượng bỏ ra để thực hiện những hành vi mới bao gồm tất cả
các phí tổn tính được và không tính được, trực tiếp và gián tiếp. Nói một cách
khác ngoài việc giảm giá những sản phẩm cần để thực hiện hành vi, cần tổ chức
tốt việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho hành vi sao cho người sử dụng cảm thấy
thoải mái nhất.
8.3. Place (địa điểm phân phối)
Địa điểm thực hiện hành vi. Tìm hiểu để hỗ trợ tốt nhất giúp đối tượng thực
hiện hành vi bao gồm thiết lập hệ thống phân phối tiện lợi, rộng khắp các sản
phẩm cần cho việc thực hiện hành vi mới, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc
thực hiện hành vi...
8.4. Promotion (quảng cáo, thúc đẩy)
Sử dụng tất cả các biện pháp để thúc đẩy hành vi từ truyền thông về những
điều lợi của hành vi mới và cái hại của hành vi cũ cho đến các biện pháp khuyến
dùng như tặng quà, nêu gương điển hình, tạo phong trào v.v...
Ngoài 4 yếu tố trên mượn từ tiếp thị thương mại, kể từ khi được ứng dụng
vào việc thúc đẩy các thay đổi xã hội, 3 yếu tố P nữa được phát hiện cũng rất
quan trọng đó là:
- Partnerships (xây dựng quan hệ đối tác): các vấn đề xã hội và sức khỏe
thường rất phức tạp đến mức nếu chỉ một cơ quan thực hiện thì không thể tạo ra
sự thay đổi. Ta cần xây dựng mối quan hệ đối tác và lôi cuốn nhiều tổ chức tham
gia để chương trình thực sự có hiệu quả. Cần tìm hiểu và xác định những tổ chức
nào có những mục tiêu tương tự với ta (không nhất thiết phải hoàn toàn giống) và
xác định cách thức làm việc chung với nhau.
40
Giáo dục sức khoẻ
- Policy (chính sách): Tiếp thị xã hội có thể làm tốt việc việc thúc đẩy sự thay
đổi hành vi cá nhân, tuy nhiên không chắc duy trì được trừ khi môi trường hỗ trợ
cho sự thay đồi hành vi được duy trì một thời gian dài. Thường thì môi trường hỗ
trợ cần sự thay đổi của chính sách và tất nhiên là sự vận động ủng hộ (advocacy)
của các chương trình truyền thông đại chúng.
- Politics (chính trị): Các nội dung đề cập của các chương trình tiếp thị xã hội
thường gây tranh cãi và phức tạp, ví dụ như tình dục an toàn hơn, cho nên khi
triển khai cần được sự thống nhất và ủng hộ của chính quyền địa phương để có
được sự tiếp cận tốt hơn với đối tượng của chương trình cũng như tránh được
những chống đối.
9. MÔ HÌNH HÀNH VI THEO THUYẾT HOẠT ĐỘNG - NHU CẦU
Các tác giả xem hành vi behaviorism - chính là động thái hành động hay hoạt
động. Và xem hành vi là một hệ thống cấp bậc từ thấp lên cao và từ cao xuống
thấp, chuyển hóa cho nhau. Đây được xem là mô hình khái quát hóa và có nhiều
ưu điểm nhất.
Hoạt động -----– Động cơ
Hành động
Thao tác
–---------
-----------------------------
Mục đích
Phương tiện
-------------- Sản phẩm --------------Giáo dục hoạt động là một phương pháp tiếp cận giáo dục đầu tiên được áp
dụng trong các xí nghiệp sản xuất vừa và nhỏ nhằm hợp lý hóa sản xuất dựa vào
những sáng kiến cá nhân trong điều kiện ít nhân công không như những xí
nghiệp lớn có những quy trình sản xuất hợp lý được thiết kế một cách chuyên
nghiệp. Phương pháp này sau đó chứng tỏ được hiệu quả của nó và dần dần được
áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác trong đó có GDSK. Nguyên tắc căn bản của
nó đó là bắt đầu từ những Hành động (Actions) tốt có sẳn trong cộng đồng và
nhân rộng cũng như là nhân tố thúc đẩy cho các hành động tốt khác trong cộng
đồng. Dựa trên nguyên tắc này đã định hình các bước đi cụ thể cho một chương
trình giáo dục hành động:
Xác định một lĩnh vực sức khỏe cụ thể cần quan tâm
Tìm kiếm những cá nhân, nhóm đã có những kết quả tốt trong lĩnh vực
sức khỏe đó bằng cách để các cá nhân, nhóm tự kiểm lại chính mình
Tìm kiếm và phân tích các hành động mang lại những kết quả tốt ở các cá
41
Giáo dục sức khoẻ
nhân, các nhóm liên quan
Giới thiệu các hành động này và đề nghị mọi người về làm bằng cách
thức phù hợp (không nhất thiết theo những mô hình mẫu này) để cũng đạt
được những kết quả tốt tương tự.
Đây cũng là một phương pháp tiếp cận mà hành vi đi trước thái độ và kiến thức.
10. PHÂN LOẠI HÀNH VI
10.1. Dựa vào lịch sử phát triển hành vi
Hành vi mang tính bản năng
Bản năng là các phản ứng bẩm sinh các phương thức di truyền của hành vi
nhằm thỏa mãn các nhu cầu của cơ thể thích ứng với môi trường.
Hành vi mang tính tập luận, kỹ xảo
Luyện tập phản xạ có điều kiện tạo nên bản năng mới. Theo nhà sinh lý học
Uctômxki ―Các bản năng không phải là cái bất biến, nó được mở rộng và cũng là
thành quả cải tạo của con người toàn bộ công việc của con người và hành vi là
tạo nên các bản năng mới‖.
Hành vi mang tính trí tuệ
Hành vi trí tuệ sáng chế và sử dụng công cụ,… Nhờ sáng chế và sử dụng
các công cụ các tín hiệu (dấu hiệu) con người làm chủ được hành vi của mình, sự
phát triển của hành vi chính là sự phát triển phương tiện tự tạo hỗ trợ.
10.2. Dựa vào quá trình điều khiển của ý thức
Hành vi chủ định
Hành vi được chủ thể dự tính và chủ động tạo ra nó.
Hành vi không chủ định
Hành vi bất ngờ không được dự tính trước thường gắn liền phản xạ không
điều kiện hay hành động tự động hóa, theo Lewin là hành vi tức cảnh.
Hành vi được chủ thể không kiểm soát kịp khi tạo ra nó.
10.3. Dựa trên mốc là bệnh
- Hành vi sức khỏe đề cập đến các hành vi được thực hiện nhằm nâng cao sức
khỏe hoặc phòng ngừa bệnh nói chung.
Ví dụ: tập thể dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ đủ chất, chủng
ngừa...
-
Hành vi khi lâm bệnh (Illness behavior) đề cập đến các hành vi mà người
bệnh thực hiện để xác định bệnh khi cảm thấy mình lâm bệnh. Ví dụ: hỏi
thăm người thân, đi khám bệnh...
42
Giáo dục sức khoẻ
-
Hành vi vai trò bệnh nhân (Sick-role behavior) đề cập đến các hành vi
thực hiện nhằm để khỏi bệnh. Ví dụ: nghỉ ngơi, uống thuốc theo yêu cầu
của người điều trị...
Được gọi chung là Hành vi tìm kiếm sức khỏe (Health seeking behavior). Dựa
trên mô hình giải thích khác nhau và cảm nhận về bệnh của riêng mình, mỗi cá
nhân sẽ quyết định cách chăm sóc nào và hệ thống chăm sóc sức khỏe nào thích
hợp để tiếp cận. Thông thường bước đầu có thể là tự chăm sóc hoặc nhờ sự giúp
đỡ của người thân. Sau đó có thể là đến hệ thống y tế công hoặc tư, đông y hoặc
các thầy lang vườn v.v... Việc tìm đến ai và lúc nào để nhận được sự chăm sóc
sức khỏe trong từng trường hợp bệnh khác nhau chịu ảnh hưởng lớn bởi văn hóa.
Ví dụ: người bị bệnh lây qua quan hệ tính dục, hoặc nạo phá thai có thể vì sợ sự
bêu xấu của những người xung quanh mà tìm đến những nơi không chính thống
có thể dẫn đến tai biến mà họ không ngờ tới.
10.4. Dựa trên kết quả của hành vi về mặt sức khỏe
Hành vi có lợi cho sức khỏe: tập thể dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống
điều độ đủ chất, chủng ngừa, đi khám bệnh ở cơ sở y tế điều trị đúng cách, uống
thuốc đủ, đều...
Hành vi có hại cho sức khỏe: hút thuốc lá, bỏ trị giữa chừng...
Hành vi không lợi không hại: quăng răng sữa lên mái nhà...
Đối với Hành vi không lợi không hại thì không nhất thiết phải thay đổi bằng
mọi giá vì theo thời gian các hành vi này cũng dần dần mất đi.
KẾT LUẬN
Hành vi sức khỏe là hệ thống biểu hiện tâm lý bên trong và hành vi bên
ngoài [xem là cấu trúc của hoạt động– Phạm Minh Hạc] những hành động chịu
ảnh hưởng của các yếu tố sinh học, môi trường, xã hội, văn hóa, kinh tế, chính
trị. Nghiên cứu Hành vi sức khỏe nói một cách đơn giản là nghiên cứu những
cách ứng xử hàng ngày của con người đối với một sự việc sức khỏe, một hiện
tượng sức khỏe, một ý kiến hay một quan điểm nâng cao sức khỏe.
Các mô hình của hành vi sức khỏe, sẽ tạo niềm tin và các giá trị, việc sử
dụng các nguồn lực ở một cộng đồng hình thành nên một lối sống. Lối sống ấy
được gọi là nền văn hóa nói chung hay nền văn hóa y tế nói riêng, các nền văn
hóa đã phát triển hàng trăm hàng nghìn năm do mọi người sống với nhau và có
chung những kinh nghiệm trong một môi trường nhất định. Các nền văn hóa luôn
luôn biến đổi, khi nhanh khi chậm do kết quả của những biến cố thiên nhiên hoặc
biến cố xã hội cũng như do tiếp xúc với các dân tộc, các con người có nền văn
hóa khác.
43
Giáo dục sức khoẻ
Tóm lại, việc xem xét, lý giải các vấn đề sức khỏe từ góc độ khoa học xã
hội đã mang lại nhiều kết quả, đặc biệt trong những vấn đề sức khỏe liên quan
đến hành vi con người. Cái nhìn toàn diện (holistic view) hay cái nhìn mắt chim
(bird-eye view) là điều quan trọng mà các chương trình sức khỏe hiện nay trên
thế giới cố gắng đạt tới. Khác với khoa học tự nhiên mà mọi chuyện có thể được
lý giải tương đối thống nhất, khoa học xã hội mang dấu ấn đậm nét của cá nhân,
trường phái. Lý giải một hiện tượng xã hội là phải biết mình đang đứng ở đâu,
dựa trên nhãn quan, triết lý nào, phục vụ nhu cầu của ai. Trong khoa học xã hội
không có cái đúng tuyệt đối mà chỉ có cái đúng tương đối, kể cả các chuẩn mực
đạo đức cũng chỉ là ―Just in case...‖ (―Chỉ trong trường hợp...‖).
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
Chọn câu trả lời đúng nhất
1
2
3
Yếu tố khách quan gây cản trở trực tiếp đến việc thay đổi hành
vi sức khoẻ cá nhân là:
a. Nghề nghiệp và địa vị xã hội của cá nhân
b. Tác động của gia đình và cộng đồng
c. Điều kiện kinh tế của cá nhân và gia đình
d. Quan hệ không thuận lợi giữa cá nhân và cộng đồng
e. Do khí chất của mỗi cá nhân
Quá trình học tập của người lớn thường xuất phát từ:
a. Kinh nghiệm của bản thân
b. Kinh nghiệm của người thân trong gia đình
c. Kinh nghiệm của bạn bè
d. Kinh nghiệm của người cùng hoàn cảnh
e. a, b, c, d đúng
Quá trình thay đổi hành vi của cá nhân do:
a. Nhân viên y tế động viên
b. Sự tự nhận thức của cá nhân
c. Cha mẹ ép buộc
d. Dư luận cộng đồng
e. a, b, c, d đúng
4
Để thúc đẩy đối tượng chuyển đổi hành vi sức khỏe có lợi
người làm giáo dục sức khỏe cần phải:
a. Nói rõ hành động đối tượng cần thay đổi
b. Nói rõ lợi ích của việc thay đổi
c. Tìm điều kiện và cách tác động tới đối tượng để thay đổi
d. Giải phóng về mặt xã hội
e. a, b, c, d đúng
44
Giáo dục sức khoẻ
Trong mô hình hệ thống thay đổi hành vi sức khỏe thì: hành vi
và ý định là kết quả trực tiếp của yếu tố:
a. Nhận thức, hành vi và thái độ
b. Thái độ hướng đến mục tiêu
c. Những yếu tố nổi bậc cá nhân
d. Niềm tin được chuẩn hóa và tạo thành động cơ
e. Những biến đổi và phát triển khác của cá nhân
Điều kiện để thay đổi một hành vi mới là
a. Sẵn có tiền và thời gian
b. Sẵn có phương tiện cần thiết.
c. Sẵn có đợt vận động của nhân viên y tế.
d. Sẵn có tiền và có đợt vận động của nhân viên y tế.
e. Sẵn có tiền và có phương tiện cần thiết
Những người nghiện thuốc lá xét về mô hình hành vi, thì đó là
a. Điều kiện hóa cổ điển
b. Học tập xã hội
c. Niềm tin sức khỏe
d. Đồng nhất hóa băng nhóm
e. Điều kiện hóa kết quả
5
6
7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ môn Giáo dục sức khỏe & Tâm lý y học, Đại học Y Dược TP.HCM,
Lưu hành nội bộ. 2005.
A.N Leonchev, Họat động-Ý thức-Nhân cách, NXB GD, HN 1983
Carol Roger, Tiến trình thành nhân. Tô Thị Ánh dịch. NXB GD, 1995
MitchellD.Feldman, MD.Phil. Behavioral medicine in Primary care. 2000.
Psychiatry: PreTest Self-Assessment and Review, Giulia Manciniezzacappa, M.D. Ninth Editon Intenational Edition 2001
45
Giáo dục sức khoẻ
XÁC ĐỊNH NỘI DUNG
TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong, học viên có thể:
1.
Xác định được nhu cầu truyền thông sức khoẻ của một đối tượng cụ thể.
2.
Viết được mục tiêu GDSK cho một khóa học, một bài học.
3.
Trình bày được cách lựa chọn và nội dung chương trình GDSK.
NỘI DUNG
1.
XÁC ĐỊNH NHU CẦU TRUYỀN THÔNG GDSK
Đánh giá để xác định nhu cầu sức khoẻ được tiến hành khi người làm công
tác GDSK muốn có được hình ảnh tổng quan về đối tượng và chương trình truền
thông. Thông qua việc đánh giá chương trình GDSK một cách có chủ đích, từ đó
định hướng những nội dung truyền thông phù hợp với nhu cầu.
Xác định nhu cầu truyền thông GDSK cho một đối tượng cụ thể có nghĩa là
bạn phải xác định những khác biệt giữa năng lực mà đối tượng đang làm một
công việc cụ thể nào đó với năng lực mà đối tượng cần phải có để có thể thực
hiện và hoàn thành công việc cụ thể của mình. Truyền thông GDSK có hiệu quả
là sự bổ sung, bù đắp, lấp kín khoảng cách giữa năng lực hiện tại chưa đạt yêu
cầu và năng lực cần thiết phải có để thực thi công việc mong muốn có hiệu quả
cao. Vì thế, khi xác định nhu cầu truyền thông GDSK bạn cần phải thực hiện các
bước sau:
Xác định ra các hành vi sức khoẻ mà đối tượng cần làm để thực hiện được
Xác định ra các nhu cầu sức khoẻ mà đối tượng có thể thực hiện qua hành
vi hiện tại.
Xác định sự khác biệt giữa các nội dung GDSK đang làm và cần phải làm.
Tập trung truyền thông GDSK để người học có năng lực thực hiện những hành
46
Giáo dục sức khoẻ
vi mà người đó chưa làm được để hoàn thành mục tiêu theo quy định.
Tóm lại các bước xác định nhu cầu giáo dục sức khoẻ có thể được khái quát theo
các bước như sau:
Xác định ra các nhu cầu sức khoẻ liên quan tới nhiệm vụ, vai trò cụ thể
Xác định ra các năng lực cá nhân cho các công việc/vai trò cụ thể
So sánh các năng lực hiện tại các cá nhân có vai trò, các năng lực cho công
việc
Khái quát các yêu cầu truyền thông GDSK để chi tiết và một hình thức
thích hợp để chuẩn bị cho một chương trình truyền thông GDSK
Sơ đồ phân tích sau đây cũng giúp chúng ta phân tích xem có cần tiến hành
truyền thông GDSK và hình thức truyền thông GDSK phù hợp cho một đối
tượng cụ thể.
Có đáp ứng được tiêu chuẩn hành vi sức khoẻ không?
Áp dụng được một phần
Tìm nguyên nhân:
-
Thiếu một phần kiến thức,
kỹ năng
Bố trí nguồn lực chưa hợp
lý
Thể lực không đảm bảo
Giải pháp:
-
Đào tạo lại, bổ sung kiến
thức, kỹ năng;
Bố trí sắp xếp lại nguồn lực
Không áp dụng được
Tìm nguyên nhân:
-
Không có kiến thức
Không làm đúng kỹ năng
Giải pháp:
-
Đào tạo mọi kiến thức, kỹ
năng;
Bố trí sắp xếp lại nguồn lực
Sơ đồ 1: Phân tích xem có cần tiến hành truyền thông GDSK
Có thể dựa vào bảng mô tả công việc để tiến hành truyền thông GDSK.
Chúng ta có thể sử dụng bảng sau để xác định các nội dung cần truyền thông
GDSK.
47
Giáo dục sức khoẻ
Công việc cần
làm
Người thực
hiện
Năng lực cần
thiết
Năng lực hiện
nay
Kết quả mong
đợi
Sự khác biệt về năng lực cộng đồng sẽ giúp chúng ta xác định các kiến
thức, kỹ năng cần truyền thông GDSK bổ sung cho đối tượng, trên cơ sở đó các
mục tiêu truyền thông GDSK được thiết lập.
2.
MỤC TIÊU NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG GDSK
2.1. Khái niệm mục tiêu truyền thông GDSK
Mục tiêu truyền thông GDSK là sự mô tả những gì học viên có thể làm
được khi hoàn thành khóa truyền thông GDSK, mà những việc đó trước khi
truyền thông GDSK học viên chưa học hoặc chưa làm được.
2.2. Tầm quan trọng của việc viết mục tiêu
Mục tiêu là chuẩn để đánh giá kết quả truyền thông GDSK.
Mục tiêu giúp định hướng nội dung, phương pháp, phương tiện GDSK.
Mục tiêu định hướng cho công tác đánh giá.
2.3. Tiêu chuẩn của một mục tiêu
Một mục tiêu tốt phải chỉ ra:
Hành vi mà chúng ta mong muốn học viên có thể thực hiện được.
Điều kiện trong đó hành vi diễn ra.
Tiêu chuẩn để đo lường mục đích đạt được.
Khi viết mục tiêu truyền thông GDSK chú ý đảm bảo các yêu cầu sau:
Đảm bảo tính cụ thể, đặc thù (specific), có nghĩa là phải chỉ ra làm việc gì
và thông thường được diễn tả bởi một động từ hành động kèm một công
việc cụ thể nào đó.
Tính đo lường được (measurable), có nghĩa là việc làm đó mong muốn đạt
được mục đích nào và thường được diễn tả bằng số lượng, tỉ lệ, mức độ cụ
thể.
Tính thích hợp (appropriate), có nghĩa là công việc đó phải thích hợp, có
thể đạt được trong hoàn cảnh cụ thể hành động, công việc diễn ra.
Tính khả thi, tính thực thi (realistic), có nghĩa là công việc với mức độ đặt
ra trong hoàn cảnh, nguồn lực cụ thể có thể thực thi.
48
Giáo dục sức khoẻ
Phải xác định rõ về khoảng thời gian hoặc thời điểm (time bound) liên quan
đến hành động, công việc cụ thể diễn ra.
3.
CHƢƠNG TRÌNH, NỘI DUNG ĐÀO TẠO
3.1. Lựa chọn nội dung truyền thông GDSK
Nội dung truyền thông GDSK là những nội dung viết chi tiết về lý thuyết,
thực hành liên quan đến mục tiêu truyền thông GDSK.
Nguồn thông tin để lựa chọn nội dung truyền thông GDSK bao gồm tài liệu,
sách tham khảo, những ý kiến của chuyên gia.
Tiêu chuẩn lực chọn nội dung truyền thông GDSK: nội dung truyền thông
GDSK phải có tính chính xác, cập nhật, liên quan trực tiếp đến các mục tiêu
truyền thông GDSK, thiết yếu đối với việc phát triển năng lực cộng đồng thực
hiện nhiệm vụ của đối tượng.
3.2. Sắp xếp nội dung truyền thông GDSK
Sắp xếp nội dung nhằm mục đích:
Có được một chương trình truyền thông GDSK có tính hệ thống, logic
Giúp học viên học tập hiệu quả dựa vào cấu trúc hợp lý của chương trình,
trong một thời gian nhất định.
Tránh sự trùng lặp nội dung.
Cách sắp xếp nội dung truyền thông GDSK:
Từ những nội dung cơ bản, lý thuyết cơ bản đến các phương pháp, kỹ năng
thực hiện rồi đến các nội dung liên quan đến giám sát, đánh giá…
Sắp xếp nội dung từ cụ thể đến tổng quát hoặc ngược lại.
Dựa theo mức độ phức tạp: đi từ chỗ đã quen thuộc sang lĩnh vực mới, từ
cụ thể đến trừu tượng, từ mức độ dễ đến khó.
Nội dung chi tiết cụ thể có thể sắp xếp dựa theo trình tự thực hiện hành vi
sức khoẻ.
Nội dung chi tiết có thể phân thành 3 nhóm: phải biết, nên biết và có thể
biết.
3.3. Thời điểm tiến hành truyền thông GDSK
Nhu cầu truyền thông GDSK và đối tượng truyền thông GDSK đã được xác
định rõ.
Mục tiêu và chương trình truyền thông GDSK đã được xác lập.
Các nguồn lực phục vụ công tác truyền thông GDSK được chuẩn bị sẵn sàng.
Kế hoạch truyền thông GDSK phù hợp với chương trình truyền thông
49
Giáo dục sức khoẻ
GDSK chung của cơ sở truyền thông GDSK, cũng như thích hợp với kế hoạch
học tập của đối tượng.
4.
MỘT SỐ NỘI DUNG GDSK
Bao gồm những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời
sống nhân dân. Đó là những nội dung cơ bản của CSSKBĐ và những vấn đề
đang được tổ chức y tế thế giới quan tâm.
4.1. Giáo dục sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm 60-70% dân số thế giới, do đó
cần ưu tiên hàng đầu cho việc giáo dục các nội dung của chương trình GOBIFFF
nhằm góp phần làm giảm tỉ suất mắc bệnh và chết của bà mẹ và trẻ em.
Nội dung cụ thể là:
+ Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ.
+ Bù nước bằng đường uống.
+ Nuôi con bằng sữa mẹ.
+ Tiêm chủng.
+ Kế hoạch hóa gia đình.
+ Phát triển phụ nữ.
Hình 1: Giáo dục sức khỏe bà mẹ và trẻ em
4.2. Giáo dục dinh dƣỡng
Tập trung vào các vấn đề: dinh dưỡng hợp lý, hợp vệ sinh, chế biến thức ăn
bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế sẵn có, chống những tập quán có hại đến
sức khỏe trong ăn uống.
50
Giáo dục sức khoẻ
Hình 2 : Giáo dục dinh dƣỡng
4.2.1. Một số bệnh mãn tính có liên quan tới dinh dưỡng
Có bằng chứng cho thấy những nǎm gần đây các bệnh mãn tính liên quan
đến dinh dưỡng có xu hướng gia tǎng như Béo phì, Tim mạch, Tiểu đường và
Ung thư. Vai trò của chế độ ǎn đã được chứng minh là đặc biệt quan trọng trong
các bệnh trên.
Béo phì: Béo phì có nguy cơ gia tǎng ở khu vực các thành phố lớn như Hà
nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ thừa cân và béo phì của nhóm 4-5 tuổi ở
thành phố Hồ chí minh là 2.5%, ở Hà nội trên 1%. Tỷ lệ thừa cân và béo phì
của nhóm tuổi 6-11 tuổi ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh là 12%, ở nội
thành Hà nội là 4%. Tỷ lệ này của người trưởng thành ở Hà nội: nam là 15%,
nữ là 19%.
Tiểu đƣờng: Tỷ lệ mắc hiện nay ở Hà nội là 1%, ở thành phố Hồ chí minh là
2.5%, ở Huế là 1%. Bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa tỷ lệ mắc tiểu
đường với lối sống và cách ǎn uống ở các đô thị lớn. Số liệu theo dõi trong
bệnh viện cho thấy số bệnh nhân tiểu đường, kể cả thể không phụ thuộc
Insulin (type II) tǎng lên rõ rệt.
Tim mạch: Có sự liên quan chặt chẽ giữa thừa cân và bệnh tǎng huyết áp ở
người trên 60 tuổi. Gần đây số trường hợp đột quỵ tǎng gấp 3 lần so với 10
nǎm trước. Tỷ lệ bị nhồi máu cơ tim hiện nay tǎng gấp 6 lần so với thập kỷ
60.
Ung thƣ: Trên 35% các trường hợp ung thư được phát hiện là có liên quan
đến chế độ ǎn, đặc biệt là chế độ ǎn nhiều chất béo, đạm động vật, và nhiễm
hóa chất bảo vệ thực vật, các loại hạt có nhiễm độc tố Aflatoxin.
51
Giáo dục sức khoẻ
4.2.2. GDSK Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em
Hình 3: GDSK Phòng chống suy dinh dƣỡng ở trẻ em
Để phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em cần chú ý những điểm sau:
Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ:
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em sau khi ra đời, không một thức ăn nào thay
thế được vì:
- Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ ở tỷ lệ phù hợp nhất với cơ thể trẻ,
dễ hấp thu và dễ đồng hoá.
- Trong sữa mẹ có chứa nhiều yếu tố miễn dịch tăng sức đề kháng của cơ
thể trẻ chống bệnh tật.
- Yếu tố gần gũi mẹ con là yếu tố tâm lý quan trọng giúp đứa trẻ phát triển
hài hoà.'
Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ nghĩa là:
- Cho con bú càng sớm càng tốt, bú ngay trong nửa giờ đầu sau khi sinh.
Phản xạ bú của đứa trẻ kích thích tiết sữa, mặt khác trong sữa non là loại sữa tuần
đầu tiên chứa nhiều chất dinh dưỡng và yếu tố miễn dịch quan trọng.
- Cho con bú hoàn toàn sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và kết hợp ăn sam
cùng cho bú kéo dài đến 18 - 24 tháng. Mặc dù số lượng sữa ngày càng ít đi như52
Giáo dục sức khoẻ
ng chất lượng vẫn còn tốt do đó cho con bú kéo dài là cách nâng cao chất lượng
bữa ăn của trẻ một cách tự nhiên.
- Cho con bú không cứng nhắc theo giờ giấc mà theo nhu cầu của trẻ.
Giá trị toàn diện không có gì thay thế được sữa mẹ cần mọi người trong xã
hội thấm nhuần để các bà mẹ có quyết tâm và được tạo điều kiện để nuôi con
bằng bầu sữa của mình.
Cho ăn bổ sung hợp lý:
Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn chỉnh nhất đối với đứa trẻ
do đó cần thực hiện chỉ nuôi bằng sữa mẹ trong thời gian đó. Nhưng từ tháng thứ
6 trở đi, số lượng sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của đứa trẻ đang lớn nhanh.
Vì vậy cần thực hiện cách ăn sam (bổ sung) hợp lý. Thức ăn bổ sung cần có đủ
các chất dinh dưỡng cho trẻ, có đủ đại diện các thành phần được biểu thị theo ô
vuông thức ăn như sau:
4.3. Giáo dục vệ sinh trƣờng học
Học sinh và thanh niên là nguồn dữ trữ nhân lực lao động tương lai để xây
dựng và phát triển đất nước. Giáo dục sức khỏe trong các trường học là giáo dục
lối sống lành mạnh nhằm phát triển toàn diện về chể chất, tinh thần và xã hội.
Đưa những kiến thức về vệ sinh thường thức, vệ sinh lứa tuổi vào nội dung giảng
dạy trong các trường học.
Hình 4: Giáo dục vệ sinh trƣờng học
4.4. Giáo dục về bảo vệ môi trƣờng
Đây là vấn đề đang được toàn thế giới quan tâm, nhất là chống gây ô nhiễm,
cung cấp nước sạch, giải quyết các chất thải, các vấn đề đô thị hóa, sử dụng và
quản lý môi trường lao động hợp lý...
53
Giáo dục sức khoẻ
Hình 5: Rác thải và môi trƣờng
Hình 6: Cá chết hàng loạt vì môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm nghiêm trọng
ở Thanh Trì, Hà Nội
Ô nhiễm môi trƣờng là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học,
sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác.
Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người
80% các loại bệnh tật của con người đều liên quan đến nước và vệ sinh môi
trường.
Trong vòng 30 năm qua, có khoảng 40 bệnh tật mới đã phát sinh và đều có
nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường , trong đó có những bệnh rất nguy hiểm
như SARS và H5N1 vì đây là các loại virus nguy hiểm lây truyền chủ yếu qua
đường hô hấp.
Nổi bật trong số các bệnh tật do ô nhiễm môi trường là nhóm bệnh truyền
54
Giáo dục sức khoẻ
nhiễm, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, viêm phổi, phổi bị tắc
nghẽn mãn tính, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, cúm, tiêu chảy,
hen suyễn, viêm tai giữa, điếc, các bệnh về mắt, tiêu chảy, viêm amidan, cúm,
tiêu chảy, hen suyễn, viêm tai giữa, điếc, các bệnh về mắt, tiêu chảy, hội
chứng lỵ, bại não, sốt xuất huyết.
Kế đó là các bệnh quai bị, viêm gan do virus, viêm da và các bệnh ngoài da,
uốn ván, lưu thai sản…
Người dân sống ở gần các nhà máy, khu công nghiệp tập trung dễ bị trực tiếp
ảnh hưởng bởi ô nhiễm công nghiệp, mắc các bệnh như nhiễm độc các loại
hóa chất, các triệu chứng xấu về tim mạch và ung thư da, ung thư nội tạng
Ô nhiễm môi trường rất có hại cho trẻ nhỏ. Trong mười năm qua bệnh suyễn,
viêm tai giữa, bại não và bệnh tật bẩm sinh đều tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba
so với trước đây ở trẻ em.
Các bà mẹ mang thai cũng là đối tượng dễ bị bệnh do ô nhiễm môi trường và
sau đó, chuyển bệnh cho đứa con sắp chào đời (truyền qua nhau thai). Những
chứng bệnh mà trẻ sơ sinh bị lây nhiễm từ mẹ phổ biến nhất là dị tật bẩm
sinh, bại não, bạch cầu cấp. Cũng trong khoảng mười năm nay, số trẻ bị các
bệnh trên đã tăng gấp khoảng gần ba lần so với trước.
4.5. Giáo dục về phòng chống bệnh tật
Phòng chống các bệnh lây và không lây:
+ Những bệnh phổ biến theo mùa thành dịch như cúm, sỏi, tả, lỵ...
+ Những bệnh do ký sinh vật như giun, sán, nấm..
+ Những bệnh xã hội như mắt hột, sốt rét, lao, phong, hoa liễu.
Hình 7: Môi trƣờng sống và bệnh dịch
55
Giáo dục sức khoẻ
Hình 8: Giáo dục về phòng chống bệnh tật
Dự phòng được mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển: tim mạch,
ung thư, tâm thần, AIDS...
Phòng chống các bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
Hình 9: Giáo dục về phòng chống HIV/AIDS
4.6. Giáo dục về sử dụng thuốc an toàn và hợp lý
Không lạm dụng thuốc và tránh lệ thuộc vào thuốc, phát triển việc sử dụng
thuốc nam và các biện pháp không dùng thuốc. Trong các cơ sở điều trị và trong
nhân dân phải triệt để tuân theo chế độ chống nhầm lẫn thuốc men và an toàn
trong điều trị.
56
Giáo dục sức khoẻ
Hình 10: Giáo dục về sử dụng thuốc an toàn và hợp lý
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
Chọn câu trả lời đúng nhất
1. Giá trị mới về một vấn đề sức khỏe là:
a. Niềm tin của đối tượng
b. Xu hướng ứng xử của đối tượng
c. Hệ thống các thái độ của đối tượng
d. Kiến thức của đối tượng về vấn đề đó
e. a, b, c, d đúng
2. Giá trị mới về một vấn đề sức khỏe thường được hình thành từ:
a. GDSK cho cá nhân
b. GDSK cho nhóm
c. GSDK cho cộng đồng
d. GDSK cho trẻ em
e. GDSK cho người lớn
3. Thông điệp của quá trình truyền thông cung cấp cho đối tượng:
a. Thông tin đã được xử lý
b. Kiến thức mới về một vấn đề sức khoẻ
c. Kỹ năng thực hành về một vấn đề sức khoẻ
d. a, b đúng
e. a, b, c đúng
4. Khi đối tượng mong muốn chuyển đổi hành vi sức khỏe, người làm
GDSK cần phải:
a. Cung cấp thông tin cho đối tượng
57
Giáo dục sức khoẻ
b. Tiến hành truyền thông, giáo dục cá nhân và nhóm
c. Cung cấp phương tiện cho đối tượng
d. Hỗ trợ về thời gian
e. Giám sát sự chuyển đổi hành vi của đối tượng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ môn Giáo dục sức khỏe & Tâm lý y học, Đại học Y Dược TP.HCM, Lưu
hành nội bộ. 2005.
Bộ y tế -Khoa học hành vi và giáo dục sức khoẻ - nxb y học -2006
WHO (1994) Education for Health- A Manualon Health Education in Primary
Health Care, Geneva, 216 ps
John Hubley(2004) Communicating Health, An action guide to Health
Education and Health
58
Giáo dục sức khoẻ
VĂN HOÁ TRONG GIAO TIẾP (5)
MỤC TIÊU HỌCTẬP
Sau khi học xong, học viên có thề:
1. Trình bày các đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt Nam.
2. Trình bày được cách thức giao tiếp người Việt Nam.
3. Trình bày được các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ.
1.
CÁC ĐẶC TRƢNG GIAO TIẾP CƠ BẢN CỦA NGƢỜI VIỆT NAM
1.1. Thái độ đối với việc giao tiếp
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Trước hết, xét về thái độ
đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc diểm của người Việt Nam là vừa thích giao
tiếp lại vừa rất rụt rè.
Như đã nói, người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất
quan trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng,
chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi
trọng việc giao tiếp và do vậy, rất thích giao tiếp. Việc thích giao tiếp này thể
hiện chủ yếu ở hai điểm:
Từ góc độ của chủ thể giao tiếp, thì người Việt Nam có tính thích thăm
viếng. Đã thân với nhau thì cho dù hàng ngày có gặp nhau bao nhiêu lần đi nữa,
lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng không còn là nhu cầu công việc
(như ở phương Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt
chặt thêm quan hệ.
Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách
đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt, dù nghèo khó đến đâu cũng cố
gắng tiếp đón chu đáo và tiếp đãi thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt
nhất, đồ ăn ngon nhất: Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi. Bởi lẽ “Đói năm không
ai đói bữa”. Tính hiếu khách này càng tăng lên khi ta về những miền quê hẻo
(5)
Trích dẫn từ Cơ sở văn hóa Việt Nam – Trần Ngọc Thêm, NXB GD, 1999. tr 155-165.
59
Giáo dục sức khoẻ
lánh, những miền rừng núi xa xôi.
Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như
ngược lại là rất rụt rè – điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc
đến. Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau (thích giao tiếp và rụt
rè) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng
và tính tự trị: Khi đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng
đồng ngự trị thì người Việt Nam sẽ tỏ ra xởi lởi, thích giao tiếp, còn khi ở ngoài
cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt
Nam, ngược lại, sẽ tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không
hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau,
chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất. Là biểu hiện cho cách ứng xử linh
hoạt của người Việt Nam.
1.2. Quan hệ giao tiếp
Xét về quan hệ giao tiếp, văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn
con người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử:
Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng
Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
Yêu nhau chín bỏ làm mười
Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo
Yêu nhau mọi việc chẳng nề, dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng…
Nếu nói khái quát, người Việt Nam lấy sự hài hoà âm dương làm trọng nhưng
vẫn thiên về âm hơn, thì trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lí có tình
nhưng vẫn thiên về tình hơn:
Một bỏ cái lí không bằng một tí cái tình…
Người Việt Nam luôn coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời. Ai giúp mình một
chút đều phải nhớ ơn, ai bảo ban một chút cũng đều tôn làm thầy. Khái niệm
―Thầy‖ được mở ra rất rộng: thầy đồ, thầy thuốc, thầy cúng, thầy bói, thầy địa lí,
thầy phù thủy, thầy cãi, thầy rắn (ở Nam Bộ)…
1.3. Đối tƣợng giao tiếp
Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát,
đánh giá… Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình
(bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái…) là
những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này
khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính
này – dù gọi bằng tên gọi gì đi chăng nữa – chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm
của tính cộng đồng làng xã mà ra.
60
Giáo dục sức khoẻ
Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm
đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do lối
sống trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu
không có đủ thông tin thì không thể nào lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được.
Biết tính cách, biết người để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp: Tùy mặt gửi
lời tùy người gởi của; Chọn mặt gởi vàng. Khi không được lựa chọn thì người
Việt dùng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt: Ở bầu thì tròn ở ống thì dài;
Đi với Bụt mặc áo cà sa đi với ma mặc áo giấy.
Tính cộng đồng còn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp,
có đặc điểm là trọng danh dự: Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch rách cho
thơm; Trâu chết để da người ta chết để tiếng. Danh dự gắn với năng lực giao tiếp:
Lời hay nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm; lời dở truyền đến tai nhiều
người tạo nên tai tiếng.
Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện:
Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.
Đem chuông đi đấm nước người, không kêu cũng đấm ba hồi lấy danh.
Một quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng.
Ở làng quê, thói sĩ diện thể hiện trầm trọng qua tục lệ ngôi thứ nơi đình trung
và tục chia phần. Do danh dự (sĩ diện), các cụ già bảy tám mươi vẫn có thể to
tiếng với nhau vì miếng ăn: Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp. Thói sĩ
diện đã tạo nên giai thoại cá gỗ nổi tiếng.
Lối sống trọng danh dự dẫn đến cơ chế tin đồn, tạo nên dư luận như một thứ
vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định của làng xã. Người
Việt Nam sợ dư luận tới mức như có nhà văn đã viết, họ chỉ dám dựa theo dư
luận mà sống chứ không ai dám dẫm lên dư luận mà đi theo ý minh‖.
2.
CÁCH THỨC GIAO TIẾP
Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà
thuận.
2.1. Tính tế nhị
Tính tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp ―vòng vo tam
quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây.
Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền, hỏi thăm
nhà cửa ruộng vườn. Cũng để đưa đẩy tạo không khí là truyền thống miếng trầu
là đầu câu chuyện. Với thời gian, chức năng mở đầu câu chuyện này của miếng
trầu được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc lá, li bia…
Để biết người đối thoại còn cha mẹ hay không, có thể hỏi: Các cụ nhà ta
61
Giáo dục sức khoẻ
vẫn mạnh giỏi cả chứ? Để biết người phụ nữ đang đối thoại có chồng chưa,
người ý tứ sẽ hỏi: Chị về muộn thế này liệu ông xã có phàn nàn không? Để tỏ
tình người con trai vòng vo:
Chiếc thuyền giăng câu đậu ngang cồn cát, đậu sát mé nhà
Anh biết em có một mẹ già - muốn vô phụng dưỡng biết là đặng không?
Lối giao tiếp vòng vo kết hợp với nhu cầu tìm hiểu về đối tượng giao tiếp
tạo ra ở người Việt Nam thói quen chào hỏi -―Chào‖ đi liền với ―Hỏi‖: Bác đi
đâu đấy?, Cụ đang làm gì đấy?… Hỏi ở đây như một thói quen, hỏi mà không
cần nghe trả lời và hoàn toàn hài lòng với những câu trả lời kiểu: ―Tôi đi đằng
này một tí‖ hoặc trả lời bằng cách hỏi lại: ―Cụ đang làm gì đấy?‖ Đáp: “Vâng!
Bác đi đâu đấy?‖
2.2. Tính ý tứ
Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy
trọng các mối quan hệ. Nó tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói
năng:
Ăn có nhai nói có nghĩ
Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói
Biết thì thưa thì thốt, không biết thì dựa cột mà nghe…
Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là
thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời giữ được sự hoà
thuận, không làm mất lòng ai, người Việt rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận
quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; người ta có thể gặp nụ cười
Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất.
Tâm lí ưa hoà thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn:
Một sự nhịn là chín sự lành; Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa có đời
nào khê.
2.3. Trọng sự hòa thuận (nghi thức lời nói)
Người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú. Trước hết, đó là sự
phong phú của hệ thống xưng hô: Trong khi các ngôn ngữ phương Tây và Trung
Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt còn sử dụng một số lượng
lớn các đại từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô, và những danh từ thân tộc này có
xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng. Hệ thống xưng hô này có các đặc diểm:
Thứ nhất, có tính chất thân mật hoá (trọng tình cảm), coi mọi người trong cộng
đồng như bà con họ hàng trong một gia đình. Thứ hai, có tính chất cộng đồng
hoá cao – trong hệ thống này, không có những từ xưng hô chung chung mà phụ
thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp cụ thể: Chú khi
ni, mi khi khác. Cùng là hai người, nhưng cách xưng hô có khi đồng thời tổng
62
Giáo dục sức khoẻ
hợp được hai quan hệ khác nhau: chú-con, ông-con, bác-em, anh-tôi…Lối gọi
nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh (Cả, Hai, Ba,Tư…).
Thứ Ba, thể hiện tính tôn ti kĩ lưỡng: người Việt Nam xưng hô theo nguyên tắc
xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì
tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai đều cùng xưng là em và
cùng gọi nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng:
xưa kia chỉ gọi đến tên riêng khi chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được
trùng với tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã
hội. Vì vậy mà người Việt Nam trước đây có tục Nhập gia vấn huý (vào nhà ai,
hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói chệch đi).
Nghi thức trong các cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống
tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có một lời cảm ơn, xin lỗi
chung chung cho mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường hợp có thể có
một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu
đáo quá (cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được tiếp
đón), Quý hoá quá (cảm ơn khi khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi
được khen), Cậu đã cứu cho tớ một bàn thua trông thấy, cháu được hôm nay là
nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ)…
Văn hoá nông nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian, nên người
Việt Nam phân biệt kĩ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm.
Trong khi đó văn hoá phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt kĩ các lời chào theo
thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều,
buổi tối…
3.
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ VIỆT NAM
Công cụ để giao tiếp là ngôn ngữ. Nhìn vào tiếng Việt, có thể thấy nó phản
ánh rõ hơn đâu hết linh hồn, tính cách con người Việt Nam và những đặc trưng
cơ bản của nền văn hoá Việt Nam.
Trước hết, nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có:
3.1 Tính biểu trƣng cao
Tính biểu trưng thể hiện ở xu hướng khái quát hoá, ước lệ hóa với những
cấu trúc cân đối, hài hoà.
Xu hướng ước lệ bộc lộ ở chỗ tiếng Việt thích diễn đạt bằng các con số biểu
trưng. Trong khi người Châu Âu nói một cách chặt chẽ cụ thể de toutes parts (từ
tất cả các phía), He opens his eyes (nó mở những con mắt của nó) thì người Việt
Nam nói một cách ước lệ: từ ba bề bốn bên; nó mở to đôi mắt. Ở những trường
hợp, khi người Châu Âu dùng từ ―tất cả‖ thì người Việt dùng các từ chỉ số lượng
ước lệ: ba thu, nói ba phải, ba mặt một lời, năm bè bảy mối, ba chìm bảy nổi, tam
63
Giáo dục sức khoẻ
khoanh tứ đốm…chín suối, chín tầng mây, mười tám đời Hùng Vương, ba mươi
sáu cái nõn nường, trăm dâu đổ một đầu tằm…
Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ưa ổn định và có mối quan hệ tốt
với hết thảy mọi người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hoà trong ngôn từ
– một biểu hiện khác của tính biểu trưng. Tính cân xứng là một đặc tính rất điển
hình của tiếng Việt.
Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối
lượng lớn các từ song tiết; mỗi từ đơn lại hầu như đều có biến thể song tiết, cho
nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ,
tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/học
hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/không biết thì dựa cột
mà nghe…)
Tiếng Việt rất phát triển câu đối. Đó là một sản phẩm văn chương đặc biệt,
vừa công phu tỉ mỉ lại vừa cô đúc ngắn gọn. Trong một tác phẩm ―mini‖ ấy thể
hiện đủ cả cái đẹp cân đối nhịp nhàng của hình thức và cái uyên thâm của chiều
sâu triết lí phương Đông. Ở Việt Nam xưa kia, nhà nhà, đình đình, chùa
chùa…nơi nào cũng đều có treo câu đối.
Truyền thống văn chương Việt Nam thiên về thơ ca: Người Việt Nam hầu
như ai cũng biết làm thơ; lịch sử mấy nghìn năm của Việt Nam chủ yếu là lịch sử
của thơ ca – một tứ thơ có cấu trúc chặt chẽ (lục bát, song thất lục bát) và có vần
điệu nghiêm ngặt thể hiện sự cân đối, hài hoà. Văn chương phương Tây thì
ngược lại, có khuynh hướng thiên về văn xuôi.
Ở Việt Nam, văn xuôi truyền thống cũng là văn xuôi thơ, thế mạnh đó còn
do tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu, tự thân thanh diệu đã tạo nên tính
nhạc cho lời văn rồi. Từ những bài văn xuôi viết theo lối biền ngẫu như Hịch
tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, hoặc tự do như thư dụ hàng của Nguyễn Trãi gửi
địch, cho tới những lời văn Nôm bình dân…- khắp nơi đều gặp một lối cấu trúc
cân đối, nhịp nhàng, chặt chẽ và có tiết tấu, vần điệu.
Thậm chí ngay cả trong việc chửi nhau, người Việt cũng chửi một cách bài
bản, cân đối, nhịp nhàng, đầy chất thơ; không chỉ lời chửi mà cách thức chửi,
dáng điệu chửi…cũng mang tính nhịp điệu. Với lối chửi có vần điệu, cấu trúc
chặt chẽ, người Việt có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác
mà không nhàm chán. Đó là một nghệ thuật độc đáo mà có lẽ không một dân tộc
nào trên thế giới có được (6)
6
Đây là lời chửi của một ngƣời đàn bà mất gà đƣợc ghi lại trong tiểu thuyết Bƣớc đƣờng cùng của
Nguyễn Công Hoan:
“Làng trên xóm dƣới, bên sau bên trƣớc, bên ngƣợc bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc
ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó
64
Giáo dục sức khoẻ
Ngay trong thể loại tiểu thuyết xuất hiện sau này do ảnh hưởng của phương
Tây cũng vẫn mang rất đậm dấu ấn của truyền thống cân đối nhịp nhàng, biểu
trưng ước lệ. Đây là những câu văn tả người của Tản Đà trong Giấc mộng con:
Tiếng nói nhẹ bao nhiêu, dáng người mềm bấy nhiêu; mềm bao nhiêu, chín bấy
nhiêu; chín bao nhiêu tươi bấy nhiêu; tươi bao nhiêu tình bấy nhiêu. Như ghét,
như yêu, như chiều, như ngượng. Lông mày ngài, đôi mắt phượng, cô chờ ai?
Không chỉ tiểu thuyết mà ngay cả văn chính luận Việt Nam cũng có thể mang
đầy chất thơ nhờ cấu tạo cân đối, nhịp nhàng. Đọc Tuyên ngôn độc lập hay
Những lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ chí Minh, ta thấy rất rõ chất thơ đó: ―Nếu
không có nhân dân thì không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì không ai
dẫn đường‖; ―Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân
ta phải hết sức tránh‖.
3.2. Giàu chất biểu cảm
Đặc điểm thứ hai của ngôn từ Việt Nam là nó rất GIÀU CHẤT BIỂU CẢM
– sản phẩm tất yếu của một nền văn hoá trọng tình.
Về mặt từ ngữ, chất biểu cảm này thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố
gốc mang sắc thái nghĩa trung hoà, thường có rất nhiều biến thể với những sắc
thái nghĩa biểu cảm: Bên cạnh màu xanh trung tính, có đủ thứ xanh rì, xanh rờn,
xanh rợn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè…Bên cạnh màu đỏ trung tính có đỏ rực,
đỏ au, đỏ lòm, đỏ loét, đỏ hoe…Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất
phổ biến trong tiếng Việt (ở các ngôn ngữ khác, kể cả tiếng Hán, đều hầu như
không có). Không phải ngẫu nhiên mà trong thơ ca của ta có thể gặp rất nhiều từ
láy. Ở trên vừa nói tiếng Việt thiên về thơ, mà thơ là mang đậm chất tình cảm rồi,
cho nên từ láy với bản chất biểu cảm rất phù hợp với nó.
Về ngữ pháp, tiếng Việt dùng nhiều những từ biểu cảm: à, ư, nhỉ, nhé,
chăng, chớ, hả, hở, phỏng, sao,…Cấu trúc ―iếc hoá‖ có nghĩa đánh giá (sách siếc,
bàn biếc…) cũng góp phần làm tăng cường hệ thống phương tiện biểu cảm cho
tiếng Việt.
Sự phổ biến của thơ hơn văn xuôi đã nói ở trên không chỉ là sản phẩm của
tính biểu cảm. Khuynh hướng biểu cảm còn thể hiện ở chỗ trong lịch sử văn
chương truyền thống, không có những tác phẩm anh hùng ca đề cao chiến tranh;
bắt mất của tôi, thì buông tha thả bỏ nó ra, không tôi chửi cho đời!
Chém cha đứa bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua, bà cho nó ăn nó hãy còn, sáng hôm nay con bà gọi nó nó
hãy còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng con mày thì buông tha thả bỏ nó ra,
cho nó về nhà bà. Nhƣợc bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật
săng bằng ngũ đại gia nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày nó biến thành cú thành cáo,
thành thần nanh đỏ mỏ, nó mổ chồng mổ con, mổ cả nhà mày cho mà xem.
Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà thì một ngƣời ăn chết một, hai ngƣời ăn
chết hai, ba ngƣời ăn chết ba. mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh nó rút ruột ra…”
65
Giáo dục sức khoẻ
có nói đến chiến tranh chăng thì cũng chỉ là nói đến nỗi buồn của nó (ví dụ:
Chinh phụ ngâm).
3.3. Tính linh động
Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có đặc điểm thứ ba là TÍNH LINH ĐỘNG,
LINH HOẠT.
Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp. Trong khi
ngữ pháp của các ngôn ngữ Châu Âu là một thứ ngữ pháp chặt chẽ tới mức máy
móc thì ngữ pháp tiếng Việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng các từ hư để biểu hiện
các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp, khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt
tối đa. Ngữ pháp phương Tây là ngữ pháp hình thức, còn ngữ pháp Việt Nam là
ngữ pháp ngữ nghĩa.
Nói bằng một ngôn ngữ Châu Âu, ta bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ mọi đòi
hỏi tai quái mà hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ đó yêu cầu. Còn trong tiếng Việt
thì tuỳ theo ý đồ của người nói mà anh ta có thể diễn đạt, không diễn đạt hay diễn
đạt nhiều lần một ý nghĩa ngữ pháp nào đó: Tôi đi Hà Nội, Tôi sẽ đi Hà Nội,
Ngày mai tôi đi Hà Nội, Ngày mai tôi sẽ đi Hà Nội. Chính vì linh hoạt như vậy
mà tiếng Việt có khả năng khái quát rất cao, có thể nói một câu không thời không
thể, không ngôi. Khả năng diễn đạt khái quát, mơ hồ chính là điều kiện rất quan
trọng cho việc phát triển thơ ca đã nói đến ở trên.
Tính linh động, linh hoạt của ngôn ngữ từ Việt Nam còn bộc lộ ở chỗ trong
lời nói, người Việt rất thích dùng cấu trúc động từ: trong một câu có bao nhiêu
hành động thì có bấy nhiêu động từ, trong khi đó thì các ngôn ngữ Phương Tây
có xu hướng ngược lại – rất thích dùng danh từ. Trong khi người Việt nói: ―Cảm
ơn anh đã tới chơi‖ thì người Anh nói: ―Thank you for your coming‖ (Cảm ơn về
sự đến chơi của anh). Tính linh hoạt, năng động còn là nguyên nhân khiến cho
tiếng Việt ưa dùng cấu trúc chủ động. Người Việt thậm chí dùng cấu trúc chủ
động ngay cả trong câu bị động. Trong khi người Việt nói một cách đơn giản: Cô
ấy bị thầy giáo phạt, thì người Anh nói: She was punished by the teacher (Cô ấy
bị phạt bởi thầy giáo).
Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt có thiên hướng nói đến
những nội dung tĩnh (tâm lí, tình cảm, dẫn đến nghệ thuật thơ ca và phương pháp
ngữ nghĩa linh hoạt). Trong khi đó thì người phương Tây nói riêng và truyền
thống văn hoá trọng dương nói chung lại có thiên hướng nói đến những nội dung
động (hành động, sự việc, dẫn đến nghệ thuật văn xuôi và phương pháp tả thực)
bằng hình thức tĩnh (cấu trúc danh từ, ngữ pháp hình thức chặt chẽ).
66
Giáo dục sức khoẻ
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
1. Văn hóa là gì ?
2. Người Việt ứng xử khác với hành vi ứng xử của các nước phương Tây là gì?
3. Trình bày các đặc điểm ngôn từ văn hóa Việt Nam.
4. Trong giao tiếp giữa thầy thuốc với bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân,
NVYT cần chú ý điều gì?
Chọn câu trả lời đúng nhất
1. .Thái độ của ngƣời Việt Nam trong giao tiếp
a. Thích giao tiếp ở mọi nơi, mọi lúc.
b. Không thích giao tiếp chỗ đông người
c. Vừa thích giao tiếp, vừa rụt rè
d. Chỉ giao tiếp trong thân tộc
e. b, d đúng
2.Trong khi nói đến các chuẩn mực, niềm tin, giá trị là chúng ta đang xem
xét yếu tố
a. Nhận thức con người
b. Nhận thức và tình cảm
c. Tình cảm con người
d. Xã hội chủ quan
e. Xã hội khách quan
3.Những yếu tố nào kiềm hảm thay đổi hành vi
a. Thói quen cộng đồng
b. Quy phạm pháp luật
c. Chưa có kế hoạch dài hạn
d. a, c đúng
e. a, b, c đúng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trần Ngọc Thêm. Cơ sở Văn hóa Việt Nam. NXB GD. 1998
2. MitchellD.Feldman, MD.Phil. Behavioral medicine in Primary care. 2000.
3. Psychiatry: PreTest Self-Assessment and Review, Giulia Mancini-ezzacappa,
M.D. Ninth Editon Intenational Edition 2001
67
Giáo dục sức khỏe
CÁC YẾU TỐ
QUYẾT ĐỊNH SỨC KHỎE Ở VIỆT NAM
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong, học viên có thể:
1. Nêu được khái niệm về sức khỏe và nâng cao sức khỏe
2. Nêu và phân tích được mô hình thiết yếu ảnh hưởng đến sức khỏe
3. Trình bày và minh hoạ được thực tiễn các yếu tố quyết định sức khỏe ở Việt Nam
1. KHÁI NIỆM VỀ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG SỨC KHỎE
Sức khỏe đựơc tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa là tình trạng chẳng
những không ốm đau, bệnh tật mà là thoải mái về thể chất, tinh thần, phúc lợi xã
hội. Định nghĩa này được công nhận và là mục đích của các quốc gia trên thế
giới. Tuy nhiên tìm số đo thực sự xác hợp với tình trạng thoải mái về thể chất,
tinh thần có lẽ là điều cực kỳ khó khăn.
Các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe không phải là khám phá mới lạ mà
đã đựoc biết tới từ thuở xa xưa. Đầu thế kỷ thứ 19, các nhà dịch tễ học đã biết
được rằng rất nhiều khó khăn cho sức khỏe đều do những khiếm khuyết xã hội
mà ra. Khi các khiếm khuyết này được điều chỉnh thì sức khỏe tốt hơn. Một bằng
chứng là, trước khi khám phá ra thuốc trị bệnh lao, tử vong vì lao phổi giảm rất
nhiều nhờ các cải thiện về điều kiện sinh sống, dinh dưỡng. Mới đây, kết quả
nhiều quan sát, nghiên cứu đã xác nhận các ảnh hưởng này là có thật và rất quan
trọng.
Vậy thì các yếu tố đó là gì?
Đó là tất cả các hoàn cảnh không thuận lợi trong đó con người sinh sống và
làm việc. Kể ra thì rất nhiều mà các yếu tố chính là: sự bất ổn về kinh tế, xã hội,
chiến tranh; các điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển của trẻ em; sự không
an toàn việc làm cho công nhân; môi trường sinh sống ô nhiễm; không đồng đều
trong việc tiếp nhận chăm sóc y tế; kém phương thức phòng ngừa bệnh truyền
nhiễm; quá nhiều tệ nạn dị đoan xã hội đưa tới sinh hoạt tình dục bừa bãi, lạm
68
Giáo dục sức khỏe
dụng hóa chất có hại, cờ bạc; thực phẩm xấu, dinh dưỡng không đúng cách; kỳ
thị chủng tộc, giới tính, tuổi tác...Cá nhân con người không giải quyết hết đựơc
các yếu tố này mà đây phải là công việc của tập thể, trên mức độ cộng đồng,
quốc gia.
Hiến chương năm 1948 của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng đã nhấn mạnh ở
lãnh vực này và đã hết sức tiếp tay với các quốc gia hội viên. Một Ủy Ban Quốc
Tế về Các Vấn Đề Xã Hội đã đựơc thành lập nhắm vào việc giải quyết các khó
khăn này. Vì sự chăm sóc y tế chu đáo có thể kéo dài sự sống trong một số bệnh
tật nhưng hoàn cảnh kinh tế xã hội bất ổn lại tạo ra nhiều khó khăn sức khỏe hơn.
2. MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỨC KHỎE
Mô hình các yếu tố tác động đến sức khỏe của Dahlgren và Whitehead được
sử dụng để phân tích phát triển sức khỏe và bao gồm các yếu tố có thể biến đổi
(modifiable) và không biến đổi (non-modifiable factors), [1991]
Söùc khoûe
Hình 1 :Những yếu tố quyết định đến sức khỏe (Dahlgen và Whitehead, 1998)
69
Giáo dục sức khỏe
Những yếu tố có thể biến đổi bao gồm
Các yếu tố cấu trúc thấp như hòa bình, ổn định chính trị, phát triển kinh tế
và công bằng.
Các yếu tố cấu trúc cao như khẩu phần ăn, nước sạch, nhà cửa, y tế, giáo
dục.
Các yếu tố về lối sống như thuốc lá, rượu, tình dục, ma túy, lạm dụng thuốc.
Các mạng lưới xã hội.
Những yếu tố không có thể biến đổi
Tuổi, giới tính, yếu tố di truyền.
Đây là mô hình hiện nay ứng dụng nhiều cho các nước đang phát triển mô
hình đã nêu là thích hợp với điều kiện Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ QUYẾT ĐỊNH SỨC KHỎE
TẠI VIỆT NAM.
3.1. Các yếu tố cấu trúc thấp nhƣ hòa bình, ổn định chính trị, phát triển
kinh tế, thu nhập và công bằng
Hòa bình và ổn định chính trị ảnh hƣởng đến sức khỏe
Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh liên tục bắt đầu từ năm 1945
và kéo dài đến năm 1980: cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh
biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Mặc dù chiến tranh đã kết thúc 20 năm
nhưng hậu quả còn nặng nề/hơn 3 triệu người chết, trên 4 triệu người bị thương,
tàn tật, hàng ngàn người bị bệnh do chất hóa học.
Chính phủ phải ra sức khắc phục hậu quả, di chứng để lại, công ăn việc
làm, trợ cấp kinh tế, nâng cao trình độ văn hóa, và nhiều chế độ chính sách khác.
Tuy vậy cho đến nay chúng ta vẫn chưa có điều kiện để điều tra thực trạng tình
hình sức khỏe, đời sống cùng các di họa của hơn 20 triệu người dân miền Nam
trong các vùng có rãi chất hóa học và hàng triệu các bộ ở miền Bắc công tác,
chiến đấu ở miền Nam trong thời kỳ chiến tranh.
Phát triển kinh tế công bằng ảnh hƣởng đến sức khỏe
Việt Nam đã có sự ổn định chính trị vững mạnh. Nhà nước Việt Nam có thể
thực hiện cải cách mạnh mẽ về kinh tế và các mặt xã hội khác; đặt cơ sở cho sự
tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ từ cuối thập kỷ 80 đến nay, đầu tư trong nước và
ngoài nước phát triển, nguồn thu ngân sách tăng. Đất nước bước sang giai đoạn
tăng trưởng nhanh chóng sau nhiều năm trì trệ.
Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh chóng, tỉ lệ dân cư thành thị tăng
0.4%-0.5% mỗi năm từ 1993 - 2010. Các ảnh hưởng tích cực, cả hai quá trình
70
Giáo dục sức khỏe
này đã góp phần hình thành một số tập quán sống không lành mạnh ở một số bộ
phận dân cư: kém vận động, béo phì, ăn nhiều chất béo, ăn nhiều chất đường,
v.v...Tất cả yếu tố này là nguyên nhân gia tăng của tình trạng bệnh tật mãn tính
như thiếu máu cơ tim, cao huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, ung thư phổi, và ngay
cả tai nạn giao thông, v.v...Lượng xe cộ tăng là nguyên nhân của sự tăng vọt số
tai nạn giao thông trong những năm gần đây và góp phần làm tăng nguy cơ ô
nhiễm không khí tại các đô thị.
Công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe không thể tách rời với việc kiểm soát
những mặt tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế tạo ra
những tác động tích cực lên sức khỏe. Tỉ lệ suy dinh dưỡng sẽ giảm khi nền kinh
tế tăng trưởng. Phát triển kinh tế cũng gia tăng tiếp cận của người dân với dịch
vụ y tế và cải thiện chất lượng dịch vụ.
Các yếu tố cấu trúc cao như dinh dưỡng, vệ sinh, nước sạch, công ăn việc làm, y
tế, giáo dục
Vấn đề dinh dƣỡng
Đổi mới bắt đầu với những cải cách trong nông nghiệp và chính những
thành tựu trong lĩnh vực này đã làm tăng mạnh GDP quốc gia và sản lượng lương
thực. Mặc dù còn có một số vấn đề trong phân phối, về cơ bản người dân và đặc
biệt là dân số dưới 5 tuổi đã có những cải tiện về tình trạng và sức đề kháng
chống lại các bệnh nhiễm trùng như: viêm hô hấp, tiêu chảy, bệnh sởi.
Tuy nhiên ở một số vùng núi và vùng sâu, do người dân có trình động văn
hóa thấp, do đất đai không phù hợp cho việc canh tác lúa nước và các loại thực
phẩm hàng hóa, do chưa được hưởng thụ đầy đủ các chương trình thủy lợi của
nhà nước, cách xa đường giao thông, tình hình sản xuất nông nghiệp chưa được
khả quan. Ở những khu vực này do không sản xuất đủ thực phẩm và do thu nhập
thấp nên tình trạng dinh dưỡng của người dân vẫn chưa được cải thiện (7).
Việt Nam phải đương đầu với thách thức quan trọng là đảm bảo việc làm
cho những người ở lứa tuổi lao động. Hiện nay tỉ lệ thất ngiệp ở khu vực thành
thị là 6% số người trong độ tuổi lao động, mà đa số là thanh niên. Ở nông thông
thời gian lao động mới sử dụng khoảng 60%. Nếu tình trạng thất nghiệp gia tăng
và kéo dài thì hệ luỵ không tránh khỏi là tỉ lệ người nghèo đói gia tăng, thu nhập
thấp, sức khỏe không được chăm sóc tốt, tệ nạn và đặc biệt là tệ tự tử gia tăng.
Vấn đề vệ sinh nƣớc sạch
Trong thời gian đổi mới có sự tiến bộ nhưng không nhiều về vấn đề cung
cấp nước sạch, vấn đề cầu tiên hợp vệ sinh vẫn còn đang bức xúc. Tỉ lệ gia đình
7
VD. Vùng Bắc Trung bộ chi tiêu cho thực phẩm 571.000 đồng/người/năm so với miền Đông Nam bộ 841.000
đồng/người/năm).
71
Giáo dục sức khỏe
có cầu tiêu hợp vệ sinh đạt khoảng 45%. Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long có tỉ
lệ cầu tiêu hợp vệ sinh thấp 6.9%. Vùng Đông Nam Bộ có tỉ lệ nguồn nuớc hợp
vệ sinh thấp 10.2% và cả hai chỉ số này thấp ở vùng Tây Nguyên 5.2% và 17.6%.
Vấn đề vệ sinh môi trường là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây nên tình trạng
lưu hành dịch tễ và thương hàn ở vùng Tây và Đông Nam Bộ.
Chất độc hóa học chiến tranh mà Mỹ đã rải xuống 50% diện tích rừng và
đất canh tác Miền Nam Việt Nam, đã hủy diệt 14% rừng, tàn phá 14% diện tích
đất canh tác,... Không chỉ là vấn đề của lịch sử mà là vấn đề của ngày hôm nay.
Dioxin không chi gay di hại cho các cựu chiến binh Mỹ, mà người dân Việt Nam
đã và hiện sống trong các vùng rải chất độc phải gánh chịu hậu quả thật nặng nề,
điều mà Umnova gọi là hậu quả y học lâu dài (Umnova 1998).
Theo Hoàng Đình Cầu và cộng sự [1998] thì tỉ lệ con bị dị dạng bẩm sinh ở
những cựu chiến binh ở miền Nam cao gấp 10 lần so với con của nhân dân miền
Bắc hoặc cựu chiến binh không đi B ( 31 – 35.7% so với 1.2% ở nhóm nhân dân
và 2.9 % ở nhóm bộ đội ―A‖). Điều đáng quan tâm là dioxin có thể gây ra đột
biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, ảnh hưởng đến người tiếp xúc trực tiếp và thế
hệ con (F1) và cháu (F2).
Vấn đề giáo dục
Chính phủ đã thực hiện tăng ngân sách cho giáo dục 12% trong năm 1990
và 15% năm 1997. Việt Nam thiết lập mạng lưới rộng khắp các trường trên toàn
quốc và đặt cơ sở cho nền giáo dục tiểu học phổ cập bằng cách xây dựng mỗi
phường xã một trường tiểu học. Các chương trình xóa mù chữ được cải thiện. Tỉ
lệ người biết đọc và viết và tỉ lệ nhập học cao hơn so với thu nhập trên trên đầu
người.
Giáo dục là yếu tố quan trọng tác động lên trẻ em: dinh dưỡng, bệnh tật, tử
vong. Ngoài ra trình độ văn hóa thấp còn ảnh hưởng xấu đến thu nhập kinh tế,
đến tỉ lệ có hành vi nguy cơ và cũng như làm giảm các chương trình giáo dục sức
khỏe.
Vấn đề y tế
Việt Nam đã từng có cơ sở y tế rộng khắp các cấp từ bệnh viện đến Trạm y
tế cung cấp dịch vụ cho người dân. Tuy vậy từ sau khi thống nhất đất nước, mạng
lưới y tế bị phân tán do cán bộ y tế phải đi trải đều khắp đất nước. Hoạt động của
y tế cơ sở, nhờ vào nguồn lực của hợp tác xã, kém hiệu quả do khó khăn sản xuất
trong nông nghiệp và đặc biệt ở miền Nam vì hợp tác xã chưa vào nề nếp. Sau
những năm 1980 sự xuống cấp của hệ thống y tế còn trầm trọng hơn, do những
thiết bị y tế hư hỏng chưa được thay thế. Triệu chứng của sự sa sút hệ thống y tế
có thể thấy qua chỉ số khám bệnh và nhập viện giảm từ năm 1987.
72
Giáo dục sức khỏe
Tuy nhiên vấn đề chính là không công bằng trong việc sử dụng y tế. Số
lượng điều tra trong tiêu chuẩn sống ở Việt Nam cho thấy tỉ lệ tiếp xúc với hệ
thống y tế ở người nghèo chỉ vào khoảng 30% so với 40% ở người giàu. Việc
giảm tính tiếp cận của người dân đến các cơ sở y tế sẽ ảnh hưởng đến các bệnh
tật cấp tính, viêm ruột thừa, gãy xương, cao huyết áp, đột quỵ, thấp tim,.v.v...
Sức khỏe và các yếu tố về lối sống: hút thuốc lá, uống rƣợu, ma túy, an toàn
tình dục
Sức khỏe và hút thuốc lá
Hút thuốc là nguy cơ đáng báo động ở Việt Nam. Trong những năm gần
đây do thu nhập ngưòi dân gia tăng, do chính sách mở cửa đầu tư nước ngoài, do
các nỗ lực của công ty đa quốc gia sản xuất thuốc lá, tỉ lệ người hút thuốc lá ở
Việt Nam gia tăng.
Nguy cơ tương
đối ở người hút
thuốc.
Tử vong do
Ung thư phổi
Phân số nguy Phân số nguy
cơ quy trách cơ quy trách
(PAF) ở nam (PAF) ở nữ
giới VN %
giới VN %
15.0
92
38
Ung thư hô hấp
trên
24
95
49
Ung thư
quang
2.3
63
8
1.6
54
6
Rất lớn
100
98
12.7
90
34
Đột quỵ
1.3
49
5
Viêm phổi
1.9
58
7
bàng
Nhồi máu cơ tim
Tâm phế mãn
Bệnh phổi
nghẽn
tắc
Bảng 1 : Nguy cơ tƣơng đối ở ngƣời hút thuốc
Theo báo cáo của WHO, vào năm 1995 tỉ lệ hút thuốc lá trên 17 tuổi là 73%
và ở nữ là 4%. Nếu con số này chính xác thì tỉ lệ hút thuốc lá nam giới Việt Nam
là cao nhất thế giới và rất đáng báo động: Thái Lan là một nước có kinh tế phát
triển hơn Việt Nam nhưng tỉ lệ hút thuốc lá ở nam giới chỉ có 49%.
Hút thuốc lá cũng gây ra nhiều hậu quả có hại cho sức khỏe và là nguyên
nhân của các bệnh thiếm máu cơ tim, đột quỵ, ung thư phổi và bệnh phổi tắc
73
Giáo dục sức khỏe
nghẽn mãn tính. Với tỉ lệ 73% nam giới hút thuốc lá, nó là nguyên nhân của 92%
các trường hợp ung thư phổi, 100% các trường hợp tâm phế mãn, 90% các bệnh
lý tắt nghẽn hô hấp, 54% các trường hợp nhồi máu cơ tim và 49% trường hợp đột
quỵ ở nam giới. Nếu khuynh hướng hút thuốc lá này tiếp tục duy trì, các bệnh
ung thư và tim mạch sẽ gia tăng nhanh trong vòng 30-40 năm tới, sẽ là gánh năng
bệnh tật quan trọng nhất trong cộng đồng.
Sức khoẻ và an toàn tình dục
Do tính chất của hoạt động mại dâm, chưa có số liệu chính thức về nạn này
mặc dù trên thực tế nó gia tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua cùng với sự
tăng trưởng kinh tế và quá trình đô thị hóa. Số lượng người mại dâm được ước
tính là 40.000 vào năm 1992, 200.000 vào năm 1994, 350.000 vào năn 1994.
Hành vi tình dục an toàn chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam mặc dù đã có sự báo
động về đại dịch HIV/AIDS. Một khảo sát ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
cho thấy vào năm 1995 tỉ lệ khách hàng chấp nhận sử dụng bao cao su có hơi
tăng so với năm 1993, nhưng chỉ đạt 50 - 60%. Tỉ lệ này có lẽ còn thấp hơn ở các
thành phố nhỏ hay ở nông thôn. Đây là một yếu tố tác động sức khỏe hết sức
quan trọng đặc biệt trong thời điểm đại dịch HIV/AIDS đang là một hiểm họa
toàn cầu.
Sức khỏe và lạm dụng ma tuý, rƣợu
Vấn đề lạm dụng ma túy cũng diễn biến trầm trọng đặc biệt tại các thành
phố lớn. Mặc dù chưa có con số chính xác, nhưng ước tính có khoảng 100.000
người nghiện ma tuý. Một điều dễ nhận thấy là những số liệu này chưa phản ánh
được khuynh hướng gia tăng của vấn đề nghiện ma túy và như vậy khó có thể là
ước lượng chính xác về tình hình hiện nay của tệ nạn. Các cuộc điều tra hiện nay
cho thấy tỉ lệ nhiễm HIV ở những người chích xì ke từ 9,9% - 9,4% và đây là lối
thâm nhập của nhiễm HIV/AIDS vào dân số. Giả định hàng năm có khoảng 10%
số người nghiện ma tuý chuyển sang chích hút ma túy thì với những số liệu này
mỗi năm có thêm 1500 trường hợp nhiễm HIV mới do ma túy. Ngoài ra việc tiêm
chích ma tuý cũng làm trầm trọng thêm tình hình nhiễm siêu vi viêm gan C và
siêu vi viêm gan B.
Nghiện rượu là yếu tố nguy cơ của bạo lực, tai nạn, xơ gan, ung thư gan.
Hiện nay chưa tìm được số liệu chính thức về tình hình nghiện rượu trên người
dân Việt Nam. Tuy nhiên một cuộc khảo sát trên những người tai biến mạch máu
não cho thấy có khoảng 14% dân số thành phố Hồ Chí Minh và từ 25%-30% dân
số nông thôn miền Nam có uống rượu thường xuyên.
Sức khỏe và yếu tố mạng lƣới xã hội, quy mô gia đình
Cũng như ở các nước Đông Á khác, người Việt Nam có tinh thần đoàn kết
và tương trợ lẫn nhau: bố mẹ giúp đỡ cho con; con giúp đỡ và nuôi dưỡng bố mẹ
74
Giáo dục sức khỏe
lúc già yếu, tinh thần tương trợ giữa nhân dân trong cùng địa phương và trong cả
nước. Sự giúp đỡ này có quy mô khá quan trọng: chỉ riêng về tiền bạc sự giúp đỡ
chiếm tới 12% thu nhập của gia đình. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ về mặt tình
cảm, công việc nhà và các lao động khác trong lúc ốm đau hoạn nạn. Những
nghiên cứu cho thấy người có hệ thống hỗ trợ càng rộng càng có hiệu quả thì tuổi
thọ càng cao: nguy cơ tử vong cao từ 2 - 3 lần ở những người có mạng lưới xã
hội hỗ trợ.
Tuy nhiên hệ thống hỗ trợ xã hội trong thời gian gần đây có nguy cơ bị rạn
nứt. Quá trình thành thị hóa đã phá vỡ mối quan hệ làng xóm giữa các gia đình
và chuyển đổi những gia đình quy mô lớn thành những gia đình hạt nhân tỉ lệ phụ
nữ độc thân tăng nhanh (ở TP.HCM khoảng 40% phụ nữ sống độc thân), số con
trong gia đình giảm đi.
Yếu tố tuổi tác, giới tính, yếu tố di truyền
Dân số Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt từ những năm 1978 -1994. Ở thời
điểm 1978, dân số Việt Nam là 51.421.000 và có cấu trúc hình tháp rõ rệt chứng tỏ
sự gia tăng tỉ suất sinh trong vòng 30 năm gần trước. Tỉ số giới tính lớn hơn 1 ở lứa
tuổi dưới 20 và nhỏ hơn 1 ở lứa tuổi 20 phản ánh tử vong ở nữ thấp hơn ở nam giới.
Tỉ lệ người già trên 65 tuổi còn thấp chiếm khoảng 3.8%, 42 tuổi 20.4% dân
số, do đó những bệnh tật mãn tính còn chưa phổ biến. Tỉ lệ trẻ [...]... dục sức khỏe và đối tượng được giáo dục sức khỏe ở đây vai trò của giáo dục sức khỏe là tạo những hoàn cảnh thuận lợi cho mọi người tự giáo dục mình Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự học, quá trình đó diễn ra thông qua sự nổ lực của người học ( đối tượng được giáo dục sức khỏe) với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy Từ sơ đồ trên cho thấy mối quan hệ giữa người làm giáo dục. .. người làm giáo dục sức khỏe và đối tượng được giáo dục sức khỏe Người làm công tác giáo dục sức khỏe không chỉ dạy cho học viên của mình mà còn học từ học viên của mình Thu nhận thông tin phản hồi là vấn đề hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức khỏe cần phải hết sức coi trọng, để kịp thời điều chỉnh bổ sung những thông tin thiếu sót làm cho các chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động... nữ trong tuổi sinh đẻ là những thông tin Việc thu thập những số liệu trên được coi là quá trình thu thập thông tin Quá trình thông tin đến người nhận diễn ra như sau: Thoâng tin Hình 6: Quá trình thông tin (thông tin một chiều) 15 Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe 5.2 Truyền thông là gì ? Truyền thông là tiến trình truyền đạt thông tin từ người này sang người khác Thông tin có thể là những kiến... tiếp Qua định nghĩa về thông tin và truyền thông ta thấy rằng, nếu như thông tin có thể diễn ra một lần thì truyền thông lại đòi hỏi phải liên tục Thông tin không đòi hỏi sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền tin và bên nhận, còn đối với truyền thông thì đây là yêu cầu bắt cuộc 17 Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe Thông tin chỉ hạn chế trong thông tin và kiến thức, còn truyền thông mở ra cả thái.. .Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe Ba nguyên tắc về phƣơng pháp thực hiện NCSK: 1 Tạo khả năng (Enable) 2 Trung gian hòa giải (Mediate) 3 Vận động ủng hộ (Advocate) 3 BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE Giáo dục sức khỏe chính là quá trình dạy học có mối quan hệ qua lại 2 chiều GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo. .. nhất của truyền thông là làm sao truyền đạt được đúng thông tin muốn truyền đạt 5.2.1 Các thành phần của một tiến trình truyền thông Hình 7 : Quá trình truyền thông (thông tin hai chiều) - Người gởi: chủ thể truyền thông tin đi, có thể là một người hay một tổ chức - Người nhận: đối tượng nhận thông tin, có thể là một người, một nhóm người hay một cộng đồng - Thông điệp muốn truyền đạt là những thông tin... tăng cường sức khỏe thích hợp Tóm lại: Giáo dục sức khỏe là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm và lý trí của con người, nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe có hại, giúp con người tự tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng 4 VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GDSK TRONG CÔNG TÁC CSSKBĐ 4.1 Vị trí và mối liên quan của giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe ban... khỏe toàn cầu 12 Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe Sau hội nghị Alma Ata, ngành Y tế Việt nam cũng đã đưa GDSK lên chức năng số một của tuyến Y tế cơ sở trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu Trong chăm sóc sức khỏe ban đầu , Giáo dục sức khỏe giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi vì nó tạo điều kiện để chuẩn bị , thực hiện và củng cố kết quả các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác... quan trọng của giáo dục sức khỏe Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe Góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người Nếu giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm tỷ lệ mắc bệnh , tỷ lệ tàn phế và tỷ vong nhất là ở các nước đang phát triển Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế So với các giải pháp dịch vụ tế khác Giáo dục sức khỏe là một công... trong cuộc sống Dựa trên cơ sở khoa học thông tin truyền thông và giáo dục để đề ra các phương pháp thông tin, truyền thông nhằm truyền tải những kiến thức, những thông tin Thông qua quá trình giao tiếp, giới thiệu những thái độ và niềm tin đúng đắn về các thói quen giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho đối tượng, huấn luyện cho đối tượng thực hành các kỹ năng giữ gìn sức khỏe (pha nước muối đường, cách cho trẻ ... Giáo dục sức khỏe NCSK : Nâng cao sức khỏe CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu KHGDSK : Kế hoạch giáo dục sức khỏe BVSK : Bảo vệ sức khỏe CSSK : Chăm sóc sức khỏe TT- GDSK : Truyền thông - Giáo dục. .. dục sức khỏe vai trò giáo dục sức khỏe tạo hoàn cảnh thuận lợi cho người tự giáo dục Biến trình giáo dục thành trình tự học, trình diễn thông qua nổ lực người học ( đối tượng giáo dục sức khỏe) ... điểm sau: Giáo dục sức khỏe nâng cao sức khỏe Kế hoạch đô thị Chăm sóc sức khỏe Giáo dục NÂNG CAO SỨC KHỎE Truyền thông Lao động Công nghiệp thực phẩm Hình : Sơ đồ quan hệ Nâng cao sức khỏe * Thu