... bắt buộc phần dự trữ thực tế lớn dự trữ bắt buộc kỳ trì dự trữ bắt buộc +Thiếu dự trữ bắt buộc phần dự trữ thực tế nhỏ dự trữ bắt buộc kỳ trì dự trữ bắt buộc + Tiền gửi dự trữ bắt buộc VND phạm... lệ dự trữ bắt buộc Trong đó: Số dư bình quân ngày tiền gửi huy động kỳ xác định = Xác định xử lí thừa thiếu dự trữ bắt buộc Việt Nam: _Xác định thừa thiếu dự trữ bắt buộc: +Thừa dự trữ bắt buộc. ..CHỦ ĐỀ : DỰ TRỮ BẮT BUỘC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY I Sự đời công cụ dự trữ bắt buộc Việt Nam Chính sách tiền tệ - ba trụ cột mục tiêu ổn định
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Tiểu luận : Quản lí dự trữ bắt buộc ở Việt Nam giai đoạn
2008 đến nay Giáo viên:
Trang 2CHỦ ĐỀ : DỰ TRỮ BẮT BUỘC Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY
I Sự ra đời của công cụ dự trữ bắt buộc ở Việt Nam.
Chính sách tiền tệ - một trong ba trụ cột của mục tiêu ổn định tài chính bên cạnh chính sách an toàn vĩ mô và chính sách an toàn vi mô Và ổn định tài chính là đích trung gian mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều hướng tới, đặc biệt sau các cuộc khủng hoảng liên quan đến tài chính gần đây Để có thể thực hiện được mục tiêu của chính sách tiền tệ thì NHTW có thể sử dụng các công cụ khác nhau: lãi suất, chính sách chiết khấu, thị trường mở, hạn mức tín dụng, trong đó dự trữ bắt buộc là công cụ khá đắc lực giúp NHTW có thể thực hiện được điều hành thị trường tài chính đi đúng hướng
Dự trữ bắt buộc là một phần số dư tiền gửi các loại mà ngân hàng thương mại phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTW Trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM sử dụng các khoản tiền gửi của khách hàng để cho vay hoặc đầu tư một cách khá linh hoạt Nếu như các khoản cho vay đều có thời hạn, một ngày hay cho vay qua đêm cũng đều có thời hạn, thậm chí thời hạn có thể còn kéo dài hơn dự kiến vì đến hạn thu nợ,
có thể ngân hàng vẫn không thu được nợ - trong khi đó, đối với nguồn tiền gửi của khách hàng thì các ngân hàng lại rất khó khăn trong việc kiểm soát thời hạn, ngay cả khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì khách hàng gửi tiền vẫn có thể rút tiền trước khi đến hạn; tình trạng tiền cho vay ra chưa thu hồi về nhưng khách hàng gửi tiền lại có nhu cầu rút tiền trước hạn là hiện tượng luôn có thể Điều này cho thấy rủi ro thanh khoản luôn là mối lo của các NHTM Mặt khác, trên thực tế, thời hạn cho vay còn dài hơn thời hạn của nguồn tiền gửi, nói khác đi là kỳ hạn gửi tiền của mỗi loại tiền gửi không phải lúc nào cũng là cơ sở
để xem xét và quyết định thời hạn cho vay, mà ngân hàng có thể khai thác tính ổn định tương đối của tổng số dư tiền gửi không kỳ hạn để cho vay có thời hạn, dùng nguồn tiền gửi thời hạn ngắn để cho vay với thời hạn dài hơn nên nguy cơ rủi ro cao hơn Khi rủi
ro thanh khoản xảy ra, ngân hàng mất khả năng thanh toán - các khoản tiền gửi ở các ngân hàng sẽ nhanh chóng “bay hơi”, không những thế nó còn làm “bay hơi” giá trị tài sản và các khoản dự trữ của ngân hàng đó và theo phản ứng dây chuyền thì rủi ro này sẽ làm chấn động toàn hệ thống ngân hàng Vì thế, như một kết quả cần phải có, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng các NHTM phải để dự trữ bắt buộc vì đây chính là kho dự trữ lỏng để trợ giúp cho các ngân hàng trong thời kỳ hoảng loạn
Mặc dù lịch sử ra đời của dự trữ bắt buộc là từ những năm đầu của thế kỷ 20, song ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ làm quen với khái niệm này vào năm 1990 Tháng 5/1990, sau khi “Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam”, “Pháp lệnh
Trang 3Ngân hàng, các hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” được ban hành thì các NHTM Việt Nam mới bắt đầu thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc
Hiện nay, chính sách dự trữ bắt buộc được quy định trong Quyết định 581/2003/QĐ-NHNN và được điều chỉnh sửa đổi bổ sung theo Quyết định 1130/2005/QĐ-581/2003/QĐ-NHNN, QĐ 923/QĐ-NHNN và Thông tư 27/2011/TT-NHNN Quy định trong các Quyết định này đã bao quát khá đầy đủ các loại tiền gửi (tiền gửi VNĐ, tiền gửi USD, tiền gửi không kỳ hạn
và dước 12 tháng, tiền gửi từ 12 tháng trở lên), phân loại mức dự trữ tùy thuộc vào loại hình tổ chức tín dụng, kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là 30 ngày Ngoài ra Quy định về DTBB hiện hành còn được điều chỉnh qua các văn bản pháp quy : VNĐ theo Quyết định
379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009, Ngoại tệ theo Quyết định 1209/QĐ-NHNN ngày
01/6/2011 Và các quyết định về điều chỉnh DTBB đối với các TCTD khác
II Nội dung công cụ
Các văn bản áp dụng: QĐ 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09/06/2003 về quy chế DTBB đối với các TCTD.Thông tư 27/2011/TT-NHNN của NHNN Việt Nam: Sửa đổi bổ sung một
số điều của quy chế DTBB đối với các TCTD ban hành kèm theo quyết định
581/2003/QĐ-NHNN ngày 09/06/2003 của Thống đốc NHNN
1 Đối tượng thi hành dự trữ bắt buộc
Đối tượng thi hành quy chế dự trữ bắt buộc là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng bao gồm: Tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài; tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; tổ chức cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức hoạt động, kiểm soát đặc biệt tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng
2 Các loại tiền gửi
a.Đối với VND: Các loại tiền gửi và có tính chất tiền gửi sau đây là căn cứ để tính
DTBB:
- Tiền gửi kho bạc Nhà nước
- Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng( kể cả tiền gửi của
công ty Vàng bạc và Đá quý)
- Tiền gửi vốn chuyên dùng
- Tiền gửi của các tổ chức và người nước ngoài
Trang 4- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đến 12 tháng.
- Tiền gửi tiết kiệm khác
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, phát hành trái phiếu các
loại có kỳ hạn đến 12 tháng
- Tiền quản lý và giữ hộ
Cụ thể gồm các tài khoản: 2121, 3611, 3612, 3613, 3614, 3711, 3712, 3719,
441, 442, 449, 381
b Đối với ngoại tệ
Cơ sở xác định DTBB bằng ngoại tệ là tiền gửi hoặc có tính chất tiền gửi, thể hiện trên bảng cân đối tài khoản kế toán tổng hợp của TCTD, cụ thể gồm các tài khoản
kế toán: 207, 2122, 3621, 3622, 3623, 3624, 3721, 3722, 441, 442, 449
- Tiền gửi của NHNN bằng ngoại tệ
- Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước bằng ngoại tệ
- Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng bằng
ngoại tệ
- Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ
- Tiền gửi của các tổ chức và người nước ngoài bằng ngoại tệ
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiết kiệm có kỳ hạn đến 12
tháng bằng ngoại tệ
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, phát hành các loại trái
phiếu khác bằng ngoại tệ có kỳ hạn đến 12 tháng
- Tiền gửi ngoại tệ làm cơ sở tính DTBB các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi,
được quy thành USD và thực hiện DTBB bằng USD
3 Xác định dự trữ bắt buộc.
Phương pháp nối tiếp với thời hạn của kỳ xác định và kỳ duy trì là 1 tháng đang được NHNN Việt Nam sử dụng để quản lý dự trữ bắt buộc Theo đó kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng trước kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng Kỳ duy trì DTBB là khoảng thời gian hiện hành kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng Các TCTD phải duy trì đầy đủ DTBB tại NHNN trong kỳ duy trì DTBB theo nguyên tắc: Số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán của TCTD tại NHNN không thấp hơn tiền DTBB trong kỳ Số dư tiền gửi thanh toán của TCTD tại NHNN hàng ngày trong kỳ duy trì /dtbb có thể thấp hoặc cao hơn tiền DTBB
Theo phương pháp này dự trữ bắt buộc được xác định trên cơ sở số dư bình quân các ngày trong tháng của tiền gửi huy động và tỷ lệ dự trữ băt buộc đó NHTW quy định
Trang 5Số tiền DTBB =
Trong đó:
4 Xác định và xử lí thừa thiếu dự trữ bắt buộc ở Việt Nam:
_Xác định thừa thiếu dự trữ bắt buộc:
+Thừa dự trữ bắt buộc là phần dự trữ thực tế lớn hơn dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc
+Thiếu dự trữ bắt buộc là phần dự trữ thực tế nhỏ hơn dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc
+ Tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND trong phạm vi mức quy định áp dụng lãi suất bằng lãi suất tiền gửi thanh toán của VND gửi tại NHNN (hiện nay là 1,2%), vượt DTBB áp dụng mức lãi 0%/năm
+ Tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đủ mức DTBB được hưởng lãi suất 0%/năm, vượt mức DTBB được hưởng lãi, lãi phần thừa được tính bằng lãi suất tiền gửi thanh toán ngoại tệ không kỳ hạn NHNN công bố vào ngày cuối cùng của kỳ duy trì DTBB (hiện nay là 0,1%/năm)
_Xử lí thiếu dự trữ bắt buộc:
+Ngân hàng nhà nước phạt bằng tiền phần thiếu dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng như sau:
Trường hợp tổ chức tín dụng thiếu dự trữ bắt buộc lần đầu trong năm sẽ chịu hình thức xử phạt cảnh cáo
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
X
Số dư bình quân ngày của tiền gửi huy động thuộc diện tính DTBB trong kỳ xác định
Tổng số dư tiền gửi cuối các ngày của kỳ xác định
(Từ ngày 1 đến ngày cuốitháng)
Số ngày trong kỳ xác định
(Bao gồm số ngày trong tháng)
=
Số dư bình
quân ngày
của tiền gửi
huy động kỳ
xác định
Trang 6 Trường hợp tổ chức tín dụng thiếu dự trữ bắt buộc lần thứ hai trở đi trong năm,Ngân hàng nhà nước xử phạt bằng tiền phần thiếu đối với Hội sở chính của các tổ chức tín dụng như sau:
-Đối với phần thiếu dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam,tổ chức tín dụng chịu phạt theo lãi suất tín dụng bằng 150% lãi suất tái cấp vốn tại ngày làm việc cuối cùng của
kì duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tính trên phần thiếu hụt cho cả kì duy trì dự trữ bắt buộc
-Đối với phần thiếu dự trữ bắt buộc bằng đồng ngoại tệ,tổ chức tín dụng chịu phạt theo lãi suất bằng 150% lãi suất đô la Mỹ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Singapore(SIBOR) kì hạn 3 tháng được công bố vào ngày cuối cùng của kì duy trì
III Thực trạng điều hành công cụ dự trữ bắt buộc ở Việt Nam giai đoạn 2008
đến nay
Bảng số liệu về các mức dự trữ bắt buộc thay đổi theo từng thời kì từ năm 2008 đến nay Văn bản
pháp qui Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên
NHTM Nhà nước (trừ NHNN và PTNT), NH TMCP đô thị, chi nhánh NH nước ngoài,
NH liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
NHTMC
P nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương
NHTM Nhà nước (trừ NHNN và PTNT), NH TMCP đô thị, chi nhánh NH nước ngoài,
NH liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài
Ngân hàng Nông nghiệ
p và Phát triển nông thôn
NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương
Đối với tiền gửi bằng VND
QĐ 187/Q
Đ-NHNN,16
/1/2008
QĐ 2560/
Q
Đ-NHNN,03
/11/2008
Trang 7Đ-NHNN,20
/11/2008
QĐ 2951/
Q
Đ-NHNN,03
/12/2008
QĐ 3158/
Q
Đ-NHNN,19
/12/2008
QĐ 379/Q
Đ –
NHNN,24
/02/2009
Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ
QĐ 74/Q
Đ-NHNN,01
/02/2010
QĐ 750/Q
Đ-NHNN,09
/04/2011
QĐ 1209/
Q
Đ-NHNN,01
/06/2011
QĐ 1925/
Q
Đ-NHNN,26
/08/2011
Bảng 1: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD của Việt Nam từ năm 2008-2011
nguồn: http://www.sbv.gov.vn
Năm 2008: Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 187/2008/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008 về việc điều chỉnh DTBB đối vói TCTD Theo đó, NHNN yêu cầu mở rộng các loại tiền gửi phải DTBB bao gồm các loại tiền gửi không kì hạn và có kì hạn từ 24 tháng trở xuống Điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB 1% đối với các loại tiền gửi Cụ thể, đối với tiền VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, tỷ lệ DTBB tăng từ 10% lên 11%; đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tỷ lệ DTBB tăng từ 4% lên 5% Tuy nhiên,
Trang 8NHNN không điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB đối với các TCTD hoạt động trên địa bàn nông nghiệp nông thôn
Năm 2008 lỷ lệ lạm phát ở mức cao là 8,1% và xu hướng tăng nên để kiềm chế lạm phát
ổn định kinh tế NHNN đã tập trung vào 2 muc tiêu chủ yếu là kiểm soát tổng phương diện thanh toán ở mức hợp lý và kiểm soát dư nợ tín dụng Tính đến tháng 10/2008 các chỉ tiêu này lần lượt đạt được là 10,59% ( cùng kỳ năm ngoái tăng 32%) và 19,6% ( cùng
kỳ năm ngoái tăng 37%)
Từ việc kiểm soát 2 chỉ tiêu chủ yếu này, NHNN đã rút một lượng lớn tiền khỏi lưu thông và từ đó giảm được áp lực tăng lạm phát Đồng thời, NHNN đã linh hoạt kịp thời nới lỏng CSTT bằng cách hạ lãi suất cơ bản, giảm tỷ lệ DTBB…khi có dấu hiệu giảm áp lực lạm phát và tăng trưởng khó khăn, nhất là khi tình trạng suy thoái kinh tế đang lan tỏa toàn cầu và có thể tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam
Năm 2009: NHNN giữ lãi suất cơ bản 7% và hạ tỷ lệ DTBB bằng VND trong một số
trường hợp theo quyết định 379 QĐ-NHNN ngày 24/02 Theo đó, tỷ lệ DTBB với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% , tiền gửi kì hạn trên 12 tháng là 1% đối với tiền gửi bằng tiền đồng Về lãi suất cơ bản đồng Việt Nam là 7% Năm
2009 ,DTBB đối với ngoại tệ biến động mạnh với 3 lần điều chỉnh liên tiếp trong quý I
do lạm phát được kiềm chế ở con số 6,97% so với năm 2008 nhưng kéo theo đó là tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,23% giảm so với năm 2008 Việc NHNN giảm tỷ lệ DTBB tiền VND để giúp các ngân hàng có thể mở rộng vốn tín dụng có hiệu quả nhằm khuyến khích sản xuất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Năm 2010: Năm 2010, theo quyết định 79/QĐ-NHNN thì NHNN vẫn duy trì mức tỷ lệ
DTBB đối với tiền gửi bằng tiền đồng các NHTM kỳ hạn trên 12 tháng là 1%, không kỳ hạn và dưới 12 tháng là 3% Với Ngân hàng Agribank và Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương tỷ lệ DTBB là 1%.; tiền gửi bằng ngoại tệ điều chỉnh tăng đối với kì hạn trên 12 tháng là 2%, không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng là 4% Ngoài ra, NHNN cũng sửa đổi các tỷ lệ khả năng chi trả cụ thể hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế Bổ sung thêm tỷ lệ
về dữ trữ thanh khoản nhằm đánh giá mức độ dữ trữ của các TCTD xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về thanh khoản Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động cũng được bổ sung nhằm tăng cường quản lý thanh khoản và khả năng huy động vốn của các TCTD N
Năm 2011: Thống đốc NHNN ban hành quyết định số 1925/QĐ-NHNN ngày 1/6/2011
điều chỉnh tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ đối với các TCTD Theo đó, tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ là 8% trên tổng số tiền gửi, tăng 1% so với trước, riêng ngân hàng Agribank là 7% Năm 2011, NHNN điều
Trang 9chỉnh tăng 3 lần liên tiếp đối với tiền gửi ngoại tệ do tỷ lệ lạm phát cao ở mức 18% nhưng NHNN không tăng tỷ lệ DTBB tiền gửi VND lên là vì trong năm đó nhiều doanh nghiệp phá sản do khó có khả năng tiếp cận với nguồn vốn do lãi suất cao và nguồn vốn khan hiếm, NHNN khống chế tăng trưởng tín dụng, trong đó có tín dụng ngoại tệ ở mức dưới 20% nên việc tăng tỷ lệ DTBB đối với ngoại tệ là hợp lý Quyết định này được đánh giá là một động thái ổn định thị trường ngoại hối, giảm tình trạng đô la hoá nền kinh tế, nhằm tăng sự hấp dẫn của tiền đồng, lạm phát và áp lực tỉ giá
Năm 2012: Ngày 02/02/2012, NHNN Việt Nam đã có các văn bản số 29, 30, 31, 32 và
33/TB-NHNN thông báo việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo thông tư số 20/2010/TT-NHNN ngày 29/09/2010 của 20/2010/TT-NHNN đối với 5 TCTD: Ngân hàng TMCP Mê Kông, ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long, quỹ tíndụng nhân dân trung ương, ngân hàng NN & PT nông thôn và ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt được áp dụng từ tháng 02/2012 đến tháng 7/2012 theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 1 thông tư số 20/2010/ TT-NHNN ngày 29/09/2010 của NHNN: “Đối với TCTD có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới 70%: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bằng 1/5 (một phần năm) so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng
kỳ hạn tiền gửi”
Qua những động thái trên của NHNN trong việc điều hành tỷ lệ DTBB trong giai đoạn 2008-2012 kết hợp cùng các biện pháp khác như: giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu, hỗ trợ các TCTD đảm bảo khả năng thanh toán với lãi suất thấp,sử dụng công cụ thị trường mở…đã giúp cho việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đạt được những kết quả tích cực trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng qua đó kiềm chế lạm phát; ổn định lãi suất thị trường và tăng trưởng kinh
tế Công cụ DTBB được sử dụng trong viêc kiểm soát gia tăng của tín dụng và đảm bảo cân đối hợp lý giữa nguồn vốn nội và ngoại tệ trong sự kết hợp đồng bộ và linh hoạt với các công cụ khác
Kể từ năm 2013 đến nay khi nền kinh tế Việt Nam đã ổn định, tín dụng không còn là áp lực đối với ngân hàng thì việc sử dụng công cụ DTBB đã không còn được sử dụng như một công cụ linh hoạt để điều tiết, chế lạm phát, mà bằng các công cụ và chính sách khác, nhà điều hành đã cân bằng được an toàn thanh khoản hệ thống, góp phần kiềm chế lạm phát và giảm được lãi suất về mức thấp
Nguyên nhân
Trang 10- Năm 2007- 2008,tình hình phát triển kinh tế-xã hội nước ta trong năm 2008 đã chịu tác động tương tác giữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều yếu tố khách quan chủ quan khác Nền kinh tế toàn cầu biến động phức tạp: giá dầu tăng mạnh và giá lương thực leo thang đến tháng 8/2008; khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào tháng 9/2008 và nền kinh tế lún sâu vào suy thoái
- Năm 2009, thâm hụt ngân sách của Chính phủ tăng đột biến, Chính phủ thực hiện Chính sách tiền tệ thắt chặt
- Năm 2011: Các chuyên gia nhận định, trong khi NHNN khống chế tăng trưởng tín dụng trong đó có tín dụng ngoại tệ, ở mức dưới 20 % trog năm 2011, việc tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ là phù hợp Đồng thời tăn dự trữ bắt buộc cũng làm giảm áp lực tỷ giá, lạm phát
IV Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của công cụ tại Việt Nam từ năm 2008
đến nay.
1 Đánh giá hiệu quả sử dụng công cụ năm 2008-2011
Trong giai đoạn 2008-2011 nền kinh tế chịu tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu, lạm phát cao, sự tăng trưởng tín dụng quá nóng Có thể nói, trong giai đoạn này DTBB đã được NHNN sử dụng linh hoạt
- Giai đoạn 2007-2008, để ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng quá nóng nhằm kiểm soát lạm phát,tỷ lệ dự trữ bắt buộc điều chỉnh khá mạnh tay (từ 5% lên 10% và 11% đầu năm 2008), đồng thời các thời gian tiếp theo điều chỉnh giảm linh hoạt và linh thận trọng để phù hợp với các mục tiêu của chính sách tiền tệ
- Từ năm 2008-2011, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm, việc điều chỉnh này của NHNN, một mặt, nhằm đưa ra tín hiệu nới lỏng tiền tệ; mặt khác, thông qua việc nâng cao hệ số nhân tiền chính thức mở rộng khả năng cho vay, kích thích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế Có thể nói DTBB được NHNN sử dụng rất linh hoạt trong khoảng thời gian 2008-1011 đã ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng quá nóng và kiềm chế lạm phát