1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của phân hữu cơ bã bùn mía lên năng suất lúa và độ phì đất phèn tại xã hòa an, huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang

58 870 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1 MB

Nội dung

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Chứng nhận chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ bã bùn mía lên năng suất lúa và độ phì nhiêu đất

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

-o0o-

HỒ VĂN SANG

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ BÃ BÙN

MÍA LÊN NĂNG SUẤT LÚA VÀ ĐỘ PHÌ ĐẤT PHÈN TẠI XÃ HÒA AN, HUYỆN PHỤNG HIỆP,

Trang 2

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ BÃ BÙN

MÍA LÊN NĂNG SUẤT LÚA VÀ ĐỘ PHÌ ĐẤT PHÈN TẠI XÃ HÒA AN, HUYỆN PHỤNG HIỆP,

TỈNH HẬU GIANG

TS: Dương Minh Viễn HỒ VĂN SANG

MSSV: 3108448 Lớp: TT1072A1

Cần thơ, 12/2013

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

…… & ……

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Chứng nhận chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ bã bùn mía lên năng suất lúa và độ phì nhiêu đất phèn tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ở vụ Đông Xuân từ tháng 12/2012 – 3/2013” Sinh viên thực hiện: Hồ Văn Sang MSSV: 3108448 Lớp Khoa Học Đất Khóa 36 Báo cáo trước Hội đồng Nhận xét của cán bộ hướng dẫn: ………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Cán bộ hướng dẫn

DƯƠNG MINH VIỄN

Trang 4

iii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

…… & ……

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ bã bùn mía lên năng suất lúa và độ phì nhiêu đất phèn tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ở vụ Đông Xuân từ tháng 12/2012 – 3/2013” Sinh viên thực hiện: Hồ Văn Sang MSSV: 3108448 Lớp Khoa Học Đất Khóa 36 Ý kiến của giáo viên phản biện: ………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Giáo viên phản biện

Trang 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

…… & ……

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ bã bùn mía lên năng suất lúa và độ phì nhiêu đất phèn tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ở vụ Đông Xuân từ tháng 12/2012 – 3/2013” Do sinh viên: Hồ Văn Sang thực hiện MSSV: 3108441 Lớp Khoa Học Đất Khóa 36 Báo cáo trước Hội đồng Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:

Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:

Khoa duyệt Cần Thơ, ngày … tháng… năm 2013

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Chủ tịch hội đồng

Trang 6

nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực chưa và chưa từng ai công bố trong bất kỳ tài liệu nào nghiên cứu trước đây

Tác giả luận văn

Hồ Văn Sang

Trang 7

Kính dâng: Cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc nhất, đã hết lòng chăm sóc và dạy dỗ con

Xin thành kính biết ơn:

Cảm ơn thầy Dương Minh Viễn đã tận tình hướng dẫn thực hiện thí nghiệm đề tài

Em chân thành cảm ơn cô cố vấn Tất Anh Thư, cán bộ giảng dạy Bộ môn Khoa Học Đất, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn em suốt những năm đại học

Em chân thành cảm ơn:

Các thầy cô trong trường Đại Học Cần Thơ Đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Khoa Học Đất, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã nhiệt tình giúp đỡ, dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em

Thân gửi đến các bạn trong lớp Khoa Học Đất K36 những tình cảm thân thiết nhất Đặt biệt là các bạn, Phan Minh Quốc Trạng, Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Sa

Cuối cùng xin cảm ơn tất cả bạn bè đã quan tâm đóng góp ý kiến quý báo để bài báo cáo hoàn thành

Trang 8

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên: HỒ VĂN SANG

Sinh ngày 15 tháng 02 năm 1990

Quê quán: Long Mỹ - Hậu Giang

Họ tên cha: HỒ VĂN EM

Họ tên mẹ: TRẦN THỊ HỒNG

Địa chỉ liên hệ: Ấp 6 Xã Vĩnh Thuận Đông, Huyện Long Mỹ -Tỉnh Cần Thơ

Tóm tắt quá trình học tập:

Từ năm 1997 – 2002 học tại trường tiểu học Vĩnh Thuận Đông 2

Từ năm 2002 – 2006 học tại trường trung học cơ sở Vĩnh Thuận Đông

Từ năm 2006 – 2009 học tại trường Trung Học Phổ Thông Long Mỹ

Năm 2010: Tốt nghiệp phổ thông trung học

Năm 2010 trúng tuyển vào Đại học ngành Khoa Học Đất thuộc Bộ môn Khoa Học Đất, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ

Từ năm 2010 đến 2013 học ngành Khoa Học Đất thuộc Bộ môn Khoa Học Đất, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013

Ký tên

Hồ Văn Sang

Trang 9

viii

TÓM LƯỢC

Hiện nay, việc cải tạo và sử dụng đất phèn là một vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó người dân sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL không ngừng thâm canh, tăng vụ, quá chú trọng đến phân bón vô cơ, bón phân không cân đối, không sử dụng phân hữu cơ đã làm cho đất canh tác ngày càng bạc màu và suy thoái đất Việc tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất là rất cần thiết, nhằm duy trì các chất dinh dưỡng trong đất một cách ổn định và lâu dài Đề tài thực hiện

nhằm “Ảnh hưởng của phân hữu cơ bã bùn mía lên năng suất lúa và độ phì nhiêu đất phèn tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ở vụ Đông Xuân từ tháng 12/2012 – 3/2013” Thí nghiệm được thực hiện với 6 nghiệm thức

(NT) và 4 lần lập lại: NT1 (bón theo nông dân (102N-74P2O5-54K2O)), NT2 (Giảm phân vô cơ (GPVC) 80N-20P2O5-30K2O), NT3 (GPVC + 800 Kg PHC), NT4 (GPVC + 1600 Kg PHC), NT5 (GPVC + 800 Kg phân gà), NT6: 900 kg PHC khoáng

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy sự sinh trưởng và phát triển của lúa ở giai đoạn 20NSKS phần lớn không có sự khác biệt về mặt thống kê Giai đoạn 40NSKS

có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về chiều cao cây lúa, số chồi, tổng chiều dài rễ, màu lúa giữa TN4 (GPVC + 1600 kg PHC) so với NT1(102N-74P2O5-54K2O ) và NT2 (80N-20P2O5-30K2O)

Năng suất lúa ở TN4 (GPVC + 1600 kg PHC), (10,95 tấn/ha) cao hơn so với NT1(102N-74P2O5-54K2O ), (9,375 tấn/ha) và NT2 (80N-20P2O5-30K2O), (9,25 tấn/ha) có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê

Qua phân tích một số đặc tính hóa học đất sau khi thu hoạch lúa, cho thấy hàm lượng đạm hữu dụng, lân hữu dụng, hoạt độ enzyme catalase và hàm lượng

Ca2+, K+, Mg2+, Na+ trong đất không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê

Trang 10

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Xác nhận của cán bộ hướng dẫn ii

Xác nhận của giáo viên phản biện iii

Xác nhận của hội đồng khoa học iv

Lời cam đoan v

Cảm tạ vi

Lý lịch cá nhân vii

Tóm lược viii

Mục lục ix

Danh sách hình xii

Danh sách bảng xiii

Danh mục từ viết tắt xiv

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang 2

1.1.1 Vị trí địa lý 2

1.1.2 Đặt tính đất 2

1.1.3 Khí hậu 3

1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 3

1.2.1 Tình hình sản xuất lúa ở ĐồngBằng Sông Cửu Long 3

1.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại Phụng Hiệp - Hậu Giang 4

1.3 Đất phèn Đồng Bằng Sông Cửu Long 5

1.3.1 Phân bố đất phèn 5

1.3.2 Phân loại đất phèn 6

1.3.2.1 Đất phèn tiềm tàng 6

1.3.2.2 Đất phèn hoạt động 6

1.3.3 Sự tạo thành khoáng Pyrite 6

1.3.4 Sự oxi hóa Pyrite 7

1.3.5 Đặt tính bất lợi của đất phèn 7

1.3.6 Biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn 9

Trang 11

1.3.6.1 Biện pháp thủy lợi 9

1.3.6.2 Biện pháp canh tác 9

1.3.6.3 Biện pháp hóa học 9

1.3.6.4 Biện pháp bố trí cây trồng thích hợp 10

1.4 Tổng quan chất hữu cơ 10

1.5 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện đất 12

1.5.1 Tác dụng của phân hữu cơ 13

1.5.1.1 Tác dụng trực tiếp đến sự phát triển của cây 13

1.5.1.2 Tác dụng cải tạo lý tính của đất 14

1.5.1.3 Tác dụng đến tính chất hóa học đất 15

1.5.1.4 Tác dụng đến tính sinh học đất 16

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 18

2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 18

2.2 Phương tiện 18

2.3 Cách bố trí thí nghiệm 19

2.4 Biện pháp kỹ thuật canh tác 19

2.5 Chỉ tiêu theo dõi 21

2.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 23

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 24

3.1 Một số tính chất hóa học của đất trước khi làm thí nghiệm 24

3.2 Tình hình phát triển của lúa trong thời gian thí nghiệm 24

3.3 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng và năng suất lúa25 3.3.1 Chiều cao cây lúa 25

3.3.2 Số chồi của lúa 26

3.3.3 Tổng chiều dài rễ lúa 27

3.3.4 Màu lá lúa 27

3.3.5 Sinh khối rơm 28

3.3.6 Năng suất lúa 39

3.4 Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến đặc tính hóa học đất 30

3.4.1 Đạm hữu dụng 30

Trang 12

3.4.2 Lân hữu dụng 31

3.4.3 Cation trong đất 32

3.4.4 Enzym catalase 33

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34

4.1 Kết luận 34

4.2 Kiến nghị 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

PHỤ CHƯƠNG 38

Trang 13

DANH SÁCH HÌNH

1.1 Bảng đồ hành chính tỉnh Hậu Giang 2 2.1 Hình bố trí các nghiệm thức ngoài đồng ruộng 23 3.1 Ảnh hưởng của các công thức bón phân lên chiều cao cây lúa 25 3.2 Ảnh hưởng của các công thức bón phân lên số chồi lúa 26 3.3 Ảnh hưởng của các công thức bón phân lên tổng chiều dài rễ lúa 27 3.4 Ảnh hưởng của các công thức bón phân lên màu lúa 28 3.5 Ảnh hưởng của các công thức bón phân lên sinh khối rơm 28 3.6 Ảnh hưởng của các công thức bón phân lên năng suất 29

Trang 15

PPE Công ty sản xuất phân hữu cơ bã bùn mía

Trang 16

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: DƯƠNG MINH VIỄN

SVTH: HỒ VĂN SANG 1 MSSV: 3108448

MỞ ĐẦU

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực cho cả nước, sản lượng lúa hàng năm toàn vùng chiếm hơn 53% tổng sản lượng lúa và đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu cả nước Do đó người dân không ngừng việc thâm canh cây trồng để mang lại hiệu quả kinh tế cao, song bên cạnh đó cũng gây ra nhiều bất lợi đối với môi trường và sự phát triển bền vững Với tập quán canh tác lúa của nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, việc này đã làm cho đất thay đổi các đặc tính của đất Ngoài ra, việc bón phân không cân đối đã làm giảm độ phì nhiêu của đất Theo Stevanson và Kelley (1985), ở môi trường khử liên tục do canh tác lúa nhiều vụ trong năm, lượng chất hữu cơ dễ phân hủy có thể giảm dẫn đến giảm khả năng cung cấp đạm hữu dụng, giảm đa dạng loài và giảm mật số vi sinh vật, vì vậy năng suất cây trồng giảm, hiệu quả kinh tế mang lại không cao Bên cạnh đó, ở ĐBSCL đất phèn thì có những trở ngại lớn như pH đất thấp, giàu hợp chất Fe, Al, H2S, Mn và nghèo các dưỡng chất N, P, K, Ca và Mg (Võ Thị Gương, 2003) Nguồn chất thải hữu cơ để sản xuất phân hữu cơ lại phân tán chủ yếu từ phân chăn nuôi gia súc, rơm, cỏ Trong khi đó tại các nhà máy đường một lượng lớn chất thải bã bùn được tập trung xung quanh nhà máy gây ra tình trạng ứ đọng và ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí Tận dụng các phế phẩm như bã bùn mía, xác mía, chất thải từ trại chăn nuôi heo để sản xuất ra phân hữu cơ giúp tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và giảm ô nhiễm môi trường Mặt khác, kết hợp các dòng nấm, vi khuẩn có lợi vào phân hữu cơ ủ từ bã bùn mía tạo ra phân hữu cơ vi sinh, giúp kiểm soát một số bệnh cây trồng, giúp giảm chi phí thuốc phòng trừ sâu hại Đây là nguồn nguyên liệu có giá trị lý tưởng cho việc phục vụ trong sản xuất nông nghiệp

Đất canh tác lâu năm chỉ sử dụng phân vô cơ làm cho hàm lượng chất hữu cơ thấp, do đó giảm độ phì nhiêu đất Việc tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất là rất cần thiết để duy trì độ phì nhiêu cho đất một cách ổn định và cải thiện đất lâu dài Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, đề tài “Ảnh hưởng của phân hữu cơ bã bùn mía lên năng suất lúa và độ phì nhiêu đất phèn tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả phân hữu cơ

bã bùn mía trong cải thiện năng suất lúa và độ phì của đất

Trang 17

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: DƯƠNG MINH VIỄN

SVTH: HỒ VĂN SANG 2 MSSV: 3108448

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Điều kiện tự nhiên Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang

1.1.1 Vị trí địa lý

Tọa độ: Từ 9020’35” đến 10019’17” vĩ độ Bắc và từ 105014’03” đến

106017’57” kinh độ Đông

Diện tích tự nhiên là: 160.058,69 ha

Địa giới hành chính giáp 5 tỉnh:

+ Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ

+ Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng

+ Phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long

+ Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

1.1.2 Đặc tính đất

Đất ở huyện Phụng Hiệp được phân loại là đất thịt pha sét với thành phần cơ giới như: thịt (52,3%), sét (45,1%) và cát (2,6%), dung trọng là 0,86%, ẩm độ điểm héo 0,21%, thủy dung ngoài đồng đạt 0,52%, ẩm độ bảo hòa 0,54%, độ dẫn nước là 1,08 cm/h, pHH2O là 3,38, chất hữu cơ 4,04%, CEC 14,4 meq/100g đất, đạm tổng số 0,27%, tầng đất canh tác 0 – 50, độ phì biến động từ thấp đến trung bình (Theo

Trang 18

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: DƯƠNG MINH VIỄN

SVTH: HỒ VĂN SANG 3 MSSV: 3108448

Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, 2010) Đất phèn ở Hậu Giang được phân bố chủ yếu ở Vị Thanh, Phụng Hiệp và Long Mỹ, diện tích đất phèn nặng là 27,370 ha

và phèn trung bình có diện tích 72,790 ha Đối với đất phèn nặng cây trồng chủ yếu

là mía và khóm Đối với phèn trung bình hoặc phèn nhẹ cây trồng chủ yếu là cây lúa và một số loại cây ăn trái Đất phèn là loại đất có nhiều đặc tính bất lợi trong canh tác như: pH của đất thấp, hàm lượng Fe, Al cao…

ẩm trung bình giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất khoảng 11% Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm

là 82% (Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, 2010)

Kết quả thống kê của cục thống kê Hậu Giang điều kiện nhiệt độ tỉnh Hậu Giang tháng 12 năm 2009 là 32,4oC, tháng 3, tháng 4 khoảng 35oC Ẩm độ trung bình tháng 12 năm 2009 là 79% và giảm dần đến tháng 3 và tháng 4 năm 2010 là 77% Lượng mưa cao nhất năm 2009 là tháng 7 với lượng mưa là 200,6 mm, thấp nhất là tháng 3 (2,9 mm), tháng 4 (76 mm) (Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, 2010)

1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

1.2.1 Tình hình sản xuất lúa ở ĐồngBằng Sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực Quốc gia, vào năm 1990 đã sản xuất 11 triệu tấn lúa đến năm 1999 sản lượng này đã tăng vọt xấp xỉ 17 triệu tấn (Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, 04/11/2008) Tuy nhiên trong hơn một thập kỷ qua, sản lượng lúa tăng chủ yếu do tăng diện tích gieo trồng Có thể thấy, khi chuyển đổi phần lớn giống lúa mùa sang giống mới mà năng suất tăng chậm hoặc không tăng thì yếu tố

Trang 19

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: DƯƠNG MINH VIỄN

SVTH: HỒ VĂN SANG 4 MSSV: 3108448

hạn chế năng suất nhiều nhất có thể là vấn đề đất và nước Nếu đã chủ động về nước, đất không có vấn đề mà vẫn nằm trong tình trạng chung trên thì ở nơi đó chế

độ dinh dưỡng là nhân tố hạn chế năng suất lúa lớn nhất và hiệu quả sử dụng phân

bón thường là 40-50 % (Mai Văn Quyền, 2001)

Theo một số kết quả nghiên cứu ở Đồng bằng sông Cửu Long khi bao đê sản xuất lúa ba vụ liên tục nhiều năm có thể có một số tác động đến độ phì nhiêu đất, mất hẳn lượng phù sa, lượng phân bón gia tăng nhưng năng suất không tăng, suy kiệt một số dưỡng chất trong đất, giảm sự khuếch tán dưỡng chất do bị nén dẽ, tầng

đế cày sẽ dày lên theo thời gian là yếu tố giới hạn bộ rễ phát triển, làm ảnh hưởng đến khả năng hút dinh dưỡng của cây, kết hợp với tình trạng ngập nước trong thời gian dài làm tăng cường độ khử của đất gây hại cho cây trồng và ảnh hưởng đến năng suất

Bên cạnh đó, ở Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn là loại đất có nhiều yếu

tố hạn năng suất cây trồng như pH thấp, hàm lượng Al, Fe di động rất cao và nghèo

P, N, Ca, Mg (Võ Thị Gương, 2003)

1.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang tập trung phát triển mô hình 4 cây: lúa, mía, cây ăn trái, khóm với tổng diện tích gieo trồng 212.738 ha Đến nay, diện tích trồng lúa khoảng 82.547

ha, năng suất bình quân 5,6 - 6 tấn/ha, sản lượng trên 1 triệu tấn/năm và hình thành được vùng lúa chất lượng cao xuất khẩu 32.000 ha Diện tích mía giữ ổn định khoảng 13.747 ha, chiếm tỷ trọng gần 30% diện tích mía vùng ĐBSCL, năng suất bình quân 80 - 90 tấn/ha, sản lượng trên 1,1 triệu tấn/năm Diện tích gieo trồng rau màu 15.191 ha, sản lượng 163.527 tấn, tăng 1,55 lần so năm 2004 Vùng cây ăn quả tập trung trên 25.272 ha, sản lượng đạt trên 180.200 tấn, đã hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái như “Bưởi Năm Roi Châu Thành, Cam Sành Ngã Bảy, Khóm Cầu Đúc”. (Cục Thống kê Hậu Giang, Niên giám thống kê năm, 2011)

Tuy nhiên, bên cạnh đó nông dân sử dụng đất quá mức ở những vùng đất canh tác 3 vụ lúa trong năm hoặc có nơi canh tác 7 vụ lúa trong 2 năm, gần đây đã cho thấy có nhiều khó khăn Canh tác vụ lúa liên tục nằm trong một khoảng thời gian dài có nhiều điều kiện bất lợi về thời tiết, như hầu hết thời gian sinh trưởng của cây lúa nằm trọn trong thời kỳ của mùa mưa, lũ, bão, chăm sóc và thu hoạch gặp nhiều

Trang 20

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: DƯƠNG MINH VIỄN

SVTH: HỒ VĂN SANG 5 MSSV: 3108448

khó khăn, cây lúa dễ bị ngộ độc hữu cơ vào đầu vụ, dễ đổ ngã và bị ngập lụt vào cuối vụ và cũng xuất hiện nhiều loại dịch hại, năng suất không cao Do nông dân phải tranh thủ xuống giống cho kịp thời vụ nên không có thời gian cày ải, phơi đất, rơm rạ không được phân hủy để bổ sung lại chất hữu cơ, thường được đốt đi cho kịp thời vụ xuống giống dẫn đến chất dinh dưỡng bị lấy đi nhiều qua hai vụ lúa trước vì vậy khi canh tác vụ 3 phải bón thật nhiều phân để cung cấp dinh dưỡng cho đất,đồng thời canh tác lúa liên tục nên không có thời gian đưa nước lũ vào ruộng để tăng cường lượng phù sa cho đất, từ đó làm tăng chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, giảm năng suất và chất lượng lúa gạo

1.3 Đất phèn đồng Bằng Sông Cửu Long

Đất phèn là loại đất được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn (vật liệu chứa nhiều sulfur, chủ yếu dưới dạng pyrite, xác sinh vật chứa lưu huỳnh), phát triển mạnh ở môi trường đầm mặn khó thoát nước

Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất mặt Đất thường bị úng ở tầng C, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S Nếu để đất đen có hong khô ngoài không khí sẽ xuất hiện màu vàng và bốc mùi của chất lưu huỳnh đó chính là chất phèn gồm hỗn hợp của sunfat nhôm và sunfat sắt

1.3.1 Phân bố đất phèn

Ở Việt Nam đất phèn tập trung nhiều nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long Theo Bộ Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp (1997), thì Đồng bằng sông Cửu Long có 1,4 triệu hecta là đất phèn trong tổng số 4 triệu hecta để canh tác Diện tích đất phèn có thể lên đến 2,6 triệu hecta nếu kể cả đất nhiễm mặn mà bên dưới có tầng Pyrite, tập trung nhiều ở 2 vùng: Đồng Tháp Mười (576000 hecta) và Tứ Giác Long Xuyên – Hà Tiên (250000 hecta), còn lại thì phân bố ở các tỉnh khác trong khu vực

Theo Trần An Phong và ctv, (1986) đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long có

Trang 21

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: DƯƠNG MINH VIỄN

SVTH: HỒ VĂN SANG 6 MSSV: 3108448

Đất phèn có nhiều đặc tính bất lợi gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp

và là loại đất chiếm diện tích khá lớn ở ĐBSCL, đất phèn nặng chiếm 0,55 triệu hecta, phèn trung bình và nhẹ chiếm 1,05 triệu hecta trong tổng số 1,6 triệu hecta đất phèn ( Mai Văn Quyền, 1996)

1.3.2 Phân loại đất phèn

Dựa vào sự hình thành và phát triển của đất, Pons (1973) đã chia đất phèn thành hai loại: đất phèn tiềm tàng (Potential acid sulphate soil) và đất phèn hoạt động (Actual acid sulphate soil)

1.3.2.2 Đất phèn hoạt động

Đất phèn hoạt động nằm trong bộ Inceptisols, thuộc bộ phụ Aquepts, với ba nhóm lớn là: Sulfaquepts, Tropaquepts và Humaquepts, là loại đất thoát thủy từ kém đến tốt, có tầng đất thay đổi theo mùa

1.3.3 Sự tạo thành khoáng Pyrite

Khoáng Pyrite tạo thành ở pH thích hợp từ 4,0 – 8,0 liên quan đến sự khử sulphate thành sulfide có sự tham gia của vi khuẩn Sau đó sulfide bị oxy hóa từng phần thành lưu huỳnh dưới tác động qua lại của Fe2+ và Fe3+ (Rickard, 1973; Breemen, 1976)

Các phản ứng tạo thành khoáng pyrite được Pons và Breemen, (1982) diễn tả như sau:

Fe2O3 (s) + 4SO42- (aq) + 8CH2O + 1/2O2 2FeS2 (s) + 8HCO3- (aq) + 4H2O

Các điều kiện cần thiết để tạo thành pyrite từ phương trình trên là:

• Nguồn sắt có trong trầm tích biển: FOOH Fe2O3 +H2O

• Nguồn Sulfate hòa tan có trong nước biển, nước lợ

Trang 22

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: DƯƠNG MINH VIỄN

SVTH: HỒ VĂN SANG 7 MSSV: 3108448

• Chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho sự khử sulfate

• Môi trường yếm khí

• Sự loại bỏ chất kiềm HCO3- sinh ra dễ bị cuốn trôi

• Thời gian

• Vi khuẩn khử sulfate vi sinh vật Desulfovibrio và Desulfotomaculum

1.3.4 Sự oxi hóa Pyrite

Đất phèn tiềm tàng bị oxy hóa khi mực thủy cấp hạ thấp xuống khỏi tầng Pyrite trong vài tuần Sự oxy hóa pyrite trong đất trải qua nhiều giai đoạn, bao gồm

cả hai tiến trình hóa học và sinh học Khi đất bị khô, các khe nứt hình thành và không khí sẽ xâm nhập vào Sự oxy hóa Pyrite xảy ra theo phản ứng sau:

FeS2 + 7/2O2 + H2O Fe2+ + 2SO42- + 2H+

Sự oxy hóa Pyrite xảy ra chậm nhưng tốc nhưng sự oxy hóa sẽ tăng nhanh

nếu có sự tham gia của vi khuẩn Thiobacillus (Wakao và ctv., 1984) Những vi

khuẩn này có thể phát triển ở pH<2, lấy năng lượng từ qua trình oxy hóa các hợp

chất lưu huỳnh ở trạng thái khử và trong trường hợp vi khuẩn là T ferroxidan sẽ

oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ Fe3+ hòa tan sẽ oxy hóa pyrite theo phản ứng:

FeS2 + 14Fe3+ + 8H2O 15Fe2+ + 2SO42- + 16H+ FeSO4 được tạo thành sẽ bị oxy hóa (xa khỏi tầng pyrite) và phóng thích nhiều H+

Fe2+ + SO42- + 1/4O2 + 5/2H2O Fe(OH)3 + 2H+ + SO4

2-Hoặc:

Fe2+ + SO42- + 1/4O2 + 3/2H2O +1/3K+ 1/3KFe(SO4)2(OH)6 + 2H++1/3SO42-

H2SO4 được phóng thích trong quá trình oxy hóa pyrite làm cho đất phèn tiềm tàng bị chua hóa và trở thành phèn hoạt động gây hại cho cây trồng

1.3.5 Đặc tính bất lợi của đất phèn

Đất phèn là loại đất gặp nhiều khó khăn trong việc canh tác, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Theo Phan Thanh Sĩ (1991) đất phèn có những đặc tính bất lợi như: pH, độc chất Al, Fe, EC, H2S và thiếu lân

Trang 23

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: DƯƠNG MINH VIỄN

SVTH: HỒ VĂN SANG 8 MSSV: 3108448

pH: Trong đất phèn, pH thường thấp và dao động từ 3- 4,5 thậm chí có nơi chỉ có 2,5 Do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng như rễ cây trồng phát triển kém… (Võ Thị Gương, 2009) và gây độc gián tiếp cho cây trồng như: Làm tăng hàm lượng độc Al3+, Fe2+, SO42-…., pH thấp thì

nhôm hòa tan càng nhiều (Bloomfield và ctv., đồng thời làm giảm độ hữu dụng của

các chất dinh dưỡng trong đất P, Mo, Cu….(Lê Viết Phùng, 1987)

Al3+ trao đổi: Al gây độc trực tiếp làm cản trở sự tăng trưởng của tế bào Ngoài ra Al cao còn cản trở sự hấp thu K, Ca, Mg…của tế bào lông hút rễ Al3+ trao đổi hiện diện cao trong đất tạo điều kiện rửa trôi K+

, Ca2+, Mg2+ và phân đạm, phân kali trong đất Bên cạnh đó, Al3+ kết hợp với các dạng phân lân dễ tiêu khi bám vào đất thành những chất khó tan, nồng độ Al cao còn làm xấu đi lý tính của đất (Nguyễn Văn Ni, Bản tin trồng trọt số 5) Đất phèn có nồng độ ion H+, Fe và Al3+cao, Al bị thủy phân phóng thích ion H+ làm tăng độ chua của đất (Van Breemen, 1978)

EC: Đối với đất phèn cũng như vùng đất mặn EC là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, thông thường đất phèn bị ngập nước có nồng độ EC từ 2-4ms/cm Nhưng khi vượt quá 4ms/cm sẽ gây hại cho cây trồng (Ponnamperuma, 1976)

Fe2+ và Fe3+: Fe3+ là ion gây độc hơn so với Fe2+, khi Fe3+ bị khử cho ra Fe2+, lượng Fe2+ trên 300-500 ppm sẽ gây hại cho cây trồng (CT-WHO, 1982)

Lưu huỳnh: Trong đất phèn dạng gây độc của lưu huỳnh là H2S, hàm lượng

SO42- cao trong điều kiện khử tạo ra H2S là chất độc đối với bộ rễ, nó làm giảm khả năng oxy hóa, ngăn cản hô hấp và hấp thu chất dinh dưỡng, xúc tiến ngộ độc Fe (Bản tin trồng trọt số 2, 1985)

Thiếu lân: Trong đất phèn dạng gây độc hại về Fe, Al, độ mặn thì sự thiếu lân sẽ biểu hiện rõ nhất Trong đất phèn yếu tố thiếu lân giới hạn sự tăng trưởng của cây trồng Sự thiếu lân do pH thấp nồng độ Fe, Al cao sẽ cố định các dạng lân dễ tiêu đã làm cho đất rất nghèo lân

Trang 24

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: DƯƠNG MINH VIỄN

SVTH: HỒ VĂN SANG 9 MSSV: 3108448

1.3.6 Biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn

Theo Phan Thanh Sĩ (1991) khi sử dụng có thể kết hợp đồng thời một số biện pháp nhằm cải tạo đất phèn và canh tác hợp lý như sau:

1.3.6.1 Biện pháp thủy lợi

Đối với nhóm đất phèn tiềm tàng: Đặc điểm của loại đất này là đất và nước không bị chua nhưng trong đất có chứa nhiều khoáng Pyrite Vì vậy biện pháp quan trọng nhất được sử dụng là luôn giữ nước ngập trên mặt ruộng hoặc ít nhất giữ được nước trên tầng sinh phèn (FeS2) Trong điều kiện đó, đất luôn ở trạng thái khử nên không chua, nhưng nếu giữ ngập nước lâu ngày thì các ion Fe2+ và các chất H2S,

CH4 tăng dần đến mức độ cao sẽ gây độc cho cây, nếu chủ động được lượng nước thì tiêu bỏ ngay lượng nước cũ lấy lượng nước khác

Nhóm đất phèn hoạt động: Có nhiều đặc tính bất lợi như: pH rất thấp, độc tố rất cao, biện pháp tốt nhất là tạo mương rãnh rửa phèn để đưa các ion Al3+, Fe2+,

SO42- thoát ra mương từ đó thoát ra sông rạch Hiệu quả của việc rửa phèn này tùy thuộc vào khoảng cách mương rãnh và tính thấm của loại đất, độ sâu mương phèn Tùy thuộc vào độ sâu xuất hiện jarosite, ở nơi chủ động được thủy triều đưa nước vào mương rảnh để khống chế sự trở thành acid (Phan Thanh Sĩ, 1991)

1.3.6.2 Biện pháp canh tác

Cày ải vào mùa khô là biện pháp làm đất có hiệu quả nhất, cày ải nhằm mục đích cắt đứt mao dẫn của các chất sinh phèn, cày ải giúp đất thoáng khí, thúc đẩy quá trình oxy hóa, sau đó nhờ nước mưa đầu nguồn hòa tan và rửa trôi độc chất (Võ Đức Nguyên, 1982)

1.3.6.3 Biện pháp hóa học

Vôi có khả năng cải tạo lý tính đất làm cho đất có cấu trúc tốt hơn, bón vôi

có tác dụng nâng cao pH đất làm giảm độc chất Al và Fe Trong đất phèn, khi bón lân vào đất sẽ bị cố định ngay bởi Al và Fe, do đó trước khi bón lân nên tiến hành bón vôi trước (Võ Đức Nguyên, 1982)

Theo Dương Minh Viễn và ctv (2006), phân hữu cơ ủ từ bã bùn mía được

bón trở lại cho đất phèn vùng trồng mía nguyên liệu chính ở ĐBSCL nhằm cải thiện độc chất Al và dinh dưỡng lân Trên đất phèn, hàm lượng Al hoạt động, Al trao đổi,

Trang 25

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: DƯƠNG MINH VIỄN

SVTH: HỒ VĂN SANG 10 MSSV: 3108448

Al hòa tan cũng như các thành phần Al khác như Al liên kết với hữu cơ đều giảm đáng kể cùng với tăng lượng bón phân bã bùn mía Hầu hết P dễ tiêu trong phân bã bùn sau khi bón đều chuyển sang Al-P và Fe-P Phân bã bùn mía giúp cải thiện được sinh trưởng của rễ bắp trồng trên nền đất phèn nhờ giảm độc chất Al

Kết quả nghiên cứu cho thấy phân hữu cơ có tác dụng làm tăng năng suất lúa

ở 2 và 3 vụ sau khi bón phân hữu cơ liên tục Lượng phân hữu cơ có hiệu quả nhất

là 2 tấn/ha/vụ (Nguyễn Kim Chung, 2007)

Theo Trần Bá Linh và ctv (2008), đối với các cây trồng cạn, sau 2 vụ canh

tác có sử dụng phân hữu cơ dung trọng, độ bền đoàn lạp đất được cải thiện so với không bón hữu cơ Trên đất lúa, thí nghiệm được thực hiện từ năm 2002 cho đến nay, cũng cho thấy sự cải thiện của phân hữu cơ lên dung trọng và độ bền đoàn lạp

ở tầng canh tác

1.3.6.4 Biện pháp bố trí cây trồng hợp lý

Đặc điểm của đất phèn là pH thấp (pH từ 3- 4,5 thậm chí có nơi chỉ có 2,5),

độ độc của Al và Fe cao, hàm lượng lân dễ tiêu thiếu nghiêm trọng Nếu như lai tạo được một giống cây trồng nào đó nói chung có khả năng chống chịu phèn cao sẽ tốt hơn, vì các biện pháp cải tạo hóa học thường rất tốn kém (Phan Thanh Sĩ, 1991)

Hiện nay, ngành nông nghiệp đang cố gắng tìm kiếm những loại cây trồng có khả năng thích nghi được trong điều kiện đất phèn như: Khóm, mía, khoai mì, bạch đàn, tràm,… có thể cho năng suất nào đó mà trong điều kiện trước mắt chưa có khả năng đầu tư cải tạo

1.4 Tổng quan chất hữu cơ

Chất hữu cơ là một phần cơ bản kết hợp với các sản phẩm phong hóa từ đá

mẹ để tạo thành đất Chất hữu cơ là một thành phần quan trọng để tạo nên độ phì của đất Chất hữu cơ của đất được xem là các vật chất hữu cơ được hình thành trong quá trình chuyển hóa các vật liệu hữu cơ sau khi xâm nhập vào đất Chất hữu cơ là thành phần đặc trưng tạo nên sự khác biệt đất với mẫu chất và là thành phần quan trọng tạo nên độ phì của đất Lượng và tính chất của chất hữu cơ quyết định đến

nhiều tính chất hóa, lý và sinh học đất (Dương Minh Viễn và ctv., 2007)

Trang 26

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: DƯƠNG MINH VIỄN

SVTH: HỒ VĂN SANG 11 MSSV: 3108448

Bảng 1.1 Thang đành giá chất hữu cơ trong đất (% CHC), (theo Chiurin, 1972)

Chất hữu cơ trong đất % Đánh giá

< 1.0 % Rất nghèo

1.1 - 3.0 % Nghèo

3.1 – 5.0 % Trung bình

5.1 – 8.0 % Khá > 8.1 % Giàu

Chất hữu cơ trong đất đa dạng về thành phần và phức tạp về cấu trúc hóa học Chất hữu cơ trong đất có thể chia làm hai nhóm lớn: chất hữu cơ chưa bị phân giải là những thành phần hữu cơ như xác bã chưa phân hủy của thân, lá, rễ thực vật, xác động vật, vi sinh vật… Nhóm thứ hai là các hợp chất hữu cơ đã được chuyển hóa từ các xác bã thực vật, động vật và vi sinh vật hoặc các bài tiết của chúng Nhóm hợp chất hữu cơ đã chuyển hóa lại được chia ra 2 nhóm nhỏ hơn:

• Nhóm hợp chất hữu cơ khác mùn

• Nhóm hợp chất mùn

Nhóm hợp chất hữu cơ khác như là các hợp chất hydrocarbon, các đại phân

tử protein, lignin, chất béo, acid nucleid…được phóng thích ra từ trong các tế bào

có trong xác bã thực vât, động vật và vi sinh vật hoặc các chất bài tiết của thực vật, động vật và vi sinh vật trong quá trình sống của chúng Những hợp chất hữu cơ đó, chiếm tỷ lệ nhỏ (3- 8%) chất hữu cơ được phân giải nhưng có vai trò quan trọng đối với cây trồng

Nhóm hợp chất mùn là những hợp chất cao phân tử, có cấu trúc phức tạp, chúng chiếm tỷ lệ lớn trong chất hữu cơ từ 85 – 90% (Nguyễn Thế Đặng, 1999)

Theo Lê Văn Khoa, 2000, chất hữu cơ của đất là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì và ảnh hưởng đến nhiều tính chất của đất: khả năng hấp thụ cation,

dung trọng đất, khả năng giữ nước và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng

Trang 27

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: DƯƠNG MINH VIỄN

SVTH: HỒ VĂN SANG 12 MSSV: 3108448

Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất và trên bề mặt là do sự phân hủy xác bả động, thực vật, cơ thể vi sinh vật và xác của một số loài động vật khác trong đất (Lê Văn Khoa, 2000) Ngoài ra, động vật cũng là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất (Thái Công Tụng, 1969 trích trong Lê Tuấn Anh, 2003) Chất hữu cơ được bón vào trong đất do các nguồn chính:

Do con người bón vào đất là nguồn hữu cơ đáng kể Những nơi thâm canh người ta có thể bón tới 80 tấn/hecta Nguồn hữu cơ bao gồm: phân chuồng, phân xanh, phân rơm rác, bùn ao… tùy thuộc vào phân hữu cơ mà có lượng chất hữu cơ

khác nhau (Nguyễn Thế Đặng và ctv, 1999)

Xác bả động thực vật là nguồn chính Sinh vật lấy thức ăn từ đất để tạo nên

cơ thể chúng và khi chúng chết đi sẽ trả lại chất hữu cơ trong đất trong xác sinh vật

có đến 4/5 là từ thực vật Trung bình hàng năm đất được bổ sung thân, lá, rễ với lượng từ 5–19 tấn/ hecta (Nguyễn Thế Đặng, 1999)

Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004, cho rằng các dư thừa thực vật, phân

xanh thường chứa trung bình 75% nước và 25% chất khô Trong chất khô, các nguyên tố C, H, O chiếm khoảng 90 – 95%, khi bị đốt các nguyên tố này biến thành

CO2 và H2O Trong tro còn lại khi bị đốt cháy, có thể tìm thấy nhiều P, K, S, Ca và các nguyên tố vi lượng khác

1.5 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện đất

Phân hữu cơ là tên gọi chung của các loại phân được sản xuất từ vật liệu hữu

cơ như: xác bã thực vật, rơm rạ, phân súc vật – phân chuồng, phân rác và phân xanh, các chế phẩm nông nghiệp và công nghiệp Sau khi phân giải sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng phân hữu cơ sẽ giúp tăng năng suất của cây trồng, cải thiện các tính chất hóa – lý – sinh học đất, tăng độ phì cho đất (Bùi Đình Dinh, 1998)

Thành phần của phân hữu cơ rất phong phú, trong đó chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng Việc bảo quản và nguồn gốc của phân hữu cơ ảnh hưởng đến hàm lượng chất dinh dưỡng có trong phân hữu cơ (Nguyễn Công Vinh, 2002)

Trang 28

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: DƯƠNG MINH VIỄN

SVTH: HỒ VĂN SANG 13 MSSV: 3108448

1.5.1 Tác dụng của phân hữu cơ

Phân hữu cơ là một nguồn phân quý giá, làm tăng năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng đất, làm tăng hiệu lực của phân bón hóa học (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999) Phân hữu cơ cải thiện lý hóa tính và đặc tính sinh học của đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí, ổn định pH, giữ ẩm cho đất, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng… tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của các vi sinh vật hữu ít trong đất, giúp bộ rễ cây trồng phát triển tốt Góp phần đẩy mạnh các quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, phân hữu cơ cung cấp nguồn dinh dưỡng dễ tiêu như: N, P, K và các nguyên tố vi lượng, để cây trồng hấp thụ, qua đó giảm các tổn thất do bay hơi, rữa trôi gây ra Phân hữu cơ còn giúp phân hủy các độc tố trong đất, tiêu diệt các loại nấm bệnh, các loại vi sinh vật gây hại, làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất, góp phần làm sạch môi trường, cho nông sản sạch, an toàn trong tiêu dùng, chất lượng cao

1.5.1.1 Tác dụng trực tiếp đến sự phát triển của cây

Chất hữu cơ có chứa các nguyên tố như N, P, K, Mg và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng Cây có thể hút trực tiếp một lượng nhỏ chất đạm hữu dụng dưới dạng amino acid như: Alanine, Glycine; Còn thông thường cây hút các chất dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng có được từ sự khoáng hóa chất hữu cơ Ví

dụ như cây lúa hút 80% chất đạm từ sự khoáng hóa chất hữu cơ trong đất, ngay cả khi được bón phân (Ponnam peruma, 1984 trong Đỗ Thị Thanh Ren, 1993) Bón kết hợp cân đối giữa phân hóa học và phân hữu cơ sẽ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm tăng năng suất ở đất phù sa Sông Hồng 80 – 120 kg lúa, ở đất bạc màu 40 – 60

kg lúa, ở đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg lúa Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha

có thể thay thế được 60 – 90 N kg/ha Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây

vụ trước cho cây vụ sau làm tăng 0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn lúa, 0.4 tấn ngô hạt/ha (Thông tin từ Cục Trồng Trọt, http://www.cuctrongtrot.gov.vn)

Trang 29

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: DƯƠNG MINH VIỄN

SVTH: HỒ VĂN SANG 14 MSSV: 3108448

1.5.1.2 Tác dụng cải tạo lý tính của đất

Chất hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất vật lý của đất Một trong những ảnh hưởng quan trọng là hình thành cấu trúc và duy trì độ bền cấu trúc đất

(Cochrane và Aylmore, 1994; Thomas và ctu, 1996) Khi bón chất hữu cơ vào đất

làm tăng độ ổn định kết cấu đất, giúp làm tơi xốp do hoạt động của vi sinh vật đất

và tạo lớp phủ bề mặt đất Phân hữu cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn nước trong đất làm cho nước thấm vào đất thuận lợi, khả năng giữ nước cao, việc bốc hơi bề mặt ít

đi, ngoài ra còn hạn chế đóng váng bề mặt Theo Phạm Tiến Hoàng (2003) cho thấy chất hữu cơ có khả năng hạn chế sự rửa trôi, xói mòn đất, cấu trúc đất trở nên tốt hơn, giúp gia tăng khả năng giữ nước và thấm nước của đất Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1998), thông qua hoạt động của vi sinh vật chất hữu cơ phân hủy biến thành mùn, mùn có khả năng liên kết những hạt đất phân tán làm cho đất có cấu trúc tốt, thoáng khí, tăng độ xốp, đất dễ cày bừa, giữ phân và giữ nước tốt hơn Khi bón phân hữu cơ một cách có hệ thống sẽ cải thiện những tính chất lý – hóa cũng như

sinh học, chế độ nước, chế độ nhiệt của đất (Lê Văn Khoa và ctv, 1996) Đất có cấu

trúc làm cho đất thoáng khí và điều hòa nhiệt độ đất, do đó giúp rể cây trồng phát triển, trao đổi khí được tốt hơn (Hamblin, 1985), đồng thời giảm dung trọng và lực

cản của đất (Sparovek và ctv, 1999; Carter, 2002) Ngược lại, sự suy giảm chất hữu

cơ trong đất đưa đến giảm độ xốp đất và tăng dung trọng đất (Tisdall và Oades, 1982)

Bên cạnh đó chất hữu cơ làm tơi xốp đất do hoạt động của vi sinh vật và tạo lớp phủ bề mặt cho đất (Hoàng Minh Châu, 1998) Khi bón phân hữu cơ vào cho đất, ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng: đạm, lân, kali, magiê và các nguyên tố vi lượng, phân hữu cơ còn cung cấp chất mùn làm cho đất

có cấu trúc ngày càng tốt: đất được tơi xốp, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế bốc hơi nước, chống xói mòn (Lê Văn Trí, 2002) Mặt khác khi bón phân hữu cơ thì nước ngấm vào đất thuận lợi hơn, khả năng giữ nước của đất cao hơn, việc bốc hơi bề mặt ít đi và hạn chế đóng ván bề mặt (Vũ Hữu Yên, 1995 và Nguyễn Ngọc Nông, 1999) Ngoài ra, phân hữu cơ còn đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và nâng cao độ phì nhiêu đất thoái hóa, khối lượng phân hữu cơ vùi vào đất càng lớn thì độ phì nhiêu phục hồi càng nhanh (Lê Hồng Tịch, 1997)

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thái Công Tụng. 1969. Thỗ những học đại cương “Bản chất và tính chất của đất”. Tập 1. Viện khảo cứu. Bộ canh nông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất và tính chất của đất
6. Nguyễn Bảo Vệ, D.C. Olk, K.G. Cassaman (1997b). Vai trò của humic acids trong việc cung cấp đạm ở đất lúa nước vùng nhiệt đới, trong “Tuyển tập công trình khoa học công nghệ 1993- 1997” phần Nông học, Trường Đại học Cần Thơ, trang 192-200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập công trình khoa học công nghệ 1993- 1997
12. Bón phân cho lúa trên đất phèn – Phân bòn &amp; thuốc BVTV.http://agriviet.com/news_detail1080-c21-s25-p0-Bon_phan_cho_lua_tren_dat_phen.html Link
29. Thông tin từ Cục Trồng Trọt, http://www.cuctrongtrot.gov.vn Link
2. Nguyễn Thanh Hùng. 1984. Các loại đất đối với thâm canh. Nhà xuất bản nông nghiệp Khác
3. Stevenson, F.J. 1986. Cycles of soil. John Wiley and Sons, Inc.1984 -1996 Khác
5. Nguyễn Tử Siêm. 1997. Bón đầy đủ và cân đối NPK để thâm canh cây trồng và sử dụng đất lân bền. Nông nghiệp – tài nguyên đất và sử dụng phân bón tại Việt Nam Khác
7. Bùi Đình Dinh. 1998. Trong những thông tin cơ bản về các loại đất chính Việt Nam nhà xuất bản thế giới. Hà Nội 2001 Khác
8. Trần văn Hai và Trần Thị Ba. 1999. Trong kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất”Rau sạch cây cải bông tại Cần Thơ 1996-1998” Khác
9. Dương Minh Viễn. 1999. Giáo trình thổ nhưỡng. Khoa nông Nghiệp &amp; SHƯD. Đại Học CầnThơ Khác
10. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999. Giáo trình đất nhà xuất bản nông nghiệp Khác
11. Lê Huy Bá. 2000. Sinh thái môi trường - đất nhà xuất bản ĐHQG TP HCM Khác
14. Hà Thị Yến. 2001. Kỹ thuật trồng một số cây màu, thực phẩm, công nghiệp. Nhà xuất bản Thanh Niên. Hà Nội. 74 trang Khác
15. Đường Hồng Dật. 2002. Sổ tay người trồng rau. Tập2. Nhà xuất bản Hà Nội. Hà Nội. 171 trang Khác
16. Dương Minh Viễn. 2003, Giáo trình thổ nhưỡng, Khoa Nông nghiệp &amp; SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ Khác
17. Võ Thị Gương. 2003. Giáo trình các trở ngại của đất trong sản xuất nông nghiệp. Khoa nông Nghiệp &amp; SHƯD. Đại Học CầnThơ. 51 trang Khác
18. Võ Thị Gương, Dương Minh, Trần Kim Tính, Nguyễn Khởi Nghĩa (2004). Nghiên cứu sự suy thoái hóa học và vật lý đất vườn trồng cam quýt ở ĐBSCL.Tạp chí Khoa học đất Việt Nam số 20 Khác
19. Ngô Ngọc Hưng, Đỗ Thị Thanh Ren, Võ Thị Gương và Nguyễn Mỹ Hoa. 2004. Giáo trình phì nhiêu đất. Khoa nông Nghiệp &amp; SHƯD. Đại Học CầnThơ. 181 trang Khác
20. Lê Văn Khoa. 2006. Bài giảng môn học bạc màu đất và bảo vệ đất đai. Khoa Nông Nghiệp. Đại Học Cần Thơ. 30 trang Khác
21. Dương Minh Viễn, Võ Thị Gương, Nguyễn Minh Đông và Nguyễn Thị Kim Phượng. 2006. Sử dụng phân hữu cơ bã bùn mía cải thiện dinh dưỡng P và độc chất Al trên đất phèn. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học. số 06/2006. Trang 118- 125 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w