Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 218 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
218
Dung lượng
3,85 MB
Nội dung
PHƯƠNG PHÁP
GIẢI BÀI TẬP
SINH HỌC
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC
PHẦN
I
PHẦN
II
PHẦN
III
PHẦN I – CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG
DI TRUYỀN
CHƯƠNG
I
CHƯƠNG
II
CHƯƠNG I
CƠ SỞ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
NHÓM
I
NHÓM
II
NHÓM
III
NHÓM I - AND VÀ CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
A - CẤU
TẠO AND
2. BÀI TẬP MẪU
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
B - CƠ CHẾ
TỰ NHÂN
ĐÔI AND
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
2. BÀI TẬP MẪU
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
A - CẤU TẠO AND
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 1: Tính số lượng NUCLÊÔTIT của Gen (hay phần tử ADN)
Thí dụ:
Trên mạch thứ nhất của gen có 10% ađênin và 35% guanin. Trên
mạch thứ hai có 25% ađênin và 450 guanin.
1. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của
gen.
2. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của cả gen.
A - CẤU TẠO AND
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 2:
Tính chiều dài, số vòng xoắn và khối lượng của GEN (hay ADN)
Thí dụ 1:
Một gen có 90 chu kỳ xoắn và có số nuclêôtit loại ađênin là
20%. Mạch một của gen có A = 20% và T = 30%. Mạch hai của
gen có G = 10% và X = 40% so với số lượng nuclêôtit của một
mạch.
1. Tính chiều dài và khối lượng của gen nếu biết khối lượng
trung bình của một nuclêôtit là 300down vị cacbon.
2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen và của mỗi mạch
gen.
A - CẤU TẠO AND
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 2:
Tính chiều dài, số vòng xoắn và khối lượng của GEN (hay ADN)
Thí dụ 2:
Một gen có khối lượng 9.105 đơn vị cacbon và có hiệu số giữa
nuclêôtit loại A với một nuclêôtit khác là 10% số nuclêôtit của gen.
1. Tính chiều dài của gen.
2. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtitcủa gen.
A - CẤU TẠO AND
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 3:
Tính số liên kết hóa học trong gen (hay ADN)
Thí dụ 1:
Một gen dài 0,480µm. Mạch thứ nhất của gen có 40% ađênin
gấp đôi số ađênin nằm trên mạch thứ hai.
1. Tính số liên kết hóa trị giữa đường và axít trong gen.
2. Tính số liên kết hyđrô của gen.
A - CẤU TẠO AND
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 3:
Tính số liên kết hóa học trong gen (hay ADN)
Thí dụ 2:
Một gen có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại
nuclêôtit khác bằng 20% và có 2760 liên kết hyđrô.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
2. Tính chiều dài của gen.
A - CẤU TẠO AND
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 1:
Một trong hai mạch đơn của gen có tỷ lệ A : T : G : X lần lược là
15% : 30% : 30% : 25%. Gen đó dài 0,306mm.
1. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch
đơn và của gen.
2. Tính số chu kỳ xoắn và khối lượng trung bình của gen.
3. Tính số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị giữa đường với
axit photphoric trong gen.
A - CẤU TẠO AND
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 2:
Một đoạn của phân tử AND có 2 gen:
Gen thứ nhất dài 0,306µm. Trên mạch thứ nhất của gen này có
A = 2T = 3G = 4X.
Gen thứ hai dài 0,51µm và có 4050 liên kết hyđrô. Trên mạch
thứ nhất của gen này có
A = 20% và X = 2A.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên từng mạch đơn của mỗi
gen.
2. Tính số lượng nuclêôtit từng loại và số liên kết hyđrô của
đoạn AND nói trên.
A - CẤU TẠO AND
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 3:
Phân tử AND có 8400 nuclêôtit, chứa 4 gen với số lượng
nuclêôtit của mỗi gen lần lược theo tỷ lệ 1 : 1,5 : 2 : 2,5.
1. Tính chiều dài của mỗi gen.
2. Phân tích thấy trên một mạch của gen ngắn nhất có A : T :
G : X bằng 1 : 2 : 3 : 4. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi
mạch đơn và của cả gen ngắn nhất.
3. Gen dài nhất có 3900 liên kết hyđrô. Tính số lượng và tỷ lệ
% của từng loại nuclêôtit của gen này.
A - CẤU TẠO AND
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 4:
Hai gen đều có số liên kết hyđrô bằng nhau là 3120.
- Gen thứ nhất có hiệu số giữa guanin với một loại nuclêôtit
khác là 10%.
- Gen thứ hai có số nuclêôtit loại ađênin ít hơn ađênin của gen
thứ hai là 120.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
2. Cả hai gen đều có mạch thứ nhất chứa 15% ađênin và 35%
guanin. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của từng
gen.
A - CẤU TẠO AND
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 5:
1. Gen thứ nhất có tổng số liên kết hóa trị giữa đường với axit
photphoric là 5998 và có tỷ lệ ađênin : guanin = 3 : 2. Trên mạch thứ
nhất của gen có tổng số % giữa A với T là 40%; hiệu số % giữa A với T
và giữa G với X đều bằng 20%.
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit và số liên kết hyđrô của gen.
b. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của
gen.
2. Gen thứ hai có tổng số nuclêôtit bằng số nuclêôtit của gen thứ
nhất nhưng có số liên kết hyđrô của từng loại nuclêôtit ít hơn 300 so với
số liên kết hyđrô của loại nuclêôtit đó có trong gen thứ nhất.
Tính số lượng từng loại nuclêôtit và số liên kết hyđrô của gen thứ hai.
2. BÀI TẬP MẪU
A - CẤU TẠO AND
Bài 6:
Gen thứ nhất dài 5100 Å và có số liên kết hyđrô giữa A và T bằng
2/3 số liên kết hyđrô giữa G và X.
Gen thứ hai có cùng số liên kết hyđrô với gen thứ nhất nhưng ngăn
hơn gen thứ nhất 153Å. Trên mạch thứ nhất của gen thứ hai có A = A
của gen và có G =2A.
1. Tính %, số lượng từng loại nuclêôtit và số liên kêt hyđrô của gen
thứ nhất.
2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen thứ hai.
3. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen thứ hai.
A - CẤU TẠO AND
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 7:
Một gen có chiều dài 0,408µm và có hiệu số giữa nuclêôtit loại
guanin với loại nuclêôtit khác là 10% số nuclêôtit của gen.
1. Tìm khối lượng gen. Biết khối lượng trung bình của một
nuclêôtit là 300 đơn vị cacbon.
2. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
3. Tính số liên kết hyđrô của gen.
A - CẤU TẠO AND
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 8:
Một gen có số liên kết hóa trị giữa đường với axit là 4798. Trên
mạch thứ nhất của gen có 12,5% ađênin và 25% atimin. Trên mạch thứ
hai của gen có 30% guanin.
1. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn
của cả gen.
2. Tính số liên kết hyđrô, số chu kỳ xoắn và khối lượng của gen.
Biết khối lượng trung bình của 1 nuclêôtit là 300 đơn vị cacbon.
A - CẤU TẠO AND
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 9:
Một đoạn AND chứa 2 gen.
Gen thứ nhất dai 0,51µm và có tỷ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn
thứ nhất như sau:
A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4.
Gen thứ hai dài bằng phân nữa chiều dài của gen thứ nhất và có lượng
nuclêôtit từng loại trên mạch đơn thứ hai là:
1. Tính số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của mỗi
gen.
2. Đoạn AND đó có số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtit là bao nhiêu?
3. Tính số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị giữa đường và axit của
đoạn AND nói trên.
A - CẤU TẠO AND
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 10:
Một gen dài 0,408µm và có hiệu số giữa ađênin với một loại
nuclêôtit khác bằng 15% số nuclêôtit của gen.
Trên một mạch của gen có tổng số giữa hai loại ađênin với
guanin bằng 50%, hiệu số giữa ađênin với guanin bằng 10% và tỷ lệ
T : X = 1 : 1.
1. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
2. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch
của gen.
A - CẤU TẠO AND
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
A - CẤU TẠO AND
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 12:
Gen thứ nhất có khối lượng 72.104 đơn vị cacbon và có số liên kết
hyđrô là 2880. Trên mạch thứ nhất của gen có tỷ lệ A/G = 3/1 và có A + G
= 480 nuclêôtit.
Gen thứ hai có cùng số liên kết hyđrôvới gen thứ nhất nhưng dài hơn
gen thứ nhất 408 ăngstron.
1. Tìm số lượng và tỷ lệ % từng loại nuclêôtit của gen thứ nhất.
2. Tìm số lượng và tỷ lệ % từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen
thứ nhất.
3. Tìm số lượng từng loại nuclêôtit ở gen thứ hai.
Cho biết khối lượng trung bình cuả một nuclêôtit là 300 đơn vị
cacbon.
B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 1: Tính số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân
đôi
Thí dụ 1:
Một gen tái sinh một số đợt đã sử dụng của môi trường 21000
nuclêôtit trong đó loại ađênin chiếm 1200. Biết tổng số mạch đơn
trong các gen được tạo thành gấp 8 lần số mạch đơn của gen mẹ lúc
đầu.
1. Tính các lần tái sinh của gen.
2. Tính số lượng và tỷ lệ % từng loại nuclêôtit của gen
B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 1: Tính số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân
đôi
Thí dụ 2:
Một gen nhân đôi 4 đợt liên tiếp đã lấy của môi trường 36000
nuclêôtit tự do để góp phần tạo nên các gen con trong đó có 108000
guanin.
Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit chứa trong gen.
B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 2: Tính số liên kết hyđrô và liên kết hóa trị bị phá vở và
được hình thành trong quá trình nhân đôi của gen.
Thí dụ:
Một gen nhân đôi liên tiếp 3 lần đã lấy của môi trường 16800
nuclêôtit. Gen có tỷ lệ A : G = 3 :7
1. Tính số liên kết hyđrô bị phá vở và số liên kết hyđrô được
hình thành trong quá trình nhân đôi nói trên của gen.
2. Tính số liên kết hóa trị được hình thành.
B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 3: Tính thời gian nhân đôi của gen.
Thí dụ:
Một gen có chiều dài 0,5µm tự nhân đôi 1 lần. Thời gian để tách
và liên kết các nuclêôtit của môi trường của một chu kỳ xoắn là 0,05
giây. Biết tốc độ lắp ghép các nuclêôtit đều nhau. Tính tốc độ nhân
đôi và thời gian nhân đôi của gen.
B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 1:
1. Gen thứ nhất dài 2550 Å nhân đôi một số lần liên tiếp và đã
lấy của môi trường 22500 nuclêôtit tự do; trong đó có 6750 xitôzin.
Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp, số liên
kết hyđrô bị phá vỡ, số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị được hình
thành trong quá trình nhân đôi của gen.
2. Gen thứ hai dài bằng gen thứ nhất nhưng có số nuclêôtit loại
ađênin ít hơn ađênin của gen thứ nhất là 30.
Tính số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp và số liên
kết hyđrô bị phá vỡ nếu gen thứ hai nhân đôi 3 lần liên tiếp.
B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 2:
Có 3 gen I, II, III nhân đôi với tổng số lần là 10 và đã tạo ra 36 gen con. Biết số lần
nhân đôi của gen I gấp đôi số lần nhân đôi của gen II.
1. Tính số lần nhân đôi của mỗi gen.
2. Gen I có khối lượng 9.105 đơn vị cacbon và có hiệu số giữa ađênin với loại
không bổ sung với nó là 20%. Trong quá trình nhân đôi của gen I, số nuclêôtit tự do loại A
của môi trường đến bổ sung với mạch 1 của gen là 650 và số nuclêôtit loại G của môi
trường đến bổ sung với mạch thứ hai của gen là 250.
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạchđơn của gen I.
b. Đã có bao nhiêu nuclêôtit từng loại của môi trường cung cấp cho quá trình tự
nhân đôi của gen I.
c. Số liên kết hyđrô đã bị phá vỡ và số liên kết hóa trị đã được hình thành trong quá
trình nhân đôi của gen I là bao nhiêu.
Biết khối lượng trung bình của một nuclêôtit là 300đơn vị cacbon.
2. BÀI TẬP MẪU
B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
Bài 3:
Hai gen A và B có tổng số nuclêôtit là 3600 tiến hành tự sao một
số lần liên tiếp bằng nhau và đã tạo ra 32 gen con. Biết số lượng
nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen A tự sao một lần bằng 2/3 số
lượng nuclêôtit cung cấp cho gen B tự sao 2 lần. Tổng số liên kết hyđrô
được hình thành trong các gen con tạo ra từ gen A là 44160 và tổng số
liên kết hyđrô được hình thành trong các gen con tạo ra từ gen B là
22800.
1. Tính số lần tự sao của mỗi gen A và gen B.
2. Tính chiều dài của mỗi gen A và gen B.
3. Tính số lượng từng loại nuclêôtit mà môi trường đã cung cấp
cho quá trình tự sao của mõi gen A và gen B.
B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 4:
Hai gen I và II tiến hành nhân đôi một số đợt không bằng nhau và đã
tạo ra tổng số 20 gen con. Biết số lần nhân đôi của gen I nhiều hơn số lần
nhân đôi của gen II.
1. Xác định số lần nhân đôi của mỗi gen.
2. Trong quá trình nhân đôi của hai gen, môi trường đã cung cấp 7830
ađênin để góp phần hình thành các gen con. Biết gen I có tỷ lệ A/G = 3/2 và
có 1800 liên kết hyđrô. Gen II có A/G = 3/7. Tính số lượng từng loại
nuclêôtit của gen II.
3. Nếu trong quá trình nhân đôi, thời gian để tách mạch và lắp ghép các
nuclêôtitcho mỗi chu kỳ xoắn là 0,07 giây khi thời gian để gen II nhân đôi
một lần là bao nhiêu?
B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 5:
Một gen dài 0,306µm và có T/X = 3/1. Sau một số lần
nhân đôi liên tiếp của gen đã có tổng số liên kết hyđrô bị phá vỡ
là 62775.
1. Tìm số lần nhân đôi của gen.
2. Tím số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp
cho quá trình nhân đôi của gen.
3. Đã có bao nhiêu liên kết hyđrô và liên kết hóa trị được
hình thành trong các gen con đã được tạo ra?
B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 6:
Trên một mạch đơn của gen có 10% timin và 30% ađênin.
1. Khi gen tiến hành nhân đôi thì tỷ lệ % từng loại nuclêôtit môi trường
cung cấp là bao nhiêu?
2. Nếu gen nói trên có 900 guanin thực hiện nhân đôi một lần. Trên mỗi
mạch bổ sung được tạo từ các nuclêôtit của môi trường, tốc độ liên kết của các
nuclêôtit là đều nhau, bằng 200 nuclêôtit trong một giây thì thời gian của một lần
nhân đôi của gen là bao nhiêu?
3. Trong một số đợt nhân đôi khác của gen nói trên, người ta thấy có tổng
số 58500 liên kết hyđrô đã bị phá vỡ.
a. Tính số đợt nhân đôi của gen.
b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình
trên.
B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 7:
Hai gen I và II nhân đôi có số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng
số gen con là 40. Biết số lần nhân đôi của gen II nhiều hơn so với gen I.
1. Tính số lần nhân đôi của mỗi gen.
2. Gen I dài gấp đôi gen II. Trong quá trình nhân đôi, hai gen đã sử
dụng 67500 nuclêôtit của môi trường góp phần tạo ra các gen con. Gen I có
hiệu số giữa A với các loại nuclêôtit khác bằng 10%. Gen II có tỷ lệ từng
loại nuclêôtit bằng nhau.
a. Tính chiều dài mỗi gen.
b. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho mỗi gen
nhân đôi.
B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 8:
Gen I và gen II nhân đôi một số lần bằng nhau và đã lấy của môi
trường 29400 nuclêôtit.
Gen I có chiều dài 0,408µm và có số liên kết hyđrô giữa A với T
bằng 2/3 số liên kết hyđrô giữa G và X có 90 vòng xoắn và có hiệu số
giữa A với G bằng 150 nuclêôtit.
1. Tính số lần nhân đôi của mỗi gen.
2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho mỗi
gen nhân đôi.
3. Tính số liên kết hyđrô bị phá vỡ, số liên kết hyđrô và số liên kết
hóa trị được hình thành trong quá trình nhân đôi của hai gen.
B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 9:
Một gen dài 3842 Å mạch thứ nhất của gen có T + A = 40% và
T – A = 20%. Mạch thứ hai của gen có X = 20%. Khi gen nhân đôi
một lần, thời gian để các nuclêôtit của môi trường vào bổ sung đầy đủ
với G trên mạch thứ nhất là 1,8 giây.
1. Thời gian cần thiết để gen nhân đôi một lần là bao nhiêu?
2. Nếu gen nhân đôi một số đợt, môi trường cung cấp 6780
timin.
a. Số lần nhân đôi của gen.
b. Số nuclêôtit môi trường cung cấp và số liên kết hyđrô đã bị
phá vỡ.
B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 10:
Hai gen đều dài 3821.6 Å , đều tái sinh 3 đợt đã làm đứt tổng
cộng 39130 liên kết hyđrô. Biết tỷ lệ từng loại nuclêôtit của gen I
bằng nhau.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho
quá trình trên.
3. Số liên kết hóa trị giữa đường và axit photphoric chứa trong
tất cả các gen con đượct ạo thành.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
ARN VÀ
CƠ CHẾ
SAO MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
2. BÀI TẬP MẪU
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 1: Tính số lượng RIBÔNUCLÊÔTIT của phân tử ARN.
Thí dụ 1:
Một gen dài 0,51µm. Trên mạch 1 của gen có 150 ađênin và
450 timin. Trên mạch 2 của gen có 600 guanin.
Tính số lượng và tỷ lệ % tường loại ribônuclêôtit của phân tử
mARN được tổng hợp nếu mạch 1 của gen là mạch gố sao mã.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 1: Tính số lượng RIBÔNUCLÊÔTIT của phân tử ARN.
Thí dụ 2:
Phân tử ARN có 18% uraxin là 34% guanin. Mạch gốc của gen
điều khiển tổng hợp phân tử ARNcos 20% timin.
1. Tính tỷ lệ % từng loại nuclêôtit của gen đã tổng hợp phân tử
ARN nói trên.
2. Nếu gen đó dài 0,108µm thì số lượng từng loại nuclêôtit của
gen và số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử ARN là bao
nhiêu?
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 2:
Tính chiều dài, khối lượng và số liên kết hóa trị của phân tử ARN
Thí dụ:
Phân tử ARN thông tin (mARN) có A = 2U = 3G = 4U và có khối lượng
27.104 đơn vị cacbon.
1. Chiều dài của gen tổng hợp nên phân tử mARN là bao nhiêu
ăngstron?
2. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN.
3. Phân tử mARN nói trên có tổng số bao nhiêu liên kết hóa trị giữa
đường và axit photphoric.
4. Khi gen đó nhân đôi 3 lần thì số lượng từng loại nuclêôtit môi trường
cung cấp là bao nhiêu?
Biết mỗi ribônuclêôtit có khối lượng trung bình là 300 đơn vị cacbon.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 3:
Tính số lượng ribônuclêôtit môi trường cung cấp và số lần sao mã của gen.
Thí dụ:
Hai gen đều có chiều dài 4080 Å
1. Gen thú nhất có 3120 liên kết hyđrô. Trên mạch thú nhất của gen có 120 A và 480
G. Tính số lượng ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho gen sao mã một lần.
2. Gen thứ hai có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác bằng 20%
số nuclêôtit của gen. Trên mạch gốc của gen có 300 ađênin và 210 guanin. Trong quá trình
sao mã của gen, môi trường đã cung cấp 1800 ribônuclêôtit loại uraxin.
a. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử ARN.
b. Xác định số lần sao mã của gen.
c. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp để phục vụ cho quá
trình sao mã của gen.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 4:
Tính số liên kết hyđrô của gen và số liên kết hóa trị của gen trong
quá trình sao mã.
Thí dụ 1:
Gen sao mã một số lần và đã lấy của môi trường nội bào 9048
ribônuclêôtit. Trong quá trình đó, đã có 21664 liên kết hyđrô bị phá vỡ.
Trong mỗi phân tử ARN được tổng hợp có 2261 liên kết hóa trị giữa đường
và axit photphoric.
1. Tính số lần sao mã của gen.
2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
3. Trong các phân tử ARN được tổng hợp có bao nhiêu liên kết hóa trị
giữa các ribônuclêôtit được hình thành?
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 4:
Tính số liên kết hyđrô của gen và số liên kết hóa trị của gen trong
quá trình sao mã.
Thí dụ 2:
Một gen có chiều dài 4080 Å và có 20% ađênin. Mạch một của gen có A +
G = 42% và A-G=6%.
Gen nhân đôi 3 lần liên tiếp, mỗi gen con tạo ra sao mã 2 lần.
1. Tính lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen.
2. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của mỗi phân tử mARN được tổng
hợp.
3. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp, số liên kết
hyđrô bị phá vỡ và số liên kết hóa trị giữa các ribônuclêôtit được hình thành
trong quá trình sao mã của gen.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 5: Tính tốc độ và thời gian sao mã
Thí dụ:
Gen có chiều dài 0,255µm, tiến hành sao mã 4 lần. Biết thời gian để
tách và liên kết các ribônuclêôtit ở mỗi vòng xoắn là 0,01 giây. Cho biết
quá trình sao mã là liên tục từ phân từ ARN này sang phân tử ARN khác.
1. Tính tốc độ sao mã và thòi gian của quá trình sao mã nói trên.
2. Nếu quá trình sao mã không liên tục. Giữa các lần sao mã có một
khoảng thời gian gián đoạn đều nhau là 0,75 giây thì thời gian của quá
trình sao mã là bao nhiêu.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 1:
Gen có 136 vòng xoắn trên mạch gốc của gen có 25% ađênin.
Gen nhân đôi liên tiếp 3 lần, mỗi gen con tao ra sao mã một số lần và
đã phải sử dụng của môi trường nội bào 10880 ribônuclêôtit thuộc loại
uraxin. Biết tốc độ lắp ghép ribônuclêôtit trên mạch gốc ở các gen là đều
nhau, bằng 10 ribônuclêôtit trong 0,01 giây. Tính thời gian sao mã ở mỗi
gen con nếu:
1. Quá trình sao mã là liên tục từ phân tử ARN này sang phân tử ARN
khác.
2. Giữa các phân tử ARN được tổng hợp có một quảng thời gian gián
đoạn đều nhahu là 0,5 giây.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 2:
Một gen dài 0,408µm mà có hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtit khác
là 10%. Trên một mạch đơn của gen có 15% ađênin và 30% guanin.
Gen nhân đôi 2 đợt và mỗi gen con tao ra tiếp tục sao mã 3 lần. Phân tử
ARN chứa 120 xitôzin.
1. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen và của mỗi mạch
đơn.
2. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử ARN.
3. Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình nhân
đôi và số lượng từng loại ribônuclêôtit cung cấp cho quá trình sao mã của gen.
4. Đã có bao nhiêu liên kết hyđrô đã bị phá vỡ trong toàn bộ quá trình nhân
đôi và sao mã của gen?
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 3:
Hai gen đều có chiều dài 5100 Å.
Gen thứ nhất có 4050 liên kết hyđrô. Gen thứ hai có tỷ lệ từng loại
nuclêôtit bằng nhau.
Phân tử ARN thứ nhất được tạo ra từ một trong hai gen nói trên có 35%
uraxin và 10% xitôzin. Phân tử ARN thứ hai được tạo ra từ gen còn lại có 25%
uraxin và 30% xitôzin.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi phân tử ARN.
3. Hai gen sao mã tổng hợp 16 phân tử ARN. Riêng gen thứ nhất đã nhận
của môi trường 3375 uraxin. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường
cung cấp cho mỗi gen sao mã.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 4:
Trên mạch thứ nhất của gen có 300 xitôzin, hiệu số giữa xitôzin với ađênin
bằng 10 % và hiệu số giữa guanin với xitôzin bằng 20 nuclêôtit của mạch.
Trên mạch thứ hai của gen có hiệu số giữa ađênin với guanin bằng 10% số
nuclêôtit của mạch.
Gen sao mã một số lần và đã lấy của môi trường nội bào 600 ribônuclêôtit loại
uraxin.
1. Tính tỷ kệ % và số lượng từng loại nuclêôtit ở từng mạch đơn của cả gen.
2. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử ARN.
3. Tính tỷ lệ từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình sao mã
cuae gen.
4. Nếu thời gian để liên kết tất cả các ribônuclêôtit loại uraxin của phân tử
ARN là 0,15 giây thì thời gian của cả quá trình sao mã là bao nhiêu lâu. Cho biết quá
trình sao mã là liên tục từ phân tử ARN này sang phân tử ARN khác.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 5:
Phân tử ARN có số ribônuclêôtit loại uraxin chiếm 15%và loại guaxin
chiếm 30%. Gen tổng hợp phân tử ARN đó có chiều dài 0,306µm và có 2160 liên
kết hyđrô.
1. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử ARN.
2. Trong quá trình sao mã, để liên kết tất cả ribônuclêôtit loại guanin vào
một phân tử ARN phải mất 0,54 giây. Thời gian gián đoạn giữa các lần sao mã là
đều nhau, bằng 0,5 giây và gen đã phải mất 11 giây mới hoàn tất quá trình sao mã.
Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình sao mã
nói trên.
3. Tính tổng số liên kết hyđrô đã bị phá vỡ và số liên kết hóa trị giữa đường
và axit có trong các phân tử ARN được tổng hợp.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 6:
Hai gen có chiều dài và tỷ lệ từng loại nuclêôtit giống nhau. Hai gen đó nhân đôi
một số đợt đòi hỏi môi trường cung cấp 33600 nuclêôtit, trong đó có 6720 ađênin.
Cho biết mỗi gen có nuclêôtit trong giới hạn từ 1200 đến 3000.
1. Tính tỷ lệ và số lượng từng lọa nuclêôtit của mỗi gen.
2. Gen thứ nhất có mạch gốc chứa 35% ađênin và 15% guanin. Mỗi gen con tao
ra từ gen thứ nhất sao mã một lần thì số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung
cấp là bao nhiêu?
3. Gen thứ hai có mạch gốc chứa 15% ađênin và 35% guanin. Trong quá trình sao
mã của các gen con tạo ra từ gen thứ hai, môi trường đã phải cung cấp 4320
ribônuclêôtit loại uraxin.
a. Tính số lần sao mã của mỗi gen con tạo ra từ gen thứ hai.
b. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho các gen con tạo
ra từ gen thứ hai sao mã.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 7:
Ở mỗi mạch của gen đều có ađênin bằng guanin và trên mạch thứ
nhất của gen có 135 timin. Gen sao mã 5 lần. Trong tất cả các phân tử
ARN được tổng hợp thấy có tổng số 5995 liên kết hóa trị giữa đường
với axit photphoric. Mỗi phân tử ARN được tổng hợp có 22,5% uraxin.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
2. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử ARN.
3. Trong quá trình sao mã, mỗi ribônuclêôtit liên kết vào phân tử
ARN mất 75.10-4 giây. Thời gian gián đoạn giữa các lần sao mã là bằng
nhau, bằng 1/10 thời gian của một lần sao mã. Tính tốc độ sao mã và
thời gian của cả quá trình nói trên.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 8:
Gen I dài 0,306µm. Trên mạch gốc của gen có 24% timin và 16% guanin. Mỗi phân
tử ARN được tổng hợp có 315 uraxin.
Genn II có 120 chu kỳ xoắn và có tổng số hai loại nuclêôtit bằng 10% số nuclêôtit
của gen. Mỗi phân tử ARN do gen II tỏng hợp có 540 uraxin và 360 guanin.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
2. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của mỗi phân tử ARN được tổng hợp từ gen I
và mỗi phân tử ARN được tổng hợp từ gen II.
3. Hai gen tiến hành sao mã cùng lúc và kéo dài 22,5 giây. Thời gian để tổng hợp một
phân tử ARN của gen I là 3,75 giây và tốc độ sao mã của gen II nhanh gấp đôi so với ở gen
I. Giã sử quá trình sao mã ở mỗi gen là liên tục từ phân tử ARN này sang phân tử ARN
khác.
Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình sao
mã của hai gen.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 9:
Một gen dài 3995 Å, có hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtit khác bằng 47
nuclêôtit. Trên mạch gốc của gen có 188 xitôzin. Gen có hai giai đoạn sao mã đều sử dụng
cùng một mạch gốc.
Ở gian đoạn I, gen sao mã không vượt quá 5 lần, môi trường cung cấp 1175 uraxin.
Ở giai đoạn II, gen tiếp tục sao mã một số lần khác, môi trường cung cấp 1645 uraxin.
1. Tính số lượng và tỷ lệ % từng loại nuclêôtit của gen.
2. Số lần sao mã của gen ở mỗi giai đoạn là bao nhiêu?
3. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình sao mã của
gen.
4. Trong quá trình sao mã, gen phải mất 0,04 giây để tách và liên kết đủ các
ribônuclêôtit ở một vòng xoắn. thời gian gián đoạn đều giữa các lần sao mã trong mỗi giai
đoạn là 0,5 giây bằng 1/3 thời gian nghĩ giữa hai giai đoạn sao mã. Tính thời gian của cả quá
trình sao mã của gen.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
2. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 10:
Xét hai gen trong một tế bào.
Gen thứ nhất có 600 ađênin và có guanin bằng 3/2 ađênin. Mạch gốc của gen
này có A = 225 và có G = 475 nuclêôtit .
Gen thứ hai dài bằng phân nữa chiều dài gen thứ nhất và có số liên kết hyđrô
giữa các cập A – T = 2/3 số liên kết hyđrô giữa các cập G – X. trên mạch gốc của
gen thứ hai có A = 180 và có G = 200 nuclêôtit.
Gen thứ nhất và gen thứ hai đều thực hiện hai lần nhân đôi, mỗi gen con tạo
ra tiếp tục sao mã 3 lần.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của từng gen.
2. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của mỗi phân tử ARN.
3. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình
sao mã nói trên.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
2. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 11:
Gen có chiều dài 3366 Å tiến hành sao mã một số lần phải mất thời
gian 34,2 giây. Biết tốc độ sao mã là 220 ribônuclêôtit trong 1 giây. Thời
gian gián đoạn giữa các lần sao mã đều nhau, bằng 1/10 thời gian tổng hợp
một phân tử ARN.
1. Tính số lần sao mã của gen.
2. Mỗi phân tử ARN có tỷ lệ từng loại A : U : G : X lần lược là 1 : 2 : 3
: 4. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình
sao mã của gen.
3. Các phân tử ARN được tạo ra có tổng số bao nhiêu liên kết hóa trị
giữa đường và axit photphoric và trong đó có bao nhiêu liên kết hóa trị giữa
các ribônuclêôtit ở các mạch ARN?
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
2. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 12:
Gen I có 2346 liên kết hyđrô và có hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtit khác
bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen.
Gen II dài 0,408µm và có tỷ lệ
.
Phân tử ARN thứ nhất được sao mã từ một trong hai gen có 180 uraxin và có 560
guanin. Phân tử ARN thứ hai được sao mã từ gen còn lại có 540 uraxin và 180 guanin.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
2. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của mỗi loại phân tử ARN.
3. Gen I sao mã 3 lần mất 15 giây. Và cũng trong thời gian đó gen II sao mã được
5 lần. Cho rằng quá trình sao mã ở mỗi gen là liên tục từ phân tử ARN này sang phân tử
ARN khác.
a. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình
sao mã.
b. Tính tốc độ sao mã ở mỗi gen.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 13:
Hai gen cùng có chiều dài 3060 Å. Gen thứ nhất có 15% ađênin. Hai gen đó nhân
đôi một lần cần môi trường cung cấp 990 guanin.
Phân tử ARN được tổng hợp từ gen I có 180 uraxin và 290 xitôzin. Phân tử ARN
được tổng hợp từ gen thứ II có 420 uraxin và 160 xitôzin. Mỗi gen thứ I và mỗi gen thứ
II cùng sao mã và đã lấy của môi trường 1620 uraxin.
1. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen và mỗi mạch đơn.
2. Số lần sao mã của mỗi gen.
3. Số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho hai gen thực hiện
quá trình sao mã.
4. Tốc độ sao mã của mỗi gen đều là 360 ribônuclêôtit trong 1 giây. Thời gian
gián đoạn giữa hai lần sao mã kế tiếp bằng nhau, bằng 0,7 giây. Tính thời gian sao mã ở
mỗi gen.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 14:
Một gen nhân đôi một số lần và đã lấy của môi trường 4800
nuclêôtit trong đó có 1680 ađênin. Mỗi gen con tạo ra đều sao mã 2 lần.
Phân tử ARN do gen tổng hợp có 15% ađênin và 25% guanin.
1. Tính chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
2. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử ARN.
3. Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen
nhân đôi và số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho
mỗi gen sao mã.
Cho biết số nuclêôtit trong khoảng 1200 đến 1500.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 15:
Phân tử ARN dài 4896 Å có 25% uraxin và 216 ađênin. Trên
mạch I của gen có 288 guanin.
1. Tính tỷ lệ và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
2. Tính tỷ lệ và số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử
ARN.
3. Gen sao mã 6 lần mất thời gian là 29,25 giây. Biết thời gian
gián đoạn giữa các lần sao mã kế tiếp là đều nhau bằng 1/10 thời gian
của một lần sao mã. Tính tốc độ sao mã của gen.
4. Tính số lượng cuả từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp
cho quá trình sao mã của gen.
NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 16:
Hai gen tiến hành nhân đôi một số lần không bằng nhau. Mỗi gen con tạo ra sao mã 2
lần đã tổng hợp được tổng số 18 phân tử ARN. Trong đó, số phân tử ARN được tổng hợp từ
gen I nhiều hơn số phân tử ARN được tổng hợp từ gen II. Các phân tử ARN đều dài 0,51µm.
Mỗi phân tử ARN được tổng hợp từ gen I có A = 2U = 3G = 4X.
Mỗi phân tử ARN được tổng hợp từ gen II có A : U : G : X phân chia theo tỷ lệ 1: 2 :
3 : 4.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtitmôi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của
mỗi gen.
2. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình sao mã
của mỗi gen.
3. Tính số liên kết hyđrô bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi của mỗi gen.
4. Tính tổng số liên kết hóa trị giữa đường với axit chứa trong tất cả các phân tử ARN
được tổng hợp.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
PRÔTÊIN
VÀ CƠ CHẾ
GIẢI MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
2. BÀI TẬP MẪU
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 1: Liên quan đến các bộ ba mật mã
Thí dụ 1:
Một gen dai 2040 Å. Giả sử trong quá trình tổng hợp phân tử mARN,
gen chỉ sử dụng của môi trường hai loại ribônuclêôtit là uraxin và guanin.
1. Tính số bộ ba mã sao và số bộ ba mã hóa axit amin của phân tử
mARN đó.
2. Có bao nhiêu kiểu bộ ba mã sao?
Viết thành phần của các kiểu bộ ba mã sao trên phân tử mARN và từ
đó suy ra các kiểu bộ ba trên hai mạch của gen và các kiểu bộ ba đối mã trên
các phân tử tARN tương úng với các kiểu bộ ba sao mã có thể có.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 1: Liên quan đến các bộ ba mật mã
Thí dụ 2:
Gen dai 0,408µm. Trên mạch gốc của gen có 35% timin. Phân tử
mARN được tổng hợp từ gen đó có 20% uraxin và 15% guanin. Phân tử
mARN đã để cho 5 ribôxôm trượt qua không lập lại. Tính số lượng
từng loại ribônuclêôtit trên các bộ ba đối mã của các phân tử tARN đã
được sử dung cho quá trình giải mã trên; biết sao kết thúc là UAG.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 1: liên quan đến các bộ ba mật mã
Thí dụ 3:
Cho biết các phân tử tARN mang các bộ ba đối mã tương ứng với các axit amin như sau:
Đối mã AGA
axit amin : xêrin.
Đối mã GGG
axit amin : prôlin.
Đối mã AXX
axit amin : tryptôphan.
Đối mã AXA
axit amin :
xystêin.
Đối mã AUA
axit amin : tyrôzin.
Đối mã AAX
axit amin : lơxin.
Trong quá trình tổng hợp một phân tử prôtêin, phân tử mARN đã mã hóa được 50 xêrin; 70
prôlin; 80 tryptôphan; 90 xystêin; 100 tyrôzin và 105 lơxin.
1. Tính chiều dài của phân tử mARN.
2. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit trên các bộ ba đối mã của phân tử tARN đã được sử
dụng.
3. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN và số lượng từng loại nuclêôtit
trên mỗi mạch của gen đã điều khiển quá trình trên. Cho biết mã kết thúc trên phân tử mARN là
AUG.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 2:
Tính số phân tử prôtêin – số axit amin – số liên kết peptit – số phân tử nước
Thí dụ 1:
Gen có chiều dài 5100 Å, nhân đôi 2 đợt; mỗi gen con tạo ra sao mã 3
lần. Trên mỗi bản mã sao có 5 ribôxôm trượt không lập lại.
1. Tính phân tử prôtêin do gen đó điều khiển tổng hợp được. Biết mỗi
phân tử prôtêin gồm một chuỗi pôlypeptit.
2. Tính số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình giải mã và số
axit amin chứa trong tất cả các phân tử prôtêin được tổng hợp.
3. Các phân tử prôtêin có tổng số bao nhiêu liên kết peptit?
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 2:
Tính số phân tử prôtêin – số axit amin – số liên kết peptit – số phân tử nước
Thí dụ 2:
Các phân tử mARN được sao mã từ cùng một gen đều để cho 6
ribôxôm trượt qua một lần để tổng hợp prôtêin và đã giải phóng ra môi
trường 16716 phân tử nước. Gen tổng hợp nên các phân tử mARN đó
có 3120 liên kết hyđrô và có 20% ađênin.
1. Tính số lần sao mã của gen.
2. Mỗi phân tử prôtêin gồm một chuỗi pôlypeptit được tổng hợp
có bao nhiêu peptit?
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 3: Tính vận tốc trượt của ribôxôm – thời gian tổng hợp
prôtêin – số ribôxôm và khoảng cách giữa các ribôxôm.
Thí dụ 1:
Hai phân tử mARN đều có chiều dài bằng 0,306µm và đều để cho
một ribôxôm trượt qua không lập lai tổng hợp prôtêin.
1. Thời gian ribôxôm trượt hết phân tử mARN I là 30 giây.
2. Thời gian pôlypeptit cảu phân tử prôtêin được tổng hợp từ phân
tử mARN II, cứ mỗi giây liên kết được 10 axit amin.
3. Tìm vận tốc trượt của ribôxôm và cho biết phân tử mARN nào
giải mã nhanh hơn.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 3: Tính vận tốc trượt của ribôxôm – thời gian tổng hợp
prôtêin – số ribôxôm và khoảng cách giữa các ribôxôm.
Thí dụ 2:
Gen có 1400 liên kết hyđrô và có A = 2G. Gen nhân đôi 3 đợt liên tiếp; mỗi
gen con tạo ra sao mã hai lần; Trên mỗi bản mã sao co 5 ribôxôm cách đều nhau trượt
một lần với vận tốc bằng nhau. Thời gian để mỗi ribôxôm trượt hết phân tử mARN là
40 giây. Ribôxôm thứ hai trượt sau ribôxôm thứ nhất 0,6 giây.
1. Tính số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình tổng hợp prôtêin nói
trên.
2. Tính vận tốc trượt của ribôxôm.
3. Tính thời gian của cả quá trình tổng hợp prôtêin trên mỗi phân tử mARN,
tính lúc ribôxôm thứ nhất bắt đầu tiếp xúc với phân tử mARN.
4. Tính khoảng cách đều giữa các ribôxôm theo ăngstron.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 3: Tính vận tốc trượt của ribôxôm – thời gian tổng hợp
prôtêin – số ribôxôm và khoảng cách giữa các ribôxôm.
Thí dụ 3:
Phân tử mARN dài 4080 Å đã để cho 8 ribôxôm trượt qua một lần, các
ribôxôm cách đều nhau và có vận tốc trượt như nhau. Tốc độ giải mã ở mỗi
ribôxôm là 10 axit amin trong 1 giây. Khoảng cách thời gian giữa ribôxôm
thứ nhất và ribôxôm cuối cùng là 4,9 giây.
1. Tính từ lúc ribôxôm bắt đầu tiếp xúc với phân tử mARN thì thời
gian đẻ mỗi ribôxôm trượt hết phân tử mARN là bao nhiêu?
2. Tính khoảng cách giữa ribôxôm thứ nhất với ribôxôm cuối cùng và
khoảng cách đều giữa các ribôxôm?
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 3: Tính vận tốc trượt của ribôxôm – thời gian tổng hợp
prôtêin – số ribôxôm và khoảng cách giữa các ribôxôm.
Thí dụ 4:
Một gen dài 0,51µm. Phân tử mARN do gen đó sao mã đã để cho một số ribôxôm cách
đều nhau trượt qua một lần với vận tốc bằng nhau. Cho biết khoảng cách thời gian giữa ribôxôm
thứ nhất và ribôxôm thứ tư là 2,4 giây; tính từ lúc ribôxôm thứ nhất bắt đầu tiếp xúc với phân tử
mARN thì thời gian để ribôxôm thứ nhất trượt xong phân tử mARN là 50 giây và thời gian để
ribôxôm cuối cùng trượt xong phân tử mARN là 65,2 giây.
1. Cho biết tốc độ giải mã của ribôxôm là bao nhiêu axit amin trong một giây?
2. Khoảng cách giữa hai ribôxôm kế tiếp và khoảng cách giữa ribôxôm đầu với ribôxôm
cuối cùng là bao nhiêu?
3. Tính số ribôxôm đã trượt trên phân tử mARN.
4. Tính số lượng axit amin môi trường đã cung cấp cho toàn bộ qúa trình giải mã nói
trên.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 4:
Tính số axit amin của mỗi chuỗi pôlypeptit tại các ribôxôm ở một thời
điểm xác định trên phân tử mARN.
Thí dụ 1:
Phân tử mARN dài 3468 Å đã cho 6 ribôxôm trượt qua. Biết các ribôxôm
cách đều nhau và có vận tốc trượt bằng nhau là 102 Å/gy. Tính từ lúc ribôxôm thứ
nhất bắt đầu tiếp xúc với phân tử mARN thì thời gian để ribôxôm cuối cùng trượt
hết phân tử mARN là 38,5 giây.
1. Cho biết sau khi ribôxôm thứ nhất trượt được 28 giây thì chuỗi pôlypeptit
đang được tổng hợp ở mỗi ribôxôm đã liên kết được bao nhiêu axit amin?
2. Cũng vào thời điểm đó là giây thứ mấy mà mỗi ribôxôm còn lại đã trượt
trên phân tử mARN?
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 4:
Tính số axit amin của mỗi chuỗi pôlypeptit tại các ribôxôm ở một thời
điểm xác định trên phân tử mARN.
Thí dụ 2:
Các ribôxôm trượt với vận tốc bằng nhau trên phân tử mARN. Tính
từ lúc ribôxôm thứ nhất bắt đầu tiếp xúc với phân tử mARN thì thời gian
để ribôxôm thứ nhất trượt xong phân tử mARN là 60 giây; thời gian để
ribôxôm cuối trượt xong phân tử mARN là 67,2 giây. Biết các ribôxôm
cách đều nhau khoảng thời gian là 1,2 giây và phân tử mARN dài 3060 Å.
Khi ribôxôm thứ nhất vừa trượt xong phân tử mARN thì môi trường
còn phải cung cấp bao nhiêu axit amin nữa để hoàn tất quá trình giải mã?
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 1:
Một gen có 3483 liên kết hyđrô và có hiệu số giữa nuclêôtit loại G với loại không bổ sung
với nó bằng 20% nuclêôtit của gen.
Gen nhân đôi hai đợt, mỗi gen con tạo ra sao mã 4 lần. Trên mỗi bản mã sao có có một số
ribôxôm trượt qua một lần. trong quá trình giải mã, môi trường cung cấp 34320 axit amin.
Thời gian mARN tổng hợp xong một phân tử prôtêin là 43 giây và tính từ lúc ribôxôm thứ nhất
tiếp xúc với phân tử mARN thì thời gian để ribôxôm cuối cùng trượt hết phân tử mARN là
46,6 giây. Cho rằng các ribôxôm có vận tốc trượt bằng nhau và cách đều như nhau trên phân tử
mARN; số ribôxôm trượt trên mỗi phân tử mARN bằng nhau.
1. Tính vận tốc trượt của ribôxôm.
2. Tính khoảng cách đều giữa các ribôxôm trên phân tử mARN.
3. Tính số axit amin môi trường tiếp tục cung cấp cho mỗi ribôxôm còn lại cho mỗi phân tử
mARN khi ribôxôm thứ nhất vừa trượt xong phân tử mARN.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 2:
Một gen nhân đôi một số lần liên tiếp và đã sử dụng của môi trường 16800 nuclêôtit
trong đó có 3360 ađênin. Mạch gốc của gen có 440 guanin.
Mỗi gen con tạo ra đều sao mã hai lần và trên mỗi bản mã sao đều để cho số ribôxôm bằng nhau
và cách đều nhau trượt một lần với tốc độ như nhau. Trong quá trình đó, môi trường đã tiếp tục
cung cấp cho toàn bộ quá trình sao mã và giải mã là 4800 uraxin và 31920 axit amin.
1. Tính chiều dài của gen.
2. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình sao mã.
3. Tính số ribôxôm trượt trên mỗi phân tử mARN.
4. Ribôxôm thứ nhất trượt hết phân tử mARN mất 40 giây, khoảng cách thời gian giữa 2
ribôxôm kế tiếp là 0,8 giây.
a. Tính vận tốc trượt của ribôxôm.
b. Tính thời gian của quá trình tổng hợp prôtêin trên mỗi phân tử mARN.
c. Tính khoảng cách giữa ribôxôm thú nhất và ribôxôm cuối cùng trên mỗi phân tử
mARN.
Cho biết phân tử prôtêin có số axit amin từ 198 đến 498.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 3:
Phân tử mARN được gen sao mã chi chứa hai loại ribônuclêôtit là guanin và uraxin.
1. Viết các kiểu bộ ba mã sao có thể có từ tổ hợp của hai loại ribônuclêôtit kể trên. Từ đó
suy ra các kiểu bộ ba mã gốc và các kiểu bộ ba đối mã tương ứng.
2. Phân tử mARN giải mã được một phân tử prôtêin và đã sử dụng của môi trường 400
axit amin gồm 6 loại là phênylalanin, glyxin, tryptôphan, xystêin, lơxin, valin với tỷ lệ lần lược
là 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 25%.
Cho biết các axit amin nói trên tương ứng với các bộ ba đối mã trên các phân tử tARN
như sau:
Phênylalanin : AAA
glyxin : XXA
Tryptôphan : AXX
Xystêin
: AXA
Lơxin : AAX
Valin
: XAA
a. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit trên các bộ ba đối mã của các phân tử tARN đã
được sử dụng.
b. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN.
c. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch gen và của vả gen.
Cho biết mã kết thúc trên phân tử mARN là GUG.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 4:
Phân tử mARN đã để cho 6 ribôxôm trượt qua một lần với vận tốc bằng
nhau. Tổng số axit amin có trong các phân tử prôtêin được tổng hợp là 1788.
Tính ở một thời điểm nhất định ribôxôm thứ nhất tổng hợp nhiều hơn ribôxôm
thứ hai 5 axit amin, nhiều hơn ribôxôm thứ ba 12 axit amin, nhiều hơn ribôxôm
thứ tư 18 axit amin, nhiều hơn ribôxôm thứ năm 27 axit amin, nhiều hơn
ribôxôm thứ sau 35 axit amin. Thời gian để ribôxôm thứ nhất trượt xong phân
tử mARN là 37,5 giây.
1. Tính chiều dài của gen đã tổng hợp phân tử mARN nói trên.
2. Vận tốc trượt của ribôxôm?
3. Tính khoảng cách giữa các ribôxôm kế tiếp nhau trên phân tử mARN.
4. Tính thời gian của quá trình tổng hợp prôtêin tính từ lúc bắt đầu có sự
giải mã trên phân tử mARN.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 5: Cho biết các bộ ba mã sao mã hóa các axit amin tương ứng như sau:
XXX : prôlin
;
GXX : alanin
;
AAA : lizin
GGU : glyxin
;
AAU : asparagin
;
UAU : tyrôzin
Một phân tử prôtêin được tổng hợp chứa 20 prôlin, 25 alanin, 30 lyzin, 35 glyxin, 40
asparagin, 48 tyrôzin.
1. Tính chiều dài của phân tử mARN đã giải mã phân tử prôtêin nói trên.
2. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit trên các bộ ba mã sao và số lượng từng loại
ribônuclêôtit trên các bộ ba đối mã đã giải mã số axiit amin nói trên.
3. Nếu trên phân tử mARN, mã mở đầu là GUG và mã kết thúc là AUG thì số lượng
từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?
4. Nếu trên phân tử mARN có 7 ribôxôm cách đều nhau trượt không lập lại với vận tốc
bằng nhau. Tốc độ giải mã là 5 axit amin trong 1 giây. Tính từ lúc ribôxôm thứ nhất tiếp xúc với
phân tử mARN thì thời gian để ribôxôm cuối cùng trượt xong phân tử mARN là 47,2 giây.
a. Tính khoảng cách đều giữa các ribôxôm kế tiếp.
b. Khi chuỗi pôlypeptit đang được tổng hợp ở ribôxôm thứ nhất có 150 axit amin thì có
bao nhiêu axit amin liên kết ở tất cả các chuỗi pôlypeptit của các ribôxôm còn lại.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 6:
Phân tử mARN thứ nhất dài gấp đôi phân tử mARN thứ hai và có số liên kết
hóa trị giữa đường với axit photphoric là 2399. Hai phân tử mARN thực hiện quá
trình giải mã. Tổng số ribôxôm trượt trên hai phân tử mARN là 13. Tổng số phân tử
prôtêin tạo ra hai phân tử mARN chứa 3974 axit amin.
1. Tính số ribôxôm trượt trên mỗi phân tử mARN.
2. Các ribôxôm có vận tốc trược bằng nhau và cách đều như nhau trên hai phân
tử mARN. Tính từ lúc ribôxôm thứ nhất bắt đầu tiếp xúc với mỗi phân tử mARN thì
thời gian để ribôxôm cuối cùng trượt xong phân tử mARN thứ nhất là 44,2 giây và
thời gian để ribôxôm cuối cùng trượt xong phân tử mARN thứ hai là 23,5 giây.
a. Tính thời gian một ribôxôm trượt hết mỗi phân tử mARN.
b. Tính vận tốc trượt của ribôxôm.
c. Tính khoảng cách đều giữa các ribôxôm kế tiếp trên mARN.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 7:
Một phân tử mARN đã để cho 6 ribôxôm trượt qua một lần và đã sử dụng của môi
trường 2160 axit amin. Mỗi phân tử prôtêin đều chứa 4 loại axit amin là alanin, lizin, xystêin và
asparagin với tỷ lệ lần lược là 10%, 20%, 30% và 40%. Biết trong quá trình giải mã, loại phân tử
tARN mang alanin vào giải mã 2 lần, loại phân tử tARN mang lizin vào giải mã 3 lần, loại phân
tử tARN mang xystêin vào giải mã 4 lần và loại phân tử tARN mang asparagin vào giải mã 6
lần.
1. Tính chiều dài của gen mang thông tin quy định cấu trúc của các phân tử prôtêin nói
trên.
2. Tính số lượng từng loại axit amin cần cung cấp cho quá trình tổng hợp mỗi phân tử
prôtêin.
3. Tính số lượng mỗi loại phân tử tARN đã tham gia quá trình giải mã.
4. Trên phân tử mARN, các ribôxôm cách đều nhau và trượt với vận tốc như nhau là 120
Å trong 1 giây. Khoảng cách thời gian giữa ribôxôm thứ nhất và ribôxôm cuối cùng là 3 giây.
Hãy xác định khi chuỗi pôlypeptit ở ribôxôm thứ nhất đã được 260 axit amin thì mỗi ribôxôm
còn phải mất bao nhiêu thời gian để hoàn tất quá trình giải mã.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 8:
Một gen dài 0,51µm. Gen nhân đôi 3 đợt; mỗi gen con tạo ra sao mã 2 lần.
Các phân tử mARN tạo ra đều để cho số ribôxôm trượt qua bằng nhau và đã sử
dụng của môi trường 55776 axit amin để tạo nên các phân tử prôtêin hoàn chỉnh.
1. Tính số ribôxôm trượt trên mỗi phân tử mARN.
2. Tính số axit amin trong môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình giải
mã nói trên.
3. Các ribôxôm cách đều nhau và trượt với vận tốc bằng nhau trên mỗi phân
tử mARN. Thời gian để một ribôxôm trượt hết phân tử mARN là 50 giây. Thời
gian để ribôxôm cuối cùng trượt hết phân tử mARN là 54,8 giây tính từ lúc bắt
đầu có sụ giải mã trên phân tử mARN.
a. Tính vận tốc trượt của ribôxôm.
b. Tính khoảng cách đều giữa các ribôxôm và khoảng cách giữa ribôxôm
đầu với ribôxôm cuối trên phân tử mARN.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 9:
Gen có chiều dài 3712,8 Å và có số lượng từng loại nuclêôtit bằng nhau. Mạch gốc của
gen có 232 ađênin và phân tử mARN được tổng hợp từ gen đó có 266 ribônuclêôtit loại guanin.
Trên phân tử mARN có 6 ribôxôm cách đều nhau trượt không lập lại thực hiện quá trình tổng
hợp prôtêin.
1. ính số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình tổng hợp prôtêin và số liên kết
peptit chứa trong các phân tử prôtêin được tổng hợp.
2. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit trên các bộ ba đối mã của các phân tử tARN đã
tham gia vào quá trình giải mã trên. Biết mã kết thúc trên phân tử mARN là UGA.
3. Tốc độ giải mã ở các ribôxôm bằng nhau, bằng 10 axit amin trong 1 giây và tính ở
cùng một thời điểm, số axit amin được tổng hợp ở ribôxôm thứ hai nhiều hơn số axit amin được
tổng hợp ở ribôxôm thứ năm là 18 axit amin.
a. Tính vận tốc trượt của ribôxôm theo ăngstron.
b. Tính khoảng cách giữa các ribôxôm kế tiếp.
c. Tính thời gian của cả quá trình tổng hợp prôtêin, tính từ lúc axit amin đầu tiên được
giải mã.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 10:
Phân tử mARN có chiều dài 2611,2 Å đã để cho 5 ribôxôm trượt không lập lại.
1. Nếu thời gian tổng hợp xong một phân tử prôtêin là 85 giây (không tính thời gian
ribôxôm trượt qua mã kết thúc). Tìm vận tốc trượt của ribôxôm.
Nếu tính thời gian ribôxôm trượt qua mã kết thúc thì thời gian tổng hợp xong một
phân tử prôtêin là bao nhiêu?
2. Lúc chuỗi pôlypeptit đang được tổng hợp ở ribôxôm thứ nhất chứa 230 axit amin,
thì ribôxôm thứ ba đã trượt được một quảng đường dài bao nhiêu ăngstron trên phân tử
mARN? Biết các ribôxôm cách đều nhau và thời gian để cả 5 ribôxôm tổng hợp xong
prôtêin là 105 giây kể từ lúc ribôxôm thứ nhất tiếp xúc với phân tử mARN (không tính thời
gian các ribôxôm trượt qua mã kết thúc).
3. Cũng vào thời điểm đó, đã có bao nhiêu axit amin liên kết vào các chuỗi pôlypeptit
ở cả 5 ribôxôm.
4. Tổng số axit amin môi trường phải cung cấp cho toàn bộ quá trình tổng hợp
prôtêin nói trên là bao nhiêu?
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 11:
Phân tử mARN có 540 ađênin bằng 15% tổng số nuclêôtit của gen tạo ra nó.
Thời gian để gen tiếp nhận và liên kết tất cả các ribônuclêôtit của một phân tử
mARN là 18 giây.
1. Tính vận tốc sao mã của gen.
2. Trên phân tử mARN có 5 ribôxôm trượt qua một lần với vận tốc bằng
nhau là 51 Å/giây. Khoảng cách đều giữa các ribôxôm là 61,2 Å. Xác định thời
gian tổng hợp prôtêin đối với mỗi ribôxôm tính từ lúc bắt đầu có sự giải mã trên
phân tử mARN.
3. Tính số phân tử nước được giải phóng ra môi trường trong quá trình tổng
hợp prôtêin và số liên kêt peptit chứ trong các phân tử prôtêin được tổng hợp.
4. Tính khoảng cách giữa ribôxôm thứ nhất với ribôxôm cuối cùng trên phân
tử mARN.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 12:
Cho biết các bộ ba mã sao trên mARN đã mã hóa các axit amin tương ứng như sau:
XGU : arginin
;
UGG : tryptôphan
;
XXX : prôlin
UUG : lơzin
;
XAU : histiđin
Gen dài 4090,2 Å nhân đôi 3 đợt liên tiếp; mỗi gen con tạo ra sao mã 3 lần. Các phân tử
mARN đều để cho ribôxôm trượt qua bằng nhau. Trong quá trình giải mã, môi trường đã cung cấp
48000 axit amin; trong đó, tỷ lệ từng loại axit amin: arginin, tryptôphan, lơzin, histiđin, prôlin lần
lược là 10%, 15%, 20%, 25%, 30%.
1. Tính số ribôxôm trượt trên mỗi phân tử mARN. Biết mỗi ribôxôm chỉ trượt một lần.
2. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình sao mã của mỗi gen con.
3. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit trên các bộ ba đối mã đã được sử dung cho quá trình giải mã
nói trên.
4. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
5. Vận tốc trượt của ribôxôm là 102 Å/giây. Các ribôxôm cách đều nhau và khoảng cách giữa hai
ribôxôm kế tiếp là 81,6 Å. Tính thời gian của cả quá trình tổng hợp prôtêin trên mỗi phân tử mARN,
tính từ lúc ribôxôm thứ nhất bắt đầu tiếp xúc với phân tử mARN.
Cho biết sao mã kết thúc là UAG.
NHÓM III - PRÔTÊIN VÀ CƠ CHẾ GIẢI MÃ
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 13:
Gen dài 0,408µm sao mã một số lần. Trên mỗi bản mã sao đều có số lượng
ribôxôm bằng nhau trượt qua một lần.
1. Ở mỗi phân tử mARN, tính từ lúc bắt đầu có sự giải mã, thời gian để ribôxôm thứ
nhất trượt qua hết phân tử mARN là 40 giây, thời gian để ribôxôm cuối cùng trượt xong
mARN là 46,3 guây. Các ribôxôm có vận tốc trượt bằng nhau và cách đều một khoảng
bằng 71,4Å.
a. Tính số ribôxôm trượt trên mỗi phân tử mARN.
b. Khi ribôxôm thứ nhất vừa rời khoi phân tử mARN thì môi trường còn tiếp tục cung
cấp bao nhiêu axit amin nữa mới hoàn tất quá trình giải mã.
2. Nếu trong toàn bộ quá trình giải mã của các phân tử mARN đã tạo ra các phân tử
prôtêin chứa 23880 axit amin.
a. Số lần sao mã của gen là bao nhiêu?
b. Tính số axit amin môi trường cung cấp cho hoạt động giải mã của mỗi phân tử
mARN.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO
NHÓM
I
NHÓM
II
NHÓM I - CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
CƠ CHẾ
NGUYÊN
PHÂN
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
2. BÀI TẬP MẪU
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
NHÓM I – CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 1: Tính số tế bào con sau nguyên phân:
Thí dụ:
Ba tế bào A, B, C có tổng số lần nguyên phân là 10 và đã
tại ra 36 tế bào con. Biết số lần nguyên phân của tế bào B gấp
đôi số lần nguyên phân của tế bào A.
Tìm số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra từ mỗi tế
bào A, B, C.
NHÓM I – CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 2:
Tính số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp và số thoi vô sắc
hình thành trong nguyên phân.
Thí dụ:
Có 10 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng
nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào nguyên liệu tương đương
với 2480 nhiễm sắc thể đơn. Trong các tế bào con được tạo thành, số
nhiễm sắc thể mới hoàn toàn được tạo từ nguyên liệu môi trường là
2400.
1. Xác định tên loài.
NHÓM I – CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 3: Tính thời gian nguyên phân.
Thí dụ:
Theo dõi quá trình nguyên phân liên tiếp của một hợp tử có
tốc độ giảm dần đều, nhận thấy thời gian của lần nguyên phân
dầu tiên là 4 phút, thời gian của lần nguyên phân cuối cùng là
6,8 phút. Toàn bộ thời gian của quá trình nguyên phân là 43,2
phút.
Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con được tạo ra.
NHÓM I – CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 4: Mô tả biến đổi hình thái nhiễm sắc thể ở mỗi giai đoạn khác
nhau của quá trình nguyên phân.
Thí dụ:
Có một hợp tử nguyên phân liên tiếp một số lần với tốc độ bằng nhau. Ở mỗi lần
nguyên phân của hợp tử, nhận thấy giai đoạn chuẩn bị kéo dài 3 phút; mỗi kỳ còn lại có thời
gian bằng nhau là 1,5 phút.
Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử đó từ đầu giai đoạn chuẩn bioj của lần
phân bào đầu tiên.
1. Tính thời gian của một chu kỳ nguyên phân.
2. Mô tả trạng thái biến đổi của nhiễm sắc thể ở phút theo dõi thứ 22, thứ 23, thứ 25 và
phút thứ 27.
3. Sao 3 lần nguyên phân thì hợp tử đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương
đương 266 nhiễm sắc thể đơn.
a. Cho biết số tâm động trong mỗi tế bào ở mỗi thời điểm quan sát trên.
b. Tính số thoi vô sắc đã được hình thành trong quá trình nguyên phân của hợp tử.
NHÓM I – CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 1:
Bốn hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần không bằng nhau.
Hợp tử A nguyên phân tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn
gấp 4 lần số nhiễm sắc thể chứa trong nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
Hợp tử B tạo ra số tế bào con bằng 1/3 số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc
thể của loài.
Hợp tử C và hợp tử D tạo ra tổng số 48 tế bào với số tế bào con tạo ra hợp tử
D gấp hai lần số tế bào con tạo ra từ hợp tử C.
1. Tổng số nhiễm sắc thể trong các tế bào con tạo ra từ 4 hợp tử là 1440.
2. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
3. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
4. Xác định số thoi vô sắc đã được hình thành trong quá trình nguyên phân
của 4 hợp tử nói trên.
NHÓM I – CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 2: Xét ba hợp tử A, B, C của cùng một loài nguyên phân một số lần liên tiếp đã sử dụng
của môi trường nguyên liệu tương đương với 3358 nhiễm sắc thể đơn. Biết số lần nguyên
phân của hợp tử A bằng 2 số lần nguyên phân của hợp tử B, bằng 3 số lần nguyên phân của
hợp tử C. Số nhiễm sắc thể đơn chứa trong tất cả các tế bào con tạo ra từ ba hợp tử khi chưa
nhân đôi là 3496.
1. Xác định tên của loài.
2. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử A, B, C.
3. Tính số nhiễm sắc thể đơn ới hoàn toàn chứa trong các tế bào con được tạo ra từ
mỗi hợp tử A, B, C.
4. Thời gian của một đợt nguyên phân đầu tiên ở mỗi hợp tử là 16 phút.
- Hợp tử A có tốc độ nguyên phân tăng dần đều qua các lần.
- Hợp tử B có tốc độ nguyên phân giảm dần đều qua các lần.
- Hợp tử C có tốc độ nguyên phân không đổi qua các lần.
Tính thời gian của quá trình nguyên phân ở mỗi hợp tử A, B, C. Cho biết chênh lệch
thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp ở hợp tử A và ở hợp tử B là 1,5 phút.
NHÓM I – CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
2. BÀI TẬP MẪU
Bài 3: Trong cùng thời gian là 30 phút, ba hợp tử thuộc cùng một loài tiến hành
nguyên phân liên tiếp và cho kết quả như sau:
Hợp tử I nguyên phân một số đợt và đã nhận của môi trường nội bào nguyên
liệu tương đương với 210 nhiễm sắc thể đơn.
- Hợp tử II đã tạo ra số tế bào con chứa 84 nhiễm sắc thể mới hoàn toàn.
- Hợp tử III tạo ra 32 tế bào con.
- Tổng số nhiễm sắc thể đơn chứa trong các tế bào con tạo ra ba hợp tử trên là
784.
1. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
2. Nếu cho rằng tốc độ nguyên phân của mỗi hợp tử đều không đổi qua các lần
nguyên phân thì thời gian của chu kỳ nguyên phân ở mỗi hợp tử là bao nhiêu?
3. Giã sử tốc độ nguyên phân ở các hợp tử giảm dần đều, thời gian cho lần
nguyên phân đầu tiên ở mỗi hợp tử là 5,25 phút. Hãy xác định thời gian của mỗi lần
nguyên phân ở từng hợp tử.
NHÓM I – CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 4:
Ba hợp tử thuộc cùng một loài nguyên phân một số đợt không đều nhau và đã tạo ra tổng
số 112 tế bào con. Trong quá trình này:
Môi trường đã cung cấp cho hợp tử I 2394 nhiễm sắc thể đơn.
Số nhiếm sắc thể đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II là 1140.
Tổng số nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử III
là 608.
1. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của mỗi loài.
2. Xác định số tế bào con tạo ra từ mỗi hợp tử.
3. Tốc độ các lần nguyên phân của hợp tử I nhanh dần đều; Tốc độ các lần nguyên phân
của hợp tử II giảm dần đều; các lần nguyên phân ở hợp tử III có tốc độ không đổi. Thời gian của
lần nguyên phân đầu tiên ở hợp tử đều bằng 8 phút và chênh lệch thời gian giữa hai lần nguyên
phân liên tiếp ở hợp tử I và ở hợp tử II đều bằng 1/10 thời gian của lần nguyên phân đầu tiên.
Xác định thời gian nguyên phân ở mỗi hợp tử.
NHÓM I – CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
3. Bài tập tự giải
Bài 5:
Có 10 tế bào sinh dưỡng của cùng một loài nguyên phân một số đợt bằng nhau và
đã hình thành tổng số 630 thoi vô sắc trong quá trình đó. Vào kỳ giữa của đợt nguyên
phân cuối cùng, người đã đếm được trong toàn bộ các tế bào lúc đó có 49920 crômatit.
1. Xác định số lần nguyên phân và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ở mỗi tế bào.
2. Trong quá trình nguyên phân đó, ở mỗi tế bào, hãy xác định:
- Số tâm động ở kỳ trước.
- Số tâm động ở kỳ sau.
- Số nhiễm sắc thể ở kỳ giữa.
- Số nhiễm sắc thể ở kỳ sau.
- Số nhiễm sắc thể ở kỳ cuối.
3. Tính số nhiễm sắc thể đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân nói
trên.
4. Nếu các lần nguyên phân ở mỗi tế bào đều có tốc độ bằng nhau. Thời gian
nguyên phân ở mỗi tế bào là 36 phút. Ở mỗi đợt nguyên phân, thời gian của 4 kỳ chính
thức bằng nhau bằng 1/2 thời gian của kỳ trung gian. Xác định thời gian cho mỗi kỳ
trong một đợt nguyên phân.
NHÓM I – CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 6: Một tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân một số lần liên
tiếp và đã hình thành 2032 nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn trong các tế bào con
từ các nguyên liệu của môi trường nội bào. Thời gian của quá trình nguyên phân
nói trên là 40 phút tính từ chu kỳ trung gian của lần nguyên phân đầu tiên.
1. Nếu tốc độ của các lần nguyên phân đều nhau. Ở mỗi chu kỳ nguyên
phân, kỳ trung gian chiếm 2 phút, thời gian của các kỳ còn lại bằng nhau. Mô tả
trạng thái biến đổi của nhiễm sắc thể khi quá trình nguyên phân tiến hành được 30
phút; 32,5 phút; 33 phút và 34 phút.
2. Nếu tốc độ của các lần nguyên phân không bằng nhau. Chênh lệch thời
gian của hai lần nguyên phân liên tiếp là 0,5 phút. Hãy tính thời gian của mỗi lần
nguyên phân của tế bào nếu:
a. Tốc đọ nguyên phân tăng dần đều.
b. Tốc độ nguyên phân giảm dần đều.
NHÓM I – CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
3. Bài tập tự giải
Bài 7:
Ba tế bào sinh dưỡng A, B, C của cùng một cơ thể nguyên phân một số đợt không
bằng nhau.
Tế bào A tạo ra số tế bào con có nhiễm sắc thể gấp 16 lần số nhiễm sắc thể chứa
trong tế bào mẹ khi chưa tiến hành nguyên phân.
Tế bào B tạo ra số tế bào con bằng 2/3 số nhiễm sắc thể đơn chứa trong mỗi tế bào
con.
Tế bào C tạo ra các tế bào con chứa 288 nhiểm sắc thể mới hoàn toàn từ nhiên liệu
của môi trường.
Tổng số nhiễm sắc thể chứa trong tất cả các tế bào con là 2688.
1. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của mỗi tế bào.
2. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
3. Tính số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho mỗi tế bào thực hiện nguyên
phân và số nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn chứa trong tất cả các tế bào con tạo ra từ ba
tế bào A, B, C.
NHÓM II – GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
GIẢM
PHÂN VÀ
THỤ TINH
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
2. BÀI TẬP MẪU
3. BÀI TẬP TỰ GIẢI
NHÓM II – GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
1. Phương pháp giải bài tập
Dạng 1:
Tính số giao tử và số hợp tử hình thành.
Thí dụ:
Một thỏ cái sinh được 6 con. Biết hiệu suất thụ tinh của
trúng là 50%, của tinh trùng là 6,25%. Ìm số tế bào sinh tinh và
số tế bào sinh trứng đã tham gia vào quá trình trên.
NHÓM II – GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
1. Phương pháp giải bài tập
Dạng 2:
Tính số loại giao tử và hợp tử khác nhau về nguồn gốc
và cấu trúc Nhiễm Sắc Thể.
Thí dụ:
Xét một tế bào sinh dục có kiểu gen
.
Xác định số loại giao tử và viết thành phần của các loại giao tử
trong hai trường hợp:
1. Nếu không xãy ra hiện tượng trao đổi chéo.
2. Nếu có hiện tượng trao đổi chéo ở cặp nhiễm sắc thể chứa hai
cặp gen Aa và Bb.
NHÓM II – GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
1. Phương pháp giải bài tập
Dạng 3: Tính số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho
quá trình tạo giao tử.
Thí dụ 1:
Tại vùng sinh sản của ống đãn sinh dục của ruồi giấm có 6 tế bào
sinh dục sơ khai nguyên phân 3 lần liên tiếp. Các tế bào con sinh ra đều
được chuyễn sang vùng chín trở thành các tế bào sinh giao tử.
Tính số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình tạo giao
tử từ 6 tế bào sinh dục sơ khai nói trên và trong đó có bao nhiêu nhiễm
sắc thể mà các tế bào sinh giao tử đã sử dụng để tạo giao tử? Cho biết
bộ NST ở ruồi giấm là 2n = 8.
NHÓM II – GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
1. Phương pháp giải bài tập
Dạng 3: Tính số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho
quá trình tạo giao tử.
Thí dụ 2:
Tại vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục cái có 5 tế bào sinh dục sơ khai
nguyên phân 4 đợt. Các tế bào con tạo ra đều trở thành các tế bào sinh trứng.
Các tế bào này được chuyển sng vùng chín và đã lấy của môi trường nguyên
liệu tương đương 6240 nhiễm sắc thể đơn.
1. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
2. Tính số nhiễm sắc thể của môi trường đã cung cấp cho toàn bộ quá
trình tạo trứng từ 5 tế bào sinh dục sơ khai nói trên.
3. Đã có bao nhiêu nhiễm sắc thể đã bị tiêu biến trong các thể định
hướng?
NHÓM II – GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
2. Bài Tập Mẫu
Bài 1: Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục ở tinh hoàn của một thỏ đực (2n = 44)
có 10 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp một số đợt bằng nhau. Các tế bào con
tạo ra đều được chuyển sang vùng chín và trở thành các tế bào sinh tinh. Các tế bào sinh
tinh tiếp tục nhận của môi trường nguyên liệu tương đương 3520 nhiễm sắc thể đơn.
1. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai đực.
2. Tất cả các tinh trùng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh. Biết hiệu suất
thụ tinh của tinh trùng là 5%, của môi trường là 50%. Tính số hợp tử được hình thành.
3. Nếu các trứng được tạo ra đều phát sinh từ một tế bào sinh dục sơ khai cái. Hãy
xác định:
a. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái.
b. Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình tạo trứng từ tế bào
sinh dục sơ khai cái nói trên.
NHÓM II – GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
2. Bài Tập Mẫu
Bài 2:
1. Một tê bào sinh dục sơ khai có kiểu gen
nguyên phân 3 lần liên tiếp.
a. Tính số lượng nhiễm sắc thể môi trường đã cung cấp cho quá trình nguyên phân nói trên.
b. Trong quá trình nguyên phân, hãy viết ký hiệu bộ nhiễm sắc thể của tế bào vào lúc các nhiễm
sắc thể có dạng đặc trưng nhất.
2. Các tế bào con tạo ra từ lần nguyên phân cuối cùng đều trỏ thành các tế bào sinh tinh giảm
phân tạo tinh trùng.
a. Tính số nhiễm sắc thể môi trường tiếp tục cung cấp cho các tế bào sinh tinh tạo ra tinh trùng.
b. Xác định số loại tinh trùng và thành phần gen của mỗi loại tinh trùng được tạo ra trong hai
trường hợp;
Không có trao đổi đoạn giữa các crômatit.
Có trao đỗi đoạn ở cập nhiễm sắc thể tương đồng chứa 2 cặp gen Dd và Ee.
c. Nếu không có trao đỗi đoạn, hãy viết ký hiệu của bộ nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào ở các giai
đoạn sau:
Kết thúc lần phân chia thứ nhất.
Kỳ sau của lần phân chia thứ hai.
NHÓM II – GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
2. Bài Tập Mẫu
Bài 3: Ở lợn, một tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân một số lần liên tiếp, môi trường cung
cấp nguyên liệu tương đương 2394 nhiễm sắc thể đơn. Tất cả các tế bào con được tạo ra từ quá trình
nguyên phân nói trên đều giảm phân bính thường tạo 128 tinh trùng chứa nhiễm sắc thể giới tính X.
1. Xác định số lần nguyên phân và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của tế bào sinh dục sơ khai
đực nói trên. Đã có bao nhiêu thoi vô sắc được hình thành trong quá trình đó.
2. Các tinh trùng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng
là 6,25% và của trứng là 25%. Số hợp tử có khả năng sống và phát triển thành phôi bình thường
chiếm tỷ lệ 50%.
a. Tính số lợn con được sinh ra.
b. Tính số tế bào sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh nói trên và số nhiễm sắc thể đã bị
tiêu biến cùng với các thể định hướng.
c. Nếu tất cả các trứng được tạo ra phát sinh từ hai tế bào sinh dục sơ khai cái thì mỗi tế bào
sinh dục sơ khai cái đã trãi qua bao nhiêu đợt nguyên phân? Biết hai tế bào sinh dục sơ khai cái có số
lần nguyên phân bằng nhau.
3. Tính số lượng nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình tạo giao tử từ mỗi
loại tế bào sinh dục sơ khai.
NHÓM II – GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
2. Bài Tập Mẫu
Bài 4: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ở gà là 2n = 78. Tổng số tế bào sinh tinh và tế bào
sinh trứng 72. Trong các giao tử tạo ra, thấy số nhiễm sắc thể chứa trong các tinh
trùng nhiều hơn số nhiễm sắc thể chứa trong các trứng là 9672. Các tinh trùng và
trứng tạo ra đều tham gia quá trình thụ tinh. Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng là
50%.
1. Nếu các tinh trùng và trứng đều phát sinh từ một tế bào sinh dục sơ khai đực
và một tế bào sinh dục sơ khai cái thì số lần nguyên phân của mỗi loại tế bào sinh dục
sơ khai là bao nhiêu?
2. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là bao nhiêu %?
3. Các hợp tử được thành chia làm hai nhóm bằng nhau. Nhóm hợp tử I có số
lần nguyên phân gấp đôi số lần nguyên phân của nhóm hợp tử II. Trong mỗi nhóm, số
lần nguyên phân của mỗi hợp tử bằng nhau. Tổng số nhiễm sắc thể môi trường cung
cấp cho các hợp tử thực hiện nguyên phân là 2808. Xác định số lần nguyên phân của
mỗi hợp tử.
NHÓM II – GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
3. Bài Tập Tự Giải
Bài 5: Có một tế bào sinh dục sơ khai cái của một loài sinh vật nguyên phân một số đợt liên
tiếp bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với 23940
nhiễm sắc thể đơn. Khi bộ nhiễm sắc thể ở trạng thái xoắn cực đại người ta đếm được có 76
crômatit trong mỗi tế bào.
1. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục
nói trên.
2. Tất cả các tế bào con tạo ra từ quá trình nguyên phân nói trên đều được chuyển sang
vùng chín. Các trứng tạo ra đều tham gia quá trình thụ tinh với hiệu suất là 25%.
a. Số nhiễm sắc thể môi trường đã cung cấp cho mỗi tế bào sinh trứng là bao nhiêu?
b. Xác định số NST đã bị tiêu biến trong các thể định hướng.
c. Xác định số hợp tử đã tạo thành.
3. Nếu hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5% và các tinh trùng đều phát sinh từ
một tế bào sinh dục sơ khai đực. Tính số lần nguyên phân của tế bào sơ khai đực và số NST
môi trường đã cung cấp cho quá trình phát sinh tinh trùng từ tế bào sinh dục sơ khai đực nói
trên.
NHÓM II – GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
3. Bài Tập Tự Giải
Bài 6:
1. Ở một loài, trong quá trình phát sinh giao tử nếu có trao đổi chéo tại một điểm trên
một cặp NST tương đồng thì số loại giao tử tối đa có thể đạt được là 32. Hãy xác định tên của
loài đó.
2. Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của một cá thể đực thuộc loài nói trên có
một số tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân 5 lần liên tiếp. Có 87,5% số tế bào con tạo ra
được chuyển sang vùng chín trở thành tế bào sinh tinh. Trong số các tinh trùng tạo ra chỉ có 25%
số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo ra tổng số 168 hợp tử. Tính số tế
bào sinh dục sơ khai đực đã phát sinh ra các loại tinh trùng nói trên và số NST môi trường cung
cấp cho quá trình phát sinh đó.
3. Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 75%. Tất cả các trứng được tạo ra phát sinh từ
14 tế bào sinh dục sơ khai cái và tất cả các tế bào con được tạo ra ở vùng sinh sản đều trở thành
tế bào sinh trứng.
a. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khaicais.
b. Xác định số cá thể đực và số cá thể cái được nở ra nếu tỷ lệ nở của số hợp tử XY là
50% và của số hợp tử XX là 25%.
NHÓM II – GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
3. Bài Tập Tự Giải
Bài 7: Trong quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh ở một loài sinh vật, không
có hiện tượng trao đổi đoạn. Trong số các loại tinh trùng tạo ra, thấy có 2 loại AB
DE HI X và ab de hi Y.
1. Bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu? Kiểu gen của tế bào và viết
thành phần gen của các loại tinh trùng còn lại.
2. Viết ký hiệu của bộ NST của tế bào ở các giai đoạn sau đây:
- Kỳ trước của lần phân chia thứ nhất.
- Kỳ sau của lần phân chia thứ nhất.
- Kỳ trước của lần phân chia thứ hai.
- Kỳ sau của lần phân chia thứ hai.
3. Nếu có trao đổi đoạn ở cập NST chứa hai cặp gen Hh và Ii. Xác định số
loại tinh trùng và thành phần gen của mỗi loại tinh trùng cỏ thể được tạo ra.
NHÓM II – GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
3. Bài Tập Tự Giải
Bài 8:
Bộ NST lưỡng bội của chuột là 2n = 40. Ở vùng sinh sản của ống dẫn
sinh dục của chuột đực có một tế bào sinh dục sơ khai đực và ở vùng sinh sản
của ống dẫn sinh dục của chuột cái có 1 tế bào sinh dục sơ khai cái đều nguyên
phân một số lần bằng nhau. Tất cả các tế bào con được tạo thành sau nguyên
phân đều trở thành tế bào sinh giao tử. Tổng số NST chứa trong các trứng và
tinh trùng là 6400.
1. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai.
2. Tất cả các trúng và tinh trùng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ
tinh. Đã có 16 hợp tử tạo thành. Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng và của
tinh trùng là bao nhiêu %.
3. Tính số NST môi trường cung cấp cho mỗi loại tế bào sinh dục sơ khai
tạo giao tử.
PHẦN II – CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN
CHƯƠNG
I
CHƯƠNG
II
CHƯƠNG
III
CHƯƠNG
IV
QUI LUẬT TÁC ĐỘNG QUA LẠI
GIỮA CÁC GEN
QUI LUẬT DI TRUYỀN GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH
CHƯƠNG I - CÁC ĐỊNH LUẬT MENĐEN
Bài Tập Vận Dụng
Bài 1:
Ở cà chua, màu quả được quy định bởi một cặp gen và tính trạng quả
đỏ là trội so với quả vàng.
Giao phấn hai cây cà chua P thu được F1.
Cho một số cây F1 tiếp tục giao phấn với nhau, thấy xãy ra 3 trường
hợp sau:
Trường hợp 1: F1: quả đỏ X quả đỏ, F2 cho 289 cây quả đỏ và 96 cây
quả vàng.
Trường hợp 2: F1: quả đỏ X quả đỏ, F2 cho 320 cây đều quả đỏ.
Trường hợp 3: F1: quả đỏ X quả vàng, F2 cho 315 cây đều là quả đỏ.
1. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai F1 đến F2 cho mỗi trường hợp trên.
2. Có nhận xét gì về kiểu gen và kiểu hình của P? Giải thích.
CHƯƠNG I - CÁC ĐỊNH LUẬT MENĐEN
Bài Tập Vận Dụng
Bài 2: Hệ nhóm máu ở người được quy định bởi các gen sau đây:
- Máu A do IA qui định.
- Máu B do IB qui định.
- Máu AB có kiểu gen IA IB.
- Máu O có kiểu gen Io Io.
Biết IA và IBtrội hoàn toàn so với Io.
1. Để có thể sinh được đứa con có máu O thì kiểu gen và kiểu hình của cặp vợ chồng
phải thế nào.
2. Để có thể sinh được đứa con có máu AB thì kiểu gen và kiểu hình của cặp vợ chồng
như thế nào.
3. Một cặp vợ chồng sinh 4 người con mang các nhóm máu khác nhau. Hãy biện luận và
xác định kiểu gen của những người trong gia đình trên.
4. Hai anh em sinh đôi cùng trứng
- Người anh cưới vợ máu A, sinh con máu B và máu AB.
- Người em cưới vợ máu B, sinh con máu A và AB.
a. Xác định kiểu gen, kiểu hình của những người trong gia đình trên. Lập sơ đồ lai minh họa.
b. Kiểu gen và kiểu hình của các thế hệ tiếp theo sẽ như thế nào nếu người con có máu A nói
trên lớn lên lấy vợ hoặc chồng mang máu O?
CHƯƠNG I - CÁC ĐỊNH LUẬT MENĐEN
Bài Tập Vận Dụng
Bài 3:
Cho chuột đuôi thẳng giao phối với chuột đuôi cong. F1 thu được
tỷ lệ chuột đuôi công và đuôi thẳng ngang nhau. Tiếp tục cho F1 tạp
giao với nhau.
1. Lập sơ đồ lai từ P đến F1.
2. Có bao nhiêu kiểu giao phối F1 có thể có và tỷ lệ % của mỗi
kiểu giao phối F1 trên tổng số các phép lai F1 là bao nhiêu?
3. Tính chung các tổ hợp lai F1 thì tỷ lệ % của từng kiểu gen xuất
hiện ở F2 là bao nhiêu?
Cho biết cặp tính trạng đã nêu do một cặp gen qui định và đuôi
cong là trội so với đuôi thẳng.
CHƯƠNG I - CÁC ĐỊNH LUẬT MENĐEN
Bài Tập Vận Dụng
Bài 4:
Ở bò, tính trạng lông đen trội không hoàn toàn so với tính trạng lông vàng. Kiểu
gen dị hợp quy định bò có màu lông là lang trắng đen.
1. Hãy cho biết bò có màu long lang trắng đen có thể tạo thành từ những phép lai
nào? Giải thích và lập sơ đồ lai kiểm nghiệm.
2. Cho giao phối giữa hai con bò, thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho
F1 lai với một cơ thể khác thu được ở F2 có 50% số bò có màu lang trắng đen. Hãy biện
luận tìm kiểu gen của P, F1 và lập sơ đồ lai.
3. Có hai con bò F1 là A và B có kiểu hình khác nhau đều được sinh ra từ cập bố
mẹ. Cho bò A giao phối với bò C; bò B giao phối với bò D. Hai bò C và D có cùng kiểu
hình.
- Ở cặp (A x C) tiếp tục sinh ra hai con bò là E có màu vàng và F có màu đen.
- Ở cặp (B x D) sinh ra được con bò G có màu đen.
Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của tất cả các bò nêu trên và của cặp P đã mang lại.
CHƯƠNG I - CÁC ĐỊNH LUẬT MENĐEN
Bài Tập Vận Dụng
Bài 5:
Ở bò, chân cao và không sừng là hai tính trạng trội hoàn toàn so với chân thấp và có
sừng. Hai cặp tính trạng nói trên do hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng
khác nhau quy định.
1. Cho bò đực chân thấp, không có sừng giao phối với bò cái chân cao, có sừng thu
được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 tạp giao. Lập sơ đồ và xác định tỷ lệ phân ly
kiểu gen, kiểu hình ở F2.
2. So sánh kết quả F2 trong phép lai nói trên với F2 ở trường hợp sau đây:
P : bò đực thuần chủng chân cao, không sừng giao phối với bò cái chân thấp có sừng.
3. Phải cho các cá thể F1 trong hai phép lai nói trên giao phối với những cá thể có
kiểu gen và kiểu hình như thế nào để F2 có được kết quả như sau:
a. F2 thu được 100% bò chân cao, không có sừng.
b. F2 thu được 4 loại kiểu hình với tỷ lệ ngang nhau.
CHƯƠNG I - CÁC ĐỊNH LUẬT MENĐEN
Bài Tập Vận Dụng
Bài 6:
Cho F1 giao phối với 3 cây khác, thu được kết quả như sau:
- Với cây thứ nhất, thu được 6,25% cây thấp, quả vàng.
- Với cây thứ hai, thu được 75% cây cao, quả đỏ và 25% cây cao,
quả vàng.
- Với cây thứ ba, thu được 75% cây cao, quả đỏ và 25% cây thấp,
quả đỏ.
Cho biết mỗi tính trạng do mỗi gen qui định và các gen nằm trên
các nhiễm sắc thể thường khác nhau.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp.
CHƯƠNG I - CÁC ĐỊNH LUẬT MENĐEN
Bài Tập Vận Dụng
Bài 7:
Ở ruồi giấm, tương phản với hai tính trạng thân đen, lông dài là hai tính trạng thân xám
lông ngắn.
Giao phối hai ruồi P mang các tính trạng tương phản với nhau thu được F1 đồng loạt thân
xám, lông ngắn. Cho 4 ruồi đực F1 giao phối riêng rẽ với 4 con ruồi giấm cái khác nhau thu
được các kết quả lai như sau:
- Với ruồi giấm cái thứ nhất thu được 12,5% số ruồi F2 là thân đen, lông dài.
- Với ruồi giấm cái thứ hai thu được 50% ruồi F2 thân xám, lông ngắn và 50% ruồi F2 là
thân xám lông dài.
- Với ruồi giấm cái thứ ba thu được 50% ruồi F2 thân xám, lông ngắn và 50% ruồi thân
đen, lông ngắn.
- Với ruồi giấm cái thứ tư thu được 25% ruồi thân đen, lông dài.
Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng và các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường khác
nhau.
Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên.
CHƯƠNG I - CÁC ĐỊNH LUẬT MENĐEN
Bài Tập Vận Dụng
Bài 8: Ở người, xét các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau.
Gen T qui định tầm vóc thấp là trội hoàn toàn so với gen tqui định tầm vóc
cao.
Gen X qui định tầm vóc xoăn là trội hoàn toàn so với gen x qui định tóc
thẳng.
Hệ nhóm máu có 4 kiểu hình:
+ Máu A do IA qui định, có kiểu gen IAIA hoặc IAIo.
+ Máu B do IB qui định, có kiểu gen IB IB hoặc IBIo.
+ máu AB có kiểu gen IAIB.
+ Máu O có kiểu gen IoIo.
1. Trong một gia đình, bố và mẹ đều có tầm vóc thấp, máu A. trong số các
con sinh ra, có đứa tầm vóc thấp, máu O; có đứa tầm vóc cao, máu A. Hãy xác định
kiểu gen và kiểu hình của các con khác còn lại có thể có.
CHƯƠNG I - CÁC ĐỊNH LUẬT MENĐEN
Bài Tập Vận Dụng
Bài 8 (TT)
2. Có hai anh em sinh đôi cùng trứng. Người anh cưới vợ có tầm vóc cao,
máu O sinh ra đứa con trai tầm vóc thấp, máu A.
Người em cưới vợ có tầm vóc thấp, máu O sinh ra đứa con gái cao, máu B.
Xác định kiểu gen của những người trong 2 gia đình trên.
3. Nếu bố tóc xoăn, máu A; mẹ tóc thẳng, máu B. Con sinh ra có đứa tóc
thẳng, máu O.
Biện luận và lập sơ đồ lai cho trường hợp trên.
4. Nếu bố tầm vóc thấp, tóc thẳng, máu A. Mẹ tầm vóc cao, tóc xoăn, máu
B. Trong số các con sinh ra có đứa tầm vóc cao, tóc thẳng, máu O.
Kiểu gen và kiểu hình của các con khác còn lại trong gia đình trên có thể có
những trường hợp nào?
CHƯƠNG II - QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng
Bài 9:
1. Cho đậu Hà Lan thân cao, hạt vàng, vỏ hạt nhăn thụ phấn với cây thân
thấp, hạt xanh, vỏ hạt trơn thu được F1 đồng loạt các cây có thân cao, hạt vàng, vỏ
hạt trơn. Cho F1 giao phấn với cây có kiểu gen chưa biết được F2 gồm 8 kiểu hình
khác nhau với tỷ lệ là: 18,75% : 18,75% : 18,75% : 18,75% : 6,25% : 6,25% :
6,25% : 6,25% : 6,25%.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
2. Để ngay F1 có tỷ lệ phân ly kiểu hình là 42, 18,75% : 14,0625% :
14,0625% : 14,0625% : 4,6875% : 4,8675% : 4,8675% : 1,5625%. Thì phải chọn
cặp bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Lập sơ đồ lai minh họa.
Cho biết mỗi tính trạng do một gen qui định và các gen nằm trên các cặp
nhiễm sắc thể thường khác nhau.
CHƯƠNG II - QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng
Bài 10:
Cho giao phấn giữa hai cây, người ta thu được F1 đồng loạt giống nhau. Cho
F1 giao phấn với hai cây khác, thu được kết quả như sau:
Với cây thứ nhất,thu được tỷ lệ kiểu hình ở F2 là:
9 cây thân cao, quả tròn, lá chẻ.
3 cây thân cao, quả tròn, lá nguyên.
18 cây thân cao, quả bấu dục, lá chẻ.
6 cây thân cao, quả bầu dục, lá nguyên.
9 cây thân cao, quả dài, lá chẻ.
3 cây thân cao, quả dài, lá nguyên.
3 cây thân thấp, quả tròn, lá chẻ.
1 cây thân thấp, quả tròn lá nguyên.
6 cây thân thấp, quả bầu dục, lá chẻ.
2 cây thân thấp, quả bầu dục, lá nguyên.
3 cây thân thấp, quả dài, lá chẻ.
1 cây thân thấp, quả dài, lá nguyên.
CHƯƠNG II - QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng
Bài 10 (TT)
Với cây thứ hai cũng thu được 12 kiểu hình khác nhau
nhưng với tỷ lệ là: 6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1.
Cho biết mỗi tính trạng do một gen qui định, các cặp gen
nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau và tính trạng
quả tròn trội so với quả dài.
Viết sơ đồ gió phấn từ P đền F1.
Viết sơ đồ giao phấn giữa F1 với cây thứ nhất.
Viết sơ đồ giao phấn giữa F1 cới cây thứ hai.
Viết sơ đồ giao phấn khi cho F1 lai phân tích.
CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 11: Ở bướm tằm, hai tính trạng kén màu trắng, hình dài là trội hoàn toàn so với hai tính
trạng kén màu vàng, hình bầu dục. Hai cặp gen qui định hai tính trạng nói trên nằm trên cùng
một cặp nhiễm sắc thể thường tương đồng.
Đem giao phối riêng rẻ 5 con bướm tằm đực mang các kiểu gen khác nhau nhưng đều có
kiểu hình kén màu trắng, hình dài với 5 con bướm tằm cái đều có kiểu hình kén màu vàng, hình
bầu dục. Kết quả ở mỗi phép lai được ghi nhận như sau:
Ở cặp lai thứ nhất: Cho đồng loạt các con mang kiểu hình của bướm tằm bố.
Ở cặp lai thứ hai: Bên cạnh các con mang kiểu hình của bố, còn xuất hiện thêm các con
có kiểu hình kén màu trắng, hình bầu dục.
Ở cặp lai thứ ba: Bên cạnh các con mang kiểu hình của bố, còn xuất hiện các con có kiểu
hình kén vàng, hình dài.
Ở cặp lai thứ tư: Bên cạnh kiểu hình giống bố và mẹ còn xuất hiện hai kiểu hình mới là
kén trắng, hình bầu dục và kén vàng, hình dài với tỷ lệ 8,25% cho mỗi kiểu hình mới.
Ở cặp lai thứ năm: cũng cho 4 kiểu hình như ở phép lai 4 nhưng mỗi kiểu hình mới xuất
hiện với tỷ lệ 41,75%.
Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên.
CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 12:
Ở ruồi giấm, tính trạng màu thân do một cặp gen qui định. Một cặp gen khác
qui định ha cặp tính trạng về độ dài cánh và độ dài đốt thân. Ruồi giấm có cánh dài
kèm theo đốt thân dài và ruồi giấm có cánh ngắn kèm theo đốt thân ngắn.
Cho ruồi giấm thân xám, cánh dài, đốt thân dài giao phối với ruồi giấm thân
đen, cánh ngắn, đốt thân ngắn thu được F1 đồng loạt là ruồi thân xám,cánh dài, đốt
thân dài. Cho ruồi F1 giao phối với nhau thẫy xuất hiện hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: F2 thu được 75% ruồi thân xám, cánh dài, đốt thân dài và 25%
ruồi thân đen cánh ngắn, đốt thân ngắn.
Trường hợp 2: F2 thu được 70,5% ruồi thân xám,cánh dài, đốt thân dài, 20,5%
ruồi thân đen, cánh ngắn, đốt thân ngắn; 4,5% ruồi thân xám, cánh ngắn, đốt thân
ngăn và 4,5% ruồi thân đen, cánh dài, đốt thân dài.
1. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F1.
2. Biện luận và lập sơ đồ lai từ F1 đến F2 cho mỗi trường hợp trên.
CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 13:
Khi cho giao phấn các cây F1 có cùng kiểu gen, người ta thấy xuất hiện
hai trường hớp sau:
Trường hợp 1: thu được ở F2 có 75% số cây cho quả tròn, ngọt và 25%
số cây cho quả bầu dục, chua.
Trường hợp 2: Thu được ở F2 có 65% số cây cho quả tròn, ngọt; 15%
số cây cho quả bầu dục, chua; 10% số cây cho quả tròn, chua và 10% số cây
cho quả bầu dục, ngọt.
Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.
1. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp nói trên.
2. Giải thích vì sao có sự khác nhau về kết quả của hai trường hợp trên?
3. Nếu cho các cặp F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?
CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 14:
Cho biết ở một loài thực vật quả tròn trội so với quả dài; chín sớm trội so với chín
muộn.
Phép lai 1: Cho lai giữa cây quả tròn, chín sớm với cây quả dài chín muộn thu được ở
F1 gồm 60 cây quả tròn, chín muộn; 60 cây quả dài, chín sớm; 15 cây quả dài, chín sớm và
16 câu quả dài, chín muộn.
Phép lai 2: Cho lai giữa cây quả tròn, chín sớm với cây quả dài chín muộn thu được
F1 gồm 80 cây quả tròn, chín sớm; 80 cây quả dài, chín muộn; 20 cây quả tròn, chín muộn và
20 cây quả dài, chín sớm.
1. Biện luận và lập sơ đồ lai chp phép lai 1.
2. Biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai 2.
3. Cho cây quả tròn, chín sớm P trong phép lai giao phấn với cây quả tròn, chín sớm P
trong phép lai 2 thu được ở F1 có 5% số cây quả dài, chín muộn. Hãy biện luận và lập sơ đồ
lai. Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của một trong hai cây mang lại không thay đổi trong
giảm phân.
CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 15:
Khi cho hai cá thể F1 đều dị hợp hai cặp gen và có kiểu
hình là hạt tròn, màu trắng giao phấn với nhau. Trong số các
kiểu hình xuất hiện ở F2 thấy số cây có hạt dài, màu tím chiếm
4%.
Cho biết mỗi tính trạng do một gen qui định và các tính trội
đều trội hoàn toàn.
Hãy xác định những trường hợp có thể xãy ra và lập sơ đồ
lai cho mỗi trường hợp đó.
CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 16:
RH
F1 có kiểu gen MN
giảm phân. Hãy xác định tỷ lệ % từng loại
mn rh
giao tử tạo ra khi:
Có hoán trị M và m với tần số 10%; các cặp gen còn lại liên kết
hoàn toàn.
Có hoán trị M và m với tần số 10%; giữa R và r với tần số 8%.
Cho biết các gen qui định các tính trạng như sau:
A: thân cao;
a : thân thấp;
B : hoa đỏ;
b : hoa trắng;
D : hạt tròn;
d : hạt dài;
E : chín sớm; e : chín muộn,
AB DE
Cho cơ thể P mang kiểu gen ab de lai với cơ chế chưa biết kiểu gen
được thế lai F1 như sau:
CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng:
Bai 16 (TT)
90 cây thân cao, hoa đỏ, hạt vàng, chín sớm.
90 cây thân thấp, hoa trắng, hạt tròn, chín sớm.
10 cây thân cao, hoa trắng, hạt tròn, chín sớm.
10 cây thân thấp, hoa đỏ, hạt tròn, chín sớm.
90 cây thân cao, hoa đỏ, hạt vàng, chín muộn.
90 cây thân thấp, hoa đỏ, hạt dài, chín muộn.
10 cây thân cao, hoa trắng, hạt dài, chín muộn.
10 cây thân thấp, hoa đỏ, hạt dài, chín muộn.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai.
CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 17:
Các cá thể có các cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể
tương đồng. Cho P mang các tính trạng tương phản lai với nhau được
F1 đồng loạt cho các cây thân cao, quả tròn, ngọt. Cho F1 tự thụ phấn
được F2 phân ly theo tỷ lệ:
68,0265% cây cao, quả tròn, ngọt.
18.0265% cây thấp, quả bầu dục, chua.
6,9375% cây cao, quả bầu dục, chua.
6,9375% cây thấp, quả tròn, ngọt.
Biết mọi diễn biến nhiễm sắc thể của các cây F1 trong giảm phân
đều giống nhau.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai.
CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 18:
Ở một loại thực vật,mỗi tính trạng do một gen qui định.
Cho cây thân cao, hạt tròn, chín sớm giao phấn với cây thân thấp,
hạt dài, chín muộn; F1 thu được đồng loạt các cây có thân cao, hạt tròn,
chín sớm. Cho F1 tự thụ phấn, thu được ở F2 tỷ lệ kiểu hình như sau:
56,25% cây thân cao, hạt tròn, chín sớm.
18,75% cây thân cao,hạt dài, chín muộn.
18,75% cây thân thấp, hạt tròn, chín muộn.
6,25% cây thân thấp, hạt dài, chín muộn.
Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 19:
Cơ chế F1 có kiểu hình quả tròn, ngọt, màu vàng được qui
định bởi 3 cặp gen dị hợp nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương
đồng.
Cho F1 giao phấn với hai cá thể khác:
Với cá thể thứ nhất, tạo ra F2 như sau:
37,5% cây quả tròn, ngọt, màu vàng.
37,5% cây quả tròn, ngọt, màu xanh.
12,5% cây quả bầu dục, chua, màu vàng.
12,5% cây quả bầu dục, chua, màu xanh.
CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 19 (TT)
Với cây thứ hai cho tỷ lệ:
17,5% số cây có quả tròn, ngọt, màu vàng.
17,5% số cây có quả bầu dục, chua, màu xanh.
17,5% số cây có quả tròn, ngọt, màu xanh.
17,5% số cây có quả bầu dục, chua, màu vàng.
7,5% số cây có quả tròn, chua, màu vàng.
7,5% số cây có quả tròn, chua, màu xanh.
7,5% số cây có quả bầu dục, ngọt, màu vàng.
7,5% số cây có quả bầu dục, ngọt, màu xanh..
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên.
CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 20:
Ở một loài động vật, giã thuyết mỗi gen qui định một tính trạng; hai cặp gen qui định
hình dạng đuôi và độ dài của chân phân ly độc lập và tổ hợp tự do; hai cặp gen qui định màu sắc
lông và màu sắc mỡ liên kết với nhau trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Cho các cá thể thuần chủng mang các tính trạng tương phản giao phối với nhau được F1
đồng loại đuôi cong, chân dài, lông đen, mỡ trắng. Tiếp tục cho F1 tạp giao, F2 thu được các cá
thể gồn mốt số kiểu hình khác nhau với số lượng như nhau:
27 đuôi cong, chân dài, lông đen, mõ trắng.
9 đuôi thẳng, chân dài, lông đen, mỡ trắng.
3 đuôi thẳng, chân ngắn, lông đen, mỡ trắng.
3 đuôi thẳng, chân dài, lông nâu, mỡ vàng.
Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2
9 đuôi cong, chân ngắn, lông đen, mỡ trắng.
9 đuôi cong, chân dài, lông nâu, mỡ vàng.
3 đuôi cong, chân ngắn, lông nâu, mỡ vàng.
1 đuôi thẳng, chân ngắn, lông nâu, mỡ vàng.
CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 21:
Cho cây có quả tròn, màu xanh giao phối với cây quả dài, màu
trắng thu được ở F1 đồng loạt là các cây có quả tròn, màu trắng. Cho các
cây F1 tự thụ phấn được F2 có 1100 cây gồm 4 loại kiểu hình; trong đó
có 231 cây cho quả dài, màu trắng.
Biết mỗi gen qui định một tính trạng và mọi diễn biến nhiễm sắc
thể của các tế bào sinh hạt phấn và các tế bào sinh noãn đều giống nhau
trong giãm phân.
Biện luận và lập sơ đồ lai.
CHƯƠNG III – QUI LUẬT TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC GEN
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 22:
Một loài thực vật gồm 4 thứ hoa: 3 thứ hoa trắng và 1 thứ hoa đỏ.
Trường hợp 1: Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng được
F1 có tỷ lệ: 36 cây hoa đỏ, 60 cây hoa trắng.
Trường hợp 2: Cho hai cây hoa trắng giao phấn với nhau, F1 đồng
loạt các cây có hoa đỏ. Tiếp tục F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 225
cây hoa đỏ và 175 cây hoa trắng.
Trường hợp 3: Cho hai cây giao phấn với nhau. F1 có tỷ lệ 75%
cây hoa trắng và 25% cây hoa đỏ.
Cho biết gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp.
CHƯƠNG III – QUI LUẬT TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC GEN
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 23:
Cho giao phấn giữa hai cây bí thuần chủng thu được F1. Cho F1 tiếp
tục giao phấn với nhau thu được F2 có tỷ lệ bí quả dẹt nhiều hơn bí quả
tròn là 18,75%. Số còn lại là bí quả dài.
Xác định qui luật di truyền ch phối và giải thích sự hình thành mỗi
loại kiểu hình nói trên.
Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Cho cây bí dẹt F1 giao phấn với cây quả tròn có kiểu gen khác nhau.
Giải sử rằng nếu mỗi phép lai đều tạo ra đầy đủ 3 kiểu hình; trong đó, kiểu
hình bí quả dài chiếm 80 cây.
Hãy lập sơ đồ lai và xác định số cây thuộc mỗi kiểu hình cho mỗi
trường hợp.
CHƯƠNG III – QUI LUẬT TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC GEN
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 24:
Ở một loại thực vật, chiều cao của cây qui định bởi hai cặp gen không
alen phân ly độc lập và tổ hợp tự do. Sự có mặt của mỗi gen trội làn cây giảm
bớt chiều cao là 5cm. Cây cao nhất có chiều cao là 120cm.
1. Hãy xác định qui luật di truyền chi phối và giải thích sự hình thành
mỗi loại kiểu hình có thể có về chiều cao của cây ở loài thực vật nói trên.
2. Để F2 thu được các cây đều có chiều cao 110cm thì phải chọn các
cây P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Lập sơ đồ lai.
3. Cho hai cây F1 được tạo ra từ một trong hai phép lai nói trên giao
phấn với nhau, thu được F2; trong đó có một kiểu hình chiếm tỷ lệ 1/16. Hãy
lập sơ đồ lai và nhận xét tỷ lệ kiểu gen,kiểu hình của F2.
CHƯƠNG III – QUI LUẬT TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC GEN
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 25:
Cho F1 lai với 3 cá thể khác nhau để xét tính trạng hình dạng quả thu
được như sau:
Với cá thể thứ nhất: thu được 24 cây có quả dẹt; 32 cây có quả tròn và
8 cây có quả dài.
Với cá thể thứ hai: thu được 16 cây quả dẹt; 32 cây quả tròn và 16 cây
quả dài.
Với cá thể thứ ba: thu được 36 cây quả dẹt; 24 cây quả tròn và 4 cây
quả dài.
Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp nói trên, biết gen nằm
trên nhiễm sắc thể thường.
CHƯƠNG III – QUI LUẬT TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC GEN
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 26:
Cho cây có hoa đỏ, thân thấp thuần chủng giao phấn với cây có hoa trắng,
thân cao thuần chủng thu được F1.
F1 tự thụ phấn, F2 cho tỷ lệ như sau:
37,5% cây hoa đỏ, thân cao.
37,5% cây hoa trắng, thân cao.
18,75% cây hoa đỏ, thân thấp.
6,25% cây hoa trắng, thân thấp.
Biết gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Chiều cao của
cây do một cặp gen chi phối và cấu trúc nhiễm sắc thể của các cây luôn không thay
đổi trong giảm phân.
Xác định qui luật di truyền chi phối các tính trạng màu sắc hoa và chiều cao
thân.
Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
CHƯƠNG III – QUI LUẬT TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC GEN
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 27:
Ở lúa, chiều cao của thân cây do tương tác cộng gộp các gen
tạo nên. Cho biết thứ lúa I có kiểu gen aabbdd và có chiều cao
40cm. Thứ lúa II có kiểu gen AABBDD và có chiều cao 70cm.
Giải thích sự hình thành kiểu hình ở mỗi gen có thể có.
Cho hai thứ lúa đã nêu ở trên giao phấn với cơ thể AaBbDd.
Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen kiểu hình ở các con lai F1.
Để ngay F1 đồng loạt thu được các cây dị hợp 4 cặp gen thì
phải chọn những cây bố, mẹ có kiểu gen và kiểu hình thế nào?
CHƯƠNG III – QUI LUẬT TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC GEN
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 28:
Cho chuột F1 có kiểu gen giống nhau giao phối với các chuột khác,
thu được kết quả như sau:
F1 lai với chuột thứ nhất cho tỷ lệ con lai là 75% chuột lông đen:
12,5% chuột lông xám : 12,5% chuột lông trắng.
F1 lai với chột thứ hai cho tỷ lệ con lai là 75% chuột lông đen :
18,75% chuột lông xám : 6,25% chuột lông trắng.
F1 lai với chuột thứ ba cho tỷ lệ con lai là 50% chuột lông đen :
37,5%chuột lông xám : 12,5% chột lông trắng.
Cho biết gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên.
CHƯƠNG III – QUI LUẬT TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC GEN
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 29:
Cho chuột thuần chủng lông trắng,ngắn giao phối với chuột thuần chủng lông
trắng, dài thu được F1 đồng loạt là chuột lông trắng, dài. Cho các chuột F1 giao phối với
chuột có kiểu gen chưa biết được F2 như sau:
62,5% chuột lông trắng, dài.
18,75% chuột lông trắng, ngắn.
12,5% chuột lông nâu, dài.
6,25% chuột lông nâu, ngắn.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P đến thế hẹ lai F2.
Nếu cho chuột F1 nói trên lai phân tích và thu được tỷ lệ kiểu hình là:
47,5% chuột lông trắng, dài.
27,5% chuột lông trắng, ngắn.
22.5% chuột lông nâu, ngắn.
2,5% chuột lông nâu, dài.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai phân tích nói trên.
Biết gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường và kích thước của
lông do một cặp gen qui định.
CHƯƠNG III – QUI LUẬT TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC GEN
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 30:
Cho hai cá thể thuần chủng giáo phấn với nhau được F1 đồng loạt giống
nhau. F1 tự thụ phấn thu được tỷ lệ kiểu hình ở F2 như sau:
56,25% cây hoa đỏ, thân cao.
18,75% cây hoa đỏ, thân thấp.
18,75% cây hoa vàng, thân thấp.
6,25% cây hoa trắng, thân thấp.
Cho biết gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường và thành
phần gen của mỗi nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân.
Xác định qui luật di truyền chi phối mỗi tính trạng về màu hoa và chiều cao
của thân.
Biện luận và lập sơ đồ lai.
CHƯƠNG III – QUI LUẬT TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC GEN
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 31:
Cho cây có quả bầu dục, chua, hoa đỏ giao phấn với cây có quả tròn, ngọt,
hoa trắng thu được F1 đều là cây ó quả tròn, ngọt, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với
nhau,F2 cho kết quả như sau:
27 cây quả tròn, ngọt, hoa đỏ.
21 cây quả tròn, ngọt, hoa trắng.
9 cây quả bầu dục, chua, hoa đỏ.
7 cây quả bầu dục, chua, hoa trắng.
Biện luận và lập sơ đồ lai.
Cho F1 li phân tích thì kết quả như thế nào?
Biết hình dạng quả và vị của quả do hiện tượng một cặp gen qui định một
cặp tính trạng. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và cấu trúc nhiễm sắc thể
của cây mang lai luôn không đổi trong giảm phân.
CHƯƠNG III – QUI LUẬT TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC GEN
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 32:
Cho hai cá thể P thuần chủng và mang các cặp gen đối lập lai với
nhau thu được F1, đồng loạt giống nhau. Cho F1 lai với cá thể khác
được F2 phân ly theo tỷ lệ sau:
39% lông trắng, quăn.
48,5% lông trắng, thẳng.
11% lông xám, quăn.
1,5% lông xám, thẳng.
Cho biết gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường;
tính trạng lông quăn trội so với lông thẳng.
Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
CHƯƠNG IV – QUI LUẬT DI TRUYỀN GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 33:
Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên nhiễm sắc thể X qui định. Gọi M
cũng nằm trên X qui định kiểu hình bình thường.
1. Giải thích và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp sau:
a. Trong một gia đình bố mẹ bình thường, có đứa con trai bị mù màu.
b. Trong một gia đình có nửa số con trai và nữa số con gái mù màu, số
còn lại có kiểu hình bình thường gồm có trai và gái.
2. Bố mẹ đều không bị mù màu; sinh được đứa con gái không bị mù
màu và đứa con trai bị mù màu. Đứa con gái lớn lên lấy chồng không bị mù
màu thì có thể sinh ra đứa cháu bị mù màu không? Nếu có thì xác suất là bao
nhiêu?
CHƯƠNG IV – QUI LUẬT DI TRUYỀN GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 34
Ở mèo, gen D qui định màu lông đen : gen d qui định màu lông hung. Cặp
gen Dd qui định màu lông tam thể. Biết các gen nói trên nằm trên nhiễm sắc thể
giới tính X.
1. Hãy viết các kiểu gen qui định và kiểu hình có thể có ở mèo đực và mèo
cái và giải thích vì sao ở các cơ thể mèo đực bình thường không thể có màu lông
tam thể.
2. Mèo cái tam thể có thể tạo ra từ những cặp bố,mẹ như thế nào? Lập sơ đồ
lai minh họa.
3. Trong một phép lai thu được 1 mèo đực lông đen, 1 mèo đực lông hung
và 1 mèo cái lông tam thể thì kiểu gen và kiểu hình của cặp bố mẹ như thế nào?
Giải thích và lập sơ đồ lai.
Cho biết các quá trình giảm phân và thụ tinh đều bình thường.
CHƯƠNG IV – QUI LUẬT DI TRUYỀN GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 35
Ở người, hai gen lăn : d gây bệnh teo cơ và gen m gây định mù màu. Hai gen
trội D và M qui định việc nhìn màu bình thường và cơ phát triển bình thường. Các
gen trên liên kết trên nhiễm sắc thể giới tính X.
1. Hãy viết các kiểu gen liên quan đến hai kiểu tính trạng trên có thể có ở
người.
2. Xác định kiểu gen, kiểu hình của các con trong các trường hợp sau:
a. Bố chỉ bị teo cơ, mẹ chỉ bị mù màu.
b. Mẹ mang cả hai gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh, bố chỉ bị mù
màu.
3. Xác định kiểu gen của bố mẹ và lập sơ đồ lai trong hai trường hợp sau:
a. Bố mẹ đều có kiểu hình bình thường, sinh được đứa con trai mang cả hai
bệnh.
b. Mẹ bình thường sinh được đứa con gái bị cả hai bệnh.
CHƯƠNG IV – QUI LUẬT DI TRUYỀN GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 36
Cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với
ruồi giấm mắt trắng, cánh xẻ thu được F1 đồng loạt là các ruồi giấm
mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau.
Ở F2 thu được 282 ruồi mắt đỏ, cánh nguyên; 62 ruồi mắt trắng,
cánh xẻ; 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ và 18 ruồi mắt trắng cánh nguyên.
Cho biết mỗi tính trạng do một gen qui định, các gen liên kết trên
nhiễm sắc thể giới tính X và có một số hợp tử qui định ruồi mắt trắng,
cánh xẻ bị chết.
1. Số lượng hợp tử đã bị chết là bao nhiêu.?
2. Tính tần số hoán vị gen ở F1.
CHƯƠNG IV – QUI LUẬT DI TRUYỀN GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 37
Ở một loài chim, tính trạng chiều cao của chân và độ dài lông đuôi được chi phối bởi
hiện tượng một gen qui định một tính trạng.
Cho chim thuần chủng chân cao, lông đuôi dài giao phối với chim thuần chủng chân
thấp, lông đuôi ngắn thu được F1 đồng loạt chân cao, lông đuôi dài.
1. Cho chim mái F1 giao phối với chim trống chân thấp, lông đuôi ngắn thu được F2 như
sau:
25% chim trống chân cao, lông đuôi dài.
25% chim trống chân thấp, lông đuôi dài.
25% chim mái chân cao, lông đuôi ngắn.
25% chim mái chân thấp, lông đuôi ngắn.
2. Cho chim trống F1 giao phối với chim mái có kiểu gen chưa biết được F2 có tỷ lệ kiểu
hình như sau:
37,5% chân cao, lông đuôi dài.
12,5% chân thấp, lông đuôi dài.
37,5% chân cao, lông đuôi ngắn.
12,5% chân thấp, lông đuôi ngắn.
Biện luận và lập sơ đồ lai.
CHƯƠNG IV – QUI LUẬT DI TRUYỀN GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH
Bài Tập Vận Dụng:
Bài 38
Ở chuột gen A qui định đuôi ngắn cong, gen a qui định đuôi dài thẳng; gen B qui
định lông thân có sọc sẫm, gen b qui định lông thân không có sọc sẫm.
- Cho một số chuột cái thuần chủng đuôi ngắn cong, thân không có sọc sẫm giao
phối với chuột đực đuôi dài thẳng, thân có sọc sẫm thu được F1.
- Cho các chuột cái F1 lai với chuột đực đuôi dài thẳng, thân không có sọc sẫm thu
được 18 chuột đuôi ngắn cong, thân không có sọc sẫm; 18 chuột đuôi dài thẳng, thân có sọc
sẫm; 2 chuột đuôi ngắn cong, thân có sọc sẫm và 2 chuột đuôi dài thẳng, thân không có sọc
sẫm.
- Cho các chuột đực F1 giao phối với chuột cái đuôi dài thẳng, thân không có sọc sẫm
được tỷ lệ con lai là 50% chuột cái có đuôi ngắn cong, thân không có sọc sẫm và 50% chuột
đực đuôi dài thẳng, thân không có sọc sẫm.
1. Cho biết các gen nói trên nằm trên nhiễm sắc thể nào?
2. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên.
PHẦN III – BIẾN DỊ VÀ DI TRUYỀN QUẦN THỂ
ĐỘT BIẾN
CHƯƠNG
I
CHƯƠNG
II
THƯỜNG BIẾN
QUẦN THỂ VÀ TRẠNG
THÁI CÂN BẰNG CỦA
QUẦN THỂ GIAO PHỐI
DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 1:
Một gen có tổng số liên kết giữa đường với axit photphoric là 5998. Phân tử mARN
cho gen đó sao mã có tỷ lệ từng loại ribônuclêôtit A : U : G : X là 5: 3 : 3 : 1
1. Nếu gen bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng nuclêôtit khác thì.
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?
b. Số liên kết hyđrô của gen sau đột biến sẽ thay đổi như thế nào so với ở gen bình
thường.
2. Nếu gen bị đột biến mất một cặp nuclêôtit thì:
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến.
b. Số liên kết hyđrô của gen sau đột biến sẽ như thế nào so với ở gen bình thường?
c. Chuỗi pôlypeptit do gen đột biến điều khiển tổng hợp thay đổi như thế nào so với
chuỗi pôlypeptit do gen bình thường điều khiển tổng hợp?
3. Trả lời với những nội dung như ở câu 2 nếu gen bị đột biến thêm một cặp
nuclêôtit.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
A. ĐỘT BIẾN
BÀI TẬP MẪU
Bài 2:
Gen A có chiều dài 5100 Å và có 3900 liên kết hyđrô. Phân tử mARN được
tổng hợp từ gen nói trên có hiệu số giữa uraxin và ađênin là 120 ribônuclêôtit và có
tỷ lệ giữa guanin với xitôzin bằng 2/3.
1. Xác định tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
2. Xác định tỷ lệ % và số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN.
3. Phân tử mARN đã để cho một số ribôxôm trượt qua một lần với vận tốc
bằng nhau là 102 Å/giây. Các ribôxôm cách đều nhau 81,6 ăngstron. Thời gian tiếp
xúc giữa phân tử mARN với các ribôxôm là 54 giây. Tính số ribôxôm trượt trên
phân tử mARN.
4. Gen A bị đột biến thành gen a dưới dạng thay thế một cặp nuclêôtit. Tính số
liên kết hyđrô của gen a và số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen
a nhân đôi 3 lần.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 3: Một gen dài 4080 Å có hiệu số giữa ađênin với loại nuclêôtit không bổ sung với nó là 10%.
Do đột biến, gen bị mất đi một đoạn chứa 30 xitôzin và sau đột biến, tỷ lệ từng loại nuclêôtit chứa
trong gen vẫn không thay đổi.
Gen sau đột biến có mạch thứ nhất chứa 180 timin và 294 guanin. Gen này nhân đôi 2 lần,
mỗi gen con tạo ra sao mã 3 lần và đã sử dụng của môi trường 1872 ribônuclêôtit loại xitôzin. Trên
mỗi bản mã sao có 6 ribôxôm trượt một lần với vận tốc bằng nhau là 120 ăngstron/giây. Tính từ lúc
ribôxôm thứ nhất bắt đầu tiếp xúc với phân tử mARN thì thời gian để ribôxôm cuối cùng trượt xong
phân tử mARN là 41,5 giây.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến.
2. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình sao mã của gen
sau đột biến.
3. Tính số axit amin môi trường đã cung cấp cho quá trình giải mã nói trên và số axit amin
chứa trong tất cả các chuỗi pôlypeptit được tổng hợp.
4. Nếu các ribôxôm cách đều nhau trên phân tử mARN thì khoản cách đó là bao nhiêu
ăngstron.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 4:
Có hai gen A và B, mỗi gen điều khiển một phân tử prôtêin gồm một chuỗi pôlypeptit.
Toàn bộ số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình tổng hợp prôtêin từ hai gen trên là 898.
Cho biết tỷ lệ chiều dài của hai gen là A/B = 4/5. Gen A sao mã 3 lần và gen B sao mã 4 lần.
Phân tử mARN do gen A tổng hợp có tỷ lệ từng loại ribônuclêôtit A : U : G : X lần lược
là 1 : 2 : 3 : 4. Phân tử mARN do gen B tổng hợp có A = 2U = 3G = 4X.
Hai gen A và B đều bị đột biến dưới hình thức thay cặp nuclêôtit trở thành gen a và b.
Gen a giảm hai cặp G – X so với gen A. Gen b tăng hai cặp G – X so với gen B. Tổng số liên kết
hyđrô ở mỗi gen trước và sau đột biến đều không thay đổi.
1. Tính chiều dài của mỗi gen A và B.
2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch đơn ở mỗi gen A và B.
3. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình sao mã của cả
hai gen A và B.
4. Nếu hai gen a và b đều tiến hành nhân đôi 3 lần thì số lượng từng loại nuclêôtit môi
trường cung cấp là bao nhiêu?
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
A. ĐỘT BIẾN
BÀI TẬP MẪU
Bài 5:
Tế bào chứa hai gen.
Gen thứ nhất có 3000 nuclêôtit và 3600 liên kết hyđrô. Phân tử mARN do
gen thứ nhất tạo ra chứa 20% uraxin và 25% xitôzin.
Gen thứ hai dài bằng phân nữa chiều dài của gen thứ nhất và có ađênin chứa
30% số lượng nuclêôtit của gen. Phân tử mARN do gen thứ nhất sao mã có tỷ lệ
các loại ribônuclêôtit lần lược là A : U : G : X = 1 : 2 : 3 : 4.
Do đột biến, hai gen dính nhau thành một gen mới.
1. Nếu sau đột biến, tế bào nguyên phân ba đợt liên tiếp thì môi trường cung
cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại.
2. Nếu mạch mang mã gốc của gen thứ nhất và của gen thứ hai trở thành
mạch gốc cho việc sao mã của gen mới thì số lượng từng loại ribônuclêôtit môi
trường cung cấp cho gen mới sao mã 3 đợt là bao nhiêu.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 6:
Phân tử mARN có tổng số giữa ribônuclêôtit loại xitôzin với uraxin là 60%; hiệu số giữa
xitôzin vời ađênin là 30%. Phân tử mARN đã để cho 8 ribôxôm cách đều nhau trượt qua một lần
với vận tốc bằng nhau là 120 Å/giây. Toàn bộ thời gian của quá trình giải mã trên phân tử
mARN và thời gian để một ribôxôm trượt hết chiều dài của phân tử mARN là 85,6 giây. Khoảng
cách thời gian giữa hai ribôxôm kế tiếp bằng 2% thời gian tổng hợp chuỗi pôlypeptit.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtitcủa gen.
2. Khi ribôxôm thứ nhất vừa trượt xong phân tử mARN thì môi trường còn tiếp tục cung
cấp bao nhiêu axit amin nữa cho ribôxôm còn lại để hoàn tất quá trình giải mã.
3. Nếu phân tử mARN có 240 uraxin thì số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử
mARN là bao nhiêu?
4. Gen tổng hợp phân tử mARN nói trên bị đột biến. Gen bị đột biến tiến hành sao mã 3
lần và đã sử dụng của môi trường nội bào 723 uraxin và 1077 guanin. Cho rằng đột biến chỉ xảy
ra trên một cặp nuclêôtit thì hãy xác định dạng đột biến nói trên.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 7:
Một gen có tổng số liên kết giữa đường với axit photphoric là 3598 và có hiệu số giữa A
với một loại nuclêôtit khác bằng 10% số nuclêôtit của gen. Gen nhân đôi 4 đợt liên tiếp và mỗi
gen con tạo ra sao mã 2 lần. Biết rằng trong số các gen con tạo ra từ đợt nhân đôi thứ hai có một
gen bị đột biến thêm đoạn.
Trên mỗi bản mã sao có 5 ribôxôm cách đều nhau trượt không lập lại với vận tốc bằng
nhau. Tổng số phân tử nước giải phóng ra môi trường trong quá trình tổng hợp các chuỗi
pôlypeptit là 51680.
Biết tỷ lệ từng loại nuclêôtit ở gen đột biến không đổi so với gen bình thường.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen ở mỗi loại nói trên.
2. Nếu mỗi giây, ribôxôm chuyễn dịch được 10 bộ ba trên phân tử mARN. Tính thời gian
của cả quá trình giải mã trên mỗi phân tử mARN tạo ra từ gen bình thường và trên mỗi phân tử
mARN tạo ra từ gen đột biến.
Cho rằng khoảng cách đều giữa các ribôxôm là 91,8 Å.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 8:
Một đoạn phân tử AND bị đột biến đức làm hai đoạn và trở thành hai gen A và B.
hai chuỗi pôlypeptit do hai gen A và B điều khiển tổng hợp có khối lượng phân tử là
76560 đơn vị cacbon; trong đó chuỗi pôlypeptit của gen B kém hơn chuỗi pôlypeptit của
gen A 100 axi amin.
1. Xác định chiều dài của đoạn phân tử AND khi chưa bị đột biến và chiều dài của
mỗi gen A và B.
Cho biết khối lượng của mỗi axit amin là 110 đơn vị cacbon.
2. Tổng số nuclêôtit loại guanin của hai gen A và B là 735. Tích cố giữa ađênin
của gen A với guanin của gen B là 315000 nuclêôtit. Xác định số lượng từng loại
nuclêôtit của mỗi gen A, B và của đoạn phân tử AND khi chưa bị đột biến.
3. Hai gen A và B nhân đôi một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường
nội bào 9555. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho mỗi gen
nhân đôi.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 9:
Ở một tế bào, xét một cặp gen. Do đột biến xảy ra ở một cặp nuclêôtit của một
trong hai gen đã làm cho cặp gen đồng hợp trở thành cặp gen dị hợp Bb. Gen B nhiều
hơn gen b một liên kết hyđrô và có 17,5% ađênin. Phân tử prôtêin do gen B điều khiển
tổng hợp gồm hai chuỗi pôlypeptit và có 796 axit amin.
1. Xác định dạng đột biến.
2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho tế bào khi chưa đột
biến nguyên phân 3 lần.
3. Phân tử mARN do gen b sao mã đã giải mã được 5 phân tử prôtêin; mỗi phân
tử prôtêin gồm hai chuỗi pôlypeptit. Các ribôxôm có khoảng cách bằng nhau là 8 axit
amin và trượt trên phân tử mARN với vận tốc đều là 102 Å/giây. Hãy xác định thời gian
của cả quá trình giải mã trên phân tử mARN và số axit amin môi trường cung cấp cho
quá trình trên.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 10:
Phân tử AND trong nhiễm sắc thể thứ nhất dài 1,02mm và có hiệu số giữa guanin với một loại nuclêôtit
khác bằng 20%. Do đọt biến mất đoạn nhiễm sắc thể đã làm cho phân tử AND giảm đi 12150 liên kết hyđrô, mặc
dù tỷ lệ tùng loại nuclêôtit của phân tử AND không đổi.
Phân tử AND trong nhiễm sắc thể thứ hai dài bằng 2/3 chiều dài của phân tử AND trong nhiễm sắc thể
thứ nhất và có 20% ađênin. Nhiễm sắc thể thứ hai bị đột biến thêm đoạn làm cho phân tử AND tăng thêm 7800
liên kết hyđrô và 1200 ađênin.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi phân tử AND trước và sau khi bị đột biến mất hoặc thêm
đoạn nói trên.
2. Giã sử rằng hai nhiễm sắc thể tạo ra sau lần đột biến nói trên tiếp tục bị đột biến chuyễn đoạn cho nhau.
Do hiện tượng này dẫn đến tạo thành hai phân tử AND mới. Phân tử AND mới mà phần lớn vật chất di truyền có
nguồn gốc từ nhiễm sắc thể thứ nhát có số liên kết hyđrô của một loại nuclêôtit tăng 31500 so với số liên kết hyđrô
của lạo nuclêôtit đó có trong phân tử AND của nhiễm sắc thể thứ nhất trước khi bị đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc
thể. Biết rằng hai đoạn chuyển cho nhau giữa hai nhiễm sắc thể dài bằng nhau. Tính số lượng từng loại nuclêôtit
trong mỗi phân tử AND sau khi xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Cho biết 1mm = 107 Å.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 11:
Một đoạn phân tử AND dài 35700 Å và có tỷ lệ A/G = 3/2. Do đột biến, đoạn phân tử
AND nói trên bị mất đi một đoạn và bị giảm đi 2340 liên kết hyđrô. Đoạn mất đi có tỷ lệ A/G =
2/3.
1. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn phân tử AND trước và sau khi
đột biến.
2. Đoạn phân tử còn lại tự nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số lượng từng loại nuclêôtit môi
trường cung cấp sẽ giảm đi bao nhiêu so với trước khi nó đột biến.
3. Giả thuyết đoạn AND còn lại gồm 8 gen dài bằng nhau. Một trong 8 gen nói trên sao
mã 3 lần đã sử dụng 20% uraxin và 40% ađênin so với tổng số ribônuclêôtit mà môi trường cung
cấp. Tính tỷ lệ % Và số lượng từng loại nuclêôtit của gen đã thực hiện quá trình sao mã nói trên.
4. Trên mỗi bản sao mã có 6 ribôxôm cách đều nhau trượt không lập lại với vận tốc bằng
nhau là 102 ăngstrong/giây. Thời gian của quá trình sao mã trên mỗi phân tử mARN là 44,5 giây.
a. Tính khoảng cách đều giữa các ribôxôm trên mỗi phân tử mARN.
b. Tính số phân tử nước được giải phóng ra môi trường trong toàn bộ quá trình giải mã.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 12:
Nhiễm sắc thể thứ nhất chứa một phân tử AND dài 20,4µm và có 30% ađênin. Nhiễm
sắc thể thứ hai chứa một phân tử AND có 20% ađênin.
Do đột biến, một đoạn của AND trong nhiễm sắc thể thứ nhất gắn vào phân tử AND của
nhiễm sắc thể thứ nhất. Hiện tượng này dẫn đến phân tử AND trong nhiễm sắc thể thứ nhất tăng
thêm 7800 liên kết hyđrô còn phân tử AND trong nhiễm sắc thể thứ nhất mất đi 8% số nuclêôtit
so với khi chưa bị đột biến.
1. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi phân tử AND trước và sau khi bị đột biến là bao
nhiêu?
2. Tổng số ađênin chứa trong các nhiễm sắc thể con tạo ra sao 3 lần nhân đôi của nhiễm
sắc thể thứ nhất là 297600 nuclêôtit. Biết rằng số nhiễm sắc thể con tạo ra từ quá trình nhân đôi
của nhiễm sắc thể thứ hai gấp đôi số nhiễm sắc thể con tạo ra từ quá trình nhân đôi của nhiễm
sắc thể thứ nhất. Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi
của mỗi nhiễm sắc thể sau khi bị đột biến.
Biết rằng 1µm = 104 ăngstron.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
A. ĐỘT BIẾN
BÀI TẬP MẪU
Bài 13:
Tế bào chứa hai gen dài bằng nhau và đều có tổng số hai loại nuclêôtit bổ
sung với nhau bằng 50%.
Một trong hai gen bị đứt một đoạn và trở thành gen II. Đoạn đứt ra gắn vào
gen còn lại hình thành gen I. Sau đột biến, tế bào nói trên nguyên phân một số lần
liên tiếp và đả sử dụng của môi trường nội bào 72000 nuclêôtit. Gen I nhân đôi 3
lần đã lấy của môi trường số nuclêôtit bằng 3/5 số nuclêôtit môi trường cung cấp
cho gen II nhân đôi 4 lần. Trong các tế bào con, tổng số nuclêôtit thuộc hai gen I
và II là 76800 và số liên kết hyđrô thuộc gen I là 54400.
1. Tính chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen trước và sau
khi bị đột biến.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
A. ĐỘT BIẾN
BÀI TẬP MẪU
Bài 13: (TT)
2. Phân tử mARN thứ nhất được tổng hợp từ một trong hai đột biến có 375
ribônuclêôtit loại guanin. Phân tử mARN thứ hai được tổng hợp từ gen đột biến
còn lại có 525 ribônuclêôtit loại xitôzin. Số ribônuclêôtit loại uraxin của mỗi phân
tử mARN đều bằng 300. Hai gen I và II sao mã một số lần bằng nhau và môi
trường đã cung cấp ribônuclêôtit cho gen I nhiều hơn so với gen II là 750. Tính số
lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho mỗi gen sao mã.
3. Nếu mỗi phân tử mARN được tổng hợp đều để cho 6 ribôxôm trượt
không lặp lại. Tốc độ giải mã luôn là 1 axit amin trong 0,01 giây. Tính thời gian
giải mã trên mỗi phân tử mARN và số axit amin môi trường cung cấp cho toàn bộ
quá trình giải mã.
Cho biết trên mỗi phân tử mARN, các ribôxôm kế tiếp luôn có khoảng cách
đều nhau là 71,4Å.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 14:
Ở chuột, cặp gen lặn aa làm cho chuột di chuyển đường vòng và nhảy múa, gọi là nhảy
van; kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp làm cho chuột di chuyển bình thường.
Hiện tượng chuột nhảy van còn có thể xuất hiện trong các trường hợp bị đột biến sau:
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: mất một đoạn nhiễm sắc thể chứa alen A làm cho kiểu
gen Aa trở thành kiểu gen –a (dấu – chỉ gen đã mất), gây nhảy van.
Đột biến gen: biến đổi gen trội A thành alen a làm cho kiểu gen Aa trở thành aa, gây nhảy
van.
1. Chuột bố, mẹ có kiểu hình bình thường. Lập sơ đồ lai và nhận xét tỷ lệ kiểu gen, kiểu
hình ở F1 trong trường hợp bố mẹ giãm phân bình thường và trong trường hợp có đột biến xảy ra
trong quá trình giãm phân của tế bào sinh giao tử cái.
2. Nếu chuột con sinh ra có tỷ lệ kiểu hình bình thường và nhảy van xấp xỉ 1 : 1. Giải
thích Và lập sơ đồ lai. Biết chuột bố mẹ có kiểu hình bình thường và có hiện tượng đột biến trong
quá trình giãm phân tế bào sinh giao tử đực.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 15:
F1 chứa một cặp gen dị hợp dài 5100Å nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Gen trội chứa 3900 liên kết hyđrô.
Gen lặn có hiệu số giữa ađênin với loại nuclêôtit không bổ sung với nó là 20%.
1. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được tạo ra từ F1 trong hai
trường hợp sau:
a. F1 giảm phân bình thường.
b. F1 giảm phân có đột biến dị bội thể ở cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa cặp gen đã
cho.
2. F1 tự thụ phấn. Trong số các hợp tử F2 thấy có loại hợp tử chứa 2700 ađênin. Tính số
lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại hợp tử F2.
3. Nếu tiếp tục cho các cơ thể F2 thừa nhiễm sắc thể được tạo ra ở trên giao phấn với
nhau. Xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F3.
Cho biết trội qui định cây cao và gen lặng qui định cây thấp.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 16:
Ở một loại thực vật, quả tròn là tính trạng trội hoàn toàn so với
quả dài. Do hiện tượng đột biến đa bội thể, trong loài, ngoài các cây 2n,
còn xuất hiện những cây 3n và 4n.
1. Hãy viết kiểu gen của các cây 2n, 3n và 4n liên quan đến cặp
tính trạng đã cho.
2. Cho hai cây giao phấn với nhau, thu được ở F1 có tỷ lệ kiểu
hình là 11 cây có quả tròn và 1 cây có quả dài.
Biện luận và lập sơ đồ lai.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 17:
Ở một loài thực vật, hợp tử 2n bình thường có 20 nhiễm sắc thể
đơn.
Một tế bào sinh dục sơ khai cái của loài nói trên nguyên phân một
số đợt liên tiếp và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương
với 1260 nhiễm sắc thể đơn. Tất cả các tế bào con tạo ra sau quá trình
nguyên phân nói trên trở thành các tế bào sinh giao tử cái và đều giảm
phân bình tường tạo các giao tử cái đơn bội. Hiệu suất thụ tinh của giao
tử cái là 12,5%.
1. Xác định số lượng hợp tử được tạo thành.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
A. ĐỘT BIẾN
BÀI TẬP MẪU
Bài 17: (TT)
2. Trong các hợp tử được hình thành, người ta để ý đến 3 hợp tử được ký
hiệu là I, II, III.
a. Hợp tử I nguyên phân liên tiếp 4 đợt và đã sử dụng của môi trường
nguyên liệu tương đương 315 crômaxit.
b. Hợp tử II nguyên phân liên tiếp 3 đợt và đã có 114 nhiễm sắc thể đơn
mới hoàn toàn trong các tế bào con ở thế hệ cuối cùng.
c. Hợp tử III nguyên phân liên tiếp 5 đợt và có các tế bào con ở thế hệ cuối
cùng chứa 960 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi.
- Xác định số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi loại hợp tử I, II, III.
- Giải thích các cơ chế và lập sơ đồ minh họa cho quá trình hình thành mỗi
loại hợp tử trên.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 18:
Ở cà chua, tính trạng đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng.
Đột biến đa bội thể có thể làm cho cơ thể 2n trở thành 3n và 4n. Trong
các cơ thể được xét, các gen đã alen với nhau và cùng qui định tính
trạng.
1. Cho giao phấn giữa hai cây. F1 thu được tỷ lệ kiểu hình là 3 cây
quả đỏ : 1 cây quả vàng.
2. Cho giao phấn giữa hai cây khác, F1 thu được tỷ lệ kiểu hình là
35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Hãy giải thích kết quả và lập các sơ đồ lai có thể có cho mỗi phép
lai nêu trên.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 19:
Ở một loài thực vật, gen T qui định màu hoa tím là trội hoàn toàn so với gen t
qui định hoa màu trắng.
Ngoài các cơ thể 2n, do sự phân ly không bình thường của đôi nhiễm sắc thể
tương đồng chứa cặp gen đã cho trong đột biến dị bội thể tạo ra các cơ thể 2n + 1
trong loài.
1. Lập sơ đồ lai và giải thích kết quả kiểu gen, kiểu hình khi thực hiện các phép
lai sau:
P : TTt x Tt.
P : TTt x tt.
P : Ttt x Tt.
P : Ttt x tt.
Cho biết các cơ thể 2n giảm phân bình thường.
2. Cho giao phối giữa hai cây đều có bộ nhiễm sắc thể 2n. F1 thấy có xuất hiện
cây 2n + 1 mang kiểu hình hoa trắng. Hãy giải thích hiện tượng và lập sơ đồ lai có thể
có. Cho biết các hợp tử đều phát triển bình thường.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 20:
Ở người, gen trội M nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định nhìn màu bình
thường. Đột biến gen tạo ra alen lặn tương phản là m gây bệnh mù màu. Ngoài ra, do hiện
tượng đột biến dị bội thể ở đôi nhiễm sắc thể giới tính còn có thể làm xuất hiện các cơ thể có
bộ nhiểm sắc thể giới tính không bình thường là XXX, XO, XXY.
1. Kiểu hình mù màu có thể tìm thấy ở những kiểu gen bình thường và không bình
tường nào?
2. Ở một số gia đình sau; bố mẹ đều có bộ nhiễm sắc thể 2n.
a. Gia đình thứ nhất: bố và mẹ sinh được một đứa con gái có kiểu gen XO và bị mù
màu.
b. Gia đình thứ hai: bố và mẹ sinh được một đứa con trai có kiểu gen XXY và bị mù
màu.
c. Gia đình thứ ba: mẹ bị mù màu sinh được một đứa con gái XXX không bị mù màu.
Hãy giải thích, xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và sơ đồ lai có thể có để minh
họa cho mỗi trường hợp trên.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 21:
Gen D qui định hạt màu đen và alen lặn tương phản d qui định hạt
màu nâu.
Cho các cây dị hợp 3n giao phấn với các cây dị hợp 4n để xét hiện
tượng di truyền của cặp tính trạng về màu hạt đã nêu, nhận thấy:
1. Trường hợp 1: thu được ở F1 vừa có cây hạt đen vừa có cây hạt
nâu.
2. Trường hợp 2: chỉ thu được ở F1 có kiểu hình duy nhất hạt đen.
Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp đã nêu.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 22:
Gen có chiều dài 5100 Å. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen nói trên có tỷ lệ từng
loại ribônuclêôtit rA : rU : rG : rX lần lược là 1 : 2 : 3 : 4.
1. Nếu gen đó bị đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của của gen sau đột biến là bao nhiêu?
b. Số liên kết hyđrô của gen sau đột biến sẽ thay đổi như thế nào so với gen bình
thường?
2. Nếu gen đó bị đột biến mất một cặp nuclêôtit.
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là bao nhiêu?
b. Số liên kết hyđrô của gen sau đột biến sẽ thay đổi như thế nào so với gen bình
thường.
c. Phân tử prôtêin do gen đột biến điều khiển tổng hợp sẽ như thế nào so với phân tử
prôtêin do gen bình thường điều khiển tổng hợp.
3. Cũng như những yêu cầu a, b, c của câu 2 nếu gen bị đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 23:
Gen dài 4080Å và có số nuclêôtit lạo ađênin chiếm 20% so với
tổng số nuclêôtit của gen.
Gen bị đột biến mất một đoạn. Đoạn mất chứa 60 xitôzin và số
liên kết hyđrô của gen sau đột biến là 2850.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến.
2. Nếu gen sau đột biến tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số lượng
từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp là bao nhiêu?
3. Gen sau đột biến sao mã 2 lần và trên mỗi bản mã sao có 6
ribôxôm trượt qua không lặp lại. Tính số axit amin môi trường cung cấp
cho quá trình giải mã.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 24:
Nhiễm sắc thể chứa một phân tử AND dài 1,02mm và có số
nuclêôtit loại ađênin chứa 30%. Nhiễm sắc thể bị đột biến thêm đoạn
dẫn đến phân tử AND chứa trong nó tăng thêm 6240 liên kết hyđrô.
Đoạn AND gắn thêm vào có A = 2/3G.
1. Nếu phân tử AND sau đột biến tự nhân đôi liên tiếp 3 đợt thì số
lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp là bao nhiêu?
Cho biết 1 mm = 107 ăngstron.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 24: (TT)
2. Đoạn AND gắn thêm vào chứa 2 gen dài bằng nhau. Một trong hai
gen đó sao mã được một phân tử mARN có 20% ribônuclêôtit ugaxin và
15% ribônuclêôtit xitôzin. Tính số ribônuclêôtit từng loại của phân tử
mARN nếu biết gen tạo ra nó có tỷ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau.
3. Trên phân tử mARN có 5 ribôxôm trượt qua không lập lại để tổng
hợp prôtêin. Thời gian để ribôxôm thứ nhất trượt qua hết phân tử mARN là
40 giây. Khoảng cách đều về thời gian giữa các ribôxôm là 0,6 giây.
Xác định vận tốc trượt của ribôxôm và khoảng cách giữa ribôxôm
thứ nhất và ribôxôm cuối cùng. Cho biết các ribôxôm có vận tốc trượt bằng
nhau.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 25:
Gen có chiều dài 51000Å có hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtit khác bằng 10%.
Gen nhân đôi 5 đợt liên tiếp và đã có 91200 nuclêôtit chứa trong tất cả các gen son tạo ra ở đợt
nhân đôi cuối cùng. Biết rằng trong số các gen con tạo ra ở đợt nhân đôi thứ hai có một gen bị
đột biến mất đi một đoạn, đoạn mất có A/G = 2/3.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen bình thường và mỗi gen bị đột biến.
2. Các gen con tạo ra tiến hành sao mã một số lần bằng nhau tạo ra hai loại phân tử
mARN thuộc loại thứ nhất có 540 uraxin và mỗi phân tử mARN thuộc loại thứ hai có 725
uraxin. Số ribônuclêôtit loại xitôzin của một phân tử mARN trong mỗi loại đều có 360. Toàn bộ
ribônuclêôtit tự do được sử dụng cho quá trình sao mã là 136800. Tính số lượng từng loại
ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho mỗi loại gen (bình thường hay sao mã) đột biến.
3. Trên mỗi bản mã sao tạo ra từ gen đột biến đều có 6 ribôxôm trượt qua không lặp lại
với vận tốc bằng nhau. Thời gian của cả quá trình giải mã trên mỗi bản mã sao là 44,5 giây; các
ribôxôm cách đều nhau 91,8 ăngstron. Tính vận tốc trượt của ribôxôm và số axit amin môi
trường cung cấp cho quá trình giải mã.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
A. ĐỘT BIẾN
BÀI TẬP MẪU
Bài 26:
F1 chứa một cặp gen dị hợp dài 4080 ăngstron.
Gen trội có tỷ lệ: A : G = 2 : 3.
Gen lặn có 2760 liên kết hyđrô.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử của F1 trong
trường hợp F1 giảm phân bình thường và trong trường hợp giảm phân có hiện
tượng đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
2. Cho F1 tự thụ phấn. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại hợp
tử F2 trong các trường hợp:
a. Hai cơ thể F1 đều giảm phân bình thường.
b. Một trong hai cơ thể F1 giảm phân có hiện tượng đột biến số lượng
nhiễm sắc thể.
c. Cả hai cơ thể F1 giảm phân đều bị đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 27:
Hai cơ thể thuộc cùng một loài đầu xét một cặp gen dị hợp giống nhau và
đều dài 4080 Å.
- Gen trội hoàn toàn quy định màu lông xám có số nuclêôtit loại A chiếm
20% số nuclêôtit của gen.
- Gen lặn qui định màu lông trắng có tỷ lệ từng loại nuclêôtit giống nhau.
Cho hai cơ thể đó lai với nhau. Trong số các hợp tử F1 thấy có loại hợp
tử chứa 1560 ađênin.
1. Xác định loại hợp tử F1 đã cho và giải thích hiện tượng trên.
2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại hợp tử F1 nói trên.
3. Cho F1 chứa 1560 ađênin tạp giao với nhau. Hãy xác định tỷ lệ phân
ly kiểu gen và kiểu hình ở F2.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
A. ĐỘT BIẾN
Bài 28:
Ở một loài thực vật: A qui định lá nguyên là trội so với gen a qui
định lá chẻ. Do đột biến, bên cạnh những cơ thể 2n, trong loài còn xuất
hiện những cây 3n và 4n.
1. Cho các cây dị hợp 2n giao phấn với những cây dị hợp 3n và
4n. F1 cho tỷ lệ 11 cây lá nguyên : 1 cây lá chẻ.
2. Cho cây dị hợp 3n giao phấn với cây dị hợp 4n. F1 cho đồng
loạt cây lá nguyên.
3. Các cây dị hợp 3n giao phấn với các cây dị hợp 4n. F1 cho 35
cây lá nguyên và 1 cây lá chẻ.
Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
BÀI TẬP MẪU
B. THƯỜNG BIẾN
Bài 29:
Khi xác định số hoa cái trên 70 cây dưa chuột, người ta thu được số liệu như sao:
Số hoa cái trên một cây
Số cây
5
7
6
10
7
8
8
5
9
12
10
13
11
9
12
4
13
2
1. Tính số hoa cái bình quân trên mỗi cây hoa chuột?
2. Lập đồ thị biểu diễn trên kết quả nghiên cứu trên.
3. Tính độ lệch trung bình về số hoa cái của những cây hoa chuột.
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
B. THƯỜNG BIẾN
BÀI TẬP MẪU
Bài 30:
Nghiên cứu trọng lượng của 88 con lợn trong một trại chăn nuôi, người ta thu
được kết quả như sau:
Trọng lượng (Kg)
số lợn (con)
Trọng lượng (Kg)
số lợn (con)
100 – 109
7
150 – 159
9
110 – 119
4
160 – 169
13
120 – 129
8
170 – 179
15
130 – 139
10
180 – 189
6
140 – 149
11
190 – 199
5
1. Tính trọng lượng bính quân của mỗi con lợn trong trại chăn nuôi ấy?
2. Tính độ lệch trung bình về trọng lượng?
3. Lập đồ thị biểu diễn kết quả về trọng lượng lợn của trại chăn nuôi ở thời điểm
khảo sát.
BÀI TẬP MẪU
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
B. THƯỜNG BIẾN
Bài 31:
Khảo sát chiều cao của 82 cây thuộc cùng một loại thực vật, người
ta thu được kết quả như sau:
Chiều cao (cm)
Số cây
Chiều cao (cm)
Số cây
50 – 59
8
90 – 99
17
60 – 69
12
100 – 109
10
70 – 79
10
110 – 119
7
80 -89
18
1. Tính tỷ số trung bình cộng về chiều cao của loài thực vật nói trên?
2. Tính độ lệch trung bình về chiều cao?
3. Lặp đồ thị về kết quả khảo sát đã nêu?
CHƯƠNG I – BIẾN DỊ
B. THƯỜNG BIẾN
BÀI TẬP MẪU
Bài 32:
Trong điều tra dân số, khi khảo sát mức sinh đẻ của 60 bà trong một khu vực,
người ta thống kê được bản số liệu sau:
Số con / bà mẹ
Số bà mẹ tương ứng
Số con / bà mẹ
Số
bà mẹ tương ứng
0
2
5
6
1
8
6
4
2
18
7
2
3
12
8
1
4
7
1. Tính số con bình quân trên mỗi bà mẹ thuộc khu vực trên?
2. Tính độ lệch trung bình?
3. Lập đồ thị?
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
A. QUẦN THỂ VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA QUẦN THỂ GIAO PHỐI
BÀI TẬP MẪU
Bài 32:
Khi thống kê quần thể sóc ở một vườn quốc gia, người thu được số liệu như sau:
- Sóc lông nâu đồng hợp tử : 1050 con.
- Sóc lông nâu dị hợp tử : 150 con.
- Sóc lông trắng : 300 con.
Biết tính trạng màu lông do một gen gồm hai alen qui định và tác động của chọn lọc
tự nhiên trong quần thể sóc là không đáng kể.
1. Tính tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể trên.
2. Quần thể đã nêu đã ở trạng thái cân bằng chưa?
Nếu quá trình giao phối tự do tiếp tục diễn ra trong quần thể thì phải qua bao nhiêu
thế hệ nữa, quần thể mới đạt trạng thái cân bằng?
3. Giả sử khi ở trạng thái cân bằng, số lượng sóc của quần thể là 6000 con thì hãy xác
định số lượng sóc cụ thể ở từng kiểu gen là bao nhiêu?
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
A. QUẦN THỂ VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA QUẦN THỂ GIAO PHỐI
BÀI TẬP MẪU
Bài 33:
Cho biết ở bò:
Kiểu gen AA :
qui định lông đen.
Kiểu gen Aa :
qui định lông có màu lang trắng đen.
Kiểu gen aa :
qui định lông vàng.
Trong tổng số 1200 con bò của trại chăn nuôi, có 432 bò lông đen, 576 bò lông lang
trắng đen và số còn lại có lông vàng.
1. Tính tần số tương đối của mỗi alen trong cặp gen qui định tính trạng trên của quần thể.
2. Nếu xem quần thể có số lượng đã thống kê là quần thể khởi đầu. Cho các cá thể trong
quần thể tạp giao với nhau.
a. Chứng minh tần số của mỗi alen và tỷ lệ kiểu gen luôn không đổi ở các thế hệ tiếp
theo.
b. Từ thí dụ trên, hãy biện luận để xác định công thức tổng quát về cấu trúc di truyền của
một quần thể ở trạng thái cân bằng.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
A. QUẦN THỂ VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA QUẦN THỂ GIAO PHỐI
BÀI TẬP MẪU
Bài 34:
Cho biết các quần thể có tỷ lệ các kiểu gen như sau:
PI : 45% AA
:
40% Aa
:
15% aa.
PII : 39% AA
:
52% Aa
:
9% aa.
PIII : 65% AA
:
0% Aa
:
35% aa.
1. Tính tần số của mỗi alen ở mỗi quần thể.
2. Hãy cho biết quần thể nào oqr trạng thái can bằng?
3. Trong mỗi quần thể đều xãy ra quá trình giao phối tự do, hãy xác định cấu
trúc di truyền của mỗi quần thể ở thế hệ tiếp theo sẽ như thế nào.
4. Giả sử số lượng cá thể của mỗi quần thể ở F1 đều là 2000 thì số cá thể ở
mỗi kiểu gen là bao nhiêu?
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
A. QUẦN THỂ VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA QUẦN THỂ GIAO PHỐI
BÀI TẬP MẪU
Bài 35:
Trong một quần thể gia súc ở trạng thái cân bằng, người ta xác
định được có 20,25% số cá thể lông dài, số còn lại có lông ngắn.
1. Tần số tương đối của mỗi alen trong cặp gen qui định cặp tính
trạng độ dài lông của quần thể trên là bao nhiêu?
2. Tỷ lệ kiểu gen của quần thể sẽ như thế nào?
Cho biết lông ngắn là tính trạng trội so với lông dài.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
A. QUẦN THỂ VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA QUẦN THỂ GIAO PHỐI
BÀI TẬP MẪU
Bài 36:
Cho biết một quần thể khởi đầu như sau:
P : 35AA : 14 Aa : 91 aa.
Alen AA qui định không có sừng.
Alen aa qui định có sừng.
Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình của quần thể ở thế hệ F3 trong hai
trường hợp sau:
1. Cho các cá thể trong quần thể tự phối bắt buộc.
2. Cho các cá thể trong quần thể giao phối tự do.
Biết không có đột biến, các cá thể đều sống và phát triển bình thường.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
A. QUẦN THỂ VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA QUẦN THỂ GIAO PHỐI
BÀI TẬP MẪU
Bài 37:
Biết tỷ lệ kiểu gen của các quần thể như sau:
Quần thể I
: 1% AA
: 64% Aa
: 35%
aa.
Quần thể II
: 56% AA
: 32% Aa
: 12%
aa.
Quần thể III : 75% AA
: 25% aa.
Xác định cấu trúc di truyền của mỗi quần thể sau 4 thế hệ
tự phối bắt buộc.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
A. QUẦN THỂ VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA QUẦN THỂ GIAO PHỐI
BÀI TẬP MẪU
Bài 38:
Biết tỷ lệ kiểu gen của các quần thể như sau:
Quần thể I
: 64% AA
: 32% Aa
: 4% aa.
Quần thể II
: 6,25% AA
: 37,5% Aa
: 56,25% aa.
Quần thể III
: 60% AA
: 20% Aa
: 20% aa.
1. Trong các quần thể trên, quần thể nào đã ở trạng thái cân bằng,
quần thể nào chưa cân bằng?
2. Đối với quần thể nào chưa cân bằng thì điều kiện để nó đạt
được trạng thái cân bằng là gì? Cấu trúc di truyền của nó khi ở trạng
thái cân bằng.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
A. QUẦN THỂ VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA QUẦN THỂ GIAO PHỐI
BÀI TẬP MẪU
Bài 39:
Trong một quần thể gia súc, người ta xác định 36% cá thể lông đỏ,
còn lại là cá thể lông vằn. Cho biết tính trạng màu lông do một cặp gen
gồm hai alen cho phối; màu lông đỏ trội so với màu lông vằn và quần
thể đang ở trạng thái cân bằng.
1. Tính tần số tương đối của mỗi alen thuộc cặp nói trên trong
quần thể.
2. Tỷ lệ phân ly kiểu gen trong quần thể là như thế nào?
3. Nếu tổng số cá thể thuộc quần thể trên là150.
Tính số cá thể tương ứng với từng kiểu gen trong quần thể.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
A. QUẦN THỂ VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA QUẦN THỂ GIAO PHỐI
BÀI TẬP MẪU
Bài 40:
Cho biết tần số tương đối của hai alen D và d trong các quần thể
như sau:
Quần thể I
: 0,38 D : 0,62 d.
Quần thể II
: 0,64 D : 0,36 d.
Quần thể III
: 0,26 D : 0,73 d.
Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen và tỷ lệ kiểu hình của mỗi quần thể ở
trạng thái cân bằng.
Biết D: qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với d qui định hoa trắng.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
A. QUẦN THỂ VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA QUẦN THỂ GIAO PHỐI
BÀI TẬP MẪU
Bài 41:
Ở một quần thể thực vật, số cây có lá chẻ chiếm tỷ lệ là
49%; còn lại là số cây có lá nguyên. Cho biết tính trạng lá
nguyên là trội so với lá chẻ.
1. Tần số của mỗi alen trong cặp gen qui định cặp tính
trạng trên của quần thể là bao nhiêu?
2. Xác định kiểu gen của quần thể.
Biết rằng quần thể đang ở trạng thái cân bằng.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
A. QUẦN THỂ VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA QUẦN THỂ GIAO PHỐI
BÀI TẬP MẪU
Bài 42:
Có 3 quần thể sau:
- Quần thể I : 75% Aa : 25% aa.
- Quần thể II : 12 AA : 21 Aa : 27 aa.
- Quần thể III: 0,4375 AA : 0,5625 aa.
Xác định:
1. Cấu trúc di truyền của quần thể I sau 3 thế hệ tự phối.
2. Cấu trúc di truyền của quần thể II sau 4 thế hệ tự phối.
3. Cấu trúc di truyền của quần thể III sau 5 thế hệ tự phối.
Cho biết không có đột biến, các cá thể đều sống và phát triển bình
thường.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
BÀI TẬP MẪU
Bài 43:
Ở người, bệnh mù màu do gen lặn m qui định. Gen trội tương phản M qui
định nhìn màu bình thường. các gen nói trên nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
Bố (1) và mẹ (2) đều bình thường sinh được 3 người con; một con gái bình
thường (3); một cọ trai bình thường (4) và một con trai bị mù màu (5).
Các người con lớn lên đều xây dựng gia đình.
Người con gái lấy chồng bình thường (6) sinh được người cháu trai bị mù
màu (7).
Người con trai bình thường cưới vợ bình thường (8) sinh được một cháu trai
(9) và một cháu gái (10) đều bình thường.
Người con trai bị mù màu cưới vợ bình thường (11) sinh được một cháu trai
(12) và một cháu gái (13) đều bị mù màu.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
BÀI TẬP MẪU
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 43(TT)
1. Sử dụng các kí hiệu sau:
Nam bình thường
Nam mu màu
Nữ bình thường
Nữ mù màu
2. Xác định kiểu gen của 13 người trong phả hệ trên. Sau đó
chuyển đổi sơ đồ kí hiệu của phả hệ sang sơ đồ kiểu gen của phả hệ.
3. Cháu trai (12) và cháu gái (13) lớn lên muốn có con bình
thường thì phải chọn người bạn đời có kiểu gen và kiểu hình như thế
nào?
Cho biết quá trình giãm phân đều xảy ra bình thường.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
BÀI TẬP MẪU
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 44:
Theo lời của ông A:
“Ông nội và bà nội của tôi máu đông bình thường. Tôi bị máu khó đông giống cha tôi,
trong khi hai chị gái và mẹ tôi máu đông bình thường. Bác trai của tôi và vợ của bác ấy có hai
người con : người con gái máu đông bình thường giống cha và mẹ còn người con trai thì bị máu
khó đông. Cô tôi máu đông bình thường. Chồng, đứa con trai và đứa con gái của cô tôi bị máu
khó đông”.
Biết rằng bệnh máu khó đông do gen lặn liên kết trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định.
1. Theo lời kể của ông A, hãy lập sơ đồ phả hệ và sự di truyền bệnh máu khó đông ở
những người nêu trên.
2. Xác định kiểu gen của mỗi cá thể trong dòng họ ấy.
3. Giả sử rằng cô của ông A nếu tiếp tục sinh có thể sinh được đứa con bình thường
không? Giải thích.
Cho rằng các quá trình tạo trứng và tinh trùng xảy ra bình thường.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
BÀI TẬP MẪU
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 45:
Ở người các tính trạng tóc xoăn, mũi cong, lông mi dài là
các tính trạng trội so với tóc thẳng, mũi thẳng, lông mi ngắn.
Mỗi tính trạng do một gen qui định; các gen mằn trên các nhiễm
sắc thể thường khác nhau.
Bố và mẹ có hai người con : người con trai tóc thẳng, mĩu
thẳng, lông mi ngắn và người con gái tóc xoăn, mĩu cong, lông
mi dài. Cho biết mẹ có kiểu hình tóc thẳng, mũi cong, lông mi
ngắn.
1. Hãy xác định kiểu gen của 4 người trong gia đình trên.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
BÀI TẬP MẪU
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 45 (TT)
2. Nếu người con gái lớn lên lấy chồng có mũi cong thì xác
suất sinh được đứa con có mũi thẳng là bao nhiêu %.
3. Con trai lớn lên cưới vợ và có được một đứa con tóc
xoăn, mũi cao, lông mi dài. Hãy xác định kiểu gen của người vợ
con trai.
4. Để chắc chắn sinh được những đứa con có kiểu gen
AaBbDd thì kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ phải như thế nào?
Biết các quá trình giãm phân xảy bình thường.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
BÀI TẬP MẪU
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 46:
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn d nằm trên nhiễm sắc
thể thường qui định; gen trội D qui định da bình thường.
Bên cạnh đó, gen lặn m qui định mù màu; gen trội M qui định
nhìn màu bình thường. Hai gen M và m nằm trên nhiễm sắc thể
X.
Nghiên cứu sự di truyền các bệnh trong một gia đình,
người ta lập được sơ đồ phả hệ như sau:
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
BÀI TẬP MẪU
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
I
II
III
1
1
2
2 3
1
2
4 5
3
4
6 7
8
5
6
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
BÀI TẬP MẪU
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bảng Ký Hiệu
Nam
Kiểu Hình
Bình thường
Chỉ bị bạch tạng
Chỉ bị mù màu
Bị cả hai bệnh (bạch tạng và mù màu)
Nữ
1. Hãy viết kiểu gen của từng loại ký hiệu trên.
2. Hãy xác định kiểu gen của mỗi cơ thể trong gia đình trên?
3. Cho biết các quá trình giãm phân đều xảy ra bình thường.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
BÀI TẬP MẪU
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 47:
Ở người, gọi gen D nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định tóc xoăn; alen lặn
tương ứng là d qui định tóc thẳng.
Gen m nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây bệnh mù màu : gen trội tương ứng
là M qui định nhìn màu bình thường.
Hệ nhóm máu của người gồm có:
Máu A có kiểu gen IAIA hoặc IAIo.
Máu B có kiểu gen IBIB hoặc IBIo.
Máu AB có kiểu gen IAIB.
Máu O có kiểu gen IoIo.
IA và IB trội so với Io.
Cha (1) máu A, tóc xoăn, nhìn màu bình thường và mẹ (2) máu B, tóc xoăn,
nhìn màu bình thường; sinh được 3 người con: người con trai (3) có máu O, tóc
xoăn, mù màu và hai người con gái sinh đôi cùng trứng (4 và 5).
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
BÀI TẬP MẪU
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 47 (TT)
Con trai lớn lên cưới vợ (6) có máu B, tóc xoăn, nhìn màu bình thường sinh được
một cháu gái (7) có máu O, tóc thẳng, mù màu.
Con gia (4) lớn lên lấy chồng. Người chồng (8) có máu A, tóc thẳng, nhìn màu
bình thường. Họ sinh được một cháu gái (9)có máu B, tóc thẳng, nhìn màu bình thường.
Con gái (5)lớn lên lấy chồng (10) có máu B, tóc thẳng, nhìn màu bình thường
sinh được một cháu trai (11) có máu A, tóc thẳng, mù màu.
1. Xác định kiểu gen của những người nêu trên.
2. Lập sơ đồ phả hệ bằng kiểu gen của đại gia đình trên.
3. Cháu gái (9) và cháu trai (11) lớn lên phải kết hôn với người có kiểu gen và
kiểu hình về máu như thế nào để thế hệ tiếp theo có thể xuất hiện đầy đủ các nhóm máu?
Biết mọi quá trình giãm phân đều xảy ra bình thường.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
BÀI TẬP MẪU
Bài 48:
Ở người, bệnh mù màu và bệnh máu khó đông đều do gen lặn nằm trên
nhiễm sắc thể giới tính X qui định.
Gen m : mù màu.
Gen h : máu khó đông.
Gen M nhìn màu bình thường.
Gen H máu đông bình thường.
Theo dõi một phả hệ người ta thấy:
Cha bình thường; mẹ chỉ mù màu. Họ sinh được 3 người con : người cọ trai
bị cả hai bệnh mù màu và máu khó đông và hai người con gái bình thường. Các
người con lơn lên đều lập gia đình.
Người con trai có vợ chỉ bị mù màu và có được một cháu gái bị cả hai bệnh.
Người con gái thứ nhất lớn lên lấy chồng và sinh được 4 cháu trai: một bình
thường, một chỉ bị mù màu, một chỉ bị máu khó đông và một bị cả hai bệnh.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
BÀI TẬP MẪU
Bài 48:
Người con gái thứ hai lấy chồng bình thường và sinh được một cháu trai chỉ
bị mù màu.
1. Hãy viết các kiểu gen có thể liên quan đến hai tính trạng nói trên ở người.
2. Xác định kiểu gen của những người trong gia đình trên.
3. Dùng các kí hiệu sau:
Nam bình thường
Nam bị mù màu.
Nam chỉ bị máu khó đông
Nam bị cả hai bệnh.
Nữ bình thường
Nữ chỉ bị mù màu.
Nữ chỉ bị máu khó đông
Nữ bị cả hai bệnh.
Lập sơ đồ phả hệ trên.
Biết không xảy ra đột biến.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
BÀI TẬP MẪU
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 49:
Trong một gia đình, mẹ có kểu hình bình thường và cha bị mù màu. Họ có 3 đứa
con: một trai và hai gái. Các người con lớn lên lập gia đình.
Người con trai bình thường cưới vợ bình thường sinh được một cháu trai mù màu.
Người con gái thứ nhất lấy chồng bình thường sinh được một cháu trai mù màu và
một cháu gái bình thường.
Người con gái thứ hai mù màu lấy chồng bình thường sinh được một cháu gái
bình thường.
1. Hãy lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền bệnh mù màu trong gia đình trên.
2. Biện luận và xác định kiểu gen của mỗi người trong gia đình trên.
Cho biết:
M : nhìn màu bình thường ;
m : mù màu.
Các gen nói trên nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và các quá trình giãm phân
đều xảy ra bình thường.
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
BÀI TẬP MẪU
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 50:
Ở người, bệnh bạch tạng dso gen lặn d nằm trên nhiễm sắc
thể thường và bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên nhiễm sắc
thể giới tính X qui định. Các gen trội tương phản là D và M qui
định da bình thường và nhìn màu bình thường.
Có sơ đồ phả hệ như sau:
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
BÀI TẬP MẪU
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
I
II
III
1
1
2
1
2
2
3
4
3
5
6
4
5
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
BÀI TẬP MẪU
Nam
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bảng Ký Hiệu
Kiểu Hình
Nữ
Bình thường
Chỉ bị bạch tạng
Chỉ bị mù màu
Bị cả hai bệnh (bạch tạng và mù màu)
1. Hãy xác định kiểu gen của mỗi người trong phả hệ.
2. Cháu gái III4 lớn lên lấy chồng nhìn màu bình thường thì có thể sinh
ra đứa con bị mù màu? Giải thích. Xác suất để xuất hiện đứa con bị mù
màu là bao nhiêu %?
CHƯƠNG II – DI TRUYỀN QUẦN THỂ
B. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
BÀI TẬP MẪU
Bài 51:
Ông A là người có tóc thẳng; ông kể như sau:
“Ông ngoại và bà ngoại đều có tóc quăn. Ông, bà có hai người con là cậu tôi
và mẹ tôi. Cậu tôi tóc quăn trong khi vợ và con gái của cậu ấy có tóc thẳng. Tóc
tôi giống tóc mẹ và khác tóc của cha với em gái tôi. Đến nay tôi vẩn độc thân
trong khi em gái tôi đã có chồng và hai đứa con; trong hai đứa con đó, có một đứa
kiểu tóc giống cha và mẹ nó; một đứa còn lại thì khác”.
1. Hãy giải thích để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng nói trên.
2. Nếu qui ước: gen A qui định tính trạng trội và gen a qui định tính trạng
lặn trong cặp tính trạng nói trên. Hãy biện luận để xác định kiểu gen của những
người trong gia đình trên.
Biết rằng hình dạng tóc do một gen qui định và không xảy ra hiện tượng đột
biến.
[...]... CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND 1 PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP Dạng 1: Tính số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi Thí dụ 2: Một gen nhân đôi 4 đợt liên tiếp đã lấy của môi trường 36000 nuclêôtit tự do để góp phần tạo nên các gen con trong đó có 108 000 guanin Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit chứa trong gen B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND 1 PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP Dạng 2: Tính số liên kết... hai A - CẤU TẠO AND 3 BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 7: Một gen có chiều dài 0,408µm và có hiệu số giữa nuclêôtit loại guanin với loại nuclêôtit khác là 10% số nuclêôtit của gen 1 Tìm khối lượng gen Biết khối lượng trung bình của một nuclêôtit là 300 đơn vị cacbon 2 Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen 3 Tính số liên kết hyđrô của gen A - CẤU TẠO AND 3 BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 8: Một gen có số liên... đơn vị cacbon B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND 1 PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP Dạng 1: Tính số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi Thí dụ 1: Một gen tái sinh một số đợt đã sử dụng của môi trường 2100 0 nuclêôtit trong đó loại ađênin chiếm 1200 Biết tổng số mạch đơn trong các gen được tạo thành gấp 8 lần số mạch đơn của gen mẹ lúc đầu 1 Tính các lần tái sinh của gen 2 Tính số lượng và tỷ lệ % từng... T : X = 1 : 1 1 Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen 2 Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen A - CẤU TẠO AND 3 BÀI TẬP TỰ GIẢI A - CẤU TẠO AND 3 BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 12: Gen thứ nhất có khối lượng 72 .104 đơn vị cacbon và có số liên kết hyđrô là 2880 Trên mạch thứ nhất của gen có tỷ lệ A/G = 3/1 và có A + G = 480 nuclêôtit Gen thứ hai có cùng số liên kết hyđrôvới... - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND 1 PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP Dạng 3: Tính thời gian nhân đôi của gen Thí dụ: Một gen có chiều dài 0,5µm tự nhân đôi 1 lần Thời gian để tách và liên kết các nuclêôtit của môi trường của một chu kỳ xoắn là 0,05 giây Biết tốc độ lắp ghép các nuclêôtit đều nhau Tính tốc độ nhân đôi và thời gian nhân đôi của gen B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND 2 BÀI TẬP MẪU Bài 1: 1 Gen thứ nhất dài 2550... CẤU TẠO AND 2 BÀI TẬP MẪU Bài 1: Một trong hai mạch đơn của gen có tỷ lệ A : T : G : X lần lược là 15% : 30% : 30% : 25% Gen đó dài 0,306mm 1 Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch đơn và của gen 2 Tính số chu kỳ xoắn và khối lượng trung bình của gen 3 Tính số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị giữa đường với axit photphoric trong gen A - CẤU TẠO AND 2 BÀI TẬP MẪU Bài 2: Một đoạn... và số liên kết hóa trị giữa đường và axit của đoạn AND nói trên A - CẤU TẠO AND 3 BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 10: Một gen dài 0,408µm và có hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtit khác bằng 15% số nuclêôtit của gen Trên một mạch của gen có tổng số giữa hai loại ađênin với guanin bằng 50%, hiệu số giữa ađênin với guanin bằng 10% và tỷ lệ T : X = 1 : 1 1 Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen... đôi một số đợt, môi trường cung cấp 6780 timin a Số lần nhân đôi của gen b Số nuclêôtit môi trường cung cấp và số liên kết hyđrô đã bị phá vỡ B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND 3 BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 10: Hai gen đều dài 3821.6 Å , đều tái sinh 3 đợt đã làm đứt tổng cộng 39130 liên kết hyđrô Biết tỷ lệ từng loại nuclêôtit của gen I bằng nhau 1 Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen 2 Tính số lượng từng... 2 BÀI TẬP MẪU Bài 5: Một gen dài 0,306µm và có T/X = 3/1 Sau một số lần nhân đôi liên tiếp của gen đã có tổng số liên kết hyđrô bị phá vỡ là 62775 1 Tìm số lần nhân đôi của gen 2 Tím số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen 3 Đã có bao nhiêu liên kết hyđrô và liên kết hóa trị được hình thành trong các gen con đã được tạo ra? B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND 3 BÀI TẬP... ĐÔI AND 3 BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 7: Hai gen I và II nhân đôi có số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số gen con là 40 Biết số lần nhân đôi của gen II nhiều hơn so với gen I 1 Tính số lần nhân đôi của mỗi gen 2 Gen I dài gấp đôi gen II Trong quá trình nhân đôi, hai gen đã sử dụng 67500 nuclêôtit của môi trường góp phần tạo ra các gen con Gen I có hiệu số giữa A với các loại nuclêôtit khác bằng 10% Gen ... AND PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP A - CẤU TẠO AND BÀI TẬP MẪU BÀI TẬP TỰ GIẢI B - CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP BÀI TẬP MẪU BÀI TẬP TỰ GIẢI A - CẤU TẠO AND PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP... - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP BÀI TẬP MẪU BÀI TẬP TỰ GIẢI NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP Dạng 1: Tính số lượng RIBÔNUCLÊÔTIT phân... lệ % số lượng loại nuclêôtit mạch gen A - CẤU TẠO AND BÀI TẬP TỰ GIẢI A - CẤU TẠO AND BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 12: Gen thứ có khối lượng 72 .104 đơn vị cacbon có số liên kết hyđrô 2880 Trên mạch thứ