1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu về luật thuế bảo vệ môi trường ở việt nam – thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện

112 1,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT THƢƠNG MẠI --------◄♣►--------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 36 (2010 – 2014 ) ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM – THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS: LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU NGUYỄN THỊ CẨM GIANG MSSV:5106043 Lớp: Luật Thƣơng Mại 2 – K36 Tháng 5/2013 Cần thơ, tháng 5/2014 GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện MỤC LỤC ---◄♣►--LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 5. Cơ cấu luận văn............................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM ........................................................................... 5 1.1. Giới thiệu về Luật thuế bảo vệ môi trƣờng .................................................... 5 1.1.1. Mục tiêu, yêu cầu của Luật thuế bảo vệ môi trường hiện hành ...................... 5 1.1.1.1. Mục tiêu........................................................................................................ 5 1.1.1.2. Yêu cầu ......................................................................................................... 6 1.1.2. Bố cục của Luật thuế bảo vệ môi trường ....................................................... 8 1.1.3. Các yếu tố chi phối đến sự ra đời của Luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam .............................................................................................................. 8 1.1.3.1. 1.1.3.2. 1.1.3.3. 1.1.3.4. Yếu tố chính trị ............................................................................................. 8 Yếu tố kinh tế ............................................................................................. 10 Yếu tố xã hội............................................................................................... 13 Các yếu tố khác ........................................................................................... 15 1.2. Lí luận chung về Thuế bảo vệ môi trƣờng ................................................... 17 1.2.1. Khái niệm, vai trò của Thuế bảo vệ môi trường........................................... 17 1.2.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 17 1.2.1.2. Vai trò......................................................................................................... 18 1.2.2. Các quy định chung về Thuế bảo vệ môi trường hiện hành ......................... 19 1.2.2.1. Những quy định chung về đối tượng và phạm vi áp dụng Thuế bảo vệ môi trường ......................................................................................................... 19 1.2.2.1.1. Phạm vi áp dụng ......................................................................................... 19 1.2.2.1.2. Đối tượng chịu thuế ................................................................................... 19 GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện 1.2.2.1.3. Đối tượng không chịu thuế......................................................................... 25 1.2.2.1.4. Người nộp thuế .......................................................................................... 26 1.2.2.2. Cách tính Thuế bảo vệ môi trường ............................................................. 27 1.2.2.2.1. Căn cứ tính thuế......................................................................................... 27 1.2.2.2.2. Phương pháp tính thuế ............................................................................... 28 1.2.2.2.3. Biểu khung thuế ......................................................................................... 28 1.2.2.3. Khai thuế, thời điểm tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường .. 35 1.2.2.3.1. Khai thuế, tính thuế, nộp thuế .................................................................... 35 1.2.2.3.2. Thời điểm tính thuế.................................................................................... 40 1.2.2.3.3. Hoàn thuế .................................................................................................. 40 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THU VÀ NỘP THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM .......................................................... 42 2.1. Ưu và nhược điểm của của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam so với các nước trong khu vực ............................................................................. 42 2.1.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 42 2.1.2. Nhược điểm .................................................................................................... 46 2.2. Khái quát tình hình thực hiện các quy định pháp luật về nộp và thu thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam trong thời gian qua .................................... 50 2.2.1. Ý thức của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế bảo vệ môi trường ............................................................................. 50 2.2.2. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc thu thuế bảo vệ môi trường ..... 52 2.2.3. Thủ tục thực hiện việc nộp và thu thuế bảo vệ môi trường .............................. 54 2.3. Đánh giá thực trạng thu và nộp thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam thời gian qua ......................................................................................................... 60 2.3.1. Vấn đề thu..................................................................................................... 60 2.3.1.1. Thành quả đạt được ....................................................................................... 60 2.3.1.2. Tồn tại và nguyên nhân ................................................................................. 62 2.3.2. Vấn đề nộp .................................................................................................... 64 2.3.2.1. Thành quả đạt được ....................................................................................... 64 2.3.2.2. Tồn tại và nguyên nhân ................................................................................. 66 GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM................................................................ 68 3.1. Tìm hiểu pháp luật về thuế bảo vệ môi trƣờng của một số nƣớc trên thế giới ................................................................................................................................. 68 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện các quy định về thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam ..................................................................................................... 71 3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về thuế bảo vệ môi trường ở Việt 3.1. Nam ................................................................................................................ 71 3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện các quy định về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam ........ 73 3.2. Một số đề xuất về giải pháp hoàn thiện các quy định về thuế bảo vệ môi trƣờng ............................................................................................................ 75 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về thuế bảo vệ môi trường hiện nay ............................... 75 3.2.2. Điều chỉnh mức thuế suất đối với một số đối tượng chịu thuế ......................... 76 3.2.3. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế bảo vệ môi trường ........................................................................................... 78 3.2.4. Đẩy mạnh công tác của các cán bộ và cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ............................................................................................................. 80 3.2.5. Chú trọng công tác thanh tra thuế .................................................................... 85 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 89 GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện LỜI MỞ ĐẦU ---◄♣►--1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã và đang từng bước trên con đường Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Đất Nước gắn liền với định hướng xây dựng một nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa bền vững và ổn định, không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới nhằm mục đích hòa bình, hữu nghị và cùng phát triển trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường. Trong xu thế hội nhập đó, Chính phủ Việt Nam đã kí kết rất nhiều văn bản kể từ khi hội nghị quốc tế về “Môi trường con người” đầu tiên của Liên hợp quốc được tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển đã thông qua bản kế hoạch hành động về môi trường và khuyến nghị thành lập chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) và sau Hội nghị thượng đỉnh Rio 92 (Braxin) đặt vấn đề môi trường trong mối liên kết với các hoạt động của con người theo quan điểm “bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”, điển hình như: Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995); công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 1992 (16/11/1994); công ước về đa dạng sinh học 1992 (16/11/1994)…Trong đó, vấn đề hạn chế ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành mục tiêu ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và bền vững đối với những nước đang phát triển. Tuy nhiên đây là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách phối hợp nhiều biện pháp hữu hiệu khác nhau. Một trong những công cụ kinh tế hiệu quả đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng là xây dựng và ban hành thuế môi trường nhằm mục đích bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái. Hiện nay khi tình trạng môi trường tiếp tục xuống cấp đang là một thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển bền vững của nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì thế, sau khi nghiên cứu về các quy định pháp luật được áp dụng trong việc đánh thuế môi trường ở nhiều quốc gia khác nhau cũng như trong quá trình xem xét thực tiễn tại Việt Nam, các nhà làm luật đã có những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc nghiên cứu và ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường một cách độc lập nhằm áp dụng một cách triệt để và có hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường. Việc ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường là vô cùng cần GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện thiết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định, điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó, mục tiêu chính của thuế bảo vệ môi trường là khuyến khích phát triển kinh tế đi đôi với giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó thay đổi nhận thức và điều tiết hành vi của người dân cũng như doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu dùng. Tại kì họp thứ 8, ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã thông qua Luật thuế Bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12. Ngày 29/11/2010, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 14/2010/L-CTN về việc công bố Luật thuế bảo vệ môi trường. Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/01/2012, một số quy định của luật này sẽ thay thế quy định về thu phí xăng, dầu tại Pháp lệnh về phí và lệ phí trước đó. Đây không phải là giải pháp đặt ra nhằm thu tiền mà được dùng làm công cụ thuế để hạn chế những hành vi gây ô nhiễm, khuyến khích công nghệ xanh, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần hạn chế sản xuất, tiêu dùng những sản phẩm có tác động xấu đến môi trường. Mặc dù sự ra đời của luật Thuế bảo vệ môi trường dần đi vào thực tiễn đã mang lại không ít những ảnh hưởng tích cực, cụ thể như: Tạo một hành lang pháp lý để điều chỉnh trực tiếp hành vi của các chủ thể có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường và nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, chống chuyển dịch công nghệ bẩn vào Việt Nam, đồng thời tạo lập và sử dụng nguồn kinh phí trực tiếp đó để đầu tư xây dựng các biện pháp cải thiện môi trường, tạo nguồn chi phí cho việc bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường… Tuy nhiên trong thời gian luật này chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể đã vướng phải không ít những khó khăn, điển hình là việc nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng lúng túng, bị động vì đối tượng chịu thuế còn chung chung và mức thuế quá cao, vấn đề thu - nộp thuế và tuyên truyền nội dung về thuế bảo vệ môi trường chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Chính vì thế, theo cái nhìn chủ quan của người viết, hệ thống pháp luật về thuế bảo vệ môi trường đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện, tuy nhiên vẫn còn gặp không ít khó khăn trong quá trình áp dụng. Từ thực tiễn này, người viết chọn đề tài “Nghiên cứu pháp luật về Thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam – thực GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện” để nghiên cứu và tìm hiểu làm luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật của mình với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống hơn, đầy đủ và toàn diện hơn những quy định của pháp luật Việt Nam về Thuế bảo vệ môi trường, bên cạnh đó đưa ra những đề xuất mới mang tính hiệu quả hơn trong việc áp dụng các chính sách này một cách hiệu quả và triệt để hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu của các nhà luật học đi trước cùng với những kiến thức được tích lũy trong gần bốn năm Đại học và các tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, người viết phân tích một cách có hệ thống các quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng các chính sách này. Để hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu có mục đích như sau: + Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận của những quy định của pháp luật Việt Nam về thuế bảo vệ môi trường một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong quá trình hoàn thiện pháp luật về quản lí và thu thuế bảo vệ môi trường, đồng thời ghi nhận những điểm tiến bộ mà Việt Nam cần học hỏi. + Thứ hai, trong nội dung trình bày, từ thực trạng của việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường ở nước ta, kết quả quản lí và thu thuế từ khi có Luật thuế bảo vệ môi trường đến nay, người viết sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá những điểm chưa phù hợp và những vấn đề bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường. + Thứ ba, đưa ra xu hướng cải cách thuế bảo vệ môi trường trong thời gian tới, các mục tiêu cần đạt được và đề xuất một số biện pháp sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường cũng như các điều kiện để qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này, đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. 3. Phạm vi nghiên cứu GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Do thời gian có hạn và kiến thức thu thập tương đối hạn chế nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam thông qua hệ thống pháp luật Việt Nam cụ thể như: Luật Thuế bảo vệ môi trường, Luật Quản lý thuế, Luật môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, để khách quan hơn người viết còn nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường của một số quốc gia trên thế giới nhằm so sánh và làm rõ hơn tình hình thực hiện nội dung pháp luật về thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Đồng thời, luận văn còn đề cập đến thực tiễn áp dụng và một số khó khăn, vướng mắc tồn tại trong việc quản lí và thu loại thuế này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài luận văn này, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp nghiên cứu trên tài liệu, sách vở; phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, phương pháp tổng hợp các thông tin thông qua các bài viết, các văn bản pháp luật có liên quan, một số sách, các công trình nghiên cứu có giá trị và tạp chí chuyên ngành. Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thuế bảo vệ môi trường, người viết đưa ra những so sánh, đối chiếu giữa lí luận và thực tiễn áp dụng để thấy được những hiệu quả tích cực đã đạt được từ việc thực hiện các quy định về quản lí thu và nộp thuế nhằm đánh giá các quy định đưa ra là phù hợp hay chưa phù hợp với thực tế. Đồng thời, thông qua đó nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và hợp lí hơn hệ thống pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. 5. Cơ cấu luận văn Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Lời nói đầu, phần nội dung và kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương:  Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam.  Chương 2: Thực trạng về vấn đề quản lí thu và nộp thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam.  Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM 1.3. Giới thiệu về Luật thuế bảo vệ môi trƣờng 1.3.1. Mục tiêu, yêu cầu của Luật thuế bảo vệ môi trường hiện hành 1.3.1.1. Mục tiêu Luật thuế môi trường ra đời đã được các đại biểu Quốc hội đề ra mục tiêu chính là khuyến khích phát triển kinh tế đi đôi với giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế một cách bền vững, đồng thời hạn chế những hành vi tiêu cực của các tổ chức và cá nhân trong quá trình sản xuất và sử dụng gây hậu quả xấu đến môi trường sinh thái. Theo các đại biểu Quốc hội, việc áp dụng Luật Thuế bảo vệ môi trường như giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết bởi lẽ nó đã góp phần tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định, điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường. Cách đây hơn một năm, ngày 01/01/2012, khi Luật Thuế Bảo vệ môi trường đã chính thức “đi vào cuộc sống” đã thực hiện một cách vượt trội mục tiêu khuyến khích phát triển kinh tế gắn với giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường, đồng thời thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong đầu tư sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm có tác động đến môi trường và mặt khác, tạo nguồn thu cho nhiều hoạt động bảo vệ môi trường khác. Bên cạnh đó, Thuế môi trường đặt ra góp phần làm con người thay đổi thái độ đối với môi trường sống, chú trọng khai thác tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả và thân thiện hơn với hệ sinh thái xung quanh. Thuế bảo vệ môi trường còn đồng thời làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ, từ đó sử dụng thuế để điều chỉnh sản xuất, tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường. Đối với người tiêu dùng khi muốn mua với giá thành hợp lí và nhà sản xuất muốn bán được nhiều sản phẩm với chi phí ít, lợi nhuận cao thì thuế bảo vệ môi trường sẽ có nhiều tác dụng khuyến khích điều chỉnh định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường. Khi đó người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc hơn khi quyết định lựa chọn những sản phẩm không thân thiện với môi trường. Ví dụ điển hình là sản phẩm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các loại thuốc bảo quản lâm sản thuộc nhóm thuốc hạn chế sử dụng. Đồng thời các nhà sản xuất cũng phải tính toán lại kế hoạch sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất sạch hơn, ít chất thải hơn, giảm được chi phí xử lí chất thải ra GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện ngoài môi trường và mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Từ đó sẽ thúc đẩy nghiên cứu tìm ra những nguồn năng lượng mới, công nghệ sản xuất mới hiệu quả hơn. Tuy nhiên, giá cả chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động đến hành vi của nền kinh tế. Thành công của thuế bảo vệ môi trường trong việc điều chỉnh hành vi kinh tế còn phụ thuộc vào từng thị trường cụ thể đối với từng đối tượng đánh thuế. Giảm ô nhiễm môi trường là mục tiêu chính của những nổ lực làm thay đổi hành vi. Đó cũng là một trong những mục tiêu được đặt ra hàng đầu nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, giảm phát thải ô nhiễm tại nguồn. Thuế là công cụ hiệu quả nhất về chi phí trong việc giảm ô nhiễm môi trường so với việc ban hành các quy định hành chính khác. Nghĩa vụ đóng thuế tạo động cơ thúc đẩy người gây ô nhiễm tìm phương pháp giảm ô nhiễm mới, đây cũng là một ưu điểm của thuế và là một trong những lí do khiến công cụ thuế cho phép giảm chi phí quản lí ô nhiễm, khuyến khích các công cuộc cách mạng bảo vệ môi trường. Ngoài ra, thuế môi trường còn hướng đến mục tiêu thúc đẩy các doanh nghiệp cải cách đổi mới công nghệ, bởi vì khi đánh thuế bảo vệ môi trường mà giá nhiên liệu tăng sẽ dẫn đến tâm lí e ngại cho nhà sản xuất khi điều đó làm giảm đáng kể nguồn thu tài chính của họ, do vậy nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới, đó cũng là nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của nhiều chu trình sản xuất mới và các sản phẩm mới. Để sản xuất ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao với chi phí xử lí nguồn chất thải hợp lí, ít hao tốn nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải dần cải tiến dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại hơn và hiệu quả hơn. Rõ ràng việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường như hiện nay đã góp phần chuyển dịch nền kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả đối với các loại năng lượng và nguồn lực cho việc tăng giá sản phẩm tự nhiên. Thuế bảo vệ môi trường còn có tác động làm thay đổi cả quy mô và cơ cấu sản xuất – tiêu dùng, đặc biệt khi có các dấu hiệu được dự báo dần dần vượt qua mức giá dự kiến trong kế hoạch dài hạn của nền công nghiệp. 1.3.1.2. Yêu cầu Điều 112 Luật bảo vệ môi trường 2005 có quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu, lâu dài đến môi trường GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện và sức khỏe con người thì phải nộp Thuế môi trường”. Như vậy, khi Luật thuế bảo vệ môi trường được ban hành, áp dụng trong thời gian qua và song song tồn tại cùng với các Luật thuế khác như: Luật quản lí thuế, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã phần nào đảm bảo yêu cầu xây dựng một hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp với các quy định của Hiến pháp, tạo tính thống nhất và đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan, thực hiện cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế. Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính; kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; phối hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống. Đây là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Do vậy, yêu cầu đặt ra của Luật thuế bảo vệ môi trường là các quy định trong Luật không quá phức tạp, phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ quản lí. Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải như vậy, ví dụ: sau gần hai tháng áp dụng thuế bảo vệ môi trường nhiều doanh nghiệp (DN) ngành sản xuất bao bì nhựa vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng lúng túng, bị động vì đối tượng chịu thuế còn chung chung và mức thuế quá cao. Qua đó, các doanh nghiệp cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội, tuy nhiên, các cơ quan chức năng cũng cần định nghĩa cụ thể về mặt hàng chịu thuế để đánh thuế chứ không thể đánh thuế chung chung và tràn lan như vậy. Ngoài yêu cầu trên, Luật Thuế bảo vệ môi trường còn đặt ra yêu cầu là phải động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường, đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm chủ yếu của Việt Nam. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Tuyên bố Stockholm năm 1972 1 được xác định là cột mốc đầu tiên cho sự gắn kết hai vấn đề tưởng chừng là hai lĩnh vực riêng biệt trong hoạch định chính sách công, nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong tuyên bố Stockholm, nguyên tắc thứ nhất đã thiết lập nền tảng mối quan hệ giữa quyền con người với bảo vệ môi trường, rằng: “Con người có các quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và điều kiện sống tối thiểu trong môi trường trong lành, bình đẳng cho phép con người có cuộc sống trong nhân phẩm và hạnh phúc”. Tiếp đó, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và phát triển bền vững năm 1992, đã đưa ra công thức liên kết giữa quyền con người và bảo vệ môi trường trong một số thuật ngữ có tính thủ tục. Nguyên tắc thứ mười tuyên bố: “Vấn đề môi trường phải được giải quyết một cách tốt nhất với sự tham gia của tất cả các cá nhân liên quan, ở cấp độ thích hợp. Cấp độ quốc gia, mỗi cá nhân sẽ được tiếp cận thông tin thích hợp liên quan đến môi trường, do các cơ quan công quyền lưu giữ, bao gồm cả thông tin về các chất và hoạt động nguy hiểm trong cộng đồng của họ, và có cơ hội được tham gia trong quá trình ban hành các quyết định. Các quốc gia cần khuyến khích, tuyên truyền và tạo điều kiện cho sự tham gia của nhân dân bằng cách phổ biến những thông tin rộng rãi. Nhân dân cần được tạo điều kiện tiếp cận có hiệu quả những văn bản luật pháp và hành chính kể cả uốn nắn và sửa chữa”.2 Như vậy, có thể thấy rằng, bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội, không chỉ những tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế của Luật thuế bảo vệ môi trường mới có thể thực hiện nghĩa vụ này mà đối với tất cả mọi chủ thể khác, với khả năng của mình, chúng ta hãy cùng chung tay đóng góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái. Hiện nay, các nước OECD đã sử dụng khá phổ biến công cụ tài chính, nhất là thuế để chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Gần đây, công cụ tài chính và cụ thể là công cụ thuế nhằm bảo vệ môi trường đã bước đầu vận dụng có kết quả ở nhiều nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapo... 1 Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển ( Declaration of the United Nations Conference on the Human Environment ) họp tại Rio de Ianeiro từ 3 đến 14-6-1992. 2 Nguyên tắc thứ 10 trong số 27 nguyên tắc cơ bản về phát triển bền vững của Thế giới được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và phát triển bền vững năm 1992. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện 1.3.2. Bố cục của Luật thuế bảo vệ môi trường Luật thuế bảo vệ môi trường gồm 4 Chương, 13 Điều, cụ thể: - Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 5). Chương này xác định phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế. - Chương II: Căn cứ tính thuế (từ Điều 6 đến Điều 8). Chương này quy định về căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế, biểu khung thuế. - Chương III: Khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế (từ Điều 9 đến Điều 11). Chương này quy định về thời điểm tính thuế, cách khai thuế - tính thuế - nộp thuế và các trường hợp được hoàn thuế. - Chương IV: Điều khoản thi hành (Điều 12 và điều 13). Chương này quy định hiệu lực thi hành, các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. 1.3.3. Các yếu tố chi phối đến sự ra đời của Luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam 1.3.3.1. Yếu tố chính trị Chính trị được coi là một trong những biện pháp quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường. Chính trị là mối quan hệ phát sinh giữa các giai cấp, các nhóm người trong xã hội nhằm thực hiện quyền lực chính trị. Các biện pháp chính trị được thực hiện nhằm xây dựng hoặc củng cố quyền lực và ảnh hưởng chính trị. Ở các nước phát triển, vấn đề môi trường được các đảng phái, tổ chức sử dụng triệt để thu hút sự ủng hộ chính trị từ quần chúng và các tổ chức xã hội. Nhiều đảng phái chính trị mang màu sắc môi trường đã xuất hiện. Đảng Xanh (Green Party) ở các nước Châu Âu là tổ chức chính trị của những người bảo vệ môi trường. Hoạt động của các đảng này ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội và càng có vị trí ngày càng vững chắc ở trong các cơ cấu quyền lực điển hình như Đức, Thụy Điển 3. Ở Việt Nam, các biện pháp chính trị được sử dụng trong bảo vệ môi trường mang sắc thái khác. Đảng cộng sản Việt Nam đưa vấn đề môi trường vào cương lĩnh, chiến lược hành động của mình nhằm tăng thêm tính chất toàn diện, đúng đắn và khả thi của 3 Xem: Giáo trình Luật môi trường, tái bản lần thứ 6, trường Đại học Luật Hà Nội,Nxb Công An Nhân Dân năm 2009, 96-2009/CXB/91-11/CAND, trang 22- trang 23. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện cương lĩnh, nâng cao vai trò lãnh đạo. Nghị quyết số 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Bằng vận động chính trị, vấn đề bảo vệ môi trường đã được thể chế hóa thành các chính sách, pháp luật. 1.3.3.2. Yếu tố kinh tế Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đang được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 do Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX thông qua, vấn đề môi trường được nhấn mạnh: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.4 Muốn xây dựng một nền kinh tế bền vững thì trước hết cần phải duy trì và cải tạo môi trường, nói cách khác yếu tố cơ bản của phát triển bền vững là quyền phát triển và sự cần thiết phải chăm sóc môi trường. Đó là hai yếu tố không thể tách rời nhau. Mối liên kết này được đề cập lần đầu tiên trong Báo cáo Brundtland. Báo cáo này nhấn mạnh: “Môi trường sinh thái và nền kinh tế ngày càng trở nên hòa quyện lẫn nhau xét cả ở cấp độ vùng, khu vực, quốc gia lẫn quốc tế”. 5 Mối liên kết này cũng được khẳng định trong nguyên tắc thứ 13 của Tuyên bố Stockholm: “Nhằm đạt được việc quản lí tài nguyên hợp lí và tiến đến cải thiện môi trường, các nước cần phải chấp nhận cách tiếp cận tổng hợp và phối hợp trong quy hoạch phát triển nhằm bảo đảm phát triển tương hợp với nhu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường vì lợi ích của nhân dân các nước”.6 Chẳng hạn, trong những nghiên cứu của Brundtland, phát triển bền vững phải thỏa mãn các yếu tố sau: “Sự xóa bỏ nghèo đói và bóc lột; sự giữ gìn và tăng cường các nguồn tài nguyên mà chỉ với chúng mới có thể đảm bảo việc xóa nghèo được liên 4 5 Xem: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, trang 162. Xem: The Challenge of Environment, UNDP, Annual Report, trang 3. 6 Xem: Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, Nxb. Chính trị quốc gia. 1995, trang 14. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện tục; phải bao gồm sự tăng trưởng cả kinh tế lẫn văn hóa xã hội; và sự thống nhất giữa môi trường sinh thái và kinh tế trong hoạch định chính sách”.7 Lấy ví dụ điển hình như ở Chính phủ Canada tiếp cận phát triển bền vững theo ba tiêu chí mang tính định mục tiêu: “Mục tiêu kinh tế là phải tạo ra được sản xuất hàng hóa và dịch vụ với nguyên tắc chi phối là hiệu quả; mục tiêu môi trường là giữ gìn và quản lí tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên với nguyên tắc chi phối là bảo vệ đa dạng sinh học và tính thống nhất của sinh thái”.8 Ở Việt Nam, quan điểm ấy được thống nhất và thể hiện cụ thể tại khoản 4 Điều 1 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 là “Phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường ”. Như vậy, để phát triển kinh tế một cách vững mạnh cần phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ, điều đó đòi hỏi một công cụ mới ra đời nhằm thực hiện mục tiêu thiết thực trên, và đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy Luật thuế bảo vệ môi trường được ban hành như hiện nay. 1.3.3.3. Yếu tố xã hội Trên thế giới hiện nay, sự thay đổi của khí hậu toàn cầu dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: rừng bị tàn phá, đặc biệt là các khu rừng nhiệt đới ở Nam Mĩ và châu Á; sự gia tăng của chất thải chứa khí CFCs ở mức độ lớn; sự gia tăng của dân số và tác động của nó tới các thành phần môi trường.9 Toàn bộ những yếu tố trên đã góp phần làm không khí nóng lên, dẫn đến những thay đổi bất thường của khí hậu. Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số và nhu cầu sản xuất tiêu dùng dẫn đến sự gia tăng chất thải. Vào những năm đầu của thập kỉ thứ 7 của thế kỉ XX, dân số nước ta có hơn 30 triệu song chỉ hơn 40 năm sau đã đạt tới 90 triệu, tăng gấp ba lần. Dân số tăng làm cho các nhu cầu của con người đối với tài nguyên thiên nhiên, đối với 7 Xem: The First Global Revolution, New York 1991. Trang 49. Xem: Giáo trình Luật môi trường, tái bản lần thứ 6, trường Đại học Luật Hà Nội,Nxb Công An Nhân Dân năm 2009, 96-2009/CXB/91-11/CAND, trang 18. 9 Xem: Giáo trình Luật môi trường, tái bản lần thứ 6, trường Đại học Luật Hà Nội,Nxb Công An Nhân Dân năm 2009, 96-2009/CXB/91-11/CAND, trang 11. 8 GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện môi trường vốn không phải là vô tận ngày càng cao đã dẫn đến sự gia tăng của các yếu tố gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Về vấn đề gia tăng chất thải nếu không được xử lí thì chỉ có thể thải vào môi trường. Thực tiễn cho thấy do thiếu công nghệ tiên tiến và các nguồn tài chính cần thiết nên một khối lượng rất lớn các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa được xử lí. Phần lớn các chất thải được đưa xuống sông, hồ đã tạo nên những hồ chết, sông chết. Sông Tô Lịch ở Hà Nội, các kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh đã ô nhiễm đến mức không có sinh vật nào sống nổi trong dòng nước của những kênh rạch mới. Nhiều khu dân cư phải sống trong tình trạng môi trường bị ô nhiễm nặng. Không khí ở các thành phố và thị trấn đã bị ô nhiễm tới mức đáng lo ngại. Tất cả những điều này đã tác động rất lớn đến sức khỏe của toàn thể cộng đồng. Một trong những biểu hiện rõ nét về vai trò bảo vệ môi trường và cần có một loại thuế đặt ra nhằm khống chế các hành vi tiêu cực chính là việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề môi trường. Trong quá trình khai thác, sản xuất, sử dụng cũng như xử lí chất thải từ các nhiên liệu, khoáng sản và nhiều loại thuốc hóa học đã làm phát sinh nhiều tranh chấp giữa nhiều tổ chức, cá nhân, hoặc giữa các cá nhân với doanh nghiệp hoặc với các cơ quan nhà nước. Ví dụ điển hình nhất chính là tranh chấp giữa Công ty bột ngọt VEDANS với các cư dân tỉnh Đồng Nai sống xung quanh địa bàn của công ty này. Sự việc này xảy ra khi pháp luật nước ta chưa ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường, có thể nhận thấy rằng hậu quả hiện hữu và tiềm ẩn mà Công ty này gây ra là không nhỏ từ sự thờ ơ và thiếu trách nhiệm từ phía VEDANS. Bởi lẽ, tất cả mọi chất thải từ quá trình sản xuất cứ vô tội vạ thải ra nguồn nước sông. Giả thiết đặt ra, nếu như trong giai đoạn này thuế bảo vệ môi trường được áp dụng thì VEDANS sẽ phải có nghĩa vụ nộp thuế bảo vệ môi trường do nhập khẩu một số nhiên liệu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định pháp luật nhằm phục vụ quá trình sản xuất. 10 Có thể nói, so với nhiều nước khác, vấn đề môi trường ở Việt Nam đang nằm trong trạng thái báo động cấp bách hơn. Bởi lẽ, cũng như nhiều nước đang phát triển, Việt Nam có xu hướng xuất khẩu khoáng sản như nhiều loại than đá để đáp ứng những nhu cầu công nghiệp hóa hoặc trả các món nợ nước ngoài. Việc khai thác tài nguyên 10 Xem Khoản 1 Điều 5 Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện và khoáng sản còn thiếu quy hoạch, khai thác không tính đến khả năng tái sinh các nguồn tài nguyên này đã dẫn đến những hủy hoại nghiêm trọng về môi trường. Thuế bảo vệ môi trường ban hành trong thời gian qua đã kịp thời hạn chế một phần nào những ảnh hưởng xấu đó, bởi lẽ, mục tiêu của việc ban hành sắc thuế này chính là thúc đẩy cải tiến công nghệ - kĩ thuật, đồng thời nguồn thu từ loại thuế trên còn được dùng vào vấn đề phục vụ các chính sách hỗ trợ cho việc khôi phục và cải tạo môi trường. 1.3.3.4. Các yếu tố khác Bên cạnh các yếu tố về chính trị, kinh tế , xã hội tác động mạnh mẽ và thúc đẩy việc ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam ra đời thì còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng như: yếu tố con người, chiến tranh, vấn đề giáo dục ý thức trong cộng đồng. “Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh mạnh hài hoà với thiên nhiên”.11 Chính vì muốn bảo vệ và tôn trọng quyền lợi của mọi người, bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống môi trường và phát triển toàn cầu, nhiều công ước, hiệp định quốc tế đã đặt vị trí và tầm quan trọng của con người lên hàng đầu, nhằm nhấn mạnh con người nếu muốn phát triển trong một môi trường lành mạnh thì cần phải ý thức hơn trong tất cả mọi hoạt động liên quan đến môi trường. Ở Việt Nam những năm gần đây, ý thức bảo vệ môi trường của phần lớn các tầng lớp trong dân cư vẫn còn thấp. Những khó khăn về đời sống kinh tế, những nhu cầu sinh hoạt trước mắt đã khiến con người không thấy được hết sự nguy hại của việc hủy hoại môi trường. Có thể nói, chỉ mãi đến những năm cuối của thập kỉ thứ 10 của thế kỉ XX thì vấn đề bảo vệ môi trường mới bắt đầu thực sự được pháp luật điều chỉnh. Tuy Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về môi trường song việc triển khai chúng chưa thực hiện triệt để. Chẳng hạn các quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước chống lại việc khai thác rừng bừa bãi hay việc hủy hoại bởi các chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp chưa được thực hiện triệt để. Các cơ quan chức năng của Nhà nước 11 Xem Nguyên tắc 1 của Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, Nxb. Chính trị quốc gia, 1995. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện cũng chưa thực sự chú ý đến vấn đề môi trường, coi đó là vấn đề thứ yếu trong các kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch hành động của mình. Mặc dù việc định hướng và kiểm soát hoạt động của con người được thực hiện chủ yếu thông qua các công cụ pháp luật và chính sách, song vai trò của dư luận xã hội, của giáo dục cộng đồng cũng cần phải được coi trọng. Đáng tiếc là những công cụ định hướng và kiểm tra mang tính xã hội rộng rãi chưa được sử dụng triệt để trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở nước ta. Hầu hết những đối tượng chịu thuế như: xăng, nhiên liệu bay, thuốc diệt cỏ, diệt mối, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng12 nếu không được sử dụng, bảo quản và xử lí hiệu quả sẽ gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các định chế pháp lí quốc tế liên quan đến môi trường thể hiện rõ tính chất toàn cầu của vấn đề môi trường. Những thập kỉ cuối của thế kỉ XX được đánh dấu bằng sự ra đời của hàng loạt các công ước quốc tế về môi trường và các tổ chức quốc tế về môi trường. Rất nhiều các văn bản pháp lí quốc tế về bảo vệ môi trường được cộng đồng quốc tế xây dựng và được các quốc gia kí kết, trong đó có những công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm. Ngay cả trong các hiệp định về thành lập khu vực mậu dịch tự do cũng có các quy định cụ thể về môi trường. Chẳng hạn, trong hiệp định về NAFTA, trong các định chế của ASEAN đều chứa đựng nhiều biện pháp bảo vệ môi trường. Để thực hiện bảo vệ môi trường toàn cầu cũng như môi trường của mỗi quốc gia, các quốc gia đã và đang xem xét kí kết để tham gia các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Việt Nam đã phê chuẩn các điều ước quốc tế khác nhau nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường, cụ thể như: Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô zôn (tham gia ngày 26/1/1994); Công ước Marpol 73/78 về ngăn chặn ô nhiễm biển do tàu gây ra (29/8/1991)… Việc tham gia các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm thể hiện chính sách mở cửa của Việt Nam trong hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề ô nhiễm toàn cầu. Các công ước mà Việt Nam tham gia kí kết cũng đã tạo ra khuôn khổ pháp lí quốc tế quan trọng cho sự hợp tác trên những lĩnh vực khác nhau giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của Việt Nam cũng như toàn cầu. 12 Xem Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường, Nxb. Chính trị Quốc gia, năm 2010. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Trong điều kiện tích lũy nội bộ nền kinh tế còn thấp, việc tham gia các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm sẽ giúp cho nước ta có thêm nguồn lực cho công tác phòng chống ô nhiễm và cải thiện môi trường. Bên cạnh đó còn góp phần làm phát sinh những nghĩa vụ mà Việt Nam phải thực thi với tư cách là thành viên của công ước. Việc triển khai thực thi các nghĩa vụ này một mặt có thể thúc đẩy hoạt động xây dựng pháp luật môi trường, xây dựng hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về môi trường… và từ đó cải thiện các hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia. Nắm được nhu cầu cấp thiết đó, việc áp dụng một sắc thuế “thuế bảo vệ môi trường” là vô cùng đúng đắn trong giai đoạn hiện nay. 1.4. Lí luận chung về Thuế bảo vệ môi trƣờng 1.4.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Thuế bảo vệ môi trường 1.4.1.1. Khái niệm Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển. Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời đã được thực hiện bằng nhiều biện pháp mạnh mẽ can thiệp vào vấn đề này. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất chính là sử dụng pháp luật để khống chế những hành vi tiêu cực đến môi trường. Sự xuất hiện và vai trò ngày càng tăng của các quy định pháp luật về môi trường kể từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường là biểu hiện rõ nét về sự cấp bách của vấn đề môi trường dẫn đến hệ quả tất yếu là phải đào tạo, giáo dục công dân những kiến thức về pháp luật môi trường. Đầu tiên cần hiểu, môi trường là gì? Môi trường theo định nghĩa thông thường “Là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”,13 là “ sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ”.14 Định nghĩa tương tự về môi trường như định nghĩa 13 14 Xem: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng 1997, trang 618. Xem: The American Heritage Dictionary, Boston, 1992, trang 616. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện của Luật bảo vệ môi trường năm 1993 có thể tìm thấy trong Chương trình hành động của Cộng đồng châu Âu về môi trường.15 Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác hại xấu đến môi trường 16. Đây là một trong những sắc thuế được xây dựng nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của nước ta đến năm 2015 với mục tiêu đánh thuế vào các đối tượng gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Trong thời gian qua, vấn đề tăng trưởng kinh tế, quá trình công nghiệp hoá và phát triển đô thị tăng nhanh đã tác động xấu đến môi trường sinh thái cũng như sự gia tăng phát thải nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt; gia tăng số lượng chất thải rắn trong sinh hoạt và trong công nghiệp; gia tăng phát thải các chất gây ô nhiễm không khí từ các quy trình sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải; ô nhiễm ngày càng gia tăng cả trên mặt đất, trong lòng đất, sông hồ và trong không khí. Trước thực trạng đáng báo động trên, thuế bảo vệ môi trường ra đời là một công cụ pháp lí nhằm làm giảm đến mức tối thiểu nhất những hậu quả xấu đối với môi trường. Cũng giống như một số sắc thuế khác như Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế tài nguyên (được áp dụng đối với các sản phẩm gây ô nhiễm như ô tô, thuốc lá, rượu, bia…), Thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ: sử dụng công nghệ sạch, khai thác tài nguyên quý hiếm…) thì Thuế bảo vệ môi trường đặt ra nhằm mục đích để các chủ thể nộp thuế phải đóng góp liên quan đến việc tác động vào môi trường thông qua hành vi của mình, góp phần phòng, chống ô nhiễm môi trường và đảm bảo phát triển bền vững. 1.4.1.2. Vai trò Trước đây, Nhà nước ta đã từng ban hành nhiều chính sách để bảo vệ môi trường như: miễn giảm thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường; tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; thực hiện các 15 Xem: The Council Regulation ( EEC ) No 1872/84 of 28 June 1984 on Action by the Community relating to Enviroment. 16 Xem: Điều 2 Luật thuế bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2010. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện chương trình Quốc gia và quốc tế về bảo vệ môi trường; bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thỏa đáng để xử lí vấn đề môi trường. Bên cạnh những chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường thì Nhà nước cũng không ngừng áp dụng biện pháp chế tài về xử phạt vi phạm về ô nhiễm môi trường.17 Tuy nhiên, nhiều chính sách ấy đặt ra vẫn chưa làm giảm đáng kể mức độ ô nhiễm môi trường như hiện nay. Điều đó đòi hỏi Nhà nước cần có thêm những công cụ hữu hiệu hơn nữa, một sắc thuế có hiệu quả hơn nữa để hoàn thành xuất sắc vai trò trên. Có thể nói, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, con người đã tạo ra không ít những hàng hóa và tiêu dùng các sản phẩm có nguy cơ trực tiếp hoặc gián tiếp gây hại đến sức khỏe của con người và ô nhiễm nặng nề đến môi trường của nhiều loại sinh vật. Nhìn chung, các loại phí bảo vệ môi trường trước đó chỉ dừng lại ở mục tiêu huy động đóng góp một phần của các đối tượng xả thải vào môi trường, có tính chất pháp lí thấp nên tác dụng chưa cao. Từ khi Luật thuế bảo vệ môi trường được áp dụng cho đến giai đoạn hiện nay đã không ngừng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, phát huy những mặt tích cực trong việc điều chỉnh hành vi xã hội đối với môi trường. Bên cạnh đó, việc thu thuế bảo vệ môi trường là nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, cơ cấu hợp lí, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. 18 Điều 112 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp Thuế môi trường”. Có thể nói, Luật thuế bảo vệ môi trường đã góp phần rất lớn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế, tạo môi trường pháp lí bình đẳng, công bằng, không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư ổn định, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. 17 Xem Chương XIV Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11, Nxb. Chính trị Quốc gia, năm 2005. 18 Xem Quyết Định số 201/2004/QĐ-TTg, ban hành ngày 06/12/2004 về phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Việc đánh thuế bảo vệ môi trường thể hiện sự định hướng và điều tiết của Nhà nước đối với việc tiêu dùng gây ô nhiễm nhằm hạn chế việc sử dụng các sản phẩm này; đồng thời tạo nguồn lực tài chính bù đắp chi phí bảo vệ môi trường. Luật Thuế bảo vệ môi trường mang ý nghĩa xã hội, góp phần cải thiện và tái tạo môi trường sinh thái, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế một cách bền vững, ổn định và lâu dài. 1.4.2. Các quy định chung về Thuế bảo vệ môi trường hiện hành 1.4.2.1. Những quy định chung về đối tượng và phạm vi áp dụng Thuế bảo vệ môi trường 1.4.2.1.1. Phạm vi áp dụng Theo quy định tại Điều 1 của Luật thuế bảo vệ môi trường 2010 (có hiệu lực ngày 01/01/2012) về phạm vi điều chỉnh như sau: “Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường.” 1.4.2.1.2. Đối tượng chịu thuế Luật thuế bảo vệ môi trường là một trong những sắc thuế được xây dựng để hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của nước ta đến năm 2015 với mục tiêu đánh thuế vào các đối tượng gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế Bảo vệ môi trường và Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ được hướng dẫn cụ thể như sau:  Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:  Xăng, trừ etanol;  Nhiên liệu bay;  Dầu diezel;  Dầu hỏa;  Dầu mazut;  Dầu nhờn;  Mỡ nhờn. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Xăng, dầu, mỡ nhờn quy định tại khoản này là các loại xăng, dầu, mỡ nhờn (sau đây gọi chung là xăng dầu) gốc hoá thạch xuất bán tại Việt Nam, không bao gồm chế phẩm sinh học (như etanol, dầu thực phẩm, mỡ động vật...). Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng dầu gốc hoá thạch thì chỉ tính thu thuế bảo vệ môi trường đối với phần xăng dầu gốc hoá thạch.  Than đá bao gồm:  Than nâu;  Than an-tra-xít (antraxit);  Than mỡ;  Than đá khác.  Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là nhóm chất gây suy giảm tầng ô dôn dùng làm môi chất lạnh sử dụng trong thiết bị làm lạnh và trong công nghiệp bán dẫn, được sản xuất trong nước, nhập khẩu riêng hoặc chứa trong các thiết bị điện lạnh nhập khẩu.19  Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hoá và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 20 Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...)hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách Xem Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường. 20 Xem Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường. 19 GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện nhiệm về việc kê khai của mình. 21 Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa lớp, trong đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác (PA, PP,..) là 30%. Như vậy, số thuế bảo vệ môi trường của doanh nghiệp A phải nộp đối với 100 kg túi ni lông đa lớp là: 100 kg x 70% x 40.000 đồng/kg = 2.800.000 đồng.    Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.  Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng. Chi tiết các loại thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng được xác định theo quy định tại Nghị quyết số 1269/2011/NQ-UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường. Trên thực tế có rất nhiều sản phẩm khi sử dụng, thải bỏ đều gây ô nhiễm môi trường, nhưng mức độ gây ô nhiễm ở mức khác nhau. Tuy nhiên, để đưa một sản phẩm vào đối tượng chịu thuế phải tính đến rất nhiều yếu tố như: Tác động của thuế đối với sản xuất, đối với cạnh tranh, đối với thu nhập của người tiêu dùng, mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm, năng lực quản lý thu. Những đối tượng chịu thuế này là các sản phẩm có tính chất gây ô nhiễm cao, tác động lớn đến môi trường, mang tính thời sự, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay và thông lệ quốc tế. 1.4.2.1.3. Đối tượng không chịu thuế  Hàng hoá không quy định tại Điều 3 Luật thuế Bảo vệ môi trường và hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP, Điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC thuộc đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường. 21 Xem Điều 3 Thông tư số 159/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính : Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152/2011/TTBTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện  Hàng hoá quy định tại Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường và hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP, Điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC không chịu thuế trong các trường hợp sau: Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam (quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu biên giới, gồm cả trường hợp đã đưa vào kho ngoại quan) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Hàng hoá quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài uỷ quyền theo quy định của pháp luật. Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài do cơ sở sản xuất (bao gồm cả gia công) trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu. Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu 40 kg túi ni lông về để gia công thêm một số chi tiết như in nhãn hoặc gia công thêm để thành sản phẩm khác so với túi ni lông ban đầu nhập khẩu, sau đó xuất khẩu thì Doanh nghiệp A không phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với 40 kg túi ni lông nêu trên khi nhập khẩu. Hoặc trường hợp Doanh nghiệp B nhập khẩu 100 kg thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng làm nguyên liệu, vật tư để sử dụng trong quá trình gia công hàng hoá xuất khẩu thì doanh nghiệp B không phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với 100 kg thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng nêu trên khi nhập khẩu. Căn cứ vào hồ sơ hải quan của hàng hoá, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan xác định hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường quy định tại khoản này. 1.4.2.1.4. Người nộp thuế Điều 5 Luật Thuế bảo vệ môi trường và Điều 3 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường quy định:  Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Luật thuế.  Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau: Người nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá là người nộp thuế bảo vệ môi trường, không phân biệt hình thức nhận uỷ thác nhập khẩu và xuất giao trả hàng cho người uỷ thác hay nhận uỷ thác nhập khẩu. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất, nhận gia công đồng thời nhận uỷ thác bán hàng hoá vào thị trường Việt Nam là người nộp thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận gia công nhưng không nhận uỷ thác bán hàng thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao gia công là người nộp thuế bảo vệ môi trường khi xuất, bán hàng hoá tại Việt Nam. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế. 1.4.2.2. Cách tính Thuế bảo vệ môi trường 1.4.2.2.1. Căn cứ tính thuế  Điều 6 Luật Thuế bảo vệ môi trường quy định: “Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hoá tính thuế và mức thuế tuyệt đối’’ .  Số lượng hàng hoá tính thuế được quy định như sau: - Đối với hàng hoá sản xuất trong nước, số lượng hàng hoá tính thuế là số lượng hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo; - Đối với hàng hoá nhập khẩu, số lượng hàng hoá tính thuế là số lượng hàng hoá nhập khẩu. - Đối với trường hợp số lượng hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường xuất, bán và nhập khẩu tính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức thuế GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Bảo vệ môi trường do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành thì phải qui đổi ra đơn vị đo lường quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường để tính thuế. 22  Điểm 1.3 Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 xác định: - Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng. Cách xác định như sau: Số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch tính thuế Số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản = xuất bán ra, tiêu dùng, trao đổi, tặng cho Tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá x thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp - Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật chế biến nhiên liệu hỗn hợp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (kể cả trường hợp có thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp), người nộp thuế tự tính toán, kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch; đồng thời có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn có gốc hoá thạch chứa trong nhiên liệu hỗn hợp và nộp cùng với tờ khai thuế của tháng tiếp theo tháng bắt đầu có bán (hoặc có thay đổi tỷ lệ) nhiên liệu hỗn hợp. Như vậy, có thể nói số lượng hàng hóa tính thuế được quy định cụ thể đối với từng loại hình hàng hóa ( hàng hóa sản xuất trong nước, hàng nhập khẩu ) để phù hợp với đặc thù sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi và hạn chế việc phát sinh chi phí trong quản lí thu thuế môi trường.  Mức thuế tuyệt đối để tính thuế được quy định theo Biểu khung thuế do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành. Thuế bảo vệ môi trường được quy định theo thuế 22 Xem Điểm 1.2, Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện tuyệt đối để đơn giản, minh bạch trong thực hiện, đảm bảo ổn định số thu ngân sách Nhà nước (số thu ổn định không phụ thuộc vào sự biến động của giá hàng hóa). 1.4.2.2.2. Phương pháp tính thuế Điều 7 Luật thuế bảo vệ môi trường xác định phương pháp tính thuế như sau: Thuế bảo vệ môi trường nộp phải Số lượng đơn = vị hàng hoá tính thuế Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị x hàng hoá 1.4.2.2.3. Biểu khung thuế Khoản 1 Điều 8 Luật Thuế bảo vệ môi trường xác định mức thuế tuyệt đối để tính thuế được quy định theo Biểu khung thuế: Số thứ Hàng hoá tự I Xăng, dầu, mỡ nhờn 1 2 3 4 5 6 7 II 1 2 3 4 III Xăng, trừ etanol Nhiên liệu bay Dầu diezel Dầu hỏa Dầu mazut Dầu nhờn Mỡ nhờn Than đá Than nâu Than an-tra-xít (antraxit) Than mỡ Than đá khác Dung dịch Hydro-chloro-fluorocarbon (HCFC) Túi ni lông thuộc diện chịu thuế Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại IV V VI VII GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu Mức thuế Đơn vị (đồng/1 đơn tính hàng hoá) lít lít lít lít lít lít kg 1.000-4.000 1.000-3.000 500-2.000 300-2.000 300-2.000 300-2.000 300-2.000 tấn tấn tấn tấn kg 10.000-30.000 20.000-50.000 10.000-30.000 10.000-30.000 1.000-5.000 kg kg 30.000-50.000 500-2.000 kg 1.000-3.000 kg 1.000-3.000 vị SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện VIII hạn chế sử dụng Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000 + Mức thuế đối với xăng dầu: từ khi xăng dầu thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường thì không còn thuộc đối tượng chịu phí xăng dầu. Vì vậy, mức thuế tối thiểu hiện hành được quy định bằng với mức phí xăng dầu trước đó nhằm không gây tác động lớn đến sản xuất lẫn tâm lý của người tiêu dùng. + Đối với than: Mức thuế tối thiểu theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường hiện hành là 10.000 đồng/tấn, trong khi mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trước đây là 6.000 đồng/tấn (tăng lên 4.000đồng/tấn). Mức thuế tối đa theo pháp luật hiện hành là 50.000 đồng/tấn (đối với hàng hóa là than antraxit), 30.000 đồng/tấn đối với hàng hóa gồm than nâu, than mỡ và các loại than đá khác. Bởi lẽ, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng về khoáng sản khoảng 60 loại, trong đó khai thác than chiếm trữ lượng rất lớn. Đóng góp của ngành công nghiệp khai khoáng này khoảng 10-11% GDP cả nước (25% Ngân sách Nhà nước). Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó ngành khai khoáng cũng đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, thiếu bền vững. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương, nhất là đối với khai thác. Nhiều tổ chức, cơ sở sản xuất chưa đầu tư công nghệ cao vào khai thác, đặc biệt là chế biến sâu dẫn đến khoáng sản bị thất thoát rất lớn. Vấn đề này cũng được khẳng định trong Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường năm 2012. Cụ thể, qua khảo sát thực tế của Đoàn giám sát, việc chế biến khoáng sản chưa được quan tâm đúng mức, chế biến với công nghệ đơn giản, không có giá trị cao về mặt kinh tế. Mặt khác, quy trình và thủ tục cấp phép khai thác ở các địa phương còn lỏng lẻo. Nhiều giấy phép cấp không đúng đối tượng, một số đơn vị có tiềm năng khai thác, chế biến khoáng sản thì không được cấp giấy phép, còn nhiều tổ chức, cá nhân không hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, không có nhân lực và trang thiết bị thì lại được cấp giấy phép. + Đối với túi nhựa xốp (hay còn gọi là túi ni lông thuộc diện chịu thuế) là loại hàng hóa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do đây là loại hàng hóa khó phân hủy GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện trong môi trường. Để tác động mạnh đến hành vi của người tiêu dùng và hạn chế việc sử dụng, Chính phủ đã quy định mức thu là 30.000-50.000 đồng/kg. + Đối với nhóm thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng, mức thuế được quy định như sau: - Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng: mức thuế là 500-2.000 đồng/kg. - Đối với 3 nhóm thuốc còn lại gồm: thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng đều có chung mức thuế là 1.000-3.000 đồng/kg Khoản 2 còn quy định:  Căn cứ vào Biểu khung thuế quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thuế cụ thể đối với từng loại hàng hóa chịu thuế bảo đảm các nguyên tắc sau: - Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kì; - Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa. 1.4.2.3. Khai thuế, thời điểm tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường 1.4.2.3.1. Khai thuế, tính thuế, nộp thuế  Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2011/TT-CP ngày 11 tháng 11 năm 2011 quy định về việc khai thế, nộp thuế như sau:  Việc khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế cụ thể như sau:  Về hồ sơ khai thuế: Hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường là tờ khai theo mẫu số 01/TBVMT và các tài liệu liên quan đến việc khai thuế, tính thuế. - Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất khẩu thì hồ sơ hải quan của hàng hoá được sử dụng làm hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường. - Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá tự chịu trách nhiệm về việc kê khai thuế bảo vệ môi trường. Khi đó việc khai thuế phải được tiến hành một cách GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.23  Trường hợp phát hiện khai sai, gian lận, trốn thuế thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.  Về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: + Đối với hàng hoá sản xuất trong nước (trừ than đá tiêu thụ nội địa của Tập đoàn công nghiệp than-Khoáng sản Việt Nam và sản xuất kinh doanh xăng dầu), người nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính thì nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường. + Đối với hàng hoá nhập khẩu (trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu để bán), người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan.  Khai thuế bảo vệ môi trường: + Đối với hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp trong tháng không phát sinh thuế bảo vệ môi trường phải nộp thì người nộp thuế vẫn kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để theo dõi. + Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu uỷ thác thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường thì người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo từng lần phát sinh (trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu để bán). Thời hạn nộp thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp này là thời hạn nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. 23 Xem Khoản 2 Điều 7 Luật Quản lí thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, quy định về quản lý thuế. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện  Điều 7 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 quy định về kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau : + Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nhập khẩu túi nilông và nhập khẩu thiết bị điện lạnh có chứa HCFC căn cứ tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá sản xuất, nhập khẩu và các tài liệu hồ sơ liên quan để kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định. + Đối với xăng dầu: Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị giá tăng, cụ thể: - Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu (gọi chung là các đơn vị đầu mối) thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi các đơn vị đầu mối đóng trụ sở chính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị này trực tiếp xuất, bán bao gồm xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hoá khác, xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài hệ thống của đơn vị đầu mối (kể cả các doanh nghiệp mà đơn vị đầu mối có cổ phần từ 50% trở xuống); trừ lượng xăng dầu xuất bán và nhập khẩu uỷ thác cho công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối khác. - Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc đơn vị đầu mối; các Chi nhánh trực thuộc đơn vị đầu mối; các Công ty cổ phần do đơn vị đầu mối nắm cổ phần chi phối (trên 50% cổ phần) hoặc các Chi nhánh trực thuộc các đơn vị thành viên, các Chi nhánh trực thuộc các Công ty cổ phần nêu trên (gọi chung là các đơn vị thành viên) thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi các đơn vị thành viên đóng trụ sở chính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị thành viên xuất, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài hệ thống. - Tổ chức khác trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu thực hiện kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng khi xuất, bán xăng dầu. - Đối với các trường hợp xăng dầu dùng làm nguyên liệu pha chế xăng sinh học mà chưa kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường thì khi xuất bán xăng sinh học, đơn vị bán xăng sinh học phải kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định. - Trường hợp xăng, dầu, mỡ nhờn nhập khẩu về sử dụng cho mục đích khác không phải để bán; dầu nhờn, mỡ nhờn được đóng gói riêng khi nhập khẩu kèm GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện với vật tư, phụ tùng cho máy bay hoặc kèm với máy móc, thiết bị thì người nộp thuế kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan hải quan. - Xăng dầu được xuất, bán ra theo sản lượng ghi trên hoá đơn, chứng từ xuất, bán thì người nộp thuế phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường theo sản lượng ghi trên hoá đơn, chứng từ xuất, bán đó. + Đối với than khai thác và tiêu thụ nội địa: o Đối với than do Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) quản lý và giao cho các đơn vị thành viên khai thác, chế biến và tiêu thụ việc kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện như sau:  Hàng tháng các Công ty làm đầu mối tiêu thụ than của Vinacomin thực hiện phân bổ số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi có than khai thác tương ứng với sản lượng than thu mua của các Công ty sản xuất khai thác than tại địa phương và lập Biểu tính thuế bảo vệ môi trường theo mẫu phụ lục số 02/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư này. Số thuế bảo vệ môi trường phân bổ cho các địa phương nơi khai thác than được xác định căn cứ trên tỷ lệ phần trăm (%) than tiêu thụ nội địa trong tổng số than bán ra và số lượng than khai thác tại địa phương bán cho công ty đầu mối tiêu thụ than của Vinacomin, được xác định theo công thức sau: Tỷ lệ (%) Sản lượng than tiêu thụ nội địa trong Sản lượng than tiêu thụ nội địa trong kỳ = kỳ Tổng số than tiêu thụ trong kỳ GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho địa phương có than thác Tỷ lệ (%) than = x tiêu thụ nội địa trong kì Sản lượng than mua của các đơn vị tại địa phương nơi có than khai thác trong kỳ Mức thuế tuyệt đối x trên 1 tấn than tiêu thụ khai trong kỳ  Công ty đầu mối tiêu thụ than kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường cho toàn bộ số thuế bảo vệ môi trường phát sinh đối với than khai thác và tiêu thụ nội địa theo mẫu tờ khai số 01/TBVMT và phụ lục số 02/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư này với cơ quan thuế quản lý trực tiếp công ty đầu mối, đồng thời gửi 1 bản phụ lục số 02/TBVMT cho cơ quan thuế quản lý công ty khai thác.  Căn cứ số thuế bảo vệ môi trường được tính nộp cho từng địa phương trên phụ lục số 02/TBVMT trong kỳ tính thuế, công ty đầu mối tiêu thụ than lập chứng từ nộp thuế bảo vệ môi trường cho địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có phát sinh số thuế phải nộp) và các địa phương nơi có than khai thác. Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi công ty đầu mối đăng ký khai thuế và cơ quan thuế địa phương nơi có công ty khai thác than. Kho bạc Nhà nước nơi Công ty đầu mối tiêu thụ than đóng trụ sở chính chuyển tiền và chứng từ thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước liên quan để hạch toán thu ngân sách nhà nước phần thuế của công ty khai thác than. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện o Các cơ sở sản xuất, kinh doanh than khác (gồm cả trường hợp tiêu dùng nội bộ) thực hiện kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường tại cơ quan thuế địa phương nơi khai thác. o Trường hợp người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ lẻ thì thực hiện kê khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế.  Đối với than nhập khẩu: người nộp thuế kê khai theo quy định tại tiết b điểm 1.3 khoản 1 điều này????. Trường hợp nhập khẩu than nguyên khai có hàm lượng than antraxít thì người nộp thuế phải kê khai riêng lượng than antraxit nhập khẩu để nộp thuế bảo vệ môi trường theo mức quy định đối với than antraxit. Nếu khối lượng thực tế than antraxit nhập khẩu khác với đã kê khai khi nhập khẩu thì người nộp thuế phải kê khai bổ sung, điều chỉnh.  Thuế bảo vệ môi trường chỉ phải nộp một lần đối với hàng hoá sản xuất hoặc nhập khẩu. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu đã nộp thuế bảo vệ môi trường nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì không phải nộp thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu. Đối với các tổ chức, cá nhân mua hàng hoá đã được nộp thuế bảo vệ môi trường về để sản xuất, kinh doanh thì thuế bảo vệ môi truờng của hàng mua được hạch toán vào giá vốn hàng hoá hoặc giá thành sản phẩm sản xuất. Đối với các tổ chức, cá nhân bán hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá đã bao gồm thuế bảo vệ môi trường.  Luật thuế bảo vệ môi trường hiện hành còn quy định một số trường hợp sau: - Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.24 - Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế và nộp thuế nhập khẩu. 25 - Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hoá sản xuất hoặc nhập khẩu. 26 24 Xem Khoản 1 Điều 10 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010, Nxb. Chính trị Quốc gia. 25 Xem Khoản 2 Điều 10 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010, Nxb. Chính trị Quốc gia. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện 1.4.2.3.2. Thời điểm tính thuế  Đối với hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá.  Đối với hàng hoá sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hoá vào sử dụng.  Đối với hàng hoá nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.  Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra. 1.4.2.3.3. Hoàn thuế Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong một số trường hợp được quy định tại Điều 8 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường như sau: - Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài. - Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật. - Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu. - Hàng nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu (kể cả trường hợp trả lại hàng) ra nước ngoài được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp đối với số hàng tái xuất ra nước ngoài. 26 Xem Khoản 3 Điều 10 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010, Nxb. Chính trị Quốc gia. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện - Hàng tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm được hoàn lại số thuế bảo vệ môi truờng đã nộp tương ứng với số hàng hoá khi tái xuất khẩu ra nước ngoài. - Việc hoàn thuế bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều này chỉ thực hiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu. Thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế bảo vệ môi trường đối với hàng xuất khẩu được thực hiện theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Túi nilon trong tỷ lệ hao hụt không được hoàn thuế bảo vệ môi trường, đó là một trong những nội dung hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc nếu doanh nghiệp nhập khẩu túi nilon từ ngày 1-1-2012 đến hết 14-11-2012 để đóng gói sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói sẽ được hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường đối với toàn bộ số túi nilon đó, không phân biệt sản phẩm đã xuất khẩu hay chưa. Bộ Tài chính lưu ý, trong số túi nilon nêu trên, lượng túi nilon nằm trong tỷ lệ hao hụt đã đăng ký định mức với cơ quan Hải quan như bị rách, thủng, nhàu nát trong quá trình sản xuất không thuộc đối tượng được hoàn thuế bảo vệ môi trường. Hồ sơ hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường phải đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 30/2013/TT - BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông làm bao bì đóng gói sẵn hàng hóa theo Nghị quyết 02/NQ - CP của Chính phủ. Đối với số bao bì (túi nilon) doanh nghiệp đã có văn bản cam kết nhập khẩu để đóng gói sản phẩm nhưng không sử dụng để đóng gói sản phẩm mà dùng trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THU VÀ NỘP THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM 2.1. Sơ lƣợc quá trình xây dựng và phát triển những quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trƣờng 2.1.1. Pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề môi trường trước ngày 01/01/2012 Những sự kiện chính trong quá trình phát triển của Luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam bao gồm: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành đã đưa việc bảo vệ môi trường thành điều khoản riêng biệt. Đây là văn bản luật đầu tiên có đề cập vấn đề môi trường. Tiếp đó, các văn bản luật khác như Bộ luật hàng hải năm 1990, Luật đất đai năm 1993, Luật dầu khí năm 1993, Luật môi trường năm 2005…Hiến pháp năm 1992 đã đưa việc bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ hiến định. Đây là một trong những sự kiện hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Luật thuế bảo vệ môi trường. Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất. Các quy định trong Hiến pháp là nền tảng của các văn bản pháp luật khác. Điều 17, 29 Hiến pháp năm 1992 là cơ sở hiến định cho việc đưa nghĩa vụ bảo vệ môi trường vào trong các lĩnh vực cụ thể khác của đời sống kinh tế. Cụ thể như sau, Điều 17 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”. Như vậy, môi trường sinh thái xung quanh con người, do con người sở hữu, sử dụng nguồn lợi từ nó thì phải có nghĩa vụ bảo vệ, khắc phục những hậu quả xấu và cải tạo môi trường một cách tối ưu nhất. Điều 29 một lần nữa khẳng định: “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Bước phát triển nổi bật nhất của luật môi trường là việc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993. Với việc ban hành đạo luật riêng về môi trường, Nhà nước Việt Nam đã khẳng định một lần nữa sự quan tâm của mình đối với việc bảo vệ môi trường, điều kiện quan trọng của quá trình phát triển bền vững. Cũng tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII đã xác định bảo vệ môi trường là bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2000. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá vị trí của bảo vệ môi trường phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặt khác nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thể chế hóa việc bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng các chính sách kinh tế, xã hội cụ thể và trong việc ban hành văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường đã tạo nhiều thuận lợi cho hệ thống pháp luật về môi trường nước ta phát triển và hoàn thiện. Tuy nhiên, với hiện trạng môi trường tiếp tục xuống cấp là những thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam trong thời gian tới. Theo tính toán của các chuyên gia nước ngoài nếu tỉ trọng GDP tăng gấp đôi và không kịp thời có các giải pháp giảm dần tình trạng phát thải chất độc hại thì nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể tăng gấp 3 đến 5 lần. Các giải pháp tài chính để ngăn ngừa ô nhiễm và khôi phục hậu quả môi trường bao gồm chính sách chi ngân sách cho đầu tư khôi phục môi trường, khắc phục hậu quả môi trường; chính sách thu phí, thuế, nhằm huy động thêm nguồn lực hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường.  Liên quan đến chính sách thu cũng phân chia làm hai loại:  Thu từ chủ thể xả thải chất thải gây ô nhiễm môi trường để bồi hoàn một phần chi phí khắc phục hậu quả môi trường do chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt thải ra dưới hình thức các khoản phí.  Thu nhằm hạn chế sản xuất sản phẩm gây ô nhiễm khi sử dụng hoặc hạn chế tiêu dùng các sản phẩm loại này thông qua cơ chế thuế.  Liên quan đến các giải pháp về thu ngân sách, đến nay Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định quy định các khoản phí bảo vệ môi trường như phí bảo vệ môi trường GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện đối với nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và quy định một số ưu đãi về thuế đối với nhà đầu tư vào các dự án trực tiếp xử lý vấn đề về môi trường như: Thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp. Đặc biệt, chúng ta đã có một sắc thuế thu vào sản phẩm hàng hoá gây ô nhiễm khi sử dụng để hạn chế sản xuất hoặc tiêu dùng. ▄ Về các chính sách phí: Phí môi trường là khoản thu từ Ngân sách Nhà nước dành cho hoạt động bảo vệ môi trường, tính trên lượng phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục tác động tiêu cực do chất ô nhiễm gây ra với môi trường. Các chính sách phí hiện hành đang áp dụng vào các nguồn gây ô nhiễm, đánh vào các chất gây ô nhiễm thải ra môi trường nước, đất, không khí nhằm mục đích thúc đẩy các đối tượng gây ô nhiễm phải giảm thiểu khối lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và đóng góp một phần tài chính vào việc xử lý ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra. Hiện nay, có 4 khoản phí bảo vệ môi trường đang được thực hiện như sau:  Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: Được thực hiện từ năm 2003 với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải gây nên, sử dụng nguồn nước sạch một cách tiết kiệm và hiệu quả.  Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản mới được thực hiện từ năm 2006, thu vào các hoạt động khai thác khoáng sản gồm khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại. Số thu từ phí bảo vệ môi trường được dùng cho mục đích hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường.  Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn: Được thực hiện từ năm 2007, phí thu đối với chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác. Ngoài phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, hiện nay còn đang áp dụng thu “phí vệ sinh” là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa phương. ▄ Về chính sách thuế:  Thuế tiêu thụ đặc biệt: GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành quy định ưu đãi thuế đối với loại sản phẩm ít gây hại đến môi trường như xe ô tô chạy bằng năng lượng điện, năng lượng mặt trời áp dụng thuế suất chỉ bằng 50% và 70% mức thuế suất của xe ô tô cùng chủng loại nhưng chạy bằng xăng. Qui định ưu đãi này nhằm hạn chế việc đầu tư, sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường.  Thuế thu nhập doanh nghiệp: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành qui định ưu đãi thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động dự án đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường27; miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực môi trường.28  Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Quy định ưu đãi miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.29 2.1.2. Những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề môi trường khi Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực đến nay Bảo vệ môi trường luôn được xác định là một chủ trương, chính sách lớn, nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều 29 Hiến pháp năm 1992 qui định “Các cơ quan Nhà nước, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, các đoàn thể xã hội và tất cả các cá nhân phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về việc sử dụng hợp lý các tài sản thiên nhiên và bảo vệ môi trường”. Luật thuế bảo vệ môi trường là một trong những sắc thuế được xây dựng để hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của nước ta với mục tiêu đánh thuế vào các đối tượng khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường với mục đích bảo vệ môi trường sinh thái, 27 28 29 Xem Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp. Xem Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp. Xem Phụ lục danh mục lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện nhằm góp phần thay đổi nhận thức của con người đối với môi trường, tạo thêm nguồn lực để khôi phục môi trường sinh thái. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 qui định: “Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước…” (Điều 4); “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp Thuế môi trường” (Điều 112); “Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường” (Điều 113). Sự khác biệt giữa thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường: Thuế bảo vệ môi trường mang tính chủ quan, thể hiện ý chí của Nhà nước áp đặt một mức thu cố định trên một đơn vị sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm mà người tiêu dùng phải trả khi sử dụng sản phẩm đó nhằm hạn chế việc sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm. Trong khi, phí bảo vệ môi trường là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ xử lý ô nhiễm môi trường gây ra bởi các chất thải, thải ra trong quá trình sản xuất của tổ chức, cá nhân đó, nhằm bảo đảm bù đắp chi phí xử lý. Thuế bảo vệ môi trường thu vào các sản phẩm mà khi sử dụng sẽ gây ô nhiễm môi trường. Người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người sản xuất, nhập khẩu là người nộp thay. Mức thuế môi trường có tính ổn định cao. Trong khi đó, phí bảo vệ môi trường thu vào hành vi xả chất thải ra môi trường (thu vào chủ thể xả chất thải gây ô nhiễm môi trường từ quá trình sản xuất). Người chịu phí và người nộp phí bảo vệ môi trường là người xả thải ra môi trường (cùng một chủ thể). Mức phí bảo vệ môi trường được xác định theo nguyên tắc bù đắp chi phí xử lý ô nhiễm môi trường nên không có tính ổn định cao. Từ những khác biệt nêu trên, việc đưa các sản phẩm, hàng hoá vào đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo các nguyên tắc: Thứ nhất, phải là những hàng hoá được sản xuất, nhập khẩu mà khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Thứ hai, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia và với thông lệ quốc tế. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Thứ ba, đây là loại thuế được đưa vào áp dụng chưa lâu và khá phức tạp, do đó cần bảo đảm tính khả thi, xác định rõ loại hàng hoá để quản lý thu thuế được hiệu quả; phải tính đến sự hài hoà với phát triển kinh tế, không tác động đến năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu. Trên thực tế, có nhiều hàng hóa mà khi sử dụng gây ô nhiễm với các mức độ tác động khác nhau đến môi trường. Do đó sẽ có rất nhiều loại hàng hoá có thể phải đưa vào diện chịu thuế môi trường. Trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại chưa nên đưa tất cả các hàng hóa gây ô nhiễm vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường mà chỉ nên chọn lựa một số hàng hóa gây ô nhiễm đáp ứng các nguyên tắc nêu trên. Các nước trên thế giới chỉ thu thuế môi trường với một số ít sản phẩm như Châu Âu thu thuế môi trường đối với xăng, dầu diesel, than, điện. Mỹ thu thuế đối với xăng, dầu diesel, nhiên liệu...  Từ những phân tích trên, Luật thuế bảo vệ môi trường quy định 08 nhóm hàng hoá vào diện chịu thuế bảo vệ môi trƣờng trong đó đáng chú ý tới 5 nhóm sau:  Nhóm 1: Xăng dầu (Xăng các loại, nhiên liệu bay, diesel, dầu hoả, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn) Đây là các sản phẩm có chứa một số chất hoá học như chì, lưu huỳnh, ngay cả khi chưa sử dụng các chất chứa trong các loại xăng dầu đã phát thải ra môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Xăng dầu có phạm vi sử dụng rộng rãi, với lượng lớn đến 15 triệu tấn/năm, nên nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng diễn ra trên diện rộng. Việc đưa các sản phẩm xăng dầu vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu. Các nước trong Liên minh Châu Âu đang đánh thuế đối với nhiên liệu: Xăng 0,42 Euro/lít, dầu Diesel 0,30 Euro/lít; Singapore: 0,4 đôla Singapo/lít xăng; Nhật Bản: 32,1 Yên Nhật/lít xăng. Theo ý kiến chủ quan của người viết, thiết nghĩ, xăng dầu (bao gồm xăng các loại, nhiên liệu bay, diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn) thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, vì đây là các sản phẩm có chứa một số chất hóa học như GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện chì, lưu huỳnh... ngay cả khi chưa sử dụng, các chất chứa trong các loại xăng dầu đã phát thải ra môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Tuy nhiên, khách quan cho thấy, xăng dầu vừa phải chịu cùng lúc thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa phải chịu thêm thuế bảo vệ môi trường nên đã tạo không ít áp lực nặng nề lên chỉ số giá tiêu dùng. Hơn nữa, xăng dầu lại là nguồn nhiên liệu được sử dụng vô cùng phổ biến và cần thiết để phục vụ cho đời sống và sản xuất hằng ngày, đồng thời là mặt hàng hết sức nhạy cảm bởi lẽ tâm lí người tiêu dùng rất dễ ảnh hưởng khi mặt hàng này có nhiều biến động như tăng giá đột ngột trên thị trường. Điều đó dẫn đến nhiều tiêu cực xảy ra khi một số doanh nghiệp có hành vi gian lận trong việc tiến hành các giao dịch mua bán với khách hàng. Mặt khác, mức thuế suất đối với xăng dầu như quy định hiện nay dù không còn áp dụng phí xăng dầu nhưng vẫn khá cao (xăng: 4000 đồng/lít; dầu: 2000 đồng/lít), trong khi than cũng là loại nhiên liệu thải khí CO2 rất nhiều mà thuế suất chỉ bằng 1% giá bán, xăng dầu lại phải chịu thuế tới 25% giá bán. Thuế suất cao dẫn đến giá bán sẽ tăng, kéo theo tăng giá của nhiều hàng hóa, dịch vụ có sử dụng xăng dầu. Vì vậy, người viết cho rằng để tránh gây tác động tiêu cực đến đời sống, giá thành sản phẩm, kiềm chế lạm phát, duy trì cân đối kinh tế vĩ mô, cần giảm mức thuế suất hiện hành đối với xăng dầu hoặc là không đưa xăng dầu vào đối tượng phải chịu thuế bảo vệ môi trường.  Nhóm 2: Than đá Khi than được sử dụng cho mục đích đốt cháy sẽ thải ra môi trường các loại khí như CO2, SO2 đều là các khí gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Phạm vi sử dụng than cũng rộng khắp và với khối lượng gần 30 triệu tấn/năm. Việc đưa than vào đối tượng chịu thuế cũng nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; giảm sự phụ thuộc vào năng lượng có nguồn gốc hoá thạch, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Nhiều nước như Trung Quốc thu từ 8 đến 37 Nhân dân Tệ/tấn tùy theo hàm lượng lưu huỳnh trong than; Philipine thu ở mức 10 Pê sô/1 tấn.  Nhóm 3: Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) Chất HCFC được sử dụng trong một số lĩnh vực công nghiệp như: làm lạnh, điều hoà không khí… Sự phát thải chất HCFC vào khí quyển, làm ô nhiễm bầu không khí, là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ôzôn và gây hiệu ứng nhà kính. Nước ta đã tham gia ký kết Nghị định thư Montreal về hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện tầng ôzôn. Theo đó, các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) sẽ phải loại trừ hoàn toàn việc sử dụng HCFC vào năm 2030. Mức tăng trưởng của ngành công nghiệp làm lạnh và điều hoà không khí với lượng tiêu thụ các chất HCFC tăng nhanh liên tục sẽ đặt ra nhiều thách thức cho tiến trình loại trừ HCFC ở nước ta. Việc đưa chất HCFC vào đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường sẽ góp phần vào việc thực hiện cam kết Nghị định thư Montreal ở Việt nam, khuyến khích doanh nghiệp giảm dần sử dụng HCFC bằng việc chuyển đổi công nghệ sản xuất. Bộ Công Thương cấp hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC theo nghĩa vụ loại trừ dần của Việt Nam. Hạn ngạch nhập khẩu từng năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 cho từng nhóm chất HCFC như sau: Đơn vị tính: tấn Chất/Năm 2012 2013 2014 2015 HCFC 141b 500 300 150 0 3.700 3.600 3.600 Các chất HCFC 3.700 3.400 2016 0 2017 0 2018 0 3.600 3.600 2019 0 3.600 khác Như vậy, hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC theo quy định cho từng năm từ năm 2016 đến năm 2019 sẽ được cắt giảm tương ứng đối với các chất mà các thương nhân sử dụng các chất đó hoàn thành quá trình chuyển đổi sản xuất sang các chất thay thế do Quỹ đa phương thi hành Nghị định thư cung cấp tài chính, công nghệ cho quá trình chuyển đổi. Trước ngày 31 tháng 11 hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi thông báo bằng văn bản tới Bộ Công Thương về lượng các chất HCFC đã được loại trừ thực tế ở Việt Nam. Trước ngày 31 tháng 01 của năm kế tiếp, Bộ Công Thương công bố lượng cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC trên cơ sở thông báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường.  Nhóm 4: Túi ni lông thuộc diện chịu thuế Túi nhựa xốp phải trải qua thời gian rất lâu để phân hủy, có thể tới hàng trăm năm hoặc không thể tự phân hủy được. Túi nhựa xốp thải bỏ sau khi sử dụng sẽ tích tụ GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện trong đất, suy thoái môi trường đất. Khi bị phân hủy thì còn sinh ra các chất làm đất bị trơ, không giữ được độ ẩm và dinh dưỡng cho cây trồng. Việc sử dụng và xả thải túi nhựa xốp sau khi sử dụng diễn ra khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn với khả năng gây ô nhiễm môi trường rất lớn trên diện rộng. Việc đưa túi nhựa xốp vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng túi nhựa xốp, khuyến khích sản xuất các sản phẩm thay thế thân thiện hơn với môi trường. Về việc xử lý thuế bảo vệ môi trường đối với phế liệu, phế phẩm của mặt hàng túi ni lông nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất xuất khẩu được quy định như sau: Căn cứ các quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Điều 1 Nghị định 69/2012/NĐ-CP ngày 14/09/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung khoản 3 Điều 2 Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Bảo vệ môi trường; Điều 2 Thông tư 159/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 quy định sửa đổi, bổ sung điểm 2.4 khoản 2 Điều 2. Theo đó, trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu túi ni lông để làm bao bì đóng gói sẵn hàng hóa hoặc nhập khẩu túi ni lông để gia công (sau đó trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh để xuất khẩu) nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết thì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông không được sử dụng hoặc sử dụng không hết đó. Thông tư số 159/2012/TT-BTC quy định Điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường như sau: Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi) tại khoản này được quy định cụ thể như sau: Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa gồm ba loại: bao bì đóng gói sẵn hàng hoá nhập khẩu; bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói; bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói. Ví dụ 1: Doanh nghiệp A tự sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg bao bì (túi ni lông) để đóng gói sản phẩm giầy (sản phẩm giầy do doanh nghiệp A sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói) thì 100 kg bao bì nêu trên không thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường. Bao bì mà người sản xuất hoặc người nhập khẩu đã có cam kết hoặc khai báo tại khâu nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, nhưng sau đó không sử dụng để đóng gói sản phẩm mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho thì người sản xuất hoặc người nhập khẩu bao bì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Ví dụ 2: Doanh nghiệp A tự sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg bao bì (túi ni lông), doanh nghiệp A đã có cam kết hoặc khai báo tại khâu nhập khẩu để đóng gói sản phẩm giầy (sản phẩm giầy do doanh nghiệp A sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói), nếu doanh nghiệp A chỉ sử dụng 20 kg bao bì để đóng gói sản phẩm giầy và đã sử dụng 30 kg bao bì để trao đổi, 40 kg bao bì để tiêu dùng nội bộ, 10 kg bao bì để tặng cho thì doanh nghiệp A phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với 80 kg bao bì đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Ví dụ 3: Doanh nghiệp B mua trực tiếp của doanh nghiệp A (là người sản xuất hoặc người nhập khẩu bao bì) 200 kg bao bì để đóng gói sản phẩm áo sơ mi (sản phẩm áo sơ mi do doanh nghiệp B sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói) thì 200 kg bao bì nêu trên không thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Bao bì mà người mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm (đã có cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm) mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho hoặc bán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thì người mua bao bì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Ví dụ 4: Doanh nghiệp B mua trực tiếp của doanh nghiệp A (là người sản xuất hoặc người nhập khẩu bao bì) 200 kg bao bì để đóng gói sản phẩm (đã có cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm), sản phẩm giầy do doanh nghiệp B sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói thì nếu doanh nghiệp B chỉ sử dụng 50 kg bao bì để đóng gói sản phẩm giầy và đã sử dụng 20 kg bao bì để trao đổi, 30kg bao bì để tiêu dùng nội bộ, 40kg bao bì để tặng cho, 60kg bao bì bán cho doanh nghiệp C thì doanh nghiệp B phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với 150 kg bao bì đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, bán cho Doanh nghiệp C và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa quy định đối với bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói và bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói không bao gồm túi đựng hàng hóa khi bán hàng. Ví dụ 5: Siêu thị A hoặc cửa hàng B mua trực tiếp 100 kg túi ni lông của doanh nghiệp C (là người sản xuất hoặc người nhập khẩu), trong đó 50 kg túi ni lông để đựng hàng hoá do siêu thị A hoặc cửa hàng B bán ra cho khách hàng và 50 kg túi ni lông để đóng gói sản phẩm (sản phẩm do Siêu thị A hoặc cửa hàng B sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói) thì 50 kg túi ni lông để đựng hàng hoá trong trường hợp này không phải là bao bì đóng gói sẵn hàng hoá. Hiện nay, có nhiều nước trên thế giới đã thu thuế đối với các sản phẩm nhựa (túi nhựa xốp, bát nhựa, chai nhựa,…) như: Anh, Ailen, Đài Loan... Một số nước khác cấm sử dụng sản phẩm túi nhựa trong các thành phố lớn như Bắc Kinh (Trung Quốc). GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện  Nhóm 5: Thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật là các hóa chất dùng trong nông nghiệp nhằm diệt trừ sâu bệnh, cỏ dại, các côn trùng gây hại, động vật gặm nhấm để bảo vệ cây trồng, hạt giống, các loại nông sản, đồng thời, thuốc bảo vệ thực vật cũng là chất độc đối với con người. Đây là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp từ các chất hóa học được dùng để phòng trừ dịch hại trên cây trồng và bảo quản nông sản. Hiện nay, việc sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa được quan tâm do giá của nhiều loại còn tương đối rẻ so với giá nông sản. Những hành vi sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng hóa chất bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng tới môi trường theo rất nhiều cách, ví dụ như các hoá chất lơ lửng trong không khí khi phun thuốc hay tồn tại trong các loại thực phẩm, trong nước, đất... Những nhóm thuốc này là một trong những sản phẩm được quy định đăng ký rất chặt chẽ bởi tính chất độc hại và khả năng tác động đến môi trường, sức khỏe cộng đồng. Nếu trong việc phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại, bảo quản lâm sản mà chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phối hợp với các biện pháp phòng trừ khác trong hệ thống biện pháp phòng trừ tổng hợp và dùng thuốc bảo vệ thực vật một cách cẩu thả, không khoa học thì lợi bất cập hại, có thể gây độc cho bản thân người phun thuốc; môi trường xung quanh vùng phun thuốc và cho chính những người sử dụng nông sản làm thực phẩm. Việc đưa hoá chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng vào đối tượng chịu thuế nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng, khuyến khích họ thay đổi thói quen sử dụng lạm dụng, giảm thiểu những tác hại xấu của hoá chất bảo vệ thực vật đối với môi trường, bảo vệ sức khỏe con người. Hiện nay, một số nước như Đan Mạch, Bỉ cũng áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với các sản phẩm hoá chất bảo vệ thực vật. Ngoài ra, người viết cho rằng cần bổ sung thuốc lá vào danh mục đối tượng chịu thuế. Bởi lẽ, thuốc lá cũng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe người sử dụng. Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện lào hoặc các dạng khác. 30 Theo nghiên cứu mới được công bố của một số nhà khoa học trên thế giới, trong thuốc lá có chứa chất phóng xạ nguy hiểm và không ổn định, đầu lọc thuốc không thể tái sinh... nên việc đưa thuốc lá vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường là cần thiết. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất trong khu vực và trên thế giới, trong khi đó giá bán thuốc lá thấp nên thanh thiếu niên, người nghèo đều dễ dàng tiếp cận. Hiện nay, mặc dù thuốc lá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và Việt Nam đã có một đạo luật riêng về cấm thuốc lá là Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá số 09/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 , tuy nhiên tình trạng sản xuất và tiêu thụ thuốc lá vẫn tiếp tục kéo dài, đặc biệt ở những đối tượng là thanh thiếu niên. Theo mục tiêu chung đề ra là làm giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam nhằm giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra. Cụ thể là giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong một số nhóm đối tượng sau: Thanh thiếu niên (từ 15 - 24 tuổi) từ 26% năm 2011 xuống 18% năm 2020; Nam giới từ 47,4% năm 2011 xuống 39% năm 2020; Nữ giới xuống dưới 1,4% năm 2020. Đồng thời tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của người dân về thực hiện môi trường không khói thuốc.31 Thiết nghĩ việc đưa thuốc lá vào diện đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường cũng là hoàn toàn phù hợp với công ước quốc tế và tác động không nhỏ đến nhận thức tiêu dùng của người sử dụng.  Theo Điều 112 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp Thuế môi trường”. Vì vậy, các sản phẩm được lựa chọn đưa vào đối tượng chịu thuế phải là những sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu mà khi sử dụng mới gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Do đó, đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế môi trường nhưng không được sử dụng ở Việt Nam thì sẽ được đưa vào đối tượng không chịu thuế. Cụ thể: 30 Xem khoản khoản 1 điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá số 09/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012. 31 Xem khoản 1 điều 1 Quyết định phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020” của Thủ tướng Chính Phủ Số: 229/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2013. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện - Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển qua cửa khẩu biên giới Việt Nam. Trong đó: Quá cảnh là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải từ một nước qua cửa khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đến một nước khác hoặc trở về nước đó 32; Chuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ cửa khẩu này tới cửa khẩu khác; từ một cửa khẩu tới một địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc ngược lại; từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu này đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu khác. 33 - Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo qui định của pháp luật. Trong đó: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. 34 - Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu. Đối với các loại hàng hoá này mặc dù được sản xuất ở Việt Nam nhưng không sử dụng ở Việt Nam. Mặt khác, trong quá trình sản xuất các sản phẩm này, nếu doanh nghiệp xả thải ra môi trường các chất gây ô nhiễm môi trường như nước thải, chất thải, khí thải,... đều sẽ phải nộp phí bảo vệ môi trường. Do vậy, không đánh thuế bảo vệ môi trường cũng là phù hợp để không làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Luật quy định rõ chỉ hàng hoá của tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu (hoặc uỷ thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu) thuộc đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường thì mới thuộc đối tượng không chịu thuế. Đối với hàng hoá mà các tổ chức, cá nhân thu mua để xuất khẩu (không trực tiếp sản xuất) vẫn phải chịu thuế bảo vệ môi trường. Đồng thời qui định rõ về việc không thực hiện hoàn thuế bảo vệ môi trường đối với các trường hợp thu mua hàng hoá để xuất khẩu đã nộp thuế bảo vệ môi trường tại khâu sản xuất trước đó, tránh việc lợi dụng lập chứng từ giả để rút tiền hoàn thuế. 32 Xem khoản 14 điều 4 Luật hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Xem khoản 17 điều 4 Luật hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001. 34 Xem khoản 1 điều 29 Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 33 GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện  Biểu khung thuế bảo vệ môi trường: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và thực thi chính sách thuế đạt hiệu quả cao, Luật qui định Biểu khung thuế bảo vệ môi trường với mức thuế tuyệt đối tối thiểu và mức thuế tuyệt đối tối đa. Mức thuế bảo vệ môi trường được quy định cụ thể như sau:35 Mức thuế Đơn vị tính (đồng/1 đơn vị hàng hóa) STT Hàng hóa I 1 2 3 4 5 6 7 II 1 2 3 4 Xăng, dầu, mỡ nhờn Xăng, trừ etanol Nhiên liệu bay Dầu diezel Dầu hỏa Dầu mazut Dầu nhờn Mỡ nhờn Than đá Than nâu Than an - tra - xít (antraxit) Than mỡ Than đá khác Dung dịch Hydro-chloro-fluorocarbon (HCFC) Túi ni lông thuộc diện chịu thuế Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng III IV V VI VII VIII 35 Lít Lít Lít Lít Lít Lít Kg 1.000 1.000 500 300 300 300 300 Tấn Tấn Tấn Tấn kg 10.000 20.000 10.000 10.000 4.000 kg kg kg 40.000 500 1.000 kg 1.000 kg 1.000 Xem Điều 1 Nghị quyết số 1269/2011/NQ-UBTVQH12 ngày 14/7/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Các mức thuế tuyệt đối tối thiểu và tối đa được xây dựng theo nguyên tắc phân biệt theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường hoặc chi phí khắc phục hậu quả do sử dụng hàng hoá gây ra và có tính đến việc kế thừa chính sách thu trước đó (phí xăng dầu, phí bảo vệ môi trường) để không tác động lớn đến sản xuất, tiêu dùng, không xáo trộn việc quản lý thu, cụ thể như sau: - Đối với xăng dầu: Xăng dầu trước đây thuộc đối tượng chịu phí xăng dầu. Hiện nay, khi đưa xăng dầu vào đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường thì đã thực hiện bỏ thu phí xăng dầu. Vì vậy, mức thuế tối thiểu được qui định bằng với mức phí xăng dầu hiện hành để không gây tác động lớn đến sản xuất, tiêu dùng. Mức thuế tối đa trong khung qui định là 4.000 đồng/lít xăng, 2.000 đồng/lít dầu (tương đương khoảng 25% giá bán hiện hành). Do xăng dầu là mặt hàng có tính chất đặc thù, việc qui định mức thuế bảo vệ môi trường ngoài mục tiêu nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, còn cần đảm bảo mục tiêu điều tiết tiêu dùng, tránh việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Vì vậy, đối với nhóm hàng hóa này, cần qui định mức khung rộng để việc điều hành được linh hoạt với sự biến động của giá xăng dầu trên thế giới, phù hợp chính sách phát triển kinh tế, xã hội của từng thời kỳ và quá trình hội nhập. - Đối với than: Mức thuế đối với than nâu từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng/tấn, đối với than an-tra-xit từ 20.000 đồng-50.000 đồng/tấn; than mỡ từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng/tấn còn đối với các loại than đá khác từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng/tấn. - Đối với túi nilông, đây là hàng hóa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay, tại các siêu thị, chợ, người bán hàng phát miễn phí túi nilông cho người mua do giá bán của hàng hóa này rẻ nhiều so với giá các hàng hóa khác. Để tác động mạnh đến hành vi của người sử dụng, luật quy định khung thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilông từ 30.000đ đến 50.000đ/kg. Việc đánh thuế cao nhằm làm tăng giá bán để người bán hàng sẽ không tiếp tục phát miễn phí túi nilông, giảm dần dần việc sử dụng túi nilông. - Đối với dung dịch HCFC: mức thuế tối thiểu được qui định là 1.000 đồng/kg (tương đương khoảng 3% giá bán) và tối đa là 5.000 đồng/kg (tương ứng khoảng 12% giá bán. Giá nhập khẩu hiện nay là 40.000 đồng/1kg). Tại Nghị định thư Montreal được ký kết vào ngày 16 tháng 9 năm 1987, đã giới hạn trước tiên là chất CFC và sau GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện đó là HCFC. Tác nhân lạnh CFC được giới hạn sản xuất hoàn toàn vào 1996. Do có hệ số làm ảnh hưởng đến tầng ozone thấp hơn, thời gian giới hạn sản xuất và sử dụng tác nhân lạnh HCFC chậm hơn (nên HCFC đến 2040 sẽ giới hạn sản xuất hoàn toàn). Thông qua việc giảm thải các khí CFC, dự báo vào năm 2015 lỗ thủng ozone ở Nam Cực sẽ giảm đi khoảng một triệu km2 trên 25 triệu km2và phục hồi hoàn toàn nhanh nhất là vào năm 2050 hay chậm hơn. - Đối với các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng được xác định như sau:36 STT Tên hoạt chất - nguyên liệu I Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng Na2SiF6 50% + HBO3 10% + CuSO4 30% 1 Tên thƣơng phẩm PMC 90 bột PMS 100 bột Na2SiF6 80% + ZnCl2 20% 2 Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng Methylene bis thiocyanate 5% + Quaernary ammonium compounds 25% Methylene bis thiocyanate 10% +2(thiocyanomethylthio) benzothiazole 10% Sodium Tetraborate decahydrate 54% + Boric acid 36% CuSO4 50% + K2 Cr2 O7 50% II 1 2 3 4 5 III Celbrite MT 30EC Celbrite TC 20L Celbor 90SP XM5 100 bột ZnSO4 . 7H2O 60% + NaF 30% + phụ gia LN5 90 bột Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng Aluminium Phosphide Alumifos 56% Tablet 1 Celphos 56% tablets 36 Xem PHỤ LỤC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14/7/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Gastoxin 56.8 GE Fumitoxin 55% tablets Phostoxin 56% tròn, viên dẹt viên Quickphos 56% 2 Magnesium Phosphide Magtoxin pellet Methyl Bromide Bromine – Gas 98%, 100% 3 66 tablets, Dowfome 98% Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam được quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17-42013. Theo đó, danh mục thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng ở Việt Nam gồm:37 Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 1 kèm theo gồm:  Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp: - Thuốc trừ sâu: 745 hoạt chất với 1662 tên thương phẩm. - Thuốc trừ bệnh: 552 hoạt chất với 1229 tên thương phẩm. - Thuốc trừ cỏ: 217 hoạt chất với 664 tên thương phẩm. - Thuốc trừ chuột: 10 hoạt chất với 22 tên thương phẩm. - Thuốc điều hoà sinh trưởng: 52 hoạt chất với 139 tên thương phẩm. - Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 9 tên thương phẩm. - Thuốc trừ ốc: 25 hoạt chất với 134 tên thương phẩm. 37 Xem Điều 1 Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2013 về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện - Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm.  Thuốc trừ mối: 13 hoạt chất với 19 tên thương phẩm.  Thuốc bảo quản lâm sản: 6 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.  Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 3 tên thương phẩm.  Thuốc sử dụng cho sân golf: - Thuốc trừ sâu: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm. - Thuốc trừ bệnh: 3 hoạt chất với 3 tên thương phẩm. - Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm. - Thuốc điều hòa sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.  - Thuốc xử lí hạt giống: Thuốc trừ sâu: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 2 kèm theo gồm:  Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp - Thuốc trừ sâu: 2 hoạt chất với 4 tên thương phẩm. - Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất với 2 tên thương phẩm.  Thuốc trừ mối: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm.  Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm.  Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.  Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 3 kèm theo gồm:  Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 21 hoạt chất.  Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất.  Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất.  Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Tại điều 2 của thông tư cũng quy định rõ: Các loại thuốc Vimoca 20EC; Suprathion 40EC; Hostathion 40EC; Agrosan 40EC, 50EC; Edisan 30EC; Kuang Hwa San 50EC; Vihino 40EC trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam chỉ được phép buôn bán, sử dụng đến ngày 25/8/2013. Ngoài ra, Các loại thuốc Kosfuran 3GR; Vifuran 3GR; DuPont TM Lannate 40SP, Supermor 24SL trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam chỉ được phép buôn bán, sử dụng đến ngày 25/8/2013. Do sản phẩm đưa vào danh mục hành năm có thể khác nhau, giá bán sản phẩm khác nhau (giao động từ 11.000 đ/kg đến 640.000đ/kg). Hơn nữa, thuốc bảo vệ thực vật là sản phẩm đầu vào của ngành nông nghiệp, nếu sử dụng đúng quy trình và thời gian thì sẽ không gây hại tới môi trường. Vì vậy, Luật quy định mức thuế bảo vệ môi trường từ 500-2.000 đồng/kg hoặc lít thuốc cho thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng và mức 1.000-3.000 đồng/kg cho toàn bộ 03 nhóm thuốc hạn chế sử dụng còn lại có trong danh mục. Khi qui định mức thuế cụ thể, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ qui định mức thuế khác nhau tuỳ theo mức độ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người của mỗi nhóm thuốc để nhằm nâng cao ý thức của người nông dân, hướng nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý hơn. 2.2. Tìm hiểu các quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trƣờng của một số nƣớc trên thế giới 2.2.1. Mĩ Ở nhiều nước trên thế giới, việc xây dựng một luật thuế bảo vệ môi trường riêng biệt đã được áp dụng khá phổ biến. Vấn đề môi trường được đề cập nhiều trong các quy định về Luật môi trường. Ở Mĩ, nơi có sự xuất hiện môi trường sớm nhất, nơi có các án lệ liên quan đến việc bồi thường do gây ô nhiễm. Vụ Boomer kiện Công ti Xi măng Atlantic và vụ Missouri kiện Holland là những ví dụ. Các văn bản pháp luật về môi trường cũng xuất hiện khá sớm so với nhiều nước. Năm 1899, Đạo luật về sông và bến cảng 38 được ban hành để cấm việc xả chất thải vào các vùng nước của Mĩ. Những năm 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ chú trọng rất lớn đến việc phát triển Luật môi trường theo xu hướng pháp luật thành văn. Năm 1967, Quốc hội Mĩ ban hành Luật về chất 38 Rivers and Harber Act of 1899. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện lượng không khí 39 ; Luật bảo vệ môi trường liên bang 41 40 năm 1969; Luật không khí 42 sạch năm 1970 ; Luật nước sạch ; Luật về sản phẩm an toàn năm 1972 43. Bên cạnh đó, nhiều đạo luật khác về môi trường cũng được tiếp tục ban hành và tạo nên một hệ thống pháp luật môi trường đầy đủ và toàn diện bao gồm hầu hết các yếu tố của môi trường. Luật môi trường ở Mĩ được coi là lĩnh vực pháp luật riêng biệt, không nằm trong phạm vi của luật hành chính. Trong các chương trình đào tạo của các trường luật ở Mĩ thì Luật môi trường được coi là course học riêng biệt bên cạnh các course học như luật hành chính, luật hình sự, luật thương mại. 44 Chính quyền các bang cũng ban hành nhiều đạo luật bảo vệ môi trường riêng của mình. Sự phát triển của hoạt động lập pháp cũng như khoa học luật môi trường đã khiến các quy định về bảo vệ môi trường phát triển mạnh như một lĩnh vực riêng biệt. 2.2.2. Singapore Singapore được biết đến là một quốc đảo có những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và hướng tới một tương lai phát triển bền vững. Sự hỗ trợ của Chính phủ không chỉ dừng ở việc cấp ngân sách cho hoạt động mà cả ở việc xem xét tạo thuận lợi cho chính sách nhập khẩu, giảm thuế. Hải quan Singapore được đánh giá là một trong những cơ quan Chính phủ luôn tích cực phấn đấu trở thành một đối tác tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp trong việc hỗ trợ triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường bằng cách áp dụng linh hoạt các quy định về quản lý hải quan. Như vậy, Chính phủ Singapore coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ Singapore đã tiến hành nhiều biện pháp kiểm soát và bảo vệ, trong đó có các biện pháp pháp lý. Sở dĩ môi trường Singapore trở nên sạch, đẹp và để có được một Singapore là “thành phố của cây xanh” phải có rất nhiều yếu tố, nhưng chính pháp luật về môi trường được 39 40 41 42 43 44 Air Quality Act. National Environment Protection Act. The Clean Air Act. The Clean Water Act. The Consumer Product Safety. Xem Giáo trình Luật môi trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công An Nhân Dân, 2009, Trang 37. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện quy định một cách toàn diện là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo sự sạch, đẹp cho môi trường Singapore. 2.2.3. Một số nước khác Môi trường không ngừng biến đổi theo hướng suy giảm trầm trọng do nhiều tác động tiêu cực mà chủ yếu là do các hoạt động thiếu ý thức của con người. Vấn đề đáng lo ngại hiện nay chính là sự suy giảm của tầng ô zôn. Tầng ô zôn được coi là vỏ bọc, là chiếc áo giáp của trái đất, “là tầng ô zôn khí quyển bên ngoài tầng biên hành tinh” (Điều 1 Công ước Viên về bảo vệ tầng ô zôn). Sự tồn tại của tầng ô zôn có ý nghĩa quan trọng đối với trái đất ở trên nhiều phương tiện. Thứ nhất, nó ngăn không cho các tia cực tím trong vũ trụ xâm nhập trái đất, gây những tác hại cho con người và các hệ sinh thái; thứ hai, nó đóng vai trò của lớp áo trái đất, ngăn cho bầu khí quyển bao quanh trái đất không nóng lên bởi năng lượng mặt trời. Với những lí do đó, sự suy giảm hoặc những lỗ thủng của tầng ô zôn sẽ tạo ra những biến đổi xấu của môi trường trên trái đất. Không có bất cứ xã hội nào được loại trừ khỏi sự trả thù của thiên nhiên, dẫu đó là quốc gia có tiềm lực kinh tế hung mạnh như Hoa Kì, Nhật Bản…hay các quốc gia nghèo như Việt Nam, Lào hay Mianma. Tóm lại dù phát triển, đang phát triển hay kém phát triển, địa vị xã hội khác nhau hay giống nhau, dù được trang bị những phương tiện tối tân để cải tạo thiên nhiên hay chỉ đang ở trong thời kì lạc hậu về kĩ thuật và công nghệ, con người đều phải đối mặt với những hiểm họa mà sự tàn phá môi trường mang lại. Australia cũng là quốc gia có sự phát triển đáng lưu ý về lĩnh vực môi trường. Cũng giống như ở Mĩ, các quy định về lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng được hình thành từ các án lệ về bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm. Các văn bản pháp luật về môi trường ở Australia được ban hành chủ yếu vào ba thập kỉ cuối của thế kỉ trước. Trong số những đạo luật quan trọng quan trọng của chính quyền liên bang về môi trường cần kể đến Luật về bảo vệ môi trường năm 1981 45; Luật bảo vệ tầng ô zôn năm 198946…Một hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) phối hợp với Hội Tư vấn 45 46 Environmental Protection Act. Ozon Protection Act of 1989. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện thuế Việt Nam đã tổ chức một hội thảo về “Thuế môi trường - nhằm bày tỏ quan điểm và chia sẻ kinh nghiệm từ Anh quốc và EU - chính sách thuế mới năm 2012 tại Việt Nam”. Hội thảo này nhấn mạnh thông điệp chính sách thuế môi trường cần phải minh bạch, rõ ràng, đáng tin cậy và nhất quán, hội thảo còn xoay quanh các vấn đề về thuế môi trường, luật thuế Môi trường ở Việt Nam được áp dụng từ năm 2012 và những thay đổi trong luật thuế môi trường cũng như chia sẻ kinh nghiệm việc áp dụng thuế môi trường ở Anh Quốc và EU - các nước đã thực hiện áp dụng thuế môi trường trong một thời gian dài; nhiều vướng mắc về thuế môi trường đã được giải đáp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường trong năm tới của Việt Nam, nhằm đạt được mục tiêu là giảm thiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, cũng như giúp công chúng và các doanh nghiệp hiểu rõ thuế môi trường không phải nhằm mang lại nguồn thu cho Chính phủ mà nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Để chính sách thuế môi trường trở thành một công cụ hữu hiệu của chính phủ, có tác động thay đổi tích cực và sức ảnh hưởng như mong đợi trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì cần phải có phối hợp đồng bộ của quốc tế, giúp tránh được hiện tượng các nhà đầu tư sản xuất và các doanh nghiệp rời bỏ quốc gia có chính sách thuế môi trường nghiêm ngặt để chuyển sang quốc gia có chính sách thuế nới lỏng và mức đánh thuế thấp hơn. Việt Nam nên cần gây dựng nhận thức về sự cần thiết của thuế môi trường. Bên cạnh đó, niềm tin công chúng vào thuế môi trường đóng vai trò quan trọng, Chính phủ và các chuyên gia chính sách cần phải dung hòa giữa mục tiêu tăng nguồn thu và bảo vệ môi trường trong chính sách thuế. Với nguồn nhân lực và kinh nghiệm của một hiệp hội nghề nghiệp quốc tế toàn cầu cũng như việc đã hỗ trợ thành công cho các quốc gia phát triển khung pháp lý nói chung và nghề Kế toán – Thuế nói riêng, ACCA luôn cam kết sát cánh với các nhà chuyên môn và làm luật Việt Nam trong việc tìm ra giải pháp hữu hiệu cho vấn đề biến đổi khí hậu. 2.2.4. Ưu và nhược điểm của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam so với các nước trong khu vực 2.2.4.1. Ưu điểm: So với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, Việt Nam đưa Luật thuế bảo vệ môi trường vào cân đối thu khá muộn. Tuy nhiên, qua đó Việt Nam có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những hạn chế và tích cực mà những chính sách thuế GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện của những nước khác đã áp dụng, xem xét những quy định nào phù hợp, không phù hợp với những điều kiện và tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như yếu tố con người của Đất nước. Từ đó đưa ra những chiến lược, chính sách, chế tài phù hợp và mang tính hữu hiệu nhất. Có thể thấy rằng so với tiến trình hội nhập ấy không hề chậm khi tính chất thuế bảo vệ môi trường là sắc thuế mang tính toàn cầu. Thuế bảo vệ môi trường ra đời đã góp phần đã tạo thêm nguồn thu, góp một phần chi đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường, đồng thời góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của tổ chức, cá nhân trong việc giữ gìn môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Quá trình giám sát và thực thi thuế môi trường luôn được thực hiện chặt chẽ đã phát huy được tính hiệu quả của luật thuế tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng hướng đến phát triển bền vững. Thuế bảo vệ môi trường ra đời đã làm cho các doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc tìm các biện pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi do hoạt động sản xuất của mình gây ra cho môi trường; quan tâm áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm bớt xả thải chất độc hại ra môi trường. Thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế nguyên liệu hoá thạch để sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, nếu nhà sản xuất và người tiêu dùng không thể hạn đến mức cần thiết các hoạt động sản xuất, nhập khẩu những hàng hóa, sản phẩm khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường thì thuế và phí đánh vào các hoạt động ấy sẽ trở thành một phần nguồn thu trong ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho việc khắc phục và hạn chế ô nhiễm môi trường 2.2.4.2. Nhược điểm Từ khi bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã tiến hành hai lần cải cách thuế, đó là cải cách thuế bước một (1991-1995) và cải cách thuế bước hai (1996-2001). Kết quả đạt được của hai cuộc cải cách này khá tốt, tuy nhiên hệ thống thuế của nước ta đến nay đã 22 năm cải cách, nhưng vẫn còn nhiều nhược điểm, chưa phát huy được hiệu quả thực sự. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện  Một là, hệ thống chính sách thuế còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và ổn định gây không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. Đối với các quốc gia trên thế giới, khi xây dựng một sắc thuế, họ đều chú trọng đến yếu tố ổn định. Bởi, điều đó sẽ tạo điều kiện cho người nộp thuế có kế hoạch và chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, ở nước ta, chính sách về thuế nhìn chung còn thiếu tính ổn định và đồng bộ. Ví dụ như Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 01/7/2007, nhưng các văn bản hướng dẫn lại được xây dựng rải rác từ cuối năm 2007 đến năm 2008 và trong sáu tháng đầu năm 2009 mới tạm coi là đủ, sau đó tiếp tục được bổ sung thêm nghị định số 83 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lí thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lí thuế. Tương tự, Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực ngày 01/01/2012 nhưng nhưng mãi đến tháng 3 năm 2013 mới ban hành Thông tư số 30/2013/TT-BTC ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông làm bao bì đóng gói sẵn hàng hóa theo nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính Phủ. Chính sự không đồng bộ này đã dẫn đến hiện tượng chồng chéo trong chỉ đạo và tổ chức thu thuế, do vừa phải theo cái mới, vừa theo cái cũ, làm giảm hiệu quả của hoạt động quản lý thu thuế. Bên cạnh đó, hệ thống các chính sách thuế cũng chưa đạt mục tiêu “đơn giản, rõ ràng, thống nhất” được đặt ra trong quá trình cải cách. Theo Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 8-8-2011 của Chính phủ và Thông tư 152/2011/TTBTC ngày 11-11-2011 của Bộ Tài chính có quy định: “Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE, trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường”. Định nghĩa này quá chung chung, gần như bao gồm hầu hết sản phẩm nhựa, đẩy các doanh nghiệp nhựa vào thế khó khi phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu không phải chịu thuế bảo vệ môi trường. Đã có nhiều doanh nghiệp nhựa lớn tại thành phố Hồ Chí Minh chuyên cung cấp bao bì nhựa cho doanh nghiệp ngành phân bón, hóa mỹ phẩm... có nguy cơ mất khách hàng do khách hàng sẽ chuyển sang nhập khẩu bao bì nhựa để không phải chia sẻ khoản thuế bảo vệ môi trường. Theo một số chuyên gia về thuế, cũng do Luật GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Thuế bảo vệ môi trường khi được ban hành chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành một cách rõ ràng nên tại thời điểm đó không ít doanh nghiệp ngành nhựa được hưởng lợi. Khi ấy, cơ quan thuế tạm thời chưa thu thuế môi trường thì các doanh nghiệp sản xuất túi ni lông đã được hưởng một khoản lợi lớn. Đó là từ thời điểm luật thuế này có hiệu lực (1-1-2012), giá các mặt hàng túi ni lông trên thị trường đồng loạt tăng mạnh.  Hai là, sự hiểu biết và ý thức chấp hành chính sách thuế của người dân chưa đồng đều và sâu sắc. Hầu hết người nộp thuế không thấy được những đóng góp của họ đối với sự phát triển chung cho xã hội, cho cộng đồng, cho địa phương. Do đó, vẫn còn nhiều trường hợp người nộp thuế cố tình vi phạm các quy định hiện hành; chưa có sự chuyển biến rõ rệt về tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế và nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.  Ba là, chưa chú trọng ứng dụng những tiến bộ về khoa học, công nghệ trong công tác thuế. Mặc dù các quy trình hoạt động thu thuế, quản lý thuế đều được sử dụng các ứng dụng tin học, nhưng do chưa được triển khai một cách đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. Những vướng mắc, bất cập giữa các quy trình, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương trong sử dụng ứng dụng tin học chưa được giải quyết một cách triệt để do môi trường làm việc, hạ tầng công nghệ thông tin, trình độ cán bộ quản lý còn chưa đáp ứng yêu cầu. 2.3. Khái quát tình hình thực hiện các quy định pháp luật về nộp và thu thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam trong thời gian qua 2.3.1. Ý thức của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế bảo vệ môi trường Trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm ngày càng gia tăng và trở lên báo động, nước thải sinh hoạt thành phố, đô thị, các khu công nghiệp xả trực tiếp vào kênh, mương, sông, hồ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước ở một số nơi như: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,... Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì nhiều con sông có chất độc hại vượt mức cho phép; nước ngầm nhiều nơi đang bị cạn kiệt dần về lượng, bị ô nhiễm và suy giảm về chất. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Hiện nay, ở các khu đô thị, đặc biệt ở các nút giao thông, các khu công trường xây dựng và những nơi sản xuất công nghiệp; ô nhiễm không khí tại các làng nghề cũng đang ngày càng trầm trọng. Tại nhiều nút giao thông lớn, mật độ bụi có lúc cao hơn mức cho phép tới 5 lần và có xu hướng gia tăng. Ở một số khu vực gần các khu công nghiệp, nồng độ khí độc hại đôi khi vượt quá hạn mức cho phép. Bên cạnh đó, thoái hoá đất đang diễn ra trên toàn lãnh thổ, diện tích đất rừng suy giảm mạnh. Tình trạng rửa trôi ngày càng gia tăng do giảm độ che phủ thảm thực vật tự nhiên trên các sườn núi và sườn đồi dốc. Tình trạng thoái hoá đất tăng gây khô cằn ở một số vùng và thậm chí có nơi có nguy cơ dẫn tới tình trạng sa mạc hoá. Có thể nói, hiện trạng môi trường tiếp tục xuống cấp nêu trên là những thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam trong thời gian tới. Trong khi đó, nhận thức của các của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và người dân về bảo vệ môi trường có thể nói vẫn còn nhiều hạn chế, chưa chuyển thành ý thức và hành động cụ thể, thường xuyên. Vẫn còn khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành động, giữa cam kết thực hiện và nộp thuế bảo vệ môi trường. Đặc biệt, có nhiều chủ thể là đối tượng nộp thuế bảo vệ môi trường còn lẫn tránh, tìm nhiều phương thức để những mặt hàng sản xuất, nhập khẩu dù thuộc đối tượng chịu thuế vẫn được miễn thuế, giảm thuế. Ý thức về bảo vệ môi trường và tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vẫn chưa thành thói quen, nếp sống của nhân dân; các thói quen xấu gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, sản xuất nhiều sản phẩm có tác động tiêu cực đến con người và môi trường, thậm chí sau khi tiến hành sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế nhưng vẫn tìm cách khai gian số lượng hàng hóa đó nhằm giảm thiểu đến mức tối đa nhất mức thuế phải nộp. Tình trạng tiêu cực ấy chưa được loại bỏ, thậm chí một số nơi còn phổ biến. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), cả nƣớc hiện có trên 270 công ty sản xuất sang chai, đóng gói và hơn 40 công ty cung ứng phân phối thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với trên 3.500 tên thƣơng mại thuốc đƣợc lƣu hành.Trong đó, nhiều loại thuốc BVTV đƣợc sang chiết, đóng gói không bảo đảm chất lƣợng. Việc quản lý, sử dụng thuốc BVTV đang vƣợt qua sự kiểm soát của các ngành chức năng. Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trung bình mỗi năm cả nước nhập khẩu khoảng GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện trên 70.000 tấn thuốc BVTV thành phẩm các loại, trong đó 90% được nhập khẩu từ Trung Quốc. Số hoạt chất và các hỗn hợp hoạt chất BVTV ở nước ta hiện có khoảng 800 loại, gây khó khăn rất lớn trong việc quản lý thuốc BVTV. Đặc biệt, trên thị trường còn trôi nổi nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, được nông dân sử dụng bừa bãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nông sản phẩm, sức khỏe con người cũng như môi trường đất và nước. Quản lý, sử dụng thuốc BVTV dường như vượt qua tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Mới đây, sự việc chôn thuốc BVTV của Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái tại Thanh Hóa đã gây bức xúc lớn trong dư luận, càng thể hiện rõ sự buông lỏng trong việc quản lý, sản xuất thuốc BVTV. Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu những nguyên liệu có giá thành thấp, chất lượng không bảo đảm rồi về sản xuất, đóng gói, đưa ra thị trường. Đa phần các loại thuốc BVTV này đều không bảo đảm chất lượng. Đặc biệt, lượng thuốc BVTV dư thừa trên vỏ bao nếu không được xử lý thu gom, tiêu hủy sẽ phân tán ngấm sâu vào nguồn đất, nước gây ô nhiễm nghiêm trọng. Như vậy, có thể thấy rằng, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp, chưa chủ động, tự giác thực hiện, phần lớn vẫn chạy theo lợi nhuận, coi nhẹ trách nhiệm bảo vệ môi trường. 2.3.2. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc thu thuế bảo vệ môi trường Các chủ trương, quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường cơ bản đã được thể chế hóa thành chính sách, pháp luật của Nhà nước. Năm 1991, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991 2000. Tiếp theo, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,… đã đề ra các định hướng về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thủy sản và các văn bản luật có liên quan, các văn bản dưới luật đã quy định khá đầy đủ, chi tiết, cụ thể những nội dung phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, phục hồi môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân, về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, các cơ chế, công cụ, chế tài bảo vệ môi trường cũng được quy định trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Thuế bảo vệ GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện môi trường. Hầu hết các luật này đã được bổ sung, sửa đổi, có đạo luật được sửa đổi một số lần trong thời gian giữa các nhiệm kỳ Đại hội IX, X và XI nên kịp thời thể chế hóa, góp phần sớm đưa các chủ trương, quan điểm bảo vệ môi trường của Đảng vào cuộc sống. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được thiết lập đồng bộ cả ở Trung ương, địa phương và từng bước được hoàn thiện. Năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập. Năm 2008, Tổng cục Môi trường được thành lập, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ở các bộ, ngành đã có các đơn vị trực thuộc chuyên trách công tác bảo vệ môi trường. Lực lượng phòng chống tội phạm môi trường đã được thành lập, góp phần ngăn ngừa, hạn chế hành vi gây ô nhiễm môi trường, tiến hành thu thuế theo đúng trình tự, thủ tục luật định, đồng thời kiểm soát các hoạt động gian lận, trốn thuế bảo vệ môi trường, thanh tra – kiểm tra các thủ tục thu và nộp thuế. Theo quy định tại Điều 8 Luật quản lí thuế số 78/2006/ QH11 ngày 29/11/2006 quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lí thuế, cụ thể như sau: - Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật. - Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế. - Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn. - Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của Luật này. - Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế theo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về thuế. - Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền. - Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu. - Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này. - Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Tại các địa phương, đã có Sở Tài nguyên và Môi trường ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và có cán bộ kiêm nhiệm quản lý môi trường ở xã, phường, thị trấn. Nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ban quản lý khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn đã có phòng, ban, bộ phận hoặc bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường. Nguồn lực tài chính và các điều kiện cần thiết cho bảo vệ môi trường được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Nguồn chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp môi trường được cân đối đạt mức 1% tổng chi ngân sách hằng năm, tăng nhiều lần so với trước đây. Năm 2006 là 2.900 tỷ đồng, thì năm 2012 đã lên tới 9.050 tỷ đồng. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA được huy động cho bảo vệ môi trường cũng tăng nhanh. Một số thể chế tài chính về bảo vệ môi trường được hình thành, đi vào hoạt động, như Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, quỹ bảo vệ môi trường của một số ngành, địa phương đã góp phần tăng cường các nguồn vốn hỗ trợ thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Một số công cụ kinh tế như thuế, phí bảo vệ môi trường đã góp phần tạo nguồn thu từ xã hội để đầu tư cho bảo vệ môi trường. Nước ta đã tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, tham gia 20 điều ước quốc tế về môi trường; đã có gần 40 chương trình, dự án lớn về bảo vệ môi trường được thực hiện với các đối tác trên cơ sở song phương và đa phương. Việt Nam cũng tham gia tích cực vào các diễn đàn thế giới và khu vực về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong khu vực châu Á, ASEAN, các nước tiểu vùng sông Mê Công mở rộng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều mặt yếu kém như: đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa theo kịp các yêu cầu mới đặt ra, nhất là ở các địa phương, cơ sở, còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. 2.3.3. Thủ tục thực hiện việc nộp và thu thuế bảo vệ môi trường Theo thông tư số: 152/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường. Việc khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế cụ thể như sau: GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Điểm 1.1 khoản 1 điều 7 thông tư 152 quy định: hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường là tờ khai theo mẫu số 01/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư này và các tài liệu liên quan đến việc khai thuế, tính thuế. Đồng thời, người nộp thuế phải có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ trong hồ sơ thuế, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế phải đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thời hạn.47 Theo nguyên tắc khai thuế và tính thuế được quy định tại Luật Quản lí thuế thì tờ khai thuế là văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai các thông tin nhằm xác định số thuế phải nộp. Tờ khai hải quan được sử dụng làm tờ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra, người nộp thuế phải tiến hành đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật, phải ghi rõ mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng bao gồm: tờ khai thuế tháng; bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra; bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào và các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp. Đối với hồ sơ khai thuế dành cho loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm: tờ khai thuế; hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa tự chịu trách nhiệm về việc kê khai thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp phát hiện khai sai, khai lận, trốn thuế thì phải bị xử lí theo quy định của pháp luật về quản lí thuế. Theo điểm b, Điều 1 Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 09 năm 2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trườngquy định về sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 Thông tư số 152/2011/TT-BTC như sau:  Bao bì sản xuất hoặc nhập khẩu được xác định là bao bì đóng gói sẵn hàng hoá và Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, 47 Xem điều 71 Luật quản lí thuế số 78/2006/QH11. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói phải có các giấy tờ sau:  Đối với bao bì do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất (gọi tắt là người sản xuất bao bì): - Trường hợp bao bì để đóng gói sản phẩm do người sản xuất bao bì đó sản xuất hoặc gia công ra thì người sản xuất bao bì phải có Bản chính văn bản cam kết có chữ ký của đại diện theo pháp luật của người sản xuất bao bì và đóng dấu (nếu người sản xuất bao bì là pháp nhân) về việc tự sản xuất bao bì để đóng gói sản phẩm gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi sản xuất bao bì (trong văn bản cam kết nêu rõ số lượng bao bì sản xuất, số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất hoặc gia công ra, số lượng sản phẩm cần đóng gói và số lượng bao bì sử dụng để đóng gói sản phẩm). - Trường hợp bao bì để đóng gói sản phẩm do người sản xuất bao bì mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói thì ngoài Bản chính văn bản cam kết có chữ ký của đại diện theo pháp luật của người sản xuất bao bì và đóng dấu (nếu người sản xuất bao bì là pháp nhân) về việc tự sản xuất bao bì để đóng gói sản phẩm gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi sản xuất bao bì (trong văn bản cam kết nêu rõ số lượng bao bì sản xuất, số lượng sản phẩm dự kiến mua về hoặc nhận đóng gói, số lượng sản phẩm cần đóng gói và số lượng bao bì sử dụng để đóng gói sản phẩm); người sản xuất bao bì phải có thêm: Bản chụp Hợp đồng mua bán sản phẩm (trường hợp mua sản phẩm về để đóng gói) hoặc Bản chụp Hợp đồng đóng gói sản phẩm (trường hợp làm dịch vụ đóng gói) được ký trực tiếp giữa người sản xuất bao bì và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán sản phẩm hoặc có sản phẩm cần đóng gói. - Trường hợp bao bì sản xuất được bán trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác (gọi tắt là người mua bao bì) để đóng gói sản phẩm thì người sản xuất bao bì phải có: + Bản chụp Hợp đồng mua bán bao bì được ký trực tiếp giữa người sản xuất bao bì và người mua bao bì. + Bản chính văn bản cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm có chữ ký của đại diện theo pháp luật của người mua bao bì và đóng dấu (nếu người mua bao bì là pháp nhân) do người mua bao bì gửi cho người sản xuất bao bì (trong văn bản cam kết nêu rõ số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất hoặc gia công ra đối với trường GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện hợp người mua bao bì để đóng gói sản phẩm do mình sản xuất hoặc gia công ra; số lượng sản phẩm dự kiến mua về để đóng gói đối với trường hợp người mua bao bì để đóng gói sản phẩm do mình mua về; số lượng sản phẩm dự kiến nhận đóng gói đối với trường hợp người mua bao bì làm dịch vụ đóng gói; số lượng sản phẩm cần đóng gói và số lượng bao bì sử dụng để đóng gói sản phẩm). + Bảng kê hoá đơn bán bao bì theo mẫu số 03/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư này. Khi lập hoá đơn bán bao bì phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu được quy định trên hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán hàng dùng cho cơ sở nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp), ngoài ra ghi thêm dòng bán theo Hợp đồng... số... ngày... tháng... không chịu thuế bảo vệ môi trường trên hoá đơn.  Đối với bao bì nhập khẩu thì người nhập khẩu bao bì phải cung cấp cho cơ quan hải quan khi nhập khẩu: Hồ sơ hải quan bao bì nhập khẩu theo quy định. Người nhập khẩu tự khai báo, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nội dung khai báo nhập khẩu bao bì để đóng gói sản phẩm hoặc để bán trực tiếp cho người mua bao bì để đóng gói sản phẩm. Khi bán trực tiếp bao bì nhập khẩu (đã khai báo để đóng gói sản phẩm khi nhập khẩu) cho người mua bao bì để đóng gói sản phẩm thì người nhập khẩu bao bì phải có: + Bản chụp Hợp đồng mua bán bao bì được ký trực tiếp giữa người nhập khẩu bao bì và người mua bao bì. + Bản chính văn bản cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm có chữ ký của đại diện theo pháp luật của người mua bao bì và đóng dấu (nếu người mua bao bì là pháp nhân) do người mua bao bì gửi cho người nhập khẩu bao bì (trong văn bản cam kết nêu rõ số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất hoặc gia công ra đối với trường hợp người mua bao bì để đóng gói sản phẩm do mình sản xuất hoặc gia công ra; số lượng sản phẩm dự kiến mua về để đóng gói đối với trường hợp người mua bao bì để đóng gói sản phẩm do mình mua về; số lượng sản phẩm dự kiến nhận đóng gói đối với trường hợp người mua bao bì làm dịch vụ đóng gói; số lượng sản phẩm cần đóng gói và số lượng bao bì sử dụng để đóng gói sản phẩm). + Bảng kê hoá đơn bán bao bì theo mẫu số 03/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư này. Khi lập hoá đơn bán bao bì phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu được quy định GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện trên hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán hàng dùng cho cơ sở nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp), ngoài ra ghi thêm dòng bán theo Hợp đồng... số... ngày... tháng... không chịu thuế bảo vệ môi trường trên hoá đơn. Trường hợp bao bì nhập khẩu đã được thông quan theo quy định của pháp luật thì người nhập khẩu bao bì không được kê khai lại để được áp dụng đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường. Đối với trường hợp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trong trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. Về thời hạn được gia hạn quy định cụ thể tại Khoản 10 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lí thuế. Việc địa điểm nộp hồ sơ khai thuế và tiến hành khai thuế đối với từng hàng hóa sản xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường được hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 Thông tư số 152/ 2011/TT-BTC.  Thủ tục nộp thuế:  Trình tự thực hiện: + Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt: - Người nộp thuế đến nộp tiền trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước (KBNN). Kho bạc Nhà nước xác nhận trên chứng từ nộp thuế về số thuế đã thu. - Người nộp thuế nộp bằng tiền mặt tại cơ quan thuế, ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế: các tổ chức, cá nhân khi nhận tiền thuế cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế theo đúng quy định của Bộ Tài chính. + Trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản: - Người nộp thuế đến Kho bạc, Ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của Kho bạc nhà nước. - Kho bạc, Ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế để thu ngân sách nhà nước xác nhận trên chứng từ nộp tiền thuế GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện của người nộp thuế. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phải phản ánh đầy đủ các nội dung của chứng từ nộp tiền thuế trên chứng từ phục hồi gửi Kho bạc Nhà nước nơi thu Ngân sách Nhà nước (NSNN).  Cách thức thực hiện: Giấy nộp tiền vào NSNN được phát hành theo các hình thức: Đối tượng nộp NSNN tự in; KBNN in và cấp cho người nộp thuế khi đến nộp tiền tại KBNN; Ngân hàng, cơ quan được uỷ nhiệm thu in và cấp cho người nộp tiền. Người nộp thuế phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế do Bộ Tài chính quy định.  Trƣờng hợp thu bằng chuyển khoản qua KBNN: - Trường hợp KBNN chưa tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Người nộp thuế lập 3 liên giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu C1- 02/NS kèm theo) gửi KBNN nơi mở tài khoản, khi nhận được 3 liên giấy nộp tiền, KBNN thực hiện trích tài khoản tiền gửi của người nộp thuế để thu NSNN và gửi liên 2 cho người nộp thuế; - Trường hợp KBNN đã tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế (mẫu 01/BKNT kèm theo) chuyển cho KBNN nơi mở tài khoản. Căn cứ bảng kê nộp thuế, KBNN thực hiện trích tài khoản tiền gửi của người nộp thuế để thu NSNN; đồng thời, in 2 liên giấy nộp tiền vào NSNN và gửi Liên 2 cho người nộp thuế;  Trƣờng hợp thu bằng chuyển khoản qua ngân hàng: - Trường hợp ngân hàng chưa tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Khi nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản tại ngân hàng, người nộp thuế lập 4 liên giấy nộp tiền vào NSNN gửi ngân hàng nơi mở tài khoản. Khi nhận được 4 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản, ngân hàng có trách nhiệm làm thủ tục trích tài khoản tiền gửi của người nộp thuế để nộp đầy đủ, kịp thời vào NSNN ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là vào đầu của ngày làm việc hôm sau và gửi liên 2 giấy nộp tiền cho người nộp thuế. - Trường hợp ngân hàng đã tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế gửi ngân hàng nơi mở tài khoản; ngân hàng nhập dữ liệu vào chương trình máy tính, làm thủ tục trích tài khoản của người nộp thuế; đồng thời, in 2 liên giấy nộp tiền và trả 1 liên cho người nộp thuế  Thu qua máy rút tiền tự động (ATM): GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Hình thức thu này được áp dụng khi ngân hàng đã xây dựng được chương trình phần mềm thu thuế qua ATM; Người nộp thuế đến nơi đặt ATM của ngân hàng, nhập đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào chương trình của ATM để chuyển tiền vào tài khoản của KBNN và nhận bảng kê nộp thuế in từ ATM;  Thu bằng tiền mặt qua Kho bạc nhà nƣớc (KBNN): - Trường hợp KBNN chưa tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Người nộp thuế lập 3 liên giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu C1-02/NS kèm theo), KBNN làm thủ tục thu tiền, hạch toán thu NSNN và gửi liên 2 cho người nộp thuế; - Trường hợp KBNN đã tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế gửi KBNN; căn cứ bảng kê của người nộp thuế, KBNN nhập thông tin vào chương trình máy tính, in 2 liên giấy nộp tiền vào NSNN và làm thủ tục thu tiền, hạch toán thu NSNN gửi Liên 2 cho người nộp thuế;  Thu tiền mặt qua ngân hàng: - Trường hợp ngân hàng chưa tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Người nộp thuế lập 4 liên giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu C1-02/NS kèm theo) gửi ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản; căn cứ giấy nộp tiền, ngân hàng làm thủ tục thu tiền và gửi liên 2 cho người nộp thuế. - Trường hợp ngân hàng đã tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế: Người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế, gửi đến ngân hàng nơi KBNN uỷ quyền thu; căn cứ bảng kê nộp thuế, ngân hàng thực hiện in 2 liên giấy nộp tiền vào NSNN, 1 liên trả cho người nộp thuế.  Thu bằng tiền mặt qua cơ quan thu: Các cơ quan thu khi thu tiền mặt trực tiếp từ người nộp phải sử dụng biên lai, sau đó nộp toàn bộ số tiền đã thu vào KBNN. Số lượng hồ sơ: 01 chứng từ. Thời hạn giải quyết: Người nộp thuế tự nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế không phải trả kết quả. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước; Cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế; Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế; Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật. 2.4. Đánh giá thực trạng thu và nộp thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam thời gian qua 2.4.1. Vấn đề thu 2.4.1.1. Thành quả đạt được Trong thời gian qua, trên phạm vi cả nước nói chung và địa bàn Thành phố Cần thơ nói riêng đã tiến hành 9 tháng đầu năm 2013, triển khai nhiệm vụ - giải pháp thu ngân sách Nhà nước quý IV năm 2013. Theo báo cáo của Cục thuế, tình hình thu Ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm 2013, toàn ngành thuế đã thực hiện tổng số thu nội địa là 4.444 tỉ đồng, đạt 75,4% so với dự toán của Bộ Tài chính, đạt 74,83% dự toán Hội đồng nhân dân, tăng 36,30% so cùng kỳ năm 2012, trong đó thu thuế bảo vệ môi trường đạt 57,03%. Hàng năm, Nhà nước dành 1% tổng chi ngân sách nhà nước để chi sự nghiệp bảo vệ môi trường. Trong khi nhu cầu tài chính cho bảo vệ môi trường rất lớn. Tính riêng nhu cầu cho các đề án tổng thể cải tạo môi trường và chương trình xử lý ô nhiễm ở các làng nghề, khu công nghiệp vào khoảng 17.678 tỷ đồng/năm. Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013, toàn ngành thuế nói chung và thuế bảo vệ môi trường nói riêng đã không ngừng tập trung rà soát, khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành tổng nguồn và các nguồn thu theo dự toán Hội đồng Nhân dân giao năm 2013. Ngành thuế còn đề ra nhiều kế hoạch trong công tác quản lí thu, áp dụng những biện pháp hữu hiệu nhất để đạt dự toán thu từ các nguồn thu trong đó có thuế bảo vệ môi trường. Đồng thời, không ngừng tập trung xử lí nợ đọng thuế, không để phát sinh nợ mới trong năm 2013 với các giải pháp cụ thể theo tinh thần thông báo số 138/TB-VT-UB ngày 12/6/2013 của Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ với mục tiêu phấn đấu cuối năm đảm bảo tỷ lệ nợ không quá 5%, tiến hành xây dựng dự toán thu Ngân sách Nhà nước năm 2014, chủ động giao dự toán sớm ngay trong tháng 12/2013 cho các đơn vị trực thuộc để có kế hoạch triển khai thu ngay từ những ngày đầu năm 2014. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện So với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, Việt Nam đưa Luật thuế bảo vệ môi trường vào cân đối thu khá muộn. Nhưng so với tiến trình hội nhập điều đó không chậm khi thuế bảo vệ môi trường là sắc thuế mang tính toàn cầu. Luật thuế bảo vệ môi trường được xây dựng trên cơ sở hội nhập kinh tế quốc tế, hiện đại hóa thuế. Do vậy nó phải tương đối phù hợp với các sắc thuế trên toàn thế giới trong tiến trình hội nhập. Thực hiện luật thuế để thực thi các chính sách thu thuế một cách hợp lí, tránh đánh thuế hai lần, tạo ra nguồn ngân sách tái đầu tư vào môi trường sống, bảo vệ sinh thái đóng góp vào sự phát triển bền vững toàn cầu. Theo đánh giá chung, những năm qua tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, thoái hóa đất, tiếng ồn diễn ra khá nghiêm trọng tại nhiều địa phương. Thế nhưng để hạn chế ô nhiễm các biện pháp đưa ra chỉ là tạm thời. Ở nhiều nơi, nhiều khu gây ô nhiễm nghiêm trọng được kiến nghị nhiều lần, cơ quan chủ quản cũng tích cực khắc phục nhưng việc cải thiện chưa đáng kể. Trong khi đó Nhà nước chỉ có chính sách thu phí về môi trường mang tính tượng trưng thiếu bền vững. Luật thuế bảo vệ môi trường được thực hiện trong thời gian qua là một sắc thuế để hoàn thiện chính sách, cải cách để hội nhập, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường toàn xã hội, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, nhưng quan trọng hơn là tạo nguồn thu khôi phục môi trường. Để giải quyết các vấn đề về môi trường trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo quan điểm nêu trên, cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đặc biệt trong tổ chức, triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong toàn Đảng và toàn xã hội. 2.4.1.2. Tồn tại và nguyên nhân  Về chính sách phí: Các loại phí bảo vệ môi trường hiện hành mới dừng lại ở mục tiêu huy động đóng góp một phần của những đối tượng xả thải mà không tự mình xử lý chất thải; hỗ trợ thêm chi phí làm sạch môi trường. Nguồn thu từ phí còn rất hạn chế. Nếu tính cả nhu cầu đầu tư xử lý chất thải sinh hoạt tại các khu vực dân cư tập trung, đầu tư phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, trồng rừng và tái trồng rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thì nhu cầu tài chính cho bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay là rất lớn. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện  Về chính sách thuế: Trong các chính sách thuế trước đó, mục tiêu bảo vệ môi trường chỉ là mục tiêu lồng ghép không phải là mục tiêu chính. Vì vậy, việc khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích đầu tư vào các dự án làm sạch môi trường, không thu thuế nhập khẩu hoặc thu mức thuế suất thấp khi mua các sản phẩm, thiết bị môi trường liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường chỉ góp một phần nào đó vào mục tiêu bảo vệ môi trường chứ chưa tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường. Các chính sách thuế và phí như nêu trên chưa điều chỉnh các hoạt động sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người, chưa góp phần giảm thiểu các tác nhân sẽ gây tác động xấu đến môi trường tại nguồn gốc phát sinh. Trong thời gian qua, vấn đề thu thuế ở một số đơn vị hải quan địa phương đã gặp không ít vướng mắc trong quá trình áp dụng Luật Thuế bảo vệ môi trường, cụ thể như sau: Theo phản ánh của một số cục hải quan địa phương, các đơn vị này đang gặp vướng mắc trong việc áp dụng thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với nguyên liệu tiêu hao nhập khẩu trước thời điểm Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực nhưng thanh khoản tại thời điểm Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực. Căn cứ quy định tại điểm 3 Công văn số 1199/BTC-TCT ngày 30/1/2012 thì hàng gia công không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, tuy nhiên đối với nguyên liệu tiêu hao thuộc đối tượng chịu thuế thì phải nộp thuế khi thanh khoản. Thực tế, thời gian qua cục hải quan một số địa phương gặp vướng mắc trong việc thu thuế đối với các hợp đồng gia công nhập khẩu nguyên liệu tiêu hao hoặc nguyên liệu còn tồn kho trước khi Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực, nhưng đến khi thanh khoản Luật thuế bảo vệ môi trường mới có hiệu lực (ngày 1-1-2012) thì việc thu thuế bảo vệ môi trường đối với số nguyên liệu tiêu hao khi thanh khoản này có được thực hiện không. Cục Thuế xuất nhập khẩu đã có công văn gửi Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) đề xuất một số biện pháp xử lý, nhằm thống nhất cách thức thực hiện tại cục hải quan các tỉnh, thành phố công bằng trong việc tính và thu thuế nên thực hiện như sau: Chỉ thu thuế bảo vệ môi trường đối với các tờ khai hàng hóa nhập khẩu chịu thuế bảo vệ môi trường kể từ ngày luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực. Vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 83 GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó”. Như vậy, khoản 1 Điều 12 Luật Thuế bảo vệ môi trường quy định Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2012, không quy định tính hồi tố cho các trường hợp trước đó, vì vậy có thể được hiểu chỉ những hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu theo tờ khai từ ngày 1-1-2012 thì mới phải chịu thuế bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cũng theo phản ánh của một số cục hải quan địa phương, đối với mặt hàng túi ni lông nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu, sau đó xuất khẩu cũng đang gặp một số khó khăn. Căn cứ quy định tại Luật Thuế bảo vệ môi trường, Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011, Thông tư 152/2011/TT - BTC ngày 11/11/2011 và công văn số 1199/BTC-TCT ngày 30/1/2012 không quy định túi ni lông nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường. Do đó ngày 13/2/2012, Tổng Cục Hải quan đã có công văn 559/TCHQ TXNK hướng dẫn các cục hải quan địa phương theo hướng phải thu thuế đối với túi ni lông thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay một số cục hải quan địa phương gặp vướng mắc khi doanh nghiệp sử dụng túi ni lông nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu thì có được hoàn thuế bảo vệ môi trường tương ứng với lượng túi ni lông nhập khẩu hay không. Căn cứ quy định tại Luật Thuế bảo vệ môi trường, Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011, Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 và công văn số 1199/BTCTCT ngày 30/1/2012 không quy định túi ni lông nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 152/2011/TT-BTC thì hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu (kể cả trường hợp trả lại hàng) ra nước ngoài sẽ được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp đối với số hàng tái xuất ra nước ngoài. Đối chiếu với quy định nêu trên đối với túi ni lông nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo loại hình sản xuất xuất khẩu nhưng không đưa vào sản xuất mà tái xuất GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện nguyên trạng thì căn cứ vào khoản 4 Điều 8 Thông tư 152/2011/TT-BTC để xử lý hoàn thuế theo quy định. 2.4.2. Vấn đề nộp 2.4.2.1. Thành quả đạt được Trong thời kỳ đổi mới, cán bộ công chức ngành Thuế luôn ý thức và phấn đấu vì sự nghiệp thu ngân sách nhà nước và hoàn thành chỉ tiêu dự toán được Đảng và Nhà nước giao. Ý thức luôn đổi mới và tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế đã được ngành Thuế đặt ra và tiến hành các cuộc cải cách lớn nhằm động viên được các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần cho nền kinh tế tăng trưởng. Xác định nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của toàn ngành Thuế trong năm 2013 là rất nặng nề và khó khăn, toàn thể cán bộ công chức, viên chức của Ngành đang ra sức thi đua, phấn đấu cao nhất chỉ tiêu thu nộp ngân sách nhà nước đã được Đảng và Nhà nước giao. Với những hành động và việc làm cụ thể thiết thực chào mừng 68 năm kỷ niệm của Ngành, mỗi cán bộ công chức thuế như những “chiến sỹ” đang ra sức thi đua, vận động người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời, tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát chống gian lận thuế và đôn đốc thu hồi nợ đọng. Trong thời gian qua, việc triển khai Luật thuế bảo vệ môi trường được đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế như: Tổ chức các hội nghị đối GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện thoại trực tiếp với người nộp thuế; mở nhiều chuyên mục tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng; lập nhiều các kênh thông tin cho người nộp thuế (website, điện thoại, hộp thư điện tử, đường dây nóng, tổ chức các hội nghị tôn vinh thành tích của các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế). Bên cạnh đó, các cơ quan cũng đẩy mạnh công tác đối thoại với doanh nghiệp theo định kỳ và theo yêu cầu thực tế nhằm giải đáp trực tiếp các câu hỏi, ý kiến phản ánh, vướng mắc của người nộp thuế về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, tiếp thu các ý kiến đóng góp của người nộp thuế, trên cơ sở đó nghiên cứu và trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách, quy định về thuế, chấn chỉnh công tác quản lý thuế, thái độ, ứng xử của công chức thuế cho phù hợp. Cơ quan thuế các cấp triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phong phú, đa dạng, tăng cường chất lượng công tác hỗ trợ người nộp thuế thông qua các hình thức hỗ trợ: Hướng dẫn, trả lời người nộp thuế bằng văn bản; qua điện thoại; hỗ trợ trực tiếp của cơ quan thuế thông qua bộ phận “một cửa” tại Cơ quan Cục thuế và Chi cục thuế các huyện, thành phố…Tôn vinh thành tích các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế nhằm ghi nhận những nỗ lực, cố gắng đóng góp về thuế vào sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và cho từng địa phương nói riêng. Phối hợp với các ngành và các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức xã hội…tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế. Rà soát, đánh giá hiệu quả các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ trong từng giai đoạn, nắm bắt tình hình và đề ra các biện pháp để hoàn thiện hơn công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, nhiều biện pháp tuyên truyền được triển khai thực hiện một cách đồng bộ như: thực hiện tốt Quy chế phối hợp với các Ngành chức năng và các cơ quan: Cục thuế - Đài phát thanh - truyền hình - Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ban tuyên giáo… nhằm phổ biến chính sách, pháp luật thuế, vận động người nộp thuế thực hiện tốt pháp luật thuế, đưa các nội dung phổ biến về chính sách, pháp luật thuế vào bản tin nội bộ được phát hành vào các Chi, Đảng bộ các cấp. Triển khai kịp thời các lớp tập huấn để phổ biến, hỗ trợ người nộp thuế biết và hiểu rõ các chính sách, quy định về thuế, đặc biệt là những chủ trương, chính sách, quy định mới và những ứng dụng Công nghệ thông tin hỗ trợ nhằm nâng cao ý thức chấp GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện hành pháp luật thuế của người nộp thuế. Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ được áp dụng trên thế giới. Đánh giá và đề xuất phương án áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ mới, củng cố, hoàn thiện các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ hiện hành. Lập kế hoạch phát triển các hình thức, nội dung tập trung tuyên truyền theo nhu cầu của người nộp thuế. Tiên phong và nỗ lực trong việc triển khai, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet là một bước tiến lớn trong cải cách dịch vụ công của ngành Thuế, nhờ đó đã giảm thời gian và chi phí hành chính của người nộp thuế khi thực hiện thủ tục hành chính thuế. Với việc tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện các thủ tục hành chính thuế, người nộp thuế đã được trao quyền tự chủ trong việc tự in hoá đơn, xác định số lượng hoá đơn sử dụng, tự đặt in hoá đơn, ký hợp đồng đặt in hoá đơn và thông báo phát hành hoá đơn trước khi sử dụng. Người nộp thuế có thể nộp tờ khai 24/24 giờ trong ngày, bảy ngày trong tuần và ở bất cứ đâu có kết nối mạng. Với tiện ích thiết thực mang lại của việc khai thuế qua mạng, đến nay đã có nhiều doanh nghiệp thực hiện khai thuế qua mạng. Đồng thời với việc triển khai khai thuế qua mạng, ngành đã thực hiện mở rộng việc nộp thuế qua các ngân hàng thương mại, giúp người nộp thuế giảm thời gian, chi phí đi lại, nộp tiền thuế kịp thời vào ngân sách Nhà nước. 2. 4.2.2. Tồn tại và nguyên nhân Có thể nhận thấy, không phải tất cả mọi cá nhân, tổ chức đều có sự hiểu biết và ý thức chấp hành chính sách thuế một cách cụ thể và đầy đủ. Bởi lẽ, hầu hết người nộp thuế không thấy được những đóng góp của họ đối với sự phát triển chung của xã hội, của cộng đồng và của địa phương. Do đó, nhiều trường hợp trốn tránh hoặc cố tình vi phạm các quy định hiện hành; chưa có sự chuyển biến rõ rệt về tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế và nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Khi thực hiện chế độ doanh nghiệp kê tự khai nộp thuế thì quản lý thu thuế và phí gặp rất nhiều khó khăn, đến nay chính quyền các địa phương và ngành thuế quản lí trong lĩnh vực thu thuế bảo vệ môi trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý để có hiệu quả nhằm chống thất thu cho ngân sách nhà nước. Vẫn còn nhiều kẽ hở trong vấn đề nộp thuế bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, khi quy định các trường hợp đánh thuế 30.000 đồng/kg, trường hợp đánh thuế 50.000 GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện đồng/kg, có thể dẫn tới tình trạng doanh nghiệp “gian lận” với cán bộ thuế để được đóng thuế ít hơn, gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Thậm chí, việc doanh nghiệp lấy lý do thuế cao, lỗ lã nên thông báo ngưng sản xuất túi ni lông chứa PE (thực chất là vẫn sản xuất) để không phải nộp thuế bảo vệ môi trường thì cơ quan thuế cũng khó kiểm soát được. Đó là chưa kể hầu hết các doanh nghiệp sản xuất túi ni lông là doanh nghiệp nhỏ, cơ sở sản xuất gia đình đang đóng thuế theo hình thức thuế khoán, không bị tác động nhiều bởi việc áp dụng Luật Thuế bảo vệ môi trường. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM 3.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện các quy định về thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam 3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam Ở nước ta hiện nay, việc quản lí và bảo vệ môi trường chủ yếu vẫn dựa vào các công cụ pháp lí và mệnh lệnh hành chính kết hợp với giáo dục và truyền thông về môi trường. Việc sử dụng các công cụ thuế, phí để bảo vệ môi trường mới được quy định trong thuế tài nguyên, luật bảo vệ môi trường, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt. Và hiện nay, Thuế bảo vệ môi trường được đưa vào đời sống trong thời gian qua đã trở thành một công cụ pháp lí hữu hiệu góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường tốt hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững và ổn định. Khi xây dựng và cho ban hành luật thuế bảo vệ môi trường là nhằm mục đích hướng người tiêu dùng ý thức hơn trong việc hạn chế sử dụng các sản phẩm khi sử dụng gây tác hại xấu đến môi trường; khuyến khích việc tìm ra các nguồn năng lượng mới, cải tiến, đổi mới dây chuyền sản xuất kĩ thuật cao; sử dụng nhiều hệ thống xử lí chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn theo luật định. Tuy nhiên, sau khi được áp dụng vào thực tế cuộc sống vẫn chưa đạt được một số mục tiêu trên. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết và phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Có thể nói, những đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường hiện nay đã tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái xung quanh con người, bởi lẽ đó là những nhiên liệu, những sản phẩm khi được sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ cho sức khỏe của con người mà còn tạo ra nhiều chất độc hại làm ô nhiễm không khí, nguồn nước, mặt đất (các loại xăng, dầu, mỡ nhờn, dung dịch HCFC, thuốc diệt cỏ, diệt mối, bảo quản lâm sản, khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng), suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên (các loại than đá như than nâu, than antraxit, than mỡ và một số loại than khác). Thuế bảo vệ môi trường là công cụ pháp lí hữu hiệu nhất để hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện khi sử dụng gây ảnh hưởng đến môi trường và góp phần làm giảm nhu cầu sử dụng các hàng hóa đó từ phía người tiêu dùng. Trong quá trình tiến hành các hoạt động của mình, sự thiếu ý thức của nhiều cá nhân, tổ chức là nguyên nhân chủ yếu đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Có thể kể đến các hoạt động công nghiệp ở nước ta hiện nay, do sử dụng nhiều công nghệ lạc hậu, quy mô vừa và nhỏ, một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi song lại hầu như chưa có thiết bị xử lí khí thải độc hại. Nói cách khác là chúng không đảm bảo được tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Bên cạnh đó, hầu hết các cơ sở công nghiệp cũ lại được phân bố rất phân tán. Khi quá trình đô thị hóa diễn ra, phạm vi các thành phố ngày càng mở rộng nên hiện nay phần lớn các khu công nghiệp cũ đều nằm trong nội thành của nhiều thành phố làm cho mức độ ô nhiễm không khí ngày một gia tăng. Điển hình như: thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 500 xí nghiệp cũ trong tổng số 700 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành, chủ yếu là nhiều khu công nghiệp hóa chất, công nghiệp thực phẩm, nhiệt điện… Ngoài ra, cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, phương tiện giao thông cơ giới ở Việt Nam tăng lên rất nhanh, đặc biệt là các khu đô thị. Do vậy, đó là nguyên nhân các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nhập khẩu mạnh lượng xăng, dầu để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Chính vì lẽ đó mà nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành nguồn gây ô nhiễm không khí nặng nề cho nhiều khu đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Theo số liệu của Bộ giao thông vận tải, số lượng xe máy tăng lên rất nhanh (trung bình mỗi năm là 15% đến 18%). Các phương tiện này thải ra nhiều khói bụi, hơi xăng dầu khí CO, NO2, SO2 vô cùng độc hại. Nồng độ trung bình một giờ, cũng như trung bình ngày của các loại khí này trong không khí đều nhỏ hơn hoặc xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép. Việc sử dụng các loại thuốc bảo quản lâm sản và khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng để hạn chế mùi hôi từ những khí độc hại như H2S, NH3, CH4 tại các cơ sở chế biến, các xí nghiệp cũng làm ô nhiễm môi trường đáng kể. 48 Ngoài ra, trong sinh hoạt và tiêu dùng, ở Việt Nam, cư dân thành phố thường đun nấu bằng than, dầu hỏa cũng ảnh hưởng không ít đến sức khỏe con người và môi trường không khí. 48 Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2003 của Bộ tài nguyên và môi trường. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Ở nhiều khu công nghiệp điều chế, sản xuất bao bì ni lông, các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng thường thải ra một lượng lớn nước thải công nghiệp (thường chứa các chất gây ô nhiễm môi trường với mức độ đáng kể) và các chất thải khác. Lượng nước thải và chất thải này thường chưa qua xử lí hoặc xử lí chưa đạt tiêu chuẩn, được thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt, hoặc ngấm qua đất tới các mạch nước ngầm. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay ở Việt Nam. Trước những nguyên nhân trên, các nhà làm luật cần phải cân nhắc và xem xét dưới tất cả mọi góc nhìn của thực tiễn, có những quy định, những chế tài đặt ra chỉ thích hợp với một số đối tượng và phù hợp ở một thời điểm nhất định, không nên có những đánh giá mang tính phiến diện, chủ quan để ảnh hưởng đến tâm lí của nhà sản xuất, người tiêu dùng và sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Mặt khác, từ khi bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường Việt Nam đã tiến hành hai lần cải cách thuế, đó là cải cách thuế bước một (1991-1995) và cải cách thuế bước hai (1996-2001). Kết quả đạt được của hai cuộc cải cách này khá tốt, tuy nhiên hệ thống thuế của nước ta đến nay đã 22 năm cải cách, nhưng vẫn còn nhiều nhược điểm, chưa phát huy được hiệu quả thực sự. Có thể nhận thấy rằng, các cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường chậm đổi mới, chưa đồng bộ với thể chế thị trường. Các loại thuế, phí về môi trường mới chỉ bước đầu tạo nguồn thu cho ngân sách mà chưa phát huy được vai trò công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội theo hướng hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Hoạt động chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường đã đạt 1% tổng chi ngân sách Nhà nước hằng năm, nhưng còn dàn trải. Tại một số địa phương việc sử dụng nguồn chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường chưa đúng mục đích, chưa hiệu quả. Tỉ lệ đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường từ các nguồn thu liên quan đến môi trường còn thấp. 3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện các quy định về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam Phương hướng hoàn thiện Luật thuế bảo vệ môi trường được xác định như sau: GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Thứ nhất, cần đảm bảo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” và “người được hưởng lợi” phải trả. Bởi lẽ, thuế bảo vệ môi trường ra đời nhằm mục tiêu chính là bảo vệ môi trường, chính vì vậy, các chủ thể gây thiệt hại cho môi trường phải có nghĩa vụ nộp thuế để nhà nước khắc phục các sự cố môi trường đã xảy ra như một cách để những chủ thể đó chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, đây là trách nhiệm đối với hành vi hợp pháp (tức là hành vi gây ô nhiễm vẫn trong giới hạn cho phép) để phân biệt với việc bị xử phạt vi phạm hành chính do gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, Nhà nước không dừng lại ở việc chỉ khắc phục những thiệt hại môi trường do bị ô nhiễm, mà còn tích cực làm cho môi trường được trong sạch hơn bằng các hoạt động của mình. Những hoạt động tích cực làm sạch môi trường của Nhà nước để cho nhiều chủ thể được hưởng lợi, và ở một chừng mực nhất định, những chủ thể này phải có trách nhiệm đóng góp với Nhà nước thông qua Thuế bảo vệ môi trường. Thứ hai, quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường phải đảm bảo khuyến khích việc bảo vệ môi trường như đã phân tích, mục tiêu chủ yếu của Thuế bảo vệ môi trường là định hướng hành vi xã hội để đảm bảo môi trường ngày một tốt đẹp hơn, hoặc chí ít cũng không phát triển theo chiều hướng xấu đi, chứ không phải là thu được nhiều thuế từ những chủ thể gây ô nhiễm. Bởi lẽ có những thành phần môi trường nếu mất đi thì không thể phục hồi được vì không phải mọi vấn đề đều được giải quyết bởi nguồn tài chính. Là một công cụ kinh tế, cách ưu việc nhất là quy định mức thuế sao cho chủ thể nộp thuế thấy có lợi hơn khi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Do vậy, các quy định của Luật phải rõ ràng để các chủ thể trên nhận thức, lựa chọn được ưu đãi thuế khi sử dụng công nghệ sạch, sản phẩm thân thiện hơn với môi trường, hơn là phải nộp mức thuế quá cao để rồi tiếp diễn hành vi gây ô nhiễm. Thứ ba, cần đảm bảo lộ trình thuế hợp lí. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn tăng tốc để bắt kịp trình độ phát triển của các quốc gia tiên tiến. Chính vì vậy, việc sử dụng các mức độ tối đa các nguồn tài nguyên là khó tránh khỏi. Trong thời gian qua, trình độ công nghệ trong nước mặc dù có tiến bộ nhưng nhìn chung còn khá lạc hậu, không thể ngay lập tức hiện đại hóa hoàn toàn bằng những công nghệ tiên tiến và ít ảnh hưởng đến môi trường. Với thực tiễn như vậy, nhiệm vụ của thuế bảo vệ GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện môi trường là từng bước điều chỉnh hành vi xã hội, dần dần đưa nhận thức bảo vệ môi trường vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ tư, cần tránh tình trạng áp dụng ngay mức thuế cao dẫn đến gia tăng mạnh chi phí sản xuất, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong giai đoạn cạnh tranh kinh tế toàn cầu hiện nay. Luật thuế bảo vệ môi trường phải đưa ra lộ trình áp dụng thuế hợp lí, từ mức thuế thấp dần dần đến mức thuế cao, để xã hội quen dần với trách nhiệm nộp thuế bảo vệ môi trường, đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Khung thuế suất phải được tính trên cơ sở mức độ ảnh hưởng tới môi trường của hàng hóa, chứ không phải trên mức giá bán. Thứ năm, thuế bảo vệ môi trường không thể thay thế hoàn toàn phí môi trường mà vẫn cần tiếp dụng áp dụng một số loại phí môi trường nhất định. Mặc dù hệ thống phí hiện hành liên quan đến môi trường còn nhiều bất cập nhưng với cách tiếp cận về thuế và phí như hiện nay, thuế bảo vệ môi trường không thể và không cần thiết phải thay thế cho toàn bộ các loại phí liên quan đến môi trường. Thực tế cho thấy, nhiều loại phí là cần thiết, đáp ứng nhu cầu của các chủ thể sử dụng dịch vụ công do Nhà nước cung cấp như phí kiểm dịch động, thực vật, phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phí phòng, chống thiên tai…Những loại phí này, trên thực tế là dành để thực hiện các mục tiêu cụ thể nhằm bảo vệ môi trường, vì lợi ích của bản thân chủ thể nộp phí và lợi ích chung của xã hội. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là phải rà soát, đánh giá bản chất và hiệu quả của từng loại phí để xác định loại phí nào cần bãi bỏ và thay thế Thuế bảo vệ môi trường, loại phí nào tiếp tục được thực hiện. Cụ thể, khi Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 thì các quy định về thu phí xăng, dầu tại Pháp lệnh về phí và lệ phí số 38/2001/PLUBTVQH10 hết hiệu lực thi hành. Thành công của thuế môi trường trong việc điều chỉnh hành vi kinh tế còn phụ thuộc vào từng thị trường cụ thể đối với từng đối tượng đánh thuế. Nếu không có biện pháp hữu ích nào khả dĩ có thể giúp giảm lượng tiêu thụ năng lượng hoá thạch để thay thế, thì việc áp dụng biện pháp tăng giá năng lượng thông qua thuế môi trường sẽ đem lại hiệu quả rất ít, nếu không muốn nói là không đem lại kết quả gì trong nỗ lực thay đổi hành vi tiêu dùng năng lượng hoá thạch của các tác nhân trong nền kinh tế. Tương tự, nếu không kết hợp việc tạo ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh, thay thế, tin cậy và GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện an toàn khác (như giao thông công cộng, xe đạp,...), nếu chỉ áp dụng riêng lẻ thuế môi trường làm tăng giá xăng dầu thì hiệu quả điều chỉnh hành vi sử dụng ô tô, xe máy là rất thấp. Sự thất bại trong nỗ lực thay đổi hành vi do tiến hành thay đổi giá trong các trường hợp “cầu không co dãn” là rất rõ. Không thể quá tham vọng sử dụng công cụ thuế trong trường hợp này. Trong các trường hợp như vậy, hoặc phải áp dụng thuế rất cao, hoặc phải sử dụng các biện pháp khác như hỗ trợ sử dụng hiệu quả năng lượng, nâng cao chất lượng, tiện nghi, đa dạng hoá giao thông công cộng thì mới có thể làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Vai trò của Nhà nước là rất rõ nét và quan trọng. Điều này giải thích tại sao thuế môi trường sẽ phát huy hiệu quả nhất khi chính sách thuế đồng bộ trong các chính sách khác về chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Thứ sáu, các quy định về ưu đãi thuế như miễn thuế, giảm thuế phải rõ ràng, cụ thể và thiết thực hơn để những chủ thể có hành vi hợp pháp hạn chế những hậu quả tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh. 3.2. Một số đề xuất về giải pháp hoàn thiện các quy định về thuế bảo vệ môi trƣờng 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về thuế bảo vệ môi trường hiện nay Giải pháp hoàn thiện pháp luật là giải pháp quan trọng nhất quyết định mọi hiệu quả của bất kì loại thuế nào. Bởi lẽ, một sắc thuế luôn được xây dựng và ban hành theo các nguyên tắc cơ bản, đó là: Tính minh bạch, tính hiệu quả, linh hoạt và nguyên tắc công bằng dưới các hình thức như Luật, Pháp lệnh… Mỗi sắc thuế có vai trò điều tiết riêng trong nền kinh tế, song chúng có mối quan hệ rất mật thiết và tác động lẫn nhau trong quá trình phát huy tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống chính sách thuế dù được xây dựng một cách ưu việt, hoàn chỉnh đến đâu cũng không thể phát huy tác dụng nếu không được vận hành trong thực tiễn. Quá trình áp dụng luật thuế vào nền kinh tế - xã hội đòi hỏi sự chấp hành của các đối tượng nộp thuế, qua đó số thuế được huy động từ các thể nhân và pháp nhân vào ngân sách nhà nước theo đúng luật định. Quá trình này thường không gắn liền với sự “tự nguyện” mà cần có một hệ thống quản lý thuế để tổ chức, giám sát. Hệ thống quản lý thuế: gồm các phương pháp, hình thức quản lý thu thuế, các công cụ quản lý (các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ, phương tiện quản lý), cơ cấu tổ chức bộ máy (các bộ phận, các đơn vị thuộc cơ quan thuế các cấp trực tiếp hay gián tiếp thực hiện chức năng quản lý GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện thuế và mối quan hệ giữa chúng); đội ngũ cán bộ, công chức thuế và các cơ quan khác có liên quan đến công tác thuế theo quy định của pháp luật. 49 Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế bảo vệ môi trường phải đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch và trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong quản lý thuế, cơ quan thuế không thể nắm bắt được toàn bộ các kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực khác nhau trong toàn bộ nền kinh tế nên cần có một hội đồng tham vấn cho người ra quyết định xử lý. Chính vì thế, công tác quản lý thuế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một đặt ra nhiều vấn đề phức tạp. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thuế cũng là vấn đề hết sức cần thiết. Quản lý nhà nước về lĩnh vực thuế bảo vệ môi trường đòi hỏi nhà nước phải tăng cường công tác xây dựng, nắm vững và sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả hệ thống các công cụ chính sách, bao gồm các văn bản pháp luật, các kế hoạch hành động, hướng tới phát triển bền vững. Việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường đến giai đoạn hiện nay đã từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. 3.2.2. Điều chỉnh mức thuế suất đối với một số đối tượng chịu thuế Mức thuế tuyệt đối hiện hành đối với túi nilon thuộc diện chịu thuế được quy định từ 30.000 đồng - 50.000 đồng/kg. Người viết cho rằng cần tăng mức thuế đối với loại sản phẩm trên từ 40.000 - 60.000/kg vì thực tế thói quen sử dụng túi nilon dường như đã bám rễ trong xã hội và không dễ thay đổi. Trước những biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường cùng với việc phải chịu thêm thuế suất từ túi nilon, người tiêu 49 TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung, Quản lí thuế ở Việt Nam - Hoàn thiện và đổi mới, Phát triển và hội nhập, số 7 (17), Tháng 11-12/2012, trang 44. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện dùng ít nhiều cũng giảm thiểu được số lượng sử dụng sản phẩm này trong cuộc sống. Bởi lẽ, sản phẩm này được sử dụng vô cùng phổ biến và tiện dụng đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, thiết nghĩ điều gì đã, đang và sẽ xảy ra khi có hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra mỗi ngày, bất chấp nguy cơ ô nhiễm môi trường đang bùng phát trầm trọng? Túi ni lông gây tác hại ngay từ khâu sản xuất và trong quá trình sử dụng lẫn phân hủy, bởi vì việc sản xuất túi ni lông phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, và các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu… là những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống của con người, do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong trào lưu chung của thế giới, các túi ni lông chủ yếu sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường với số lượng ngày một gia tăng. Vấn đề này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm hoạ khôn lường cho nhân loại. Nhận thức được tác hại của túi ni lông đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, đã có nhiều quốc gia trên thế giới cùng đặt ra nhiều giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi ni lông đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch…; ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi ni lông khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi ni lông hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi như: Uganda, Kenya, Tanzania…cũng có nhưng động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường sinh thái. Trong thực tế, ở Việt Nam đã có nhiều cơ sở tiêu thụ hàng hóa, nhiều điểm giao dịch, mua bán đã áp dụng biện pháp sản xuất, cung cấp miễn phí cho khách hàng loại túi giấy, túi vải nhằm mục đích giảm thiểu giao dịch hàng hóa bằng túi ni lông với tiêu chuẩn không thân thiện với môi trường. Điển hình như Công ty cổ phần văn hóa Tân Bình (ALTA) đã tiếp cận công nghệ sinh học của thế giới từ năm 2003 đã sử dụng công nghệ TDPA (Totally Degradable Plastic Additives – chất phụ gia nhựa có thể phân hủy hoàn toàn) do tập đoàn EPI Canada (Environmental Technologes Incorporation) chuyển giao để tạo các sản phẩm nhựa có thể phân hủy và phân hủy sinh học được. Công nghệ sản xuất bao bì GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện nhựa tự hủy của ALTA tương tự như công nghệ sản xuất bao bì thường, nhưng trong quá trình sản xuất có thêm chất phụ gia để bao bì nhựa có thể tự phân hủy. Quá trình sản xuất vẫn cho phép có thể in ấn lên bao bì sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng như các loại bao bì nhựa thông thường. Thời gian để một bao bì nhựa phân hủy là từ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm hoặc lâu hơn tùy theo yêu cầu của khách hàng. Sau thời gian trên, bao bì nhựa tự phân hủy, giã ra thành một loại bột mịn. Bao bì nhựa tự hủy ALTA có nhiều đặc điểm ưu việt là thế, dù vậy sản phẩm sản xuất ra vẫn chủ yếu là xuất khẩu. Nhu cầu sử dụng trong nước vẫn còn thấp bởi giá thành của loại túi này còn ở mức cao hơn giá bao bì nilon bình thường khoảng 20-25%. Tuy nhiên, mục tiêu của ALTA là bảo vệ môi trường với khẩu hiệu “hãy nghĩ đến ngày mai” nên Công ty đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi để tiếp cận với một số công nghệ khác của các nước tiên tiến nhằm mục đích giảm giá thành nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Song song đó Công ty ALTA cũng đã phát động một số chương trình như: Tuyên truyền về bảo vệ môi trường một cách sâu rộng thông qua báo, đài, pano, áp phích, tờ rơi,… phát không hoặc bán rẻ hơn nhiều so với các bao bì nhựa khác nhằm tạo động lực sử dụng cho các hộ gia đình, kinh phí bù đắp sẽ được trích từ nhiều nguồn khác. Bên cạnh đó, việc tính thuế phụ thuộc vào việc trong 4 loại than thuộc về than đá thì than Antraxit là than có hàm lượng các bon rất cao, vì vậy khi dùng nó thải ra khí cacbonic cao và bản thân giá khai thác than Antraxit cũng thu nhập cao, cho nên than Antraxit phải là cao nhất trong các loại than đá, theo ý kiến chủ quan của người viết cho rằng riêng đối với Antraxit có thể nâng lên mức từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng. Còn các loại than khác có thể tính chi tiết hơn hàm lượng cacbon, trong đó để chúng ta tính xem khi dùng thì phát thải ra bao nhiêu khí cacbonic thì thuế là thuế ở chỗ lượng khí phát thải ra môi trường. 3.2.3. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế bảo vệ môi trường Trước hết, phải làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Mục tiêu của ngành thuế nói chung là đến năm 2015, tỷ lệ hài lòng của người nộp thuế sẽ đạt mức 70%. Trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thì yếu tố con người luôn giữ vai trò then chốt và có ý nghĩa quyết định, đó chính là vai trò làm đại diện cho GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Nhà nước, làm cầu nối giữa Nhà nước với người nộp thuế. Mối quan hệ giữa cán bộ thuế với người nộp thuế là mối quan hệ diễn ra trong lĩnh vực thuế bảo vệ môi trường nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế theo pháp luật, do đó cán bộ làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế phải là những người có năng lực thật sự, được đào tạo chính quy và đáp ứng những tiêu chí cần thiết. Với một lực lượng người nộp thuế đông đảo như hiện nay, để chính sách thuế đến được từng người dân và cơ sở kinh tế thì vai trò của công tác tuyên truyền, hỗ trợ là hết sức quan trọng và đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn của công chức ngành thuế cũng như của các cấp, các ngành, các phương tiện truyền thông. Có thể nói, công tác thuế là tổng hòa của các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội nên rất nhạy cảm. Mỗi nguồn thu, mỗi sắc thuế đều liên quan trực tiếp đến từng người dân, từng tổ chức kinh tế, nếu không làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ rất dễ nảy sinh tiêu cực cả ở phía cán bộ thuế và người nộp thuế. Vì vậy, ngoài việc thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những đối tượng nộp thuế thực hiện tốt chính sách thuế còn phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Để đạt được mục tiêu trên, ngành thuế cần phải thực hiện tốt hơn nữa một số giải pháp sau: Thứ nhất, bổ sung nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao quản trị doanh nghiệp, cũng như phát triển phương thức quản lý thuế điện tử theo hướng yêu cầu người nộp thuế sử dụng hoá đơn, kê khai, nộp thuế và giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử, nếu đủ điều kiện về công nghệ thông tin; Thứ hai, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế để phân loại người nộp thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế. Theo Luật số 21/2012/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lí thuế số số 78/2006/QH11 quy định tại khoản 2 Điều 1 sửa đổi bổ sung khoản 10 Điều 5 như sau: Quản lí rủi ro trong quản lí thuế là việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực quản lí thuế, làm cơ sở để cơ quan quản lí thuế phân bổ nguồn lực hợp lí, áp dụng các biện pháp quản lí hiệu quả. Việc áp dụng cơ chế quản lí rủi ro trong quản lí thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lí thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lí thuế. Đồng thời, cơ quan quản lí thuế phải tăng cường quản lí, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lí thuế. Bên cạnh đó, sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền về chính sách thuế là rất cần thiết và hữu hiệu. Nội dung tuyên truyền cần hướng trọng tâm vào các tụ điểm kinh tế, nơi có đông dân cư, tập trung tuyên truyền để triển khai thực hiện tốt quy định mới về hoá đơn theo tinh thần Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về việc doanh nghiệp tự in hóa đơn. Biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với nhà nước, đồng thời phê phán các đối tượng có hành vi gian lận hoặc trốn thuế. Tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế. Thường xuyên phối hợp với các ngành trong công tác thu, tuyên truyền về thuế. Đồng thời, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế bằng cách phối hợp tuyên truyền với nhiều báo, tạp chí khác của trung ương, địa phương và có các chương trình phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ để tuyên truyền về thuế. Đối với từng đối tượng người nộp thuế, đều có phương pháp truyên truyền, hỗ trợ riêng để giúp người nộp thuế hiểu được, hiểu đúng, tạo cho họ sự an tâm, tự giác nộp thuế, hạn chế tối đa việc xử phạt, cưỡng chế... Cùng với đó là các hoạt động tuyên truyền lưu động ở các tụ điểm dân cư; xây dựng các chuyên mục thuế trên hệ thống đài truyền thanh - truyền hình cơ sở; cấp phát tờ rơi, panô tuyên truyền, tổ chức đối thoại để tháo gỡ vướng mắc, giúp người nộp thuế có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận chính sách thuế và tạo ra mối quan hệ gần gũi giữa cơ quan thuế, công chức thuế với người nộp thuế. Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kê khai và kế toán thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế, là nguồn dữ liệu đầu vào để xác định, theo dõi và quản lý thu ngân sách thông qua việc quản lý số lượng người nộp thuế, các tờ khai thuế hằng tháng, chứng từ thu, nộp ngân sách... Tuy nhiên, để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, ngành thuế nói chung và trong tuyên truyền pháp luật thuế bảo vệ môi trường nói riêng rất cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các cấp, các ngành, các cơ quan báo chí, GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện truyền thông để đổi mới hơn nữa các hình thức tuyên truyền, nhằm đưa chính sách, pháp luật thuế đi vào cuộc sống, phát huy tối đa vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế và giúp cho mỗi người dân hiểu rõ tầm quan trọng của công tác thuế đối với đời sống xã hội. Mở rộng hoạt động “Tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế” để phối hợp với Cổng thông tin điện tử tổ chức đối thoại trực tuyến giữa Cục trưởng Cục Thuế với nhân dân với mục đích trả lời, giải đáp nhiều câu hỏi, nhiều thắc mắc của người dân về chính sách thuế. 3.2.4. Đẩy mạnh công tác của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang triển khai các hoạt động để bảo vệ sức khỏe con người trước tình trạng ô nhiễm môi trường. Họ đã và đang vạch ra những chiến lược quản lí bao gồm những quy định pháp lí áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức gây ra hoặc có thể gây ra ô nhiễm. Các quy phạm pháp luật là cơ sở quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, tuy nhiên đó cũng chỉ là những bước đi ban đầu, điều quan trọng nhất chính là những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh đó thực hiện đầy đủ những quy định nói trên, và nếu như không được tuân thủ, những quy định của luật thuế bảo vệ môi trường nói riêng và pháp luật về môi trường nói chung sẽ không đạt được những kết quả mong muốn. Thực tế, việc tuân thủ các quy định của những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh sẽ không diễn ra ngay lập tức sau khi quy định được ban hành, vì vậy để các quy định được tuân thủ thì cần có những nổ lực của nhà chức trách nhằm khuyến khích, đôn đốc thậm chí có thể có những chế tài mang tính chất răn đe mạnh. Điều đó có thể điều chỉnh mọi người thay đổi hành vi một cách cần thiết sao cho phù hợp với yêu cầu của quy định. Tất nhiên, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải xây dựng được những quy định có hiệu quả cao bằng cách xem xét ở mức độ có thể cưỡng chế thi hành các quy định đó ngay từ giai đoạn đầu cũng như trong suốt quá trình triển khai quy định đó. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thuế là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, số lượng và quy mô các doanh nghiệp sẽ phát triển rất nhanh chóng, những thành tựu khoa học, công nghệ mới được ứng dụng vào các hoạt động thương mại, do vậy, yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ thuế ngày càng GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện cao, đáp ứng yêu cầu đa dạng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phát huy có hiệu quả tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng, xây dựng đội ngũ cán bộ thuế theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu theo các chức năng quản lý thuế, trên cơ sở đánh giá phân loại, sắp xếp công chức phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi người, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế trong tiến trình cải cách hiện đại hoá ngành thuế giai đoạn 2011-2015. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giai đoạn 2011-2015 theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý thuế, đẩy mạnh công nghệ thông tin, trang thiết bị làm việc hiện đại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện tốt nhất có thể để cán bộ công chức yên tâm, gắn bó với công việc được giao. Có thể thấy rằng, các cán bộ nhà nước tham gia vào khâu soạn thảo luật không được tham gia vào các hoạt động cưỡng chế thi hành luật đó. Do đó, họ không tiếp thu được kinh nghiệm, sự khôn ngoan cũng như những mối quan tâm của các cán bộ kỹ thuật và cán bộ pháp lý tham gia vào chương trình cưỡng chế. Nhìn chung nhiều thủ tục và thể chế đã được sử dụng để đảm bảo có thể tiếp tục thu được kinh nghiệm của các cán bộ cưỡng chế thi hành luật trong quá trình soạn thảo luật đó. Ví dụ thiết lập một hệ thống nhằm giúp các cán bộ chương trình cưỡng chế có thể xác định được tiến trình của các chương trình, từ đó xây dựng các yêu cầu tương thích. Có thể thành lập những ủy ban đặc biệt về triển khai các quy định, trong đó bao gồm cả những người soạn thảo luật, các cán bộ cưỡng chế, ủy ban này có thể bao gồm cả đại diện của tất cả các cấp chính quyền ( cấp quốc gia, khu vực, cấp tỉnh và địa phương ) có tham gia vào hoạt động cưỡng chế thi hành luật. Các thành viên của ủy ban này có trách nhiệm đảm bảo rằng những cá nhân tham gia vào việc soạn thảo và xem xét luật cũng được tham gia vào chương trình cưỡng chế thi hành luật đó.  Một số hoạt động cần được tăng cường thực hiện để đảm bảo công tác về thuế bảo vệ môi trường được ổn định và đạt nhiều thành tích tốt như: - Tăng cường kiểm tra, rà soát tình hình kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo 100% người nộp thuế nộp tờ khai đúng hạn, phát hiện kịp thời các trường hợp GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử phạt nghiêm. - Tăng cường công tác đối chiếu để theo dõi, đôn đốc, xử lý kịp thời và làm đầy đủ các thủ tục đóng mã số thuế đối với các đơn vị không còn hoạt động, xử lý nghiêm những đơn vị vi phạm thủ tục về đăng ký thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các kế hoạch thanh tra, kiểm tra, tăng cường công tác kiểm tra thuế và hoàn thuế, kiểm tra việc tính và kê khai số thuế được miễn, giảm theo Nghị quyết của Chính phủ. Song song đó, cần nâng cao công tác quản lý và đôn đốc thu nợ thuế. Quản lý nợ thuế là một lĩnh vực quan trọng trong công tác quản lý thuế hiện đại. Để thực hiện tốt công tác đôn đốc thu nợ thuế trong điều kiện hiện nay, cần phải: - Thực hiện tốt quy trình quản lý nợ thuế và quy trình cưỡng chế nợ thuế; Phân loại nợ thuế, phân tích tình trạng nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp; Cương quyết áp dụng các biện pháp xử lý và cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp cố tình chây ỳ nộp thuế, giảm tỷ lệ nợ cũ và hoàn thành chỉ tiêu thu nợ thuế đặt ra. - Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thuế: khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế. Thường xuyên tích cực nâng cao chất lượng công tác quản lý thu thuế. Cụ thể cần: - Có sự đánh giá phân tích tình hình thu thuế bảo vệ môi trường một cách cụ thể và chính xác, từ đó có các giải pháp cụ thể để quản lý, chỉ đạo và tham mưu thu hiệu quả. Tập trung đôn đốc quyết liệt để hoàn thành chỉ tiêu thu thuế; tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện tốt các luật thuế mới: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, trong đó có cả thuế bảo vệ môi trường... - Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành thực hiện tốt việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 theo chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. - Các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể áp dụng nhiều cách thức để thu hút sự tham gia của các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh như sau: Trước khi triển khai các quy định chung, các nhà hoạch định chính sách có thể xin ý kiến của những đại diện chủ chốt trong số các đối tượng thuộc phạm vi điều GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện chỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Những ý kiến này rất hữu ích trong việc sớm phát hiện ra những vấn đề sẽ phát sinh trong tương lai, đồng thời hạn chế tình trạng chống đối. - Tiến hành thu thập những góp ý trực tiếp đề cập đến sự khó khăn và những tác động ngoài dự kiến của việc tuân thủ quy định đó. Những ý kiến này giúp các nhà làm luật có cơ hội xem xét lại phương hướng cho mình. - Ngoài ra, cần tiến hành thử nghiệm thực tế trên một số đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh đối với các quy định mới nhằm xác định xem các quy định này có rõ ràng, dễ hiểu, việc thực hiện chúng có khó khăn và tốn kém không. Sau đó, những người soạn thảo luật có thể có những điều chỉnh cần thiết trước khi ban hành quy định. Mặt dù những thử nghiệm này có thể kéo dài thời gian để triển khai một quy định chung nhưng nó giúp nhận ra những nhược điểm mà nếu không được điều chỉnh sẽ có thể làm cho quy định đó không thể cưỡng chế thi hành được. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, cán bộ thuế phải tiếp xúc với rất nhiều đối tượng liên quan đến nhiều khía cạnh trong lĩnh vực thuế. Trong khi đó chính sách thuế ở nước ta lại thường xuyên thay đổi, bổ sung vì vậy trong khi thực hiện nhiệm vụ tư vấn các cán bộ thuế cần phải củng cố và bổ sung kiến thức cần thiết cùng những kĩ năng giao tiếp cơ bản để hoàn thành tốt công việc được giao. Cần nhận thức rõ ràng rằng người nộp thuế không còn là đối tượng bị cơ quan thuế quản lí mà đã trở thành khách hàng quan trọng, là người kết hợp cùng cán bộ thuế và cơ quan thuế hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Cán bộ thuế trong khi trả lời cần đảm bảo tính chính xác của thông tin cung cấp. Muốn vậy cần nắm vững các cơ sở pháp lí của những vấn đề đưa ra trả lời. Luật thuế bảo vệ môi trường được đưa vào áp dụng chưa lâu, mặt khác có khá nhiều nghị định thông tư được ban hành ngay sau đó nhằm hướng dẫn thực hiện những khó khăn, vướng mắc của Luật này. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó tạo uy tín cho cán bộ thuế, cho cơ quan thuế đối với người nộp thuế. Bên cạnh đó, việc cung cấp những thông tin chất lượng cho người nộp thuế là yêu cầu cơ bản của bộ phận hỗ trợ người nộp thuế, kiểm tra chất lượng thông tin trước khi cung cấp cho khách hàng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng; mặt khác cán bộ thuế làm công tác này cũng cần nắm bắt thái độ tiếp nhận của khách hàng đối với các thông tin được đưa ra; khách hàng có thỏa mãn với những thông tin đã nhận được hay không, mức độ thỏa mãn như thế nào…Trên cơ sở các thông tin phản hồi này, cán GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện bộ thuế nói riêng và Đội tuyên truyền hỗ trợ nói chung phải điều chỉnh, bổ sung và cập nhật các thông tin cần thiết để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người nộp thuế. Để đáp ứng nhu cầu về chuyên môn nghiệp vụ thì cán bộ thuế phải được đào tạo một cách cơ bản, có hệ thống. Muốn vậy, trước hết các ngành thuế nói chung và trong lĩnh vực thuế bảo vệ môi trường nói riêng cần phối hợp chặt chẽ hơn với ngành giáo dục, đặc biệt là bậc đại học để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai. Cũng có thể tuyển chọn những cán bộ có kinh nghiệm công tác từ mười năm trở lên và không qua hình thức thi tuyển để đảm bảo chất lượng hoạt động quản lí có hiệu quả. Tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 13/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử lí vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế như sau:  Nhân viên Thuế đang thi hành công vụ có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 200.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Nghị định này.  Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Nghị định này.  Chi cục trưởng Chi cục Thuế, trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 và Điều 11 Nghị định này; - Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 12, 13, 14, 16 và Điều 17 Nghị định này; - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế; - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện  Cục trưởng Cục Thuế, trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các thủ tục thuế quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 và Điều 11 Nghị định này; - Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 12, 13, 14, 16 và Điều 17 Nghị định này; - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế; - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này. 3.2.5. Chú trọng công tác thanh tra thuế Nước ta đã tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, tham gia 20 điều ước quốc tế về môi trường; đã có gần 40 chương trình, dự án lớn về bảo vệ môi trường được thực hiện với các đối tác trên cơ sở song phương và đa phương. Việt Nam cũng tham gia tích cực vào các diễn đàn thế giới và khu vực về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong khu vực châu Á, ASEAN, các nước tiểu vùng sông Mê Công mở rộng. Thời gian qua, kinh tế nước ta phát triển nhanh, đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, gây áp lực lớn lên môi trường. Thông thường trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, ô nhiễm môi trường có thể gia tăng ở mức gấp nhiều lần so với mức tăng GDP. Tuy nhiên, những nỗ lực bảo vệ môi trường đã góp phần kiềm chế, làm chậm lại tốc độ gia tăng ô nhiễm, suy giảm chất lượng môi trường sống ở nước ta. Công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đã góp phần kiềm chế, làm chậm lại tốc độ gia tăng ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường. Báo cáo môi trường hằng năm được xây dựng và công bố rộng rãi. Các hệ thống thông tin, dữ liệu về môi trường đã được hình thành, bước đầu đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ môi trường. Theo quy định tại Điều 81 Luật quản lí thuế số: 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định về các trường hợp thanh tra thuế như sau: Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần; khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; để giải quyết khiếu GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tăng cường công tác thanh tra đối với người nộp thuế là một trong những mục tiêu quan trọng nhất để nâng cao ý thức trách nhiệm của người nộp thuế và hoàn thành tốt về công tác quản lí thuế. Thanh tra người nộp thuế là thanh tra quá trình chấp hành luật thuế của người nộp thuế, tức là thanh tra việc chấp hành các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó cho họ trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, bao gồm: Thứ nhất, thanh tra việc chấp hành những quy định về đăng ký kê khai nộp thuế. Đăng ký kê khai nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc của các đối tượng nộp thuế khi ra kinh doanh, nếu các đối tượng nộp thuế khi kinh doanh mà không đăng ký thuế, hoặc kê khai không trung thực bị coi là hành vi vi phạm pháp luật cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Nội dung của công tác thanh tra chấp hành những quy định đăng ký kê khai nộp thuế gồm thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, thanh tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thời gian thực tế kinh doanh... nhằm chấn chỉnh các hiện tượng gian lận trong việc kê khai đăng ký thuế. Thứ hai, thanh tra việc chấp hành chế độ lưu giữ số liệu, tài liệu kinh doanh nghĩa vụ bắt buộc của đối tượng nộp thuế. Đây là cơ sở pháp lý để xác định nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế. Các cơ sở kinh doanh phải chấp hành lập chứng từ, sổ kế toán,lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế theo chế độ quy định thống nhất của Nhà nước. Mọi hành vi vi phạm các chế độ quy định này đều bị coi là hành vi vi phạm pháp luật cần phải được ngăn chặn kịp thời. Nội dung thanh thuế trong lĩnh vực này tập trung vào kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ ban đầu, kiểm tra việc chấp hành chế độ và quy trình hạch toán kế toán, việc tính thuế, xác định số thuế phải nộp, số thuế được khấu trừ, việc lập các báo cáo tài chính và báo cáo thu nộp ngân sách của các đối tượng nộp thuế... Đây là nội dung phức tạp nhất, tốn nhiều thời gian công sức nhất nhưng lại có tác dụng lớn nhất trong việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, khai man, trốn lậu thuế đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế. Thứ ba, thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế. Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn là nghĩa vụ của người nộp thuế. Mọi trường hợp cố tình dây GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện dưa, chậm nộp hoặc chây ỳ đều là những hành vi vi phạm và có ảnh hưởng xấu đến kỷ luật thu nộp cần phải được chấn chỉnh. Việc dây dưa, chậm nộp tiền thuế kéo dài rất có thể là mầm mống của việc chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, cho nên công tác thanh tra thuế cần phải ngăn chặn những hiện tượng này, nhất là trong điều kiện các cơ sở kinh doanh tự kê khai, tính thuế và nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước theo quy trình quản lý thu thuế hiện nay. Để hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ trên, trong thời gian tới công tác thanh tra thuế cần được tăng cường, hoàn thiện theo các hướng sau đây: - Trước hết, cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chế độ chính sách thuế cho phù hợp với thực tiễn cũng như điều kiện về kinh tế - xã hội của đất nước. Pháp luật thuế là cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra thuế. - Tập trung xây dựng các tài liệu thanh tra, kiểm tra mang tính chuyên sâu, chuyên ngành. - Triển khai áp dụng rộng rãi các ứng dụng tin học vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế và quan tâm chỉ đạo sát sao nhập dữ liệu vào các ứng dụng tin học; cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế, áp dụng phổ biến việc sử dụng tiêu chí đánh giá rủi ro để phân tích lựa chọn lập kế hoạch, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đạt hiệu quả cao. - Tăng cường số lượng đội ngũ cán bộ thanh tra thuế, đồng thời phải nâng cao chất lượng cán bộ. Hiện nay, cán bộ thanh tra tuy đã được bổ sung về số lượng và đã có nhiều cố gắng nâng cao trình độ chất lượng nhưng do khối lượng công việc nhiều, đối tượng quản lý đa dạng và phức tạp nên cơ quan thuế cần có sự phân công bố trí sắp xếp cán bộ theo hướng tăng số lượng đội ngũ cán bộ thuế làm công tác thanh tra thuế và chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ. - Cần có sự phối hợp với các cơ quan khác như cơ quan kiểm toán, thanh tra tài chính, phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan thanh tra, kiểm tra để tránh thanh tra chồng chéo đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, gây phiền hà và ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. - Đối với các cuộc thanh tra thuế cần nắm chắc người nộp thuế về đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, năng lực sản xuất, hình thức GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện đăng ký nộp thuế để áp dụng phương pháp thanh tra phù hợp nhằm không kéo dài gây phiền hà cho đối tượng được thanh tra. - Phải động viên được quần chúng tham gia khi tiến hành thanh tra. Phải biết dựa vào quần chúng đáng tin cậy, có hiểu biết sự việc để thu thập các thông tin tư liệu cần thiết về đối tượng đang thanh tra, để phục vụ cho công tác thanh tra. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện KẾT LUẬN Nhấn mạnh vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay, Hội nghị Trung ương 7 khóa XI xác định: Đến năm 2020, Việt Nam cần có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lí, hiệu quả, bền vững và ổn định; kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường. Trong cương lĩnh xây dựng Đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định phương hướng phát triển cơ bản của nước ta là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 nêu quan điểm “Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường”. Nhận thức về bảo vệ môi trường của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đã có chuyển biến tích cực: bước đầu hình thành và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân. Hệ thống chính sách, pháp luật và tổ chức bộ máy quản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường đã được hình thành tương đối đồng bộ và đang từng bước được hoàn thiện. Sự xuất hiện và vai trò ngày càng tăng của các quy định pháp luật về môi trường kể từ khi Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường là biểu hiện rõ nét về sự cấp bách của vấn đề môi trường và dẫn đến hệ quả tất yếu là phải đào tạo, giáo dục công dân những kiến thức về pháp luật môi trường. Xây dựng một sắc thuế môi trường độc lập đã từng bước tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, giảm thiểu việc sử dụng, sản xuất và thải các chất gây hại đến môi trường, đồng thời nhằm bù đắp và xử lý các vấn đề gây ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức của cộng đồng đối với môi trường. Chính sách thuế này đã được xây dựng và áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới và ở các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Philipines. Đối với các doanh nghiệp có sử dụng các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sạch trong sản xuất sản phẩm sẽ có các chính sách ưu đãi. Việc ưu đãi thuế trực thu này xuất phát từ cách tiếp cận về tác động khích lệ trong lý thuyết kinh tế học. Thuế trực thu có liên quan trực tiếp tới lợi nhuận, lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp và ưu đãi này sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguồn tài chính để giải quyết những vấn đề GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện chống ô nhiễm môi trường; còn đối với thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu... nên cộng thêm vào số thuế phải nộp phần phụ thu về môi trường. Điều này xuất phát từ nguyên tắc tiếp cận nội hoá các chi phí ngoại ứng trong lý thuyết thuế tối ưu của nhà kinh tế học Pigou (1877 1959). Mục tiêu của việc cần thiết cộng thêm khoản phụ thu vào thuế gián thu là giúp người tiêu dùng ý thức được sự đóng góp của mình trong việc gìn giữ và chống ô nhiễm môi trường. Đồng thời, khoản phụ thu này có thể để lại cho địa phương hình thành nguồn tài chính (quỹ môi trường) nhằm giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể tại địa phương. Nghiên cứu và ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường với mục tiêu nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Từ đó, góp phần làm thay đổi hành vi của tổ chức, cá nhân; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi trường; giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái về môi trường và tạo thêm nguồn thu cho hoạt động khôi phục môi trường là rất cần thiết và phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện tại của Việt Nam và xu hướng phát triển của nền kinh tế của thế giới. Nguyên tắc 11 trong tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro đã khẳng định: “Các quốc gia cần ban hành luật pháp hữu hiệu về môi trường, những tiêu chuẩn môi trường, những mục tiêu quản lí và những ưu tiên phải phản ánh nội dung môi trường và phát triển mà chúng gắn với những tiêu chuẩn một vài nước áp dụng có thể không phù hợp và gây tổn phí về kinh tế và xã hội không biện minh được cho các nước khác, nhất là các nước đang phát triển”. Như vậy, việc đánh thuế môi trường góp phần nâng cao nhân thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường. Thuế môi trường góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thay thế hoặc hạn chế tiêu dùng sản phẩm khi sử dụng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường (xăng, dầu, than, thuốc trừ sâu…), từ đó góp phần tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm xã hội, giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lí ô nhiễm. Hơn nữa, khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sẽ góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái về môi trường. Thuế mang lại nguồn thu nhất định cho ngân sách để đầu tư cải tạo môi trường. Bên cạnh những hiệu quả tích cực từ việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường mang lại thì vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn xung quanh đến những quy định về thuế bảo vệ môi trường, người viết đã đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện các thủ tục nộp, thu thuế nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đến mức tối ưu nhất để các quy định về thuế bảo vệ môi trường được áp dụng một cách hữu hiệu và triệt để nhất các mục tiêu đã đề ra. Đó là việc nâng cao ý thức của người dân về vai trò của thuế bảo vệ môi trường trong đời sống kinh tế, xã hội và thể hiện một phần quan trọng trong nền văn minh của một quốc gia. Song song đó chính là cần đẩy mạnh công tác quản lí và trình độ chuyên môn của cán bộ, cơ quan thuế nhằm hoàn thành xuất sắc nhất công tác thu và nộp thuế; tuyên truyền, hỗ trợ và hướng các đối tượng nộp thuế thực nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của những chủ thể này, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc quản lí của cơ quan nhà nước. Tóm lại, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; đồng thời vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. Vì vậy, mọi tổ chức, mọi gia đình và trong mọi cá nhân chúng ta cần phải ý thức được rằng bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mình, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của một xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của những thế hệ đi trước. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ▄ Danh mục văn bản: 1. Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001. 2. Bộ luật hình sự năm 1999. 3. Bộ luật dân sự năm 2005. 4. Luật hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001. 5. Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 6. Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 12/12/2005. 7. Luật quản lí thuế số 78 năm 2006. 8. 9. 10. 11. 12. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Luật thuế giá trị gia tăng số 13 năm 2008. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14 năm 2008. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27 năm 2008. Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010 . 13. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá số 09/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012. 14. Luật số 21/2012/QH13 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Quản lí thuế số 78 năm 2006. 15. Pháp lệnh về phí và lệ phí số 38 năm 2001 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội khóa 10 ngày 28/8/2001 ( hết hiệu lực một phần ). 16. Nghị quyết số 1269/2011/NQ-UBTVQH12 ngày 14/7/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường. 17. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Đất nước của Bộ Tài chính. 18. Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 19. Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường. 20. Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện 21. Quyết Định số 201/2004/QĐ-TTg, ban hành ngày 06/12/2004 về phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. 22. Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020. 23. Quyết định phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020” của Thủ tướng Chính Phủ Số: 229/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2013. 24. Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường. 25. Thông tư 159/2012/TT-BTC ngày 28/09/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế bảo vệ môi trường. 26. Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17-4-2013 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. 27. Thông tư số 30/2013/TT-BTC ngày 18/03/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn Hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông làm bao bì đóng gói sẵn hàng hoá theo Nghị Quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ. 28. Công văn số 1199/BTC-TCT ngày 30/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế bảo vệ môi trường. 29. Công văn số 559/TCHQ - TXNK của Tổng Cục Hải quan ngày 13/2/2012 hướng dẫn các cục hải quan địa phương theo hướng phải thu thuế đối với túi ni lông thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu. ▄ Danh mục sách, báo, tạp chí: 1. Air Quality Act. 2. Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, Nxb. Chính trị quốc gia. 1995, trang 14. 3. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật môi trường, tái bản lần thứ 6, Nxb Công An Nhân Dân năm 2009, 96-2009/CXB/91-11/CAND, trang 11, 18, 37. 4. Environmental Protection Act. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện 5. Học viện Tài chính, Giáo trình thuế Nhà nước, Nxb. Tài chính, Hà Nội, năm 2008. 6. Học viện Tài chính, Giáo trình Quản lí thuế, Nxb. Tài chính, Hà Nội, năm 2010. 7. National Environment Protection Act. 8. NCS Nguyễn Quang Tuấn – Ths. Lê Thị Thảo: Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 129 – tháng – 8 – 2008, Nghiên cứu lập pháp – Văn phòng Quốc hội, ngày 20/08/2008. 9. Nguyễn Thị Mai Phương, Hướng tới chính sách thuế môi trường tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tài chính - kế toán, số 6/2007. 10. Ozon Protection Act of 1989. 11. The American Heritage Dictionary, Boston, 1992, trang 616. 12. 13. 14. 15. The Challenge of Environment, UNDP, Annual Report, trang 3. The Clean Air Act. The Clean Water Act. The Consumer Product Safety. 16. The Council Regulation ( EEC ) No 1872/84 of 28 June 1984 on Action by the Community relating to Enviroment. 17. The First Global Revolution, New York 1991. Trang 49. 18. Ths. Bùi Thanh: Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 9/7/2013. 19. Ths.Tạ Văn Nam: Bốn nhược điểm lớn của ngành Thuế Việt Nam, Tạp chí Kinh kế và dự báo số 12, ngày 28/06/2013. 20. Tổng cục Thuế, 60 năm xây dựng và phát triển, Nxb. Tài chính, Hà Nội, năm 2005. 21. Tổng cục Thuế, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế 2012, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2013. 22. TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung, Quản lí thuế ở Việt Nam - Hoàn thiện và đổi mới, Phát triển và hội nhập, số 7 (17), Tháng 11-12/2012, trang 44. 23. TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài: Tăng cường công tác thanh tra Thuế ở Việt Nam, Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 5 – 2013, Nghiên cứu lập pháp – Văn phòng Quốc hội, ngày 27/05/2013. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện 24. TS. Tường Duy Kiên: Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 172 – tháng 6 - 2010, Nghiên cứu lập pháp – Văn phòng Quốc hội, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 10/06/2010. 25. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng 1997, trang 618. 26. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, trang 162. ▄ Danh mục các trang thông tin điện tử: 1. Doãn Công Khánh, Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam, http://www.tapchicongsan.vn [truy cập ngày 30/04/2013]. 2. Hiệp Thịnh, Hãy thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông, http: // www.Baoquang ngai.vn/chanel/2022/201304/Hay-thay-doi-thoi-quen-su-dung-tui-nilon-2231335, [truy cập ngày 16/4/2013]. 3. Ngọc Vân, Hải quan Singapore hỗ trợ sử dụng công nghệ xanh bảo vệ môi trường, http://baohaiquan.vn [truy cập ngày 19/03/2013]. Nguyễn Anh Tuấn, Ngành thuế: Tích cực triển khai chính sách mới – hướng về người nộp thuế, http://www.vinhphuc.vn.gdt.gov.vn [truy cập ngày 25/09/2013]. 4. 5. Tạp chí thuế: http://www.tapchithue.com/ 6. Tạp chí tài chính: http://www.tapchitaichinh.vn/ 7. Thi Hà, Tác hại từ túi nilon đối với nhân loại, http://www.tnmtbacgiang.gov.vn [truy cập ngày 24/9/2011]. 8. Ths. Cao Anh Tuấn, Cải cách thủ tục hành chính cho người nộp thuế có hiệu lực từ ngày 1/7/2013, http://www.Chinhphu.vn [truy cập ngày 01/07/2013]. 9. Tổng cục Hải quan, Thuế bảo vệ môi trường đối với phế liệu, phế phẩm của mặt hàng túi nilon, http://baohaiquan.vn [truy cập ngày 21/05/2013]. 10. Tổng cục thuế: www.gdt.gov.vn, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10. 11. Trương Ngọc Đức, Học hỏi kinh nghiệm bảo vệ và cải tạo môi trường ở Singapore, http://moitruong.com.vn [truy cập ngày 29/05/2013]. GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang [...].. .Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện GVHD:TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM 1.3 Giới thiệu về Luật thuế bảo vệ môi trƣờng 1.3.1 Mục... Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện chương trình Quốc gia và quốc tế về bảo vệ môi trường; bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thỏa đáng để xử lí vấn đề môi trường Bên cạnh những chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường thì Nhà nước cũng không ngừng áp dụng biện pháp chế tài về xử phạt vi phạm về ô nhiễm môi trường. 17 Tuy... Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường quy định:  Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Luật thuế  Người nộp thuế bảo vệ môi. .. Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. 23  Trường hợp phát hiện khai sai, gian lận, trốn thuế thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế  Về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: ... trong số 27 nguyên tắc cơ bản về phát triển bền vững của Thế giới được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và phát triển bền vững năm 1992 GVHD:TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện 1.3.2 Bố cục của Luật thuế bảo vệ môi trường Luật thuế bảo vệ môi trường gồm 4 Chương, 13 Điều,... Điều 112 Luật bảo vệ môi trường 2005 có quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu, lâu dài đến môi trường GVHD:TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện và sức khỏe con người thì phải nộp Thuế môi trường Như vậy, khi Luật thuế bảo vệ môi trường. .. chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường GVHD:TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện  Hàng hoá quy định tại Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường và hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP, Điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC không chịu thuế trong các trường. .. Xem Khoản 1 Điều 5 Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010 GVHD:TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện và khoáng sản còn thiếu quy hoạch, khai thác không tính đến khả năng tái sinh các nguồn tài nguyên này đã dẫn đến những hủy hoại nghiêm trọng về môi trường Thuế bảo vệ môi trường ban hành trong... lượng hàng hoá tính thuế là số lượng hàng hoá nhập khẩu - Đối với trường hợp số lượng hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường xuất, bán và nhập khẩu tính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức thuế GVHD:TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Bảo vệ môi trường do Uỷ ban thường... tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường. ” 1.4.2.1.2 Đối tượng chịu thuế Luật thuế bảo vệ môi trường là một trong những sắc thuế được xây dựng để hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của nước ta đến năm 2015 với mục tiêu đánh thuế vào các đối tượng gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi trường sinh thái Đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế Bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 05/10/2015, 10:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w