... học an ton v sinh thc phm l ht sc hu ớch cho Vit Nam Hn Quc Ti Hn Quc, B Y t v Phỳc li Xó hi (MHW) v Cc qun lý Thc phm v Dc phm Hn Quc (KFDA) chu trỏch nhim v v sinh an ton thc phm MHW l c quan... cho cỏc doanh nghip ch bin xut khu Thc t cỏc v vic vng mc liờn 37 Nghiên cứu khoa học quan n v sinh kim dch ca hng nụng thy sn xut khu cho thy nhiu trng hp, mc dự quy trỡnh sn xut ca cỏc doanh... phỏp phi thu quan ca hai nc ny ó cho thy 38 mi quan h hp tỏc vi cỏc c quan cú thm quyn ny l rt quan trng vic gii quyt cỏc vng mc phỏt sinh, gúp phn to iu kin cho hng húa xut khu ca Vit Nam tng
Nghiªn cøu khoa häc Gi¶i ph¸p cho vÊn ®Ò An toµn vÖ sinh thùc phÈm nh×n tõ kinh nghiÖm nhËt b¶n vµ hµn quèc NguyÔn quèc tuÊn* Tóm tắt: An toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ là lĩnh vực quan trọng trong đời sống của mỗi quốc gia mà nó còn có tác động đến các quốc gia có quan hệ thương mại với quốc giá đó. Trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, với lợi thế về sản phẩm hàng hóa nông nghiệp và thủy hải sản, Việt Nam rất cần học tập những kinh nghiệm của các quốc gia phát triển về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và trực tiếp nhất là những quốc gia khu vực Đông Bắc Á có quan hệ thương mại và là thị trường rất tiềm năng. Luật An toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam đã ra đời và có hiệu lực tạo ra hành lang pháp lý cho việc thực thi an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đảm bảo vấn đề sức khoẻ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc thực thi các quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn, do vậy cần phải học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc là hết sức cần thiết. Từ khóa: Nhật Bản, Hàn Quốc, Vệ sinh thực phẩm, Luật an toàn vệ sinh thực phẩm n toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt như Việt Nam.* Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra hết sức sâu rộng, Việt Nam cần phát A * ThS, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ 34 huy mạnh mẽ những lợi thế kinh tế của mình trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Với một nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, sản phẩm hết sức đa dạng, phong phú của vùng nhiệt đới từ rau, củ quả đến nguồn lợi thủy hải sản được thiên nhiên mang lại, Việt Nam rất cần thị trường xuất khẩu nhằm thu về cho đất nước những nguồn ngoại tệ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong những năm qua thị trường xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp, thủy hải sản vào các thị trường các nước Nhật Bản và Hàn Quốc của chúng ta chưa đúng với tiềm năng vốn có. Theo chúng tôi, một trong những rào cản lớn nhất đó là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Thị trường các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á là những thị trường rất khắt khe về các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, việc tìm hiểu kinh nghiệm của các quốc gia này, cụ thể là Nhật Bản và Hàn Quốc, về vấn Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 11(165) 11-2014 Nghiªn cøu khoa häc đề an toàn vệ sinh thực phẩm là hết sức hữu ích cho Việt Nam. Hàn Quốc Tại Hàn Quốc, Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội (MHW) và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. MHW là cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ xây dựng, ban hành và kiểm soát việc thực thi hệ thống chính sách về vệ sinh thực phẩm. KFDA là cơ quan triển khai, thực thi các luật và quy định nói trên. Tuy vậy từ 1998, KFDA dần nắm toàn bộ chức năng quản lý, xây dựng chính sách điều tiết trong lĩnh vực thực phẩm của MHW. Hiện tại chỉ có một bộ phận cấp phòng trong MHW thực hiện vai trò giám sát việc thực thi Luật và Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Luật Vệ sinh Thực phẩm được ban hành lần đầu tiên vào năm 1986. Luật này được liên tục sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung nhiều lần trong các năm 1991, 1994, 1995, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2004, 2005, 2006 để có được hệ thống chính sách hoàn thiện như ngày nay. Mục tiêu của đạo luật là nhằm tăng cường sức khỏe của toàn dân thông qua cải thiện và nâng cao chất lượng vệ sinh và dinh dưỡng thực phẩm cho người dân Hàn Quốc, ngăn chặn hiệu quả mọi yếu tố độc hại ảnh hưởng đến thực phẩm tiêu dùng tại Hàn Quốc. Luật này được áp dụng không phân biệt đối xử đối với cả thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu. Theo Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hàn Quốc là nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, EU và Nhật Bản. Thời gian qua, mặt hàng thủy sản tăng trưởng tốt do nhu Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 11(165) 11-2014 cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường Hàn Quốc tăng cao, năng lực sản xuất của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, hai nước đã tăng cường hợp tác kiểm dịch chất lượng. Tuy nhiên, khi nhập khẩu vào Hàn Quốc các doanh nghiệp sẽ chịu sự kiểm soát của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng. Thuế nhập khẩu thường từ 10 đến 30%. Hầu hết các mặt hàng cá đông lạnh và phi lê cá đông lạnh chịu mức thuế nhập khẩu 10%. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc sẽ phải chịu sự kiểm tra về vệ sinh rất khắt khe như Cục Thanh tra chất lượng thủy sản Hàn Quốc, Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc. Bên cạnh đó, một trong những điều quan trọng khi đàm phán với các nhà nhập khẩu Hàn Quốc là khả năng cung cấp các chi tiết về tỉ lệ thủy sản chết và các điều kiện đóng gói cần được làm rõ, các trách nhiệm liên quan phải được giải quyết. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tiếp cận nhanh, bền chặt với nhà nhập khẩu có kinh nghiệm chuyên nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc và thiết lập các kênh phân phối tới các nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch, siêu thị, cửa hàng bách hóa tổng hợp của Hàn Quốc. Đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu vào Hàn Quốc, Hàn Quốc có sự quản lí chặt chẽ về mặt hàng rau quả tươi. Cụ thể, việc nhập khẩu hoa quả tươi được xét theo từng loại quả, trong đó ưu tiên nhập khẩu dừa, dứa, chuối. Các loại rau quả khác nếu muốn nhập khẩu phải thông qua quá trình đàm phán rất dài hoặc thông qua các nước đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của Hàn Quốc mới được chấp nhận. 35 Nghiªn cøu khoa häc Chẳng hạn, đối với trường hợp quả thanh long của Việt Nam để được phép xuất khẩu sang Hàn Quốc phải trải qua quá trình xem xét hồ sơ khoảng 4-5 năm và khi xuất khẩu doanh nghiệp phải đảm bảo quá trình xử lí nhiệt. Điều này khiến giá thành quả thanh long xuất khẩu bị đội lên cũng gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với mặt hàng như gạo, sắn… khi nhập khẩu vào Hàn Quốc, các chuyên gia cũng lưu ý doanh nghiệp một số điểm như: cần tuân theo quy chế đặc thù, việc phân bổ hạn ngạch dành riêng cho một số đối tác, việc đặt cọc 10% giá trị hợp đồng, điều kiện giao nhận hàng, thuế ngoài hạn ngạch cao… nhằm tránh rủi ro khi xuất khẩu. Nhằm giúp Việt Nam trong vấn đề ATVSTP, Hàn Quốc hợp tác giúp Việt Nam quản lý an toàn vệ sinh thực phẩ ực phẩ C . Theo thỏa thuận giữa hai bên, trong thờ ố 63 chi , hỗ trợ 500.000 USD để , tổ chứ ộc tố Từ năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã kiện toàn hệ thống cơ quan chuyên về an 36 toàn vệ sinh thực phẩm bao gồ to ều văn bả 2020. Tuy nhiên, trong lĩnh vự ế ối với các yếu tố nguy hại về .v… Nhật Bản Nhật Bản là một trong những nước có qui định chặt chẽ nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới. Nhật Bản áp dụng Luật VSATTP, Luật Chống gây nhiễm và kiểm soát các loại dịch bệnh, Luật Ngoại thương và Ngoại hối, Luật Thương mại với những quy định chặt chẽ, chỉ cho phép nhập vào nước này những loại thực phẩm đảm bảo VSATTP. Những loại thực phẩm không được phép nhập vào Nhật Bản bao gồm: thực phẩm chứa các thành phần độc tố hoặc có hại, hoặc bị nghi vấn có chứa độc tố; thực phẩm bị thối rữa hoặc hư hỏng; thực phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn và đặc điểm kỹ thuật trong quá trình chế biến, công thức hoặc nguyên liệu chế biến; thực phẩm sử dụng chất phụ gia quá mức cho phép; thực phẩm không kèm theo các chứng từ chứng minh. Một số mặt hàng thực phẩm còn phải đáp ứng đầy đủ các quy định kiểm tra nghiêm ngặt khác mới được nhập vào Nhật Bản như: không chứa các côn trùng gây bệnh hoặc có hại tới sức khỏe con người có trong thịt và cá tươi, các sản phẩm thịt chế biến như hamburger, xúc xích…, trái cây, rau quả Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 11(165) 11-2014 Nghiªn cøu khoa häc hoặc ngũ cốc. Nước này còn quy định giấy phép nhập khẩu đối với một số loài cá đánh bắt tại các vùng duyên hải và rong biển ăn được. Ngoài ra, còn có một số ít các mặt hàng nằm trong diện quản lý nhập khẩu theo quy định của Luật Ngoại thương và Ngoại hối yêu cầu quota nhập khẩu, phải được đồng ý trước của bộ trưởng phụ trách chuyên ngành. Trong các mắt xích của quá trình xuất khẩu sản phẩm nông sản, thủy hải sản thì doanh nghiệp chế biến xuất khẩu là mắt xích quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường sở tại trong đó có tiêu chuẩn về ATVSTP. Thực tiễn ở Việt Nam trong những năm qua, vì lợi ích của bản thân, mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực để đảm bảo hàng hóa xuất khẩu của mình đáp ứng và phù hợp với các tiêu chuẩn và yêu cầu được đưa ra. Tuy nhiên, đặc tính của doanh nghiệp là muốn thu được lợi nhuận tối đa trên cơ sở đáp ứng mức chất lượng tối thiểu mà người tiêu dùng chấp nhận. Vì vậy, cá biệt vẫn có những trường hợp doanh nghiệp vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận trước mắt sẵn sàng vượt qua ranh giới được phép. Do đó, trong công tác tăng cường quản lý chất lượng của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu không thể thiếu được vai trò của các cơ quan nhà nước nhằm quản lý, đảm bảo chất lượng trong sản xuất và kinh doanh cũng như đảm bảo các lợi ích lâu dài và giữ uy tín cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Các cơ quan hữu quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Y tế và các hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến và khuyến khích các doanh nghiệp chế biến Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 11(165) 11-2014 xuất khẩu của Việt Nam áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như HACCP, ISO, SQF, GMP, GAP,... Các cơ quan có chức năng kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cần tăng cường năng lực kiểm tra kiểm nghiệm để có thể phát hiện sớm những doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các chế tài phù hợp với pháp luật để ngăn chặn những doanh nghiệp này tham gia vào hoạt động xuất khẩu những mặt hàng có nguy cơ vi phạm cao. Đối với một số mặt hàng đang hoặc có khả năng cao là đối tượng theo dõi, giám sát nhập khẩu các cơ quan chức năng Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể cân nhắc việc giới hạn số lượng doanh nghiệp xuất khẩu trên cơ sở lựa chọn những doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng tốt, có năng lực chế biến xuất khẩu. Về lâu dài, bên cạnh hoạt động xác nhận và chứng nhận cho từng lô hàng xuất khẩu đủ tiêu chuẩn, hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng đối với hàng xuất khẩu cần tập trung hơn vào công tác đánh giá và công nhận hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp. Để thực hiện tốt các mục tiêu trên đây, chúng ta cần có các giải pháp trước mắt như sau: Thứ nhất, quản lý chất lượng các hộ gia đình, doanh nghiệp nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Bên cạnh công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp chế biến sản xuất cũng cần chú trọng đến công tác quản lý chất lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp nuôi trồng vì đây chính là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Thực tế các vụ việc vướng mắc liên 37 Nghiªn cøu khoa häc quan đến vấn đề vệ sinh kiểm dịch của hàng nông thủy sản xuất khẩu cho thấy trong nhiều trường hợp, mặc dù quy trình sản xuất của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tuân thủ chặt chẽ các quy chuẩn liên quan nhưng hàng hóa vẫn không đạt các tiêu chí về vệ sinh kiểm dịch do ngay từ đầu vào, nguyên liệu đã có dư lượng hóa chất hoặc kháng sinh vượt quá mức độ cho phép. Vì vậy, cần phải kiểm soát ngay từ khâu nuôi trồng và thu hoạch. Việc Nhật Bản giúp ngư dân Việt Nam trong việc đánh bắt cá ngừ tại khu vực vùng biển miền Trung nhằm tăng giá trị của sản phẩm hàng hóa cần được mở rộng hơn nữa. Thứ hai, công tác nghiên cứu khoa học về vệ sinh kiểm dịch. Nhìn chung, các thể chế thương mại đa phương và khu vực thừa nhận là việc nước nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch ở phạm vi đủ cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người, các loài động vật và thực vật. Vì vậy cũng tồn tại khả năng các biện pháp này bị lạm dụng một cách quá mức cần thiết. Do đó, các kết quả nghiên cứu khoa học trong quá trình đấu tranh chống lại các rào cản thương mại của thị trường, đặc biệt là đối với các quy định liên quan đến lượng tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất phụ gia,... có trong sản phẩm xuất khẩu là rất quan trọng. Thứ ba, tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng. Các biện pháp phi thuế quan của Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều luật và quy định khác nhau, do nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau quản lý và thực thi. Kinh nghiệm xử lý một số vụ việc có liên quan đến các biện pháp phi thuế quan của hai nước này đã cho thấy 38 mối quan hệ hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền này là rất quan trọng trong việc giải quyết các vướng mắc phát sinh, góp phần tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng khả năng tiếp cận đối với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Tất nhiên, nguyên tắc cơ bản của giải quyết tranh chấp vẫn là dựa trên luật pháp và quy định, trong đó cơ sở đầu tiên là các quy định của hệ thống thương mại đa phương và cam kết của hai nước trong các điều ước quốc tế song phương và khu vực, sau đó là luật lệ và quy định của nước sở tại. Tuy vậy, một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, mang tính xây dựng với các cơ quan chức năng của nước đối tác dưới hình thức trao đổi thông tin và cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp với quy định và lợi ích của mỗi bên sẽ tạo thuận lợi hơn cho quá trình giải quyết những vướng mắc phát sinh. Thứ tư, tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp Với khuôn khổ pháp lý thuận lợi, được sự ủng hộ, nhất trí cao của lãnh đạo cấp cao giữa các nước trong khu vực Đông Bắc Á, Việt Nam đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó có các doanh nghiệp thương mại. Đây là một trong những lợi thế mà chúng ta cần tận dụng để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước này. Chúng ta cần tranh thủ sự hợp tác của các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc vì chính những doanh nghiệp này là những người nắm rõ nhất về các quy định và yêu cầu liên quan đối với hàng hóa nhập khẩu và trên cơ sở đó có thể đưa ra những bước đi phù hợp để đáp ứng được các biện pháp phi thuế quan mà Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đưa ra. Các doanh nghiệp Nhật Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 11(165) 11-2014 Nghiªn cøu khoa häc Bản và Hàn Quốc cũng sẽ có lợi ích trong mối quan hệ hợp tác này thông qua việc đưa các chủng loại hàng hóa đa dạng của Việt Nam tiếp cận được với người tiêu dùng các nước này cũng như cộng đồng người Việt Nam tại đây. Thứ năm, đàm phán với các cơ quan hữu quan mở cửa thị trường. Riêng đối với thị trường Hàn Quốc, trong bối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán hiệp định thương mại tự do, chúng ta hiện đang có cơ hội để trao đổi với phía Hàn Quốc về các biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận của hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng nông lâm thủy sản, vào thị trường Hàn Quốc thông qua quá trình đàm phán. Thông qua đàm phán ta có thể yêu cầu phía Hàn Quốc có sự hợp tác tích cực trong lĩnh vực vệ sinh kiểm dịch và tiêu chuẩn kỹ thuật hướng tới việc hai bên công nhận các kết quả kiểm tra và giám định của các cơ quan kiểm tra chất lượng của mỗi nước để giảm bớt tỷ lệ lấy mẫu kiểm tra trong các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam, đẩy nhanh thời gian thông quan và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời, ta cũng có thể yêu cầu hai bên thống nhất một lộ trình để phía Hàn Quốc đưa dần và đẩy nhanh quy trình đánh giá rủi ro nhập khẩu đối với các loại trái cây và rau quả tươi của Việt Nam, tạo điều kiện gia tăng số lượng các sản phẩm nông sản của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc. Thực phẩm có thể truyền bệnh từ người sang người cũng như là một môi trường phát triển cho các vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Cuộc tranh luận về an toàn thực phẩm biến đổi gen bao gồm các vấn đề như tác động của thực phẩm biến đổi gen đối với Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 11(165) 11-2014 sức khỏe của các thế hệ xa hơn và ô nhiễm môi trường, di truyền mà có thể phá hủy đa dạng sinh học tự nhiên. Ở các nước phát triển có những tiêu chuẩn rất phức tạp và nghiêm ngặt cho việc chế biến, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm, trong khi ở các nước đang phát triển và kém phát triển thì tiêu chuẩn này quá thấp và việc quản lý vấn đề ATVSTP tỏ ra quá lỏng lẻo, yếu kém và xã hội những nước này thường ngày phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm, tử vong hàng ngày hàng giờ. Bảo đảm chất lượng ATVSTP giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và ATVSTP, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát ATVSTP, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Từ 1/7/2011, Luật An toàn thực phẩm đã có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc, và người tiêu dùng kỳ vọng Luật An toàn thực phẩm sẽ là hành lang pháp lý khắc phục những tồn tại trên, vấn đề ATVSTP sẽ được kiểm soát chặt theo chuỗi, từ gốc tới tay người tiêu dùng. Như vậy, để thực hiện việc quản lý ATVSTP có hiệu quả, chúng ta phải có những giải pháp mang tính tổng thể có sự tham gia của nhiều bộ, ngành kể cả các tổ chức xã hội, các tập thể và cả chính người 39 Nghiªn cøu khoa häc tiêu dùng. Theo chúng tôi, có 3 giải pháp cơ bản mang tính lâu dài. Thứ nhất, Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức về ATVSTP đối với mọi tầng lớp dân cư. Từng bước xây dựng ý thức ộông đồng về ATVSTP. Trang bị cho người dân nói chung những kiến thức cơ bản về ATVSTP, đối với người sản xuất và kinh doanh hàng hóa như: lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cung cấp cho đời sống người dân hàng ngày phải tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về ATVSTP, thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất, chế biến và bảo quản hàng hóa trước khi đưa ra thị trường. Đặc biệt người tiêu dùng, cần nâng cao ý thức về ATVSTP để trở thành người tiêu dùng thông thái, nói không với các mặt hàng không hợp vệ sinh, không có nguồn gốc xuất xứ… Thứ hai, hiện thực hóa các quy định của pháp luật về ATVSTP, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và thay thế các quy phạm pháp luật về ATVSTP cho phù hợp với thực tiễn của đất nước. Tăng cường thêm lực lượng thanh tra liên ngành về ATVSTP. Để công tác thanh tra đi vào chiều sâu cần từng bước trang bị những trang thiết bị hiện đại nhằm phát hiện sớm nhất những vi phạm về quy định ATVSTP đối với các loại hàng hóa, thành lập, tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra ATVSTP tới tuyến quận, huyện và phường. Thậm chí giao cả trách nhiệm đến tận tổ trưởng dân cư trong việc giữ gìn ATVSTP. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy định của pháp luật về ATVSTP đối với các cơ sở giết mổ, các hộ sản xuất tư nhân trên địa bàn và xử lý nghiêm những sai phạm. Thứ ba, Nâng cao năng lực chuyên môn cho những cán bộ 40 là công tác có liên quan trực tiếp tới công tác ATVSTP. Tăng cường công tác giám sát của các tổ chức xã hội, đoàn thể và của người dân nói chung đối với công tác ATVSTP tại các cơ sở, tránh việc các cơ sở kiểm nghiệm ATVSTP cho các kết quả khác nhau và thậm chí trái ngược nhau. Để từng bước đưa công tác ngăn ngừa và phòng chống những vi phạm về ATVSTP vào nền nếp nhằm đảm bảo sự an toàn cho sức khoẻ của người dân. Từng bước nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm./. Tµi liÖu tham kh¶o 1. Website Chính phủ: http://www.Chinh phu.vn. 2. Website Bộ Y tế: http//www.moh.gov.vn. 3. Website Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế: http// www.vfa.gov.vn. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 11(165) 11-2014 Nghiªn cøu khoa häc Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 11(165) 11-2014 41