1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn tập HKII môn sử 10

4 462 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 60 KB

Nội dung

Nguyeãn AÙùi Vi – 10A1 ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN: SỬ   I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Câu 1: Những điều kiện đưa đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc - Cư dân biết sử dụng công cụ lao động bằng kim loại - Nghề nông trồng lúa nước phổ biến → Thúc đẩy kinh tế phát triển, xã hội phân hóa giàu nghèo, xuất hiện gia đình phụ hệ - Do nhu cầu trị thủy chống giặc ngoại xâm => Hình thành Nhà nước đầu tiên - Văn Lang-Âu Lạc Câu 2: Nêu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Tại sao nhân dân thời Trần sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước? * Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên: - Trong vòng 30 năm, nước ta có 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (1258, 1285, 1287 - 1288) - Các vua Trần và nhiều tướng lĩnh mà đặc biệt là nhà quân sự Trần Quốc Tuấn lãnh đạo cả nước đánh giặc giữ nước - Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp và nhất là chiến thắng Bạch Đằng. * Lí do nhân dân thời Trần sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước: - Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, sẵn sàng chiến đấu chống giặc ngoại xâm - Thời Trần có nhiều tướng tài, vua giỏi (đặc biệt là Trần Hưng Đạo) để thống nhất lòng dân, chống giặc giữ nước Câu 3: Trình bày Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài với chính quyền phong kiến Đàng Trong. * Đàng Ngoài: - Thế kỉ XV, chính quyền được xây dựng ở Thăng Long - Ở Trung ương, Triều đình nhà Lê và phủ chúa nắm quyền - Ở địa phương chia làm 12 trấn, dưới có phủ, huyện, châu, xã - Chính sách tuyển chọn quan lại như thời Lê - Quân đội tổ chức chặt chẽ - Đối ngoại: giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh * Đàng Trong: - Thế kỉ XVII, diện tích Đàng Trong được mở rộng - Có 12 dinh, dưới có phủ, huyện, tổng, xã - Quân đội được tổ chức thường trực Câu 4: Nêu công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc. - Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài - Thống nhất đất nước - Kháng chiến chống quân Xiêm thắng lợi ở phía Nam (1785) - Kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi ở phía Bắc (1789) - Ban hành các chính sách tiến bộ - Thành lập Vương triều Tây Sơn Câu 5: Trình báy khái quát về quá trình xây dựng củng cố bộ máy nhà nước và chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn - Xây dựng củng cố bộ máy Nhà nước: + Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt quốc hiệu là Việt Nam, đóng đô ở Phú Xuân (Huế) + Tổ chức bộ máy Nhà nước: • Xây dựng theo mô hình của nhà Lê • Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh do triều đình trực tiếp chỉ huy + Năm 1831 - 1832, Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên; dưới có phủ, huyện, tổng, xã. + Quan lại được tuyển chọn bằng giáo dục và thi cử 1 Ñeà cöông oân taäp HKII Nguyeãn AÙùi Vi – 10A1 + Luật pháp: Luật Gia Long (Hoàng Việt luật lệ) + Quân đội: tổ chức quy mô, trang bị vũ khí đầy đủ - Chính sách ngoại giao: + Thần phục nhà Thanh + Bắt Lào và Chân Lạp thần phục + Thực hiện chủ trương "đóng cửa" với phương Tây Câu 6: Hãy trình bày về cách mạng Hà Lan - Đầu thế kỉ XVI, Nêđeclan có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất châu Âu nhưng bị Vương triều Tây Ban Nha thống trị - Mâu thuẫn giữa nhân dân Nêđeclan với phong kiến Tây Ban Nha ngày càng gay gắt - Tháng 8.1566, nhân dân miền Bắc Nêđeclan nổi dậy khởi nghĩa → tháng 4.1572, làm chủ các tỉnh phía Bắc - Tháng 7.1581, các nước miền Bắc thống nhất thành nước Cộng hòa Hà Lan - Năm 1609, Hiệp định đình chiến được kí kết nhưng đến năm 1648 Hà Lan mới được công nhận độc lập * Tính chất và ý nghĩa: - Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, lật đổ ách thống trị của phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển - Ý nghĩa: dù còn hạn chế, cách mạng Hà Lan báo hiệu một thời đại mới - thời đại Cách mạng tư sản và bước đầu suy vong của chế độ phong kiến Câu 7: Trình bày diễn biến và kết quả của cuộc cách mạng tư sản Anh * Diễn biến - Tháng 4.1640, vua Sác-lơ triệu tập Quốc hội → mâu thuẫn giữa vua và Quốc hội gay gắt - Năm 1642 - 1648, nội chiến bùng nổ - Năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử - Nước Anh trở thành nước cộng hòa, cách mạng đạt đến đỉnh cao - Năm 1653, thiết lập chế độ độc tài quân sự Crôm - oen - Năm 1688, Quốc hội tổ chức chính biến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến * Kết quả:Cách mạng tư sản Anh đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển * Ý nghĩa: - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển - Có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người, từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản Câu 8: Chính quyền Giacôbanh đã thực hiện những biện pháp gì trong việc chống thù trong giặc ngoài? Nêu ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp * Biện pháp: - Chính quyền Giacôbanh đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm đưa đất nước thoát khỏi những khó khăn thử thách + Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân + Quy định về giá cả và tiền lương - Tháng 6.1793, thông qua hiến pháp mới, thiết lập chế độ cộng hòa, mở rộng tự do dân chủ, xóa bỏ những đặc quyền phong kiến - Tháng 8.1793, ra sắc lệnh "Tổng động viên" → Nhờ đó nội loạn bị dập tắt, kẻ thù bị đuổi ra khỏi biên giới, cách mạng đạt đến đỉnh cao - Ngày 27.7.1794, tư sản phản cách mạng đảo chính lật đổ phái Giacôbanh. * Ý nghĩa: - Cách mạng tư sản Pháp đã hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng: + Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế + Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, hình thành thị trường thống nhất, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển - Trong cuộc cách mạng Pháp, giai cấp tư sản lãnh đạo nhưng quần chúng nhân dân giữ vai trò quyết định cho sự phát triển của cách mạng - Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới Câu 9: Cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức đã đem lại những hệ quả gì? - Kinh tế: + Năng suất lao động tăng, sản phẩm ngày càng nhiều + Nhiều trung tâm công nghiệp và thành thị được hình thành 2 Ñeà cöông oân taäp HKII Nguyeãn AÙùi Vi – 10A1 - Xã hội: + Hình thành 2 giai cấp: tư sản và vô sản + Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày càng gay gắt Câu 10: Trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc có những mâu thuẫn nào? Tại sao có những mâu thuẫn đó? - Các mâu thuẫn trong chủ nghĩa đế quốc: + Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau (do tranh giành thuộc địa) + Mâu thuẫn giữa đế quốc với người dân thuộc địa (do sự xâm lược và khai thác của đế quốc đối với thuộc địa) + Mâu thuẫn giữa tư sản với công nhân và nhân dân lao động (do tư sản bóc lột nhân dân lao động ) Câu 11: Nêu đặc điểm về kinh tế, chính trị của Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Nêu nhận xét về kinh tế, chính trị của Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX * Nước Anh: - Tình hình kinh tế: + Cuối thập niên 70, nước Anh đã mất dần địa vị công nghiệp + Tuy nhiên, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản, hải quan, thuộc địa... + Công nghiệp: xuất hiện các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế của cả nước + Nông nghiệp: lâm vào tình trạng khủng hoảng phải chấp nhận nhập khẩu lương thực - Tình hình chính trị: + Theo chế độ quân chủ lập hiến, có hai đảng thay nhau nắm quyền (Bảo thủ và Tự do) đều bảo vệ cho quyền lợi tư sản + Giai cấp tư sản tăng cường mở rộng thuộc địa → Nhà nước Đế quốc thực dân * Nước Pháp: - Tình hình kinh tế: + Công nghiệp sa sút + Nguyên nhân: • Bồi thường chiến tranh • Bản thân Pháp nghèo về nguyên, nhiên liệu • Giai cấp tư sản chỉ lo xuất khẩu thuộc địa, không quan tâm đến sự phát triển của công nghiệp trong nước + Công nghiệp: xuất hiện các công ty độc quyền chi phối các lĩnh vực kinh tế → Chủ nghĩa Đế quốc cho vay nặng lãi - Tình hình chính trị: + Tháng 9.1870, nền Cộng hòa thứ ba được thiết lập + Gồm 2 nhóm: Ôn hòa và Cấp tiến + Đối ngoại: thực hiện chính sách chạy đua vũ trang để xâm lược thuộc địa ở châu Âu và châu Á. Câu 12: Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân. Ý nghĩa của nó. - Hình thức đấu tranh: đập phá máy móc, đốt công xưởng → mang tính chất tự phát - Ý nghĩa: + Phá hoại cơ sở vật chất của giai cấp tư sản + Tích lũy được nhiều kinh nghiệm + Thành lập công đoàn Câu 13: Trình bày sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất những năm 60 – 70 của thế kỉ XIX? * Hoàn cảnh ra đời: - Giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh nhưng còn nhiều hạn chế đòi hỏi phải có một tổ chức lãnh đạo - 28.9.1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập * Hoạt động: - Chủ yếu là thông qua các kì đại hội - Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất: phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ Câu 14: Nêu quá trình thành lập Công xã Pari? Chứng minh Công xã Pari là nhà nước kiểu mới. * Quá trình thành lập: - Nguyên nhân: + Do Pháp thua trận trong chiến tranh 3 Ñeà cöông oân taäp HKII Nguyeãn AÙùi Vi – 10A1 + Do sự phản động của giai cấp tư sản → Cách mạng bùng nổ - Diễn biến: + Ngày 18.3.1871, Quốc dân quân đã chiếm các cơ quan, công sở của chính phủ, làm chủ thành phố, thành lập công xã + Chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ + Chính phủ của giai cấp vô sản được thành lập * Công xã Pari là nhà nước kiểu mới: Vì đã đưa ra nhiều chính sách tiến bộ: - Giải tán quân đội và cảnh sát cũ thay bằng lực lượng vũ trang nhân dân - Tách nhà thờ ra khỏi trường học - Công xã giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ đã bỏ trốn - Chủ trương thực hiện giáo dục bắt buộc không phải trả tiền → Là Nhà nước của dân, do dân và vì dân II. KIẾN THỨC THAM KHẢO Câu 1: Trong thời kì Bắc thuộc tại sao người Việt giữ được tiếng nói của mình? - Nhân dân ta biết chủ động tiếp thu: + Tiếp thu và “Việt hóa” những yếu tố tích cực (ngôn ngữ, văn tự) + Loại bỏ những yếu tố tiêu cực - Nhân dân có tình yêu với quê hương đất nước và truyền thống văn hóa văn học của dân tộc: Tiếng Việt được bảo tồn, các phong tục tập quán được duy trì Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII? - Chính sách đoàn kết nội bộ những người lãnh đạo và đoàn kết lòng dân, nhân dân sẵn sàng tham gia cùng triều đình chống giặc giữ nước - Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của vua quan, tướng lĩnh nhà Trần (tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn) Câu 3: Tại sao nói thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp - Có nhiều chính sách tiến bộ đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn đương thời (trong nước thì nội loạn, ngoài nước ngoại xâm) + Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân + Quy định về giá cả và tiền lương + Thông qua hiến pháp mới, thiết lập chế độ cộng hòa, mở rộng tự do dân chủ, xóa bỏ những đặc quyền phong kiến + Ra sắc lệnh "Tổng động viên Câu 4: Tại sao nói sự nghiệp thống nhất nước Đức, thống nhất Italia và nội chiến ở Mỹ mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản - Lật đổ được chế độ phong kiến - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển 4 Ñeà cöông oân taäp HKII ... nghiệp thành thị hình thành Đề cương ôn tập HKII Nguyễn Áùi Vi – 10A1 - Xã hội: + Hình thành giai cấp: tư sản vơ sản + Mâu thuẫn giai cấp tư sản vơ sản ngày gay gắt Câu 10: Trong giai đoạn chủ nghĩa... nhà nước kiểu * Q trình thành lập: - Ngun nhân: + Do Pháp thua trận chiến tranh Đề cương ôn tập HKII Nguyễn Áùi Vi – 10A1 + Do phản động giai cấp tư sản → Cách mạng bùng nổ - Diễn biến: + Ngày 18.3.1871,... chất cách mạng tư sản - Lật đổ chế độ phong kiến - Mở đường cho chủ nghĩa tư phát triển Đề cương ôn tập HKII

Ngày đăng: 04/10/2015, 19:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w