1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI

78 492 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 575,5 KB

Nội dung

Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng, em nhận thấy công tác quản lý vốn, đặc biệt là quản lý tiền gửi có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động ngân hàng

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHCP : Ngân hàng cổ phần

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

NHCT : Ngân hàng Công thương

NHCTVN : Ngân hàng Công thương Việt Nam

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Tổng quan về nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của NHTM 4

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 27

Bảng 2.1: Số liệu về tình hình huy động vốn 31

Bảng 2.2: Số liệu về hoạt động tín dụng 33

Bảng 2.3: Số liệu về công tác tài trợ thương mại 34

Bảng 2.4: Số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh 35

Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi và cho vay tại Chi nhánh 39

Bảng 2.7: Cơ cấu tiền gửi huy động theo thành phần kinh tế 41

Bảng 2.8: Cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn 43

Bảng 2.9: Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền 45

Bảng 2.10: Tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn 47

Bảng 2.11: Tình hình huy động vốn và cho vay trung dài hạn 48

Bảng 2.12: Tình hình huy động vốn và cho vay bằng VNĐ 49

Bảng 2.13: Tình hình huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ quy đổi 50

Bảng 2.14: Cơ cấu chi phí huy động vốn và chi trả lãi cho tiền gửi 51

Bảng 2.15: Lãi suất bình quân của chi nhánh các năm 2005 – 2007 53

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, kinh tế thị trường ngày càng pháttriển, các ngành kinh tế đều đặt ra mục tiêu tăng trưởng mở rộng nhất là sau 1năm ra nhập WTO Điều này đã khiến vai trò của hệ thống ngân hàng và các

tổ chức trung gian tài chính trở nên đặc biệt quan trọng Ngân hàng là nơi tích

tụ, tập trung, khơi dậy và động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế, hỗtrợ đắc lực về vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế quốc dân, góp phầnquan trọng vào thành tựu tăng trưởng chung của đất nước Nền kinh tế củamột quốc gia chỉ phát triển cao và ổn định khi có chính sách tài chính tiền tệđúng đắn và một hệ thống ngân hàng lớn mạnh, hoạt động tích cực và hiệuquả Do đó, nghiên cứu về ngân hàng và hoạt động quản trị ngân hàng cầnphải được thực hiện một cách cặn kẽ và khoa học

Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng, em nhậnthấy công tác quản lý vốn, đặc biệt là quản lý tiền gửi có vai trò rất quan trọngđối với hoạt động ngân hàng Làm sao để huy động được nguồn tiền gửi dồidào với chi phí thấp nhất, đảm bảo nhu cầu sử dụng cho các hoạt động kinhdoanh, đồng thời có kế hoạch phân bổ sử dụng lượng vốn này một cách hợp

lý đem lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng chính là vấn đề đặt ra trong việcquản lý nguồn tiền gửi huy động Sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu, vớimong muốn góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hơn công tác quản lý vốnđặc biệt là quản lý tiền gửi tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng, em chọn đề

tài: “Quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng

Công thương Hai Bà Trưng” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng về việc quản lý tiền gửi tại

chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng và đưa ra giải pháp đảm bảo cân đối đủ vốn

để cho vay và tối thiểu chi phí huy động vốn từ tiền gửi

Trang 5

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động huy động vốn

từ các khoản tiền gửi và nhu cầu sử dụng các nguồn vốn đó Tập trung vàophân tích các chỉ tiêu về chất lượng cơ cấu nguồn vốn, chi phí huy động vàchênh lệch lãi suất, so sánh mức độ cân đối giữa lượng vốn huy động và nhucầu sử dụng; không phân tích hoạt động tín dụng

Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động quản lý

nói chung, về vốn và hoạt động quản lý vốn tại các NHTM; tổng hợp, phântích số liệu thực tế để thu thập được tại đơn vị thực tập và kết quả của nhữngcông trình nghiên cứu trước đây

Kết cấu của chuyên đề: Gồm 3 phần

Chương I: Một số vấn đề lý luận về quản lý nguồn vốn huy động từ tiềngửi trong ngân hàng thương mại

Chương II: Thực trạng công tác quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửitại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng

Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn vốnhuy động từ tiền gửi tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng

Đây là lĩnh vực phức tạp và khá mới đối với em, bản thân em trong quátrình nghiên cứu và tìm hiểu cả về lý luận và thực tiễn còn có những hạn chếnhất định nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mongđược sự tham gia góp ý của cơ quan thực tập và các thầy cô giáo Qua đây emxin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú cán bộ phòng khách hàng cánhân – chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho emtrong quá trình thực tập, cung cấp tài liệu để em hoàn thành chuyên đề tốtnghiệp; đặc biệt là cảm ơn cô giáo – TS Hồ Thị Bích Vân đã tận tình hướngdẫn em trong quá trình hoàn thiện đề tài

Trang 6

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI TRONG NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát chung về ngân hàng thương mại (NHTM)

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại1

Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan Trong đó:

Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quyđịnh của luật pháp để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng vớinội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch

vụ thanh toán

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này đểcấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán

1.1.2 Hoạt động của NHTM.2

Với ý nghĩa là một tổ chức “kinh doanh tài chính”, ba chức năng cơ bảncủa NHTM gồm: Chức năng trung gian tài chính (trung gian thanh toán giữacác doanh nghiệp trong nền kinh tế); Chức năng tạo tiền (sáng tạo ra bút tệgóp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế); Chức năng sản xuất (huy động

và sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng cung cấpcho nền kinh tế) Ba chức năng trên được cụ thể hoá trong 3 nghiệp vụ chínhcủa NHTM trong nền kinh tế như sau: Nghiệp vụ huy động vốn, Nghiệp vụ sửdụng vốn và các nghiệp vụ khác.(Xem sơ đồ trang bên)

Sơ đồ 1.1: Tổng quan về nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của NHTM

1 Phần này tóm tắt từ “Nghiệp vụ NHTM – TS Nguyễn Minh Kiều – NXB Thống Kê 2004”

2 Phần này tóm tắt từ “Ngân hàng thương mại – GSTS Lê Văn Tư – NXB Tài Chính 2008”NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trang 7

1 N.vụ phát sinh 1 Cho vay 1 N.vụ trung gian

2 N.vụ quản lý và huy 2 Chiết khấu 2 DVKD vàng động bạc ngoại tệ

3 N.vụ đi vay 3 Đầu tư liên doanh 3 DV nhận uỷ thác

Trả tiền gửi, tiền vay Thu lãi tiền vay Thu hoa hồng từChi phí HĐKD Tiền đầu tư, liên doanh các HĐ trung gian

Tổng Chi phí (-) Tổng thu

Lợi nhuận gộp của NHTM (-) Thuế lợi tức

Lợi nhuận ròng

Các quỹ của Ngân hàng

Nguồn: Ngân hàng Thương mại – tr.531 – GS.TS Lê Văn Tư – NXB Tài Chính 2004

NGHIỆP VỤ TRUNG GIAN

Trang 8

Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọngnhất của Ngân hàng thương mại, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động củangân hàng Đây là hoạt động tạo nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiệnnhững nghiệp vụ khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàngkhác cho khách hàng Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội đểhoạt động là lẽ sống quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại Sự ra đời

và phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng trongbối cảnh kinh tế đầy biến động đã khiến cho việc tìm kiếm vốn cho hoạt độngcủa ngân hàng thương mại trở nên sự cạnh tranh khốc liệt Trước mắt cácngân hàng đặc biệt là ở các nước phát triển luôn luôn xuất hiện vấn đề làm thếnào để có đủ vốn đầu tư giữa môi trường cạnh tranh đầy kịch tính Về cơ bảncác hình thức huy động vốn của ngân hàng gồm có:

Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dướicác hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửikhác

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huyđộng vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốcNgân hàng Nhà nước chấp nhận

Đi vay, gồm có: Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tạiViệt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài; vay vốn ngắn hạn củaNgân hàng Nhà nước theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 Nghiệp vụ sử dụng vốn:

Các nguồn vốn sau khi huy động sẽ được ngân hàng thương mại phân

bổ sử dụng vào các mục tiêu khác nhau với nguyên tắc dự trữ một phần dướidạng tiền, phần còn lại được sử dụng vào các nghiệp vụ sinh lời nhằm tạo rathu nhập để bù đắp chi phí hoạt động và có lãi Như vậy, nghiệp vụ sử dụng

Trang 9

vốn là những nghiệp vụ thực hiện sử dụng những khoản vốn đã huy độngnhằm mục đích sinh lời bao gồm hai hoạt động chủ yếu là cho vay và đầu tư;ngoài ra còn có hoạt động bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá, hoạt động chothuê tài chính, góp vốn liên doanh…

Cho vay là một chức năng nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống ngân

hàng thương mại Bản chất của cho vay là ngân hàng chuyển giao quyền sửdụng đối với một lượng vốn nhất định trong khoảng thời gian xác định chomột bên thứ hai để thu lãi Đây là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu chongân hàng Nghiệp vụ cho vay được phân loại theo nhiều tiêu thức, chia theo

kỳ hạn bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chia theo đối tượngkhách hàng bao gồm cho vay doanh nghiệp, cho vay nông nghiệp và cho vaytiêu dùng Hiện nay các ngân hàng đang rất chú trọng phát triển nghiệp vụ chovay tiêu dùng

Đầu tư là nghiệp vụ trong đó ngân hàng tiến hành mua lại các chứng

khoán với mục đích thu lợi từ việc sở hữu các chứng khoán này Lợi tức baogồm lãi của chứng khoán do nhà phát hành đưa ra và lợi nhuận mà ngân hàngthu được khi bán lại chứng khoán với giá cao hơn giá mua vào

 Các nghiệp vụ khác: Ngoài hai nghiệp kinh doanh chính là huy độngvốn và sử dụng vốn, ngân hàng thương mại còn thực hiện một số nghiệp vụsinh lời khác như tham gia mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ; kinhdoanh vàng bạc, ngoại tệ; uỷ thác và nhận uỷ thác; cung ứng các dịch vụbảo hiểm, tư vấn tài chính, bảo quản vật quý giá,… Những nghiệp vụ này

có vai trò đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cungcấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tạo ra sự năng động tronghoạt động ngân hàng đồng thời đem lại nguồn thu đáng kể để ngân hàngduy trì và phát triển quy mô

Trang 10

1.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại (NHTM).3

Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạolập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng.Nguồn vốn của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay

và một số vốn khác

1.2.1 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, đó là nguồntiền được đóng góp chủ yếu bởi những người chủ ngân hàng Vốn chủ sở hữucủa ngân hàng bao gồm nhiều loại khác nhau và được phân thành vốn cấp 1

và vốn cấp 2 Trong đó: Vốn cấp 1 (vốn cơ bản) được xem là sức mạnh vàtiềm lực thực sự của ngân hàng; vốn cấp 2 (vốn bổ sung) được giới hạn tối đabằng 100% vốn cấp 1

Vốn chủ sở hữu của một NHTM đóng vai trò sống còn trong việc duytrì các hoạt động thường nhật và đảm bảo cho ngân hàng phát triển lâu dài

Thứ nhất, vốn đóng vai trò là một tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá

sản vì vốn giúp trang trải những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho tới khiban quản lý có thể tập trung giải quyết các vấn đề và đưa ngân hàng trở lạitrạng thái hoạt động sinh lời

Thứ hai, vốn là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép

tổ chức hoạt động trước khi nó có thể huy động được những khoản tiền gửiđầu tiên

Thứ ba, vốn tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ

nợ (gồm cả người gửi tiền) về sức mạnh tài chính của ngân hàng Ngân hàngcần phải đủ mạnh để có thể đảm bảo với những người đi vay rằng ngân hàng

3 Phần này tóm tắt từ “Quản trị NHTM – Peter Rose”

Trang 11

có thể đáp ứng các nhu cầu tín dụng của họ ngay cả trong điều kiện nền kinh

tế đang gặp khó khăn

Thứ tư, vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển

của các hình thức dịch vụ mới, cho những chương trình và trang thiết bị mới

Cuối cùng, vốn được xem như một phương tiện điều tiết sự tăng trưởng,

giúp đảm bảo rằng sự tăng trưởng của một ngân hàng có thể được duy trì ổnđịnh lâu dài Cả các cơ quan quản lý ngân hàng và thị trường tài chính đều đòihỏi rằng vốn ngân hàng cần phải được phát triển tương ứng với sự tăngtrưởng của danh mục cho vay và những tài sản rủi ro khác Do đó, “tấm đệm”dùng để chống đỡ những thua lỗ cần phải được củng cố, bổ sung tương xứngvới quy mô rủi ro của ngân hàng Một ngân hàng mở rộng quá nhanh hoạtđộng huy động vốn và cho vay sẽ nhận được những dấu hiệu của thị trường

và của các cơ quan quản lý yêu cầu kiềm chế tốc độ tăng trưởng hoặc ngânhàng cần phải bổ sung thêm vốn

1.2.2 Vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu có tỷ trọng lớn (trên 80%) trongtoàn bộ vốn kinh doanh của NHTM Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớnđến chi phí và khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng Nguồn vốn này

có xu hướng ngày càng gia tăng, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh

tế, trong điều kiện tái cơ cấu và nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng.NHTM huy động vốn dưới hình thức bằng tiền (nội tệ và ngoại tệ) và bằngvàng được hình thành từ hai bộ phận: vốn huy động từ tiền gửi và vốn huyđộng thông qua phát hành giấy tờ có giá

Vốn huy động từ tiền gửi ngày nay cũng rất đa dạng để phục vụ cho lựachọn của khách hàng với kỳ hạn và phương thức gửi tiền khác nhau Mỗicông cụ huy động tiền gửi mà các ngân hàng đưa ra đều có những đặc điểm

Trang 12

riêng nhằm làm cho chúng phù hợp hơn với mục tiêu riêng có của từng đốitượng khách hàng Cụ thể sẽ được trình bày trong phần sau.

Vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá là nguồn vốn màNHTM có được bằng việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngânhàng, trái phiếu ngân hàng, các chứng chỉ tiền gửi,… Đối tượng mua kỳphiếu, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi là các tổ chức, cá nhân.Ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hay phần thu nhập tạm thời chưa sử dụngđến để mua, trên thực tế đây còn là một kênh đầu tư của người có vốn trong

xã hội khi họ không có khả năng và cơ hội đầu tư trực tiếp Các kỳ phiếu, tráiphiếu này có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền khi cần thiết bằng cách bán,chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại ngân hàng

Với việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng cókhả năng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toànchủ động trong sử dụng Hình thức này thường được thực hiện khi ngân hàng

đã tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn với thời hạn giải ngân nhanh củakhách hàng hay sau khi đã cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong toàn

hệ thống mà vẫn còn thiếu và được sự đồng ý của Thống đốc ngân hàngTrung ương

1.2.3 Vốn đi vay

Trong quá trình kinh doanh của các NHTM luôn có tình trạng tạm thờithừa vốn hay thiếu vốn, đó là khi huy động vốn nhưng chưa sử dụng hết haykhi nhu cầu sử dụng vốn lớn hoặc khách hàng rút tiền trước hạn trong khinguồn vốn cho vay chưa kịp thu hồi Khi đó các NHTM có thể vay vốn để tậndụng cơ hội kinh doanh hưởng lãi và đảm bảo uy tín của mình Trong bảngcân đối kế toán của ngân hàng, nguồn vốn vay nợ là khoản mục đứng thứ haibên tài sản nợ sau nguồn vốn huy động

Trang 13

Nói chung đối với ngân hàng, việc tìm kiếm các khoản vốn vay thườngkhông phức tạp Tuy nhiên một trở ngại lớn đối với nguồn vốn này là chi phívốn – lãi suất của các khoản vay này thường cao và thường dao động với biên

độ lớn tuỳ thuộc vào tình trạng tài chính của ngân hàng xin vay

Chính vì vậy, ngân hàng chỉ dùng tới nguồn vốn này trong nhữngtrường hợp có nhu cầu thanh khoản đột xuất với quy mô lớn mà nguồn vốnhuy động nhàn rỗi và nguồn tiền thu từ việc bán các dự trữ thứ cấp không thểđáp ứng được Nguồn vay chính đối với các ngân hàng là từ NHTƯ hoặc từcác TCTD khác

1.2.4 Các nguồn vốn khác

Bên cạnh các nguồn vốn nêu trên, các NHTM còn có thể tạo lập vốncho mình từ nhiều nguồn khác như vốn trong thanh toán, vốn tài trợ uỷ thácđầu tư của Chính phủ hoặc của các tổ chức trong và ngoài nước cho cácchương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá xã hội Vốn trong thanh toán là

số vốn có được do ngân hàng làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế.Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư là nguồn vốn mà ngân hàng có được do làm đại lýnhận uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư chonhững chương trình, dự án Trong thời gian vốn đã được ngân hàng tiếp nhậnnhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch, hoặc vốn cho vay đã thu hồi vềnhưng chưa đến hạn chuyển lại cho chủ đầu tư, ngân hàng có được một sốvốn để kinh doanh Mặt khác khi thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng còn cóđược hưởng hoa hồng phí

Ngoài ra ngân hàng còn làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho cácdoanh nghiệp cũng như thu hộ lợi tức từ đầu tư chứng khoán cho kháchhàng… Những nguồn vốn này có thể không nhiều và thời gian sử dụng đôikhi rất ngắn nhưng điều quan trọng là nguồn vốn này ngân hàng không phải

Trang 14

tốn kém chi phí huy động mà lại có điều kiện phát triển các nghiệp vụ và dịch

vụ ngân hàng khác, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng

1.3 Quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi của NHTM.

1.3.1 Khái niệm về quản lý4

Qua quá trình nghiên cứu lâu dài, đến nay có nhiều cách hiểu khác

nhau về quản lý nhưng nhìn chung có thể hiểu “Quản lý là sự tác động của

chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường” Như vậy, quản lý có phạm vi

hoạt động vô cùng rộng lớn và mang những đặc điểm chung:

Thứ nhất, chỉ tồn tại quản lý khi có một hệ quản lý bao gồm hai phân

hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Chủ thể quản lý là tác nhân tạo racác tác động quản lý nhằm dẫn dắt đối tượng quản lý đi đến mục tiêu Đốitượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý để thực hiện nhữngmục tiêu đó

Thứ hai, phải có một hoặc một tập hợp mục đích thống nhất cho cả chủ

thể và đối tượng quản lý Lý do tồn tại của quản lý là đạt mục đích theo cáchtốt nhất trong hoàn cảnh môi trường luôn biến động và nguồn lực hạn chế

Thứ ba, quản lý bao giờ cũng phải liên quan đến việc trao đổi thông tin

nhiều chiều Hoạt động quản lý suy cho cùng là quá trình thu thập và xử lýthông tin

Thứ tư, quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi Đứng trước

những thay đổi của đối tượng quản lý cũng như môi trường cả về quy mô vàmức độ phức tạp, chủ thể quản lý phải có những điều chỉnh, đổi mới cơ cấu,phương pháp, công cụ và hoạt động của mình để đạt được hiệu quả hoạt động

4 Phần này tóm tắt từ “Giáo trình Khoa học Quản lý – Khoa Khoa học Quản lý – NXB Khoa học

và Kỹ thuật”

Trang 15

Với những đặc điểm trên có thể khẳng định rằng quản lý là một quátrình năng động Khi nghiên cứu về quản lý tổ chức, các nhà nghiên cứu

thường xem xét trên hai phương diện cơ bản: tổ chức - kỹ thuật và kinh tế - xã

hội Trong đó, phương diện tổ chức - kỹ thuật của quản lý tổ chức giúp chúng

ta trả lời các câu hỏi: Quản lý là làm gì? Đối tượng chủ yếu của quản lý là gì?Quản lý được tiến hành khi nào? Và mục đích của quản lý tổ chức là gì?

Trả lời cho câu hỏi Quản lý là làm gì đem lại kết luận về quy trình quản

lý thống nhất ở mọi tổ chức bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm

tra Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu và những phương thức hành động thích hợp để đạt mục tiêu; tổ chức là quá trình xây dựng và bảo đảm những hình thái cơ cấu nhất định để đạt mục tiêu; lãnh đạo là quá trình

chỉ đạo và thúc đẩy các thành viên làm việc một cách tốt nhất vì lợi ích của tổ

chức; kiểm tra là quá trình giám sát và chấn chỉnh các hoạt động để đảm bảo

việc thực hiện theo các kế hoạch Đây cũng chính là những chức năng cơ bảnchung nhất đối với mọi nhà quản lý không phân biệt cấp bậc, ngành nghề, quy

mô lớn nhỏ của tổ chức và môi trường xã hội Chúng ta áp dụng quy trình nàyvào công tác quản lý nguồn vốn tại ngân hàng thương mại

1.3.2 Quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi

1.3.2.1 Tiền gửi của NHTM 5

Huy động vốn qua các tài khoản tiền gửi là hình thức huy động cổ điển

và mang tính đặc thù riêng có của hoạt động ngân hàng Đây là khoản mụcduy nhất trên bảng cân đối kế toán giúp phân biệt ngân hàng với các loại hìnhdoanh nghiệp khác Do nhu cầu và động thái gửi tiền của khách hàng rất đadạng nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, các ngân hàng phải thiết

kế và phát triển nhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau

5 Phần này tóm tắt từ “Nghiệp vụ NHTM – TS Nguyễn Minh Kiều – NXB Thống Kê 2008”

Trang 16

 Phân loại theo đối tượng khách hàng: gồm tiền gửi của cá nhân, tiền

gửi của doanh nghiệp và tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác

Tiền gửi của cá nhân

Khách hàng cá nhân chiếm đa số trong đối tượng hoạt động của ngânhàng Chính vì vậy các hoạt động dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nhómkhách hàng này rất đa dạng cả trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay Vớimục đích gửi tiền chủ yếu là tiết kiệm, bảo quản và hưởng lãi, nhóm kháchhàng cá nhân đã đem lại cho ngân hàng một lượng vốn đáng kể với số tiềnnhàn rỗi của mình Bên cạnh đó, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của kháchhàng cá nhân thường khá ổn định giúp thuận lợi cho ngân hàng trong việc lập

kế hoạch sử dụng vốn một cách có hiệu quả

Tiền gửi của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế là khách hàng thường xuyêncủa các ngân hàng thương mại nhất là trong việc ký kết những hợp đồng kinh

tế lớn, đối với hoạt động huy động vốn, đây cũng là nhóm khách hàng có vaitrò quan trọng

Lượng vốn huy động từ đối tượng khách hàng này cũng đóng góp mộtphần không nhỏ vào nguồn vốn của ngân hàng Tuy nhiên khoản vốn nàythường chỉ lưu lại ngân hàng trong ngắn hạn để phục vụ cho hoạt động thanhtoán cũng như tiến hành các giao dịch khác của doanh nghiệp mà ngân hàng

có vai trò là trung gian thanh toán nên khó khăn hơn cho ngân hàng trong việcchủ động sử dụng thời gian nhàn rỗi của các khoản tiền gửi này cho các hoạtđộng đầu tư sinh lời Tuy nhiên không phải các doanh nghiệp chỉ gửi tiềnphục vụ cho mục đích thanh toán, các doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn gửitiền có kỳ hạn để hưởng lãi, khi đó đây sẽ là nguồn vốn không nhỏ mà lạitương đối ổn định

Trang 17

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác thực chất là vốn vay của ngânhàng thương mại đối với các tổ chức đó nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoảncủa ngân hàng Đây cũng có thể là vốn góp đồng tài trợ cho vay hoặc chiếtkhấu mà ngân hàng nhận vốn góp đóng vai trò ngân hàng đầu mối Nguồntiền này giúp ngân hàng giảm bớt một phần chi phí huy động vốn để có cơ hội

sử dụng vốn với mục đích đem lại lợi nhuận cao hơn

 Phân loại theo mục đích huy động: Đây là cách phân loại được sử

dụng một cách truyền thống và rõ ràng hơn Dựa vào mục đích của kháchhàng gửi tiền có thể chia thành tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi thanh toán

Một trong những dịch vụ nhận tiền gửi lâu đời nhất mà ngân hàng cungcấp là nhận tiền gửi để thực hiện thanh toán hộ cho khách hàng Tiền gửithanh toán là hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại bằng cách

mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán Tài khoảnnày mở cho các đối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thựchiện thanh toán qua ngân hàng bằng các lệnh rút tiền đòi hỏi được thực hiệnngay lập tức trong đó có quy định rõ đối tượng thụ hưởng

Để thực hiện được nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng đòi hỏi kháchhàng phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng, số dư trên tài khoảnnày cho biết khả năng thanh toán và chi trả của khách hàng và có thể thựchiện ở bất kỳ thời điểm nào theo yêu cầu của khách hàng Tuy nhiên khôngphải lúc nào khách hàng cũng sử dụng hết số dư trên tài khoản tiền gửi củamình để thực hiện các hoạt động giao dịch, đôi khi số dư này tạm thời nhànrỗi cho đến khi khách hàng phát sinh nhu cầu thanh toán Trong khoảng thờigian đó, số dư này trở thành nguồn vốn của ngân hàng, ngân hàng có thể sử

Trang 18

dụng cho các hoạt động sinh lời của mình Nhưng đây là loại tiền gửi không

kỳ hạn và khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào gây khó khăn cho ngânhàng trong việc chủ động kế hoạch sử dụng vốn, ngân hàng thường mất chiphí quản lý lớn hơn so với các khoản tiền gửi có kỳ hạn Chính vì vậy, đối vớitiền gửi thanh toán, ngân hàng chỉ trả lãi suất rất thấp (khoảng 0,2%/tháng)hay thậm chí không trả lãi

Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi của từng khách hàng thường không lớnnhưng do là trung tâm tiền tệ và cung cấp các dịch vụ thanh toán nên tại cácngân hàng thương mại, số lượng khách hàng rất đông khiến cho tổng số vốnhuy động qua tiền gửi thanh toán trở nên lớn đáng kể

Tiền gửi tiết kiệm

Tài khoản tiền gửi tiết kiệm được lập ra để thu hút vốn của nhữngngười muốn dành riêng một khoản tiền cho những mục tiêu hay cho một nhucầu về tài chính được dự tính trong tương lai Hai loại tài khoản tiền gửi tiếtkiệm phổ biến nhất hiện nay là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửitiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có những ưu nhược điểm tương tự nhưđối với tài khoản tiền gửi thanh toán Đối tượng của sản phẩm tiền gửi tiếtkiệm không kỳ hạn là cá nhân hoặc tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốngửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn sinh lợi nhưng không thiết lập được kếhoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai

Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạnphù hợp với đối tượng khách hàng có thu nhập ổn định thường xuyên, họmuốn gửi khoản tiền nhàn rỗi của mình tại ngân hàng với mục tiêu an toànsinh lợi và xác định được kế hoạch sử dụng tiền trong tương Theo quy địnhchung, khách hàng chỉ được rút tiền khi đến hạn thanh toán, vì thế ngân hàng

Trang 19

có thể sử dụng số dư tiền gửi trong kỳ hạn lưu lại ngân hàng để cho vay hoặcđầu tư mà hoàn toàn yên tâm về tính ổn định của nguồn vốn này Do vậy lãisuất ngân hàng trả cho tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cao hơn tiền gửi không kỳhạn rất nhiều, kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao Trước đây, ngân hàng từchối cho khách hàng rút tiền trước hạn, nhưng để cạnh tranh trong việc thuhút khách hàng gửi tiền, ngân hàng vẫn thực hiện thanh toán trước hạn khikhách hàng có nhu cầu nhưng khách hàng phải chịu phạt hưởng mức lãi suấtbằng với lãi suất không kỳ hạn.

1.3.2.2 Sự cần thiết và quy trình quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi 6

 Sự cần thiết quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi

Tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng.Năng lực thu hút tiền gửi giao dịch và tiền gửi tiết kiệm từ các doanh nghiệp

và cá nhân là một thước đo quan trọng về sự chấp nhận của công chúng vớingân hàng, khả năng huy động vốn với mức lãi suất hợp lý và đáp ứng cácyêu cầu xin vay là chỉ số đánh giá tính hiệu quả của đội ngũ nhân sự và bộmáy quản lý ngân hàng Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản vay và do đó

nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển trong ngân hàng

Tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động của ngân hàngthương mại và có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc duy trì hoạt độnglành mạnh và phát triển mở rộng các dịch vụ ngân hàng Từ đó việc quản lýnguồn vốn huy động từ tiền gửi trở nên hết sức cần thiết đối với bất kỳ mộtngân hàng nào

Quản lý tiền gửi của NHTM cũng như quản lý nguồn vốn nói chung, làmột khái niệm rất rộng, nó bao gồm toàn bộ những hoạt động từ xác định quy

mô và chi phí của nguồn tiền gửi cần huy động đến việc điều chỉnh các hoạtđộng sao cho luồng tiền được sử dụng hiệu quả và an toàn Chủ thể của hoạt

6 Phần này tóm tắt từ : Quản trị NHTM – PGS.TS Nguyễn Thi Mùi – NXB Tài Chính 2006

Trang 20

động quản lý tiền gửi là các cán bộ quản lý từ ban lãnh đạo ngân hàng đếntrưởng phòng, trưởng bộ phận nguồn vốn; đối tượng của quản lý tiền gửi là số

dư trên các tài khoản tiền gửi của khách hàng Những vấn đề nêu trên làm nổibật hai vấn đề mang tính quyết định cần phải giải quyết trong công tác quản lýtiền gửi:

(1) Ngân hàng có thể huy động vốn ở đâu với chi phí thấp nhất?

(2) Nhà quản lý cần làm gì để đảm bảo rằng ngân hàng luôn luôn có đủtiền gửi để đáp ứng những nhu cầu xin vay cũng như đáp ứng các dịch vụ tàichính khác mà xã hội yêu cầu và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng?

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, thật không

dễ dàng để trả lời bất kỳ câu hỏi nào Nói chung không thể làm công tác quản

lý tiền gửi chỉ bằng một hoạt động riêng lẻ nào, mà nó là một hệ thống cáccông việc bao trùm lên toàn bộ các giai đoạn hoạt động của ngân hàng

 Quy trình quản lý vốn huy động từ tiền gửi

Giống như một quy trình quản lý nói chung, quản lý nguồn vốn huyđộng từ tiền gửi gồm bốn giai đoạn : lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểmtra

Bước 1: Xây dựng kế hoạch về tiền gửi (nằm trong kế hoạch nguồn vốn)

* Căn cứ xây dựng kế hoạch:

Chính sách nguồn vốn và chiến lược huy động vốn trong ngắn hạn củangân hàng Chính sách và chiến lược là cần thiết đối với hoạt động quản lýcủa bất kỳ một tổ chức nào Với ngân hàng thương mại, chính sách nguồn vốnđòi hỏi phải đảm bảo yêu cầu: tăng trưởng, ổn định và kinh doanh có lãi.Chiến lược huy động vốn trong ngắn hạn do Hội sở chính hoạch định và phổbiến đến từng chi nhánh

Trang 21

Kế hoạch về huy động tiền gửi và cho vay tại các chi nhánh ngân hànghầu hết được xây dựng ở Hội sở Chính sau đó được giao cụ thể cho từng Chinhánh Chi nhánh không trực tiếp thực hiện từng giai đoạn trong quy trình lập

kế hoạch về con số tổng thể nhưng có thể cụ thể hoá cho từng chỉ tiêu về loạitiền gửi huy động và mức dư nợ cho từng loại hình hoạt động tín dụng; bản kếhoạch đó bắt buộc phải xuất phát từ những căn cứ cụ thể về chủ trương chínhsách cũng như tình hình thực tế của từng chi nhánh

Chính sách phát triển kinh tế của cả nước, của địa phương và tình hìnhkinh tế tài chính trong giai đoạn đó, đặc biệt là các thông số về tăng trưởng,lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, mặt bằng lãi suất,… Từng biến động nhỏ trongtình hình kinh tế tài chính, từng ngày từng giờ đều tác động đến quyết địnhđầu tư của khách hàng Vì vậy để đưa ra một bản kế hoạch với những thông

số tin cậy nhất thiết phải căn cứ vào việc phân tích những biến động đó trongthời gian gần nhất

Mục tiêu tăng trưởng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm

kế hoạch

Kết quả kinh doanh của kỳ trước, về thị phần huy động vốn, trong đó tỷtrọng của các loại tiền gửi như thế nào, dự đoán xu hướng tăng trưởng nguồnvốn trong năm kế hoạch

* Lập kế hoạch về nguồn tiền gửi huy động:

Xây dựng kế hoạch huy động tiền gửi trên cơ sở kế hoạch của hội sởchính giao và tổng hợp số liệu của các đơn vị kinh doanh trực tiếp như cácphòng giao dịch, phòng nguồn vốn, phòng tín dụng và các phòng chức năng

Đơn vị chuyên trách trong việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn có tráchnhiệm đưa ra các thông số chi tiết về cơ cấu nguồn tiền gửi cần huy độngtrong năm kế hoạch cụ thể là tính toán tổng nguồn vốn, cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu

Trang 22

loại tiền, đối tượng khách hàng cần tập trung khai thác, xác định nhóm kháchhàng tiềm năng Bên cạnh đó là việc xây dựng chính sách lãi suất phù hợp vớiquy định chung của chính sách tiền tệ quốc gia và mức lãi suất của các ngânhàng khác để đảm bảo cạnh tranh và kinh doanh có lãi.

Bước 2: Tổ chức hình thức cơ cấu thực thi kế hoạch

* Hệ thống thông tin

Bao gồm các phương tiện thông tin liên lạc và các cán bộ chịu tráchnhiệm thu thập xử lý thông tin, có nhiệm vụ thông tin liên tục và báo cáo vềtình hình nguồn vốn

Bước 3: Chỉ đạo hoạt động nhận tiền gửi của khách hàng

Ban lãnh đạo giao chỉ tiêu kế hoạch chi tiết về huy động và sử dụngvốn theo tháng hoặc theo quý cho các phòng, các quỹ và giám sát quá trìnhthực hiện

Triển khai các hoạt động theo kế hoạch Đây là giai đoạn quan trọngquyết định kết quả kinh doanh của Ngân hàng; thể hiện trình độ điều hành củacác nhà quản lý và trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên ngân hàng

Trang 23

Các đơn vị lập báo cáo về nhu cầu chi trả hàng tuần, hàng tháng, hàng quý để

từ đó bộ phận chuyên trách của chi nhánh xây dựng báo cáo lưu chuyển tiền

tệ làm căn cứ điều hành vốn Trong quá trình triển khai, dựa vào kết quả cụthể của từng thời kỳ để có những điều chỉnh các chỉ tiêu cho phù hợp

Bước 4: Kiểm tra kiểm soát

Định kỳ (tháng, quý, năm) chi nhánh thực hiện đánh giá hiệu quả quản

lý tiền gửi, so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch đặt ra, so sánh việc thựchiện kỳ này với kết quả thực hiện những kỳ trước để chỉ rõ những mặt đạtđược, mặt hạn chế để rút kinh nghiệm, kiến nghị các điều kiện cần thiết choviệc xây dựng kế hoạch kỳ sau được tốt hơn

Trong quá trình đánh giá phải chỉ rõ những thành công, hạn chế gắn vớitrách nhiệm của từng cá nhân cụ thể và có hình thức khen thưởng, kỷ luật kịpthời Đến đây hoàn thiện công đoạn cuối cùng trong quy trình quản lý

1.3.2.3 Cơ sở đánh giá hoạt động quản lý tiền gửi tại NHTM

Kết quả tích cực mà các quyết định quản lý đem lại thể hiện ở việc các

kế hoạch đặt ra được thực thi một cách nghiêm túc và đạt được mục tiêuchung của ngân hàng là tối đa lợi nhuận ròng Như vậy để đánh giá hoạt độngquản lý tiền gửi tại NHTM cần thiết phải thực hiện phân tích ở những mặt cụthể sau:

So sánh kết quả thực tế với kế hoạch (gồm cả kế hoạch huy động và sửdụng tiền gửi) Kế hoạch đã được đưa ra là kết quả của quá trình phân tíchlôgic chặt chẽ dựa trên những căn cứ như đã nói ở trên, là cơ sở đảm bảo chonhững hoạt động tiếp theo được diễn ra suôn sẻ Nhưng nếu trách nhiệm củaNhà quản lý chỉ dừng lại ở những bản kế hoạch trên giấy tờ thì hoàn toàn vônghĩa Nhà quản lý cần phải thể hiện vai trò của mình trong tất cả các côngđoạn tiếp theo để đảm bảo rằng những con số lập ra sẽ được thực thi

Trang 24

Phân tích cơ cấu nguồn tiền gửi huy động, bao gồm phân tích về loạihình huy động, kỳ hạn, loại tiền, về thành phần kinh tế Cơ cấu nguồn tiềnhuy động phản ánh chất lượng của các khoản tiền ở mức độ ổn định và khảnăng sinh lời cũng là một thước đo về hoạt động quản lý.

Phân tích sự phù hợp giữa quy mô tiền gửi huy động và cho vay Như

đã nói ở trên, một câu hỏi quan trọng đặt ra đối với công tác quản lý tiền gửi

là làm sao để đảm bảo đủ vốn đáp ứng nhu cầu xin vay của khách hàng Dùthừa vốn hay thiếu vốn cũng là biểu hiện của sự hoạt động chưa thực sự hiệuquả Nếu thiếu vốn, Ngân hàng không thể thực hiện các khoản cho vay, đầu tưhoặc phải sử dụng vốn điều hoà với lãi suất nhất định và tất nhiên nhiều khảnăng bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh sinh lời lớn Song nếu lượng vốn huyđộng dư thừa quá nhiều tức là lãng phí vốn, ngân hàng vẫn phải chi lãi chocác khoản tiền gửi mà không được bù đắp từ lãi suất của các hoạt động sửdụng vốn

Phân tích chi phí hoạt động của các tài khoản tiền gửi và đánh giá thunhập thông qua chênh lệch lãi suất Giả định rằng các yếu tố khác không đổi,ngân hàng sẽ huy động vốn bằng cách cung cấp các loại hình gửi tiền có chiphí thấp nhất, hay thu nhập ròng tạo ra từ việc sử dụng các nguồn vốn tiền gửinày là lớn nhất sau khi đã trừ đi mọi chi phí Nếu một ngân hàng có thể huyđộng toàn bộ tiền gửi từ các nguồn có chi phí thấp nhất và đầu tư vào các tàisản có mức lãi suất cao nhất, ngân hàng sẽ tối đa hoá mức chênh lệch lãi suất,

và có thể tối đa hoá thu nhập ròng

Để đánh giá một cách toàn diện về công tác quản lý tiền gửi tại ngânhàng thương mại thì còn phải phân tích chất lượng tín dụng Nhưng đây làvấn đề phức tạp có tính chất bao quát không kém và cần thiết được phân tíchsâu sắc riêng về quản lý tín dụng Trong phạm vi đề tài này, chỉ xin được tậptrung phân tích ở khâu huy động vốn

Trang 25

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi của NHTM

1.4.1 Các nhân tố khách quan

* Môi trường kinh tế xã hội

Hoạt động của các ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp củacác chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập quốcdân, tốc độ chu chuyển vốn, tỷ lệ lạm phát… Khi thị trường tiền tệ tài chínhkhu vực và thế giới ổn định, kinh tế trong nước tăng trưởng vững chắc, thunhập quốc dân cao sẽ tạo nguồn tiền gửi dồi dào cho ngân hàng Ngược lại,những biến động trên thị trường tài chính, tỷ lệ lạm phát tăng, mức sống củacác tầng lớp dân cư suy giảm thì nguồn tiền gửi đảm bảo cho hoạt động củangân hàng thương mại cũng sẽ gặp khó khăn

Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quản lý tiềngửi của ngân hàng thương mại Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là cơ

sở để ngân hàng xây dựng chiến lược kinh doanh, xác định đối tượng ngườidân và khu vực cần tập trung khai thác Tuy nước ta được đánh giá thị trườngcòn rất nhiều tiềm năng để khai thác phát triển kinh doanh ngân hàng nhưnghiện nay chỉ có một bộ phận người dân thành thị và các khu vực xung quanhvới thu nhập tương đối ổn định ở mức cao tham gia sử dụng các dịch vụ ngânhàng Thói quen sinh hoạt, tập quán tiêu dùng và tiết kiệm cũng tác độngkhông nhỏ tới nguồn tiền gửi huy động Nhà quản lý phải quan tâm tới tất cảnhững yếu tố trên nếu muốn nguồn tiền gửi của ngân hàng được quản lý mộtcách hiệu quả

* Khách hàng

Đối với bất kỳ một loại hình sản xuất kinh doanh nào, mục đích cuốicùng cũng là tối đa hoá lợi nhuận, làm tăng giá trị doanh nghiệp; mục đích đó

Trang 26

đạt được chính là trên cơ sở sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm hànghoá dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp Hoạt động ngân hàng cũng vậy,khách hàng của ngân hàng thương mại là tất cả các tầng lớp dân cư, các loạihình doanh nghiệp với nhu cầu vô cùng đa dạng; bất kỳ một phản ứng khônghài lòng nào từ phía khách hàng cũng có thể tạo ra làn sóng làm suy giảmnghiêm trọng uy tín của ngân hàng Ngân hàng phải có các chính sách phùhợp để thu hút được tối đa khách hàng sử dụng dịch vụ của mình, có được kếtquả kinh doanh tốt nhất.

* Đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường có rất nhiều ngân hàng cũng như các tổ chức phi ngânhàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tương tự Sự linh hoạt hơn trong chínhsách quản lý của Nhà nước dẫn đến sự ra đời của hệ thống rất nhiều ngânhàng thương mại làm cho áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng trở nêngay gắt hơn bao giờ hết Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi ngân hàng phải cóchính sách, chiến lược hợp lý, không chỉ đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ

mà còn phải không ngừng nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ đó

để nâng cao sức cạnh tranh và uy tín với khách hàng

1.4.2 Các nhân tố chủ quan về phía ngân hàng.

* Nguồn nhân lực

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và thay thế dần con ngườitrong các công đoạn của hầu hết mọi quá trình sản xuất, nhưng con người vẫnluôn khẳng định vị trí trung tâm của mình, khoa học càng phát triển, càng đòihỏi con người có trình độ kiến thức cao hơn Đội ngũ nhân sự của ngân hàngđặc biệt là các cán bộ quản lý ngân hàng chính là nhân tố quyết định thành bạitrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nói chung và hoạtđộng quản lý tiền gửi nói riêng

Trang 27

Nhà quản lý chính là người lập kế hoạch và đưa ra quyết định về quy

mô tiền gửi huy động, về chính sách lãi suất và các quyết định đầu tư cho vay.Các cán bộ nguồn vốn chính là người trực tiếp thực hiện quá trình huy động

và kiểm soát luồng tiền gửi Tất cả các quan hệ giao dịch, tiếp xúc với kháchhàng cũng đều cần đến vai trò của con người Vì vậy, nguồn nhân lực chính lànhân tố chủ quan có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động quản lý tiền gửi tạingân hàng thương mại Một nguồn nhân lực chuyên nghiệp năng động tạo nênmột phần vị thế của ngân hàng Muốn đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lýtiền gửi nhất thiết phải quan tâm đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

* Chính sách lãi suất của ngân hàng

Lãi suất được coi là giá cả của các khoản vốn tín dụng Nguồn thu chủyếu của ngân hàng thương mại chính là thu nhập lãi trên những khoản chovay và đầu tư Nguồn chi chủ yếu của ngân hàng thương mại là chi lãi cho cácnguồn vốn huy động Nhiệm vụ của quản lý tiền gửi là xác định chính sách lãisuất với mức lãi suất huy động và cho vay hợp lý để có thể thu hút tối đanguồn tiền gửi mà vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi trong môi trường cạnh tranhđầy biến động

Trang 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI TẠI CHI NHÁNH NHCT

HAI BÀ TRƯNG 2.1 Giới thiệu chung về chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng7

Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng là một trong số chi nhánh củaNHCT Việt Nam đặt tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Sau khi thực hiện nghịđịnh số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộmáy NHNN Việt Nam chuyển sang cơ chế ngân hàng hai cấp, từ một chinhánh NHNN cấp Quận và một chi nhánh ngân hàng kinh tế cấp Quận thuộcđịa bàn quận Hai Bà Trưng, trực thuộc NHNN thành phố Hà Nội chuyểnthành NHCT thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam

Tại quyết định số 93/NHCT-TCCB ngày 1/4/1993 của Tổng giám đốcNgân hàng Công thương Việt Nam sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địabàn Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của NHCT Việt Nam, bỏ cấp thànhphố, hai chi nhánh NHCT khu vực I và khu vực II Hai Bà Trưng là những Chinhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam được tổ chức hạch toánkinh tế và hoạt động như các Chi nhánh NHCT cấp Tỉnh, Thành phố Kể từngày 1/09/1993, theo quyết định của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, sápnhập chi nhánh NHCT khu vực I và Chi nhánh NHCT khu vực II quận Hai BàTrưng Như vậy kể từ ngày 01/09/1993 trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng (HàNội) chỉ còn lại duy nhất một Chi nhánh NHCT Tại QĐ số 107/QĐ- HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị NHCT1, Chi nhánh NHCT- khu vực II Hai BàTrưng được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng

7 Tài liệu của Phòng Tổ chức Hành chính – NHCT Chi nhánh Hai Bà Trưng

Trang 29

Hiện nay, NHCT Hai Bà Trưng đã vượt qua những khó khăn ban đầu

và khẳng định được vị trí vai trò của mình trong nền Kinh tế thị trường, đứngvững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mang lưới giao dịch,

đa dạng hoá các dịch vụ Kinh doanh tiền tệ Mặt khác Ngân hàng còn thườngxuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tưphục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Côngnghiệp hoá - Hiện đại hoá

Để thực hiện chiến lược đa dạng hoá các phương thức, hình thức, giảipháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hoá các hình thức kinhdoanh và đầu tư, từ năm 1993 trở lại đây NHCT Hai Bà Trưng đã thu đượcnhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định mình trongmôi trường kinh doanh mới mang đầy tính cạnh tranh

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức tại Chi nhánh NHCT- Hai Bà Trưng theo quyết định

số 36/QĐ- TCHC ngày 15/05/2006 có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2007 gồmcác phòng ban sau:

- Phòng Tiền tệ kho quỹ

- Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu

- Phòng Tổng hợp

- Phòng Tổ chức hành chính

Trang 30

- Phòng Thông tin điện toán

- Các Phòng giao dịch

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng:

Các phòng ban nghiệp vụ được giám đốc chi nhánh NHCT Hai BàTrưng quy định chức năng, nhiệm vụ chi tiết phù hợp với mô hình tổ chức vàphương thức quản lý

2.1.3 Các hoạt động chính của chi nhánh

 Huy động vốn: Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ huy động nhưnhận tiền gửi (gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán) cả VNĐ và ngoại

P

Tổng hợp

P.

Tổ chức hành chính

P

Thông tin điện toán

Các Phòng Giao dịch

Trang 31

tệ với các loại kỳ hạn khác nhau; phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, tráiphiếu,…)

 Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoạitệ; tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu hộ chứng từ hàng xuất; đồng tài trợ vàcho vay hợp vốn đối với những dự án lớn và thời gian hoàn vốn dài; thấu chi,cho vay tiêu dùng; hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng vàcác định chế trong nước và quốc tế; đầu tư trên thị trường vốn và thị trườngtiền tệ trong nước và quốc tế,…

 Bảo lãnh và tái bảo lãnh trong nước và quốc tế: bảo lãnh dự thầu,bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán,…

 Thanh toán và tài trợ thương mại: Phát hành, thanh toán thư tín dụngxuất nhập khẩu; nhờ thu xuất, nhập khẩu; chuyển tiền trong nước và quốc tế,chuyển tiền nhanh Western Union; thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,sec; chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM; chi trả kiều hối,

 Thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nộiđịa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD); dịch vụ thẻ ATM, thẻtiền mặt (CASH CARD); Internet banking, phone banking, SMS banking,…

 Hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; tư vấnđầu tư và tài chính; cho thuê tài chính; môi giới, bảo lãnh phát hành, quản lýdanh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán,…

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

2.1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và cũng làtrung tâm tài chính hàng đầu khu vực phía Bắc Tại đây tập trung đông đảo

Trang 32

các tổ chức tín dụng và chi nhánh của tổ chức tín dụng: Ngân hàng Nhànước, các NHTM quốc doanh, các NHTM cổ phần, liên doanh, các công

ty Bảo hiểm, quỹ tín dụng, các công ty tài chính,… Sự phát triển mạnglưới hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nộitạo áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với các ngân hàng nói chung

và Chi nhánh nói riêng

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta liên tục có những biếnđộng với những thuận lợi và cả những khó khăn gây ảnh hưởng lớn đến hoạtđộng ngân hàng

Năm 2005 do ảnh hưởng của giá dầu mỏ tăng cao và liên tục cùng vớinhững thảm họa thiên tai như bão lụt, dịch cúm gia cầm làm cho chỉ số giá cảtăng cao 8,4% (Hà Nội là 9,46%) chủ yếu tập trung vào những mặt hàng thiếtyếu ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người làm công ăn lương có thu nhậpthấp Năm 2006, ngành xây dựng đang trong thời kỳ khó khăn về thanh toánvốn, tình trạng nợ đọng vốn XDCB chưa có biện pháp tháo gỡ, tiến trình cổphần hoá các DNNN diễn ra chậm Năm 2007 là năm có chỉ số lạm phát caonhất trong nhiều năm trở lại đây (12,63%), giá xăng dầu, sắt thép và lươngthực thực phẩm đều tăng rất cao gây tác động tiêu cực đến hoạt động của cácdoanh nghiệp và đời sống của đại đa số người lao động Những khó khăn trêncủa tổng thể nền kinh tế trực tiếp gây ra những tác động tiêu cực đến hoạtđộng ngân hàng tài chính

Mặc dù gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng nền kinh tế nước ta tronggiai đoạn 2005 – 2007 liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao: năm 2005

là 8,4%, năm 2006 là 8,2% và năm 2007 là 8,48% cao nhất trong 10 năm trởlại đây (riêng địa bàn Hà Nội có mức tăng trưởng đạt 12,07%) Sau 1 năm ranhập WTO - sự kiện quốc tế quan trọng đã nâng cao vị thế của Việt Nam, tạođiều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng cao các ngành

Trang 33

sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là tăng trưởng về xuất khẩu Kinh tếtăng trưởng mạnh và những thay đổi trong đường lối chính sách cũng như sự

ổn định chính trị xã hội đã tạo ra những thuận lợi cho hoạt động kinh doanhngân hàng

- Thu nhập tăng, tích luỹ của nền kinh tế tăng, khối lượng sử dụng cácdịch vụ thanh toán qua ngân hàng của tổ chức và cá nhân tăng tạo điều kiệncho NHTM nói chung và chi nhánh nói riêng thu hút các loại tiền gửi, mởrộng hoạt động kinh doanh

- Môi trường pháp lý được cải thiện, lãi suất được quản lý theo xuhướng tự do hoá Sự thông thoáng này đã tạo điều kiện cho các ngân hànglinh hoạt và chủ động áp dụng các mức lãi suất khác nhau trong công tác huyđộng vốn

- Trong môi trường công nghệ phát triển, tập quán dân cư đã dần thayđổi, mọi người đã có xu hướng sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đạiqua ngân hàng và thay vì cất trữ tiền, vàng, ngoại tệ, đã mang tiền đến gửingân hàng và tham gia các hoạt động đầu tư sinh lời khác

- NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt trong thờigian vừa qua với việc điều chỉnh mức lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãisuất tái cấp vốn kịp thời phù hợp với sự biến động của thị trường trong nước

và thế giới tạo điều kiện cho các NHTM có cơ sở để hoạch định các chínhsách kinh doanh của mình trước tình hình mới

Những biến động trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinhdoanh của ngân hàng tuy nhiên với những biện pháp quyết liệt trong chỉ đạođiều hành cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ nhân viên, chinhánh NHCT Hai Bà Trưng trong giai đoạn 2004 – 2007 đã đạt được nhữngkết quả sau

Trang 34

2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2007

- Tiền gửi tổ chức kinh tế 850.832 931.621 1.034.847 1.402.144

- Tiền gửi dân cư 1.439.478 1.485.318 1.438.005 1.466.787

- Tiền gửi bằng VNĐ 1.863.166 1.983.642 1.967.063 2.420.015

- Tiền gửi bằng ngoại tệ

(quy VNĐ) 427.144 433.297 505.789 448.916Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng

Trong giai đoạn này, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh nhìnchung có sự tăng trưởng khá ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân5,47%, năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 13,8% So với tốc độtăng trưởng của các Chi nhánh NHCT trên địa bàn Hà Nội nói chung(8,4%) thì Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao hơn, tuy nhiên so với cácchi nhánh: Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Cầu Diễn, Đông Anh, Yên Viên,Bắc Hà Nội, Hoàng Mai thì tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn của Chi nhánh cònrất thấp, nhất là tiền gửi dân cư có tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn mức tăngbình quân và xếp thứ 10 trong 12 Đ/V

Trang 35

Năm 2007 công tác huy động vốn vẫn gặp rất nhiều khó khăn, ngoài sựcạnh tranh giữa các NHTM là các mốc đáng nhớ: Tháng 2/2007 thị trườngchứng khoán sôi động đã thu hút tiền của khách hàng về đầu tư chứng khoánnên huy động tiền gửi dân cư đã đứng trước xu hướng giảm sút; tiếp đến là thịtrường bất động sản cũng bắt đầu nóng và đặc biệt là giá vàng tăng cao, lãisuất tiết kiệm thấp hơn chỉ số tăng của giá cả nên đã ảnh hưởng đến tâm lýcủa khách hàng Mặt khác tỷ giá USD được giữ ổn định và xu hướng giảmnên việc tích trữ và gửi ngoại tệ cũng giảm sút so với trước đây Với nhiềuyếu tố của thị trường đã tác động không nhỏ đến tổng nguồn vốn huy độngcủa Chi nhánh, nhất là huy động từ khu vực dân cư có tốc độ tăng trưởngthấp Tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại mang tính chủ quan cần khắc phụcnhư: Nhiều quỹ tiết kiệm của Chi nhánh còn chật hẹp chưa phù hợp, nơi giaodịch còn chưa thực sự văn minh, tác phong giao dịch và kỹ năng làm việc củacán bộ còn bất cập và chưa chuyên nghiệp, tính chủ động trong công tác tiếpthị thu hút khách hàng còn chưa cao.

 Hoạt động tín dụng:

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh trong giai đoạn nàykhông ổn định Năm 2007, tổng dư nợ cho vay tăng 2,4% và còn thấp so vớicác NHCT trên địa bàn Hà Nội (bình quân 14,8%), đặc biệt trong 3 năm từ2005-2007, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đều thấp hơn năm 2004 Tuytốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh còn thấp nhưng năm 2007, hoạtđộng tín dụng của Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan đáng ghinhận; đã quan tâm tới công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng, giải quyếtnhững khó khăn vướng mắc để phát triển tín dụng, đặc biệt là chất lượng tíndụng được đảm bảo, nợ nhóm 2 và nợ xấu giảm thấp, thu nợ đã xử lý rủi rovượt kế hoạch, dư nợ tăng trưởng an toàn Tình hình dư nợ tín dụng của Chinhánh được phản ánh trong bảng sau

Trang 36

- Dư nợ cho vay ngắn hạn 599.168 512.635 474.570 478.034

- Dư nợ cho vay trung

- Dư nợ cho vay dài hạn 217.677 147.222 122.738 142.379

- Dư nợ được khoanh 18.607 18.768 19.022

Phân theo loại tiền

- Dư nợ bằng VNĐ 735.574 547.016 405.508 411.926

- Dư nợ ngoại tệ (quy

Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng

 Về công tác tài trợ thương mại:

Nhìn chung các chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng qua các năm Năm 2007công tác thanh toán XNK của Chi nhánh có nhiều thuận lợi do hoạt độngthanh toán XNK của các khách hàng truyền thống có mức tăng trưởng khá vàChi nhánh đã chủ động tích cực thực hiện các chính sách ưu đãi Do vậy cácchỉ tiêu đều tăng trưởng cao so với năm 2007, góp phần vào hiệu quả kinhdoanh của Chi nhánh

Bảng 2.3: Số liệu về công tác tài trợ thương mại

Đơn vị: Triệu USD

Trang 37

Năm

Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng

 Hoạt động dịch vụ:

 Hoạt động thanh toán:

Với khối lượng vốn luân chuyển lớn trong giao dịch thanh toán của cácdoanh nghiệp, công tác thanh toán ngày càng phức tạp và đòi hỏi khẩn trươnghơn Tuy nhiên Chi nhánh chú trọng tổ chức tốt công tác thanh toán, nâng caophong cách giao tiếp, thực hiện triển khai kịp thời các chương trình ứng dụngcông nghệ Ngân hàng hiện đại, đảm bảo thanh toán kịp thời chính xác và antoàn, việc giao dịch một cửa ngày càng ổn định và thuận lợi hơn nên đã giữvững được uy tín đối với khách hàng

Trang 38

 Dịch vụ thẻ:

Số lượng thẻ ATM phát hành tăng mạnh từ 3842 thẻ năm 2004 lên

7442 thẻ năm 2007, góp phần đưa số lượng thẻ phát hành đến 31/12/2007 là

17781 thẻ tăng 71,9% so với năm 2006

Dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế đã triển khai thực hiện tại Chi nhánh được

3 năm, các bộ phận liên quan cũng đã nhanh chóng nắm bắt quy trình nghiệp

vụ để thực hiện nhanh chóng và tốt hơn Tuy nhiên kết quả về phát hành thẻtín dụng quốc tế và phát triển các cơ sở chấp nhận thẻ TD của Chi nhánh cònhạn chế (thẻ TDQT đạt 15,8% kế hoạch, không thực hiện được phát triển cơ

sở chấp nhận thẻ) đòi hỏi cần được quan tâm hơn nữa

 Kết quả kinh doanh:

Bảng 2.4: Số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng

Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh nhìn chung không ổn định.Lợi nhuận của Chi nhánh trong 4 năm trở lại đây nhìn chung rất thấp, thậmchí năm 2005 với Chi nhánh có số lỗ rất lớn dochi phí tăng 92% so với năm

2004 chủ yếu là trích dự phòng rủi ro theo quyết định 234/QĐ-NHCT37 lêntới 124,4 tỷ đồng, đã ảnh hưởng lớn đến kết quả tài chính của chi nhánh Nhưng năm 2007, Chi nhánh có chênh lệch thu chi có lãi và đạt mức cao nhất

Trang 39

từ trước tới nay Chi nhánh đã thực hiện tốt quy chế quản lý tài chính và cácchỉ tiêu kế hoạch NHCTVN giao, thực hành chi tiêu tiết kiệm, đúng chế độ,các khoản tăng chi phí (chi trả lãi, chi cho CBNV) là các khoản tăng tất yếu

và đảm bảo đúng chế độ

 Các công tác khác:

 Công tác TC lao động tiền lương hành chính - quản trị:

Về cơ bản đã thực hiện đúng cơ chế công khai minh bạch đảm bảoquyền lợi chính đáng của người lao động Công tác Hành chính đã đáp ứngkịp thời nhu cầu điều kiện vật chất và phương tiện làm việc hợp lý, đúng chế

độ cho người lao động, tạo điều kiện để các phòng ban hoàn thành tốt nhiệm

vụ Công tác bảo vệ cơ quan đã được chú ý Trong năm đã đảm bảo nội vụ antoàn tuyệt đối, không xảy ra cháy nổ và mất an toàn

 Công tác thi đua khen thưởng:

Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện theo hướng tích cực trên cơ sở vận hànhquy chế thưởng tác nghiệp, cơ chế chi trả tiền lương kinh doanh phù hợp vớiđặc điểm của Chi nhánh và theo mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ, nhằm từngbước gắn tiền lương, tiền thưởng với năng suất, chất lượng và hiệu quả laođộng của từng phòng và từng người lao động Thông qua cơ chế chi trả tiềnlương, công tác thi đua khen thưởng đã có những kết quả rõ rệt, tác động tíchcực động viên CBNV Chi nhánh thi đua lao động giỏi, nâng cao ý thức vươnlên hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao

Hàng quý thực hiện biểu dương khen thưởng kịp thời đối với các tậpthể, cá nhân đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu thi đua đề ra Năm 2007 tổng tiềnthưởng là 350 triệu đồng

 Công tác đoàn thể khác:

Ban Giám đốc đã chủ động phối hợp với Đảng uỷ, Công đoàn trongviệc quyết định các công việc quan trọng của hoạt động kinh doanh, công táccán bộ, lao động, tiền lương,v.v… Tạo mọi điều kiện cho Đảng viên, Đoànviên công đoàn và Thanh niên được học tập nâng cao nhận thức và thực hiện

Ngày đăng: 17/04/2013, 21:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Webside: http://www.icb.com.vn/ Link
3. Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng các năm 2004-2007 Khác
4. TS. Nguyễn Minh Kiều - Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại - NXB Thống Kê 2008 Khác
5. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi – Quản trị ngân hàng thương mại – NXB Tài Chính 2006 Khác
6. GS.TS. Lê Văn Tư - Ngân hàng thương mại - NXB Tài Chính 2004 Khác
7. GS.TS. Lê Văn Tư - Tiền tệ-Ngân hàng và thị trường tài chính - NXB Tài Chính 2004 Khác
8. Peter Rose - Quản trị ngân hàng thương mại 2004 Khác
9. Học viện Ngân hàng - Quản trị ngân hàng - NXB Thống Kê 2001 Khác
11. Một số luận văn của các Khoá 43, 44, 45 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng: (Trang 30)
Bảng 2.1: Số liệu về tình hình huy động vốn: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.1 Số liệu về tình hình huy động vốn: (Trang 34)
Bảng 2.1: Số liệu về tình hình huy động vốn: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.1 Số liệu về tình hình huy động vốn: (Trang 34)
Bảng 2.3: Số liệu về công tác tài trợ thương mại - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.3 Số liệu về công tác tài trợ thương mại (Trang 36)
Bảng 2.3: Số liệu về công tác tài trợ thương mại - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.3 Số liệu về công tác tài trợ thương mại (Trang 36)
Bảng 2.4: Số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.4 Số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 38)
Bảng 2.4: Số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.4 Số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 38)
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi và cho vay tại Chi nhánh - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.5 Tình hình thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi và cho vay tại Chi nhánh (Trang 42)
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi và cho vay tại Chi nhánh - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.5 Tình hình thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi và cho vay tại Chi nhánh (Trang 42)
Tình hình cụ thể về huy động vốn qua tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán được thể hiện trong bảng sau. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
nh hình cụ thể về huy động vốn qua tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán được thể hiện trong bảng sau (Trang 43)
Bảng 2.6: Biến động về tiền gửi theo mục đích huy động giai đoạn 2005-2007 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.6 Biến động về tiền gửi theo mục đích huy động giai đoạn 2005-2007 (Trang 43)
Bảng số liệu trên cho thấy rằng tiền gửi dân cư vẫn thường xuyên có quy mô và tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế song tỷ trọng tiền gửi dân cư có xu hướng giảm từ 61,46% tại thời điểm 31/12/2005 xuống còn 51,13% tại thời điểm 31/12/2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng s ố liệu trên cho thấy rằng tiền gửi dân cư vẫn thường xuyên có quy mô và tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế song tỷ trọng tiền gửi dân cư có xu hướng giảm từ 61,46% tại thời điểm 31/12/2005 xuống còn 51,13% tại thời điểm 31/12/2 (Trang 44)
Bảng 2.8: Cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.8 Cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn (Trang 46)
Bảng 2.8: Cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.8 Cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn (Trang 46)
Bảng 2.9: Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.9 Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền (Trang 48)
Bảng 2.9: Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.9 Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền (Trang 48)
Bảng 2.11: Tình hình huy động vốn và cho vay trung dài hạn - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.11 Tình hình huy động vốn và cho vay trung dài hạn (Trang 50)
Bảng 2.11: Tình hình huy động vốn và cho vay trung dài hạn - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.11 Tình hình huy động vốn và cho vay trung dài hạn (Trang 50)
Bảng 2.13: Tình hình huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ quy đổi - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.13 Tình hình huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ quy đổi (Trang 52)
Bảng 2.12: Tình hình huy động vốn và cho vay bằng VNĐ - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.12 Tình hình huy động vốn và cho vay bằng VNĐ (Trang 52)
Bảng 2.13: Tình hình huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ quy đổi - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.13 Tình hình huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ quy đổi (Trang 52)
Bảng 2.12: Tình hình huy động vốn và cho vay bằng VNĐ - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng 2.12 Tình hình huy động vốn và cho vay bằng VNĐ (Trang 52)
Bảng số 2.14 cho thấy tình hình chi trả các khoản chi phí cho các tài khoản tiền gửi khác nhau - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng s ố 2.14 cho thấy tình hình chi trả các khoản chi phí cho các tài khoản tiền gửi khác nhau (Trang 54)
Bảng số 2.14 cho thấy tình hình chi trả các khoản chi phí cho các tài khoản tiền gửi khác nhau - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI
Bảng s ố 2.14 cho thấy tình hình chi trả các khoản chi phí cho các tài khoản tiền gửi khác nhau (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w