1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến năng suất lúa ir50404 vụ đông xuân năm 2012 – 2013 tại xã hiếu thuận, huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long

57 408 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THỊ THÚY QUYÊN ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA IR50404 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2012 – 2013 TẠI XÃ HIẾU THUẬN, HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG Luận văn tốt nghiệp Ngành: NÔNG HỌC Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: NÔNG HỌC Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA IR50404 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2012 – 2013 TẠI XÃ HIẾU THUẬN, HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG Giáo viên hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Bảo Vệ ThS. Trần Thị Bích Vân Cần Thơ, 2013 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyên MSSV: 3108388 Lớp: NH K36 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG ------    ------ Luận văn tốt nghiệp Ngành: Nông Học ĐỀ TÀI: “ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA IR50404 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2012 – 2013 TẠI XÃ HIẾU THUẬN, HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG ” Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THÚY QUYÊN Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét. Cần Thơ, ngày….. tháng…..năm 2013 Cán bộ hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ ThS. Trần Thị Bích Vân i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP ------   ------ Hội đồng khoa học chấm luận văn tốt nghiệp với đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA IR50404 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2012 – 2013 TẠI XÃ HIẾU THUẬN, HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG” Do sinh viên NGUYỄN THỊ THÚY QUYÊN thực hiện và bảo vệ trước hội đồng. Ý kiến hội đồng: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức: …………… Cần Thơ, ngày……tháng….. năm 2013 Thành viên Hội đồng DUYỆT KHOA Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thúy Quyên iii LỜI CẢM TẠ Kính dâng! Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người. Xin t ng bi t n âu ắc đ n − Thầy Nguyễn Bảo Vệ và cô Trần Thị Bích Vân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nghiên cứu. − Quý thầy cô của Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. − Các bạn sinh viên ngành Nông Học, Khóa 36 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. iv QUÁ TRÌNH HỌC TẬP LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: NGUYỄN THỊ THÚY QUYÊN Giới tính: Nữ Ngày sinh: 09/11/1992 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Vũng Liêm – Vĩnh Long Chổ ở hiện nay: Ấp Quang Mỹ, xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh long Điện thoại: 01677297256 E- mail: thuyquyen820@gmail.com QUÁ TRÌNH HỌC TẬP 1. Tiểu học Thời gian: 1998 – 2003 Trường: Tiểu học Hiếu Thuận B Địa chỉ: ã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 2. Trung học Cơ sở Thời gian: 2003 – 2007 Trường: Trung học Cơ sở Hiếu Phụng Địa chỉ: ã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 3. Trung học Phổ thông Thời gian: 2007 – 2010 Trường: Trung học Phổ thông Hiếu Phụng Địa chỉ: ã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 4. Đại học Thời gian: 2010 – 2013 Trường: Đại học Cần Thơ Chuyên ngành: Nông học Khóa 36 . Ngày….tháng….năm 2013 Nguyễn Thị Thúy Quyên v NGUYỄN THỊ THÚY QUYÊN. “Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa IR50404 vụ Đông Xuân năm 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Bảo Vệ và ThS. Trần Thị Bích Vân. TÓM LƯỢC Đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa IR50404 trong vụ Đông Xuân năm 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm xác định mật độ sạ thích hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản suất lúa ở vùng nghiên cứu. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lặp lại với ba nghiệm thức là nghiệm thức 1 đối chứng sạ 250 kg/ha, nghiệm thức 2 sạ ở mật độ 150 kg/ha và nghiệm thức 3 sạ ở mật độ 100 kg/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy trong vụ Đông uân 2012 – 2013, chiều cao và số chồi sạ 250 kg/ha lớn hơn các nghiệm thức còn lại. Số chồi ở các nghiệm thức giảm dần ở giai đoạn 50 NSS do các chồi vô hiệu chết. Số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông, tỷ lệ hạt chắc ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha và 150 kg/ha đều cao hơn nghiệm thức đối chứng 250 kg/ha . Số bông trên mét vuông của nghiệm thức sạ 250 kg/ha là cao nhất với 721 bông/m2 và thấp nhất là 100 kg/ha với 537 bông/m2 khác biệt ý nghĩa. Chiều dài bông, trọng lượng 1000 hạt và năng suất không khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Khi sạ ở mật độ thưa 100 kg/ha và 150 kg/ha hạn chế được đổ ngã và sâu bệnh cho cây lúa. Nghiệm thức sạ 100 kg/ha đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất tăng 2.250.000 đồng/ha so với nghiệm thức đối chứng sạ 250 kg/ha. vi MỤC LỤC Nội Dung Tóm lược Mục lục Danh sách bảng Danh sách hình Danh sách chữ viết tắt MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về cây lúa 1.1.1 Nguồn gốc và phân loại 1.1.2 Đặc điểm thực vật 1.1.3 Các giai đoạn phát triển của cây lúa 1.2 Yêu cầu của cây lúa 1.2.1 Nhiệt độ 1.2.2 Gió 1.2.3 Yêu cầu đất đai 1.2.4 Dinh dưỡng khoáng 1.3 Mật độ gieo sạ 1.3.1 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số chồi ở giai đoạn sinh trưởng cây lúa 1.3.2 Mật độ sạ cho lúa cao sản 1.4 Phương pháp gieo sạ 1.4.1 Phương pháp sạ lan 1.4.2 Phương pháp sạ hàng 1.5 Các yếu tố cấu thành năng suất 1.5.1 Số bông/m2 1.5.2 Số hạt trên bông 1.5.3 Tỷ lệ hạt chắc 1.5.4 Trọng lượng 1000 hạt 1.6 Một số sâu bệnh hại trên lúa 1.6.1 Sâu rầy 1.6.2 Bệnh hại trên lúa 1.7 Đánh giá khả năng phản ứng của lúa đối với một số sâu bệnh hại chính 1.7.1 Sâu cuốn lá 1.7.2 Bệnh đạo ôn 1.7.3 Rầy nâu CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện 2.1.1 Địa điểm và thời gian 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 2.2 Phương pháp thí nghiệm 2.2.1 Bố trí thí nghiệm vii Trang vi vii ix x xi 1 2 2 2 3 5 5 5 5 6 7 7 7 8 8 9 10 12 12 13 13 14 14 14 15 15 15 16 17 17 17 18 18 2.2.2 Kỹ thuật canh tác 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đánh giá tổng quát 3.2 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa 3.2.1 Chiều cao cây 3.2.2 Số chồi/m2 3.2.3 Chiều dài bông 3.3 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến thành phần năng suất và năng suất lúa 3.3.1 Các thành phần năng suất 3.3.2 Năng suất 3.4 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận 4.2 Đề nghị TÀI LIỆU TH M KHẢO PH CH NG viii 19 19 20 21 22 22 23 25 25 25 30 32 33 33 34 DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 3.1 Ghi nhận tình hình sâu, bệnh hại của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 22 3.2 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều cao cm qua các giai đoạn sinh trưởng của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 22 3.3 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số chồi/m2 qua các giai đoạn sinh trưởng của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 24 3.4 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều dài bông cm của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 25 3.5 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất tấn/ha của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 31 3.6 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 32 ix DANH SÁCH HÌNH Tựa hình Hình Trang 2.1 Bản đồ địa điểm thí nghiệm 17 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 18 3.1 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số bông/m2 của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 26 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số hạt/bông của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 27 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số hạt chắc/bông của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 28 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến tỷ lệ hạt chắc của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 29 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến trọng lượng 1000 hạt của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 30 3.2 3.3 3.4 3.5 x DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT BVTV: Bảo vệ thực vật ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long NT: nghiệm thức NSS: ngày sau sạ xi MỞ ĐẦU Từ năm 1971, Takeda và Hirota đã làm nhiều thí nghiệm chứng minh sự tƣơng quan giữa mật độ gieo trồng và năng suất lúa, hai ông kết luận rằng năng suất lúa thực sự không thay đổi giữa 2 khoảng cách trồng 10 và 100 buội/m2. Các kết quả này cũng chứng minh rằng cây lúa có khả năng thích ứng rộng với mật độ gieo trồng bằng cách tự điều chỉnh số bông, số nhánh bông/bông và tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào điều kiện môi trƣờng. Theo Nguyễn Văn Luật và ctv. (1999), từ năm 1995, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã nghiên cứu các thí nghiệm về mật độ sạ, cách gieo sạ đã chứng minh rằng sạ lan ở mật độ 100 kg/ha thì cho năng suất cao hơn sạ lan mật độ 200 kg/ha (cao hơn 20 – 23%). Trần Thị Ngọc Huân và ctv. (1999) đã phân tích tƣơng quan hệ số đƣờng dẫn (hệ số Path) giữa năng suất và thành phần năng suất lúa đƣợc gieo sạ ở các mật độ từ 50, 100, 150, và 200 kg/ha trong vụ Đông Xuân và Hè Thu đã chứng minh rằng số bông/m2 gia tăng khi mật độ sạ tăng trong khi số hạt chắc trên bông giảm, đây là mối quan hệ bù trừ giữa hai đặc tính trên; số hạt chắc/bông có ảnh hƣởng trực tiếp và tƣơng quan thuận với năng suất, bù trừ cho việc giảm số bông/m2. Theo các nhà khoa học, ba giảm ba tăng là một tiến bộ kỹ thuật c a Bộ NNPTNT mới đƣợc đƣa ra áp dụng đại trà hơn 10 năm nay. Trong 3 giảm thì giảm đầu tiên là giảm lƣợng lúa giống gieo sạ. Trƣớc đây ngƣời dân ĐBSCL có thói quen sạ dày, lên đến 200, thậm chí 250 kg lúa giống/ha. Khuyến cáo mới trong 3 giảm 3 tăng là chỉ cần sạ 80 – 100 kg giống. Khi giảm lƣợng giống nhƣ vậy giúp nông dân giảm chi phí đầu tƣ, mật độ thƣa hạn chế sâu bệnh, ít cạnh tranh dinh dƣỡng ánh sáng. Nhƣng do nông dân có tập quán sạ với mật độ dày theo lý luận c a họ thì họ không cần cây lúa đẻ nhánh, mỗi hạt lúa chỉ cần một cây cho một bông, bông đó vừa to vừa dài hơn là bông c a nhánh nên sẽ hiệu quả hơn, còn bông c a nhánh do có thời gian sinh trƣởng ngắn hơn nên sẽ kém to, kém dài và lép nhiều. Tuy nhiên, việc để mật độ lúa dày xúm xít ngay từ đầu thì có hai trở ngại, một là mặt ruộng quá rậm rạp (mỗi cây có 6 lá) nên sẽ có nhiều sâu bệnh, hai là rất tốn phân vì phải nuôi nhiều chồi vô hiệu (vì lúa vẫn đẻ nhánh nhƣng sau nhánh con mới tự chết đi). Do đó, đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa IR50404 trong vụ Đông Xuân năm 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” đƣợc thực hiện nhằm xác định mật độ sạ thích hợp giảm sâu bệnh, chi phí mà vẫn mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. 1 CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY LÚA 1.1.1 Nguồn gốc và phân loại  Nguồn gốc Lúa là cây trồng xƣa nhất vì thế thời gian và địa điểm c a nó có lẽ không bao giờ hiểu biết đƣợc một cách đầy đ (Nguyễn Văn Hiển, 2000). Nhƣng căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học c a cây lúa và sự hiện diện rộng rãi c a các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều ngƣời đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần đi các nơi: Thêm vào đó, sự kiện thực tế là cây lúa và nghề lúa đã có từ rất lâu ở vùng này, lịch sử và đời sống c a các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền với lúa gạo đã minh chứng nguồn gốc c a lúa trồng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).  Phân loại: Cây lúa thuộc loại hòa thảo (Gramineae), loài Oryza. Trong đó Oryza sativa L. là lúa thích nghi rộng rãi và đƣợc trồng phổ biến hiện nay. 1.1.2 Đặc điểm thực vật 1.1.2.1 Rễ Rễ có nhiệm vụ hút nƣớc và các chất dinh dƣỡng nuôi cây lúa thế nên bộ rễ khỏe cây lúa mới phát triển tốt đƣợc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Cây lúa có 2 loại rễ: rễ mầm và rễ phụ. - Rễ mầm: là rễ mọc ra đầu tiên khi hạt lúa nảy mầm. Thƣờng mỗi hạt lúa chỉ có một rễ mầm. Rễ mầm có nhiệm vụ ch yếu là hút nƣớc cung cấp cho phôi phát triển và sẽ chết sau 10 – 15 ngày, lúc cây mạ đƣợc 3 – 4 lá. - Rễ phụ (rễ bất định): mọc ra từ các mắt (đốt) trên thân lúa. Mỗi mắt có từ 5 – 25 rễ phụ, rễ phụ mọc dài có nhiều nhánh và lông hút. Tại mỗi mắt có 2 vòng rễ: vòng rễ trên to và khỏe, vòng dƣới nhỏ và kém quan trọng hơn. Ở đất ngập nƣớc bộ rễ ít, ăn sâu đến 40 cm. Bên trong rễ có nhiều khoảng trống ăn thông với thân và lá nhờ cấu tạo đặc biệt này mà cây lúa có thể sống trong điều kiện thiếu oxy (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.1.2.2 Thân Thân gồm những mắt và lóng nối tiếp nhau. Thông thƣờng các lóng bên dƣới ít phát triển nên các mắt rất khít nhau chỉ có 3 – 8 lóng trên cùng bắt đầu vƣơn dài khi lúa có đòng đòng (2 – 35 cm). 2 Cây lúa nào có lóng ngắn, thành lóng dày, bẹ lá ôm sát thân thì thân lúa sẽ cứng chắc khó đổ ngã và ngƣợc lại. Nếu đất ruộng có nhiều nƣớc, sạ cấy dày, thiếu ánh sáng, bón nhiều phân đạm thì lóng có khuynh hƣớng vƣơn dài và mềm làm cây lúa dễ đổ ngã. Sự ra lá ra chồi và ra rễ c a cây lúa tuân theo quy luật đồng hạng c a Katayama: “Khi lá thứ n trên cây xuất hiện thì tại mắt lá thứ n – 3 chồi sẽ xuất hiện và rễ phụ cũng mọc ra”. Các chồi mọc quá trễ khi cây lúa sắp phân hóa đòng thƣờng nhỏ yếu và sau đó chết đi gọi là chồi vô hiệu. Chồi vô hiệu là những chồi có chiều cao thấp hơn 2/3 so với thân chính và có dƣới 3 lá. 1.1.2.3 Lá Lúa là cây đơn tử diệp (1 lá mầm). Lá mọc đối ở 2 bên thân lúa, lá ra sau nằm về phía đối diện với lá trƣớc đó. Lá trên cùng (lá cuối cùng trƣớc khi trổ bông) gọi là lá cờ hay lá đòng. Lá lúa gồm: phiến lá (leaf blade), bẹ lá (leaf sheath), cổ lá (colar). 1.1.3 Các giai đoạn phát triển của cây lúa Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) đời sống cây lúa bắt đầu từ khi hạt nảy mầm cho đến khi lúa chín. Có thể chia ra làm 3 giai đoạn chín: giai đoạn tăng trƣởng (sinh trƣởng dinh dƣỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn chín. 1.1.3.1 Giai đoạn tăng trưởng Bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi cây bắt đầu phân hóa đòng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Trong thời kỳ này, cây lúa ch yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dƣỡng nhƣ ra lá, phát triển rễ, đẻ nhánh và một phần thân. Giai đoạn dinh dƣỡng biểu hiện bởi sự đâm chồi tích cực, sự tăng dần chiều cao, và sự ra lá đều đặn. Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thƣớc lá ngày càng lớn giúp cây lúa nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dƣỡng, gia tăng chiều cao, nở bụi và chuẩn bị các giai đoạn sau. Sự đâm chồi có thể bắt đầu từ khi thân chính phát triển lá thứ 5 hoặc lá thứ 6 (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Cần có sự cân đối giữa sinh trƣởng nhánh và sinh trƣởng lá sao cho số nhánh mới sinh ra đều có khả năng ra đƣợc số lá gần với tổng số lá vốn có c a giống, các nhánh ra muộn số lá ít sẽ không có khả năng chuyển sang thời kỳ sinh trƣởng sinh dục và trở thành nhánh vô hiệu (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Theo Đinh Thế Lộc (2006) việc đẻ nhánh c a cây lúa phụ thuộc vào nhiều điều kiện: ngoại cảnh, môi trƣờng, các biện pháp kỹ thuật tác động, và có mối quan hệ chặt chẽ với sự ra lá. Cùng với sự đẻ nhánh, cây lúa có quá trình ra lá c a cây mẹ 3 và c a các nhánh. Cây lúa kết thúc đẻ nhánh khi bƣớc vào thời kỳ làm đốt (lóng) để phát triển thân. Thời kỳ đẻ nhánh là thời kỳ quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông. Do đó cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng diện tích lá để tăng khả năng quang hợp và tăng số bông là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lúa (Nguyễn Đình Giao và ctv. 1997). 1.1.3.2 Giai đoạn sinh sản Giai đoạn này c a cây lúa bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai đoạn này kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày hay ngắn ngày thƣờng không khác nhau nhiều. Lúc này số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vƣơn dài c a 5 lóng trên cùng. Đòng lúa hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ c a lá cờ và trổ bông (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) cho rằng quá trình làm đòng là quá trình phân hóa và hình thành cơ quan sinh sản, có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình hình thành năng suất lúa. Ở thời kỳ này, cây lúa có những thay đổi rõ rệt về mặt hình thái, màu sắc lá, hoạt động sinh lý, khả năng chống chịu ngoại cảnh,… Theo Yoshida (1981) thời kỳ trổ bông đƣợc xác định vào lúc 50% số bông thoát ra ngoài lá đòng. Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) cho rằng cây lúa hình thành hoa, tập hợp nhiều hoa thành bông lúa. Sau khi hoàn thành việc trổ bông, các hoa lúa sẽ bắt đầu nở hoa trong khoảng thời gian 8 giờ sáng đến 13 giờ chiều và sự thụ tinh cũng kết thúc trong vòng 5 – 6 giờ sau khi nở hoa. Trên cùng một bông các hoa lúa phải mất 7 – 10 ngày mới nở hết và hầu hết các hoa nở trong vòng 5 ngày (Yoshida, 1981). Nếu chăm sóc chu đáo thời kỳ thứ nhất đã đẻ nhánh, thời tiết thuận lợi thì số hoa c a bông lúa sẽ đƣợc hình thành tối đa, tiền đề để có nhiều hạt trên một bông (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999) và vỏ trấu sẽ đạt đƣợc kích thƣớc lớn nhất c a giống, tạo điều kiện gia tăng trọng lƣợng hạt sau này (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.1.3.3 Giai đoạn chín Bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Sự chín theo sau sự thụ tinh. Giai đoạn đƣợc đặc trƣng bởi sự sinh trƣởng hạt, sự gia tăng kích thƣớc và trọng lƣợng, sự đổi màu c a hạt và sự hóa già c a lá. Ở giai đoạn sớm c a sự chín hạt màu lục, chúng chuyển sang màu vàng khi trƣởng thành. Cơ cấu c a hạt thay đổi từ trạng thái sữa, sắp sang trạng thái cứng. Dựa vào các thay đổi này, giai đoạn chín đƣợc chia nhỏ thành chín sữa, chín sáp, chín vàng và chín. 4 Trong lúc hạt sinh trƣởng mạnh, cả trọng lƣợng tƣơi và khô c a hạt đều tăng (Yoshida, 1981). Ở các hoa lúa đƣợc thụ tinh xảy ra quá trình tích lũy tinh bột và sự phát triển hoàn thiện c a phôi. Nếu dinh dƣỡng đ , không bị sâu bệnh phá hại, thời tiết thuận lợi thì các hoa đã đƣợc thụ tinh sẽ phát triển thành hạt chắc, sản phẩm ch yếu c a cây lúa (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Tuy nhiên, nếu đất ruộng có nhiều nƣớc, thiếu lân, thừa đạm, trời mƣa ẩm, ít nắng trong thời gian này, thì giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngƣợc lại (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Yoshida (1981) cho rằng thời gian chín c a lúa chịu ảnh hƣởng nhiều c a nhiệt độ. Đinh Thế Lộc (2006) cho rằng trong giai đoạn này gặp điều kiện thuận lợi (ngoại cảnh, dinh dƣỡng,…) thì sẽ giảm tỉ lệ hạt lép, tăng tỉ lệ hạt chắc (tăng số hạt trên bông) và nhất là tăng khối lƣợng hạt. 1.2 YÊU CẦU CỦA CÂY LÚA 1.2.1 Nhiệt độ: Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trƣởng c a cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Nhiệt độ thích hợp là 26 – 280C (Yoshida, 1981). Khi nhiệt độ thấp dƣới 200C làm giảm hoặc ngƣng hẳn sự nảy mầm c a hạt, làm mạ chậm phát triển, cây mạ ốm yếu lùn lại, lá bị mất màu trổ trễ, bông bị nghẹn, phần chót bông bị thoái hóa. Khi nhiệt độ cao trên 350C trên lá có những dãy và đốm mất màu, nở bụi kém, chiều cao giảm, số hạt trên bông giảm, số hạt chắc giảm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.2.2 Gió: ĐBSCL nằm vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô (tháng 12 – 4 dl) và mùa mƣa (tháng 5 – 11dl). Trong đó mùa mƣa có gió hƣớng Tây – Nam nóng và ẩm nhiều mƣa thƣờng ảnh hƣởng xấu đến cây lúa. 1.2.3 Yêu cầu đất đai Đất là tƣ liệu sản xuất, là đối tƣợng lao động, là vật mang đƣợc đặc thù bởi tính chất độc đáo mà không có vật thể tự nhiên nào có đƣợc – đó là độ phì nhiêu (Lê Anh Khoa, 2004). Theo Võ Thi Gƣơng (2004) độ phì nhiêu đất đai là khả năng c a đất đáp ứng nhu cầu c a cây trồng về các chất dinh dƣỡng với số lƣợng, dạng và tỉ lệ thích hợp cho cây sinh trƣởng, phát triển và tạo sinh khối lớn nhất. Mỗi loại đất có độ phì tƣơng ứng. Lúa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên năng suất cũng khác nhau trên từng loại đất. Thế nên đất trồng lúa cần giàu dinh dƣỡng, nhiều chất hữu cơ, tƣơi xốp, thoáng khí, khả năng giữ nƣớc, giữ phân tốt, tầng canh tác dày, để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất và huy động nhiều dinh dƣỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính (pH từ 5,5 – 7,5) thích hợp trồng lúa. Tuy nhiên muốn trồng lúa đạt năng suất cao thì đất ruộng phải bằng phẳng, ch động nƣớc. 5 Trong thực tế, có nhiều giống lúa có thể thích nghi đƣợc trong điều kiện đất đai khắc nghiệt rất tốt. 1.2.4 Dinh dƣỡng khoáng Cây lúa phát triển cần nhiều loại dƣỡng chất. Có những chất cây lúa cần với số lƣợng lớn, gọi là chất đa lƣợng: N, P, K, Si, Ca, Mg,… Có chất cây cần nhƣng với số lƣợng ít, gọi là chất vi lƣợng: Fe, Zn, Cu, S,… Thiếu hoặc thừa những chất này cây lúa phát triển không bình thƣờng. Ba loại dƣỡng chất cây lúa cần nhiều là N, P, K, cần bổ sung thêm thông qua phân bón. Bên cạnh đó, nhu cầu Si còn nhiều hơn N, P, K nhƣng do trong đất có sẵn đ cung cấp cho cây thƣờng không có triệu chứng thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).  Chất đạm (N): là chất tạo hình cây lúa, là thành phần ch yếu c a protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, tăng chiều cao, số chồi và kích thƣớc lá thân. Cây lúa hấp thu và sử dụng cả NO3- và NH4+ nhƣng ch yếu là NH4+ nhất là trong giai đoạn sinh trƣởng đầu. Tsunoda (1964) cho rằng các giống lúa phản ứng với phân N thấp có bộ lá dài, rộng, mỏng, cong r , màu lá xanh nhạt, thân cao và yếu rạ (nhóm lúa mùa địa phƣơng). Các giống lúa phản ứng với N cao có lá ngắn, hẹp, dày, thẳng đứng có màu xanh đậm, thân thấp và cứng rạ (nhóm lúa cao sản ngắn ngày). Tỷ lệ đạm cây hút đƣợc trên lƣợng đạm bón vào chỉ vào khoảng 30 – 50% ở vùng nhiệt đới (Datta, 1984), tùy thuộc vào tính chất đất, phƣơng pháp, số lƣợng, thời gian bón đạm và những kỹ thuật khác.  Chất lân (P): là chất sinh năng (tạo năng lƣợng), là thành phần c a ATP, NADP… Thúc đẩy việc sử dụng và tổng hợp đạm trong cây, kích thích rễ phát triển, giúp cây lúa mau lại sức sau khi cấy, nở bụi mạnh, kết nhiều hạt chắc, tăng phẩm chất gạo, giúp lúa chín sớm và tập trung hơn. Lân còn là thành phần cấu tạo acid nhân (acid nucleic), thƣờng tập trung nhiều trong hạt. Cây lúa cần lân nhất là giai đoạn đầu, nên cần bót lót trƣớc khi sạ. Khi lúa trổ, khoảng 37 – 83% chất lân đƣợc chuyển lên bông (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Hàm lƣợng lân di động trong dung dịch đất phụ thuộc vào độ pH. Trong tự nhiên lân không ở dạng tự do mà thƣờng tồn tại ở dạng hợp chất oxy hóa (P2O5). Các loại phân lân phổ biến hiện nay là super lân (lân lâm thao) có 18 – 20% P2O5 dễ tiêu, lân Văn Điển (Thermophosphat) có 8 – 10% P2O5 dễ tiêu, apatit (đá nghiền) có 2 – 4% P2O5 dễ tiêu. Lân cũng hiện diện trong nhiều loại phân hỗn hợp nhƣ DAP (18N – 46P2O5 – 0 K2O), NPK,…  Chất kali (K): Kali còn gọi là bồ tạt (Potassium), giúp cho quá trình vận chuyển và tổng hợp các chất trong cây, duy trì sức trƣơng c a tế bào, giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống sâu bệnh, chống đổ ngã, chịu hạn và lạnh khỏe hơn, tăng số hạt chắc trên bông và làm hạt no đầy hơn (Đỗ Ánh, 2003). Kali tập trung ch yếu 6 trong rơm rạ, chỉ khoảng 6 – 20% ở trên bông. Phân kali phổ biến hiện nay là Clorua Kali (KCl) 60% K2O và Sulphat Kali (K2SO4) 48% K2O. Ngoài ra còn có các loại phân hỗn hợp 2 hay 3 chất nhƣ: DAP (18N – 46P2O5 – 0K2O), NPK (16N – 16P2O5 – 8K2O),… 1.3 MẬT ĐỘ GIEO SẠ 1.3.1 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số chồi ở giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa Mật độ sạ thích hợp tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng có hiệu quả các chất dinh dƣỡng, nƣớc và ánh sáng mặt trời. Mật độ cây thích hợp còn tạo nên sự tƣơng tác hài hòa giữa cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa để đạt mục đích cuối cùng là cho năng suất cao nhất trên một đơn vị diện tích đất. Sạ lúa ở các mật độ khác nhau cho số chồi/m2 cũng khác nhau. Tuy nhiên, khi sạ ở mật độ thƣa cây lúa đẻ nhánh nhiều, nó sẽ tự điều tiết quần thể để đảm bảo số chồi thích hợp trong ruộng lúa, khi sạ dày cây lúa đẻ nhánh ít và một số tự chết ở giai đoạn đầu do không cạnh tranh đƣợc ánh sáng, dinh dƣỡng. Số chồi ở các giai đoạn sinh trƣởng ban đầu sẽ ảnh hƣởng đến số bông ở giai đoạn thu hoạch. Số chồi thể hiện cho số bông cần thiết tạo năng suất hạt sau này, nhƣng không phải chồi nào đƣợc hình thành cũng tạo đƣợc thành bông mà nó còn phụ thuộc vào số chồi hữu hiệu (Nguyễn Văn Luật, 2001). Số bông/m2 có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất lúa. Trong điều kiện sạ mật độ cao làm tăng số bông/m2 ở mức vừa phải, nếu tăng mật độ sạ lên quá cao sẽ gây ra hiện tƣợng lốp đổ, sâu bệnh dễ bộc phát và số hạt/bông sẽ ít đi rõ rệt (Yoshida, 1981). Dƣơng Hồng Hiên (1993) đã nhận định cơ sở khoa học c a quy trình kỹ thuật thâm canh lúa đạt năng suất cao nhƣ sau: muốn đạt năng suất cao, trƣớc hết phải biết giải quyết mâu thuẫn ch yếu giữa sự phát triển cá thể c a từng cây lúa với sự phát triển tổng thể c a các cây lúa trên cùng một ruộng lúa ngay từ khi gieo cấy để đạt cơ cấu năng suất tối ƣu giữa số bông/m2, số hạt chắc/bông và trọng lƣợng 1000 hạt. Dƣới điều kiện quản lý đồng ruộng tốt, mật độ sạ 120 kg giống/ha đƣợc khuyến cáo để nhận đƣợc năng suất lúa cao cũng nhƣ đáp ứng đ số bông/m 2 (Nguyễn Đỗ Châu Giang, 2001). 1.3.2 Mật độ sạ cho lúa cao sản Từ những năm đầu c a thập niên 1980, các nƣớc trồng lúa Châu Á sau khi nhập nội, lai tạo và canh tác các giống lúa cao sản đã thay đổi phƣơng thức cấy bằng phƣơng thức sạ, áp dụng mật độ sạ thƣa chỉ 60 – 80 kg giống/ha nhƣ ở Malaysia, Philippines (Hiraoka, 1996). Ở Nhật Bản, thí nghiệm về mật độ sạ từ năm 1984 – 1987 cho thấy chỉ cần sạ 23 – 37 kg giống/ha đã cho năng suất 4,64 – 7 5,35 tấn/ha (Asai và ctv. 1998). Ở Philippines khuyến cáo sạ 100 kg giống/ha, tuy nhiên, hầu hết nông dân vẫn sạ độ cao hơn để trừ hao do chim, chuột và tăng khả năng cạnh tranh giữa lúa và cỏ dại (Singh, 1990). Ở ĐBSCL những nghiên cứu về mật độ, phƣơng pháp sạ và đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg giống/ha cho năng suất tƣơng đƣơng hoặc cao hơn sạ dày 200 kg giống/ha, sạ thƣa có số bông ít hơn sạ dày nhƣng bông dài và nhiều hạt chắc/bông (Nguyễn Văn Luật và ctv. 1999). Thƣờng năng suất c a một giống lúa thay đổi nhiều qua mật độ gieo sạ, muốn đạt đƣợc năng suất cao, phải đảm bảo mật độ gieo trồng thích hợp. Theo Đào Thế Tuấn (1970) tăng mật độ, mở rộng diện tích lá xanh trên đơn vị diện tích trong một phạm vi nhất định sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc tích lũy và tăng thêm chất khô, tăng hiệu suất sử dụng ánh sáng, hạn chế chồi vô hiệu, tránh lãng phí chất dinh dƣỡng, hạn chế tác hại cỏ dại (Nguyễn Thị Chuộng, 1987). Theo Kondo (1965, Trích dẫn Nguyễn Thị Chuộng, 1987) tăng mật độ tức là tăng số bông trên đơn vị diện tích, nhƣng làm giảm trọng lƣợng bông, giảm số hạt trên bông. Yoshida (1985) cho rằng ở quần thể lúa sạ việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2, tăng số cây lên nữa thì chỉ có thân chính phát triển cho ra bông. Trƣờng hợp lúa gieo thẳng rất dễ dàng đạt 600 bông/m2 gấp hai lần số bông c a ruộng cấy tốt. Nhƣng ở lúa sạ số hạt trên bông sẽ thấp hơn lúa cấy nên dẫn đến số hạt trên mét vuông cũng có thể nhƣ nhau giữa lúa cấy và lúa sạ. 1.4 PHƢƠNG PHÁP GIEO SẠ 1.4.1 Phƣơng pháp sạ lan 1.4.1.1 Sạ ướt Đất đƣợc chuẩn bị trong điều kiện ƣớt, xong rút cạn nƣớc và gieo hạt giống đã ngâm cho nảy mầm trên đất đã đánh bùn nhuyễn. Đây là hình thức sạ ở những nơi có nƣớc đ để làm đất và ch động nƣớc. Sạ ƣớt có thể áp dụng cho tất cả các vụ Hè Thu, Thu Đông hay Đông Xuân (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Đây là phƣơng pháp sạ phổ biến vì phần lớn diện tích lúa đã trồng bằng các giống lúa cao sản ngắn ngày, cần cho lúa mọc tốt ngay từ giai đoạn mạ, để có cơ sở ban đầu cho sự sinh trƣởng, phát triển đạt năng suất cao và cây lúa không có thời gian để phục hồi nhƣ đối với lúa mùa dài ngày (Nguyễn Văn Luật, 2001). 1.4.1.2 Sạ khô Kiểu sạ khô đã đƣợc thực hiện từ lâu ở vùng lúa nổi với các giống lúa địa phƣơng. Tuy nhiên, sạ khô lúa cao sản có yêu cầu cao hơn. Sạ khô nhằm tăng thêm một vụ lúa ngắn ngày tại những vùng đất bị nhiễm mặn hoặc canh tác nhờ nƣớc 8 trời, bằng cách tận dụng lƣợng nƣớc mƣa đầu mùa để cho lúa phát triển, tranh th thời vụ, đảm bảo năng suất vụ sau. Đất đƣợc chuẩn bị trong điều kiện khô và hạt giống khô, không ngâm . Sạ khô chỉ đƣợc thực hiện trong vụ Hè Thu sớm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Nguyễn Văn Luật (2001) gieo thẳng khô thƣờng phải gieo với lƣợng hạt giống rất cao để phòng hờ và cạnh tranh với cỏ dại, mật độ sạ 250 – 300 kg/ha. Sạ khô thƣờng tốn công, tốn thuốc trừ cỏ và công dặm. 1.4.1.3 Sạ ngầm Sạ hạt giống đã nảy mầm trong ruộng ngập nƣớc. Kỹ thuật này thƣờng đƣợc áp dụng trong vụ Thu Đông hoặc Đông Xuân ở những chân ruộng trũng nƣớc ngập sâu và không có điều kiện thoát nƣớc hoặc để tranh th mùa vụ xuống giống sớm hơn, giảm đƣợc công bơm tƣới về sau. Sạ ngầm có điều kiện tiên quyết là nƣớc phải trong nhanh sau khi sạ (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.4.1.4 Sạ chay Là biện pháp sạ lúa không cần làm đất, sử dụng hạt giống không hoặc đã ngâm 24 giờ, sạ vào ruộng đã đƣợc phơi khô và đốt đồng, sau đó bơm nƣớc vào hoặc nƣớc vào ruộng rồi mới sạ. Nƣớc đƣợc giữ lại trong ruộng một ngày để ngâm đất và cho hạt lúa hút nƣớc đầy đ . Sau đó rút nƣớc ra chỉ giữ ẩm nƣớc để hạt lúa mọc mầm nhƣ đối với trƣờng hợp sạ ƣớt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.4.1.5 Sạ gởi Hạt giống c a cây lúa ngắn ngày đƣợc trộn lẫn với hạt lúa mùa dài ngày theo một tỷ lệ nhất định tùy yếu tố đất đai và đặc tính giống. Sạ cùng một lúc hai loại giống bằng phƣơng pháp sạ ƣớt và khô tùy điều kiện từng nơi. Sau khi thu hoạch vụ lúa ngắn ngày ngƣời ta tiếp tục chăm sóc cho trà lúa mùa phát triển tốt để thu hoạch vào cuối mùa mƣa, khi nguồn nƣớc ngọt đã cạn và ruộng khô. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng ở những vùng lúa nƣớc trời, nhiễm mặn, phèn, nơi mà thời gian có thể trồng đƣợc rất ngắn (5 – 6 tháng) trong mùa mƣa, hoặc ở những vùng trũng, nƣớc ngập sâu không có th y lợi tốt để có thể trồng hai vụ lúa thuận lợi. Đây là những vùng đất khó khăn, trƣớc đây chỉ trồng đƣợc một vụ lúa mùa. Tăng thêm một vụ lúa ngắn ngày tại đây là một vấn đề không đơn giản (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.4.2 Sạ hàng Nguyên lý hoạt động c a máy sạ hàng là rắc hạt bằng trống đựng hạt xoay tròn. Các loại máy thông dụng hiện nay có 6 trống, gieo đƣợc 12 hàng với khoảng cách 16 cm x 2 – 3 cm. 9 Theo Nguyễn Văn Luật (2001) quy trình kỹ thuật sạ hàng bằng máy: hạt lúa ngâm cho vừa nứt nanh nhú mầm, hong cho ráo nƣớc, đổ vào trống, tối đa 2/3 trống. Khi kéo trên mặt ruộng, bánh xe lăn làm cho trống chứa hạt lúa lăn theo, hạt lúa trong trống xáo trộn và rơi xuống ruộng thành hàng. Sạ lúa theo hàng ở ĐBSCL bằng máy theo phƣơng pháp sạ ƣớt, đã thể hiện nhiều ƣu điểm so với sạ lan tập quán:  Tiết kiệm vật tƣ: mật độ sạ thích hợp là từ 70 – 100 kg/ha, trong khi sạ lan hiện tốn 200 – 250 kg/ha, nhƣ vậy mỗi ha tiết kiệm đƣợc khoảng 100 – 150 kg hạt giống.  Tạo điều kiện thuận lợi để thâm canh: đi lại chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, trừ cỏ và lọc giống dễ dàng giữa các hàng lúa.  Giảm thiệt hại do sâu bệnh, chuột phá, do điều kiện tiểu khí hậu ở ruộng lúa đƣợc cải thiện, ánh sáng mặt trời lọt xuống tầng dƣới đƣợc nhiều hơn, nên sâu bệnh giảm, yêu cầu lƣợng thuốc sát trùng giảm hẳn.  Tăng năng suất lúa: cây lúa sử dụng năng lƣợng mặt trời để quang hợp tạo năng suất cao thuận lợi hơn. Lê Trƣờng Giang (2005) cho rằng, áp dụng phƣơng pháp sạ hàng có thể tiết kiệm lƣợng giống đáng kể (50%), giảm phân bón và thuốc trừ sâu, tăng năng suất, dẫn đến sự giảm tác hại đến môi trƣờng. Khó khăn chính đối với lúa sạ hàng là sự gây hại c a ốc bƣu vàng, theo sau đó là đất không bằng phẳng, thiếu đê bao khép kín, diện tích canh tác nhỏ, kỹ thuật ngâm giống, r i ro về thời tiết, chất lƣợng máy sạ hàng, giá sản phẩm không ổn định và giá vật tƣ cao. Về mặt gieo sạ, thì gieo sạ theo hàng có ƣu thế hơn sạ lan vì ít hao giống, ít sâu bệnh và cho năng suất tƣơng đối với sạ lan mật độ 200 kg/ha (Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ, 2005). Công cụ sạ lúa theo hàng có chi phí đầu tƣ ban đầu thấp, đã đƣợc chứng minh là tốt nhƣ giảm chi phí hạt giống, giảm lƣợng phân bón, dễ chăm sóc lúa, năng suất tăng (Nguyễn Bồng, 2003). Nguyễn Văn Huỳnh (2003) cho rằng, gieo sạ thƣa nhƣ sạ bằng máy sạ hàng vừa hạn chế bệnh nám bẹ và một số loài dịch hại khác, đồng thời cũng vừa tiết kiệm lƣợng hạt giống, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu để hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho ngƣời nông. 1.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) cho rằng, năng suất lúa đƣợc quyết định bởi các yếu tố: số bông trên mét vuông, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lƣợng 1000 hạt. Mối quan hệ phụ thuộc trên có thể biểu diễn bằng công thức: 10 Y = Nn  w 1  6  F  10 4 (tấn/ha) 1000 10 Y = N  n  w  F  10 5 (tấn/ha) Trong đó: Y: năng suất hạt (tấn/ha) N: số bông trên mét vuông n: số hạt trên bông w: trọng lƣợng 1000 hạt w : trọng lƣợng c a 1 hạt 1000 1 : hệ số đổi từ gram sang tấn 10 6 F: tỷ lệ hạt chắc trên bông 104: hệ số quy đổi từ mét vuông sang hecta Các yếu tố năng suất có liên quan với nhau, số bông trên mét vuông phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ nhánh, phụ thuộc vào mật độ cấy. Khi cây đẻ nhánh mạnh thì số bông trên mét vuông sẽ tăng. Khi số bông trên mét vuông tăng quá cao thì bông lúa sẽ ngắn lại, số hạt trên bông giảm, tỷ lệ hạt chắc trên bông cũng giảm, trọng lƣợng hạt giảm theo. Tỷ lệ hạt chắc và trọng lƣợng hạt phụ thuộc vào số hạt trên bông (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) tổng hợp tất cả các thành phần năng suất đóng góp khoảng 81,4% biến động c a năng suất lúa. Trong đó, riêng số hạt trên mét vuông chiếm 60,2%, tỷ lệ hạt chắc và trọng lƣợng 1000 hạt hợp lại chiếm 21,2%, số hạt trên mét vuông và phần trăm hạt chắc đóng góp 75,7% và số hạt trên mét vuông cộng với trọng lƣợng hạt đóng góp 78,5% năng suất lúa. Nếu sự đóng góp tất cả cá thành phần năng suất 100%, thì sự đóng góp c a số hạt trên mét vuông sẽ là 74% và sự đóng góp c a phần trăm hạt chắc với trọng lƣợng hạt 1000 hạt là 26%, kết hợp số hạt trên mét vuông và phần trăm hạt chắc đóng góp 93% và số hạt trên mét vuông cộng với trọng lƣợng hạt đóng góp đến 96% năng suất lúa. Muốn nâng cao năng suất lúa cần hiểu đƣợc quá trình hình thành các yếu tố năng suất, trƣớc hết là thời gian, các điều kiện ảnh hƣởng đến các yếu tố đó. Trên cơ sở đó mới có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật đúng lúc và đúng cách (Nguyễn Đình Giao và ctv. 1997). 11 1.5.1 Số bông/m2 Số bông trên một đơn vị diện tích đƣợc quyết định vào giai đoạn sinh trƣởng ban đầu c a cây lúa, nhƣng ch yếu là giai đoạn cấy đến khoảng 10 ngày trƣớc khi có chồi tối đa. Số bông trên một đơn vị diện tích tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi c a lúa. Mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi c a lúa thay đổi tùy giống, điều kiện đất đai, thời tiết, lƣợng phân bón và chế độ nƣớc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Đối với giống lúa ngắn ngày, thấp cây, nở bụi ít, đất xấu, nhiều nắng nên cấy dày để tăng số bông trên mét vuông. Ngƣợc lại, trên đất giàu hữu cơ, thời tiết tốt, lƣợng phân bón nhiều (nhất là N) và giữ nƣớc thích hợp thì lúa nở bụi khỏe có thể sạ cấy thƣa hơn. Các giống lúa cải thiện thấp cây có số bông trên mét vuông trung bình phải đạt 500 – 600 bông/m2 đối với lúa sạ, hoặc 350 – 450 bông/m2 đối với lúa cấy mới có thể có năng suất cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) cho rằng mật độ cấy và tỉ lệ đẻ nhánh cũng có tác động quan trọng đến sự hình thành bông. Đối với những giống lúa có 17 – 18 lá, những nhánh đẻ từ lá thứ 12 trở về trƣớc có khả năng cho bông, những nhánh đẻ từ lá thứ 14 trở vền sau phần lớn là vô hiệu, những nhánh đẻ từ lá thứ 12 – 14 có thể cho bông, và cũng có thể không cho bông. 1.5.2 Số hạt trên bông Số hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào gié, hoa phân hóa cũng nhƣ số gié, hoa thoái hóa. Các quá trình này nằm trong thời kỳ sinh dƣỡng sinh dục từ lúc làm đòng đến trổ bông (Nguyễn Đình Giao và ctv. 1997). Số hạt trên bông đƣợc quyết định từ lúc tƣợng cổ bông đến 5 ngày trƣớc khi trổ, quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Theo Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) số hạt trên bông là số lƣợng hoa phân hóa và hình thành hoa, số hạt trên bông do tổng số hoa phân hóa và số hoa thoái hóa quyết định, số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít thì số hạt trên bông sẽ nhiều. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa đƣợc phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hƣởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Đối với những giống lúa bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đ , chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít, nên số hạt cuối cùng trên hoa cao. Ở các giống lúa cải thiện, số hạt trên bông từ 80 – 100 hạt đối với lúa sạ hoặc 100 – 120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long. 12 1.5.3 Tỷ lệ hạt chắc Tỷ lệ hạt chắc là tỷ lệ phần trăm các hạt có tỷ trọng trên 1,06. Tỷ lệ hạt chắc có ảnh hƣởng đến năng suất rõ rệt. Số hạt chắc ít, số hạt lép nhiều thì năng suất sẽ giảm (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Tỷ lệ hạt chắc đƣợc quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ phân bào nguyên nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Nguyên nhân hạt lép là do quá trình thụ phấn thụ tinh không thuận lợi, khi ra hoa gặp rét hoặc nóng quá, ẩm độ không khí quá thấp hoặc quá cao, làm cho hạt phấn mất khả năng nảy mầm, hoặc trƣớc đó nhị và nhụy phát triển không hoàn toàn, tế bào mẹ hạt phấn bị hại… (Nguyễn Đình Giao và ctv. 1997). Hạt lép nhiều nhất ở phía cuối bông nhất là đối với những giống lúa trổ dấu bông, một số gié cuối cùng không ra khỏi bẹ lá (Bùi Huy Đáp, 1980). Nguyễn Thành Hối (2003) cho rằng lúa Hè Thu xuống giống muộn sẽ gặp bất lợi nhiều về điều kiện thời tiết lúc lúa trổ, do lúc này mƣa dầm nên vũ lƣợng cao, mƣa kéo dài và đặc biệt trời hay mƣa vào buổi sáng nên bông lúa khó thụ phấn, thụ tinh và hạt bị lép nhiều. Tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý c a cây lúa và chịu ảnh hƣởng lớn c a điều kiện ngoại cảnh, thƣờng số hoa trên bông quá nhiều dễ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Muốn có năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc phải trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.5.4 Trọng lƣợng 1000 hạt Trọng lƣợng 1000 hạt phụ thuộc ch yếu vào giống. Trọng lƣợng 1000 hạt do 2 bộ phận cấu thành, trọng lƣợng vỏ trấu (chiếm 20%) và trọng lƣợng hạt gạo (chiếm 80%) (Nguyễn Đình Giao và ctv. 1997). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) trọng lƣợng hạt đƣợc quyết định ngay thời kỳ phân hóa hoa đến khi lúa chín, nhƣng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Trọng lƣợng 1000 hạt thƣờng biến thiên tập trung trong khoảng 20 – 30 gram. Trọng lƣợng 1000 hạt c a cây lúa trong ruộng là một đặc tính ổn định, ch yếu do đặc tính di truyền c a giống quyết định vì kích thƣớc hạt bị kiểm tra chặt chẽ bởi kích thƣớc vỏ trấu, điều kiện môi trƣờng có ảnh hƣởng một phần vào thời kỳ kỳ giảm nhiễm (18 ngày trƣớc khi trổ) trên cỡ hạt, cho đến khi vào chắc rộ (15 – 20 ngày sau khi trổ) trên độ mẩy c a hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) ngoài ánh sáng, yếu tố nhiệt độ, nhất là biên độ chênh lệch ngày – đêm, có ảnh hƣởng rõ rệt đến quá trình quang hợp, tích lũy, vận chuyển vật chất về hạt. Vì vậy, giữ cho lá lúa xanh lâu, quang hợp vận chuyển tốt là yếu tố quan trọng tác động đến trọng lƣợng hạt. 13 1.6 MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI TRÊN LÚA 1.6.1 Sâu rầy 1.6.1.1 Rầy nâu Rầy nâu sinh sản và phát triển rất nhanh, có thể xuất hiện vào bất cứ giai đoạn sinh trƣởng nào c a cây lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, ẩm độ cao, mƣa nắng xen kẽ và cấy nhiều giống nhiễm rầy thƣờng phát sinh gây hại nặng. Cao điểm rầy phát sinh mật độ cao và gây hại nặng vào giai đoạn lúa trổ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín. Tác hại trực tiếp c a rầy nâu là chích hút nhựa, làm cho cây lúa suy yếu, phát triển kém, lá vàng úa, rụi dần và khô héo đi gọi là “cháy rầy”. Tác hại gián tiếp c a rầy nâu là truyền các bệnh siêu vi khuẩn cho lúa nhƣ bệnh lúa cỏ, lùn xoắn lá, vàng lùn. Rầy nâu nhỏ truyền bệnh lùn sọc đen (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.6.1.2 Sâu cuốn lá nhỏ Sâu cuốn lá nhỏ thƣờng có khả năng tạo thành dịch lớn, gây thiệt hại nặng trên đồng lúa, nhất là trên những đồng ruộng bón thừa đạm và làm nhiều vụ trong năm liên tục. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mƣa nắng xen kẻ thƣờng phát sinh nặng. Sâu gây hại vào lúc lúa đẻ nhánh rộ và lúc lúa làm đòng, trổ bông. Sâu thƣờng cuốn lá lại ở bên trong ăn phá phần nhu mô, để lại những vệt trắng dài nằm dọc theo chân lá. 1.6.1.3 Nhện gié Nhện gié gây hại cho lúa ở mọi giai đoạn từ khi gieo mạ đến trổ chín và trên mọi bộ phận c a cây lúa nhƣ: bẹ lá, gân lá, gié lúa và hạt lúa,… bằng cách chích hút nhựa. Trên lá nhện gây hại để lại biểu hiện nhƣ có sọc nâu bầm giống nhƣ cạo gió (còn gọi là bệnh cạo gió). Khi lúa có đòng, nhện phát triển mạnh hút nhựa đòng làm cạn kiệt dinh dƣỡng nuôi bông, dẫn đến bông lúa trổ ra không thoát khỏi cổ, biến dạng cong queo, trên bông có nhiều lép hạt, lững biến dạng hoặc cả bông lúa hoàn toàn bị lép (bông trổ thẳng đứng). Nhện gây hại trên bông làm hạt lúa co xoắn lại và biến màu vàng nhạt (hiện tƣợng lép vàng). 1.6.2 Bệnh hại trên lúa 1.6.2.1 Bệnh đạo ôn (cháy lá) Do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Bệnh có thể gây hại rất sớm từ nƣơng mạ nhƣng thƣờng bị nặng nhất là giai đoạn làm đòng đến sau trổ một thời gian. Nấm có thể tấn công ở mọi bộ phận c a cây lúa nhƣng nhiều nhất ở phiến lá. Bệnh cũng xuất hiện trên các đốt thân làm gãy ngang thân lúa hoặc trên cổ bông (bệnh khô cổ bông) làm tắt nghẽn mạch dẫn nhựa nuôi hạt, bông lúa bị gãy, hạt bị lép và lững. 14 Bệnh xuất hiện và phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, sƣơng mù nhiều, ruộng thiếu nƣớc và bón nhiều đạm, sạ cấy quá dày. 1.6.2.2 Bệnh đốm nâu (Brown spot) Do nấm Helminthosporium oryzae gây ra. Nấm tấn công trên lá và hạt. Bệnh thiệt hại nghiêm trọng nhất khi hạt đang nảy mầm làm cây lúa non còi cọc không phát triển đƣợc. Bệnh phát triển mạnh ở đất trầm th y (ngập nƣớc quanh năm), nhiều chất hữu cơ chƣa hoai mục, đất mặn, phèn, thiếu dinh dƣỡng và đặc biệt thiếu kali. Đốm nâu là bệnh đi kèm với điều kiện nghèo dinh dƣỡng hoặc trục trặc trong quá trình hấp thu dinh dƣỡng c a cây lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.6.2.3 Bệnh cháy bìa lá Do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae pv. oryzae gây ra. Trên lá, vết bệnh ban đầu là những sọc vàng nhỏ ở chóp lá và bìa lá, sau đó lan rộng và dọc theo các gân lá và từ bìa lá vào trong. Vết bệnh dần khô lại có màu xám trắng, viền ngoài vết bệnh có hết gợn sóng. Bệnh phát triển mạnh trên đất giàu hữu cơ, bón nhiều phân đạm, mƣa nhiều, ẩm độ cao và mức độ nhiễm khác nhau tùy giống. Bệnh thƣờng xuất hiện khi lúa nhẩy chồi tối đa hay có đòng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây hại ở giai đoạn mạ. 1.7 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG CỦA CÂY LÚA VỚI MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH 1.7.1 Sâu cuốn lá Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh c a lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng. Thang đánh giá phản ứng với sâu cuốn lá (IRRI, 1988): Cấp 0: Không có cây bị hại. Cấp 1: 1 – 10% cây bị hại. Cấp 3: 11 – 20% cây bị hại. Cấp 5: 21 – 35% cây bị hại. Cấp 7: 36 – 60% cây bị hại. Cấp 9: 61 – 100% cậy bị hại. 1.7.2 Bệnh đạo ôn Thang đánh giá bệnh đạo ôn hại bông (IRRI, 1988): Cấp 0: Không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông. Cấp 1: Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2. 15 Cấp 3: Vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa c a trục bông. Cấp 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dƣới trục bông. Cấp 7: Vết bệnh bao vây toàn bộ cổ bông hoặc phần gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc. Cấp 9: Vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%. 1.7.3 Rầy nâu Triệu chứng chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ, cây thấp dần, nếu trầm trọng cây sẽ chết trên đồng ruộng. Thang đánh giá khả năng phản ứng với rầy nâu (IRRI, 1988): Cấp 0: Không có cây bị hại. Cấp 1: Hơi biến vàng trên một số cây. Cấp 3: Lá biến vàng nhƣng chƣa bị cháy rầy. Cấp 5: Lá bị vàng rõ, cây bị lùn và héo, ít hơn một nữa số cây bị cháy rầy, còn lại lùn nặng. Cấp 7: Hơn một nữa số cây bị héo hoặc bị cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng. Cấp 9: Tất cả cây bị chết. 16 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 PHƢƠNG TIỆN 2.1.1 Địa điểm và thời gian  Thời gian: Thí nghiệm đƣợc tiến hành từ tháng 11/2012 đến tháng 02/2013.  Địa điểm: Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại Ấp Quang Mỹ, xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Hình 2.1 Bản đồ địa điểm thí nghiệm 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm Giống lúa IR50404 có nguồn gốc từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đƣợc nhập vào Việt Nam đầu năm 1990. Giống IR50404 đƣợc công nhận chính thức vào năm 1992. Giống IR50404 có thời gian sinh trƣởng là 95 – 100 ngày trong vụ Đông Xuân. Chiều cao cây đạt từ 85 - 90 cm. Là giống lúa nở bụi khá và gạo ít bạc bụng. Năng suất trung bình từ 6 – 8 tấn/ha. Khả năng chống đổ kém, chịu rét kém, chịu 17 chua và phèn trung bình, là giống kháng vừa với rầy nâu và bệnh đạo ôn, nhiễm nhẹ với bệnh vàng lá, nhiễm vừa với bệnh khô vằn. Phân bón: Ure (46%N), Super lân (15 – 18% P2O5), Clorua kali (60% K2O). Thuốc bảo vệ thực vật: Factac, Filia 525EC, Meco (trừ sâu), Validacin, Anvil 5SC, OK (trừ bệnh); Sofit, Sirius (trừ cỏ). Dụng cụ: thƣớc đo, khung chỉ tiêu 0,25 m2, máy đo ẩm độ, cân đồng hồ, cân điện tử, túi chứa mẫu lúa. 2.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức và ba lần lặp lại. Diện tích mỗi nghiệm thức là 20 m2. Trong mỗi nghiệm thức đƣợc đặt ba khung sắt có diện tích 0,25 m2 một cách ngẫu nhiên. Nghiệm thức 1 (NT1): đối chứng sạ 250 kg/ha (theo nông dân). Nghiệm thức 2 (NT2): sạ 150 kg/ha (giảm 40% lƣợng giống). Nghiệm thức 3 (NT3): sạ 100 kg/ha (giảm 60% lƣợng giống). Rep 1 Rep 2 Rep 3 NT1 NT3 NT2 NT2 NT1 NT3 NT3 NT2 NT1 Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 18 2.2.2 Kỹ thuật canh tác  Đất đƣợc dọn sạch cỏ, cày xới đất lên phơi khoảng 15 – 16 ngày sau đó trục đánh bùn san bằng mặt ruộng. Đánh đƣờng nƣớc trƣớc khi gieo sạ, tiến hành sạ lan, giữ đất khô sau 7 ngày cho nƣớc vào giữ mực nƣớc khoảng 3 – 5 cm.  Bón phân theo công thức: 100N – 60P2O5 – 30K2O (kg/ha). Phân đạm: − Lần 1 (7 – 10 NSS): bón 25 – 30% lƣợng đạm. − Lần 2 (20 – 25 NSS): bón 35 – 40% lƣợng đạm. − Lần 3 (40 – 45 NSS): bón lƣợng đạm còn lại. Phân super lân bón lót 100%. Phân kali chia làm 2 lần: 7 – 10 NSS (20 kg K2O) và 40 – 45 NSS (10 kg còn lại).  Khi lúa đƣợc 15– 20 ngày tiến hành dặm  Phun thuốc nếu sâu bệnh xuất hiện.  Vào lúc sau trổ 28 – 32 ngày hoặc khi thấy 85 – 90% số hạt trên bông đã chín vàng thì tiến hành thu mẫu và thu hoạch toàn bộ lúa thí nghiệm. 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 2.2.3.1 Chỉ tiêu nông học - Chiều cao cây: Chiều cao cây đƣợc tính từ mặt đất đến chóp lá cao nhất (cây lúa chƣa có bông), hoặc chóp bông cao nhất (cây lúa có bông). Đo chiều cao c a 10 cây ngẫu nhiên trong khung có diện tích 0,25 m2 vào lúc 20, 30, 40, 50, 60, 70 NSS và thu hoạch. - Số chồi: Đếm tất cả thân chín và chồi trong khung có diện tích 0,25 m2 vào thời điểm 20, 30, 40, 50, 60, 70 NSS và thu hoạch. - Chiều dài bông: Trong mỗi khung có diện tích 0,25 m2 đo chiều dài c a 10 bông lúa và tính chiều dài trung bình. 2.2.3.2 Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất Gặt tất cả lúa trong khung có diện tích 0,25 m2. Tuốt hạt, làm sạch, phơi khô. Đếm tổng số bông ký hiệu là B (bông). Chọn 10 bông ngẫu nhiên 19 Đếm tổng số hạt chắc ký hiệu là C (hạt). Đếm tổng số hạt ký hiệu là T (hạt). Cân trọng lƣợng 1000 hạt chắc, lặp lại 3 lần, ký hiệu là w1, w2, w3 (gram). Đo ẩm độ mẫu. Quy các số liệu khối lƣợng cân về ẩm độ chuẩn là 14% W14% = W0 100  H 0  86 W14%: trọng lƣợng mẫu ở ẩm độ 14% W0: trọng lƣợng mẫu lúc cân H0: ẩm độ mẫu lúc cân Các thành phần năng suất đƣợc tính nhƣ sau: Số bông trên mét vuông = B  4 Phần trăm hạt chắc (%) = C  100 T Khối lƣợng 1000 hạt (gram) = w1  w2  w3 3 2.2.3.3 Đánh giá chỉ tiêu về thành phần năng suất Năng suất lý thuyết (NSLT) thu từ các khung chỉ tiêu NSLT = số bông/m2 x số hạt trên bông x trọng lƣợng 1000 hạt ở ẩm độ 14% x 10-5 Năng suất thực tế (NSTT) c a lúa đƣợc tính từ lƣợng lúa thu hoạch từ 20 m2, đập, phơi, giê, cân và quy về ẩm độ 14%, ký hiệu là W (kg). NSTT = W 10000 W = (tấn/ha)  1000 20 2 2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu Các số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0. 20 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN Do thí nghiệm đƣợc thực hiện vào vụ Đông Xuân nên thời tiết tƣơng đối thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển c a cây lúa. Đầu tháng 11 – 12/2012, nhiệt độ khoảng 26,5 – 27,50C, lƣợng mƣa khoảng 50 – 150 mm; tháng 1 – 2/2013, nhiệt độ khoảng 26 – 280C, lƣợng mƣa khoảng 50 – 100 mm (Trung tâm dự báo khí tƣợng th y văn tỉnh Vĩnh Long, 2012 – 2013). Qua kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm, đất trong ruộng thí nghiệm có pH trung bình là 6,25 thích hợp cho cây lúa phát triển, đất có pH = 6 – 7 là tốt nhất vì ở mức pH này có sự hữu dụng tối đa c a chất dinh dƣỡng (Ngô Ngọc Hƣng và ctv. 2004). Theo H.Eswanran (1985) thì pH = 5,5 – 7,5 là tốt nhất cho cây lúa phát triển. Sâu bệnh xuất hiện gây hại ch yếu ở mật độ sạ dày. Theo kết quả Bảng 3.1 thì sạ với mật độ 100 kg/ha sự gây hại c a rầy nâu, bệnh cháy lá ở cấp 0 và sâu cuốn lá cấp 1 là không đáng kể. Nghiệm thức sạ 150 kg/ha thì rầy nâu, sâu cuốn lá cấp 1. Ở nghiệm thức sạ 250 kg/ha thì rầy nâu, bệnh cháy lá xuất hiện cấp 1 và sâu cuốn lá cấp 3. Sâu cuốn lá xuất hiện vào giai đoạn 30 ngày sau sạ. Chuột không gây hại ở các nghiệm thức sạ. Đổ ngã chỉ xuất hiện ở nghiệm thức sạ 250kg/ha với mức độ khoảng 5% và không xuất hiện ở các nghiệm thức còn lại (Bảng 3.1). Khi sạ ở mật độ dày làm cho mật độ cây lúa cao, ẩm độ trong ruộng lúa tăng lên rất thích hợp cho bệnh cháy lá phát triển (Lê Hữu Toàn, 2009). Mặt khác, ở mật độ sạ dày cây lúa phải sinh trƣởng trong điều kiện chật hẹp, thiếu dinh dƣỡng, làm cho khả năng chống chịu sâu bệnh c a cây lúa bị hạn chế. Bên cạnh đó, ánh sáng không thể lọt xuống dƣới gốc lúa, cũng tạo điều kiện cho rầy nâu và một số loại sâu bệnh phát triển và gây hại. 21 Bảng 3.1 Ghi nhận tình hình sâu, bệnh hại của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Mật độ sạ (kg/ha) Rầy nâu Sâu cuốn Bệnh cháy Thiệt hại do Đổ ngã (cấp) lá (cấp) lá (cấp) chuột (%) (%) 250 1 3 1 0 5 150 1 1 0 0 0 100 0 1 0 0 0 3.2 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA 3.2.1 Chiều cao cây Qua kết quả trình bày Bảng 3.2 cho thấy, chiều cao cây lúa ở các giai đoạn 20, 30 và 40 NSS không khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức 250 kg/ha, 150 kg/ha và 100 kg/ha. Tuy nhiên, đến giai đoạn 50, 60 và 70 NSS thì khác biệt ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức. Ở 50 NSS chiều cao dao động từ 67,57 cm đến 73,77 cm. Ở 60 NSS chiều cao cây dao động từ 71,93 cm đến 78,10 cm. Và ở 70 NSS chiều cao cây dao động từ 77,43 cm đến 84,37 cm. Bảng 3.2 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến chiều cao (cm) qua các giai đoạn sinh trƣởng của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Chiều cao cây (cm) Mật độ sạ (kg/ha) Ngày sau sạ 20 30 40 50 60 70 Thu hoạch 250 23,73 43,47 62,67 73,77 a 78,10 a 84,37a 89,93 150 23,57 42,87 56,67 73,53 a 75,40 ab 81,17 ab 89,73 100 23,03 38,33 55,50 67,57 b 71,93 b 77,43 b 90,63 F ns ns ns * * * ns CV (%) 4,59 10,58 11,08 3,19 2,12 2,21 0,62 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê; ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. 22 Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc điểm này mang tính chất đặc trƣng c a từng giống và ít biến động. Bên cạnh đó, chiều cao cây lúa cũng chịu ảnh hƣởng c a chế độ dinh dƣỡng cũng nhƣ tác động c a điều kiện môi trƣờng. Chiều cao cây thay đổi rõ nhất là khi dinh dƣỡng không đầy đ hoặc quá thừa hay quá thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ở trong thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng, thân lúa là thân giả do các bẹ lá tạo thành. Theo Yoshida (1981), thân cây lúa dày hơn và có nhiều bó mạch hơn nó sẽ cung cấp và tạo khả năng vận chuyển chất khô tốt hơn. Nhƣ vậy cây lúa ít đổ ngã và cho năng suất cao hơn. Từ thời kỳ làm đốt trở đi, thân lúa chính thức mới hình thành, số lóng kéo dài và chiều dài lóng sẽ quyết định chiều cao cây (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Chiều cao cây chính là khoảng cách từ gốc đến chóp lá cao nhất trong giai đoạn sinh trƣởng hay từ gốc đến chóp lá hoặc chóp bông cao nhất trong giai đoạn sinh sản c a cây lúa. Chiều cao cây ảnh hƣởng sẽ đến năng suất c a cây lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Đinh Văn Lữ (1978) cho rằng sạ với mật độ cao cây phát triển nhanh hơn trong một giai đoạn nhất định, nhƣng về sau giữa các mật độ khác nhau không còn khác nhau nhiều nữa. Có thể trong giai đoạn đầu sinh trƣởng c a cây lúa ch yếu sử dụng chất dinh dƣỡng trong đất và dinh dƣỡng do hạt cung cấp (Lê Hữu Toàn, 2009). 3.2.2 Số chồi/m2 Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy ở giai đoạn 20 NSS số chồi/m2 giữa các nghiệm thức sạ 250 kg/ha có số chồi cao nhất (1051 chồi/m2) và có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê. Giai đoạn 40 NSS, ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số chồi tăng nhiều nhất từ 491 chồi/m2 ở giai đoạn 20 NSS lên 785 chồi/m2 (tăng 294 chồi/m2). Nghiệm thức sạ 250 kg/ha có số chồi tăng ít nhất từ 1051 chồi/m2 ở giai đoạn 20 NSS lên 1067 chồi/m2 ở giai đoạn 40 NSS (tăng 16 chồi/m2). Giai đoạn 50 NSS đến lúc thu hoạch số chồi/m2 giảm do chồi vô hiệu chết đi và chỉ còn lại chồi hữu hiệu. Nghiệm thức sạ 250 kg/ha có số chồi/m2 cao nhất và thấp nhất là nghiệm thức sạ 100 kg/ha. Nghiệm thức sạ 250 kg/ha có số chồi/m2 cao nhất ch yếu từ thân chính c a cây lúa. 23 Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số chồi/m2 qua các giai đoạn sinh trƣởng của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Số chồi/m2 Mật độ sạ (kg/ha) Ngày sau sạ 20 30 40 50 60 70 Thu hoạch 250 1051 a 1060 a 1067 a 969 a 902 a 847 a 721 a 150 664 b 795 b 885 b 812 b 742 b 698 b 604 b 100 491 c 612 b 785 b 699 c 690 b 607 b 537 b F ** * * ** * * * CV(%) 10,29 11,05 8,79 3,98 6,11 7,85 6,33 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% Mật độ là yếu tố chi phối chặt chẽ quá trình phát triển c a cả quần thể, với khả năng đẻ nhánh giúp cho quần thể ruộng lúa có khả năng điều tiết rất nhanh. Khả năng này còn tùy thuộc vào khả năng đâm chồi c a giống và mật độ sạ ban đầu (Bùi Huy Đáp, 1980). Theo Nguyễn Thị Chuộng (1987) thì tăng mật độ là tăng số cây trên mặt đất, đồng thời số lƣợng rễ dƣới mặt đất cũng gia tăng, do đó hiệu suất sử dụng các chất dinh dƣỡng cũng tăng. Bên cạnh đó, tăng thêm mật độ là tăng thêm hiệu suất sử dụng ánh sáng mặt trời, độ phì nhiêu c a đất, kết cấu quần thể quan hệ với mật độ, tình trạng c a giống và sự sắp xếp các cây trong quần thể. Mật độ khác nhau, diện tích tiếp xúc dinh dƣỡng c a mỗi cá thể sẽ khác nhau và tình trạng ánh sáng trong quần thể cũng sẽ khác nhau. Trong điều kiện mật độ càng thƣa, đất càng tốt, phân càng nhiều, nƣớc đầy đ thì tỷ lệ số nhánh trong quần thể tăng càng lớn, đến thời kỳ đẻ rộ số chồi đạt cao nhất. Trong một phạm vi nhất định thì mật độ không ảnh hƣởng nhiều (Đinh Văn Lữ, 1967). Sạ lúa ở các mật độ khác nhau cho số chồi/m2 cũng khác nhau. Tuy nhiên, khi sạ ở mật độ thƣa cây lúa đẻ nhánh nhiều, nó sẽ tự điều tiết quần thể để đảm bảo số chồi thích hợp trong ruộng lúa, khi sạ dày cây lúa đẻ nhánh ít và một số tự chết ở giai đoạn đầu do không cạnh tranh đƣợc ánh sáng, dinh dƣỡng. Số chồi ở các giai đoạn sinh trƣởng ban đầu sẽ ảnh hƣởng đến số bông ở giai đoạn thu hoạch. Số chồi thể hiện cho số bông cần thiết tạo năng suất hạt sau này, nhƣng không phải chồi nào 24 đƣợc hình thành cũng tạo đƣợc thành bông mà nó còn phụ thuộc vào số chồi hữu hiệu (Nguyễn Văn Luật, 2001). 3.2.3 Chiều dài bông Kết quả thí nghiệm trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy chiều dài bông ở nghiệm thức sạ 250 kg/ha là 17,57 cm, tiếp theo là nghiệm thức sạ 150 kg/ha có chiều dài bông là 18,83 cm và nghiệm thức sạ 100 kg/ha có chiều dài bông trung bình là 19,63 cm. Tuy nhiên, chiều dài bông giữa các nghiệm thức sạ không khác biệt ý nghĩa qua phân tích thông kê. Bảng 3.4 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến chiều dài bông (cm) của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Mật độ sạ (kg/ha) Chiều dài bông (cm) 250 17,57 150 18,83 100 19,63 F ns CV(%) 4,79 Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê Theo Nguyễn Văn Luật và ctv. (1999) thì sạ thƣa có số bông ít hơn sạ dày nhƣng bông dài và nhiều hạt chắc trên bông hơn so với sạ dày. Chiều dài bông bị ảnh hƣởng bởi điều kiện dinh dƣỡng c a cây, khi cây nhận đƣợc nhiều dinh dƣỡng thì thân lá phát triển tốt, khả năng quang hợp c a cây tốt hơn, cây khỏe và chống chịu tốt, dẫn đến chiều dài bông cũng dài hơn (Hồ Minh Thuận, 2011). 3.3 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA 3.3.1 Các thành phần năng suất 3.3.1.1 Số bông/m2 Kết quả trình bày Hình 3.1 cho thấy số bông/m2 dao động từ 537 bông/m2 đến 721 bông/m2 và khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức sạ 250 kg/ha có số bông cao nhất với 721 bông/m2 kế đến là nghiệm thức sạ 150 kg/ha với 604 bông/m2 và thấp nhất là nghiệm thức sạ 100 kg/ha với 537 bông/m2. 25 800 721 a Số bông/m2 700 604 b 600 537 b 500 400 250 150 100 Mật độ sạ (kg/ha) Hình 3.1 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số bông/m2 của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Số bông trên một đơn vị diện tích đƣợc quyết định vào giai đoạn sinh trƣởng ban đầu c a cây lúa, nhƣng ch yếu là giai đoạn cấy đến khoảng 10 ngày trƣớc khi có chồi tối đa. Số bông trên một đơn vị diện tích tùy thuộc vào mật độ sạ và khả năng nở bụi c a lúa. Mật độ sạ và khả năng nở bụi c a lúa thay đổi tùy giống, điều kiện đất đai, thời tiết, lƣợng phân bón và chế độ nƣớc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Đối với giống lúa ngắn ngày, thấp cây, nở bụi ít, đất xấu, nhiều nắng nên cấy dày để tăng số bông trên mét vuông. Ngƣợc lại, trên đất giàu hữu cơ, thời tiết tốt, lƣợng phân bón nhiều (nhất là N) và giữ nƣớc thích hợp thì lúa nở bụi khỏe có thể sạ thƣa hơn. Các giống lúa cải thiện thấp cây có số bông trên mét vuông trung bình phải đạt 500 – 600 bông/m2 đối với lúa sạ, hoặc 350 – 450 bông/m2 đối với lúa cấy mới có thể có năng suất cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Số bông/m2 có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất lúa. Số bông/m2 có biểu hiện tăng khi tăng mật độ sạ, điều này chứng tỏ rằng số bông trên đơn vị diện tích chịu sự ảnh hƣởng bởi mật độ sạ, do khi sạ với mật độ càng dày thì càng có nhiều cây lúa trên ruộng, từ đó số bông/m2 cũng nhiều hơn (Hồ Minh Thuận, 2011). 26 3.3.1.2 Số hạt/bông Kết quả trình bày ở Hình 3.2, cho thấy số hạt/bông biến thiên từ 73 hạt đến 87 hạt/bông và có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Số hạt/bông cao nhất ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha và thấp nhất là ở nghiệm thức sạ 250 kg/ha. 90 86 a 87 a 150 100 80 Số hạt trên bông 73 b 70 60 50 40 250 Mật độ sạ (kg/ha) Hình 3.2 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số hạt/bông của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì số hạt trên bông đƣợc quyết định từ lúc tƣợng cổ bông đến 5 ngày trƣớc trổ, nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Ở giai đoạn này, số hạt trên bông có ảnh hƣởng thuận đối với năng suất lúa do ảnh hƣởng đến số hoa đƣợc phân hóa. Nhƣ vậy, số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa đƣợc phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hƣởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác, điều kiện thời tiết. 3.3.1.3 Tỷ lệ hạt chắc * Số hạt chắc trên bông Số hạt chắc trên bông là yếu tố ảnh hƣởng nhiều đến tỷ lệ chắc, nếu số hạt chắc trên bông càng cao, số hạt lép càng thấp thì tỷ lệ hạt chắc càng cao. Kết quả ở Hình 3.3 cho thấy số hạt chắc trên bông biến động từ 59 đến 76 hạt và khác biệt mức ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê. Số hạt chắc trên bông đạt cao nhất ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha với 76 hạt chắc/bông. 27 80 76 a Số hạt chắc trên bông 71 a 70 60 59 b 50 40 250 150 100 Mật độ sạ (kg/ha) Hình 3.3 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số hạt chắc/bông của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Hạt đƣợc đƣợc hình thành nhờ tích lũy tinh bột c a cây, nếu cây lúa nhận đƣợc đ ánh sáng và lá vẫn còn xanh khi lúa vào giai đoạn chín thì số hạt chắc sẽ cao. Đối với lúa sạ ở mật độ dày, sự cạnh tranh ánh sáng và dinh dƣỡng xảy ra mạnh, do đó tinh bột tích lũy trong hạt bị hạn chế và sự vận chuyển tinh bột cũng gặp khó khăn dẫn đến số hạt chắc trên bông cũng giảm (Hồ Minh Thuận, 2011). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì số hạt chắc trên bông càng cao thì năng suất lúa càng cao. Nhƣ vậy, ở một phạm vi nhất định với điều kiện chăm sóc nhƣ nhau thì sạ ở mật độ thƣa cho số hạt chắc trên bông cao ngƣợc lại sạ với mật độ dày số hạt chắc trên bông sẽ thấp. * Tỷ lệ hạt chắc Tỷ lệ hạt chắc là yếu tố thứ ba ảnh hƣởng đến khả năng cho năng suất c a cây lúa. Qua Hình 3.4 cho thấy, tỷ lệ chắc ở nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% . Sạ mật độ 100 kg/ha có tỷ lệ hạt chắc cao nhất (88,02%), tiếp theo là nghiệm thức sạ 150 kg/ha (83,30%) và tỷ lệ hạt chắc thấp nhất là ở nghiệm thức sạ 250 kg/ha (81,65%). 28 90 88,02 a Tỷ lệ hạt chắc (%) 83,30 b 81,65 b 80 70 250 150 100 Mật độ sạ (kg/ha) Hình 3.4 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến tỷ lệ hạt chắc của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Tỷ lệ hạt chắc đƣợc quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc (Matsushima, 1970). Yoshida, (1985) cho rằng điều kiện thời tiết không thuận lợi trong thời kỳ chín nhƣ nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hay bị ảnh hƣởng c a mƣa, gió vào giai đoạn phân bào giảm nhiễm và trổ gié hoa có thể gây ra bất thụ, gây trở ngại cho sinh trƣởng c a một số hoa, kết quả dẫn đến số hạt lép và lững cao làm giảm tỷ lệ hạt chắc. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) tỷ lệ chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý c a cây lúa và chịu ảnh hƣởng lớn c a điều kiện ngoại cảnh. Thƣờng số hoa trên bông quá nhiều dễ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dƣỡng đầy đ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao và ngƣợc lại. 3.3.1.4 Trọng lượng 1000 hạt Kết quả Hình 3.5 cho thấy trọng lƣợng 1000 hạt dao động từ 26,30 g đến 26,56 g nhƣng không khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. 29 Trọng lƣợng 1000 hạt (g) 28 27 26,56 26,30 26,47 26 25 250 150 100 Mật độ sạ (kg/ha) Hình 3.5 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến trọng lƣợng 1000 hạt của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Yoshida (1985) cho rằng trọng lƣợng 1000 hạt tƣơng đối ổn định do kích thƣớc hạt, kích thƣớc vỏ trấu đƣợc khống chế rất nghiêm ngặt bởi đặc tính di truyền c a giống lúa, hạt không thể sinh trƣởng lớn hơn khả năng c a vỏ trấu dù các điều kiện thời tiết thuận lợi hay khó khăn và nguồn cung cấp dinh dƣỡng nhƣ thế nào cũng không ảnh hƣởng. Phần lớn các giống lúa, trọng lƣợng 1000 hạt thƣờng biến thiên tập trung trong khoảng 20 – 30 gram (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 3.3.2 Năng suất 3.3.2.1 Năng suất lý thuyết Kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy năng suất lý thuyết khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức sạ và biến động từ 10,76 tấn/ha đến 11,37 tấn/ha. 30 Bảng 3.5 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng suất (tấn/ha) của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Năng suất (tấn/ha) Mật độ sạ (kg/ha) Lý thuyết Thực tế 250 11,37 6,08 150 11,33 6,19 100 10,67 6,36 F ns ns CV(%) 6,31 4,26 Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê Năng suất lý thuyết đƣợc hình thành và chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi 4 yếu tố (thành phần năng suất) đó là số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lƣợng 1000 hạt. Các thành phần năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong phạm vi giới hạn, 4 thành phần này càng gia tăng thì năng suất lúa càng cao, cho đến lúc 4 thành phần này đạt đƣợc cân bằng tối hảo thì năng suất lúa sẽ đạt tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Mức cân bằng tối hảo giữa các thành phần năng suất để đạt năng suất cao thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết và kỹ thuật canh tác. Dƣơng Hồng Hiên (1993) cho rằng muốn lúa thâm canh đạt năng suất cao, trƣớc hết phải biết giải quyết mâu thuẫn ch yếu giữa sự phát triển cá thể c a từng cây lúa với sự phát triển tổng thể c a các cây lúa trên cùng một ruộng lúa ngay từ khi gieo cấy để đạt cơ cấu năng suất tối ƣu giữa số bông/m2, số hạt chắc/bông và trọng lƣợng 1000 hạt. 3.3.2.2 Năng suất thực tế Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy năng suất thực tế biến động từ 6,08 tấn/ha đến 6,36 tấn/ha và khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Trong đó, nghiệm thức sạ với mật độ 250 kg/ha có năng suất là 6,08 tấn/ha, tiếp theo là nghiệm thức sạ 150 kg/ha là 6,19 tấn/ha và nghiệm thức sạ 100 kg/ha là 6,36 tấn/ha. Trong thực tế, năng suất lúa thƣờng đạt đƣợc thấp hơn năng suất lý thuyết do trở ngại về mặt sinh học (giống, cỏ dại, sâu bệnh, dinh dƣỡng,…), trở ngại về mặt kinh tế xã hội (chi phí và lợi nhuận, tập quán canh tác c a nông dân, vật tƣ nông nghiệp,…) và một phần do hao hụt lúc thu hoạch cũng làm ảnh hƣởng đến năng suất thực tế. Mật độ sạ khác nhau thì cho năng suất cũng khác nhau. Ở ĐBSCL 31 những nghiên cứu về mật độ đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100kg/ha cho năng suất tƣơng đƣơng hoặc cao hơn sạ dày 200kg/ha (Trịnh Quang Khƣơng, 2010). 3.4 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ Theo kết quả trình bày ở Bảng 3.5 thì năng suất giữa các nghiệm thức sạ là không khác biệt ý nghĩa thống kê. Trong điều kiện chăm sóc là giống nhau thì ta xét đến yếu tố mang đến hiệu quả kinh tế ảnh hƣởng nhiều nhất là lƣợng giống tiết kiệm đƣợc cũng nhƣ công sạ và chi phí thuốc ngâm giống. Khi giảm 40% lƣợng giống tƣơng đƣơng giảm đƣợc 100 kg giống/ha và khi giảm 60% lƣợng giống tƣơng đƣơng giảm đƣợc 150 kg giống/ha. Bảng 3.6 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Nghiệm thức Hiệu quả 250 (đối chứng) 150 100 Chi phí giống giảm (đồng/ha) - 500.000 750.000 Chi phí thuốc ngâm giống giảm (đồng/ha) - 50.000 100.000 6,08 6,19 6,36 - 0,11 0,28 5.000 5.000 5.000 Tổng chi phí giảm (đồng/ha) - 550.000 850.000 Tổng thu tăng (đồng/ha) - 550.000 1.400.000 Lợi nhuận tăng thêm (đồng/ha) - 1.100.000 2.250.000 Năng suất (tấn/ha) Năng suất tăng (tấn/ha) Giá lúa (đồng/kg) Năng suất tăng = Năng suất của từng nghiệm thức – Năng suất đối chứng Lợi nhuận tăng thêm = Tổng chi phí giảm + Tổng thu tăng Nhƣ vậy, khi giảm mật sạ xuống 150 kg/ha và 100 kg/ha so với đối chứng (250 kg/ha) thì đều đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn, trong đó cao nhất là nghiệm thức giảm mật độ sạ xuống 100 kg/ha có hiệu quả kinh tế cao nhất (lợi nhuận tăng thêm là 2.250.000 đồng/ha). 32 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN Sạ ở mật độ thƣa thì hạn chế sâu bệnh và đổ ngã so với sạ ở mật độ dày. Số bông trên mét vuông tăng dần theo mật độ sạ và cao nhất là nghiệm thức sạ 250 kg/ha với 721 bông/m2. Số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông, tỷ lệ hạt chắc tăng dần theo sự giảm mật độ sạ và cao nhất là nghiệm thức sạ 100 kg/ha. Năng suất thực tế ở nghiệm thứ sạ 100 kg/ha là cao nhất với 6,36 tấn/ha và mang lại hiệu quả kinh tế nhất (lợi nhuận tăng thêm 2.250.000 đồng/ha) so với nghiệm thức đối chứng sạ 250 kg/ha. 4.2 ĐỀ NGHỊ Có thể khuyến cáo nông dân tại Vũng Liêm – Vĩnh Long áp dụng sạ thƣa với mật độ 100kg giống/ha nhằm giảm chi phí giống, thuốc BVTV, công lao động mà không làm giảm năng suất nhƣng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất lúa. 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ASAI T., NAGAI M., AOKI K., AND NISHIKAWA K. 1998. The late season cultivation of rice the flooded paddy field at the Shizouka University Farm. Ministry of Agriculture and Forestry, Tokyo. 117 - 119 BÙI HUY ĐÁP. 1977. Lúa Việt Nam trong vùng lúa Nam và Đông Nam Châu Á. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. BÙI HUY ĐÁP. 1980. Cây lúa Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. BÙI HUY ĐÁP. 1999. Một số vấn đề cây lúa. Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. DE DATTA S. K, MORRIS R.A. 1984. „Systems approach for the management of fertilizers in rice and rice – based cropping sequences‟, Proceedings of the seminar on system approach to fertilizer industry. Fertilizer Association of India, New Delhi. DƢƠNG HỒNG HIÊN. 1993. Cơ sở khoa học c a quy trình kỹ thuật thâm canh lúa đạt năng suất cao, giá thành thấp, phẩm chất tốt. Tuyển tập. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Trang 97 – 99. ĐÀO THẾ TUẤN. 1970. Sinh lý ruộng lúa năng suất cao. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. ĐINH THẾ LỘC. 2006. Giáo trình kỹ thuật trồng lúa. Nhà xuất bản Hà Nội. ĐINH VĂN LỮ. 1967. Hỏi đáp về thâm canh lúa. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. ĐINH VĂN LỮ. 1978. Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. ĐỖ ÁNH. 2003. Độ phì nhiêu đất và dinh dƣỡng cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. T sách Đại học Cần Thơ. H.ESWARAN. 1985. Physical and chemical soil condition. Soil physics and rice. International rice reseach institute Losbanos, Languna Philippine. P42. HIRAOKA H. 1996. On the progress and features in the wet seeded rice cultivation in the Mekong Delta in Vietnam. In rice Reasearch and Development of in Vietnam for the 21st Century. HỒ MINH THUẬN. 2011. Ảnh hƣởng c a mật độ sạ đến năng suất lúa MTL495 trong vụ Đông Xuân năm 2010 – 2011 tại xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Trƣờng Đại Học Cần Thơ (2011). Trang 28. IRRI. 1988. Standard Evaluation System (SES). IRRI, Los banos, Philippines. LÊ HỮU TOÀN. 2009. Ảnh hƣởng c a mật độ sạ, liều lƣợng phân bón và quản lý chế độ nƣớc trên đất trồng lúa ba vụ và hai vụ lúa luân canh màu đến sự phát sinh phát 34 triển c a sâu bệnh. Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành trồng trọt. Trƣờng Đại học Cần Thơ. LÊ TRƢỜNG GIANG. 2005. Năng suất và lợi nhuận kinh tế c a phƣơng pháp sạ hàng trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2002 – 2003 tại tỉnh Cần Thơ. Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trƣờng Đại học Cần Thơ. Trang 23 – 35. LÊ VĂN KHOA. 2004. Sinh thái và môi trƣờng đất. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. MATSUSHIMA, S., 1970. Crop Science in Rice – Theory of yield determination and Its application. Fuji Publishing Co., Ltd., Tokyo. Japan. NGUYỄN BỒNG. 2003. Biện pháp giảm chi phí sản xuất, hao phí hạt trong và sau thu hoạch lúa hè thu. Kỷ yếu hội thảo Biện pháp năng cao năng suất lúa hè thu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 01/2013. Khoa Nông nghiệp – Trƣờng Đại học Cần Thơ. Trang 41 – 50. NGUYỄN ĐÌNH GIAO, NGUYỄN THIỆN HUYÊN, NGUYỄN HỮU TỀ VÀ HÀ CÔNG VƢỢNG. 1997. Giáo trình cây lƣơng thực – Tập 1 (Cây lúa). Nhà xuất bản Nông nghiệp. NGUYỄN ĐỖ CHÂU GIANG. 2001. Khảo sát ảnh hƣởng c a biện pháp canh tác trên năng suất lúa IR50404 ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang vụ Hè thu 2000. NGUYỄN KIM CHUNG VÀ NGUYỄN NGỌC ĐỆ. 2005. Ảnh hƣởng c a phƣơng pháp sạ và mức độ phân đạm lên sinh trƣởng và năng suất lúa ngắn ngày. Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học trƣờng Đại học Cần Thơ. NGUYỄN NGỌC ĐỆ. 2008. Giáo trình cây lúa. Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Trƣờng Đại học Cần Thơ. NGÔ NGỌC HƢNG, VÕ THỊ GƢƠNG, NGUYỄN MỸ HOA. 2004. Phân hữu cơ. Giáo trình phì nhiêu. Khoa Nông nghiệp – Sinh học Ứng dụng. Trƣờng Đại học Cần Thơ. NGUYỄN THÀNH HỐI. 2011. Bài giảng cây lúa. T sách Trƣờng Đại học Cần Thơ. NGUYỄN THỊ CHUỘNG. 1987. Ảnh hƣởng c a hai mật độ sạ sáu liều lƣợng phân đạmlân trên năng suất lúa IR64 vụ Đông xuân 1986 – 1987 tại Châu Thành – An Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại học. NGUYỄN VĂN HIỂN. 2000. Chọn giống cây trồng. Nhà xuất bản giáo dục. NGUYỄN VĂN HUỲNH. 2003. Một số sâu hại đáng lƣu ý trong vụ Hè Thu. Kỷ yếu Hội thảo Biện pháp năng cao năng suất lúa Hè Thu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 01/2003. Khoa Nông nghiệp – Trƣờng Đại học Cần Thơ. 35 NGUYỄN VĂN LUẬT. 2001. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20 – tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp. NGUYỄN VĂN LUẬT, BÙI THỊ THANH TÂM VÀ NGUYỄN ĐỨC THÀNH. 1999. Nghiên cứu kỹ thuật sạ lúa theo hàng. Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1999. Viện Lúa ĐBSCL, Ô Môn, Cần Thơ, Việt Nam. Trang 87 – 92. PHẠM VĂN KIM. 2000. Giáo trình các nguyên lý bệnh hại cây trồng. Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trƣờng Đại học Cần Thơ. SINGH G. 1990. Effect of cultural practice for Semi deep water rice on field and net income. International Rice Research New Letter. TAKEDA, T. AND HIROTA, O. 1971. Relationship between spacing and grain yield of rice plant. Proc. Crop Sci. Soc. Japan. TRẦN THỊ NGỌC HUÂN, TRỊNH QUANG KHƢƠNG, PHẠM SỸ TÂN VÀ HIRAOKA, 1999. Phân tích tƣơng quan hệ số Path năng suất và thành phần năng suất lúa sạ thẳng dƣới ảnh hƣởng c a mật độ sạ. Tạp chí Omonrice số 7/1999, tr. 85-90. TRỊNH QUANG KHƢƠNG. 2010. Cải thiện canh tác bằng biện pháp luân canh, điều chỉnh mật độ sạ, lƣợng phân đạm và quản lý nƣớc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ, Khoa Nông Nghiệp & SHƢD, Đại Học Cần Thơ. Trang 5 – 18. TSUNODA 1964. The mineral nutrition of the rice plant, Proc. Symp, IRRI. YOSHIDA SHOUICHI. 1981. Cơ sở khoa học cây lúa. Viện nghiên cứu lúa Quốc tế. Ngƣời dịch Trần Minh Thành. Trƣờng Đại học Cần Thơ. YOSHIDA SHOUICHI. 1985. Những kiến thức cơ bản c a khoa học trồng lúa. Trƣờng Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. Mai Văn Quyền dịch. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. VÕ THỊ GƢƠNG. 2004. Giáo trình các trở ngại c a đất trong sản xuất Nông nghiệp. Đại học Cần Thơ. VŨ VĂN HIỂN VÀ NGUYỄN VĂN HOAN. 1999. Trồng Trọt – Kỹ thuật trồng lúa – tập 3. Nhà xuất bản Giáo dục. 36 PHỤ CHƯƠNG Phụ bảng 1: Bảng ANOVA chiều cao lúc 20 ngày sau khi sạ của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 2,776 1,388 1,200 0,391 Nghiệm thức 2 0,802 0,401 0,347 ns 0,726 Sai số 4 4,624 1,156 9 4954,980 Nguồn biến động Tổng (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê CV (%) = 4,59 Phụ bảng 2: : Bảng ANOVA chiều cao lúc 30 ngày sau khi sạ của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 4,842 2,421 0,125 0,886 Nghiệm thức 2 47,262 23,631 1,222 ns 0,385 Sai số 4 77,358 19,339 9 15671,240 Nguồn biến động Tổng (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê CV (%) = 10,58 Phụ bảng 3: Bảng ANOVA chiều cao lúc 40 ngày sau khi sạ của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 13,882 6,941 0,167 0,852 Nghiệm thức 2 88,722 44,361 1,065 ns 0,426 Sai số 4 166,631 41,658 9 30835,930 Nguồn biến động Tổng CV (%) = 11,08 (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê Phụ bảng 4: Bảng ANOVA chiều cao lúc 50 ngày sau khi sạ của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 6,729 3,364 0,645 0,572 Nghiệm thức 2 74,096 37,048 7,107 * 0,048 Sai số 4 20,851 5,213 9 46269,360 Nguồn biến động Tổng (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% CV (%) = 3,19 Phụ bảng 5: Bảng ANOVA chiều cao lúc 60 ngày sau khi sạ của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 15,882 7,941 3,131 0,152 Nghiệm thức 2 57,336 28,668 11,304 * 0,023 Sai số 4 10,144 2,536 9 50903,550 Nguồn biến động Tổng (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% CV (%) = 2,12 Phụ bảng 6: Bảng ANOVA chiều cao lúc 70 ngày sau khi sạ của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 0,669 0,334 0,105 0,903 Nghiệm thức 2 72,249 36,124 11,314 * 0,023 Sai số 4 12,771 3,193 9 59498,980 Nguồn biến động Tổng CV (%) = 2,21 (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 7: Bảng ANOVA chiều cao lúc thu hoạch của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 0,167 0,083 0,266 0,779 Nghiệm thức 2 1,340 0,670 2,138 ns 0,234 Sai số 4 1,253 0,313 9 73064,850 Nguồn biến động Tổng (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê CV (%) = 0,62 Phụ bảng 8: Bảng ANOVA số chồi/m2 lúc 20 ngày sau khi sạ của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 24077,556 12038,778 2,101 0,238 Nghiệm thức 2 492666,889 246333,444 42,984 ** 0,002 Sai số 4 22923,111 5730,778 9 5404633,000 Nguồn biến động Tổng (**) khác biệt ở mức ý nghĩa 1% CV (%) = 4,94 Phụ bảng 9: Bảng ANOVA số chồi/m2 lúc 30 ngày sau khi sạ của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 7282,889 3641,444 0,441 0,671 Nghiệm thức 2 304472,889 152236,444 18,441 * 0,010 Sai số 4 33021,778 8255,444 9 6429222,000 Nguồn biến động Tổng CV (%) = 11,05 (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 10: Bảng ANOVA số chồi/m2 lúc 40 ngày sau khi sạ của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 13714,667 6857,333 1,068 0,425 Nghiệm thức 2 122648,000 61324,000 9,552 * 0,030 Sai số 4 25681,333 6420,333 9 7647740,000 Nguồn biến động Tổng (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% CV (%) = 8,79 Phụ bảng 11: Bảng ANOVA số chồi/m2 lúc 50 ngày sau khi sạ của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 3816,667 1908,333 1,759 0,283 Nghiệm thức 2 110858,667 55429,333 51,079 ** 0,001 Sai số 4 4340,667 1085,167 9 6269416,000 Nguồn biến động Tổng (**) khác biệt ở mức ý nghĩa 1% CV (%) = 3,98 Phụ bảng 12: Bảng ANOVA số chồi/m2 lúc 60 ngày sau khi sạ của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 13072,222 6536,111 2,891 0,167 Nghiệm thức 2 73176,222 36588,111 16,181 * 0,012 Sai số 4 9044,444 2261,111 9 5544405,000 Nguồn biến động Tổng CV (%) = 6,11 (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 13: Bảng ANOVA số chồi/m2 lúc 70 ngày sau khi sạ của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 4696,222 2348,111 0,739 0,533 Nghiệm thức 2 88341,556 44170,778 13,909 * 0,016 Sai số 4 12702,444 3175,611 9 4738279,000 Nguồn biến động Tổng (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% CV (%) = 7,85 Phụ bảng 14: Bảng ANOVA số chồi/m2 lúc thu hoạch của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 12338,667 6169,333 3,998 0,111 Nghiệm thức 2 52402,667 26201,333 16,979 * 0,011 Sai số 4 6172,667 1543,167 9 3537958,000 Nguồn biến động Tổng (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% CV (%) = 6,33 Phụ bảng 15: Bảng ANOVA chiều dài bông của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 0,549 0,274 0,342 0,729 Nghiệm thức 2 6,516 3,258 4,058 ns 0,109 Sai số 4 3,211 0,803 9 3150,010 Nguồn biến động Tổng CV (%) = 4,79 (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê Phụ bảng 16: Bảng ANOVA số bông/m2 của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 12338,667 6169,333 3,998 0,111 Nghiệm thức 2 52402,667 26201,333 16,979 * 0,011 Sai số 4 6172,667 1543,167 9 3537958,000 Nguồn biến động Tổng (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% CV (%) = 6,33 Phụ bảng 17: Bảng ANOVA số hạt/bông của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 2,667 1,333 0,090 0,916 Nghiệm thức 2 366,000 183,000 12,337 * 0,019 Sai số 4 59,333 14,833 9 60453,000 Nguồn biến động Tổng (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% CV (%) = 4,72 Phụ bảng 18: Bảng ANOVA số hạt chắc/bông của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 26,000 13,000 0,765 0,523 Nghiệm thức 2 458,000 229,000 13,471 * 0,017 Sai số 4 68,000 17,000 9 43401,000 Nguồn biến động Tổng CV (%) = 5,98 (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 19: Bảng ANOVA tỉ lệ hạt chắc/bông của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 35,363 17,681 4,102 0,107 Nghiệm thức 2 65,471 32,735 7,594 * 0,043 Sai số 4 17,242 4,311 9 64110,210 Nguồn biến động Tổng (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% CV (%) = 2,46 Phụ bảng 20: Bảng ANOVA trọng lượng 1000 hạt của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 0,191 0,096 1,303 0,367 Nghiệm thức 2 0,103 0,051 0,701 ns 0,548 Sai số 4 0,294 0,073 9 6293,837 Nguồn biến động Tổng (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê CV (%) = 1,02 Phụ bảng 21: Bảng ANOVA năng suất lý thuyết của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 1,915 0,958 1,934 0,259 Nghiệm thức 2 0,687 0,344 0,694 ns 0,551 Sai số 4 1,981 0,495 9 1124,155 Nguồn biến động Tổng CV (%) = 6,31 (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê Phụ bảng 22: Bảng ANOVA năng suất thực tế của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Độ ý nghĩa Lặp lại 2 0,232 0,116 1,656 0,299 Nghiệm thức 2 0,119 0,060 0,849 ns 0,493 Sai số 4 0,280 0,070 9 347,833 Nguồn biến động Tổng CV (%) = 4,26 (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê [...]... Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 24 3.4 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều dài bông cm của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 25 3.5 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất tấn/ha của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 31 3.6 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013. .. Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 27 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số hạt chắc/bông của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 28 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến tỷ lệ hạt chắc của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 29 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến trọng lượng 1000 hạt của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu. .. hại của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 22 3.2 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều cao cm qua các giai đoạn sinh trưởng của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 22 3.3 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số chồi/m2 qua các giai đoạn sinh trưởng của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện. .. 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 32 ix DANH SÁCH HÌNH Tựa hình Hình Trang 2.1 Bản đồ địa điểm thí nghiệm 17 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 18 3.1 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số bông/m2 của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 26 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số hạt/bông của lúa IR50404 vụ Đông uân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng. .. hiệu (vì lúa vẫn đẻ nhánh nhƣng sau nhánh con mới tự chết đi) Do đó, đề tài: Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa IR50404 trong vụ Đông Xuân năm 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đƣợc thực hiện nhằm xác định mật độ sạ thích hợp giảm sâu bệnh, chi phí mà vẫn mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất 1 CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY LÚA 1.1.1... bệnh hại của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Mật độ sạ (kg/ha) Rầy nâu Sâu cuốn Bệnh cháy Thiệt hại do Đổ ngã (cấp) lá (cấp) lá (cấp) chuột (%) (%) 250 1 3 1 0 5 150 1 1 0 0 0 100 0 1 0 0 0 3.2 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA 3.2.1 Chiều cao cây Qua kết quả trình bày Bảng 3.2 cho thấy, chiều cao cây lúa ở các... nhiên, đến giai đoạn 50, 60 và 70 NSS thì khác biệt ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức Ở 50 NSS chiều cao dao động từ 67,57 cm đến 73,77 cm Ở 60 NSS chiều cao cây dao động từ 71,93 cm đến 78,10 cm Và ở 70 NSS chiều cao cây dao động từ 77,43 cm đến 84,37 cm Bảng 3.2 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến chiều cao (cm) qua các giai đoạn sinh trƣởng của lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hiếu Thuận, huyện. .. độ sạ từ năm 1984 – 1987 cho thấy chỉ cần sạ 23 – 37 kg giống/ha đã cho năng suất 4,64 – 7 5,35 tấn/ha (Asai và ctv 1998) Ở Philippines khuyến cáo sạ 100 kg giống/ha, tuy nhiên, hầu hết nông dân vẫn sạ độ cao hơn để trừ hao do chim, chuột và tăng khả năng cạnh tranh giữa lúa và cỏ dại (Singh, 1990) Ở ĐBSCL những nghiên cứu về mật độ, phƣơng pháp sạ và đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg giống/ha cho năng. .. tháng 11 /2012 đến tháng 02 /2013  Địa điểm: Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại Ấp Quang Mỹ, xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Hình 2.1 Bản đồ địa điểm thí nghiệm 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm Giống lúa IR50404 có nguồn gốc từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đƣợc nhập vào Việt Nam đầu năm 1990 Giống IR50404 đƣợc công nhận chính thức vào năm 1992 Giống IR50404 có thời gian sinh trƣởng là 95 – 100... rằng cây lúa có khả năng thích ứng rộng với mật độ gieo trồng bằng cách tự điều chỉnh số bông, số nhánh bông/bông và tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào điều kiện môi trƣờng Theo Nguyễn Văn Luật và ctv (1999), từ năm 1995, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã nghiên cứu các thí nghiệm về mật độ sạ, cách gieo sạ đã chứng minh rằng sạ lan ở mật độ 100 kg/ha thì cho năng suất cao hơn sạ lan mật độ 200 kg/ha

Ngày đăng: 04/10/2015, 22:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN