... chọn bệnh nhân - Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng liên tục ngoại trú - Thời gian lọc màng bụng ≥ tháng - Tuổi bệnh nhân ≥ 18 - Được thực đủ xét nghiệm theo số nghiên cứu đề... lượng bệnh nhân 19 nhiều có kết rõ ràng hơn, LMB có hiệu việc giảm tỷ lệ THA 4.2 Biến đổi tính thấm màng bụng hiệu lọc màng bụng bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú: 4.2.1 Phân loại màng bụng. .. thấy biến đổi chức màng bụng theo thời gian gặp tất nghiên cứu công bố Nghiên cứu mối liên quan chức màng bụng với số đặc điểm bệnh nhân lọc màng bụng để từ biết được yếu tố ảnh hưởng đến chức màng
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn tính (STMT) là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa, hậuquả của xơ hóa các nephron chức năng, tiến triển mạn tính qua nhiều nămkhông hồi phục, gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tăng nitơ phiprotein máu như ure, creatinin
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị thay thế thận suy đó là lọc máu baogồm lọc máu ngoài cơ thể (thận nhân tạo - TNT), lọc màng bụng (LMB)(thẩm phân phúc mạc) và ghép thận Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (LMBLTNT) là phương pháp điều trị thay thế thận có những ưu việt riêng, đặc biệtđối với các bệnh nhân sống xa trung tâm thận nhân tạo, những bệnh nhân cóchống chỉ định thận nhân tạo và không có điều kiện ghép thận Lọc màngbụng không gây rối loạn huyết động, dễ dung nạp cho bệnh nhân có suy timmạn tính
Viêm phúc mạc (VPM) là biến chứng nguy hiểm, có thể gặp trong lọcmàng bụng, viêm phúc mạc gây xơ hóa và giảm chức năng lọc của màngbụng Với những lý do trên, việc đánh giá chức năng màng bụng, sự thay đổitính thấm màng bụng và hiệu quả lọc sau viêm phúc mạc là việc làm quantrọng trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối bằng lọcmàng bụng Chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu biến đổi chức năngmàng bụng ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc màng bụng liên tục ngoạitrú" với hai mục tiêu sau:
1 Khảo sát, phân loại chức năng tính thấm màng bụng, hiệu quả lọc ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
2 Đánh giá biến đổi tính thấm màng bụng và hiệu quả lọc ở bệnh nhân sau viêm phúc mạc.
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1 Nêu được tỷ lệ loại màng bụng theo tính thấm trong đó tính thấmtrung bình cao chiếm tỷ lệ cao nhất 62,1%, tính thấm thấp chiếm tỷ lệ thấpnhất 1,1% Tỷ lệ các loại tính thấm màng bụng sau 6, 12 tháng biến đổikhác biệt không có ý nghĩa
2 Phát hiện hiệu quả lọc màng bụng giảm theo thời gian: Giá trị trungbình của Kt/V, Ccr tuần và tỷ lệ bệnh nhân đạt Kt/V, Ccr tuần theo khuyếncáo giảm dần theo thời gian
3 Viêm phúc mạc có ảnh hưởng đến hiệu quả lọc màng bụng: Sauviêm phúc mạc có 44,4% bệnh nhân giảm tính thấm màng bụng Tuy nhiênhiệu quả lọc ure, creatinin, K+, Na+ máu thay đổi không có ý nghĩa so vớitrước viêm phúc mạc, tỷ lệ bệnh nhân có Kt/V, Ccr đạt theo khuyến cáocũng giảm không có ý nghĩa sau viêm phúc mạc
Trang 2CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 119 trang (không kể tài liệu tham khảo và phụ lục), với 4chương, 47 bảng, 3 đồ thị, 25 tài liệu tham khảo tiếng Việt và 120 tài liệutiếng Anh Đặt vấn đề 2 trang, tổng quan 29 trang, đối tượng và phương pháp
17 trang, kết quả nghiên cứu 35 trang, bàn luận 33 trang, kết luận 2 trang,kiến nghị 1 trang
Chương 1 : TỔNG QUAN 1.1 Điều trị suy thận mạn tính
* Điều trị nội khoa:
+ Điều trị nguyên nhân gây ra bệnh thận mạn tính
+ Dự phòng và loại trừ các yếu tố làm suy thận mạn tiến triển bao gồm:kiểm soát huyết áp, dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn, tránh dùng các thuốc hoặccác chất độc cho thận, điều chỉnh thể tích và điều trị suy tim ứ huyết
+ Chế độ ăn: Mục đích làm giảm quá trình dị hóa và tăng quá trìnhđồng hóa protein để hạn chế tăng ure máu
+ Sử dụng các thuốc tác động lên chuyển hóa: thuốc làm tăng đồnghóa đạm, thuốc làm giảm tổng hợp NH3 ở ống thận
+ Điều trị phù: nếu bệnh nhân có phù phải hạn chế nước và muối trongchế độ ăn hàng ngày, sử dụng thuốc lợi tiểu cần chú ý đề phòng giảm thểtích tuần hoàn hiệu dụng
+ Điều trị thiếu máu
Truyền máu chỉ được sử dụng khi bệnh nhân có chảy máu nặng hoặcnhững bệnh nhân không có đủ điều kiện kinh tế để sử dụng rHu-EPO.Điều trị thiếu máu kết hợp sử dụng các rHu-EPO, sắt và acid amin Chỉnên duy trì hemoglobin máu trong khoảng 100-110g/l, không nên đưahemoglobin máu vượt quá 130 g/l
+ Điều chỉnh cân bằng nước và điện giải: chú ý điều trị toan máu vàcác rối loạn các chất điện giải đặc biệt tăng kali và giảm calci máu
* Điều trị thay thế thận
+ Lọc máu: là phương pháp điều trị phổ biến bao gồm: lọc màng bụng(là phương pháp sử dụng màng bụng làm màng lọc, khoang màng bụng làmkhoang dịch lọc, máu trong mạch máu của màng bụng làm khoang máu) vàlọc máu ngoài cơ thể (thận nhân tạo)
+ Ghép thận là phương pháp điều trị thay thế thận tốt nhất, thận ghép
có thể thay thế cả chức năng điều hòa nội môi và chức năng nội tiết củathận suy
Trang 31.2 Đánh giá tính thấm màng bụng và hiệu quả của phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú
1.2.1 Chức năng màng bụng theo tính thấm
Năm 1987, Twardowski là người đầu tiên đưa ra khái niệm PET(Peritoneal Equilibration Test) khi thực hiện 103 lần PET cho 86 bệnh nhânlọc màng bụng liên tục ngoại trú Thử nghiệm PET được tiến hành bằngcách đưa vào ổ bụng 2 lít dịch glucose 2,5% trong thời gian 4 giờ (chu kỳngâm dịch đêm hôm trước đó bệnh nhân sử dụng dịch glucose 2,5% trong 8
- 12 giờ) Tỷ số nồng độ creatinin trong dịch lọc (D: dialysate) so với trongmáu (P: plasma) được tính tại các thời điểm 0, 2, 4 giờ tính từ khi bắt đầulàm PET (dialysate/plasma: D/P creatinin) Tỷ số nồng độ glucose trongdịch lọc so với máu được tính tại các thời điểm 2, 4 giờ tính từ khi bắt đầulàm PET (D/D0)
Dựa vào tỷ số nồng độ các chất trên đối chiếu lên hình đường congPET (đường cong Twardowski) sẽ phân màng bụng thành 4 loại: màngbụng có tính thấm cao, màng bụng có tính thấm trung bình cao, màng bụng
có tính thấm trung bình thấp và màng bụng có tính thấm thấp
+ Loại màng bụng có tính thấm cao có khả năng lọc các chất thải củachuyển hóa tốt, tuy nhiên glucose cũng tái hấp thu nhanh vào trong máu dẫntới giảm khả năng siêu lọc Bên cạnh đó, màng bụng có tính thấm cao sẽgây mất protein qua dịch lọc nhiều hơn Bệnh nhân với màng bụng có tínhthấm cao thích hợp với phương cách lọc có chu kỳ ngắn hoặc tăng số lầnthay dịch
+ Loại màng bụng có tính thấm thấp sẽ duy trì nồng độ cao củaglucose trong dịch lọc lâu hơn nên hiệu quả siêu lọc tốt hơn Tuy nhiên khảnăng lọc chất hòa tan là chất thải của chuyển hóa từ trong máu cũng hạnchế Màng bụng có tính thấm thấp thích hợp với chu kỳ thay dịch dài và ởnhững bệnh nhân còn chức năng thận tồn lưu
+ Loại màng bụng có tính thấm trung bình cao và trung bình thấp thíchhợp với phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú với 4 chu kỳ thaydịch/ngày, bảo đảm lọc hiệu quả cho bệnh nhân
1.2.2 Một số chỉ số đánh giá hiệu quả lọc của phương pháp lọc màng bụng
Đánh giá hiệu quả lọc màng bụng cần căn cứ vào các yếu tố như: nồng
độ các nitơ phi protein, kiểm soát huyết áp, lượng nước dư trong cơ thể,tình trạng thiếu máu, dinh dưỡng, loãng xương và chất lượng cuộc sốngcùng với các chỉ số đặc trưng cho màng bụng
Trang 4+ Độ thanh thải các chất hòa tan: ure và creatinin
Độ thanh thải chất hòa tan toàn phần bao gồm độ thanh thải của thận
và độ thanh thải của màng bụng:
Ktoàn phần(tuần) = Kthận(tuần) + Kphúc mạc(tuần)
Độ thanh thải của ure: ký hiệu Kt/Vure(tuần), độ thanh thải củacreatinin: ký hiệu là Ccr(tuần)
Các nghiên cứu về hiệu quả lọc màng bụng đã chứng minh sự phù hợpgiữa bảng lâm sàng của bệnh nhân với những dữ liệu đánh giá độ thanh thảicác chất hòa tan Các tác giả chỉ ra rằng Kt/Vure(tuần) < 1,5 có mối liên hệquan hệ chặt chẽ với nguy cơ tử vong, nhóm bệnh nhân với Kt/Vure(tuần) >2,0 có tỷ lệ sống cao hơn so với nhóm có Kt/Vure(tuần) < 2,0
Theo hướng dẫn thực hành lâm sàng của Hội đồng lượng giá về hiệuquả điều trị bệnh thận (Kidney Disease Outcomes Quality Intiative -KDOQI) 2006 đã cập nhật, chỉ số Kt/V và Ccr ở bệnh nhân lọc màng bụngliên tục ngoại trú cần đạt được là:
Kt/Vure(tuần) > 1,7
Ccr(tuần) > 50 lít/1,73m2
+ Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Albumin máu và nPNA (normalized Protein Nitrogen Apearance) lànhững chỉ số được sử dụng Khuyến cáo duy trì albumin máu > 35 g/l và nPNAcần đạt trên 1,0
1.3 Viêm phúc mạc, biến đổi tính thấm và hiệu quả lọc màng bụng sau viêm phúc mạc
1.3.1 Viêm phúc mạc
Là biến chứng hay gặp và nguy hiểm nhất ở bệnh nhân LMB liên tụcngoại trú Điều kiện thuận lợi là bệnh nhân giảm sức đề kháng, vi khuẩnxâm nhập trong quá trình thao tác thay dịch, xuyên thành ruột trong nhiễmtrùng đường tiêu hóa, từ nhiễm trùng chân catheter Viêm phúc mạc cóthể do các loại vi khuẩn khác nhau, do nấm ít gặp thường là nhiễm cơ hộisau khi điều trị viêm phúc mạc bằng kháng sinh nhiều ngày Bệnh nhân cóviêm phúc mạc cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, điều trị thườngbằng kháng sinh ngâm dịch ổ bụng Trong quá trình điều trị, bệnh nhân vẫntiếp tục lọc màng bụng bình thường Cần đánh giá lại chức năng màng bụngsau 2 tháng điều trị khỏi để đưa ra chế độ lọc phù hợp cho bệnh nhân
1.3.2 Biến đổi tính thấm và hiệu quả lọc màng bụng sau viêm phúc mạc
Trang 5Viêm phúc mạc gây tổn thương màng bụng, làm thay đổi cấu trúcmàng bụng từ đó làm thay đổi tính thấm và hiệu quả lọc của màng bụng.
+ Thay đổi cấu trúc màng bụng sau viêm phúc mạc
Khi viêm phúc mạc, tùy theo loại nguyên nhân sẽ có quá trình viêm tạichỗ, ở đó sẽ có quá trình xâm nhập các tế bào viêm, xuất tiết dịch rỉ viêm,thoát hồng cầu khỏi lòng mạch, tạo các sợi fibrin luôn có xu hướng gâydính màng bụng Nếu điều trị kịp thời các tác nhân gây viêm, quá trìnhviêm thoái lui, màng bụng trở lại bình thường và bệnh nhân tiếp tục lọcmàng bụng bình thường Nếu phát hiện và điều trị muộn, quá trình viêmkéo dài sẽ có tăng sinh xơ, dày thành mạch máu, tăng thể tích gian bào vàhẹp các lỗ lọc, từ đó hạn chế quá trình khuếch tán, quá trình siêu lọc và quátrình hấp thu của màng bụng, hậu quả dẫn đến thay đổi tính thấm màngbụng và giảm hiệu quả lọc Nếu tình trạng viêm phúc mạc kéo dài, màngbụng mất dần chức năng, bệnh nhân không thể tiếp tục lọc màng bụng vàphải chuyển sang phương thức lọc máu khác
+ Thay đổi tính thấm màng bụng và hiệu quả lọc
Các nghiên cứu đã chỉ ra sau viêm phúc mạc có thể có sự thay đổi về
tỷ lệ các loại màng bụng, thường gặp là giảm tỷ lệ loại màng bụng có tínhthấm cao, trung bình cao; tăng tỷ lệ loại màng bụng có tính thấm trung bìnhthấp và thấp làm giảm hiệu quả lọc Bên cạnh đó, các lỗ lọc của màng bụng
sẽ nhỏ đi dẫn đến hạn chế trao đổi các chất do sự chênh lệch nồng độ giữakhoang máu và khoang màng bụng Kết quả lọc các chất ure, creatinin giảm
đi, trao đổi các chất tan trong nước hoặc chất có phân tử lượng thấp sẽ ảnhhưởng ít, tuy nhiên với các chất có phân tử lượng trung bình và cao thìkhông có hiệu quả
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
261 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối điều trị bằng lọc màngbụng liên tục ngoại trú tại Khoa Thận nội, Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố
Hồ Chí Minh từ tháng 6/2010 đến tháng 2/2012
+ Dựa theo thời gian LMB, 261 bệnh nhân được chia làm 3 phân nhóm:
- Phân nhóm 1 (PN1, n=87 ): 2 tháng ≤ thời gian LMB ≤ 12 tháng
- Phân nhóm 2 (PN2, n=99):12 tháng < thời gian LMB ≤ 36 tháng
- Phân nhóm 3 (PN3, n=75 ) : thời gian LMB > 36 tháng
Ba phân nhóm bệnh nhân trên tuy khác về thời gian lọc màng bụngnhưng đều được áp dụng cùng một phương pháp lọc màng bụng, cùng loại
Trang 6dịch lọc và cùng tương đồng về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chức năngmàng bụng và hiệu quả lọc màng bụng.
+ Theo dõi bệnh nhân tại 3 thời điểm T0 (bắt đầu nghiên cứu), T6 (sau 6tháng) và T12 (sau 12 tháng)
- Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu: số bệnh nhân là 261
- Tại thời điểm sau 6 tháng: số bệnh nhân là 219
- Tại thời điểm sau 12 tháng: số bệnh nhân còn lại là 178
Số lượng bệnh nhân bị giảm trong khoảng thời gian T0-T6 là 42 bệnhnhân, trong khoảng T6-T12 là 41 bệnh nhân Số lượng bệnh nhân giảm tạicác thời điểm T6 và T12 do một số nguyên nhân: chuyển nơi lọc khác, không
đủ số liệu, chuyển phương thức điều trị tự ý (ghép thận, thận nhân tạo), tửvong do các nguyên nhân khác nhau, tự bỏ không tiếp tục lọc màng bụng
+ Để so sánh sự biến đổi của các thông số tại 3 thời điểm T0, T6, T12chỉ sử dụng 178 bệnh nhân được theo dõi đầy đủ tại cả 3 thời điểm nói trên
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng liên tục ngoại trú
- Thời gian lọc màng bụng ≥ 2 tháng
- Tuổi của bệnh nhân ≥ 18
- Được thực hiện đủ các xét nghiệm theo các chỉ số nghiên cứu đề ratại các thời điểm nghiên cứu
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu
- Suy tim mạn tính mức độ 3 - 4
- Suy gan nặng, xơ gan mất bù
- Bệnh nhân kèm ung thư giai đoạn cuối
- Đang mắc các bệnh cấp tính như : nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim,suy tim cấp, đột quị não…
- Bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh ngoại khoa hoặc đã có can thiệp phẫuthuật trong 1 tháng
- Bệnh nhân đã từng viêm phúc mạc trước thời điểm nghiên cứu
- Đối với thời điểm theo dõi tại thời điểm sau 6, 12 tháng: loại nhữngbệnh nhân chuyển nơi điều trị hoặc số liệu không đủ theo mẫu nghiên cứu
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
Trang 72.2 Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả, cắt ngang, so sánh các phân nhóm, kết hợp theo dõi dọc
2.2.1 Nội dung nghiên cứu
2.2.1.1 Các bước chính tiến hành phục vụ cho mục tiêu 1
* Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu: Khai thác bệnh sử, khám lâm
sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, đo huyết áp, BMI, rối loạn lipidmáu, thiếu máu, giảm albumin máu
* Xác định phân loại màng bụng: Trong nghiên cứu này chúng tôi
đánh giá phân loại màng bụng theo tính thấm qua chỉ số PET (thử nghiệmcân bằng màng bụng) tại thời điểm giờ thứ 4 (T4)
* Đánh giá hiệu quả lọc
Trong nghiên cứu này để đánh giá hiệu quả lọc chúng tôi dựa vào hai chỉsố: độ thanh thải ure và creatinin tuần và sự thay đổi một số chỉ số điện giải
+ Xác định độ thanh thải ure/tuần ( Kt/V) theo công thức:
Kt/V (tuần) = Kt/Vp (tuần) + Kt/Vk (tuần)
Trong đó:
Kt/Vp (tuần): độ thanh thải ure của màng bụng trong 1 tuần
Kt/Vk (tuần): độ thanh thải ure của thận trong 1 tuần
Vd/24 giờ: thể tích dịch lọc thải ra trong 24 giờ tính bằng lít
Vu/24 giờ: thể tích nước tiểu trong 24 giờ tính bằng lít
V (thể tích nước cơ thể) = Trọng lượng cơ thể (trước ngâm dịch) x 0,6.p: màng bụng (peritonium), k: thận (kidney), d: dialysate, u: nước tiểu(urine), 7: số ngày trong 1 tuần, V: tính bằng lít, trọng lượng cơ thể tínhbằng kg, nồng độ ure dịch lọc, máu và nước tiểu tính bằng mmol/l
+ Xác định độ thanh thải creatinin/tuần (Ccr) theo công thức:
Trang 8Ccr (tuần) = Ccrp (tuần) + Ccrk (tuần)
Nồng độ creatinin dịch lọc x Vd/24 giờ x 1,73
Ccrp (tuần)= - x 7 Nồng độ creatinin máu x BSA
Nồng độ creatinin nước tiểu x Vu/24 giờ x 1,73
Ccrk (tuần) = - x 7 Nồng độ creatinin máu x BSA
CCrp (tuần): độ thanh thải creatinin của màng bụng trong 1 tuầnCCrk (tuần): độ thanh thải creatinin của thận trong 1 tuần
BSA: diện tích da cơ thể, nồng độ creatinin dịch lọc, máu và nước tiểutính bằng µmol/l
2.2.1.2 Các bước tiến hành phục vụ cho mục tiêu 2
+ Phát hiện bệnh nhân viêm phúc mạc theo tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phúc mạc: theo Hướng dẫn của Hội lọc màng bụng quốc tế 2005.
- Đánh giá đáp ứng điều trị sau 2 ngày
- Đánh giá đáp ứng điều trị sau 7 ngày
- Viêm phúc mạc do nấm: rút catheter sớm kết hợp điều trị kháng nấm.Những bệnh nhân rút catherter, chuyển sang điều trị bằng thận nhân tạo.+ Sau khi bệnh nhân được điều trị khỏi viêm phúc mạc, tiến hành đánhgiá lại loại màng bụng và hiệu quả lọc ure, creatinin máu, các chỉ số Kt/V,Ccr tuần, xét nghiệm các chất điện giải máu để quyết định tiếp tục lọc màngbụng hay chuyển hình sang hình thức lọc máu bằng thận nhân tạo Thờiđiểm đánh giá là 2 tháng sau viêm phúc mạc
2.2.1.3 Các biện pháp điều trị cơ bản bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú
Trong suốt quá trình nghiên cứu, bệnh nhân vẫn tiếp tục được điều trịtheo đúng các bước cơ bản cho bệnh nhân lọc màng bụng
+ Hướng dẫn có kiểm soát chế độ ăn
+ Điều trị tăng huyết áp
Trang 9+ Điều trị thiếu máu dùng erythropoietin tái tổ hợp (eprex,neorecormon ), bù sắt tính theo nồng độ sắt huyết thanh, nồng độ ferritin
và độ bảo hòa transferin , bù sắt có thể dùng sắt viên hoặc sắt truyền.+ Duy trì thể tích nước tiểu
+ Kê đơn dịch lọc màng bụng và điều chỉnh liều lọc dựa vào tính thấmmàng bụng
Trang 102.2.2 Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại, đánh giá sử dụng trong nghiên cứu
+ Chẩn đoán và phân độ thiếu máu: Theo WHO khi Hb < 130g/l ở
nam và Hb < 120g/l ở nữ
+ Chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC 7: HA tâm thu ≥ 140mmHg
và/hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg: đo theo phương pháp Korottkof, sauhai lần đo cách nhau ít nhất 2 phút
+ Giá trị một số chỉ số sinh hoá máu theo phòng xét nghiệm Bệnh viện ChợRẫy
+ Phân loại màng bụng: dựa vào chỉ số D4/P creatinin phân làm 4 loại
màng bụng như sau: D4/P creatinin từ 0,81 - 1,03: màng bụng có tính thấmcao (T.T cao), D4/P creatinin từ 0,65 - 0,80: màng bụng có tính thấm trungbình cao (TB cao), D4/P creatinin từ 0,50 - 0,64: màng bụng có tính thấmtrung bình thấp (TB thấp) và D4/P creatinin từ 0,34 - 0,49: màng bụng cótính thấm thấp (T.T thấp)
+ Đánh giá hiệu quả lọc màng bụng theo Kt/V và Ccr: theo khuyến
cáo KDOQI, 2006 và Bộ Y Tế Việt Nam Bệnh nhân lọc hiệu quả khi Kt/Vtuần > 1,7 và Ccr tuần > 50 lít/1,73m2
+ Tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 56,3%, nữ chiếm 43,7%, tuổi trung bình
là 48,9±13,6 tuổi Tỷ lệ BN có THA là 83,1% Tỷ lệ thiếu máu trong nghiêncứu là 95,7% Tỷ lệ bệnh nhân không còn bảo tổn nước tiểu (thiểu và vôniệu) trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao 72,5%
Trang 113.2 Biến đổi tính thấm màng bụng và hiệu quả lọc màng bụng
3.2.1 Phân loại màng bụng theo tính thấm, biến đổi tính thấm màng bụng và mối liên quan với một số đặc điểm bệnh nhân
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo loại màng bụng tại thời điểm T 0
Loại MB
Tổng số(n=261)
PN1 (n=87), (1)
PN2 (n=99), (2)
PN3 (n=75), (3) p
3,2-3
- Giá trị trung bình chỉ số D4/P creatinin giảm dần theo thời gian lọcmàng bụng có ý nghĩa, p < 0,001
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo loại màng bụng sau 6 tháng (T 6 )
Loại MB
Tổng số(n=219)
PN1 (n=76), (1)
PN2 (n=85), (2)
PN3(n=58), (3) p
Trang 12bụng tính thấm cao và trung bình cao giảm dần, trung bình thấp và thấp tăngdần theo thời gian lọc màng bụng, p < 0,05.
- Giá trị trung bình D4/P creatinin giảm dần theo thời gian đã lọc màngbụng, p < 0,001
Bảng 3.3 Phân bố bệnh nhân theo loại màng bụng sau 12 tháng (T 12 )
Loại
MB
Tổng(n=178)
PN1(n=66), (1)
PN2(n=68), (2)
PN3(n=44), (3) p
1-3,2-3
<0,05
- Giá trị trung bình D4/P creatinin giảm dần theo thời gian đã lọc màngbụng, p < 0,05
Bảng 3.4 So sánh tỷ lệ các loại màng bụng tại các thời điểm (n=178)