... AN GIANG Trang B – KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở AN GIANG .Trang I Vai trò nghề khai thác thủy sản An Giang .Trang II Phương tiện, phương thức khai thác thủy sản Trang C – BẢO... lợi thủy sản Trang D – TIỀM NĂNG NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở AN GIANG Trang I Tiềm nghề nuôi cá tra, cá basa Trang II Tiềm nghề nuôi tôm xanh .Trang 10 III Tiềm nghề nuôi cá rô... BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở AN GIANG Trang I Thực trạng nguồn lợi thủy sản Trang II Nguyên nhân sụt giảm nguồn lợi thủy sản .Trang III Phương hướng giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy
TRƯỜNGCAO CAOĐẲNG ĐẲNGCỘNG CỘNGĐỒNG ĐỒNGCÀ CÀMAU MAU TRƯỜNG KHOA CHUYÊN NGÀNH -------- BÀI BÁO CÁO HỌC PHẦN: SINH THÁI THỦY SINH VẬT ĐỀ TÀI: KHAI THÁC, BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÀ TIỀM NĂNG NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở AN GIANG ------- Giảng viên hướng dẫn Nhóm sinh viên thực hiện ThS. Dương Xuân Đào 1. Lâm Thế Bảo 2. Mạc Quốc Bảo 3. Lê Trường Bé 4. Nguyễn Gia Chủ 5. Lê Toàn Đỉnh 6. Lê Hiếu Nghiêm (Nhóm 1) Cà Mau, ngày 30 tháng 9 năm 2015 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG CÀ MAU KHOA CHUYÊN NGÀNH -------- BÀI BÁO CÁO HỌC PHẦN: VI SINH ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI: KHAI THÁC, BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÀ TIỀM NĂNG NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở AN GIANG ------- Giảng viên hướng dẫn Nhóm sinh viên thực hiện ThS. Dương Xuân Đào 1. Lâm Thế Bảo 2. Mạc Quốc Bảo 3. Lê Trường Bé 4. Nguyễn Gia Chủ 5. Lê Toàn Đỉnh 6. Lê Hiếu Nghiêm (Nhóm 1) Cà Mau, ngày 30 tháng 9 năm 2015 PHỤ LỤC A – KHÁI QUÁT VỀ TỈNH AN GIANG......................................................Trang 1 B – KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở AN GIANG.......................Trang 2 I. Vai trò của nghề khai thác thủy sản ở An Giang.........................................Trang 2 II. Phương tiện, phương thức khai thác thủy sản............................................Trang 4 C – BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở AN GIANG..............................Trang 6 I. Thực trạng nguồn lợi thủy sản.....................................................................Trang 6 II. Nguyên nhân sụt giảm nguồn lợi thủy sản.................................................Trang 6 III. Phương hướng và giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản............................Trang 7 D – TIỀM NĂNG NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở AN GIANG........Trang 8 I. Tiềm năng nghề nuôi cá tra, cá basa............................................................Trang 8 II. Tiềm năng nghề nuôi tôm càng xanh.......................................................Trang 10 III. Tiềm năng nghề nuôi cá rô phi................................................................Trang 11 IV. Đánh giá chung về tiềm năng nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh...........Trang 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................Trang 14 A – KHÁI QUÁT VỀ TỈNH AN GIANG Hình 1.1 : Bản đồ nông nghiệp tỉnh An Giang (sonongnghiep.angiang.gov.vn) An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa hai dòng sông Tiền, sông Hậu và dọc theo hữu ngạn sông Hậu (thuộc hệ thống sông Mêkông) nên có nguồn nước ngọt phong phú và có hệ thống kênh rạch chằng chịt, với gần sáu tháng của mùa nước nổi hằng năm là điều kiện thuận lợi cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh. Với 75% diện tích là đất phù sa màu mỡ từ hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, diện tích mặt nước ngọt lớn, An Giang có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và thủy sản. Thời gian vừa qua, An Giang không chỉ nổi tiếng về xuất khẩu lương Trang 1 thực, mà còn vươn lên là một trong những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu thủy sản của cả nước. Do biết tận dụng ưu thế về tiềm năng nguồn nước và điều kiện tự nhiên, ngư dân An Giang đã tích cực đầu tư mọi nguồn lực để nuôi trồng và khai thác thủy sản, nên thời gian qua phát triển thủy sản đã là một trong nhiều thế mạnh về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh, trong đó cá tra, cá basa là hai loại thủy sản thích hợp với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá trị kinh tế cao, nên đã thu hút ngư dân tập trung đầu tư sản xuất và đã mang lại hiệu quả đáng kể, đã trực tiếp góp phần rất quan trọng trong việc tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu thu ngoại tệ cao và ngày càng khẳng định là một trong những ngành hàng phát triển mạnh, có hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. B – KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở AN GIANG An Giang là một trong những tỉnh đầu nguồn của sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi có nguồn nước ngọt quanh năm với đa dạng thành phần giống loài động, thực vật thủy sản và đa dạng sinh học. Theo các nghiên cứu trước đây có hơn 150 giống loài cá, tôm nước ngọt tự nhiên, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế, giá trị khoa học. Sự hiện diện phong phú của các thành phần giống loài cá, tôm nước ngọt tự nhiên là do An Giang có diện tích ngập lũ hàng năm lớn, trong thủy vực có nhiều khu vực thuận lợi cho sự cư trú, sinh sản, sinh trưởng và phát triển của thủy sản tự nhiên. I. Vai trò của nghề khai thác thủy sản ở An Giang Trong những năm qua nghề khai thác thủy sản An Giang đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống nhân dân góp phần bảo đảm một phần dinh dưỡng từ thủy sản cho người dân; là sinh kế của nhiều ngư dân nghèo ở các vùng ven sông, ven hồ; đặc biệt nghề khai thác thủy sản đã tạo thu nhập lớn cho nhân dân, góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Theo số liệu thống kê, An Giang là tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất vùng ĐBSCL, chiếm khoảng Trang 2 50% tổng sản lượng khai thác thủy sản nội địa và được xem là một trong những ngư trường khai thác quan trọng nhất vùng ĐBSCL. Hình 2.1 : Nghề đánh bắt thủy sản ở An Giang (sites.google.com) An Giang nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, là tỉnh đầu nguồn của vùng ĐBSCL có hệ thống sông ngòi kênh mương chằng chịt. Vào mùa lũ, toàn tỉnh có khoảng 70-80% diện tích bị ngập nước là điều kiện thuận lợi cho các loại thủy sản sinh sống và phát triển. Ngư dân chủ yếu đánh bắt vào mùa lũ (từ tháng 7 – tháng 11 âm lịch) là phổ biến vì mùa này có lũ không đi làm ruộng hay đị làm thuê được, mùa này cá nhiều, đánh bắt sẽ có thu nhập không cần đi làm thuê nơi xa. Một số ngư dân đánh bắt suốt năm vì đây là nguồn thu nhập chính của họ do họ không có đất canh tác…. Ngày nay, người dân có khuynh hướng phải đầu tư nhiều hơn vào thời gian đánh bắt để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho gia đình. Nói cách khác thời gian đánh bắt của ngư dân ngày càng lâu hơn, do đó nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Trang 3 Khi đến mùa lũ, cá từ các sông, kênh, rạch di cư lên đồng sinh sống và sinh sản nên đánh bắt phổ biến nhất mùa này là ở trên ruộng. Vào mùa lũ, ruộng ngập nước, diện tích bao la, nguồn cá dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho đánh bắt thủy sản. II. Phương tiện, phương thức khai thác thủy sản Các ngư cụ khai thác thủy sản ở An Giang : câu giăng, nôm, lợp, câu thả, lờ, cào, lưới giăng, câu cắm, chài, chất chà, dớn, lưới 3 lớp, xiệt, lưới kéo, lưới đánh…. Hình 2.2 : Lưới bắt cá (www.flickr.com) Mặt khác, các ngư cụ được sử dụng như lưới giăng, lưới 3 lớp, dớn … thì rất thích hợp khai thác trên ruộng. Ngược lại, sông và kênh rạch là thủy vực đánh bắt chủ yếu của người dân sau mùa lũ. Trang 4 Hình 2.3 : Dớn bắt cá (nongdan24g.com) Ngư cụ được các hộ ngư dân sử dụng nhiều nhất là lưới giăng, lưới đánh, dớn… vì chúng rẻ tiền, thích hợp nhiều thủy vực, đánh bắt nhiều loại cá và năng suất cao, ít tốn công… Xiệt điện là ngư cụ rất nguy hiểm cho con người và bắt cá với tính chất hủy diệt cao. Đây là ngư cụ cấm nhưng người dân vẫn sử dụng cho thấy ý thức của người dân và sự quản lý của chính quyền con chưa cao. Hình 2.4 : Bắt cá bằng xiệt điện (www.baomoi.com) Trang 5 Các ngư cụ như chài, chất chà, cào…dễ sử dụng, bắt được những loại cá có kích thước lớn nên cũng được sử dụng phổ biến. Do đối tượng đánh bắt của các ngư cụ như lưới giăng, lưới đánh, dớn… chủ yếu là cá chốt, cá rô, cá dành, cá mè vinh, cá lóc, cá linh… nên sản lượng thu hoạch các loài cá này nhiều. C – BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở AN GIANG I. Thực trạng nguồn lợi thủy sản Sản lượng thủy sản tự nhiên ở An Giang hiện nay giảm nhiều so với trước, 5 năm trở lại đây giảm trên 3.000 tấn/năm. Tỉnh An Giang đang phối hợp với tỉnh Đồng Tháp và chỉ đạo các địa phương trong tỉnh tăng cường biện pháp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên bền vững, đảm bảo khai thác từ 40.000 tấn - 60.000 tấn/năm. II. Nguyên nhân sụt giảm nguồn lợi thủy sản Nguyên nhân nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở An Giang ngày càng cạn kiệt là do người dân sử dụng các loại dụng cụ khai thác tận diệt như: xung điện, đặt dớn, cào điện, ủi điện, sử dụng lưới 3 lớp đánh bắt cá lúc còn nhỏ kể cả xiệt điện rất nguy hiểm. Một nguyên nhân khác là do tỉnh mở rộng diện tích thu đông hàng năm từ 10.000 ha đến 20.000 ha, chiếm gần 50% diện tích canh tác/vụ, làm thu hẹp vùng đồng ruộng ngập nước để cá, tôm di trú, sinh sản. Ngoài ra còn có tình trạng thuốc bảo vệ thực vật và nước thải trong sản xuất, sinh hoạt đổ ra sông, rạch gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường sống của các loài thủy sản. Điều đáng quan tâm là ý thức của người dân còn kém, vẫn phổ biến tình trạng khai thác cá bé làm thức ăn phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản ở tỉnh. Dân số ngày một đông nên nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày một lớn, từ đó cường độ đánh bắt cao hơn, việc khai thác quá mức dưới nhiều hình thức trong thời gian dài đã làm số lượng thành phần loài giảm giảm nghiêm trọng và có nguy cơ khan hiếm. Quả thật, một số loài cá như cá chày, cá hô, cá trà sóc, cá tra Trang 6 dầu, cá rô biển hiện nay rất hiếm và thế hệ trẻ có thể cũng chưa từng biết đến các loài cá trên. Qua đó, cho thấy việc bảo vệ và duy trì nguồn lợi thủy sản mà rất nhiều người phụ thuộc vào nguồn lợi này như là nguồn thu nhập chính, là nguồn thức ăn hàng ngày của người dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính cấp bách. III. Phương hướng và giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phương hướng bảo vệ Việc khai thác thủy sản ở An Giang chủ yếu vào mùa nước nổi từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2: nguồn thủy sản nước ngọt trong tự nhiên của tỉnh rất phong phú, đa dạng với trên 130 loài tôm, cá quí có giá trị kinh tế cao như cá hô, cá leo, bông lau, cá chạch lấu, cá bống tượng, cá kết, cá basa, cá linh…. Để đảm bảo nguồn lợi này trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản An Giang tăng cường phối hợp với tỉnh Đồng Tháp tổ chức kiểm tra xuyên suốt trên các nhánh sông Tiền, sông Hậu giáp ranh giữa hai tỉnh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Tỉnh tận dụng tiềm năng các khu vực vùng ngập nước tự nhiên trên 2.000 ha tại Búng Bình Thiên (huyện An Phú), rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên), rừng tràm Bình Minh (Tri Tôn) và trên sông Vàm Nao (đoạn Tân Châu - Phú Tân) để dẫn dụ và bảo vệ nguồn gen các loài thủy sản quí hiếm; duy trì mô hình quản lý cộng đồng về khai thác thủy sản tự nhiên cân bằng, sử dụng an toàn hệ sinh thái và môi trường nước mặt; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác thủy sản bằng công cụ hủy diệt. Giải pháp Cải thiện môi trường sống của các loài thủy sinh để tự tái tạo, phục hồi quần thể giống, loài đang có nguy cơ khai thác quá giới hạn, hướng ưu tiên là sản xuất giống nhân tạo thả bổ sung cho các hồ. Bảo tồn, thiết lập các khu vực quan trọng như bãi đẻ, nơi tập trung các loài thủy sinh còn non, các khu thủy sinh thuộc loại quý hiếm có giá trị kinh tế, khoa học cao. Trang 7 Xác định ranh giới, phân vùng và phân cấp quản lý nguồn lợi thủy sản trên sông, suối và các hồ chứa. Quy định rõ trách nhiệm, vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thực hiện kế hoạch quốc gia về truyền thông, tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tập huấn cho ngư dân, cán bộ địa phương về pháp luật, tuyên truyền trên báo chí, phát thanh, truyền hình, phát tờ rơi, áp phích, cổ động và giáo dục trong các bậc học phổ thông. Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho cán bộ công an, lãnh đạo UBND cấp xã, thôn trưởng các địa bàn ven hồ, đầu nguồn sông suối, kiểm tra giám sát thường xuyên và xử phạt nghiêm minh các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn thủy sản. Xây dựng dự án bảo tồn thủy sản, các bãi đẻ, bãi giống; tái tạo nguồn lợi tùy theo đặc điểm, hình hình cụ thể ở các địa phương, địa bàn trọng điểm... Với những biện pháp và kế hoạch hành động nêu trên, nếu được cộng đồng tích cực ủng hộ và tham gia chắc chắn trong thời gian tới công tác bảo vệ về phát triển nguồn lợi thủy sản sẽ đạt được những kết quả khả quan. D – TIỀM NĂNG NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở AN GIANG I. Tiềm năng nghề nuôi cá tra, cá basa Dòng sông Mêkông là một trong những con sông lớn khu vực Đông Nam Á chảy qua tỉnh An Giang mang theo nhiều loài cá nước ngọt có giá trị, trong đó có cá basa và cá tra là 2 chủng loại cá đặc biệt chỉ có ở đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với những tiềm năng về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn,…), An Giang có những lợi thế hơn so với các tỉnh khác trong khu vực về việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa. Vì vậy nuôi cá tra, cá basa được coi là thế mạnh chủ yếu của An Giang, tạo nên những sản phẩm đặc trưng của tỉnh, chúng có giá trị kinh tế cao hương vị đặc biệt đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường thế giới. Trang 8 Hình 3.1 : Mô hình nuôi cá tra, cá basa (daihungfeedmill.com) Cá tra, cá basa An Giang được nhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, săn chắc, thịt cá thơm ngon hơn so với các loài cá da trơn khác. Trong cá basa chứa đầy đủ các thành phần acid béo không no, DHA và không có cholesterol. Do vậy ăn cá basa có thể phòng mắc các chứng bệnh có liên quan đến hệ tuần hoàn. Chính vì lẽ đó cá basa được nuôi nhiều ở An Giang. Đây là một trong những đối tượng nuôi chủ lực trong phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh, diện tích và sản lượng nuôi cá tra tăng dần hàng năm, đỉnh điểm diện tích đạt gần 1.400 ha với sản lượng đạt khoảng 270 ngàn tấn vào năm 2007. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay diện tích nuôi cá basa, cá tra liên tục giảm và đến cuối năm 2013 chỉ còn khoảng 800 ha, nguyên nhân chủ yếu do giá cả không ổn định,… người nuôi không có lãi nên người nuôi thu hẹp dần diện tích. Phần lớn diện tích nuôi cá tra hiện nay do doanh nghiệp đầu tư theo quy trình khép kín từ nuôi đến chế biến và xuất khẩu. Trang 9 II. Tiềm năng nghề nuôi tôm càng xanh Ở An Giang, tôm càng xanh là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh, nghề nuôi tôm càng xanh đã hình thành và phát triển từ năm 2000. Với thế mạnh xuất khẩu và sự ưa chuộng trên thị trường tiêu thụ nội địa, nghề nuôi tôm càng xanh ở An Giang đã sớm thể hiện nhiều tiềm năng và cũng đã mang lại những cải thiện không nhỏ đối với kinh tế của các nông hộ. Nhằm cải tiến một số công đoạn trong qui trình kỹ thuật và áp dụng con giống tôm càng xanh toàn đực vào mô hình nuôi, năm 2013, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang đã triển khai thực hiện dự án “Nuôi tôm càng xanh toàn đực chuyển giới tính trong ao đất tại huyện Châu Phú”, chỉ cần thả nuôi với mật độ 10con/m2 (chứ không cần phải thả tôm với mật độ 30con/m 2 so với mô hình trước đây), tôm càng xanh toàn đực là một con giống mới được sản xuất tại Trung tâm theo công nghệ của Israel. Việc sử dụng đàn tôm post toàn con đực để thả nuôi là giải pháp lý tưởng cho việc nâng cao năng suất của vụ nuôi, cải thiện kích cỡ tôm thu hoạch để có thể phục vụ cho xuất khẩu. Sau thời gian nuôi 6 tháng, các hộ nuôi đã thu được kết quả rất tốt, đặc biệt là tỷ lệ sống của mô hình đạt từ 39,07 - 45,37% (tăng 10-16% so với mô hình nuôi trước đây), năng suất đạt từ 2,2 - 2,7 tấn/ha, kích cỡ tôm thu hoạch bình quân từ 43-50 g/con, màu sắc tươi sáng, thân và các phụ bộ cân đối và rất sạch sẽ,… Trang 10 Hình 3.2 : An Giang sản xuất thành công giống tôm càng xanh toàn đực (www.vietnamtoday.net) Hiện nay, các giai đoạn thử nghiệm đã hoàn thành, vấn đề còn lại là định hướng cho các đối tượng này phát triển một cách bền vững, phát triển ổn định về số lượng theo qui hoạch nhưng ngày càng nâng cao về chất lượng sản phẩm, nâng cao về các tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào đối tượng nuôi. Đến thời điểm hiện tại, có thể nói mô hình sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực đã ổn định, thị trường rất thuận lợi và có nhiều tiềm năng, người dân đã dần dần hồi phục lại nghề nuôi của mình. III. Tiềm năng nghề nuôi cá rô phi Đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm tăng thêm giá trị kinh tế cho nông hộ và ngành Thủy sản là một hướng đi đúng, nhưng xét trên phương diện nuôi để xuất khẩu, trong thời gian dài, An Giang chỉ “độc nhất” có con cá tra, trong khi các loại thủy sản khác có tiềm năng rất lớn. Từ thực tế này, một số doanh nghiệp trong tỉnh đã bắt tay nuôi thử nghiệm cá rô phi và đã thành công, mở ra một hướng đi mới cho xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Trang 11 Hình 3.3 : Vùng nuôi cá rô phi của Nam Việt (www.baoangiang.com.vn) Với giá xuất từ 4 - 5,3 USD/kg (tùy thuộc vào thị trường, cảng đến, phương thức thanh toán, số lượng và thời gian giao hàng…), cá rô phi đã trở thành một đối tượng nuôi xuất khẩu đầy triển vọng. 10 năm qua, ở một số quốc gia thuộc khu vực Châu Á, nếu Việt Nam đứng đầu trong xuất khẩu cá tra (kim ngạch đạt 1,6 tỷ USD/năm) thì Trung Quốc đứng đầu trong xuất khẩu cá rô phi (kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD/năm). Thị trường xuất khẩu cá rô phi lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức... Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 7 tháng của năm 2014, chỉ riêng Mỹ đã nhập 86.766 tấn, cho thấy thị trường xuất khẩu cá rô phi của thế giới rất lớn. Đưa cá rô phi vào chương trình xuất khẩu trọng điểm của tỉnh là một việc làm cần thiết. Hiện nay, giá xuất cá tra bình quân 2,2 – 2,4 USD/kg, thời gian nuôi 6 tháng, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) là 1.55 – 1.65kg thức ăn cho 1kg cá tăng trọng. Trong khi ở cá rô phi, các chỉ số vừa nêu cũng tương đương nhưng giá trị xuất khẩu cao hơn gấp đôi cá tra. Hiện tại, 1kg cá rô phi, ngư dân nuôi lãi từ 2.000Trang 12 4.000 đồng, trong khi cá tra thì “nằm mơ” cũng chẳng thấy. Và chỉ có nuôi xuất khẩu thì sản lượng nuôi mới nhiều, đời sống của đại bộ phận nông dân mới được cải thiện. Đây là một hướng đi mới nhằm khôi phục lại kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại vốn dĩ đã hình thành trên địa bàn tỉnh từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. IV. Đánh giá chung về tiềm năng nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Thuận lợi Là tỉnh có nguồn nước ngọt dồi dào, địa hình đa dạng, đất tốt chiếm tỷ trọng lớn, lũ giàu phù sa, đem nhiều lợi thế về giống, thức ăn cho NTTS. Những năm qua cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại phát triển, tạo thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn, đồng thời hàng loạt các chính sách ưu đãi của tỉnh đã ban hành nhằm đưa thủy sản là ngành kinh tế chính sau cây lúa. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được chú trọng đầu tư đúng hướng, bắt đầu phát huy tốt đối với sản xuất và đời sống. Là tỉnh có dân số đông, đa phần sống ở nông thôn và có thu nhập chính từ nông nghiệp, lực lượng lao động dồi dào sẽ là áp lực nhưng cũng là lợi thế để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh. Khó khăn Vị trí của tỉnh nằm khá xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng và cả nước, ít thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn. Là tỉnh thuần nông, ít có lợi thế về phát triển công nghiệp, nên khả năng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế để tái đầu tư mở rộng sản xuất bị hạn chế, khó có thể tạo được những bước chuyển dịch có tính đột biến, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Dân số lao động đông, trình độ dân trí và nguồn lực của nông hộ còn hạn chế, áp lực về công ăn việc làm và gia tăng thu nhập của người dân ngày càng tăng, Trang 13 nhất là khu vực nông thôn, là những thách thức không nhỏ trong quá trình chuyển dịch sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh trong thời gian tới. Vấn đề tiếp cận thị trường còn yếu, thiếu tính cạnh tranh bằng luật thương mại quốc tế. Vấn đề môi trường, giá cả mùa vụ,… cũng là những vấn đề đáng quan tâm, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang web: 1. Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang : sokhcn.angiang.gov.vn 2. Tuổi trẻ TV : tv.tuoitre.vn 3. Báo An Giang : www.baoangiang.com.vn 4. Báo Mới : www.baomoi.com 5. Hiệp hội thủy sản tỉnh An Giang : afa.vn 6. Thư viện chia sẻ luận văn : luanvan.co 7. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ: sj.ctu.edu.vn ----Hết---- Trang 14 [...]... những biện pháp và kế hoạch hành động nêu trên, nếu được cộng đồng tích cực ủng hộ và tham gia chắc chắn trong thời gian tới công tác bảo vệ về phát triển nguồn lợi thủy sản sẽ đạt được những kết quả khả quan D – TIỀM NĂNG NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở AN GIANG I Tiềm năng nghề nuôi cá tra, cá basa Dòng sông Mêkông là một trong những con sông lớn khu vực Đông Nam Á chảy qua tỉnh An Giang mang theo nhiều... là những vấn đề đáng quan tâm, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang web: 1 Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang : sokhcn.angiang.gov.vn 2 Tuổi trẻ TV : tv.tuoitre.vn 3 Báo An Giang : www.baoangiang.com.vn 4 Báo Mới : www.baomoi.com 5 Hiệp hội thủy sản tỉnh An Giang : afa.vn 6 Thư viện chia sẻ luận văn : luanvan.co 7 Tạp chí khoa học... trường tiêu thụ nội địa, nghề nuôi tôm càng xanh ở An Giang đã sớm thể hiện nhiều tiềm năng và cũng đã mang lại những cải thiện không nhỏ đối với kinh tế của các nông hộ Nhằm cải tiến một số công đoạn trong qui trình kỹ thuật và áp dụng con giống tôm càng xanh toàn đực vào mô hình nuôi, năm 2013, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang đã triển khai thực hiện dự án Nuôi tôm càng xanh toàn đực chuyển giới... ổn định,… người nuôi không có lãi nên người nuôi thu hẹp dần diện tích Phần lớn diện tích nuôi cá tra hiện nay do doanh nghiệp đầu tư theo quy trình khép kín từ nuôi đến chế biến và xuất khẩu Trang 9 II Tiềm năng nghề nuôi tôm càng xanh Ở An Giang, tôm càng xanh là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh, nghề nuôi tôm càng xanh đã hình thành và phát triển từ năm 2000 Với thế mạnh xuất khẩu và sự ưa chuộng... nhưng xét trên phương diện nuôi để xuất khẩu, trong thời gian dài, An Giang chỉ “độc nhất” có con cá tra, trong khi các loại thủy sản khác có tiềm năng rất lớn Từ thực tế này, một số doanh nghiệp trong tỉnh đã bắt tay nuôi thử nghiệm cá rô phi và đã thành công, mở ra một hướng đi mới cho xuất khẩu thủy sản của tỉnh Trang 11 Hình 3.3 : Vùng nuôi cá rô phi của Nam Việt (www.baoangiang.com.vn) Với giá xuất... định ranh giới, phân vùng và phân cấp quản lý nguồn lợi thủy sản trên sông, suối và các hồ chứa Quy định rõ trách nhiệm, vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thực hiện kế hoạch quốc gia về truyền thông, tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tập huấn cho ngư dân, cán bộ địa phương về pháp luật, tuyên truyền trên báo chí, phát thanh,... chất lượng sản phẩm, nâng cao về các tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào đối tượng nuôi Đến thời điểm hiện tại, có thể nói mô hình sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực đã ổn định, thị trường rất thuận lợi và có nhiều tiềm năng, người dân đã dần dần hồi phục lại nghề nuôi của mình III Tiềm năng nghề nuôi cá rô phi Đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm tăng thêm giá trị kinh tế cho nông hộ và ngành Thủy sản là một... có liên quan đến hệ tuần hoàn Chính vì lẽ đó cá basa được nuôi nhiều ở An Giang Đây là một trong những đối tượng nuôi chủ lực trong phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh, diện tích và sản lượng nuôi cá tra tăng dần hàng năm, đỉnh điểm diện tích đạt gần 1.400 ha với sản lượng đạt khoảng 270 ngàn tấn vào năm 2007 Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay diện tích nuôi cá basa, cá tra liên tục giảm và đến cuối... động và giáo dục trong các bậc học phổ thông Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho cán bộ công an, lãnh đạo UBND cấp xã, thôn trưởng các địa bàn ven hồ, đầu nguồn sông suối, kiểm tra giám sát thường xuyên và xử phạt nghiêm minh các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn thủy sản Xây dựng dự án bảo tồn thủy sản, các bãi đẻ, bãi giống; tái tạo nguồn lợi tùy theo đặc điểm, hình hình cụ thể ở các... trị, trong đó có cá basa và cá tra là 2 chủng loại cá đặc biệt chỉ có ở đồng bằng sông Cửu Long Cùng với những tiềm năng về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn,…), An Giang có những lợi thế hơn so với các tỉnh khác trong khu vực về việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa Vì vậy nuôi cá tra, cá basa được coi là thế mạnh chủ yếu của An Giang, tạo nên những sản phẩm đặc trưng của tỉnh,