1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Soạn bài: Câu ghép

3 575 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 25,39 KB

Nội dung

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài CÂU GHÉP I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thế nào là câu ghép? - Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm Chủ - Vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V này được gọi là một vế câu. Ví dụ : + Mây đen kéo kín bầu trời, gió giật mạnh từng cơn. + Trăng đã lên cao, biển khuya lành lạnh. + Vì trời mưa nên đường lầy lội. + Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.                                   (Nam Cao) + Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. (Đoàn Giỏi) 2. Cách nối các vế câu Các vế trong câu ghép không bao hàm nhau. Chúng được nối với nhau theo các cách sau đây: a. Dùng những từ có tác dụng nối - Nối bằng 1 quan hệ từ: Kiểu nối này, quan hệ từ nằm ở giữa các vế câu. + Chỉ quan hệ bổ sung hoặc đồng thời: và Ví dụ:       + Xe dừng lại và một chiếc khác đỗ bên cạnh. + Mặt trời mọc và  sương tan dần. + Lão không hiểu tôi, tôi cũng vậy và tôi buồn lắm. (Nam Cao) + Chỉ quan hệ nối tiếp: rồi Ví dụ:       + Nó đến rồi chúng tôi cùng nhau học bài. + Nắng nhạt dần rồi chiều sẽ qua đi Rồi trăng lặn, rồi tiếng gà lại gáy. (Lê Phan Quỳnh) + Quan hệ từ chỉ quan hệ tương phản hay nghịch đối: mà, còn, song, chứ, nhưng… Ví dụ:       + Buổi sáng, bà đi chợ, mẹ đi làm còn Liên đi học. + Hoa cúc đẹp nhưng hoa ngâu thơm hơn. + Chúng tôi đến chơi song anh không có nhà. - Quan hệ từ chỉ quan hệ lựa chọn: hay, hay là, hoặc… Ví dụ:       + Mình đọc hay tôi đọc.                                  (Nam Cao)                  + Tôi chưa làm kịp hay anh làm giúp tôi vậy? - Nối bằng cặp quan hệ từ: + Cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả: vì… nên, bởi…nên, tại… nên, do… nên, … Ví dụ:       + Vì mẹ ốm nên bạn Nghĩa phải nghỉ học. + Do Thỏ kiêu ngạo nên nó đã thua Rùa. + Bởi chàng ăn ở hai lòng Cho nên phận thiếp long đong một đời (Ca dao) + Cặp quan hệ từ chỉ điều kiện hệ quả: nếu (hễ, già)… thì, chỉ cần (chỉ có)… thì, … Ví dụ:       + Hễ anh ấy đến thì tôi cho anh về                  + Giá trời không mưa thì chúng tôi sẽ đi chơi + Cặp quan hệ từ chỉ ý nhượng bộ: tuy… nhưng Ví dụ:       + Tuy tôi đã bảo nhiều lần nhưng nó vẫn không nghe                  + Tuy trời đã hửng nắng nhưng tiết trời vẫn lành lạnh + Cặp quan hệ từ chỉ ý tăng tiến: chẳng những… mà còn Ví dụ:       + Chẳng những hoa không còn thơm mà lá cũng héo dần                  + Chẳng những Hồng học giỏi mà bạn ấy còn hay giúp đỡ các bạn yếu. - Nối bằng cặp phó từ hay đại từ. Câu ghép sử dụng cặp phó từ hay đại từ thường biểu thị sự hô ứng về mặt nội dung giữa các vế: ai… nấy, bao nhiêu… bấy nhiêu, đâu… đó, nào … ấy, càng… càng. Ví dụ:       + Ăn cây nào rào câu ấy.                                            (Ca dao)                  + Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu.                  + Ai làm, người ấy chịu.                                             (Ca dao) b. Không dùng từ nối Trong trường hợp không dùng từ nối, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy ngăn cách. Ví dụ:       - Nắng ấm, sân rộng và sạch. - Cảnh vậy xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn" hôm nay tôi đi học. (Thanh Bình) - Gió lên, nước biển càng dữ. (Chu Văn) * Lưu ý: Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép thường được đánh dấu bằng những cặp quan hệ từ nêu trên. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. Ví dụ: Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan trời mới quang. Câu ghép trên gồm 3 vế được nối với nhau bằng dấu phẩy khi viết và một quãng ngắt khi nói. Cả ba vế câu này có quan hệ ý nghĩa rất chặt chẽ, trong đó, sự việc nêu ở vế 1 "mặt trời lên ngang cột buồm" có quan hệ nguyên nhân với hai sự việc nêu ở vế sau "sương tan", "trời mới quang". Vì thế, tuy không sử dụng quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả thì các vế vẫn có quan hệ chỉ nguyên nhân kết quả. Do vậy, trong một số trường hợp cần dựa vào văn cảnh, nội dung ý nghĩa giữa các vế câu.

Soạn bài câu ghép I. Kiến thức cơ bản A. Đặc điểm chung của câu ghép. Đọc đoạn trích trong SGK, tìm các cụm C-V trong những câu in đậm. 1. Câu có cụm C-V (những chữ in đậm trong đoạn văn Tôi đi học – Thanh Tịnh). - “Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp” 2. Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V. - “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”. 3. Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu: Kiểu cấu tạo câu Câu có một cụm C – V Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V Câu cụ thể Mẹ tôi âu yếm … dài và hẹp Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn. Tôi quên thế nào được… Các cụm C-V không bao chứa nhau. Cảnh vật xung quanh tôi… hôm nay tôi đi học. 4. Dựa vào kiến thức đã học, phân tích câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép. - Câu ghép là câu có hai hoặc nhiều cụm C-V không bao nhau. Ví dụ: “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ”. Đoạn văn trên có 7 câu thì các câu (1) (3) (7) là câu ghép, câu (4) là câu đơn có cụm C-V nằm trong thành phần trạng ngữ. B. Cách nối các vế câu. 1. Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở cụm 1. a. “Hằng năm cứ đến ngày… kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” (câu 1). b. “Những lý tưởng ấy tôi chưa lần nào… không nhớ hết”. (câu 3). c. “Cảnh vật chung quanh tôi… hôm nay tôi đi học”. (câu 7). 2. Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối nhau bằng các quan hệ từ: và, vì: - Và trên không có những đám mây bàng bạc. (câu 1). - Vì hồi ấy tôi không biết ghi (câu 3). - Và ngày nay tôi không nhớ hết (câu 3) - Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn (câu 7). 3. Các em dựa vào những kiến thức đã học để nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép. II. Luyện tập. 1. Các câu ghép trong các đoạn trích trong SGK có những cách nối vế câu khác nhau. Các em tự làm bài tập này. 2. Đặt mỗi cặp quan hệ từ một câu ghép. a. “Bởi vì” tôi chủ quan cho nên” tôi thi trượt. b. “Nếu” trời mưa “thì tôi” không đi đá bóng. c. “Tuy” nhà bạn ấy nghèo “nhưng” bạn vẫn học không thua kém ai. d. Chẳng “những” bà con hàng xóm “mà” nhà tôi cũng khó chịu với những âm thanh chat chúa từ cái loa của nhà nó. 3. Chuyển những câu ghép vừa đặt bằng hai cách bỏ các quan hệ từ, hoặc đảo lại trật tự các vế câu: a. Bỏ quan hệ từ: - Nhà bạn ấy nghèo, bạn vẫn học không thua kém ai. - Trời mưa, tôi không đi. b. Đảo lại trật tự các vế: - Tôi thi trượt vì bệnh chủ quan. - Tôi không đi nếu trời mưa. Nhận xét: Nếu vế chính được đảo lên trước thì phải lược bỏ quan hệ từ đứng đầu vế chính (2 câu này đã lược bỏ quan hệ đứng đầu bởi vì, nếu). 4. Đặt câu ghép với một cặp từ hô ứng dưới đây. a. Vừa….đã (hoặc…mới…đã, chưa….đã) - Vừa thấy mặt đã biến mất rồi. - Mới đi một lúc đã thấy mệt. - Chưa ăn đã chê là dở. b. Đâu… đấy (hoặc nào…nấy…sao…vậy). - Người nào gieo gió, người nấy gặt bão. - Đâu có nước ở đấy có cá. c. Càng… càng - Càng suy nghĩ bao nhiêu tôi càng lo cho nó bấy nhiêu. 5. Viết đoạn văn ngắn về đề tài : a. Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông. « Từ hôm đọc và học bài « Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 » em suy nghĩ và nhớ đến chuyện hai con gà chết vì nó ăn phải cái dây thun của em vứt ra ngoài sân. Khi gà chết, mẹ em làm thịt và tò mò xem tại sao nó chết thì phát hiện trong cái « diều » của nó có mấy cái dây thun cuộn chặt… Và bây giờ thì em hiểu rất rõ tác hại của cái chất ni lông. Em bàn với chị em từ nay nhà mình sẽ lấy báo cũ, sách để gói thức ăn. Hai chi em loay hoay viết khẩu hiệu dán lên tường bếp và cửa ra vào : Không dùng bao ni lông. Kết quả trong một tuần chỉ có lần chị em xách cái bao bì ni lông đựng hao trái mang về, còn thực phẩm thì khi đi chợ chị em mang sẵn giấy báo cũ để người bán hàng gói đồ cho mình. Hai chị em tính toán thấy rằng : nếu mỗi ngày gia đình chỉ mua một trong những số báo ra hàng ngày như Tuổi trẻ, Công an… thì sau khi xem xong có thể dùng cho ngày hôm sau để gói thực phẩm, hàng hóa. Như vậy sẽ tạp thành thói quen là khi đi mua hàng bỏ vào cái làn hay cầm tay một tờ báo cũ. Như thế trong nhà sẽ không có bao bì ni lông nữa… ». b. Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn. Làm bài tập làm văn thường gây cho em nhiều lúng túng, sau khi được cô giáo hướng dẫn lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn, em hiểu tác dụng của việc lập dàn ý : - Giúp cho ta một định hướng để viết. - Tránh được việc trình bày vấn đề lủng củng, trùng lặp, lạc đề, nói dài dòng nhưng lại quên những chi tiết trong trọng. - Giúp phần nào sửa được lỗi về câu chữ. Từ đó em thấy luôn luôn có hai việc quan trọng cần chuẩn bị kĩ thì bài viết mới tốt. - Một là : các chi tiết, sự việc cần nêu trong bài tập làm văn phải mới mẻ, độc đáo và có ấn tượng. - Hai là : cần sắp xếp các chi tiết, sự việc ấy sao cho phù hợp (cái nào trước, cái nào sau, cái nào cần đi sâu, cái nào chỉ cần nói qua. ... lớn (câu 7) Các em dựa vào kiến thức học để nêu thêm ví dụ cách nối vế câu câu ghép II Luyện tập Các câu ghép đoạn trích SGK có cách nối vế câu khác Các em tự làm tập Đặt cặp quan hệ từ câu ghép. .. bà hàng xóm “mà” nhà khó chịu với âm chat chúa từ loa nhà Chuyển câu ghép vừa đặt hai cách bỏ quan hệ từ, đảo lại trật tự vế câu: a Bỏ quan hệ từ: - Nhà bạn nghèo, bạn học không thua - Trời mưa,... mưa Nhận xét: Nếu vế đảo lên trước phải lược bỏ quan hệ từ đứng đầu vế (2 câu lược bỏ quan hệ đứng đầu vì, nếu) Đặt câu ghép với cặp từ hô ứng a Vừa….đã (hoặc…mới…đã, chưa….đã) - Vừa thấy mặt biến

Ngày đăng: 01/10/2015, 18:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w