Hình thức xử phạt trong hương ước chữ hán choson thế kỷ XVII XIII

11 187 0
Hình thức xử phạt trong hương ước chữ hán choson thế kỷ XVII XIII

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... tui, th hin np sng kớnh nhng ca ngi Choson Nh quy nh bn Bn Khờ hng c () cui th k XVII: , qu xung t ( o)3 Bờn cnh quy nh u ỏi x pht cho ngi cao tui, hng c Choson cng a nhiu khon u ói dnh cho... dn, tr 54 65 Nghiên cứu khoa học Phn ỏnh cỏch nhỡn ca ngi dõn Choson by gi rt chỳ trng n li hnh x v thỏi cu th cỏ nhõn Sang th k XVIII, hỡnh pht ny cng c xp vo mc pht thp nht cho nhng k: Ngi... xúm Bỏo quan buc ti õy l hỡnh pht c ỏp dng tng i nhiu hng c Choson thi k ny By gi cỏch thc x pht s chiu theo 13 phỏp lut nh nc th k XVII hỡnh pht ny c xp vo mc nng nht i vi nhng ti danh: - K

Nghiªn cøu khoa häc V¨n hãa – lÞch sö H×nh thøc xö ph¹t trong h-¬ng -íc Ch÷ h¸n choson thÕ kû xvii – xviii ®ç thÞ hµ th¬* Tóm tắt: Xoay quanh vấn đề hương ước, trên cơ sở tiếp thu ý tưởng trong “Lam Điền Lã thị hương ước” và “Chu Tử tăng tổn Lã thị hương ước”, vấn đề hình phạt được sĩ phu Choson đề cập đến với những nỗ lực đảm bảo tính công bằng pháp lý. Hình phạt trong hương ước chữ Hán Choson thế kỷ XVII - XVIII có sáu loại, tăng dần từ nhẹ tới nặng. Trong đó nguyên tắc “kính lão tôn hiền” đưa ra ưu ái hạn hữu đối với “xỉ”, “sĩ” chi phối đặc tính xã hội thuần nông. Tuy nhiên, việc xử phạt không phải vĩnh viễn, nhất là hai hình phạt: truất bỏ chỗ ngồi và truất tên khỏi sổ hộ tịch. Tính trừng trong hương ước Choson chủ yếu răn đe kẻ ương bướng, song vẫn tạo điều kiện để người vi phạm tái nhập cộng đồng. Từ khóa: Hương ước, Choson, Xử phạt, Tính pháp lý định thoái bộ của một số sĩ phu Quyết phái Sarim (士林) trước những biến tướng của tình hình chính trị Choson thế kỷ XVI*trở thành động năng phát triển văn hóa làng, đặc biệt là vấn đề hương ước. Hương ước Choson chịu ảnh hưởng sâu sắc từ hai bản Lam Điền Lã thị hương ước (藍田呂氏鄉約) thời Bắc Tống và Chu Tử tăng tổn Lã thị hương ước (周子增損呂氏鄉約) thời Nam Tống. Trên thực tế, người Choson không tiếp xúc trực tiếp với bản Lam Điền Lã thị hương ước, những điều được gọi là mấu chốt trong bản này đều thông qua bản hương ước của Chu Tử. Theo cứ liệu lịch sử, năm Trung Tông 12 (1516), (金仁範) ục dân. Năm Trung Tông 13 (năm 1517) quan Tri * TS, Gi¶ng viªn Tr-êng ®¹i häc §ång Th¸p 62 trung Xu (金安國) tổ chức dịch bản Chu Tử tăng quyên Lã thị hương ước ra chữ Hangul bên cạnh nguyên tác chữ Hán của Chu Tử. Cùng năm này, ông cho xuất bản và thực thi Chu Tử tăng tổn Lã thị hương ước ngạn giải (周子增捐呂氏鄉約諺解) trong toàn dân. Năm Trung Tông 14 (1518), quan Đại tư hiến Triệu Quang Tổ (趙光祖) và quan Đại tư thành Kim Đề Đẳng 金緹等 tiếp tục phổ cập bản Chu Tử tăng tổn Lã thị hương ước ngạn giải. Từ đây trở đi, các sĩ phu Choson đều dựa vào bản hương ước mẫu này soạn thảo ra các bản hương ước áp dụng ở từng hương cụ thể. Ở thế kỷ XVII - XVIII Choson có tổng cộng 09 bản hương ước gồm: An Đông hương ước (安東鄉約) năm 1602, Mật Dương hương ước (密陽鄉約) năm 1648, Bàn Khê hương ước (磻溪鄉約) cuối thế kỷ Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(168) 2-2015 Nghiªn cøu khoa häc XVII, Hương ước thông biến (鄉約通變) năm 1706, Thượng Châu hương ước (尚州鄉約) năm 1730, Báo Ân hương ước điều mục (報恩鄉約條目) năm 1747, Thuận Hưng phủ hương ước tiết mục (順興府鄉約節目) năm 1765, Kim Phố diện hương ước tiết văn (金浦面鄉約節文) năm 1771, Hương lễ hợp biên (鄉禮合編) năm 1797. Chín văn bản này đều thuộc địa phận nam Choson ngày nay. Về đại thể, nội dung các bản hương ước đều giống nhau, xoay quanh triển khai bốn điểm cơ bản trong Lam Điền Lã thị hương ước gồm: Đức nghiệp tương khuyến 德業相勸 (khuyến khích nhau về đức nghiệp), quá thất tương quy 過失相規 (răn dạy nhau khi phạm lỗi lầm), lễ tục tương giao 禮俗相交 ới nhau theo lễ tục) và hoạn nạn tương tuất 患難相恤 (giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn). Tác giả văn bản chú trọng nhiều đến các vấn đề về lễ giáo dục hành vi ứng xử cá nhân nhằm điều chỉnh những hư hoại trong lòng xã hội về lễ và đạo đức. Như bản Hương ước thông biến (鄉約通變) lấy lời lập luận của Chu Tử về vấn đề này như sau: . (礼者天理之節文,人事之儀則也o蓋具有 生之初爲人事日用常行之則而恭,敬,辞,讓 礼之節也;威,儀,度,数礼之文也o随其行有 時,施之有所o苟非熟講明習足目俱到則臨 事惝怳,擿埴昧塗鮮有合直而應節礼o)1 Từ đó định ra quy tắc khuôn nắn hành vi con người. Để đảm bảo hương ước phát huy hiệu lực pháp lý, tác giả văn bản đề xuất các hình thức xử phạt tương ứng với từng tội danh theo ba mức: nặng, vừa, nhẹ. Nhìn chung những quy định về việc xử phạt trong hương ước thời kỳ này tựu trung lại ở 6 hình thức sau: 1. Phạt roi Được áp dụng phổ biến trong hương ước Choson thời kỳ này với các mức từ nhẹ đến nặng: mức thấp nhất 10 roi, vừa 20 roi và nặng từ 30 đến 40 roi. Căn cứ kê cứu những tội danh chịu hình phạt này dựa vào bốn điểm mấu chốt trong Lam Điền Lã thị hương ước. Nhất là yêu cầu về “đức nghiệp”, tùy từng thời đoạn tác giả văn bản dẫn giải các mức phạt tương ứng. Từ tiêu chuẩn về “đức nghiệp”, bản Kim Phố diện hương ước tiết văn (金浦面鄉約節文) soạn năm 1771 áp dụng hình phạt này với tội làm thương phong bại tục theo hai mức: nặng đánh 40 roi trở lên, nhẹ đánh 30 roi trở xuống gồm: - Nam nữ trong lí nói những lời cợt nhả, đùa giỡn thái quá, giúp người khác lại có ý suồng sã. - Kẻ là sĩ tộc lại vì nóng giận nhất thời gây chuyện đánh nhau với thường dân vô tội, đến nỗi trọng thương, kẻ cậy thế lực cướp đoạt của người. 金仁杰,韓相權(1986),朝鮮時代社會史研究史料叢書, 保景文化杜發 行, tr. 78. 1 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(168) 2-2015 63 Nghiªn cøu khoa häc - Kẻ đào tường khoét vách ăn trộm của người, kẻ lấy cắp cây thông, cây thu của người, lừa người chiếm đoạt của, dẫn trộm nước, đào trộm mồ mả người khác, chèn ép người. - Trong làng những kẻ thích kiện tụng, thả trâu bò giẫm lúa người, ngụy tạo giấy tờ, lấn chiếm bờ ruộng người, những chuyện quan trọng được bàn tính trong thôn lại không tham gia, lười làm việc nông để ruộng tốt thành bỏ hoang, dùng tiền tài của người khác một cách mờ ám không báo cáo, làng xóm láng giềng gặp việc hoạn nạn không giúp đỡ. - Kẻ say rượu làm chuyện bậy bạ, xúc phạm người khác, xúi bẩy người khác đánh nhau, không cẩn trọng việc tô thuế lại nộp chậm, dùng lời không thật để dụ dỗ người không tốt tụ tập đánh bạc, không được phép lại tự ý giết mổ trâu bò. (里中男女業學廢日危狎滛戱之言者與他 人扶拋相狎者o 士族以一時之忿改打無罪之常人至事重 傷者,恃其势力勤奪常人之物者o 潛盜他人物及草竊者,偸所他人松楸者, 欺人取物者,盜人溝水者,偸葬事他人塚壓 逼者o 閭里好訟者,放牛馬于田稼者,僞造久券 者,侵刃井他人田界者,里中大同之役謀延不 赴者,懶於農作廢棄良田者,用人財貨冥頑 不報者,隣里患難不相救卹者o 醉酒酗辱毀他人者,搆會人使相闘者,不 謹租賦後時怠緩者,誘聚無賴雜技賭錢者, 不有法禁秐自屠牛者o)2 Đối với hình phạt này, hương ước Choson đưa ra những trường hợp ngoại lệ được miễn 2 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 518 – 520. 64 phạt roi với người già. Tuy nhiên để đảm bảo tính công bằng pháp lý, tác giả đề xuất xử phạt con của người vi phạm. Nếu người vi phạm không có con thì phạt đánh phụ nữ trong nhà. Biện pháp du di này thể hiện tinh thần trọng người cao tuổi, thể hiện nếp sống kính nhường của người Choson. Như quy định ở bản Bàn Khê hương ước (磻溪鄉約) cuối thế kỷ XVII: , quỳ xuống đất (凡年老有病不堪受笞者免冠伏地使其子 代受o)3. Bên cạnh quy định ưu ái xử phạt cho người cao tuổi, hương ước Choson cũng đưa ra nhiều khoản ưu đãi dành cho người có học. Những ưu ái này đều được tác giả tham chước cẩn thận, tỏ rõ tinh thần “quý tước tôn hiền” ở một đất nước sùng Nho với những quyền lợi có thật của người làng. Từ đó tiếp sức cho chính sách khuyến học của vương triều đến với toàn dân. Nhất là ở thế kỷ XVIII, Kim Hoằng Đắc tham khảo năm mức hình phạt của Lật Cốc Lý Nhĩ 栗谷李珥 (1536–1584) áp dụng ở hương Hải Châu và hương Xã Thương để vận dụng vào hương Báo Ân năm 1747 như sau: Mức phạt nặng nhất: Kẻ sĩ thì đứng ở đình nghị sự, hạ nhân thì phạt đánh 40 roi. Mức phạt nặng thứ hai: Kẻ sĩ thì hết thảy mọi người trên ghế cùng thi phạt, hạ nhân thì phạt đánh 30 roi. 3 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 73. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(168) 2-2015 Nghiªn cøu khoa häc Mức phạt vừa: Kẻ sĩ thì chỉ những người ở bức tường phía tây thi phạt do diện tiến hành, hạ nhân thì phạt đánh 20 roi. Mức phạt vừa thứ hai: Kẻ sĩ thì các bậc tôn giả phạt do diện tiến hành, hạ nhân thì phạt đánh 10 roi. Mức phạt nhẹ nhất: Kẻ sĩ thì ra khỏi chỗ ngồi, phạt 1 chén rượu, hạ nhân thì do hạ nhân ở diện tiến hành thi phạt”. (上罰士類則立庭議事,下人則笞四十o 次上罰士類則滿座面責,下人則笞三十o 中罰士類則西壁上面責,下人則笞二十o 次中罰士類則尊位前面責,下人則笞一十o 下罰士類則出位坐罰一觥,下人則下人處面責o)4. Theo đó nếu người vi phạm là kẻ sĩ, hình phạt có phần nhẹ hơn: “Thường khi kẻ sĩ phạm lỗi lầm, quan Khế trưởng hoặc là mở lời dẫn dụ họ hoặc là trách phạt nhẹ nhàng. Nhưng nếu kẻ sĩ vẫn chưa chịu sửa đổi thì mọi người mới cùng nhau trách phạt, giúp họ hối cải” (凡士類有過失契長或開喻或 切責o不悛同約之人共切責之,使之悔改o) 5. Phạt roi là hình phạt răn đe mang tính sơ khai đối với người làng. Quan điểm trọng người cao tuổi và người có học được xem là trục quy chiếu chi phối toàn bộ quy định hương ước Choson nói chung và hương ước thời kỳ này nói riêng. Tính khoan nhượng đối với xỉ và sĩ trở thành nét văn hóa ứng xử quan trọng ở đất nước thuần nông. 2. Phạt truất bỏ chỗ ngồi hay hạ trí ngôi thứ Ở một đất nước thuần nông, chỗ ngồi hay vị trí ngôi thứ thể hiện sự phân tầng đẳng 4 5 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 496. 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 499. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(168) 2-2015 cấp của cư dân làng. Vì vậy, hình phạt này trực tiếp đánh vào quyền lợi, uy tín và thể diện cá nhân, được áp dụng nhiều ở thế kỷ XVII đối với những trường hợp vi phạm “đức nghiệp” hương đảng đã răn dạy nhưng vẫn không chịu sửa đổi. Nghĩa là trước khi đưa ra quyết định xử phạt, tập thể hương đảng cùng nhau khuyên răn người phạm lỗi để họ biết sai mà sửa. Nếu người vi phạm ý thức và có thái độ cầu thị hương đảng sẽ bỏ qua cho, chỉ phạt kẻ ngang ngạnh không nghe giáo huấn. Hương ước thế kỷ XVII còn xuất hiện hiện tượng hình phạt lưỡng phân, và căn cứ để xử vào mức này hay mức kia đều tùy thuộc vào biểu hiện của người vi phạm, chẳng hạn: - “Kẻ khi họp hội việc công lại đến muộn; kẻ ngồi không đúng lễ nghi; kẻ trong chỗ ngồi gây huyên náo ầm ĩ; kẻ ngồi không có việc gì mà tự tiện lui ra; kẻ vô cớ ra ngoài trước” (公會晚到者,紊座失儀者,座中喧 爭者,空座退便者,無故先出者)6 bản An Đông hương ước 安東鄉約 chịu mức phạt nặng (báo quan buộc tội) hoặc nhẹ (hạ vị trí ngôi thứ). - “Kẻ gặp việc tốt xấu giúp đỡ nhưng không theo điều quy định; kẻ khi có việc công lại thoái thác không chịu làm; kẻ trong làng lớn tiếng mắng chửi sỉ nhục người; kẻ vào lúc hội hợp lại mượn rượu tranh cãi ầm ĩ với người” (吉凶扶助不如約者,公事時 托故不隨行者,閭里間高聲叱辱者,聚會時 使酒喧爭者)7 bản Mật Dương hương ước chịu mức phạt nặng (báo quan buộc tội) hoặc nhẹ (hạ vị trí ngôi thứ)… 6 7 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 48. 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 54. 65 Nghiªn cøu khoa häc Phản ánh cách nhìn của người dân Choson bấy giờ khi rất chú trọng đến lối hành xử và thái độ cầu thị cá nhân. Sang thế kỷ XVIII, hình phạt này cũng được xếp vào mức phạt thấp nhất cho những kẻ: “Ngồi lộn xộn thất lễ, trong chỗ ngồi gây tranh cãi, ngồi không có việc gì lại tự tiện lui ra” (紊坐失儀者,座中喧爭者,空座退 便者)8 ở bản Thượng Châu hương ước 尚州鄉約 năm 1730. Và những kẻ: hội (公會晚到者, 紊坐失儀者,座中喧爭者,空坐退便者)9 ở bản Thuận Hưng phủ hương ước tiết mục 順 興府鄉約節目 năm 1765. Đặc biệt mức phạt này không phải vĩnh viễn, tập thể hương đảng vẫn tạo điều kiện tối ưu để người vi phạm có thể khôi phục lại vị trí ban đầu. Và tiêu chuẩn được xét đến là thái độ hối lỗi, sửa lỗi của người vi phạm. Thời gian thử thách lâu hay mau tùy từng người, thường thì qua một hai kỳ hội hương đảng. Và sự hối lỗi ấy phải được cả tập thể kiểm duyệt biểu quyết. 3. Phạt truất tên khỏi sổ hộ tịch hay đuổi khỏi làng Hình phạt này được vận dụng trừng trị những người phạm vào các lỗi như sau: - “Kẻ khi họp hội việc công lại đến muộn; kẻ ngồi không đúng lễ nghi; kẻ trong chỗ ngồi gây huyên náo ầm ĩ; kẻ ngồi không có việc gì mà tự tiện lui ra; kẻ vô cớ ra ngoài trước” (公會晚到者,紊座失儀者,座中喧 爭者,空座退便者,無故先出者)10 phạt mức nặng nhất (báo quan buộc tội) hoặc vừa (cắt bỏ hộ tịch) bản An Đông hương ước 安東鄉約 soạn năm 1602. - “Kẻ không biết đi đâu về đâu, lang thang trôi dạt khắp nơi lại gặp nạn trộm cắp, cướp đoạt thì những người đã được dự giảng cách ước thúc mình mỗi người cầm cọc tre, hoả pháo không sợ mũi dao và tên bắn xông ra cứu nguy. Nếu kẻ nào nhìn thấy không cứu thì dân sẽ báo lên quan trục xuất khỏi xứ” (至流離失所又逢賊搶奪之事預講約束各 持竹槍,火砲不憚鋒鏑互相亟救o而如有觀 望不救之民報官出境事)11 bản Mật Dương hương ước 蜜陽鄉約 soạn năm 1648. - “Thường kẻ ở hàng kẻ sĩ mà sợ sự kiểm thúc từ chối không chịu gia nhập vào ước thì báo quan truất khỏi hương” (凡在士列而 憚於檢束拒不入約者告官黜鄉)12 bản Bàn Khê hương ước 磻溪鄉約 cuối thế kỷ XVII. - Những quy định vi phạm “đức nghiệp” ở bản Thuận Hưng phủ hương ước tiết mục 順興府鄉約節目 năm 1765… - Các lỗi lầm không tu sửa bản thân trong bản Hương lễ hợp biên 鄉禮合編 soạn năm 1797 gồm: Giao du với người xấu, ham chơi lười biếng, làm điều vô nghĩa, gặp việc không thận trọng, tiêu xài hoang phí. Đã được tập thể răn dạy nhưng vẫn không chịu sửa đổi. Và những ai qua lại với kẻ chịu hình phạt này cũng chịu chung tội. Người bị truất tên khỏi sổ hộ tịch bị mất quyền lợi cơ bản như không được tham dự công hội, không được đi dưới đình, không được xếp 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 48. 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 66. 12 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 74. 10 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 485. 9 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 509. 8 66 11 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(168) 2-2015 Nghiªn cøu khoa häc theo độ tuổi trong hương, bị hương đảng tuyệt giao… Cũng giống với trường hợp hạ vị trí ngôi thứ, người chịu hình phạt này vẫn được tập thể hương đảng chiếu cố cho “vào làng” lại. Nếu hạ vị trí ngôi thứ do hương đảng tự quyết thì truất tên khỏi sổ hộ tịch của làng nhất thiết phải có quan chủ trì. Người vi phạm phải khoanh tay tạ lỗi với mọi người, vẻ tự trách và biểu hiện của người vi phạm là cơ sở để tập thể quyết định tha thứ. Quan điểm này tiếp tục được tiếp nối sang thế kỷ XVIII, điển hình như bản Kim Phố diện hương ước tiết văn (金浦面鄉約節文) soạn năm 1771 , tác giả văn bản yêu cầu: . đ (其中較其輕重, 大小一里之所不能治者都尊位治之o一靣所 不能治者報官以治之o此猶不悛則是化外之 戋也)13. Với tính chất nghiêm trọng của hình phạt nên trước khi tiến hành xử phạt tác giả văn bản cân nhắc cẩn thận tránh trường hợp quá tả, chủ yếu cũng chỉ phạt những kẻ ngang ngạnh, ương bướng. Đây cũng là dụng ý của tác giả để người vi phạm có cơ hội tái nhập cộng đồng, trên hết là đảm bảo trật tự trị an thôn xóm. 4. Báo quan buộc tội Đây là hình phạt được áp dụng tương đối nhiều trong hương ước Choson thời kỳ này. Bấy giờ cách thức xử phạt sẽ chiếu theo 13 pháp luật nhà nước. Ở thế kỷ XVII hình phạt này được xếp vào mức nặng nhất đối với những tội danh: “- Kẻ không thuận theo cha mẹ [đó là tội bất hiếu, quốc gia đã có quy định hình phạt, cho nên kê các điều kế tiếp]. - Anh em đấu đá nhau [anh sai, em đúng đều phạt, đúng hay sai đều chịu một nửa, anh tội nhẹ, em tội nặng. Nếu anh đúng, em sai chỉ phạt tội em]. - Kẻ làm loạn gia đạo [chồng vợ mắng chửi nhau, không phân biệt nam nữ, vợ cả, vợ lẽ bị đảo trật tự, lấy thiếp làm thê, lấy con vợ lẽ làm con đích; ngược lại vợ chính hiếp đáp vợ lẽ dẫn đến bỏ mặc không bảo ban, dạy dỗ con cái]. - Kẻ can thiệp vào việc quan phủ, có quan hệ đến phong tục của hương. - Kẻ cậy thế tác oai, nhiễu nhương, dùng việc quan để làm việc tư. - Kẻ dùng hình luật cướp đoạt của dân đút vào túi riêng. - Kẻ lăng nhục Hương trưởng. - Kẻ dụ dỗ hoặc bức hiếp đàn bà goá thông dâm”. (父母不順者不孝之罪, 邦有常刑, 故姑舉其次o 兄弟相鬩者兄曲, 弟直均罰, 曲直相半, 兄輕, 弟重o兄直, 弟曲只罰弟o 家道悖亂者夫妻敺罵,男女無別詈,其正妻嫡妾 倒置以妾為妻, 以孽為嫡孽, 反凌嫡, 嫡不撫孽o 事涉官府有關鄉風者 妄作威勢擾官行私者 侵暴小民私門用杖者 鄉長凌辱者 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 520. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(168) 2-2015 67 Nghiªn cøu khoa häc 守身孀婦誘脅污奸者)14 Bản An Đông hương ước 安東鄉約 soạn năm 1602. Bản Mật Dương hương ước 蜜陽鄉約 soạn năm 1648 cũng quy định đối tượng chịu mức phạt này giống như bản An Đông hương ước. Tuy nhiên bản Mật Dương hương ước còn nêu ra trường hợp áp dụng hình phạt này đối với kẻ sĩ như sau: “Những ai là dòng dõi con nhà quan nhưng lại phạm phải điều lệ của làng thì phải theo lẽ công bằng của nhà quan ghi chép văn trạng do quan Ước lại định ra dâng lên cho quan Đô ước chính, có khi báo quan để uốn nắn, trị tội họ. Những ai thuộc dòng dõi nhà quan nhưng lại dối lừa các quan sai làm điều tác tệ trong dân gian đều phải uốn nắn lại. Biết mà không báo thì trị tội quan ước lại” (官屬如有犯約者以官吏中清慎者抄擇 定體名為約吏使之文狀于都約正,告官糾 治o官屬欺瞞官司作弊民間者並為糾正o知 而不告則治罪約吏)15. Cùng quy định về điều này, bản Bàn Khê hương ước (磻溪鄉約) soạn cuối thế kỷ XVII viết: “Quan lại làm nhiều điều tác tệ trong dân chúng nên đem việc trình báo quan theo luật buộc tội” (官吏民間作獘者 摘發告官依律科罪)16. Quy định này đảm bảo tính nghiêm và tính khả thi của hương ước. Người chấp pháp hơn ai hết là người nắm rõ luật để duy trì cán cân công lý. Vì vậy, yêu cầu đối với họ càng khắt khe hơn để làm gương cho dân chúng. Từ đó, dân chúng tuân thủ và phục tùng mọi quy điều hương ước không phải vì cả sợ. Sang thế kỷ XVIII, hình phạt này được ghi chép cụ thể ở bản Báo Ân hương ước điều mục 報恩鄉約條目 năm 1747: “Kẻ là quan lại, quan nô làm nhiều việc tác tệ trong làng xã nhất nhất phải báo lên quan trị tội” (官吏官奴等周行閭里求 請作弊者一一摘發告官治罪)17; “kẻ sợ sửa chữa không muốn tham dự điều ước, hoặc làm trái điều ước gây lỗi không chịu hối cãi thì báo lên quan trị tội” (憚於修飭不欲參 約或違約作過不悛改者報官治罪)18. Và trong phần phụ lục: “Quan Sắc chưởng không cần luận lỗi lầm họ mắc phải nặng hay nhẹ đều ghi vào sổ, đợi đến khi họ chịu hối cải mới xóa tên. Nếu vẫn không chịu hối cải thì ghi nguyên do vào. Mức phạt nặng nhất và mức phạt nặng thứ hai áp dụng nếu họ tái phạm nhưng không hối cải rồi sau báo lên quan Lễ trưởng. Mức phạt vừa và mức phạt vừa thứ hai áp dụng nếu họ sai phạm đến ba lần sau báo lên quan Lễ trưởng, sai người biên tên vào sổ Ác tịch. Đợi đến khi hương họp hội mỗi năm một lần đem việc trình lên quan Đô chấp cương. Nếu sự việc gấp rút thì báo ngay lên quan trị tội họ. Đối với mức phạt thấp nhất không khó thi hành thì quan Khế trưởng tự quyết lấy. Còn kẻ hạ nhân thì nên y theo đó xử phạt. Đối với thứ dân cũng có áp dụng hình phạt roi, nếu họ không thuận theo thì báo quan trị tội” (又色掌勿論過失輕重皆記于籍,待其悔 改而爻之o若不悛又記其不悛之由o上罰,次 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 47 – 48. 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 57. 16 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 73. 17 14 15 68 18 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 494. 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 494. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(168) 2-2015 Nghiªn cøu khoa häc 上罰則再不悛然後報于禮長o中罰,次中罰 則三不悛然後報于禮長使皆記于惡籍o待一 年一度之會而呈于都執綱o或事在不可緩忽 者卽報于官而治之o)19 Bản Thuận Hưng phủ hương ước tiết mục (順興府鄉約節目) soạn năm 1765 trích dẫn quy định của Thoái Khê Lý Hoàng 退溪李滉 (1501–1570) về hình phạt này đối với những tội danh vi phạm “đức nghiệp” như bản An Đông hương ước, Mật Dương hương ước, Bàn Khê hương ước. Ngoài ra, tội chặn phá mương phai ở bản Thượng Châu hương ước (尚州鄉約) soạn năm 1730 cũng đồng thuận báo quan trị tội. Tùy từng thời đoạn, các tội danh và mức phạt được các tác giả linh hoạt thay đổi. Thẩm quyền giải quyết thuộc về quan lại triều đình, cấp bậc phân xử cao hơn thì hình phạt cũng cao hơn. Điều này trở nên vô cùng hữu ích đối với việc răn đe những sai phạm có thể gây phương hại nghiêm trọng đến tục dân. 5. Chế tài Qua khảo cứu, hình phạt này chỉ xuất hiện ở thế kỷ XVIII trong bản Thuận Hưng phủ hương ước tiết mục 順興府鄉約節目 soạn năm 1765 và bản Báo Ân hương ước điều mục 報恩鄉約條目 soạn năm 1747, hiện vật nộp phạt gồm bó giấy, rượu: “Hình phạt phân hai cấp trên – dưới. Tầng lớp lưỡng ban thì do diện đảm trách thi phạt. Nếu họ không hối cải thì phạt đánh người hầu. Không có người hầu thì phạt đánh con cháu họ. Không có con cháu, phạm tội nhẹ thì cho nộp đồ chuộc tội [một bó giấy]. Thường các cụ già không có con cái cũng cho nộp chuộc tội. Nếu không sửa đổi thì báo lên quan”(罰有上下等分o两 班則靣責水罰o而不悛則代笞奴子o無奴子 則撻楚其子侄o無子侄而輕罪納贖紙一束o常 漢之老而無子者亦如之o而不化告官事o)20 “Mức phạt nhẹ nhất: Kẻ sĩ thì ra khỏi chỗ ngồi phạt 1 chén rượu, hạ nhân thì do hạ nhân ở diện tiến hành thi phạt” (士類則出 位坐罰一觥,下人則下人處面責o)21 Hiện vật nộp phạt chỉ mang tính châm chước lấy có. Tuy nhiên các chế tài này không phải áp dụng phổ biến cho mọi đối tượng. Cơ sở quy chiếu đối tượng chịu phạt được chi phối bởi tư tưởng trọng người cao tuổi và trọng người có học, thể hiện lòng tôn kính và biết ơn đối với những trụ cột của làng. Hình phạt này được xem là những chiếu cố hiếm hoi đối với những đóng góp của người cao tuổi và người có học. Người vi phạm hoàn toàn không bị ảnh hưởng đến quyền lợi vật chất. Đây là cố gắng của Nho sĩ Choson trong cảnh bĩ cực của nước nhà sau chiến tranh. 6. Biên tên vào sổ cảnh giới trước làng Sau tất cả những hình phạt kể trên, hương ước Choson thời kỳ này còn sử dụng hình thức phạt biên tên vào sổ cảnh giới trước làng. Hình phạt này có vẻ nhẹ nhàng hơn nhưng mang tính áp chế cao về mặt tinh thần. Thông thường mỗi làng Choson xưa đều lập hai sổ: sổ Thiện tịch 善籍 (sổ ghi điều tốt) và sổ Ác tịch 惡籍 (sổ ghi điều xấu) hoặc sổ Quá tịch 過籍 (sổ ghi lỗi lầm). Tiêu 20 19 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 499 – 500. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(168) 2-2015 21 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 512. 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 496. 69 Nghiªn cøu khoa häc chuẩn để biên tên vào sổ này hay sổ kia đều dựa vào chuẩn “đức nghiệp”. Sang thế kỷ XVIII, bản Báo Ân hương ước điều mục (報恩鄉約條目) soạn năm 1747 phân tách quy định điều tốt và điều xấu, về cơ bản như sau: - Điều tốt: chỉ những điều trong yêu cầu khuyến khích nhau có đức nghiệp. - Điều xấu: chỉ những lỗi lầm đi trái với đức nghiệp, không răn dạy nhau. Theo đó, quan Trực nguyệt, quan Chấp sự hoặc quan Sắc chưởng đảm trách việc ghi chép. Đến kỳ hội họp, những vị quan này đem sổ trình cho mọi người biết cùng nhau thẩm định, từ đó khuyến khích người tốt việc tốt, răn dạy người vi phạm: “Quan Sắc chưởng đem sổ Thiện tịch và sổ Ác tịch trình rõ khắp. Nếu trong số các vị đến dự hoặc giả nghe được điều khác với những điều ghi chép trong sổ thì cùng nhau nghị bàn cho thống nhất rồi cùng xem xét qua một lượt. Xong xuôi quan Sắc chưởng đứng lên vái. Người làm điều tốt ngồi ở hàng ghế dưới thì quan Biệt kiểm vái chào rồi xếp chỗ ngồi khác ở hàng phía trên, mọi người cùng nhau chúc mừng đồng thời cùng khuyến khích nhau làm điều tốt. Lại kê đến kẻ làm điều xấu, nhẹ thì trách cứ để họ sửa đổi sau biên vào sổ, nặng thì tùy mức độ luận phạt. Sau khi hoàn tất việc giảng luận điều ước thì lấy đó răn dạy nhau” (色掌以善惡籍徧示o諸位中或所聞各異則 更與相議歸一覧o畢色掌起揖o爲 善者出於 下輩則別檢揖出設別座于前,衆皆摧獎且 加勸勉o又招爲惡者輕則切責使改行然後 70 爻其籍,重則隨宜論罰o既畢講論約条之意 以相規戒o)22 Vi phạm quy định các điều được bàn luận sau phần lễ và phần đọc hương ước vào các kỳ hội họp hương đảng ở tất cả các bản hương ước thời kỳ này gồm: buôn thần bán thánh làm loạn, bàn chuyện chính sự được mất ở triều đình, các châu, huyện hay nêu lỗi lầm mắc phải của người. Bấy giờ quan Trực nguyệt đứng ra uốn nắn họ và biên tên vào sổ chờ đến kỳ hội sau sẽ tiếp tục cảnh giới trước làng. Lời mở đầu bản Hương lễ hợp biên (鄉禮合編) cuối thế kỷ XVIII, tác giả văn bản dẫn giải cách xử trí trong Lam Điền Lã thị hương ước như sau: “Người trong cùng ước phải khuyến khích nhau có đức nghiệp, răn dạy nhau khi phạm lỗi lầm, nên giao tiếp với nhau theo lễ tục, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn. Ai làm việc tốt thì ghi vào sổ, ai mắc lỗi nếu trái với điều ước cũng ghi vào sổ. Phạm ba lần thì thi hành hình phạt. Nếu người phạm lỗi không chịu hối cải thì tuyệt giao với họ”(凡同約者德業相勸,過失相規,禮俗相 交,患難相恤o有善則書于籍,有過若違約者 亦書之o三犯而行罰,不悛者絕之o)23. Từ đó: “Quan Trực nguyệt đọc qua một lần sổ Thiện tịch rồi lệnh viên Chấp sự mang sổ Ác tịch trình lên cho mọi người xem. Mọi người yên lặng xem xét qua một lượt” (直月遂 讀記善籍一過,命執事以記過籍徧呈在坐o 各默觀一過o)24 Đặc biệt sự hiện diện của quan lại triều đình “dị tước giả” trong những buổi họp hương tiếp sức cho tính pháp lý của hương 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 495 – 496. 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr.566. 24 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 571. 22 23 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(168) 2-2015 Nghiªn cøu khoa häc ước, những khi cần có thể gia thưởng, gia phạt thích đáng. Biện pháp giáo hóa này được đánh giá là khá tinh vi, hỗ trợ cho năm hình thức phạt trên nhờ vào sức mạnh công luận. Các hình thức phạt trong hương ước Choson khá phong phú, tăng dần từ nhẹ tới nặng, đi từ quyền quyết định của tập thể với những đại diện pháp lý của làng đến cấp quan phủ xử trí ứng với từng hành vi vi phạm. Và hình phạt là áp dụng chung cho mọi đối tượng, hoàn toàn không có hiện tượng thiên lệch hay vị nể. Điều này được khẳng định ở bản An Đông hương ước 安東鄉約 soạn năm 1602 và bản Mật Dương hương ước 蜜陽鄉約 soạn năm 1648: “Nếu nghiêm khắc với dân chúng nhưng lại rộng lượng với những người cùng phe cánh, dân yếu thế nên phải chịu đựng sợ sệt trước các bậc cao minh thì làm thế nào? Hình pháp có khả thi không? Việc thi hành các văn kiện mang tính chất hiến pháp lâm thời phải bắt đầu từ hàng khanh sĩ, đại phu” (若峻於小民而恕於儕輩,柔是茹而高明之 畏則如之何?其可也?約法之行必自士大 夫始o)25 Ngoài ra để đảm bảo tính khách quan trong quá trình xử phạt, tác giả văn bản giai đoạn này nhất luật đề xuất yêu cầu như bản An Đông hương ước 安東鄉約: “Phàm đảm nhận việc luận tội chớ vì các mối quen biết thâm giao mà tự vạch ra những điều ước ngoài lề cho sự việc đã xảy ra không chịu truy cứu thêm” (凡論人勿為己甚且開自 新之路約法以前事並勿追論o)26 25 26 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 52 & 56. 金仁杰,韓相權 (1986), Tài liệu đã dẫn, tr. 51. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(168) 2-2015 Nhìn chung, hình phạt trong hương ước Choson nhẹ nhàng hơn, chủ yếu áp chế về mặt tinh thần và chỉ áp dụng thuần nhất một hình phạt cho một tội danh. Tác giả văn bản bên cạnh đưa ra những hình thức xử phạt theo lệ cũng không quên đưa vào đấy biện pháp khoan hồng mềm dẻo, thể hiện tính nhân văn của hương ước, thực sự đã mang lại hiệu quả quản lý làng xã trong quá khứ. Qua nghiên cứu các hình thức xử phạt trong hương ước Choson giai đoạn này, chúng tôi nhận thấy cái nhìn thức thời của giới sĩ phu Choson trong việc vận dụng mặt tích cực tính tự trị của những đơn vị tụ cư, là kinh nghiệm quý báu để quản lý làng xã thời hiện đại. Từ đó đặt lại vấn đề cần phải suy ngẫm về giá trị của những văn bản mang tính lệ tục đối với đời sống cộng đồng, trên hết phát huy thuần phong mỹ tục của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học (2005), Lịch sử Hàn Quốc, Nxb Đại học quốc gia Seoul. 2. Đỗ Thị Hà Thơ (2009), Tục trọng xỉ trong văn bản hương ước chữ Hán Triều Tiên thế kỷ XVII – XVIII, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3, tr. 69 – 74. 3. Phạm Thị Thuỳ Vinh (2005), Quang Châu hương ước điều mục - bản hương ước cổ nhất của Triều Tiên. Tạp chí Hán Nôm, số 3, tr. 61 – 67. 4. Phạm Thị Thuỳ Vinh (2006) Văn bản hương ước chữ Hán Triều Tiên thời kỳ trung cận đại, Tạp chí Hán Nôm, số 2, 10 – 22. 5. 金仁杰, 韓相權 (1986),朝鮮時代社會 史研究史料叢書,保景文化杜發行. 71 Nghiªn cøu khoa häc 72 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(168) 2-2015

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan