đề cương nghiên cứu thiết kế hệ thông ngân hàng câu hỏi đánh giá kết quả phân môn học vần,Tiếng việt lớp 1(tập 1).Mong muốn có một hệ thống câu hỏi để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chưa có ngân hàng câu hỏi đánh giá kết quả học tập của phân môn học vần lớp 1 theo phương pháp đánh giá kết quả học tập mới hiện nay. Theo phương pháp đánh giá mới kết quả học tập học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người giáo viên cần có đánh giá phù hợp với các câu hỏi mở để đánh giá được toàn diện học sinh hơn. Ngoài ra, các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến kỹ năng học vần của trẻ trước khi trẻ bước từ độ tuổi Mẫu giáo lên độ tuổi Tiểu học.
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Tên đề tài: Thiết kế hệ thống câu hỏi đánh giá kết quả học tập phân môn Học vần- Tiếng Việt 1(tập 1) A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Tính cấp thiết: Mong muốn có một hệ thống câu hỏi để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tính thực tiễn: Chưa có ngân hàng câu hỏi đánh giá kết quả học tập của phân môn học vần lớp 1 theo phương pháp đánh giá kết quả học tập mới hiện nay. Tính thời sự: Theo phương pháp đánh giá mới kết quả học tập học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người giáo viên cần có đánh giá phù hợp với các câu hỏi mở để đánh giá được toàn diện học sinh hơn. Ngoài ra, các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến kỹ năng học vần của trẻ trước khi trẻ bước từ độ tuổi Mẫu giáo lên độ tuổi Tiểu học. Tính chân lí: Đổi mới cách đánh giá kết quả, năng lực học tập môn học vần của học sinh lớp 1, từ đó định hướng cho giáo viên, phụ huynh và các em cách thức phương pháp phù hợp để phát triển trong giai đoạn chuyển tiếp của trẻ mầm non sang tiểu học. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đề tài Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ Học vần, nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt lớp Một của Hoàng Thị Thu (2010). Công trình này nghiên cứu đưa ra được một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học vần, nhằm nâng cao chất lượng Tiếng Việt lớp 1. Đó là sử dụng đồ dùng dạy học: tranh ảnh, mô hình, vật thật, mẫu chữ, băng đĩa, sách giáo khoa...;sử dung hệ thống câu hỏi; tổ chức các trò chơi học tập với mục đích là “Học mà chơi, chơi mà học”: trò chơi tô chữ trên tranh, ghép vần- tiếng- từ, trò chơi viết thư, trò chơi hái hoa... 3. Mục đích nghiên cứu: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ Học vần. Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Học vần của học sinh lớp 1. Là bộ công cụ đánh giá kết quả học tập phân môn Học vần của học sinh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thiết kế hệ thống câu hỏi cho phân môn học vần cần phải căn cứ vào những điều kiện, yếu tố nào? Thực trạng việc đánh giá kết quả học tập phân môn học vần của học sinh lớp 1. Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi cho phân môn Học vần Tiếng Việt 1 (tập 1). 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống câu hỏi đánh giá kết quả học tập. Đối tượng tham gia nghiên cứu: học sinh và giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học Vĩ Dạ. Phạm vi nghiên cứu: Phân môn Học vần Tiếng Việt 1 (tập 1) Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí luận: thu thập, xử lý tài liệu về tâm sinh lí trẻ, nhận thức và nhân cách của trẻ nói chung và của học sinh lớp 1 nói riêng. Phương pháp điều tra: thiết kế các bộ công cụ bảng hỏi, các phiếu điều tra nhằm 6. nắm bắt thực trạng học vần cũng như cách đánh giá kết quả học tập của phân môn 7. Học vần của khối 1. Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung gồm 2 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Điều kiện yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến việc thiết kế hệ thống câu hỏi cho phân môn học vần. Thực trạng việc đánh giá kết quả học tập phân môn học vần của học sinh lớp 1. Chương 2: Hệ thống câu hỏi đánh giá kết quả học tập phân môn Học vần Tiếng Việt 1 (tập 1) Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi cho phân môn Học vần Tiếng Việt 1. B. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của để tài 1.1. Đặc điểm phát triển nhận thức của học sinh lớp 1 1.1.1. Đặc điêm nhận thức cảm tính 1.1.1.1. Cảm giác Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta. Tuy nhiên, ở Tiểu học, cảm giác đã hòa vào dạng nhận thức cảm tính phức tạp nhất, đó là tri giác. Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện. 1.1.1.2. Tri giác Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn ven các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. ([1],118) Đặc điểm: Tri giác của HS tiểu học mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và dễ sai lầm. Các em phân biệt đối tượng dễ bị nhầm lẫn. Tri giác của trẻ thường gắn liền với hoạt động thực tiễn. Khi bắt đầu đến trường Tiểu học: Trẻ chưa có khả năng điều khiển tri giác của mình, chưa có khả năng xem xét đối tượng một cách tỉ mỉ và chi tiết. Cảm giác và tri giác có vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức. Nếu như cảm giác là hình thức nhận thức đầu tiên của con người thì tri giác là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi của con người trong môi trường xung quanh. 1.1.2. Đặc điểm nhận thức lí tính 1.1.2.1. Tư duy Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. ([1],122) Đặc điểm: Tư duy của học sinh lớp 1 là tư duy cụ thể, mang tính hình thức dựa vào trực quan của đối tượng. Khi tiến hành phân tích đối tượng các em khó nhân ra dấu hiệu bản chất của nó. Hoạt động phân tích-tổng hợp của các em còn sơ đẳng. 1.1.2.2. Tưởng tượng Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. ([1], 127) Đặc điểm: Tưởng tượng của các em học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, các hoạt động của các em.. Ở giai đoạn này, tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít tổ chức, còn mang nặng tính trực quan. Hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, dễ thay đổi, chưa bền vững. 1.1.3. Đặc điểm nhân cách 1.1.3.1. Khả năng tự ý thức: Tự ý thức là khả năng tự nhận thức về mình, tự tỏ thái độ, tự đánh giá và tự khẳng định vị trí của mình trong mối quan hệ với người khác, với xã hội. Đặc điểm: Tự nhận thức của trẻ được phát triển như nhận biết rõ bản thân mình, biết được vị trí của mình và mối quan hệ với những người xung quanh. Trẻ bắt đầu tỏ thái độ với mình như hài lòng khi đạt kết quả tốt hoặc làm được việc tốt,đồng thời biết buồn, lo lắng. Bước đầu trẻ tự đánh giá được bản thân mình nhưng còn cảm tính. Vì vậy, trẻ hay dựa vào sự đánh giá của mọi người xung quanh để nhìn nhận, đánh giá bản thân mình. 1.1.3.2. Tính cách - Tính cách của trẻ ở giai đoạn này được hình thành nhưng chưa ổn định và có thể thay đổi. Trẻ còn nhút nhát và e ngại. Trẻ tin tưởng một cách tuyệt đối vào người lớn, sách vở và cả bản thân - mình. Với trẻ mọi điều ở người lớn nhất là thầy cô nói ra đều đúng và chuẩn mực. Tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm quan trọng của các em. Trẻ hay bắt - chước người lớn, bạn bè, các nhân vật trong truyện, phim... Thực ra bắt chước là con dao "2 lưỡi". Trẻ bắt chước cả cái xấu lẫn cái tốt. Do đặc điểm hệ thần kinh hưng phấn mạnh hơn ức chế, trẻ bị tác động bởi - kích thích bên ngoài, bên trong nên hành vi đôi lúc có tính bồng bột, bướng bỉnh... 1.2. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan 1.2.1 Khái niệm 1.2.1.1. Khái niệm chung về trắc nghiệm Trắc nghiệm (test) theo tiếng Anh là “thử”. “phép thử”, “sát hạch”. Theo nghĩa chữ Hán, “trắc” có nghĩa là “đo lường”, “nghiệm” là “suy xét, chứng thực”. Có khá nhiều định nghĩa về trắc nghiệm của các nhà Tâm lý học và Giáo dục học. Trong giáo trình “Đánh giá và đo lường kết quả học tập”, tác giả Trần Thị Tuyết Oanh đã trích dẫn định nghĩa của Gronlund như sau: Trắc nghiệm là một công cụ hay một quy trình có hệ thống nhằm đo lường mức độ mà cá nhân đạt được trong một lĩnh vực cụ thể. Theo GS. Trần Bá Hoành: Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp đo để tham dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh (chú ý, tưởng tượng, ghi nhớ, thông minh, năng khiếu...) hoặc để kiểm tra, đánh giá một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của học sinh. Từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu “trắc nghiệm” là một công cụ được sử dụng để đo lường thành tích đạt được của cá nhân trong một lĩnh vực học tập cụ thể nào đó. Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, trắc nghiệm được sử dụng để đánh giá kết quả học tập hay năng lực của học sinh sau một khóa học, môn học… 1.2.1.2. Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm khách quan được biểu đạt bằng hệ thống các câu hỏi. Người trả lời được chọn câu trả lời đúng hoặc tốt nhất trong số các câu trả lời cho một câu hỏi. Người chấm căn cứ vào hệ thống cho điểm khách quan để đánh giá, không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm. Ngày nay, việc nâng cao tính khách quan cho quá trình kiểm tra, đánh giá; mang lại kết quả chính xác, công bằng và giảm thiểu được những tiêu cực trong quá trình tổ chức thi cử đang ngày càng được nhiều người quan tâm, ủng hộ. 1.2.1.3. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Theo Millman (1984): Ngân hàng câu hỏi thi là một tập hợp các câu hỏi thi nào đó để dễ sử dụng để tổ hợp thành đề thi. Theo Choppin (1981): Ngân hàng câu hỏi thi là tập hợp các câu hỏi được tổ chức và phân loại theo nội dung và được xác định các đặc tính độ khó, độ tin cậy, tính giá trị… Theo Lâm Quang Thiệp: ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm là tập hợp một số lượng tương đối lớn các câu hỏi trắc nghiệm, trong đó mỗi câu hỏi đã được định cỡ, tức là được gắn với các phần nội dung xác định và các tham số xác định (độ khó, độ phân biệt). Trong thực tế, quan niệm về ngân hàng câu hỏi có thể khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và mức độ làm chủ khoa học đo lường trong giáo dục. Nhưng hầu như tất cả đều thừa nhận rằng các câu hỏi được lưu giữ trong ngân hàng câu hỏi thì phải là những câu hỏi tốt. 1.2.2. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm Hiện nay, có nhiều tài liệu viết về trắc nghiệm đã đề cập một cách rất kỹ lưỡng về hình thức, cấu trúc, ưu, nhược điểm và nguyên tắc soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Nhưng thường được sử dụng nhiều nhất trong kiểm tra, đánh giá, đó là: + Loại câu trắc nghiệm đúng – sai; + Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn; + Loại câu ghép hợp (xứng hợp); + Loại câu điền khuyết. 1.2.2.1. Loại câu trắc nghiệm đúng – sai Loại câu trắc nghiệm đúng – sai được trình bày dưới dạng câu khẳng định gồm một hoặc nhiều mệnh đề và học sinh phải trả lời bằng cách lựa chọn Đúng (Đ) hay Sai (S). Câu trắc nghiệm đúng/ sai, đối với câu đúng phải là câu có toàn bộ nội dung phù hợp với tri thức khoa học, trong câu trắc nghiệm chỉ cần có một chi tiết không phù hợp với tri thức khoa học thì toàn bộ câu trắc nghiệm được đánh giá là sai. Ưu nhược điểm: • Ưu điểm: - Đây là dạng câu hỏi trả lời nhanh nên có thể hỏi trên diện rộng của chương trình, thích hợp để trắc nghiệm kiến thức về các sự kiện. - Dễ soạn thảo đối với giáo viên và không mất thời gian để tìm cách “đánh lạc” người học vì vậy có thể viết với số lượng lớn câu hỏi bao phủ chương trình. - Học viên không phải viết câu trả lời nên kết quả hoàn toàn đúng so với đáp án, khi chấm điểm nhanh và rất dễ thống nhất. • Nhược điểm: - Nhược điểm lớn nhất của dạng câu hỏi đúng sai là học viên có thể “đoán mò” mà vẫn có khả năng đúng 50%, khả năng phân biệt học sinh giỏi và học sinh kém thấp. Chính nhược điểm này đã hạn chế tính giá trị của phương pháp. Loại câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn 1.2.2.2. Loại câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn (Multiple choice) gồm có hai phần: Phần “gốc” (phần thân chung) và phần “lựa chọn” (phần trả lời): - Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất). Phần gốc cũng có thể là hình vẽ, đồ thị. Phần gốc phải tạo căn bản cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho ngườilàm bài có thể hiểu rõ câu trắc nghiệm muốn hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp. - Phần lựa chọn gồm một số (thường là 4 hay 5) câu trả lời, trong đó cómột câu trả lời đúng hoặc đúng nhất. Các câu trả lời còn lại đều là những “mồi nhử” hoặc câu “nhiễu” có vẻ như hợp lý để buộc học sinh phải cân nhắc, lựa chọn. Ưu nhược điểm: • Ưu điểm: - Để trả lời câu hỏi có nhiều lựa chọn, học sinh phải suy nghĩ để lựa chọn được câu trả lời đúng, tránh được những câu “nhiễu” chứ không chỉ sử dụng trí nhớ đơn thuần. Như vậy câu hỏi có nhiều lựa chọn có thể kiểm tra được kiến thức ở mức cao hơn. - Có thể hỏi trên phương diện rộng của chương trình, do đó có thể làm tăng độ giá trị. - Chấm điểm rất nhanh, chính xác nên tiết kiệm được thời gian chấm bài. - Câu hỏi có nhiều lựa chọn thường có độ tin cậy cao nếu các câu trả lời “mồi nhử” không quá sơ hở để học sinh nhận biết một cách dễ dàng. • Nhược điểm: - Vì chỉ có một câu trả lời đúng trong số các câu trả lời nên nếu học sinh biết trước, học sinh sẽ không cần đọc các câu trả lời khác. Trong trường hợp này, những câu “mồi nhử” hay việc lựa chọn sẽ không có ý nghĩa. - Việc soạn thảo câu hỏi có nhiều lựa chọn mất rất nhiều thời gian. Nhiều khi rất khó tìm được câu “ mồi nhử” cho có vẻ hợp lý. - Vì khó biên soạn nên có khi các câu hỏi dễ tập trung vào những kiến thức không quan trọng và do đó sẽ làm giảm đi tính giá trị của câu hỏi. - Học sinh có óc sáng kiến có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn phương án đúng đã cho, nên họ có thể sẽ không thỏa mãn hay cảm thấy khó chịu. - Câu hỏi có nhiều lựa chọn không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo. - Học sinh cần nhiều thời giờ để đọc câu hỏi và các câu trả lời. Loại câu ghép hợp 1.2.2.3. Loại trắc nghiệm ghép hợp là một dạng đặc biệt của loại trắc nghiệm có nhiều lựa chọn. Câu trắc nghiệm ghép hợp thường có hai bộ phận, đó là hai danh mục thông tin gồm những chữ, nhóm chữ hay câu. Danh mục thứ nhất được gọi là tiền đề (thường là danh mục bên trái); danh mục thứ hai được gọi là danh mục trả lời (danh mục bên phải). Người dự thi có nhiệm vụ làm phù hợp mỗi câu tiền đề bằng một ý trả lời đúng tương ứng. Ưu nhược điểm: • Ưu điểm - Trắc nghiệm ghép hợp có những ưu điểm của trắc nghiệm có nhiều lựa chọn. - Dễ biên soạn và dễ sử dụng. • Nhược điểm: - Nếu danh sách trong mỗi danh mục quá dài, sẽ tốn thời gian để biên soạn. Mặt khác học sinh sẽ mất nhiều thời gian để đọc cả bản danh mục nhiều lần mới có thể trả lời được. Nếu ít câu quá, học sinh dễ đoán ra. Loại câu điền khuyết 1.2.2.4. Câu hỏi điền khuyết hay câu hỏi trả lời ngắn (short answer) là loại câu hỏi cung cấp không đầy đủ thông tin, yêu cầu học sinh phải bổ sung, điền thông tin vào chỗ còn thiếu. Câu hỏi điền khuyết có thể được viết theo một trong 6 dạng sau: - Một câu có để trống một hoặc vài từ, người trả lời có nhiệm vụ đọc kỹ câu đó rồi tìm và điền các từ thích hợp vào ô trống. - Một câu có để trống một hoặc vài chỗ, cho trước 2 hoặc 3 từ hoặc cụm từ (viết trong ngoặc) để người trả lời chọn và điền vào chỗ trống. - Một hình vẽ không có chú thích hoặc chú thích thiếu, người dự thi phải điền chú thích vào vị trí cần thiết. - Hình vẽ bỏ sót vài nét, yêu cầu người dự thi vẽ thêm cho hoàn chỉnh. - Sơ đồ bỏ trống vài khâu hoặc mũi tên, yêu cầu người dự thi vẽ hoặc vẽ thêm cho đủ. - Một câu hỏi xác định cụ thể số ý phải trả lời, yêu cầu người dự thi phải viết các ý đó. Ưu nhược điểm: • Ưu điểm: - Là dạng câu hỏi có câu trả lời ngắn và nhanh nên có thể hỏi trên diện rộng của chương trình do đó làm tăng tính giá trị cho bài trắc nghiệm. - Chấm điểm nhanh và đáng tin cậy hơn so với loại luận đề. - Câu hỏi có nhiều dạng nên kiểm tra được nhiều khía cạnh. - Thí sinh mất cơ hội đoán mò. - Giúp học sinh luyện trí nhớ khi học. • Nhược điểm: - Giáo viên có thể hiểu sai, đánh giá thấp giá trị các câu trả lời sáng tạo, khác với đáp án nhưng vẫn hợp lý. Điều này làm cho việc chấm bài mất nhiều thời giờ và điểm của bài thi dù sao cũng kém tin cậy so với bài thi sử dụng một số loại trắc nghiệm khách quan khác (như loại câu hỏi có nhiều lựa chọn). - Phạm vi khảo sát thường chỉ giới hạn vào chi tiết, các sự kiện vụn vặt, không khảo sát được khả năng tổng hợp của học sinh. 1.2.3. Tầm quan trọng của câu hỏi trắc nghiệm Theo tác giả Lê Đức Ngọc, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng với ba mục đích chính là để giảng dạy, để học tập và để kiểm tra đánh giá. Sử dụng trong giảng dạy 1.2.3.1. - Đổi mới phương pháp dạy học: Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng dựa trên việc xác định các mục tiêu và phân tích nội dung học tập một cách chuẩn mực. Vậy nên, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm có tác dụng định hướng quá trình dạy học, tránh dạy tủ và học tủ. - Chuẩn hóa kiến thức môn học: Việc kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng và là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Việc dạy định hướng, theo ngân hàng câu hỏi sẽ cho kết quả tiếp thu môn học như nhau, tránh dạy tùy tiện, bớt chương trình hay sai sót trong quá trình truyền thụ. Bên cạnh đó, thông qua kết quả trắc nghiệm, giáo viên sẽ biết nội dung học tập nào được giảng dạy chưa đạt yêu cầu để nghiên cứu thay đổi hoặc điều chỉnh các phương pháp dạy học hiệu quả hơn. - Dạy nhận thức và tư duy bậc cao: Quá trình phân tích, đánh giá, thảo luận và tư duy cho các câu hỏi trắc nghiệm tại lớp đã góp phần dạy nhận thức và tư duy bậc cao cho học sinh, rèn luyện kỹ năng tự định hướng. Như vậy, thông qua ngân hàng câu hỏi, giáo viên sẽ tự điều chỉnh phương pháp dạy học, định hướng và chuẩn hóa kiến thức cần giảng dạy và rèn luyện tư duy bậc cao cho học sinh. Sử dụng trong học tập 1.2.3.2. Ngoài mục đích sử dụng để giảng dạy, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm còn được sử dụng để học tập. - Ngân hàng câu hỏi bám sát mục tiêu, nội dung của môn học vì thế nó mang tính định hướng cho quá trình học tập của học sinh, giúp học sinh xác định kiến thức chuẩn của môn học cần phải nắm vững. - Khuyến khích học sinh tự học: Thông quan ngân hàng câu hỏi, học sinh có thể chủ động tìm kiếm các tài liệu hoặc tham khảo ý kiến với người khác để thu thập kiến thức, tự kiểm tra kiến thức của mình. - Học sinh có thể lập kế hoạch học tập cho riêng mình: Tổ chức học nhóm, học phụ đạo trao đổi lẫn nhau để nhằm giải quyết các vấn đề từ các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi. Như vậy, thông qua ngân hàng câu hỏi, học sinh sẽ định hướng được chương trình, nội dung cần học. Qua đó, học sinh cũng tự kiểm tra đánh giá kiến thức, mức độ tiếp thu của bản thân từ đó tự điều chỉnh kế hoạch học tập. Sử dụng để kiểm tra đánh giá 1.2.3.3. - Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm là công cụ đo lường được mức độ nhận thức trong môn học của học sinh. - Kết quả trắc nghiệm giúp nhà trường đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chất lượng giảng dạy của giáo viên và công khai kết quả học tập của học sinh. - Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sử dụng trong đánh giá còn nhằm mục địch hạn chế tiêu cực trong thi cử và đánh giá. Sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá giúp công việc chấm bài của các giáo viên trở nên đơn giản, nhanh chóng, chính xác, khách quan và công bằng. Như vậy, việc sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan không những là dụng cụ đo lường nhằm đánh giá khách quan thành quả học tập của học sinh mà nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập, nó giúp giáo viên cũng như học sinh định hướng được mục tiêu trong từng quá trình giảng dạy. 1.3. Nội dung chương trình phân môn Học vần Tiếng Việt 1 (tập 1) 1.3.1. Mục tiêu Phân môn học vần sẽ góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng cơ bản về: Nghe, nói, đọc, viết. Trên cơ sở đó, giúp các em yêu quý tiếng mẹ đẻ.Và nó là chìa khóa của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ đúng đắn. Học vần là môn học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh – Một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp,đó là chữ viết. Nếu chữ viết là phương tiện trong giao tiếp thì học vần có vị trí quan trọng không thể thiếu ở bậc tiểu học, nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em chìa khóa để vận dụng chữ viết khi học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe thầy cô giảng, sử dụng sách giáo khoa. Môn Tiếng Việt ở tiểu học rèn luyện cho học sinh bốn kĩ năng nói trên. Song mục tiêu của việc dạy và học tiếng việt ở lớp một là đem lại cho các em kĩ năng đọc đúng, viết đúng. Quá trình đọc và viết đều thông qua chữ. Chữ viết của Tiếng Việt là chữ ghi âm. Các em phải nắm được cả hai kĩ năng đọc và viết.Cho nên khi dạy không thể tách dạy âm hay dạy chữ mà phải kết hợp dạy chữ và dạy âm, dạy chữ trên cơ sở để dạy âm, dạy âm để dạy chữ. Thông qua giờ học vần, học sinh đọc, viết, nhớ được tất cả các âm vần của Tiếng Việt một cách chính xác từ đó ghép các âm vần với nhau để tạo thành tiếng, từ mới. Sự khám phá ra các từ mới giúp các em thích thú vì mỗi ngày các em lại được học thêm những điều mới lạ. Chính vì vậy trong giờ học giáo viên cần hướng dẫn các em chủ động, tự giác,tích cực ghép vần tạo ra tiếng mới, từ mới, đọc viết các vần,tiếng, từ rồi ghép được một cách thành thạo là yêu cầu cần thiết trong quá trình đổi mới dạy và học hiện nay. Cụ thể: Nghe: - Nghe trong hội thoại: là nhận biết sự khác nhau của các âm, các thanh, nhận biết sự thay đổi về độ cao, ngắt nghĩ hơi. - Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản: + Nghe hiểu lời hướng dẫn. + Nghe hiểu văn bản: là nghe hiểu một câu chuyện ngắn có nội dung thích hợp với học sinh lớp 1. Nói: - Nói trong hội thoại: + Nói đủ to, rõ thành từng câu. + Biết được và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng. + Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học. + Kể lại 1 câu chuyện đơn giản đã được nghe Đọc: - Đọc thành tiếng: + Biết cầm sách đọc đúng tư thế + Đọc đúng và trơn tiếng, đọc liền từng câu. Tập ngắt nghĩ đúng chỗ - Đọc hiểu: + Hiểu nghĩa các từ thông thường + Học thuộc lòng một số bài văn vần(thơ, ca dao) trong sách giáo khoa Viết: - Viết chữ: tập viết đúng tư thế, tập ghi dấu thanh đúng vị trí - Viết chính tả: hình thành chính tả: + Tập chép, bước đầu tập nghe đọc để viết chính tả + Luyện viết các vần khó, các chữ mở đầu: g, gh, c, k, q… + Tập ghi các dấu câu(dấu chấm, dấu chấm hỏi) 1.3.2. 1.3.2.1. Nhiệm vụ Rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh lớp 1 Học vần là môn khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh chữ viết – một công cụ mới giao tiếp và học tập – công cụ giúp học sinh nhận thức được một cách đầy đủ hơn thế giới xung quanh mình. Làm chủ được chữ viết học sinh có thể đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, ghi chép bài giảng của thầy cô giáo, từ đó có điều kiện học tốt hơn các môn học khác trong chương trình. Bằng việc rèn cho học sinh cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết phân môn học vần góp phần nâng cao trình độ cho học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 1, quan niệm trên đây về nhiệm vụ của học vần thể hiện rất rõ trong toàn bộ sách cũng như trong từng bài học. Mỗi bài học, dù chỉ được thực hiện trong thời gian 70 phút của 2 tiết học nhưng đã thể hiện đủ cả 4 kĩ năng sử dụng lời nói mà học sinh cần luyện tập. Thông qua những nhiệm vụ học tập cụ thể, các bài học luôn tạo điều kiện để học sinh tham gia vào nhiều tình huống nói năng gần gũi với giao tiếp hằng ngày. Thông qua dạy chữ gắn với các kĩ năng lời nói, phân môn học vần còn có một 1.3.2.2. số nhiệm vụ khác như: - Phát triển vốn từ cho học sinh, tập cho các em nói viết đúng mẫu các câu ngắn; - Bồi dưỡng lòng ham thích thơ văn, mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên xã hôi và giáo dục đạo đức, tư cách tình cảm, tâm hồn cho các em. 1.3.3. Cấu trúc Sách giáo khoa học vần (Tiếng Việt 1, tập 1 và 04 tuần đầu sách Tiếng Việt 1, tập 2) được gọi là “Phần 1” gồm 103 bài học chia thành 03 phần như sau: STT Phần 1 Làm quen 2 Chữ cái và vần 3 Vần thường gặp Nội dung Chữ cái e, b và các dấu thanh Các con chữ đơn, kép thể hiện phụ âm, Số bài 06 nguyên âm Các kết hợp con chữ thể hiện vần thường gặp Tổng cộng 25 72 103 Phân môn Học vần trong sách Tiếng Việt 1 chia theo mục đích của bài học gồm có 3 nhóm: Nhóm bài Làm quen với chữ cái và dấu thanh; Nhóm bài dạy học âm vần và Nhóm bài Ôn tập. Nhóm bài Làm quen với chữ cái và dấu thanh, cùng với Nhóm bài dạy học âm và vần có cấu trúc như nhau: Mỗi bài trình bày trong 02 trang sách, thuận tiện cho việc dạy và học: - Trang thứ nhất gồm: + Các đơn vị chữ của bài (âm và vần). + Tiếng chức các đơn vị chữ. + Tranh ảnh minh họa từ chứa tiếng, chứa đơn vị chữ. + Từ chứa tiếng, chứa đơn vị chữ. + Từ ứng dụng chứa đơn vị chữ vừa học. + Thể hiện chữ viết thường của đơn vị chữ vừa học. - Trang thứ hai gồm: + Câu (đoạn) chứa đơn vị chữ vừa học. + Tranh minh họa câu, đoạn chứa đơn vị chữ vừa học. + Chủ đề luyện nói. + Tranh minh họa chủ đề luyện nói. Nhóm bài Ôn tập: Cũng trình bày theo 2 trang theo cấu trúc sau: - Trang thứ nhất gồm: + Mô hình tiếng chứa đơn vị mẫu học trong tuần (âm, vần) + Tranh minh họa từ chứa tiếng, chứa đơn vị mẫu. + Bảng kết hợp ôn tập cùng loại. + Từ ứng dụng chứa các kết hợp cùng loại. + Thể hiện chữ viết thường của đơn vị cùng loại. - Trang thứ hai gồm: + Câu (đoạn) ứng dụng chứa các tiếng có âm, vần cùng loại vừa học. + Tranh minh họa câu, đoạn ứng dụng. + Truyện kể (Giáo viên kể cho học sinh nghe) + Tranh minh họa cho truyện kể. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức, Giáo trình Tâm lí học Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, 2008. 2. Lâm Quang Thiệp, Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2008. 3. Nguyễn Văn Nang, Biện pháp dạy tốt phân môn Học vần lớp 1, Violet, 2012. 4. Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Lê A, Đặng Thị Kim Nga, Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, NXB Đại học Sư phạm, 2002. ... Việt (tập 1) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống câu hỏi đánh giá kết quả học tập Đối tượng tham gia nghiên cứu: học sinh và giáo viên lớp Trường... giáo viên lớp Trường Tiểu học Vĩ Dạ Phạm vi nghiên cứu: Phân môn Học vần Tiếng Việt (tập 1) Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí luận: thu thập, xử lý tài liệu tâm sinh... đích nghiên cứu: Phát huy tính tích cực học sinh Học vần Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần học sinh lớp Là công cụ đánh giá kết học tập phân môn Học vần học sinh Nhiệm vụ nghiên