Điều 186 – Luật Đất đai 2013 cũng quy định:- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theoquy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở
Trang 1QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ NHÀ Ở
1 Phân tích luận đề: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do NN thống nhất quản lý”.
Luận đề này ngay từ Luật Đất đai năm 1987 đã được khẳng định Qua các lần sửađổi, bổ sung bao gồm Luật Đất đai năm 1993, năm 1998, năm 2003 và mới đây nhất là LuậtĐất đai 2013, luận đề đó vẫn tiếp tục được nhấn mạnh
Với tư cách là chủ thể trong quan hệ sở hữu đất đai, nhân dân có quyền chiếm hữu, sửdụng, định đoạt tài sản của mình Nhưng nhân dân không thể tự mình thực hiện mà chuyểngiao các quyền này cho Nhà nước Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân không có mục đích tự thân Nhà nước chỉ là công cụ và là phương tiện để nhân dânthực hiện quyền chủ thể trong quan hệ sở hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân nói chung và đấtđai nói riêng
Việc quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" thực chất bắt nguồn từ tính lịch sử củađất đai nước ta Đất đai nước ta là thành quả trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn baocông sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay
"Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý", như vậy đã khẳngđịnh nhân dân đã trao quyền chủ sở hữu đất đai cho Nhà nước Vì vậy, Nhà nước với tư cáchđại diện sở hữu toàn dân quản lý đất đai Toàn bộ đất ở đất liền hay ở lãnh hải, đất đang sửdụng hay đất chưa sử dụng đều thuộc Nhà nước Nhà nước có trọn vẹn ba quyền: quyềnchiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt
Mục đích của quy định "Nhà nước thống nhất quản lý" là nhằm sử dụng đất đai có hiệuquả, phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế xã hội Nhà nước thống nhất quản lý đất đai cũng làquy định cần thiết khi Nhà nước thừa nhận đất đai là hàng hoá đặc biệt, xúc tiến việc hìnhthành và phát triển thị trường bất động sản
Trang 22 Tại sao Nhà nước quy định khung giá từng loại đất? Mục đích để làm gì?
Chương II – Điều 18 Nhà nước quyết định giá đất của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã quy định:
- Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất
- Nhà nước ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể
Nhà nước quy định khung giá cho từng loại đất vì các lý do cụ thể sau đây:
- Đó là sự cụ thể hoá sự thừa nhận của Nhà nước coi đất đai là hàng hoá đặc biệt, phục vụcho việc hình thành thị trường bất động sản
- Tác động vào ý thức thái độ của người sử dụng đất để họ sử dụng đất tiết kiệm, nâng caohiệu quả kinh tế xã hội của việc sử dụng đất
Việc quy định khung giá cho từng loại đất là công cụ tài chính của Nhà nước Việc Nhànước sử dụng phối hợp các lợi ích kinh tế từ các quan hệ kinh tế gắn liền với đất đai nhằmmục đích cao nhất là quản lý có hiệu quả, cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đốitượng sử dụng đất kết hợp hài hòa các lợi ích
3 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền mua và sở hữu nhà ở tại VN hay không? Điều này được hướng dẫn thực hiện bởi văn bản luật nào?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền mua và sở hữu nhà ở tại VN Điều này được hướng dẫn bởi Luật số 34/2009/QH12, Nghị định 71/2010/NĐ-CP và Luật Đất đai
2013 Cụ thể:
Theo quy định tại Điều 65 của Nghị định 71/2010/NĐ-CP, quyền sở hữu nhà ở tại Việt
Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và của tổ chức, cá nhân nước ngoài đượcquy định như sau:
Trang 3 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu thuộccác đối tượng và có đủ điều kiện quy định tại Điều 1 của Luật số 34/2009/QH12 vềsửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai 2003 Thờihạn sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài là ổn định, lâu dài.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam theopháp luật về đầu tư thì được sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở Trườnghợp mua nhà ở tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở theo quy định của Nghị quyết số19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổchức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam và các văn bảnhướng dẫn thi hành Nghị quyết này
Căn cứ vào Điều 1 của Luật số 34/2009/QH12 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai 2003 thì người Việt Nam định cư ở nước
ngoài (Việt kiều) có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu đáp ứng đủ các điều kiện luậtđịnh
Thứ nhất, phải là những người thuộc nhóm đối tượng được quy định tại điểm a hoặcđiểm b khoản 1 Điều 126 (đã được sửa đổi, bổ sung), bao gồm: Người có quốc tịchViệt Nam; Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Namtheo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhàvăn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu vàđang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinhsống ở trong nước
Thứ hai, phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại ViệtNam từ 3 tháng trở lên
Riêng đối với những người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tạiđiểm b khoản 1 Điều 126, nếu được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấymiễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì có quyền sởhữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và cácthành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam
Trang 4 Điều 186 – Luật Đất đai 2013 cũng quy định:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theoquy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ởtại Việt Nam
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất
ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cánhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà
ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước,cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều
174 của Luật này Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diệnđược sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ởgắn liền với quyền sử dụng đất ở;
Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạtđộng tại Việt Nam;
Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng
4 Phân biệt ngành Luật đất đai với ngành Luật hành chính.
Luật hành chính là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm toàn bộcác quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trinh hình quản lý hànhchính Nhà nước
Luật đất đai là ngành luật độc lập trọng hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm toàn bộcác quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý Nhànước về đất đai và quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất đai của tổ chức, hộgia đình và cá nhân
Trang 5Rõ ràng có sự phân biệt về đối tượng điều chỉnh của hai ngành luật Đối với Luậthành chính đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội xuất hiện trong quá trình tổ chức vàthực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước Luật hành chính là ngành luật vềquản lý hành chính Nhà nước
Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai là các quan hệ xã hội trong quản lý Nhà nước
về đất đai và quá trình sử dụng đất đai của người sử dụng đất
Trong đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính luôn có sự hiện diện của cơ quanhành chính Nhà nước, còn ở Luật đất đai thì không hoàn toàn như vậy,có thể có trong quan
hệ quản lý nhưng trong quan hệ sử dụng đất thì không có cơ quan quản lý hành chính Nhànước(nếu xuất hiện thì chỉ với tư cách người sử dụng đất)
Luật Hành chính và Luật đất đai có phương pháp điều chỉnh vừa tương đồng, vừakhác biệt Luật hành chính phương pháp điều chỉnh chủ yếu là mệnh lệnh đơn phương, cònLuật đất đai có hai phương pháp điều chỉnh chủ yếu: mệnh lệnh hành chính và bình đẳng.Giới Luật định cho rằng Luật đất đai có sự giao kết với Luật hành chính và Luật dân sự cóthể vì lý do phương pháp điều chỉnh của ngành Luật này
5 Nêu những điều cấm trong Luật Đất đai 2013 và phân tích những điều đó
Những điều cấm trong Luật Đất đai 2013: Theo như điều 12 luật đất đai có chỉ rõ các
điều nghiêm cấm như sau :
1 Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
- Các hành vi có động thái lấn chiếm ,cơi nới đất đai là những hành động có chủ ý mà người
vi phạm sẽ thực hiện Hành động này có thể được coi là trái phép làm thay đổi hiện trạng đấtđai.Gây khó khăn cho các cơ quan ,nhà quản lý đất đai
- Các hành động hủy hoại đất đai là hành vi gây rối phá hoại thông qua các hành động tácđộng trực tiếp tới đất,dùng hóa chất hoặc san lấp vv Có thể là chuyển đổi mục đích sử dụngđất nên là hành vi vi phạm nghiêm trọng tới hiện trạng của nền đất và các cơ quan phải cótrách nhiệm phát hiện và điều tra xử lý nghiêm minh
2 Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
Trang 6- Các chỉ giới đường đỏ,chỉ giới xây dựng ,khoảng lùi công trình hay diện tích lô đất bị điềuchỉnh thay đổi sẽ làm ảnh hưởng tới công tác quy hoạch của thành phố.
- Vi phạm quy hoạch sử dụng đất là việc không phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khônggian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môitrường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất củacác ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong mộtkhoảng thời gian xác định
- Vi phạm kế hoạch sử dụng đất là việc không tuân thủ phân chia quy hoạch sử dụng đấttheo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất
- Chính vì thế các cơ quan có trách nhiệm liên quan phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc nếuphát hiện ra tình trạng vi phạm thì có biện pháp xử lý kịp thời
3 Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
- Sử đụng đất không đúng mục đích là việc chuyển đổi tự do trái phép không theo nguyêntắc của loại đất ấy.Có thể ví dụ như từ sử dụng đất để trồng cây nông nghiệp sang mục đíchđích nhà ở ,vậy thì người sử dụng đất trái phép ấy đã vi phạm luật đất đai
- Ngoài ra thì không sử dụng đất mà để đất trống cũng là điều cấm trong luật đất đai 2013này,những tổ chức,cá nhân phải sử dụng đất đai đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho Nhànước,đó là trách nhiệm của công dân không làm hao phí,tận dụng nguồn tài nguyên đất củaquốc gia
4 Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Không thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụngđất
- Sử dụng đất chưa tiết kiệm, chưa có hiệu quả bảo vệ môi trường và làm tổn hại đến lợi íchchính đáng của người sử dụng đất xung quanh
5 Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trang 7- Nhà nước có quy định cụ thể về số lượng hộ gia đình,cá nhân được phép chuyển hộ vì thế
mà số lượng có quy định cụ thể theo luật.Nếu vi phạm những điều cấm này có thể ngườichuyển sẽ phải xử phạt hành chính tùy theo mức vi phạm
6 Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các cá nhân ,tổ chức giao dịch quyền sử dụng đất mà không có sự đăng ký với các cơ quan
có thẩm quyền là hoàn toàn vi phạm luật này
- Các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm công chứng,chứng nhận cho hộ gia đình,cánhân tổ chức có nhu cầu làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu quy định củapháp luật Việt Nam hiện hành
7 Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
- Các hành vi cụ thể như trốn thuế đất,thường xuyên nộp thuế không khớp với diện tích đất
sử dụng Đó có thể được coi là hành vi gian lận ,thất thoát nguồn tài chính của Nhà nước
- Các cơ quan có thẩm quyền có quyết định xử phạt hoặc cảnh cáo ,khiển trách nếu các cánhân tổ chức có ý định trốn nhiệm vụ nộp thuế
8 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
- Các ví dụ cụ thể như lợi dụng các quan hệ để làm sai trong công tác khảo sát đo đạc địachính,người dân hoặc tổ chức cá nhân luôn có các hành vi chiếm đoạt hoặc lấn chiếm thêmdiện tích và thông qua người thực hiện đo đạc ,nhập số liệu địa chính
- Chính vì thế mà các hành vi này luôn bị cấm trong công tác thi hành luật này nếu có pháthiện cần xử lý nghiêm khắc
9 Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp các số liệu giả về tên thửa đất,chủ sở hữu,diện tích và các thông số khác khiếnnhững người làm quản lý gặp nhiều điều khó khăn trong nhiệm vụ của mình
10 Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trang 8- Cản trở thông qua các hành vi chống đối,hay trực tiếp làm rào cản cho những người thihành công vụ.Ví dụ như khi các cán bộ địa chính tới trực tiếp nhà dân kiểm tra thì người dânkhông phối hợp thực hiện
6 Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa quyết định giao đất và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Quyết định giao đất là quyết định bằng văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyềban hành xác lập quyền sử dụng đất ở cá nhân, tổ chức, các nhân có đủ điều kiện sử dụngđất
Chuyển quyền sử dụng đất là hành vi của một chủ thể sử dụng đất hợp pháp chuyểngiao quyền và nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của pháp luật
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là hình thức của chuyển quyền sử dụng đất
Điểm chung cơ bản nhất giữa quyết định giao đất và hợp đồng chuyển quyền sử dụng
đất là xác lập quyền sử dụng đất ở các chủ thể có đủ điều kiện sử dụng đất
Những điểm khác nhau:
- Quyết định giao đất:
Chủ thể: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Tính chất: Mang tính mệnh lệnh đơn phương
Nội dung do Luật đất đai điều chỉnh
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất:
Chủ thể: Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình (người sử dụng)
Tính chất: thoả thuận, bình đẳng, tự nguyện
Nội dung: Luật dân sự điều chỉnh
7 Ở VN, đất đai thuộc sở hữu toàn dân Theo anh (chị), việc hoàn thiện chế định sở hữu toàn dân trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay nên như thế nào?
Trang 9Ở nước ta, đất đai là tài sản chung của quốc gia và Nhà nước là đại diện cho nhân dânthực hiện quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt toàn bộ đất đaitrên lãnh thổ nước Vì vậy có thể coi hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân chính là việc hoànthiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước, cơ chế quản lý của Nhà nước đối vớiđất đai
Thứ nhất pháp luật đất đai cần phải được xây dựng, bổ xung toàn diện và ổn định trongthời kỳ dài với mức độ sâu sắc hơn Thống nhất các quy định về đất đai cần được ghi nhậntrong Bộ Luật đất đai, không để các quy định rải rác ở Bộ luật dân sự và một số luật chuyênnhành có liên quan
Pháp luật đất đai cần phải thể hiện rõ nội dung kinh tế trong quản lý và sử dụng đất tạo cơ
sở cho thị trường bất động sản hình thành và phát triển mộtcác lành mạnh Quy định hợp lýhơn về giá đất, góp phần thúc đẩy các hoạt động tài chính đất đai trong một trật tự nhấtđịnh
Luật hoá các quy định của Chính phủ đã được chính sách chấp nhận bảo đảm của tínhthống nhất trong hệ thống pháp luật, giảm bớt các văn bản dưới luật, tránh tình trọng văn bảnchồng chéo, "giật gấu vá vai", "sự vụ cá biệt"
Thứ hai, công tác quy hoạch việc sử dụng đất phải được thực hiện có hiệu quả hơn thiếtthực hơn Quy hoạc phải được công khai Trong tập quy hoạch phải có quy trình tham gia ýkiến của nhân dân, tránh tình trạng thiếu công khai là một trong những nguyên nhân của tệtham nhũng, hối lộ
Thứ ba, các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai phải nâng cao năng lực trình độ quản lý
sử dụng phối hợp có hiệu quả các công cụ quản lý
Thứ tư, thay đổi cơ chế giao đất Việc quy định giao đất không thu tiền sử dụng đất đốivới doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu thực hiện theo cơ chế "xin cho" Thực chất là chưa trú
Trang 10trọng tới các yếu tố kinh tế của đất đai, chưa thực sự thấy được đất đai là hàng hoá đặc biệttrong cơ chế thị trường Từ đó việc giao đất không thu tiền sử dụng đất để tạo điều kiện chitình trạng tham nhũng và lãng phí đất ngày càng tăng, trang khi Nhà nước khong thu đượcthuế cho ngân sách, thâm chí kể cả 1% lệ phí địa chính
Trong văn kiện Đại hội IX nêu rõ: "Phát triển thị trường bất động sản trong đó có thịtrường quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển quyền sử dụng đất , mở rộngthị trường bất động sản cho các thành phần kinh tế, người Việt Nam ở nước ngoài, ngườinước ngoài ở Việt Nam tham gia đầu tư " Đây có thể coi là một xu hướng hoàn thiện chế
độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
8 Tại sao NN quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đối với từng vùng? Hãy nêu những mặt tích cực và hạn chế.
Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp là giới hạn diện tích tối đa mà hộ gia đình, cá nhânđược sử dụng vào mục đích nông nghiệp trên cơ sở Nhà nước giao và được nhận quyềnchuyển nhượng đất hợp pháp từ người khác
Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm: Các tỉnh ở Đồng bằng sôngCửu long, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ ChíMinh không quá 3 ha Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương khác không qua 2 ha Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm:
- Các xã đồng bằng không quá 10 ha
- Các xã trung du miền núi không quá 20 ha
Việc áp dụng chế độ hạn mức sử dụng đất nông nghiệp có tác động tích cực đến đời sốngkinh tế ở nông thôn, nó bảo đảm cho người nông dân có đất đai để sản xuất,thực hiện đượcchính sách của Đảng và Nhà nước ta là:"người cày có ruộng"
Việc pháp luật đưa ra hạn mức sử dụng đất nông nghiệp còn xuất phát từ những nguyênnhân như tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp ở nông thôn, phần lớn người nôngdân không có đủ việc làm Mật độ dân cư nông thôn quá dày đặc trên 1 ha, đất canh
Trang 11tác(khoảng 2 người/ ha đất canh tác) Tình trạng khan hiếm ruộng đất trong nông nghiệp đặcbiệt là ở miền Bắc đã dẫn đến mối tương quan giữa ruộng đất- dân số- lao động trở lên hếtsức căng thẳng Trong những năm gần đây mặc dù sản lượng lương thực của cả nước nóichung là tăng nhưng đa số nông dân vẫn có mức thu nhập thấp vì nguồn sống của hộ chủ yếudựa vào nông nghiệp Tách khỏi ruộng đất người nông dân mất luôn nguồn sống chính Đa
số nông dân có thu nhập thấp,chỉ đủ trang trải cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày,không có khả năng đầu tư thêm chosản xuất trên quy mô lớn và cũng không có khả năng đầu
từ vào các lĩnh vực khác, bởi vậy việc áp dụng chính sách hạn mức sử dụng đất nông nghiệp
ổn định lâu dài hoặc có hạn hoặc tạm thời
Nhà nước bảo đảm cho người sử dụng đất được hưởng quyền lợi hợp pháp trên đấtđược giao kể cả quyền chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kêt quả đầu tư khi thấy còn
sử dụng đất và đất đó được giao cho người khác sử dụng theo trình tự thủ tục do pháp luậtquy định Luật đất đai 1993 mở rộng hơn hình thức giao quyền cho người sử dụng đất.Ngoài việc Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài,Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân thuê đất
Luật đất đai 1993 mở rộng hơn các quyền đối với người sử dụng đất Ngoài quyền sửdụng đất đúng mục đích được giao hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyềnchuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất trong thời hạngiao đất
Trang 12Luật đất đai sửa đổi bổ sung 1998 cho phép gia đình, cá nhân có quyền góp vốn bằnggiá trị quyền sử dụng đất thuê cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê
để hợp tác sản xuất kinh doanh, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong thời hạn thuê đất
Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vàomục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thì được thế chấptài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với quyền sử dụng đó tại tổ chức tín dụng Việt Nam
để vay vốn được góp bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh với tổchức cá nhân trong và ngoài nước để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp lâmnghiập nuôi trồng thuỷ sản làm muối mở rộng công nghiệp chế biên dịch vụ nằhm phát triểnsản xuất
Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền có quyền chuyển nhượng, quyền
sử dụng đất gắn liền với công trình kiến trúc, với kết cấu hạ tầng đã được xây dựng trên đất
đó cho thuê quyền sử dụng gắn liền với công trình kiến trúc, với kết cấu hạ tầng đã được xâydựng trên đất đó, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất lại tổ chức tín dụng Việt Nam; góp vốnbằng giá trị quyền sử dụng đất cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất
Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất mà trả tiền thuê đất hàng năm có quyềnthế chấp tài sản thuộc sở dhữu của mình gắn liền với đất thuế tại tổ chức tín dụng Việt Nam
để vay tiền chuyển nhượng tài sản thuốc ở hữu của mình gắn liền với đất thuê; Doanhnghiệp Nhà nước có quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng thuê để hợp tác sản xuất kinhdoanh với tổ chức cá nhân trong và ngoài nước
Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất mà trả tiền thuê cho cả thời gian thuê, đãtrả trước tiền thuê đất nhiều năm nếu thời hạn thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm cóquyền: thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đấtthuê trong thời hạn thuê tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn chuyển nhượng quyền sửdụng đất thuê cùng với tài sản thuọc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn
Trang 13thuê góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thuê trong thời hạn thuê ùng với tài sản thuộc sởhữu của mình gắn liền với đất thuê, cho thuê lại quyền sử dụng
Luật đất đai 2003, Điều 10 đã thể hiện những đảm bảo cho người sử dụng đất:
- Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất
- Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nướccho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền NamViệt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối có đất để sản xuất; đồng thời có chính sách
ưu đãi đầu tư, đào tạo nghề, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho lao động ở nôngthôn phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Luật Đất đai 2013, Chương XI – Điều 166 quy định quyền của người sử dụng đất:
- Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất
- Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nôngnghiệp
- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp
- Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đaicủa mình
- Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp phápcủa mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai
Trang 1410 Trình bày cách phân loại đất theo Luật Đất đai 2013 Cách phân loại như vậy đã khoa học chưa?
Cách phân loại đất theo Luật Đất đai 2013:
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1) Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục
vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựngchuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
2) Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đấtxây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và côngnghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
Trang 15đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp,khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng chohoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay,cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và côngtrình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đấtsinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất côngtrình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộngkhác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sởsản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máymóc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người
sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;3) Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng
Cách phân loại như thế này đã thể hiện khoa học, nhìn chung đã rõ ràng hơn so với các bộ Luật Đất đai cũ.
11 Nhà nước CHXHCN Việt Nam quản lý toàn bộ đất đai qua hai công cụ quan trọng là pháp luật và quy hoạch Anh (chị) nhận xét gì về những công cụ này ở thời điểm hiện nay?
Pháp luật và quy hoạch là hai công cụ quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai:Pháp luật có vai trò duy trì mọi trật tự kỷ cương cần thiết cho quản lý và sử dụng đất đaitrong xã hội
Trang 16Quy hoạch đất đai chính là sự tính toán phân bổ đất đai cụ thể và hợp lý về số lượng,chất lượng, vị trí không gian cho các mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước và từng địa phương
ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước Quy hoạch là sự tính toán sử dụng quỹ đất sao chotiết kiệm, hiệu quả
Pháp luật và quy hoạch đã được Nhà nước xác định là công cụ quản lý Nhà nước vềđất đai Tuy nhiên trong thực tế hai công cụ này còn nhiều bất cập
Đất đai là một vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm trong đời sống xã hội, do sự phát triển mạnh
mẽ của cơ chế thị trường những năm gần đây nảy sanh nhiều vấn đề phức tạp mà các quyđịnh pháp luật đất đai hoặc là không có, chưa được ban hành kịp thời hoặc có nhưng khôngphù hợp chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý và sử dụng đất
Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành nhiều: ở Trung ương có
100 văn bản trong đó có 19 văn bản của Quốc hội và UBTVQH, văn bản của Chính phủgồm 23 Nghị định, 6 công văn, 3 Nghị quyết, 12 chỉ thị, 10 Quyết định Thông tư và Thông
tư liên bộ Tuy nhiên thực tế hệ thống văn bản pháp luật trên vẫn chưa bao quát toàn diệnnhững vấn đề, những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
Mặt khác do tình trạng ban hành nhiều văn bản pháp luật đất đai từ Trung ương đếnđịa phương nên kể cả người quản lý lẫn người sử dụng đất khó mà cập nhật, kiểm kỹ, nắmchắc được hết những quy định trong lĩnh vực này
Quy hoạch đất đai quả thực đang là vấn đề nổi cộm ở nước ta Bởi vì thực tế cho thấyviệc quy hoạch sử dụng đất còn tràn lan (hiện trong cả nước có tới 9 viện quy hoạch chuyêntrách hàng trăm Công ty tư vấn vừa thiết kế công trình vừa quy hoạch), chưa sát thực tế,thiếu tính khả thi Nhìn chung công tác quy hoạch mới chỉ dừng lại ở mục tiêu về giaothông, phân khu chức năng mà chưa có sự tính toán sao cho sử dụng đất có quả Thời gianthực hiện quy hoạch còn chưa rõ hoặc bị kéo dài làm cho hiệu quả quản lý thấp Hiện naytrong 61 tỉnh thành phố mới có 47 tỉnh thành phố được Chính phủ xét duyệt việc lập quyhoạch kế hoạch sử dụng đất Còn về quy hoạch chi tiết cho quận huyện, thị xã, xã, phườngđến nay nhiều địa phương chưa làm do đó công tác quy hoạch chưa trở thành công cụ quản
lý thực sự có hiệu quả
Bên cạnh những bất cập trong pháp luật, quy hoạch sử dụng đất hai công cụ này cũng
đã có những mặt tiến bộ phù hợp với tình hình thực tế Về cơ bản pháp luật đất đai đã tạo
Trang 17điều kiện thực hiện việc giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho các tổ chức, hộ giađình, cá nhân, thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật tạođiều kiện quan trọng cho việc sử dụng đất có hiệu quả và hình thành thị trường quyền sửdụng đất.
12 Trình bày và phân tích nội dung Quản lý nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai 2013
Nội dung Quản lý nhà nước về đất đai:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện vănbản đó
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hànhchính
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch
sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Thống kê, kiểm kê đất đai
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất